Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Đặc điểm lời thoại nhân vật người chiến sỹ trong truyện ngắn lê lựu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.34 KB, 56 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học Vinh
Khoa ngữ văn
************

Nguyễn ngọc dũng

Đặc điểm ngôn ngữ hội thoại
nhân vật ngời chiến sĩ trong
truyện ngắn lê lựu

Luận văn tốt nghiệp

Giáo viên hớng dẫn: PGS - TS Đỗ Thị Kim Liên

Vinh, 2003
1


Lời cảm ơn
Để hoàn thành khoá luận này, chúng tôi đã nhận đợc sự hớng dẫn tận
tình, chu đáo của PGS TS Đỗ Thị Kim Liên, sự đóng góp ý kiến quý báu của
các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Ngôn ngữ, trong Khoa Ngữ Văn Tr ờng Đại
học Vinh cũng nh sự động viên, giúp đỡ của ngời thân, bè bạn...Nhân dịp này,
chúng tôi xin đợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy cô và toàn thể các bạn!
Vinh ngày 25/3/2003.

2


Mở đầu


I. Lí do chọn đề tài .
1. Những năm gần đây, việc tiếp cận tác phẩm văn chơng từ góc độ ngữ
dụng học đã đợc quan tâm nhiều hơn, chính vì thế, đã có nhiều công trình nghiên
cứu về ngôn ngữ văn chơng trên các diện rộng, hẹp khác nhau. Trên ý nghĩa đó,
việc nghiên cứu ngôn ngữ nhân vật trong các tác phẩm văn học cũng là một việc
làm cần thiết. Thông qua ngôn ngữ nhân vật, chúng ta có thể hiểu đợc một cách
thấu đáo về đặc điểm cá tính của nhân vật trong tác phẩm; đồng thời cũng hiểu
thêm về phong cách của nhà văn.
2. Trong thế hệ các nhà văn thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nớc, Lê
Lựu là tác giả đợc nhiều ngời biết đến bởi sự thành công trong việc lựa chọn và
thể hiện đề tài. Có thể nói, chiến tranh và hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ là một
trong hai mảng đề tài tiêu biểu nhất trong các tác phẩm của Lê Lựu (mảng đề tài
thứ hai, Lê Lựu viết về nông thôn và những ngời nông dân). Chân dung ngời
chiến sĩ trong các truyện ngắn của ông toát lên một vẻ đẹp giản dị mà phi thờng,
lặng lẽ mà vang xa... Đó là vẻ đẹp có tính thời đại.
3. Ngôn ngữ nhân vật là nhân tố rất quan trọng trong việc tiếp cận tác
phẩm văn chơng. Đề tài Đặc điểm lời thoại nhân vật ngời chiến sĩ trong truyện
ngắn Lê Lựu giúp chúng ta nhìn nhận một cách chính xác đặc điểm cấu tạo
cũng nh đặc điểm ngữ nghĩa của lời thoại nhân vật ngời chiến sĩ trong truyện
ngắn Lê Lựu để qua đó, chúng ta cũng hiểu thêm những đóng góp của nhà văn
Lê Lựu cũng nh đặc diểm phong cách viết văn của nhà văn này.
II. Lịch sử vấn đề.
Lê Lựu sinh ngày12/12/1942 tại Hng Yên, ông thuộc lớp nhà văn quân
đội, ra đời và trởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc. Truyện
đầu tiên mà ông trình làng vào năm 1964 có cái tên rất thật thà: Tết làng
Mụa. Rồi sau đó, một loạt truyện ngắn ra đời: Trong làng nhỏ, Ngời cầm
3


súng, Phía mặt trời, Chuyện kể từ đêm trớc Và đếnNgời về đồng cói thì

Lê Lựu đã là cây bút viết văn kỳ cựu Đến truyện này, văn Lê Lựu đã có
mùi tiểu thuyết. Ngời đọc biết anh là nhà tiểu thuyết có tài (7, 77). Những
năm 80, khi tiếng súng chiến tranh đã lắng xuống cũng là lúc cuốn tiểu thuyết
đầu tay của Lê Lựu Thời xa vắng ra đời và sớm gây đợc tiếng vang.
Truyện ghi lại một chặng đờng lịch sử oai hùng của dân tộc ta, xoay quanh cuộc
đời và số phận của nhân vật chính Giang Minh Sài Sau Thời xa vắng, Lê Lựu
còn viết tiếp một số bút kí, kí sự, truyện ngắn, tiểu thuyết Thành công của ông
đợc ghi dấu bằng một số giải thởng và sự tiếp nhận say mê của quảng đại quần
chúng.
Tuy nhiên có thể nói, cho đến nay việc tìm hiểu, nghiên cứu truyện ngắn
Lê Lựu nói chung và ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn Lê Lựu nói riêng cha
đợc các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều. Nói điều đó không có nghĩa là phủ nhận
vai trò của ông đối với nền văn học nớc ta thời kì kháng chiến chống Mĩ mà bởi
vì trong những năm chiến tranh, cả dân tộc ta đang gồng mình đánh Mĩ, chúng ta
cha có nhiều thời gian cho việc nghiên cứu sâu về ông.
Năm 1967 1968, trong cuộc thi Truyện ngắn hay trên báo Văn nghệ,
nhà văn Lê Lựu đã giành đợc giải nhì với tác phẩm Ngời cầm súng, truyện đợc
đông đảo độc giả và những nhà phê bình đánh giá khá cao.
Tạp chí văn học số 2/1980 có đăng bài của Bích Thu: Về sáng tác của Lê
Lựu. Trong bài viết của mình, Bích Thu đã đề cập tới vấn đề đề tài, chất lãng
mạn và hiện thực, hình tợng nhân vật trong sáng tác của Lê LựuChị khẳng
định: Trong công cuộc chống Mĩ cứu nớc, ngời chiến sĩ đã trở thành trung tâm
trong các sáng tác văn học. ở tác phẩm của mình, Lê Lựu đã chung đúc hình
ảnh ngời chiến sĩ thành biểu tợng ngời cầm súng(13, 78) . Nh vậy, có thể nói,
việc xây dựng chân dung nhân vật ngời chiến sĩ trong truyện ngắn đã trở thành
một đề tài hấp dẫn, đợc nhiều nhà văn quan tâm, trong đó có nhà văn quân đội
Lê Lựu.
Tác giả Nguyễn Văn Lu trong bài viết Nhu cầu nhận thức lại thực tại
qua một Thời xa vắng, ở tạp chí văn học số 5/1987, lại bàn về cuốn tiểu thuyết
4



có tiếng của Lê Lựu. Và đúng nh đầu đề của bài báo, ở đây, Nguyễn Văn Lu đặt
ra vấn đề mâu thuẫn giữa thực tại của ngày hôm nay với cái quá khứ hào hùng
không khí chiến tranh của một thời đã qua.
Đến Chân dung và đối thoại , Trần Đăng Khoa lại chủ yếu dựng nên
chân dung của nhà văn Lê Lựu cùng một số thành công trên đờng sáng tác của
ông... chẳng hạn nh vấn đề đề tài nông thôn, đề tài ngời lính nông dân...
Điểm qua một số bài nghiên cứu về văn Lê Lựu nh đã nói ở trên, chúng tôi
nhận thấy, trong sáng tác của ông, chân dung ngời chiến sĩ nổi lên nh một đóng
góp nghệ thuật tiêu biểu nhất. Bức chân dung ấy đợc nhà văn Lê Lựu khắc họa từ
nhiều góc độ: Tâm lí nhân vật, ngoại hình, hành động, cuộc sống cá nhân, ngôn
ngữ nhân vật...
Tuy nhiên, nh đã nói ở trên, việc tìm hiểu văn Lê Lựu cho tới nay mới chỉ
dừng lại ở những bài viết riêng lẻ, ở góc độ văn học chứ cha có một chuyên luận
đi sâu tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn Lê Lựu. Đó chính
là mảng đề tài còn bỏ ngỏ mà chúng tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu.
III. Đối tợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu.
1. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu.
Do giới hạn về thời gian cũng nh quy mô của khoá luận, ở đề tài này,
chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu chín truyện ngắn trong tập Lê Lựu truyện
ngắn mà chúng tôi cho là tiêu biểu hơn cả. Đó là các truyện: Tết làng Mụa,
Trong làng nhỏ, Phía mặt trời, Chuyện kể từ đêm trớc, Chính trị viên và chiến sĩ
mới, Ngời về đồng cói, Ngời cầm súng, Quê hơng ngời lính, Trớc ngày nắng.
Trong từng truyện, chúng tôi sẽ đi vào khảo sát lời song thoại (dạng thoại phổ
biến, tiêu biểu nhất của ngôn ngữ hội thoại) của nhân vật ngời chiến sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài nhằm hai mục đích:
- Đi sâu tìm hiểu những đặc điểm về cấu tạo và ngữ nghĩa lời thoại nhân
vật ngời chiến sĩ trong truyện ngắn Lê Lựu.

- Rút ra những kết luận về chân dung ngời chiến sĩ trong truyện ngắn của
Lê Lựu nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu truyện ngắn Lê Lựu nói riêng, truyện
ngắn nói chung.
5


IV. Phơng pháp nghiên cứu.
Để tiến hành nghiên cứu đề tài Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật ngời chiến sĩ
trong truyện ngắn Lê Lựu, chúng tôi sử dụng các phơng pháp sau đây:
1. Phơng pháp thống kê, phân loại.
Chúng tôi đi vào khảo sát tất cả những truyện ngắn đã chọn lọc (9 truyện),
thống kê các lời song thoại của nhân vật ngời chiến sĩ, từ đó tách chọn, phân loại
theo đặc điểm cấu tạo và đặc điểm ngữ nghĩa lời thoại.
2. Phơng pháp miêu tả, phân tích.
Trên cơ sở của sự thống kê, phân loại đã tiến hành, chúng tôi đi vào miêu
tả, phân tích đặc điểm cấu tạo và đặc điểm ngữ nghĩa lời thoại nhân vật ngời
chiến sĩ.
3. Phơng pháp so sánh, đối chiếu.
Từ sự miêu tả, phân tích nói trên, chúng tôi so sánh đặc điểm ngôn ngữ
nhân vật ngời chiến sĩ trong truyện ngắn Lê Lựu với truyện của các tác giả ở
cùng thời kì, viết cùng đề tài.
4. Phơng pháp tổng hợp.
Những kết quả thu đợc bởi các phơng pháp nghiên cứu nói trên là cơ sở để
chúng tôi đi đến kết luận có tính tổng hợp, khái quát về đặc điểm ngôn ngữ nhân
vật gắn với việc xây dựng hình tợng ngời chiến sĩ trong truyện ngắn Lê Lựu.
V. Cái mới của đề tài.
Đề tài đi sâu nghiên cứu ngôn ngữ nhân vật ngời chiến sĩ ở dạng song
thoại trên lí thuyết về ngữ dụng học kết hợp với kiến thức khoa học liên ngành
nh phong cách học, văn bản học, lí luận văn học... Từ đó chỉ ra đặc trng ngôn
ngữ nhân vật ngời chiến sĩ trong truyện ngắn Lê Lựu; đóng góp của nhà văn

trong việc xây dựng hình tợng nhân vật thông qua ngôn ngữ.

6


Nội dung
Chơng 1: Những giới thuyết xung quanh vấn đề nhân
vật và ngôn ngữ nhân vật.
1.1. Khái niệm nhân vật trong hội thoại.
Điều kiện đầu tiên để diễn ra một cuộc thoại là phải có nhân vật, không có
nhân vật thì không thể có sự giao tiếp. Lý thuyết ngữ dụng học đã chỉ ra rằng:
Nhân vật trong hội thoại là những ngời tham gia vào một cuộc giao tiếp bằng
ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để tạo ra các lời nói, qua đó mà tác động vào nhau.
Đó là những ngời tơng tác bằng ngôn ngữ (1, 15).
Để có cuộc thoại, cần phải có các nhân tố: nhân vật, nội dung lời trao đáp, mục đích, thái độ giao tiếp và sự tơng tác. Các nhân tố này liên quan chặt
chẽ với nhau; trong đó, nhân tố nhân vật có tác dụng chi phối những nhân tố còn
lại. Chính vì vậy, khảo sát hội thoại không thể không quan tâm đến nhân vật.
Đề tài Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật ngời chiến sĩ trong truyện ngắn Lê
Lựu tập trung khảo sát, tìm hiểu ngôn ngữ nhân vật ngời chiến sĩ.

ở đây, ngời

chiến sĩ không chỉ ở ngoài mặt trận mà cả ở hậu phơng. Trong cuộc chiến tranh
chống Mĩ của dân tộc ta, ngoài những chiến sĩ xả thân trên chiến trờng, dới ma
bom, bão đạn... thì phía sau họ, những ngời chiến sĩ hậu phơng cũng dốc lòng tất
thảy cho tiền tuyến. Họ là y, bác sĩ tận tình săn sóc cho thơng binh, là cô giáo
dạy dỗ hết lòng cho thế hệ trẻ (Phía mặt trời), là những ngời thơng binh về quê
hơng ra sức xây dựng, củng cố hậu phơng vững mạnh (Ngời về đồng cói)... Tất
cả những lớp nhân vật này với một lòng cho Tổ quốc quyết sinh đã góp phần
dựng nên đất nớc Việt Nam hào hùng, quật khởi...

7


1.2. Ngôn ngữ nhân vật.
1.2.1. Khái niệm ngôn ngữ nhân vật.
Trong tác phẩm văn học, nhân vật đợc nhà văn xây dựng từ nhiều góc độ,
nhiều phơng diện khác nhau nh ngoại hình, hành động, ngôn ngữ... Trong đó
ngôn ngữ là một phơng diện bộc lộ một cách tinh tế, trực tiếp về đặc điểm tâm
lý, tính cách, nhận thức của nhân vật.
Ngôn ngữ nhân vật chính là lời nói trực tiếp của nhân vật trong tác phẩm
văn học đợc biểu đạt bằng các tín hiệu ngôn ngữ nhằm mục đích thể hiện một
cách sinh động tính cách và đặc điểm nhân vật.
ở đây, chúng ta cần có một cách hiểu toàn diện về cái gọi là lời nói của
nhân vật. Lý thuyết ngữ dụng học đã chỉ ra rằng lời nói của nhân vật trong tác
phẩm văn chơng không đơn thuần là lời chúng ta nghe đợc mà còn là những
suy nghĩ, những lời độc thoại nội tâm của nhân vật. Chính vì vậy mà biểu hiện
hình thức của ngôn ngữ nhân vật là rất đa dạng, phong phú.
1.2.2. Các dạng hội thoại trong truyện ngắn Lê Lựu.
Trong thực tế giao tiếp, ta thờng bắt gặp các dạng thoại cơ bản sau: song
thoại, tam thoại, đa thoại, đơn thoại. Các dạng thức hội thoại này đều xuất hiện
trong ngôn ngữ giao tiếp của nhân vật trong truyện ngắn Lê Lựu.
a) Song thoại là dạng hội thoại diễn ra giữa hai nhân vật giao tiếp, gồm
lời trao, lời đáp và sự tơng tác.
Ví dụ:
- Gì vậy?
- Có lẽ phía nào đấy bị lộ, bọn địch đang kéo xuống.
- Nó biết mình ra khỏi đồi tranh rồi cũng nên.
- Biết mà nó để mình nằm đây từ sáng đến giờ à.
(Chuyện kể từ đêm trớc, 165).
Lý thuyết hội thoại quan tâm nhiều nhất đến đến dạng song thoại, bởi đây

là dạng thoại cơ bản trong hầu hết các hoạt động giao tiếp thực tế cũng nh trong
tác phẩm văn chơng. Song thoại là cơ sở để nghiên cứu các dạng hội thoại khác.

8


Khảo sát lời thoại nhân vật ngời chiến sĩ trong truyện ngắn Lê Lựu, dạng song
thoại xuất hiện nhiều nhất, chiếm khoảng 84% so với các dạng thoại khác.
Ngoài dạng thoại cơ bản đã chỉ ra ở trên, ngôn ngữ hội thoại còn tồn tại dới một số dạng khác, đó là các dạng tam thoại, đa thoại, đơn thoại, độc thoại.
b) Tam thoại là dạng thoại xuất hiện khi có ba nhân vật giao tiếp ở cùng
một thời điểm, một không gian, cùng hớng về một vấn đề chung.
Ví dụ:
- Báo cáo thủ trởng, tôi là Hoàng, chiến sĩ đại đội ba, vác khẩu đại liên
nặng quá, xin thủ trởng cho ngời vác giúp tôi cái chân.
Tiểu đoàn trởng hơi bực hỏi lại:
- Ban chỉ huy đại đội đâu, sao đồng chí lại báo cáo tiểu đoàn?
Một chiến sĩ đứng gần, ghé nhìn suốt mặt Hoàng, rồi reo lên khe khẽ:
- A, xạ thủ đại liên hồi sáng hả - Anh nói to lên: - Báo cáo, đồng chí ấy
không phải ngời đơn vị ta. Đồng chí ấy là xạ thủ đại liên hồi sáng bắn cháy
chiếc máy bay lên thẳng đấy ạ.
(Chính trị viên và chiến sĩ mới, 199 - 200).
c) Đa thoại là lời của nhiều nhân vật đan xen trong một ngữ cảnh hội
thoại cụ thể. Trong truyện ngắn Lê Lựu, đây là dạng thoại xuất hiện thứ hai, sau
song thoại.
Ví dụ:
... Cô cuốn tóc lại, đứng dậy:
- Thôi ta lại bắt đầu. Mình có ý kiến thế này: thuyền bị đắm mấy ngày rồi,
lắng xuống bùn khá sâu đấy. Ta phải lấy sào lặn xuống lóc đáy mới ăn thua.
Các cô gái đều tự mình cân nhắc ý kiến của trung đội phó, một lúc sau
mới có ý kiến đáp lại:

- Có thể đợc đấy.
Những tiếng khác lao xao :
- Thế thử làm xem các bác.
- Bây giờ chị Lâm để chúng em lặn.

9


- Mình đã biết chỗ nào cần lóc bùn ra, để mình đi. Một cậu nữa đi với
mình. Các cậu ở lại kéo, cố lên xem có chuyển không nhá.
(Phía mặt trời, 116).
d) Đơn thoại là lời thoại của một nhân vật phát ra hớng đến ngời nghe nhng không có lời đáp mà ngời nghe chỉ đáp lại bằng hành động, bằng sự tiếp nhận
một cách im lặng. Trong truyện ngắn Lê Lựu, dạng thoại này xuất hiện chủ yếu
ở kiểu cấu trúc mệnh lệnh, sai khiến.
Ví dụ:
- Xung phong... ong... ong! Xung... ph... ong!
(Chính trị viên và chiến sĩ mới, 180).
- 34, chiếc thứ ba, tốp phải, tốc độ... bổ nhào... bắn... ắn...
(Ngời cầm súng, 336).
e) Độc thoại là suy nghĩ bên trong, không thành lời của nhân vật. Nó là
kết quả sự suy t nội tâm của nhân vật về một vấn đề gì đó. Trong Tết làng Mụa
của Lê Lựu, nhân vật Tỉnh khi chứng kiến những việc làm, những hành động của
Minh đã nói thầm với chính mình:
Anh Minh ạ, tôi hiểu rồi. Tuy bố chúng nó đang bị sai khiến đi cớp Tết
của ngời khác, nhng dù sao chúng cũng là con nhà nghèo. Lũ trẻ đó cũng muốn
có một cái Tết.
(Tết làng Mụa, 18).
Các dạng thoại nói trên không chỉ đợc biểu hiện một cách độc lập, tách rời
nhau mà có khi chúng đồng thời xuất hiện, tồn tại trong một cuộc thoại. Ban đầu
chỉ là lời song thoại, sau đó là tam thoại, đa thoại xen lẫn độc thoại...

Tuy nhiên, nh đã khẳng định, song thoại là dạng thức hội thoại cơ bản
trong hầu hết các cuộc thoại của nhân vật trong tác phẩm văn chơng nói chung
và trong truyện ngắn Lê Lựu nói riêng. Do giới hạn của một khoá luận, ở đề tài
này, chúng tôi chỉ đi vào khảo sát và tìm hiểu dạng song thoại. Các dạng thoại
khác, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu trong một đề tài khoa học có quy mô lớn
hơn.
1.2.3. Chức năng của ngôn ngữ nhân vật.
10


Ngôn ngữ nhân vật có nhiều chức năng, chúng ta có thể kể đến các chức
năng cơ bản sau đây:
a) Chức năng cá thể hoá tính cách nhân vật.
Tác giả Nguyễn Thái Hoà trong cuốn: Những vấn đề thi pháp của
truyện đã khẳng định: Nói là hành vi bộc lộ tâm lý, tính cách rõ nhất, khó có
thể che dấu (6, 65).
Từ điển thuật ngữ văn học cũng cho rằng: Ngôn ngữ nhân vật là một
trong các phơng tiện quan trọng đợc nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống
và cá tính nhân vật (5, 183).
Thật vậy, có thể khẳng định chức năng cá thể hoá tính cách nhân vật là
một chức năng hết sức quan trọng của ngôn ngữ nhân vật. Khi một ngời phát ra
lời nói thì anh ta gần nh đã tự giới thiệu về chính mình. Nhà văn tài năng phải
là ngời biết đặt vào miệng của nhân vật những lời nói mà khi lời nói ấy có dịp
phát ra sẽ làm toát lộ rõ nét đặc điểm tính cách của riêng nhân vật ấy; trở lại, ở
nhân vật lại toát lên tính cách khái quát, đại diện cho một lớp ngời nhất định nào
đó. Đấy chính là nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình trong tác phẩm văn chơng.
Trong truyện ngắn Lê Lựu, chúng ta dễ dàng nhận ra tính cách riêng biệt
của từng chiến sĩ thể hiện qua lời thoại của họ. Minh ( Tết làng Mụa) là ngời
biết cảm thông sâu sắc, biết nghĩ suy một cách đúng mực đối với những ngời
đồng cảnh ngộ nhng anh lại có cái rụt rè, chân chất của một ngời có cuộc sống

lam lũ, khó nhọc từ ngày còn bé:
- Tớ... tớ... còn phải...
- Mình thấy những đứa trẻ...
- Tỉnh ạ, các đồng chí ở địa phơng bảo đây cũng là nhà nghèo. Thôi cậu
cứ đi, báo cáo là chúng mình đã chuẩn bị xong, sẵn sàng chờ lệnh...
- Nó là trẻ... cũng lại đến ngày Tết.
(Tết làng Mụa, 15 - 16).
Hoàng, chàng sinh viên trẻ tuổi, tính tình xốc nổi, vừa có lòng dũng cảm,
nhiệt tình của tuổi trẻ, vừa có những hành động, lời nói rất đáng yêu, trẻ con:
11


- Quê bạn ở đâu, tỉnh Bắc à? Thế thì sát quê mình. Bạn học lớp mấy?
- Còn năm nữa mới tốt nghiệp phổ thông.
- Thế hả? Mình là Hoàng sinh viên s phạm năm thứ 3. Bạn có định học gì
mình giúp!
- Thật không. Những hôm lên chốt em vẫn học đấy. Anh giúp em nhá...
- Nói thật với ông bạn là mình vào chiến dịch này chỉ có một nguyện vọng
là đợc đánh địch bằng hoả lực mạnh. Bạn xem bê nào có đại liên hoặc cối thì đề
nghị cho mình về đấy!
- Thế thì đợc ngay, em đa anh lên chốt bê ba nhé! ...
(Chính trị viên và chiến sĩ mới, 183 - 184).
ở cuộc đối thoại trên, nhân vật Hoàng vì muốn đợc đánh địch bằng hoả
lực mạnh đã nghĩ ra một cuộc trao đổi ngầm rất đáng yêu với chiến sĩ liên lạc,
Hoàng sẽ dạy học cho cậu ta và bù lại cậu ta sẽ xin thủ trởng cho Hoàng đợc
chiến đấu bằng hoả lực mạnh.
Cả hai nhân vật, hai con ngời Minh và Hoàng đều có những nét cá tính
riêng biệt thể hiện qua ngôn ngữ từng ngời nhng ở họ đều có một điểm chung,
điển hình cho ngời chiến sĩ cách mạng Việt Nam là dũng cảm, sẵn sàng hi sinh
cho sự nghiệp chung của Tổ quốc.

b) Chức năng bộc lộ mâu thuẫn và thúc đẩy tiến trình vận động của
cốt truyện.
Sự phát triển của cốt truyện bao giờ cũng đi liền với việc giải quyết các
mâu thuẫn của các nhân vật, sự kiện có mặt trong truyện. Mâu thuẫn của một cốt
truyện đợc hình thành từ rất nhiều nhân tố: hành động, tính cách, tâm lí, ngôn
ngữ nhân vật... Trong đó ngôn ngữ nhân vật đợc coi là yếu tố trực tiếp và rõ ràng
nhất bộc lộ mâu thuẫn. Đến lợt nó, chính ngôn ngữ nhân vật sẽ lại là nhân tố
thúc đẩy tiến trình vận động và phát triển của cốt truyện.
Trong truyện Quê hơng ngời lính, chức năng bộc lộ mâu thuẫn và thúc
đẩy tiến trình vận động cốt truyện của ngôn ngữ nhân vật đợc thể hiện rất rõ.
Nhân vật Đê trong buổi đầu tiếp xúc với thủ trởng Bính đã thể hiện thái độ bất
hợp tác, ngang ngợc...Thế nhng khi nghe những lời tâm sự, khuyên nhủ, giãi bày
12


của thủ trởng thì chính ngời chiến sĩ vô kỷ luật ấy đã hiểu ra, đã vợt qua bản thân
mình... Và trong chiều hớng vận động, phát triển ấy của cốt truyện, chắc chắn
độc giả sẽ nhận ra một chiến sĩ Đê với cái nhìn đầy thiện cảm. Tiến trình vận
động, phát triển ấy đợc thể hiện trong từng lời nói của Đê ở mỗi thời điểm khác
nhau, thời điểm mà thủ trởng Bính dần dần làm cho Đê hiểu ra vấn đề:
- ..Hôm nay mình bảo cậu lên đây có hai việc. Thứ nhất, cậu đã chỉ cho
các cậu ở xê ba lắp ngợc lỡi máy húc.
- Tôi không chỉ.
- Đúng, cậu chỉ góp ý. Nhng một ngời biết dù nói rằng tôi chỉ thấy nh thế
không phải tôi góp ý thì ngời cha biết cũng phải làm theo.
- Nhng tôi đã nói cái này tôi cũng...
- ...
- Báo cáo thủ trởng. Qua buổi tối nay nói chuyện với đồng chí tôi rất hiểu
tấm lòng của đồng chí...
(Quê hơng ngời lính, 409 - 410 - 412).

c) Chức năng làm phong phú cho giọng điệu tác phẩm.
Đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết và truyện ngắn hiện đại là tính chất đa
thanh, đa giọng. Tính chất này quy định sự phản ánh một hiện thực cuộc sống đa
dạng, phức tạp, nhiều biến cố... trong thời đại cách mạng nhiều khó khăn của đất
nớc ta. Ngôn ngữ nhân vật đã góp phần tích cực trong việc làm phong phú thêm
cho giọng điệu tác phẩm. Một tác phẩm văn học nếu chỉ chứa trong nó giọng
trần thuật của tác giả sẽ khó có thể tạo đợc tiếng vang. Nó phải là sự kết hợp
một cách hài hoà giữa nhiều kiểu giọng điệu, nhiều cung bậc khác nhau... Trên
cơ sở đó độc giả sẽ tiếp nhận đợc tác phẩm văn học từ nhiều góc độ. Trong
Chuyện kể từ đêm trớc, Lê Lựu viết:
- Anh cùng tiểu đội với anh Chung à? Ôi, thích quá nhỉ Tôi reo khe
khẽ. Anh khóc. Không hiểu vì sao trông con ngời sắt lại, lì lì hơn tôi đến năm
sáu tuổi kia lại dễ khóc thế. Khóc một lúc rồi thấy phải tự kìm nén lại, anh đa
cánh tay trái (cánh tay còn lành) chùi nớc mắt. Lại nằm im, anh nằm nh thế vừa
để dễ thở vừa để sự xúc động trong mình vơi xuống mới nói:
13


- Nó đa nhật kí cho mình Ngắt một quãng. Tôi chăm chú chờ. Anh
không nhìn tôi tiếp: - Nó dặn mình đọc và nếu có làm sao thì đ a cho ngời nào
thân thiết nhất giữ, đợi khi nó trở về. Mình đa cho đồng chí.
Tôi thấy bàng hoàng, máu chạy giần giật khắp ngời, muốn ôm choàng lấy
anh.
(Chuyện kể từ đêm trớc, 151).
Câu chuyện về ngời chiến sĩ anh dũng Lu Hoài Chung đợc tác giả khắc
hoạ thông qua nghệ thuật viết văn đầy tài năng... Viết về anh, Lê Lựu không đơn
thuần sử dụng ngôn ngữ trần thuật, miêu tả mà đó còn là sự đan xen của hàng
loạt lời thoại của một số nhân vật khác, là sự cảm nhận chân thành về tấm g ơng
một con ngời đã sống vì nghĩa lớn... Chính sự kết hợp hài hoà ấy đã tạo đợc ở tác
phẩm của nhà văn này nhiều kiểu giọng điệu phong phú, trữ tình có, tự sự

có...Với Lê Lựu, không khí trữ tình không thiếu, nh ng không phải dễ dàng nhận
ra. Nó thấm vào từng vấn đề anh đề cập, len lỏi trong mỗi hành động của nhân
vật, toát ra trong tình thế có vẻ bề bộn, ngổn ngang của sự việc, để cuối cùng
đọng lại là tình ngời, là vẻ đẹp con ngời đợc khẳng định một cách chắc chắn,
hồn nhiên, không gân guốc và trau chuốt (13, 78).
d) Chức năng gián tiếp bộc lộ thái độ tác giả.
Trong bất kỳ một tác phẩm văn chơng nào, tác giả cũng gửi gắm vào đó
tình cảm, thái độ của mình đối với từng loại nhân vật, từng sự kiện, từng chủ đề...
Ngôn ngữ nhân vật là một trong những nhân tố quan trọng chuyển tải tình cảm,
thái độ của ngời viết tới ngời đọc. Nói là công cụ hữu hiệu nhất để bộc lộ đặc
điểm tính cách, bản chất của nhân vật. Thông qua ngôn ngữ nhân vật, thái độ
yêu, ghét của tác giả toát ra. Chẳng hạn, trong cuộc đối thoại giữa nhân vật Kim
và chiến sĩ thơng binh ở truyện ngắn Chuyện kể từ đêm truớc, ta thấy ở đây
không chỉ có thái độ thơng yêu, tận tình với đồng đội của nhân vật Kim mà đằng
sau câu chuyện của hai ngời ta còn cảm nhận đợc tấm lòng nhân đạo sâu sắc của
tác giả:
- Còn ít nớc anh uống nhá... Còn nhiều đấy, tôi uống rồi mà.
- Uống vào... ào... nó thoả mãn, ngủ mất.
14


- Cứ uống đi, nếu ngủ tôi lay.
(Chuyện kể từ đêm trớc, 157 - 158).
Dờng nh đây không còn là đoạn thoại đợc đặt dới ngòi bút sáng tạo của
nhà văn nữa. Tác giả đã phân thân, hoá thân vào hai ngời chiến sĩ để họ động
viên, san sẻ cho nhau. Lời nói của nhân vật là lời tự phát từ đáy lòng của tác giả.
Không có thái độ yêu thơng, trân trọng con ngời làm sao có thể có đợc những
trang văn, những mẩu thoại đầy tình ngời đến vậy. Vậy là ở đây từ cuộc đối thoại
của nhân vật Kim và chiến sĩ thơng binh, chúng ta đã nhận thấy thái độ của tác
giả đối với nhân vật và sự kiện trong truyện.

e) Chức năng bộc lộ phong cách ngôn ngữ của nhà văn.
Ngoài các chức năng đã kể ra ở trên, ngôn ngữ nhân vật bao giờ cũng gắn
với phong cách của từng nhà văn. Mặc dù trong sáng tạo văn chơng, ngời nghệ sĩ
phải tôn trọng quy luật khách quan nhng không vì thế mà cá tính chủ quan,
phong cách cá nhân của họ bị khuất lấp. Nghĩa là trong quá trình sáng tạo ra lời
nói của nhân vật trong tác phẩm văn chơng, ở trong những điều kiện, hoàn cảnh
nhất định của sự vận động, phát triển cốt truyện, nhà văn phải để cho nhân vật
của mình nói nh thế nhng đằng sau những lời nói ấy chắc chắn chứa đựng yếu tố
chủ quan, cá tính sáng tạo của nhà văn. Chúng ta từng biết đến Nguyễn Huy
Thiệp với ngôn ngữ hội thoại của nhân vật đầy tính góc cạnh, đa nghĩa, phản ánh
đợc thực tại cuộc sống chứa chất nhiều quẫn tắc, mâu thuẫn... Đi vào tìm hiểu
đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn Lê Lựu, chúng ta cũng nhận ra đợc phong cách riêng của ông.
Ngôn ngữ nhân vật có nhiều chức năng khác nhau, khảo sát đặc điểm
ngôn ngữ nhân vật ngời chiến sĩ trong truyện ngắn Lê Lựu không thể không
quan tâm đến những chức năng ấy, đặc biệt là chức năng cá thể hoá tính cách
nhân vật. Nắm đợc chức năng này, chúng ta sẽ có thêm cơ sở để đi đến kết luận
về chân dung ngời chiến sĩ qua đặc điểm ngôn ngữ hội thoại.
1.3. Ngữ cảnh.
1.3.1. Khái niệm ngữ cảnh.
Xung quanh khái niệm ngữ cảnh có nhiều cách hiểu không đồng nhất:
15


Từ điển tiếng Việt định nghĩa: Ngữ cảnh là tổng thể nói chung những
đơn vị đứng trớc và đứng sau một đơn vị ngôn ngữ đang xét, quy định ý nghĩa và
giá trị cụ thể của đơn vị đó trong chuỗi lời nói (18, 673).
Cách hiểu trên đây xem xét ngữ cảnh theo nghĩa hẹp. Tác giả Trần Thị
Thìn lại đa ra cách hiểu theo nghĩa rộng ngữ cảnh bao gồm:
- Bối cảnh không gian, thời gian.
- Quan hệ giữa các chủ thể đối thoại, trạng thái tâm lí của họ, những tri

thức bách khoa của các chủ thể đối thoại.
- Lời nói trớc và sau lời đang xét (8, 26).
Từ điển thuật ngữ nghiên cứu văn học cho rằng khái niệm ngữ cảnh (còn
đợc gọi là văn cảnh) là một đoạn tơng đối hoàn chỉnh của lời nói hoặc lời viết,
một vùng ngôn ngữ bao quanh tác phẩm hoặc một bộ phận tác phẩm, trong đó
nghĩa và ý nghĩa của mỗi từ, mỗi câu đợc biểu lộ xác định nhất(19, 340).
Theo tác giả Đỗ Thị Kim Liên, ngữ cảnh bao gồm hai phần:
- Thời gian, không gian, cảnh huống bên ngoài cho phép một câu nói trở
thành hiện thực, nói đợc hay không nói đợc, đồng thời giúp ta xác định tính đơn
nghĩa của phát ngôn.
- Điều kiện trớc và sau phát ngôn để cho phép hiểu đúng nghĩa của từ hay
phát ngôn cụ thể (ngôn cảnh) (8, 27 - 29).
Điểm qua một số quan niệm về ngữ cảnh nh đã nói ở trên, chúng ta có thể
đi đến kết luận: dù hiểu khái niệm ngữ cảnh theo cách nào thì các tác giả đều
thống nhất ở chỗ coi ngữ cảnh là nhân tố chi phối nội dung ngôn ngữ nhân vật.
1.3.2. Ngữ cảnh chi phối ngôn ngữ nhân vật.
Theo chúng tôi, thời gian và không gian là hai nhân tố thành phần cơ bản
của ngữ cảnh có ảnh hởng một cách trực tiếp, rõ nét nhất đến nội dung ngôn ngữ
nhân vật trong truyện ngắn Lê Lựu.
a) Không gian hội thoại.
Về nhân tố không gian chi phối ngôn ngữ nhân vật, tác giả Ngữ nghĩa lời
hội thoại cho rằng: Không gian để các cuộc thoại diễn ra thờng là không gian
sinh tồn, gắn với mỗi thời đại cá nhân đó sống. Đó là không gian rộng lớn nh
16


vùng thành thị, nông thôn, vùng biển, vùng rừng núi, biên giới... hay không gian
hẹp nh gia đình, văn phòng, lớp học, mảnh sân, góc bếp, bàn tiệc. Những không
gian này tác động, chi phối ngôn ngữ nhân vật sử dụng vốn từ ngữ, cách vào đề,
cách nói chuyện, nội dung lời thoại, cách giải quyết sự việc...(8, 254).

Trong 9 truyện ngắn của Lê Lựu mà chúng tôi đã khảo sát thì không gian
hội thoại của nhân vật đều gắn với bối cảnh cuộc chiến tranh chống Mĩ của dân
tộc ta. Không gian ấy bao gồm không gian rộng và không gian hẹp.
Không gian rộng là không gian chiến trờng và không gian đồng quê.
Chiến tranh là lúc con ngời thể hiện rõ nhất bản thân mình. Trong truyện ngắn
Lê Lựu, những ngời chiến sĩ của ta dù ở tiền tuyến hay hậu phơng, đều hớng đến
cuộc kháng chiến ác liệt nhng hào hùng của dân tộc ta. Trên chiến trờng, họ thể
hiện đợc bản lĩnh dũng cảm, kiên cờng, bất khuất; ở thôn quê, họ hăng hái ra sức
thi đua sản xuất phục vụ tiền tuyến... Đó là các nhân vật Minh và Tỉnh trong Tết
làng Mụa, Yên trong Trong làng nhỏ, cha con Mai Hữu trong Chuyện kể từ
đêm trớc, Hoàng trong Chính trị viên và chiến sĩ mới, Tiên trong Ngời cầm
súng, Chung và Lâm trong Phía mặt trời, Lê Văn trong Ngời về đồng cói...
Tóm lại, họ là những con ngời luôn ở trong t thế sẵn sàng hi sinh cho độc lập, tự
do của dân tộc. Lời nói của họ là lời của những tấm lòng quyết tử cho Tổ quốc
quyết sinh.
Không gian hẹp, không gian gắn với mỗi phát ngôn cụ thể trong truyện
ngắn Lê Lựu thờng là không gian gia đình, không gian của từng bờ ruộng, sân
phơi hợp tác xã, không gian của từng trại lán đóng quân của từng đơn vị bộ đội,
không gian của trận địa pháo, không gian của những cuộc hành quân... Nghĩa là
gắn với công cuộc đấu tranh giữ nớc của dân tộc ta, của tinh thần quyết chiến
quyết thắng thì không gian hẹp trong truyện ngắn Lê Lựu vẫn chủ yếu là không
gian của cả tập thể yêu nớc anh hùng. Từng không gian cụ thể ấy chi phối rất rõ
nét ngôn ngữ nhân vật.
Nhân vật Minh (Tết làng Mụa) trong không gian của trận đánh bốt Phơng ác liệt, trong bối cảnh làng Mụa đang chờ tin thắng của các anh để cùng
nhau đón Tết... khi sắp hi sinh, đã nói những lời đầy xúc động:
- Cậu về ăn Tết... với bà cụ... Nhớ bảo mình đi công tác... ác...
17


(Tết làng Mụa, 26).

Chiến sĩ bị thơng trong đợt rút quân của bộ đội ta (Chuyện kể từ đêm trớc) lại thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự hi sinh của mình để cứu đồng đội khi
đơn vị đang rút từ đồi cao xuống trong một không gian yên ắng đầy nguy hiểm:
- Tôi vừa hét lên phải không đồng chí?
- Mặc... Tôi... ôi...
- Không ngờ... ờ... Thế là tôi đã làm hại đơn vị.
(Chuyện kể từ đêm trớc, 148 - 149).
Tất cả những lớp nhân vật ấy trong hoàn cảnh không gian nhất định đã có
những lời nói thể hiện bản lĩnh, khí chất, tính cách... làm nên một tập thể của
những ngời anh hùng.
b) Thời gian hội thoại.
Bên cạnh nhân tố không gian thì nhân tố thời gian cũng ảnh hởng, có tác
động mạnh mẽ tới ngôn ngữ của nhân vật. Thời gian cũng có thể bao gồm thời
gian kéo dài và thời gian trong khoảnh khắc.
Thời gian kéo dài trong truyện ngắn Lê Lựu làm nền cho các cuộc thoại là
thời gian của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nớc của dân tộc ta. Đấy là thời kì
mà Cách mạng nớc ta bớc vào giai đoạn ác liệt, dữ dội nhất, là lúc mà cả dân tộc
đang dồn sức gồng mình đánh Mĩ. Thời điểm ấy cũng đã sản sinh cho chúng ta
những con ngời, những chiến sĩ anh hùng. Bởi thế mà trong lời ăn, tiếng nói của
từng con ngời cụ thể, bao giờ cái khí chất ấy cũng đợc bộc lộ một cách mạnh mẽ.
Khảo sát ngôn ngữ hội thoại nhân vật ngời chiến sĩ phải đặt trong bối cảnh thời
gian ấy.
Chính thời gian kéo dài đã chi phối hành vi của các nhân vật ở những thời
điểm khác nhau trong truyện ngắn Lê Lựu. Chiến tranh thì đâu kể ngày hay đêm,
sớm hay chiều, nắng hay ma... Thời gian trong truyện ngắn Lê Lựu bao giờ cũng
gắn với những công việc, nhiệm vụ cụ thể...
Những chiến sĩ hậu phơng trong mọi thời điểm đều có thể hết lòng dốc sức
thi đua sản xuất, hối hả, vội vàng mà vẫn cảm thấy mình nh còn cha làm đợc gì
nhiều cho tập thể, cho đất nớc:
18



- Chết chết bà ơi! Con phải họp ngay bây giờ. Gay lắm! Nhân lực rút đi
mà kế hoạch giao đay lại sớm hơn một tuần. Phải bàn găng mới ra đợc (...)Còn bàn giao bao nhiêu công việc nữa. Mình không làm hẳn hoi các ông ấy
hoãn lại rầy rà lắm!
(Trong làng nhỏ, 61).
- Mấy hôn nay đã khá hơn nhng vẫn còn ùn. Chúng tôi định chẻ cả đêm.
(Ngời về đồng cói, 259).
Chiến sĩ ngoài mặt trận vẫn lạc quan, tin tởng ở chính mình và đồng đội
của mình trong những tháng ngày gian nan, ác liệt nhất:
- ... Có thể còn hơn nữa. Anh bạn bảo chúng ta có vợt đợc không?
- Nhất định chứ ạ.
- Đợc. Đợc. Hôm nay ta ra khỏi đồi tranh là quyết tâm lớn lắm. Nh thế đã
có kinh nghiệm. Chắc là đợc. ừ đợc. Cố gắng lên.
(Chuyện kể từ đêm trớc, 140).
Thời gian trong truyện ngắn Lê Lựu thể hiện qua ngôn ngữ nhân vật có khi
là thời gian hồi tởng:
- Quá tra hôm qua mình bị thơng, nó lên chỉ huy. Thằng cha mần tiểu đội
thì vững lắm, mình rất tin đồng chí ạ. Đến hồi đêm anh em cõng mình đi nó bảo:
Anh cố gắng chịu đựng, rút ra an toàn. Chà, nó tình cảm lắm...
(Chính trị viên và chiến sĩ mới, 159 - 160).
Có thể thấy, dù là ở những thời gian, thời điểm cụ thể nào, ngay cả những
khi gay go, ác liệt nhất thì trong ngôn ngữ của những ngời chiến sĩ vẫn toát lên
sức sống, tinh thần của dân tộc Việt Nam dân tộc anh hùng!
Ngữ cảnh là một nhân tố chi phối rõ nét ngôn ngữ nhân vật. Khảo sát
truyện ngắn Lê Lựu, chúng tôi nhận thấy thời gian và không gian của cuộc chiến
tranh ái quốc luôn xuất hiện cạnh nhau, làm nền cho lời thoại nhân vật... Trong
sự chi phối có tính thống nhất biện chứng ấy, nhân vật ngời chiến sĩ trong truyện
ngắn Lê Lựu đã toát lộ những vẻ đẹp giản dị mà phi thờng của một thời đại vẻ
vang lịch sử.


19


Tiểu kết: Ngôn ngữ nhân vật ngời chiến sĩ trong truyện ngắn Lê Lựu tồn
tại chủ yếu ở dạng thức song thoại. Chịu sự chi phối của ngữ cảnh và phong
cách, cảm hứng sáng tác của nhà văn Lê Lựu, ngôn ngữ ấy đã làm toát lên bức
chân dung ngời chiến sĩ với vẻ đẹp trên nhiều phơng diện khác nhau...

20


Chơng 2: Đặc điểm vốn từ ngữ và cấu trúc lời thoại
nhân vật ngời chiến sĩ trong truyện ngắn Lê Lựu.
2.1. Đặc điểm sử dụng từ ngữ qua lời thoại nhân vật.
2.1.1. Lời thoại sử dụng từ ngữ gắn với nghề lính.
Mỗi một nhà văn khi lựa chọn cho mình một đề tài thể hiện đều hớng đến
mục đích là thổi vào tác phẩm của mình những luồng gió mang nặng chất liệu
đề tài ấy. Điều này đợc các tác giả vận dụng hết sức triệt để, từ cái tên của tác
phẩm, của nhân vật, cho đến từng chi tiết, sự kiện trong tác phẩm...Và đến lợt nó,
ngôn ngữ nhân vật cũng là một phơng tiện đắc dụng để thể hiện đề tài. Nói điều
đó cũng có nghĩa là với mỗi loại đề tài khác nhau, nhà văn sẽ để cho nhân vật
của mình sản sinh ra những lời nói khác nhau, sao cho ngôn ngữ ấy thật sự gần
gũi với đời sống, sinh hoạt của chính nhân vật. Chẳng hạn, khi Vũ Trong Phụng
viết Số đỏ viết về đề tài những kẻ lố lăng, rởm đời, sản phẩm của chế độ xã
hội thực dân nửa phong kiến, ông đã để cho nhân vật của mình nói một thứ ngôn
ngữ rất gần với họ, kiểu nh : Mẹ kiếp ! Thế thì nớc mẹ gì, Biết rồi, khổ lắm,
nói mãi... Ngữ từ ấy chỉ có ở loại nhân vật nh trong Số đỏ mà thôi.
Truyện ngắn Lê Lựu mà chúng tôi đang khảo sát là chuyện về chiến tranh,
về những ngời lính cho nên có thể nói việc sử dụng những thuật ngữ giàu chất
lính tráng trong lời ăn, tiếng nói của từng nhân vật là điều dễ hiểu. Có điều,

thông qua việc khảo sát lời thoại sử dụng từ ngữ gắn với nghề lính, chúng ta sẽ
khám phá ra đợc bề sâu tâm hồn, tính cách của họ...
Theo thống kê, trong tổng số 508 phiếu lời thoại nhân vật, có 157 phiếu sử
dụng từ gắn với nghề lính chiếm tỉ lệ gần 30%. Hệ thống từ ngữ kiểu này
rất đa dạng về mặt từ loại, bao gồm cả danh từ, động từ, tính từ. Phần đa chúng là
những từ thực góp phần miêu tả diện mạo, hình thức, tính cách, phẩm chất, hoạt
động của ngời lính. Qua khảo sát, chúng tôi đã thống kê đợc số từ xuất hiện gắn
với nghề lính ở bảng sau :
Từ loại
Danh từ
Động từ
Tính từ

Số từ xuất hiện
88
33
24
21

Tỷ lệ (%)
62
24
14


Nh vậy, danh từ là loại chiếm đa số, chúng tôi phân thành những nhóm cơ
bản sau đây:
- Nhóm danh từ chỉ vũ khí: súng, súng lớn, đạn, nòng, lựu đạn, khẩu đại
liên, cối, pháo, pháo cao xạ, chân súng.
- Nhóm danh từ chỉ hàng quân nhu: ba lô, lơng khô, bi đông, chiến lợi

phẩm.
- Nhóm danh từ chỉ ngời chiến sĩ: bộ đội, thủ trởng, cán bộ, đại đội phó,
tiểu đội trởng, tiểu đội phó, đồng chí, giải phóng quân, tân binh, lính thông tin,
văn công, chiến sĩ, xạ thủ, chính trị viên, du kích, liên lạc, trinh sát, lính.
- Nhóm danh từ chỉ cách bố phòng quân sự: trận địa, bốt, khu căn cứ,
chốt, công sự, địa bàn, hầm, chiến trờng, mặt trận, vị trí tập kết, căn cứ, chiến
dịch, chỗ trú quân, trận đánh, vòng vây.
- Nhóm danh từ chỉ tổ chức, biên chế quân đội: đơn vị, trung đoàn, quân
đội, đội trực chiến, khẩu đội, xê ba, xê một, tổ công tác, tiểu đoàn, đoàn quyết
thắng, ban tham mu, tiểu đội, trung đoàn, quân khu, quân bu, tổ cơ động, trợ
chiến, đại đội bộ, bê, bê ba, ban chỉ huy, s đoàn, trung đoàn, trung đội.
- Nhóm danh từ chỉ quân địch: ngụy binh, thám báo, địch, giặc...
Các động từ xuất hiện là: đánh, giải phóng, chuẩn bị, bò, rải dây, báo
cáo, chờ (lệnh), ném (lựu đạn), chiến đấu, bắn rơi, bị thơng, lên đờng, đi (bộ
đội), bảo vệ, vợt (vòng vây), nổ súng, nén giữ, chỉ huy, rút, nhận (nhiệm vụ),
nhập ngũ, lạc vào giữa vòng vây, trinh sát, hành quân, phục kích
Tính từ xuất hiện ít hơn: sẵn sàng, (thơng) nặng, gian truân, ác liệt, mu
trí, an toàn, quyết tâm, nguy hiểm, bận rộn, thắng lợi, dũng cảm, tiêu biểu, bất
ngờ
Thống kê nói trên cho ta hiểu thêm về cuộc chiến đấu đầy gian khổ, ác
liệt, đầy hi sinh, mất mát của cả dân tộc, đồng thời cũng đa ta trở lại với khí thế
chống giặc hào hùng của đất nớc Việt Nam, con ngời Việt Nam
Đoạn thoại giữa Minh và Tính trong Tết làng Mụa :

22


- Anh Minh ạ, ngộ đêm nay mình lại không đánh bốt Phơng để giải phóng
vùng này thì...
- Kế hoạch cũng có khi thay đổi, không biết trớc đợc... Nhng mình phải

chuẩn bị cẩn thận.
- Nhng còn nhiệm vụ đêm nay.
- Cậu sợ tớ không đủ sức hở ? Đêm nay có đoạn phải bò dới bùn để rải
dây đấy. Cậu thử thi với tớ xem.
(Tết làng Mụa, 9 - 11).
Qua đoạn thoại trên, ta nhận ra một thế hệ bộ đội dũng cảm, gan dạ, có tác
phong, kỷ luật quân đội cao và cũng hết sức lạc quan, tự tin ở chính mình.
Đại đội trởng Tiên tiếp chuyện nhân vật tôi :
- Thế anh bố trí lúc nào nói cho tôi nghe một vài suy nghĩ về những trận
đánh tiêu biểu nhá !
- Suy nghĩ hả ? Chả có gì đâu.
- Thôi, xin ông đừng ngại nữa - (...) - Anh em tân binh đang chờ tôi kể
chuyện về anh đấy.
- Thật à ? (...) Tôi chả có gì kể đâu (...) Chán bỏ mẹ, giặc đến thì
đánh, còn gì phải nghĩ nữa. Các ông chỉ vẽ chuyện.
(Ngời cầm súng, 379 - 380).
Những cụm từ ngữ kiểu nh giặc đến thì đánh đã lột tả đợc một cách
chính xác đặc điểm, phẩm chất ngời chiến sĩ trong truyện ngắn Lê Lựu. Họ dũng
cảm, gan dạ, sẵn sàng hi sinh xơng máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Chiến sĩ thơng binh Lê Văn từ chiến trờng trở về quê hơng vẫn có thói
quen sử dụng ngôn ngữ nhà lính:
- Báo cáo anh, cói đội tôi bắt đầu rợp rồi, phải gắng lên, chỉ tháng nữa là
ổn, tôi còn đủ sức chán.
- Báo cáo anh, sao lại thế ạ. Đang lúc khó khăn này. Hay là
- Báo cáo anh, những chuyện xảy ra ở đội cha giải quyết xong tôi sợ
(Ngời về đồng cói, 285 - 286).

23



Thông qua một số từ ngữ điển hình, giàu chất lính tráng trong lời thoại
nhân vật, nhà văn đã tài tình dẫn dắt chúng ta khám phá thế giới tâm hồn của
chính nhân vật ấy. Chúng ta hiểu hơn về một thế hệ những ngời cầm súng.
2.1.2. Lời thoại sử dụng nhiều từ ngữ mang nghĩa tình thái.
Về khái niệm tình thái, tác giả Ngữ nghĩa lời hội thoại đã chỉ rõ: Trong
hoạt động giao tiếp, một phát ngôn đợc nói ra gồm hai phần: phần mang nghĩa
miêu tả - thờng do các yếu tố từ vựng chân thực đảm nhận; phần thể hiện thái
độ, sự đánh giá của ngời nói đối với hiện thực đợc nói tới thờng do các yếu tố
tình thái trong phát ngôn đảm nhận, phần này đợc gọi là phần mang nghĩa tình
thái (8, 52).
Tình thái là một bộ phận không thể thiếu đợc trong hội thoại bởi đặc điểm
khác biệt của ngôn ngữ hội thoại so với các phong cách ngôn ngữ khác đó là tính
chất sống động, có hồn, giàu tính biểu cảm, cảm xúc, mang đậm dấu ấn cá nhân.
Khảo sát lời thoại nhân vật ngời chiến sĩ trong truyện ngắn Lê Lựu, chúng tôi bắt
gặp những yếu tố thể hiện nghĩa tình thái xuất hiện với tần số cao.
Theo sự thống kê, số lần xuất hiện của các từ ngữ tình thái trong truyện
ngắn Lê Lựu là 329 lần trên tổng số 508 lời hội thoại (gần 65%). Các phơng tiện
biểu hiện tình thái cũng khá đa dạng, bao gồm cả tình thái từ, tổ hợp từ tình thái,
phụ từ, trợ từ, yếu tố ngữ điệu Trong tổng số phiếu lời thoại có chứa yếu tố
tình thái, tần số xuất hiện của các nhóm nghĩa tình thái sau khá lớn (so với các
nhóm khác):
a) ý nghĩa khẳng định.
Tình thái khẳng định xuất hiện khá nhiều trong tổng số lời thoại có chứa
yếu tố tình thái, chiếm tỉ lệ 17%. Để biểu thị tình thái khẳng định, ngôn ngữ hội
thoại nhân vật ngời chiến sĩ trong truyện ngắn Lê Lựu thờng sử dụng các từ, tổ
hợp từ tình thái nh: nhất định, chắc chắn, chứ sao, đợc, ừ đợc, đợc... đợc, yên trí,
đúng, ừ đúng, ừ phải, đừng hòng, tất nhiên, đấy đấy
Nhân vật ngời chiến sĩ trong truyện ngắn Lê Lựu thờng dùng những từ ngữ
tình thái khẳng định, nhấn mạnh, tạo độ tin tởng cho ngời nghe. Hoàn cảnh chiến


24


tranh khốc liệt và ý chí quyết tâm quét sạch bóng thù là cơ sở của những phát
ngôn kiểu nh vậy.
Trung đoàn trởng Nguyễn Ngọc Bính tâm sự, giãi bày với nhân vật Đê:
- Tất nhiên, nh thế hoàn toàn không có nghĩa là nhu nhợc, buông lỏng,
xuê xoa những quy định, nguyên tắc điều lệnh của quân đội.
(Quê hơng ngời lính, 412).
Chính trị viên huyện đội nói chuyện với Lâm:
- Lâm ạ -()- Chú coi cháu cũng nh em Chung. ừ phải, không chỉ khi
chị em đã thân thiết với nhau mà ngay từ hồi cháu mới vào đơn vị.
(Phía mặt trời, 104).
Đại đội trởng Tiên chỉ dẫn kế hoạch tác chiến cho anh em:
- Mình nghĩ mãi từ lúc bắt đầu ma rồi. Nhất định phải dãn ba khẩu ra.
Nó trinh sát lúc sắp ma chứ gì? Mình chuyển đi thế này là bất ngờ lắm? Có phải
không?
- Nh thế vừa phải đắp lại công sự các khẩu pháo, vừa phải tập trung phá
và đắp thêm ba công sự mới nữa à?
- Chứ sao!
(Ngời cầm súng, 382 - 383).
Trong những hoàn cảnh hiểm nguy của cụôc chiến tranh bảo vệ đất nớc,
các chiến sĩ của ta vẫn luôn thể hiện bản lĩnh quyết tâm, lạc quan, kiên cờng của
anh bộ đội Cụ Hồ. Lời nói của họ khẳng định một cách chắc chắn khí thế chống
giặc hào hùng, tất thắng của dân tộc ta.
b) ý nghĩa phủ định.
Khi ngời nói thể hiện thái độ không đồng tình hoặc bác bỏ hoàn toàn một
sự kiện, hiện tợng gì đó thì trong lời thoại của họ thờng xuất hiện tình thái phủ
định. Tình thái phủ định xuất hiện không nhiều trong truyện ngắn Lê Lựu, cái
làm ta quan tâm là ý nghĩa tình thái của sự phủ định trong từng lời thoại.

Lời thoại của nhân vật Yên trong Trong làng nhỏ :
- Khổ quá bà ơi, con có nghĩ gì đâu khốn nỗi nhà con nó ốm đau thế
phải nói làm sao để nó yên tâm chứ. Con định tối qua họp xong đảo qua nhà, vợ
25


×