Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Trường từ vựng ngữ nghĩa về tôn giáo và chiến tranh trong tiểu thuyết lịch sử của nguyễn xuân khánh luận văn thạc sĩ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.55 KB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN MẠNH HÙNG

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 60. 22. 02.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

TS. TRỊNH THỊ MAI


2

NGHỆ AN - 2012


MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU...........................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................6
3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu.....................12
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................13
5. Đóng góp của luận văn...........................................................13
6. Cấu trúc của luận văn.............................................................14
NỘI DUNG.....................................................................................15


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.............15
1.1. Từ và nghĩa của từ................................................................15
1.1.1. Từ.........................................................................................15
1.1.2. Nghĩa của từ........................................................................19
1.2. Đặc điểm hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa..........................26
1.2.1. Hệ thống trong ngôn ngữ..................................................26
1.2.2. Hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa..........................................28
1.3. Trường từ vựng - ngữ nghĩa................................................29
1.3.1. Khái niệm trường từ vựng - ngữ nghĩa .........................29
1.3.2. Các loại trường từ vựng - ngữ nghĩa..............................30
1.4. Tác giả Nguyễn Xuân Khánh và các tiểu thuyết lịch sử.34
1.4.1. Vài nét về Nguyễn Xuân Khánh......................................34
1.4.2. Về các tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh.. .36
1.5. Tiểu kết chương 1.................................................................39
Chương 2
TRƯỜNG TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA VỀ TÔN GIÁO
TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN XUÂN
KHÁNH..........................................................................................41
2.1. Các tiểu trường từ vựng - ngữ nghĩa về Tôn giáo trong
tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh..........................41
2.1.1. Trường từ vựng ngữ nghĩa về đạo Phật.......................41


4

2.1.2. Trường từ vựng ngữ nghĩa về đạo Mẫu.......................48
2.1.3. Trường từ vựng ngữ nghĩa về đạo Thiên Chúa...........52
2.2. Vai trò của trường từ vựng ngữ nghĩa về tôn giáo trong
tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh..........................56

2.2.1. Dẫn nhập.............................................................................56
2.2.2. Vai trò của trường từ vựng về tôn giáo trong việc thể
hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm......................................57
2.2.3. Vai trò của trường từ vựng về tôn giáo trong việc thể
hiện thái độ của tác giả..............................................................70
2.3. Tiểu kết chương 2.................................................................73
Chương 3
TRƯỜNG TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA VỀ CHIẾN TRANH
TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN XUÂN
KHÁNH..........................................................................................75
3.1. Các tiểu trường từ vựng ngữ nghĩa về chiến tranh trong
tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh ........................75
3.1.1. Trường từ vựng về đối tượng tham gia chiến tranh...76
3.1.2. Trường từ vựng về các phương tiện chiến tranh........80
3.1.3. Trường từ vựng về tính chất, hậu quả của chiến tranh
.........................................................................................................85
3.2. Vai trò của trường từ vựng về chiến tranh trong tiểu
thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh...................................90
3.2.1. Trường từ vựng về chiến tranh trong tiểu thuyết của
Nguyễn Xuân Khánh với vai trò khắc họa hiện thực cuộc
chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp..............90
3.2.2. Trường từ vựng về chiến tranh với vai trò thể hiện
thái độ của tác giả........................................................................95
3.3. Tiểu kết chương 3...............................................................100
KẾT LUẬN...................................................................................101
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................107
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài



5
1.1. Tác phẩm văn học là một hệ thống ký hiệu có tổ chức riêng. Trong
đó các đơn vị từ, ngữ, câu đều là những phương tiện quan trọng mang giá trị
thẩm mỹ. Từ ngữ chính là nguyên liệu cơ sở giữ vai trò cơ bản trong việc xây
đắp nên hình tượng nghệ thuật, yếu tố quyết định sự tồn tại của tác phẩm văn
học. Mỗi nhà văn có một cách dùng từ riêng. Mỗi tác phẩm có một hệ thống
lớp từ ngữ mang đặc trưng riêng. Từ ngữ là một trong những thành tố tạo nên
dấu ấn của tác phẩm và cũng là một trong những thành tố góp phần làm nên
phong cách của tác giả.
1.2. Nền văn học Việt Nam đương đại đang xuất hiện khá nhiều nhà
văn với nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau, thu hút sự chú ý của dư
luận. Trong số đó phải kể đến một nhà văn đặc biệt, nhà văn Nguyễn Xuân
Khánh. Nguyễn Xuân Khánh được coi như một hiện tượng bởi vì đến tuổi
xưa nay hiếm ông mới đột phá, mới làm bạn đọc sửng sốt bởi ba bộ tiểu
thuyết lịch sử lần lượt xuất hiện, và đều đạt các giải thưởng cao nhất của hội
nhà văn Việt Nam. Hồ Quý Lý, Mẫu Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa đã làm
nên tên tuổi Nguyễn Xuân Khánh. Với ba cuốn tiểu thuyết lịch sử có giá trị
này, Nguyễn Xuân Khánh đã có những đóng góp không nhỏ cho nền văn
học nước nhà. Mỗi tác phẩm là một dáng vẽ được viết theo những phong
cách khác nhau nhưng đều in đậm phong cách Nguyễn Xuân Khánh. Một
trong những đặc trưng ngôn ngữ tạo nên dấu ấn riêng của nhà văn qua các
tiểu thuyết lịch sử là các trường từ vựng ngữ nghĩa. Trong đó trường từ vựng
về tôn giáo và trường từ vựng về chiến tranh là hai trường từ vựng bao trùm
xuyên suốt, tiêu biểu nhất.
Nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh không chỉ góp
phần tìm hiểu phong cách của một nhà văn nổi tiếng mà còn góp một phần tư
liệu để giảng dạy văn học trong nhà trường, nhất là giảng dạy các tác phẩm tiểu
thuyết lịch sử.



6
Vì những lí do trên chúng tôi chọn đề tài: “Trường từ vựng - ngữ nghĩa
về tôn giáo và chiến tranh trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh”
để nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Lý thuyết về trường từ vựng ngữ nghĩa đã được nghiên cứu từ lâu.
Ở Việt Nam đã có nhiều nhà ngôn ngữ học nghiên cứu về vấn đề này. Có thể
kể đến một số tác giả tiểu biểu như Giáo sư Đỗ Hữu Châu với các công trình
như Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt; Các bình diện của từ và từ tiếng Việt;
Khái niệm trường và việc nghiên cứu hệ thống từ vựng; Trường từ vựng ngữ
nghĩa và hiện tượng nhiều nghĩa; Trường từ vựng và hiện tượng đồng nghĩa,
trái nghĩa… Giáo sư Nguyễn Thiện Giáp với cuốn Từ vựng tiếng Việt. Giáo
sư Nguyễn Đức Tồn với luận án Phó Tiến sĩ Trường từ vựng bộ phận cơ thể
người. Giáo sư Lê Quang Thiêm với Lịch sử từ vựng tiếng Việt thời kì 1858
- 1945. Nguyễn Văn Tu với Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại. Hoàng Văn
Hành với các công trình Về tính hệ thống của vốn từ tiếng Việt; Về nghĩa của
các từ biểu thị sự nói năng trong tiếng Việt.
Vận dụng lý thuyết Trường từ vựng ngữ nghĩa để nghiên cứu các
trường từ vựng cụ thể đã có rất nhiều công trình nghiên cứu là các luận án,
luận văn, các bài báo. Các công trình có thể kể đến như:
Luận án Phó tiến sĩ của Nguyễn Đức Tồn “Trường từ vựng bộ phận cơ
thể người” (1988) đã đi sâu nghiên cứu một trường từ vựng, cụ thể là trường từ
vựng bộ phận cơ thể người, qua các tiểu trường từ vựng bộ phận cơ thể người,
tác giả đã phân tích, lý giải mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa rất lý thú.
Năm 1996, Nguyễn Thúy Khanh với luận án Phó tiến sĩ cũng nghiên
cứu một trường từ vựng tiêu biểu đó là “Đặc điểm trường từ vựng ngữ nghĩa
tên gọi động vật”. Từ các tên gọi động vật, tác giả cũng đã lý giải mối quan hệ
ngôn ngữ và văn học và có nhiều nhận xét mới mẻ về tên gọi động vật.



7
Nguyễn Ngọc Trâm là tác giả đã có một số công trình nghiên cứu các
trường từ vựng ngữ nghĩa cụ thể, chẳng hạn như “Tìm hiểu nhóm từ biểu thị
phản ứng tâm lý tình cảm” (Tạp chí Ngôn ngữ, số 3, 1975).
Chu Bích Thu cũng đi vào một số nhóm từ cụ thể như “một vài suy nghĩ
về nghĩa những từ thuộc nhóm “tròn - méo” (Tạp chí Ngôn ngữ, số 2, 1975).
Tác giả Hoàng Trọng Canh là người có nhiều công trình nghiên cứu về
trường từ vựng ngữ nghĩa như “Văn hóa người Nghệ Tĩnh qua vốn từ vựng
nghề cá” (Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1, 1996), “từ chỉ nghề nghiệp
trong phương ngữ Nghệ Tĩnh” (Đề tài cấp Bộ, 2005).v.v…
Giáo sư Đỗ Thị Kim Liên cũng có nhiều công trình nghiên cứu về
trường từ vựng như: “Trường ngữ nghĩa về cây lúa và các sản phẩm từ lúa
phản ánh đặc trưng văn hóa lúa nước trong tục ngữ Việt” (Tạp chí Văn hóa
dân gian, số 4, 2006), “Trường ngữ nghĩa biểu hiện quan niệm về nữ giới
trong tục ngữ Việt” (Ngôn ngữ đời sống, số 6, 2007).v.v…
Những năm gần đây có rất nhiều công trình là bài báo, luận văn thạc sĩ
nghiên cứu về các trường từ vựng cụ thể trong tác phẩm văn học như Trịnh
Thị Mai với “Tiếp cận bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận qua các trường
từ vựng ngữ nghĩa” (Kỷ yếu Ngữ học trẻ, 2008). Trần Thị Mai với “Trường
từ vựng chỉ không gian trong tập thơ lửa thiêng của Huy Cận ” (Tạp chí
Ngôn ngữ và đời sống, số 1 + 2, 2010). Đỗ Thị Hòa với “Một số đặc điểm
tâm lý văn hóa Việt qua nhóm từ ngữ thuộc trường nghĩa loài thú trong ca
dao” (Kỷ yếu Ngữ học trẻ, 2008). Phan Thị Thúy Hằng với “Trường từ vựng
tên gọi các loài cây trong ca dao của người Việt” (Luận văn thạc sĩ trường
Đại học Vinh 2007); Lê Thị Thanh Nga với “Đặc điểm lớp từ ngữ thuộc
trường nghĩa chỉ vật dụng - biểu tượng tình yêu trong ca dao tình yêu lứa
đôi” (Luận văn thạc sĩ trường Đại học Vinh 2008); Hai tác giả Hoàng Anh và


8

Nguyễn Thị Yến với “Trường nghĩa ẩm thực trong các bài báo viết về bóng
đá” (Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 7 - 2009).v.v…
2.2. Nguyễn Xuân Khánh là nhà văn tương đối “lạ” bởi vì khi bước vào
tuổi xưa nay hiếm thì ông mới thực sự nổi tiếng, các tác phẩm của ông liên
tục ra đời và liên tục nhận được các giải thưởng lớn, thu hút sự chú ý của bạn
đọc. Nghiên cứu về Nguyễn Xuân Khánh có rất nhiều bài viết như: Tại cuộc
hội thảo về tiểu thuyết Hồ Quý Ly đăng trên báo Văn nghệ, số 41 (7-10-2000),
rất nhiều nhà văn đã đọc tham luận như nhà văn Hoàng Quốc Hải với bài
Những điều khả ái trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của nhà văn Nguyễn Xuân
Khánh; nhà văn Trần Thị Thường đọc tham luận Những nhân vật nữ trong
tiểu thuyết Hồ Quý Ly; nhà văn Châu Diên với Tiểu thuyết Hồ Quý Ly và tư
chất nhà văn trong Nguyễn Xuân Khánh; nhà văn Hoàng Tiến đọc tham luận
Thân phận kẻ sĩ trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly.v.v.
Tác giả Nguyễn Diệu Cầm trong bài Tiểu thuyết lịch sử đang hấp dẫn
trở lại nêu lên điểm nổi bật về thủ pháp nghệ thuật của tiểu thuyết Hồ Quý Ly
“Không phải ngẫu nhiên, Hồ Quý Ly lôi cuốn trước hết ở cấu trúc vòng tròn,
mà nhà văn Nguyễn Xuân Khánh gọi là thủ vĩ ngâm, với chương I mở đầu
bằng “Hội thề Đồng Cổ và chương XIII kết thúc bằng Hội thề Đốn Sơn”. Để
có được kết cấu tiểu thuyết khiến người đọc bị lôi cuốn không dứt ra được ấy,
Nguyễn Xuân Khánh đã phải ba lần viết đi viết lại trong nhưng năm 1978,
1985, 1995, chưa kể chính ông đã bị thu hút bởi nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly
ngay từ những năm 1970. Cấu trúc vòng tròn trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly đã
dẫn dụ độc giả theo dòng sự kiện lịch sử, lại theo dòng thời gian tiểu thuyết
của một lối viết hiện đại. Lối viết này vừa tuân thủ thời gian “chương hồi”
của tiểu thuyết phương Đông, vốn tôn trọng sự kiện và con người lịch sử,
nhưng lại khéo kết hợp với một cách xử lý phương Tây, khi tác giả không


9
miêu tả trực diện nhân vật chính Hồ Quý Ly từ đầu đến cuối, mà miêu tả Hồ

Quý Ly qua nhiều điểm nhìn”.
Linh Thoại trong bài Tiểu thuyết Hồ Quý Ly: Đưa người Việt đến gần
hơn với sử Việt đăng trên Báo Tuổi trẻ (3/10/2000) đánh giá cao thành công
của Nguyễn Xuân Khánh trong tái hiện một thời đại lịch sử đã qua mà không
làm bạn đọc thấy xa lạ, đồng thời thấy gần gũi hơn với sử Việt. Trong bài viết
này, Linh Thoại còn khẳng định thành công của Nguyễn Xuân Khánh khi xây
dựng một số nhân vật lịch sử: “Tác giả khắc họa thành công nhiều chân dung
lịch sử như Trần Nghệ Tông, Trần Khát Chân, Phạm Sư Ôn, Nguyễn Anh
Cẩn, Hồ Hán Thương, đặc biệt là Hồ Nguyên Trừng, con trai của Hồ Quý Ly.
Mỗi người mỗi cái nhìn thời cuộc, mỗi tính cách, mỗi tâm hồn và qua họ ta
khám phá được xã hội về con người của một thời đại”. Bài viết còn chỉ ra
“Những câu chuyện lịch sử được kể bằng một giọng văn rất nhẹ đã dễ dàng
đi vào lòng người đọc. Vấn đề “trung quân”, “ái quốc” trước những biến
dịch của cuộc đời qua sự miêu tả tinh tế đời sống nội tâm các nhân vật đã
dẫn người đọc trở về với lịch sử dân tộc bằng cả một niềm trân trọng”, và
“Bên cạnh những câu chuyện lịch sử của chính trường Đại Việt, tiểu thuyết là
một áng văn nhẹ nhàng của tình yêu thương: tình yêu đất nước, tình vua tôi,
tình cha con, vợ chồng, tình yêu nam nữ. Đồng thời tác phẩm còn là bức
tranh đẹp về Thăng Long ngàn năm văn hiến”.
Ngoài ra còn có một số bài viết khác về tiểu thuyết Hồ Quý Ly như
Tiểu thuyết Hồ Quý Ly - thưởng thức và cảm nhận của Hoàng Cát (Tạp chí
Sách, số 11/2000); Hồ Quý Lý tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh
của Lại Nguyên Ân (Báo Thể thao & Văn hóa, số 58, 21/7/2000); Mắt bão
giữa trần ai của Đỗ Ngọc Yên (Báo Sức khỏe đời sống, số 74, ra ngày
13/9/2000); Mấy suy nghĩ khi đọc tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Kiều Cẩm Tú
(Báo Người làm chè); Văn xuôi năm 2001 - những tín hiệu vui của Nguyễn


10
Hòa (Văn nghệ, số 3, 19/1/2002); Ấn tượng văn chương năm 2001 của Đinh

Quang Tốn (Văn nghệ, số 5+6+7+8, 2002).v.v.
Về tác phẩm Mẫu Thượng Ngàn cũng có hàng loạt bài viết trên cả báo
viết và báo mạng như: Trần Thị An với bài Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân
gian trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn đăng trên Tạp chí Nghiên cứu văn
học, số 6/2007; Sức quyến rũ của Mẫu Thượng Ngàn của tác giả Vũ Hà; Mẫu
Thượng Ngàn - Nội lực văn chương của Nguyễn Xuân Khánh trong cuộc trao
đổi giữa Việt Báo với nhà nghiên cứu - phê bình văn học Phạm Xuân
Nguyên; Nguyễn Xuân Khánh tuổi 74 và cuốn tiểu thuyết mới của tác giả
Quỳnh Châu… Trong đó, đáng chú ý có một số bài nghiên cứu đề cập đến
trực tiếp đến thủ pháp nghệ thuật và nội dung của tác phẩm:
Tác giả Trần Thị An trong bài Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân gian
trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn đăng trên Tạp chí Nghiên cứu văn học,
số 6/2007 đã đặt không gian của cuốn tiểu thuyết trong bối cảnh văn hoá dân
gian Việt Nam và nghiên cứu tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn trong mối liên
hệ với thực tế các phong tục tập quán truyền thống xưa của dân tộc Việt.
Qua đó, bước đầu nhìn nhận quan điểm của nhà văn về tín ngưỡng của
người Việt.
Trong Sức quyến rũ của Mẫu Thượng Ngàn, Vũ Hà đã nhận xét một
cách khái quát về tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn: “Là cuốn tiểu thuyết về
văn hóa phong tục Việt Nam được thể hiện qua cuộc sống và những người
dân ở một làng quê bán sơn địa Bắc Bộ cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20” và
“Mẫu Thượng Ngàn cũng là cuốn tiểu thuyết lịch sử xã hội về Hà Nội cuối
thế kỉ 19”.
Đối với Đội gạo lên chùa là một tác phẩm vừa mới trình làng khi ông
ở tuổi 80 cũng đã được đón nhận một cách nồng nhiệt nhất của độc giả.
Như bài viết Chuyện chưa kể về nhà văn “Đội gạo lên chùa” của Cúc


11
Phương trên truyền hình số VTC đã cho thấy sức lao động của nhà văn

Nguyễn Xuân Khánh để cho ra đời đứa con tinh thần của mình. Hay bài
viết lão mai Nguyễn Xuân Khánh vẫn rừng rực nở hoa của Hồng Minh đã
đề cao vai trò của Phật giáo trong tác phẩm Đội gạo lên chùa; Nguyễn
Xuân Khánh và cuộc giành lại bản sắc; Mai Anh Tuấn “Tác giả chủ trương
Phật giáo là “lối sống tốt đẹp lành mạnh nhất” bởi [...] trên thế gian “rất
cần đến cái tâm cao thượng. Có được cái vô ngã, cái từ bi hỉ xả của đức
Phật thì mới mong thế gian được an lành”; “nếu hai chữ ấy [từ bi] mà bị
mất đi hoàn toàn chắc chắn con người sẽ bị rơi lại vào thời mông muội . Từ
đó, Vô Úy, Vô Chấp, Vô Trần, Khoan Hòa, Khoan Độ... không chỉ là Phật
danh mà cần xây dựng như Phật tính trong thời hiện đại/tại này. Nguyễn
Xuân Khánh muốn đánh đổi hành trạng mỗi nhân vật thành biểu tượng của
quá trình nhận thức Phật pháp trong mỗi con người”; Nhà nghiên cứu
Phạm Xuân Thạch viết về Đội gạo lên chùa “Tiểu thuyết của Nguyễn Xuân
Khánh giống như một “kẻ cạnh tranh” của sử học, nó buộc chúng ta phải
nhìn hiện thực lịch sử với một con mắt phức tạp hơn. Nó buộc ta phải suy
tư về những nền móng của sự tồn tại bền bỉ của làng xã ở đồng bằng Bắc
bộ, những cơ chế tự điều tiết về mặt tinh thần và về cả những gì đã bị
những vận động của lịch sử tàn phá...”.
Ngoài ra còn có một số luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp Đại
học nghiên cứu về tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh như: Tác giả
Hoàng Thị Thúy Hòa (2007) trong Luận văn thạc sĩ Đặc điểm tiểu thuyết
lịch sử Nguyễn Xuân Khánh đã khẳng định hiện tượng Nguyễn Xuân
Khánh trong dòng văn học đương đại. Tác giả khảo sát, phân tích và luận
giải hướng khai thác các vấn đề lịch sử và hư cấu lịch sử trong sáng tạo
tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh qua hai tác phẩm Hồ Quý Ly và Mẫu
Thượng Ngàn, sau đó tìm hiểu, xác định những đặc sắc trong nghệ thuật thể


12
hiện của Nguyễn Xuân Khánh. Tác giả Lê Thị Thúy Hậu (2009), với Luận

văn thạc sĩ Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu
Thượng Ngàn đã chỉ ra sự đa dạng và phong phú trong việc xây dựng thế
giới nhân vật với một số lượng đồ sộ, nhiều kiểu loại. Đặc điểm đổi mới
của Nguyễn Xuân Khánh trong tái hiện không gian và thời gian là kết hợp,
lồng ghép nhiều chiều, nhiều kiểu không gian thời gian vào nhau và giọng
điệu, kết cấu, nghệ thuật trần thuật trong Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn
cũng là những điểm nổi bật và đặc sắc. Tác giả Đào Thị Lý (2010) với
Luận văn thạc sĩ Nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh qua
hai tác phẩm Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn đã khẳng định cách nhìn
mới về quá khứ dân tộc, trong đó nhân vật là những người đã được nhà văn
dành cho những tình cảm hết sức đặc biệt. Theo tác giả, Nguyễn Xuân
Khánh đề cao vai trò của người phụ nữ vì chính những đức tính, phẩm chất,
sức sống cũng như tình yêu của họ đã lý giải ngọn nguồn sức sống của tâm
hồn, văn hóa Việt Nam.
Điểm lại các công trình nghiên cứu, chúng tôi thấy đến nay đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu về tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh nhưng
chưa có công trình nào nghiên cứu từ góc độ ngôn ngữ, đặc biệt chưa có công
trình nào nghiên cứu về trường từ vựng trong ba tác phẩm của ông. Vì vậy,
chúng tôi chọn Trường từ vựng ngữ nghĩa về tôn giáo và chiến tranh trong
tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh để làm đề tài nghiên cứu.
3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Trường từ vựng về tôn giáo và
trường vựng về chiến tranh trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh.
Vì đặc trưng của từng tác phẩm và cũng do giới hạn của một luận văn nên
chúng tôi chỉ khảo sát hai trường từ vựng này trong hai cuốn tiểu thuyết của


13
Nguyễn Xuân Khánh là “Mẫu Thượng Ngàn” và “Đội gạo lên chùa”. Đây là

hai tác phẩm lớn được xuyên suốt, bao trùm bởi hai trường từ vựng lớn nhất
là trường về tôn giáo và trường về chiến tranh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thống kê phân loại các tiểu trường từ vựng của hai trường từ vựng
lớn là trường từ vựng về Tôn giáo và trường từ vựng về Chiến tranh trong hai
tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh.
- Phân tích miêu tả các trường từ vựng về Tôn giáo và Chiến tranh.
- Phân tích vai trò của hai trường Tôn giáo và Chiến tranh trong tác
phẩm của Nguyễn Xuân Khánh.
- Rút ra nét đặc sắc trong phong cách ngôn ngữ Nguyễn Xuân Khánh
qua hai trường từ vựng về Tôn giáo và Chiến tranh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê phân loại: Thống kê các từ thuộc hai chủ đề
Tôn giáo và Chiến tranh sau đó phân loại các tiểu trường.
- Phương pháp phân tích miêu tả: Phân tích miêu tả từng trường cụ thể.
- Phương pháp so sánh đối chiếu: so sánh hai trường với nhau về số từ,
số lần xuất hiện về vai trò.
5. Đóng góp của luận văn
Đây là công trình đầu tiên đi sâu tìm hiểu trường từ vựng - ngữ nghĩa
về tôn giáo và chiến tranh trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh.
Các kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm nhận định cái tên
Nguyễn Xuân Khánh là “một hiện tượng văn học”. Công trình cũng là những
tư liệu bổ ích phục vụ cho việc dạy học tác phẩm văn học trong nhà trường,
nhất là giảng dạy các tác phẩm là tiểu thuyết lịch sử.


14
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung

của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề chung liên quan đến đề tài
Chương 2: Trường từ vựng - ngữ nghĩa về tôn giáo trong tiểu
thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh
Chương 3: Trường từ vựng - ngữ nghĩa về chiến tranh trong tiểu
thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh


15
NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Từ và nghĩa của từ
1.1.1. Từ
1.1.1.1. Định nghĩa từ
Vấn đề từ rất phức tạp do vậy có rất nhiều định nghĩa về từ.
V. Brondal: “Từ bao giờ và ở đâu cũng phải là một yếu tố của
thông báo”.
K. Buhler: “Các từ là những kí hiệu âm thanh của một ngôn ngữ được
cấu tạo từ các âm vị và có thể tạo thành trường”.
W. Schmidt: “Từ không phải là tổng số có tính số học của vật chất âm
thanh và ý nghĩa mà là một chỉnh thể có tổ chức, một đơn vị kết cấu tính vật
chất âm thanh và ý nghĩa”.
E. Sapir: “Từ là một đoạn nhỏ nhất có ý nghĩa hoàn toàn độc lập và
bản thân có thể làm thành một câu tối giản”.
F.F. Fortunatov: “Từ là bất cứ âm nào của lời nói, trong ngôn ngữ từ
có một ý nghĩa khác với ý nghĩa của những âm cũng là từ khác”.
Những định nghĩa ở trên, mỗi định nghĩa đều đề cập đến một mặt của
từ và có những hạn chế nhất định. Định nghĩa của V. Brondal thiên về chức
năng giao tiếp của từ, của K. Buhler thiên về ngữ âm, định nghĩa của

W. Schmidt và F.F. Fortunatov mang tính chung chung không cụ thể, không
bao quát còn định nghĩa của E. Sapir thiên về ngữ nghĩa. Mỗi định nghĩa đều
có những điểm khác nhau, do vậy đòi hỏi phải có một định nghĩa mang tính
khái quát. Một số nhà ngôn ngữ đã định nghĩa theo hướng này.
O.P. Xunik cho rằng nên có những định nghĩa bộ phận: từ ngữ âm, từ
từ vựng, từ ngữ pháp.


16
S.E. Jakhpntov cho rằng có ít nhất năm quan niệm khác nhau về cái gọi
là từ: từ chính tả, từ từ điển học, từ ngữ âm, từ biến tố, từ hoàn chỉnh.
Còn đối với vấn đề từ tiếng Việt cũng có rất nhiều ý kiến khác nhau.
Đến nay đã có nhiều định nghĩa về từ tiếng Việt của các tác giả như Lê Văn
Lý, Phan Khôi, Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Kim Thản,
Hoàng Tuệ, Đỗ Hữu Châu… Các định nghĩa về từ tiếng Việt có thể chia làm
hai hướng quan niệm. Quan niệm coi tiếng là từ như hai tác giả Nguyễn Tài
Cẩn, Nguyễn Thiện Giáp. Quan niệm thừa nhận từ với ba đặc điểm: hoàn
chỉnh về âm và nghĩa, có tính độc lập, chức năng ngữ pháp. Các tác giả tiêu
biểu cho quan niệm này là Nguyễn Kim Thản, Đỗ Hữu Châu, Hoàng Tuệ, Đỗ
Thị Kim Liên,v.v…
Nguyễn Kim Thản cho: từ là đơn vị của ngôn ngữ, có thể tách khỏi các
đơn vị khác của lời nói để vận dụng một cách độc lập và là một khối hoàn
chỉnh về âm và nghĩa, có chức năng ngữ pháp.
Đỗ Hữu Châu cho: Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố
định bất biến, có một ý nghĩa nhất định, nằm trong một phương thức cấu tạo
nhất định, tuân theo những kiểu đặc điểm ngữ pháp nhất định, lớn nhất trong
tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu [6; 336].
Luận văn của chúng tôi lấy định nghĩa từ theo hướng quan niệm thứ hai
làm cơ sở để khảo sát trường từ vựng.
1.1.1.2. Phân loại từ

Vốn từ của một ngôn ngữ được phân thành các lớp khác nhau dựa vào các
cơ sở phân loại khác nhau như về cấu tạo, về nguồn ngốc, về phạm vi sử dụng.
a. Các lớp từ xét về mặt cấu tạo
Xét về mặt cấu tạo, từ tiếng Việt được phân loại thành từ đơn, từ láy, từ
ghép. Sự phân loại này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hiện ra cơ chế
ngữ nghĩa thống nhất trong những từ cùng thuộc một kiểu loại.


17
- Từ đơn: là những từ do một hình vị tạo nên. Đặc điểm về mặt ngữ
pháp của chúng là có thể dùng độc lập (độc lập về vị trí và độc lập về ngữ
pháp). Từ đơn có hai loại là từ đơn nguyên gốc và từ đơn suy phỏng. Xét về
mặt ý nghĩa, các từ đơn đại bộ phận đều có ý nghĩa hết sức khái quát. “Không
kể các trường hợp đồng âm, tính khái quát của các từ đơn thể hiện ở hai
phương diện: thứ nhất, có ý nghĩa loại lớn (génerique), ngoại diên (extension)
của mỗi từ bao quát rất nhiều sự vật, hiện tượng thường thì đồng tính, nhưng
cũng có khi không đồng tính; thứ hai, ở khả năng tương ứng với một số cấu
trúc biểu niệm khác nhau, sự phức hóa sẽ có tác dụng cố định hóa từng cấu
trúc biểu niệm đó” [6; 359].
- Từ láy: Phương thức láy là phương thức tác động vào một hình vị rồi
tự thân có nghĩa (hoặc một đơn vị phức hợp có nghĩa) làm xuất hiện một hình
vị láy có hình thức ngữ âm giống hoặc gần giống với nó. Hình vị có nghĩa sẽ
được gọi là hình vị cơ sở. Phương thức láy có thể tạo ra hình thái của từ, biểu
thị các ý nghĩa tình thái và quan hệ ngữ pháp hoặc tạo ra từ mới, tức là tạo ra
những từ có cấu trúc nghĩa mới, khác so với cấu trúc của đơn vị cơ sở.
Phân loại từ láy dựa vào mức độ láy ta có từ láy hoàn toàn và láy bộ
phận, dựa vào số lần láy ta có từ láy đôi, láy ba, láy tư.
- Từ ghép: Phương thức ghép tác động cùng một lúc vào hai vị trí rồi tự
thân có nghĩa, kết hợp chúng với nhau, sản sinh ra một từ mới. Sự tác động
này được tiến hành theo một số quy tắc sau.

Sử dụng hình tố vị trí làm phương tiện để tạo lập các đơn vị định danh
theo hai quy tắc: Quy tắc một là những yếu tố có đánh dấu đứng trước, yếu tố
có đánh dấu đứng sau chó má, áo xống, ruộng nương,… những yếu tố đứng
trước có nghĩa chung, bao quát, không hạn chế về mặt phong cách và phạm vi
sử dụng còn những yếu tố đứng sau thường có nghĩa hẹp, hoặc mờ nghĩa. Quy
tắc hai là yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau) từ ghép thuần Việt và
một phần Hán Việt) như bàn ăn, thưởng công, giải lao, chúc thọ, xe máy,


18
phòng ngủ,… Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau như quốc ca, văn
sĩ, văn học, quốc kì,…
Quy tắc đồng nhất và dị biệt về nghĩa còn gọi là quy tắc tuyển chọn các
nguyên tố đồng nhất hoặc dị biệt về mặt ngữ nghĩa. Để tạo các đơn vị định
danh với nghĩa khái quát thì phải lựa chọn những yếu tố thuộc cùng phạm trù
ngữ nghĩa như thương yêu, đợi chờ, phải trái, sướng khổ, ruộng vườn,… Còn
để tạo ra các đơn vị định danh mang nghĩa chuyên biệt hóa thì lại phải lựa
chọn những cặp nguyên tố dị biệt trong đó có một yếu tố biểu thị ý nghĩa
phạm trù, còn yếu tố còn lại biểu thị đặc trưng khu biệt được lựa chọn như xe
đạp, xe ủi, xe lam, xe rùa, xe lăn,…
Quy tắc về cách tạo lập nên các đơn vị định danh phái sinh. Đó chính là
quy tắc ghép. Có hai kiểu ghép: ghép đẳng lập và ghép chính phụ. Tuy nhiên
để làm rõ quy tắc này thì chúng ta phải nói đến quy tắc tổ hợp và chuyển di
ngữ nghĩa. Đây là quy tắc cơ bản để tạo ra nghĩa phái sinh trong từ ghép.

Ví dụ:

a

+


b

=

AB

áo

+

quần

=

áo quần

đồ mặc che phần trên

đồ mặc che phần dưới

trang phục - đồ mặc

Sự tổ chức này được tiến hành theo nguyên tắc: Bước một là tổ hợp
ngữ nghĩa, đó là hợp nhất nét đồng nhất lược bỏ nét dị biệt trong cơ cấu nghĩa
của các thành tố. Bước hai chuyển di ngữ nghĩa theo hướng biểu trưng hóa,
khái quát hóa.
b. Các lớp từ xét về nguồn gốc
- Từ thuần Việt: là bộ phận từ vựng gốc của tiếng Việt. Chúng biểu thị
những sự vật hiện tượng cơ bản nhất, tồn tại từ rất lâu đời.

- Từ vay mượn: từ vạy mượn trong tiếng Việt chủ yếu là vay từ ngôn
ngữ Hán và từ ngôn ngữ Châu Âu.


19
c. Các lớp từ xét về phạm vi sử dụng
- Từ toàn dân: là những từ toàn dân hiểu và sử dụng, nó là vốn từ chung
cho tất cả những người nói tiếng Việt thuộc các địa phương khác nhau trên
toàn lãnh thổ.
- Từ địa phương: là bộ phận từ vựng của ngôn ngữ nói hàng ngày ở một
địa phương nào đó.
Trên đây là những khái quát về từ và từ tiếng Việt. Có thể nói lý
thuyết về từ rất phong phú đây chỉ là những hiểu biết sơ bộ để phục vụ cho
luận văn này.
1.1.2. Nghĩa của từ
1.1.2.1. Quan điểm về nghĩa của từ
Nghĩa của từ là một khái niệm quan trọng của ngôn ngữ học. Giống
như từ, nghĩa của từ cũng được giải thích theo nhiều cách khác nhau.
P.A. Budagov lại viết: …có thể gọi nghĩa của từ là mối liên hệ được
hình thành về mặt lịch sử giữa âm thanh của từ và sự phản ánh của sự vật
hoặc hiện tượng, sự phản ánh đó nảy sinh trong nhận thức của chúng ta và
được biểu hiện trong bản thân từ.
A.A. Reformatskiy cho rằng: Nghĩa, đó là quan hệ của từ với sự vật,
hiện tượng mà nó biểu thị, đó là quan hệ của sự kiện ngôn ngữ với sự kiện
ngoài ngôn ngữ.
B.N. Golovin cũng phát biểu tương tự P.A.Budagov: …Sự thống
nhất của sự phản ánh vỏ vật chất của từ và sự vật tương ứng chúng tôi sẽ
gọi là nghĩa.
Theo Ju.D.Aprecjan thì “nội dung ngữ nghĩa của từ không phải là cái
gì tự thân. Nó hoàn toàn bị quy định bởi những mối quan hệ được hình thành

trong hệ thống những sự đối lập của từ này với các từ khác cùng thuộc
trường ấy”.


20
Trên đây là một số định nghĩa về nghĩa của từ. Nhìn vào những định
nghĩa đó ta thấy hiện lên những vấn đề chính sau: định nghĩa của
A.A. Reformatskiy nhấn mạnh vai trò của sự vật, hiện tượng trong việc quyết
định nghĩa của từ, bởi ngôn ngữ không phải là “một bảng tên gọi, nghĩa là
một cái bảng có bao nhiêu từ ngữ thì tương ứng với bấy nhiêu sự vật” (F.de
Saussure). Định nghĩa của Ju.D.Aprecjan lại gạt đi sự vật ra khỏi lĩnh vực ý
nghĩa của từ.
Từ hiện thực của các định nghĩa về từ, Ogden và Richard đã đi tới mối
quan hệ giữa ba nhân tố: sự vật, khái niệm về sự vật và từ trong sự hình thành
nên ý nghĩa. Tiếp nhận quan điểm đó, Stern đã vẽ ra tam giác nghĩa nổi tiếng,
cho đến nay nó vẫn được nhắc lại khi thảo luận về ý nghĩa của từ, dưới đây là
tam giác nghĩa đó đã được Ju.X.Xtepanov dẫn lại:

Hình 1.1

Hình 1.2

Từ tam giác nghĩa này, có nhiều tác giả cho rằng ý nghĩa của từ được
tạo thành từ ba nhân tố giống quan niệm của Ogden, Richard và Stern. Tuy
nhiên, sau đó nhiều thiếu sót của tam giác nghĩa này đã bị chỉ ra. Cụ thể là ba
nhân tố nghĩa tác giả đưa vào chưa thực sự cụ thể và đúng trong mọi trường


21
hợp. Như ở nhân tố từ ngữ âm, chỉ đưa mỗi nemyx, trong khi ở một số ngôn

ngữ mỗi từ có thể có rất nhiều hình thức ngữ âm. Thiếu sót thứ hai ở chỗ tác
giả chỉ đưa từ - ngữ âm mà không đưa các hình thức khác cũng liên hệ trực
tiếp đến nghĩa như từ - ngữ pháp, từ - cấu tạo. Cuối cùng, tam giác nghĩa này
không thể giải thích được tất cả các kiểu loại từ, nó chỉ có thể giải thích được
thực từ mà không thể giải thích các tiểu từ, quan hệ từ. Mặt khác, có thể nhận
thấy Stern đã trình bày từ như là những sự kiện riêng rẽ. Zveginxhev đã chỉ ra
thiếu sót này và sửa đổi tam giác nghĩa như sau:

Hình 1.3
Nhưng sự thay đổi này cũng không đem lại nhiều kết quả, bởi dù thay
đổi hay không thì tam giác nghĩa đó cũng tồn tại một nhược điểm nữa là
không chỉ ra được quan hệ giữa những thực thể đặt ở mỗi đỉnh với nhau và
quan hệ giữa mỗi thực thể đó với những nhân tố bên ngoài.
Khắc phục hầu hết những hạn chế đó, Giáo sư Đỗ Hữu Châu đã đưa ra
hình tháp nghĩa hình học không gian dưới đây. Với những ưu điểm của nó có
thể nói đây là cách hiểu khá hoàn hảo cho thuật ngữ “nghĩa của từ”.


22

Hình 1.4
Ở đỉnh cao nhất của hình tháp là từ (trừu tượng) với hai thành phần
hình thức và ý nghĩa. Ở mỗi đỉnh của đáy là những nhân tố góp phần làm
thành ý nghĩa, lần lượt là sự vật, hiện tượng, những hiểu biết của tư duy (khái
niệm), nhân tố người sử dụng (nhân tố lịch sử - xã hội), các chức năng tín
hiệu học, cấu trúc của ngôn ngữ.
Ưu điểm của hình tháp nhọn này là một mặt tách được những thực thể
đang xem xét (từ, các nhân tố) ra khỏi nhau, đồng thời vạch ra được những
quan hệ giữa chúng. Từ mối quan hệ giữa từ và sự vật hình thành ý nghĩa biểu
vật, từ với khái niệm hình thành nghĩa biểu niệm, từ nhân tố người dùng hình

thành ý nghĩa phong cách, liên hội, mối quan hệ với chức năng hình thành giá
trị chức năng, mối quan hệ với cấu trúc (với từ khác) sẽ tạo thành ý nghĩa cấu
trúc, và từ quan hệ giữa ý nghĩa với các thành phần hình thức mà hình thành
các ý nghĩa cấu tạo từ, các ý nghĩa ngữ pháp.
Như vậy, có thể hiểu về ý nghĩa của từ như sau: Nghĩa của từ là nội
dung tinh thần mà từ biểu hiện, nó được hình thành do sự kết hợp và tác động
của nhiều nhân tố. Trong số đó có những nhân tố nằm ngoài ngôn ngữ và
những nhân tố nằm trong ngôn ngữ. Nhân tố ngoài ngôn ngữ như: sự vật, hiện


23
tượng trong thực tế khách quan, tư duy và người sử dụng. Nhân tố trong ngôn
ngữ như: chức năng tín hiệu học, hệ thống (cấu trúc) của ngôn ngữ.
1.1.2.2. Các thành phần ý nghĩa của từ
a. Ý nghĩa biểu vật
Những sự vật, quá trình, tính chất hoặc trạng thái mà từ biểu thị được
gọi là ý nghĩa biểu vật của từ. Hay nói cách khác, ý nghĩa biểu vật của từ là
các ánh xạ của các sự vật, thuộc tính ngoài ngôn ngữ vào ngôn ngữ. Có một
điều cần chú ý là ánh xạ của các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan
được phản ánh vào ngôn ngữ không hoàn toàn đồng nhất với các ánh xạ được
phản ánh trong tự nhiên.Ánh xạ trong ngôn ngữ có sự cải tạo lại, sáng tạo
những cái có trong thực tế theo cách nhận thức của từng dân tộc. Ta có thể
chứng minh điều này dựa vào phạm vi biểu vật của các thực từ trong một
ngôn ngữ cụ thể và dựa vào việc so sánh, đối chiếu phạm vi biểu vật giữa các
ngôn ngữ.
- Biểu hiện thứ nhất của sự không trùng nhau đó là: trong thực tế, sự
vật luôn luôn tồn tại trong dạng cá thể và cụ thể, còn ý nghĩa biểu vật trong
ngôn ngữ lại mang tính đồng loạt, khái quát...
- Biểu hiện thứ hai của sự không trùng nhau đó là sự chia cắt hiện thực
khách quan khác nhau về nghĩa biểu vật của các ngôn ngữ.

b. Ý nghĩa biểu niệm
Sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan có các thuộc tính, các
thuộc tính đó phản ánh vào tư duy hình thành các khái niệm. Hay nói cách
khác, khái niệm là một phạm trù của tư duy, được hình thành từ những hiểu
biết trong thực tế. Ðấy là những dấu hiệu bản chất về sự vật, hiện tượng. Các
thuộc tính đó phản ánh vào ngôn ngữ hình thành các nét nghĩa. Tập hợp của
các nét nghĩa đó trong ngôn ngữ, hình thành ý nghĩa biểu niệm. Như vậy, ý
nghĩa biểu niệm một mặt thông qua các ý nghĩa biểu vật mà liên hệ với hiện


24
thực khách quan, mặt khác, lại có quan hệ với khái niệm, qua khái niệm mà
liên hệ với hiện thực ngoài ngôn ngữ.
Các nét nghĩa bắt nguồn từ các thuộc tính của các sự vật trong thực tế,
tuy nhiên ngôn ngữ của mỗi dân tộc chỉ chọn một số thuộc tính cơ bản có tác
dụng xác lập ý nghĩa của từ trong hệ thống.
Phân loại các nét nghĩa:
- Nét nghĩa phạm trù (phạm trù vị): Là nét nghĩa lớn nhất, không thuộc
một loại nét nghĩa nào lớn hơn.
- Nét nghĩa loại (loại vị): Sự phân hóa tiếp theo của phạm trù vị là loại
vị. Ðây là nét nghĩa cũng có ở nhiều từ nhưng nhỏ hơn phạm trù vị. Hay nói
cách khác, loại vị là sự cụ thể hóa của phạm trù vị.
- Biệt vị: Tương tự sự phân hóa ở loại vị, biệt vị là sự biệt loại hóa của
loại vị. Có 2 loại biệt vị:
+ Biệt vị tận cùng: Kết quả của sự phân hóa một loại vị nào đó ở mức
thấp nhất.
+ Biệt vị đặc hữu: Những nét nghĩa thấp nhất chỉ xuất hiện ở 1 từ,
không phải là sự phân hóa của loại vị.
Vậy, ý nghĩa biểu niệm của từ là tập hợp của một số nét nghĩa chung và
riêng, khái quát và cụ thể theo một tổ chức, một trật tự nhất định. Giữa các nét

nghĩa có những quan hệ nhất định. Tập hợp này ứng với một số ý nghĩa biểu
vật của từ. Chính vì ý nghĩa biểu niệm của từ là một tập hợp có tổ chức, có
quan hệ, cho nên còn có thể gọi nó là cấu trúc biểu niệm.
Phân biệt ý nghĩa biểu niệm và khái niệm: Có thể chỉ ra sự khác nhau
giữa ý nghĩa biểu niệm như sau:
- Khái niệm là sản phẩm của tư duy, do đó chung cho mọi dân tộc còn ý
nghĩa của từ là riêng cho từng ngôn ngữ. Chính vì vậy, có những ý nghĩa biểu
niệm chỉ có trong ngôn ngữ này mà không có trong ngôn ngữ kia. Ví dụ, ý


25
nghĩa của các từ ghép đẳng lập phi cá thể (chợ búa, con cái, gà qué,...) hay ý
nghĩa của các từ ghép chính phụ sắc thái hóa (xanh lè, đỏ au,...) có trong tiếng
Việt mà không có trong tiếng Nga, tiếng Pháp.
- Khái niệm có chức năng nhận thức nên tiêu chuẩn đánh giá nó là
tính chân lí, chính vì vậy cho nên những dấu hiệu trong khái niệm là những
dấu hiệu phản ánh các thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng trong thực
tế khách quan, đồng thời mỗi khái niệm chỉ ứng với một và chỉ một loại sự
vật, hiện tượng trong thực tế mà thôi. Còn ngôn ngữ có chức năng giao tiếp
và tư duy nên tiêu chuẩn đánh giá nó là sự phù hợp hay không phù với hệ
thống ngôn ngữ của từng dân tộc. Nghĩa biểu niệm chỉ tiếp nhận những nét
nghĩa nào cần thiết để lập nên cấu trúc nghĩa của từ trong mối quan hệ với
toàn bộ từ vựng, do đó nó chấp nhận cả hiện tượng nhiều nghĩa, đồng nghĩa.
Ví dụ, cắt trong hệ thống từ vựng tiếng Việt có quan hệ chặt chẽ với các từ
chặt, chém, cưa, thái, hái, xẻ,...; đồng thời cắt không những chỉ có thể diễn
đạt được những hoạt động có tính chất vật lí mà còn có thể diễn đạt được
những hoạt động xã hội mang tính chất trừu tượng (trong cắt hộ khẩu, cắt
quan hệ,...).
Song những điều vừa nói chỉ đúng với ý nghĩa biểu niệm của những từ
thông thường. Trường hợp thuật ngữ khoa học và kĩ thuật, ý nghĩa biểu niệm

trùng với khái niệm.
Tóm lại, ý nghĩa biểu niệm và khái niệm vừa giống nhưng cũng vừa
khác nhau. Cả hai cùng sử dụng những vật liệu tinh thần mà tư duy con người
đạt được. Song nếu khái niệm bị chi phối bởi các quy luật của nhận thức thì ý
nghĩa biểu niệm lại bị chi phối bởi quy luật của giao tiếp và tư duy. Có thể nói
khái niệm quan hệ với ý nghĩa biểu niệm ở chỗ nó cung cấp những (vật liệu)
tinh thần để ngôn ngữ xây dựng nên ý nghĩa biểu niệm theo những quy tắc
cấu trúc của mình. Do đó, dù mọi dân tộc đều biết tư duy, nhưng hệ thống từ
vựng ngữ nghĩa của các dân tộc khác nhau.


×