Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giải thích EFE Vinamilk.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.24 KB, 4 trang )

1. Nguồn cung cấp: Là nguồn cung cấp yếu tố đầu vào quyết định hoạt động sản xuất
của DN, ngoài ra, yếu tố nguyên liệu còn quyết định chất lượng của SP.
2. Thị trường tiềm năng: thị trường tiêu thụ quyết định DN nên mở rộng hay thu hẹp
quy mô SX.
3. Đe dọa của SX thay thế: Mặt hàng sữa hiện nay chưa có SP thay thế, tuy nhiên, các
SP chăm sóc sức khỏe như nước giải khát cung cấp năng lượng cũng có thể cạnh
tranh với sữa, do vậy ngành sữa ít chịu rủi ro từ SP thay thế.
4. Nhu cầu đa dạng của khách hàng: như đã biết nhu cầu của con người là vô hạn, và
thường xuyên thay đổi, vì vậy đối với mọi doanh nghiệp nói chung và ngành sữa
nói riêng cần có những nghiên cứu và đưa ra thị trường những sản phẩm có thể đáp
ứng được và kiệp thời nhu cầu của khách hàng, việc này giúp ta hướng đến được
mục tiêu khách hàng trọn đời
5. Nguy cơ xâm nhập của các đối thủ tiềm tàng: Đối với SP sữa thì chi phí gia nhập
ngành không cao, quan trọng nhất để tham gia ngành sữa là thiết lập mạng lưới
phân phối rộng, việc này đòi hỏi chi phí lớn, như vậy nguy cơ của các đối thủ tiềm
tàng là tương đối cao, song do đối thủ tiềm tàng chưa xuất hiện nên vẫn chưa tác
động trực tiếp đến doanh nghiệpSự cạnh tranh giữa các công ty trong ngành: Đối
thủ trong ngành là đơn vị trực tiếp gây ảnh hưởng đến doanh thu và số lượng bán ra
của SP đơn vị mình. Việc cạnh tranh với các đối thủ trong ngành dc xác định là
mục tiêu khá quan trọng cho việc chiếm lĩnh thị phần trong tương lai.
6. Dân số: Bao gồm số lượng dân, độ tuổi, mật độ dân số ở từng khu vực có ý nghĩa
cho việc phát triển SP ở từng khu vực cũng như mở rộng hay thu hẹp quy mô SX.
Ngoài ra còn quyết định việc thành lập các kênh phân phối và chủng loại mặt hàng
cung cấp.
7. Thói quen uống sữa của người dân: có ảnh hưởng đến số lượng SP bán được và
nhu cầu về SP trên thị trường. Thói quen uống sữa hiện nay ở VN đã được hình
thành.Bên cạnh đó, mức tiêu thụ sữa bình quân của người VN chỉ đạt 11.2kg/năm,
vẫn còn thấp so với các nước khác.
8. Cuộc vận động ưu tiên dung hàng VN: Cuộc vận động làm thay đổi cách nhìn của
người tiêu dung về hàng nội, mở ra hướng phát triển cho các SP nội địa. Tuy nhiên,
chỉ mang tính chất vận động, chưa thực sự gây ấn tượng mạnh.


9. Công nghệ: Quyết định đến chất lượng SP, bao gồm: an toàn vệ sinh thực phẩm,
thời gian bảo quản lâu. Với những dây chuyền SX mới thì số lượng SP nhiều hơn
và chất lượng đồng bộ hơn.
10. Lạm phát: Quyết định mức cầu trên thị trường gây ảnh hưởng đến doanh số bán
hàng và doanh thu của doanh nghiệp. Ngoài ra, yếu tố lạm phát còn là cơ hội cho
DN tăng doanh thu . Tuy nhiên, sữa là SP có thời hạn bảo quản thấp nên lạm phát
không thể là cơ hội cho DN trong ngành.
Giai thich phan loai:
1. Để chủ động nguồn nguyen liệu, vnamilk cho xây các trang trại bò sữa. Hiện tại có
5 trang trại (Nghệ An, Thanh Hóa, Lâm Đồng, Tuyên Quang, Bình Định), số tiền
đầu tư là hơn 500 tỉ đồng, với tổng đàn lên đến 6.000 con. Ngoài ra, công ty còn
thu mua 400 tấn sữa bò tươi nguyên liệu từ 86 đại lí khắp nước.
2. Biểu đồ tiêu thụ sữa bình quân trên đầu người: tiềm năng tiêu thụ sữa tại thị trường
trong nước đang tăng trưởng cao (trên 15%/năm)
2005: 12.22 lít/người/năm.
2006: 12.71 lít/người/năm.
2007: 14.75 lít/người/năm.
2008: 14.81 lít/người/năm.
2009: 14.97 lít/người/năm.
3. trước sức ép của các sản phẩm thay thế , vinamilk đã tiến hành phát triển sản phẩm
của mìnhvà đa dạng hóa, với trên 200 mặt hàng thuộc nhiều nhóm mặt hàng khác
nhau, trong đó mới nhất hiện nay vinamilk đã cho ra mắt sản phẩm Sữa tươi 100%
thanh trùng, đây là sản phẩm được chế biến từ sữa bò tươi nguyên chất 100%.
4. Vinamilk đưa ra các dòng sản phẩm sữa phục vụ cho từng nhu cầu của khách hàng
vào từng thời điểm nhất định
Sửa cho gia đình: Sữa tươi nguyên chất, sữa tiệt trùng Flex.
Sữa cho trẻ em: Sưỡi tiệt trùng Milk kid
Sữa chua uống: nhiều hương vị, susu
Sữa tươi tiệt trùng: FINO, sữa chua thanh trùng.
5. Trước sức ép cạnh tranh của các đối thủ trong ngành ( Ducth Lady, Hanoimilk ),

Vinamik liêntlục đưa ra các sản phẩm tương đồng với sản phẩm của đối thủ.
6. Dân số VN trên 86 triệu người, cơ cấu dân số trẻ, vinamilk đưa ra các sản phẩm
phục vụ cho từng lứa tuổi, sữa tươi tiệt trùng giàu canxi, ít béo Flex không đường
dành cho người già, sữa tươi tiệt trùng Milk Kid, và các loại sữa tươi khác.
7. Vinamilk đã xây dựng chương trình 6 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo, sữa học
đường, cung cấp miễn phí hoặc giá rẻ cho các trường mẫu giáo, tiểu học, ngoài
việc giúp trẻ em Việt Nam phát triển thể chất, còn giúp nâng cao thói quen tiêu thụ
sữa cho trẻ em khi lớn.
8. Vinamilk tiến hành đưa sản phẩm sữa của mình tham gia các Hội chợ hàng Việt
Nam chất lượng cao. Vinamlik là 1 trong những doanh nghiệp đi tiên phong trong
cuộc vận động này, luôn đứng trong top 10 hàng Việt Nam chất lượng cao.
9. Vinamilk đã đầu tư phát triển ngành công nghệ của mình tới trình đô tiên tiến, đạt
chuẩn quốc tế bao gồm: Công nghệ và thiết bị thu mua sữa tươi của nông dân,
công nghệ tiệt trùng nhanh ở nhiệt độ cao, đầu tư công nghệ và điều khiển tự động
trong dây chuyền công nghệ ,công nghệ quản lí chất lượng sản phẩm đạt chuẩn
ISO-9000-2000, HACCP
10. Tỉ lệ lạm phát năm 2010 là 11,75%, làm cho hầu hết các sản phẩm trong đó có sữa
tăng giá, song với cam kết không tăng giá bằng cách cắt giảm tối đa các nguồn chi
phí có thể của Bà Mai Kiều Liên- CEO của Vinamilk, làm cho người tiêu dung cảm
thấy an tâm hơn.
Chú thích:
HACCP là gì?
 GIỚI THIỆU CHUNG
• HACCP là tiêu chuẩn đặt ra các nguyên tắc của hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm
soát tới hạn (Hazard Analysis and Critical Control Points) đã được Uỷ ban tiêu chuẩn hoá
thực phẩm – CODEX - chấp nhận,
• Nó là sự tiếp cận có tính khoa học, hợp lý và có tính hệ thống cho sự nhận biết, xác định
và kiểm soát mối nguy hại trong chế tạo, gia công, sản xuất, chuẩn bị và sử dụng thực
phẩm để đảm bảo rằng thực phẩm là an toàn khi tiêu dùng,
• Có thể áp dụng cho các Doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống.

Ai cần HACCP?
• Các Doanh nghiệp muốn:
o Tự khẳng định sự tuân thủ của mình với các chính sách về vệ sinh an toàn thực
phẩm,
o Khẳng định sự tuân thủ này với các bên quan tâm khác,
o Được chứng nhận bởi bên thứ ba cho hệ thống phân tích mối nguy và kiển soát
điểm tới hạn của mình.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×