Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Thực trạng trồng đậu tương tại xã hưng xá, huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA SINH HỌC

KHÓA LUẬN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:

THỰC TRẠNG TRỒNG ĐẬU TƯƠNG TẠI
XÃ HƯNG XÃ, HUYỆN HƯNG NGUYÊN,
TỈNH NGHỆ AN

Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện

VINH – 2011

: ThS. Nguyễn Đình Châu
: Nguyễn Thị Giáng


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận
được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, cán bộ Sở NN & PTNT, nhân dân và bạn
bè.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Thạc sĩ:
Nguyễn Đình Châu, người thầy kính mến luôn tận tình hướng dẫn và giúp đỡ từ
những bước đi đầu tiên trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học của tôi.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo, trong khoa Sinh học, phòng
thí nghiệm Di truyền-Vi sinh, phòng thí nghiệm Hóa sinh, Trường Đại học Vinh
cùng tất cả bạn bè và người thân luôn giúp đỡ động viên, tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.


Qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới các cán bộ Sở Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An, Phòng Nông nghiệp huyện Hưng
Nguyên, nhân dân xã Hưng Xá, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An đã tận tình
giúp đỡ tôi để đề tài này được hoàn thành.
Tuy đã có nhiều cố gắng, song bản thân đề tài không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo
và các bạn sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 05/2011
Sinh viên: Nguyễn Thị Giáng

2


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cây đậu tương (Glycine max (L) Merr) còn gọi là cây đậu nành, thuộc họ
đậu (Leguminosae), họ phụ cánh bướm (Papilionoidae), là một loại cây trồng đã
có từ lâu đời, được xem là loại “cây kì lạ”, “vàng mọc từ đất”, “cây thần diệu”,
“cây đỗ thần”, “cây thay thịt” v.v..Sở dĩ đậu tương được người ta đánh giá cao
như vậy chủ yếu là do giá trị kinh tế của nó. Vì vậy trong chiến lược phát triển
kinh tế nông nghiệp và nông thôn đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn xem cây đậu tương là cây kinh tế trọng điểm của nước ta.
Trong những năm gần đây cây đậu tương đang được quan tâm ở nước ta
bởi những giá trị kinh tế và dinh dưỡng của nó. Tiềm năng của cây đậu tương
còn rất lớn do vậy có thể tăng diện tích trồng cây đậu tương và tiến hành áp
dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất có thể nâng cao năng xuất.
Hạt đậu tương có thành phần dinh dưỡng cao, hàm lượng protein trung

bình khoảng 38-40%, lipit từ 18-20%, giàu nguồn sinh tố và muối khoáng. Hạt
đậu tương là loại thực phẩm duy nhất mà giá trị của nó được đánh giá đồng thời
cả protit và lipit. Protein của đậu tương có phẩm chất tốt nhất trong số các
protein có nguồn gốc thực vật. Hàm lượng protein trong hạt đậu tương cao hơn
cả hàm lượng protein trong cá, thịt và cao gấp hai lần các loại đậu đỗ khác.
Trong công nghiệp người ta sử dụng đậu tương vào việc chế biến cao su
nhân tạo, sơn, mực in, xà phòng, chất dẻo, tơ nhân tạo, chất đốt lỏng bôi trơn
trong ngành hàng không ...
Cây đậu tương còn được đánh giá rất cao trong công nghiệp thức ăn gia
súc, chiếm 60% giá trị toàn bộ thức ăn có đạm. Đồng thời thân và lá cây đậu
tương còn được sử dụng làm phân xanh rất tốt.


Khả năng đặc biệt của cây đậu tương là có khả năng cố định đạm khí trời
để sử dụng, làm giàu đạm trong đất nhờ vi khuẩn nốt sần Rhizobium cộng sinh
với bộ rễ. Các vi khuẩn này có thể tích lũy lượng đạm từ 20-25 kg/ha. Do vậy
trồng đậu tương góp phần cải tạo đất và tạo sự cân bằng sinh thái nông nghiệp.
Đậu tương là cây trồng có khả năng thích ứng với nhiều vùng sinh thái
khác nhau. Vì vậy có thể trồng với nhiều vụ khác nhau trong năm trên nhiều loại
đất, xen canh gối vụ với những những cây công nghiệp khác, góp phần vào việc
chuyển đổi cơ cấu mùa vụ mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông
nghiệp.
Đặc biệt những năm gần đây với việc chuyển đổi cơ chế quản lí sản xuất
nông nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Lương thực một vấn đề cơ bản
của người dân Việt Nam đã được giải quyết, từ đó người nông dân có nhiều điều
kiện sản xuất những ngành, những cây có giá trị kinh tế cao, mà trong đó cây
đậu tương là một trong những mũi nhọn chiến lược kinh tế trong việc bố trí sản
xuất và khai thác lợi thế của vùng khí hậu nhiệt đới.
Tuy nhiên, muốn trồng và sản xuất đậu tương có hiệu quả kinh tế cao
chúng ta cần nắm được những đặc trưng nông học, sinh lí, sinh thái… của cây

đậu tương để làm cơ sở cho việc xây dựng và áp dụng các biện pháp kĩ thuật
gieo trồng, chăm sóc thích hợp. Xuất phát từ lí do trên tôi đã tham gia nghiên
cứu đề tài: “Thực trạng trồng đậu tương tại xã Hưng Xá, huyện Hưng Nguyên,
tỉnh Nghệ An”.
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
* Mục đích: Nhằm điều tra tình hình trồng đậu tương tại xã Hưng Xá, huyện
Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
* Yêu cầu:
- Xác định chỉ tiêu sinh hóa: Hàm lượng dầu ở đậu tương.
- Xác định chỉ tiêu sinh lí: Cường độ hô hấp ở đậu tương.
- Điều tra về giống đậu tương, kỹ thuật gieo trồng, mức phân bón, sâu bệnh hại
và cách phòng trừ ở xã Hưng Xá, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ CÂY ĐẬU TƯƠNG
1.1.Nguồn gốc cây đậu tương
Cây đậu tương là một loại cây trồng cổ của nhân loại, nguồn gốc cụ thể
của nó vẫn chưa được làm rõ [3][4][13].
Căn cứ vào “Thần nông bảo kinh” và một số di tích trên đá, mai rùa,
xương súc vật…thì cây đậu tương có nguồn gốc ở phương Đông (Đông Á) được
con người biết đến cách đây khoảng 5000 năm và được trồng vào thế kỉ XI trước
công nguyên [13].
Một số nhà khoa học cho rằng, cây đậu tương xuất hiện đầu tiên ở lưu vực
sông Trường Giang (Trung Quốc). Tôn Tĩnh Đông và Hymowitz (1970) phân
tích cổ ngữ và cho rằng: chữ “Soi-a” của nhiều nước trên thế giới (Nga, Anh,
Pháp…) là xuất phát từ chữ “Shu” của Trung Quốc. Theo Morre (1950) viết ghi
chú đầu tiên về loại cây trồng này nằm trong cuốn “Bản thảo cương mục”, cuốn
sách này mô tả những cây trồng ở Trung Quốc do vua Thần Nông viết năm 2838

trước công nguyên. Cây đậu tương được xem là cây quan trọng được xếp vào
cây lấy hạt quan trọng là: lúa nước, đậu tương, lúa mì, đại mạch, cao lương (kê),
quyết định sự tồn tại của nền văn minh Trung Quốc [3][13].
Theo Nogata, cây đậu tương được du nhập vào Triều Tiên và Nhật Bản
khoảng 200 năm trước công nguyên.
Năm 1765, Samuel Bowen đưa đậu tương từ Trung Quốc sang Hoa
Kỳ[16].
Ở Châu Mĩ cây đậu tương được nói đến từ năm 1804, nhưng mãi đến năm
1924 mới được trồng [13].
5


Từ năm 1790 cây đậu tương đã được các nhà truyền giáo mang từ Trung
Quốc về trồng ở vườn thực vật ở Pari và Hoàng Gia Anh [3][4].
Haberlandt đã mô tả trong tác phẩm của ông về cây đậu tương ở Oxtraylia
đầu năm 1879 [13].
Ở Viên (thủ đô của Áo), Frecdrich và Haberlandt đã tích cực tuyên truyền
dùng đậu tương làm thực phẩm và thức ăn gia súc [13].
Đậu tương được đưa tới các nước Nam Á và Đông Nam Á từ Nhật Bản,
Trung Quốc và Triều Tiên qua con đường bán tơ lụa [17].
Khi cây đậu tương có mặt ở nhiều nước trên thế giới thì nó có các tên địa
phương khác nhau như ở Anh: Soybean; ở Pháp: Soia, Soya, Poisoleagineux de
chine; ở Indonexia: kedelai, kacang jenpun, kacang bulu; ở Malayxia:
kacangsoya, kacang bulu rimau, kacang jenpun, ở Philippin: utau, soybean,
batatong, Mianma: lasi, pengapi, peryatpym; ở Thái Lan: thualueang, thua
lueang, thua phra lueang; Việt Nam: đậu tương, đậu nành [17].
Đậu tương là một loại cây trồng cổ xưa nhất, nhưng đậu tương mới được
đưa vào gieo trồng. Vì trên thực tế đến cuối thế kỉ XIX đậu tương mới chỉ được
trồng ở Trung Quốc và 30 năm đầu của thế kỉ XX sản xuất đậu tương chỉ tập
trung ở Trung Quốc, Indonexia, Nhật Bản, Triều Tiên [13][17].

Hiện nay người ta đã tiến hành lai tạo để từ giống đậu tương hoang dại trở
thành nhiều giống đậu tương mới có năng suất và chất lượng cao.
1.2. Giá trị của cây đậu tương [6]
Đậu tương là cây trồng cạn, ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Khó có thể
tìm thấy cây trồng nào có tác dụng nhiều mặt như cây đậu tương. Sản phẩm của
nó làm thực phẩm cho con người, thức ăn cho gia súc, nguyên liệu cho công
nghiệp, hàng xuất khẩu và là cây cải tạo đất tốt. Vì thế cây đậu tương được gọi
là “Ông Hoàng trong các loại cây họ đậu”. Sở dĩ cây đậu tương được đánh giá
như vậy bởi lẽ cây đậu tương có giá trị rất toàn diện [6].
1.2.1. Giá trị về mặt thực phẩm

6


Hạt đậu tương có thành phần dinh dưỡng cao, hàm lượng proten trung
bình khoảng từ 35.5-40%. Trong khi đó hàm lượng protein trong gạo chỉ 6.212%; trong ngô khoảng 9.8-13.2%; thịt bò 21%; trong cá từ 17-20%; trong trứng
13-14.8%. Hàm lượng lipit từ 15-20%, hydratcacbon từ 15-16% và nhiều loại
sinh tố cùng các loại muối khoáng quan trọng cho sự sống [6].
Hàm lượng axitamin quan trọng có chứa lưu huỳnh như methionin và
xistein của đậu tương cao gần bằng hàm lượng các chất này có trong trứng gà.
Hàm lượng cazein, đặc biệt lisin cao gần gấp rưỡi lần chất này có trong trứng.
Vì thế mà khi nói về giá trị của protein trong hạt đậu tương là nói đến hàm
lượng protein cao và sự cân đối của các axitamin cần thiết. Protein của đậu
tương dễ tiêu hóa hơn thịt và không có các thành phần tạo colesteron. Ngày nay
người ta mới biết thêm hạt đậu tương có chứa lexithin, có tác dụng làm cho cơ
thể trẻ lâu, tăng thêm trí nhớ, tái tạo các mô, làm cứng xương và tăng cường sức
đề kháng của cơ thể [6].
Hạt đậu tương có chứa hàm lượng dầu béo cao hơn các loại đậu đỗ khác
nên được coi là cây cung cấp dầu thực vật quan trọng. Lipit của đậu tương chứa
một tỉ lệ cao các axit béo không no (khoảng 60-70%) có hệ số đồng hóa cao,

mùi vị thơm như axit linoleic chiếm 52-65%, oleic từ 25-36%, linolenolic
khoảng 2-3%. Dùng dầu đậu tương thay thế mỡ động vật có thể tránh xơ mỡ
động mạch [3].
Trong hạt đậu tương có khá nhiều loại vitamin, đặc biệt là hàm lượng
vitamin B1 và B2, ngoài ra còn có các loại vitamin PP, A, E, K, D, C, v.v…Một
điều đáng chú ý là trong hạt đậu tương đang nảy mầm có hàm lượng vitamin
tăng lên nhiều, đặc biệt là vitamin C. Phân tích thành phần sinh hóa cho thấy
trong hạt đậu tương đang nảy mầm, ngoài hàm lượng vitamin C cao, còn có các
thành phần khác như: vitamin PP và nhiều chất khoáng khác như Ca, P, Fe ..vv.
Chính vì thành phần dinh dưỡng cao như vậy nên đậu tương có khả năng cung
cấp năng lượng khá cao khoảng 4700cal/kg. Hiện nay, từ hạt đậu tương người ta
đã chế biến ra được trên 600 sản phẩm khác nhau, trong đó có hơn 300 loại làm
7


thực phẩm được chế biến bằng phương pháp cổ truyền, thủ công và hiện đại
dưới dạng tươi, khô và lên men vv…Như làm giá, đậu phụ, tương, xì dầu vv..
đến các sản phẩm cao cấp khác như cà phê đậu tương hạt đen, có tác dụng tốt
cho tim, gan, thận, dạ dày và ruột. Đậu tương là những thức ăn tốt cho những
người bị bệnh đái đường, thấp khớp, thần kinh suy nhược và suy dinh dưỡng
[17]
1.2.2. Giá trị về mặt công nghiệp
Đậu tương là nguyên liệu của nhiều ngành công nghiệp khác nhau như:
chế biến cao su nhân tạo, sơn, mực in, xà phòng, chất dẻo, tơ nhân tạo, chất đốt
lỏng, dầu bôi trơn trong ngành hàng không, nhưng chủ yếu đậu tương dùng để
ép dầu. Hiện nay trên thế giới cây đậu tương là cây đứng đầu về cung cấp
nguyên liệu cho ép dầu, dầu đậu tương chiếm 50% tổng lượng dầu thực vật. Đặc
điểm của dầu đậu tương là khô chậm, chỉ số iốt cao: 120-127; ngưng tụ nhiệt độ:
-150C đến -180C. Từ dầu này người ta chế biến hàng trăm sản phẩm công nghiệp
khác như: làm nến, xà phòng, nilon…[3][6].

1.2.3. Giá trị về mặt nông nghiệp
Làm thức ăn cho gia súc: Đậu tương là nguồn thức ăn tốt cho gia súc, 1kg
đậu tương tương đương với 1,38 đơn vị thức ăn chăn nuôi. Toàn cây đậu tương
(thân, lá ,quả, hạt) có hàm lượng đạm khá cao cho nên các sản phẩm phụ như
thân, lá tươi có thể làm thức ăn cho gia súc rất tốt, hoặc nghiền khô làm thức ăn
tổng hợp của gia súc. Sản phẩm phụ công nghiệp như khô dầu có thành phần
dinh dưỡng khá cao: Nitơ 6,2%; P2O5 0,7%; K2O 2,4%, vì thế làm thức ăn cho
gia súc rất tốt [ 3].
Cải tạo đất: Đậu tương là cây luân canh cải tạo đất tốt. 1ha trồng đậu
tương nếu sinh trưởng phát triển tốt để lại trong đất từ 30 – 60kg N [17].
Trong hệ thống luân canh, nếu bố trí cây đậu tương vào cơ cấu cây trồng
hợp lí sẽ có tác dụng tốt với cây trồng sau, góp phần tăng năng suất cả hệ thống
cây trồng và giảm chi phí cho việc bón Nitơ. Thân, lá đậu tương dùng bón thay
phân hữu cơ rất tốt bởi vì có chứa hàm lượng Nitơ cao.
8


1.3. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới, trong nước và ở Nghệ An
1.3.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Đậu tương là cây trồng lấy hạt, cây có dầu quan trọng bậc nhất trên thế
giới, đứng hàng thứ tư sau cây lúa mì, lúa nước và ngô [6] [3].
Do khả năng thích ứng rộng nên nó đã được trồng ở khắp năm châu lục,
nhưng nó tập chung ở nhiều nhất là châu Mỹ 73,03%; tiếp đến là châu Á
23,15%. Hàng năm trên thế giới trồng khoảng 54 – 56 triệu ha đậu tương (thời
gian từ (1990 – 1992) với sản lượng khoảng 103 – 114 triệu tấn [17].
Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới trong những năm gần đây
được thể hiện trong bảng sau
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới từ năm 2001 – 2005
Diện tích


Năng suất

Sản lượng

Năm

(triệu ha)

(Tạ/ha)

(Triệu tấn)

2001
2002
2003
2004
2005

76,007
79,167
83,600
91,440
91,386

23,20
22,73
23,40
22,34
23,00


176,761
108,907
188,929
204,266
209,532

(Nguồn FAOSTAT Database, 2006)
Số liệu bảng 1.1 cho thấy diện tích gieo trồng và sản lượng đậu tương trên
thế giới tăng nhanh trong vòng 5 năm qua. Hàng năm trên thế giới trồng khoảng
hơn 91 triệu ha với năng suất bình quân khá cao 22-23 tạ/ha, đã tạo được một
sản lượng đậu tương gấp 2 lần so với 20 năm trước [6].
Các nước trồng đậu tương đứng hàng đầu trên thế giới về diện tích gieo
trồng và sản lượng là Mỹ, Braxin, Achentina, Trung Quốc [6].
1.3.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở trong nước
Ở Việt Nam, cây đậu tương đã được phát triển rất sớm ngay từ khi nó
đang còn là cây hoang dại, sau đó được thuần hóa và trồng như một cây thực
phẩm có giá trị dinh dưỡng cao [6][17].

9


Vai trò của đậu tương ở nước ta hiện nay cũng như những năm tới chủ yếu
là nhằm giải quyết vấn đề đạm cho người và gia súc, thay thế một phần bột cá và
thỏa mãn một phần nhu cầu dầu thực vật rồi sau đó mới nói đến xuất khẩu [17].
Trong những năm gần đây, cây đậu tương đã phát triển khá nhanh cả về
diện tích và năng suất góp phần tạo ra mặt hàng tiêu dùng nội địa quan trọng.
Tình hình sản xuất đậu tương trong nước mấy năm gần đây được trình bày trong
bảng 1.3 [6].
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam trong những năm
gần đây (2001-2005)

Chỉ tiêu

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

Năm
2001
2002
2003
2004
2005

146,3
12,36
140,3
12,56
166,5
13,50
109,0
12,63
185,0

13,24
(Nguồn FAOSTAT Database, 2006)

176,3
176,3
225,3
240,0
245,0

Về mặt diện tích: Diện tích gieo trồng đậu tương của nước ta mới chiếm tỉ
lệ nhỏ trong tổng diện tích gieo trồng (khoảng 1,5-1,6%). Xét về tốc độ thì tăng
rất nhanh nếu lấy năm 1980 làm mốc thì đến năm 2004 diện tích đã tăng lên 3,6
lần [6].
Về năng suất: Năng suất đậu tương bình quân của nước ta rất thấp, chỉ ở
mức 9,5-11 tạ/ha. Nếu lấy năng suất của năm 1992 ra để so sánh thì năng suất
đậu tương của nước ta chỉ mới đạt 39,27% năng suất bình quân của thế giới.
Nếu so với nước có năng suất cao nhất của thế giới thì năng suất của nước ta chỉ
mới bằng 22,87%. Tuy nhiên, nhờ những nỗ lực rất lớn của các nhà khoa học
trong công tác nghiên cứu chọn giống và các biện pháp canh tác, năng suất đậu
tương trong 5 năm gần đây đã có một bước nhảy vọt quan trọng, năng suất tăng
1,8 lần so với năm 1980 [6][17].

10


Về mặt sản lượng: Vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Nam bộ và đồng
bằng sông Cửu Long chiếm 60% sản lượng đậu tương cả nước. Đặc biệt vùng
đồng bằng sông Cửu Long chỉ chiếm 12% diện tích nhưng năng suất bình quân
cao nhất cả nước đạt trên 20 tạ/ha [17].
Hiện nay cùng với nhịp độ tăng dân số và việc thay đổi tập quán tiêu dùng

dầu thực vật hay mỡ động vật, thì nhu cầu dầu thực vật các loại, đặc biệt là dầu
đậu tương sẽ tăng lên, như vậy sẽ tạo ra một cơ hội rất lớn cho việc phát triển
sản xuất đậu tương trong nước [17].
1.3.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở Nghệ An
Nghệ An là một trong những địa phương có diện tích gieo trồng đậu
tương lớn so với trung bình của cả nước.
Tình hình sản xuất đậu tương ở Nghệ An trong những năm gần đây được
thể hiện trong bảng sau
Bảng 1.3: Tình hình sản xuất đậu tương ở Nghệ An trong sáu năm 20042009 [19]
Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

2004
2005
2006
2007
2008
2009

(ha)
1188
938
762
985
914

884

( tạ/ha)
8,39
6,642
8,71
9,3
9,49
8,94

(tấn)
996,7
623
663,7
916
867,3
790,2

Tình hình sản xuất đậu tương ở huyện Hưng Nguyên được thể hiện qua
bảng sau
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất đậu tương ở Hưng Nguyên trong 4 năm
(2004-2007)[18]
Năm
2004
2005
2006
2007

Diện tích (ha)
18

18,3
28
9,7

Năng suất (tạ/ha)
5,78
7
9
14

Sản lượng (tấn)
10,4
10,78
25,12
13,14

Trong đó xã Hưng Xá là một trong những xã có diện tích gieo trồng đậu
tương tương đối lớn được thể hiện qua bảng sau
11


Bảng 1.5: Tình hình sản xuất đậu tương ở xã Hưng Xá, huyện Hưng
Nguyên trong 4 năm (2004-2007) [18]
Năm
2004
2005
2006
2007

Diện tích (ha)

13
7
7
7

Năng suất(tạ/ha)
4,92
7,94
14
14,3

Sản lượng (tấn)
6,4
5,56
9,8
10

1.4. Sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương
Chu kì sống của cây đậu tương chia ra làm 4 giai đoạn hoặc thời kì khác
nhau :
1.4.1. Giai đoạn nảy mầm-cây con
Giai đoạn này được tính từ khi gieo hạt giống xuống đất, hạt hút ẩm
trương lên, rễ mọc ra, thân vươn lên đội hai lá mầm lên khỏi mặt đất, lá mầm
xòe ra, thân mầm tiếp tục phát triển lên thành thân chính. Giai đoạn này cây con
sống chủ yếu dựa vào nguồn chất dinh dưỡng dự trữ ở trong hai lá mầm, đến khi
hết chất dinh dưỡng các lá mầm này chuyển dần sang màu vàng rồi rụng và
đồng thời cũng là lúc mà bộ rễ đã phát triển đủ khả năng hút nước và chất dinh
dưỡng từ trong đất để nuôi cây [3] [4].
Nảy mầm là giai đoạn đầu tiên trong quá trình sinh trưởng và phát triển
của cây đậu tương yêu cầu giai đoạn này phải đủ nước, nhiệt độ và oxy.

+ Nước: Hạt đậu tương hút nhiều nước hơn so với cây trồng khác. Hạt
phải hút một lượng nước trên 50% trọng lượng hạt thì hạt mới nảy mầm, trong
khi đó các cây trồng như lúa chỉ hút 26%, ngô 44% v.v…[6].
+ Nhiệt độ: Quá trình nảy mầm rất mẫn cảm với nhiệt độ. Nhiệt độ từ 15300C là thích hợp nhất đối với quá trình nảy mầm của hạt đậu tương. Trong
khoảng nhiệt độ này, chỉ sau gieo 3-7 ngày là hạt nảy mầm. Nếu nhiệt độ nhỏ
hơn 100C thì sau gieo phải từ 12-15 ngày mới mọc. Nếu cao hơn 30 0C hạt nảy
mầm nhanh nhưng mầm yếu [6].

12


+ Hàm lượng oxy: Có liên quan tới độ ẩm đất, nếu độ ẩm đất trên 90%
thì không đủ oxy để hạt nảy mầm. Khi có đủ nước, oxy và nhiệt độ thì hạt sẽ hút
nước trương lên, các men proteaza, amyloaza…chứa trong hạt bắt đầu hoạt động
chuyển các chất dự trữ ở dạng phức tạp sang đơn giản để nuôi phôi hình thành
bộ phận mới [6].
Giai đoạn này ngắn hay dài tùy thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Nếu gieo
vào vụ hè thì giai đoạn này ngắn hơn vụ đông. Thông thường thời gian này
khoảng 15-20 ngày sau khi gieo. Thời kì này chính là thời kì quyết định mật độ
cây con cũng như sức sinh trưởng của cây đậu tương sau này [14][17].
1.4.2. Giai đoạn sinh trưởng thân, lá
Giai đoạn này được tính từ khi cây con ra được 1-2 lá kép và căn bản kết
thúc khi bắt đầu nở hoa. Tốc độ sinh trưởng thân, lá trong thời gian đầu của thời
kì này tương đối chậm chỉ tới khi bắt đầu xuất hiện lớp rễ thứ hai và sắp ra nụ
hoa mới bắt đầu tăng nhanh. Đây là thời kì mầm hoa bắt đầu phân hóa. Thời kì
này rất quan trọng, chỉ trên cơ sở thân lá sinh trưởng tốt, cành phát triển nhiều,
sinh trưởng nhanh thì mầm hoa mới phân hóa được nhiều. Nhưng nếu thân lá
sinh trưởng quá mạnh lại ức chế mầm hoa phân hóa chậm lại. Thời kì này nốt
sần bắt đầu hình thành. Sau mọc được khoảng 15 ngày cây có lá kép đầu tiên thì
nốt sần được hình thành và khả năng cố định nitơ dần dần được tăng lên [6][17].

Điều kiện ngoại cảnh thích hợp cho thời kì này là nhiệt độ từ 22-25 0C,
độ ẩm đất từ 70-80% và yêu cầu ánh sáng đầy đủ để cây sinh trưởng và phát
triển khỏe. Có thể nói đây là thời kì mấu chốt để cây đậu tương thân to, đốt
ngắn, rễ ăn sâu và mầm hoa nhiều [6] [17].
Trong kỹ thuật cần chú ý những vấn đề sau:
+ Phải bón lót đủ phân và vun xới sớm để bộ rễ phát triển thuận lợi. Để
tạo điều kiện cho nốt sần phát triển tốt nên bón đủ lân, kali và một số loại phân
vi sinh như Mo, Bo, Mg vv…[6].
+ Nếu mật độ cây dày quá phải tỉa sớm và làm cỏ kịp thời để các lá phía
dưới có đủ ánh sáng. Cần phải điều tiết sự sinh trưởng của cây không cho sinh
13


trưởng sinh dưỡng quá mạnh, nhưng cây cũng phải tích lũy được nhiều chất hữu
cơ để hình thành các cơ quan sinh sản về sau [6].
1.4.3. Giai đoạn ra hoa
Giai đoạn này được bắt đầu kể từ khi hoa đầu tiên ra cho tới khi ra hoa
cuối cùng. Khác với một số cây khác là cây đậu tương khi đã ra hoa thì các bộ
phận khác như rễ, thân, lá vẫn tiếp tục sinh trưởng và phát triển [6] [12][17].
Giai đoạn này dài hay ngắn tùy thuộc vào đặc tính của giống là chín sớm
hay chín muộn. Thời kì này cây đậu tương rất mẫn cảm với điều kiện khí hậu
thời tiết bất thuận như mưa to, gió lớn, khô, nóng v.v…lúc đó mặc dù số hoa của
mỗi cây rất nhiều nhưng kết quả cuối cùng là số hoa được thụ phấn và kết quả
cũng sẽ rất ít, vì thông thường 75% số hoa thường bị hỏng và rụng [6] [17].
Thời gian ra hoa kéo dài 30-40 ngày tùy vào giống và điều kiện sinh
trưởng, có những giống thời gian ra hoa chỉ kéo dài 10-15 ngày [12].
1.4.4. Giai đoạn hình thành quả và hạt
Thời kì có quả non được bắt đầu từ giai đoạn ra hoa. Quả đầu tiên được
hình thành trong vòng 7-8 ngày kể từ lúc hoa nở.
Trong điều kiện bình thường sau khoảng 3 tuần lễ là quả đã phát triển

đầy đủ. Lúc các chùm quả non đã xuất hiện thì các chất dinh dưỡng trong thân,
lá được vận chuyển về nuôi hạt làm cho hạt lớn dần. Các yếu tố nhiệt độ, độ
ẩm…trong giai đoạn này sẽ tác động rất lớn đến tốc độ phát triển của quả và
hạt [17].
1.5. Kỹ thuật trồng cây đậu tương
1.5.1. Giống đậu tương
Hiện nay trong sản xuất giống đậu tương cũng tương đối phong phú. Trong
những năm qua, giống mới đã góp phần quan trọng đẩy mạnh nâng cao năng
suất đậu tương. Để tạo được giống có khả năng thích ứng rộng, các nhà chọn
giống luôn chú ý đến các đặc tính như khả năng chống chịu sâu bệnh, chống đổ,
chống tách hạt và đạt năng suất cao. Một xu hướng nữa là chọn được giống thích

14


nghi với điều kiện nhất định nào đó như chọn giống chịu lạnh cho vụ đông và
đông xuân ở miền bắc và các vùng trồng đậu tương ở miền nam [6].
Thời gian sinh trưởng của các giống đậu tương chủ yếu do đặc tích di
truyền quyết định. Tuy nhiên thời gian sinh trưởng của đậu tương cũng bị ảnh
hưởng bởi thời gian chiếu sáng và nhiệt độ [6][17].
Nhóm chín sớm thường bao gồm những giống có thời gian sinh trưởng
khoảng dưới 80 ngày. Ưu điểm của nhóm là chín sớm nhưng nhược điểm là yếu
cây, hạt bé năng suất thấp. Gần đây qua công tác nhập nội, chọn lọc, lai tạo vv…
các cơ quan khoa học cũng đã đưa ra sản xuất một số giống mới có năng xuất
cao và thời gian sinh trưởng ngắn [3].
Nhóm chín trung bình thông thường bao gồm các giống có thời gian sinh
trưởng là 90-110 ngày. Nhóm này thì cho năng suất cao hơn những giống có
thời gian sinh trưởng ngắn [3].
1.5.2. Chọn đất và kỹ thuật làm đất
Mục đích của việc làm đất là làm sao tạo điều kiện cho hạt dễ nảy mầm,

bộ rễ phát triển tốt giúp cho quá trình sinh trưởng của cây được thuận lợi cho
nên yêu cầu đất phải tơi xốp, giữ được độ ẩm, sạch cỏ dại [17].
Năng suất cây trồng là kết quả của việc tác động lên các biện pháp kỹ
thuật một cách đầy đủ đúng lúc và đúng cách. Tùy từng loại đất thời vụ gieo
trồng cũng như yêu cầu kỹ thuật cụ thể mà có biện pháp làm đất khác nhau [6]
[17].
Chọn đất nên chọn những đất có thành phần cát pha thịt nhẹ, ruộng có hệ
thống thoát nước tốt.
Đậu tương là cây hai lá mầm nên mọc khỏi đất khó khăn hơn cây một lá
mầm. Đất tơi xốp thì nốt sần ở cây đậu tương hình thành tốt, hoạt động cố định
của vi khuẩn nốt sần tiến hành tạo điều kiện cho cây sinh trưởng mạnh [6].
Một số địa phương thì có thói quen không làm đất, nếu hệ thống không
làm đất, hạt được gieo trồng trên nền đất không bừa, mọi tàn dư của cây trồng
vẫn còn ở trên mặt đất. Hệ thống làm đất tối thiểu thì mặt đất được xáo trộn sơ
15


bộ nhưng tàn dư của cây trồng vẫn ở trên mặt đất. Ở các hệ thống canh tác khác
nhau, năng suất đậu tương khác nhau. Nhìn chung trên nền đất dễ bị khô, hệ
thống làm đất bảo dưỡng cho năng suất cao hơn do độ ẩm của đất được bảo vệ
tốt hơn. Tuy nhiên trên nền đất khó thoát nước, làm đất bảo dưỡng cho năng suất
kém hơn vì đất nhiều khi quá ẩm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Qua các
kết quả nghiên cứu cho thấy, biện pháp làm đất hợp lí tùy thuộc vào từng vùng,
từng loại đất và ngay trên cùng một cánh đồng, biện pháp làm đất có thể thay
đổi qua các năm [6].
1.5.3. Chuẩn bị hạt giống [6]
Hạt giống tốt là hạt to, đồng đều, đẫy chắc, tỉ lệ nảy mầm ít nhất là 85%,
không có mầm mống bệnh.
* Lượng hạt giống
Phụ thuộc chủ yếu vào mật độ cần thiết cho mỗi giống và độ to nhỏ của

hạt. Nhìn chung tùy thuộc vào đặc tính của giống như thời gian và tập tính sinh
trưởng và trọng lượng 1000 hạt mà lượng hạt giống cần thiết cho một đơn vị
diện tích khác nhau. Nhưng lượng hạt giống thường là
- Giống chín sớm: 50 - 60 kg/ha
- Giống chín trung bình: 40- 50 kg/ha
- Giống chín muộn: 30-35 kg/ha
* Xử lý hạt giống
Hạt giống trước khi gieo cần được xử lý như sau:
- Phơi một vài nắng nhẹ trước khi gieo trồng (tránh không nên phơi
trên nền xi măng).
- Xử lý thuốc diệt mầm bệnh: Ví dụ như Faliran 0,15% trộn đều với
hạt ủ khô trong vòng 24 đến 28 ngày nhằm tiêu diệt mầm mống bệnh.
- Xử lý phân vi lượng: Người ta thường dùng Molipdatamon 1-2 kg/ha
xử lý khô nhằm tăng thành phần của Mo.

16


- Tiến hành nhiễm khuẩn Rhizobium cho hạt trước khi gieo trồng
nhằm tăng khả năng hình thành nốt sần để tăng khả năng cố định đạm khí trời
của cây.
1.5.4. Thời vụ gieo hạt [6]
Cây đậu tương mẫn cảm với điều kiện thời tiết. Thời vụ không những ảnh
hưởng tới sinh trưởng phát triển của cây, tới năng suất, phẩm chất của hạt mà
còn ảnh hưởng cả tới những cây trồng tiếp sau trong hệ thống luân canh.
Ở nước ta có thể trồng nhiều vụ trong năm, nhưng xác định được thời vụ
chính trong từng vùng là điều cần thiết trong sản xuất.
* Cơ sở xác định thời vụ
- Đất đai: Tùy thuộc vào chân ruộng thấp hay cao, thoát nước hay không
mà phải gieo trồng đúng thời vụ, tránh lúc ra hoa và làm quả gặp mưa bị úng,

rụng hoa, rụng quả nhiều.
- Căn cứ vào chế độ canh tác: Tùy theo chế độ canh tác của từng nơi, luân
canh hoặc trồng xen gối mà bố trí thời vụ gieo trồng đảm bảo năng suất cây
trồng trước và cây trồng sau.
- Căn cứ vào giống: Tùy theo giống chín sớm, trung bình hay chín muộn,
để bố trí thời vụ gieo trồng thích hợp nhất. Ví dụ nếu trồng giống chín muộn
không được gieo muộn quá làm rút ngắn thời gian sinh trưởng, năng suất giảm.
- Căn cứ vào điều kiện khí hậu: Đây là yếu tố chủ yếu nhất để bố trí thời
vụ, hay phải căn cứ vào điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng để gieo trồng
đúng thời vụ, tạo điều kiện cho đậu tương sinh trưởng thuận lợi nhất, biểu hiện
khi gieo trồng gặp hạn không bị rét khi ra hoa và chín có ẩm độ và nhiệt độ thích
hợp khi thu hoạch, ẩm độ phải khô.
Ở nước ta có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm, nhưng ở miền Bắc có
một số vụ chính sau:
+Vụ xuân
Đặc điểm của vụ xuân là đất gieo trồng khá nhiều. Ở miền núi gieo trên
đất chiêm xuân bỏ hóa, ở đồng bằng gieo trên đất ruộng mạ chiêm xuân và đất
17


bãi ven sông. Vụ này nếu gieo sớm hay gặp nhiệt độ thấp và khô hạn nếu gieo
muộn thì nhiệt độ và ẩm độ thích hợp nhưng ảnh hưởng đến vụ lúa mùa (miền
núi: thu hoạch trước 31 tháng 5, đồng bằng trước 10 tháng 6). Từ Nghệ Tĩnh đổ
vào cần tính toán ra hoa và làm quả tránh gió tây nóng và thu hoạch trước lụt
tiểu mãn (lụt tiểu mãn có hai cao điểm: 10/5 đến 15/5 và 25/5 đến 10/6).
Vụ xuân chỉ dùng giống lúa chín sớm và trung bình. Thời vụ gieo thích
hợp nhất cho vùng miền núi phía bắc là 15/2 đến 10/3; Đồng bằng 1/2 đến 15/2;
Bắc trung bộ 10/2- 10/2.
+Vụ hè
Hầu hết các giống có thể trồng được trong vụ hè, do điều kiện thuận lợi

có thể gieo khắp nơi, nhưng tập trung nhiều ở các tỉnh miền núi, ở các chân
ruộng đồi bãi, phù xa. Thời vụ gieo trồng các giống như sau:
- Giống chín sớm: 25/5-30/6
- Giống chín trung bình: 15/5-15/6
- Giống chín muộn: 20/4-25/5
+Vụ đông
Đưa đậu tương vào vụ đông sẽ tạo ra nhiều chuyển biến sâu sắc trong cơ
cấu cây trồng ở vùng trọng điểm lúa. Vụ đông thường gặp rét, hạn và sống trong
điều kiện ánh sáng ngày ngắn nên năng suất không cao. Thời vụ gieo sớm cuối
tháng 9 đầu tháng 10 nói chung càng sớm càng tốt, cố gắng kết thúc trước 20/10.
Khó khăn trong vụ đông khi làm đất gieo hạt gặp mưa cuối vụ khi thu hoạch về
cũng bị mưa phùn khó ra hạt.
Ở miền Nam, điều kiện khí hậu ấm áp, đậu tương gieo từ 20/12 đến tháng 1.
1.5.5. Mật độ gieo trồng [6]
* Cơ sở để xác định mật độ:
- Căn cứ vào đặc tính của giống: Giống chín sớm, thấp cây, phân cành ít
thì nên trồng dày còn đối với những giống chín muộn cây cao phân cành nhiều
thì ta phải trồng thưa.

18


- Căn cứ vào thời vụ: Vụ xuân và vụ đông trong điều kiện nhiệt độ thấp
hay bị khô hạn cây sinh trưởng kém thì ta trồng dày hơn so với vụ hè và vụ thu
nóng ẩm.
- Căn cứ vào đất đai: Đất tốt nhiều màu ta trồng thưa, đất xấu ít màu ta
trồng dày.
- Căn cứ vào mức độ thâm canh của từng nơi: Đầy đủ phân bón, chăm
sóc tốt thì trồng thưa, trái lại ít phân chăm sóc kém thì ta trồng dày.
* Mật độ gieo trồng cụ thể

- Giống chín sớm: Đảm bảo 50-60 cây/m 2, khoảng cách cụ thể: hàng cách
hàng 30-35 cm, cây cách cây 5-6 cm, hoặc khóm cách khóm 20cm/3-4 cây.
- Giống chín trung bình: Đảm bảo 40-50 cây/m2, khoảng cách cụ thể là
hàng cách hàng 35-40cm, cây cách cây 7-8 cm, hoặc khóm cách khóm 20cm/3-4
cây
- Giống chín muộn: 15-20 cây/m2, khoảng cách cụ thể là hàng cách hàng
40-45cm, cây cách cây 12-15 cm, hoặc khóm cách khóm 25cm/2 cây.
1.6. Dinh dưỡng cây đậu tương
Đậu tương cần đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng cần thiết để sinh trưởng,
phát triển bình thường. Nếu thiếu hoàn toàn hoặc thiếu bất cứ một yếu tố nào
đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Để phát huy đầy đủ tác
dụng của các loại phân bón cho đậu tương, cần phải hiểu rõ đặc tính lý hóa và
thành phần dinh dưỡng của đất, đặc điểm tính chất của loại phân bón, đặc điểm
dinh dưỡng của cây đậu tương. Đậu tương cảm ứng với muối khoáng hơn các
loại cây trồng khác. Do đó với đất nghèo dinh dưỡng hoặc lượng phân ít buộc
phải bón tập trung thì nên bón phân cách hàng 8-13cm, lấp sâu 8-10 cm. Không
nên rắc phân ngay dưới hàng hạt, rễ sẽ ăn sâu thẳng xuống mà không phát triển
bề rộng. Không nên bón phân tập trung gần hạt, làm rễ mầm bị cháy, không đảm
bảo mật độ cây [3][6].

19


1.6.1. Phân đạm:
Đậu tương là cây họ đậu có khả năng cố định đạm từ khí trời để cung cấp
cho cây, do vậy người ta thường bón ít phân N cho đậu tương. Khả năng cố định
N của vi khuẩn nốt sần phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Harper (1974) thấy rằng
việc cố định và sử dụng nitrat (NO 3) có tầm quan trọng để thu năng suất tối đa.
Tuy nhiên, nếu nitrat dư thừa có hại tới năng suất vì lúc đó sự cố định nitơ bị cố
định hoàn toàn. Khi bón đạm không hợp lí, bón quá nhiều N, hoặc bón không

đúng thời kì sẽ ức chế sự hình thành và phát triển hoạt động của vi khuẩn nốt
sần [6].
1.6.2. Phân lân và vôi
Bón phân lân cho cây giảm tỉ lệ rụng hoa, tăng tỉ lệ hạt chắc và tăng năng
suất rõ rệt. Lân làm tăng hoạt động cố định đạm của vi khuẩn nốt sần. Lượng
phân lân thường được bón từ 30-100 kg P2O5/1ha, bón lót cùng với phân hữu cơ.
Bón vôi cho đất chua đạt pH khoảng 6-6,5 là yếu tố quan trọng để sản
xuất đậu tương có hiệu quả. Đất có độ kiềm cao, pH>7,5 ảnh hưởng không tốt
tới sản xuất đậu tương [17].
1.6.3. Phân kali
Nhu cầu về kali của cây đậu tương còn lớn hơn đạm và lân. Nhu cầu này
tăng dần theo thời gian sinh trưởng của cây và đỉnh cao là giai đoạn trước khi
cây ra hoa, nhưng giảm dần khi hình thành hạt và ngừng ở thời kì khoảng 21
ngày trước khi chín [6].
1.6.4. Phân vi lượng
Molipđen(Mo) là yếu tố quan trọng cho quá trình trao đổi nitơ, làm tăng
khả năng cố định đạm của vi khuẩn nốt sần. Lượng Mo dùng để xử lý hạt cần
17g/ha, trong khi đó nếu bón vào đất cần 800g/ha. Bón vôi để giữ pH đất 6,2 có
thể có tác dụng phòng chống hiện tượng thiếu Mo [6].

20


1.6.5. Qui trình bón phân [6]
Để đạt năng suất cao, phẩm chất tốt thì đậu tương cần được bón đầy đủ
phân hữu cơ và các loại phân khoáng khác, qui trình bón phân cho cây đậu
tương như sau:
- Liều lượng: Liều lượng phân bón cho 1 ha
+ Phân chuồng: 6-10 tấn.
+ Phân đạm: 20-40 kg đạm urê.

+ Phân lân: 150-300 kg supe lân.
+ Kali: 80-150 kg kali sunphat.
+ Vôi: 300-500 kg vôi bột.
Tuy nhiên tùy thuộc vào từng loại đất và mùa vụ khác nhau mà tỉ lệ bón
các loại phân là khác nhau.
- Cách bón:
+ Bón toàn bộ vôi trước khi cày bừa lần cuối cùng.
+ Bón lót vào rãnh hoặc hốc toàn bộ phân chuồng cùng toàn bộ lân và một
nửa số đạm và phân kali. Sau khi bón lót phân chuồng và phân vô cơ cần dùng
đất nhỏ lấp kín toàn bộ phân dày 2-3cm, tránh để phân tiếp xúc với hạt làm giảm
tỉ lệ nảy mầm. Khi đất quá quá ướt (độ ẩm đất > 90%) hoặc quá khô thì không
nên bón lót phân đạm và kali mà lại tập trung bón thúc sớm cho cây khi cây có
3-5 lá kép, để phân không ảnh hưởng đến tỉ lệ nảy mầm.
+ Bón thúc: Bón 1/2 lượng phân đạm và kali còn lại vào lúc cây có 3-5 lá
kép. Bón cách gốc 3-5 cm sau đó xới vun lấp toàn bộ phân.
1.7. Phòng trừ sâu bệnh hại đậu tương
Đậu tương là cây trồng dễ bị nhiều sâu bệnh phá hại. Tại Việt Nam, qua điều
tra cho thấy có tới hơn 70 loại sâu hại, thuộc 34 họ, 8 bộ và có tới 17 loại bệnh,
trong đó có tới 12-13 loại sâu và 4-5 loại bệnh hại phổ biến ở nhiều vùng [4].

21


1.7.1. Sâu hại:
Sâu hại trực tiếp ăn hại các bộ phận của cây như thân, lá, quả chúng gây
hại bằng cách làm rụng lá, cắn gẫy thân và ăn hại quả hoặc một số loại chích hút
nhựa cây làm cây yếu dần.
*Sâu xanh (Plathypena scabra F): Khi trưởng thành sâu non dài 2-3 cm
màu xanh với sọc trắng nhạt ở hai bên cạnh. Sau khi giai đoạn sâu non kết thúc,
giai đoạn nhộng xảy ra trên hoặc ngay dưới mặt đất hoặc dưới tàn dư cây. Sâu

này ăn hại các bộ phận của cây như lá, thân, quả.
*Sâu cuốn lá đậu tương (Lamprosema indicata): Sâu cuốn lá đậu tương
rất phổ biến. Sâu phá hại là bánh tẻ từ giai đoạn cây non cho đến khi có quả non.
Sâu non lúc nhỏ gặm ở mặt dưới của lá.
*Sâu xám (Agrotis ypsilon): Sâu xám gây hại chủ yếu ở giai đoạn cây
non, vụ xuân thường gây hại nặng hơn vụ đông. Sâu thường cắn ngang thân làm
cho cây gãy và chết.
Biện pháp phòng trừ:
+ Làm đất kỹ để diệt nhộng và sâu non, chúng thường ẩn nấp ở độ sâu
cách mặt đất 4-6cm.
+ Mật độ thấp thì bắt thủ công vào sáng sớm hoặc chiều mát.
+ Mật độ cao phòng trừ bằng các loại thuốc như: Sugadan 30G, Vifuran
3G…
*Ruồi đục thân (Malanagromyza sojae zahmer): Sâu non phá hại nặng
nhất vào tháng 3, 4 và tháng 10, 11 (vụ đông). Ruồi đục thân gây hại nặng nhất
cho đậu tương đông và đậu tương vụ thu đông (giai đoạn cây non). Khi trưởng
thành là một loài ruồi nhỏ, sâu non phá hoại các bộ phận của cây như: trên thân,
lá.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Luân canh với các cây trồng khác như cây lúa nước, không nên trồng
liên tiếp các loại cây ký chủ của ruồi như cây đậu xanh, đậu đen, đậu cô ve….
+ Xử lý đất trước khi gieo bằng các loại thuốc Basudin.
22


+ Các loại thuốc có hiệu lực cao để phòng trừ ruồi như: Angun 5ME,
Golnitor 50WDG, Soka 25EC,…
* Sâu đục quả (Etiella zinckenella trein): Sâu hại nặng ở giai đoạn quả
non, sâu non đục khoét quả vào trong và ăn hạt, hạt đậu có thể bị ngậm khuyết
hoặc rỗng hạt. Sâu non đục quả đậu tương còn có khả năng đục quả, phá thân

cây đậu tương làm cho cây sinh trưởng hoặc chết khô.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Bố trí thời vụ hợp lý
+ Làm đất kỹ, có thời gian cho ngâm nước 2-3 ngày.
+ Trước khi có quả non cần tiến hành phun bằng các loại thuốc như
Ammate 150SC, Silau 3.6 SC, Kuraba 3.6 EC,…
1.7.2. Bệnh hại
*Bệnh gỉ sắt (Phakopsora pachyrhzi Sydow):
- Triệu chứng: Cây bị bệnh xuất hiện đốm nâu ở mặt dưới lá. Bào tử nấm
phát triển trong vết bệnh, làm giảm diện tích quang hợp của lá làm lá bị vàng,
mất khả năng quang hợp, rụng sớm làm giảm số lượng và trọng lượng hạt. Bệnh
nặng làm giảm năng suất từ 20-50%, có ruộng mất trắng không cho thu hoạch.
- Tác nhân gây bệnh: Bệnh gỉ sắt ở đậu tương do nấm Uromyces
appendiculatus gây ra.
- Biện pháp phòng trừ
+ Thuốc hóa học: Zineb, hỗn hợp Boocdo cũng có lợi cho việc phòng trừ.
+ Chọn giống chống chịu: Chọn những giống kháng hoặc nhiễm nhẹ
bệnh gỉ sắt.
+ Biện pháp canh tác: Luân canh với các cây trồng không thuộc họ đậu,
tốt nhất là luân canh với cây lúa nước. Làm đất kỹ, thu dọn tàn dư cây vụ trước,
nhất là cây bị bệnh.
*Bệnh đốm nâu (Septoria glycine Hemm):
- Triệu chứng: Dấu hiệu đầu tiên là những đốm nâu, không hình dạng xuất
hiện trên lá mầm. Tiếp theo là những đốm nâu đỏ có góc cạnh, với đường kính

23


1-5mm, xuất hiện trên hai lá đơn. Những lá này nhanh chóng chuyển sang màu
vàng và rụng. Bệnh ở những lá tầng dưới phát triển lên tầng trên. Các vết tổn

thương do bệnh hòa lẫn với nhau nên khó có thể phân biệt được từng vết bệnh.
- Tác nhân gây bệnh: Bệnh do nấm Septoria glycine Hemmi lần đầu tiên
được phát hiện ở Nhật Bản năm 1915. Bào tử nấm sống qua đông trên thân và
lá. Nấm xâm nhập vào lá qua lỗ khí khổng và sinh trưởng ở giữa các tế bào.
Nấm cũng truyền qua hạt. Nó xâm nhập vào hạt qua khí khổng hoặc qua mô lá
noãn hoặc vào cuống noãn.
- Phòng trừ:
+ Vệ sinh đồng ruộng, dọn cây bị bệnh.
+ Dùng hạt giống sạch bệnh, xử lý hạt với thuốc trừ nấm.
+ Luân canh cây trồng, ít nhất một năm đối với cây không nhiễm bệnh
đốm nâu.
+ Phun thuốc trừ nấm trong giai đoạn từ ra hoa đến đậu quả.
*Bệnh sương mai (Peronosporqa manshurica):
-Triệu chứng: Trên bề mặt lá có những vết màu xanh vàng nhạt. Những
vết này về sau có màu nâu xám hoặc nâu đậm, khi các mô bị hoại tử và xung
quanh vết bệnh thường có viền màu xanh vàng. Nếu không có đường viền đó thì
mép ngoài vết bệnh sẫm hơn phần giữa. Những ngày có độ ẩm cao và sáng sớm
ở mặt dưới lá, nơi vết bệnh có phủ một lớp phấn màu xám hoặc phớt tím. Bệnh
nặng thì lá bị khô, mép ngoài cong và rụng sớm, làm hạt lép giảm năng suất tới
8%.
- Tác nhân gây bệnh: Bệnh do nấm Peronosporqa manshurica lần đầu tiên
phát hiện ở Mỹ năm 1923. Điều kiện thích hợp do nấm phát triển là độ ẩm cao
và nhiệt độ cao khoảng 20-220c.
- Phòng trừ:
+ Dùng thuốc chống bệnh.
+ Luân canh đậu tương với lúa hoặc cây trồng khác không phải cây họ
đậu.
24



+Xử lý hạt bằng thuốc trừ nấm, phun thuốc Benlate, Anvil, Benzimidazode
*Bệnh thối rễ:
Bệnh này được xuất hiện nhiều trên đất thịt nặng, kém thoát nước. Nhiệt
độ đất 10-150c rất thuận lợi cho bệnh phát sinh. Bệnh phát triển nhanh ở nhiệt độ
không khí 250c. Bệnh gây thối rễ là chủ yếu, song có thể gây thối thân hoặc lá.
Cây con dễ bị bệnh và dễ bị chết.
-Triệu chứng: Dấu hiệu đầu tiên của bệnh lá vàng và héo. Những rễ phụ bị
chết hoàn toàn và rễ chính có màu nâu xẫm, màu nâu có thể tiến dần lên thân và
có khi tới đốt thứ 2 hoặc thứ 3. Nhiều giống không chết ngay, cây có lá màu
vàng sinh trưởng kém.
-Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho nấm sinh trưởng là 25-280c. Nó có thể
tồn tại trong đất một thời gian dài mà không cần cây đậu tương.
- Phòng trừ: Kết hợp các biện pháp canh tác, phun thuốc và dùng thuốc
chống bệnh. Làm đất kỹ, thoát nước có tác dụng hạn chế bệnh rất nhiều.
*Bệnh ung thư thân (Diaporthe phaseolirum):
- Triệu chứng: Cây chết với những lá khô là dấu hiệu của bệnh ung thư
thân. Tuy nhiên dấu hiệu ban đầu của bệnh là những vết nhỏ màu nâu nhỏ ở
cuống lá hoặc cành tại một trong tám đốt đầu tiên của thân. Sau khi cuống lá bị
rụng, vết nâu đỏ xuất hiện ở vết sẹo và sau đó lan rộng ra bao quanh thân làm
cây bị chết. Thân cây bị bệnh rất giòn, dễ gẫy ở chỗ bị chấn thương.
-Tác nhân gây bệnh: Nấm gây bệnh là Diaporthe phaseolorum. Nấm bệnh
tồn tại trên thân và hạt bị bệnh.
- Phòng trừ: Sử dụng các hạt giống sạch bệnh, cày bừa kỹ đất trồng lá và
luân canh với cây trồng khác trừ cây bông.
* Bệnh lở cổ rễ và thối thân ( Rhizoctonia solani) Bệnh lở cổ rễ ngày
càng trở nên nghiêm trọng đối với các vùng sản xuất đậu tương. Độc canh và
dùng thuốc trừ cỏ là hai nguyên nhân dẫn đến bệnh phát triển mạnh.
- Triệu chứng: Vết bệnh có màu nâu đỏ xuất hiện ở vùng vỏ cây sát mặt
đất. Vết đỏ phát triển rộng, bao quanh thân làm cho cây bị chết. Ở những vùng
25



×