Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Thể loại thơ tản đà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.42 KB, 120 trang )

1

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh
-------------------------

lê thị mậu thanh

thể loại thơ tản đà

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60. 22. 34

luận văn thạc sĩ ngữ văn
Ngời hớng dẫn khoa học:

Vinh, 2008

T.S Biện Minh Điền


2

LờI CảM ƠN

tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất tới TS. Biện Minh
Điền ngời đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết của ngời thầy giáo
để giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Qua đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các GS,TS trong hội đồng bảo vệ
luận văn thạc sĩ; các thầy, cô giáo trong khoa ngữ văn, khoa Sau đại học Trờng
Đại học Vinh đã dạy bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và bảo vệ luận văn


này.
Xin cảm ơn sự động viên của gia đình và bè bạn.

Vinh, tháng 12 năm 2008

Lê Thị Mậu Thanh


3

mục lục
Trang
1
1

Mở đầu.................................................................................................................
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu...........................................................................

2

3. Đối tợng nghiên cứu và giới hạn của đề tài...............................................

5

4. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................

6

5. Phơng pháp nghiên cứu..............................................................................


6

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn..............................................................

6

Chơng 1. Hiện tợng Tản Đà trong lịch sử thơ ca Việt

7

Nam và vấn đề nhận diện thể loại thơ Tản Đà
1.1. Hiện tợng Tản Đà trong lịch sử thơ ca Việt Nam.

7

1.1.1. Tản Đà - Ngời của hai thế kỉ, nhà nho tài tử trong xã hội t sản

7

1.1.2. Vị trí đặc biệt của Tản Đà trong lịch sử văn học và thơ ca dân tộc..

10

1.2. Vấn đề nhận diện thể loại thơ Tản Đà....................................................

14

1.2.1. Vai trò, ý nghĩa của phạm trù thể loại trong sáng tác và trong nghiên
học.


cứu văn
14

1.2.2. Quan điểm của Tản Đà về thể loại văn học..............................................

14

1.2.3. Quan niệm thơ của Tản Đà ....................................................

17

1.2.4. Hệ thống thể loại thơ trong sáng tác của Tản Đà...............................
Chơng 2. Nội dung thể loại thơ Tản Đà......................................

20
36

2.1. Nội dung các thể loại thơ thuộc hệ thống ngoại nhập............................

36

2.1.1. Thất ngôn tứ tuyệt....................................................................................

36

2.1.2. Thất ngôn bát cú.......................................................................................

40


2.1.3. Thất ngôn trờng thiên.............................................................................

52

2.2. Nội dung các thể loại thơ thuộc hệ thống nội sinh.................................

57

2.2.1. Lục bát...................................................... ..............................................

57

2.2.2. Song thất lục bát.............................................................. ........................

68

2.2.3. Hát nói.......................... .......................... ................................................

73

2.2.4. Phong dao...................................... ..........................................

78

2.3. Thơ ca không định thể........................................ .....................................

83


4


Chơng 3. Truyền thống và cách tân trong thi
pháp

thể loại thơ Tản Đà

88

3.1. Thi pháp Tản Đà đối với thể loại thơ truyền thống...............................

88

3.1.1. Đối với các thể loại ngoại nhập ...............................................................

88

3.1.2. Đối với các thể loại dân tộc (thuần
Việt) ...............................................

101

3.2. Tản Đà đối với thể loại thơ do tác giả tự đặt
ra......................................

115

3.2.1. Một số nhận xét chung về thơ tự do của Tản
Đà......................................

115


3.2.2. Tản Đà và Thơ mới 1932 1945..............................................................

119

Kết
luận...................................................................................................
..............

121

Tài liệu tham
khảo...............................................................................................

124


5

Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Tản Đà là nhà thơ lớn, có vị trí đặc biệt trong lịch sử văn học Việt
Nam. Ông là nhà thơ thuộc tầng lớp sau cùng của văn học trung đại nhng lại là
nhà thơ đầu tiên của văn học hiện đại. Là ngời học trò đi thi, Tản Đà thông thạo
văn thơ phú lục và văn chơng chữ Hán, mặt khác ông cũng rất gắn bó với thơ
song thất lục bát, tuồng chèo và ca lí. Tìm hiểu thơ Tản Đà ta gặp một hồn thơ
lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu nh văn chơng Hồ Xuân Hơng, Nguyễn
Du trớc đó, tất nhiên hoàn toàn mang phong cách riêng của Tản Đà. Đồng thời,
Tản Đà cũng đã làm giàu cho thơ ca dân tộc, chuẩn bị cả về nội dung cũng nh
nghệ thuật cho Thơ mới (1932 - 1945) ra đời. Tản Đà là ngời đầu tiên, là nhà nho

đầu tiên đem văn chơng bán phố phờng, cũng là ngời đầu tiên dám bộc lộ cái
tôi lãng mạn với tất cả sự hồn nhiên, thoải mái, bất chấp kỉ cơng, khuôn phép
thông thờng, thậm chí còn ngông nghênh giữa trang văn, trang thơ, dờng nh
không biết đến ai ngoài mình nữaở Tản Đà, ta vừa nhìn thấy bóng dáng của
một nhà nho tài tử, lại vừa bắt gặp một nhà thơ rất hiện đại. Vì thế, việc đi sâu
tìm hiểu, nghiên cứu Tản Đà vẫn là một nhu cầu thiết yếu hiện nay.
1.2. Tản Đà sáng tác bằng nhiều thể loại khác nhau. Chính Tản Đà tự nhận
văn đã giàu thay lại lắm lối. Ông đã thử bút trên nhiều lĩnh vực: văn xuôi, thơ,
tuồng, chèo, từ khúc, văn dịch tuy nhiên, thơ vẫn là thể loại thành công nhất.
Về mặt hình thức, trong sáng tác của mình, Tản Đà một mặt vẫn dùng
những hình thức thơ truyền thống, vẫn dùng thơ Đờng luật, vẫn tuân thủ những
luật lệ nghiêm ngặt của nó nhng đồng thời ông lại dám bớt đi cái không khí
trang nghiêm mẫu mực của thể loại thơ này để đa vào trong thơ ca của mình cái
chất tự nhiên, dung dị, mộc mạc, phóng khoáng. Mặt khác, ở một số bài thơ của
Tản Đà niêm luật rất phóng túng, đọc lên ta có cảm tởng rất gần với lối Thơ
mới sau này. Tản Đà vừa kế thừa mọi thể loại của thơ ca cổ điển, thơ ca dân
gian, vừa sáng tạo ra nhiều hình thức có nét khác so với thơ ca truyền thống.


6

Xét về mặt nội dung, trong thơ ca của Tản Đà, ta thấy có đủ các đề tài nh
nhàn lạc, tình ái, sầu não, thiên nhiên. ông dám bộc lộ cái Tôi cá nhân của
mình, dám viết về mình, đòi giải phóng cái bản ngã, lại đòi đợc diễn đạt tâm t
tình cảm của mình một cách rõ ràng không cần phải giấu giếm. Tình cảm xa
phải cất giấu, phải giấu kín đáo, phải chừng mực thì Tản Đà thả cho nó trôi chảy
dạt dào.
ta thấy thơ Tản Đà thực sự là hiện tợng nghệ thuật thú vị và phức tạp.
Thể loại thơ ông có phải chỉ là truyền thống, hay hiện đại? Hay mang tính chất
giao thời giữa thể loại văn học trung đại và thể loại văn học hiện đại? Nếu là giao

thời thì đặc trng của nó là gì? Đó là câu hỏi mà cho đến nay cha có lời giải thật
thoả đáng. Việc tìm hiểu thơ Tản Đà cho đến nay vẫn là vấn đề mang tính thời
sự.
1.3. Thơ Tản Đà có một vị trí quan trọng trong lịch sử thơ ca dân tộc cũng
nh trong chơng trình văn học ở học đờng. Nghiên cứu thể loại thơ Tản Đà sẽ giúp
cho việc dạy - học Tản Đà đợc tốt hơn, trớc hết là cho tác giả luận văn.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Lịch sử nghiên cứu về Tản Đà nói chung:
Kể từ khi xuất hiện trên thi đàn Văn học Việt Nam đến nay, Tản Đà luôn
gây đợc sự chú ý, giới thiệu, bình phẩm đánh giá trên nhiều bình diện. Cho đến
nay, đã có khoảng 150 bài viết tìm hiểu, nghiên cứu về Tản Đà. Ngoài những vấn
đề có sự thống nhất cao nh: Tản Đà là một nhà thơ dân tộc, một tài năng tiêu
biểu của văn học Việt Nam giai đoạn giao thời, Tản Đà - con ngời của hai thế
kỷ, còn không ít vấn đề về Tản Đà còn phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu.
Tản Đà trên lịch trình nghiên cứu, vấn đề này đã đợc TS. Nguyễn Đức
Mậu quan tâm và khái quát, in trong cuốn Tản Đà về tác gia và tác phẩm, Nxb
Giáo dục, Hà Nội, 2000.
Năm 1916, Tản Đà bắt đầu vào làng văn với Khối tình con đã gây đợc ảnh
hởng mạnh mẽ. Phạm Quỳnh ca ngợi Tản Đà đã dựng ra một cái văn phái mới
quốc dân có nhiều ngời cổ vũvì có giọng mới lạ. Nhng khi tác phẩm Giấc


7

mộng con xuất hiện thì cũng chính Phạm Quỳnh đã phê phán nặng nề là: không
những không có ích mà còn có hại, là đánh thuốc độc cho cả nớc, là phạm
tội diệt chủng và răn đe cái vạ h văn từ trớc tới nay đã gây ra cái gơng vong
quốc rồi đó. Cũng nh Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Ngọc không cho Giấc mộng
con là văn chơng, vì theo ông văn phải là vỏ bọc của t tởng.

Đến thời kì Thơ mới xuất hiện, Tản Đà bị không ít các nhà thơ vì muốn
cho Thơ mới thắng lợi đã công kích, chế giễu. Năm 1936, Lu Trọng L đã khinh
mạn: Nàng thơ ấm Hiếu mũi thò lò. Thắng lợi của Thơ mới trên văn đàn thu
hút sự quan tâm của độc giả làm ngôi sao Tản Đà lu mờ, chỉ sống trong kỉ niệm.
Nhng đến năm 1939, sau khi Tản Đà đã mất, công chúng và giới phê bình mới
tỉnh táo nhìn lại và thấy rõ hơn công lao của Tản Đà đối với văn học dân tộc.
Xuân Diệu xem Tản Đà là ngời mở đờng cho thơ văn Việt Nam hiện đại, dám
cho một cái tôi, dám cho trái tim và linh hồn đợc có quyền sống cái đời của
chúng. Lu Trọng L, Nguyễn Tuân, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Khái Hng
đã viết chân dung Tản Đà ở những nét cá tính ngang tàng, phóng túng, tài hoa, dị
thờng.
Năm 1942, Hoài Thanh, Hoài Chân trong cuốn Thi nhân Việt Nam đã
đánh giá cao Tản Đà: Tiên sinh đã cùng chúng tôi chia sẻ một nỗi khát vọng
thiết tha, nỗi khát vọng thoát ly ra ngoài cái tù túng, cái giả dối, cái khô khan của
khuôn sáo. Đôi bài thơ của tiên sinh ra đời từ hơn hai mơi năm trớc đã có một
giọng phóng túng riêng. Tiên sinh đã dạo những bản đàn mở đờng cho một cuộc
hoà nhạc tân kì đơng sắp sửa. Cũng năm trong năm 1942, Dơng Quảng Hàm
qua cuốn Việt Nam văn học sử yếu đã đa Tản Đà vào chơng trình dạy văn ở nhà
trờng, đấy là một biểu hiện của việc đánh giá cao Tản Đà. Suốt cả thời kì dài, từ
cuối những năm 50 đến những năm 70 của thế kỷ XX, trên sách báo, Tản Đà đợc
tập trung chú ý và tranh luận ở các mặt giai cấp, yêu nớc, thái độ chính trị, Tản
Đà t sản hay phong kiến, yêu nớc hay không? Thái độ đối với thực dân Pháp nh
thế nào?
Năm 1974, trong giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900
1930, tác giả Trần Đình Hợu đặt Tản Đà vào giai đoạn giao thời, giải quyết lại


8

các vấn đề yêu nớc, giai cấp, t tởng cải lơngcủa Tản Đà từng đợc đặt ra trớc

đó.
Cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ XX, Tản Đà dờng nh
không đợc bàn thêm. Năm 1983, trong lời giới thiệu cuốn Thơ Tản Đà, Xuân
Diệu tiếp tục khẳng định Tản Đà đã đa cái tôi cá nhân vào trong văn học. Trong
Từ điển văn học, tập II xuất bản năm 1984, Nguyễn Huệ Chi khẳng định Tản Đà
là một hiện tợng độc đáo, đột xuất, là một cây bút phóng khoáng, một nhà thơ
giao thời giữa hai thế hệ thơ cổ điển và Thơ mới.
Năm 1988, kỉ niệm 100 năm ngày sinh Tản Đà, tại khoa Văn trờng Đại
học Tổng hợp Hà Nội, Hội thảo Khoa học về Tản Đà đợc tổ chức. Tại Hội thảo
xuất hiện nhiều ý kiến mới về Tản Đà.
Năm 1989, hội nghị khoa học về Tản Đà do Viện Văn học tổ chức tại Hà
Nội đã mở rộng sự quan tâm nhiều mặt về Tản Đà. Tại đây, nhiều vấn đề đợc đặt
ra, đợc xem xét lại và giải quyết sâu hơn.
Nh vậy, trên một chặng đờng dài hơn 80 năm nghiên cứu về Tản Đà, nhiều
bài viết của các nhà nghiên cứu, phê bình văn họcđều chú ý đi vào nhìn nhận
các vấn đề về t tởng sáng tác, lập trờng, quan điểm giai cấp, ý thức hệ và đánh
giá vai trò, vị trí quan trọng của Tản Đà trong lịch sử văn học dân tộc. Còn các
vấn đề khác, nhất là vấn đề thể loại thơ Tản Đà - vấn đề mà luận văn này quan
tâm cha đợc chú ý nhiều, còn thiếu những công trình chuyên sâu.
2.2. Vấn đề thể loại thơ Tản Đà
Đề cập đến thể loại thơ Tản Đà chỉ có rải rác một số ý kiến và cha có sự
khảo sát, phân tích, hệ thống.
Phạm Văn Diêu trong bài viết Tản Đà - một văn nho tài tử và lãng mạn,
một nhà thơ giữa hai thế kỉ cho rằng Phong cách nghệ thuật dân tộc ở Tản Đà
còn chủ yếu thể hiện trong thi ca về mặt thể loại và có hơn quá bán số thi ca của
ông đã làm theo những thể loại thấm đậm hồn dân tộc: lục bát, song thất, hát nói,
những làn điệu dân ca, và sau Nguyễn Du, Tản Đà có lẽ là nhà thơ lục bát
sâu sắc nhất. Nhờ trở về với thể loại dân tộc này, Tản Đà nói chung đã làm cho
nghệ thuật thơ của mình thêm duyên dáng, trong sáng, đã khéo kết hợp đợc các



9

vẻ tơi tắn, hồn nhiên, giản dị của văn chơng dân gian với cái chất hoa lệ điêu
luyện sẵn có của văn học cổ điển.
Lê Chí Dũng trong bài viết Vấn đề thể loại văn học trong sáng tác của
Tản Đà cho rằng: Hứng thú của Tản Đà là phong thi hát nói, ca lí, xẩm, hát
dặm hò và những bài thơ Đờng luật
Phạm Thế Ngũ trong bài viết Nhà thơ lãng mạn khẳng định: Với thi sĩ
Tản Đà ta thấy hơn ai hết, chứng nghiệm điều ta đã nói ở trên về tính cách thi ca
trong giai đoạn này, một cuộc ôn tập tất cả các thể loại lịch triều. Chỉ cần giở lại
hai tập Tản Đà vận văn đủ thấy ông đã khai thác tất cả giai trình: thơ ngũ ngôn,
thơ thất ngôn Đờng luật, cổ phong, tứ tuyệt, trờng thiên, câu đối, phú, văn tế, tứ
lục, từ khúc, tiểu khúc, song thất lục bát, hát nói
Quả là cha có công trình nào tập trung nghiên cứu thể loại thơ Tản Đà.
2.3. Luận văn là công trình đầu tiên tập trung nghiên cứu thể loại thơ Tản
Đà với t cách nh là một vấn đề chuyên biệt. Luận văn sẽ khảo sát, phân tích các
thể loại trong thơ ông với một cái nhìn hệ thống và mang tính toàn diện.

3. Đối tợng nghiên cứu và giới hạn của đề tài
3.1. Đối tợng nghiên cứu
Đối tợng nghiên cứu của luận văn là: Thể loại thơ Tản Đà.
3.2. Giới hạn của đề tài
3.2.1. Đề tài tìm hiểu, nghiên cứu toàn bộ thơ Tản Đà (tất nhiên có tìm
hiểu thêm các thể loại khác của ông nhng việc tìm hiểu các thể loại khác chỉ là
để giúp thấy rõ hơn đặc trng thể loại thơ Tản Đà) .
3.2.2. Tài liệu mà luận văn dựa vào để khảo sát là:
- Tuyển tập Tản Đà (Nguyễn Khắc Xơng, su tầm, chú thích, Nxb Văn học,
Hà Nội, 1986).
- Tản Đà thơ và đời (Nguyễn Khắc Xơng, su tầm, biên soạn, Nxb Văn

học, Hà Nội, 1985).
- Thơ văn Tản Đà (Nguyễn Đình Chú, giới thiệu, tuyển chọn, Nxb Giáo
dục Hà Nội, 1993).


10

- Tản Đà toàn tập (Nguyễn Khắc Xơng, su tầm, biên soạn, Nxb Văn học,
Hà Nội, 2002).

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Xác định vị trí và vai trò của thơ trong văn nghiệp Tản Đà và trong lịch sử
thơ ca Việt Nam.
4.2. Xác lập hệ thống thể loại và bản chất thể loại thơ Tản Đà
4.3. Phân tích và xác định đặc trng thi pháp thể loại thơ Tản Đà.
Cuối cùng, rút ra một số kết luận về thể loại thơ Tản Đà.
5. Phơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng nhiều phơng pháp nghiên cứu khác nhau trong đó có
các phơng pháp chính: thống kê - phân loại, phân tích - tổng hợp, so sánh - loại
hình và cấu trúc - hệ thống.

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn
6.1. Đóng góp
Luận văn tập trung khảo sát, xác định bản chất thể loại thơ Tản Đà với cái
nhìn hệ thống. Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho
việc dạy học thơ Tản Đà ở nhà trờng phổ thông.
6.2. Cấu trúc
Ngoài Mở đầu và Kết luận, nội dung của luận văn đợc triển khai trong ba
chơng:
Chơng 1. Hiện tợng Tản Đà trong lịch sử thơ ca Việt Nam và vấn đề nhận

diện thể loại thơ Tản Đà
Chơng 2. Đặc điểm nội dung các thể loại thơ Tản Đà
Chơng 3. Đặc điểm thi pháp các thể loại thơ Tản Đà
Cuối cùng là: Tài liệu tham khảo.


11

Chơng 1
Hiện tợng Tản Đà trong lịch sử thơ ca Việt Nam
và vấn đề nhận diện thể loại thơ Tản Đà
1.1. Hiện tợng Tản Đà trong lịch sử thơ ca Việt Nam
1.1.1. Tản Đà - Ngời của hai thế kỉ , nhà nho tài tử trong xã hội t sản
Ngời của hai thế kỉ thực ra là từ dùng của Hoài Thanh khi đánh giá về
Tản Đà. Đấy là một khái quát rất có ý nghĩa. Tản Đà là ngời của hai thế kỉ
không chỉ có ý nghĩa về mặt thời gian mà điều quan trọng hơn là con ngời của
hai phạm trù văn hoá (văn hoá Hán học cổ truyền và văn hoá tân học hiện đại),
đồng thời là con ngời của hai phạm trù văn học (văn học trung đại và văn học
hiện đại).
Tản Đà sinh ra và lớn lên trong một gia đình phong kiến quí tộc nối đời
khoa bảng, là một ấm sinh, ông tự nhận mình là đồ đệ của Khổng - Mạnh. Ông
học chữ Hán, giỏi chữ Hán. vốn Hán học của Tản Đà rất phong phú và giàu có.
Con ngời Tản Đà, suy nghĩ của Tản Đà đã thấm sâu đạo lý của Khổng Mạnh.
Nhng ông lại là nhà nho tài tử, không phải là nhà nho tài tử trong xã hội thuần
phong kiến nh lớp Phạm Thái, Nguyễn Công Trứ trớc đây. Tản Đà lớn lên khi
thực dân Pháp bắt đầu khai thác thuộc địa tại Đông Dơng, xã hội Việt Nam đã có
những biến chuyển rõ rệt. Sự đổi thay về kinh tế, chính trị kéo theo sự đổi thay
về văn hoá. 18,19 tuổi Tản Đà đã theo học trờng Qui Thức ở Hà Nội, trờng học
đầu tiên ở Đông Dơng dạy theo chơng trình tân học do thực dân pháp mở. Trong
thời gian này, Tản Đà không thể không chịu ảnh hởng của nhóm Đông Kinh

Nghĩa Thục mang khuynh hớng t sản hoá. Sống trong một xã hội t sản hoá, do
điều kiện sinh hoạt và do đợc tiếp xúc với nền văn minh học thuật Âu Tây qua
tân th Trung Quốc, bộ phận t tởng nằm trong ý thức hệ t sản của Tản Đà đợc
hình thành. Nhng Tản Đà lại không vợt đợc giai cấp mình cho nên cả hai luồng
văn hoá đều hiện diện trong Tản Đà.


12

Và cũng chính những yếu tố xã hội, văn hoá đó đã làm nên một Tản Đà
với con ngời của hai phạm trù văn hoá, hai phạm trù văn học nh đã nêu ở trớc.
Tản Đà là ngời rất am hiểu văn học trung đại hay văn học truyền thống, từ quan
niệm thẩm mỹ, quan niệm về con ngờiđến quan niệm văn học và thể loại văn
họcÔng sử dụng rất thành thạo các thể loại văn học truyền thống. Mặc dầu
vậy, do ảnh hởng của văn hoá tân học hiện đại nên trong các sáng tác của mình
Tản Đà đã cất lên những lời thơ rất hiện đại. Ông đề cập tới bản ngã, nói tới nội
tâm của mình với những khía cạnh tình cảm phức tạp, góp phần mở đờng cho
chủ nghĩa lãng mạn trong lịch sử văn học Việt Nam. Hình thức thơ ca đến Tản
Đà cũng bắt đầu đổi hớng. Tản Đà là ngời đầu tiên trong văn học Viêt Nam áp
dụng hình thức thơ mới (thơ mới theo quan niệm riêng của Tản Đà) thích hợp
với nội dung mới của thời đại. Trong Tản Đà có cuộc giao tranh giữa hai ý thức
hệ t sản và phong kiến, giữa hai luồng t tởng mới và cũ. Vì đứng trên lập trờng
giai cấp nên bao giờ ý thức hệ phong kiến cũng chiếm u thế. Nền văn hoá Hán
học cổ truyền và văn học trung đại vẫn là cái vốn lớn trong Tản Đà. Chính điều
này vừa tạo thuận lợi cho Tản Đà để đi vào hiện đại nhng mặt khác cũng lại gây
khó khăn cho ông. Vốn văn hoá văn học này khiến cho Tản Đà không dứt đợc
với nó, thậm chí còn bám chặt nó để đi vào hiện đại. Con đờng đi đến hiện đại
của Tản Đà là cách tân truyền thống, nhng thực ra xét trong bối cảnh những
năm 20, 30 của thế kỉ XX ở Việt Nam thì Tản Đà khó có thể đi đến hiện đại. Và
chính vì điểm này Hoài Thanh đã nhận xét có cơ sở rằng: Tản Đà là ngời đã dạo

những bản đàn mở đầu cho cuộc hoà nhạc tân kì đơng sắp sửa. Đó là cuộc hoà
nhạc của phong trào thơ mới nhng Tản Đà khó có thể bớc vào phòng hoà nhạc
và ông trở thành con ngời giao thời, con ngời của hai thế kỉ.
Mệnh đề Tản Đà là nhà nho tài tử trong xã hội t sản đã nói đợc rất nhiều
điều về con ngời này. Khác với nhà nho hành đạo và nhà nho ẩn dật, nhà nho tài
tử ra đời muộn (từ thế kỉ XVIII), khi trong xã hội đã xuất hiện những nhân tố
mới: đô thị, t tởng thị dân, con ngời phát hiện ra mình là một thực thể tồn tại
thực sự với những nhu cầu, khát vọng sống cá nhânNhà nho tài tử, gốc, dĩ


13

nhiên vẫn là nhà nho nhng càng ngày càng xa rời những qui phạm, chuẩn mực
khắt khe, giáo điều của đạo lý Nho giáo.
Sang thế kỉ XX, ý thức về con ngời cá nhân bắt đầu phát triển mạnh, cái
tôi đợc đề cao, t tởng tự do cá nhân, tự do tình cảm đòi hỏi đợc giải phóng
khỏi cái lồng chật hẹp của lễ giáo phong kiến.
Chính những yếu tố xã hội lúc bấy giờ đã tạo nên một Tản Đà - nhà nho
tài tử. Chế độ phong kiến nghi ngại tài tình, chèn ép ngời thị tài, đa tình, cho nên
muốn sống theo tài tình, ngời tài tử luôn luôn phải chống lại sự gò bó của lễ
giáo, sự khắt khe của t tởng Nho giáo. Trong lịch sử không ngớt vang lên những
lời than vãn tài tử đa cùng con tạo ghét tài, ghen sắc tài mệnh ghét nhau
tạo vật ghét sự trọn vẹn. Dẫu than vãn, dẫu uất ức, nhà nho tài tử cũng cha bao
giờ dám chống lại chế độ chính trị - xã hội, cha bao giờ dám chống ý thức hệ
Nho giáo.
Theo Trần Đình Hợu, Tản Đà là ngời mơ ớc làm ngời học trò của Khổng
Phu Tử ở á Đông, đến già vẫn mắc mớ về nỗi cha làm tròn sứ mệnh trời giao
đem thiên lơng của nhân loại xuống thuật cho đời hay. Nhng Tản Đà là nhà
nho tài tử, tự coi mình là có tài và đa tình. Ông tự phụ về tài văn chơng:
Xuống ngọn bút ma sa, gió táp

Vạch câu thơ quỉ thảm, thần kinh
Nhng Tản Đà không còn sống vào cái thời mà với văn chơng nh thế, anh
học trò nghèo có thể bỗng chốc thi đậu Trạng nguyên, đẹp duyên cùng công
chúa, làm quan đến Tể tớng.... nh ngời xa có thể mơ ớc. Tản Đà sinh ra và lớn
lên trong lúc nề nếp xã hội t sản đã quy định vận mệnh con ngời.
Xã hội t sản là xã hội cạnh tranh để kiếm lời. Nó cũng cần thứ tài để giữ
trật tự, để đi xâm lợc... nhng trớc hết nó cần thứ tài giúp nó kinh doanh kiếm đợc
nhiều tiền. Tài cũng là một thứ hàng hoá. Với cái khôn ngoan của con buôn, xã
hội t sản biết bọc đồng tiền mua tài trong giấy trang kim quí tài trọng tài
làm cho ngời thị tài không thấy sỉ nhục, không giữ tâm trạng bất mãn, thái độ
kiêu căng, không đứng ở thế đối lập.


14

Tản Đà tự cho mình là ngời có tài, ôm mộng lập sự nghiệp không nhỏ. Đó
là một sự nghiệp vì dân, vì nớc có đủ màu sắc yêu nớc và duy tân, nhng là một sự
nghiệp cá nhân và dựa vào tài văn chơng. Dù có muốn đua chen trong doanh
hoàn thì ngời trợng phu không chịu nhờng ai cũng chỉ có quyết đem bút sắt mà
mài lòng son. Nhng ở vào thời đại con ngời đã trở nên thiết thực, ít ảo tởng, văn
chơng - dẫu là văn chơng quỉ thảm thần kinh - cũng không thay đợc cái ấn tri
huyện. Số phận tài tử không đợc tạo hoá u đãi, Tản Đà không nh Nguyễn Công
Trứ, Cao Bá Quát. Ông cũng ngông, nhng cái ngông của Tản Đà hiền lành, ít
chống đối hơn.
Với những điều đã nói ở trên, chúng ta hiểu rõ hơn Tản Đà mang cái gì
mới vào văn học, hiểu rõ hơn vì sao Tản Đà đợc xem là con ngời của hai thế
kỷ, nhà nho tài tử trong xã hội t sản.
1.1.2. Vị trí đặc biệt của Tản Đà trong lịch sử thơ ca dân tộc
Trên bớc đờng văn học Việt Nam đi từ truyền thống đến cận, hiện đại, Tản
Đà là nhà thơ có vị trí đặc biệt. Ông là nhà thơ thuộc tầng lớp sau cùng của văn học

trung đại nhng lại là nhà thơ đầu tiên của văn học hiện đại. Hơn nữa, Tản Đà là ngời
đầu tiên mở ra khuynh hớng lãng mạn trong thơ ca Việt Nam. Và nhất là đối với
giai đoạn văn học những năm 30, Tản Đà là ngời có vị trí đặc biệt.
Trong số Tao Đàn ra vào dịp giỗ đầu Tản Đà, viết về Công của thi sĩ
Tản Đà, Xuân Diệu nói ông là một thi sĩ rất An Nam, có thể nói là hoàn toàn
An Nam. Phải nói ít ngời có cái vốn am hiểu nghệ thuật thơ ca dân tộc nh Tản
Đà. Là ngời học trò đi thi, Tản Đà thông thạo văn thơ phú lục và văn chơng chữ
Hán. Giống một nhà nho phong nhã lớp trớc, ông thông thạo ca trù, thơ song thất
và lục bát. Nhng Tản Đà hơn các nhà nho khác vì do hoàn cảnh riêng ông thông
thạo cả tuồng chèo và các loại ca lí. Ông am hiểu không chỉ các làn điệu nông
thôn của nhiều địa phơng mà còn nắm vững các loại ca xớng có tính chất đô thị,
chợ búa trong các môi trờng ăn chơi. Ông am hiểu ca lí Việt Nam và ông hiểu cả
từ khúc Trung Quốc. Sự am hiểu đó có tác dụng rất lớn đến sự hình thành tài
năng, đến việc cách tân thơ ca của ông.


15

Trong lịch sử, nghệ thuật thơ ca Việt Nam chịu ảnh hởng chi phối của thơ
phú Trung Quốc. Các nhà thơ lớn của dân tộc từ Nguyễn Trãi đến Nguyễn Du,
Hồ Xuân Hơng, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến... đều cố gắng làm cho thơ
ca có tính dân tộc, có tính nhân dân bằng cách hấp thụ nghệ thuật dân gian. Mỗi
nhà thơ đó đều có cống hiến lớn lao nhng cũng đều không tránh khỏi những hạn
chế trong điều kiện phát triển của thơ ca dân gian đơng thời.
Với Tản Đà, ta gặp một hồn thơ còn hãy nh nhờng trêu ai của Hồ Xuân
Hơng, ta cũng gặp một thứ văn chơng lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu
nh ở Nguyễn Du. Cố gắng của Tản Đà là làm giàu cho thơ ca dân tộc, chuẩn bị
cả về mặt nội dung, cả về mặt nghệ thuật cho Thơ mới ra đời. Tuyển chọn Thơ
mới những năm 32 - 40, trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh - Hoài Chân
đặt Tản Đà vào vị trí đặc biệt: Một nhà thơ đàn anh chứng giám cho cuộc họp

mặt của một hội Tao đàn lớp sau. Nếu không có Tản Đà thì các nhà thơ mới nh
Thế Lữ, Xuân Diệu, Lu Trọng L... giữa đất nớc và tổ tiên trở thành lạc loài. Tản
Đà là cầu nối giữa họ và những nhà thơ lớn trớc. nếu không có Tản Đà thì cả
Nguyễn Du, Hồ Xuân Hơng, Nguyễn Công Trứ ...cũng sẽ trở thành những hiện tợng ngẫu nhiên, cá biệt. Có Tản Đà chúng ta mới thấy một mạch thơ từ cuối thế
kỉ XVIII đến phong trào thơ mới: chủ nghĩa cá nhân t sản tìm đợc tiếng đồng
vọng về cái luỵ của Tài, Tình; tiếng kêu của nhà nho tài tử trong đô thị phong
kiến xa.
Trong giới văn nhân Việt Nam xa nay, có lẽ không ai sống với một cá
tính, một phong cách rõ nét, độc đáo và mạnh mẽ nh Tản Đà. Tản Đà cá tính từ
lời giới thiệu về mình:
Văn chơng thời nôm na
Thú chơi có sơn hà
Ba Vì ở trớc mặt
Hắc Giang bên cạnh nhà.
Tản Đà!
(Tự thuật)


16

Nổi lên trong văn chơng Tản Đà là một cái tôi, một cái tôi lãng mạn
với tất cả sự hồn nhiên thoải mái, bất chấp kỷ cơng khuôn phép thông thờng,
thậm chí còn ngông nghênh giữa trang văn, trang thơ, dờng nh không biết ai
ngoài mình nữa.
Cá tính của Tản Đà là rất mạnh mẽ, có khi là ngông. Tản Đà có hẳn một
bộ ngông:
Bởi ông hay quá nên không đỗ
Không đỗ ông càng tốt bộ ngông
Tản Đà là ngời đầu tiên, là nhà nho đem văn chơng bán phố phờng.
Cuộc sống xô bồ ở thành thị khoảng những năm 10 của thế kỷ XX đã làm cho

Tản Đà phải ngán ngẩm, mỉa mai cho hiện tợng đổi bút lông ra bút sắt để mu
sinh:
Mời mấy năm trời ngọn bút lông
Xác xơ chẳng bợn chút hơi đồng
Bấy giờ anh đổi lông ra sắt
Cách kiếm ăn đời có nhọn không?
( Thuật bút)
Tản Đà mang nặng trong lòng những mối sầu, sầu đến mức Muốn làm
thằng Cuội lên chơi với chị Hằng. Là nhà nho tài tử sống trong xã hội s sản, trớc những tác động của hoàn cảnh xã hội, t tởng, suy nghĩ của Tản Đà dần có
những chuyển biến sâu sắc. bằng tài năng và cá tính, Tản Đà đã làm thơ theo
cách của mình. Lần đầu tiên, ngời ta đợc nghe một giọng nói dịu dàng, trong
trẻo, nhẹ nhàng, có duyên, ngời ta thấy một tấm lòng thực thà và ngời ta đợc cảm
động. Cũng là lần đầu tiên, Tản Đà dám vẩn vơ, dám mơ mộng, dám cho trái tim
và linh hồn đợc có quyền sống cái đời riêng của chúng, cái đời phóng khoáng
nh gió trăng mây núi chứ không chỉ có cuộc sống vật chất mà thôi[11, 180].
Thơ Tản Đà là sự phát biểu của một tâm tình thanh nhã.


17

Xét về mặt nội dung, trong thơ ca của Tản Đà, ta thấy có đủ các đề tài nh
nhàn lạc, tình ái, sầu não, thiên nhiên. ông dám bộc lộ cái Tôi cá nhân của
mình, dám viết về mình, đòi giải phóng cái bản ngã, lại đòi đợc diễn đạt tâm t
tình cảm của mình một cách rõ ràng không cần phải giấu giếm. Tình cảm xa
phải cất giấu, phải giấu kín đáo, phải chừng mực thì Tản Đà đã tháo cũi sổ
lồng cho nó, thả cho tình cảm trôi chảy dạt dào. trong thơ Tản Đà ta gặp những
cái sầu vẩn vơ, những nỗi buồn bâng khuâng man mác:
Trận gió thu phong rụng lá vàng
Lá rơi hàng xóm lá bay sang
Vàng bay mấy lá, năm già nửa

Hờ hững ai xui thiếp phụ chàng
(Gió thu)
Với cái buồn Tản Đà, thơ đợm một nỗi buồn, nỗi buồn thầm lặng mà mơ
hồ nh không duyên cớ. Nỗi buồn cho thân thế đợc diễn tả cô đọng trong hai câu
thơ tuyệt tác:
Tài cao, phận thấp, chí khí uất
Giang hồ mê chơi quên quê hơng
(Thăm mả cũ bên đờng)
Rõ ràng ta thấy Tản Đà đã đến nh một luồng gió lạ thổi vào văn đàn,
một cơn ma ngọt tới mát cho thơ, cho thơ đang khô héo trở lại tơi xanh, cho thơ
trổ búp non lộc mới [64, 68].
Về mặt hình thức, trong sáng tác của mình, Tản Đà một mặt vẫn dùng
những hình thức thơ truyền thống, vẫn dùng thơ Đờng luật, vẫn tuân thủ những
luật lệ nghiêm ngặt của nó nhng đồng thời ông lại dám bớt đi cái không khí
trang nghiêm mẫu mực của thể loại thơ này để đa vào trong thơ ca của mình cái
chất tự nhiên, dung dị, mộc mạc, phóng khoáng. Tản Đà vận dụng một cách tài
tình, điêu luyện các hình thức thơ ca dân tộc. Nhờ trở về với hình thức thơ ca dân
tộc, Tản Đà đã làm cho thơ ca của ông thêm ngọt ngào, ý nhị, sâu sắc. ở Tản Đà


18

có nhiều bài thơ mà niêm luật rất phóng túng, đọc lên ta có cảm tởng rất gần với
lối Thơ mới sau này. Chính từ cái chất phóng túng, tài hoa này mà Hoài
Thanh, Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam đã cho rằng Tản Đà là ngời đã dạo
những bản đàn cho một cuộc hoà nhạc tân kỳ đơng sắp sửa.
1.2. Vấn đề nhận diện thể loại thơ Tản đà
1.2.1. Vai trò, ý nghĩa của phạm trù thể loại trong sáng tác và trong
nghiên cứu văn học
Thể loại văn học là dạng thức của tác phẩm văn học đợc hình thành và

tồn tại tơng đối ổn định trong quá trình phát triển lịch sử của văn học, thể hiện ở
sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tợng
đời sống đợc miêu tả và về tính chất của mối quan hệ của nhà văn đối với các
hiện tợng đời sống ấy [29, 252].
Thể loại văn học mang trong mình nó sự thống nhất giữa nội dung và hình
thức văn bản với phơng thức chiếm lĩnh đời sống. Vì vậy, khi tiếp cận với các thể
loại văn học, cần tính đến tính thời đại, lịch sử và những biến đổi của nó.
Thể loại văn học là một trong những phạm trù cơ bản nhất của sáng tác và
tiếp nhận văn học. Không một sáng tác văn học nào lại không thuộc về một loại
(loại thể) dới dạng một thể (thể loại, thể tài) nhất định nào đó. Các thể loại vay
mợn cũng có thể đợc dân tộc hoá ít nhiều trên một số phơng diện, hoặc là ở
nội dung, chức năng, hoặc là ở thi pháp thể loại.
Thể loại văn học là nơi thể hiện rõ nhất đặc trng loại hình văn học. Mỗi
loại hình văn học có một hệ thống thể loại riêng. Và nhìn vào hệ thống thể loại,
có thể khu biệt đợc từng giai đoạn, từng thời kì văn học và cũng có thể nhận diện
từng loại hình văn học.
1.2.2. Quan điểm của Tản Đà về thể loại văn học
Nh chúng ta đã biết, lúc bớc vào văn đàn, Tản Đà không những đứng trớc
nền văn học Phơng Đông truyền thống mà cả trớc nền văn học Pháp mới đợc
truyền bá nên sáng tác của Tản Đà chịu cả hai nguồn ảnh hởng. Từ 5 tuổi, Tản
Đà đã học chữ Hán, tập làm văn thơ, phú, lục cho đến trình độ đủ đi thi hơng. Đã


19

lớn tuổi, ông mới học chữ Pháp. Với văn học Phơng tây, Tản Đà cha có khả
năng đi sâu vào cảm nhận, tìm hiểu. Ông viết văn, làm thơ, làm công việc đó tự
nhiên theo nếp gần giống công việc của các nhà nho hơn là các nghệ sỹ sau này.
Tản Đà cũng có một số bài viết trực tiếp về văn chơng, về công dụng của văn chơng, về cái hay của văn chơng thể hiện trong Khối tình bản chính, Văn chơng
có quan hệ đến xã hội thế nào? (Đông Pháp thời báo số 635), văn hay (Đông

Pháp thời báo số 643), Th Chu Kiều Oanh (Giấc mộng con II)..v.v
Tản Đà bớc vào văn đàn rất hăm hở, trong những năm đầu ông viết liên
tục, sách ra hết quyển này đến quyển khác. Ông để lại một sự nghiệp văn ch ơng
không phải ông không tự hào. Nhng trong quan điểm sống, Tản Đà vẫn tiếp tục
suy nghĩ : Đã gọi là thằng ngời phải có một cái lớn hơn con vật, hoặc là cái
đức hay, hoặc là cái việc hay, hoặc là câu nói hay. Nhà thơ cũng đã tán đồng
cách nghĩ của Viên Mai: Lập thân tối hạ thị văn chơng. Tản Đà tự thấy Xuân
xanh quá nửa đời ngời mà ngoài ngòi bút quốc văn, không có cái gì lập thân,
ngoài ngòi bút quốc văn, không có cái gì sinh kế là nỗi hoang lơng đom đóm
đồng không, vờ vờ nớc chảy (An Nam Tạp chí số 8).
Khoảng từ năm 1925 - 1926 ở Tản Đà đã có một chuyển biến lớn. Nhà thơ
hầu nh bỏ bê sự nghiệp thơ ca để tập trung vào việc viết báo. Báo chí hấp dẫn
ông đến mức ông kéo cả Chu Kiều Oanh lên làm báo ở thiên đình với cụ Hàn
Thuyên. chỗ xung đột trong quan niệm văn học là cái Đẹp và cái có ích, sự
băn khoăn về chức trách ngời cầm bút đối với quốc dân, với xã hội cũng chỉ là
một quan niệm đã có từ trớc, nhng đến đây cũng nhấn mạnh sự phân biệt giữa
thơ chơi và văn vị đời. Tình hình chính trị xã hội lúc đó buộc nhà thơ phải
tỉnh mộng, phải suy nghĩ lại. Trong Giấc mộng con II, Đông Phơng Sóc nói với
Nguyễn Khắc Hiếu: Phàm đã là văn sỹ mà nếu không biết đến kịch văn thời
thật là không đủ t cách. Tuy vậy, nh hiện tình nớc An Nam của ngày nay, các
việc cần thiết chính còn nhiều, sự diễn kịch của ông cũng nên biết qua mà thôi,
không nên lu tâm lắm là nhiều.


20

Viết văn, làm thơ nh ở giai đoạn trớc Tản Đà có thể sống với cảnh mộng,
nhng làm báo thì phải gặp và có thái độ với cảnh thực với những điều trái tai,
ngứa mắt trong thực trạng xã hội. Ra An Nam tạp chí, Tản Đà muốn dùng tờ
báo để giáo hoá quốc dân, để nâng cao t cách quốc dân. Tản Đà cổ vũ Nguyễn

Công Hoan và lên án bọn quan lại tham nhũng. Lời phê phán của ông kín đáo
nh Nguyễn Khuyến chứ không sắc sảo nh Tú Xơng.
Quan điểm văn học của Tản Đà cũng biểu lộ rõ trong cách phân loại tác
phẩm. Trong Giấc mộng con, ông phân loại để giới thiệu sáng tác của mình:
- Văn vần (Thơ ca, từ khúc)
- Thuyết văn (tiểu thuyết)
- Kịch văn (tuồng, chèo)
- Tân văn (văn xuôi): ông lại chia ra thể chính và thể ngoại
- Dịch văn (văn dịch)
- Dật văn (các văn không hợp với thể nào)
- Ngụ văn (văn đặt chơi)
Và nói thêm mà tinh tuý, học lực phần nhiều ở vào tản văn cả. Vào buổi
sơ ngộ giữa hai nền văn học Đông Tây, sự khác nhau nổi bật trớc mọi ngời là
hai hệ thống thể loại văn thơ, phú lục và thơ, kịch, tiểu thuyết là sự coi trọng của
thơ ở Phơng Đông và văn xuôi ở Phơng Tây, là nghệ thuật trình bày t tởng khác
nhau. Văn xuôi ở Việt Nam lúc đó là kém phát triển, ít thể loại. Xem xét cách
phân loại của Tản Đà, Trần Đình Hợu đã nhận xét rất chính xác:
1. Ba thể loại thơ, tiểu thuyết, kịch đợc đa lên hàng đầu nhng kịch văn còn
là tuồng, chèo, cha phân biệt với kịch nói.
2. Sự phân loại văn xuôi rất lộn xộn, cha biểu lộ một sự phân biệt về chức
năng các thể loại. Việc chia văn xuôi (ngoài tiểu thuyết và kịch) ra thể loại
chính, thể ngoại, chuyển đặt chơi và văn không hợp vào thể gì chứng tỏ Tản Đà
cha nghĩ đến sự khác nhau giữa văn chính luận, văn khoa học với văn nghệ, giữa
văn báo chí với văn nghệ.


21

1.2.3. Quan niệm thơ của Tản Đà
1.2.3.1. Thơ là lơng năng của mọi ngời

Xung quanh khái niệm về thơ đã có rất nhiều ý kiến khác nhau. Tuy
nhiên, theo nghĩa chung nhất có thể thấy Thơ là hình thức sáng tác văn học
phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng
ngôn từ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu. [29, 262]. Sóng Hồng
quan niệm Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh vi. Ngời làm thơ phải
có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng. Nhng thơ là tình cảm và
lí trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật. Tình cảm và lí trí ấy đợc
diễn đạt bằng những hình tợng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên
nhạc điệu khác thờng Trên tuần báo ngày nay xuất bản năm 1937, Thế lữ
viết: Thơ, riêng nó phải có sức gợi cảm bất cứ trờng hợp nào.
Trớc tất cả những tác giả trên, Tản Đà đã có những quan niệm khác. Tản
Đà là ngời đầu tiên xem thơ là một nghề (ông gọi là nghệ làm văn) và nhà thơ
là một thành phần trong xã hội. Ông xem thơ là lơng năng của con ngời, nó
đòi hỏi cả tài và tình. Trong bài viết Cùng các bạn làm thơ đăng trên Tiểu thuyết
thời báo số 28 và 30 tháng 12 năm 1934, Tản Đà viết: Thơ có hai t chất: Tài và
Tình. Tài là tài nghệ, tức là thuộc về lơng năng. Một tài thơ mà có đủ hai tính
chất thì thơ mới hay. Và ông nói thêm: Cái hay trong nghề thơ mỗi ngời một
vẻ, mỗi ngời một môn cũng đều do hai tính chất chất tài tình mà xét bên tình là
gốc. Tản Đà coi hai tính chất đó (tài và tình) là rất quan trọng có giảng luận
mãi tởng không có giấy mực nào cho vừa. Không những là quan trọng mà còn
khó giảng luận, chính ông cũng không trình bày đợc rõ ràng, có khi thì nói là
Tình hoài tức là thuộc về lơng năng, các tình cảm đều do thiên tính kết phát
nên thơ chữ không phải phát sinh về ngoại cảnh thì tình là cái gốc của thơ, là lơng năng của con ngời bao gồm cả cảm xúc tình cảm, t tởng trực tiếp gây nên
cảm hứng thơ và cái ấy là do thiên tính, có lẽ đó cũng là cái tâm theo cách nghĩ
xa. Là tài hay tài nghệ thì tức là bao gồm mọi hoạt động sáng tác của nghệ sĩ


22

từ tình tứ, lập ý, bố cục, tìm âm vần nhạc điệu. Đó là phần mà các nhà thơ cần

phải cố gắng dụng công phải nghĩ:
Ước sao tháng tháng sẵn tiền
Tiền nhà cứ tháng ta liền đóng ngay
Rồi ra thơ nghĩ mới hay
Tri âm ai đó mới say vì mình.
(Ngẫu hứng)
Tản Đà bộc lộ tình cảnh của mình, tứ thơ nảy ra trong tình cảnh khó khăn:
chủ nhà đòi tiền trọ mà cha có, tác giả đã ngẫu hứng mà làm ra bài thơ. Những
câu thơ trên không chỉ là bộc lộ tài thơ mà còn bộc lộ tình cảm, tình cảnh của
nhà thơ. Nhà thơ có biệt tài trong cái cũ tìm ra cái mới, đem cái cũ đổi ra cái
mới, hoặc làm cho cành hoa giấy, hoa sáp cũng trở nên có sinh khí bằng cách
phun sự sống vào nó, thức nó dậy và cho nó mọt cái hồn cho nên đã tạo ra những
sự bất ngờ, và ta cứ ngạc nhiên nhà thơ đã có cái ma lực nào để làm vậy.
Đọc thơ Tản Đà, ta thấy ông hay nói về mình, tự hào không giấu giếm cái
hay của thơ mình. Ông tự phụ thơ mình có đủ tài và tình nhng chỗ tâm đắc chính
là tài, là nghệ thuật. Ngoài chỗ hay vì bố cục, vì chọn ý, chọn chữ, chọn âm điệu,
Tản Đà còn tự hào về chỗ Văn đã giàu lại lắm lối (Hầu trời).
1.2.3.2. Thơ là một thứ mĩ thuật:
Tản Đà không chỉ say mê tìm kiếm cái đẹp nghệ thuật mà ông còn thể
hiện một quan niệm văn chơng khác của mình. Đối với các nhà Nho lớp trớc, họ
chia các tác phẩm văn chơng của mình ra làm hai loại: văn chính đạo và văn
không chính đạo. Từ, phú, ngâm, khúc, truyện thơ, tiểu thuyết... tất cả những thể
loại đó đều không phải là văn chơng chính đạo. Với họ, chỉ có chữ nghĩa của
thánh hiền là cao quý nhất. Tản Đà thì khác, ông có một quan niệm về thơ khá
mới lạ. Thơ đợc hiểu theo hai nghĩa: rộng và hẹp. Theo nghĩa hẹp, Thơ là một
mỹ thuật phải có học mới biết làm, mới làm đợc... ví nh đánh đàn phải có cung


23


bậc, đánh cờ phải sạch nớc cân, nếu không thế thì không là thơ. Một nhà thơ là
một nhà mĩ thuật biết sáng tạo theo quy luật của cái đẹp với chất liệu ngôn từ.
Với quan điểm đó nên trong thơ Tản Đà, có nhiều bài thơ tựa nh một bức tranh:
Là đào rơi sắc lối Thiên Thai
Suối tiễn, oanh đa luống ngậm ngùi
(Tống biệt)
Chỉ mới hai câu thơ nhng cảnh ở chốn Thiên thai đã hiện lên đầy đủ,
sinh động và cũng rất mực huyền ảo. Đọc câu thơ của Tản Đà ta cảm giác đang ở
nơi Bồng lai tiên cảnh. Và với từ láy ngậm ngùi đặt ở cuối câu thơ thì dờng
nh toàn bộ cảnh vật đã nhuốm màu bịn rịn, lu luyến.
Ta thấy trong các trang thơ của Tản Đà cảnh và tình hoà vào nhau, khiến
ta cảm nhận trong cảnh có tình, trong tình có cảnh. Chính bởi lẽ đó mà trong bài
thơ Thề non nớc, ta có thể nhìn thấy ở đó một bức tranh sơn thuỷ hữu tình,
cũng có thể cảm nhận đợc mối tình chung thuỷ sắt son của đôi trai gái hoặc là
tình yêu nớc thầm kín của nhà thơ:
Non cao những ngóng cùng trông
Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày
Xơng mai một nắm hao gầy
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sơng
Trời tây ngả bóng tà dơng
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha.
Bên cạnh đó, nhìn thơ ở góc độ rộng hơn, Tản Đà cho rằng Phàm ngời ta
nói hơi có vần có điệu là thơ không thể cách chi hết, chỉ có phân biệt thơ hay và
thơ dở. Cho nên, theo Tản Đà, Kinh thi của thánh hiền hay ca dao, dân ca...
đều là thơ, đó là thơ đợc hiểu theo nghĩa rộng. Kinh thi, theo Tản Đà là thơ
hiểu theo nghĩa rộng vì trong đó chứa đủ các hạng ngời trên từ vua quan, dới từ
dân dã, càng không có thể cách nhất định, và đến không vần cũng gọi là thơ cho


24


nên để bàn về thơ, tìm chứng cứ trong kinh thi đã san định của Tàu, chẳng
thà nói ngay về những thơ trong Kinh thi qua san định của ta . Theo Tản Đà,
phân biệt thơ hay với thơ dở là ở chỗ mỹ thuật, ở chỗ làm có thể cách nghĩa là
phải có phơng pháp, phải gắn với hình thức thể loại.
1.2.4. Hệ thống thể loại thơ trong sáng tác của Tản Đà
1.2.4.1. Khái quát thể loại thơ Tản Đà
Trong những khái niệm liên quan đến thể thơ thì thuật ngữ thể thơ cha đợc
định nghĩa rõ ràng. Nhng qua phân loại về thơ, ngời ta thờng lấy số tiếng và vần
để phân loại các thể thơ: Căn cứ vào số tiếng (trong câu thơ) có thể gọi thơ 5
tiếng, 6 tiếng, 7 tiếng... thơ tự do (số tiếng không đều nhau). Căn cứ vào luật thơ,
có hai loại: thơ cách luật (thơ có quy tắc và luật lệ ổn định, gồm: thơ Đờng luật,
thơ lục bát, song thất lục bát...); thơ không cách luật (thơ tự do, số tiếng, số câu
không hạn chế).
Tản Đà là ngời đã kế thừa mọi thể loại thơ ca cổ điển, thơ ca dân gian và
đã sáng tạo ra nhiều hình thức có những nét khác so với thơ truyền thống. Tuy
nhiên, nhìn chung thể loại thơ Tản Đà chủ yếu vẫn là thơ cách luật. Và ở bất cứ
một thể loại nào, Tản Đà cũng đạt đợc những thành công đáng kể. Hơn nữa,
trong mỗi thể ông còn sáng tạo ra nhiều yếu tố hết sức độc đáo.
Phân loại thể loại thơ Tản Đà có thể tiến hành theo nhiều cách khác nhau.
Cách thứ nhất, có thể phân thành hai hệ thống: hệ thống thể loại thơ ngoại
nhập (thơ cổ phong, thơ Đờng luật, thơ yết hậu ) và hệ thống thể loại thơ dân
tộc (lục bát, song thất lục bát, hát nói, phong dao, sẩm chợ)
Cách thứ hai, căn cứ vào số chữ trong câu, ta có thể phân loại các thể thơ
Tản Đà gồm: thể thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú, thất ngôn trờng thiên, yết
hậu, lục bát, song thất lục bát, hát nói, phong dao
ở đây chúng tôi nhận thấy nếu phối hợp cả hai cách chia trên ta sẽ có cái
nhìn toàn diện về thể loại thơ Tản Đà. Dựa theo Tản Đà toàn tập do Nguyễn
Khắc Xơng su tầm và biên soạn, chúng tôi phân loại các thể thơ của Tản Đà nh
sau:



25

Thể loại

Số lợng (bài)

Tỷ lệ (%)

thất ngôn Tứ tuyệt

19

6

Thất ngôn bát cú

98

35

Yết hậu

4

2

Thất ngôn trờng thiên


18

7

Song thất lục bát

20

7

Lục bát

47

18

Phong dao

52

17

Hát nói

19

6

Không định thể


20

7

Nhà văn Lan Khai viết về điều tâm đắc ở thơ Tản Đà: Trong cái di sản
thơ ca mà Tản Đà truyền lại cho ta, tôi yêu thích những câu lục bát kiểu phong
dao ấy, thực là những câu có tính cách hoàn toàn Việt nam, khi đọc lên nghe
nhạc điệu thuần tuý vô cùng, nó đi thẳng vào tâm hồn Việt Nam của chúng ta
làm ta cảm động biết chừng nào.
Đúng nh nhận xét của Lan Khai, phong dao Tản Đà tơi thắm duyên quê,
đẹp mộc mạc hơng đồng cỏ nội:
Con cò lặn lội bờ ao
Phất phơ đôi dải yếm đào gió bay
Em về giục mẹ cùng thầy
Cắm sào đợi nớc biết ngày nào trong?
Đó là cảnh quê hơng thân thuộc, tình quê hơng đằm thắm đậm đà. Ngòi
bút tài hoa đã đa ca dao đến đỉnh cao nghệ thuật.
Tản Đà làm một cuộc tổng duyệt các thể loại ca hát dân gian với các
giọng xẩm, đò đa, giặm, ví, trống quân, nam bằng, cổ bản và cả tuồng, chèo. ở
các thể loại này, Tản Đà cũng đã nâng cao nghệ thuật ngôn từ, nghệ thuật biểu
cảm. Bài xẩm Con cá vàng là một điển hình:
Nớc trong xanh lơ lửng con cá vàng


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×