Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Vai trò của đặng tiểu bình trong lịch sử trung quốc ở thập niên 80 của thế kỉ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.57 KB, 71 trang )

Trờng Đại học Vinh
Lời cảm ơn

khoa lịch sử

-------
-----Với thời gian nghiên
cứu không
dài, cùng sự hạn chế về mặt

kiết thức bài khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất
định. Tôi rất mong nhận đợc ý kiến đóng góp, xây dựng của các
thầy cô giáo, các bạn sinh viên để khoá luận đạt đợc kết quả tốt
nguyễn văn hoàng

nhất.

Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong
khoa lịch sử, các thầy cô giáo trong tổ bộ môn chuyên ngành lịch sử
thế giới cùng
toàn luận
thể bạntốt
bè giúp
đỡ tôiđại
hoànhọc
thành đề tài của
Khoá
nghiệp
mình.
Đặc biệt tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy


vai trò
đặng
trong
lịch
giáo,
Thạc sĩcủa
Lê Tiến
Giáp,tiểu
ngời bình
đã tận tình
hớng dẫn
tôi sử
trong
trung
quốc
ở thập
80 của thế kỷ XX
suốt
quá trình
thực hiện
bài khoániên
luận này.
Vinh, tháng 5 năm 2006
Sinh viên thc hiện:
Nguyễn Văn Hoàng
CHuyên ngành: Lịch sử thế giới

Mục lục
A. Mở đầu


Giáo viên hớng dẫn: Th.S Lê Tiến giáp

B. Nội dung

Trang
2
7

Chơng 1: Khái quát về thân thế và sự nghiệp của Đặng Tiểu Bình

7

1.1. Thân thế

7

1.1.1. Quê nhà

Vinh, 2006

-------------

7


1.1.2. Dòng tộc

8

1.2. Sự nghiệp


12

1.2.1. Trớc năm 1952

12

1.2.2. Sau năm 1952

13

Chơng 2: Vai trò của Đặng Tiểu Bình trong lịch sử Trung Quốc
ở thập niên 80 của thế kỷ XX
2.1. Đặng Tiểu Bình trở thành hạt nhân tập thể lãnh đạo thứ hai

16
16

của Trung ơng Đảng cộng sản Trung Quốc
2.1.1. Những nhân vật trong thế hệ lãnh đạo thứ hai của

16

Đảng cộng sản Trung Quốc
2.1.2. Đặng Tiểu Bình trở thành hạt nhân tập thể lãnh đạo thứ hai
của Trung ong Đảng cộng sản Trung Quốc.
2.1.3. Địa vị hạt nhân của Đặng Tiểu Bình

20
30


trong tập thể lãnh đạo thứ hai
2.2. Vai trò của Đặng Tiểu Bình trong lịch sử Trung Quốc

33

ở thập niên 80 của thế kỷ XX
2.2.1. Chính sách đối nội của Đặng Tiểu Bình

33

2.2.1.1. Về kinh tế

33

2.2.1.2. Về chính trị

40

2.2.2. Chính sách đối ngoại của Đặng Tiểu Bình

49

2.2.2.1. Mặt ngoại giao

49

2.2.2.2. Mặt thống nhất quốc gia

57


C. Kết luận

65

Tài liệu tham khảo

68
A. Mở đầu

1. Lý do chọn đề tài
Trong những ngày lễ hội lớn ở Trung Quốc mọi ngời đều treo ảnh của Đặng
Tiểu Bình và Mao Trạch Đông, ngời ta ca ngợi hai Ông nh là biểu tợng cho
mỗi giai đoạn lịch sử của đất nớc.

2


Đặng Tiểu Bình một trong những ngời lãnh đạo quan trọng ở Trung Quốc,
lời nhận xét này quả không sai. Điểm lại những nhân vật đợc coi là tài giỏi
nhất ở Trung Quốc trong thế kỷ XX thì Đặng Tiểu Bình, đợc coi là một trong
những ngời tài giỏi đã lãnh đạo công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc, đa
Trung Quốc nhanh chóng trở thành một cờng quốc về kinh tế, chính trị. Trong
số các nhân vật lịch sử hàng đầu ở Trung Quốc thì có thể nói Đặng Tiểu Bình
là ngời chiếm ở vị trí số một, mặc dầu Đặng Tiểu Bình cha bao giờ đảm đơng
địa vị ngời đứng đầu, ngay cả lúc Đặng Tiểu Bình ở đỉnh cao quyền lực, song
ông là ngời đề ra những sách lợc đúng đắn nhằm đa Trung Quốc vợt qua khó
khăn tiến về phía trớc.
Buổi đầu tiếng tăm của Đặng Tiểu Bình không đợc nổi nh Mao Trạch Đông,
Lu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Lâm Bu và những chính trị gia nổi tiếng khác. Nhng

về cuối cuộc đời làm chính trị danh tiếng của Đặng Tiểu Bình,đã lừng danh ở
Trung Quốc và trên toàn thế giới. Cuối đời của ông, ông đã đa lịch sử Trung
Quốc hiện đại, sang một bớc ngoặt mới và bớc ngoặc ấy gắn liền với vai trò lớn
lao có giá trị đích thực của Đặng Tiểu Bình.
Năm 1949 Nớc cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời đánh dấu sự thắng lợi
vĩ đại của nhân dân Trung Quốc qua cuộc đấu tranh lâu dài chống chủ nghĩa đế
quốc và thế lực phong kiến, mở đờng đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần xứng
đáng vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân và các dân tộc trên thế giới
vì những mục tiêu của thời đại: Hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ
xã hội. Nhng đất nớc Trung Quốc chỉ ổn định gần 10 năm sau đó Trung Quốc
rơi vào một cuộc khủng hoảng lâu dài bắt đầu từ Đại nhảy vọt tiếp đến là
Đại cách mạng văn hoá dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng trên tất cả các
lĩnh vực trong đời sống chính trị, văn hoá, xã hội của Trung Quốc.
Từ những năm 80 của thế kỷ XX, sau khi Đặng Tiểu Bình trở thành hạt nhân
lãnh đạo Trung ơng thế hệ thứ hai, trở thành ngời lãnh đạo Nhà nớc, ông đã đa
Trung Quốc vợt qua cuộc khủng hoảng lâu dài bằng công cuộc cải cách mở
cửa trên tấc cả các lĩnh vực. Đặng Tiểu Bình chính là tổng thiết kế s của công
cuộc cải cách mở cửa. Qua công cuộc cải cách mở cửa Trung Quốc đã thay đổi
3


hẳn bộ mặt khiến thế giới phải quan tâm theo dõi. Trung Quốc càng ngày càng
phát triển mạnh mẽ về kinh tế và ổn định về mặt chính trị thì vai trò của Đặng
Tiểu Bình càng đợc đánh giá cao trong lịch sử.
Bởi vậy nghiên cứu về vai trò của Đặng Tiểu Bình giúp chúng ta hiểu thêm
về vai trò của cá nhân và vai trò của quần chúng trong lịch sử. Nghiên cứu vai
trò của Đặng Tiểu Bình còn giúp chúng ta học tốt phần lịch sử Trung Quốc và
hiểu thêm quốc dân tính của ngời Trung Hoa.
Xuất phát từ yêu cầu trên chúng tôi quyết định chọn đề tài khoá luận: vai
trò của Đặng Tiểu Bình trong lịch sử Trung Quốc ở thập niên 80 của thế kỷ

XX làm đề tài khoá luận tốt nghiệp. Là sinh viên năm thứ 5, nhng vẫn còn
nhiều hạn chế cho nên sẽ không tránh khỏi vấp váp trong quá trình nghiên cứu,
nhng chúng tôi hy vọng rằng sẽ hoàn thành tốt nhằm góp phần nhỏ của mình
vào phong trào nghiên cứu khoa học của khoa.
2. Lịch sử vấn đề.
Sinh thời Đặng Tiểu Bình từng nhiều lần nói: tôi không muốn ngời ta viết về
tôi, không muốn tuyên truyền quá nhiều về cá nhân. Nhng trên thực tế có rất
nhiều cuốn sách viết về ông, nhất là sau khi Đặng Tiểu Bình mất.
- Đầu tiên là Nhà xuất bản Quốc Gia Trung Quốc xuất bản liên tiếp tập
Văn Tuyển Đặng Tiểu Bình từ năm 1993 đến 1995 gồm ba tập. Bộ văn tuyển
này chủ yếu thu thập ghi các nội dung tuyên bố và diễn thuyết của ông.
- Đặng Tiểu Bình ba lần vào ra Trung Nam Hải ( Thái Nguyễn Bạch Liên)
NXB trẻ 1995
- Mu Lợc Đặng Tiểu Bình ( Tiêu thị Mỹ). NXB chính trị Quốc gia Hà Nội
2000.
Cuốn sách gồm bảy chơng nhằm giới thiệu mu lợc của Đặng Tiểu Bình
trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc trên các
lĩnh vực trị loạn, phát triển, kinh tế, chính trị, quân sự, mặt trận dân tộc thống
nhất, ngoại giao
- Đặng Tiểu Bình: Bàn về cải cách và mở cửa của Trung Quốc. NXB Thế
giới Hà Nội 1995.
4


Cuốn sách này do nhà xuất bản Thế giới đã tuyển chọn một số bài viết và
phát biểu của đồng chí Đặng Tiểu Bình từ năm 1978 đến năm 1992 về chủ đề
cải cách và mở cửa của Trung Quốc và xuất bản ra tiếng Việt.
- Con đờng phi thờng của Đặng Tiểu Bình ( Lộ Tiểu Khả ) NXB Văn hoá
thông tin Hà Nội 2002.
- Đặng Tiểu Bình giữa đời thờng ( Nhiếp Nguyệt Nham ) NXB trẻ 2001

Ngày 1 tháng 10 năm 1999, nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập nớc
Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Nhà xuất bản giải phóng Quân đã cho ra mắt
bạn đọc một công trình đồ sộ gồm 6 tập với hơn 30 vạn chữ, viết về những nhà
cách mạng đã có nhiều cống hiến trong sự nghiệp giải phóng nhân dân và hiện
đại hoá đất nớc Trung Quốc. Trong đó Đặng Tiểu Bình giữa đời thờng là một
trong sáu tập đó.
- Đặng Tiểu Bình ( RICAARD EVANS ) NXB Công an Nhân dân. Hà Nội
2003.
Đây là một trong những cuốn sách hay với lợng thông tin khá phong phú
và mới mẻ về con ngời, cuộc đời và sự nghiệp của Đặng Tiểu Bình.
- Đặng Tiểu Bình từ lý luận đến thực tiễn ( Trần Tiên Khuê ) NXB KHXH
Hà Nội 2004.
Cuốn sách này trình bày những lý luận của Đặng Tiểu Bình
- Lịch trình của Đặng Tiểu Bình ( Lu Kim Điền ) tập 1, 2. NXB văn nghệ
quân giải phóng 1994.
- Cha tôi Đặng Tiểu Bình ( Mao Mao ) tập 1. NXB Văn hiến Trung ơng
1993
- Đồng chí Đặng Tiểu Bình kính mến sống mãi trong lòng chúng ta. NXB
Nhân dân Hà Nội 1997.
Những tài liệu tham khảo của Thông Tấn xã Việt Nam về Đặng Tiểu
Bình.
Đặng Tiểu Bình Thiết kế s của quá trình cải cách, mở cửa ở nớc Cộng
hoà Nhân dân Trung Hoa ( Nguyễn Thị Ngọc Dung ) khoá luận tốt nghiệp
2000
5


Ngoài ra còn có các bài viết, các tiểu luận đăng tải trên các tạp chí nh : Tạp
chí nghiên cứu Châu á - Thái Bình Dơng; Tạp chí quan hệ Quốc tế; Tạp chí
Cộng Sản; Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc; Tạp chí nghiên cứu lịch sử Có

thể nói rất nhiều cuốn sách, bài viết về Đặng Tiểu Bình nhng tôi không có điều
kiện thống kê hết.
Tất cả những cuốn sách nêu trên đã đề cập đến vai trò của Đặng Tiểu Bình
đối với lịch sử Trung Quốc, trong cả một quá trình lịch sử dài. Tiếp thu những
thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học, chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu:
vai trò của Đặng Tiểu Bình trong lịch sử Trung Quốc ở một giai đoạn nhất
định.
3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
3.1. Đối tợng nghiên cứu.
Vai trò của Đặng Tiểu Bình trong lịch sử Trung Quốc ở thập niên 80 của
thế kỷ XX.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Nh tên đề tài chỉ rõ phạm vi nghiên cứu của Khoá luận là:
Vai trò của Đặng Tiểu Bình trong lịch sử Trung Quốc ở thập niên 80 của
thế kỷ XX, về chính sách đối nội và chính sách đối ngoại của Đặng Tiểu Bình.
4. Nguồn t liệu và phơng pháp nghiên cứu.
4. 1. Nguồn t liệu.
Để nghiên cứu vấn đề tôi đã dựa vào những nguồn tài liệu chính sau:
- Văn tuyển Đặng Tiểu Bình ( tập 3 ) NXB Quốc gia 1995.
- Đặng Tiểu Bình ba lần vào ra Trung Nam Hải ( Thái Nguyễn Bạch Liên)
NXB trẻ 1995.
- Mu lợc Đặng Tiểu Bình ( Tiêu Thị Mỹ ) NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 2000.
- Đặng Tiểu Bình: Bàn về cải cách và mở cửa của Trung Quốc. NXB Thế
giới Hà Nội 1995.
- Con đờng phi thờng của Đặng Tiểu Bình ( Lộ Tiểu Khả ) NXB Văn hoáThông tin Hà Nội - 2002.

6


- Đặng Tiểu Bình giữa đời thờng ( Nhiếp Nguyệt Nham ) NXB Trẻ 2001.

- Đặng Tiểu Bình ( RICHARD EVANS ) NXB Công an Nhân dân Hà Nội 2003.
- Đặng Tiểu Bình từ lý luận đến thực tiễn ( Trần Tiên Khuê ) NXB KHXH
Hà Nội 2004.
Đây là những tài liệu chính, tôi sử dụng để lấy các dẫn chứng cần thiết khi
nghiên cứu vai trò của Đặng Tiểu Bình.
Ngoài ra tôi còn tham khảo một số sách, báo, tài liệu khác. Những cuốn
sách, bài báo, tạp chí đó đã cung cấp cho tôi những tài liệu mới mẻ về vai trò
của Đặng Tiểu Bình.
Trên cơ sở những tài liệu đó và sự tự mày mò nghiên cứu của bản thân tôi
đã tiến hành nghiên cứu đề tài của mình.
4.2. Phơng pháp nghiên cứu.
Đây là một đề tài lịch sử nên nội dung đợc thể hiện bằng các phơng pháp
là: Su tầm, thống kê, trích dẫn tài liệu, so sánh, đối chiếu, phân tích tổng hợp đi
đến những kết luận cụ thể.
5. Bố cục của khoá luận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận
gồm 2 chơng:
Chơng 1. Khái quát về thân thế và sự nghiệp của Đặng Tiểu Bình.
Chơng 2: Vai trò của Đặng Tiểu Bình trong lịch sử Trung Quốc ở
thập niên 80 của thế kỷ XX.

b. nội dung
Chơng 1
Khái quát về Thân thế và sự nghiệp của Đặng Tiểu Bình
1.1. Thân thế.

1.1.1. Quê nhà

7



Sinh thời, Đặng Tiểu Bình nhiều lần nói: tôi không muốn ngời ta viết về tôi,
không muốn tuyên truyền quá nhiều về cá nhân. Ông rất ít nhắc đến gia thế
của ngời khác kể cả của chính mình. Sau khi ông mất, đài truyền hình có chiếu
một bộ phim Đặng Tiểu Bình, mọi ngời mới đợc biết đôi chút về quê nhà và
gia thế của ông.
Tổ tiên của Đặng Tiểu Bình từ Hoa Nam di c đến Tứ Xuyên. Nếu ngợc
dòng thời gian về qúa khứ thì tổ tiên Đặng Tiểu Bình vốn là ngời khách gia từ
Trung Nguyên di c tới Hoa Nam. Nhng nhà Đặng Thị có thể trớc lúc thiên di
vào Tứ Xuyên đã sớm bỏ tiếng nói và lối sống của ngời khách gia, đến đầu thế
kỷ XVIII càng có thể xác định là nh thế. Bởi vì lúc này nhà họ Đặng có một
danh nhân làm quan to trong triều đình. Ngời này có tên là Đặng Thời Mẫn,
triều Càn Long có làm Hàn Lâm đại lý tự chính khanh, sau này đến năm 1774
thì từ quan về ở tại xóm Hạ Cổ xã Quảng An. Ông này chết không lâu, thì ở
cổng thôn có dựng cho ông một cổng Bài Phờng bên trên có ngự bút của
Hoàng Đế tự tay viết từ đó thôn này gọi là thôn Bài Phờng.
Đặng Tiểu Bình đợc sinh ra tại thôn Bài Phờnng, xã Hiệp Hng huyện
Quảng An thuộc phần phía đông tỉnh Tứ Xuyên, cách huyện Lỵ vài dặm là
vùng toàn đồi núi, và ngòi lạch nhỏ. Diện tích huyện Quảng An không phải là
bé nhng dân số chỉ có vài nghìn ngời, và không phải là vùng tinh hoa của Tứ
Xuyên. Động mạch lớn của Tứ Xuyên là sông Trờng Giang, từ Tây nam Tứ
Xuyên chảy sang phía Đông Bắc, dòng chảy còn phân ra nhiều nhánh. Quảng
An có một lạch nhỏ chảy vào sông Gia Lăng, một chi lu của sông Trờng Giang
nhng còn cách lòng sông Trờng Giang một khoảng cách khá xa. Thủ phủ của
Tứ Xuyên là Thành Đô, cách Quảng An đúng hai trăm dặm Anh. Trùng Khánh
là Thành phố lớn gần nhất nhng cũng cách xa ngoài một trăm dặm Anh.
Trong thời gian cách mạng văn hoá, Bài Phờng bị phá huỷ, thôn đổi tên là
Đại đội sản xuất chống chủ nghĩa xét lại, đó là tội danh của Đặng Tiểu Bình
thất thế lúc đó. Dẫu rằng sau này thôn đợc đổi lại tên cũ, nhng Bài Phờng cũng
không đợc dựng lại.


8


Ngôi nhà mà Đặng Tiểu Bình sinh ra và lớn lên, thập niên 80 (XX) vẫn
còn, nhng đã đợc nhà đơng cục địa phơng tu sửa chỉnh đốn lại khá nhiều và
muốn biến nó thành bảo tàng. Ngôi nhà này xa kia to và sơ sài hiện nay vẫn
thế. Thoạt đầu ngôi nhà lớn này gồm có hai mơi mốt gian phòng, giữa phòng
và phòng có dầm ngang cao phân cách. Nhng sau này giỡ mất gian bên phải
trong số hai gian bên, số gian phòng giảm đi rất nhiều. Trong sân bao quanh đợc phủ bằng đá lát, khi Đặng Tiểu Bình còn nhỏ, nóc nhà đợc lớp bằng cỏ, cửa
sổ cũng là hồ giấy, một phần nền các gian bằng đất rắn.

1.1.2. Dòng tộc
Suốt một thời gian dài, kết cấu cơ sở xã hội của Trung Quốc vốn dựa trên
nền kinh tế tự nhiên, lấy huyết thống gia tộc làm bản vị, lấy t tởng Nho giáo
làm quy tắc lý luận về kết cấu xã hội chuyên chế tông pháp, dùng sợi dây tự
nhiên gắn bó các thành viên xã hội với nhau. Trong bầu không khí văn hoá ấy,
con cháu không quên dòng dõi tổ tiên, rất nhiều dòng họ ghi chép gia phả.
Nhng gia phả của nhà Đặng Tiểu Bình lại bị mất, thành thử mọi ngời không
sao biết đợc.
Ai ngờ ngời em họ xa bên ngoại của Đặng Tiểu Bình là ông già Trần Ngọc
Đức cuối cùng đã chìa ra một bản gia phả đã ố vàng.
Đó là một bản gia phả tuy đã cũ và rách mà ngời ta thờng thấy ở các gia
đình nông dân tỉnh Tứ Xuyên, song lại có giá trị bổ sung quý báu. Bản gia phả
ố vàng ấy chép nh sau:
Dòng họ ta bắt nguồn từ nớc Đặng thời nhà Chu; thời nhà Hán có đến 3 ngời
làm phò mã, 29 Tớc Hầu. Các thời Đờng - Tống - Nguyên - Minh đều có vĩ
nhân. Gia phả này chép thành các bản, lai lịch các đời sau cứ vậy mà chép vào.
Bản gia phả này cho biết một sự thực quan trọng, đó là tổ tiên họ Đặng di
chuyển từ Giang Tây đến Tứ Xuyên. Theo đó, ta biết rằng, vào thời nhà Minh,

cụ tổ đời thứ nhất Đặng Hạc Hiên là ngời huyện L Đẩu phủ Cát An tỉnh Giang
Tây, lấy vợ họ Tăng, năm Hồng Võ thứ 13 với t cách là Binh bộ viên ngoại
lang vào Đất Thục, lập nghiệp ở Quảng An, mất ở Đặng Gia Loan. Trừ cụ tổ
đời thứ hai và thứ t, các cụ tổ đời thứ ba, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy đều là cử
9


nhân hoặc tiến sỹ. Cụ tổ đời thứ tám là Đặng Sỹ Kiêm từng làm Thợng th Sử
Quan thời nhà Minh. Cụ tổ đời thứ 9 là Lẫm Sinh ( tên gọi sinh đồ thời Minh,
đợc hởng học bổng của châu, huyện hoặc phủ). Các cụ tổ đời thứ sáu, thứ bảy,
thứ tám có 15 anh em, đều là sỹ đại phu, giữ các chức quan dới triều Minh nh:
Hộ Bộ Lang Trung, Giám sát Ngự Sử, án sát Phó Sứ, Phủ Giáo Thụ, Binh mã
chỉ huy Sứ Ty
Đến thời nhà Thanh, đời cụ tổ thứ chín trong số 10 cháu trai đời thứ ba gọi
cụ tổ thứ nhất bằng kị có 6 anh em dới thời triều Thanh là cử nhân Phó Bảng,
Hàn lâm, Đại lý Tự Chính Khanh, Tăng Sinh, Văn Sinh. Từ đó trở về sau, thì
con cháu họ Đặng lần lợt đợc đặt tên theo các chữ Nhân, Tâm, Khắc, Thiệu,
Tiên,Hình, Bồi, Thành, Quốc, Dụng, ứng, Nhĩ, Xng, Vinh.
Gia phả họ Đặng còn chép :
Đời Thanh cụ tổ đời thứ bảy Đặng Tâm Thái, tự Dung An, con cả Khắc
Viễn, con thứ Khắc Phong; cụ tổ đời thứ tám Đặng Khắc Phong, tự Dụ
Nguyên, thọ 80 tuổicháu là Thiệu Xơng cúi đầu chúc thọ.
Lại chép :
Khắc Phong tự Dụ Nguyên, lấy vợ họ Lý, sinh 6 ngời con trai, con cả Thiệu
Quản, con thứ Thiệu Thánh Năm Trung Hoa Dân quốc thứ 9 cháu của Thiệu
Thánh là Đặng Tiên Thánh sang Pháp, năm thứ 15 thì chuyển sang Nga
Từ đó, ta biết Đặng Tâm Thái là cụ nội của Đặng Tiểu Bình, Đặng Khắc
Viễn là cha của Đặng Thiệu Xơng, là ông của Đặng Tiên Thánh ( tức Đặng
Tiểu Bình). Ông nội Đặng Khắc Viễn, bà nội họ Đới của Đặng Tiểu Bình sinh
ngời con trai duy nhất là Thiệu Xơng. Năm 1927, cha của Đặng Tiểu Bình là

Đặng Thiệu Xơng, ngời mẹ mang họ Đạm đã khắc trên bia mộ của bà nội của
Đặng Tiểu Bình nh sau: Đây là mộ của bà Đới; có con trai là Đặng Thiệu Xơng, con dâu họ Đạm, các con cháu nội Tiên Thánh, Tu, Trị, Thanh. Ngoài ra,
trên mộ còn khắc một đôi liễn, bốn chữ nằm ngang là Nhân kiệt địa linh, vế
trên là Âm địa bất nh tâm địa, vế dới là Hậu nhân tu học hảo nhân.
Ông bà nội Đặng Tiểu Bình là những ngời nông dân cần cù lơng thiện. Họ
làm nghề cày cấy dệt vải, xay bột. Bấy giờ, nguyện vọng lớn nhất của ngời
10


nông dân Trung Quốc là mua một mảnh ruộng, để lại cho con cháu một ngôi
nhà làm chỗ nơng thân. Quanh năm suốt tháng, bất kể ma nắng, họ thức khuya
dậy sớm làm lụng cũng chỉ cốt thực hiện nguyện vọng ấy mà thôi. Nhờ cần
kiệm, ông nội của Đặng Tiểu Bình để dành đợc một số tiền, trên nền ngôi nhà
tranh đã dựng lên một ngôi nhà gạch hình chữa U rộng 21 gian theo kiểu
truyền thống. Cuối đời Thanh, khi năng xuất lao động còn thấp kém, quốc sự
rối ren, vẫn đủ khả năng dựng đợc một ngôi nhà nh thế, hẳn chẳng tầm thờng,
mà sản nghiệp của họ Đặng phải rất hng vợng.
Đến đời cha của Đặng Tiểu Bình, có mở một xởng tơ lụa nhỏ và một xởng
làm miến.
Đặng Thiệu Xơng, phụ thân của Đặng Tiểu Bình, còn gọi là Đặng Văn
Minh, do xuất thân trong một gia đình có điều kiện kinh tế tơng đối d dả, lại
coi trọng việc học hành chữ nghĩa, nên từ nhỏ đã đợc dạy dỗ tử tế, cuối thời
nhà Thanh có học ở trờng chính trị và pháp lý tại Thành Đô, sau đó làm ăn lâu
dài ở nớc ngoài. Theo sách Cộng sản Đảng Trung Quốc danh nhân lục xuất
bản ở hải ngoại, thì Đặng Văn Minh từng là thành viên của Kha lão hội ( một
hội kín cuối đời nhà Thanh ), đồng thời giữ chức vụ ngời cầm cờ của tổ chức
này.
Đặng Thiệu Xơng có 7 ngời con, 4 trai 3 gái, con trai cả Tiên Thánh ( tức
là Đặng Tiểu Bình ), tên đi học là Đặng Hi Hiền, nhữ danh là bé Hiền. Năm
1927, để hoạt động bí mật ở Vũ Hán, mới bắt đầu đổi tên là Tiểu Bình. Con trai

thứ của Đặng Thiệu Xơng là Đặng Tiên Tu, nguyên là tỉnh trởng tỉnh Hồ Bắc,
chủ tịch hội đồng cố vấn của Đảng Cộng Sản tỉnh Hồ Bắc; con trai thứ ba của
Đặng Thiệu Xơng là Đặng Tiên Trị từng làm Thị trởng của thị trấn Lục Chi
tỉnh Qúi Châu. Con trai thứ t của Đặng Thiệu Xơng là Đặng Tiên Thanh hiện
làm cán bộ cơ quan tỉnh Tứ Xuyên. Con gái đầu của Đặng Thiệu Xơng là Đặng
Tiên Liệt, nội trợ hiện đang an nghỉ tuổi già ở Trùng Khánh, tỉnh Tứ Xuyên,
con gái thứ hai là Đặng Tiên Anh, nguyên làm cán bộ cơ yếu, rồi phụ trách hồ
sơ văn phòng tỉnh uỷ Tứ Xuyên, hiện đang nghỉ hu ở nhà. Con gái thứ ba Đặng

11


Tiên Quuỳnh, nguyên công tác ở Thiên Tân, hiện đang công tác công đoàn ở
Thành Đội Bắc Kinh.
Mẫu thân của Đặng Tiểu Bình là con gái họ Đạm, sinh ở làng Hằng Thăng
huyện Quảng An tỉnh Tứ Xuyên trong một gia đình tơng đối khá giả. Bà là con
gái đầu lòng, từ nhỏ đợc giáo dục theo truyền thống gia giáo của Trung Quốc,
chăm chỉ hiền thục. Do phụ thân của Đặng Tiểu Bình làm ăn lâu dài ở nớc
ngoài, mọi việc ở nhà đều do bà nội (họ Đới) và mẫu thân (họ Đạm) của Đặng
Tiểu Bình coi sóc. Bà và mẹ của Đặng Tiểu Bình nghiêm khắc trong việc dạy
dỗ con cháu, yêu cầu con cháu học chữ thánh hiền, tu thân, tề gia, liêm khiết.
Tiếc rằng trời có ma gió thất thờng, ngời có hoạ phúc khó đoán. Sau khi bà
nội qua đời, ít lâu sau mẫu thân của Đặng Tiểu Bình cũng khuất núi. Đặng
Thiệu Xơng tục huyền, lấy cô gái Hạ Bá Căn, con của một ngời lái thuyền trên
nhánh sông Gia Lăng. Giống nh đại đa số phụ nữ nông dân đơng thời, ngời mẹ
kế họ Hạ này một chữ bẻ đôi không biết, nhng lòng dạ trong sáng nh nớc sông
Gia Lăng. Có lẽ Hạ Bá Căn mang dòng máu của ngời lái thuyền cơng nghị, nên
từ khi về làm dâu họ Đặng, bà lập tức bắt tay vào việc quản lý gia đình và giáo
dục con cái, làm việc không biết mỏi. Hồi ấy Đặng Tiểu Bình thoát ly đi hoạt
động cách mạng, ở nhà còn ba cô em gái, một ngời bà con, một ngời thợ cả;

mọi việc nội chính ngoại giao trong gia đình đều do một mình bà Hạ Bá Căn
gánh vác. Nào việc cày cấy hơn mời mẫu ruộng, nào chuyện học hành của ba
cô em gái, mọi việc lo ăn lo mặc cho cả nhà, rồi việc nộp đủ thứ thuế do bọn
Quốc dân Đảng ép buộc, tất thảy đã khiến bà Hạ Bá Căn tất tả ngợc xuôi suốt
ngày. Bà Hạ Bá Căn đối xử với mọi ngời rộng rãi, đúng mực, ai nấy đều kính
nể bà.
1.2. Sự nghiệp của Đặng Tiểu Bình

1.2.1. Trớc năm 1952
Trong lịch sủ Trung Quốc, từ cổ chí kim cha có một ngời nào mà cuộc đời
chính trị lai vô cùng khúc khuỷu, phong phú và đa dạng nh Đặng Tiểu Bình,
ngời cộng sự cùng Mao Trạch Đông năm mời năm và giao tranh với Tởng
Giới Thạch phải đến ba thập niên, ngời mà đã nhìn xa trông rộng can đảm
12


dẫn dắt một tỉ hai triệu dân Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách, mở
cửa vào thập niên vào cuối thế kỷ XX.
Đặng Tiểu Bình sinh ngày 22 tháng 8 năm 1904. Năm lên 5 tuổi, Hi Hiền
đợc cha mời thầy về nhà dạy cho học. 6 tuổi vào tiểu học sơ cấp xã Hiệp Hng, 11 tuổi lên tiểu học cấp huyện Quảng An, 14 tuổi thi đậu vào trung học
huyện Quảng An. Việc học hành của Hi Hiền nói chung là thuận buồm xuôi
gió, nhng để đến đợc với nền văn minh Châu Âu, cha cậu đã xin cho theo học
tại trờng dự bị vừa học vừa làm ở Trùng Khánh, để chuẩn bị xuất dơng sang
Pháp. Ngày 7 tháng 9 năm 1920 sau khi đợc Tổng lãnh sự Pháp tại Trùng
Khánh trực tiếp sát hạch, Hi Hiền cùng 79 ngời bạn khác xuống tàu
Marseille, năm ấy ông tròn 16 tuổi. Năm 1926, Đặng Tiểu Bình rời Pa ri,
xuyên qua Đông Âu về Nga học trờng Đại Học Phơng Đông Tôn Trung Sơn.
Đây là tất cả học trình tại giảng đờng của ông. Còn lại sau này là trờng đời
khúc khuỷu, đa dạng và phong phú đã đào luyện nên con ngời ấy.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng hơn 70 năm, Đặng đã từng hoạt

động bí mật, từng chỉ huy quân sự, từng là yếu nhân của Chính Phủ, từng là
nhà lãnh đạo quan trọng của Đảng. Sự nghiệp của ông rộng khắp trên các lĩnh
vực quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, tên tuổi của ông gắn liền với một
trang của lịch sử Trung Quốc.
Năm 1949, Đặng Tiểu Bình tròn 45 tuổi, từ một thanh niên yêu nớc ông
trở thành nhà cách mạng tài ba, vị chỉ huy quân sự của chiến trờng quan
trọng mặt trận Tây Nam Trung Quốc. Bốn mơi lăm năm thì đã hai mơi
năm chiến đấu, trận mạc xong xuôi thành lập nhà nớc Trung Quốc mới, nhng
Đặng Tiểu Bình vẫn còn trấn thủ nơi biên ải.

1.2.2. Sau năm 1952.
Năm 1952, Mao Trạch Đông mới điều ông về Bắc Kinh đảm nhận chức vụ
Phó thủ tớng chính phủ, sau đó vừa làm phó Thủ tớng vừa lần lợt kiêm nhiệm
Bộ trởng tài chính, Bộ trởng giao thông và ban tổ chức của Trung ơng Đảng.
Năm 1954 là bí th thứ nhất Trung ơng Đảng, uỷ viên Quân uỷ Trung ơng,
phó chủ tịch Hội Đồng Quốc Phòng.
13


Năm 1955 là uỷ viên Bộ Chính Trị Trung ơng Đảng.
Năm 1956 tại Đại Hội lần thứ 8 của Đảng cộng sản Trung Quốc, ông đợc
bầu là uỷ viên Ban Thờng Vụ Bộ Chính Trị và Tổng Bí Th Ban Chấp Hành
Trung ơng Đảng.
Bắt đầu từ đây, Đặng Tiểu Bình gia nhập tập thể những nhà lãnh đạo cao
nhất của nhà nớc và Đảng cộng sản Trung Quốc. Là tổng bí th, ông phải chủ
trì công việc thờng nhật của Ban bí th Trung ơng và trở thành trợ thủ quan
trọng của chủ tịch Mao Trạch Đông. Là Phó thủ tớng Quốc vụ viện, theo
phân công ông là ngời chung vai sát cánh với thủ tớng Chu Ân Lai.
Đầu những năm 60 (XX), ông và Lu Thiếu Kỳ đợc Mao Trạch Đông bí
mật lựa chọn là lớp ngời kế cận lãnh đạo.

Năm 1966, lịch sử Trung Quốc sang một trang bất hạnh Cuộc đại cách
mạng văn hoá Vô sản đã bùng nổ. Trận cuồng phong Tả khuynh chính trị
ấy đã tràn khắp và cuốn cả Trung Quốc đại lục.
Đặng Tiểu Bình, bị cho là nhân vật số hai trong phái đơng quyền Trung
Quốc đi theo con đờng T bản chủ nghĩa bị đánh đổ. Ngày 13 tháng 9 năm
1967 ông và cả gia đình buộc phải rời khỏi Trung Nam Hải trong cảnh vô gia
c. Cũng nh toàn thể đồng bào của mình, Đặng Tiểu Bình và thân nhân lâm
vào một thời kỳ loạn lạc, thơng đau, chính trị bị sai đờng, nhân quyền bị xúc
phạm.
Năm 1973, Mao Trạch Đông quyết định dùng lại Đặng Tiểu Bình. Tháng 3
năm đó, Mao Trạch Đông khôi phục chức vụ Phó Thủ tớng cho Đặng Tiểu
Bình. Tháng 1 năm 1975, Mao Trạch Đông giao cho Đặng các trọng trách:
Phó chủ tịch Trung ơng Đảng, Phó thủ tớng Quốc Vụ Viện, Phó chủ tịch
Quân uỷ Trung ơng, tổng tham mu trởng Quân Giải Phóng Trung Quốc.
Giờ đây trớc mắt Đặng là cả một cảnh tợng điêu tàn, thê lơng sau trận
cuồng phong văn cách. Tơng kế, tựu kế, hành xử quyền hạn mà Mao Trạch
Đông đã giao, và đợc Chu Ân Lai ủng hộ, Đặng Tiểu Bình bắt đầu cuộc
chỉnh đốn toàn diện Trung Quốc sau văn cách. Nhng ông đã bị bè lũ bốn
tên trong đó có Giang Thanh phản đối.
14


Đặng và Giang trở thành đại biểu cho hai thế lực đối lập trên vũ đài
chính trị Trung Quốc lúc bấy giờ. Mao Trạch Đông anh minh xuất chúng một
thời, nhng những năm cuối đời đã có sai lầm đến mức bi ai, ông đã đặt quả
cân chính trị lệch về phía bè lũ bốn tên, tả khuynh, đến lúc ấy những ngời duy nhất mà ông tin tởng chỉ còn là thân thuộc và thân tín.
Năm 1976 một năm đầy biến động, một năm khó quên nhất trong lịch
sử Trung Quốc đã đến. Ngày 8 tháng 1 năm 1976, Chu Ân Lai với tâm trạng bi
phẫn đã từ giã cõi đời. Tháng 4 năm ấy, Đặng Tiểu Bình lên thay thế Chu Ân
Lai cha đợc một năm lại bị trúng tên ngã ngựa, trở thành kẻ đi theo đờng lối t

bản đến chết cũng không chịu hối cải, bị cách hết mọi chức vụ trong và ngoài
Đảng. Đây là lần thứ ba Đặng bị đánh đổ lần thứ ba ra khỏi Trung Nam
Hải. Lần này, mọi ngời đều tởng rằng cuộc đời Đặng thế là hết. Nhng sau khi
đập tan nhóm bốn tên vào ngày 6 tháng 10 năm 1976 Đặng vận dụng mọi
kế sách mu lợc trong đời sống chính trị của Trung Quốc, đi đấu tranh, trao đổi,
thuyết phục và tranh luận kịch liệt, để rồi lại nắm đợc quyền.
Trong đời ngời, ba lần lên xuống, vào ra cơ quan lãnh đạo cao nhất của một
quốc gia, lần sau càng đến gần thành công hơn lần trớc. Đây không phải là
thần thoại, là h cấu mà là cuộc đời thật của Đặng Tiểu Bình.
Tác giả Harisơn sở trờng viết truyện ký nhân vật, đã hết sức cảm khái trớc
việc ba lần ngã xuống, ba lần vùng lên của Đặng, đã nói: Việc trở lại cầm
quyền của Đặng Tiểu Bình, dù có lục hết sử sách xa của Trung Quốc cũng
không tìm thấy chuyện nào ly kỳ hơn.
Việc chìm nổi trên hoạn lộ là chuyện thờng thấy. Nhng không có ai chìm
sâu rồi lại lên cao nh Đặng Tiểu Bình, một đời ngời trải qua đến ba lần. Điều
khiến ngời ta kinh ngạc và thán phục là việc ba lần lên ba lần xuống của Đặng
không phải tuần hoàn. mà nó giống nh một quả bóng đầy ma lực, mỗi khi rơi
xuống lại nảy lên vị trí cao hơn trớc.
Ngày 9 tháng 11 năm 1989, Đặng Tiểu Bình về hu, nhng sự nghiệp do ông
khai sáng thì không ngừng tiến triển.

15


16


CHƯƠNG 2
Vai trò của Đặng Tiểu bình trong LịCH Sử TRUNG QuốC
ở THậP niên 80 CủA THế Kỷ XX

2.1. Đặng Tiểu Bình trở thành hạt nhân tập thể lãnh đạo thứ hai của
Trung ơng Đảng cộng sản Trung Quốc.
2.1.1. Những nhân vật trong thế hệ lãnh đạo thứ hai của Đảng cộng sản
Trung Quốc.

* Trần Vân.

Trần Vân sinh năm 1905 tại ngoại ô Thợng Hải. Cùng một năm (năm
1924) gia nhập Đảng Cộng Sản Trung Quốc với Đặng Tiểu Bình. Năm 1934,
Trần Vân trở thành uỷ viên Bộ chính trị, so với Đặng Tiểu Bình sớm hơn hai
mơi mốt năm có thừa, và từ đó trở đi trừ thời gian Đại cách mạng văn hoá ra,
ông một mạch chủ trì ở trong lớp ngời lãnh đạo cao nhất của Trung Cộng. Vào
những năm của thập niên 80 (XX), Trung Cộng liên tục xuất bản những bản
báo cáo toàn văn về kinh tế do ông viết vào những năm của thập kỷ 50 và 60
(XX). Các văn bản của ông dần dần đặt nền móng vững chắc cho ông- địa vị
ngời quyết định các chính sách kinh tế. Nhng ông không phải chỉ là một nhà
kinh tế học, mà đối với Đảng và Nhà nớc ông còn là một nhà lý luận có ảnh hởng quan trọng. Năm 1977 và năm 1978 trong Hội nghị công tác, ông là ngời
đầu tiên yêu cầu kiểm tra và đánh giá lại vị trí và chính sách của Đại cách
mạng văn hoá.
Những năm đầu thập niên 80 (XX), Trần Vân tham gia Hội nghị Ban Chấp
Hành Trung ơng và Hội nghị Ban kiểm tra kỷ luật (uỷ ban này thành lập năm
1982 do TRần Vân làm chủ nhiệm). Về mặt cải cách kinh tế, giải phóng xã hội
và văn hoá, Ông chủ trơng có thái độ thận trọng, đặc biệt rất chú ý hạn chế lạm
phát và duy trì cân bằng cán cân thanh toán Nhà nớc. Nhng nếu xem ông là ngời
chống lại một số cải biến lớn (nh giải tán tập thể hoá nông nghiệp) thì là sai. Tuy
ông có bị coi là phái tả, nhng ông có cái lý lịch t rất sâu và đã từng cổ vũ một số
chính sách mà Đặng Tiểu Bình đề xớng, đó là không kể đến cái tình cảm sâu nặng
giữa ông và Đặng Tiểu Bình. Đặng Tiểu Bình vẫn luôn lắng nghe ý kiến của ông.

17



* Diệp Kiếm Anh.
Diệp Kiếm Anh đức cao vọng trọng, trong mấy bớc ngoặt trọng đại của cách
mạng và sự nghiệp xây dựng đất nớc, Diệp Kiếm Anh đều phát huy tác dụng
lịch sử cực kỳ quan trọng, có cống hiến lớn lao vào việc hình thành tập thể lãnh
đạo thế hệ thứ hai, thậm chí ở mức độ nhất định có tác dụng hạt nhân ngng tụ.
Tuy cũng là nhà chính trị, song giữa chính trị và quân sự, thì Diệp soái hiển
nhiên càng có nhiều phẩm cách của một nhà quân sự lỗi lạc. Sau sự kiện Lâm
Bu năm 1971, Diệp soái chủ yếu phát huy tác dụng trên cơng vị chủ trì công
tác hằng ngày của Quân uỷ Trung ơng, chứ không chủ trì công tác Đảng và
chính quyền một cách toàn diện, cũng không đề xuất một cơng lĩnh toàn diện.
Diệp soái suốt đời việc lớn không hồ đồ, biết ngời rất rõ, biết mình cũng tỏ.
Sau khi Mao Trạch Đông qua đời, Diệp soái trấn giữ quân uỷ, giữ vai trò phò
tá cho Hoa Quốc Phong, tuyệt đối trung thành với Đảng và Nhà nớc. Khi Hoa
Quốc Phong kiên trì đi theo con đờng hai cái phàm là, khi giải quyết hàng
loạt vụ án oan sai cho các nhà cách mạng thế hệ thứ nhất, đặc biệt là trong việc
giải quyết vấn đề phục hồi cho Đặng Tiểu Bình, ông ta giữ thái độ thực dụng
chủ nghĩa, có ý riêng t, thì Diệp Kiếm Anh đã phát huy tác dụng quyết định,
trong tập thể lãnh đạo thế hệ thứ hai tiến cử Đặng Tiểu Bình làm hạt nhân.

* Bành Chân.
Bành Chân có cái đầu to, mồm rất rộng, sắc mặt luôn bừng đỏ, đi đến đâu
cũng khiến ngời ta chú ý. Cũng nh tình hình thập kỷ 60. Thập kỷ 80 ông lại
hợp tác chặt chẽ với Đặng Tiểu Bình. Lúc đầu ông làm cố vấn, phụ trách An
ninh và Pháp luật trong Đảng, đây là công tác hai mơi năm trớc ông đã làm. Về
sau, ông đợc bầu là uỷ viên trởng Ban thờng vụ Hội đồng Nhân dân toàn quốc,
trở thành ngời phụ trách cơ quan quyền lực cao nhất của Trung Cộng. Bành
Chân không hề tỏ vẻ gì không bằng lòng với việc Đặng Tiểu Bình năm 1966,
đã tham gia vào hàng ngũ của những ngời đã đấu tố ông, hơn nữa, ông cũng

không mong muốn đợc đảm nhận chức Thờng vụ Bộ chính trị, dù ông rất đủ t
cách làm việc này. Tuy thâm niên trong Đảng rất cao, nhng về mặt chính trị
ông luôn giữ một t thái kiên trì ít tỏ thái độ, có lẽ ông chỉ là một Đảng viên rất
18


tận trung với chức vụ của mình, chứ không phải là một ngời lãnh đạo nổi danh,
nhng ông dũng cảm hơn đa số đồng chí khác của ông ở chỗ mấy tháng trớc khi
Đại Cách mạng Văn hoá bùng nổ, ông đã dám đứng lên chống lại Mao Trạch
Đông.

* Lý Tiên Niệm.
Khác với Bành Chân, Lý Tiên Niệm là ngời nổi tiếng nh cồn là một trong
những lão tớng hàng đầu kiên cờng. Lý Tiên Niệm là chủ tịch Nớc cộng hoà
nhân dân Trung Hoa. Trong những năm thập kỷ 80 (XX) ông đã tiếp kiến
nhiều khách nớc ngoài và những ngời khách nớc ngoài này rất có ấn tợng về sự
nói chuyện thoải mái thẳng thắn của ông. Có lần ông nói với một vị khách nớc
ngoài Trong chế độ làm ruộng tập thể, nông dân dứt khoát bỏ nông cụ xuống
quay ngời lại, để cho mông phơi nắng mặt trời. Năm 1948 Đặng Tiểu Bình và
Lý Tiên Niệm đã cùng nhau chiến đấu ở Đại Biệt Sơn: Từ năm 1958 đến năm
1966 hai ngời lại cùng nhau công tác ở Ban Bí th Trung ơng Đảng, song ngoài
việc cộng sự với nhau nhau ra, còn về tâm tình thì hầu nh họ không phải là bạn
thân của nhau.

* Vơng Chấn.
Cũng nh Lý Tiên Niệm, Vơng Chấn là một ngời nổi tiếng nh cồn cũng là
một trong những lão tớng hàng đầu kiên cờng. Nhng ngợc lại so với Lý Tiên
Niệm thì Vơng Chấn là một trong những bạn thân của Đặng Tiểu Bình. Năm
1972 và năm 1977, ông đã hai lần đi thuyết phục để mọi ngời ủng hộ việc phục
chức cho Đặng Tiểu Bình, nên Đặng Tiểu Bình mang ơn sâu sắc với ông. Dù ở

Bắc Bình, hay đi thị sát ở các tỉnh, thờng có thể trông thấy Đặng Tiểu Bình và
Vơng Chấn vai kề vai công khai xuất hiện. Vơng Chấn đảm nhận chức phó chủ
tịch nớc, về chính trị tiếp tục có ảnh hởng lớn. Năm 1989 lãnh tụ phong trào
dân chủ lúc đó coi ông nh là một trong hai đến ba kẻ địch chủ yếu.

* Hồ Diệu Bang.
So với Trần Vân, Bành Chân, Lý Tiên Niệm, Vơng Chấn thì Hồ Diệu Bang
là một ngời lãnh đạo trẻ. Tháng 6 năm 1981 Hồ Diệu Bang thay Hoa Quốc
Phong làm chủ tịch Ban chấp hành Trung ơng Trung Cộng, nhng chỉ làm đợc
19


hơn một năm, tháng 9 năm 1982 Trung Cộng bỏ chức vụ chủ tịch Đảng, ông
chuyển sang giữ chức Tổng Bí Th Đảng. Hồ Diệu Bang có khổ ngời thấp lùn,
thậm chí còn thấp, gầy hơn cả Đặng Tiểu Bình, nhng tinh thần sức lực còn
sung mãn, khi nói chuyện huơ tay gạt chân, cử chỉ điệu bộ rất nhiều, đó là điều
ít thấy ở ngời Trung Quốc. Quá trình tham gia cách mạng của ông rất huy
hoàng. Năm mời bốn tuổi, gia nhập bộ đội của Mao Trạch Đông ở Tĩnh Cơng
Sơn, với chức danh Bí th Cục thiếu niên (Đoàn thanh niên Cộng Sản) nhi đồng
Cộng Sản tham gia trờng chinh, đã từng bị thơng bởi mảnh đạn pháo. Trong
chiến tranh chống Nhật, ông làm công tác chính trị trong Bát lộ quân, sau làm
công tác dới quyền của Đặng Tiểu Bình. Ông đồng thời với Đặng Tiểu Bình đợc điều từ Tứ Xuyên về Bắc Bình, sau đó làm Bí th thứ nhất Ban bí th Trung ơng Đoàn thanh niên. ít lâu sau khi bắt đầu Đại cách mạng văn hoá, ông bị
cách chức ở Đoàn thanh niên, và bị phái đi công xã làm việc. Năm 1975 ông
trở về Bắc Bình và trở thành trợ thủ đắc lực của Đặng Tiểu Bình. Trớc năm
1978, Đặng Tiểu Bình đã quyết định Hồ Diệu Bang là ngời kế vị của mình.
Sau này chứng tỏ, Đặng Tiểu Bình chọn Hồ Diệu Bang là ngời kế vị của
mình nhng đây không phải là sự lựa chọn tốt nhất. Hồ Diệu Bang công tác cần
mẫn, đầu óc sáng suốt, nhng cá tính không đợc khéo léo, dễ cáu gắt. Đối với
Đảng, uy tín và sức thuyết phục của ông đều không đợc đầy đủ, khi giao tiếp
với những ngời lãnh đạo nhiều thâm niên trong Đảng lại thiếu cẩn thận.

Năm 1985 nhân dân nhật báo đã có bài đăng chính thức cải chính cho
ông, vì trong một bản tuyên bố ông nói : Mác là nhà t tởng của thế kỷ XIX,
nên những lời Mác nói không có giúp đỡ gì cho sự giải quyết các vấn đề của
Trung Quốc ở thế kỷ XX. Năm 1986 ông đi thăm nớc Anh, khi tham quan
Stơ- rít- phớt, nơi sinh của Sêch- Spia bỗng nhiên dẫn dụ một câu thơ của Sê Li (Shelley) làm các quan chức Trung Cộng cảm thấy rất lúng túng, hơn thế
nữa lần đi thăm nớc Anh này, ông lại không đến thăm nghĩa trang của Mác,
những sự kiện đó đã gây ra những lời bàn luận phê phán. Đặng Tiểu Bình luôn
để ý chọn những đảng viên không có thâm niên cao đảm nhiệm chức Tổng Bí
Th, nhng ông chọn Hồ Diệu Bang hết sức nhanh, làm cho mọi ngời cảm thấy
20


có chút ít kỳ quặc. Nhng có lẽ Đặng đã bị mê hoặc bởi tính tự tin và sức năng
động mà Hồ Diệu Bang đã biểu hiện ra.

* Triệu Tử Dơng.
Triệu Tử Dơng sinh năm 1919 tại Hà Nam. Trong một gia đình địa chủ.
Kém Đặng Tiểu Bình mời lăm tuổi, trẻ hơn Hồ Diệu Bang năm tuổi. Sau khi
tốt nghiệp trung học cơ sở, năm 1938 Triệu Tử Dơng gia nhập Đảng Cộng Sản.
Đến năm 1961 ông đã là Bí th tỉnh uỷ Quảng Đông, đợc coi là một trang thanh
niên anh tuấn và nổi tiếng là đồng tình ủng hộ nông dân. Đại cách mạng văn
hoá vừa mới bắt đầu là ông bị thanh lọc ngay, đã từng bị bắt đội mũ hề giải
rong đờng phố Quảng Châu. Năm 1971 ông đợc tha, phục hồi chức vụ. Năm
1976 Đặng Tiểu Bình chạy đến Hoa Nam, ông cũng là một trong những ngời
bảo vệ Đặng Tiểu Bình. Sau đó làm Tỉnh trởng Tứ Xuyên hai năm, khi nhận
chức, ông có áp dụng một số chế độ thí nghiệm: cho phép công trờng hoặc
nông trờng tự do giữ lại hoặc bán số sản phẩm và số nông phẩm vợt mức tiêu
chuẩn. Tháng 9 năm 1980 ông đợc điều về Bắc Bình làm thủ tớng lấp vào chỗ
trống do Hoa Quốc Phong từ chức còn để lại.
Giống nh Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dơng cuối cùng mất đi sự tín nhiệm của

Đặng Tiểu Bình. Nhng thành tích chính trị trong sáu năm ông làm thủ tớng khá
tốt. Ông là một quan chức hành chính rất giỏi, tuy ông nói không nhiều, nhng
nói chung về tổng thể lại xứng đáng đại diện cho Nhà nớc của ông.
2.1.2. Đặng Tiểu Bình trở thành hạt nhân tập thể lãnh đạo thứ hai của
Trung ơng Đảng cộng sản Trung Quốc
Trong diễn tiến chính trị của tập thể lãnh đạo Trung ơng Đảng Cộng Sản
Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình tuy từng là thành viên trọng yếu của tập thể lãnh
đạo thuộc thế hệ thứ nhất nh Mao Thạch Đông, song ông hoàn toàn không
giống nh Lu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai nằm lâu trong cơ cấu hạt nhân mà Mao
Trạch Đông là trung tâm; cũng không giống nh Lu Thiếu Kỳ, Lâm Bu, Vơng
Hồng Văn, Hoa Quốc Phong là những ngời đợc Mao Trạch Đông chỉ định làm
ngời kế nhiệm. Mặc dù tám lần đấu tranh đúng đắn trong Đảng đối với sai lầm
cuối đời của Mao Trạch Đông, song Đặng Tiểu Bình cũng không phải là nhà
21


tiên tri vậy làm thế nào chỉ dựa vào t tởng và thực tiễn của đời mình mà ông
dần dần trở thành hạt nhân lãnh đạo của tập thể lãnh đạo Trung ơng thế hệ thứ
hai quy tụ mọi ngời?
Nếu xét một cách toàn diện quá trình lịch sử Đặng Tiểu Bình thi ông trở
thành hạt nhân lãnh đạo Trung ơng Đảng của thế hệ thứ hai có thể thấy: là do
nhiều nhân tố hợp thành, hình thành từ trớc đó. Trong đó kết quả tất nhiên là
quá trình hoạt động t tởng và thực tiễn cách mạng của cả đời ông, nhất là từ khi
ông đợc đa vào tập thể lãnh đạo Trung ơng Đảng thuộc thế hệ thứ nhất.
Quá trình hoạt động lý luận và thực tiễn của Đặng Tiểu Bình cho thấy:
- Thứ nhất :
Đặng Tiểu Bình trong thực tiễn cách mạng lâu dài đã hiểu sâu và nắm vững
t tởng Mao Trạch Đông, tự bồi dỡng mình thành một ngời có tính cách rõ ràng:
Thực sự cầu thị, cầu thực khai phá. Thực sự cầu thị là tính cách của Đặng Tiểu
Bình. Lịch sử đã chứng minh, Mao Trạch Đông để lại sau một di sản t tởng lớn

lao phong phú và cực kỳ phức tạp, bao gồm t tởng Mao Trạch Đông và hàng
loạt sai lầm nghiêm trọng lúc cuối đời, di sản đó có ảnh hởng quyết định đến
vận mệnh tơng lai của Trung Quốc, do đó có khả năng đánh giá đúng đắn t tởng Mao Trạch Đông và sai lầm cuối đời của Mao hay không sẽ là vấn đề
chính trị trực tiếp nhất để trở thành hạt nhân lãnh đạo Trung ơng Đảng thế hệ
thứ hai.
Nếu nói trớc kia Mao Trạch Đông lấy việc Tấn công thành thị làm mục
tiêu chính trị của mình, thì hơn hai chục năm sau, Mao đã lấy toàn bộ t tởng và
thực tiễn của cả đời mình làm đề thi chính trị mang tính lịch sử đối với lãnh
đạo Trung ơng thế hệ thứ hai.
Trong số các nhà cách mạng lão thành thế hệ thứ nhất. Đặng Tiểu Bình là
một trong số ít ngời có tu dỡng thâm hậu về chủ nghĩa Mác - Lênin. Càng đáng
chú ý hơn, việc Đặng Tiểu Bình hiểu và nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin đã
thể hiện rất sớm đó là không câu nệ giáo điều, không thích đi theo Nga.
Đặng Tiểu Bình vô cùng khâm phục tác phong công tác của Mao Trạch Đông
là thâm nhập thực tế mà quyết định phơng châm công tác, hoàn toàn tán thởng
22


khẩu hiệu Cha điều tra, không có quyền phát ngôn do Mao Trạch Đông đa
ra.
Vào thập niên 50 (XX), Đặng Tiểu Bình đề xuất: chân lý phổ biến của chủ
nghĩa Mác - Lênin là phải kết hợp với thực tiễn cụ thể của mỗi nớc, bản thân
câu này đã là chân lý phổ biến. Đặng Tiểu Bình lúc bấy giờ nhấn mạnh:
Nhiệm vụ chủ yếu từ nay trở đi là xây dựng, t tởng chỉ đạo của chúng ta
trong xây dựng phải là: Một mặt phù hợp hiện thực đất nớc, một mặt đáp ứng
nhu cầu của quần chúng[ 20, 257]
Thời kỳ điều chỉnh kinh tế quốc dân thập niên 60 (XX), Đặng Tiểu Bình
kiên trì đề xuất khoán sản phẩm đến từng hộ, t tởng chỉ đạo cũng là hình thức
của chế độ sở hữu cần đa dạng, thực sự cầu thị, không nên làm nhất loạt nh
nhau, thoát ly thực tế, tức là chỉ có mỗi một hình thức công xã nhân dân đại tập

thể.
Điều này nhất quán với việc sau này Đặng Tiểu Bình khái quát thực sự cầu
thị, đờng lối quần chúng làm điểm căn bản của t tởng Mao Trạch Đông. Đây là
sợi chỉ đỏ của t tởng và thực tiễn cách mạng suốt đời của Đặng Tiểu Bình.
Về mặt biện chứng pháp, ngay Mao Thạch Đông cũng phải kính nể t tởng
làm việc theo phép biện chứng và tác phong công tác của Đặng Tiểu Bình,
càng chứng tỏ Đặng Tiểu Bình nắm rất vững, rất đúng chủ nghĩa Mác - Lênin
và t tởng Mao Trạch Đông.
Vào thập niên 60 (XX), Đặng Tiểu Bình cùng với La Vinh Hoàn phản đối
cách làm sai, có mu đồ cá nhân của Lâm Bu là dung tục hoá t tởng Mao Trạch
Đông, điều này gắn liền với việc Đặng Tiểu Bình nắm vững t tởng Mao Trạch
Đông.
Một vài dẫn chứng trên chính là một nhân tố quan trọng làm cho Đặng Tiểu
Bình trở thành hạt nhân lãnh đạo Trung ơng Đảng thế hệ thứ hai.
Việc Đặng Tiểu Bình vào đầu thập niên 60 (XX) phản đối Lâm Bu dung tục
hoá t tởng Mao Trạch Đông là cuộc diễn thử mang tính lịch sử cho cuộc đấu
tranh vào cuối thập niên 70 phản đối, phê phán hai cái phàm là cố thủ cuối
đời của Mao Thạch Đông.
23


- Thứ hai :
Từ hồi còn ở khu Xô Viết Trung ơng, sau khi Đặng Tiểu Bình nằm trong
tầm ngắm của Mao, Mao cho rằng Đặng Tiểu Bình là ngời kiên trì ủng hộ chủ
trơng, đờng lối của Mao, là ngời có công tích, nhng Mao cũng đã bốn lần nhắc
đến việc Đặng Tiểu Bình bị phê, bị liệt vào phần tử phái Mao Mao Trạch
Đông chỉ ra: Đặng Tiểu Bình ở khu Xô Viết Trung ơng đã bị chỉnh bị coi là
một trong bốn tội nhân đó là: Đặng, Mao, Tạ, Cổ. Đặng không có vấn đề lí
lịch, tức là không hề đầu hàng địch: Đặng hiệp trợ đồng chí Lu Bá Thừa đánh
trận rất đắc lực, có chiến công. Ngoài ra, sau khi vào thành phố, cũng làm một

số việc tốt, ví dụ cầm đầu phái đoàn đàm phán ở Moskva, Đặng không hề
khuất phục bọn Liên Xô xét lại. Những điều ấy tôi đã nói nhiều lần, hôm nay
nhắc lại một lần nữa.
Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Mao Trạch Đông khẳng định khả
năng lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình, và chính Mao đề xuất chức Tổng Bí Th
Ban chấp hành Trung ơng, bố trí Đặng Tiểu Bình đảm nhiệm chức vụ đó, phụ
trách bố trí cụ thể việc chấp hành phơng châm do Bộ chính trị đề ra. Mao nhấn
mạnh, tôi là chủ tịch, là chánh soái; Còn Đặng Tiểu Bình làm Tổng bí th, là
phó soái.
Đánh giá một cách tổng quát về Đặng Tiểu Bình, Mao Trạch Đông nói:
Đặng Tiểu Bình là nhân tài hiếm có, mạnh về t tởng chính trị
Đánh giá về các tố chất của Đặng, Mao nói phải làm việc theo phép biện
chứng, đấy là yêu cầu của đồng chí Đặng Tiểu Bình. Tôi thấy toàn Đảng phải
học phép biện chứng, đề xớng làm việc theo phép biện chứng, Đặng Tiểu
Bình biết nhìn đại cục, vừa có tính nguyên tắc, lại vừa có tính linh hoạt,
làm việc rất quyết đoán, có tài cán, là ngời trung hậu.
Đánh giá công lao bồi dỡng và nhìn nhận của Mao Trạch Đông đối với
Đặng Tiểu Bình mà nói, có thể nhắc đến hai lần rất quan trọng đó là: Lần thứ
nhất năm 1956, sau Đại hội VIII Mao đã cử Đặng Tiểu Bình giữ chức Tổng bí
th ban chấp hành Trung ơng; Lần thứ hai vào cuối năm 1973, Mao Trạch Đông
phê chuẩn phục hồi cho Đặng Tiểu Bình, thoạt tiên làm uỷ viên Bộ chính trị,
24


uỷ viên Quân uỷ Trung ơng, tiếp đó năm 1975 đề cử Đặng Tiểu Bình làm phó
chủ tịch Quân uỷ Trung ơng kiêm tổng tham mu trởng, đồng thời tại Hội nghị
Trung ơng lần thứ hai khoá X cử Đặng Tiểu Bình làm phó chủ tịch Đảng, uỷ
viên thờng vụ Bộ chính trị, sau đó Quốc hội cử Đặng Tiểu Bình làm phó thủ tớng. Xác định Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình là hạt nhân lãnh đạo chính phủ.
Khi Chu Ân Lai bệnh nặng, Mao Trạch Đông lại giao cho Đặng Tiểu Bình chủ
trì công tác hàng ngày của Trung ơng Đảng và chính phủ. Mờy sự kiện trên có

ảnh hởng cực kỳ quan trọng tới việc xác định địa vị của Đặng Tiểu Bình, là hạt
nhân lãnh đạo Trung ơng Đảng thế hệ thứ hai.
Có thể nói năm 1975 Đặng Tiểu Bình đợc phục hồi lần nữa năm là quyết
sách cuối cùng của Mao Trạch Đông,và gắn liền với sự tiến cử của Chu Ân
Lai, một ngời ôn hoà, biết thẩm thời độ thế, thúc đẩy sự việc đúng lúc, khiến
Mao đa ra quyết định cuối cùng sử dụng lại Đặng Tiểu Bình, giao phó cho
Đặng Tiểu Bình đại quyền chủ trì công tác hàng ngày của Trung ơng Đảng và
chính phủ. Trong khi Mao Trạch Đông cha rõ thái độ của Đặng Tiểu Bình đối
với đại cách mạng văn hoá mà Mao đã thực hiện.
Chu Ân Lai còn thông qua việc lợi dụng sự kiện Lâm Bu phản bội, Chu Ân
Lai đã giải phóng phần lớn số cán bộ lão thành, phục hồi công tác cho họ, đây
là công tác tổ chức làm cơ sở hình thành hạt nhân lãnh đạo Trung ơng Đảng
thế hệ thứ hai. Chu Ân Lai tuyên truyền cho Đặng Tiểu Bình, biểu lộ sự hy
vọng với Đặng, cho nên đã dặn dò những ngời vừa đợc phục hồi công tác hãy
đoàn kết xung quanh Đặng Tiểu Bình, điều này cũng có tác động mạnh mẽ đến
việc hình thành hạt nhân lãnh đạo Trung ơng Đảng thế hệ thứ hai.
Cả thời gian trớc khi qua đời, Chu Ân Lai không ngừng tìm ngời trò chuyện
mà đề tài nổi bật là dặn dò mọi ngời ủng hộ Đặng, lấy Đặng Tiểu Bình làm hạt
nhân lãnh đạo Trung ơng Đảng thế hệ thứ hai, cảnh giác đừng để bè lũ bốn
tên đoạt mất quyền lực tối cao của Đảng và chính quyền. Tuy gặp không ít
trắc trở, nhng cuối cùng Chu Ân Lai cũng đã thành công trong việc hình thành
một tập thể lãnh đạo mới. Có thể khẳng định trong việc hình thành tập thể lãnh

25


×