Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ thơ nguyễn đình thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.25 KB, 93 trang )

Mở Đầu
1-Lý Do Chọn Đề Tài :
Trong luận văn này, chúng tôi chọn đề tài Ngôn ngữ thơ Nguyễn Đình Thi vì
những lý do sau :
1.1 Về mặt lý luận :
Nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật nói chung, ngôn ngữ thơ ca nói riêng là một
trong những mảng đề tài nghiên cứu ngôn ngữ trong hoạt động ,nhất đó lại là một
lĩnh vực hoạt động đặc thù: hoạt động nghệ thuật.
Việc nghiên cứu ngôn ngữ thơ ca, trong đó tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của
một tác giả là một trong những hớng đi cần thiết của việc nghiên cứu ngôn ngữ
học vừa mang tính chuyên sâu, vừa mang tính liên ngành hiện nay .
Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đa tài trên nhiều lĩnh vực, có nhiều tác phẩm
nổi tiếng thuộc nhiều thể loại. Trong đó, với t cách là một nhà thơ, qua thi phẩm
của mình, ông đã có những tìm tòi, những đóng góp lớn, tạo nên một phong cách,
một giọng điệu thơ khác lạ trong thơ Việt Nam hiện đại. Bởi vậy, việc nghiên cứu
ngôn ngữ thơ Nguyễn Đình Thi không chỉ góp phần tìm hiểu phong cách ngôn ngữ
của một tác giả lớn mà còn góp phần tìm hiểu ngôn ngữ thơ ca Cách mạng nói
riêng trong suốt mấy chục năm qua.
1.2 Về mặt thực tiễn:
Thơ văn Nguyễn Đình Thi đã đợc đa vào giảng dạy trong nhà trờng. Việc
nghiên cứu thơ ông góp phần phân tích thơ của tác giả không chỉ trên bình diện nội
dung mà còn ở bình diện hình thức, nghệ thuật ngôn từ , một lĩnh vực mà cho đến
nay cha có một sự nghiên cứu có hệ thống và chuyên sâu tơng xứng với sự đóng
góp và tầm cỡ của ông trong nền thơ ca Cách mạng Việt Nam.
2 - Mục Đích , Nhiệm Vụ Nghiên cứu :
2.1- Mục đích :
Luận văn nhằm làm sáng tỏ các vấn đề sau :
a-Đặc điểm cơ bản của thơ Nguyễn Đình Thi từ các phơng diện: cách sử
dụng ngôn từ , cách tổ chức nội dung, cấu tạo các đơn vị trong thơ.
b- Các đặc trng phong cách tiêu biểu và những đóng góp của nhà thơ về phơng diện nghệ thuật tổ chức ngôn ngữ thơ.
2. 2- Nhiệm vụ :


Tuyển tập thơ Nguyễn Đình Thi gồm 107 bài , tập hợp từ các tập thơ : Ngời
chiến sĩ (1956, 1958), Bài thơ Hắc Hải (1959, 1961), Dòng sông trong xanh
(1974), Tia nắng (1983), Trong cát bụi (1990), Sóng reo (1998).
Nhiệm vụ của luận văn là :


a. Điểm qua lịch sử nghiên cứu thơ Nguyễn Đình Thi, trong đó chú ý mảng
nghiên cứu sự phát triển ngôn ngữ thơ Nguyễn Đình Thi trong mấy chục năm qua
b. Tìm hiểu các phơng diện hình thức, cấu tạo các câu thơ, bài thơ Nguyễn
Đình Thi .
c. Tìm hiểu nội dung phản ánh, các loại ngữ nghĩa, các hình ảnh thơ tiêu biểu
của tác giả.
3- Lịch Sử Vấn Đề :
3.1 Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đa tài. Sự nghiệp sáng tác văn chơng của
ông bắt đầu nổi lên từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Lĩnh vực nào, thể
loại nào ông cũng có những đóng góp và những thành công xuất sắc. Bao trùm lên
tất cả những sáng tác của ông, dù đó là ca nhạc, nghiên cứu phê bình, kịch, văn
xuôi hay thơ, là một phong cách độc đáo về cách suy nghĩ, cách cảm nhận, đặc
biệt là cách dùng các hình ảnh, các liên tởng, cách thức sử dụng ngôn từ .
Nhìn chung, giới phê bình nghiên cứu văn học Việt Nam cũng nh nớc ngoài,
ở những cách nhìn tuy khác nhau, nhng đều đánh giá rất cao các tác phẩm của ông.
Sức mạnh của cây bút Nguyễn Đình Thi là sức mạnh của một nhà văn có trình độ
kiến thức về nhiều mặt (chính trị, triết học, mỹ học, âm nhạc, thi ca ), có khả năng
tổng hợp, nêu bật lên đợc những t tởng chủ đề lớn với chiều sâu và tầm khái quát
cao (47; tr.51).
3. 2- Nguyễn Đình Thi làm thơ không nhiều nhng đều đặn, trải dài trong suốt
thời gian từ những ngày đầu kháng chiến (1948) đến tận hôm nay (2002). Thơ ông
gắn bó với cuộc sống, chiến đấu, lao động, thể hiện những tình cảm trong sáng,
đẹp đẽ về quê hơng đất nớc, thể hiện niềm vui, nỗi buồn của con ngời trong
cuộc đời, tuy vất vả , đau thơng nhng tơi thắm vô ngần .

ở giai đoạn đầu, các bài thơ của ông (đợc in trong tập Ngời chiến sĩ
và Bài thơ Hắc Hải đã có nhiều ý kiến phê bình và đánh giá khác nhau. Đáng chú
ý là cuộc tranh luận về thơ Nguyễn Đình Thi tại Việt Bắc năm 1949. Trong cuộc
tranh luận này có hai loại ý kiến :
- Loại ý kiến thứ nhất: Phê phán loại thơ không vần của Nguyễn Đình Thi:
trúc trắc, khô khan, từ ngữ quá tiết kiệm nên khó hiểu. Thơ phải có vần, thơ không
vần không phải là thơ. (Cực đoan hơn, có ý kiến còn đề nghị loại bỏ thơ Nguyễn
Đình Thi ra khỏi thơ kháng chiến). Có nhận xét cho rằng các bài thơ (ở giai đoạn
đầu) của ông còn đề cập đế những điều, những việc còn xa rời thực tiễn, cha hoà
vào đợc tâm hồn đại chúng . Thơ anh nh hạt ngọc lung linh, chứ không phải là
dòng suối lôi cuốn ngời ta đi (47; tr. 222)
- Loại ý kiến thứ hai: Tán đồng những tìm tòi, thử nghiệm của Nguyễn Đình
Thi. Đánh giá thơ ông rất thành công. Kết tội thơ Nguyễn Đình Thi không vần là
2


không đúng. Miễn sao thơ phải có một tâm hồn, một nhạc điệu rung cảm đợc ngời ta , tức là thơ (47; tr.222)
Qua các ý kiến khác nhau ấy, ta có thể thấy: Thơ Nguyễn Đình Thi đã tạo ra
một phong cách khác lạ, nhà thơ là ngời nhiều tài, nhiều thông minh, thích tìm
những cái mới (47; tr. 224). Đồng thời, nhiều ý kiến cũng đã chỉ ra những chỗ
còn cha đợc của thơ ông .
Sau hội nghị ấy, nhà thơ đã nhìn lại các sáng tác của mình. Thơ ông đã gắn
bó, gần gũi hơn với đời sống xã hội và nỗi niềm của quần chúng. Những bài thơ đợc sáng tác sau đó và cho đến hôm nay, đợc đánh giá rất cao, tạo ra một phong
cách, một giọng điệu không lẫn với ai. Thơ Nguyễn Đình Thi là kiểu thơ hiện đại
đích thực từ nội dung đế hình thức. Làm thơ là một việc khó khăn vô cùng. Đó là
con đờng mà ngời ta có đi mà không có đến. Nhng nhà văn hoá lớn Nguyễn Đình
Thi đã đi và đã đến với t cách là một nhà thơ hiện đại có diện mạo và sắc thái riêng
biệt trên thi đàn Việt Nam (7; tr. 248 )
3.3- Trong các nhận xét, đánh giá của những ngời nghiên cứu, phê bình, đọc thơ
Nguyễn Đình Thi, có rất nhiều ý kiến nhận xét liên quan đến một số phơng diện

ngôn ngữ trong thơ ông .
Các bài nghiên cứu, các ý kiến thảo luận về thơ Nguyễn Đình Thi nổi lên
mấy điểm :
a-Loại thơ không vần: ngôn ngữ tiết kiêm mạch thơ trúc trắc .
b-Ngôn ngữ thơ, hình thức thơ có sự tìm tòi, đổi mới, sáng tạo .
c-Ngôn ngữ thơ giản dị (điệu nói) giàu hình ảnh, hình thức câu thơ phóng
khoáng ..
Trên đây, chúng tôi tóm lợc những điểm chủ yếu quá trình nghiên cứu thơ
Nguyễn Đình Thi . Nhìn chung, những ý kiến trên chỉ nêu một số đặc điểm khái
quát về nhiều phơng diện hoặc chỉ dừng lại phân tích một số bài thơ tiêu biểu .
Luận văn sẽ tiếp thu và đi sâu vào khảo sát khía cạnh ngôn ngữ nh mục đích
đã đề ra .
4. Phơng Pháp Nghiên Cứu:
Luận văn tiến hành nghiên cứu thơ Nguyễn Đình Thi từ góc độ ngôn ngữ
học. Hớng tiếp cận của đề tài là từ những vấn đề lý luận soi vào những vấn đề cụ
thể; kết hợp giữa phân tích và tổng hợp, tổng hợp và phân tích để tìm ra những
điểm phổ quát và riêng biệt về đặc trng phong cách ngôn ngữ của một tác giả.
Để thực hiện đợc mục tiêu đã đề ra, trong quá trình khảo sát, chúng tôi sử
dụng các phơng pháp thống kê , phân loại nguồn t liệu , phơng pháp phân tích và
chứng minh trong từng luận điểm; phơng pháp đối chiếu để làm rõ những đặc điểm
chung và riêng của đối tợng nghiên cứu.
3


5- Cái mới của đề tài :
5.1 . Nêu một cách có hệ thống các đặc điểm ngôn ngữ thơ Nguyễn Đình Thi
từ những sáng tác ban đầu cho đến thời gian gần đây .
5. 2 . Khẳng định bằng số liệu, dẫn chứng những đặc trng cơ bản về ngôn
ngữ thơ Nguyễn Đình Thi .
6 -Bố cục của luận văn :

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của luận văn gồm :
Chơng 1 : Thơ và ngôn ngữ thơ Nguyễn Đình Thi
Chơng 2 : Đặc điểm hình thức của thơ Nguyễn Đình Thi
Chơng 3 : Đặc điểm ngôn ngữ thể hiện nội dung thơ của Nguyễn Đình Thi

4


Chơng 1
Thơ và ngôn ngữ thơ Nguyễn Đình Thi
1 -Thơ và ngôn ngữ thơ
1.1- Một số đặc điểm của thơ .
Theo các nhà nghiên cứu, thơ ca là một loại hình nghệ thuật ra đời từ rất sớm,
khi xã hội loại ngời còn thời kỳ hoang sơ. Trong hình thái cổ sơ nhất, thơ ca tồn tại
dới dạng những bài hát lễ nghi, những lời phù chú, đợc sử dụng trong các hội hè và
tôn giáo. Thơ bắt đầu từ cái ngày khi con ngời cảm thấy cần phải tự bộc lộ mình
(Hê- ghel). Thơ ca, đó là hình thức phổ biến (còn đối với thi sĩ, thì đó lại là hình
thức chủ yếu ) để bộc lộ tâm tình. ở dân tộc nào và thời đại nào cũng vậy .
Thơ là gì ? là một câu hỏi đặt ra từ lâu. Bằng trực quan cảm tính thì ai cũng
dễ thấy nhng để đa ra lời giải đáp rõ ràng, có cơ sở khoa học, thì không đơn giản
chút nào. Trong nghiên cứu, việc xác định về một quan niệm, một định nghĩa thơ
là cần thiết. Ngời ta đã bàn nhiều về thơ. Các ý kiến thật là đa dạng, thậm chí đối
lập nhau. Điều đó phần vì do quan điểm, do đứng ở nhiều góc độ khác nhau, phần
vì thơ là một loại hình nghệ thuật độc đáo đặc sắc nhng cũng vô cùng phức tạp về
nhiều phơng diện.
Điểm qua một số công trình nghiên cứu về thơ, có thể thấy những điểm cơ
bản thờng đợc nêu lên là :
Thơ là tiếng nói của tình cảm con ngời, là sợi dây thơng mến ràng buộc con
ngời, bộc lộ tình cảm con ngời. Thơ là một hành động giao cảm, một hành động
tín nhiệm (Solmi & Cadoresi); (Dẫn theo 17 ; tr.17). Thơ là một điệu hồn đi tìm

những hồn đồng điệu. Thơ là tiếng nói tri âm (Tố Hữu)
Thơ là tiếng nói của tâm hồn, của niềm mong ớc. ở đặc điểm này, các ý kiến
phát biểu dới những dạng khác nhau. Thơ ca đáp ứng một nhu cầu mơ ớc (J.
Gaucheron). Thơ là một giấc mơ qua đấy ngời ta mơ ớc về một cuộc đời tốt đẹp
hơn (S .Prudhomme). Thơ là sự thể hiện con ngời và thời đại một cách cao đẹp
(Sóng Hồng). Cái chỗ đến cuối cùng của thơ là phải đem đến một cái gì nâng sự
sống lên (Huy Cận ) .
Thơ là một phơng diện tinh hoa của con ngời và tạo vật. Nhiều ý kiến nhìn
nhận thơ ở góc độ này. Thơ là cái nhuỵ của cuộc sống (Tố Hữu). Thơ là lọc
lấy tinh chất, là sự vật đợc phản ánh vào trong tâm tình (Xuân Diệu). Thơ là hoa
tiểu thuyết là quả (Nguyễn Đình Thi ). Thơ là tinh hoa là thể chất cô đọng của
trí tuệ và tình cảm (Thanh Tịnh). Thơ là sự sống tập trung cao độ, là cái lõi của
cuộc sống (Lu Trọng L ).
Thơ ca là sự sáng tạo. Bản chất của nghệ thuật là sáng tạo. Thơ ca là sáng
tạo của sáng tạo (P. Gamara) Thi sĩ là những ngời sáng tạo ra những quy tắc của
thi ca (Maiacôpxki). ( Dẫn theo17; tr 18 ).
5


Nhà thơ Nguyễn Đình Thi cũng đã có lần phát biểu rằng: Thơ ông là một
cuộc tìm tòi ... Nói đến thơ, đó là một cái gì tha thiết nhất của tôi" (tuy nó có cái
vui của nó ). (47; tr. 225 ).
Trên đây chúng tôi lợc dẫn một số quan niệm, một số định nghĩa về thơ. Qua
đó có thể rút ra một nhận xét chung rằng: Thơ ca là một loại hình nghệ thuật liên
quan đến nhiều mặt của đời sống, là một sản phẩm đặc biệt của lao động nghệ
thuật, có tính đặc thù và sáng tạo.
1 .2- Ngôn ngữ thơ .
Mọi ý tởng, mọi cảm xúc của con ngời chỉ có thể trở nên rõ ràng, mạch lạc
khi thể hiện qua ngôn ngữ. Ngời ta thờng nhắc đến một luận điểm: Tác phẩm văn
chơng là nghệ thuật của ngôn từ , chính là nói đến vai trò của ngôn ngữ trong sáng

tạo nghệ thuật. Quả đúng nh vậy .
Thơ ca có một hình thức tổ chức đặc thù .
Trớc hết nhìn vào hình thức, trên trang in, các yếu tố ngôn ngữ thơ không
dày đặc nh văn xuôi. Thơ có nhiều khoảng trống. Câu thơ củng khác câu văn xuôi,
ngắt nhịp ngắt dòng cũng khác. Đó là hình thức đầu tiên mà ngời ta có thể nhận
thấy. Trên cái nền tổ chức hữu hạn, đặc thù ấy, sự thể hiện các yếu tố về vần điệu,
nhịp điệu , ý nghĩa ... đã tạo cho ngôn ngữ thơ một phẩm chất đặc biệt. Thơ là
một kiến trúc đầy âm vang (Hê- ghel).
Ngôn ngữ thơ ca trớc hết là một thứ ngôn ngữ đợc trau chuốt, tinh luyên từ
ngôn ngữ nguyên liệu lời nói hàng ngày. Maiacôpski cho rằng: Quá trình
sáng tạo ngôn ngữ thơ ca cũng giống nh những ngời lọc quặng, lọc ra cái tinh
chất.. . Thơ ca là cái tinh hoa tối cao của ngôn ngữ, là cái ánh ngời phi thờng của
nó.
Nội dung phản ánh của thơ ca cũng không có gì khác ngoài đời sống xã
hội, nhng cái quan trọng là nó tạo ra cảm xúc, tạo nên những rung động trong tâm
hồn với những liên tởng theo nhiều chiều hớng khác nhau. Thơ...chỉ chọn một ít
điểm chính, bấm vào những điểm ấy thì toàn thể động lên theo (Nguyễn Đình
Thi ). Vì vậy mà một bầu trời trong xanh, một con sóng vỗ bờ, một ánh sao trong
vũng nớc đêm, một tiếng còi tàu . .... đều có thể là thi liệu của thơ , qua đó mà nảy
nở cảm xúc vốn ẩn tàng trong mỗi con ngời. Nhng đặc trng hơn cả là cách thức
biểu hiện ngôn từ và hình thức tổ chức bài thơ. Với thơ, ngời ta không chỉ tiếp
nhận cả cái hình thức đặc thù của nó. Có nghĩa là với thơ, ngời ta không chỉ thấy đợc những suy nghĩ khác thờng, cảm xúc khác thờng mà còn là cách diễn đạt khác
thờng. Giáo s Phan Ngọc nhận xét: Thơ là một cách tổ chức ngôn ngữ hết sức
quái đản để bắt ngời tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và phải suy nghĩ do chính
hình thức tổ chức ngôn ngữ này (35; tr. 29, 30 ).
Quả thực, trong giao tiếp hàng ngày, không ai lại tổ chức ngôn ngữ nh thế.
Hình thức đó làm nên sức sống lâu bền cho thơ, dễ nhớ, dễ thuộc. Do đó mà văn
6



xuôi có một thứ ngữ pháp riêng, và thơ lại có một thứ ngữ pháp riêng, không
giống văn xuôi .
Trong thơ, các yếu tố âm tiết, vần, nhịp, dòng thơ, khổ thơ và niêm luật khác
làm nên diện mạo và hình thức riêng cho nó, (nh các thể lục bát và Đờng luật).
Tuy vậy, cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, thơ ca ngày càng mở
rộng nội dung phản ánh, nhất là hình thức biểu hiện. Nhiều sự biến đổi, cách tân về
hình thức đã làm cho nó ngày càng đi về phía đại chúng, hơn thế, đi về hớng tự
nhiên hơn, diễn tả đợc muôn mặt tế vi của đời thờng. Thể thơ tự do ra đời, không
phá vỡ cú pháp thơ đã tồn tại hàng ngàn năm, mà đã mở ra cho thơ một hớng diễn
đạt mới trên cái nền truyền thống. Chính nhờ hình thức có tính uyển chuyển và
linh hoạt mà thơ mới có thể diển tả dễ dàng hơn những điều mà ngời ta có thể nghĩ
ra , và cứ ngỡ rằng chỉ nói đợc bằng văn xuôi:
Ma đi ! Ma đi ! Ma cho mãnh liệt
Ma lèm nhèm chúng tôi chẳng thích đâu
Nhng chẳng có ma rào thì cứ ma ngâu
Hạt ma bụi ... ma li ti cũng đợc
Mặt chúng tôi ngửa lên hứng nớc
Một giọt nhỏ thôi , cát cũng dịu đi nhiều
(Đợi ma trên đảo Sinh Tồn Trần Đăng Khoa )
Sự phát triển thơ theo hớng giản nở vần nhịp, tiến tới câu thơ tự do, tự nhiên
nh lời nói thông thờng:
Anh không ở lại yêu hoa mãi đợc
Thiêu xong, anh về các trời khác cũng đầy hoa
Chỉ tiếc không có tình yêu ở đó .
Anh thành một nhúm xơng gio trong bình
Em đừng khóc
Ngoài vờn hoa cỏ mọc
Cho dù trái đất không còn anh
Anh vẫn còn nguyên trái đất
Tặng cho mình

(Di cảo thơ - Chế Lan Viên )
Trong thơ Việt Nam hiện đại, bên cạnh sáng tác theo thể thơ truyền thống,
nhiều tìm tòi đổi mới về hình thức đã làm cho câu thơ gần với câu văn xuôi:
Xe không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ mất rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất , nhìn trời ,nhìn thẳng
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính Phạm Tiến Duật )
7


Trong các nhà thơ Việt Nam hiện đại, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi,
Hoàng Cầm, Chính Hữu, Phạm Tiến Duật... là những ngời đã góp phần sáng tạo ra
những câu thơ rất gần gũi với văn xuôi nhng vẫn giàu chất thơ. Nguyễn Đình Thi là
ngời nêu những ý kiến mạnh mẽ về thơ tự do, thơ không vần: Nhiều nhà thơ đang
đập vỡ để xây dựng, thơ tìm tòi trăm ngàn phía nhng lúc nào cũng là một sức đang
lớn lên nh thổi. Vần là một lợi khí rất đắc lực cho sự truyền cảm. Nhng không
phải hết vần là hết thơ ... Khi đã bỏ luật lệ rồi, đủ cảm xúc tự nhiên thì cứ nói,
thành vần cũng đợc, không thì thôi. Nói nh lời nói thờng vậy. ( 47; tr.227).
Bằng thực tiễn sáng tác của mình, Nguyễn Đình Thi đã có những bài thơ tự
do không vần, nhng nó vẫn giàu chất thơ. Những hiện tợng này chúng ta sẽ có dịp
khảo sát ở chơng sau.
Một trong những yếu tố quan trọng tạo chất thơ liên quan đến tổ chức ngôn
ngữ, mà cụ thể ở đây là tổ chức các tiếng vốn là một đơn vị rất cơ bản của câu
thơ- là nhịp điệu .
Nhịp điệu là một thuật ngữ đợc nói đến trong nghiên cứu văn học, nhng đây
là một khái niệm còn nhiều cách hiểu rộng hẹp khác nhau. (47; tr.14). Có thể
hiểu rằng: Nhịp điệu là cách ngắt nhịp trong một dòng thơ (có thể là trong một
đoạn thơ, bài thơ). Nhịp điệu có chức năng vừa biểu thị ý tởng vừa biểu thị cảm
xúc.

Trong văn xuôi, nhịp điệu buông thả tự nhiên, vai trò ngữ nghĩa lấn át, bao
trùm, cho nên nhịp diệu thờng không đợc cảm nhận rõ nét. Tuy vậy, ta vẫn thấy rõ
có những khi nhà văn đã sử dụng nhịp điệu làm cho câu văn có sức truyền cảm.
Ví dụ: Dân tộc ta, / nhân dân ta, / non sông đất nớc ta, / đã sinh ra Hồ Chủ
Tịch, / ngời anh hùng dân tộc vĩ đại / và chính Ngời đã làm rạng rỡ Tổ quốc ta /
nhân dân ta ./và non sông đất nớc ta /.
(Điêú văn do đồng chí Lê Duẩn đọc tại lễ truy điệu Chủ Tich Hồ Chí Minh
ngày 9-9-1969)
Tuy nhiên, so với văn xuôi, nhịp điệu trong thơ lại nổi lên rõ nét hơn .
Maiacôpxky nhấn mạnh: Nhịp điệu là sức mạnh cơ bản, năng lợng cơ bản của câu
thơ. Còn N. Tinianôp phân biệt rõ nhịp điệu văn xuôi và thơ: Trong văn xuôi,
(nhờ sự đồng thời của lời nói), thời gian đợc cảm thấy rất rõ, hiển nhiên đó không
phải là những tơng quan về thời gian có thực giữa các sự kiện mà chỉ là những tơng
quan có tính ớc lệ. Trong thơ thì thời gian không thể cảm giác đợc. Các tiểu tiết
của chủ đề và những đơn vị lớn của chủ đề đều đợc cân bằng bởi cấu trúc của thơ.
(Dẫn theo 14; tr. 42).
ở cấp độ tổ chức một bài thơ, đơn vị để thể hiện nhịp (ngắt nhịp ) là các
tiếng trong dòng thơ (câu thơ). Trong mỗi dòng thơ lại có cách ngắt nhịp phụ thuộc
vào thể thơ. Từ nhịp điệu chung của luật thơ ấy, ngời sáng tác sẽ có những cách sử
dụng linh hoạt, nhất là trong thơ tự do, rõ nhất là loại thơ không vần.
8


Một yếu tố không kém phần quan trọng của thơ là nhạc điệu. Nhạc điệu đợc
hình thành do các yếu tố ngắt nhịp, phối thanh, gieo vần ... giữa các tiếng trong
dòng thơ và trong cả bài thơ. Paul Valery định nghĩa: Thơ là sự phân vân kéo dài
giữa âm thanh và ý nghĩa. (Dẫn theo 14; tr.45). Âm thanh ở đây chính là tính
nhạc của thơ. Thơ có thể không vần, nhng có nhịp điệu và nhạc điệu làm nên chất
thơ, chất nhạc
Ví dụ :

Có những buổi vui sao
Cả nớc lên đờng
Xao xuyến bờ tre
Từng hồi trống giục
(Chính Hữu)
Nhiều bài thơ của Nguyễn Đình Thi, Chính Hữu, Hoàng Cầm, Phạm Tiến
Duật không có vần, hoặc không quá nệ vào vần nhng vẫn rất giàu chất thơ, có sức
truyền cảm mạnh do nhịp điệu và nhạc điệu đợc thể hiện trong đó. Chính Nguyễn
Đình Thi đã nói rõ nhịp điệu trong thơ không chỉ là nhịp điệu bằng bằng, trắc
trắc, lên bổng xuống trầm nh tiếng đàn bên tai (...). Thơ có một thứ nhạc nữa, một
thứ nhịp điệu bên trong, một thứ nhịp điệu của hình ảnh, tình ý, nói chung là của
tâm hồn (...) Đó là nhịp điệu thành hình của cảm xúc, hình ảnh liên tiếp hoà hợp
mà những tiếng và chữ gợi ra những ngân vang dài; ngay những khoảng lung linh
giữa chữ, những khoảng im lặng cũng là nơi trú ngụ kín đáo của sự xúc động (49;
tr.50 ).
Tóm lại, từ những điều trình bày trên, có thể nhận xét rằng: Thơ là phản ánh
cuộc sống và biểu thị tâm trạng thông qua một hình thức rất đặc thù, khác thờng.
Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ nghệ thuật giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu, những
điểm ấy tạo nên tính đặc thù của thơ trong sự phản ánh và biểu thị tâm trạng của
con ngờì .
Nói đến thơ - những khái niệm và đặc điểm xung quanh thuật ngữ này
còn nhiều vấn đề phức tạp. Trong khuôn khổ của một luận văn, chúng tôi chỉ đi
vào nhấn mạnh một vài khía cạnh mà theo chúng tôi là thực sự có liên quan đến
thơ Nguyễn Đình Thi và liên quan đến việc phân tích thơ Nguyễn Đình Thi từ góc
độ ngôn ngữ.
2. Nguyễn Đình Thi và thơ Nguyễn Đình Thi
2.1- Một vài nét về sự nghiệp văn chơng của Nguyễn Đình Thi .
Nguyễn Đình Thi thuộc thế hệ mà sự nghiệp văn chơng đợc hình thành và
phát triển từ sau Cách mạng Tháng Tám. Trớc khi đến với văn chơng, ông tham gia
tích cực vào phong trào học sinh sinh viên yêu nớc và hội văn hoá cứu quốc (19411943). Hoà nhập vào không khí đấu tranh cách mạng của dân tộc, Nguyễn Đình

Thi đã sớm khẳng định sâu sắc t cách công dân, t cách của ngời tri thức cách
9


mạng. Những năm tháng hoạt động này đã góp phần hình thành bản lĩnh, vốn sống
và tài năng trong những sáng tác của ông. Ông viết về triết học, lý luận phê bình.
Những vấn đề về chính trị và văn nghệ đợc soi sáng từ góc độ triết học, tạo ra ấn tợng mạnh, một chất trí tuệ sắc sảo.
Ông là tác giả của những bài hát nổi tiếng: Diệt phát xít, Ngời Hà Nội
Ông viết nhiều vở kịch gây những sự kiệntrong đời sống sân khấu Việt Nam:
Con nai đen, Rừng trúc, Nguyễn Trãi ở Đông Quan ... Các truyện ngắn của ông
đợc đánh giá rất cao (Giải thởng báo văn nghệ 1951-1952). Ông là nhà văn nổi
tiếng với những tác phẩm mang tính sử thi (Vỡ Bờ) hoặc đề cập đến những vấn đề
nóng bỏng của chiến tranh (Xung kích (1951), Vào lửa (1966), Mặt trận trên cao
(1967) ...
Ông là tác giả của sáu tập thơ kết tinh những suy nghĩ cảm xúc mãnh liệt của
ông về đất nớc, con ngời và thời đại trong những năm tháng không thể nào quên.
Có thể nói, ở lĩnh vực sáng tác nào, ông cũng để lại những thành tựu nổi bật.
Ông là một chứng nhân của nhiều hoàn cảnh lịch sử mà đời sống và sự
nghiệp văn chơng cuả ông song hành với đời hoạt động cách mạng, đời kháng
chiến. Tất cả đã hình thành và phát triển ở ông một bản lĩnh vững vàng, một trình
độ văn hoá sâu rộng, một trí tuệ sắc sảo và đặc biệt rất giàu tính sáng tạo. Điều đó
in dấu rất rõ trong các tác phẩm của ông, nhất là trong thơ mà chúng ta có dịp tìm
hiểu ở phần tiếp theo .
2. 2 . Một số quan niệm của Nguyễn Đình Thi về thơ
Nguyễn Đình Thi không chỉ là ngời sáng tác nổi tiếng mà ông còn là một
nhà lý luận phê bình sắc sảo. Ngời ta nhận thấy giữa sáng tác và lý luận ở ông rất
nhất quán, hài hoà. Quan niêm của ông về nghệ thuật nói chung, thơ nói riêng đợc
phát biểu khá hệ thống và rõ ràng. Điều này giúp cho ngời nghiên cứu về thơ văn
ông có một chổ dựa đáng tin cậy, nó góp phần lý giải những đặc điểm về nội dung
và hình thức trong các tác phẩm của ông.

Để có thể đi vào tìm hiểu thơ Nguyễn Đình Thi, thiết nghĩ cần nêu một số
quan niêm của ông về thơ đợc trình bày dới dạng các bài viết hoặc bài nói, hay
những lời tâm sự phỏng vấn từ năm 1948 đến nay .
Trong một lần nói chuyện, Nguyễn Đình Thi bộc bạch : Tôi sinh ra không
phải trong một gia đình dòng dõi nho học, tuổi nhỏ của tôi ở ngoài chữ Hán. Khi đi
học tiểu học thời Pháp thuộc, tôi cũng đợc học mỗi tuần một giờ chữ Hán trong ba
năm sơ học rồi thôi. Sau này làm nghề cầm bút, cũng phải tự học thêm chút ít để
hiểu nghĩa các từ gốc Hán khi dùng đến.
Do vậy, các từ ngữ gốc Hán không có mấy âm hởng trong trí tởng tợng và
xúc cảm của tôi, từ những ngày tôi còn nhỏ .
Ví dụ: nghe lâm tuyền, viễn phố tôi không cảm thấy gì nhiều nhng nghe
rừng suối, phố xa thì trong tôi gợi động lên nhiều thứ. Cái vốn sâu tiếng nói trong
10


tôi là lời ăn tiếng nói thông thờng và trong văn học là ca dao và thơ Nôm của các
nhà thơ cổ điển đời trớc ( 46; tr.17).
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Nguyễn Đình Thi đã dành cho thơ một vị
trí trang trọng. Ông xem đây là một thể loại có thể bộc lộ đợc những suy nghĩ,
chiêm nghiệm và những tình cảm chân thành nhất .
Khi nói về thơ, trớc hết ông nhấn mạnh mặt cảm xúc. Ông nhận xét :
Tâm hồn chúng ta có một rung động khi nó ra khỏi tình trạng bình thờng,
khi nó không chiếu theo thói quen nh một dây da trong bộ máy, khi nó thức tỉnh tự
soi vào để tự nhận thấy đang ở một độ rung chuyển khác thờng, do một sự va chạm
nào với thời gian bên ngoài, với thiên nhiên, với những ngời khác, rồi do sự tự soi
sáng ấy mà cảm xúc hình thành đợc hẳn. (49; tr.67).
Nói về sự diễn đạt, ông nhận xét: Thơ của một thời mới trong những bớc
đầu ít khi chịu đựng đợc những chân trời rộng mở để tìm kiếm sức mới của nó ...
Văn xuôi lôi cuốn ngời nh dòng nớc, đa ta đi lần lợt từ điểm này đến điểm khác.
Thơ trái lại chỉ chọn một ít điểm chính, bấm vào những điểm ấy thì toàn thể động

lên theo (49; tr47).
ở một đoạn khác, trở lại ý này, ông nhấn mạnh: Mỗi thể thơ có một khả
năng, một thứ nhịp điệu của nó nhng nếu theo dõi những thời kỳ lớn của lịch sử
thì một thời đại mới của nghệ thuật thờng bao giờ cũng tạo ra một hình thức mới.
Thơ của một thời mới trong những bớc đầu ít khi chịu những hình thức đều đặn, cố
định (49; tr. 80).
Những ý kiến của Nguyễn Đình Thi, về mặt lý luận cũng phù hợp với với
thực tiễn sáng tác của mình. Nhiều bài thơ của ông đợc viết nột cách tự do, thoải
mái, không quá nệ vào vần điệu, không a sự nhịp nhàng dễ dãi của câu chữ. ý tởng
đó đã hình thành từ rất sớm trong những ngày đầu sáng tác thơ của ông.
Chúng ta nhớ rằng năm 1948, trong một hôi nghị tranh luận về thơ của mình,
trớc các nhà thơ, nhà văn nổi tiếng nh: Tố Hữu, Xuân Diệu, Thế Lữ, Xuân Thuỷ,
Thanh Tịnh, Nguyên Hồng, Ngô Tất Tố nhà thơ trẻ Nguyễn Đình Thi (lúc đó
mới 24 tuổi) đã phát biểu rất khảng khái về chủ đích, hớng đi, tình yêu sáng tác.
Đặc biệt, với loại thơ không vần mà lúc đó nhiều ngời tỏ ra không mặn mà,
Nguyễn đình Thi nói rõ:
"- Khi đã bỏ luật lệ rồi, đủ cảm xúc tự nhiên thì cứ nói thành vần cũng đợc,
không thì thôi. Nói nh lời nói thờng vậy.
-Rút ra những cái trong cuộc sống .
- Tôi mong đi tới những câu thơ nh lời nói thờng mà đến độ cảm xúc mãnh
liệt. Nếu cần nói một hơi dài dùng những câu dài. Nếu hơi ngắn thì nói ngắn.
Những hình ảnh thơ mới bây giờ tôi tởng tợng nó cần phải khoẻ, gân guốc, xù xì,
chất phác, chung đúc tự nhiên. Những bài thơ cũ, cùng một nhịp điệu đều đều tôi
11


không chịu đợc. Bài thơ chất phác kia tác động vào tâm hồn ta hơn (47; tr.227,
228).
Vai trò của từ ngữ, cũng đợc ông rất chú trọng: Chữ và tiếng trong thơ phải
còn có một giá trị khác, ngoài giá trị ý niệm. Ngời làm thơ chọn chữ và tiếng

không phải chỉ vì ý nghĩa của nó ... Điều kỳ diệu của thơ là mỗi chữ, ngoài ý
nghĩa của nó ... bỗng phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh những cảm xúc,
những hình ảnh không ngờ, toả ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy.
Sức mạnh của câu thơ là ở sức gợi ấy ( 47; tr.280 ).
Vai trò của nhịp điệu trong thơ cũng đợc Nguyễn Đình Thi nhấn mạnh nhiều
lần. Nhng ở đây, ông nói rõ nhịp điệu đặc trng: Còn trong thơ, tiếng nói đi đến
ngọn nguồn của nó, nh tia lửa bay lên từ tâm hồn con ngời đang xúc động, nh
chiếc lá non từ chồi nụ nở ra. Mỗi từ nh một viên ngọc nguyên thuỷ, một giọt ánh
sáng, và câu thơ nh dòng nớc nguồn trong suốt. Tiếng nói thơ là tiếng nói đầy âm
nhạc, tiếng nói của nhịp điệu nhịp điệu của âm thanh vật chất, của tiếng nói con
ngời. Và nhịp điệu của những cảm xúc, ý nghĩ, trình tự hoà quyện nối tiếp nhau.
(46; tr.9)
Trên đây, chúng tôi lợc dẫn những luận điểm chính của Nguyễn Đình Thi
phát biểu về thơ nói chung, thơ của mình nói riêng. Có 3 điểm chủ yếu là:
1- Thơ là tiếng nói của cảm xúc chân thành từ trong đời sống. Thơ phải đợc
viết ra từ ngôn ngữ của đời sống tâm hồn mình.
2 Ngôn ngữ thơ phải giàu hình ảnh, giàu sức gợi, giàu nhạc điệu.
3 Không câu nệ vào vần, thơ có thể nh lời nói thờng, miễn là cảm xúc tự
nhiên.
Đây là những ý đợc ông nêu ra một cách có hệ thống và nhất quán trong các
thời kỳ khác nhau. Những luận điểm này giúp ta tìm hiểu thơ ông và cũng góp
phần soi sáng hoặc tham khảo cho những vấn đề mà ngôn ngữ thơ đã và đang cần
giải đáp trong nghiên cứu từ trớc đến nay .
3 - Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu thơ Nguyễn Đình Thi
Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đa tài trên nhiều lĩnh vực. Nhng cũng có ngời lấy làm tiếc là Nguyễn Đình Thi ham nhiều thứ quá, ham dựng nhiều nhà
quá!" Có ngời còn lo ngại sự đa tài ấy sẽ lại là cái hoạ của ông, rằng chính ông
lại tự che khuất ông!
Nhng bằng sự bền bỉ, kiên trì suốt hơn nữa thế kỷ sáng tác đã là một sự minh
chứng đầy tính thuyết phục, góp phần giải toả những lo ngại, thậm chí giải toả
những nhận định, đánh giá mà không phải lúc nào cũng thoả đáng về ông.

Nguyễn Đình Thi làm thơ không nhiều. Nhng ngay những bài thơ đầu tay,
thơ ông đã có một giọng điệu riêng và cứ thế rỉ rả cho đến tận bây giờ, góp vào
thi ca Việt Nam một thi pháp lạ, một vẻ đẹp sang trọng (12).
12


Điểm qua các ý kiến đánh giá về thơ Nguyễn Đình Thi, chúng ta thấy có mấy
điểm đợc nhiều bài viết chú ý sau đây :
3.1 -Về phong cách nghệ thuật .
Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định thơ Nguyễn Đình Thi tạo ra một phong
cách mới lạ. Thơ Nguyễn Đình Thi đi theo một lối riêng, rất ít chịu ảnh hởng của
thơ mới, không mô phỏng thơ ca cách mạng thời kỳ trớc năm 1945. Ông nói cái
mới với phong cách mới, không lệ thuộc nhiều những yếu tố bên ngoài (Hà Minh
Đức; 47; tr.20). Thơ Nguyễn Đình Thi ngay từ những năm đầu của kháng chiến
chống Pháp đã ít nhiều mang một cảm xúc kín đáo, với dáng dấp mới lạ
(Nguyễn Xuân Nam; 34).
Thơ Nguyễn Đình Thi có cái chất ngời sáng nh trong một số bài lý luận của
ông. Và nó càng ít có sự lôi cuốn say sa, sự nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và
chất hùng ca nh trong nhạc của ông. Chất thơ Nguyễn Đình Thi thiên về trầm t,
bình lặng tởng nh nhà thơ vừa nói chậm rãi vừa nghĩ ngợi về điều mình nói (Trần
Hữu Tá; 42).
3.2 Về đê tài, chủ đề
Thơ Nguyễn Đình Thi gắn liền với cách mạng, với hai cuộc kháng chiến thần
thánh của dân tộc, Với quan điểm nhất quán về thơ, từ các tập Ngời chiến sĩ, Bài
thơ Hắc Hải, Dòng sông trong xanh, đến Tia nắng rồi Trong cát bụi cảm hứng lớn
trong thơ Nguyễn Đình Thi tập trung vào cảm hứng về cách mạng, đất nớc trong
chiến tranh và xây dng trên cái nền đó là số phận, niềm vui và hạnh phúc của cá
nhân theo năm tháng của của cuộc đời. (16; tr.21)
Mọi sáng tác của Nguyễn Đình Thi, dù ở bất cứ ở lĩnh vực nào nhng đặc
biệt là với thơ, bao giờ ông cũng gắn chặt với nỗi vui buồn của nhân dân và đất nớc ( 7; tr.250). Nổi bật lên nh một điểm sáng xuyên suốt trong thơ anh là sự quan

tâm đối với vấn đề hạnh phúc của con ngời, con ngời lao động, con ngời Việt
Nam (29).
Có những nhà thơ chỉ nói cái vui chiến đấu và chiến thắng. Nguyễn Đình
Thi còn nói thêm những xót xa mất mát và có lúc hình nh anh nhấn quá nhiều. Nhng trái lại, cần nói anh hiểu rõ cái giá chúng ta phải trả, hiểu rõ phẩm chất cao
quý của đồng bào, đồng chí chúng ta, hiểu rõ hạnh phúc to lớn mà chúng ta giành
đợc (43; tr.175) .
3.3 - Về hình thức ngôn ngữ
Nhiều ý kiến đánh giá sự mới lạ, cách tân trong hình thức, ngôn ngữ thơ
Nguyễn Đình Thi. ý kiến khen cũng nhiều và chê cũng không ít. Một số ý kiến cho
rằng: Thơ Nguyễn Đình thi trúc trắc, khó đọc. Có những bài ở giai đoạn đầu cha
nói đợc nỗi niềm của quần chúng. Có nhiều câu thơ khó hiểu, một số bài còn có sự
u uất , gò bó ...
13


Nhng nhìn chung thơ Nguyễn Đình Thi đợc đánh giá cao. Suy ngẫm thật sâu
thơ ông, ta dễ dàng thấy rằng, ngay từ những ngày đầu xuất hiện trên thi đàn Việt
Nam, Nguyễn Đình Thi đã ráo riết chủ trơng cách tân triệt để hình thức câu thơ,
cách tân sâu sắc lối biểu cảm của thơ, đặc biệt đối với thể thơ thất ngôn ... Câu thơ
Nguyễn Đình Thi, thờng biến ảo bất kỳ. Câu thơ dài ngắn, ngắt dòng hoàn toàn
tuỳ thuộc hơi mạch bên trong của tứ thơ, hồn thơ chứ không cố định, không bị gò
ép theo một thể thơ nào. Thơ Nguyễn Đình Thi đợc gạn chắt tinh tế, đợc viết một
cách chắc chắn, nhọc nhằn, kỷ lỡng và đầy trách nhiệm (7; tr.251).
Lý giải về thơ không vần của Nguyễn Đình Thi, có ý kiến nhận xét chính vì
chú trọng đến hình ảnh trong thơ, Nguyễn Đình Thi không chú trọng nhiều đến
chức năng tạo nhạc, ngợc lại thiên về chức năng tạo hình của ngôn ngữ (...). Thơ
Nguyễn Đình Thi thờng kiệm lời, đọc thơ ông ta bắt gặp một thi pháp hiện đại :
kiệm lời đúc ảnh ( 22; tr .280).
Về mặt sử dụng ngôn ngữ cụ thể, có ý kiến nhấn mạnh một số điểm nổi bật
của thơ Nguyễn Đình Thi: là thơ trữ tình điệu nói từ ngữ dùng giản dị, giàu hình

ảnh và hàm súc, hình thức câu thơ phóng khoáng tự do (9; tr.310)
4. Tiểu kết :
Trong chơng này, chúng tôi nêu một số vấn đề mang tính chất tiền đề lý luận có
liên quan trực tiếp đến đề tài, những vấn đề gồm :
1-Thơ là một loại hình nghệ thuật đặc thù , độc đáo. Ngôn ngữ Thơ là một
phợng diện hình thức góp phần đặc biệt quan trọng làm nên phong cách, diện mạo
của thơ .
2- Nguyễn Đình Thi là một nhà thơ đã tạo nên một phong cách độc đáo.
Những ý kiến của ông về thơ đã làm tiền đề cho việc định hớng sáng tác, soi sáng
cho việc tìm hiểu thơ ông.
3 - Hơn nửa thế kỷ sáng tác, thơ Nguyễn Đình Thi gắn bó với đời sống với
cách mạng, là sự kết tinh sâu sắc suy nghĩ, tình cảm của ông với cuộc đời. Thơ
Nguyễn Đình Thi đặt ra nhiều vấn đề trong việc nghiên cứu, từ phơng diện nội
dung đến hình thức, đặc biệt là phơng diện ngôn ngữ thơ.
Dựa vào những vấn đề có tính chất lý luận, những quan niệm và định hớng
sáng tác trên đây, phần tiếp theo luận văn sẽ đi sâu vào khảo sát các đặc điểm về
hình thức (chơng 2) và nội dung (chơng3).

14


Chơng 2
Đặc điểm hình thức của thơ Nguyễn Đình Thi
1. Dẫn nhập :
Trong ngôn ngữ, mối quan hệ giữa nội dung và hình thức rất chặt chẽ và rất
phức tạp. Thơ có một cách thức phản ánh cuộc sống mang tính đặc thù. Hình thức
thơ đơng nhiên phải phù hợp với nội dung và cách thức phản ánh mang tính đặc
thù ấy.
Mỗi bài thơ có thể xem nh là một chỉnh thể. Khi xem xét mặt hình thức
trong thơ Nguyễn Đình Thi, chúng tôi chủ yếu đi vào tìm hiểu các khía cạnh sau:

thể thơ, các đặc điểm về tổ chức trong câu thơ (vần, nhịp điệu), đặc điểm về từ
ngữ và một số cấu trúc điển hình của bài thơ ...
Qua những đặc điểm này, ta có thể thấy rõ hơn về phong cách, diện mạo
riêng của thơ Nguyễn Đình Thi trong thơ ca nói chung, thơ Việt Nam hiện đại nói
riêng.
2. Thể thơ :
2.1- Nhận xét chung :
Trong những khái niệm liên quan đến thơ, thuật ngữ thể thơ cha đợc định
nghĩa rõ ràng. Nhng qua phân loại về thể thơ, ngời ta thờng lấy số tiếng và vần để
phân loại các thể thơ.
Căn cứ vào số tiếng (trong câu thơ ) có: thể thơ 5 tiếng, 6 tiếng, 7 tiếng, 8
tiếng, thơ tự do số tiếng không đều nhau).
15


Căn cứ vào luật thơ, có hai loại: Thơ cách luật ( thơ có quy tắc và luật lệ ổn
định, gồm thơ Đờng luật, lục bát, song thất lục bát ...); Thơ không cách luật (thơ
tự do số tiếng, số câu không hạn chế )
Khi tìm hiểu thơ Nguyễn Đình Thi, chúng tôi nhận thấy trong số 107 bài có:
Thơ Đờng luật: 5 bài, thơ lục bát:1 bài, thơ tự do: 101bài (trong đó một bài trờng
ca có xen kẽ lục bát (Bàt thơ Hắc Hải). Sau đây xin điểm qua một số thể thơ tiêu
biểu trong thơ Nguyễn Đình Thi.
2.2 Thể thơ lục bát :
Lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc. Đặc điểm nổi bật của thể thơ này
là câu 6 và câu 8 luân phiên nối tiếp nhau, tiết tấu làm nên đặc trng của thể thơ
này trên cơ sở sự hài hoà về hiệp vần và hài âm .
Trong sáng tác của mình, Nguyễn Đình Thi ít sử dụng thể lục bát nhng bài
thơ lục bát của ông lại tạo nên một đặc trng rất là ấn tợng .
Đoạn thơ lục bát trong trờng ca Bài thơ Hắc Hải có thể tách ra nh một bài có
tính độc lập, nói về đất nớc Việt Nam.

Việt Nam đất nớc ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trờng Sơn sớm chiều
Quê hơng biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thơng đau
Mặt ngời vất vả in sâu
Gái trai cùng một áo nâu nhuộm bùn
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu chảy lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gơm vứt bỏ lại hiền nh xa
Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung
Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phơng xa tới lạ lùng tìm xem
Tay ngời nh có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ
.
Ta đi ta nhớ núi rừng
Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ
Nhớ đồng ruộng nhớ khoai ngô
16


Bát canh rau muống quả cà dòn tan
Cả đoạn thơ -bài thơ này, trừ những câu thơ nói về cảnh khổ lầm than của con
ngời, mang phong vị ca dao, rất quen thuộc, gần gũi với những bài ca dao nói về

quê hơng đất nớc. Đó là tiếng hát vọng về từ trong sâu thẳm trái tim, từ cách gieo
vần ngắt nhịp, hoà phối âm thanh đến hình ảnh:
Việt Nam đất nớc ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lã rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trờng Sơn sớm chiều ...
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung ...
Nhớ đồng ruộng nhớ khoai ngô
Bát canh rau muống quả cà dòn tan...
Bài thuần nhất theo thể lục bát là Chiều thu nhớ Bác Hồ:
Nắng chiều trên lúa xôn xao
Mây chiều lng núi cao cao rạng ngời ...
Nổi bật ở bài thơ này là cách gieo vần, sự hài thanh rất chuẩn mực và đạt tới
sự nhuần nhuyễn cổ điển .
Đó là sự tuân thủ luật Bằng Trắc ở các tiếng 2, 4, 6, ở câu lục, 2, 4, 6, 8,
ở câu bát, là sự gieo vần ở các vị trí đúng luật, là sự đối lập bổng trầm ở các
tiếng trong một câu thơ :
Nắng chiều trên lúa xôn xao
T
B B T B B
Mây chiều / lng núi / cao cao rạng ngời
B B
B T
B B T B
Nớc non / non nớc / bồi hồi
T
B
B T
B B

Nghe thân yêu / vọng tiếng ngời / đâu đây
B
B B
T
T
B
B B
Mây hồng / chim vút / cánh bay
B
B
B
T
T
B
Sông xa / một dải/ dâng đầy / nhớ thơng
B B T T
B B
T
B
Tấm lòng / vẫn ở quê hơng
T
B T T B B
Nụ cời/ gửi lại / lên đờng nghìn thu
T B
T T B B
B
B
Tác giả đã khai thác, sử dụng những đặc trng của thể thơ lục bát truyền
thống: vần chân (ở câu lục) và vần lng (ở câu bát) hiệp vần với nhau, ở thanh bằng
17



tạo thanh điệu hài hoà, nhẹ nhàng. Các tiếng ở trong câu cũng chủ yếu là nhịp
chẵn. Các từ láy, từ ghép sóng đôi suất hiện (xôn xao, cao cao, bồi hồi, nớc non,
nhớ thơng, rạng ngời,...) Các từ ngữ chỉ không gian đợc đa vào: nắng chiều, mây
chiều, mây hồng, sông xa, quê hơng ...
Tất cả những yếu tố đó đã tạo ra ở bài thơ một không gian thơ tràn ngập tình
cảm bâng khuâng nhng sâu lắng. Bài thơ chỉ có 8 câu, nhỏ gọn nh một nén tâm hơng, nhớ thơng ngậm ngùi viếng Bác.
2.3- Thể thơ Đờng luật :
Thơ Đờng luật ngoài quy tắc chặt chẽ về niêm luật (vần, nhịp, đối ...), còn có
sự quy định về số tiếng (5 hoặc 7 tiếng) và số câu: tứ tuyệt (4 câu) bát cú (8 câu)
và trờng thiên (trên 8 câu ).
Khảo sát thơ Nguyễn Đình Thi, ta thấy trong số 107 bài, ông chỉ sáng tác ba
bài theo thể Đờng luật. Trong đó có hai bài ở dạng tứ tuyệt:
Vờn bàng rụng đầy mặt đất
Sơng lạnh bên đờng đoá cúc hoang
Chầm chậm nớc sông trôi lấp loáng
Ai một mình đi trong ánh trăng
(Sơng lạnh ) .
Năm mơi năm nh một bóng mây
Gió thu lại thổi suốt đêm dài
Vẫn nghe khúc hát ngời năm ấy
Chén rợu bên đèn nớc mắt đầy
(Gió thu )
Đối chiếu với thể tứ tuyệt nguyên thể, thơ tứ tuyệt của Nguyễn Đình Thi
niêm luật không hoàn toàn theo thể Đờng luật nghiêm nhặt. Chẳng hạn: Chén rợu
bên đèn nớc mắt đầy là một câu thơ tạo cảm giác ngang ngang vì trong dòng thơ
tiếng thứ t và tiếng thứ 7 cùng vần bằng nhng phải khác về âm vực (cao thấp) nhng
trong câu thơ này lại cùng dấu huyền (đèn - đầy )
Những bài thơ khác tuy có dạng thất ngôn bát cú (Nh dòng sông, Nhớ) hay

dạng trờng thiên (Bài thơ Hắc Hải , Dòng sông vẫn rì rào ...), nhng về âm luật
đều có hớng của thơ tự do. Tác giả thờng tự do trong gieo vần, nhịp và nhất là
trong bố cục (không theo cấu trúc, đề, thực, luận, kết )
Nói chung những bài thơ này không còn ở dạng nguyên thể mà có dạng phối
hợp xen kẻ giữa các thể. Do đó khi xem xét loại này , chúng tôi khảo sát chúng ở
dạng thể thơ tự do .
2.4 Thơ tự do :
2.4.1 Một số đặc điểm của thơ tự do
Theo các nhà nghiên cứu, thơ tự do xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 30
của thế kỷ XX, cùng với phong trào thơ mới. ở Việt Nam, sau Cách mạng tháng
18


Tám 1945, nhất là những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, thơ tự do
khá phát triển, trở thành một xu hớng mới, ngày càng đợc khẳng định.
Đặc điểm nổi bật của thơ tự do là nó không tuân theo những quy tắc về cách
luật (nh thơ Đờng luật, lục bát...). Do đó, hình thức thơ tự do không cố định số
tiếng, số câu trong bài. Mạch thơ có thể liên tục hoặc ngắt quãng...
Ví dụ, trong bài Tiếng trúc tuyệt vời Thế Lữ đã dùng những câu thơ dài ngắn
khác nhau, tạo nên âm điệu, tiết tấu đầy chất vang ngân thoải mái trog việc thể
hiện cảm xúc:
Tiếng địch thổi đâu dây
Cớ sao mà réo rắt ?
Lơ lửng cao đa tận chân trời xanh ngắt
Mây bay ... gió quyến mây bay
Tiếng vi vút nh khuyên van nh dìu dặt
Nh hắt hiu cùng hơi gió heo may
ánh chiều thu
Lớt mặt hồ thu
Sơng hồng lan nhẹ trên sóng biếc

Rặng lau già xao xác tiếng reo khô
Nh khua động nỗi nhớ nhung thơng tiếc
Trong lòng ngời đứng bên hồ
Trong bài thơ, yếu tố vần vẫn đợc thể hiện qua các câu, các khổ, có tác dụng
liên kết bài thơ, nhng dờng nh mạch thơ, hình ảnh thơ có sức liên kết mạnh mẽ, hơi
thơ phóng khoáng, tự do hơn.
Nh vậy, về mặt hình thức, thơ tự do vẫn có thể có vần, nhng nó không còn trở
thành một qui tắc chặt chẽ,mà nhịp điệu lại nổi lên nh một yếu tố chủ đạo. Nhịp
điệu ở đây không do các yếu tố cách luật xác định và cấu tạo nh thơ Đờng luật,
thơ lục bát ... (nói chung là không xác định bởi những yếu tố và nguyên tắc cụ thể)
mà thờng do những qui tắc nôị tại, thậm chí rất vô hình, chi phối.
Về nội dung, thơ tự do cũng nh các thể thơ khác, phản ánh những rung động
của tâm hồn về con ngời và cuộc đời với những hình ảnh cô đọng, chắt lọc, tinh tế.
Thơ tự do không đồng nghĩa với tuỳ tiện, Xuân Diệu phát biểu: Tự do là
mình đặt cho mình một kỷ luật linh động, tuỳ theo mỗi trờng hợp, nhng luôn luôn
có kỷ luật. Muốn ca hát mà chẳng theo tiết tấu nhịp nhàng thì ai nghe? Làm thơ tự
do tức là mỗi đề tài tự tạo ra một nhịp điệu riêng cho thích hợp, cái điệu ấy không
đợc phu lu mà cần thiết. Phải cao tay lắm mới sai khiến đợc thơ tự do. Tự do không
có nghĩa là muốn làm gì thì làm (18; tr.408) .
Một xu hớng tìm tòi mới từ thơ tự do là thơ không vần. Thơ không vần là
một trong những vấn đề đợc đa ra tranh luận tại Hội nghị văn nghệ Việt Bắc tháng
9-1949 nhân các bài thơ tự do không vần của Nguyễn Đình Thi.
19


Nh vậy, khi văn học phơng Tây tràn vào Việt Nam, dòng thơ mới xuất hiện.
Bên cạnh các thể thơ khác là sự lên ngôi của thơ tự do với nhiều tìm tòi sáng tạo
mới .
2.4.2 Thể thơ tự do trong thơ Nguyễn Đình Thi:
Qua thống kê các thể thơ của Nguyễn Đình Thi,ta thấy tình hình nh

sau:Trong tổng số 107 bài (tất cả các thể thơ) thì thơ tự do có đến 94 bài (chiếm tỉ
lệ 87, 800/0).
Nh vậy đại đa số thơ Nguyễn Đình Thi thuộc thể thơ t do.
Nhng thơ tự do Nguyễn Đình Thi cũng có nhiều loại. Cụ thể là trong số 94 bài
thơ tự do, có:
- Thơ tự do có vần: 41 bài trong tổng số 94 bài (tỉ lệ : 43,730/0)
- Thơ tự do không vần: 24 bài trong tổng số 94 bài (tỉ lệ : 25,530/0)
- Thơ tự do phối hợp có vần với không vần: 29 bài trong tổng số 94 bài (tỉ lệ
0
30,74 /0)
Qua số liệu trên, có thể thấy: bài thơ tự do có vần có số lợng ít hơn so với hai
loại kia (thơ tự do không vần và loại thơ phối hợp). Trong đó đáng chú ý là trong
thể thơ tự do này, nhà thơ rất chú trọng loại thơ phối hợp xen kẽ giữa có vần và
không vần trong một bài thơ (có thể gọi đó là thể thơ phối xen).
Có thể nói, sự phối xen giữa vần với không vần (cùng với việc sử dụng các
thể hỗn hợp (thể lục bát xen kẽ với thơ tự do hoặc thể thơ tự do xen kẽ với thơ Đờng luật) đã tạo cho thơ Nguyễn Đình Thi một hình thức mới, tự do, phóng khoáng
.
Xin nêu một số dẫn chứng về các loại trên :
Về thể thơ tự do có vần :
Đêm nay trong vờn hoa ngổn ngang ụ súng / Bên ven hồ lốm đốm trăng xanh
/ Nghe quanh ta đêm hè nóng bỏng / Mắt bồi hồi em đi bên anh .(Chia tay trong
đêm Hà Nội )
Về thể thơ tự do không vần:
Đêm nhạt nắng / Ma thầm lòng phố cũ / Ngã t đèn đảo gió / ánh mắt kia nh
thanh gơm. (Hà Nội đêm nay)
Thể thơ xen kẻ có vần không vần:
Ôi những vạt ruộng vàng / Chiều rung rinh lúa ngả / Bờ tre đang reo ánh
lửa/ Mái nhà sàn toả khói xanh / Hơng gào xa văng vẳng / Một mảnh trăng dốc
ngả chập chùng / Bớc chân bóng động nghiêng bờ núi . (Đờng núi)
Bên cạnh những câu thơ, bài thơ có vần, không vần và xen kẽ nh vậy, ta còn gặp

trong thơ Nguyễn Đình Thi có sự phối hợp câu thơ dài, ngắn khác nhau:
Đất nớc muôn nơi / Nghèo xơ xác hôm nay chói lọi / Gió thổi đờng xa tơi
đỏ / Dạt dào lúa ngã thân yêu ... ( Lúa ).
20


Qua tháng năm / Tôi đã đi / Gập ghềnh nhiều đoạn đờng / Sơng mù gió lửa /
Trải buồn vui ngọt đắng ... ( Dòng sông trong xanh )
Hoặc phối hợp các thể thơ tự do lục bát :
Tôi ngắt những hoa rừng tím đỏ / Ngắt nhiều hoa nữa nhiều trên tay / Chị áo
choàng khiêng súng mê say / Nhìn anh bộ đội má hây hây hồng / Mấy năm hoang
vắng đồi nơng / Hôm nay nớc suối quê hơng lại cời / Anh không nằm dới cỏ / Tiếng
hát hôm nay anh vẫn hát trên đồi ( Hoa rừng ) .
Đoạn thơ dẫn trên vừa có vần lại vừa có những câu không gieo vần với nhau,
vừa có dạng thơ 7 chữ , xen lẫn lục bát biến thể với câu thơ tự do.
Nhiều bài thơ Nguyễn Đình Thi có hình thức ở dạng hợp thể hay phối xen
nh vậy. Thơ ông chạy tung các ngã, rất khó quy về một dạng cố định.
2.5- Thơ văn xuôi
2.5.1- Đặc điểm:
Trong thơ có những câu dài (từ 11, 12 tiếng trở lên). Khi gặp những bài thơ
nh thế Nhịp điệu câu thơ lại bị dãn ra, tiết tấu không rõ rệt, nhạc điệu thơ bị hoà
tan trong nhịp điệu bình thờng của văn xuôi. Những câu thơ dài từ 11, 12 tiếng trở
lên sẽ dần biến thành câu thơ văn xuôi và bài thơ gồm những câu thơ đó có xu hớng trở thành bài thơ văn xuôi ( 27; tr. 188 ) .
Có thể vận dụng ý kiến trên đây để xếp một loại thơ, tuy có dạng tự do, nhng
câu thơ tràn ra, không tuân theo một quy tắc nhất dịnh nào là thơ - văn xuôi.
R.Tagore cũng đã từng làm những bài thơ nh vậy:
- Con ngời vạch những đờng cày trên ruộng, để viết nên no ấm, mùa màng
- Cũng con ngời nắn nót trên trên trang sách nhỏ, vun xới cho tâm hồn, điều
thiện niềm vui .
- Tình yêu vẫn nguyên vẹn là điều bí mật, ngay cả khi đã đợc thổ lộ.

Vì chỉ ai yêu thực sự mới biết mình đợc yêu .
(Dẫn theo Tài hoa trẻ, số 227, ngày 4/ 9 /2002, tr.58)
Những câu thơ trên có dạng thơ -văn xuôi, mỗi bài thơ chỉ có 2 câu nhng có
nội dung rất hàm súc nh núi non trong một hạt cát và biển sông trong một giọt nớc long lanh.
ở Việt Nam, thơ Huy Cận cũng có bài ở dạng thơ - văn xuôi:
Lúa mới đã gặt rồi đang phơi dàn trên sân rộng .
Những hạt lúa nhám và thơm nh má hồng tơ của chàng trai mời tám .
Những hạt lúa căng tròn nh ngực mới, nở căng, ôm sự sống bồi hồi .
Những hạt lúa đúc nắng sữa mùa thu, những hạt lúa tháng mời
( Bài thơ cuộc đời )
Những câu thơ trên dài nh câu nói thờng, nhng lại giàu tính nhạc, từ ngữ và
hình ảnh đợc chọn lọc. Các câu thơ có tính nhạc bên trong .
21


Nh vậy, có thể hiểu: Thơ văn xuôi là những câu dài nh câu văn xuôi bình thờng nhng vẫn có tiết tấu, nhịp điệu (tức là vẫn có chất thơ) trong câu và giữa các
câu với nhau; ý thơ thờng súc tích, giàu hình ảnh . Đó là những điểm làm cho thơ văn xuôi vẫn nằm trong địa hạt thơ .
2. 5.2 Thơ -văn xuôi của Nguyễn Đình Thi .
Thơ -văn xuôi của Nguyễn Đình Thi gồm có 11 bài trên tổng số 107 bài
(chiếm tỉ lệ 10%). Đó là các bài: Vì sao , Với Lý Bạch đêm nay, Buổi chiều cuối
năm, Chi một chút, Nơi dựa, Có lẽ ,Truyền thuyết về chim phợng, Hoa chua me
đất, Vợt biển, Những chiếc lá, Tia nắng. Trong đó có những bài rất ngắn: Chỉ
một chút, Niềm nhỏ, Tia nắng .
Ví dụ : Em đấy , em tia nắng đến khẽ trong căn nhà nghèo nàn của anh. Anh
nhìn ... Mỗi hạt bụi bay thành hạt vàng. (Tia nắng ). Có bài bao gồm có một số
câu đối thoại (Hoa chua me đất, Vì sao).
Chẳng hạn : - Vì sao ngời Việt Nam đánh Mỹ đợc lâu thế ?
- Tha chị vì chúng tôi yêu đất nớc chúng tôi cũng nh chị yêu con chị
- Đế quốc Mỹ mạnh lắm các bạn đánh thế nào
- Cọp dữ nanh dài vuốt nhọn

Vẫn có thể bị đàn ong quật ngã ( Vì sao )
Và có nhiều bài dài (Với Lý Bạch đêm nay, Buổi chiều cuối năm, Truyền
thuyết về chim phợng , Vợt biển ...) .
Ví dụ : Đến lợt tôi hôm nay vợt biển / Thuyền nhỏ tôi đã sữa soạn nhiều
buồm. / Buổi sáng nắng hồng tôi kéo nắng lên lá buồm màu biếc, hăng hái ra
khơi ./ Thuyền đi thuận gió. Nhng lòng cha thoả. Tôi kéo lên lá buồm thứ hai /. Rồi
một lá buồm lớn nữa, một lá nữa, tôi kéo hết lên bao nhiêu lá buồm nhiều màu sắc
/ Rực rỡ những cánh buồm phồng gió, con thuyền tôi rẽ sóng chồm bay / Tôi đứng
mắt ngời sáng nh một vị ngời trời / Bỗng,một cơn gió lốc, con thuyền cồng kềnh
những cánh buồm lật chao đi, chìm nghỉm .../ May cha đến nỗi xa bờ.
( Vợt biển ).
Đặc điểm chung của các bài thơ - văn xuôi ở đây là các câu thờng dài (ít nhất
có 8 tiếng , nhiều nhất có 35 tiếng ,độ dài trung bình 15-16 tiếng). Câu thơ đợc vắt
ra nhiều dòng trên trang in, cuối mỗi câu có dấu câu kết thúc.Vần có thể có, có thể
không, nhịp điệu không rõ ràng cố định mà nó thờng lan toả hoạc tiềm ẩn giữa các
câu ...
Nội dung các câu thờng là kể hoặc tả nhiều hình nhiều cảnh nhằm bộc lộ
những chủ đề nào đó, hoạc rõ ràng (ví dụ : Nơi dựa, Truyền thuyết về chim phợng
...) hoặc ngầm ẩn (ví dụ : Vợt biển, Hoa chua me đất ...) nh các thể thơ khác.
Tóm lại,Thơ Nguyễn Đình Thi có nhiều loại khác nhau: lục bát, Đờng luật,
thơ tự do, thơ văn xuôi. Thể thơ lục bát, Đờng luật tuy có số lợng ít nhng rất nhuần
nhị, tinh tế. Phổ biến nhất trong thơ Nguyễn Đình Thi vẫn là thơ tự do. Thơ tự do
22


(dù là có vần hay không vần) làm nên giọng điệu, diện mạo của thơ ông. Vì vậy,
khi tìm hiểu các đặc điểm về thơ Nguyễn Đình Thi, ở phần sau, chúng tôi chủ yếu
dựa vào loại thơ này .
3 . Một số đặc điểm trong tổ chức câu thơ Nguyễn Đình Thi
3.1 Vần trong thơ Nguyễn Đình Thi

Vần là gì ? Đó là sự hoà âm, sự cộng hởng âm thanh giữa các đơn vị ngôn
ngữ trên những vị trí nhất định nhằm liên kết các vế tơng đơng: bớc thơ, dòng thơ,
khổ thơ ...
Vần có tác dung liên kết và tạo nên hiện tợng hoà âm ( 27; tr. 177 )
Khảo sát vần trong thơ Nguyễn Đình Thi có thể nêu ra một số điểm nổi bật
sau đây :
3.1.1 Thơ có vần kết hợp với thơ không vần .
Có nhiều bài thơ ông gieo vần rất chuẩn, đều đặn từ đầu đến cuối ( nh : Quê
hơng Việt Bắc, Về nhà, Buổi chiều ấy, Mùa thu vàng, Gió bay ...). Nhng cũng có
nhiều bài thơ, vần chỉ là điểm tựa ban đầu. Nhiều khi ngời viết bỏ vần lấy ý. Do
đó, nh đã nói ở phần thể thơ tự do trên đây, vần trong thơ Nguyễn Đình Thi rất linh
hoạt. Các câu thơ, các bài thơ không gò bó vào một số vần cứng nhắc
( Ngời tử sĩ, Bài thơ viết cạnh đồn Tây, Hoa rừng ...)
Kiểu gieo vần thờng gặp trong thơ Nguyễn Đình Thi là các câu thơ đợc gieo
vần với nhau chủ yếu là vần chân (thơ tự do, thơ tứ tuyệt )
Buổi chiều ấy nh hai đứa trẻ
Anh dắt tay em chạy giữa ma
Cùng vui quá và cùng run quá
Đến nơi cha từng biết bao giờ
( Buổi chiều ấy )
Em bớc nhanh dáng xiêu xiêu
Dới trời chim én dập dìu
Trăm ngàn ớc mơ đập cánh
Bay quanh em giữa buổi chiều
( Chim én )
Sự trùng hợp giữa các yếu tố trong khuôn vần cũng đợc sử dụng rất linh hoạt .
Có khi là vần chính (trùng nhau hoàn toàn phần vần )
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới

Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cời thiết tha
( Đất nớc )
23


Có khi là vần thông (không trùng hợp hoàn toàn âm chính và âm cuối )
Khói nhà máy cuộn trong sơng núi
Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng
Ôm đất nớc những ngời áo vải
Đã đứng lên thành những anh hùng
( Đất nớc )
Nh hai con chim trên mặt biển
Bay giữa mênh mông sóng nớc mờ
Chỉ có mây trời và gió lớn
Làm bạn cho ta bay mãi xa
( Buổi chiều ấy )
Thống kê một số bài thơ có vần, ta thấy tỷ lệ vần thông vần chính trong các
dòng thơ nh sau :
Chẳng hạn , trong bài thơ Đất nớc, số cặp gieo vần chính là : 8, số cặp gieo
vần thông là: 15, hoặc vần thông vần chính bằng nhau (nh Chia tay trong đêm Hà
Nội, tỉ lệ: 10/10) . Nhng điều quan trọng là nhà thơ không hoàn toàn phụ thuộc vào
vần. Vần thông chính là điều kiện để cho nhà thơ vừa tạo mặt liên kết hình thức,
vừa thể hiện đợc ý một cách thoải mái hơn.
Do đó, nhà thơ thơ thờng phối hợp sử dụng linh hoạt :
Ngày nắng đốt theo đêm ma giội / Mỗi bớc đờng mỗi bớc hi sinh / Trán cháy
rực nghĩ trời đất mới / Lòng ta bát ngát bình minh .
(Đất nớc ) .
Tìm thấy nhau rồi không lạc nữa / Anh dắt tay em chạy giữa ma / Quên
những chông gai quên tất cả / Bỏ lại sau lng mọi bến bờ

(Buổi chiều ấy ) .
Hiện tợng câu thơ có vần xen kẽ không vần đã nêu ở phần trớc rất phổ biến
trong các baì thơ tự do của Nguyễn Đình Thi (chiếm gần 30 %). Xu hớng này đã
tạo ra một loại thơ tràn câu, ít chú trọng, câu nệ vào luật lệ, đó là loại thơ không
vần, thơ văn xuôi . Nh chúng ta đã biết, loại thơ này làm nên một bảng màu đậm
nét, in dấu rõ sự tìm tòi, mạnh dạn đổi mới hình thức trong thơ của ông .
3.2 Một số đặc điểm tiết tấu trong thơ Nguyễn Đình Thi
Trong thơ nói chung, thơ tự do nói riêng, tiết tấu ( hay còn gọi là nhịp điệu)
có vai trò đặc biệt quan trọng. Nhà thơ Sóng Hồng viết :
Vần hay không tôi vẫn cho là thứ yếu
Nhng vắng âm thanh réo rắt đố thành thơ
Không long lanh hình tợng, chắp cánh ớc mơ
Thì thơ đó còn thua vè một chút
24


( Gửi nhà thơ trẻ )
Nguyễn Đình Thi cũng đã từng nhấn mạnh, khi thơ không vần thì phải có
luật bên trong rất mạnh Những cụm từ âm thanh réo rắt luật bên trong
chính là cách các nhà thơ nhắc đến vai trò của tính nhạc, tiết tấu trong thơ .
Vậy tiết tấu là gì ? Tiết tấu là sự lặp lại liên tục, đều đặn các hiện tợng tơng
tự trên các dòng thơ theo nh quy luật phối thanh nhất định (27; tr.173) . Tiết tấu
thể hiện rõ ở số tiếng trong câu thơ, và nhất là sự ngắt nhịp và phối thanh trong câu
thơ .
3.1.2.1 Số tiếng trong câu thơ :
Căn cứ vào số tiếng trong câu thơ, ta có thể chia làm hai loại :
Loại thơ có số tiếng cố định
Loại thơ có số tiếng không cố định
a. Bài thơ có số tiếng cố định : Là những bài mà các câu thơ có số tiếng bằng
nhau.

Trong thơ Nguyễn Đình Thi có tình hình nh sau : trong tổng số 107 bài (trừ
một bài lục bát, 11 bài thơ văn xuôi và các bài thơ tự do), còn có :
Thơ 5 tiếng : 5 bài
Thơ 6 tiếng : 5 bài
Thơ 7 tiếng : 19 bài
Thơ 8 tiếng : 5 bài
Điểm chung của các bài thơ có số tiếng cố định, đều đặn nh trên là: chúng
đều thuộc những bài thơ có vần. Và nói chung, chúng không khác về hình thức thể
hiện so với thơ của các nhà thơ khác.
Trong văn học dân gian, mỗi thể thơ đều có một cách thức biểu hiện đặc trng : câu thơ 2-3 tiếng : thuộc thể đồng dao; câu thơ 4-5 tiếng: thuộc thể vè hoặc kể
chuyện, hay nói lối; thơ 7, 8 tiếng : thuộc thể thơ Đờng luật; còn lục bát, song thất
lục bát : là thể thơ truyền thống, nội dung trữ tình. Dĩ nhiên, vai trò của các thể thơ
ấy không đợc chuyển dịch theo kiểu cơ giới vào thơ ca hiện đại.
Điều đáng lu ý là trong thơ của mình, Nguyễn Đình Thi không sáng tác bài
nào theo thể 2, 3 và 4 tiếng
Thơ Nguyễn Đình Thi chủ yếu là từ 5 tiếng trở lên. Có những đoạn thơ , bài
thơ trở nên quen thuộc với bao thế hệ độc giả :
Một nhà sàn đơn sơ vách nứa / Bốn bên suối chảy cá bơi vui / Đêm đêm
cháy bùng bên bếp lửa / ánh đèn khuya còn sáng trên đồi / Nơi đây sống một ngời
tóc bạc / Ngời không con mà có triệu con / Nhân dân ta gọi ngời là Bác / Cả đời
ngời là của nớc non ( Quê hơng Việt Bắc )
Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh / Soi sáng đờng chiến sĩ giữa đèo mây /
Ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh / Sởi ấm lòng chiến sĩ dới ngàn cây / Anh yêu
25


×