Tải bản đầy đủ (.doc) (155 trang)

Thủy nông nghệ tĩnh từ năm 1976 đến năm 1991 luận văn thạc sĩ lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.59 MB, 155 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo

Trờng đại học vinh
---------------------

NGUYễN THị Vân ANH

Thủy nông Nghệ Tĩnh
từ năm 1976 đến năm 1991
Chuyên ngành: lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.54

Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử

Ngời hớng dẫn khoa học:
PgS.TS. Nguyễn Trọng Văn


2
NghÖ An, 2012


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ về mọi mặt
của các cơ quan, đơn vị, các thầy cô giáo, các nhà khoa học cũng như gia
đình và bạn bè.
Từ tận đáy lòng mình, tôi xin bày tỏ sự kính trọng, lòng biết ơn sâu sắc
đến PGS. TS. Nguyễn Trọng Văn, Người đã truyền cho tôi niềm đam mê
nghiên cứu lịch sử và định hướng cho tôi trong việc tiếp cận những giá trị
khoa học, giúp tôi trưởng thành hơn trên bước đường nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong khoa Lịch sử trường Đại học


Vinh; Cảm ơn Trung tâm lưu trữ quốc gia III, Thư viện quốc gia Hà Nội, Thư
viện tỉnh Nghệ An; Cảm ơn Chi cục Thuỷ lợi tỉnh Nghệ An, Chi cục Thuỷ lợi
tỉnh Hà Tĩnh, bác Đào Văn Tinh, chú Nguyễn Văn Hoa đã tạo điều kiện giúp
tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè
đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn.
Với bản thân tôi, đây là một đề tài khó, song là vấn đề mà tôi tâm đắc.
Với tinh thần thực sự cầu thị khoa học, tôi mong muốn nhận được ý kiến đóng
góp của Quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân
trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp của Quý thầy, cô và các bạn !
Nghệ An, tháng 10 năm 2012
Tác giả
Nguyễn Thị Vân Anh


MỤC LỤC
Trang
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o.....................................................................................1
Trêng ®¹i häc vinh ...........................................................................................1
Bảng thống kê diện tích trồng lúa hai huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên...........118
và thị xã Hà Tĩnh năm 1970 và năm 1989....................................................118
Trong đó........................................................................................................118
Bảng thống kê sản lượng lúa hai huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên...................119
Trong đó........................................................................................................119
Bảng thống kê năng suất lúa hai huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên...................120
Trong đó........................................................................................................120
Trong đó........................................................................................................122


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Trải qua các thời kì lịch sử, nền kinh tế của Việt Nam chủ yếu vẫn
là nền kinh tế nông nghiệp với cây trồng chính là cây lúa nước. Bởi vậy để
sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định và bền vững, công tác thủy nông –
giải quyết vấn đề tưới, tiêu nước và phục vụ dân sinh trên địa bàn nông thôn –
có vai trò hết sức quan trọng.
Ông cha ta đã từng nói “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”,
điều đó chứng tỏ rằng trong sản xuất nông nghiệp, nước là một trong bốn
điều kiện cơ bản để nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng. Tuy
nhiên nước cũng có thể gây ra những thảm họa cho con người: nhiều nước
quá thì úng lụt, ít nước quá thì hạn hán. Vì vậy để phát huy mặt tích cực
và hạn chế mặt tiêu cực của nước, một trong những biện pháp hàng đầu là
ngày càng hoàn thiện công tác thủy nông để đảm bảo tưới tiêu kịp thời.
Hay nói cách khác, công tác thủy nông nói riêng và thủy lợi nói chung cần
phải đi trước một bước để tạo tiền đề cho việc áp dụng các tiến bộ khoa
học kĩ thuật như giống mới, phân bón, chế độ luân canh cây trồng và đa
dạng hóa nông nghiệp. Thủy nông và thủy lợi làm tốt sẽ là tiền đề cho
việc nâng cao năng suất cây trồng và hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác
trong phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn
Với ý nghĩa quan trọng đó, nên trong mọi thời kì lịch sử, nhà nước và
các cấp chính quyền ở địa phương cùng với nhân dân đều đã quan tâm đầu tư
cho công tác thủy lợi và thủy nông.
1.2 Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, thực hiện chủ trương của Đảng
và nguyện vọng của nhân dân, Nghệ An và Hà Tĩnh đã hợp nhất thành tỉnh
Nghệ Tĩnh. Đây là một tỉnh lớn của nước ta nằm ở Bắc Trung Bộ, có tài
nguyên đất, nước phong phú, đa dạng với nền kinh tế chủ yếu là sản xuất


6

nông nghiệp. Nhưng do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, địa hình phức tạp nên
tác động của lũ lụt, hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống cũng rất
nghiêm trọng. Trong điều kiện đó vai trò của công tác thủy lợi nói chung,
thủy nông nói riêng càng được đề cao. Bởi vậy có thể nói lịch sử xây dựng và
phát triển của Nghệ Tĩnh gắn liền với lịch sử ngoan cường chống chọi với
thiên tai từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Từ rất sớm trong lịch sử, người dân xứ Nghệ đã kiên cường đấu tranh
phòng chống thiên tai, trừ thủy hại làm thủy lợi, điều hòa nguồn nước. Ngày
nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước nhân dân Nghệ Tĩnh đã phát huy
truyền thống thủy lợi tốt đẹp, tiến tới những thành tựu vẻ vang xứng đáng với
tinh thần làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội trong lao động sản xuất.
Đặc biệt, từ năm 1976 khi nước nhà được thống nhất, công tác thủy
nông càng được quan tâm đầu tư xây dựng. Với thế và lực mới của một tỉnh
lớn, với tinh thần nhà nước và nhân dân cùng làm, Nghệ Tĩnh đã đầu tư xây
dựng được nhiều công trình đại thủy nông nổi tiếng như Kẻ Gỗ, Vách Bắc,
Vực Mấu…mục đích bao trùm của các công trình này là phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt, cải tạo môi trường sinh thái và hạn chế
tác động có hại của nước đối với sản xuất và đời sống. Đặc biệt, đối với sản
xuất nông nghiệp, tác dụng của các công trình thủy nông này được thể hiện
thông qua hoạt động tưới - tiêu nhằm đáp ứng nhu cầu sinh trưởng, phát triển
của cây trồng, vật nuôi và là một trong những yếu tố quan trọng quyết định
đến năng suất cây trồng. Tất cả đã góp phần làm thay đổi diện mạo một vùng
đất vốn khô cằn, nghèo khổ hay đất trũng đồng chiêm. Và cho đến hôm nay
các công trình ấy vẫn tiếp tục phát huy giá trị của mình trong việc bảo vệ và
phát triển sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái và mở
ra những điều kiện cho phát triển một số ngành kinh tế mới như du lịch, nuôi
trồng thuỷ sản, giao thông...


7

Như vậy, có thể thấy rằng, ngoài vai trò đối với nông nghiệp, các công
trình thủy nông xét trên các phương diện khai thác khác nhau còn có tác dụng
nhiều mặt và hiệu quả của nó khó có thể tính hết được.
1.3 Chứng kiến sự đổi thay diệu kì trên quê hương Nghệ Tĩnh từ khi có
các công trình thủy nông, chúng ta không thể không tự hào về những thành
quả mà người dân xứ Nghệ đã đạt được trong lĩnh vực thủy lợi. Tuy nhiên
chúng ta cũng luôn băn khoăn tự hỏi: đất nước vừa bước ra khỏi chiến tranh,
tiềm lực kinh tế còn non yếu, chưa có điều kiện để đầu tư nhiều vốn, khoa học
kĩ thuật cho thủy lợi, Nghệ Tĩnh lại là tỉnh nghèo của cả nước. Vậy những
nhân tố nào đã tác động đến vấn đề thủy nông ở Nghệ Tĩnh? Và điều gì đã
góp phần làm nên những công trình vĩ đại ấy? Tất cả những điều đó làm cho
thế hệ trẻ hôm nay luôn khao khát kiếm tìm lời giải đáp về một thời sục sôi
khí thế. Để rồi khi tìm được câu trả lời lại càng thêm cảm phục tự hào.
1.4 Nghệ Tĩnh cũng như cả nước, thủy lợi nói chung thủy nông nói
riêng luôn luôn là một vấn đề cấp thiết quan trọng cả trong quá khứ và hiện
tại đòi hỏi phải thường xuyên quan tâm giải quyết. Ý nghĩa chiến lược đó của
vấn đề thủy lợi đã được chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Việt Nam ta có hai
tiếng tổ quốc, ta cũng gọi Tổ quốc là đất nước, có đất và có nước thì mới
thành Tổ quốc. Có đất lại có nước thì dân giàu nước mạnh. Nước cũng có thể
làm lợi, nhưng cũng có thể làm hại, nhiều nước quá thì úng lụt, ít nước quá
thì hạn hán. Nhiệm vụ của chúng ta là làm cho đất với nước điều hòa với
nhau để nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945, đặc biệt từ sau ngày đất nước
thống nhất, thủy lợi nước ta và thủy lợi Nghệ Tĩnh đã được quan tâm đầu tư
xây dựng, vượt xa những thời kì lịch sử trước. Tuy vậy, thủy lợi cũng đang có
nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước.
Mặt khác, thủy lợi rất quan trọng nhưng hiện nay ý thức bảo vệ các công trình
thủy lợi ở nhiều nơi bị giảm sút. Nhiều công trình thủy lợi đang bị xuống cấp.
Thủy lợi đang là nỗi lo và là sự quan tâm của toàn xã hội. Đặc biệt, trong thời



8
đại ngày nay các vấn đề về thiên tai, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, sa
mạc hóa…đang là vấn đề nóng bỏng có tính toàn cầu. Bởi vậy, việc cả nước
đang đẩy mạnh công tác thủy lợi, phòng chống thiên tai thích ứng với biến đổi
khí hậu phải chăng càng cần được quan tâm, đầu tư đúng mức?
1.5 Lịch sử quá trình xây dựng và phát triển thủy lợi ở Nghệ Tĩnh luôn
nằm trong lịch sử quá trình xây dựng và phát triển thủy lợi chung của cả
nước. Vai trò của thủy lợi nói chung thủy nông nói riêng là rất to lớn, nhưng
việc nghiên cứu lịch sử thủy lợi lại chưa được quan tâm đúng mức, chưa
tương xứng với vai trò và vị trí của nó. Bởi vậy nghiên cứu về thủy nông
Nghệ Tĩnh từ năm 1976 đến năm 1991 - một giai đoạn lịch sử thủy lợi quan
trọng ở Nghệ Tĩnh là rất cần thiết, bổ ích. Bởi những tư liệu lịch sử thủy nông
Nghệ Tĩnh cung cấp sẽ góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử thủy lợi Nghệ
Tĩnh và cả nước, cũng như lịch sử dân tộc được tốt hơn. Đồng thời còn nhằm
rút ra những bài học kinh nghiệm, những truyền thống tốt đẹp của nhân dân
trong lịch sử thủy lợi Nghệ Tĩnh và toàn quốc, đáp ứng những yêu cầu cấp
bách của thực tiễn đang đặt ra và đòi hỏi được giải quyết có lợi cho sự phát
triển của Nghệ Tĩnh trong sự phát triển chung của cả nước.
Với tất cả những lí do đó, chúng tôi chọn vấn đề “Thủy nông Nghệ
Tĩnh từ năm 1976 đến năm 1991” làm đề tài nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay vẫn chưa có một công trình chuyên sâu nào nghiên cứu về đề
tài “Thủy nông Nghệ Tĩnh từ năm 1976 đến năm 1991” một cách đầy đủ, có hệ
thống. Trong nhiều năm gần đây cũng đã có những công trình nghiên cứu về hai
tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và ở những góc độ khác nhau các công trình đó ít nhiều
đã đề cập đến vần đề thuỷ lợi, thủy nông của hai tỉnh trong thời kì nhập tỉnh.
Đặc biệt, được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, cũng như
được sự giúp đỡ của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An,
Hội thủy lợi tỉnh Nghệ An đã tổ chức biên soạn và cho xuất bản cuốn sách

“65 năm Thủy lợi Nghệ An – Những chặng đường phát triển”, nhà xuất bản


9
Nghệ An năm 2010. Cho đến nay đây là công trình chuyên sâu đầu tiên viết
về thủy lợi tỉnh Nghệ An, trong đó đã hệ thống hóa chặng đường thủy lợi
trong 15 năm nhập tỉnh. Tuy nhiên nội dung của mỗi chặng đường lại mang
tính khái quát về lĩnh vực thủy lợi, còn hệ thống thủy nông đã được đề cập
đến nhưng chưa cụ thể mà nằm trong thủy lợi.
Ngoài ra, ở Hà Tĩnh, trong cuốn “Lịch sử Hà Tĩnh” do Đặng Duy Báu
chủ biên (2000) cũng đã đề cập đến một số công trình thủy nông được xây
dựng từ năm 1976 đến năm 1991, nhưng vì là tác phẩm viết về Lịch sử Hà
Tĩnh nên chỉ chú trọng đến những công trình thủy nông của tỉnh được xây
dựng trong thời kì này, còn các công trình ở Nghệ An được xây dựng trong
thời kỳ hợp tỉnh chỉ được nhắc đến chứ không tìm hiểu sâu.
Bên cạnh những tác phẩm của địa phương thì cũng có những công trình
của Bộ Thủy lợi có đề cập đến thủy nông ở Nghệ Tĩnh. Đó là cuốn “ 50 năm
thủy lợi những chặng đường” NXB Chính trị quốc gia Hà Nội năm 1995. Tuy
nhiên, tác phẩm chỉ đề cập đến hai công trình thủy nông tiêu biểu ở Nghệ
Tĩnh là hồ Kẻ Gỗ và kênh tiêu Vách Bắc.
Như vậy, các công trình nghiên cứu về thủy lợi và thủy nông của tỉnh
Nghệ Tĩnh (1976-1991) còn quá ít ỏi, chưa đi sâu tìm hiểu về quá trình xây
dựng cũng như hiệu quả của các công trình. Bởi vậy kế thừa những thành tựu
của các công trình trên, tác giả mở rộng nghiên cứu thêm về những vấn đề này.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ khoa học của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Thủy nông Nghệ Tĩnh từ năm
1976 đến năm 1991
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: đề tài tập trung nghiên cứu thủy nông ở Nghệ Tĩnh

- Về thời gian: từ năm 1976 đến năm 1991, đây là khoảng thời gian 15
năm hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh hợp nhất thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Trong


10
khoảng 15 năm ấy nhân dân Nghệ Tĩnh đã đạt được rất nhiều thành tựu trong
lĩnh vực thủy nông mà các thời kì trước đó không thể nào sánh kịp.
- Về nội dung: Luận văn bước đầu nghiên cứu vấn đề thủy nông ở
Nghệ Tĩnh đã được đặt ra và giải quyết như thế nào sau ngày đất nước thống
nhất. Đây là một vấn đề khó, phức tạp nên chúng tôi chỉ giới hạn nghiên cứu
một số khía cạnh như nhân tố tác động đến vấn đề thủy nông, quá trình xây
dựng và hiệu quả, tác dụng của các công trình thủy nông ấy. Qua đó nêu lên
vai trò của nhà nước của quần chúng nhân dân đối với công tác thủy nông và
thủy lợi, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm (thành công, thất bại),
những truyền thống tốt đẹp của nhân dân, thiết thực phục vụ công cuộc thủy
lợi hóa ở địa phương hiện nay.
Về hiệu quả của thủy nông thời kì này, chúng tôi chỉ mới đi sâu nêu tác
dụng của thủy nông về mặt kinh tế nông nghiệp là chủ yếu và về các mặt đời
sống nông dân nông thôn Nghệ Tĩnh.
Luận văn chưa thể đi sâu nghiên cứu về tác động của thủy nông Nghệ
Tĩnh đối với giao thông vận tải, nuôi trồng đánh bắt thủy sản, môi trường sinh
thái, du lịch …
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ đối tượng và phạm vi nghiên cứu trên, đề tài xác định nhiệm vụ
nghiên cứu cụ thể như sau:
- Khái quát vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, xã hội và con người Nghệ
Tĩnh cũng như các giai đoạn phát triển của thủy nông Nghệ Tĩnh trước năm
1976, từ đó nêu lên những tồn tại, hạn chế, yêu cầu thủy nông giai đoạn sau
năm 1976 giải quyết.
- Hoàn cảnh lịch sử, những thuận lợi, khó khăn và yêu cầu đặt ra cho

công tác thủy nông ở Nghệ Tĩnh; tìm hiểu những công trình thủy nông được
xây dựng, sửa chữa ở Nghệ Tĩnh từ năm 1976 đến năm 1991. Rút ra những
đặc điểm cơ bản của thủy nông trong giai đoạn này.


11
- Hiệu quả của các công trình thủy nông trong việc chống úng, lụt, hạn
hán, xâm nhập mặn, đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp và nâng cao đời
sống dân sinh ở nông thôn.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu sử dụng trong luận văn
Chúng tôi đã tiến hành thu thập, sưu tầm, các nguồn tư liệu, các thông
tư, các nghị quyết của Chính phủ, của Bộ Thủy lợi, các đề án xây dựng, các
bản qui hoạch thủy lợi của Bộ Thủy lợi, Sở Thủy lợi tỉnh Nghệ Tĩnh; các tài
liệu ở Cục thống kê tỉnh Nghệ An, Chi cục thủy lợi tỉnh Nghệ An, Chi cục
thủy lợi tỉnh Hà Tĩnh, tài liệu ở Trung tâm lưu trữ quốc gia III, Trung tâm thư
viện quốc gia Hà Nội, Thư viện tỉnh Nghệ An, thư viện Đại học Vinh, một số
công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu lịch sử... có liên quan đến đề tài
đã được công bố.
Chúng tôi còn tham khảo thêm một số luận văn cao học, luận án tiến sĩ
chuyên ngành lịch sử Việt Nam đã được bảo vệ tại Đại học Vinh, Đại học sư
phạm Hà Nội có nội dung liên quan đến đề tài; một số bài báo, báo cáo tổng
kết hàng năm của tỉnh, huyện về tình hình kinh tế, xã hội... cũng được chúng
tôi tham khảo để đối chiếu, so sánh.
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng nguồn tư liệu điền dã.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết vấn đề đặt ra, chúng tôi dựa vào chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên
cứu. Là một đề tài lịch sử nên phương pháp lịch sử và phương pháp logic
được coi trọng. Luận văn dựa trên cơ sở những tài liệu, xem xét sự vận động

của các sự kiện lịch sử trong mối liên quan chặt chẽ với nhau, từ đó phân tích,
xử lí, hệ thống hoá, khái quát vấn đề, rút ra những nhận xét, đánh giá.


12
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp hỗ trợ khác
như: Phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp thống kê, phương
pháp điền dã…
5. Đóng góp của luận văn
Qua việc nghiên cứu đề tài “Thủy nông Nghệ Tĩnh từ năm 1976 đến
năm 1991” chúng tôi hy vọng tập hợp, hệ thống hóa việc khai thác một số tài
liệu mới sưu tầm, tài liệu gốc lưu trữ qua đó làm rõ quá trình xây dựng và
phát triển hệ thống thủy nông ở Nghệ Tĩnh, kết quả (thành công, thất bại), tác
dụng hiệu quả của các công trình thủy nông đối với sản xuất nông nghiệp, đời
sống nông dân nông thôn Nghệ Tĩnh …Từ đó nêu lên vai trò của nhà nước,
của nhân dân đối với việc phát triển thủy lợi.
Trên cơ sở đó chúng tôi hy vọng rằng những nguồn tư liệu này sẽ giúp
ích cho việc nghiên cứu lịch sử Nghệ Tĩnh và lịch sử dân tộc.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
được bố cục thành 3 chương như sau:
Chương 1: Khái quát tình hình thủy nông Nghệ Tĩnh trước năm 1976.
Chương 2: Quá trình xây dựng hệ thống thủy nông ở Nghệ Tĩnh từ
năm1976 đến năm 1991.
Chương 3: Hiệu quả của các công trình thủy nông ở Nghệ Tĩnh từ năm
1976 đến năm 1991.


13
NỘI DUNG

Chương 1
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH THỦY NÔNG NGHỆ TĨNH
TRƯỚC NĂM 1976
Nghệ An và Hà Tĩnh trước đây thuộc trấn Nghệ An (1802-1830) - một
trấn lớn của vương quốc Đại Nam ở thế kỉ XIX. Đến năm Minh Mệnh thứ 12
(1831), nhà Nguyễn cắt hai phủ Đức Thọ (trước 1822 là phủ Đức Quang) và
Hà Hoan của Nghệ An lập thành một tỉnh mới là tỉnh Hà Tĩnh. Hơn 20 năm
sau (1853) Tự Đức lại bỏ tỉnh Hà Tĩnh cho hợp vào tỉnh Nghệ An, đổi phủ Hà
Thanh làm đạo Hà Tĩnh. Đến năm 1875, Tự Đức lại bỏ đạo Hà Tĩnh, lập lại
tỉnh Hà Tĩnh gồm các phủ huyện như trước. Từ đó cho đến năm 1975, Nghệ
An và Hà Tĩnh có vài thay đổi về địa giới giữa các huyện và địa giới giữa hai
tỉnh, nhưng về cơ bản là giữ nguyên cơ cấu hành chính đó [4; tr 165]. Tuy đã
phân chia ranh giới, song trong quá trình chinh phục thiên nhiên, chống thù
trong giặc ngoài, nhân dân hai tỉnh vẫn nương tựa vào nhau, luôn luôn đoàn
kết, đấu tranh kiên cường để bảo vệ và xây dựng đất nước. Sau thắng lợi của
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nước nhà thống nhất, theo nguyện
vọng của Đảng bộ và nhân dân hai tỉnh, ngày 27/12/1975, Quốc hội nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa đã quyết định hợp nhất Nghệ An và Hà Tĩnh thành
tỉnh Nghệ Tĩnh [3; tr 9 ]. Trải qua 15 năm “hợp tỉnh”, chung lưng đấu cật, thì
ngày 12/8/1991 tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII đã quyết định chia tỉnh
Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Niềm vui nhập tỉnh chưa
được bao lâu thì nay đã phải “chia tỉnh”. Nhưng dẫu sao trong 15 năm ấy
người dân xứ Nghệ đã làm nên nhiều điều kỳ diệu, nhất là trong lĩnh vực thủy
lợi đã làm nên những công trình đại thủy nông kỳ vĩ mang dấu ấn của thời kỳ
hợp tỉnh (1976 - 1991).


14
1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, xã hội và con người Nghệ Tĩnh
Trên bờ Tây Thái Bình Dương, Nghệ Tĩnh nằm gọn trong vùng nội chí

tuyến bán cầu Bắc, từ 170 53’ đến 200 02’ độ vĩ bắc và từ 1030 02’ đến 1060
30’ độ kinh đông, với diện tích là 22.380km 2 . Nghệ Tĩnh có 564 km đường
biên giới chung với nước Lào ở phía tây và tây bắc; phía bắc giáp tỉnh Thanh
Hóa qua vùng đồi Như Xuân và eo biển Hoàng Mai; phía nam ngăn với Bình
Trị Thiên bởi dãy Hoành Sơn. Phía đông, Nghệ Tĩnh có đường bờ biển dài
gần 230km và một thềm lục địa mở rộng ra giữa trung đoạn vịnh Bắc Bộ cùng
các đảo trong biển Đông. Theo chiều ngang, chỗ hẹp nhất trên đất liền khoảng
80km từ Hương Khê đến Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên), chỗ rộng nhất đến
200km, từ Mường Típ (Kỳ Sơn) đến Nghi Sơn (Nghi Lộc) [47; tr 10]
1.1.1. Địa hình
Trên một miền đất rộng như vậy, địa hình Nghệ Tĩnh rất đa dạng. Tính
đa dạng của địa hình Nghệ Tĩnh là kết quả của một quá trình lịch sử kiến tạo
lâu dài, phức tạp và đang tiếp diễn cho đến hôm nay. Có thể nói Nghệ Tĩnh là
hình ảnh của đất nước Việt Nam thu nhỏ có miền núi, có trung du, đồng bằng
và có biển. Núi và đồi trung du là dạng địa hình chiếm phần lớn đất đai Nghệ
Tĩnh. Đứng ở đâu cũng thấy núi với màu xanh đại ngàn trải rộng trên bản đồ.
Đồng bằng Nghệ Tĩnh ước khoảng 3400km 2 chiếm 15% diện tích toàn tỉnh.
Nhưng điểm đáng chú ý là đồng bằng Nghệ Tĩnh nhỏ hẹp, kém phì nhiêu, có
đến 15% tổng diện tích bị nhiễm mặn, lại bị xé lẻ do các nhánh núi đâm ra
biển. Phía bắc là vùng đồng bằng Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu (Còn
gọi là vùng Diễn - Yên - Quỳnh) do vật liệu biển bồi tụ như vỏ sò, cát chiếm
tỉ lệ tương đối lớn, nên độ màu mỡ kém. Vùng đồng bằng Nghi Lộc, Hưng
Nguyên, Nam Đàn (Còn gọi là vùng Nam - Hưng - Nghi) tương đối bằng
phẳng. Càng gần biển, cồn cát xuất hiện càng nhiều. Phía nam hạ lưu sông Cả
là vùng đồng bằng Nghi Xuân nhỏ hẹp, ngăn cách với vùng đồng bằng Đức
Thọ và Can Lộc rộng lớn hơn bởi dãy núi Hồng Lĩnh. Vào phía trong là vùng


15
đồng bằng Thạch Hà, Cẩm Xuyên đất phì nhiêu hơn nhưng thường hạn hán,

thiếu nước. Chỉ khi có các công trình thủy nông mới phát huy giá trị của
mình. Tiếp đến là vùng đồng bằng Kỳ Anh, bị ngăn cách với đồng bằng Cẩm
Xuyên bởi dãy núi thấp đâm ra Cửa Nhượng. Đất vùng Kỳ Anh nhiều phù sa
cổ, bạc màu, lại bị nhiễm mặn. Càng gần biển cồn cát càng cao, chạy tít đến
chân đèo Ngang.
Như vậy, đồng bằng Nghệ Tĩnh nhỏ hẹp, kém màu, thừa mặn, chỉ
chiếm 15% diện tích, nhưng từ lâu đây đã là địa bàn quan trọng nhất để sản
xuất lúa, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Đây cũng là vùng tập trung
dân cư và có mạng lưới giao thông quan trọng nhất của tỉnh. Bởi vậy vấn đề
thủy nông có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Nói đến địa hình Nghệ Tĩnh, không thế không nói đến biển. Biển là
một ưu thế của Nghệ Tĩnh. Bờ biển dài gần 230 km, chiếm khoảng 7%
chiều dài bờ biển cả nước, đã tạo ra những lợi thế hiếm có, với những
điều kiện lý tưởng để con người có thể khai thác nguồn lợi từ biển. Tuy
nhiên đây cũng là nơi xuất phát những hiện tượng thiên tai khắc nghiệt,
đặc biệt là bão từ biển Đông thổi vào, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản
xuất và đời sống của nhân dân.
1.1.2. Khí hậu
Nghệ Tĩnh là hình ảnh của nước Việt Nam thu nhỏ với đủ các dạng địa
hình: núi, trung du, đồng bằng và ven biển. Vì vậy hầu như bất cứ một hiện
tượng thời tiết nào xảy ra trên đất nước ta thì cũng đều có ở nơi này hay nơi
khác ở Nghệ Tĩnh.
Khí hậu Nghệ Tĩnh phong phú và đa dạng, đồng thời có sự phân hóa
sâu sắc theo không gian và biến động mạnh mẽ theo thời gian. Ở Nghệ Tĩnh
mùa đông quá ẩm ướt, mùa hạ quá khô nóng. Tuy nhiên trong từng thời gian
ngắn, khí hậu cũng không hoàn toàn ổn định. Nhiều khi đang từ một thời kì
nắng ấm, bỗng chuyển sang mưa rét đột ngột; đang từ nắng hạn gay gắt, bỗng


16

chuyển sang mưa úng nặng nề. Đã có không ít trường hợp hôm nay còn phải
“vắt đất ra nước, thay trời làm mưa”, thì ngày mai đã phải “nghiêng đồng đổ
nước ra sông”[50; tr 10]. Thêm vào đó các hiện tượng giông bão, sương muối,
gió tây, mưa lũ cũng thường xuyên xảy ra đe dọa tính mạng và tài sản của
nhân dân. Bởi vậy, có thể khẳng định rằng không có vùng nào của đất nước ta
lại có khí hậu và thời tiết khắc nghiệt như ở Nghệ Tĩnh.
* Lượng mưa
So với các nơi khác ở miền Bắc nước ta cũng như các nơi khác thuộc
khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa có cùng vĩ tuyến với ta, thì lượng mưa
hàng năm ở Nghệ Tĩnh vào loại trung bình. Riêng khu vực từ nam thị xã Hà
Tĩnh trở vào thuộc loại lớn.
Lượng mưa (mm) trung bình hàng năm ở một số nơi
Khu vực

Hà nội

Lượng mưa

1670

Quỳnh
Lưu
1590

Vinh
2010

Kỳ
Anh
2885


Bom Bay Viên Chăn
(Ấn Độ)
1808

(Lào)
1747
[50; tr 24]

Trên đại thể, thì khu vực hàng năm có lượng mưa ít nhất tỉnh là dải
thung lũng Tương Dương cho đến tận biên giới Việt - Lào với lượng mưa cả
năm không vượt quá 1200mm. Khu vực có lượng mưa vừa, chiếm hơn một
nửa diện tích toàn tỉnh bao gồm khu vực đồng bằng ven biển từ Nghi Lộc đến
Quỳnh Lưu và rìa đông của các huyện Đô Lương, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ
Hợp và giải hành lang sông Cả từ Nam Đàn cho đến Tương Dương với lượng
mưa năm vào khoảng 1500 - 1800mm. Khu vực có lượng mưa lớn là giải
đồng bằng ven biển từ Cửa Vạn cho đến Cửa Sót và phần phía Tây các huyện
Đô Lương, Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong… và giải hành lang
thuộc Trường Sơn đông với lượng mưa hàng năm khoảng 1800-2000mm.
Khu vực có lượng mưa đặc biệt lớn là Nam thị xã Hà Tĩnh trở vào với lượng


17
mưa hàng năm trên 2500mm; trong đó nổi lên khu vực từ Nam Kỳ Anh, Nam
Hương Khê trở vào có lượng mưa năm trên 3500mm.
Như vậy, nhìn chung trên toàn tỉnh thì hàng năm khu vực có nhiều khả
năng thiếu nước nhất là từ Cửa Rào (Tương Dương) đi dọc lên các thung lũng
của các con sông Nậm Nơn và Nậm Nợi, giải đồng bằng ven biển từ Diễn
Châu cho đến Quỳnh Lưu và giải dọc theo sông Hiếu cho đến tận Quỳ Châu.
Cho nên muốn đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ ở vùng này thì đòi hỏi phải có

một trình độ thủy lợi hóa cao. Công tác thủy lợi ở đây không chỉ là điều hòa
lượng nước, mưa tự nhiên tại chỗ, mà quan trọng hơn là phải chú ý khai thác
các nguồn nước khác. Đồng thời trong cơ cấu cây trồng phải ưu tiên các cây
trồng chịu hạn.
Vùng tương đối đủ nước là giải phía Tây các huyện từ Đô Lương đến
Quỳ Châu và bờ hữu ngạn sông Lam cho đến tận Trường Sơn đông, giải đồng
bằng từ Cửa Vạn đến thị xã Hà Tĩnh.
Vùng mà hầu như năm nào cũng có khả năng thừa nước là từ nam thị
xã Hà Tĩnh trở vào. Tuy nhiên do tính chất mưa phân bố không đều, nên đầu
vụ mùa khu vực này vẫn bị hạn nghiêm trọng. Do đó công tác thủy lợi ở đây
không phải là đi tìm nguồn nước khác để bổ sung mà là tìm cách điều hòa
lượng nước bằng những hồ chứa tại chỗ.
1.1.3. Chế độ nước
Sông ngòi Nghệ Tĩnh có những nét rất khác biệt. Ở đây có tới 18 con
sông dài trên 10km, tạo thành một mạng lưới từ bắc đến nam. Cứ khoảng
20km lại có một cửa sông đổ ra biển. Dòng chảy trên các miền địa hình khác
nhau, chủ yếu là vùng núi nên sông vừa ngắn vừa dốc, nước chảy xiết. Lưu
lượng nước không nhiều, lòng ít sâu. Vùng cửa sông chịu ảnh hưởng của triều
lên xuống. Chế độ nước phụ thuộc vào lượng mưa mùa…
Phần lớn các sông ở Nghệ Tĩnh nằm trong hệ thống sông Cả. Dòng
chính sông Cả dài 432km, nếu tính theo dòng Nậm Nơn thì dài tới 520km,


18
phần chảy trong tỉnh là 390km, diện tích toàn lưu vực vào khoảng 27.200km 2.
Sông Cả bắt nguồn từ cao nguyên Mường Phuôn, chảy vào đất Nghệ ở Tà Ca
thuộc huyện Kỳ Sơn và ra biển ở Cửa Hội. Sông chảy từ nguồn về hạ lưu theo
hướng tây bắc - đông nam, đến chỗ hợp lưu với sông La thì đổi dòng theo
hướng tây nam - đông bắc, đó là do ảnh hưởng của khối núi Hồng Lĩnh và hải
lưu ven biển trong vịnh Bắc Bộ.

Hệ thống sông Cả gồm 151 sông, ngoài dòng chính là sông Cả, có hai
chi lưu là sông Nghèn chảy ra Cửa Sót và sông Cấm chảy ra Cửa Lò. Sông La
nhận nước của hai sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố ở Linh Cảm rồi đổ vào sông
Lam ở Chợ Tràng. Sông La còn có một chi lưu chảy qua cống Trung Lương
(Đức Thọ) nối với sông Nghèn (nhưng đây là một kênh đào thì đúng hơn là
con sông tự nhiên) [47; tr 22].
Do sự phân bố lượng mưa không đều nên lưu lượng nước trên các dòng
sông cũng không đều, lớn nhất là sông Ngàn Sâu, còn các sông khác đều thấp.
Chế độ nước của dòng chính sông Cả thuộc loại đơn giản, trong năm chỉ có
một mùa lũ và một mùa cạn kế tiếp nhau. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa.
Nhờ dạng lòng chìm nên lũ bớt nguy hiểm.
Chế độ nước của sông Hiếu và sông La có phần phức tạp hơn. Ngoài
mùa lũ chính còn có lũ tiểu mãn. Riêng sông La thuộc loại sông miền trung
điển hình. Trên dòng chính cường suất nước dâng lên không lớn lắm, song
lượng nước trong mùa lũ tập trung lớn, do đó việc phòng lũ và chống hạn
trong mùa khô cần được xử lý đúng lúc.
Phù sa theo dòng chảy của sông Cả khá lớn, trung bình nhiều năm của
toàn hệ thống sông khoảng 160kg/s, tương đương với tổng lượng dòng chảy
là 5,0*106 tấn / năm. Độ đục bình quân nhiều năm của toàn hệ thống vào
khoảng 183 tấn/năm-km2. Độ đục trong mùa mưa của toàn hệ thống vào
khoảng 232g/m3 và trong mùa cạn khoảng 70g/m3.


19
Ngoài hệ thống sông Cả, Nghệ Tĩnh còn có một loạt các sông nhỏ. Ở
phía Bắc sông Cả có sông Tiêm (32km), sông Quèn (13km) chảy ra Lạch
Quèn và Cửa Vạn. Ở phía nam sông Cả, có sông Nghèn (37km), sông Rào
Cái (29km), sông Rác (67km), sông Cửa Khẩu (62km)…đều chảy ra biển, ở
Cửa Sót, Cửa Nhượng và Cửa Khẩu. Các sông này tuy nhỏ nhưng chế độ
nước tương tự sông Cả. Cùng với sông Cả chúng làm thành mạng lưới sông

ngòi Nghệ Tĩnh. Trên mạng lưới sông ngòi của Nghệ Tĩnh, thủy triều và mặn
xâm nhập khá sâu. Thủy triều với chế độ nhật triều, ở sông Lam lên tới Nam
Đàn, ở sông La vào sâu đến Linh Cảm, vào thời kì hạn có thể vượt quá giới
hạn đó.
Từ lâu mạng lưới sông ngòi đó đã là mạch sống của con người xứ
Nghệ. Ngay trong thời đại đồ đá, những nơi cư trú của con người đều được
chọn ở bên các dòng sông suối. Trên vùng đất có khí hậu khắc nghiệt như
Nghệ Tĩnh, từ rất sớm con người đã biết tác động tích cực vào hệ thống dòng
chảy. Nhiều con kênh đã được đào để nối liền các lưới sông tự nhiên, và một
số đập đã được đắp để uốn dòng chảy về tưới cho đồng ruộng.
Điều kiện tự nhiên như trên khiến vấn đề thủy lợi và thủy nông luôn có
một vị trí quan trọng hàng đầu ở Nghệ Tĩnh. Các công trình thủy lợi và thủy
nông phải thường xuyên được xây dựng, củng cố nâng cao chất lượng và giá
trị phục vụ, nhằm phòng chống thiên tai (bão, lụt úng, hạn, nước mặn), điều
hòa nguồn nước, sử dụng nguồn lợi của nước để bảo vệ và phát triển sản xuất,
đảm bảo đời sống nhân dân.
1.1.4. Đất đai
Đặc điểm tổng quát của vốn này cần phải nói đến đầu tiên là đất phù sa
đồng bằng chỉ chiếm 19% diện tích, còn 81% diện tích là đất fe-ra-lít miền
núi. Tổng diện tích đất Nghệ Tĩnh là 2250240 ha, trong đó có khoảng 40 vạn
ha là đất phù sa và khoảng 185 vạn ha là đất fe-ra-lít. Như vậy, cái vốn đất mà
thiên nhiên trao cho Nghệ Tĩnh không phải là lý tưởng, một phần đất phù sa


20
mà có đến bốn phần đất fe-ra-lít, đã thế cả hai loại này đều kém màu mỡ hơn
đất cùng loại ở nhiều nơi khác. Bởi vậy, muốn đất làm giàu cho con người thì
trước hết con người phải làm giàu vốn đất, phải biết khai thác, sử dụng hợp lí,
dùng đúng đất, trồng đúng cây, và tích cực cải tạo đất bằng các biện pháp
thuỷ nông và phân bón. Nguồn đất mênh mông của Nghệ Tĩnh chắc chắn sẽ

đưa lại một nguồn lương thực đủ bảo đảm đời sống nhân dân, cung cấp nguồn
nguyên liệu dồi dào và nguồn nông phẩm phong phú, có giá trị xuất khẩu cao.
1.1.5. Dân cư
Thiên nhiên và con người Nghệ Tĩnh luôn gắn bó với nhau. Đồng chí
Phạm Văn Đồng đã nói “Con người Nghệ Tĩnh là vốn quí nhất của địa
phương và của cả nước”[47; tr 18]. Con người đã xuất hiện từ rất sớm trên
vùng đất xứ Nghệ và trong suốt chiều dài của lịch sử, họ đã biết ứng phó với
thiên nhiên, vượt qua mọi khó khăn để xây dựng cuộc sống của mình. Khi mở
rộng địa bàn cư trú trên một vùng rộng lớn như Nghệ Tĩnh với nhiều dạng địa
hình khác nhau như miền núi, đồng bằng và ven biển, con người nơi đây đã
dần dần thích ứng với điều kiện sinh thái khí hậu của từng khu vực. Mặt khác
người dân xứ Nghệ cũng luôn luôn tác động vào thiên nhiên, biến đổi thiên
nhiên, bắt thiên nhiên phải phục vụ mình. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, con
người đã đào kênh, đắp đập, khai hoang, lấn mặn, tạo nên một nước non xứ
Nghệ như ngày nay. Trên bản đồ mạng lưới các dòng chảy Nghệ Tĩnh, chúng
ta có thể thấy rất nhiều con kênh mà tổ tiên đã đào qua các thế kỉ, chằng chịt
nối liền những dòng sông tự nhiên. Đó là Kênh Sắt ở Nghi Lộc, khe Son ở
Quỳnh Lưu, kênh Vịnh ở Nam Đàn, kênh Đò Trai ở Đức Thọ, sông Rác ở Kỳ
Anh…Nhiều con Kênh đã được đào trong khoảng từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.
Như vậy non xanh nước biếc của xứ Nghệ không phải chỉ có do “trời” mà còn
do con người tạo ra.
Trong cuộc đấu tranh chống lại những mặt khắc nghiệt của điều kiện tự
nhiên, con người xứ Nghệ đã được tôi luyện. Nắng hạn, gió nóng, bão lụt…


21
không khuất phục được họ mà chỉ khiến tinh thần họ thêm kiên cường, nghị
lực họ thêm bền bỉ, sức vóc họ thêm dẻo dai và cốt cách họ thêm cứng cáp.
Tất cả những điều này là hành trang quan trọng để người dân xứ Nghệ vững
vàng bước vào thời kì hợp tỉnh với nhiều khó khăn, thách thức đặt ra.

1.2. Các giai đoạn phát triển của thủy nông Nghệ Tĩnh trước năm 1976
Đối với sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói
chung, thủy lợi giữ một vị trí rất quan trọng. Vì vậy, từ bao đời nay nhân dân
ta đã bền bỉ, liên tục làm thủy lợi, cải tạo thiên nhiên, giảm thiểu hạn, úng, lũ
lụt, xâm nhập mặn để bảo vệ và phát triển sản xuất, đáp ứng nhu cầu của dân
sinh, duy trì và phát triển xã hội. Trong quá trình đấu tranh bền bỉ với thiên tai
đó, nhân dân Nghệ - Tĩnh đã đạt được những kết quả rất đáng trân trọng trong
lĩnh vực thủy lợi và thủy nông
1.2.1. Giai đoạn trước 1945
Trước năm 1945, Việt Nam là thuộc địa của thực dân Pháp. Dưới ách
cai trị, bóc lột tàn khốc của chế độ thực dân phong kiến, đời sống nhân dân ta
hết sức cực khổ. Bởi vậy nhiều phong trào đấu tranh chống Pháp đã diễn ra
rất sôi nổi mạnh mẽ. Đặc biệt là Cao trào cách mạng 1930-1931 ở Nghệ An
và Hà Tĩnh. Phong trào bị dìm trong biển máu “Hận thù giữa đại bộ phận
nhân dân Nghệ - Tĩnh với Pháp dâng cao trực tiếp đe dọa đến sự tồn tại của
nền thống trị mà người Pháp phải vất vả lắm mới xác lập được. Nhằm xoa
dịu mâu thuẫn trong cộng đồng cư dân xứ Nghệ và tăng cường khai thác
những nguồn lợi to lớn từ vùng đất rộng lớn này, bắt đầu từ cuối năm 1931,
chính quyền Đông Dương đồng ý cho phép triển khai các công trình thủy lợi
quy mô lớn” [41; tr 137].
Với chính sách vừa để xoa dịu, an dân vừa để tiếp tục khai thác thuộc
địa, thực dân Pháp đã góp phần vào việc xây dựng các công trình đầu mối cho
thủy lợi Nghệ Tĩnh ở hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An và hệ thống thủy lợi
Nam Nghệ An ngày nay. Ở hệ thống Bắc Nghệ An, “đáng kể nhất là hệ thống


22
đập Đô Lương ngăn sông Cả dẫn nước tưới cho đồng bằng bốn huyện Đô
Lương, Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, thi công từ năm 1932 đến 1937,
diện tích thiết kế tưới 31250ha, nhưng thiếu hệ thống kênh mương nên chỉ

tưới được 15000ha” [43; tr 36]. Ở hệ thống Nam Nghệ An, “ hệ thống dẫn
nước qua cống Nam Đàn và hệ thống ngăn mặn giữ ngọt cống Bến Thủy cho
vùng phía nam tỉnh được thi công từ năm 1935-1940” [43; tr 36].
Như vậy, trước năm 1945, ở Nghệ An đã có hai công trình thủy nông
lớn do Pháp đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng đó là đập nước ở Đô Lương
và cống BaRa ở Nam Đàn. Các công trình này đã có sự đầu tư đáng kể,
“riêng công trình đập Đô Lương và hệ thống kênh dẫn Bắc Nghệ An đã có số
vốn đầu tư lên tới 4,5 triệu đồng Đông Dương. Công trình này đưa nước từ
sông Lam về tưới cho 35.660 ha ruộng đất thuộc các huyện Đô Lương, Yên
Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, với 508m ống ngầm và một hệ thống kênh
dẫn nước có chiều dài hàng trăm km” [41; tr139].
Ở Hà Tĩnh, trong giai đoạn từ 1920-1939, Pháp đã tiến hành khảo sát
thiết kế hai công trình thủy lợi lớn là: BaRa Cẩm Trang (Đức Giang) để giải
quyết tưới cho Đức Thọ, Can Lộc và một phần Thạch Hà; Còn ở phía nam Hà
Tĩnh, từ 1934, nhà cầm quyền thuộc địa đã cho khảo sát đắp đập ở vùng Kẻ
Gỗ tiến tới xây dựng Hồ chứa nước Kẻ Gỗ (Cẩm Xuyên) để tưới tiêu cho
Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Thị xã Hà Tĩnh và một phần của bắc Kỳ Anh. Dù cả
hai công trình đó cuối cùng bị tạm dừng xây dựng do điều kiện kinh tế xã hội
và do cuộc chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra, nhưng đã để lại một giá trị kĩ
thuật lớn, có tính chính xác cao, để sau này các thế hệ cán bộ kỹ thuật thủy lợi
kế thừa và phát huy tác dụng.
1.2.2. Giai đoạn 1945- 1954
Kể từ khi Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa ra đời, sự nghiệp thủy lợi mới thật sự có được sự phát triển mạnh


23
mẽ nhờ sự quan tâm lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do chủ tịch Hồ
Chí Minh sáng lập và lãnh đạo
Ngày 19/8/1945 khi ngọn cờ đỏ sao vàng tung bay trên cột cờ Hà Nội,

cuộc cách mạng Tháng Tám vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam thành công.
Ngày 2/9/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn Độc lập, khai sinh
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, mở ra kỷ nguyên mới độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội. Trước muôn vàn khó khăn thử thách của những ngày đầu
thành lập nước, ngày 28/8/1946, chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ
cộng hòa ra tuyên cáo thành lập 11 bộ, trong đó có bộ giao thông công chính
do kĩ sư Đào Trọng Kim làm bộ trưởng, trông coi các chuyên ngành giao
thông, bưu điện, thủy lợi, kiến trúc. Đến ngày 2/3/1946, tại kỳ họp thứ nhất
quốc hội khóa I, chủ tịch Hồ Chí Minh đứng ra thành lập Chính phủ lên hiệp
kháng chiến gồm 10 bộ, trong đó có bộ giao thông công chính do kĩ sư Trần
Đăng Khoa làm bộ trưởng. Bộ giao thông công chính vẫn giữ chức năng xây
dựng và quản lý công trình thủy nông, đê điều, nhờ đó ngay từ sau Cách
mạng tháng Tám 1945, công tác thủy lợi ở nước ta cũng như ở Nghệ An, Hà
Tĩnh đã được chính quyền cách mạng chăm lo phát triển. Sự quan tâm của
Đảng, Chính phủ đối với công tác thủy lợi từ trung ương đến địa phương
được thể hiện ở chỗ từ 1945 -1954, chủ tịch Hồ Chí Minh – người đứng đầu
Đảng và Chính phủ ta lúc bấy giờ đã ban hành nhiều sắc lệnh chăm lo đến
vấn đề thủy lợi. Đó là Sắc lệnh 70-SL thành lập ủy ban Trung ương hộ đê
(22/5/1946); Sắc lệnh 194-SL thành lập Ủy ban lâm thời hộ đê từ cấp liên khu
đến tỉnh huyện xã (28/5/1948); Sắc lệnh 68 SL thành lập Hội đồng thủy nông
cấp liên khu, tỉnh do Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính đứng đầu
(18/6/1949). Ngoài ra, ở Trung ương, Hội đồng Chính phủ cũng tiến hành
nhiều phiên họp để bàn về công tác thủy nông. Đó là phiên họp ngày
29/8/1948 quyết định đặt trạm bơm nước Đô Lương để chống hạn cho vùng
này; Phiên họp từ 30/6 đến 1/7/1952 để thông qua kế hoạch: phát triển thủy


24
nông, bảo vệ các công trình thủy lợi, duy trì vận tải trên sông và chuẩn bị kế
hoạch chuyển hướng công tác cho những vùng có công trình đại thủy nông.

Đặc biệt, trước sự bắn phá ác liệt của thực dân Pháp, ngày 28/9/1952, bộ
trưởng Bộ Giao thông Công chính đã gửi Công văn số 2261 cho Ủy ban
kháng chiến liên khu Việt Bắc, liên khu 3,4 và liên khu 5 nêu rõ nhiệm vụ
thủy lợi trong chặng đường này là phát triển tiểu thủy nông, tập trung nhân
lực và phương tiện để làm tiểu thủy nông, còn việc nghiên cứu làm các công
trình lớn vẫn phải làm nhưng phải có kế hoạch. Trên cơ sở đó, ngày
13/8/1953, Ủy ban kháng chiến hành chính liên khu 4 đã gửi công văn cho Ủy
ban kháng chiến hành chính tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh về việc phát triển tiểu
thủy nông. Vì vậy Ủy ban kháng chiến hành chính Nghệ An và Hà Tĩnh cũng
có công văn gửi cho các huyện về việc thực hiện chủ trương đắp đập, đào
mương, đào giếng, đào ao… để giữ nước tưới ruộng. Trên cơ sở đó công tác
thủy nông ở hai tỉnh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Ở Nghệ An, năm 1949 hoàn thành công trình hồ chứa nước Sông Rộ
(xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương), khởi công từ năm 1947, do người Pháp
thiết kế, khu giao thông công chính chỉ đạo thi công. Đây là công trình thủy
nông lớn được xây dựng đầu tiên của chế độ mới ở Nghệ An.
Năm 1950 tiến hành tu bổ hệ thống Bắc Nghệ An với 61.590m 3. Năm
1952 toàn tỉnh đào mương chống hạn, làm 290 con đập và 70 con mương.
Năm 1953 đắp bờ giữ nước 457km, 307.042 ngày công, đảm bảo tưới
30.665ha. Nhân dân các huyện còn đào nhiều ao hồ trữ nước cứu lúa, nạo vét
hệ thống Bắc 16.540m3, bằng 92 000 công, tu bổ hồ đập 9 360 m 3, ghép đá
các loại 764m3. Đến tháng 5/1954 nhiều huyện trong tỉnh đã tiến hành đắp các
đập: Nghi Công (Nghi Lộc), Thạch Tiền (Hưng Nguyên), Khe Bung (Quỳnh
Lưu), Hao Hao (Nam Đàn), Đình Dù (Diễn Châu). Tháng 7/1954, Sau thắng
lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ được kí kết, cả miền
Bắc trong đó có nhân dân Nghệ - Tĩnh phấn khởi bước vào thời kì hòa bình


25
tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, Hiệp định vừa kí kết thì “trận

lụt lịch sử xảy ra từ ngày 23 đến ngày 26/9/1954 đã tàn phá nặng nề hầu hết
các công trình thủy lợi của tỉnh ta, đã làm 67 người chết, 400 tấn thóc bị hư
hại, 622 con trâu bò, con lợn bị trôi, 3306 ngôi nhà bị sập, trôi; 50 đoạn đê
vỡ, các hồ đập ở miền núi bị vỡ 100%. Toàn tỉnh mất trắng 35.000 ha. Riêng
đê 42 bị vỡ hơn 20 chỗ khối lượng 278192 m 3” [43; tr 42]. Do hậu quả chiến
tranh để lại, nhiều công trình thủy lợi đã bị địch đánh hỏng như Mụ Bà, vũng
bùn, cống bảy cửa, cống Nam Đàn, Bến Thủy và hệ thống đê.
Ở Hà Tĩnh lúc này “chỉ có một vài công trình thủy lợi nhỏ như đập
Nhâm Xá, đập Hòa Dục, cống Đồng Huề, đê Hói Bải, đê Song Phượng, đê La
Giang với tổng diện tích được tưới chưa đầy 200ha” [53; tr 2]. Đồng thời tỉnh
còn tiến hành chống lụt ở đê La Giang ở cao trình +3,80. Nhiệm vụ của thủy
lợi Hà Tĩnh giai đoạn này là tập trung vào việc tu sửa hệ thống đê điều và
khai thác các công trình thủy nông đã có để phục vụ cấp nước cho một số diện
tích cục bộ, chưa có chủ trương làm các công trình lớn
Nhìn nhận qua chặng đường 9 năm kháng chiến chống Pháp: nước nhà
vừa được độc lập, thiên tai lũ lụt, nạn đói năm 1945, công trình thủy lợi rất ít
ỏi, lại bị giặc Pháp phá hỏng nặng nề. Đảng, Bác Hồ biết bao nhiêu công việc
của đất nước phải lo toan, nhưng công tác thủy lợi được Đảng, Chính phủ
quan tâm hàng đầu và toàn dân tích cực hưởng ứng nên đạt nhiều thành tích
[53; tr 42]. Theo chủ trương của Hội đồng Chính phủ, Nghệ - Tĩnh đã phát
động toàn dân làm tiểu thủy nông, đắp bờ, giữ nước, đào ao hồ, làm mương
phai, gàu guồng tưới tát. Vì vậy thủy lợi đã góp phần tích cực vào thắng giặc
đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.
1.2.3. Giai đoạn 1955-1965
Trong chặng đường 10 năm từ 1955-1965 tổ chức Thủy lợi đã được
hình thành và từng bước kiện toàn từ trung ương đến địa phương.


×