Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp nhìn từ góc độ chức năng nhân vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.41 KB, 77 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Trần Thị Diễm Hằng

Mục lục

Mở đầu
Nội dung

Trang
1
14

Chơng 1: Nhân vật và chức năng nhân vật

1.1. Nhân vật văn học
1.2. Chức năng của nhân vật

14
16

Chơng 2: đặc điểm thế giới nhân vật
Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

2.1. Con ngời trần tục, tha hoá, biến chất
2.2. Con ngời cô đơn
2.3. Con ngời kiếm tìm
Kết luận

20
22


41
52
67

Lời nói đầu
Nguyễn Huy Thiệp là một hiện tợng văn học nổi bật, gây nhiều d luận
tranh cãi trong công chúng cũng nh giới phê bình văn học những năm tám mơi
trở về sau.
Tìm hiểu về Nguyễn Huy Thiệp sẽ giúp chúng ta có đợc những hiểu biết về
phong cách nhà văn cũng nh xu thế phát triển của văn xuôi thời kỳ đổi mới. Luận
văn này của chúng tôi cũng mong đợc góp một phần nhỏ vào công việc đó.
Với sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, cùng với những nỗ lực cố
gắng của bản thân, chúng tôi đã hoàn thành luận văn này. Tất nhiên do hạn chế

1


Luận văn tốt nghiệp

Trần Thị Diễm Hằng

về điều kiện cũng nh năng lực, luận văn này của chúng tôi không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong đợc sự góp ý của quý thầy cô và các bạn.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới tập thể các thầy cô
giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là thầy giáo Nguyễn Hữu Vinh đã giúp đỡ
chúng tôi hoàn thành luận văn này.

Vinh, 5/2002
Sinh viên:


Trần Thị Diễm

Hằng

Mở đầu
I. Lý do chọn đề tài:

Năm 1975, đất nớc ta hoàn toàn giải phóng. Thắng lợi đó mở ra một kỷ
nguyên mới cho lịch sử dân tộc, đồng thời tạo đà cho sự phát triển ngày một
mạnh mẽ hơn của nền văn học nớc nhà. Nằm trong xu thế đó văn xuôi hậu chiến
giữ một vị trí hết sức đặc biệt. Từ những bớc thăm dò đầu tiên, văn xuôi Việt
Nam đã có những bớc đột phá mới. Quá trình đó đợc đánh dấu bởi hai giai đoạn:

2


Luận văn tốt nghiệp

Trần Thị Diễm Hằng

Từ 1975 - 1980, văn xuôi hiện đại vẫn trợt theo quán tính, viết theo lối cũ,
nghiêng về sự kiện, bao quát hiện thực ở một bình diện rộng, với t duy sử thi và
cảm hứng lãng mạn anh hùng. Hàng loạt tác phẩm vẫn theo dấu ấn quen thuộc
của thời kỳ trớc: Tháng Ba ở Tây Nguyên (Nguyễn Khải), Năm 1975 họ sống thế
nào (Nguyễn Trí Huân), Trong cơn gió lốc (Khuất Quang Thuỵ), Miền cháy
(Nguyễn Minh Châu)... Phải từ thời điểm 1980, văn xuôi Việt Nam mới bắt đầu
có những tín hiệu của sự đổi mới, khởi đầu bởi các tên tuổi trớc đây nh: Nguyễn
Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Trọng Oánh, Xuân Thiều, Nguyễn Quang Sáng,
Lê Lựu, đặc biệt là Nguyễn Minh Châu ... Và từ năm 1986, văn xuôi Việt Nam
thực sự khởi sắc, đổi mới một cách khá toàn diện từ đề tài, chủ đề đến t duy nghệ

thuật, cảm hứng sáng tạo, thi pháp. Trong thời cuộc mới, trớc những vấn đề mới
của cuộc sống, trớc thị hiếu mới của công chúng văn học, nhà văn không thể giữ
nguyên lối viết cũ. Một số nhà văn lớp trớc đã tự đổi mới chính bản thân mình để
nhận thức và phản ánh kịp thời, sâu sắc và chân thực hơn hiện thực cuộc sống.
Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của một lớp nhà văn trẻ ôm ấp trong mình những
suy ngẫm và dự cảm lớn lao về thời cuộc, đầy nhiệt tình, tâm huyết và không
kém phần tài năng là tất yếu. Hàng loạt các cây bút trẻ ra đời nh: Nguyễn Huy
Thiệp, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Nguyễn Quang Lập, Trần Đức Tiến,
Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo ...
Trong những tên tuổi đó, Nguyễn Huy Thiệp đợc xem là một hiện tợng lạ,
thậm chí là một hiện tợng đặc biệt trên văn đàn Việt Nam thời kỳ đổi mới.
Sinh năm 1950, tốt nghiệp khoa Sử trờng Đại học S phạm Hà Nội, đi dạy
10 năm ở miền núi. Năm 1989, trở về Hà Nội bắt đầu sự nghiệp văn chơng.
Tháng 1/1987 Nguyễn Huy Thiệp lần đầu tiên ra mắt công chúng với Những
chuyện kể, bất tận của thung lũng Hua Tát đăng trên báo văn nghệ. Những
truyện cổ tích ảo đó khá mới lạ, lý thú, song tên tuổi Nguyễn Huy Thiệp vẫn còn

3


Luận văn tốt nghiệp

Trần Thị Diễm Hằng

mờ nhạt. Phải đến tháng 6/1987, khi Tớng về hu đợc trình làng thì cái tên Nguyễn
Huy Thiệp đã thực sự gây xôn xao d luận. Một loạt tác phẩm mới của ông ra đời
đợc đông đảo công chúng chờ đợi, đón nhận và bình phẩm. Ngời khen khen hết
sức, ngời chê chê hết lời. Con đờng bớc vào làng văn của Nguyễn Huy Thiệp
không còn bằng phẳng nữa mà đầy chông gai trở ngại. Giữa hai luồng ý kiến đó,
Nguyễn Huy Thiệp vẫn bình thản viết. Tác phẩm của ông trở thành điểm thu

hút sự chú ý của mọi giới, mọi ngành. Các nhà làm phim tìm đợc ở đây những
kịch bản ấn tợng và hấp dẫn: Tớng về hu, Thơng nhớ đồng quê, Những ngời thợ
xẻ. Còn công chúng và giới lý luận phê bình văn học thì không ngớt tranh cãi,
gây gổ, phân giải trên con đờng đi tìm Nguyễn Huy Thiệp . Thực chất Nguyễn
Huy Thiệp là nh thế nào? Cái tài và cái tâm của nhà văn ra sao? điều đó còn chờ
thời gian và sự đánh giá công bình của đông đảo công chúng bạn đọc.Tất nhiên,
có một điều mà bất cứ ai cũng thừa nhận: Đó là Nguyễn Huy Thiệp là một nhà
văn trẻ đầy tài năng và tinh thần lao động trung thực, dũng cảm. Truyện ngắn
của ông có một sức lôi cuốn, hấp dẫn, một ma lực kỳ lạ đối với độc giả.
Là một hiện tợng đặc biệt nổi bật nh thế, truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp chứa đựng nét độc đáo, mới lạ của một cây bút giàu khả năng sáng tạo. Từ
đề tài cho đến chủ đề, t tởng, kết cấu, cốt truyện, cách xây dựng nhân vật cũng
nh văn phong....đến thể hiện một sự đổi mới mang đầy dấu ấn riêng. Việc tìm
hiểu, nghiên cứu một cách công phu, nghiêm túc, khoa học các phơng diện nói
trên sẽ giúp chúng ta nhận diện một cách chính xác, hợp lý hơn về phong cách
nhà văn cũng nh phần nào thấy đợc xu hớng phát triển của văn học Việt Nam
thời kỳ đổi mới.
Bên cạnh đó, tìm hiểu thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp (từ góc độ chức năng nhân vật) là một đề tài mới mẻ song mang nhiều ý
nghĩa về cả lý luận lẫn thực tiễn. Nó giúp chúng ta củng cố, nắm vững, hiểu sâu

4


Luận văn tốt nghiệp

Trần Thị Diễm Hằng

hơn những kiến thức lý luận đã học nh: Lý luận về thể loại tác phẩm văn học
(truyện ngắn), về nhân vật (chức năng phản ánh và biểu hiện), về phong cách nhà

văn... Đồng thời, làm quen dần với phơng pháp vận dụng những kiến thức lý luận
chung mang tính khuôn mẫu, khái quát, chiếu ứng vào một số tác phẩm cụ thể
của một nhà văn mang phong cách độc đáo trên cơ sở một công trình nghiên cứu
khá quy mô, khoa học.
Đó là những lý do chính thúc đẩy chúng tôi lựa chọn đề tài này.
II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:

Xuất hiện vào những thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, Nguyễn Huy
Thiệp đã khuấy động cả bầu không khí sinh hoạt văn hoá, văn nghệ Việt Nam
thời kỳ đổi mới. Anh đã phá vỡ thế bình ổn trên văn đàn, chuyển nhịp cho bớc đi
vốn bình thờng chậm rãi của lý luận và phê bình văn học hiện đại.
Theo Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Huy Thiệp có lẽ là ngời đầu tiên trong
văn học Việt Nam lập kỷ lục có đợc nhiều bài viết nhất về sáng tác của mình, chỉ
trong thời gian ngắn và không có độ lùi thời gian. Phê bình tức thời theo sáng tác,
liên tục, lâu dài; không chỉ trong nớc mà cả ngoài nớc, không chỉ ngời Việt mà cả
ngoại quốc. Có thể nói hiện tợng nh Nguyễn Huy Thiệp mới thật là mới, là độc
đáo, chỉ mình anh cũng đã tạo nên một đời sống văn học kéo dài cả mấy năm trời
và còn nóng bỏng đến ngày hôm nay (Nguyễn Hải Hà - Nguyễn Thị Bình).
Cũng theo sự thống kê của hai tác giả này từ giữa năm 1987 đến năm 1989 đã có
trên bảy mơi bài viết về sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, trong đó đến quá nửa
bài viết này đều tập trung vào truyện ngắn về Tớng về hu và bộ ba truyện ngắn
Lịch sử giả Vàng lửa, Kiếm sắc, Phẩm tiết.
Năm 1989, Nhà xuất bản Trẻ, TPHCM đã cho ra đời cuốn Nguyễn Huy
Thiệp , tác phẩm và d luận. Trong một khuôn khổ hạn hẹp, cuốn sách này mới
chỉ giới thiệu đợc sáu tác phẩm và mời bài viết về tác giả này.

5


Luận văn tốt nghiệp


Trần Thị Diễm Hằng

Hơn mời năm sau, trong một công trình tuyển chọn công phu, nghiêm túc
và có hệ thống mang tên Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp Phạm Xuân Nguyên đã
tập hợp đợc năm mơi t bài viết khá tiêu biểu nổi bật cho những xu hớng đánh giá
về hiện tợng cha từng có này.
Những ý kiến đánh giá đó chủ yếu đều xoay quanh vấn đề Cái tâm và cái
tài của ngời viết (Mai Ngữ) theo ba hớng: Khẳng định và đề cao nghệ thuật viết
truyện độc đáo và cái tâm "trung thực đến đáy của tác giả; phủ định phê phán
lối viết sắc lạnh, trần tục đến tàn nhẫn, thái độ dửng dng bỡn cợt với lịch sử với
cuộc đời; vừa khẳng định vừa phê phán Nguyễn Huy Thiệp.
Tuy nhiên, dù nhìn nhận, đánh giá Nguyễn Huy Thiệp thế nào đi chăng
nữa thì ngời ta vẫn không thể không thừa nhận rằng: Nguyễn Huy Thiệp là một
tài năng độc đáo có nhiều đóng góp cho sự phát triển và khởi sắc của văn nghệ
thời kỳ đổi mới. Phần lớn các bài viết đều tập trung khai thác một số ph ơng diện
cụ thể trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp nh đề tài, nội dung t tởng, nhân vật,
kết cấu, cốt truyện, nghệ thuật ngôn từ...
1. Về đề tài, chủ đề, nội dung t tởng:
Nguyễn Huy Thiệp chủ yếu lấy đề tài từ ba mảng chính: thế sự, lịch sử và
truyền thuyết cổ tích dân gian. ở mỗi mảng đó, anh đều có những đứa con tinh
thần đầy ấn tợng nh: Tớng về hu, Không có vua, Sang sông, Kiếm sắc, Vàng lửa,
Phẩm tiết, Những ngọn gió Hua Tát. Và chính những tác phẩm viết về những
mảng đề tài này là kết tinh của một tài năng nghệ thuật độc đáo, khởi nguồn cho
những cuộc tranh cãi, luận giải đầy hứng thú đủ sức làm sống dậy mặt hồ văn
chơng vốn lâu nay êm lặng (Chu Giang, Nguyễn Văn Lu).
- ở mảng đề tài về thế sự: Phần lớn các bài viết đều thống nhất rằng:
Những gì Nguyễn Huy Thiệp viết ra, dù có h cấu nhiều đi nữa, cũng chỉ nhằm
phơi bày một mặt hiện thực một cách triệt để, trần trụi, một hiện thực cay độc mà


6


Luận văn tốt nghiệp

Trần Thị Diễm Hằng

lạnh tanh làm hầu hết chúng ta nhức nhối chua xót (Nguyễn Mạnh Đẩu, Đôi
điều cảm nhận sau khi đọc truyện và xem phim Tớng về hu) Và Ngòi bút lạnh
lùng của Nguyễn Huy Thiệp cứ thản nhiên phơi ra trên mặt giấy bao nhiêu điều
xấu xa, nhơ nhuốc, bỉ ổi của ngời đời. Anh không chỉ lật áo của nhân vật mà
thật sự đã lột tuốt tuột những thứ che đậy để nói ra những điều vừa đau đớn, vừa
chua xót, nhng thơng lắm... Nguyễn Huy Thiệp dờng nh vẫn thiên về miêu tả
những cảnh đời nhiều cay đắng, khốn cùng, bệ rạc về tiền nong, vì mong muốn
trục lợi bằng một cái nhìn thông minh sắc lạnh (Trần Duy Thanh, Truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp).
Và trớc cái hiện thực đợc phơi bày một cách trần trụi đó, không ít nhà
nghiên cứu, phê bình, công chúng văn học không khỏi cảm thấy băn khoăn, ngờ
vực về cái tâm của Nguyễn Huy Thiệp. Cái xã hội sau hơn 10 năm sống trong
thanh bình này chẳng lẽ chỉ toàn những cảnh tối tăm, u ám. Ngời ta cho rằng
Nguyễn Huy Thiệp là một hiện tợng có vấn để và quy kết nhà văn về t tởng.
Rằng Nguyễn Huy Thiệp đã quá lạnh lùng và tàn nhẫn. Đỗ Văn Khang, trong bài
viết Vì sao văn của Nguyễn Huy Thiệp ngày càng sa sút, đã cho rằng: Văn của
Nguyễn Huy Thiệp ngày càng không xác lập đợc thứ bậc giá trị của các hành vi,
thậm chí anh còn thoá mạ con ngời và Đi sâu vào tác phẩm của Nguyễn Huy
Thiệp ta thấy truyện của anh tuyệt đại đa số mang một âm khí rất nặng nề.
Song Hoàng Ngọc Hiến trong Tôi không chúc bạn thuận buồm xuôi gió lại
khẳng định: Nói về những sự đốn mạt, hèn kém của con ngời, câu văn Nguyễn
Huy Thiệp thờng man mác cảm giác tê tái. Đằng sau cảm giác này là nỗi đau
nhân tình. Một nối đau âm thầm lặng lẽ nhng sâu sắc. Cũng nh thế, Nguyễn

Thanh Sơn khi Đọc truyện Nguyễn Huy Thiệp đã phát biểu: Nguyễn Huy Thiệp
có một giọng văn rất lạnh lùng nhng ẩn dấu phía sau nó lại là một lòng nhân ái
sâu xa trìu mến đối với con ngời.

7


Luận văn tốt nghiệp

Trần Thị Diễm Hằng

- ở mảng đề tài về lịch sử, Nguyễn Huy Thiệp đã xây dựng nên những
nhân vật mà tên tuổi của họ đã hằn sâu vào đời sống tâm linh văn hoá của dân
tộc. Đó là Nguyễn Trãi, Quang Trung Nguyễn Huệ, Gia Long, Hoàng Hoa Thám
và sau này là một Hồ Xuân Hơng, Tế Xơng... Những con ngời này dờng nh đợc
nhìn từ những góc độ mới, rất sống, rất thực và rất đời. Họ cựa quậy trong trí tởng tợng của Nguyễn Huy Thiệp và thách thức bứt phá ra khỏi quan niệm cố hữu
của bao đời.
Vì vậy, không ít ngời cho rằng Nguyễn Huy Thiệp đã làm cho diện mạo
lịch sử méo mó đi xúc phạm tới danh dự dân tộc (Tạ Ngọc Liễn, Về truyện
ngắn Vàng lửa của Nguyễn Huy Thiệp), có cái tâm không trong sáng, có
thái độ vô chính phủ về lịch sử(Đỗ Văn Khang, Sự mơ mộng và nghiêm khắc
trong truyện ngắn Phẩm tiết), hay Sự vay mợn của Nguyễn Huy Thiệp không
nghiêm túc, thậm chí quá trớn, đối đãi với lịch sử nh trò đùa tếu (Nguyễn Văn
Lu, Về những cách đọc văn Nguyễn Huy Thiệp). Văn chơng Nguyễn Huy Thiệp
là văn nhảm, tà văn nên nhìn rồng hoa phợng, phợng hoàng hoá cuốc (Đỗ
Văn Khang, Đoản thiên về truyện Nguyễn Thị Lộ của Nguyễn Huy Thiệp). Và
viết nh thế cũng là một cách bắn súng lục vào quá khứ (Nguyễn Thuỳ ái) .
Tuy nhiên, không phải ai cũng thừa nhận nh vậy. Một số ngời lại nhận
định rằng: Nguyễn Huy Thiệp không hề bôi đen hay xuyên tạc lịch sử. Anh
chỉ viết theo cách cảm, cách nghĩ của riêng mình. Nguyễn Huy Thiệp chỉ mợn

lịch sử để bộc lộ thái độ đối với hiện tại (Nguyễn Văn Lu, Về truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp). Và Anh không định qua các nhân vật ấy, đánh giá lại lịch
sử, đánh giá lại bản thân các nhân vật ấy. Anh chỉ mợn các nhân vật và hoàn
cảnh lịch sử để nói chuyện khác(Nguyễn Văn Bổng, Một trờng hợp đang bàn
cãi).

8


Luận văn tốt nghiệp

Trần Thị Diễm Hằng

Và quả thật, với sự rút ngắn về khoảng cách, những nhân vật lịch sử trong
văn Nguyễn Huy Thiệp dờng nh đã trút bỏ bộ quần áo đế vơng để gần gũi hơn,
ngời hơn.
- Mảng đề tài lấy từ những huyền thoại, những sáng tác dân gian. Có thể
nói yếu tố dân gian chiếm một vị trí to lớn trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp.
Trong một bài nghiên cứu Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp nh
hình mẫu các truyền thuyết văn học, TN.Philimova đã nhận xét: Hầu nh mỗi
truyện ngắn của anh đều hiện diện vết tích của các huyền thoại, truyền thuyết,
dân ca, tục ngữ... yếu tố dân gian trong tác phẩm của anh là một đề tài rộng lớn
ông cho rằng Nguyễn Huy Thiệp đã cách điệu hoá, hiện đại hoá yếu tố dân gian
để nêu bật lên đợc những vấn đề vĩnh cửu về cái thiện và cái ác, về số phận
đang dằn vặt con ngời hiện đại.
2. Về nhân vật.
Nhận xét về thế giới nhân vật trong Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp vài
cảm nghĩ, giáo s Nguyễn Đăng Mạnh đã nói Nguyễn Huy Thiệp có một thế giới
nhân vật cũng độc đáo. Toàn những con ngời góc cạnh, gân guốc. Có loại nh chui
lên từ bùn lầy, rác rởi, tâm địa đen tối, có loại lại nh những bậc chí thiện, có thể

bao dung cả kẻ xấu ngời ác, thậm chí sẵn sàng chết vì đồng loại... Nhiều nhân vật
của Nguyễn Huy Thiệp sống với cái ảo nhiều hơn là cái thực... Nhân vật nào của
Nguyễn Huy Thiệp dờng nh cũng thích khái quát triết lý.
Nhà văn Bùi Hiển khi trả lời nhà phê bình văn học Hồng Diệu (Văn nghệ
Quân đội) đã cho rằng: Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp còn muốn nói về bản
chất con ngời... đặt con ngời trên bình diện thực thế và đó là con ngời thấp kém.
Nhà văn Mai Ngữ trong Cái tài và cái tâm ngời viết lại khẳng định Ngòi
bút Nguyễn Huy Thiệp đa con ngời về điểm xuất phát của nó, con ngời hạ đẳng,

9


Luận văn tốt nghiệp

Trần Thị Diễm Hằng

con ngời nguyên thuỷ cùng với tiềm thức và bản ngã vốn có do trời sinh ra,
những con ngời trần trụi, loã thể trong t duy cũng nh trong hình hài.
Với một tiêu đề khá ấn tợng Tôi không chúc bạn thuận buồm xuôi gió ,
nhà nghiên cứu văn học Hoàng Ngọc Hiến cũng có một phát hiện ấn tợng
không kém. Dới góc nhìn giới tính, sau khi nhận định Nguyễn Huy Thiệp là một
nhà văn của những con ngời bị sỉ nhục. Trong đám này có kẻ trở nên lỳ lợm,
hung hãn và có những kẻ dẫu sao vẫn còn biết nhục, nhà nghiên cứu đã không
ngần ngại phát biểu: Nguyễn Huy Thiệp lấy cảm hứng chủ đạo từ nguyên tắc
tính nữ hoặc thiên tính nữ Bởi Trừ nhân vật thiếu tớng họ Nguyễn, nhân vật xng tôi và vài ba nhân vật khác, ngời đàn ông trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp hầu hết đều đốn mạt, chí ít là những kẻ bất đắc chí, vô tích sự, nói chung là
không ra gì. Ngợc lại, các nhân vật nữ có những con ngời u tú, nhiều ngời đang
gọi là liệt nữ.
Phát hiện này đã chuẩn xác hay cha, vấn đề đó hẳn đang còn nhiều điều
cần phải bàn tới.

3. Về kết cấu, cốt truyện.
Thông thờng, kết cấu, cốt truyện là một trong những phơng diện làm nên
sức hấp dẫn lâu bền đối với bạn đọc. Truyện Nguyễn Huy Thiệp đầy sự lôi cuốn,
hấp dẫn. Phải chăng điều đó một phấn đợc tạo nên bởi cốt truyện.
Nói về Cái ma lực trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, nhà phê bình văn
học Đông La đã nhận xét Truyện của anh thờng không có cốt truyện, là chuyện
của nhiều vấn đề. Nó chảy nh một dòng chảy tự nhiên. Sự cuốn hút của chúng
không phải ở sự bất ngờ mà ở độ sâu sắc của những ý tởng, ở tầm triết lý liên
quan tới cuộc sống của con ngời và Cấu trúc truyện của anh dờng nh còn rất ít
bóng dáng của kết cấu chặt chẽ, khuôn mẫu của truyện ngắn cổ điển... Nó có kết
cấu nh kết cấu tiểu thuyết, nó lỏng lẻo nh chính cái lỏng lẻo của cuộc sống.

10


Luận văn tốt nghiệp

Trần Thị Diễm Hằng

Chúng phản ánh đợc cái không khí của thời hiện đại này: sôi động, nhiều thông
tin, đồng hiện, đan xen nhau.
Một trong những yếu tố làm nên sự hấp dẫn, mới mẻ và đầy d âm trong kết
cấu cốt truyện của Nguyễn Huy Thiệp là cách kết thúc tác phẩm của anh.
Nguyễn Huy Thiệp căm thù sâu sắc những kết thúc truyền thống (Trơng Chi).
Truyện ngắn của anh ít khi làm ngời đọc hài lòng bởi một kết thúc có hậu, hay
bởi một sự lý giải tờng tận, một sự giải quyết trọn vẹn một vấn đề nào đó, cách
kết thúc để ngỏ này tạo cơ hội cho ngời đọc suy ngẫm, đồng sáng tạo.
Lê Thị Hơng đã nhận xét nhìn chung mạnh truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
không khép. ở phần đầu tác phẩm luôn luôn mở ra những khoảng trống, ở Con
gái thuỷ thần, kết thúc là những câu hỏi. Vấn đề cứ lơ lửng mang màu sắc huyền

ảo... [13]
Cũng nói về vấn đề trên, Bùi Việt Thắng khi nói về Vàng lửa đã cho rằng
Nguyễn Huy Thiệp trong Vàng lửa đã đa ra 3 cách kết thúc cho ngời đọc lựa
chọn. Kết thúc nào có thể là tối u? có thể không có. Bằng lối kết thúc mở này tác
giả cố gắng phá vỡ thói quen ở ngời đọc còn nhiều khi giản đơn và phiến diện trớc các vấn đề của cuộc sống ... [18]
4. Về ngôn từ nghệ thuật, lời văn.
Có thể nói, một trong những phơng diện đặc biệt tạo nên cái độc đáo mới
lạ trong phong cách Nguyễn Huy Thiệp chính là ngôn từ nghệ thuật. Phơng diện
này thể hiện cá tính sáng tạo rất riêng, khó nhầm lẫn của bản thân tác giả.
Để lý giải cho nhận định Nguyễn Huy Thiệp , một tài năng mới, nhà thơ
Diệp Minh Tuyền đã phân tích: Ngôn ngữ Nguyễn Huy Thiệp là thứ ngôn ngữ
Việt Nam chính xác, trong sáng, tinh tế, giàu hình tợng, đầy cá tính. Nó có nhiều
lớp từ khác nhau. Một lớp từ rất dân dã, đồng quê mà không quê mùa, một lớp từ

11


Luận văn tốt nghiệp

Trần Thị Diễm Hằng

đầy tính thị dân của Hà Nội đơng đại, một lớp từ khác lại phảng phất không khí
cổ xa. ở Nguyễn Huy Thiệp tính cách nào thì ngôn ngữ ấy ... Ngôn ngữ đối thoại
ngắn sắc lạnh, xen kẽ với ngôn ngữ độc thoại sâu sắc, rành mạch, chạm đến tận
đáy tâm hồn của nhân vật. Ngôn ngữ kể chuyện cuồn cuộn, cuốn hút kết hợp hài
hoà với ngôn ngữ tả cảnh, tả ngời chấm phá rất cô mà rất hay. Cũng theo tác giả
này: Văn Nguyễn Huy Thiệp là những câu ngắn chắc. Những câu dài chẳng qua
cũng chỉ là sự kết hợp của nhiều đoản ngữ cô đặc ngắn gọn, kết hợp một cách
liền mạch với một nhịp điệu dồn dập, nhịp điệu thời đại.
Riêng giảng viên Nguyễn Thị Hơng đã có một bài riêng để nói về Lời

thoại trong truyện ngắn Tớngvề hu của Nguyễn Huy Thiệp. Tác giả bài viết này
đã tìm hiểu vấn đề trên nhiều khía cạnh, nội dung sau:
Thứ 1: Nguyễn Huy Thiệp đã đi ngợc với truyền thống, để cho câu kể và câu
thoại lẫn nhau thể hiện mạch đi dứt khoát, dồn dập nh tốc ký.
Thứ 2: Câu văn dài rất hiếm, câu thoại dài vắng hẳn... nó vứt hết những thứ
thừa,, thứ phụ tránh loanh quanh rờm lời... những câu thoại là câu đơn trong đó
phần nhiều là câu đơn đặc biệt, thiếu đầu thiếu đuôi có khi giản lợc tối đa.
Thứ 3: Trong truyện tuyệt nhiên không có lời dẫn dài dòng... ngôn ngữ không
phải để con ngời hiểu nhau theo nghĩa cộng tác, thông cảm với nhau, mà theo
nghĩa nói gì nhiều, ta biết tỏng mày nghĩ gì rồi...
Tóm lại, là một hiện tợng văn học, văn chơng của Nguyễn Huy Thiệp
không những đã thu hút sự chú ý của đông đảo bạn đọc , chọc thủng bức màn dng dng của công chúng (Diệp Minh Tuyền) mà còn gây men cho những cuộc
tranh luận đầy hứng thú kéo dài từ bấy đến nay.
Số lợng bài viết về tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp rất nhiều. Song phần
lớn đều xoay quanh việc xác định t tởng lập trờng của ngời cầm bút để bày tỏ
nhận định của mình về mức độ giá trị của các tác phẩm, cũng nh cố gắng tìm

12


Luận văn tốt nghiệp

Trần Thị Diễm Hằng

cách đánh giá hợp lý hơn về vai trò vị trí của nhà văn. Chính vì thế, đã có đến quá
nửa số bài viết tập trung tìm hiểu, khai thác sâu về một số tác phẩm có vấn đề,
ví nh: Tớng về hu, Kiếm sắc, Vàng lửa và Phẩm tiết.
Những sáng tác văn chơng của Nguyễn Huy Thiệp mặc dù đợc các nhà
nghiên cứu phê bình, công chúng bạn đọc quan tâm tìm hiểu trên tất cả các phơng diện song dờng nh rất ít bài viết tập trung, nghiên cứu về một phơng diện cụ
thể. Họ thờng đa góc nhìn về một tác phẩm nào đó trên cơ sở đánh giá một cách

khá bao quát và toàn diện trên tất cả các mặt.
Những bài viết cụ thể công phu về thế giới nhân vật trong tác phẩm
Nguyễn Huy Thiệp càng hiếm. Chỉ rải rác đây đó một vài ý kiến nhận định, chủ
yếu về một số nhân vật nổi bật trong các tác phẩm. Trong bài viết đầu tiên của
cuốn : Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, giáo s Hoàng Ngọc Hiến đã có một phát hiện
khá ấn tợng. Đó là thiên tính nữ trong tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp. ý kiến
này xuất phát từ góc nhìn giới tính trên cơ sở một hiện tợng mang tính phổ biến
song để nâng lên thành một nguyên tắc t tởng thì mức độ chuẩn xác vẫn còn là
điều phải bàn nhiều tới.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách công phu, nghiêm túc khoa học về
thế giới nhân vật, cũng nh về một phơng diện cụ thể nào đó của tác phẩm Nguyễn
Huy Thiệp theo chúng tôi là rất cần thiết. Mặc dù đây không phải là tác giải đợc
giảng dạy trong nhà trờng, song việc tìm hiểu về tác giả đó có ý nghĩa to lớn
không chỉ đối với sự phát triển của tiến trình văn học nói chung mà còn với cả
những vấn đề lý luận, phê bình mới nảy sinh trong giai đoạn văn học hiện nay.
III. giới hạn vấn đề:

13


Luận văn tốt nghiệp

Trần Thị Diễm Hằng

Nhân vật là hạt nhân trung tâm của tác phẩm văn học. Việc tìm hiểu thế
giới nhân vật trong một sáng tác cụ thể hay một hệ thống sáng tác nào đó thờng
đợc triển khai trên ba khía cạnh:
Thứ nhất là các đặc điểm của thế giới nhân vật
Thứ hai là chức năng, ý nghĩa của thế giới nhân vật đó
Thứ ba là nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả.

Trong phạm vi một luận văn, chúng tôi không có điều kiện để đi sâu tìm
hiểu tất cả các khía cạnh đó. Chính vì thế ở đề tài này, chúng tôi sẽ tập trung
nghiên cứu các đặc điểm của thế giới nhân vật nh từ góc độ chức năng ý nghĩa
của nó. Nếu có điều kiện xin đợc trở lại với những vấn đề còn lại trong thời gian
sau.
IV. phơng pháp nghiên cứu:

Nhân vật cũng nh Chức năng nhân vật là những khái niệm thuộc
phạm trù lý luận văn học. Vì thế, trong quá trình tiến hành luận văn này, chúng
tôi sẽ vận dụng một số kiến thức lý luận cơ bản, khái quát soi chiếu vào trong
những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp để làm sáng tỏ vấn đề. Những kiến thức
lý luận này sẽ là một trong những cơ sở, nền tảng vững chắc nhất để chúng tôi có
đợc những nhận định khoa học, chân xác hơn.
Song song với việc vận dụng soi chiếu các kiến thức lý luận đó, chúng tôi
còn sử dụng một số phơng pháp cơ bản nh: Phân tích, khảo sát, thống kê, phân
loại, so sánh đối chiếu, tổng hợp, hệ thống hoá .
V. cấu trúc luận văn;

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn của chúng tôi gồm có các
chơng sau đây:
Chơng 1: Nhân vật và chức năng nhân vật

14


Luận văn tốt nghiệp

Trần Thị Diễm Hằng

1.1. Nhân vật

1.2. Chức năng nhân vật
Chơng 2: Đặc điểm thế giới nhân vật trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp

2.1. Con ngời trần tục, tha hoá, biến chất
2.2. Con ngời cô đơn
2.3. Con ngời kiếm tìm

nội dung
chơng 1:

nhân vật và chức năng nhân vật
1.1. Nhân vật văn học.
Nhân vật văn học là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân trung tâm của mỗi tác
phẩm văn học. Vậy nhân vật văn học là gì? Khái niệm đó đợc thể hiện trong tác
phẩm Nguyễn Huy Thiệp nh thế nào?
Nhân vật văn học là con ngời đợc miêu tả trong văn học bằng phơng tiện
văn học [10, 83].
Thực ra, khái niệm nhân vật thờng đợc quan niệm với một phạm vi rộng
hơn nhiều: Đó không chỉ là con ngời mà còn có thể là các sự vật, loài vật, hoặc
các hiện tợng. Song các sự vật, loài vật, hiện tợng đó ít nhiều mang bóng dáng,

15


Luận văn tốt nghiệp

Trần Thị Diễm Hằng

tính cách con ngời hoặc liên quan tới con ngời, đều là những phơng thức khác

nhau để biểu hiện con ngời.
Nhân vật văn học có thể có tên hoặc không có tên, đợc xây dựng bằng
những phơng thức, phơng tiện, biện pháp khác nhau. Bằng ngôn từ nghệ thuật,
nhà văn đã khắc hoạ xây dựng nên nhân vật của mình thông qua các chi tiết về
ngoại hình, hành động, tâm lý, ngôn ngữ cũng nh môi trờng hoàn cảnh. Trong tác
phẩm của mình, Nguyễn Huy Thiệp đã xây dựng đợc một thế giới nhân vật đông
đảo. Đó là những con ngời mà phần lớn đều có tên hẳn hoi nh: Ông Thuấn, ông
Cơ, Cô Lài, Ông Bổng, Thuỷ trong Tớng về hu, trùm Thịnh, gã Tảo, chị Thắm
trong Chảy đi sông ơi hay lão Kiền, cậu Cấn, Đoài, Khiêm, Tốn, cô Sinh, cô Mỹ
Lan, Mỹ Trinh trong Không có vua, hoặc có thể là những bí danh nh là nhà
nghiên cứu văn học X trong Cún, Cô M, Cô N trong Ma Một số ít nhân vật
không có tên nh bà cụ lái đò trong Chảy đi sông ơi, bà, mẹ, bố của Lâm trong
Những bài học nông thôn; hay nhà s, nhà thơ, nhà giáo, tên cớp, tên buôn đồ cổ,
thiếu phụ và cậu bé trong Sang sông... Những nhân vật này đợc miêu tả trên
nhiều phơng diện song với Nguyễn Huy Thiệp anh đặc biệt chú ý tới hành động,
lời nói, suy nghĩ toan tính trong diễn biến tâm lý nhân vật .
Nhân vật văn học là những con ngời cụ thể trong một hoàn cảnh sống nhất
định, song nó chỉ là một hiện tợng nghệ thuật mang đầy tính ớc lệ, đó không
phải là sự sao chụp, đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con ngời mà chỉ là sự thể
hiện con ngời qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử nghề nghiệp, tính cách ...
[3,126] Bởi nhân vật văn học là sản phẩm sáng tạo của nhà văn trên cơ sở h cấu
từ những chất liệu của đời sống. Vì thế, không nên đồng nhất nhân vật văn học
với con ngời có thật của đời sống, kể cả khi nó đợc xây dựng nên từ những
nguyên mẫu thực trong cuộc đời. Nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Huy
Thiệp cũng vậy. Rất chân thực. Rất đời. Song cũng rất... Nguyễn Huy Thiệp. Nó

16


Luận văn tốt nghiệp


Trần Thị Diễm Hằng

đa độc giả đến với những con ngời, những cuộc đời thông qua lăng kính cá nhân
độc đáo của bản thân nhà văn. Chính vì thế, thế giới nhân vật trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp đầy sức ám ảnh đối với ngời đọc.
Xét từ những góc độ khác nhau, ngời ta có thể chia nhân vật văn học thành
nhiều kiểu loại: Xét về vai trò nhân vật trong tác phẩm văn học ta có nhân vật
chính, nhân vật phụ. Xét về phơng diện hệ t tởng, về quan hệ đối với lý tởng xã
hội của nhà văn ta có nhân vật chính diện, phản diện. Dựa vào thể loại văn học, ta
có thể nói tới nhân vật tự sự, nhân vật trữ tình, nhân vật kịch. Dựa vào cấu trúc
hình tợng, nhân vật đợc chia thành nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân
vật tính cách, nhân vật t tởng. Tất nhiên sự phân chia này chỉ mang tính chất tơng
đối, nó chỉ nhằm nhấn mạnh nét trội, nét đặc trng cơ bản của một nhân vật nào
đó. Ranh giới phân chia giữa các nhân vật không phải lúc nào cũng rạch ròi. Đặc
biệt là càng về sau này, văn học của chúng ta càng hớng tới việc thể hiện con ngời chân thực sinh động, đa chiều hơn. Văn chơng của Nguyễn Huy Thiệp thể hiện
khá rõ điều đó. Trong tác phẩm của ông, ngời đọc rất khó có thể xác định một
cách rành mạch, chính xác về nhân vật và kiểu loại của nó.
1.2. Chức năng của nhân vật:
Là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành nên tác phẩm văn học, nhân
vật có một vai trò, vị trí hết sức quan trọng. Nó không thể thiếu đợc đối với mỗi
sản phẩm lao động sáng tạo của một nhà văn. Vậy nhân vật văn học có chức năng
gì?
Nhân vật văn học là phơng tiện để nhà văn khái quát những quy luật của
cuộc sống con ngời, thể hiện những hiểu biết, những ớc ao và kỳ vọng về con ngời [10,64]
Điều này đợc cụ thể hoá nh sau:

17



Luận văn tốt nghiệp

Trần Thị Diễm Hằng

- Thông qua nhân vật và hệ thống nhân vật, nhà văn có thể khái quát tính
cách của con ngời. Vì tính cách là kết tinh của môi trờng nên nhân vật văn học
là ngời dẫn dắt độc giả vào các thế giới khác nhau của đời sống.
- Nhân vật văn học còn thể hiện quan niệm nghệ thuật về con ngời và t tởng thẩm mỹ của nhà văn trớc cuộc đời.
1.2.1. Trớc hết, nhân vật văn học là đơn vị cơ bản, là phơng tiện tất yếu và
quan trọng nhất giúp nhà văn phản ánh một cách chân thực hiện thực cuộc sống.
Tuốc - ghê - nhép đã từng nói rằng: Tái hiện một cách chính xác và mạnh mẽ sự
thật hiện thực của cuộc sống là hạnh phúc cao nhất đối với nhà văn, dù cho cái sự
thật ấy không phù hợp với thiện cảm của nhà văn đi chăng nữa. Nh vậy, mỗi nhà
văn trong quá trình sáng tác của mình đều phải cố gắng làm sao lột tả cho đợc cái
hiện thực của cuộc sống. Bằng sự suy ngẫm, chiêm nghiệm, bằng những tìm tòi
khám phá, nhà văn xây dựng nên nhân vật và hệ thống nhân vật để từ đó khái
quát các tính cách xã hội lịch sử và mảng đời sống gắn liền với nó.
Tính cách là sự thể hiện các phẩm chất xã hội lịch sử của con ngời qua các
đặc điểm cá nhân, gắn liền với phẩm chất tâm sinh lý của họ. Tính cách chỉ có đợc khi có một sự thống nhất giữa cá tính và cái chung xã hội lịch sử, và sự thống
nhất này phải biểu hiện một cách nổi bật các phẩm chất lịch sử xã hội của nó.
Tính cách đợc hiểu nh là đặc điểm của nhân vật, khuynh hớng xã hội và là quy
luật hành động của nhân vật. Tính cách là sản phẩm của hoàn cảnh, nó chịu sự
chi phối của hoàn cảnh. ở mỗi thời đại, do yêu cầu của lịch sử, con ngời lại xuất
hiện những tính cách tiêu biểu, điển hình khác nhau. Có thể nói, tính cách là một
hiện tợng xã hội lịch sử, xuất hiện trong hiện thực khách quan.
Vì tính cách là kết tinh của môi trờng cho nên nhân vật văn học không chỉ
xây dựng nên những tính cách mà còn dẫn dắt ngời đọc vào thế giới đời sống.
Nhân vật đợc xem nh là một công cụ để nhà văn khám phá và biểu hiện đời sống.

18



Luận văn tốt nghiệp

Trần Thị Diễm Hằng

Mỗi tính cách nhân vật thờng gắn liền với những khía cạnh vấn đề mà nhà
văn muốn đề cập trong tác phẩm. Sự thấu hiểu thực sự chức năng phản ánh khái
quát của nhân vật không chỉ dừng lại ở việc phát hiện ra các đặc điểm, các nét
tính cách của nhân vật mà còn phải thấy đợc những vấn đề về xã hội chứa đằng
sau những tính cách đó.
Với một số lợng tác phẩm không nhiều, song bằng vốn sống phong phú,
khả năng quan sát, suy ngẫm, thụ cảm tinh tế, Nguyễn Huy Thiệp đã xây dựng đợc một thế giới nhân vật độc đáo và đầy ấn tợng. Thế giới nhân vật đó mang
những đặc điểm khá tiêu biểu, nổi trội của con ngời và thời đại dới góc nhìn của
cá nhân nhà văn. Trong tác phẩm của ông, chúng ta bắt gặp những con ngời trần
tục tha hoá biến chất, những kẻ cô đơn, những ngời luôn khao khát kiếm tìm:
Những nhân vật đó dẫn dắt độc giả vào một thế giới đời sống khá đặc biệt Một
hiện thực đầy cạnh tranh, thực dụng, xô bồ, ngổn ngang ...
1.2.2. Bên cạnh việc phản ánh, khái quát hiện thực cuộc sống với những
con ngời và những mảng đời sống xã hội gắn liền với nó, nhân vật còn có chức
năng thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tởng thẩm mỹ của nhà văn về con ngời.
Văn học phản ánh và khái quát đời sống bằng thế giới hình tợng. Song điều đó
không có nghĩa là nhà văn sao chụp lại, bê nguyên xi hiện thực cuộc sống vào
trong tác phẩm. Nhà văn phải là ngời sáng tạo ra nhân vật trên cơ sở sự trải
nghiệm, suy ngẫm theo cách thụ cảm của bản thân mình.
Quan niệm nghệ thuật là nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con ngời vốn có
của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó khả năng thể hiện đời sống với một
chiều sâu nào đó. Trong lịch sử văn học, quan niệm nghệ thuật về con ngời
không phải là nhất thành bất biến mà luôn thay đổi giúp cho nhà văn chiếm lĩnh
đời sống và cảm nhận con ngời một cách sâu sắc và phong phú hơn. Quan niệm

nghệ thuật về con ngời không nhất thiết đã đợc nhà văn ý thức một cách rõ rệt.

19


Luận văn tốt nghiệp

Trần Thị Diễm Hằng

Rất có thể nó hiện diện một cách vô thức trong ý thức nhà văn, và khi miêu tả
nhân vật, nhà văn tập trung chú ý vào nhân vật, chứ không nhất thiết chú ý đến
quan niệm của chính mình. Tuy nhiên, nhiều nhà văn lớn khi nhận thức đợc sứ
mệnh nghệ thuật của mình đã có ý thức sáng tạo ra quan niệm nghệ thuật mới.
Thông qua nhân vật, độc giả có thể cảm nhận đợc điểm nhìn nghệ thuật, cách
tiếp cận và chiếm lĩnh thế giới con ngời của nhà văn.
T tởng nghệ thuật là hình thái tinh thần rất cụ thể, nó nảy sinh do sự cọ xát,
va chạm giữa trí tuệ và tâm hồn ngời sáng tác với hiện thực khách quan. T tởng
nghệ thuật là linh hồn, là hạt nhân của tác phẩm, là kết tinh những cảm nhận, suy
nghĩ về cuộc đời. Nó thờng đợc chúng ta đúc kết trong những mệnh đề thật ngắn
gọn, trìu tợng song thực ra nó náu mình trong những hình tợng sinh động ,
những cảm hứng sâu lắng của tác giả. T tởng của tác giả có thể đợc thể hiện qua
những lời thuyết minh trực tiếp của tác giả, của nhân vật, qua logic miêu tả và
thiên hởng cảm xúc của nhà văn. T tởng của tác phẩm chịu sự chi phối của thế
giới quan, vốn sống và tài năng của nhà văn.
Tóm lại: Nhân vật có một vai trò hết sức quan trọng trong tác phẩm của
mỗi nhà văn. Nó là hình thức, là phơng tiện để nhà văn khái quát hiện thực cuộc
sống, thể hiện quan niệm, t tởng của bản thân. Tìm hiểu thế giới nhân vật trong
tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp sẽ giúp chúng ta thấy đợc điều đó.

20



Luận văn tốt nghiệp

Trần Thị Diễm Hằng
Chơng 2.

đặc điểm thế giới nhân vật trong
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Bất cứ ai khi may mắn đợc tiếp xúc với tác giả Nguyễn Huy Thiệp đều dễ
nhận thấy một ấn tợng chung nhất về khuôn mặt của ông: Một khuôn mặt khắc
khổ và nhàu nát. Phải chăng những suy t trăn trở, những thách thức và bão tố của
cuộc đời đã in hằn dấu vết vào gơng mặt ông? Tự nhận mình là một ngời giống
mọi ngời, Nguyễn Huy Thiệp làm đủ thứ nghề để sống: ông dạy học, làm thợ
mộc, thợ nề, thợ gốm, buôn bán, mở nhà hàng ... Cuộc sống bách nghệ ấy sự
từng trải ấy giúp nhà văn có đợc một vốn sống phong phú, một sự hiểu biết lớn
hơn bất kỳ một trờng học nào. Thâm nhập sâu vào bùn đất của cuộc đời,
Nguyễn Huy Thiệp có điều kiện để tiếp xúc đủ loại ngời, đủ loại tính cách, thấu
hiểu nhiều số phận. Sự trải nghiệm qúy giá ấy, cộng với cảm quan nhạy bén, cá
tính sáng tạo độc đáo của ngời nghệ sỹ, Nguyễn Huy Thiệp đã làm ngời đọc day
dứt khôn nguôi trớc những tác phẩm của mình. Những trang viết của ông đã
không còn là những trang văn nhẹ nhàng, dung dị, thấm dần vào lòng ngời bằng
những ngôn từ phổ thông trau truốt, gọt giũa mà đã trở thành những trang đời thô
sơ và gần gũi nh chính bởi cuộc sống. Đến thẳng với cuộc đời, bằng tài năng và
tâm huyết của mình, Nguyễn Huy Thiệp đã xây dựng đợc một thế giới nhân vật
vừa chân thực, vừa phức tạp, sống động và phong phú.
Trong tác phẩm của nhà văn, ta bắt gặp đủ các loại ngời: Có tri thức, có
bình dân, có đấng bậc trợng phụ, có kẻ hạ lu vô danh tiểu tốt, có những ngời bình
thờng, cũng có không ít kẻ dở hơi, dị hình dị dạng. Họ làm đủ thứ nghề, với đủ
chức tớc, tên gọi khác nhau: Có vua chúa cũng có cả kẻ ăn mày, có tớng tá cũng

có cả kẻ hầu ngời ở, có thi nhân, nhà giáo, sinh viên cũng có kẻ mổ lợn ngoáy tai,

21


Luận văn tốt nghiệp

Trần Thị Diễm Hằng

có ngời chăn trâu cắt cỏ, thơng nhớ đồng quê, cũng có kẻ buôn, ngời bán nên
huyền thoại phố phờng, có ngời đánh cá cũng có thợ xẻ, thợ săn. Họ sống trên
mọi địa bàn: núi rừng, nông thôn, thành thị, Hà Nội, NewYork, California trong
nhiều thời khắc khác nhau: quá khứ, hiện tại và hớng về tơng lai với đủ lứa tuổi
và giới tính: trẻ, già, nam, nữ. Trong số họ, có những kẻ thực tế đến tàn nhẫn
cũng có những ngời mộng mị đến hoang đờng. Có những kẻ cạn ráo, hết mình
trong triết lý sống (hoặc sắc cạnh, hoặc đằm thắm yêu thơng). song cũng có
những ngời bơ vơ giữa hai chiều cuộc sống. Nói tóm lại, tổng thể những nhân vật
trong tác phẩm của ông làm thành một thế giới đa dạng, hữu hình.
Một thế giới nhân vật vừa phong phú, vừa phức tạp nh thế tất yếu sẽ khơi
gợi sự suy nghĩ, tò mò, cách cảm nhận và đánh giá của độc giả. Nhiều nhà lí
luận, phê bình đã nghiên cứu thế giới nhân vật ấy từ nhiều góc độ khác nhau: Ngời đi sâu vào nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngời cố gắng phân biệt kiểu loại
nhân vật trên cơ sở giới tính, và không ít ngời băn khoăn đi tìm cách lý giải hợp
lý về cái thiện, cái ác, cái thực, cái ảo trong cách miêu tả và quan niệm của nhà
văn.
Trên cơ sở vận dụng những khái niệm lý luận, với mong muốn đợc góp
một phần nhỏ vào việc tìm hiểu thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp, chúng tôi đã nhìn nhận nhân vật của ông dới một góc độ khác, góc độ của
chức năng nhân vật. Nghĩa là xem xét nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp trong
toàn bộ hệ thống sáng tác, quy những đặc điểm nổi trội, tiêu biểu có tính chất
phổ biến, quy luật mang khuynh hớng xã hội, chịu ảnh hởng của lịch sử thời đại

thành những tính cách và đánh giá nó. Những đặc điểm, tính cách này thờng trở
đi trở lại, và thành ám ảnh nghệ thuật đối với nhà văn. Vậy những đối tợng nào
đã trở thành chất dính trong quá trình cầm bút của nhà văn Nguyễn Huy
Thiệp?

22


Luận văn tốt nghiệp

Trần Thị Diễm Hằng

2.1. Con ngời trần tục, tha hoá biến chất:
Nh chúng ta đã biết, thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp rất phong phú và đa dạng. Song nói tới Nguyễn Huy Thiệp ngời ta thờng
nghĩ tới một nhà văn có thiên hớng đi sâu vào miêu tả những mảnh đời
đầy bóng tối với những con ngời trần tục,tha hoá biến chất.
2.1.1. Trong phần lớn các tác phẩm của ông, ngời đọc đều có thể bắt gặp loại
nhân vật này. Và hơn bất cứ một nhà văn nào, Nguyễn HuyThiệp đã để cho nhân
vật của mình sống với tận cùng bản chất của nó.
Đó là những con ngời trần trục. Nguyễn Huy Thiệp ít nâng cánh cho nhân
vật của mình bay lợn để hoá thành thiên thần hay thánh nhân. Ông không hề tô
vẽ hay trau truốt cho nó. Văn chơng của Nguyễn Huy Thiệp làm ngời đọc có cảm
giác ông lôi tuột con ngời thực ngoài đời vào trong tác phẩm và để cho nó mặc
sức ăn nói hành động, đi lại, sống chết một cách tự nhiên. Nguyễn Huy Thiệp
không cố sức làm ông giáo cũng nh hoạ sĩ trong sáng tác của mình. Chính vì thế,
nhân vật của ông trớc hết là con ngời thực trong cõi đời này.
Là con ngời trần tục cho nên học cũng có những biểu hiện không thể nào
trần tục hơn đợc nữa. Bất cứ một nhân vật nào trong tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp
lúc cần đến có thể văng tục, từ một bà già nông thôn đến một ông vua vị tớng, từ

những kẻ trí thức có học đến những ngời bình dân ít học, từ con ngời thực trong
lịch sử đến con ngời trong huyền thoại.
Trong Những bài học nông thôn, bà Lâm văng tục một cách hồn nhiên tự
nhiên: Từ chuyện chim chóc đến chuyện ăn ngủ giữa nam nữ, từ chuyện ngu
ngốc đến chuyện ác khẩu ác tâm.
Đến cả vua chúa, tớng tá lúc tức giận cũng không ngần ngại buông ra
những lời ghê tai, sởn óc. Trớc lời van lạy của Vũ Văn Hoàn, vua Gia Long nổi
giận: Thắng mặt xanh kia! Kề miệng lỗ còn dễ ...? ta cho mày ăn cứt(Phẩm

23


Luận văn tốt nghiệp

Trần Thị Diễm Hằng

tiết). Một ngời điềm tĩnh, mực thớc nh tớng Thuấn trong Tớng về hu cũng có lúc
chửi rửa Mẹ mày! Láo hayDuyên do là anh đếch sống đợc một mình.
Trong một gia đình Không có vua, từ kẻ mang danh là trí thức làm việc ở
Bộ Giáo dục đến ông già goá vợ đều ăn nói theo kiểu rất đời: Nào là lời nh hủi,
rồi đồ ruồi nhặng, mẹ cha mày, bỏ mẹ, cút đi, bóp vú, bể cứt...
Một dòng họ qua năm đời trong Giọt máu chẳng có gì hơn ngoài những kẻ
dê cụ, đồ con đĩ, con dâm phụ, ăn cứt, con ác tặc...
Ng dân ngày nay cũng chẳng có gì khác với ng dân ngày xửa... ngày xa ...
Lão trùm Thịnh trong Chảy đi sông ơi, suốt ngày chỉ có ngu nh chó sợ vãi
đái mẹ kiếp lo thọt dái... còn anh chàng Trơng Chi của chúng ta bên cạnh
giọng hát trong trẻo và quyến rũ cái âm thanh lặp đi lặp lại thành một thói quen
khủng khiếp: Cứt .
Không chỉ văng tục, những nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp còn có những
thái độ, cử chỉ, hành động mang tính chất con ngời bản năng, với bản chất khởi

thuỷ của nó. Nguyễn Huy Thiệp đã không ngần ngại miêu tả quá tính chuyển
biến sinh lý của một cậu bé để trở thành ngời lớn (Những bài học nông thôn) hay
trò tiên tổ của đôi trai gái trớc con mắt phản đối khó chịu của ngời thiếu phụ
(Sang sông). Với ông, đến vua chúa cũng là những ngời quy hàng trớc sắc đẹp.
Trớc vẻ xinh đẹp lạ lùng của Vinh Hoa, vua Quang Trung thốt nhiên rùng
mình, hoa mắt, đánh rơi cốc rợu quý cầm tay. Còn vua Gia Long thì xây xẩm
mặt mày, ngã quay ra đất, ngất đi (Phẩm tiết). Cả hai đều muốn thành thân
với nàng, để rồi một lấy làm buồn, một thở dài ngao ngán cho sứ mệnh đế vơng.. không đợc quyền để tiện (Phẩm tiết).
Là con ngời trần tục cho nên họ phải sống. Đã sống thì không thể không
có nhu cầu ham muốn. Muốn đạt đợc những nhu cầu ham muốn đó, phải suy
nghĩ, tính toán và hành động. Không phải là những con ngời trong cổ tích cho

24


Luận văn tốt nghiệp

Trần Thị Diễm Hằng

nên họ không thể ngồi chờ Bụt hiện. Không phải là những mỹ nhân nơi cung cấm
cho nên họ không thể ngồi yên lặng miên man theo dòng suy tởng. Không phải là
những thánh nhân giữa đời thờng nên họ không thể sẵn sàng gạt bỏ, hy sinh đời
sống cá nhân riêng t để suy nghĩ trăn trở về sự nghiệp lớn. Họ là những con ngời
bình thờng suốt ngày bận rộn với những toan tính, dục vọng, ham muốn cá nhân.
Hơn bất cứ đâu, nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp đợc đặt thẳng vào giữa cuộc đời
tự vật lộn giành giật với cuộc sống. Và trong cuộc mu sinh đó, không ít kẻ đã ngã
ngục họ không còn giữ đợc cái bản chất và thiên lơng trong sáng nữa. Tâm hồn bị
vẩn đục, suy nghĩ thì tăm tối nhỏ nhen, hành động trở nên bỉ ổi. Sự tha hoá biến
chất trở thành một sự thực tất yếu và phổ biến. Tớng về hu, Không có vua, Những
ngời thợ xẻ, Thơng nhớ đồng quê, Huyền thoại phố phờng, Giọt máu, Đời thế mà

vui, Thổ cẩm, Tội ác và trừng phạt... đều phơi bày trớc mắt ngời đọc cái sự thực
đớn đau và tàn nhẫn ấy.
Bằng ngòi bút sắc lạnh, Nguyễn Huy Thiệp đã đi sâu vào khai thác những
mặt trái của xã hội, lột trần những mảnh đời, những con ngời tăm tối.
Đó là những con ngời sống mà không kìm chế đợc cái dục vọng thú tính
bản năng của chính bản thân mình. Ngời đàn ông và ngời đàn bà, sống tự nhiên
nguyên thuỷ trong hoan lạc để thấy rằng Đời thế mà vui. Một ông bố trong một
lần đi đờng đã nảy sinh dục vọng, cỡng bức cả đứa con gái của chính mình để rồi
bị trả giá bằng cái chết ghê rợn trong Tội ác và trừng phạt. Một anh thợ xẻ khốn
nạn, đểu cáng và độc ác tìm cách hãm hại một cô bé mời bảy tuổi . Một bác
sĩ 25 tuổi lòng nhiều hăm hở cũng nh dục vọng, đợc ăn học tử tế nhng vô tích
sự, xúc cảm trớc vẻ đẹp của một cô gái dân tộc trong một đêm trăng, để rồi
chiếm đoạt cô một cách tàn bạo điên cuồng rồi vô liêm sỉ bỏ chạy để tránh
hậu quả. Một bà chủ xinh đẹp lấy sinh hoạt tình dục làm niềm đam mê sống của
mình ám ảnh cao nhất, rộng lớn nhất, trên cả tôn giáo và chính trị là tình dục.

25


×