Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

Tình hình kinh tế, chính trị xã hội và chính sách đối ngoại của đông timor từ 2002 đến 2012 luận văn thạc sĩ lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 134 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

VÕ THỊ NGUYỆT HẰNG

TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐÔNG TIMOR
TỪ 2002 ĐẾN 2012

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Nghệ An - 2012


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

VÕ THỊ NGUYỆT HẰNG

TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐÔNG TIMOR
TỪ 2002 ĐẾN 2012

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
MÃ SỐ: 60.22.50



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS NGUYỄN CÔNG KHANH

Nghệ An - 2012


3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, ngoài sự nổ lực của bản thân, đề tài
“Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội và chính sách đối ngoại của Đông
Timor từ 2002 đến 2012” được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn tận tình, chu
đáo của PGS.TS Nguyễn Công Khanh, khoa Lịch sử, Trường Đại học Vinh.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Lịch sử, Phòng
Sau đại học trường Đại học Vinh và Bộ môn Lịch sử thế giới đã tạo điều kiện
giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện đề tài này.
Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn tư liệu và khả năng nghiên cứu của bản
thân cho nên luận văn này sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết cần được
góp ý, sửa chữa.
Kính mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn đọc để
luận văn này được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Vinh, tháng 10 năm 2012
Tác giả
Võ Thị Nguyệt Hằng


4


MỤC LỤC

1
2
3
4
5
6

Trang
1
A. MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài............................................................................. 1
Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................... 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................. 4
Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu..................................... 4
Đóng góp của luận văn..................................................................... 4
Bố cục của luận văn......................................................................... 5
6
B. NỘI DUNG
Chương 1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐÔNG ĐẾN SỰ

PHÁT TRIỂN CỦA ĐÔNG TIMOR GIAI ĐOẠN 2002 - 2012
1.1
Nhân tố trong nước.......................................................................
1.1.1
Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên của Đông Timor...............
1.1.2
Dân cư và tôn giáo........................................................................

1.2.
Quá trình ra đời của nhà nước Đông Timor..................................
1.2.1
Khái quát lịch sử trước ngày 30/8/1999........................................
Phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Timor đòi li khai và
1.2.2
cuộc trưng cầu dân ý ngày 30/8/1999...........................................
1.3
Nhân tố quốc tế và khu vực..........................................................
1.3.1
Mĩ, Australia và các nước phương Tây với vấn đề Đông Timor..
1.3.2
Sự can thiệp của Liên Hợp Quốc vào Đông Timor......................
1.3.3
ASEAN với vấn đề Đông Timor ……………………………….
Tiểu kết chương.............................................................................
Chương 2. NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ,

6
6
6
9
13
13
16
20
20
25
30
32


KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐÔNG
2.1.
2.1.1
2.1.2
2.2.
2.2.1
2.2.2
2.3.

TIMOR TRONG 10 NĂM (2002 - 2012)
33
Tình hình chính trị, an ninh……………………………………. 33
Cuộc bầu cử Tổng thống và bầu cử Quốc hội lần hai ở
Đông Timor................................................................................. 37
Cuộc bầu cử Tổng thống và bầu cử Quôc hội lần ba ở
Đông Timor.................................................................................
Sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội........................................
Sự phát triển kinh tế....................................................................
Tình hình văn hóa - xã hội..........................................................
Chính sách đối ngoại của Đông Timor.......................................

44
46
46
53
59


5

2.3.1
2.3.2
2.3.3

Quan hệ Đông Timo với Indonesia, Australia............................
Quan hệ Đông Timo và một số quốc gia khác trên thế giới.......
Quan hệ Việt Nam - Đông Timor……………………………...
Tiểu kết chương............................................................................

60
71
83
88

Chương 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
ĐÔNG TIMOR TRONG 10 NĂM (2002 - 2012)
3.1.
Nhận xét về tình hình phát triển của Đông Timor (2002 - 2012)..
Nguyên nhân của sự bất ổn trong tình hình chính trị, an ninh ở
3.2
Đông Timo.....................................................................................
3.2.1 Nguyên nhân chủ quan…………………………………………..
3.2.2 Nguyên nhân khách quan………………………………………..
3.3.
Triển vọng của sự phát triển Đông Timor trong thời gian tới…..

C. KẾT LUẬN
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
E. PHỤ LỤC


90
90
96
96
100
102
108
111


1

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vào thập niên 90 của thế kỷ XX, sau khi cuộc chiến tranh lạnh kết thúc,
xu thế phát triển của thế giới diễn ra theo hướng đa cực với nhiều mối quan hệ
quốc tế mới, trên nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, xã hội, ngoại giao. Bối
cảnh toàn cầu hóa tác động mạnh mẽ đến nhiều khu vực, nhiều quốc gia trong
đó có khu vực Đông Nam Á (ĐNA).
Trải qua một quá trình tìm hiểu, nghiên cứu lâu dài, khu vực ĐNA từ
rất lâu đã được thừa nhận là có 10 quốc gia, bao gồm: ĐNA lục địa: Việt
Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma và ĐNA hải đảo: Malaixia,
Singapo, Philipin, Brunây và Indônêxia với diện tích khoảng 40 triệu km 2.
ĐNA trải rộng từ 92o đến 140o độ kinh Đông và kéo dài từ 28o vĩ Bắc, vượt
qua xích đạo đến 150 độ vĩ Nam. Điều này đã được công nhận trong 1 thời
gian dài. Nhưng cho đến ngày 20/5/2002, trên bản đồ thế giới xuất hiện quốc
gia độc lập từ 192, còn khu vực ĐNA chào đón thành viên thứ 11, đó là nước
Cộng hòa dân chủ Đông Timor.
Sự kiện Đông Timor tuyên bố độc lập và nước Cộng hòa dân chủ Đông
Timor ra đời đã trở thành vấn đề nóng hổi không chỉ đối với tình hình chính

trị của Indônêxia mà còn ảnh hướng quan trọng tới tình hình chung của khu
vực ĐNA và thu hút nhiều sự chú ý của cộng đồng thế giới. Từ vấn đề Đông
Timor, quan hệ giữa Indônêxia với Australia, Mỹ và phương Tây cũng trở nên
phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến ASEAN nói chung và một số nước trong
Hiệp hội nói riêng.
Sau 10 năm tuyên bố độc lập, từ 2002 đến nay (2012), Đông Timor
cũng đã đạt được những thành tựu nhất định trên các mặt kinh tế, chính trị,
văn hóa xã hội và ngoại giao…


2
Tiềm năng dầu mỏ và khí đốt của Đông Timor đang là thế mạnh của
quốc gia này. Đông Timor cũng đã bình thường hóa quan hệ với các nước
láng giềng gần gũi như: Indônêxia và Australia, đã thiết lập quan hệ với nhiều
quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia trong khu vực ASEAN, trong đó có
Việt Nam. Hiện tại, Đông Timor đã trở thành quan sát viên của nhiều tổ chức
quốc tế quan trọng.
Tuy nhiên, cho đến nay, Đông Timor vẫn được coi là một quốc gia trẻ
tuổi, là vùng đất nghèo tài nguyên, kinh tế vẫn phải dựa vào nguồn cung cấp
của các tổ chức quốc tế và các nước tài trợ khác. Đặc biệt, ở Đông Timor vẫn
thường xuyên xẩy ra hỗn loạn, bạo động, ảnh hưởng xấu đến tình hình an
ninh không chỉ của quốc gia này mà còn cả đối với các nước khác trong khu
vực. Sau 10 năm, Đông Timor vẫn còn những khó khăn cần phải giải quyết,
từ sau khi độc lập đến nay, bước đi tiếp theo của Đông Timor trong tương lai
vẫn là một vấn đề thời sự nóng hổi.
Vì vây, nghiên cứ về Đông Timor không chỉ có ý nghĩa lý luận to lớn
về vấn đề độc lập, giải phóng dân tộc, vấn đề li khai mà còn có ý nghĩa thực
tiễn sâu sắc về tình hình phát triển kinh tế, chính trị, ngoai giao của một quốc
gia sau li khai.
Nghiên cứu về Đông Timor là việc cần thiết đối với ngành nghiên cứu

khoa học xã hội và chính trị ở khu vực chúng ta.
Từ lý do trên, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Công Khanh,
tôi đã quyết định chọn đề tài: “Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội và chính
sách đối ngoại của Đông Timor từ 2002 đến 2012” cho luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đến nay, Đông Timor vẫn là một quốc gia trẻ trên thế giới, nghiên cứu
về đất nước này còn là vấn đề hết sức mới mẻ. Nghiên cứu về Đông Timor
một cách chi tiết, hệ thống và toàn diện về lịch sử, đất nước, con người thì
đến nay chưa có một công trình độc lập nào ra đời, mặc dù vấn đề Đông


3
Timor đã nổi lên từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX. Việc đề cập đến vấn
đề Đông Timor chủ yếu được nghiên cứu chung trong các sách viết về lịch sử
Indônêxia.
Cuốn Lịch sử Đông Nam Á do GS.Lương Ninh chủ biên (NXB Giáo
dục, Hà nội, 2005) đã đề cập khái quát về lịch sử của Indônêxia, vấn đề Đông
Timor được nêu ra nhưng lại ở khía cạnh tình hình chính trị - xã hội của
Indônêxia, ngoài ra không nói gì đến lịch sử, kinh tế, xã hội của Đông Timor
như một vấn đề cụ thể. Cuốn Đông Nam Á sử lược của D.G.E Hall (Nhà sách
Khai Trí, Sài Gòn. 1966) cũng chỉ đề cập rất khái quát về vùng Đông Timor.
Trong chuyên đề Tại sao Đông Timor lại trở thành điểm nóng do Thư
viện Quân đội sao lưu năm 1999 đã đề cập đến thực trạng Đông Timor trong
thế kỷ XX và mối quan tâm của các nước lớn, cụ thể là Australia, Mỹ, khối
ASEAN đến vấn đề Đông Timor. Song chuyên đề này chưa nói rõ về sự phát
triển của Đông Timor một cách toàn diện.
Cuốn Lịch sử của Đông Timor (2003) cũng chỉ nêu khái quát quá trình
giành độc lập còn vấn đề phát triển đất nước sau độc lập chưa đề cập tới.
Trên các tạp chí, báo: Sự kiện và nhân vật nước ngoài, kỷ yếu hội thảo
khoa học, tạp chí nghiên cứu quốc tế, tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, tài

liệu tham khảo đặc biệt của thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Quân đội
nhân dân, An ninh thế giới, trên các trang web Đông Timor.
Song tất cả các thông tin đó đều chỉ được đề cập ở khía cạnh thông báo
tin tức, bình luận các sự kiện, vấn đề, diễn biến chính trị, kinh tế, xã hội và
chưa thuộc khoa học lịch sử.
Như vậy, qua quá trình thu thập tài liệu, khai thác tư liệu và xử lý thông
tin, phân loại tư liệu nhằm phục vụ cho đề tài của mình. Tôi nhận thấy cho
đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể, sâu sắc và hệ
thống về Đông Timor theo khía cạnh nghiên cứu khoa học lịch sử, đặc biệt
tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và chính sách đối ngoại của Đông Timor từ
2002 - 2012.


4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề Đông Timor có tính chất thực tiễn cấp bách, song
cho đến nay vẫn là một vấn đề mới mẻ, nguồn tư liệu, tài liệu còn nhiều hạn
chế, đặc biệt là tài liệu tiếng việt. Do đó, đề tài chỉ tập trung tìm hiểu, nghiên
cứu về Đông Timor (trong 10 năm) từ khi tuyên bố độc lập (20/5/2002) đến
nay (2012), trong đó đi sâu xem xét các nhân tố tác động đến tình hình phát
triển của Đông Timor, tình hình chính trị, kinh tế, an ninh - xã hội và hoạt
động đối ngoại. Từ đó, đưa ra một số đánh giá, nhận xét về sự phát triển của
quốc gia này trong quá trình xây dựng đất nước sau khi độc lập và một vài
nhận định về triển vọng phát triển của Đông Timor trong tương lai.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Để phục vụ cho công trình nghiên cứu này, tôi đã tham khảo các văn
kiện, hiệp định của Liên Hợp Quốc về vấn đề Đông Timor và Indônêxia (trên
websites), nguồn tài liệu Tham khảo đặc biệt của TTXVN, báo Sự kiện và
nhân vật nước ngoài, tạp chí Nghiên cứu quốc tế, tạp chí Nghiên cứu ĐNA…,

các kỷ yếu hội thảo khoa học và các trang websites trong và ngoài nước.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ yêu cầu của một công trình nghiên cứu khoa học lịch sử,
từ nội dung, ý nghĩa, tính thời sự của đề tài, chúng tôi đã sử dụng phương
pháp bộ môn để nghiên cứu đề tài này. Trước hết chúng tôi thực hiện phương
pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, so sánh để
phân loại, chọn lọc, xác minh nguồn tư liệu. Khi nghiên cứu, tôi đã dựa trên
quan điểm phương pháp luận Macxit trong nghiên cứu lịch sử đồng thời kết
hợp phương pháp lịch sử và phương pháp logic.
5. Đóng góp của luận văn
Qua quá trình nghiên cứu về Đông Timor, tôi mong muốn được đóng
góp phần nào những hiểu biết về đất nước Đông Timor trên một số phương


5
diện như kinh tế, chính trị, xã hội, ngoại giao nhằm phục vụ cho việc nghiên
cứu về quốc gia trẻ tuổi này được đầy đủ hơn, có cái nhìn toàn diện về lịch sử,
quá trình phát triển những thành tựu mà Đông Timor đã đạt được trong 10
năm qua cũng như những khó khăn mà Đông Timor phải đối mặt, từ đó thấy
được triển vọng phát triển trong tương lai sắp tới.
6. Bố cục luận văn
Ngoài Phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Những nhân tố tác động đến sự phát triển của Đông Timor
giai đoạn 2002 - 2012.
Chương 2: Những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và
chính sách đối ngoại của Đông Timor trong 10 năm (2002 - 2012).
Chương 3: Một số nhận xét về sự phát triển của Đông Timor trong 10
năm (2002 - 2012)



6

B. NỘI DUNG
Chương 1.
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA ĐÔNG TIMOR GIAI ĐOẠN 2002 - 2012
1.1. Nhân tố trong nước
1.1.1. Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên của Đông Timor
Đông Timor, tên chính thức là Democratic Republic of Timor Leste, là
một đất nước nhỏ bé, có diện tích 24.000 km 2 (Số liệu của Liên Hợp Quốc),
nằm ở nữa phía Đông Bắc và một vùng nhỏ phía Tây của đảo Timor, gần với
các đảo Atauro. Jaco, Oecussi - Ambeno thuộc khu vực Đông Nam châu Á.
Phía Tây của đảo Timor là lãnh thổ của Indonesia (tỉnh Nusa Tenggara
Tumur). Phía Bắc của Đông Timor giáp biển Banda của Indonesia, phía Đông
giáp biển Arafura của Indonesia, phía Nam giáp với Australia và được ngăn
cách bởi biển Timor.
Địa hình của Đông Timor chủ yếu là núi non và thung lũng. Hơn 80%
diện tích là núi đá vôi lởm chởm, khúc khủy chạy dài theo hòn đảo. Đồi núi
thấp, dưới 2000m, đỉnh núi cao nhất là Conmuy Tatamailau (2.962m). Đông
Timor chủ yếu có các đồng bằng duyên hải nhỏ hẹp, ít sông lớn.
Khí hậu ở Đông Timor giống khí hậu Bbắc Australia và chia thành hai
mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 5 tới tháng 12, mùa mưa từ tháng 12 đến tháng
5. Miền Nam có lượng mưa nhiều hơn miền Bắc. Khí hậu nóng ẩm đã tạo
điều kiện cho thảm động thực vật phát triển.
Sự phức tạp của địa hình, địa chất khiến Đông Timor thiếu những vùng
canh tác và chăn nuôi rộng lớn, “Đất đai có thể canh tác được chỉ chiếm
khoảng 1/5 diện tích cả nước” [35;tr.927]. Vì thế, Đông Timor không có
những không gian rộng lớn để phát triển kinh tế - xã hội ở quy mô nhỏ.
Song, cũng như nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, vị trí địa

lý và khí hậu cận xích đạo của Đông Timor cũng đã tạo điều kiện thuận lợi để


7
phát triển kinh tế nông nghiệp, chủ yếu là trồng và xuất khẩu sản phẩm cây
công nghiệp nhiệt đới như cà phê, cacao, dừa, gỗ đàn hương… Đây được coi
là ngành kinh tế mũi chủ đạo, nguồn thu nhập chính của người dân Đông
Timor hiện nay.
Đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Đông Timor cũng có vị trí
chiến lược đặc biệt quan trọng: nằm trên tuyến đường biển có lưu lượng hàng
vận chuyển lớn thứ hai thế giới từ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương, án
ngữ con đường biển nối liền Đông nam Á và Đông bắc Á. Do đó, ngay từ rất
sớm Đông Timor đã là đối tượng nhòm ngó của nhiều nước tư bản phương
Tây và một số nước lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đặc biệt,
Đông Timor lại ở ví trí nằm giữa hai quốc gia lớn là Indonesia và Australia những nước đã từng có mối liên hệ lịch sử sâu sắc và nhạy cảm, có chung
biên giới với Đông Timor và đều quan tâm đến nguồn lợi dầu mỏ trên biển
Timor. Vị trí này khiến cho Đông Timor phải có đối sách về kinh tế, chính trị,
ngoại giao hết sức khôn khéo. Đây chính là một tác nhân ảnh hướng vô cùng
quan trọng, chi phối lịch sử phát triển của quốc gia còn non trẻ này trong suốt
thời gian dài và kể cả hiện nay.
Đông Timor cũng như nhiều quốc gia Đông Nam Á khác, do nằm trong
vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nên nơi đây có tài nguyên lâm sản
tương đối phong phú. Theo tài liệu của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB),
Đông Timor là quốc gia có tỷ lệ diện tích đất rừng phủ cao, đứng thứ tư trong
khu vực Đông Nam Á.
Trong lịch sử, Đông Timor từng nổi tiếng với việc xuất khẩu đàn
hương - một loại cây có giá trị sử dụng cao, được người hồi giáo và Ấn Độ
giáo rất ưa thích. Không chỉ vậy, Đông Timor còn là nơi cung cấp gỗ đàn
hương quan trọng cho Bồ Đào Nha trong suốt 400 năm thuộc địa của quốc
gia này. Ngoài ra, Đông Timor còn cung cấp bông, mật ong cho các khu vực

lân cận.


8
Là quốc đảo, có đường bờ biển dài 706 km với ba mặt giáp biển, Đông
Timor có tiền năng đánh bắt cá biển, nhưng do phương tiện đánh bắt nhỏ, lạc
hậu nên số lượng cá khai thác được không lớn. Tuy vây, trong tương lai, đây
sẽ là tài nguyên thủy sản vô cùng dồi dào của Đông Timor.
Là một nước nhỏ bé về diện tích nhưng Đông Timor lại chứa đựng
trong lòng đất một số tài nguyên quý như vàng, mănggan, than đá… Nhưng
nguồn tài nguyên quan trọng nhất, nguồn thu nhập có ý nghĩa quyết định đối
với sự vững mạnh của quốc gia này cũng như sẽ có ảnh hưởng quan trọng đối
với quan hệ quốc tế của Đông Timor và nhiều nước khác, đó là nguồn lợi về
dầu mỏ và khí đốt trên biển Timor. Theo các nguồn tin của chính phủ các
nước Indonesia, Bồ Đào Nha, Australia đánh giá thì quốc gia nhỏ bé Đông
Timor có tiềm năng đáng kể về dầu mỏ và khí thiên nhiên. Mỏ dầu Elang
Kukatua cung cấp 24 triệu thùng dầu từ những năm 1988. Mỏ dầu và khí
thiên nhiên Bayu Undan trong biển Timor - là khu vực nằm giữa Đông Timor
và Bắc Australia, do tập đoàn dầu mỏ Philip của Mỹ phát hiện có trữ lượng
400 triệu thùng dầu và khoảng 3,4 nghìn tỷ phít khối khí bắt đầu được khai
thác. Trữ lượng các tài nguyên riêng ở khu vực tranh chấp cũng có thể mang
lại cho Dili nguồn thu tới 40 tỉ USD [2]. Tờ Diễn đàn thông tin kinh tế Quốc
tế dự tính Đông Timor có thể thu nhập từ dầu mỏ ít nhất 3,2 tỉ USD/năm
trong vòng 17 năm kể từ năm 2004 nhờ khai thác mỏ này. Bên cạnh đó, mỏ
khí thiên nhiên Greater Sunrise cũng có thể cung cấp cho Dili thu 36 tỉ
USD/năm trong vòng từ 2009 đến 2050. Sức hấp dẫn từ nguồn “vàng đen”
trên biển Timor từ lâu đã thu hút nhà cầm quyền của nhiều quốc gia trên thế
giới, trong đó có Mỹ, Tây Âu, Trung Quốc…, đặc biệt là những nước láng
giềng của Đông Timor như Australia, Indonesia. Do đó, nguồn tài nguyên
thiên nhiên dầu mỏ và khí đốt được ví như “con dao hai lưỡi đối với Đông

Timor” [112], có thể giúp Đông Timor phát triển hoặc cũng có thể đẩy quốc
gia này đến bờ vực nội chiến như đã từng xẩy ra ở nhiều quốc gia giàu tài
nguyên năng lượng khác trên thế giới.


9
1.1.2. Dân cư và tôn giáo
1.1.2.1. Dân cư
Đông Timor là một hòn đảo nghèo, các cư dân ở đây kiếm sống bằng
nông nghiệp, đánh cá và trồng các loại cây công nghiệp như cà phê, cọ
dừa… Cộng đồng người ở hòn đảo này được cố kết trong một quá trình lịch
sử lâu dài.
Người dân Đông Timor còn có tên gọi là người Mauber, bao gồm nhiều
nhóm tộc người riêng biệt, hầu hết đều có sự pha trộn giữa các tộc người, có
nguồn gốc từ Malayo - Polynesia (Mã lai - Nam đảo), người Melanesia
(Papuan) ở quần đảo Tây Nam Thái Bình Dương.
Dân số Đông Timor tính theo độ tuổi là như sau:
Từ 0 - 14 tuổi:

35,8% (nam 1.291.147/nữ 1.237.53)

Từ 15 - 64 tuổi:

59%

(nam 1.987.671/nữ 2.179.620)

Và hơn 65 tuổi:

5,2%


(nam 162.100/nữ 208.412)

Mật độ dân số: 318,7 người/km 2, tỉ lệ tăng dân số (2008): 2,11%, nhóm
sắc tộc Mestizo (Da đỏ - Tây ban Nha) khoảng 90%, người Mỹ trắng 9%,
người Mỹ gốc da đỏ 1% (thống kê năm 2008).
Tính đến năm 2012, dân số Đông Timor có khoảng hơn một triệu người
với hơn 10 dân tộc có văn hoá và ngôn ngữ riêng, trong đó người Teturn
chiến 33%, người Mambae chiếm 12%, người Kemak chiếm 8%, người
Bunak, Fataluko, Makasae chiếm 10%, người Galolen chiến 8%, người
Tokodede chiếm 8%.
Ở Đông Timor có rất nhiều ngôn ngữ khác nhau, việc sử dụng ngôn
ngữ khá phức tạp. Cư dân sử dụng hai ngôn ngữ chính là tiếng Tetum và tiếng
Bồ Đào Nha. Gần 90% người dân Đông Timor nói tiếng Tetum, thậm chí ở
Dili là 100% nhưng đây không phải là ngôn ngữ được sử dụng chính thức,
trong khi đó chỉ có 7% dân cư nói tiếng Bồ Đào Nha - ngôn ngữ được sử
dụng chính thức trong giáo dục - đào tạo, tầng lớp có thu nhập cao và các


10
quan chức chính phủ. Tình trạng này đã cản trở người dân tham gia hoạt động
của Quốc hội và lĩnh vực tư pháp. Ngoài ra còn có 16 ngôn ngữ bản địa, thuộc
hai nhóm khác nhau: nhóm Indonesia, ngữ hệ Nam đảo và nhóm Papuan. Bên
cạnh đó, người Đông Timor còn sử dụng tiếng Anh trong công việc.
Trải qua quá trình lâu dài với những biến động của lịch sử, các nhóm
cư dân Đông Timor đã dần dần cố kết thành một cộng đồng thống nhất. Sự
phong phú của các thành phần dân cư đã đem lại cho Đông Timor một bức
tranh văn hóa đa màu sắc.
Song, với một đất nước có diện tích nhỏ bé như vậy, dân số tăng nhanh,
trình độ dân cư lại thấp, bệnh tật gia tăng, lại thêm sự không thống nhất về

việc sử dụng ngôn ngữ chính thống đã trở thành rào cản trong việc phổ biến
pháp luật, quản lý xã hội và quá trình xây dựng đất nước buổi đầu vốn còn rất
nhiều khó khăn này. Hơn nữa, chính sách dân tộc không được giải quyết hợp
lý đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng dẫn đến các cuộc xung đột sắc tộc,
đẩy lùi sự phát triển của quốc gia non trẻ này.
1.1.2.2. Tôn giáo
Vào năm 1511, cùng với người Bồ Đào Nha, đạo Thiên Chúa
(Catholic) đã đến Đông Timor. Cùng trong quá trình thống trị của người Bồ
Đào Nha, tín đồ theo tôn giáo này ngày càng gia tăng lên và dần dần trở thành
tôn giáo chính thống, chi phối nền chính trị của quốc gia này.
Cơ cấu tôn giáo ở Đông Timor được biểu thị như sau: Thiên chúa giáo
(97% dân số), Tin Lành (1%), Hồi giáo (1%). Các tôn giáo khác (1%) [184].
Sự chiếm ưu thế của đạo Thiên chúa có ý nghĩa to lớn thúc đẩy tính cố kết
của cộng đồng dân cư trên hòn đảo Timor. Sự cạnh tranh quyết liệt để giành
giật tín đồ giữa đạo Thiên chúa và đạo Hồi, đặc biệt trong những năm từ 1991
đến 1995 cũng đã từng xẩy ra, song về cơ bản sự kiện năm 1999 đã nói lên sự
thống nhất về sắc tộc, tôn giáo trên lãnh thổ Đông Timor. Cùng với quá trình
phát triển lịch sử, các giáo giới địa phương đã nỗ lực phát triển giáo dục, xúc


11
tiến một cách có ý thức việc xây dựng biểu tượng chung cộng đồng, đầu tư
xây dựng Dili - thủ đô của Đông Timor thành một trung tâm kinh tế, chính trị,
văn hóa của cả nước.
Tuy nhiên, từ sau khi độc lập đến nay, nhiều cuộc xung đột sắc tộc, tôn
giáo ở Đông Timor lại tiếp tục gia tăng khiến tình hình an ninh xã hội luôn
căng thẳng, phá hủy nhiều thành tựu và tiềm năng kinh tế, văn hóa, xã hội đất
nước. Quan trọng hơn, tôn giáo còn là một vấn đề có tác động không nhỏ đến
giới cầm quyền của quốc gia này, là nguyên nhân dẫn đến những mâu thuẫn,
những thay đổi trên chính trường Đông Timor, khi mà có những thế lực đứng

đằng sau hậu thuẫn, lợi dụng tôn giáo để phục vụ cho những mưu toan chính
trị của họ. Điều đó chứng tỏ tôn giáo luôn là một nhân tố tác động lớn đến sự
phát triển của quốc gia này hiện nay cũng như trong tương lai.
Đông Timor là một đất nước nhỏ bao gồm các công dân hạng trung chủ
yếu nằm trong khu vực Đông Nam Á. Dân số của Đông Timor là Thiên Chúa
vì sợ người, với đức tin Công giáo La Mã được chi phối.
Ngày nay, nhân dân Đông Timor đang phấn đấu để xây dựng lại đất nước
vốn đã bị tàn phá bởi quân đội Indonesia cùng với lực lượng dân quân chống độc
lập đã dẫn đến Liên Hợp Quốc can thiệp và kiểm soát trên toàn quốc.
Tại đất nước Đông Timor, phần lớn người dân đều theo tôn giáo chính
là Công giáo La Mã, bên cạnh đó còn có một vài tỷ lệ phần trăm ít ỏi của Kitô
hữu Tin Lành, Hồi giáo, Ấn giáo và Phật giáo. Ngoài ra, còn có một số cư dân
theo một số tín ngưỡng truyền thống bản địa.
Hiện nay, khi chính phủ Đông Timor có một chính sách cởi mở hơn đối
với tôn giáo, nơi bất cứ ai có quyền tự do để theo đuổi tôn giáo, tín ngưỡng mà
họ lựa chọn. Mặc dù nhiều người dân muốn biến Công giáo như là tôn giáo
quốc gia của họ, các Đức Giám mục Carlos Filipe, Ximenes Belo vẫn không
nhất trí nên yêu cầu các thành viên của Hội đồng lập hiến để bỏ phiếu chống lại
điều nay ở đất nước, nơi nhà thờ đứng hoàn toàn riêng biệt khỏi nhà nước.


12
Vì Thiên Chúa giáo là tôn giáo hàng đầu của Đông Timor, nên hầu hết
các ngày lễ như Thứ Sáu Tuần Thánh, ngày Assumption, lễ Phục sinh, tất cả
các ngày của Thánh, Giáng sinh và Ngày của Mẹ Vô Nhiễm… đồng thời là
các ngày lễ chung của đất nước.
Cho đến trước năm 1975, người dân bản địa Đông Timor đã được biết
đến Công giáo La Mã nhờ các giáo sĩ người Bồ Đào Nha. Ban đầu chỉ có
khoảng 30% dân số thực hành đức tin Công giáo La Mã, mà hiện nay đã phát
triển đến gần 90% dân cư.

Hiện nay, khi Công giáo La Mã có vai trò thống trị, thì Giáo hội cùng
với các giám mục, linh mục và cá nhân khác rất được tôn trọng. Đó là những
thành phần duy nhất có khả năng hoạt động chính thức. Người ta thường đến
đến các nhà thờ để tìm kiếm nơi trú ẩn lúc loạn lạc hoặc thư giãn tinh
thần. Các Kitô hữu Tin Lành nhiều người nắm giữ các cấp bậc trong chính
quyền nhờ phục vụ trong quân đội Indonesia.
Tiếp đến, người Hồi giáo chiếm tỷ lệ cao nhất trong cộng đồng tôn giáo
chủ yếu là các binh sĩ Indonesia và người Ảrập đã di cư đến đất nước này để
kinh doanh. Như có một lực lượng đáng kể, người Hồi giáo được xem như là
một thách thức trong con mắt của những người Công giáo La Mã. Nhà thờ
Hồi giáo đang giữ mối quan hệ với nhiều nơi như với Indonesia. Nhờ vậy, số
lượng giáo dân đạo Hồi đang dần phát triển mạnh.
Liên quan đến tranh chấp tôn giáo, có trường hợp các nhà thờ Tin Lành
và các nhà thờ Hồi giáo bị tấn công và phá hủy, nhưng tất cả những điều này
thường được sắp xếp thông qua đối thoại và xin lỗi chung. Trong hầu hết các
trường hợp Giáo hội Công giáo La Mã đã can thiệp và thậm chí xây dựng lại
một số trong những nơi bị hư hỏng thờ phượng. Giống như hầu hết các quốc
gia khác, tôn giáo đóng một vai trò quan trọng trong nước, và Đông Timor là
không có ngoại lệ.


13
1.2. Quá trình ra đời của nhà nước Đông Timor
1.2.1. Khái quát lịch sử Đông Timor trước ngày 30/8/1999
Theo các nghiên cứu, cách đây 13000 năm đã có dân cư sinh sống trên
đảo Timo. Đến đầu thế kỷ XVI, các nhà thám hiểm châu Âu đã đặt chân lên
mảnh đất này và đảo Timo bị chia cắt thành nhiều lãnh địa nhỏ. Năm 1509,
các thương nhân Bồ Đào Nha bắt đầu đến đảo Timo và năm 1566 lập thuộc
địa đầu tiên ở Lifau (nay là quận Oecussi) ở phía Tây Bắc của đảo Timo. Năm
1642, Đông Timor chính thức trở thành thuộc địa của Bồ Đào Nha, cùng với

sự bành trướng của thực dân Hà Lan khắp cả quần đảo Nam Dương (quần đảo
Indonesia). Năm 1859, Bồ Đào Nha và Hà Lan đã ký hiệp ước Lisbon, theo
đó, đảo Timor bị chia làm đôi với phía Đông thuộc Bồ Đào Nha, phía Tây
dưới sự thống trị của Hà Lan.
Năm 1942, cùng chung số phận với các quốc gia Đông Nam Á khác
trong thế chiến thứ hai, Đông Timor bị quân đội Nhật bản chiếm đóng. Năm
1945, phát xít Nhật bại trận, nửa Tây Timor và toàn bộ Indonesia tuyên bố
độc lập, riêng Đông Timor lại tiếp tục bị Bồ Đào Nha quay trở lại cai trị.
Tháng 4/1974, cuộc cách mạng “Hoa cẩm chướng” đã dẫn tới sự cầm
quyền của lược lượng dân chủ tiến bộ ở Bồ Đào Nha. Chính quyền mới này
đã ký kết hiệp định trao trả độc lập cho các thuộc địa của mình. Do đó, tháng
8/1975, Bồ Đào Nha chính thức rút khỏi Đông Timor, kết thúc hơn 400 năm
cai trị ở đây.
Ngay sau đó, tại Đông Timor xuất hiện hàng loạt tổ chức chính trị như:
Đảng Liên minh dân chủ Đông Timor (UDT), Mặt trận kháng chiến Đông
Timor (FRETILIN), Liên hiệp dân chủ nhân dân Timor (APODETI)…
FRETILIN muốn Đông Timor độc lập hoàn toàn nhưng có những tổ chức
khác (APODETI) lại muốn Đông Timor sáp nhập vào Indonesia. Ngày
1/9/1975, FRETILIN giành được quyền kiểm soát Dili, ngày 28/11/1975
tuyên bố thành lập nước cộng hòa dân chủ Đông Timor. Nhưng cuộc nội
chiến giữa các phe phái đã khiến chính phủ non trẻ của Đông Timor suy yếu.


14
Ngày 7/12/1975, Indonesia đã đưa quân chiếm Dili. Ngày 17/7/1975
chính phủ Indonesia ra sắc lệnh chính thức sáp nhập Đông Timor thành tỉnh
thứ 27 của Indonesia với tên gọi: Timor Tumur.
Việc Indonesia sáp nhập Đông Timor vào lãnh thổ của mình bị coi là
trái với pháp luật quốc tế, không được Liên Hợp Quốc thừa nhận.
Chính quyền Giacata đã triển khai những chính sách đầu tư, viện trợ để

khôi phục kinh tế yếu kém của vùng lãnh thổ này, nỗ lực tái thiết Đông
Timor. Từ năm 1985, Indonesia tuyên bố tình trạng lãnh thổ mở cho Đông
Timor, xác định FRETILIN không còn đe dọa về an ninh nữa và bắt đầu tài
trợ cho vùng đất này.
Do đó, dưới thời kỳ sáp nhập vào Indonesia, so với thời kỳ là thuộc địa
của Bồ Đào Nha, đời sống của người dân Đông Timor phần nào được cải
thiện. “Số người biết đọc và biết viết đã tăng 40%, số trường học trong cả
nước tăng gấp 60 lần, khoảng 172 trường (năm 1996) so với 3 trường năm
1976)… Mức thu nhập bình quân đầu người chỉ có 40 USD (năm 1976) tăng
lên 398 USD (năm 1996). Điều kiện chăm sóc sức khỏe ý tế cộng đồng phát
triển hơn, số cơ sở y tế tăng từ 4 lên 525 cơ sở” [50; tr.3].
Tuy nhiên, trên thực tế, cho đến cuối thế kỷ XX, Đông Timor vẫn là
vùng đất nghèo nhất Indonesia. Kinh tế Đông Timor dựa trên một nền nông
nghiệp nghèo nàn, phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu từ Indonesia nên Đông
Timor phụ thuộc hoàn toàn và chính quyền trung ương. Mức sống của người
dân thấp nhất Indonesia. Đông Timor không tự mình phát triển được như
mong muốn của Indonesia. “Ngân sách của tỉnh thứ 27 trong năm 1994 1996 gần tới 92,4% là được tài trợ bởi trung ương còn thu nhập của địa
phương chỉ đạt con số khiêm tốn là 7,6%” [50; tr.3].
Sở dĩ có hiện trạng trên là do sự sáp nhập Đông Timor vào Indonesia
không nhận được sự ủng hộ của toàn thể nhân dân Đông Timor. Trong khi đó,
nội tình của Đông Timor lại luôn xẩy ra mâu thuẫn giữa các phe phái, lực


15
lượng chính trị nhằm tranh giành quyền lực và đòi độc lập. Hơn nữa, sự phân
hóa dân cư, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo cũng đã dẫn đến các vụ bạo động xẩy
ra thường xuyên. Chính sách tái định cư của Indonesia không những không
đạt được mục đích hòa hợp dân cư mà còn làm cho sự phân hóa rõ hơn khi mà
phần lớn kinh tế Đông Timor nằm trong tay những người không phải gốc
Đông Timor. Theo thống kê, “trong suốt những năm 1977 - 1982, liên tiếp

các vụ bạo động, đói kém và bệnh tật đã cướp đi sinh mạng của 1/3 số dân
Đông Timor (hơn 200.000 người)” [50; tr.3].
Các phe phái chủ trương độc lập, tiêu biểu là FRETILIN, đã tiến hành
cuộc chiến dai dẳng chống lại Indonesia suốt 24 năm, lúc dữ dội, lúc âm ỉ. Để
đối phó lại, chính quyền Giacatta đã dùng quân đội đàn áp. Biện pháp này
càng gây thêm sự căm phẫn từ phía Đông Timor, khuyến khích họ tìm mọi
cách để li khai. Sự ủng hộ của Liên Hợp Quốc, phương Tây và một số quốc
gia khác chính là những tác động bên ngoài thúc đẩy quá trình vận động nội
tại Đông Timor diễn ra nhanh hơn.
Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ diễn ra ở khu vực khiến
nền kinh tế của nhiều quốc gia Đông Nam Á bị sụp đổ, bị xáo trộn nghiêm
trọng. Riêng ở Indonesia, cuộc khủng hoảng đã đẩy quốc gia này vào một
cuộc khủng hoảng toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội: “Tỉ lệ lạm phát năm
1988 đạt mức 70%, số người thất nghiệp lên tới 22 triệu người (trong tổng số
90 triệu người trong độ tuổi lao động)” [123; tr.27]. Nạn thiếu lương thực
gây bạo động ở nhiều nơi, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo bùng nổ. Các cuộc bạo
động, tranh giành quyền lực, liên minh chống đối giữa các nhân vật và đảng
phái liên tiếp xẩy ra, dẫn đến Tổng thống Suharto phải từ chức. “Quá trình
dân chủ hóa ở Indonesia sau khi Suharto bị lật đổ như tự do ứng cử, tự do
bầu cử, tự do đấu tranh… tất yếu dẫn tới tình trạng một số chính khách lợi
dụng vấn đề sắc tộc để mưu cầu quyền lực, chính trị. Họa tham nhũng làm
cho bộ máy chính quyền rệu rã, làm cho Nhà nước dân tộc trong đó người


16
Giava đóng vai trò chủ thể không còn đủ sức để chống kháng” [51; tr.33].
Indonesia không còn đủ sức để giữ Đông Timor trong vòng kiểm soát. Trong
bối cảnh đó, nhân dân Đông Timor đã có cơ hội thuận lợi để tách khỏi
Indonesia.
1.2.2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Timor đòi li khai và cuộc

trưng cầu dân ý ngày 30/8/1999
Trong suốt 24 năm là tỉnh thứ 27 của Indonesia, ở Đông Timor đã diễn
ra cuộc đấu tranh đòi độc lập không mệt mỏi của các lực lượng chống đối
chính phủ do tổ chức FRETILIN lãnh đạo. Các lực lượng này đã tổ chức các
nhóm vũ trang bạo động chống chính quyền khiến tình hình Đông Timor luôn
căng thẳng. Chính quyền Giacata đã phải dùng sức mạnh quân sự để đàn áp.
Đa số nhân dân Đông Timor cho rằng quân đội Indonesia không đủ tư cách là
lực lượng bảo vệ cho lợi ích của họ mà là một lực lượng thống trị tàn bạo.
Từ những năm 90 của thế kỷ XX, các hoạt động biểu tình, đấu tranh
đòi độc lập được dấy lên và đã bị đàn áp đẫm máu. Tiêu biểu là “Cuộc thảm
sát ở nghĩa trang Santa Cruz năm 1991 làm 271 người chết, 382 người bị
thương và hơn 250 người mất tích” [55; tr.5].
Ngày 20/10/1992, thủ lĩnh lược lượng du kích Đông Timor, lãnh đạo
đảng FRETILIN là Jose Alexandre Gusmao (Xanana Gusmao) bị bắt giữ và bị
kết án tù chung thân vì tội âm mưu lật đổ chính quyền (sau đó bản án giảm
xuống còn 20 năm tù), nhưng cũng không ngăn được sự phát triển của phong
trào. Năm 1996, Jose Ramos Horta - đại diện cá nhân của Gusmao, cùng giám
mục Carlos Belo được trao giải thưởng Nobel Hòa bình. Từ đó, vấn đề độc lập
của Đông Timor trở lại vũ đài chính trị thế giới với một sự quan tâm đặc biệt.
Từ năm 1998, các cuộc đấu tranh giành độc lập ở Đông Timor ngày
càng quyết liệt hơn, Tổng thống Habibie lên thay Suharto đã đưa ra “Đề nghị
2 điểm” cho Đông Timor là: chọn “độc lập” hay “Tự trị”. Ngày 27/1/1999,
Ngoại trưởng Indonesia Ali Alatat tuyên bố “Chính phủ Indonesia sẵn sàng


17
trao độc lập cho Đông Timor nếu đề nghị của Indonesia dành cho lãnh thổ
này quy chế đặc biệt bị người Đông Timor bác bỏ”; “Chính phủ Indonesia đề
nghị tiến hành cuộc bỏ phiếu kín trực tiếp ở Đông Timor do Liên Hợp Quốc
bảo trợ để xây dựng ý nguyện của nhân dân vùng lãnh thổ này vào tháng

7/1999, sau cuộc tổng tuyển cử ở Indonesia” [106]. Ngày 10/8/1999,
Indonesia đã tuyên bố sẽ chấp nhận kết quả bỏ phiếu về quy chế tương lai
Đông Timor.
Do đó, ngày 30/8/1999, dưới sự giám sát của 1030 nhân viên quốc tế,
hơn 90% cử tri Đông Timor đã tham gia cuộc bỏ phiếu trực tiếp về quy chế
chính trị của vùng đất này. Việc bỏ phiếu tại hầu hết các điếm bỏ phiếu đã
diễn ra trong trật tự và an toàn.
Sáng ngày 4/9/1999, kết quả bỏ phiếu đã được công bố tại Dili và trụ
sở của Liên Hợp Quốc ở New York - Mỹ, trong đó “Lực lượng bác bỏ quy
chế tự trị đã thắng áp đảo với số phiếu là 344.580 phiếu (chiếm 78,5%) so
với lực lượng ủng hộ tự trị chỉ giành được 94.388 phiếu (đạt 21,5%)” [62].
Ngày 19/10/1999, Hội đồng hiệp thương nhân dân Indonesia (MPR) đã phê
chuẩn kết quả bỏ phiếu này, chính thức chấp nhận Đông Timor tách khỏi
Indonesia.
Với kết quả trên, Đông Timor đã tiến tới một quốc gia độc lập tách ra
khỏi nhà nước Indonesia thống nhất. Một thời kỳ mới đã mở ra cho cư dân trên
hòn đảo Timor. Với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, tình hình Đông Timor
từng bước ổn định, dân tị nạn trở về quê hương bắt tay vào một cuộc chiến đấu
mới: Công cuộc khôi phục kinh tế, tiến tới xây dựng quốc gia độc lập.
Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 30/8/2001
Kết quả bỏ phiếu ngày 30/8/1999 chưa khẳng định Đông Timor đã thực
sự độc lập mà đang trong giai đoạn quá độ chuyển sang nền độc lập, dưới sự
quản lý của Tổ chức Quản lý chuyển đổi Liên Hợp Quốc ở Đông Timor
(UNTAET). Liên Hợp Quốc đã giúp đỡ người Đông Timor chuẩn bị các bước


18
để hòn đảo này trở thành độc lập hoàn toàn, gồm xây dựng hệ thống pháp
luật, tòa án, cảnh sát, quân đội, đào tạo cán bộ ngành giáo dục, y tế…
Đúng hai năm sau khi Đông Timor tách khỏi Indonesia, ngày

30/8/2001, “dưới sự giám sát an ninh chặt chẽ của 1.500 cảnh sát quốc tế
của Liên Hợp Quốc và 850 cảnh sát Đông Timor, khoảng 425.000 cử tri hòn
đảo này (chiếm 90% dân số) đã đi bỏ phiếu tại 248 điểm bầu cử của 13
huyện để bầu Hội đồng Lập hiến, cơ quan tiền thân của Quốc hội đầu tiên
của lãnh thổ này” [17]. Đây được coi là một sự kiện quan trọng trong lịch sử
Đông Timor trên con đường tiến gần hơn nữa tới độc lập hoàn toàn.
Tham gia tranh cứ có 1.138 ứng viên thuộc 16 chính đảng và 16 ứng
viên độc lập. Hầu hết các đảng đều mới được thành lập, như: Đảng Dân chủ
xã hội (PSD), Dân chủ (PD), Đảng xã hội Timor (PST), Liên minh Dân chủ
Timo (UDT)…, chỉ có FRETILIN là Đảng lớn nhất mà tiền thân là Mặt trận
kháng chiến Đông Timor FRETILIN. Các vấn đề đưa ra bao gồm: Đông
Timor sẽ theo hệ thống chính trị kiểu Cộng hòa Nghị viện hay Cộng hòa Tổng
thống, Quốc kỳ có mang dấu ấn của FRETILIN hay không?….
Ngày 10/9/2001, kết quả cuộc bầu cử được công bố: “FRETILIN giành
được 57,3% số phiếu, Đảng Dân chủ (PD) được 8,72%; Đảng Dân chủ xã
hội Đông Timor (PSD) được 8,18%; Hiệp hội Dân chủ xã hội Đông Timor
(ASDT) được 7,8%; Liên minh Dân chủ Timo (UDT) được 2,36%; Đảng dân
tộc Timo (PNT) được 2,13%; Đảng Nhân dân Timo (PDC) được 1,98%;
Đảng Xã hội Timo (PST) được 1,78%; Đảng độc lập và các đảng còn lại là
5,42%” [35; tr.929].
Quốc hội đầu tiên có 88 đại biểu được bầu, trong đó FRETILIN giành
được 55 ghế. Quốc hội soạn thảo và thông qua Hiến pháp mới, tạo khung
pháp lý cho cuộc bầu cử tương lai và chuyển tiếp tới độc lập hoàn toàn. Sau
đó, Hội đồng Bộ trưởng Timo (24 thành viên) tuyên thệ nhận chức. Quốc hội,
chính phủ mới các quản đất nước trong giai đoạn chuyển tiếp sang Nhà nước


19
dân chủ, có chủ quyền hoàn toàn. Ngày 22/3/2002, Quốc hội công bố bản
Hiến pháp đầu tiên của Đông Timor.

Như vậy, cuộc bầu cử Quốc hội có sự tham gia của nhiều đảng phái đã
đưa vùng lãnh thổ Đông Timor gần tới sự độc lập chính thức. Ngày 30/8/2001
đã đánh dấu một bước tiến vô cùng quan trọng trên con đường xây dựng một
Nhà nước độc lập. Việc công bố Hiến pháp cũng cho thấy việc chuyển giao
quyền lực từ Liên Hợp Quốc sang cho người dân Đông Timor có ý nghĩa
quan trọng, tạo cơ sở pháp lý quốc tế vững chắc cho Nhà nước Đông Timor
độc lập. Tuy vậy, để khẳng định Đông Timor độc lập hoàn toàn phải có bước
phát triển về thể chế cuối cùng là bầu cử tổng thống của Đông Timor.
Cuộc bầu cử Tổng thống 14/4/2002 và Tuyên bố độc lập ngày 20/5/2002
Ngày 14/4/2002, lần đầu tiên trong lịch sử, Đông Timor tiến hành bầu
cử tổng thống. Ông Kay Rala Xanana Gusmao, lãnh tụ của FRETILIN, sau
những biến động lớn của chính trường Indonesia, đã được trả tự do và trở về
Đông Timor, đã được bầu là Tổng thống đầu tiên của Đông Timor với
82,69% số phiếu ủng hộ. Là một người được dân chúng yêu mến, ông
Gusmao đã hứa làm hết sức mình trong 5 năm nhiệm kỳ để trở thành “tai,
mắt, mồm” của người dân. Ông nói: “Trong suốt chiến dịch tranh cử của
mình, tôi đã nói rằng nếu tôi được chọn là Tổng thống, tôi sẽ phát triển mô
hình tổng thống mở, theo các đó, chức vụ tổng thống của tôi sẽ là tiếng nói
cho tất cả những quan tâm, lo lắng của người dân” [101].
Ngày 20/5/2002, tại thủ đô Dili, với sự hiện diện của Tổng thư ký Liên
Hợp Quốc Kofi Annan cùng đại diện của 92 quốc gia trên thế giới, đặc biệt là
sự có mặt của bà Sukarnopatri Megawati, Tổng thống Indonesia và cựu Tổng
thống Mỹ Bill Clinton, Đông Timor chính thức tuyên bố độc lập, thành lập
nước Cộng hòa Dân chủ Đông Timor, quốc gia thứ 191 trên thế giới và là
nước thứ 11 ở Đông Nam Á.


20
Như vậy, sau khoảng 400 năm dưới ách thống trị của Bồ Đào Nha, 24
năm sáp nhập vào Indonesia, trải qua một quá trình đấu tranh lâu dài và gian

khổ, dưới sự lãnh đạo của tổ chức FRETILIN, đại đa số nhân dân Đông
Timor đã xác lập được chủ quyền của mình trên cơ sở pháp luật quốc tế. Có
thể sau khi tuyên bố độc lập, Đông Timor phải đối phó với vô vàn khó khăn
thử thách, song những gì mà nhân dân Đông Timor đã làm được chứng tỏ
rằng độc lập dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là lý tưởng, là nguyện
vọng tha thiết của nhân dân. Từng bước trên con đường đi tới độc lập không
phải là dễ dàng, thậm chí phải trả giá bằng sinh mạng của hàng trăm nghìn
người, đã tạo nên một vị thế mới cho quốc gia trẻ tuổi này. Trong khu vực
Đông Nam Á nói riêng và trên thế giới nói chung, xu hướng li khai đã diễn ra
ở nhiều nơi. Độc lập hoàn toàn chính là thời cơ, đồng thời cũng là thử thách
cho nhân dân Đông Timor tự khẳng định mình.
Từ những nhân tố trên, có thể khẳng định rằng, những nhân tố trong
nước của Đông Timor có tác động thuận lợi và có cả những khó khăn đan
xen, tác động nhiều đến công cuộc xây dựng đất nước Đông Timor sau độc
lập. Song cơ bản, diễn trình lịch sử đi đến độc lập hoàn toàn là nhân tố có ý
nghĩa quyết định đến khuynh hướng xây dựng và phát triển của Đông Timor.
Từ đây, nhân dân Đông Timor có điều kiện bước vào thời kỳ xây dựng và
phát triển kinh tế - xã hội, kiến thiết đất nước theo ý nguyện của mình.
1.3. Nhân tố quốc tế và khu vực
1.3.1. Mỹ, Australia và các nước phương Tây với vấn đề Đông Timor
Có thể nói, tiến trình diễn biến tại Đông Timor cho đến nay và triển
vọng của nó trong tương lai luôn nằm trong mối quan tâm của Mỹ, Australia
và phương Tây.
Đông Timor có vị trí chiến lược quan trọng mà cả Mỹ và phương Tây
muốn có làm thay đổi cục diện Đông Nam Á: “Vị trí chiến lược quan trọng,
án ngữ tuyến đường hàng hải Bắc - Nam từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ


×