Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Tìm hiểu khu di tích lịch sử văn hóa lam kinh với hoạt động du lịch ở thanh hóa luận văn tốt nghiệp đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 81 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA LỊCH SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:

TÌM HIỂU KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN
HÓA LAM KINH VỚI HOẠT ĐỘNG DU
LỊCH THANH HÓA

Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Lớp

: ThS. Phan Hoàng Minh
: Hoàng Thị Quý
: K48B2 – Du lịch

VINH – 2011
1


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân còn có sự
hướng dẫn tận tình, chu đáo của thầy giáo hướng dẫn là TH.S - GVC Phan
Hoàng Minh và sụ động viên của thầy cô giáo trong khoa.
Qua đây, em xin phép được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Minh,
người trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đề tài, em chân thành cảm ơn các cô
giáo trong tổ bộ môn du lịch, tập thể các bạn K48B2 - Du Lịch cùng bạn bè gần
xa đã giúp đỡ em trong quá trình làm bài khóa luận.
Bước làm quen với nghiên cứu và đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên của bản


thân nên không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự góp ý, bổ
sung của thầy cô để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.

2


A. MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài
Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể
thiếu được trong đời sống văn hóa - xã hội và hoạt động du lịch đang được phát
triển mạnh mẽ, trở thành một nghành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế
giới.
Du lịch là sứ giả hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, các dân
ộc trên thế giới. Du lịch được xem là một trong những nghành kinh tế hàng đầu,
nghành’’ công nghiệp không khói’’, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều
quốc gia tham gia vì những lợi ích to lớn vế kinh tế - xã hội mà nó đem lại. Điều
này cũng thể hiện rõ hơn trước xu thế toàn cầu hóa và khu vực.
Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về du lịch. Trong bối cảnh nền kinh
tế tri thức với sự phát triển như vũ bão của cả khoa học công nghệ, con người có
nhu cầu đi du lịch ngày càng lớn. Việt Nam là quốc gia nhận khách hấp dẫn
trong khu vực Đông Nam Á bởi sự phong phú đa dạng về tài nguyên du lịch.
Đặc biệt, nghành du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển và ngày càng có ý
nghĩa trong nền kinh tế. Phát triển du lịch là một chiến lược quan trọng trong
nền kinh tế - xã hội của đảng và nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tuy nhiên, sự phát triển của
du lịch Việt Nam vẫn còn chưa tương xứng vói tiềm năng. Thêm vào đó các sản
phẩm , dịch vụ phục vụ du khách còn nghèo nàn, chưa đa dạng nên phần đông
khách quốc tế đến Việt Nam một lần mà ít quay lại lần tiếp theo.
Khu di tích lịch sử văn hóa Lam Kinh nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói

chung cũng nằm trong xu thế chung đó. Khu di tích lịch sử văn hóa Lam Kinh
3


rất giàu tiềm năng để khai thác loại hình du lịch văn hóa tâm linh và có nguồn
đầu tư đóng góp cho nỗ lực bảo tồn. Tuy vậy, thực trạng hoạt động kinh doanh
du lịch còn chưa khai thác hết tiềm năng. Song là một sinh viên theo học nghành
Việt Nam Học (chuyên nghành du lịch) em chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu của
mình ở mức độ “ Tìm hiểu khu di tích lịch sử văn hóa Lam Kinh với hoạt động
du lịch Thanh Hóa”.
2. Lịch sử vấn đề
Khu di tích lịch sử văn hóa Lam Kinh có một ý nghĩa vô cùng quan trọng
đối với lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, nó có tầm vóc hết sức to
lớn… Vì vậy, nghiên cứu về triều Lê Sơ, về khu di tích Lam Kinh đã có rất
nhiều tác giả đề cập tới và nhiều công trình ngiên cứu đã được công bố.
Cuốn “ Di tích Lam Kinh’’ của Nguyễn Hảo và Xuân Long - NXB Thanh
Hóa 1982, có viết khái quát về các lăng mộ và một số kiến trúc khác như: sân
chầu, chính điện.
Cuốn “ Lễ tục - lễ hội truyền thống xứ Thanh” của Lê Huy Trâm và Hoàng
Anh Nhân lại viết về lễ hội Lam Kinh nhưng đang ở mức độ khái quát, chưa
thấy được tín ngưỡng tâm linh trong đời sống địa phương.
Một số tạp chí nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, tạp chí mỹ thuật những năm
1997, 1998…giới thiệu các bài nghiên cứu về Lam Kinh của PGS-TS Trần Lâm
Biền đề cập đến phương pháp tiếp cận, pháy triển các giá trị văn hóa độc đáo ở
khu di tích lịch sử văn hóa Lam Kinh.
Khóa luận tốt nghiệp đại học của Trịnh Thị Vân Anh “ Gia trị lịch sử văn
hóa của khu di tích Lam Kinh - Thanh Hóa”. Đại học Vinh - 2005.
Nhìn một cách tổng thể, các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến
những góc độ, khía cạnh khác nhau, tạo điêù kiện thuận lợi cho chúng tôi có thể
4



kế thừa được cả nội dung và phương pháp. Tuy nhiên, trongg quá trình tìm hiểu,
chúng tôi thấy chưa có tác giả nào đề cập đến việc phát triển du lịch khu di tích
lịch sử văn hóa Lam Kinh. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “ Tìm hiểu khu di tích lịch
sử văn hóa Lam Kinh với hoạt động du lịch ở Thanh Hóa”, nhằm mục đích là
góp phần vào việc đánh giá thực trạng và đề ra các giải pháp nhằm khai thác có
hiệu quả du lịch ở khu di tích Lam Kinh.
3. Mục đích, giới hạn và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.
3.1. Mục đích nghiên cứu.
- Nghiên cứu tìm hiểu về khu di tích lịch sử văn hóa Lam Kinh với hoạt
động du lịch Thanh Hóa.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu để đưa ra hướng khai thác có hiệu quả
nhằm thu hút khách du lịch đến với khu di tích lịch sử văn hóa Lam Kinh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tiềm năng và tổ chức lãnh thổ du lịch.
- Đề xuất phương hướng khai thác có hiệu quả những tiềm năng ở khu di
tích lịch sử văn hóa Lam Kinh để phát triển du lịch Lam Kinh nói riêng và góp
phần vào hoạt động du lịch Thanh Hóa nói chung.
3.3. Giơí hạn phạm vi nghiên cứu.
Đề tài “ Tìm hiểu về khu di tich lịch sử văn hóa Lam Kinh với hoạt động du
lịch Thanh Hóa” được giới hạn trong phạm vi của khu di tích Lam Kinh. Tuy
nhiên, do tính chất liên kết, liên vùng của hoạt dộng du lịch mà đề tài còn đề cập
đến một số điểm du lịch lân cận và còn đề xuất một số giải pháp với du lịch
Thanh Hóa nói chung.

5


4. Phương pháp nghiên cứu.

4.1. Phương pháp thực địa.
Phương pháp được tiến hành qua việc khảo sát thực tế khu di tích lịch sử
văn hóa Lam Kinh để đánh giá tiềm năng, hiện trạng hoạt động du lịch tại khu di
tích Lam Kinh. Phương pháp này giúp thu thập số liệu và có những đánh giá
khách quan nhất.
4.2. Phương pháp thu thập, xử lý, phân tích tài liệu.
Đề tài cần nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Vì vậy, sau khi thu thập tài liệu,
chung tôi tiến hành xử lý, phân tích số liệu, tài liệu theo yêu cầu của đề tài.
4.3. Phương pháp bản đồ.
Chúng tôi sử dùng nhiều loại bản đồ nghiên cứu như: Bản đồ hành chính
huyện Thọ Xuân, bản đồ tuyến điểm du lịch Thanh Hóa.
Phương pháp bản đồ được sử dụng từ giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu để xác
định vị trí, những tuyến, điểm, cụm du lịch lân cận cần nghiên cưú và sử dụng
trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
4.4. Phương pháp toán thống kê.
Sử dụng phương pháp toán thống kê để phân tích, xử lý số liệu, lượng khách
đến, doanh thu, cơ cấu nguồn lao động…
5. Đóng góp của đề tài.
- Tập hợp và giới thiệu tổng quan về khu di tích Lam Kinh.
- Tìm hiểu về những di tích hiện còn.
- Tìm hiểu về các giá trị của khu di tich lịch sử văn hóa Lam Kinh.

6


- Bước đầu đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch ở khu di tích và đề xuất
một số giải pháp khai thác có hiệu quả du lịch ở khu di tích Lam Kinh.
6. Bố cục của khóa luận.
Ngoài phần mở đầu,, kết luận, tài liệu tham khảo, phục lục, nội dung chính
của đề tài được trình bày qua 3 chương:

Chương 1: Khái quát về khu di tích lịch sử văn hóa Lam Kinh và lễ hội
Lam Kinh.
Chương 2: Những giá trị của khu di tích lịch sử văn hóa Lam Kinh.
Chương 3: Thực trạng và các giải pháp khai thác có hiệu quả du lịch khu di
tích lịch sử văn hóa Lam Kinh.

7


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA
LAM KINH
1.1.Vị trí, lịch sử hình thành và tồn tại của khu di tích lịch sử văn hóa
Lam Kinh.
Lam Kinh (hay còn gọi là Tây Kinh) thuộc địa bàn xã Xuân Lam, huyện
Thọ Xuân, cách thành phố Thanh Hóa 52km về phía Tây Bắc.
Năm 1427, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành toàn thắng, triều đại nhà Lê
được thiết lập. Cũng như thời Lý-Trần trước đây, Lê Lợi và các vua nối nghiệp
đã nghĩ ngay đến việc xây dựng quê hương, đất tổ - đất Lam Sơn lịch sử thành
một “ kinh”.
Lam Kinh có tên gọi từ khi nào thì chưa có sự thống nhất. Nhà nước Lê sơ
tồn tại đúng một trăm năm ( 1428-1527) thời gian ấy không quá ngắn nhưng văn
hóa vật thể mà nó để lại đến nay còn quá ít, lại tập trung ở Thanh Hóa.
Có thể thời Lê sơ, Lam Kinh đã được xây dựng với mục đích tế lễ, bởi sau
khi Lê Lợi mất mới thấy sử sách ghi chính thức về việc xây dựng điện Lam
Kinh. Lam Kinh là sơn lăng cấm địa, có tẩm thờ để nhà nước tổ chức tế lễ.
Tại đây, các cung điện được xây dựng trong các năm 1428, 1434, 1448,
nhiều Vua và Hoàng Hậu sau khi mất được đưa về Lam Kinh an táng. Lam Kinh
còn là lãnh cung để mỗi khi các vua Lê về bái yết sơn lăng hoặc tuần du phía
nam về nghỉ ngơi.

Lam Kinh ngày nay thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Nằm bên tả ngạn sông Chu, sử cũ chép rõ: “ Lam Kinh nhà Lê ở phía tây núi
Lam Sơn tại xã Quảng Thị, huyện Thụy Nguyên. Phía nam trông ra sông Lương

8


(sông Chu), phía bắc gối vào núi. Đầu đời Thuận Thiên lấy đất này làm Tây
Kinh, cũng gọi là Lam Kinh. Xây dựng cung điện trông ra sông, đằng sau cung
điện có hồ lớn, giống hồ Kim Ngưu, các khe núi đổ vào hồ này, lai có khe nhỏ
bắt nguồn từ hồ chảy qua trước điện ôm vòng lại như hình cánh cung, bắc cầu
lợp ngói ở trên khe. Đi qua cầu mới tới cung điện. Khoảng từ đời Cảnh Hưng
nước sông xói mạnh, Ngô Thì Sĩ sai đóng cọc , kè gỗ và xe đất, chở đá để đắp
giữ. Sau khi nhà Lê mất thì chỗ này lở gần hết, chỉ còn mộ cũ”[19,31].
Việc xây dựng điện Lam Kinh cũng được tiến hành một cách quy mô từ sau
khi Lê Lợi mất, Toàn thư chép “ Các quan theo hầu về Tây Kinh dựng điện Lam
Kinh’’[3,12].
Ngoài ít dòng sơ sài đó, sử sách không ghi nhiều và cụ thể về các lần xây
dựng. Phan Huy Chú trong “ Lịch triều hiến chương loại chí” có ghi chép tỉ mỉ
hơn: “ Điện Lam Kinh đằng sau gối vào núi, trước mặt trông ra sông, bốn bên
nước non xanh biếc, rừng rậm um tùm. Vĩnh lăng của Lê Thái Tổ, Chiêu lăng
của Lê Thái Tông và các lăng của nhà Lê ở đây cả, lăng nào cũng có bia. Sau
điện lấy Tây Hồ làm “não’’ giống như hồ Kim Ngưu, hồ rất rộng lớn, nước ở
các ngã chảy vào đó cả, có con sông phát nguồn từ hồ ấy, chạy vòng trước mặt.
Lòng sông có nhiều viên đá tròn và nhẵn trông rất xinh xắn nhưng không ai dám
lấy trộm. Lại có lạch nước nhỏ chảy từ bên tay phải trước điện, ôm vòng lại như
cánh cung. Trên điện có cầu giống như Bạch Kiều ở Giang Đình điện Vạn ThọĐông Kinh, đi qua cầu mới tới điện, nền điện rất cao, hai bên cảnh mở rộng,
dưới làn điện có làn nước phẳng giống như trước điện để vua coi chầu, ngoài
cửa Nghinh Môn có hai con chó ngao bằng đá, tục truyền là rất thiêng. Điện làm
ba ngôi liền nhau, kiểu chữ công mẫu mực theo như kiểu miếu ở kinh sư, theo

từng bậc mà lên, rồi từ đây trông xuống thì thấy núi khe hai bên tả, hữu cái nọ
cái kia vòng quanh, thật là tốt chỗ để xây dựng cơ nghiệp”[3,33].

9


Như vậy thì có thể ngay khi Lê Lợi đang ở ngôi, Lam Kinh đã có những
công trình xây dựng bước đầu với mục đích tế lễ, còn lần xây dựng năm 1433,
sau khi Lê Lợi mất có lẽ là xây dựng chính điện Lam Kinh. Sau này có những
Vua và Hoàng Hậu khi chết tuy không an táng ở Lam Kinh nhưng vẫn lấy Lam
Kinh làm nơi thờ cúng.
Việc tiên hành xây dựng điện Lam Kinh được xây dựng nhiều lần trong
khoảng năm từ 1428 - 1527. Lúc đầu việc xây dựng điện Lam Kinh cón sơ sài
nhằm lấy chỗ tế tự, cất đặt lăng mộ các vua Lê, về sau mới được xây cất thành
cung điện theo quy mô triều đình.
Năm 1434, vua Lê Thái Tông, lúc ấy mới lên ngôi đã sai quan là Lê Nhữ
Lãm đến Lam Kinh xây dựng miếu Cung Từ Thái Mẫu (vợ vua Lê Thái Tổ, bà
Phạm Thị Ngọc Trần). Cũng năm này điện Lam Kinh bị cháy, 14 năm sau, tức là
vào tháng 9 năm 1448 vua Lê Nhân Tông xuống chiếu cho Thái Úy là Lê Khả,
các cục bách tác làm lại miếu điện ở Lam Kinh. Chưa đầy một năm sau vào
tháng 2 năm 1449 việc xây dựng điện đã hoàn thành.
Theo ghi chép trong cuốn “Tộc phả họ Lê” ở làng Yên Phú, xã Gia Phạm,
huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên thì vào năm đại chính thứ 2 (1531) nhà Mạc,
Mạc Đăng Doanh vì muốn xóa sạch ảnh hưởng của nhà Lê mà sai các tướng
Mạc Công Chính tước Hùng Viễn hầu và tướng Nguyễn Tiến Dụng tước Văn
Khuê Bá đem thủy quân theo sông Mã, sông Chu đến Lam sơn đốt phá làng
xóm và hủy hoại điện Tây Kinh, nơi có cung miếu và mộ táng của các vua Lê,
nhà của các hoàng tộc, công thần của nhà Lê cũng bị phá…làm cho thôn xóm ở
Lam Sơn trở nên tiêu điều.
Thời nhà Nguyễn, vua Gia Long (1802-1819) cho xây dựng điện Hoàng

Đức ở làng Kiều Đại xã Bố Vệ, tổng Bố Đức, phủ Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa để
thờ phụng các vị Hoàng Đế và Hoàng Hậu thời Lê, vì vậy khu Lam Kinh ngày
10


càng trở nên hoang phế, măc cho gió núi, mưa ngàn và con người hủy hoại. Năm
1933, ông Trần Hưng Dẫn người Hành Thiện - Nam Định đã đóng góp tiền công
cùng với nhân dân làng Cham xây dựng lại lăng vua Lê Thái Tổ, làm con đường,
xây cổng vắt ngang sông Ngọc, làm đường vào khu trung tâm của Lam Kinh.
Năm 1961, bộ văn hóa cho xây dựng ngôi nhà che tấm bia Vĩnh Lăng, đây
là tấm bia làm bằng đá trầm tích biển, bia do Nguyễn Trãi soạn, nội dung viết vế
quê hương, gia tộc và thân thế, sự nghiệp của vua Lê Thái Tổ.
Năm 1995, nhân kỷ niệm 600 năm ngày sinh của vị Hoàng Đế anh hùng dân
tộc Lê Lợi, tỉnh Thanh Hóa đã cho tu sửa một số hạng mục công trình trong khu
di tích Lam Kinh như: đắp lại đôi rồng thềm ở trước chính điện, dựng lại tẩm bia
ở lăng Khôn Nguyên (lăng bà hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao) bị đổ, tu sửa
nhà bia Vĩnh Lăng.
Do khu di tích lịch sử văn hóa Lam Kinh có giá trị to lớn về mặt lịch sử, văn
hóa dân tộc, ngày 22 tháng 10 năm 1999, thủ tướng chính phủ đã ra quyết định
số 609/ TTg phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể về tu bổ, phục hồi và tôn tạo
khu di tích lịch sử văn hóa Lam Kinh.
1.2. Các công trình điện miếu khu trung tâm Lam Kinh
1.2.1. Ngọ Môn
Ngọ Môn còn được gọi là Nghi Môn được làm theo kiến trúc cổ với sự ảnh
hưởng của văn hóa Phật giáo và nằm ngay phía trước sân rồng. Trước cổng Ngọ
Môn có hai con Nghê đá canh được dựng cách nhau 5,1m, mỗi con đều được tạc
liền đế, móng đặt được xây bằng gạch và đá. Con Nghê bên trái dài 0,59m. Con
bên phải dài bằng con bên trái, chiều cao là 0,72m. Thân Nghê được trạm khắc
và trang trí nhiều hình xoắn tượng trưng cho lông dài, giữa các lớp lông xoắn
được trang trí hình ngọn lửa dài, lượn sóng giống như những áng vân mây cách


11


điệu, cổ đeo vòng. Nghê có bờm được thể hiện bằng những nét chạm khắc xoắn
chải, nét mặt thể hiện rất rõ. Trán và lông mày tạc nổi, mũi rộng, bằng, mắt tròn,
môi hở để lộ hàm răng đều đặn, với hai răng nanh của hàm trên ở hai bên, đầu
vươn về phía trước, trông dữ tợn như đang trong tư thế canh phòng giống như ở
các di tích mang tính chất tôn giáo. Trước hai Nghê có hai tấm đá được tạc hình
tròn có đường kính 70cm ở phía trong, ngoài là hình chữ nhật tượng trưng cho
hai vầng nhật, nguyệt. Toàn bộ cổng Ngọ Môn có chiều rộng 12m, dài hơn 14m
lên đến thềm tam cấp. Nền Ngọ Môn rộng 11m, dài 14,1m với 3 lối vào, lối ở
giữa rộng nhất với 3,5m, hai lối đi hai bên thu hẹp dần và đều nhau là 2,7m.
Cổng có 4 cột chính ở giữa rất lớn với đường kính chân tảng là 75m.
Căn cứ vào các số liệu trên cho thấy, Ngọ Môn là công trình liến trúc hoành
tráng, được xây dựng cơ bản theo kiểu kiến trúc cổ tam quan của văn hóa phật
giáo. Hai đầu hồi của cổng Ngọ Môn sát với thành nội của điện Lam Kinh.
1.2.2. Sân Rồng.
Sân Rồng là một trong những công trình chính trong khu trung tâm của điện
Lam Kinh, được bố trí xây dựng ngay sau cổng Ngọ Môn. Nơi đây là một khu
đất rộng và bằng phẳng trải rộng khắp bề ngang của chính điện. Với tổng diện
tích trên 3.000m2, hai bên sân rồng trải đến thềm của hai nhà Tả Vu, Hữu Vu.
Sân có chiều rộng là 58.5m, dài 60.5m với tổng diện tích là 3539,25m 2. Xưa kia
sân được lát bằng gạch, đến nay đã bị hùy hoại qua thời gian và trở thành một
thảm cỏ rộng. Hiện sân Rồng đang được ban quản lý dự án tu bổ và phục hồi các
công trình văn hóa cho phục hồi lại.
1.2.3. Thềm Rồng
Phía trên sân Rồng là thềm Rồng hay còn được gọi là Cửu Trùng. Cửu
Trùng có chiều rộng là 5,64m với 9 bậc và 3 lối lên xuống, lối đi ở giữa rộng
nhất là 1,84m, hai lối đi hai bên cùng rộng 1,21m. Hai bên lối đi giữa được tạc

12


hai rồng trang trí theo phong cách văn hóa nho giáo đương thời. Thân Rồng tạc
tròn, uốn lượn và được trang trí hoa văn hình đao mác lứa trên sóng xoắn dài.
Đầu Rồng có bờm dài, nét trang trí đôi râu xoắn,cằm có râu dài xoắn hình vặn
thừng, tay Rồng giống như bàn tay người đang nắm lấy râu phần dưới dặt trên
một viên ngọc nên thường gọi là long hí châu (Rồng vờn ngọc).
Hai bức lan can phía ngoài của hai lối đi hai bên mỗi bức có chiều dài 4,1m,
được tạc từ hai tấm đá xanh nguyên khối được gọi là hai bức long vân (tức mây
hóa rồng). Hai mặt của hai bức long vân được trang trí hình vân mây, giữa các
hình vân mây là các ngọn lửa. Nét trạm khắc ở đây thấp, đều, uyển chuyển uốn
tựa hình cánh hoa và kết thúc bằng hai hình xoắn mây, tạo cho phần trên của lan
can dáng lượn sóng uyển chuyển, độc đáo. Hai dải viền trang trí ở giữa và phía
trong lan can chạm thành một đướng thẳng dốc xuống, trang trí hoa văn họa tiết
hình hoa chanh. Cùng với hoa văn hình cúc dây, loại hình hoa văn này xuất hiện
từ thời Lý, Trần trong các công trình điêu khắc nghệ thuật kiến trúc được ưa
chuộng ở Việt Nam lúc bấy giờ nên có thể coi đây là nết văn hóa truyền thống
tiêu biểu còn được lưu giữ lại sau này. Niên đại của thềm rồng được xác định là
vào đầu thời Lê sơ.
1.2.4. Chính Điện
Qua sân rồng, bước lên thềm rồng là đến khu chính điện. Chính điện là một
khu nhà được bố cục trên một doi đất cao 1,8 m so với sân rồng, có hình chữ
công trong chữ Hán. Tổng diện tích của khu chính điện là 1.645.04 m.
Ngày 21 tháng 2 năm Bính Tý (1456), trong lần về thăm quê hương và bái
yết Sơn lăng, vua Lê Nhân Tông đã đặt tên cho điện phía trước là Quang Đức,
điện giữa là Sùng Hiếu và điện phía sau là Diên (Diễn) khánh. Hai điện Quang
Đức và Diên Khánh đều có 9 gian, gian giữa rộng nhất là 5m, hai gian đầu hồi
chỉ rộng 2m tạo thành hành lang bao quanh cả 3 điện. Theo kết quả khai quật
13



khảo cổ học năm 2000, thì điện Quang Đức và điện Diên Khánh có nền dài
38,6m, rộng 18,6m với tổng diện tích là 717,96m 2. Điện Sùng Hiếu có chiều dài
là 13,5m, rộng 17m với diện tích là 229,5m2.
Chính điện là một công trình kiến trúc gỗ có quy mô lớn ở Lam Kinh, hàng
cột cái của 3 điện có đường kính là 62cm, điện xưa có hai tầng mái với 138 chân
tảng.
1.2.5. Thái Miếu
Phía sau khu chính điện, ngay cửa giữa phía sau của điện Diên Khánh có
một lối ra, mỗi bên trang trí một lan can thân hình rồng, đuôi hình con sóc. Tiếp
theo là sân Thái Miếu có hình cánh cung với chiều dài là 177m, sân được lát
bằng gạch vuông.
Sau sân là 9 tòa miếu, nơi thờ các Thái Hoàng, Thái Phi. Thái miếu hay còn
được gọi là 9 miếu, cửu tẩm hoặc liệt miếu. Nói đến Thái Miếu thì ta thấy đã
xuất hiện từ rất sớm,vào thời nhà Lý tức thế kỷ XI đã thấy xuất hiện và mãi đến
sau này chức năng của nó cũng chỉ là nơi thờ cúng nên Thái Miếu của nhà Hậu
Lê ở Lam Kinh là nơi thờ cúng tổ tiên dòng tộc nhà Lê và các vị vua cũng như
các Hoàng Hậu thời Lê sơ. Vì vậy, đây cũng là nơi diễn ra các “Quốc lễ” như:
mỗi khi các vị vua Lê đi đánh trận, thắng trận trở về, muốn ăn mừng thì phải đến
đây bố cáo tổ tiên rồi mới được ăn mừng hoặc các hoàng tử trước khi lên ngôi,
ngoài việc bố cáo thiên hạ thì cũng phải về đây bố cáo tổ tiên rồi mới được lên
ngôi. Vì vậy, vua Lê Thánh Tông còn đặt cho Thái Miếu một tên khác nữa là
Thanh Miếu.
Mỗi nền của các tòa miếu có diện tích gần bằng nhau với chiều dài là 16m,
rộng 12,5m, diện tích là 200m2 và mỗi tòa miếu gồm có 3 gian, 36 hàng cột.
Tổng diện tích của 9 tòa là 1800m 2. Gạch lát nền là loại gạch vuông lát chéo,
giữa mỗi tòa Thái Miếu đều có một lối đi rộng khoảng 4m cũng được lát gạch.
14



Trước mỗi tòa miếu đều có một lối lên xuống gồm 5 bậc, hai bên lan can tạc
hai rồng bằng một khối đã nguyên khối. Rồng ở đây uốn lượn và có hình dáng,
phong cách tạo tác giống đôi rồng ở thềm rồng.
Chín tòa miếu được xây dựng nối liền nhau theo kiểu hình cánh cung và ôm
lấy khu chính điện.
1.2.6. Những lăng mộ, bia ký vua và Hoàng Thái Hậu
1.2.6.1. Lăng mộ vua Lê Thái Tổ
Lăng vua Lê Thái Tổ gọi là Vĩnh Lăng. Vĩnh Lăng được xây dựng trên
một dải đất bằng phẳng ở phía nam Du Sơn (tức núi Dầu), cách thành điện phía
bắc Lam Kinh 50m về phía nam, nằm trên trục Bắc - Nam giữa núi Dầu và núi
Chúa tạo thành thế Bắc Sơn hậu chẩm, Nam Sơn tiền án. Bên trái có núi Phú
Lâm và núi Hổ, bên phải có núi Hướng và núi Hàm Rồng tạo thành hai cánh
tay ngai với thế “ long chầu hổ phục”. Trước mặt Vĩnh Lăng là dòng Lương
Giang (sông Chu) uốn cong hình vòng khuyên, ôm lấy mặt tiền Vĩnh Lăng,
chiều dòng chảy từ phải qua trái tạo nên thế tụ thủy. Theo cách nhìn của thuyết
phong thủy thì có thể thấy Vĩnh Lăng được chọn ở một thế đất rất đẹp, phía
trước có minh đường rộng rãi, lại có Chu Sơn và Mục Sơn làm tiền án, phía sau
gối tựa là Du Sơn. Hai bên tả, hữu có hai dãy núi tạo thế long chầu hổ phục.
Đối diện gần lại có sông làm bạch hổ. Qủa là một vùng đất có vượng khí tốt
tươi, núi sông kỳ thú, là điểm huyệt quan trọng và thần diệu nhất trong khu sơn
lăng Lam Sơn.
Bố cục và phong cách mai táng của Vĩnh Lăng đơn giản nhưng vẫn thể hiện
được sự tôn nghiêm pha lẫn nét tự nhiên và trang nhã. Lăng được đắp hình lập
phương với cạnh 4m40, cao 1m80. Xung quanh trước kia được xây chèn bằng
gạch thường nên sụt lở do sự xâm thực và phá hủy của thảo mộc, nay được ốp
thêm đá mục nhám bên ngoài. Trước lăng, hai bên có hai hàng tượng giống đá có
15



tác dụng trông coi khu lăng mộ này. Ở vị trí gần lăng nhất là hai tượng quan hầu,
bên trái là quan văn, bên phải là quan võ. Kế tiếp hai tượng quan hầu hai bên là
bốn đôi con giống đối nhau theo thứ tự là hai con sư tử, ngựa, tê giác, hổ. Trước
lăng 70cm có một hương án bằng đá để đặt bát hương và lễ vật. Giữa hai hàng
tượng chầu vào là một lối đi rộng quen gọi là đường thần đạo có chức năng “
trấn mạch”, tức trừ quỷ để khu lăng mộ được yên tĩnh.
Bia Vĩnh Lăng
Bia Vĩnh Lăng nằm cách lăng mộ khoảng 30m đường chim bay. Nền
dựng bia là một gò đất cao thoai thoải gần Tây Hồ, mặt tiền của bia nhìn về
hướng nam. Bia được làm bằng đá trầm tích biển nguyên khối với chiều cao là
2m79, rộng 1m94, dầy 0m27, đặt trên lưng một con rùa cỡ lớn cũng được làm
bằng đá trầm tích biển nguyên khối có chiều dài 3m46, rộng 1m94, cao 0m90 kể
cả đế. Thân rùa hiện còn lưu lại nhiều dấu vết rõ nét của các loài nhuyễn thể
sống trong nước như trai, sò, hến.. bám vào tạo thành vết. Xưa kia có nhà bia che
nhưng do bị cháy chỉ còn lại có chân tảng đá. Năm 1961, nhà nước đã cho xây
dựng lại nhà bia với 2 tầng 8 mái cong cong lợp ngói mũi hài và 16 hàng cột,
mỗi góc 4 hàng cột theo kiểu kiến trúc thời Lê sơ.
Niên đại của bia đã được xác minh qua văn bia là vào tháng 10 âm lịch
năm Thuận Thiên thứ 6 năm Qúy sửu (1433). Bia Vĩnh Lăng là một tài liệu quý
giá để nghiên cứu về bia và nghệ thuật, điêu khắc, trang trí bia ở Việt Nam thời
Lê sơ.
Trán bia được trang trí một hình vuông, bên trong là một hình tròn tượng
trưng cho trời và đất. Xung quanh là những áng vân mây cách điệu tinh tế, phía
trong chính giữa là một con rồng nhìn thẳng, chân uốn khúc uyển chuyển quanh
hình mặt trời biểu trưng cho thiên tử, do sự giao hòa của trời đất sinh ra. Hai
cánh cung hai bên của hình vuông và hình tròn khắc hai rồng đang vươn mình
16


chầu vào với vẻ tôn kính. Trên nền trang trí loáng thoáng hình những áng vân

mây. Hai bên diềm bia, tính từ đỉnh bia xuống đấy bia mỗi bên trang trí 9 nửa
hoa văn hình lá đề, trong mỗi 9 nửa hoa văn hình lá đề là 9 rồng chầu uốn theo lá
đề vươn đầu lên trên nối tiếp nhau. Xen lẫn với hoa văn hình lá đề và hình rồng
chầu là hoa văn hình cúc dây với nghệ thuật chạm khắc tinh xảo và độc đáo.
Dưới đáy bia trang trí hoa văn hình sóng nước, phía trên hoa văn hình sóng nước
được trang trí các hình người cách điệu đang ngồi niệm phật. Nội dung văn bia
do Nguyễn Trãi phụng soạn. Vũ Văn Phỉ là người khắc chữ lên bia.
Văn bia là một kiệt tác văn chương, ngắn gọn, cô đọng, súc tích nhưng đã
mô thuật đầy đủ về gia tộc, thân thế, sự nghiệp và công đức của vua Lê Thái Tổ.
Đặc biệt, bài văn bia đã nói lên được lòng khoan dung, nhân ái, từ thiện của vua
đối với quân thù khi bị bại trận phải đầu hàng và đối với lê dân.
Bia Vinh Lăng là một công trình nghệ thuật điêu khắc quý giá về nhiều
lĩnh vực, có ý nghĩa lớn trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam thời Lê sơ.
1.2.6.2. Lăng mộ và bia Hựu Lăng ( vua Lê Thái Tông)
Hựu Lăng nằm về phía Đông Bắc, phía tả Vĩnh Lăng, cách Vĩnh Lăng hơn
800m, nằm trên giữa điểm cao của rừng Phú Lâm.
Bố cục và phong cách mai táng cũng như cách xắp xếp tượng quan hầu,
tượng giống đá và đường thần đạo của Hựu Lăng gần giống với Vĩnh Lăng của
vua Lê Thái Tổ, riêng lăng của Lê Thái Tông được xây theo hướng đông lệch
nam 15 độ. Hai tượng quan hầu ở Hựu Lăng có kích thước rất nhỏ, chiều cao đo
được là 63cm, hai hổ khác với hổ lăng Lê Thái Tổ. Hổ ở đây đuôi rất dài, ngồi
theo tư thế hổ chầu, hai chân trước chống thẳng, thân hổ dài 92cm. Tê giác bụng
thon, chân cao, thân dài 82cm, cao 50cm.

17


Tuy không còn nguyên vẹn như xưa nhưng với những gì còn lại hiện nay
ta có thể xác minh được niên đại và phong cách nghệ thuật ở Hựu Lăng là vào
thế kỷ XV với phong cách dân gian thể hiện trạng thái sinh động.

Bia Hựu Lăng
Bia Hựu Lăng được bố trí trên một khoảng không gian hẹp hơn so với bia
Vĩnh Lăng. Lăng được đặt trên một gò đất cao của rừng Phú Lâm. Bia dựng trên
một gò đất thấp hơn về phía đông, cách lăng gần 100m. Bia hiện đã bị mất, chỉ
còn lại nền bia và rùa vẫn còn nằm nguyên vị trí ban đầu. Căn cứ vào vị trí của
rùa cho thấy giữa lăng và bia đều lấy theo hướng đông lệch nam 15 độ. Rùa thân
dài 1m41, rộng 1m09, cao 17cm, mai rùa không chạm khắc hoa văn. Qua lỗ
móng và kích thước khuôn bia trên lưng rùa cho ta thấy được bia rộng 80cm.
Theo tỉ lệ thông thường giữa chiều cao và chiều rộng của các tấm bia ở sơn lăng
Lam Kinh thì ta có thể xác định được bia Hựu Lăng cao khoảng trên 1,2m.
1.2.6.3. Lăng mộ vua Lê Thánh Tông ( Chiêu Lăng)
Chiêu Lăng nằm ở bên tả Vĩnh Lăng lệch về phía đông nam, cách Vĩnh
Lăng 700m và cách lăng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Dao 100m về phía tây nam.
Chiêu Lăng dược xây theo hướng nam trên một khoảng đất rộng có độ dốc thoai
thoải ở phía nam gò Đình, thuộc địa phận làng Phú Lâm, xã Xuân Lam, huyện
Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.
Chiêu Lăng cùng hướng với Vĩnh Lăng, cách bố trí tượng quan hầu và con
giống đá hai bên đường thần đạo cũng tương tự Vĩnh Lăng, tuy nhiên về quy mô
của Chiêu Lăng nhỏ hơn Vĩnh Lăng. Nếu như ở Vĩnh Lăng có hổ chầu thì ở
Chiêu Lăng thay bằng voi phục. Nghệ thuật chạm khắc tượng và con giống đá ở
Vĩnh Lăng mang đậm nét văn hóa cung đình. Thân tê giác ở Chiêu Lăng trang trí
hoa văn với 3 vằn đục sâu phía mông, nhựa có chiều cao đến đầu là 73cm, có
yên cương. Nghê trong tư thế quỳ được đục với đế dày 17cm, thân nghê dài
18


83cm, cao 24cm cũng trong tư thế quỳ, đuôi uốn mềm cuộn tròn, hoa văn được
chạm khắc thành rãnh sâu uốn lượn mềm mại. Voi trong tư thế quỳ với chiề cao
là 44cm, thân dài 83cm, chiều ngang là 32cm. Các con giống ở đây cũng có kích
cỡ tương đương với các con giống khác trong các lăng mộ ở Lam Kinh. So sánh

với các lăng mộ khác ở Lam Kinh ta thấy được các tượng và con giống ở Chiêu
Lăng giống với lăng Khôn Nguyên Chí Đức của Thái Hậu Ngô Thị Ngọ Dao
nhất, với đặc trưng là các con giống và tượng ở hai khu lăng mộ này có hình
dáng béo mập, bụng trông rất đầy đặn. Điểm đáng chú ý ở đây là tất cả các lăng
mộ ở Lam Kinh thì Chiêu Lăng là còn tương đối nguyên vẹn nhất.
Bia Chiêu Lăng
Bia Chiêu Lăng được dựng trên một khoảng đất cao và bằng phẳng. Nơi
đây thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, cách bia Khôn Nguyên Chí Đức
khoảng 300m về phía tây nam. Bia là một tấm đá nguyên khối cao 2,76m, rộng
1,84m, cao đến đầu là 0.69m, cao đến lưng rùa là 0,50m. Rùa đầu ngẩng cao
trong tư thế vươn về phía trước, chân có 5 móng, lưng rùa được trang trí hoa văn
hình lá đề, vân mây đơn giản.
Trán bia được trang trí 3 rồng: con rồng ở giữa lớn nhất, hai con hai bên
hình cánh cung nhỏ hơn đang đối chầu vào nhau. Rồng ở đây được trang trí hình
đao mác dài hai bên, chân có 5 móng, vuốt dữ dằn. Diềm bia tính từ điểm bia
xuống cũng được trang trí mỗi bên 6 rồng nổi, luôn uốn hình yên ngựa, đuôi hình
cá chuối với tư thế đang vươn lên như ở bia lăng Khôi Nguyên. Đáy bia trước
trang trí hai bên, mỗi bên 3 rồng đối nhau nối đuôi chầu vào giữa. Tất cả rồng ở
đây đều uốn lưng hình yên ngựa và đuôi cá chuối. Hai bên hông bia mỗi bên
trang trí một hình rồng lớn trong tư thế đang vươn lên, dưới đuôi rồng trang trí
hoa văn hình tam sơn trên sóng nước, trên tam sơn là hình vân mây. Tam sơn ở

19


đây như là một gạch nối liền giữa trời và đất, trên đầu rồng chạm khắc hoa văn
hình những ngọn lửa đang vươn lên, đáy bia phía sau trang trí hình sóng nước.
Mặt sau bia khắc bài thơ viếng Thánh Tông của con trưởng là vua Lê
Hiến Tông. Bia dựng vào năm Mậu Ngọ, niên hiệu Cảnh Thống thứ nhất (1498).
1.2.6.4. Dụ Lăng và Lam Sơn Dụ Lăng bia (vua Lê Hiến Tông)

Dụ Lăng nằm về bên hữu và cách Vĩnh Lăng gần 300m về phía tây. Dụ
Lăng còn được nhân dân quanh vùng gọi là lăng Bảo Lạc. Dụ Lăng được xây
dựng theo hướng nam trên một khu đất cao thoai thoải về phía nam, sau lưng là
phía bắc có núi Dầu làm hậu chẩm, phía nam trước lăng có sông Chu với dòng
chảy uốn cong về bờ nam bao lấy mặt tiền của lăng, tạo thế minh đường rộng rãi,
Dụ Lăng nằm trên bờ nam của sông Chu. Mặt tiền chính của lăng có núi Mục
làm tiền án, bên hữu có núi Hàm Rồng và núi Hướng chầu về, phía bên phải có
núi Phú Lâm và núi Gò Đình tạo thành cánh tay ngai bên tả.
Về vị trí mai táng, Dụ Lăng được bố trí trên thế đất rộng rãi, thoáng mát,
sơn thủy hữu tình. Cách bố trí tượng quan hầu và các con giống đá hai bên
đường thần đạo về cơ bản cũng tương tự như cá lăng khác ở Lam Kinh. Lăng
cũng được xây hình lập phương có cạnh 4,50m, cao 1,10m. Hai bên đường thần
đạo trước lăng là hai tượng quan hầu tả - hữu, tiếp đến là hai hàng con giống đối
nhau chầu vào đường thần đạo. Thứ tự sắp đặt khác với các lăng khác ở Lam
Kinh. Ngựa cao 50cm, dài 76cm, voi trong tư thế quỳ, cao 46cm, thân dài 77cm,
nghê trong tư thế đứng, cao 46cm, thân dài 76cm, hai chân trước được chạm
khắc hình ngọn lửa, tê giác trong tư thế đứng, cao 46cm, thân dài 73cm, chiều
ngang thân rộng 26cm.
Nghệ thuật tạc tượng tròn ở Dụ Lăng thê hiện văn hóa cung đình khá đậm
nét. Ngựa và voi đều có yên cương, nghê, tê giác đều có bành. Mũ quan văn và

20


quan võ đều có đai che gáy cổ. Tất cả tượng ở đây đều được chạm khắc cầu kỳ,
tỉ mỉ và chau chuốt.
Lam Sơn Dụ Lăng bia
Bia Dụ Lăng dược dựng trên điểm cao nhất của một gò đất phía tây nam
của Dụ Lăng. Cách Dụ Lăng khoảng 80m, cách đường trục Bắc Nam của Dụ
Lăng về phía tây khoảng 100m. Bia là một tấm đá nguyên khối dựng trên lưng

con rùa khá lớn theo hướng nam chếch đông 15 độ với kích thước rộng 1,90m,
cao 2,78m, dày 27cm. Rùa dài 2,64m, rộng 1,83m, cao từ chân đến đầu là 67cm,
cao từ chân đến đế lưng rùa là 0,50cm.
Nội dung văn bia do Nguyễn Nhân Thiếp là quan Gia Hành đại phu, Đông
Các Đại Học Sĩ Khuông Mỹ Doãn, Phạm Thịnh là quan Lễ Bộ hữu thị lang ,
vâng mệnh soạn.
Trang trí trên văn bia tương tự như Chiêu Lăng của Lê Thái Tông. Trước
kia bia không có nhà che, để bảo vệ tấm bia lâu dài, chống sự phong hóa và xói
mòn của nắng núi mưa ngàn nên sau này nhà nước đã cho xây dựng nhà bia che
bia, nền được lát bằng đá đục.
1.2.6.5. Kính Lăng và bia Kính Lăng ( Lê Túc Tông)
Kính Lăng dược xây trên đỉnh núi hổ’ sứ Ngọc Giăng Đèn, cách Vĩnh
Lăng 4 km về phía Đông Bắc, trước kia Kính Lăng thuộc địa phận làng Giao Xá,
huyện Thụy Nguyên, nay thuộc nông trường Sông Âm, thuộc địa phận xã Kiên
Thọ, huyện Ngọc Lặc.
Kính Lăng có thời gian bị hủy hoại nghiêm trọng do quá trình canh tác,
trồng trọt của nông trường. Sau 1994, khu di tích Lam Kinh được thủ tướng phê
duyệt dự án tu bổ, phục hồi và tôn tạo thì việc khảo sát, sưu tầm, nghiên cứu
được khẩn trương tiến hành và kết quả là đã xác định được chính xác quy mô, vị
21


trí, phương hướng và kích thước cụ thể của khu lăng mộ này. Việc tu bổ, phục
hồi được tiến hành và hoàn thành. Hiện mộ có hình lập phương, xung quanh
được xây tường bao nền được lát bằng gạch bát. Đường thần đạo lát bằng đá
xanh lục, mộ cũng được ốp bằng loại đá này. Kính Lăng được xây dựng theo
hướng nam chếch đông 15 độ. Tượng quan hầu và các con giống đá hai đường
thần đạo được sắp xếp tương tự như Dụ Lăng. Hai tượng quan hầu cao 86cm,
ngựa cao 47cm, dài 80cm, voi quỳ cao 47cm, dài 77cm, nghê cao 45cm, thân dài
73cm, tê giác cao 50cm, dài 80cm, đuôi cụp xuống và được trang trí hoa văn

xoay tròn, các ngón chân được thể hiện khá rõ ràng.
Bia Kính Lăng
Bia Kính Lăng được dựng trên một mảnh đất bằng phẳng thuộc phía Đông
Nam, cách Kính Lăng khoảng 300m và cách trung tâm Lam Kinh khoảng 4km
về phía Tây Nam.
Bia là một khối đá nguyên với kích thước rộng 1,90m, cao 2,64m dày 30
cm được dựng lên trên một con rùa lớn với thân dài 3,35cm rộng 2, 95cm, cao
43cm. Diềm bia tính từ đỉnh trán bia sang hai bên, mỗi bên trang trí 6 rồng chầu
giống như ở bia Dụ Lăng của vua Lê Hiến Tông.
Nội dung văn bia do Đàm Văn Lễ, Nguyễn Nhân Thiếp, Trình Chí Sâm
vâng mệnh vua Lê Uy Mục soạn. Bia được dựng vào tháng 3 năm Đoan Khánh
thứ nhất (năm 1505).
1.2.6.6. Lăng Khôn Nguyên Trí Đức và bia (Thái hậu Ngô Thị Ngọc
Dao).
Lăng Thái Hậu được xây ở 1 khu đất thuộc phía Đông Lam Kinh, cách
Vĩnh Lăng 700m, cách Hựu Lăng 100m về phía Nam. Nơi đây được gọi là Gò
Đinh hay Xà Đàm (Đầm Rắn), cách trung tâm Lam Kinh gần 1 km về phía Đông

22


Bắc. Theo lời kể của dân gian thì nơi táng Hoàng Thái Hậu là một thế đất có
hình con rắn, vị trí của lăng mộ được đặt ở vị trí đầu của con rắn. Lăng được xây
theo hướng Đông Tây. Mộ được cấu trúc theo hình lập phương. Ban đầu, mộ
được xây bằng gạch nền và ốp đá vào mộ. Về quy mô, cấu trúc và cách bài trí ở
lăng Khôn Nguyên Chí Đức tương đối giống các lăng mộ khác ở Lam Kinh.
Tượng được đặt đối nhau hai bên đường thần đạo theo thứ tự từ trong ra ngoài là
hai tượng nữ quan hầu, tiếp đến là đôi tê giác, ngựa, nghê và cuối cùng là đôi
voi. Điểm khá đặc trưng và nổi bật trong khu lăng mộ này là sự xuất hiện của
tượng quan hầu nữ. Cách bài trí, sắp xếp thứ tự, kích thước các con giống đá ở

lăng mộ này giống Chiêu Lăng của Lê Thánh Tông. Tê giác cao 46cm, thân dài
98cm, chiều ngang thân là 28cm, ngựa cao 73cm thân dài 116cm, chiều ngang
thân 25cm, nghê quỳ trên đế cao 16cm, thân cao tính từ mặt đế lên là 24cm, voi
quỳ cao 44cm, thân dài 83cm, chiều ngang là 32cm.
Điều khác biệt rất đặc trưng giữa Lăng Khôn Nguyên Chí Đức và Chiêu
Lăng với các lăng mộ khác ở Lam Kinh là các con giống ở hai lăng này mập mạp
hơn, bụng to. Tê giác có trang trí 3 đường vằn sâu ở phía mông, voi và tê giác
đều không có bành. Tượng nghê được chạm khắc tinh xảo, phóng khoáng và
sinh động.
Bia Khôn Nguyên Chí Đức
Bia được dựng trên một khoảng đất rộng và bằng phẳng trên đỉnh gò đồi
đất cao phía trước lăng, lệch về hướng tây khoảng 150m. Bia dựng theo hướng
đông, phía trước mặt là cánh đồng khe đá, bia được tạc bằng đá nguyên khối với
chiều cao là 2,67m, rộng 1,90m, dày 0,28m, đặt trên lưng một con rùa được tạc
bằng đá nguyên khố có chiều dài là 2,65m, rộng 1,84m, cao 0,69m. Trước kia
không có nhà che bia, nay nhà bia đã được xây dựng để bảo vệ bia. Nhà bia được
xây dựng theo kiểu kiến trúc thời Lê với 4 mái cong, 8 hàng cột đỡ, bia khắc chữ
23


cả 2 mặt, hoa văn trang trí trên bia và và niên hiệu đã được xác minh. Bia dựng
năm Mậu Ngọ (1498), giữa trán bia được trang trí một hình rồng uốn khúc thành
một hình giữa phần trên hình vuông, mặt rồng nhìn thẳng, chân có 5 móng sắc
nhọn. Hai cánh cung 2 bên trang trí 2 rồng đối nhau chầu vào giữa. Diềm bia,
tính từ đỉnh bia xuống đế, mỗi bên trang trí 6 rồng lưng uốn hình yên ngựa trong
tư thế đang vươn lên. Đáy bia, mặt trước trang trí 3 đôi rồng đối nhau chầu vào
giữa, phía sau trang trí hình sóng nước, phía trên hình sóng nước được trang trí
hình tam sơn. Bia lăng Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Dao và bia lăng Lê
Thánh Tông trang trí tương đối giống nhau.
1.3. Lễ hội văn hóa Lam Kinh

Theo các tài liệu thi lễ hội Lam Kinh được mở ra từ khi vua Lê Thái Tổ lên
ngôi trở về bái yết sơn lăng (1428). Lễ hội Lam Kinh được tổ chức đầy đủ phần
lễ và phần hội với các điệu múa: “ Bình Ngô phá trận” và “ chư hầu lai triều”.
Thời Lê Thánh Tông đất nước thái bình, lễ hội Lam Kinh được tổ chức rầm rộ,
đông vui hơn. Sau đó các vua về “bái yết sơn lăng” ngày càng thưa, lễ hội Lam
Kinh kém phần rực rỡ và quy mô bị thu hẹp. Cho đến đầu thế kỷ XVI, đất nước
loạn lạc, nam bắc phân tranh, lễ hội Lam Kinh thu hẹp lại trong đền Cham (ở
làng Cham, sát Lam Kinh), bởi vì Lam Kinh nhiều lần bị đốt cháy, điện Lam
Kinh thời Tây Sơn thì không thể khôi phục lại được nữa. Khi nhà Nguyễn thống
nhất đất nước đã cho xây đền ở Bố Vệ và lễ hội Lam Kinh được chuyển về đây.
Ở Lam Kinh chỉ còn lễ hội đền Cham của làng Cham và các làng lân cận có quan
hệ thờ cúng vua Lê nữa mà thôi. Lễ hội Lam Kinh thực chất tồn tại từ năm 1428
đến năm 1511 là lần cuối cùng Lê Tương Dực bái yết sơn lăng, trong thời gian
gần 100 năm. Những lễ hội Lam Kinh thời xưa đã để lại trong lòng nhân dân
Thanh Hóa những tình cảm sâu sắc đối với nhà Lê.

24


Mỗi lần về Lam Kinh bái yết sơn lăng, các vua nhà Lê và các đại thần đã
mở ra không khí hội hè trong các cuộc đón rước long trọng. Các dòng họ nội và
ngoại của vua Lê, Hoàng Hậu, cung phi và các dòng họ của các vị thần phò giá
về Lam Kinh tổ chức đón rước, hội hè, gặp gỡ trong các gia tộc nhân dịp vua và
các đại thần về quê hương, tổ chức tế yết từ đường ở các dòng họ.
Ngày nay, lễ hội Lam Kinh vẫn được tổ chức long trọng. Phần lễ vẫn
diễn ra trang nghiêm, linh thiêng, vẫn có những nghi lễ như xưa nhưng giờ chỉ
còn là những nghi thức diễn lại mà thôi, không còn sự hiện diện của vua quan,
chỉ còn là hình thức. Tuy nhiên phần hội vẫn tưng bừng náo nhiệt, những trò
chơi xưa không còn diễn lại nữa, điều này không biết lý do vì sao, nhưng hàng
năm cứ gần đến ngày lễ hội thì không khí chuẩn bị của nhân dân Lam Sơn thật

náo nhiệt, tưng bừng. Nhân dân khắp nơi nô nức về đây thắp hương tưởng nhớ
công lao to lớn của vua Lê Thái Tỏ và vui chơi.
Lễ hội Lam Kinh hội tụ các nét văn hóa tiêu biểu của truyền thống văn
hóa dân tộc nhất là văn hóa thời Lê. Không có sự pha tạp của lễ hội phật giáo,
đạo giáo, thánh mẫu, nó vẫn còn nguyên sơ như buổi ban đầu nó sinh ra.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử thì Lam Kinh là nơi điều hành đất nước
khi vua Lê vi hành về quê, là nơi thờ cúng, giữ gìn phần mộ tổ tiên của dòng tộc
triều Lê. Lam Kinh đã trở thành trung tâm văn hóa của nước Đại Việt, nơi đây
hàng năm có lễ hội và tưng bừng đón rước vua quan nhà Lê, vùng nhân dân cả
nước hành hương về thỏa mãn tâm linh. Lễ hội ở giai đoạn này được xem là
quốc lễ, với phần lễ long trọng, uy nghiêm. Phần hội náo nhiệt, tưng bừng bằng
các trò diễn độc đáo như: Trò Xuân Phả, Bình Ngô phá trận, Chư hầu lai triều…
Nghiên cứu, tìm hiểu lễ hội Lam Kinh xưa sẽ rất bổ ích cho việc tiến
hành những kịch bản mới cho lễ hội Lam Kinh hiện đại, không xa với thời Lê.

25


×