Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Phân tích, đánh giá cảnh quan đảo phú quốc phục vụ mục đích sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

BÙI HỒNG ANH

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN
ĐẢO PHÚ QUỐC PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
HỢP LÝ TÀI NGUN VÀ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ

HÀ NỘI - 2007


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Con người và thiên nhiên luôn luôn có mối quan hệ không thể tách rời nhau.
Con người sống trong môi trường tự nhiên, tác động không ngừng vào đó để nhằm
tạo ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ đời sống của mình. Việc khai thác tự
nhiên quá mức sẽ làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, từ đó dẫn đến sự suy thoái tài
nguyên và môi trường. Do đó, trong quá trình phát triển cần có những đánh giá,
phân tích, những biện pháp, quy hoạch… cụ thể để có biện pháp sử dụng tự nhiên
một cách hợp lý và bảo vệ môi trường, khai thác tự nhiên phải đi đôi với sự phát
triển bền vững. Đây là vấn đề cấp thiết hiện nay không chỉ ở Việt Nam.
Nước ta có một vùng biển rộng lớn (khoảng 1 triệu km2) với hàng ngàn hòn
đảo lớn nhỏ chạy dài từ Bắc vào Nam. Trong đó đảo Phú Quốc nằm trong vịnh
Thái Lan là hòn đảo lớn nhất nước, có diện tích tự nhiên 561,65 km2 với chiều bắc
nam là 49km, chỗ rộng nhất ở phía bắc là 27km, chỗ hẹp nhất ở phía nam là 3km.
Về mặt hành chính, đảo Phú Quốc thuộc huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Đảo có đầy đủ các ĐKTN và TNTN cho việc phát triển về mọi mặt của đời sống.
Và đặc biệt khi được Chính phủ cho phép thực hiện cơ chế kinh tế mở thì “Hòn đảo


ngọc” Phú Quốc có sự phát triển nhanh chóng về mọi mặt với những dự án qui mô.
Theo các nhà nghiên cứu thì đảo Phú Quốc được phân loại thuộc nhóm
đảo tiền tiêu biên giới. Vì vậy, nó có một vị thế đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng. Có thể xem nơi đây là “ranh giới đảo” thật sự giữa Việt Nam và
Campuchia. Phú Quốc là một đảo lớn có đường bờ đảo với các núi nằm sát
biển và cửa sông thuận lợi cho xây dựng các căn cứ quân sự và quân cảng
biển. Địa hình bằng phẳng ở phía nam và phía tây thuận lợi cho xây dựng
sân bay. Điều đó càng làm tăng thêm ý nghĩa quốc phòng của đảo.
Như vậy, tiềm năng của Phú Quốc là vô cùng to lớn, đặc biệt là phát triển
về du lịch, do đó cần có những đánh giá, phân tích cụ thể để có thể khai thác, sử
dụng hợp lý nhất, hiệu quả nhất tiềm năng to lớn đó của đảo, nhằm nâng cao vị
thế của đảo Phú Quốc hơn nữa.
1


Việc tiếp cận Địa lý Tự nhiên tổng hợp nhằm hiểu biết, nắm vững những
đặc điểm ĐKTN, TNTN, định hướng khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất quan trọng và cần thiết. Hơn nữa,
xuất phát từ nhu cầu của bản thân muốn được hiểu biết hơn về các ĐKTN và
TNTN của đảo nói riêng và các đảo khác Việt Nam nói chung trong việc phát
triển một số ngành kinh tế mà không bị phá vỡ tổng thể, đảm bảo cho sự phát
triển và bảo vệ môi trường. Đồng thời nhằm góp phần bổ sung, nâng cao kiến
thức để phục vụ cho công tác giảng dạy sau này của bản thân.
Với những lý do nêu trên, bản thân đã lựa chọn đề tài “Phân tích, đánh
giá cảnh quan đảo Phú Quốc phục vụ mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên
và bảo vệ môi trƣờng” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục tiêu của đề tài
+ Thông qua hệ thống phân loại và bản đồ cảnh quan làm sáng tỏ được
đặc điểm, tiềm năng của các ĐKTN và TNTN đảo Phú Quốc.
+ Trên cơ sở phân tích cấu trúc, chức năng và đánh giá cảnh quan có thể

đưa ra được những kiến nghị, định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ
môi trường đảo Phú Quốc.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài
+ Nghiên cứu những vấn đề về lý luận, phương pháp của địa lý tự nhiên
tổng hợp cho việc phân tích, đánh giá cảnh quan đảo Phú Quốc.
+ Thu thập tài liệu và số liệu về các nhân tố thành tạo cảnh quan đảo Phú
Quốc như: địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật, các hoạt
động KT -XH,…
+ Xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan và thành lập bản đồ cảnh quan
của đảo Phú Quốc.
+ Phân tích, đánh giá tiềm năng tự nhiên, TNTN cho các mục đích cụ thể
của đảo như: phát triển du lịch, nông - lâm - ngư nghiệp.

2


+ Trên cơ sở phân tích, đánh giá đề ra những đề xuất, kiến nghị sử dụng
hợp lý TNTN trong quá trình phát triển các ngành du lịch, nông - lâm - ngư
nghiệp và BVMT của đảo.
3. Giới hạn của đề tài
3.1. Giới hạn phạm vi lãnh thổ nghiên cứu
+ Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu tập trung vào đảo Phú Quốc gồm
8 xã, thị trấn trong 10 xã, thị trấn của huyện đảo Phú Quốc là: Thị trấn Dương
Đông, thị trấn An Thới, xã Cửa Cạn, xã Cửa Dương, xã Hàm Ninh, xã Dương
Tơ, xã Bãi Thơm và xã Gành Dầu, có diện tích tự nhiên 561,65 km2 . Phạm vi
có thể mở rộng và có sự liên kết không gian với phần đất liền và các đảo khác
của tỉnh Kiên Giang.
+ Ranh giới phạm vi hành chính lãnh thổ nghiên cứu được xác định trên
cơ sở bản đồ hành chính, bản đồ du lịch huyện đảo Phú Quốc của tỉnh Kiên
Giang năm 2006.

3.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu
+ Phân tích, đánh giá vai trò của các nhân tố thành tạo cảnh quan của đảo
Phú Quốc.
+ Xây dựng hệ thống phân loại và thành lập bản đồ cảnh quan khu vực
nghiên cứu.
+ Xác định những định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đảo.
+ Đề xuất, kiến nghị những định hướng phát triển hiệu quả cho một số
ngành kinh tế quan trọng và việc sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường
cho sự phát triển bền vững của đảo.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
- Các công trình nghiên cứu về biển đảo Việt Nam như: Các vấn đề về
phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đánh giá tổng hợp ĐKTN,
TNTN và KT – XH hệ thống đảo ven bờ Việt Nam trong chiến lược phát triển
kinh tế xã hội biển của Lê Đức An (chủ nhiệm) và nnk trong đề tài KT. 03. 12 Viện Địa lý, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia Hà Nội 1993; Đề tài: Đánh giá ĐKTN, TNTN và KT – XH hệ thống đảo ven bờ Việt
3


Nam trong chiến lượng phát triển kinh tế xã hội biển của Lê Lê Đức An (chủ
nhiệm) và nnk trong đề tài KT. 03. 12 - Viện Địa lý, Trung tâm Khoa học Tự
nhiên và Công nghệ Quốc gia Hà Nội- 1995; Đề tài: Chuyên khảo hệ thống đảo
ven bờ Việt Nam (Những vấn đề Địa lý moi trường) của Lê Đức An (đồng chủ
biên) và nnk - Viện Địa lý, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc
gia Hà Nội; Chiến lược phát triển kinh tế biển và vùng ven biển Việt Nam đến
năm 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội – 2005;…
- Các công trình nghiên cứu về tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang
như: Luận án Tiến Sĩ của tác giả Đào Ngọc cảnh về Tổ chức lãnh thổ các địa
điểm du lịch tỉnh Kiên Giang năm 2003;…
- Các công trình nghiên cứu về địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế - xã hội
đảo Phú Quốc như: Điều tra, đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN và hiện trạng
KT – XH đảo Phú Quốc phục vụ quy hoạch tổng thể lãnh thổ. Báo cáo giai

đoạn I: Các điều kiện địa lý tự nhiên, TNTN và hiện trạng KT – XH đảo Phú
Quốc của Lê Đức An (chủ nhiệm) và nnk - Viện Địa lý, Trung tâm Khoa học Tự
nhiên và Công nghệ Quốc gia Hà Nội – 1995. Các đề tài, quy hoạch của Tổng
cục Du lịch, Tổng cục Thống kê, các Viện nghiên cứu, các trường Đại học,…
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
+ Quan điểm hệ thống:
Là một quan điểm khoa học chung phổ biến, vì từ lâu đối tượng nghiên cứu
của cảnh quan học được xem như là các hệ thống hoàn chỉnh được tạo thành từ rất
nhiều hợp phần, các yếu tố có mối tác động qua lại trong việc tạo nên các thể tổng
hợp lãnh thổ tự nhiên. Vận dụng quan điểm nghiên cứu này giúp cho việc giải
thích các đối tượng nghiên cứu của cảnh quan rõ ràng hơn, tạo ra những hiểu biết
mới và làm phong phú thêm những khái niệm về đối tượng nghiên cứu.
Quan điểm hệ thống có ý nghĩa rất to lớn trong nghiên cứu các thể tổng
hợp tự nhiên lãnh thổ, nó giúp xác định cấu trúc không gian, từ đó có thể phân
tích được chức năng của các hợp phần, các yếu tố thành tạo nên cấu trúc đứng
của cảnh quan và chức năng của thể tổng hợp tự nhiên với nhau theo cấu trúc
4


ngang trong quá trình trao đổi vật chất và năng lượng. Quan điểm này cũng cho
phép phân tích sự phân hóa lãnh thổ theo yếu tố động lực thành tạo, từ đó tìm ra
các mô hình tính toán thích ứng để làm cơ sở cho những dự báo biến động của
các thể tổng hợp tự nhiên lãnh thổ.
Trong quá trình nghiên cứu ĐKTN, TNTN đảo Phú Quốc, quan điểm hệ
thống đã được vận dụng. Đảo Phú Quốc được xem như một hệ thống tự nhiên,
trong đó có sự tác động tương hỗ giữa các hợp phần tự nhiên cũng như giữa hệ
thống tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội. Do vậy, mỗi thành phần phải được
nghiên cứu tổng hợp trong mối liên hệ với các hiện tượng và thành phần khác
trong hệ thống về không gian, thời gian và động lực phát sinh lãnh thổ. Trong

quá trình nghiên cứu, phân tích, đánh giá cảnh quan đảo Phú Quốc phục vụ các
mục đích thực tiễn, việc áp dụng quan điểm này có ý nghĩa rất quan trọng vì mỗi
đơn vị cảnh quan là một bộ phận của đơn vị cấp cao hơn và bản thân đơn vị
cảnh quan đó lại bao gồm nhiều đơn vị cấp thấp hơn. Vì vậy, trong quá trình
nghiên cứu cần phải xem xét nó trong hệ thống và sự tác động tương hỗ giữa các
yếu tố thành tạo cảnh quan khu vực nghiên cứu.
+ Quan điểm tổng hợp:
Quan điểm tổng hợp đã có từ lâu và là quan điểm đặc thù cho mọi quá
trình nghiên cứu địa lý. Quan điểm tổng hợp trong nghiên cứu địa lý là nghiên
cứu các đối tượng trong tổng hòa các mối liên hệ giữa chúng với nhau, giữa
chúng có mối liên hệ chặt chẽ và tạo thành một thể thống nhất. Vì vậy, khi
nghiên cứu, không thể tách rời các đối tượng ra một cách riêng rẽ mà phải luôn
có sự liên hệ giữa các đối tượng với nhau.
Trong công tác nghiên cứu và đánh giá ĐKTN và TNTN một khu vực nào
đó cần phải dựa trên cơ sở các kết quả phân tích đồng bộ và toàn diện vì mỗi hệ
thống tự nhiên là tập hợp của nhiều yếu tố tự nhiên, chúng có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau theo những quy luật phát triển riêng. Khi có sự tác động vào một
hợp phần hay bộ phận tự nhiên nào đó sẽ kéo sự theo thay đổi mang tính dây
chuyền của hàng loạt các yếu tố tự nhiên khác. Điều đó có thể dẫn đến những
hậu quả to lớn, có khi vượt qua ngoài phạm vi không gian lãnh thổ bị tác động.
5


Vì vậy, khi đánh giá tổng hợp lãnh thổ, quan điểm này là cơ sở quan trọng
phục vụ cho việc quy hoạch lãnh thổ và bảo vệ môi trường.
+ Quan điểm lãnh thổ:
Đối với bất kỳ đối tượng địa lý nào cũng đều gắn với một không gian lãnh
thổ nhất định. Với một lãnh thổ nhất định, các đối tượng địa lý có các quy luật
hoạt động riêng, chúng luôn gắn bó và phụ thuộc rất chặt chẽ vào đặc điểm của
lãnh thổ đó. Trong mỗi lãnh thổ luôn có sự phân hóa nội tại và mối quan hệ chặt

chẽ với các lãnh thổ cận kề cả về tự nhiên cũng như các hoạt động kinh tế - xã
hội. Trong việc xác định không gian lãnh thổ nghiên cứu và trong nghiên cứu sự
phân hóa không gian lãnh thổ thì quan điểm này không thể thiếu. Sự phân hóa
không gian lãnh thổ đó là sự phân hóa về cảnh quan ở khu vực nghiên cứu. Trên
cơ sở đó, giúp ta có những ý kiến đánh giá, kiến nghị cho việc sử dụng hợp lý
lãnh thổ đối với từng loại cảnh quan cụ thể.
+ Quan điểm lịch sử:
Mỗi một thể tổng hợp tự nhiên là một thể thống nhất và hoàn chỉnh, nó có
quá trình phát sinh, phát triển và biến đổi không ngừng. Trên thực tế, các cảnh
quan hiện nay hầu hết đã bị biến đổi ở những mức độ nhất định, có khi là sự biến
đổi rất lớn dưới các tác động của hoạt động nhân tác. Do đó, trong quá trình
nghiên cứu và đánh giá cảnh quan phải được dựa trên quan điểm lịch sử để có thể
hiểu biết lịch sử phát sinh, tồn tại và phát triển của chúng trong mối tương quan
giữa các yếu tố khác. Từ đó mới có thể đánh giá cảnh quan một cách đúng đắn về
nguồn gốc phát sinh, tồn tại và phát triển cũng như nguyên nhân của những biến
đổi hiện tại và có thể dự báo được xu thế phát triển của cảnh trong tương lai.
+ Quan điểm kinh tế sinh thái:
Quan điểm này được vận dụng trong nghiên cứu cảnh quan nhằm đặt hệ
thống cảnh quan trong mối quan hệ với hệ thống kinh tế - xã hội. Quan điểm này
có thể thực hiện được khi trong quá trình nghiên cứu cảnh quan xác định trước
được mục tiêu ứng dụng cụ thể. Ví dụ: nghiên cứu cảnh quan cho mục đích phát
triển du lịch, nông nghiệp, công nghiệp, quy hoạch lãnh thổ, nghiên cứu cảnh
quan cho sử dụng hợp lý tài nguyên,…
6


+ Quan điểm phát triển bền vững:
Để đánh giá cảnh quan cho các mục đích phát triển các ngành kinh tế đều
cần phải đứng trên quan điểm phát triển bền vững. Như Chủ tịch Hội đồng thế
giới về môi trường và phát triển – Brutland đã phát biểu năm 1987: “Phát triển

bền vững là phát triển đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”.
Phát triển bền vững của một quốc gia phải đảm bảo đồng thời bốn yếu tố:
kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường. Vì vậy, quan điểm này góp phần rất quan
trọng trong đề xuất định hướng kiến nghị, giải pháp cho mục đích sử dụng hợp
lý tài nguyên và bảo vệ môi trường của đề tài nghiên cứu. Đây là tiêu chí hàng
đầu trong phân tích và đánh giá cảnh quan cho các mục đích cụ thể.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu:
Các số liệu thu thập được về cả tự nhiên lẫn kinh tế - xã hội của lãnh thổ
nghiên cứu sẽ được phân tích, tổng hợp, xử lý có chọn lọc, phù hợp với lãnh thổ
nghiên cứu và với đề tài. Từ đó, lập ra được đề cương chi tiết cho công tác thực
địa để bổ sung, cập nhật tài liệu, số liệu mới nhằm đảm bảo tính chính xác phục
vụ cho quá trình nghiên cứu của đề tài.
+ Phương pháp thực địa:
Đây là một phương pháp truyền thống nhưng hết sức quan trọng đối với
tất cả các ngành nghiên cứu tự nhiên.
Trong quá trình khảo sát thực địa đảo Phú Quốc, yêu cầu các tuyến điểm
khảo sát phải cắt càng nhiều các đơn vị phân hóa cảnh quan, thu thập các số liệu
khảo sát từ các nghiên cứu hợp phần (địa chất, địa mạo, thổ nhưỡng, thủy văn,
sinh vật,…). Ngoài ra, chú ý đến hiện trạng các tác động nhân tác trong quá
trình khai thác, sử dụng lãnh thổ như: trồng rừng, bảo vệ rừng, trồng cây công
nghiệp, sử dụng nguồn nước, khai thác các bãi biển phục vụ phát triển du lịch,…
+ Phương pháp tiếp cận hệ thống:
Phương pháp này được áp dụng trong nghiên cứu mối quan hệ giữa các
hợp phần trong cấu trúc đứng cũng như cấu trúc ngang của các loại cảnh quan
nhằm xác định tính ổn định và sự biến động của các loại cảnh quan đó.
7


+ Phương pháp bản đồ:

Đây là phương pháp thể hiện nội dung của các nhân tố lên bản đồ chuyên
đề. Công việc chuẩn bị bản đồ cho quá trình nghiên cứu cảnh quan được bắt đầu
từ thu thập, phân loại, biên tập, thành lập, đánh giá bản đồ cho quá trình chuyên
về các hợp phần tự nhiên của lớp vỏ cảnh quan của trái đất, về đặc trưng hình
thái của các địa tổng thể tự nhiên. Sử dụng phương pháp này làm cơ sở cho việc
xây dựng hệ thống phân loại, thành lập bản đồ cảnh quan.
+ Phương pháp hệ thống thông tin địa lý (GIS):
Đây là phương pháp được sự hỗ trợ của các phần mềm máy tính, nó được
sử dụng trong việc thể hiện các đối tượng trên các lớp thông tin, có thể phân tích,
tách chiết, tổng hợp các thông tin của các đối tượng trên các lớp thông tin đó. Từ
đó có thể tìm kiếm được những tính chất chung và đưa ra các lớp thông tin mới,
giúp cho công tác phân tích, đánh giá và thành lập bản đồ được thuận lợi.
+ Phương pháp đánh giá tổng hợp:
Là phương pháp quan trọng trong phân tích, đánh giá cảnh quan cho các
mục đích sử dụng cụ thể. Phương pháp này giúp ta dễ dàng xác định được mối
quan hệ và tác động tương hỗ của các yếu tố hợp phần tự nhiên cũng như giữa
các thể tổng hợp tự nhiên với nhau. Đồng thời qua đó có thể thấy được mối quan
hệ trong tổ chức không gian, cấu trúc động lực của cảnh quan với đặc trưng
phân hóa của các quá trình sử dụng tự nhiên một cách có quy luật và hiệu quả.
6. Những hƣớng đóng góp mới của đề tài
+ Vận dụng cơ sở lý luận về cảnh quan và đánh giá cảnh quan, nghiên cứu
một cách có hệ thống các ĐKTN, TNTN phục vụ phân tích, đánh giá lãnh thổ
nghiên cứu.
+ Xây dựng bản đồ cảnh quan cho lãnh thổ nghiên cứu.
+ Xây dựng bản đồ đánh giá cảnh quan cho mục đích quy hoạch, sử dụng
hợp lý cho việc phát triển du lịch, nông – lâm – ngư nghiệp đảo Phú Quốc.
+ Đưa ra những kiến nghị định hướng cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên
và bảo vệ môi trường trong việc phát triển một số ngành kinh tế.
+ Xây dựng sơ đồ phân bố không gian cho một số ngành sản xuất.
8



7. Ý nghĩa của đề tài
+ Bằng việc tiếp cận địa lý tự nhiên tổng hợp để đánh giá các ĐKTN
nhằm phục vụ sử dụng hợp lý các ĐKTN, TNTN và BVMT.
+ Từ đó có thể đưa ra những giải pháp, những đề xuất cho việc sử dụng hợp
lý các ĐKTN, TNTN và BVMT đảo Phú Quốc như: xây dựng bản đồ cảnh quan,
đánh giá tổng hợp, đưa ra những kiến nghị, xây dựng bản đồ đánh giá, bản đồ kiến
nghị,… cho việc xây dựng chiến lược phục vụ mục đích phát triển của địa phương.
8. Cấu trúc của luận văn
Luận văn bao gồm: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, tài liệu
tham khảo, mục lục, phụ lục và các hình ảnh minh họa.
Trong đó, phần nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận nghiên cứu cảnh quan
phục vụ mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng
Chương 2: Các nhân tố thành tạo cảnh quan và đặc điểm cảnh quan
đảo Phú Quốc
Chương 3: Đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển du lịch, nông
– lâm – ngƣ nghiệp và bảo vệ môi trƣờng đảo Phú Quốc

9


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU
CẢNH QUAN PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN
VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
1.1. Lý luận chung về nghiên cứu cảnh quan
1.1.1. Khái niệm chung về cảnh quan
Từ “cảnh quan” là tên gọi khá cổ của một ngành khoa học Địa lý hoàn chỉnh,
được sử dụng để biểu thị tư tưởng chung về một tập hợp quan hệ của các hiện tượng

khác nhau trên bề mặt trái đất.
Nền móng của cảnh quan học đã được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX trong
các công trình nghiên cứu, sự phân chia địa lý tự nhiên bề mặt trái đất của các
nhà địa lý kinh điển Nga. Trong đó, V.V Đôcutsaev (1846 - 1903), nhà bác học
Nga vĩ đại đáng được coi là người sáng lập học thuyết cảnh quan. Sau ông là các
nhà địa lý Nga như: L.C. Berge, G.N. Vưxotxkii, G.F. Morozov,… Các nhà địa
lý Đức như: Z. Passarge, A.Hettner. Ở Anh có E.J. Gerbertson và các nhà địa lý
Mỹ, Pháp,… Song việc nghiên cứu sự phân chia bề mặt trái đất dẫn đến sự hình
thành học thuyết về các quy luật phân hóa lãnh thổ lớp vỏ địa lý chỉ được phát
triển mạnh mẽ sau chiến tranh Thế giới II, khi đó cảnh quan được xác định như
“đơn vị cơ sở dựa trên sự thống nhất các quy luật phân hóa địa đới và phi địa
đới ” (A.G. Ixatsenko, 1953).
Quá trình phát triển đó thể hiện trong sự xác định khái niệm cảnh quan
trong các định nghĩa của các tác giả ở các thời kỳ khác nhau trên thế giới và Việt
Nam, từ đó đánh dấu mỗi thời điểm phát triển của khái niệm cảnh quan cũng
như của học thuyết cảnh quan.
Định nghĩa cảnh quan của L.C. Berge, 1931 như sau: “Cảnh quan địa lý
là một tập hợp hay một nhóm các sự kiện, các hiện tượng, trong đó đặc biệt là
địa hình, khí hậu, nước, đất, lớp phủ thực vật và giới động vật cũng như hoạt
động của con người hòa trộn với nhau vào một thể thống nhất hòa hợp, lặp lại
một cách điển hình trên một đới nhất định nào đó của trái đất”.

10


Năm 1948, N.A. Xolsev đã đưa ra định nghĩa: “Cảnh quan địa lý được
gọi là một lãnh thổ đồng nhất về mặt phát sinh, trong đó có sự lặp lại một cách
điển hình và có quy luật của một và chỉ một tập hợp liên kết tương hỗ gồm: cấu
trúc địa chất, dạng địa hình, nước mặt và nước ngầm, vi khí hậu, các biến
chứng đất, các quần xã thực - động vật”.

Còn theo A.G. Ixatsenko trong “Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lý
tự nhiên” năm 1965 đã đưa ra định nghĩa: “Cảnh quan là một phần riêng biệt về
mặt phát sinh của một phần cảnh quan, một đới cảnh quan hay nói chung của một
đơn vị phân vùng lớn bất kỳ, đặc trưng bằng sự đồng nhất cả tương quan địa đới
lẫn phi địa đới, có một cấu trúc riêng và cấu tạo hình thái riêng”.
Theo nhà địa lý Việt Nam Vũ Tự Lập, khi nghiên cứu cảnh quan địa lý
miền Bắc Việt Nam, ông đã đưa ra định nghĩa: “Cảnh quan địa lý là một địa tổng
thể được phân hóa trong phạm vi một đới ngang ở đồng bằng và một đai cao ở
miền núi, có một cấu trúc thẳng đứng đồng nhất về nền địa chất, về kiểu địa hình,
kiểu khí hậu, kiểu thủy văn, về đại tổ hợp thổ nhưỡng và đại tổ hợp thực vật, và
bao gồm một tập hợp có quy luật của những dạng địa lý và những đơn vị cấu tạo
nhỏ khác theo một cấu trúc ngang đồng nhất” (Vũ Tự Lập, 1976).
Năm 1991, A.G. Ixatsenko đưa ra một định nghĩa ngắn gọn hơn: “Cảnh
quan là một địa hệ thống nhất về mặt phát sinh, đồng nhất về các dấu hiệu địa đới
và phi địa đới, bao gồm một tập hợp đặc trưng của các địa hệ liên kết bậc thấp”.
Phân tích các định nghĩa trên cho thấy 3 quan niệm về cảnh quan mà sau
đó được áp dụng để chỉ các hình thức cảnh quan khác nhau phụ thuộc vào các
quan niệm của người nghiên cứu (Từ điển Bách khoa Địa lý, 1988).
 Cảnh quan biểu thị tổng hợp thể tự nhiên lãnh thổ của một cấp bất kỳ,
đồng nghĩa với tổng thể tự nhiên – lãnh thổ, địa tổng thể tự nhiên hay địa hệ tự
nhiên (quan niệm chung).
 Cảnh quan là một đơn vị phân loại trong hệ phân vị tổng thể tự nhiên,
trong đó cảnh quan là đơn vị chủ yếu được xem xét đến những biến đổi do tác
động của con người (quan niệm kiểu loại).

11


 Cảnh quan để chỉ một phần lãnh thổ nào đó riêng biệt của lớp vỏ địa lý,
trong đó có những đặc tính chung nhất (quan niệm cá thể).

Quan niệm cảnh quan là một đơn vị phân hóa chung như một địa hệ tự nhiên
bất kỳ nào đó được sử dụng nhiều không phải trong lĩnh vực cảnh quan học thuần
túy, mà ở các lĩnh vực khác, các ngành khác khi có động đến sự phân dị lãnh thổ. Vì
vậy, nhiều người cho cảnh quan đồng nghĩa với các quan điểm phân vùng khác.
Theo ý kiến của nhiều nhà khoa học, quan niệm về cảnh quan theo quan
niệm chung không có một giới hạn rõ rệt về lãnh thổ, không theo sự phân cấp
(phân hóa nào) vì sử dụng như một danh từ chung. Do vậy, thường được dùng
cho các công trình chung nghiên cứu môi trường tự nhiên hoặc nghiên cứu cho
một dạng sử dụng rất cụ thể nào đó.
Đối với các nhà nghiên cứu chuyên ngành cảnh quan thì sử dụng hai quan
niệm: kiểu loại và cá thể. Trong đó, quan niệm kiểu loại được dùng phổ biến
trong các nghiên cứu cảnh quan. Vì theo quan niệm này, cảnh quan là đơn vị cơ
sở, là cấp phân vị - đơn vị phân loại thể hiện rõ nét nhất cả hai quy luật phân hóa
địa đới và phi địa đới (A.G. Ixatsenko, 1965), đồng thời là địa hệ tự nhiên cấp cơ
sở có cấu trúc hình thái riêng. Điều này thể hiện một trong những đặc tính của
tập hợp, là đặc tính “nổi bật” chỉ có trong hệ thống các cấp, mà mỗi cấp có tính
chất riêng cho sự liên kết tương hỗ của các yếu tố hợp thành.
Thông thường cấp cảnh quan cao nhất là hệ thống tự nhiên xuống đều các
cảnh quan theo thứ tự (Nicolaev, A.E. Fedina,…)
Sơ đồ 1.1.

Hệ thống phân loại của Nicolaev và nnk

Hệ thống
Cảnh quan

Phụ hệ thống
Cảnh quan

Phụ kiểu

Cảnh quan

Lớp
Cảnh quan

Hạng
Cảnh quan

Phụ lớp
Cảnh quan
Loại
Cảnh quan

Kiểu
Cảnh quan
Cảnh quan

Dưới cảnh quan là các đơn vị hình thái của cảnh quan gồm các dạng địa lý,
diện địa lý. Những đơn vị hình thái này tham gia vào cấu trúc ngang của cảnh quan.

12


Còn cảnh quan theo quan niệm cá thể là đơn vị phân hóa trên những lãnh
thổ cụ thể. Hiển nhiên, trong thiên nhiên chỉ tồn tại cảnh quan – các địa hệ cụ thể
ở các bậc khác nhau, đó là các cá thể cảnh quan độc lập. Song khi phân loại các
cảnh quan tức là vào một hệ thống phức tạp của các đơn vị phân kiểu.
Trong tự nhiên, các đơn vị cảnh quan là những đối tượng lãnh thổ cụ thể,
có thể là một lãnh thổ đồng nhất phát sinh, có thể là một phần riêng về mặt phát
sinh của một miền cảnh quan hay một phần lãnh thổ của một đới ngang… song

đều đặc trưng cho một lãnh thổ phân bố cụ thể. Trong thực tế, chỉ có thể áp dụng
cho nghiên cứu phục vụ sản xuất của một hộ, của một đội sản xuất nhưng không
nhìn được khái quát trong quy hoạch sản xuất, trong việc sử dụng tổng hợp tiềm
năng, trong việc điều khiển địa hệ. Do vậy, càng xuống cấp thấp càng cần điển
hình hóa các địa hệ. Ở các cấp này, đối tượng để nghiên cứu và đánh giá cho các
mục tiêu thực tiễn chỉ có thể là các loại, các kiểu, các lớp diện, dạng địa lý và
cảnh quan địa lý, có như vậy nghiên cứu cảnh quan mới có ý nghĩa.
Khi chuyển lên nghiên cứu các đơn vị phân vùng bậc cao, khả năng và ý
nghĩa điển hình hóa bị mất đi, khi đó phải sử dụng đến các đơn vị cảnh quan cá
thể bậc cao trùng với các đơn vị phân vùng. Sự phân cấp của cảnh quan trong hệ
phân vị được các tác giả sắp xếp theo thứ tự của các cấp địa đới, cấp phi địa đới
hoặc xen kẽ nhau thành các hệ thống một hàng, hai hàng hoặc ba hàng.
- Ở hệ thống phân vị một hàng, các cấp phân vị theo đặc trưng địa đới và
phi địa đới xếp xen kẽ nhau. Trong hệ phân vị này không thấy được mối tương
quan của các đơn vị thuộc các cấp khác nhau. Đới cảnh quan bị cắt xẻ bởi ranh
giới các ô, mất tính toàn vẹn của mình.
Sơ đồ 1.2: Hệ phân vị một hàng của A.A. Grigoriev (1946):
Vành đai

Đới

Ô hay Xứ

Tỉnh

Cảnh quan

- Hệ phân vị hai hàng (hàng địa đới và phi địa đới) được A.A. Grigoriev,
V.B. Xochava, I.P. Geraximov, A.M. Riapchicov và những người khác phân chia:
Sơ đồ 1.3: Hệ thống phân vị hai hàng của A.A. Grigoriev và nnk


13


Vành đai địa lý

Ô địa lý
Phụ ô địa lý

Đới cảnh quan
Xứ địa lý tự nhiên
Phụ đới cảnh quan
Miền cảnh quan
Cảnh quan

Còn trong hệ phân vị ba hàng, V.I. Prokaev đã xây dựng như sau:
Sơ đồ 1.4:

Hệ phân vị ba hàng của V.I. Prokaev

Hàng địa đới

Đơn vị trung gian

Hàng phi địa đới

Đới theo nghĩa rộng

Đới theo nghĩa hẹp


Xứ

Tỉnh
Phụ đới theo nghĩa hẹp
Phụ đới theo
theo nghĩa rộng

Phụ tỉnh

Miền

Cảnh quan

Dựa vào những quan niệm về cảnh quan của các nhà địa lý đã sử dụng, có
thể nhóm thành: nhóm khái niệm cảnh quan chung và nhóm khái niệm kiểu loại –
cá thể cảnh quan. Những khái niệm này cũng thấy trong các hướng khác nhau của
cảnh quan và song song tồn tại nên dễ gây những hiểu biết chưa thấu đáo về cảnh
quan, về đối tượng và phạm vi nghiên cứu, mức độ biểu hiện các quy luật phân
hóa. Vì thế, không phải bất cứ tên gọi cảnh quan nào cũng có thể đồng nghĩa với
nhau. Vì vậy, cần hiểu đúng bản chất của nó, không thể hiểu theo tên gọi vì chưa
có một định nghĩa thống nhất cho cảnh quan.
14


1.1.2. Phương pháp luận nghiên cứu cảnh quan
Cũng như sự phát triển của khoa học địa lý, học thuyết cảnh quan tuân thủ
các giai đọan phát triển từ phân tích bộ phận rồi đến tổng hợp, rồi phân tích bậc
cao hơn và lại tổng hợp cao hơn. Trên con đường phát triển đi lên đó, ngày càng
đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng cần nghiên cứu của lớp vỏ cảnh quan.
Học thuyết của cảnh quan từ chỗ nghiên cứu tập hợp tương hỗ của các hiện

tượng khác nhau trên bề mặt trái đất, có mục đích, đối tượng nghiên cứu gắn với
mục đích và đối tượng nghiên cứu của địa lý tự nhiên, sau đó cùng với sự phát
triển của các khoa học địa lý bộ phận như các ngành địa mạo, khí hậu, thủy văn,
thổ nhưỡng, sinh vật,… và các thành tựu nghiên cứu sinh vật, trong đó nổi bật là
sự nghiên cứu sự phân hóa không gian của các hợp phần cảnh quan dựa trên sự
kết hợp của các nguồn năng lượng tác động chủ yếu là nội năng và ngoại năng
trong lớp vỏ cảnh quan. Các yếu tố hợp phần như địa hình và các yếu tố ngoại
lực hình thành địa hình phân hóa không gian theo các cấp khác nhau. Sự phân
hóa của nền nhiệt, của chế độ ẩm,… sự phân bố dòng chảy, của chế độ dòng
chảy,… theo không gian, của đất, của thực vật, động vật đã được tổng hợp trong
nghiên cứu sự phân hóa trong cấu trúc của cảnh quan. Do vậy, vào giai đoạn nửa
cuối thế kỷ XX là thời kỳ nghiên cứu mạnh mẽ sự phân chia bề mặt trái đất và
cảnh quan học mới xác định rõ nhiệm vụ của mình là học thuyết về các quy luật
phân hóa lãnh thổ của lớp vỏ địa lý, cảnh quan là đơn vị cơ sở và hệ thống phân
vùng. Đây là giai đoạn nghiên cứu sâu cấu trúc không gian của cảnh quan và xem
các cảnh quan là những hệ thống cấu trúc không gian có tính chất phân bậc logic
theo những trật tự xác định. Những nghiên cứu cấu trúc thiên về xác định một
cách định tính các tính chất của cảnh quan, sử dụng các biện pháp liên ngành
(trong đó đáng chú ý là sử dụng cách tiếp cận hệ thống, tiếp cận điều khiển, tiếp
cận sinh thái,… cũng như nghiên cứu tác động kỹ thuật vào cảnh quan), dần dần
các nghiên cứu hướng sâu vào các chỉ tiêu định lượng cho các tính chất của cảnh
quan cùng với sự ra đời của nhiều bộ phận khoa học cảnh quan mới như: Vật hậu
cảnh quan học, địa hóa học cảnh quan, địa vật lý cảnh quan,…

15


Từ khi phát triển đến nay, cảnh quan học luôn tiếp cận đến cơ chế trao đổi
vật chất và năng lượng cũng như trao đổi thông tin giữa các hợp phần trong cảnh
quan giữa các đơn vị cảnh quan cùng bậc và sự chuyển hóa vật chất – năng

lượng, thông tin đó từ trên xuống dưới - từ các đơn vị bậc cao xuống các đơn vị
bậc thấp và ngược lại. Song trong nghiên cứu chức năng của cảnh quan vẫn còn
những khó khăn đó là việc xác định đúng các tác động tương hỗ của nhiều yếu
tố hợp phần tự nhiên. Việc sử dụng các phương pháp cổ truyền và các phương
pháp liên ngành mới chỉ cho phép giải quyết các cặp quan hệ như chỉ số tương
quan nhiệt ẩm, chỉ số khô hạn của Grigoriev – Buduco,…
Việc áp dụng các biện pháp liên ngành và ứng dụng toán học vào giải
quyết các vấn đề định lượng của cảnh quan đã cho phép mở rộng và đi sâu tìm
hiểu bản chất của các cặp quan hệ thành phần của cảnh quan gần nhau như:
nhiệt - ẩm, nước - lượng mưa,…
Để tìm hiểu cơ chế trao đổi, chuyển hóa vật chất trong cảnh quan phải tiến
đến bước chi tiết, định lượng hóa nghiên cứu. Vì vậy, việc áp dụng lý thuyết hệ
thống điều khiển vào nghiên cứu các đặc tính của cảnh quan (tiếp cận hệ thống)
có vai trò cực kỳ to lớn và quan trọng, đánh dấu bước tổng hợp bậc cao hơn
những vấn đề lý thuyết của cảnh quan và nó đã được bắt đầu từ những năm 60.
Bên cạnh đó, vào những năm 60 vấn đề “Môi trường sống dựa trên các
nguyên tắc sinh thái và cảnh quan địa lý” đã tạo nên một hướng nghiên cứu cảnh
quan chung - hướng sinh thái cảnh quan.
Sử dụng tiếp cận sinh thái và nghiên cứu cảnh quan cho phép xác định
được mối quan hệ tương hỗ giữa hai hợp phần vật chất: các vật chất hữu cơ sống
và các chất không sống, hay nói cách khác giữa sinh vật và các điều kiện sinh
thái trong phạm vị cảnh quan. Đây là hướng ứng dụng nhằm trao đổi nghiên cứu
và chuyển hóa vật chất của vòng tuần hoàn sinh vật trong cảnh quan, nhằm bảo
vệ và làm tốt lên môi trường sống.
Trong sự tiếp xúc, liên kết giữa cảnh quan học và sinh thái học đã hình thành
nên một ngành khoa học cảnh quan khác đó là cảnh quan sinh thái. Cảnh quan sinh

16



thái nghiên cứu sự phân hóa của các đơn vị cảnh quan sinh thái theo một hệ thống
phân bậc, kế thừa và phát triển các kết quả nghiên cứu cảnh quan và hệ sinh thái.
Với các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại cùng với sự phát triển mạnh
mẽ của các khoa học liên quan như hóa học, sinh thái học, vật lý học,… cảnh
quan học, nghiên cứu cảnh quan trong quá trình phát triển của mình đã không
dừng lại ở những nội dung mang tính khái quát ban đầu mà đã đi sâu thêm về
vấn đề bản chất của các sự việc, xu thế phát triển, phức tạp giữa các thành phần
của tự nhiên,… đặc biệt là xu hướng phát triển các cảnh quan hiện đại dưới tác
động kỹ thuật của con người.
Xu thế nghiên cứu cảnh quan trên thế giới và Việt Nam hiện nay là dựa
vào các kết quả nghiên cứu ở phạm vi toàn cầu đã được chấp nhận để tiếp tục đi
sâu vào những hướng tiếp cận khoa học tổng hợp nghiên cứu cảnh quan vùng và
ứng dụng các kết quả nghiên cứu đó cho các mục đích thực tiễn cụ thể như:
đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển sản xuất, kinh tế, bảo vệ và phát
triển môi trường lãnh thổ trên quan điểm phát triển bền vững.
1.2. Cơ sở lý luận nghiên cứu cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lý tài
nguyên và bảo vệ môi trƣờng
1.2.1. Những vấn đề về phân tích cảnh quan
Trong cảnh quan học, phân tích cảnh quan là một vấn đề hết sức quan
trọng và cần thiết. Phân tích cảnh quan bao gồm việc phản ánh thực trạng cấu
trúc cảnh quan, chức năng của chúng cũng như các vấn đề khác liên quan. Trong
quá trình phát triển của học thuyết cảnh quan, những nghiên cứu, đúc kết, phân
tích cảnh quan đã được đề cập đến rất nhiều. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay,
những vấn đề này được đề cập đến với nhiều cơ sở và phương pháp mới, đáng
chú ý nhất là phương pháp liên ngành và sử dụng các tiếp cận hệ thống, tiếp cận
sinh thái, xử lý bằng máy tính,… để xác định cấu trúc, chức năng của các cảnh
quan nói chung trong việc giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn.
Như vậy, phân tích cảnh quan không tách rời với phân loại chúng trên từng
lãnh thổ cụ thể phù hợp với tỷ lệ nghiên cứu, vì mỗi cảnh quan là một cá thể, một
hệ thống độc lập, song cũng đồng thời là một phần nào đó của tập hợp kiểu loại

17


cảnh quan bậc cao hơn. Mặt khác, trong tự nhiên chúng ta có thể gặp rất nhiều hiện
tượng cụ thể riêng biệt, song giữa chúng vẫn có những cái chung, cái thống nhất và
đặc trưng nhất để có thể xếp chúng vào một hệ thống thống nhất logic có trật tự.
Cảnh quan cũng như cấu trúc của chúng là các hiện tượng lịch sử, hình thành
trong một quá trình phát triển tiến hóa chung mà dấu ấn của nó ta thường thấy trong
nền rắn, trong các đặc điểm tàn dư như một cá thể sinh vật, một tập hợp sinh vật hay
là một góc của cảnh quan còn lưu trữ các dấu vết phát triển. Đồng thời, trong các
cảnh quan có thể xuất hiện mầm mống của sự phát triển mới, đó là những dấu hiệu
mang tính chỉ thị về hướng phát triển của cảnh quan đó trong tương lai. Do đó, trong
công tác phân loại cảnh quan có thể sử dụng các nguyên tắc khác nhau.
1.2.2. Những vấn dề về đánh giá cảnh quan
Với sự tiến bộ vượt bậc ở tất cả các lĩnh vực của đời sống nói chung,
trong đó có sự phát triển mạnh mẽ của các ngành sản xuất trong giai đoạn hiện
nay đang làm phong phú, đa dạng thêm mối quan hệ nhiều chiều của hệ thống
“tự nhiên – xã hội”. Các dạng tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng được khai
thác một cách triệt để nhằm phục vụ cho những mục đích khác nhau của con
người đã vượt quá khả năng tự điều chỉnh và phục hồi của các dạng tài nguyên,
dẫn đến những sự suy thoái của tự nhiên và điều kiện môi trường trên hành tinh
này. Vì vậy, vấn đề sử dụng, khai thác hợp lý các ĐKTN, TNTN đã trở thành vấn
đề rất bức thiết, có tầm quan trọng to lớn. Do đó, công tác đánh giá tổng hợp các
ĐKTN, TNTN là phần nội dung lớn không thể thiếu và có ý nghĩa khoa học, thực
tiễn to lớn trong các công trình nghiên cứu, quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên,
các ĐKTN và KT - XH các lãnh thổ, để từ đó có những biện pháp nhằm sử dụng
hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường lãnh thổ nghiên cứu.
Theo hướng đó, trong những thập kỷ gần đây đã xuất hiện nhiều công trình
nghiên cứu thực tiễn và đã mang lại những kết quả to lớn cả trên thế giới và Việt
Nam. Trong đó, phải kể đến những đóng góp trong các công trình nghiên cứu của

các nhà địa lý tổng hợp tham gia vào quy hoạch các vùng lãnh thổ của Liên Xô (cũ)
như Cộng Hòa Ucraina, Cộng Hòa Liên Bang Nga, vùng Viễn Đông thuộc Nga,…
Ngoài ra cũng phải kể đến những công trình của các nhà địa lý Ba Lan, Cộng Hòa
18


Liên Bang Đức, Cộng Hòa Pháp,… và các nhà địa lý Mỹ. Ở Việt Nam đó là những
công trình của nghiên cứu đánh giá tổng hợp cho các vùng Đông Nam Bộ, vùng
đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Thanh Hóa, Hòa Bình,… và bước đầu đã
giải quyết được một số vấn đề quan trọng, bức thiết. Tuy nhiên, đánh giá tổng hợp là
một công việc hết sức khó khăn vì đó là một bộ môn khoa học liên ngành, do đó, đối
tượng, phương pháp và nguyên tắc nghiên cứu cũng phải là tập hợp của các phương
pháp, nguyên tắc của từng hợp phần riêng nên chúng cũng rất đa dạng, phức tạp.
Theo quan điểm chung của các công trình nghiên cứu cho thấy, đánh giá tổng
hợp bao gồm các lý thuyết đánh giá chung và các thủ pháp tiến hành. Việc thực hiện
công tác đánh giá tổng hợp, nhiệm vụ quan trọng là phải xác định các đối tượng, mục
đích, nội dung của nó cũng như việc lựa chọn các phương thức đánh giá phù hợp.
Trong tự nhiên nói chung và trên từng lãnh thổ nói riêng, các thành phần và
đơn vị tự nhiên luôn có liên quan, tác động tương hỗ lẫn nhau. Bên cạnh là mối
quan hệ và tác động tương hỗ giữa con người và tự nhiên trong các hoạt động kinh
tế - kỹ thuật cũng rất chặt chẽ, được biểu hiện thông qua các biện pháp kỹ thuật
nhất định. Do đó, trong quá trình đánh giá cần có những hiểu biết một cách sâu sắc
các quy luật của tự nhiên, mối quan hệ và tác động tương hỗ của hệ thống “tự nhiên
– xã hội”, từ đó có thể đưa ra các biện pháp kinh tế - kỹ thuật cũng như những
chính sách xã hội hợp lý.
Trong công tác đánh giá tổng hợp, việc xác định đối tượng, mục đích đánh
giá rất quan trọng và phức tạp. Vì trong tự nhiên nói chung, các ĐKTN, các dạng
tài nguyên thiên nhiên rất phong phú, đa dạng, mức độ sử dụng chúng cho các
mục đích cũng rất khác nhau. Do đó, các kết quả đánh giá tổng hợp chúng cũng
biểu thị mức “thích hợp” khác nhau cho các mục đích sử dụng.

Với mức độ phức tạp của công tác đánh giá nên không thể tồn tại một
kiểu đánh giá chung mà tùy thuộc vào từng mục đích cụ thể để có được một kiểu
đánh giá khác nhau như: đánh giá chung là giai đoạn đánh giá sơ bộ, ban đầu
trên cơ sở các kết quả nghiên cứu tự nhiên, tài nguyên theo các vùng lãnh thổ,
mang tính định hướng chung của các mục đích thực tiễn khác nhau hay đánh giá
mức độ “thuận lợi” hay “thích hợp” của các ĐKTN, TNTN đối với các ngành
19


sản xuất và đánh giá kinh tế - kỹ thuật lại đề cập sâu hơn đến giá trị và hiệu quả
kinh tế của các ngành sản xuất đó. Tuy nhiên, kiểu đánh giá được sử dụng rộng
rãi nhất trong những thập kỷ gần đây là kiểu đánh giá các ĐKTN, TNTN theo
mức độ “thuận lợi” hay “thích hợp” của nó cho các dạng khai thác khác nhau.
Việc lựa chọn đúng, hợp lý phương pháp đánh giá là rất quan trọng và ảnh
hưởng đến mức chi tiết, chính xác của kết quả đánh giá. Hệ thống các phương pháp
tổng hợp rất đa dạng và phức tạp nên tùy vào mục đích cụ thể cũng như cho từng
lãnh thổ riêng biệt mà các phương pháp sẽ được chọn để sử dụng như: phương
pháp mô hình chuẩn, phương pháp bản đồ, và phương pháp thang điểm tổng hợp
có trọng số,... Các phương pháp này trong quá trình đánh giá có thể được sử dụng
riêng lẻ hay kết hợp với nhau theo từng giai đoạn và với từng mục tiêu cụ thể.
Ví dụ: Để đánh giá lãnh thổ đảo Phú Quốc cho mục tiêu phát triển một
ngành sản xuất thì chúng ta có thể thì chúng ta có thể sử dụng phương pháp thang
điểm tổng hợp có trọng số để phân định một cách khách quan mức độ thuận lợi của
các đơn vị tổng hợp tự nhiên trên lãnh thổ đảo Phú Quốc cho ngành sản xuất đó.
Tuy nhiên, trên thực tế một lãnh thổ rất hiếm khi chỉ có một ngành sản
xuất. Vì vậy, khi tiến hành đánh giá cho các mục đích khác nhau sẽ có sự trùng
lặp vì mức độ “thích hợp” hay “không thích hợp” của đơn vị diện tích đó cùng
lúc đối với nhiều ngành sản xuất khác nhau. Do đó, lúc này đòi hỏi phải sử dụng
kết hợp nhiều phương pháp đánh giá.
Bên cạnh, trong tự nhiên nói chung các thành phần và các yếu tố của tự

nhiên thường không tồn tại độc lập mà có mối liên hệ, tác động tương hỗ lẫn nhau,
tạo nên một hệ thống tự nhiên đồng nhất, hoàn chỉnh. Do đó, khi đánh giá mức độ
thuận lợi của các ĐKTN, TNTN cho các mục đích thực tiễn không thể đánh giá
chúng thông qua các đặc điểm các tính chất của các hợp phần của tự nhiên một
cách riêng rẻ mà phải xem xét chúng trong mối quan hệ ràng buộc cũng như những
tác động tương hỗ giữa chúng với nhau. Chỉ như vậy mới có thể đánh giá một cách
đầy đủ, đồng bộ nhất từng đơn vị tự nhiên vốn rất phức tạp và luôn luôn biến động
cho các mục đích cụ thể mà không bỏ sót những thành phần và yếu tố dù nhỏ nhất,
nhưng đôi khi lại là những yếu tố giới hạn quan trọng cho sự phát triển của chúng.
20


Ngoài ra, để các phương án tổ chức, quy hoạch sản xuất theo lãnh thổ dựa
trên các kết quả đánh giá đạt hiệu quả cao còn phụ thuộc quan trọng vào việc lựa
chọn các thang bậc và các chỉ tiêu đánh giá. Đối với thang bậc đánh giá thì tùy vào
mức độ nghiên cứu, mức độ yêu cầu và mục đích đề ra mà định thang bậc đánh giá
từ 2,3,… 10 cấp hay nhiều hơn nữa. Việc chọn đúng các chỉ tiêu trong công tác
đánh giá tổng hợp có ý nghĩa quyết định đến độ chính xác của các kết quả đánh giá
nên cần có sự nghiên cứu, lựa chọn kỹ các chỉ tiêu khi đưa vào áp dụng đánh giá.
Từ những vấn đề mang tính lý luận trên, có thể thấy công tác đánh giá tổng hợp
các ĐKTN, TNTN việc lựa chọn phương pháp, thang bậc hay hệ thống các chỉ tiêu đánh
giá rất phức tạp, phụ thuộc rất nhiều vào mức độ phân hóa đa dạng của tự nhiên cũng như
sự hiểu biết thấu đáo tự nhiên từng lãnh thổ nghiên cứu. Ngoài ra, cùng với thời gian, các
kết quả đánh giá còn được xem xét, kiểm nghiệm và được điều chỉnh cho phù hợp với
từng mục đích nghiên cứu cụ thể nên việc thay đổi hay tổng hợp các phương pháp trong
quá trình đánh giá là tất yếu để kết quả đánh giá chính xác, hiệu quả nhất.
Trong đánh giá cảnh quan, những kết quả đạt được của đánh giá thành phần là
tiền đề cho sự ra đời hướng tổng hợp trong địa lý nên có thể nói, đánh giá cảnh quan
là đánh giá tổng hợp các tổng thể tự nhiên phục vụ cho mục đích cụ thể nào đó.
Đánh giá cảnh quan nhằm mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và BVMT là

một nhiệm vụ quan trọng trong nghiên cứu địa lý ứng dụng. Nó có vị trí và đóng vai
trò quan trọng đối với các hoạt động phát triển kinh tế, giúp các nhà quản lý, quy
hoạch có được những quyết định phù hợp với từng đơn vị lãnh thổ cụ thể.
1.2.3. Những vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
Cơ sở khoa học quan trọng của việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi
trường trước hết phải được lựa chọn từ các đặc điểm đặc trưng của tự nhiên, các điều
kiện môi trường sinh thái – lãnh thổ. Sử dụng các kết quả nghiên cứu cảnh quan và
nhất là qua bản đồ cảnh quan ở các tỷ lệ khác nhau sẽ cho một phương thức tiếp cận
tổng hợp nhất, tương đối gần gũi, xác thực với hiện trạng tự nhiên mỗi vùng.
Qua việc phân tích các quy luật hình thành, các đặc trưng về động lực
phát triển của cảnh quan, mối tương quan và tác động tương hỗ giữa các yếu tố
và thành phần của tự nhiên cũng như giữa các tổng hợp thể tự nhiên với nhau,…
21


đặc biệt là việc đánh giá tổng hợp các đơn vị cảnh quan sẽ cho phép xác định
mức độ “thích hợp nhất”, “tương đối thích hợp” hay “không thích hợp” của mỗi
một đơn vị lãnh thổ cho từng ngành sản xuất, từng dạng sử dụng tài nguyên,…
Trong quá trình phân tích cảnh quan, miêu tả các đặc điểm của từng đơn
vị trong hệ thống phân loại các tổng hợp thể tự nhiên đã làm sáng tỏ không chỉ
các đặc điểm chung, các đặc điểm riêng của các cảnh quan đó mà còn một cách
định tính làm rõ những đặc điểm chức năng của chúng.
Trên cơ sở nắm bắt, hiểu biết một cách hệ thống, có quy luật các đặc điểm
đặc trưng của tự nhiên, qua việc nghiên cứu các đơn vị cảnh quan, các quy luật
phân hóa chúng theo không gian mỗi vùng, nhất là động lực phát triển của chúng
theo thời gian, trong đó có tính đến những tác động cả chủ quan và khách quan của
các quá trình tự nhiên cũng như của con người sẽ có thể hoạch định được một chiến
lược lâu dài, tương đối phù hợp và với hiệu quả cao nhất của việc sử dụng hợp lý
TNTN và BVMT cho mỗi vùng nghiên cứu, đồng thời bố trí một cách hợp lý nhất
các kế hoạch phát triển KT - XH, các ngành sản xuất theo lãnh thổ.

Ngoài việc xem xét, đánh giá đúng tiềm năng các nguồn lực tự nhiên thì yếu
tố con người luôn có ý nghĩa hết sức to lớn, là nguồn động lực quan trọng thúc đẩy
quá trình phát triển xã hội, khống chế và tác động lên các quá trình tự nhiên, đặc
biệt là vai trò của con người trong điều tiết, sử dụng các ĐKTN, TNTN từng lãnh
thổ. Do đó, trong quá trình đánh giá tổng hợp cần chú trọng đến những yếu tố con
người cùng các đặc điểm chung của các điều kiện KT - XH và nhân văn.
1.3. Những vấn đề về nguyên tắc, phƣơng pháp đánh giá và xây dựng
bản đồ cảnh quan
1.3.1. Những vấn đề về nguyên tắc, phương pháp đánh giá cảnh quan
Đánh giá cảnh quan là một nhiệm vụ quan trọng của nghiên cứu địa lý ứng
dụng, nó có vị trí và vai trò quan trọng trong quy hoạch lãnh thổ cho việc phát triển
KT - XH dựa trên nguyên tắc sử dụng tối ưu các đặc điểm sinh thái cảnh quan và
thiết lập các mối quan hệ hài hòa giữa con người với môi trường. Đánh giá cảnh
quan là một công việc hết sức phức tạp, nó cho phép xác định được tiềm năng tự
nhiên trong mối quan hệ chặt chẽ với các đặc trưng của mỗi một thể chế xã hội,
22


trình độ cũng như mức độ nhận thức khoa học - kỹ thuật của xã hội đó, được thể
hiện qua quá trình sử dụng, khai thác dạng tài nguyên, các ĐKTN của lãnh thổ.
Mối liên hệ giữa nhiệm vụ và mục đích đánh giá được xây dựng trên cơ sở
thực tế phát triển sản xuất kinh tế lãnh thổ, nó xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn
cấp bách chứ không phải hoàn toàn mang tính chủ quan, áp đặt. Vì vậy, một đặc
điểm đặc trưng mang tính nguyên tắc của đánh giá tổng hợp là các ngành sản xuất,
kinh tế cụ thể dự định bố trí, phát triển trên lãnh thổ và tương ứng với chúng là đặc
tính, thành phần của khách thể: đặc điểm của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên
thiên nhiên luôn thay đổi theo không gian và thời gian, để xác định mức độ thích
hợp của các thể tổng hợp tự nhiên cho từng vùng ngành sản xuất, kinh tế riêng biệt.
Chính việc phân tích, đánh giá tổng hợp này cho phép tiếp cận gần nhất với thực
tiễn sử dụng tối ưu từng đơn vị lãnh thổ cụ thể.

Trong nội dung đánh giá cảnh quan, việc xác định được đối tượng, nội dung,
phương pháp đánh giá là nhiệm vụ quan trọng đầu tiên. Trong đó, việc lựa chọn đối
tượng đánh giá phải dựa trên mối quan hệ và tác động tương hỗ giữa tự nhiên – xã
hội. Tùy thuộc vào mục đích, đối tượng và yêu cầu mức độ chi tiết mà có các cách
đánh giá khác nhau như: đánh giá chung, đánh giá mức độ “thuận lợi” hay “thích
hợp” của các ĐKTN, TNTN đối với các ngành sản xuất, đánh giá kinh tế - kỹ
thuật. Tuy nhiên, hiện nay hướng đánh giá mức độ “thuận lợi” hay “thích hợp” là
phổ biến nhất và được xem như tiền đề cho định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ.
Căn cứ vào mục đích cụ thể cũng như đối với từng lãnh thổ riêng biệt để
chọn các phương pháp thể hiện thích hợp như: phương pháp mô hình chuẩn,
phương pháp thang điểm tổng hợp có trọng số, phương pháp bản đồ,…
Việc xác định đơn vị cơ sở cũng là yếu tố không thể thiếu. Căn cứ vào
mục tiêu, mức độ chi tiết của đánh giá một cách phù hợp.
Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Phải có
phân hóa rõ rệt trong lãnh thổ ở tỉ lệ nghiên cứu; Phải ảnh hưởng một cách mạnh
mẽ đến quá trình phát triển của các loại hình sản xuất, cụ thể là ảnh hưởng đối
với các ngành; Số lượng chỉ tiêu được lựa chọn và phân cấp đánh giá có thể
nhiều hoặc ít khác nhau giữa các ngành.
23


Ngoài ra, còn phụ thuộc vào sự phân hóa lãnh thổ và mục tiêu nghiên cứu
để lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá.
1.3.2. Những vấn đề về nguyên tắc, phương pháp xây dựng bản đồ
cảnh quan
Bản đồ cảnh quan là một bản đồ tổng hợp phản ánh một cách đầy đủ,
khách quan các đặc điểm của tự nhiên, mối quan hệ và tác động tương hỗ giữa
các thành phần riêng lẻ của tự nhiên.
Nghiên cứu các đơn vị cảnh quan là nghiên cứu là nghiên cứu mối quan hệ
và tác động tương hỗ giữa hai tập hợp các yếu tố tạo thành cảnh quan và thành

phần của tự nhiên (vô sinh và hữu sinh), trong đó biểu hiện một cấu trúc hoàn
chỉnh một đơn vị tổng hợp tự nhiên hoàn chỉnh. Mối quan hệ và tác động tương
hỗ giữa các thành phần và yếu tố thành tạo cảnh quan được thể hiện thông qua các
quá trình trao đổi vật chất và năng lượng giữa chúng với nhau.
Trong thực tiễn nghiên cứu tự nhiên, công tác đánh giá các ĐKTN, TNTN với
mục đích sử dụng hợp lý chúng, đồng thời bảo vệ và phát triển môi trường bền vững
đòi hỏi trước hết phải có những nghiên cứu tổng hợp chung, đặc biệt là bản đồ cảnh
quan của lãnh thổ. Qua các đơn vị cảnh quan cụ thể, cấu trúc hệ thống phân loại,
ngoài việc cho thấy một cách khách quan các đặc điểm và thành phần yếu tố tự nhiên
còn cho những thông tin quan trọng, đặc biệt của mối quan hệ giữa chúng, những
quy luật hình thành và phát triển, sự phân bố tự nhiên theo lãnh thổ.
Trong xây dựng bản đồ cảnh quan mỗi một lãnh thổ, các nguyên tắc
thường được sử dụng như: Nguyên tắc đồng nhất phát sinh; Nguyên tắc lịch sử
phát triển; Nguyên tắc đồng nhất về chức năng của từng đơn vị lãnh thổ.
Các nguyên tắc này thường liên quan chặt chẽ và bổ sung cho nhau để đạt
được mục tiêu cuối cùng là xây dựng một bản đồ tổng hợp, trên đó nó thể hiện:
- Một cấu trúc đồng nhất của cảnh quan.
- Phân biệt rõ được các chức năng tự nhiên của chúng.
- Phản ánh hiện trạng tự nhiên gần với hiện trạng sử dụng lãnh thổ hiện tại.
Đối với phương pháp để xây dựng bản đồ cảnh quan thì có rất nhiều
phương pháp để áp dụng như:
24


×