Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Vốn từ vựng chỉ nghề mộc ở làng thái yên đức thọ hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.28 KB, 92 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh
====***=====

trần thị ngọc hoa

Vốn từ vựng chỉ nghề mộc ở làng
thái yên đức thọ hà tĩnh
Chuyên ngành: Lí luận ngôn ngữ
Mã số: 602201
Luận văn thạc sĩ ngữ văn

Ngời hớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Tứ
mở đầu
I. Lý do chọn đề tài

1.1. Tiếng Việt có lịch sửVinh
lâu dài,
2006
gắn với các chặng đờng phát triển

-----&------

của lịch sử dân tộc. Tới nay, tiếng Việt với t cách là quốc ngữ - ngôn ngữ quốc
gia đã thực sự là công cụ t duy, công cụ giao tiếp chính thức của cộng đồng
dân tộc Việt Nam.
Vốn từ vựng tiếng Việt hiện đại có tới hàng vạn từ và đơn vị từ tơng đơng, làm thành một chỉnh thể với nhiều hệ thống có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Các hệ thống từ vựng này đã góp phần phản ánh sự đa dạng, phong phú và
ngày càng hoàn thiện của từ tiếng Việt. Đồng thời, cũng thể hiện đợc năng lực,
trí tuệ, khả năng sáng tạo vợt bậc của con ngời Việt Nam trong quá trình sử
1




dụng, giữ gìn, bổ sung và phát triển tiếng nói của dân tộc mình trong cuộc
sống lao động và sinh hoạt thờng nhật.
1.2. Xét trên phơng diện phạm vi sử dụng, vốn từ vựng tiếng Việt đợc
chia thành: vốn từ vựng toàn dân và vốn từ vựng hạn chế về mặt xã hội và lãnh
thổ. Trong vốn từ vựng hạn chế về phạm vi sử dụng đợc chia ra các vốn từ vựng
khác nhau: vốn từ vựng địa phơng, vốn từ vựng tiếng lóng, vốn từ vựng thuật
ngữ, vốn từ vựng nghề nghiệp.
Vốn từ vựng toàn dân là vốn từ vựng chung đợc sử dụng rộng rãi trên
phạm vi toàn quốc. Vốn từ vựng hạn chế đợc dùng trong một phạm vi hẹp ở
một địa bàn cụ thể nào đó, trong một lĩnh vực riêng biệt hoặc một nhóm ng ời,
một tổ chức cá nhân.
Từ nghề nghiệp là một vốn từ vựng phong phú, đa dạng bởi ở Việt Nam
còn tồn tại rất nhiều ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, đây lại là lĩnh vực còn
rất ít đợc quan tâm nghiên cứu mặc dù nó là một mảnh đất ngôn ngữ rất màu
mỡ. Do đó, tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu vốn từ vựng nghề nghiệp sẽ giúp
chúng ta thấy rõ hơn không chỉ đặc điểm về một vốn từ vựng cụ thể mà còn
thấy sự đa dạng, phong phú, giàu có của vốn từ vựng tiếng Việt.
1.3. Việt Nam là đất nớc của rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu. Con
ngời Việt Nam cần cù, chịu khó, thông minh, sáng tạo. Bên cạnh các nghề
chính công nông ng thơng, thủ công nghiệp cũng là một ngành
nghề quan trọng gắn liền với đời sống quần chúng, đồng thời cũng là một bộ
phận không thể thiếu đợc góp phần thúc đầy kinh tế nớc nhà phát triển.
Nghề mộc ở Việt Nam đã có từ lâu đời với tên tuổi của các làng nghề
nổi tiếng: Nam Hoa, Thanh Hoa, Đạt Tài (Thanh Hoá); Đông Kỵ (Hà Nam);
Thái Yên (Hà Tĩnh) Nghề mộc đã trở thành một nghề truyền thống của dân
tộc Việt.
Về với làng nghề Thái Yên (Đức Thọ Hà Tĩnh) ta nh đợc hoà chung
cùng với niềm say mê nghề nghiệp của họ, niềm tự hào của nhân dân một làng

nghề truyền thống:
Tay cày, tay thợ sớm hôm
2


Dắt nhau từ phía cội nguồn đi lên
Vì thế, khảo sát vốn từ vựng nghề mộc ở làng nghề Thái Yên - Đức
Thọ Hà Tĩnh, chúng tôi mong muốn thấy đợc: những đặc điểm cấu tạo cũng
nh đặc trng về mặt xã hội học của vốn từ vựng này; mối quan hệ giữa từ nghề
nghiệp và từ toàn dân; những dấu ấn văn hoá trong các tên gọi và cách gọi tên
công cụ, sản phẩm của những ngời dân thợ làm nghề mộc. Từ đó, giúp chúng
ta hiểu hơn về đời sống tinh thần của con ngời Hà Tĩnh.
II. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Vốn từ vựng chỉ nghề nghiệp của tiếng Việt đã đợc một số nhà ngôn
ngữ học nghiên cứu trong các công trình sau đây:
- Từ và vốn từ vựng tiếng Việt hiện đại (Nxb ĐH&THCN, Hà Nội
1978) của Nguyễn Văn Tu.
- Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt Nxb KHXH, Hà Nội 1989 của Đỗ Hữu
Châu.
- Tiếng Việt trên các miền đất nớc Nxb KHXH, Hà Nội 1989 của
Hoàng Thị Châu
- Từ vựng học tiếng Việt Nxb ĐH&THCN, Hà Nội 2002 của
Nguyễn Thiện Giáp
Một số công trình đã nghiên cứu cụ thể về vốn từ nghề nghiệp nh:
- Nhóm từ có liên quan đến sông nớc trong phơng ngữ Nam Bộ (Phụ trơng Ngôn ngữ số 2, Hà Nội 1982) của Trần Thị Ngọc Lang
- Về từ ngữ nghề gốm Viện ngôn ngữ học, Hà Nội 1989 của Phạm Hùng Việt
- Văn hoá ngời nghệ qua vốn từ vựng nghề cá - Tạp chí nghiên cứu
Đông Nam á, số 1, năm 1996 của Nguyễn Nhã Bản, Hoàng Trọng Canh
- Vốn từ vựng chỉ nghề cá ở tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng

Luận văn Thạc sỹ, Đại học Vinh 1998 của Lơng Vĩnh An
- Vốn từ vựng chỉ nghề trồng lúa trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh Luận
văn Thạc sỹ, Đại học Vinh 2002 của Nguyễn Viết Nhị
3


- Khảo sát vốn từ vựng chỉ nghề cá trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh
Luận văn Thạc sỹ, Đại học Vinh 2004 của Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đi vào khảo sát tên gọi,
nghiên cứu sự phản ánh thực tại của các từ, chỉ ra những nét độc đáo của vốn
từ vựng nghề nghiệp trên từng địa phơng cụ thể.
Nh vậy, ở địa hạt từ nghề nghiệp hiện nay thực sự bắt đầu đợc nhiều
ngời chú ý, quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, theo sự khảo sát và tìm hiểu của
chúng tôi thì vốn từ vựng chỉ nghề mộc ở làng nghề Thái Yên - Đức Thọ Hà
Tĩnh hiện nay cha có một công trình nào nghiên cứu. Đây là công trình đầu
tiên có tính độc lập và tơng đối toàn diện.
Công trình này mặc dù chỉ khảo sát vốn từ vựng trong một phạm vi hết
sức hẹp: làng nghề truyền thống Thái Yên, song chúng tôi hy vọng sẽ góp
thêm đợc một điều gì đó có ý nghĩa thực sự vào kho tàng từ vựng tiếng Việt vô
tận.
III. Đối tợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu

3.1. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi sẽ cố gắng điều tra khảo sát các từ trong
vốn từ vựng chỉ nghề mộc ở làng Thái Yên - Đức Thọ Hà Tĩnh với tất cả
những đặc điểm có liên quan: vốn từ vựng chỉ tên các chất liệu làm mộc (các
loại gỗ), vốn từ vựng chỉ tên các công cụ và phơng tiện sản xuất, vốn từ vựng
chỉ quá trình làm ra một sản phẩm mộc đơn giản và vốn từ vựng chỉ tên các sản
phẩm mộc thông dụng nhất
Đối chiếu với ngôn ngữ văn hoá chỉ ra đợc những đặc điểm của vốn từ

vựng này (cơ sở đối chiếu của chúng tôi là cuốn Từ điển tiếng Việt GS.
Hoàng Phê, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng 1996; cuốn Từ điển địa phơng
Nghệ Tĩnh của GS. Nguyễn Nhã Bản).
3.2. Mục đích nghiên cứu
3.2.1. Điều tra, thống kê, phân loại, phân tích vốn từ vựng chỉ nghề
mộc ở làng Thái Yên với: tên gọi các loại gỗ; tên gọi các công cụ lao động và
4


các bộ phân của chúng; các sản phẩm mộc thông dụng nhằm bớc đầu cung
cấp một vốn từ vựng chỉ nghề nhất định.
3.2.2. Phân tích đối sánh vốn từ vựng chỉ nghề mộc với ngôn ngữ văn
hoá nhằm rút ra một vài đặc điểm khác biệt về cấu tạo ngữ nghĩa; đặc điểm
phản ánh của vốn từ vựng này.
3.2.3. Qua vốn từ vựng chỉ nghề mộc ở làng nghề Thái Yên - Đức Thọ
Hà Tĩnh mở ra một hớng tiếp cận, tìm hiểu văn hoá địa phơng văn hoá
Hà Tĩnh qua vốn từ vựng nghề nghiệp.
IV. Phơng pháp nghiên cứu

1. Phơng pháp điều tra, điền dã
Chúng tôi trực tiếp điều tra ở làng mộc Thái Yên Làng nghề truyền
thống khá lâu đời, chọn đối tợng để phỏng vấn là những bậc thợ cao niên bậc
thợ sành sỏi trong nghề, có nhiều kinh nghiệm, có nhiều tâm huyết với nghề
cũng nh có những xởng sản xuất của gia đình tơng đối đầy đủ về cơ sở làm
mộc; những bậc thợ trẻ tuy kinh nghiệm không nhiều nhng lại hoà nhập kịp
thời với cơ chế sản xuất mới, tiếp cận với những công cụ hiện đại hơn để
phỏng vấn về vốn từ vựng chỉ nghề nghiệp của họ (nghề mộc).
2. Phơng pháp thống kê, tổng hợp, phân loại
Sau khi đã thống kê tập hợp đợc một số lơng tơng đối đầy đủ về vốn từ
vựng chỉ nghề mộc ở làng nghề Thái Yên, chúng tôi phân loại chúng theo

những tiêu chí khác nhau, theo từng loại.
3. Phơng pháp so sánh, đối chiếu
Đối chiếu từ chỉ nghề mộc ở làng Thái Yên với vốn từ vựng toàn dân,
với những từ chỉ nghề mộc ở những địa phơng khác; so sánh phân biệt từ nghề
nghiệp với từ toàn dân, và các vốn từ vựng thuộc vốn từ vựng khác hạn chế về
phạm vi sử dụng.
4. Phơng pháp phân tích ngôn ngữ
Qua phân loại so sánh, đối chiếu, chúng tôi sẽ đi vào phân tích ngữ
nghĩa một số từ cũng nh hình thức cấu tạo của chúng để thấy đợc thế giới thực
5


tại đã đợc phản ánh qua lăng kính chủ quan của ngời dân thợ làm nghề mộc ở
làng nghề Thái Yên - Đức Thọ Hà Tĩnh.
V. Cái mới của đề tài

ở luận văn này, khi tiến hành khảo sát, nghiên cứu, tìm hiểu vốn từ
vựng chỉ nghề mộc ở làng Thái Yên - Đức Thọ Hà Tĩnh, chúng tôi mong muốn
đợc làm rõ thêm đặc điểm của vốn từ vựng chỉ nghề nghiệp và những vấn đề có
liên quan đến vốn từ vựng. Đặc biệt đây lại là vốn từ vựng của một nghề cụ thể
tại một làng nghề truyền thống từ trớc tới nay cha đợc ai nghiên cứu.
Từ đó, tác giả luận văn cũng hy vọng sẽ giúp cho mọi ngời hiểu thêm
đợc một phần nào đó (dù rất nhỏ bé) về những nét độc đáo trong bản sắc văn
hoá của quê hơng Hà Tĩnh quê hơng giàu truyền thống cách mạng, thông
qua vốn từ vựng chỉ nghề mộc ở một địa bàn cụ thể đó là làng Thái Yên - Đức
Thọ - Hà Tĩnh.
VI. cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ
lục, luận văn gồm 3 chơng, cụ thể nh sau:

Chơng I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc khảo sát vốn từ vựng chỉ
nghề mộc ở làng Thái Yên - Đức Thọ - Hà Tĩnh
Chơng II: Đặc điểm vốn từ vựng chỉ nghề mộc ở làng Thái Yên - Đức
Thọ - Hà Tĩnh.
Chơng III: Sắc thái văn hoá - qua vốn từ vựng chỉ nghề mộc ở làng
Thái Yên - Đức Thọ - Hà Tĩnh.

6


Chơng I
Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc khảo sát
vốn từ vựng chỉ nghề mộc ở làng Thái Yên - Đức Thọ - Hà Tĩnh
Trong chơng này, để xác lập những tiền đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến đề tài, chúng tôi đi vào phân tích những vấn đề sau: khái niệm vốn
từ vựng nghề nghiệp; mối quan hệ giữa vốn từ vựng toàn dân và vốn từ vựng
hạn chế về mặt xã hội và lãnh thổ; vốn từ vựng chỉ nghề mộc ở làng Thái Yên Đức Thọ - Hà Tĩnh.
1. Khái niệm vốn từ vựng chỉ nghề nghiệp
1.1. Khái niệm từ nghề nghiệp
Từ nghề nghiệp nằm trong vốn từ vựng hạn chế về mặt phạm vi sử
dụng. ở Việt Nam có rất nhiều nghề nghiệp khác nhau. Gắn với mỗi nghề có
một vốn từ vựng riêng để chỉ đối tợng lao động, động tác lao động, nguyên
liệu, sản phẩm, công cụ lao động Tuy nhiên, điều đáng chú ý ở đây là không
phải ai cũng dễ dàng hiểu và sử dụng hết những vốn từ vựng cụ thể này, kể cả
những ngời trong nghề nhiều lúc cũng cha hẳn đã nắm và hiểu hết. Mức độ
hiểu đợc nhiều hay ít vốn từ vựng này tuỳ thuộc vào khả năng quen biết, am
hiểu của xã hội đối với nghề đó.
7



Từ nghề nghiệp ra đời gắn với sự phát triển của ngôn ngữ và lẽ tất yếu
là do đòi hỏi của cuộc sống con ngời. Khi lao động sản xuất của con ngời đã
đạt đến một trình độ sản xuất nhất định, có sự phân hoá rõ nét trên các lĩnh vực
chuyên môn và sản xuất, cùng với nó là sự xuất hiện của các từ nghề nghiệp.
Từ nghề nghiệp là sáng tạo của đại đa số nhân dân lao động. Nh vậy, từ nghề
nghiệp cần thiết cho quá trình tổ chức, phân công lao động của con ngời; cần
thiết cho sự giao tiếp của con ngời trong ngành nghề và cũng cần thiết cho nhu
cầu cuộc sống, nh một lẽ tự nhiên để gọi tên, diễn đạt một cách chính xác,
ngắn gọn về hoạt động lao động diễn ra thờng nhật của con ngời. Nội dung
ngữ nghĩa của vốn từ vựng nghề nghiệp còn là nơi lu trữ những mực mẹo, kinh
nghiệm tổ chức dân gian trong hoạt động lao động sản xuất của ngành nghề cụ
thể. Từ nghề nghiệp là sáng tạo của đại đa số nhân dân, cho nên việc có nhiều
khái niệm, nhiều cách tiếp cận khác nhau về từ nghề nghiệp đang ngày càng đợc quan tâm, chú ý. Trong xu hớng ngữ dụng học hiện đại, việc nghiên cứu từ
nghề nghiệp không chỉ dừng ở việc nghiên cứu ngữ nghĩa, cấu trúc mà còn gắn
với đặc thù lao động của mỗi ngành nghề cụ thể phục vụ cuộc sống con ngời.
Khi nêu lên khái niệm về từ nghề nghiệp, các nhà nghiên cứu có cái nhìn tơng
đối giống nhau về loại từ này. Tuy vậy, giữa các tác giả vẫn có những chỗ nhấn
mạnh khác nhau, ít nhiều đứng ở nhiều góc nhìn khác nhau. Cụ thể:
Theo GS. Đỗ Hữu Châu Từ vựng nghề nghiệp bao gồm những đơn vị
từ vựng đợc sử dụng để phục vụ các hoạt động sản xuất và hành nghề của các
ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và các ngành lao động trí óc
(nghề thuốc, ngành văn th) [tr.249-250,8].
Giáo s Nguyễn Thiện Giáp: Từ nghề nghiệp là những từ biểu thị
những công cụ, sản phẩm lao động và quá trình sản xuất của một nghề nào đó
trong xã hội [265,14].
Nguyễn Văn Tu trong giáo trình: Từ vựng học tiếng Việt hiện đại
cũng đã so sánh những từ ngữ nghề nghiệp khác thuật ngữ ở chỗ đợc chuyên
dùng để trao đổi miệng về chuyên môn chứ không phải dùng để viết. Từ nghề
nghiệp còn khác thuật ngữ ở chỗ chúng gợi cảm, gợi hình ảnh có nhiều sắc thái
vui đùa [126,23].

8


Nh vậy, từ nghề nghiệp hiểu một cách ngắn gọn nhất là: Từ đợc sử
dụng trong phạm vi hạn chế của những ngời cùng làm một nghề để gọi tên
công cụ, sản phẩm lao động và quá trình sản xuất của nghề đó.
1.2. Khái niệm vốn từ vựng nghề nghiệp
Vốn từ vựng tiếng Việt có một khối lợng vô cùng lớn hàng chục vạn
từ và đơn vị từ tơng đơng. Chúng làm thành một chỉnh thể gồm nhiều yếu tố
liên quan, hay nó làm thành một hệ thống, F.de.Saussure đã cho rằng: Ngôn
ngữ là một hệ thống tín hiệu. Vậy, hiểu hệ thống tín hiệu ngôn ngữ nh thế nào?
Cũng nh bất cứ một vốn từ vựng của một ngôn ngữ nào, vốn từ vựng tiếng Việt
là một hệ thống mở rõ nhất. Nó khác với hệ thống đèn giao thông, hệ thống
đèn biển chỉ đờng, hệ thống quân hàmnhững hệ thống có quy ớc rõ ràng này.
Không thể ai đó hay một nhà nghiên cứu, dù cho cả một cuốn từ điển tợng giải
cực kỳ lớn cũng không thể tuyên bố đợc rằng đã thu nắm hết, thu nạp hết vốn
từ vựng của một ngôn ngữ bất kỳ. Bởi rằng, vốn từ vựng là phản ánh hiện thức
khách quan, quá trình phát triển của lịch sử nên diễn tiến từng thời kỳ, từng
tháng, từng địa phơng khác nhau. Đó là cha nói đến việc đối chiếu, so sánh
vốn từ vựng, trờng từ vựng giữa các ngôn ngữ với nhau. Theo quan điểm của
V.Bichsevich: khái niệm hệ thống giả định rằng có một tập hợp nào đấy của
những yếu tố ràng buộc lẫn nhau theo một cách thức nhất định. Mỗi yếu tố
trong số này chỉ thể hiện tính xác định định tính của mình trong thành phần
của chỉnh thể, của toàn bộ tập hợp. Chính phức thể của các yếu tố nh vậy đợc
gọi là hệ thống.[tr.24,2]
Hệ thống đợc hiểu một cách ngắn gọn nhất theo quan điểm của các nhà
ngôn ngữ học là: hệ thống là một tập hợp những yếu tố có liên hệ qua lại và
quy định, nơng tựa lẫn nhau, tạo thành một thể thống nhất rất phức tạp.
Nguyễn Văn Tu trong Từ và vốn từ vựng tiếng Việt cho rằng: vốn từ vựng
làm thành một hệ thống tập hợp những yếu tố khác nhau, phân biệt lẫn nhau

làm thành một tổ chức. Hệ thống vồn từ đợc xác định bằng những yếu tố đợc
liệt kê theo một trật tự nhất định nào đó, hoặc bởi những đặc điểm nào đó của
những yếu tố. Nh vậy, vốn từ vựng tiếng Việt là một khối thống nhất toàn bộ
9


từ, ngữ cố định của một ngôn ngữ, đợc tổ chức theo một quy luật nhất định,
nằm trong những mối quan hệ hữu cơ với nhau.
Vốn từ vựng tiếng Việt là một chỉnh thể, một tổ chức, một hệ thống có
nghĩa bao hàm trong nó nhiều vốn từ vựng khác nhau còn gọi là các tiểu hệ
thống. Vốn từ vựng nghề nghiệp đợc xem là một tiểu hệ thống vốn từ vựng.
Vậy, vốn từ vựng chỉ nghề nghiệp là toàn bộ những từ, ngữ thuộc một nghề
nhất định, của một ngôn ngữ có quan hệ, liên hệ chặt chẽ với nhau.
1.3. Đặc trng của vốn từ vựng nghề nghiệp
Từ những quan niệm khác nhau về từ nghề nghiệp cũng nh thực tiễn sử
dụng và phản ánh của chúng, ta có thể thấy đợc những đặc trng cụ thể của vốn
từ vựng này nh sau:
- Từ nghề nghiệp là vốn từ vựng hạn chế về mặt xã hội. Nó tồn tại và
gắn chặt với từng nghề cụ thể. Những nguời ngoài nghề có thể biết nhng ít sử
dụng.
- Từ nghề nghiệp có tính cụ thể, gợi hình ảnh cao do gắn liền với hoạt
động sản xuất, quá trình sản xuất của một nghề nghiệp cụ thể.
- Vốn từ vựng nghề nghiệp có ý nghĩa biểu vật trùng với sự vật, hiện tợng có thực trong một ngành nghề cụ thể, và ý nghĩa biểu niệm đồng nhất với
khái niệm về sự vật, hiện tợng đó.
- Vốn từ vựng nghề nghiệp có khả năng diễn đạt một cách chính xác,
sinh động, ngắn gọn về những sự vật, hiện tợng, sản phẩm, động tác của những
ngành nghề có liên quan tới toàn bộ sinh hoạt của xã hội.
- Vốn từ vựng nghề nghiệp chú yếu đợc tồn tại trong khẩu ngữ.
- Vốn từ vựng nghề nghiệp dễ dàng trở thành từ vựng toàn dân khi
những khai niệm riêng của nghề nào đó trở thành phổ biến rộng rãi trong toàn

bộ xã hội.

10


Tóm lại, vốn từ vựng nghề nghiệp vô cùng phong phú, đa dạng và giàu
có, là một trong những nguồn từ vựng quan trọng góp phần bồi bổ thêm cho
kho tàng từ vựng toàn dân kho tàng từ vựng văn hoá của dân tộc.
2. Mối quan hệ giữa vốn từ vựng toàn dân và vốn từ vựng hạn chế về
mặt xã hội và lãnh thổ
Vốn từ vựng hiện đại của chúng ta ngày nay đợc tích luỹ bởi lịch sử
phát triển của vốn từ vựng tiếng Việt trải qua hàng ngàn năm. Sự phát triển của
tiếng Việt về mọi mặt nói chung và vốn từ vựng nói riêng luôn luôn gắn liện
với sự phát triển của dân tộc Việt Nam. Ngày nay nó trở thành lớp từ của ngôn
ngữ văn học lớp từ dùng chung cho mọi thành viên sống trong cộng đồng
dân tộc Việt. Trong sự phát triển đó, vốn từ vựng ngôn ngữ văn hoá có mối
quan hệ nh thế nào với các lớp từ khác. Hay nói cách khác: các lớp từ trong
kho từ vựng tiếng Việt có tác động qua lại lẫn nhau, tồn tại bên nhau nh thế
nào, điều đó sẽ lý giải đợc sự tồn tại một cách khách quan các lớp từ trong
tổng số vốn từ vựng của tiếng Việt.
Để tìm hiểu rõ mối quan hệ này của các lớp từ nói trên, phần này
chúng tôi xin trình bày một số khái niệm để làm cơ sở cho việc lý giải làm rõ
mối quan hệ giữa vốn từ vựng toàn dân và vốn từ vựng hạn chế về mặt xã hội
và lãnh thổ. Cụ thể: khái niệm từ vựng; mối quan hệ giữa các vốn từ vựng (chú
trọng làm rõ mối quan hệ giữa từ nghề nghiệp với từ toàn dân); nêu khái quát
về vốn từ vựng nghề mộc ở Thái Yên - Đức Thọ Hà Tĩnh đã khảo sát, thu
thập.
2.1. Khái niệm từ vựng
Từ là đơn vị tồn tại hiển nhiên, có sẵn của ngôn ngữ. Do tính hiển
nhiên, có sẵn của từ mà ngôn ngữ của loài ngời bao giờ cũng đợc gọi là ngôn

ngữ của các từ. Tổng thể các từ là vật liệu xây dựng cơ bản mà thiếu nó thì
không thể hình dung đợc một ngôn ngữ. Các từ trong một ngôn ngữ cụ thể lại
có sự biến đổi và kết hợp ở trong câu theo quy tắc ngữ pháp của ngôn ngữ đó.
Tuy nhiên, khái niệm về từ rất khó định nghĩa. Nguyên nhân của việc thiếu
một định nghĩa thống nhất về từ là do sự khác nhau về cách định hình, về chức
11


năng và đặc điểm ý nghĩa của từ trong các ngôn ngữ khác nhau cũng nh trong
một ngôn ngữ. Có từ mang chức năng định danh, có từ không mang chức năng
định danh (số từ, thán từ, các từ phụ trợ); có từ biểu thị khái niệm, có từ chỉ là
dấu hiệu của những cảm xúc nào đó (thán từ); có từ liên hệ với những sự vật,
hiện tợng ngoài thực tế (các thực từ); có từ chỉ lại biểu thị những quan hệ trong
ngôn ngữ mà thôi (các h từ); có từ có kết cấu nội bộ, có từ tồn tại dới nhiều
dạng thức ngữ pháp khác nhau, có từ chỉ tồn tại trong một dạng thức mà thôi
vấn đề nhận diện và định nghĩa từ là rất khó. Hiện nay có tới trên 300 định
nghĩa khác nhau về từ. F.de.Saussure viết: từ là một đơn vị luôn luôn ám ảnh
t tởng chúng ta nh một cái gì đó trung tâm trong toàn bộ cơ cấu, mặc dù khái
niệm này khó định nghĩa[tr.111,1].
K.Buhker cho rằng: các từ là những ký hiệu âm thanh của một ngôn ngữ
đợc cấu tạo từ các âm vị và có thể tạo thành trờng[tr.22,13].
E.Sapir khẳng định: từ là một đoạn nhỏ nhất có ý nghĩa hoàn toàn độc
và bản thân có thể làm thành một câu tối giản[tr.22,13].
V.Brondal viết: từ bao giờ và ở đâu cũng phải là một yếu tố thông
báo[tr22,13].
Nhà ngôn ngữ phơng Đông Lực Chí Vỹ định nghĩa: từ là đơn vị nhỏ
nhất có thể vận dụng tự do trong câu. Định nghĩa về từ của Đỗ Hữu Châu lại
là: từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định bất biến, mang những
đặc điểm ngữ pháp nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định lớn
nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu Trong tiếng Việt hiện nay định

nghĩa về từ đợc nhiều ngời chấp nhận nhất là định nghĩa của GS. Nguyễn
Thiện Giáp trong cuốn Dẫn luận ngôn ngữ học: từ là đơn vị nhỏ nhất của
ngôn ngữ độc lập về ý nghĩa và hình thức. Định nghĩa này hàm chứa hai vấn đề
cơ bản:
- Vấn đề khả năng tách biệt của từ, tức khả năng tách biệt khỏi những
từ bên cạnh là cần thiết để cho từ phân biệt đợc với những bộ phận cấu thành
nên nó.

12


- Vấn đề tính hoàn chỉnh của từ là vấn đề cần thiết để cho từ với t cách
là một từ riêng biệt có giá trị phân biệt với cụm từ.
Nh vậy từ trong tiếng Việt là đơn vị cơ bản nhỏ nhất của ngôn ngữ,
mang tính độc lập và hoàn chỉnh về ngữ âm, ý nghĩa đợc vận dụng linh hoạt, tự
do trong lời nói. Hàng vạn đơn vị từ tập hợp lại thành vốn từ vựng của tiếng
Việt.
Vựng nếu chiết tự là một yếu tố gốc Hán có nghĩa là: su tập, tập
hợp. Vậy từ vựng là su tập, tập hợp các từ của một ngôn ngữ hay nói cách
khác, nó là tổng số vốn từ vựng của một ngôn ngữ. Trong tiếng Việt, vốn từ
vựng không chỉ bao gồm tổng số vốn từ vựng mà nó còn bao gồm cả những
đơn vị lớn hơn nh các ngữ, cụm từ sẵn có tơng đơng với từ. Chẳng hạn nh các
thành ngữ tiếng Việt: ăn có mời, làm có khiến; dãi nắng dầm ma; bắt cá hai
tay; đói miếng hơn tiếng đời; giàu nứt đố đổ vách; giơ cao đánh khẽ; lành thì
đỡ, dỡ thì đè; lao tâm khổ tứTất nhiên, những từ ngữ này không phải là đơn
vị cơ bản vì chúng do từ cấu tạo nên. Song, các ngữ cố định này cũng biểu thị
một nội dung, một khái niệm nào đó tơng đơng với một từ. Chẳng hạn: đá nát
vàng phai; sông cạn đá mòn; đá lỡ non mòn đồng nghĩa với lòng trung kiên
và chung thuỷ của con ngời (nhất là ngời phụ nữ). Các ngữ, các cụm từ cố định
này đã góp phần làm giàu có và phong phú thêm cho vốn từ vựng tiếng Việt.

Từ vựng tiếng Việt bao gồm nhiều lớp từ khác nhau. Căn cứ vào phạm vi sử
dụng của từ, chúng ta có thể chia ra vốn từ vựng toàn dân và vốn từ vựng hạn
chế về mặt xã hội, lãnh thổ.
2.2. Vốn từ vựng toàn dân
Vốn từ vựng toàn dân là vốn từ vựng cơ bản, vốn từ chung đợc toàn dân
hiểu và sử dụng. Nó là vốn từ chung cho tất cả những ngời nói tiếng Việt thuộc
các địa phơng khác nhau, các tầng lớp khác nhau. Có thể nói đây là vốn từ
vựng quan trọng nhất, là cơ sở cho sự thống nhất ngôn ngữ, không có nó ngôn
ngữ không thể có đợc và do đó cũng không có thể có sự trao đổi giao tiếp giữa
mọi ngời.

13


Về mặt nội dung, từ vựng toàn dân biểu thị những sự vật, hiện tợng
hay khái niệm quan trọng và cần thiết nhất trong đời sống. Chẳng hạn, các từ
chỉ thiên nhiên: mây, trời, núi, sông, ma, nắng, gió, bão; chỉ bộ phận cơ thể
con ngời: đầu, mình, mắt, mũi, chân, tay; những từ chỉ sự vật, hiện tợng gắn
với đời sống: nhà, cửa, ao, vờn, bàn, ghế, tàu, xe; những chỉ tính chất sự vật:
xanh, đỏ, tím, vàng, dài, ngắn, tốt, xấu; những từ chỉ các hoạt động thông thờng: đi, đứng, nói, cời, sống, chết, chạy, nhảy
Về nguồn gốc vốn từ vựng toàn dân của tiếng Việt có thể có quan hệ
với các tiếng Môn - Khơme nh: sông, lớp, bắn, mũi; có thể bao gồm các từ
có quan hệ với tiếng Hán: đầu, gan, gác, buồng; có thể bao gồm các từ có
nguồn gốc vay mợn: sơmi, hợp tác xã, xà phòng, ghi đông, xa lông, pa nô,
pêđan
Nh vậy, từ vựng toàn dân là bộ phận nòng cốt của từ vựng văn học. Nó
là vốn từ vựng cần thiết nhất để diễn đạt t tởng trong tiếng Việt. Từ vựng toàn
dân là cơ sở để cấu tạo các từ mới làm giàu cho từ tiếng Việt nói chung. Hầu
hết các từ thuộc lớp từ vựng toàn dân đều trung hoà về phong cách, tức đợc
dùng ở nhiều phong cách khác nhau.

2.3. Vốn từ vựng hạn chế về mặt xã hội và lãnh thổ
Đối lập với từ vựng toàn dân là từ vựng hạn chế, bao gồm các vốn từ
vựng: từ địa phơng; từ nghề nghiệp; từ tiếng lóng; từ thuật ngữ.
2.3.1. Từ địa phơng là vốn từ vựng đợc dùng hạn chế ở một hoặc một
vài địa phơng. Từ địa phơng là bộ phận từ vựng của ngôn ngữ nói hàng ngày, ở
một địa phơng nào đó chứ không phải là từ vựng của ngôn ngữ văn học. Khi
dùng chúng vào sách báo nghệ thuật, các từ địa phơng thờng mang sắc thái tu
từ do ý đồ của ngời viết nhằm thể hiện đặc điểm nhân vật, đặc điểm địa phơng
nào đó chứ nó không phải là từ vựng của ngôn ngữ văn học khi dùng chúng
vào sách báo nghệ thuật, các từ địa phơng thờng mang sắc thái tu từ do chủ
tâm của ngời viết nhằm thể hiện đặc điểm của địa phơng hoặc đặc điểm của
nhân vật.
Ví dụ: Bởi vì em nhớ lại
14


Một buổi sáng mai ri
Anh tình nguyện ra đi
Chiền chiện cùng ca hót
Lúa cũng vừa sậm hột
Em tiễn anh lên đờng
Chiếc ba lô anh mang
Em xách mo cơm nếp
Lúa níu anh trật dép
Anh cúi sửa vội vàng
Vợt cánh đồng tắt ngang
Đến bờ ni anh bảo
Ruộng mình quên cày xáo
Nên lúa chín không đều
(Thăm lúa, Trần Hữu Thung)

Trong bài thơ thăm lúa tần số sử dụng các từ địa phơng rất cao, từ ý đồ
của ngời viết, sắc thái địa phơng đợc thể hiện rõ qua các từ nh: ri, ni, xáo có
tác dụng làm tăng thêm vẻ đẹp thuần khiết, thuỷ chung, chân thành của ngời
vợ chốn hậu phơng nhớ thơng, chờ mong chồng nơi tiền tuyến. GS. Nguyễn
Nhã Bản đã viết: các từ ri, sậm hột, ni, trật, sắc mây, mo cơm nếp, níu, cày
xáo, giừ đã toả sáng vào tạo thành một trợng từ vựng ngữ nghĩa làm nên
thành công của bài thơ Thăm lúa[tr.161,5].
ở lớp từ vựng địa phơng của tiếng Việt, các nhà nghiên cứu về phơng
ngữ chia ra các kiểu từ vựng địa phơng khác nhau.
Thứ nhất là từ vựng địa phơng không có sự đối lập với từ vựng toàn dân
(còn gọi là từ địa phơng dân tộc học). Đây là những từ ngữ biểu thị những sự
vật, hiện tợng, những hoạt động, cách sống đặc biệt chỉ có ở địa phơng nào đó
chứ không phổ biến đối với toàn dân, do đó không có từ song song trong ngôn
15


ngữ văn học toàn dân. Ví dụ: quả tắt, quả tro (Hơng Sơn Hà Tĩnh); cá cứt
cò, cá thìa thia (Nghi Xuân Hà Tĩnh); chôm chôm, chao (Nam Bộ).
Thứ hai là từ vựng địa phơng có sự đối lập với từ vựng toàn dân. Kiểu
từ vựng địa phơng này, đợc chia làm hai loại nhỏ căn cứ vào các mặt ngữ âm và
ngữ nghĩa của chúng:
- Từ vựng địa phơng đối lập về mặt ý nghĩa. Những từ ngữ này về mặt
ngữ âm giống với từ ngữ tơng ứng trong ngôn ngữ văn học toàn dân, nhng ý
nghĩa khác nhau. Ví dụ: chén/bát; cào cào/châu chấu; té/ngả.
- Từ vựng địa phơng có sự đối lập về mặt ngữ âm. Kiểu này lại đợc
chia làm hai loại nhỏ: các từ ngữ địa phơng có hình thức ngữ âm khác hoàn
toàn với từ ngữ tơng ứng trong ngôn ngữ toàn dân nh: cá quả/cá tràu, cua/dam,
đục vụm/đục vọm; các từ địa phơng có hình thức ngữ âm khác bộ phận với các
từ ngữ tơng ứng trong ngôn ngữ toàn dân nh: nác/nớc, xanh/xeng, trâu/tru,
gạo/gấu...

Trong xu thế phát triển chung của xã hội, từ vựng địa phơng đã đợc mở
rộng dần phạm vi sử dụng của mình và nhiều từ địa phơng dễ dàng trở thành từ
vựng toàn dân.
2.3.2. Từ vựng tiếng lóng là một bộ phận từ ngữ do những nhóm,
những lớp ngời trong xã hội dùng để gọi tên sự vật, hiện tợng, hành độngvốn
đã có trong từ vựng toàn dân nhằm một mục đích nào đấy.
Cũng là một hiện tợng ngôn ngữ, song từ vựng tiếng lóng đợc xem là
một hiện tợng ký sinh của tiếng Việt. Bởi số phận của từ vựng tiếng lóng phụ
thuộc vào cái môi trờng, hoàn cảnh và bản thân những tầng lớp xã hội đã sản
sinh ra nó. Bản chất của từ vựng tiếng lóng là muốn bí mật, muốn che dấu một
mục đích nào đó nhng khi bị phát hiện từ vựng tiếng lóng sẽ không còn cơ sở
tồn tại. Vì vậy, hơn lĩnh vực nào khác, từ vựng tiếng lóng thay đổi thờng
xuyên, không ngừng. Phạm vi sử dụng của từ vựng tiếng lóng hết sức hạn chế,
nó gắn liền với một nhóm ngời, một lớp ngời, một bộ phận ngời Ví dụ: từ
vựng tiếng lóng của bọn trộm cắp, tiếng lóng của bọn phe phẩy, tiếng lóng sinh
viên, tiếng lóng của bọn buôn ma tuý.
16


Nhìn chung, từ vựng tiếng lóng đợc cấu tạo bằng nhiều phơng thức
khác nhau, phần lớn là dùng từ toàn dân với nghĩa khác, sử dụng những từ
không độc lập, trong ngôn ngữ toàn dân, nghĩa cũ chúng bị lu mờ nh: bắt/gặp,
đổ/bằng lòng, nhẩu/nhanh, bè/tàu sử dụng các từ Hán Việt vốn đợc dùng hạn
chế trong ngôn ngữ toàn dân: bách/trăm, ngân/tiền mợn từ nớc ngoài: xế/xe,
sôi me/sôi máu; phục hồi một số tiếng lóng cũ: mồng/gái điếm; tễ bớu/nhiều
tiền Tiếng lóng hiện nay thờng có nhiều từ ngữ đồng nghĩa, nhiều từ ngữ
không bí hiểm lắm, đứng trong hoàn cảnh giao tiếp nếu tinh ý ngời bình thờng
cũng có thể nhận biết đợc. Ví dụ: tiếng lóng của học sinh, sinh viên nh :
ngỗng/hai, đi xe dép/đi bộ, cămpuchia/chia nhau cùng chịu
2.3.3. Từ vựng thuật ngữ là một bộ phận từ vựng đặc biệt của ngôn

ngữ. Nó bao gồm những từ và cụm từ cố định và tên gọi chính xác của các loại
khái niệm và các đối tợng của các lĩnh vực chuyên môn của con ngời.
Thuật ngữ khác với danh pháp. Thuật ngữ gắn liền với các khái niệm
của một khoa học nhất định còn danh pháp là toàn bộ những tên gọi đợc dùng
trong một ngành chuyên môn nào đó, nó không gắn trực tiếp với các khái niệm
của khoa học này mà chỉ gọi tên các sự vật của khoa học đó thôi. Ví dụ: trong
địa lý học, các từ nh: biển, sông, núi, sa mạc... là các thuật ngữ thì các tên gọi
cụ thể nh: biển Chết, sông Hồng, vịnh Hạ Long, sa mạc Sahara là các danh
pháp cũng nh vốn từ vựng nghề nghiệp, thuật ngữ là vốn từ vựng đợc sử dụng
hạn chế về mặt xã hội. Nó chủ yếu đợc dùng cho những ngời trong một ngành
chuyên môn nhất định. Thuật ngữ cũng tham gia vào từ vựng của ngôn ngữ văn
hoá nh các vốn từ vựng hạn chế khác.
Các đặc điểm cơ bản của thuật ngữ là tính chính xác: các khái niệm đợc biểu hiện trong thuật ngữ là các khái niệm chính xác của một khoa học nào
đó.
Trong nhiều công trình nghiên cứu, ngời ta không áp dụng khái niệm
ý nghĩa từ vựng cho thuật ngữ, mà chỉ nói nội dung thuật ngữ mà thôi.
Bên cạnh tính chính xác, thuật ngữ đòi hỏi phải có tính hệ thống và
tính quốc tế. Giá trị của mỗi thuật ngữ đợc xác định bởi mối quan hệ của nó
17


với những thuật ngữ khác trong cùng một hệ thống. Nếu tách một thuật ngữ ra
khỏi hệ thống thì nội dung thuật ngữ của nó không còn nữa. Thuật ngữ là bộ
phân từ vựng đặc biệt biểu hiện những khái niệm khoa học chung cho những
ngời nói các thứ tiếng khác nhau. Sự thống nhất thuật ngữ của các ngôn ngữ là
cần thiết và bổ ích, là cơ sở của tính quốc tế của ngôn ngữ.
Thuật ngữ không tách biệt hoàn toàn với từ toàn dân và các vốn từ
vựng khác. Thuật ngữ là một bộ phận của hệ thống từ vựng nói chung, có quan
hệ chặt chẽ với các từ khác trong hệ thống ngôn ngữ. Thuật ngữ cũng chịu sự
chi phối của các quy luật ngữ âm, cấu tạo từ, quy tắc ngữ pháp của một ngôn

ngữ nhất định. Hiện nay, thuật ngữ đợc xem là bộ phận từ vựng phát triển nhất
và là một trong vốn từ vựng quan trọng của bất cứ một ngôn ngữ nào.
2.3.4. Mối quan hệ giữa vốn từ vựng toàn dân và vốn từ vựng hạn chế
về mặt xã hội lãnh thổ
Vốn từ vựng toàn dân hay vốn từ vựng hạn chế về mặt lãnh thổ đều
thuộc hệ thống vốn từ vựng tiếng Việt. Chúng có thể thay thế, bổ sung cho
nhau tuỳ theo những quy luật phát triển nhất định của ngôn ngữ dân tộc. Các
vốn từ vựng này đều góp phần tạo nên sự phong phú, giàu có, đa dạng của vốn
từ vựng tiếng Việt hiện đại.
Giữa vốn từ vựng toàn dân và vốn từ vựng hạn chế về mặt xã hội và
lãnh thổ có sự khác nhau ở mức độ, phạm vi sử dụng. Tuy vậy, giữa chúng có
mối quan hệ qua lại, mật thiết với nhau, tạo thành một khối thống nhất hoàn
chỉnh.
Thuật ngữ sẽ không còn xa lạ, đối lập với ngôn ngữ toàn dân khi trình
độ dân trí, khoa học của nhân dân đợc nâng cao. Giữa thuật ngữ và từ toàn dân
sẽ có sự xâm nhập lẫn nhau, từ toàn dân có thể thành thuật ngữ và ngợc lại
thuật ngữ sẽ trở thành từ toàn dân một cách tự nhiên.
Ranh giới giữa từ vựng toàn dân và từ địa phơng là rất nhạy cảm, khả
biến. Nhờ sự giao lu văn hoá giữa các vùng, sự sử dụng rộng rãi các từ địa phơng trong đời sống cũng nh trong các tác phẩm văn học mà từ vựng địa phơng

18


rất dễ dàng chuyển hoá vào kho từ vựng toàn dân. Từ địa phơng là nguồn bổ
sung lớn cho ngôn ngữ văn học ngày càng phong phú.
Mặc dù tiếng lóng chỉ là từ có tính chất phong tục, chủ yếu đợc dùng
trong ngôn ngữ nói của tầng lớp xã hội nhất định, nhng những tiếng lóng
không thô tục mà chỉ là tên gọi có hình ảnh của sự vật, hiện tợng nào đó có thể
đợc dùng phổ biến, dần dần sẽ thâm nhập vào ngôn ngữ toàn dân. Trong văn
học, tiếng lóng đợc dùng làm phơng tiên tu từ học để khắc hoạ tính cách và

miêu tả hoàn cảnh sống của nhân vật.
Từ nghề nghiệp tuy nó không có từ đồng nghĩa trong ngôn ngữ toàn
dân nhng chúng dễ dàng trở thành từ vựng toàn dân khi những khái niệm riêng
của nghề nào đó trở thành phổ biến, rộng rãi trong toàn xã hội. Ví dụ: những từ
nh ca, đục, bào, thớc, bàn, ghế của nghề mộc hay những từ nh cày, cấy, gieo,
gặt của nghề nông.
Quan hệ giữa từ nghề nghiệp và từ toàn dân là quan hệ đan xen, giao
thoa trong quy luật phát triển, vận động của ngôn ngữ. Từ nghề nghiệp không
chỉ đợc dùng trong khẩu ngữ của ngời cùng nghề mà nhiều lúc nó còn đợc sử
dụng trong vốn từ vựng của ngôn ngữ văn học.
Ví dụ:

Trên đồng cạn, dới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa

Câu ca dao trên vẽ nên một bức tranh chân thực về cuộc sống của nhà
nông lam lũ nhng đầm ấm, hạnh phúc. Những từ chỉ nghề nh đồng cạn, đồng
sâu, cày, cấy, bừa gần nh đã trở thành từ toàn dân vì ai ai cũng dễ dàng nhận
ra ý nghĩa của chúng.
Tuy nhiên, đa phần các từ chỉ nghề chỉ đợc giới hạn trong phạm vi sử
dụng của những ngời làm nghề đó thôi. Thậm chí những ngời sống trong làng
nếu không làm nghề đó cũng nh không tham gia trực tiếp vào quá trình sản
xuất của nghề sẽ không hiểu hiết vốn từ vựng nghề nghiệp của địa phơng
mình.
Ví dụ:

Bao giờ cho đến tháng mời
19



Đọi cơm đầy chời, con cá bắc ngang
Hay
Lúa trổ ngả mạ, vàng rạ thời mạ xuống dợc
Những từ nh: chời, ngả mạ, vàng rạ, dợc nếu không ở trong nghề thì
khó mà nắm bắt đợc, bởi đây là những từ riêng của nghề chỉ những ngời ở
trong nghề mới hiểu và sử dụng đợc. Đọi cơm đầy chời là bát cơm tràn đầy ra
ngoài cả miệng còn lúa trổ ngả mạ là lúa trổ bông lần đầu thì nên làm đất
chuẩn bị để gieo mạ cấy cho mùa sau; vàng rạ thời mạ xuống dợc tức lúa chín
vàng cả thân cây thì cũng là lúc phải gieo mạ xuống ruộng.
Sở dĩ có hiện tợng nh trên là do từ nghề nghiệp không có từ đồng nghĩa
trong ngôn ngữ toàn dân, nó là tên gọi duy nhất của hiện thực nghề nghiệp
trong thực tế.
Tuy nhiên, có một bộ phận từ nghề nghiệp dễ dàng trở thành ngôn ngữ
toàn dân khi khái niệm riêng của nghề đã trở nên phổ biến trong xã hội. ở nớc
ta, có thể có những nghề do hoạt động của nó diễn ra trong một phạm vi hẹp,
tồn tại phát triển chỉ ở một vài địa phơng nh nghề rèn, nghề đúc, nghề gốm,
nghề giấy dẫn đến hệ thống vốn từ vựng chỉ nghề này có phạm vi sử dụng rất
hạn chế, chủ yếu dành cho giao tiếp của những ngời trong nghề.
Nhng cũng có nhiều nghề truyền thống có tính chất khá phổ biến và
thông dụng hầu hết có mặt trên tất cả các địa bàn dân c khắp cả nớc nh: nghề
trồng lúa, nghề cá, nghề buôn bán, nghề mộc thì có một số lợng từ ngữ khá
lớn trong vốn từ vựng chỉ nghề đã trở thành quen thuộc với mọi ngời và dễ
dàng trở thành ngôn ngữ toàn dân. Ví dụ: ở nghề trồng lúa có các từ: lúa, mạ,
gặt, cấy, cày, bừa, gieo, trổ, thóc, gạo; ở nghề cá có các từ: thuyền, lới, giăng
câu, đánh cá, tôm, cua, nghêu, sò, ốc, hến; hay ở nghề mộc có các từ: ca,
bào, thớc, đục, bàn, ghế, giờng, tủ, gỗ lim, gỗ táu, gỗ sến, gỗ dỗi, gỗ munMặc
dù vậy, phần lớn các từ trong vốn từ vựng trong vốn từ vựng nghề nghiệp ngời
ngoài vẫn cha thể hiểu hết và sử dụng đợc.

20



Nh vậy, trong vốn từ vựng nghề nghiệp có từ vừa đợc sử dụng trong
ngôn ngữ toàn dân lại vừa đợc sử dụng trong nghề. Có từ chỉ sử dụng riêng cho
những ngời cùng tham gia vào nghề đó.
Tóm lại, mối quan hệ giữa vốn từ vựng toàn dân và vốn từ vựng hạn
chế về mặt xã hội và lãnh thổ là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, cái
cụ thể và cái khái quát. Vốn từ vựng hạn chế về phạm vi sử dụng là biểu hiện
của tính đa dạng của ngôn ngữ thể hiện trên các bình diện lãnh thổ khác nhau,
tầng lớp xã hội khác nhau, phong cách chức năng khác nhau.
Vốn từ vựng hạn chế về phạm vi sử dụng là nguồn ngôn ngữ bổ sung
cần thiết, hữu ích để làm phong phú giàu có hơn cho vốn từ vựng nói chung
vốn từ vựng văn hoá.
Thuộc hệ thống vốn từ vựng hạn chế về phạm vi sử dụng, song so với tiếng
lóng, từ địa phơng thì vốn từ vựng nghề nghiệp cũng đợc xem là nguồn từ vựng dự
trữ vô cùng phong phú có giá trị bổ sung, làm đa dạng cho kho từ vựng toàn dân.
Nh vậy, vốn từ vựng toàn dân và vốn từ vựng hạn chế về mặt phạm vi
sử dụng đều thuộc hệ thống vốn từ vựng tiếng Việt. Vì thế chúng chịu sự chi phối
của các quy luật phát triển chung của từ tiếng Việt. Các vốn từ vựng này có quan
hệ mật thiết với nhau, bổ sung, thay thế và tạo tiền đề cho nhau cùng phát triển theo
đúng quy luật phát triển của tiếng Việt. Kho tàng vốn từ vựng tiếng Việt ngày càng
giàu có, đa dạng hơn nhờ sự đóng góp, bổ sung của các vốn từ vựng này.
3. Vốn từ vựng chỉ nghề mộc ở làng Thái Yên - Đức Thọ Hà Tĩnh
3.1. Sơ lợc về nghề mộc ở làng nghề Thái Yên
Thái Yên là một trong số ít những đơn vị hành chính cấp xã trên đất Hà
Tĩnh có bề dày truyền thống lịch sử lâu đời. Theo các nguồn sử liệu cũ, cộng
đồng làng xã Thái Yên đợc thiết lập cách đây hơn 700 năm. Thời gian này so
với hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc mới là một chặng đờng ngắn. Nhng để
có một quê hơng, một làng nghề truyền thống, ổn định nh ngày nay, bà con
làng nghề Thái Yên đã phải trải qua một chặng đờng đầy thử thách. Mỗi lớp

ngời sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này không chỉ góp sức lao động cần cù và
trí thông minh, sáng tạo của mình làm đủ đầy thêm cho cuộc sống vật chất quê
21


hơng, mà còn truyền lại cả sức sống mãnh liệt, để lại những giá trị tinh thần
cao đẹp, quí báu cho con cháu.
Có thể nói Thái Yên là một vùng đất mang những nét đặc trng riêng, là
mảnh đất thiêng liêng của cha ông ta từng tạo lập, đã theo suốt chặng đờng
hành trình lịch sử của dân tộc. Dù trải qua bao biến động lịch sử, có lúc phải
chia tách hoặc sát nhập, nhng cái tên làng Thái Yên cha bao giờ bị xoá mờ
trong tiềm thức nhân dân nơi đây. Đó là tên đất mà cha ông đã gửi gắm bao
khát vọng. Đất lành chim đậu, với thăng trầm của lịch sử Thái Yên vẫn mãi
mãi là niềm từ hào của nhân dân nơi đây.
Tơng truyền nghề mộc đợc truyền bá vào Thái Yên khoảng nửa sau thế
kỷ XVI, triều Lê Anh Tông (1557 - 1572) thời Hậu Lê. ở giai đoạn này, trào lu
di dân từ miền Bắc vào định c ở miền Trung khá rầm rộ. Thái Yên mảnh đất
làng luôn sẵn sàng đón nhận những lớp ngời di c ấy. Những vị tổ s ở đất
Thanh Hoá của những phờng mộc nổi tiếng đã tìm tới Thái Yên, định c ở đây
và truyền nghề cho dân làng Thái Yên.
Từ đó, nghề mộc đã hình thành, nhân rộng và ngày càng phát triển theo
thời gian. Cho đến ngày nay, Thái Yên thực sự đã là một làng nổi tiếng sánh vai
cùng các tên tuổi khác nh Nam Hoa, Thanh Hoa, Đạt Tài, Đông Kỵ
3.2. Vốn từ vựng chỉ nghề mộc ở làng nghề Thái Yên
Nghề mộc một nghề lao động thủ công trực tiếp làm ra các sản
phẩm, vật dụng gắn liền với đời sống sinh hoạt thờng ngày của con ngời: nhà
cửa, giờng tủ, bàn ghế, Cũng nh nhiều địa phơng khác trong cả nớc, nghề
mộc không chỉ có ở riêng làng Thái Yên. Vì thế, ở công trình này chúng tôi cố
gắng tìm hiểu và khảo sát những từ ngữ thông dụng của nghề mộc ở làng nghề
Thái Yên.

Phơng pháp của chúng tôi là trực tiếp điều tra, điền dã ghi nhận những
điều tai nghe mắt thấy, chủ yếu các đối tợng đợc tiếp cận qua sự miêu tả,
trình bày, nhận xét của nhân dân trong nghề, nên độ chính xác của nó khó xác
định. Đây mới chỉ là kết quả điều tra ban đầu, cần phải có nhiều thời gian và

22


nhiều sự hỗ trợ hơn về mọi mặt mới hy vọng tập hợp, miêu tả từ chỉ nghề mộc
ở Thái Yên đầy đủ, chi tiết hơn.
Kết quả khảo sát bớc đầu về vốn từ vựng chỉ nghề mộc ở làng Thái Yên
chúng tôi thu đợc nh sau:
Tổng số điều tra thống kê là 600 từ và đơn vị từ tơng đơng.
Trong đó, số từ dùng gọi tên các chất liệu (các loại gỗ) làm mộc
khoảng 170 từ chủ yếu là tên các loại gỗ đợc dùng để chế biến các sản phẩm
mộc.
Số lợng từ này theo chúng tôi là tơng đối đầy đủ, nó phản ánh cụ thể
chi tiết các loại gỗ, chất liệu cơ bản đợc dùng để sản xuất các sản phẩm mộc ở
Thái Yên - Đức Thọ Hà Tĩnh. Đó là các loại gỗ tốt nh lim, táu, sến, dỗi, là
các loại gỗ tạp mà ngời dân Thái Yên dùng để chế biến, làm ra các sản phẩm
mộc thông dụng nh de, bộp, cồng, trâm
Số lợng nh trên, theo điều tra chúng tôi thấy khá chi tiết, phản ánh đầy đủ
các loại gỗ cơ bản, phổ biến dùng để sản xuất, làm ra các sản phẩm mộc ở nhiều
chủng loại đáp ứng đòi hỏi của nhu cầu cuộc sống trong nhân dân.
Số từ liên quan đến các phơng tiện, dụng cụ để sản xuất để chế biến
sản phẩm và các bộ phận liên quan khoảng 190 từ. Số lợng này có vẻ ít nhng
đối với đồ dùng, dụng cụ làm mộc, theo chúng tôi đợc biết nh thế cũng tơng
đối đầy đủ và cơ bản.
Số từ liên quan đến quá trình làm ra một sản phẩm mộc đơn giản và các
sản phẩm mộc thông dụng nhất khoảng 240 từ. Riêng số từ này còn ít. Tuy nhiên,

đối tợng ở đây mà chúng tôi phản ánh là đối tợng có tính chất truyền thống.
(Với số lợng 600 từ trong vốn từ vựng chỉ nghề mộc ở Thái Yên - Đức
Thọ Hà Tĩnh đã thu thập đợc nh trên, khi so sánh với số từ chỉ nghề mộc
trong Từ điển Tiếng Việt của GS. Hoàng Phê (gần 70 từ) và trong Từ điển
tiếng địa phơng Nghệ Tĩnh (gần 30 từ) do GS. Nguyễn Nhã Bản chủ biên thì
số lợng từ ngữ này đã lớn hơn khá nhiều lần. Tuy nhiên, đây mới chỉ là thống
kê ban đầu nên có thể cha hoàn toàn chính xác).
23


Nhận xét:
- Kết quả điều tra thống kê, miêu tả vốn từ vựng chỉ nghề mộc ở Thái
Yên - Đức Thọ Hà Tĩnh mà chúng tôi có đợc mới chỉ là một phần rất nhỏ so
với hiện thực vốn từ vựng đang tồn tại và hoạt động trong cuộc sống nhân dân.
Tuy vậy, cũng nh tất cả các vốn từ vựng trong hệ thống vốn từ vựng tiếng Việt,
vốn từ vựng chỉ nghề mộc ở Thái Yên - Đức Thọ Hà Tĩnh hoàn toàn chịu sự
chi phối chặt chẽ của quy luật ngôn ngữ: cấu tạo từ, quy luật ngữ âm, quy tắc
ngữ pháp tiếng Việt. Nói cách khác, dù vốn từ vựng chỉ nghề mộc ở Thái Yên
có phong phú, đa dạng đến đâu thì khi sáng tạo hay sử dụng chúng vẫn phải
tuân theo các quy luật chung của tiếng Việt. Chẳng hạn, khi so sánh với các từ
chỉ nghề mộc trong Từ điển tiếng Việt của GS. Hoàng Phê (chủ biên), chúng
tôi thấy không hề có sự khác nhau về cốt lõi của hệ thống từ vựng tức về mặt
cấu tạo từ, vị trí các yếu tố cấu tạo từ và các kiểu cấu tạo từ.
- Các đối tợng định danh mà chúng tôi thu thập ở vốn từ vựng chỉ nghề
mộc ở Thái Yên - Đức Thọ Hà Tĩnh chủ yếu là những đối tợng truyền
thống, gắn liền với quá trình hình thành, phát triển của nghề. Vì thế, khi điều
tra, thống kê chúng tôi không đứng ở góc độ của các nhà thực vật học để miêu
tả, nhận biết các loại gỗ chất liệu cũng nh không thể giải thích ngắn gọn, miêu
tả chi tiết về các dụng cụ sản phẩm mộc nh việc làm của các nhà từ điển học.
Phơng châm chủ yếu của chúng tôi là ghi nhận những điều mắt thấy, tai nghe,

có nghĩa là đã dựa vào cách miêu tả, giải thích nhận biết của những ngời thợ mộc
về chất liệu, dụng cụ, sản phẩm mộctheo đặc trng nghề nghiệp của họ. Cho nên,
mức độ chính xác và đầy đủ của vốn từ vựng chỉ nghề mộc ở Thái Yên - Đức Thọ
Hà Tĩnh về cơ bản là không thể tuyệt đối.
- Nghề mộc là nghề truyền thống của dân tộc ta cho nên cũng nh nghề
trồng lúa, nghề cá nghề mộc và các yếu tố liên quan tới nghề có mặt khắp
nơi trên mọi miền đất nớc, chúng gắn liền với đời sống sinh hoạt thờng nhật
của nhân dân. Vì thế, trong số lợng từ ngữ về vốn từ vựng chỉ nghề mộc ở Thái
Yên - Đức Thọ Hà Tĩnh mà chúng tôi đã thu thập đợc trên có thể có nhiều
cội nguồn xuất xứ khác nhau. Nhiều đơn vị từ vựng của nghề hiện nay do khái
niệm của từ đã đợc phổ biến rộng rãi trong nhân dân nên đã trở thành ngôn ngữ
24


toàn dân. Song nh trên đã nói, đối tợng nghiên cứu của chúng tôi là những đối
tợng có tính truyền thống hơn nữa lại là vốn từ vựng chỉ nghề nghiệp diễn ra ở
một địa phơng cụ thể nên những đơn vị từ ngữ cùng với các yếu tố có liên quan
đến chúng, chúng tôi phải thu thập, khảo sát không thể gạt bỏ đợc. Bởi vì, hiện
nay việc các từ vừa đợc dùng trong ngôn ngữ toàn dân, vừa đợc dùng trong từ
nghề nghiệp là khá nhiều. Những từ này vẫn đợc xem là lớp từ cơ bản của
nghề. Điều này ở mục 3 của chơng II, chúng tôi sẽ cố gắng lý giải, làm rõ một
phần nào về hiện tợng đó. Thiết nghĩ, do dung lợng đề tài và hơn nữa là sự hạn
chế về thời gian nên hy vọng đề tài sẽ đợc mở rộng, nghiên cứu đầy đủ và toàn
diện hơn ở một công trình khác thuộc bậc cao hơn.

Chơng II
Đặc điểm vốn từ vựng chỉ nghề Mộc
ở làng Thái Yên - Đức Thọ - Hà Tĩnh
Có thể có nhiều cách tiếp cận về vốn từ vựng chỉ nghề nghiệp ở làng
Thái Yên - Đức Thọ Hà Tĩnh, nhng ở công trình này chúng tôi chỉ dừng lại

ở 3 nội dung chính sau:
1. Vốn từ vựng chỉ nghề mộc - xét về mặt nội dung ý nghĩa
Khảo sát vốn từ vựng chỉ nghề mộc chúng tôi thu đợc 600 từ. Căn cứ
theo nội dung phản ánh hiện thực mà từ chỉ nghề mộc biểu hiện chúng tôi đã
chia vốn từ vựng thu đợc thành các vốn từ vựng cụ thể nh sau:

25


×