Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Thế giới hình tượng trong bão táp triều trần từ góc nhìn văn hóa luận văn thạc sĩ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.97 KB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ HIỀN

THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG TRONG
BÃO TÁP TRIỀU TRẦN TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

VINH - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ HIỀN

THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG
TRONG BÃO TÁP TRIỀU TRẦN
TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN VĂN HẠNH

NGHỆ AN - 2012



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề..........................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................5
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................6
6. Cấu trúc luận văn......................................................................................7
Chương 1. NHÂN VẬT TRONG BÃO TÁP TRIỀU TRẦN TỪ GÓC
NHÌN VĂN HÓA ............................................................................................8
1.1...... Khái lược về nhân vật văn học và hệ thống nhân vật trong Bão táp
triều Trần.....................................................................................................8
1.1.1 Nhân vật văn học............................................................................8
1.1.2 Nhân vật văn học trong tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải .8
1.2. Quan hệ và lễ nghi giao tiếp giữa các nhân vật ..................................12
1.2.1. Quan hệ vua – tôi .......................................................................12
1.2.2. Quan hệ tướng – sĩ ....................................................................17
1.2.3. Quan hệ giữa quý tộc và người bình dân....................................19
1.3. Đời sống tinh thần của nhân vật..........................................................20
1.3.1. Lối sống mộc mạc – dung dị, thanh cao - nghĩa khí ................. 20
1.3.1.1. Lối sống mộc mạc – dung dị............................................ 20
1.3.1.2. Lối sống thanh cao – nghĩa khí...........................................23
1.3.2. Lối sống thực dụng – vụ lợi, sa đọa – trụy lạc............................27
1.3.2.1. Lối sống thực dụng – vụ lợi.............................................. 27
1.3.2.2. Lối sống sa đọa – trụy lạc.................................................. 30


Chương 2. KHÔNG – THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG BÃO TÁP
TRIỀU TRẦN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA......................................... 34

2.1. Hình tượng không gian........................................................................34
2.1.1. Giới thuyết khái niệm..................................................................34
2.1.2. Các không gian văn hóa trong Bão táp triều Trần......................35
2.1.2.1. Không gian kinh thành........................................................35
2.1.2.2. Không gian làng quê, trang ấp............................................42
2.1.2.3. Không gian chiến trận.........................................................46
2.1.2.4. Không gian thiên nhiên, chùa chiền....................................54
2.2. Hình tượng thời gian ..........................................................................59
2.2.1. Giới thuyết khái niệm..................................................................59
2.2.2. Các hình thức thời trong Bão táp triều Trần...............................60
2.2.2.1. Thời gian sự kiện................................................................60
2.2.2.2. Thời gian tâm trạng.............................................................68
Chương 3. HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚAVỚI CUỘC TIẾP XÚC VĂN
HÓA ĐẠI VIỆT – CHĂM PA......................................................................75
3.1. Một cái nhìn khái lược về văn hóa Đại Việt và văn hóa Chăm Pa thời
nhà Trần......................................................................................................75
3.1.1.Văn hóa Đại Việt..........................................................................75
3.1.1.1. Tôn giáo, tín ngưỡng...........................................................76
3.1.1.2. Giáo dục, khoa cử...............................................................77
3.1.1.3. Văn học, nghệ thuật............................................................79
3.1.1.4. Khoa học kỉ thuật................................................................80
3.1.2. Văn hóa Chăm Pa........................................................................81
3.2. Nhân vật Huyền Trân Công Chúa...................................................... 83
3.2.1. Huyền Trân Công Chúa từ nhân vật lịch sử đến nhân vật
tiểu thuyết................................................................................ 83


3.2.1.1. Một vẻ đẹp thánh thiện........................................................83
3.2.1.2. Hi sinh tình riêng vì nghĩa lớn...........................................87
3.2.1.3. Bi kịch tình yêu...................................................................90

3.2.2. Huyền Trân Công Chúa người rút ngắn khoảng cách hai nền văn
hóa Đại Việt – Chăm Pa.............................................................93
3.2.2.1. Nghĩa tình chung trong ứng xử...........................................93
3.2.2.2. Khát vọng khám phá và khả năng thích ứng.......................97
3.2.2.3. Sợi dây gắn kết hai nền văn hóa Việt – Chăm................. 101
KẾT LUẬN................................................................................................. 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 108


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong đời sống văn học hôm nay, tiểu thuyết nói chung và tiểu
thuyết lịch sử nói riêng đang ngày càng khẳng định được vai trò, vị trí của
mình. Tiểu thuyết là thể loại có khả năng phản ánh cái hiện thực đang dang
dở ngày hôm nay, nhận thức lại những vấn đề của quá khứ. Chỉ trong vòng ba
thập niên lại đây, hàng loạt tiểu thuyết lịch sử về các triều đại Lý, Trần, Lê đã
lần lượt ra đời và tạo được dấu ấn trong tiến trình vận động, phát triển của văn
học đương đại. Tiểu thuyết lịch sử dường như đã lên ngôi, và ngày càng
khẳng định vị thế của mình trong văn học nước nhà. Trong đó Bão táp triều
Trần của Hoàng Quốc Hải là bộ tiểu thuyết quy mô, đồ sộ nhất viết về triều
đại nhà Trần, một triều đại tồn tại 175 năm, có những đóng góp quan trọng
trong việc xây dựng, bảo vệ đất nước và làm giàu nền văn hóa Đại Việt trong
những thế kỷ đầu xây dựng quốc gia phong kiến độc lập, tự chủ.
1.2. Bão táp triều Trần từ khi ra đời cho đến nay đã thu hút sự quan
tâm của giới phê bình, nghiên cứu văn học, các nhà nghiên cứu lịch sử, các
nhà văn hóa… Đã có nhiều cuộc hội thảo, nhiều ý kiến, đánh giá từ nhiều góc
độ khác nhau về tác phẩm. Tuy nhiên, hầu hết các ý kiến mới dừng lại ở một
số phương diện cụ thể, thiếu cái nhìn khái quát, chưa đi sâu vào khám phá

những giá trị đích thực của một tác phẩm đã tái hiện lại thời đại nhà Trần, một
thời đại lẫy lừng nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
1.3. Sức hấp dẫn của một tác phẩm, nhất là với một tiểu thuyết lịch sử
đồ sộ như Bão táp triều Trần không chỉ ở giá trị văn chương, cái nhìn văn
chương trong mối quan hệ với lịch sử mà lớn hơn ở bộ tiểu thuyết này đó
chính là trầm tích văn hóa Đại Việt đã được tái hiện sinh động qua thế giới
hình tượng trong tác phẩm. Khám phá tác phẩm từ góc nhìn văn hóa, vì vậy là
việc làm hữu ích, có tính khả thi.


2

Từ những nhận thức trên đây, chúng tôi lựa chọn đề tài Thế giới hình
tượng trong Bão táp triều Trần từ góc nhìn văn hóa làm luận văn tốt nghiệp.
2. Lịch sử vấn đề
Dựa trên nguồn tư liệu bao quát được và trong phạm vi quan tâm của
đề tài, chúng tôi điểm lại một số vấn đề nổi bật trong nghiên cứu, giới thiệu
tiểu thuyết Bão táp triều Trần làm cơ sở cho việc thực hiện nhiệm vụ khoa
học của đề tài.
Bộ tiểu thuyết lịch sử Bão táp triều Trần được nhà xuất bản Phụ Nữ
xuất bản lần đầu vào năm 2003 và trọn bộ sáu tập vào năm 2010. Trước đó,
với bốn tập đã xuất bản, năm 2008 Hoàng Quốc Hải được trao giải thưởng
Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội. Với việc viết bổ sung hai tập mới này,
bộ sách trở nên liền mạch từ khi nhà Trần ra đời tới khi kết thúc sứ mệnh lịch
sử 175 năm tồn tại. Mặt khác việc bổ sung hoàn thiện bộ tiểu thuyết sáu cuốn
cùng với bộ tiểu thuyết lịch sử bốn cuốn Tám triều Vua Lý, là kết quả của hơn
hai mươi năm miệt mài khảo cứu văn hóa – lịch sử và sáng tạo nghệ thuật. Bộ
sách góp phần khơi dậy hồn thiêng sông núi, khí phách Thăng Long, văn hóa
Đại Việt trong dịp đại lễ ngàn năm Thăng Long – Hà Nội. Ngay từ khi tác
phẩm chưa hoàn chỉnh thành bộ, trên báo Văn nghệ số 2/1999 tác giả Hoàng

Tiến đã có bài Đọc tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải, bài viết đã dành
những nhận xét khách quan về giá trị của bộ tiểu thuyết. Tác giả đi đến kết
luận “Đọc tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải, chúng ta như được tham
dự vào những sự kiện xa xưa của đất nước, cùng vui, cùng buồn, cùng tự hào
và đau khổ với những số phận các nhân vật lịch sử quen thuộc… nhà văn tái
tạo lịch sử bằng hình tượng nghệ thuật…làm ta tiếp nhận lịch sử ngọt ngào
hơn, thấm thía hơn” [77, tr.4]. Đến năm 2003 Bão táp Triều Trần lần đầu tiên
được xuất bản trọn bộ. Tuần báo Văn nghệ đã tổ chức tọa đàm, đánh giá về bộ
tiểu thuyết lịch sử tầm cỡ này. Nhà văn Phùng Văn Khai có bài trên Báo văn


3

nghệ số 44/2003 với tựa đề Nhà văn Hoàng Quốc Hải và các nhân vật lịch
sử. Ba năm sau khi bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần được tái bản lần thứ tư,
nhà xuất bản phụ nữ đã quyết định lựa chọn những bài viết có chất lượng, có
nhận xét, có cái nhìn khách quan, trung thực về bộ tiểu thuyết của một số tác
giả in thành cuốn Bão táp triều Trần tác phẩm và dư luận. Đây được xem là
một công trình đầu tiên của nhiều tác giả với tư cách thẩm định lại giá trị, chất
lượng của bộ tiểu thuyết cũng như thẩm định, khẳng định công lao, lao động
sáng tạo, miệt mài, chuyên nghiệp của nhà văn Hoàng Quốc Hải sau một thời
gian dài hành trình đi tìm lại những giá trị trong quá khứ đã bị lớp bụi thời
gian phủ kín mà chính sử chỉ lưu lại mang tính chất phác thảo. Đánh giá về bộ
tiểu thuyết Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải, nhà văn Hoàng Công
Khanh nhận định “Hoàng Quốc Hải đã phục hiện lại diện mạo đích thực của
nhà Trần, mà còn lấp được những lỗ hổng, những kiến giải thiếu khách quan
đối với những nhân vật chủ chốt của lịch sử…” [58, tr9]. Tiến sĩ Sử học Đinh
Công Vĩ trong bài viết Bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc
Hải một sự tái tạo lịch sử đáng tin cậy đã khẳng định “Hoàng Quốc Hải
không viết theo lối thông sử mà cắt ngang, chọn những thời điểm gay cấn

nhất để làm nền cho cốt truyện” [58, tr14]. Nhà văn Phùng Văn Khai với bài
Vài suy nghĩ về bộ tiểu thuyết lịch sử Bão táp triều Trần, trên trang web
. Đã cho rằng, “thành tựu ở một bộ sách giá trị ở chỗ nó
tạo ra cho độc giả ngoài kiến thức về lịch sử, quân sự, văn hoá, kinh tế, chính
trị… của một thời đại nào đó còn thổi vào trái tim, tâm hồn bạn đọc một ý
thức sống, một thái độ sống, một niềm tin, ước mơ và khí phách cho riêng
mình”. Ngoài ra trên nhiều tờ báo, các trang web cũng có rất nhiều bài viết,
bài phỏng vấn, quan tâm đến sự ra đời, chất lượng, ảnh hưởng và đặc biệt là
giá trị - sự thành công của tác phẩm, như: Phùng Văn Khai trên trang web
có bài Hoàng Quốc Hải miệt mài tâm nguyện văn


4

chương hóa lịch sử. Cũng tờ báo này còn đăng bài Cuộc trò chuyện cùng nhà
văn Hoàng Quốc Hải của nhà văn Phùng Văn Khai. Cuộc trò chuyện xoay
quanh các vấn đề khoảng cách của triều đại nhà Trần từ thực tế lịch sử đến
tiểu thuyết, quá trình lao động của nhà văn, sự thành công nhất định của nhà
tiểu thuyết lịch sử đương đại Hoàng Quốc Hải. Hoàng Nguyên trên trang web,
có bài phỏng vấn “Nhà văn Hoàng Quốc Hải viết
thêm 1000 trang vì món nợ với nhà Trần”, Cuộc phỏng vấn như là một sự ghi
nhận đóng góp của tác giả tạo nên sự liên hoàn của lịch sử dưới triều đại nhà
Trần qua thể loại tiểu thuyết. Quỳnh Vân trên trang http://anninhthuđo.vn
đăng bài phỏng vấn Nhà văn Hoàng Quốc Hải cô đơn viết tiểu thuyết lịch sử.
Lan Hương trên web, http://sgtt cũng có bài Nhà Văn Hoàng Quốc Hải viết
tiểu thuyết lịch sử không lệ thuộc vào chính sử…Tác giả Phan Mi Ly có cuộc
trò chuyện với nhà văn Hoàng quốc Hải nhân dịp ra mắt hai bộ tiểu thuyết đồ
sộ về thời Lý, Trần đăng tải trên trang web , cuộc trò
chuyện như sự ghi nhận lại những cảm xúc, niềm vui, phấn khởi của nhà văn
khi hai bộ tiểu thuyết lịch sử có tầm cỡ, có ý nghĩa được ra đời đúng dịp chào

mừng một sự kiện văn hóa 1000 Thăng Long Hà Nội. Cũng trong bài này tác
giả còn cho đăng những ý kiến của các nhà nhà văn, nhà thơ khi tham dự buổi
ra mắt hai bộ tiểu thuyết. Nhà văn Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội nhà văn Việt
Nam bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc “Đây là một sự kiện quan trọng trong đời
sống văn học. Tôi biết nhà văn Hoàng Quốc Hải đã có khi vắng nhà đến một
năm liền để đi điền giả, tập hợp tư liệu và cho ra đời hai bộ tiểu thuyết vô
cùng đồ sộ và có chất lượng này…Chúng tôi cảm ơn nhà văn Hoàng Quốc
Hải vì anh đã cống hiến cho văn học Việt Nam, đặc biệt là ở mảng đề tài lịch
sử”. Nhà thơ Bằng Việt – Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội
cũng bày tỏ “Hội Liên hiệp nghệ thuật Hà Nội đã theo dõi quá trình viết hai
bộ tiểu thuyết này ngay từ bước đầu. Anh Hoàng Quốc Hải đã làm việc rất nỗ


5

lực, tích cực và công phu trong quá trinh tìm tòi và nghiên cứu tài liệu…Đây
là những đóng góp rất lớn và có giá trị cho đại lễ 1000 năm”. Nhà thơ Nguyễn
Quang Thiều, Phó Chủ tịch hội nhà văn Việt Nam, đánh giá cao ý nghĩa lịch
sử và văn học của hai bộ tiểu thuyết. Theo ông, tác giả đã chọn những “sự
kiện quan trọng nhất, chứa đựng tất cả các vấn đề lịch sử, văn hóa của đất
nước với cách viết khúc chiết, vì thế hai tác phẩm không bị dàn trải”. Một ý
kiến đáng chú ý của Bà Mai Quỳnh Giao – Giám đốc nhà xuất bản phụ nữ
“Theo ý kiến chủ quan của tôi, đây là hai bộ tiểu thuyết đồ sộ nhất của một
tác giả Việt Nam về hai triều đại huy hoàng nhất trong lịch sử là đời Lý và
đời Trần. Tôi đặc biệt khâm phục tâm huyết, sự bền bỉ, tài năng cũng như vốn
văn hóa uyên bác của nhà văn Hoàng Quốc Hải”. Từ nhiều năm nay, Bão táp
triều Trần còn là đối tượng được các sinh viên, học viên chọn làm khóa luận,
luận văn tốt nghiệp trong các trường Đại học.
Điểm lại những ý kiến trên đây, có thể thấy cho đến nay chưa có một
công trình nào đặt vấn đề nghiên cứu Bão táp triều Trần từ góc nhìn văn hóa,

mặc dầu đó đây đã có những ý kiến đề cập đến dưới dạng nhận xét, thẩm
bình. Trong luận văn này chúng tôi cố gắng khảo sát, phân tích một cách hệ
thống thế giới hình tượng trong tác phẩm từ góc nhìn văn hóa trên cơ sở tiếp
thu những ý kiến mang tính gợi mở của những người đi trước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Như tên gọi của đề tài đã chỉ rõ, đối tượng nghiên cứu của chúng
tôi là thế giới hình tượng trong tác phẩm. Nghĩa là toàn bộ sáng tạo nghệ thuật
mang tính chỉnh thể của nhà văn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn ở một số hình tượng
nổi bất như nhân vật, không gian, thời gian nghệ thuật.
3.3. Về tư liệu khảo sát, chúng tôi lựa chọn bộ tiểu thuyết Bão táp triều
Trần do nhà xuất bản Phụ Nữ ấn hành năm 2010, gồm sáu tập. (Bão táp cung


6

đình, Đuổi quân Mông Thát, Thăng Long nổi giận, Huyết chiến Bạch Đằng,
Huyền Trân Công Chúa và Vương Triều sụp đổ). Ngoài ra chúng tôi còn khảo
sát thêm bộ tiểu thuyết Tám triều vua Lý cùng tác giả, gồm bốn tập (Thiền Sư
dựng nước, Con ngựa nhà Phật, Bình Bắc dẹp Nam và Con đường định
mệnh) nhà xuất bản Phụ Nữ ấn hành năm 2010 để có một cái nhìn so sánh.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
Như tên đề tài đã xác định, mục đích nghiên cứu của đề tài là khảo sát,
phân tích thế giới hình tượng trong Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải
từ góc nhìn văn hóa.
4.2. Nhiệm vụ
Với mục đích đó đề tài đặt ra các nhiệm vụ:
Thứ nhất, chỉ ra được một số đặc điểm văn hóa truyền thống được thể
hiện qua hệ thống nhân vật, không gian – thời gian trong tác phẩm.

Thứ hai, phân tích và chỉ ra được vai trò của Công chúa Huyền Trân
trong cuộc tiếp xúc văn hóa Đại Việt – ChămPa.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra, về hướng tiếp cận
chúng tôi kết hợp hai hướng tiếp cận văn hóa học và thi pháp học; về phương
pháp, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu như:
Phương pháp loại hình, khảo sát, thống kê, phân loại, phân tích, tổng hợp, so
sánh.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, luận văn cấu trúc thành ba chương:
Chương 1: Nhân vật trong Bão táp triều Trần từ góc nhìn văn hóa
Chương 2: Không – thời gian nghệ thuật trong Bão táp triều Trần từ
góc nhìn văn hóa


7

Chương 3: Huyền Trân Công chúa với cuộc tiếp xúc văn hóa Đại Việt
– Chămpa.
Và cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo


8

Chương 1
NHÂN VẬT TRONG BÃO TÁP TRIỀU TRẦN
TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA
1.1. Khái lược về nhân vật văn học và hệ thống nhân vật trong
Bão táp triều Trần
1.1.1. Nhân vật văn học

Điều cốt yếu trong một tác phẩm tự sự là xây dựng thành công một hệ
thống nhân vật. Hệ thống nhân vật đó sẽ bao quát toàn bộ bức tranh, đời sống
của văn học trong một tác phẩm, một thời kì, giai đoạn hay biểu tượng cho
một thể loại tương ứng. Từ điển Thuật ngữ văn học của nhóm tác giả Lê Bá
Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi chủ biên cho rằng “Nhân vật văn học
là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học
có thể là tên riêng (Tấm, Cám, Chị Dậu, anh Pha…) cũng có thể là không có
tên riêng như: thằng bán tơ, một mụ nào… trong truyện Kiều. Trong truyện
cổ tích, ngụ ngôn, đồng thoại, thần được đưa ra để nói chuyện con người.
Khái niệm nhân vật văn học có khi sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một
con người cụ thể nào cả, mà chỉ thể hiện một hiện tượng nổi bật nào đó trong
tác phẩm. Chẳng hạn có thể nói nhân dân là nhân vật chính trong Đất nước
đứng lên của Nguyên Ngọc, đồng tiền là nhân vật chính trong Ơ – giê– ni Gơ
– răng - đê của Ban – dắc. Nhân vật văn học là một đơn vị đầy tính ước lệ,
không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống” [26, tr235].
Chúng tôi lấy ý kiến trên đây làm điểm tựa lý thuyết để khảo sát thế giới nhân
vật trong Bão táp triều Trần.
1.1.2. Nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải
Có rất nhiều quan điểm, trường phái khi xây dựng nhân vật trong tiểu
thuyết lịch sử. Hoàng Quốc Hải đã không chọn hay rập khuôn theo một quan


9

điểm nào nhất định. Hệ thống nhân vật trong Bão táp triều Trần vừa mang
những đặc trưng cơ bản của nhân vật tiểu thuyết, đồng thời là những con
người mang tầm vóc văn hóa bước ra từ trong lịch sử, làm ra lịch sử. Do đó
nghiên cứu nhân vật trong Bão táp triều Trần từ góc nhìn văn hóa, chúng ta
sẽ thấy rõ một thế giới nhân vật đông, đa chiều, nhiều kiểu từ đời sống chốn
cung đình của vua, chúa quan lại đến tri thức, tướng – sĩ, bình dân. Ở đó hội

tụ, kết hợp giữa nhân vật tiểu thuyết và nhân vật lịch sử mà nhà văn đã sáng
tạo. Từng kiểu, từng loại nhân vật được nhà văn xây dựng theo những nguyên
tắc, những mối quan hệ, những đặc tính cơ bản của nhân vật vừa mang đặc
trưng của nhân vật tiểu thuyết vừa mang hơi thở của đời sống lịch sử văn hóa
còn mang cả hơi thở của thời đại. Có thể khái quát như sau:
Thứ nhất, nhân vật trong Bão táp triều Trần được xây dựng từ điểm
nhìn lịch sử. Tác giả đã dựa trên nguyên mẫu của lịch sử để xây dựng hệ
thống nhân vật. Đó là những nhân vật có thật đã đi vào sử sách, tâm thức của
con người Việt Nam. Họ như những biểu tượng về con người văn hóa: Trần
Thái tông, Trần Thánh tông, Trần Nhân tông, Trần Minh tông… Trần Quốc
Tuấn, Quốc Toản, Trần Quang Khải, Trương Hán Siêu, Chu Văn An, Trần
Nguyên Đán… Hay những con người đại diện cho một tầng lớp tri thức trẻ
của thời đại, như: Nguyễn Hiền, Lê Văn Hưu, Đặng Ma Lôi, Bạch Liêu…Rồi
một tuyến nhân vật trái chiều có tư tưởng, lối sống không lành mạnh, vụ lợi
được sử sách lưu lại như: Trần Ích Tắc, Trần Kiện, Lê Tắc… Sa đọa, trụy lạc,
ươn hèn, bất tài như: Dụ tông, Nhật Lễ, Nguyên Dục, Dương Khương… Lấy
điểm nhìn của lịch sử để xây dựng những nhân vật lịch sử, nhà văn còn phải
mày mò, tìm kiếm, sưu tầm những nguồn tin, thông tin từ giả sử, từ huyền
thoại nhân gian. Triều đại nhà Trần cách thời đại của tác giả sống và viết tác
phẩm hơn bảy thế kỉ, nguồn tin này rất khó nhưng tác giả đã nghiên cứu, đào
sâu, để hệ thống, khảo sát, khi đưa vào tác phẩm đạt độ tin cậy cao. Đọc tác


10

phẩm ta mới thấy được công lao nghiên cứu miệt mài, một sự lao động
nghiêm túc để tìm và xử lý các nguồn thông tin. Bằng cách này, tác giả đã bồi
đắp cho những đứa con tinh thần thêm da, thêm thịt, trọn vẹn và hoàn chỉnh
hơn khi nó được bước từ nhân vật lịch sử sang nhân vật tiểu thuyết. Chẳng
hạn các huyền thoại, giai thoại về Huyền Trân Công chúa, về mối tình của

nàng với Trần Khắc Chung, vế tình yêu của nàng với quốc vương Chế Mân…
Chính sử chỉ để lại vài dòng ngắn ngủi nhưng nguồn tư liệu trong nhân dân về
nàng quả là phong phú. Cái tài và hay của nhà văn là đã xử lí các nguồn thông
tin, tinh lọc đến độ đáng tin cậy nhất.
Thứ hai, Hoàng Quốc Hải xây dựng hệ thống nhân vật trong Bão táp
triều Trần theo nguyên tắc của nhân vật tiểu thuyết. Bên cạnh những nhân vật
theo nguyên mẫu lịch sử, giả sử, huyền thoại dân gian thì hệ thống nhân vật
mà Hoàng Quốc Hải sáng tạo ra cũng mang màu sắc cá nhân, có sự hư cấu.
Có những nhân vật được hư cấu một phần về tính cách hay ngoại hình, hành
động, việc làm. Có thể nói nhà văn đang làm nhiệm vụ tiểu thuyết hóa lịch sử
để làm cho lịch sử đầy đủ, trọn vẹn, gần gũi với công chúng hơn. Cũng có
những nhân vật được hư cấu hoàn toàn để điểm tô cho bức tranh cuộc sống
trong tác phẩm thêm hoàn chỉnh, các sự kiện thêm lôgic, liên hoàn. Chẳng
hạn việc nhà văn hư cấu thêm những chi tiết về nhân vật Huyền Trân Công
chúa học tiếng Chàm, văn hóa Chàm, lễ nhạc, nghệ thuật Chàm… Tất cả chỉ
để phụ họa thêm cho vẽ đẹp, tài năng của một quốc sắc thiên hương và qua đó
như một sự quảng bá về con người, văn hóa của Đại Việt. Rồi nhân vật An Tư
xả thân mình, nơi trại giặc khi đất nước lâm nguy “Quốc gia hữu sự - thất phu
hữu trách”, hành động của một người con gái chân yếu tay mền đã làm cho
người người, nhà nhà cảm động. Thôi thúc ý chí phục thù, diệt thù để đánh
đuổi bọn giặc cướp nước ra khỏi bờ cõi. Nàng như một tấm gương lẫy lừng
góp phần rạng ngời thêm ý chí của con em nhà Trần, làm vang dội thêm hào


11

khí Đông A. Hay một nhân vật hoàn toàn được hư cấu như nhân vật Hoàng
tiên sinh. Một bậc thức giả ẩn mình nơi núi rừng để giữ mình vì thời thế loạn
lạc nhưng lại chịu xuất hiện đúng lúc nhà Trần cần có một vị quân sư để
hoạch định giúp Thủ Độ tiến hành những bước chuyển giao triều đại. Yến Ly

- con gái nhà Tống vong quốc mang ơn nhà Trần đã tự xưng là nghĩa nữ
Thăng Long, đã hết mình xả thân trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên
Mông. Nhà văn xây dựng nhân vật này như muốn biểu hiện một tinh thần ái
quốc vĩ đại. Yến Ly giúp đỡ Đại Việt trước vì ơn sau cũng vì thù. Mối thù của
cả hai quốc gia. Một mũi tên bắn trúng hai đích. Việc hư cấu trong tiểu thuyết
lịch sử dưới ngòi bút Hoàng Quốc Hải không làm lịch sử mờ đi mà ngược lại
đó chính là một phương diện làm tường minh hóa lịch sử, bổ khuyết cho lịch
sử. Lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của một thời đại bằng hình tượng văn
học quả là một cái nhìn mới mẻ của nhà văn. Tạo điều kiện cho thế hệ trẻ
hôm nay và mai sau nhìn về lịch sử mà cha ông đã tạo dựng khỏe khoắn và
mềm mại hơn khi nhìn vào những sự kiện khô cứng trên trang sử. Nhìn lại
chiều dài văn hóa trên trục biến thiên của thời đại để nhận ra sự phát triển,
giao thoa từng thời kì. Tiểu Thuyết lịch sử Bão táp triều Trần của Hoàng
Quốc Hải đã làm được điều này.
Thứ ba, để bức tranh cuộc sống dưới thời nhà Trần thêm trọn vẹn, hoàn
chỉnh Hoàng Quốc Hải đã giành nhiều trang viết về một kiểu nhân vật phụ.
Kiểu nhân vật này được kết hợp hài hòa giữa sự thật lịch sử và nghệ thuật hư
cấu. Họ như tô điểm thêm bức tranh cuộc sống nơi làng quê, thôn ấp, hay làm
gia tăng sự quyền quý cho gia chủ ở chốn quyền môn. Nhà văn đã xây dựng
kiểu nhân vật này tương đối đông đảo: chua chát, thẳng thắn, bộc trực như
người đàn bà họ hàng với Trần Thị Dung. Trung thành với chủ như Trịnh
Huyền đối với Chiêu Thánh, Kim Liên với An Tư, Lão Bộc với Trần Liễu,
Giã Tượng, Yết Kiêu với Quốc Tuấn, Lão Dương với Nhân tông. Hay chất


12

phát, giàu đức hi sinh mà lam lũ, bần hàn như bà lão bán nước bên sông có cả
chồng và hai con đều ra đi vì tiếng gọi non sông, đất nước…
Với một cái nhìn khái quát, có thể thấy nhà văn đã rất dụng công để tạo

ra một thế giới nhân vật đông đảo, đầy đủ mọi thành phần cùng chung sống
trong một thời đại dài 175 năm. Ở đó mỗi kiểu nhân vật có những mối quan
hệ, tính cách, lối sống, hoàn cảnh, số phận đều được nhìn nhận, đánh giá, ở
những góc độ khác nhau, phù hợp với những giai đoạn lịch sử khác nhau. Xã
hội nào thì con người ấy. Quả là một sự lao động và sáng tạo không mệt mỏi
của nhà văn Hoàng Quốc Hải.
1.2. Quan hệ và nghi lễ giao tiếp giữa các nhân vật
Thế giớ nhân vật trong Bão táp triều Trần, rất đông đảo. Từ vua chúa,
quan lại quý tộc đến tri thức, bình dân. Thế giới nhân vật đó phản ánh đầy đủ
bức tranh cuộc sống muôn màu, đa sắc với nhiều mối quan hệ, như: vua – tôi;
tướng – sĩ; quý tộc – bình dân và lễ nghi giao tiếp giữa các nhân vật. Từ góc
nhìn văn hóa, các quan hệ ấy đã phần nào phục dựng văn hóa, nghi lễ giao
tiếp của văn hóa Đại Việt cách đây hơn 700 năm.
1.2.1. Quan hệ vua – tôi
Xã hội phong kiến là xã hội coi trọng các mối quan hệ, cũng như lễ
nghi giao tiếp. Xã hội phong kiến Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc từ tư
tưởng đến cách quản lý xã hội của Trung Quốc. Dưới thời nhà Trần cũng
không ngoại lệ. Nho giáo vẫn được xem là tư tưởng chính thống trong việc
trị vì và quản lí xã hội. Vì thế quan hệ Vua – tôi là một trong ba mối quan hệ
chính của tam cương, ngũ thường. Ba mối quan hệ này gắn chặt với trách
nhiệm, bổn phận của người con trai. Trong ba mối quan hệ đó, quan hệ vua tôi là quan trọng nhất, được đặt lên hàng đầu. “Quân xử thần tử, thần bất tử
bất trung”. Trung quân gắn liền với ái quốc. Vấn đề này đã trở thành một sợi
chỉ xuyên suốt dòng văn học trung đại Việt Nam, đặc biệt là văn học từ thế kỷ


13

X đến thế Kỷ XV. Và đó cũng là một nội dung lớn trong hành trình văn hóa
Đại Việt. Nhà văn Hoàng Quốc Hải đã vận dụng dòng tư tưởng này rất tài
tình trong quá trình viết Bão táp triều Trần.

Quan hệ vua - tôi trong Bão táp triều Trần, được nhà văn khai thác ở
phương diện lễ nghi giao tiếp. Mỗi một thời đại, mỗi một vương triều lại gắn
liền với những cung cách, thái độ, ứng xử, giao tiếp trong nghĩa vua - tôi
khác nhau. Qua cách ứng xử, giao tiếp đó bộc lộ được bản chất của vua cũng
như tôi. Quan hệ vua – tôi dưới thời nhà Trần là quan hệ hai chiều. Vua sáng
gắn với tôi hiền. Vua vô đạo quân sẽ bất trung.
Vua Lý Huệ tông và Thủ Độ là mối quan hệ biểu hiện cho thời kì suy
sụp của một Triều đại. Huệ tông bệnh hoạn, ươn hèn, trong triều Thủ Độ thao
túng, bên ngoài xã hội loạn lạc. Tệ hại hơn, Lý Huệ tông làm vua nhưng mọi
quyền hành, quyết định là ở Thủ Độ. Đến mức thần lấy lí do vua ốm đau mà
giam lãnh cung. Không cho mọi người thân thăm mon, gặp gỡ kể cả vợ con,
cận thần, thân tín. Trong con mắt Thủ Độ nhìn Huệ tông bằng thái độ xem
thường, kinh miệt “phải thừa nhận một điều là bệ hạ bất tài nên không thâu
tóm được triều đình. Bệ hạ cũng mỏng đức nên không sai khiến được thiên
hạ” [16, tr42]. Trong sâu thẳm đáy lòng của Thủ Độ dấy lên sự khinh ghét,
tởm lợm vì một đấng quân vương ngu dốt, vô lại. Mặc dù Thủ Độ ý thức rất
rõ thái độ ứng xử với đấng quân vương như thế là bạo ngược, đi ngược lại với
đạo đức thánh hiền.
Ngược lại, với những vị vua sáng sẽ gắn với tôi hiền. Nhà Trần lên
ngôi chấn hưng lại xã hội. Trần Cảnh tuy chỉ là một đứa trẻ nhưng sớm bộc lộ
tư chất của một đấng minh quân. Được mọi người kính trọng, nể phục. Từ
thầy huấn giảng đến các đại thần rường mối của triều đình, không phân biệt
tuổi tác, quan hệ thân tộc. Họ luôn giữ đúng mực, đúng lễ vua – tôi. Quan sư
phó khi dạy Trần Cảnh học theo lối “hình danh”, người không bằng lòng nên


14

có những chất vấn. Hành động “vòng tay đáp”, với thái độ “sợ hãi” của quan
sư phó cho ta thấy được ông nhận thức sâu sắc vị trí của Trần Cảnh. Dưới

thời Thái tông, vua không vì uy danh của mình mà hạch sách bề tôi, quan hệ
không chỉ là “vua xử thần tử” mà Thái tôn còn là một ông vua có tâm thiện.
Vì vậy trong, ứng xử đối đãi với bề tôi rất thân tình, gần gũi. Trong chuyến
thăm thú Thăng Long đến An Bang, quân – thần cùng nhau đàm đạo thi phú,
chia sẽ những nỗi niềm. Chính những việc làm nhỏ nhặt đó mà khoảng cách,
quan hệ giữa vua - tôi được xích lại. Trần Cảnh với Lê Tần, Khuê Kình, nghĩa
là vua – tôi, tình là bạn bè, song đối với họ lúc nào cũng ý thức sâu sắc đạo
làm tôi. Thủ Độ người trực tiếp mở nghiệp nhà Trần, người biết lợi dụng lịch
sử để thâu tóm thiên hạ. Đưa Trần Cảnh lên ngôi, song đối với đức quân
trưởng lúc nào ông cũng thủ lễ, hoàn toàn khác với những gì ông ứng xử với
Huệ tông năm xưa. Thái độ ứng xử rất khiêm nhường khi Thái tông đến cung
Thủy Tĩnh “Quân vào bẩm có hoàng thượng tới dinh. Ông liền lật đật chạy ra
đón mãi cổng ngoài. Ông đon đả nói: chẳng hay bệ hạ có việc gì ngự giá đến
nhà thần. Hạ thần không biết trước để làm lễ cung nghinh. Thật đắc tội” [16,
tr321]. Nguyên do có cuộc gặp gỡ bởi cuộc đàm đạo giữa vua và Khuê Kình
một bề tôi tận trung, dám nói những lời nói thẳng, nói thật, nói đúng với Thái
tôn về Thủ Độ “Từ lâu thần vẫn áy náy một điều. Rằng bệ hạ còn rất trẻ. Mà
quyền hành lại tập trung quá nhiều trong tay thái sư…”. Vì có một bề tôi
lương đống nên Thái tôn muốn chính Khuê Kình cùng đi với mình tới cung
Thủy Tỉnh nói lại cho Thủ Độ nghe. Tới nơi Thái tôn như một người giám sát
câu chuyện Khuê Kình nói với Thủ Độ. Nghe một tướng trẻ kề cận vua tôi có
những lời tâm huyết Thủ Độ rất cảm kích ông nói với nhà vua “đúng như
Khuê Kình nói. Bấy lâu hạ thần thường lo đến trọng trách quốc gia. Thần chịu
cố mệnh của tiên quân, khuông phò bệ hạ từ ngày thơ ấu. Chỉ mong bệ hạ
sớm trưởng thành để trao lại quyền bính (…). Nghe Thủ Độ nói vua xúc động


15

đến ứa nước mắt. Thế nước đứng được là nhờ những đấng bề tôi lương đống

như các Khanh” [16, tr322]. Mối quan hệ vua – tôi trong xã hội phong kiến là
mối quan hệ có vai trò quyết đến vận mệnh, thịnh suy của quốc gia.
Nhà văn Hoàng Quốc Hải đưa ra nhiều kiến giải để chứng minh cho
điều đó. Những kiến giải của tác giả được gửi vào các nhân vật, trong các
hoàn cảnh giao tiếp, ứng xử phù hợp với từng hoàn cảnh khác nhau. Một hôm
khác Thái tôn lại ghé tư gia của Thủ Độ, trước là thăm hỏi sau là xác minh lời
đồn từ khu mật viện rằng Trần Thị Dung tích trữ khí giới, lương thực. Mới
thấy vua cả hai người đã vội ra nhà tân khách cung nghinh. Thủ Độ giơ tay
vái. Thái độ kính cẩn đó khiến Thái tôn phải thốt lên “Sao ít lâu nay chú cứ
hay giữ lễ một cách thái quá. Đã bảo lễ ở chốn triều trung, còn về nhà phải
theo gia đạo” [17, tr176].
Dưới thời các Vua Thái tông, Thánh tông, Nhân tông, Minh tông, quan
hệ vua – tôi, được xem là huyết mạch, là rường mối quốc gia. Bề tôi không
chỉ có ngoại tộc mới biểu hiện bằng lễ nghi mà ngược lại những bề tôi giữ
trọng trách lớn của triều đình lại là người trong hoàng tộc, thân tình với quân
trưởng lại càng gương mẫu, lấy lễ nghi làm trọng để bên ngoài, kẻ dưới noi
theo mà coi trọng phép nước. Thái Sư Thủ Độ không chỉ giữ lễ đối với Trần
Cảnh là bậc chú - cháu. Đến thời Thánh tôn là bậc ông - cháu, vẫn lấy phép
nước, lễ nghi làm trọng “Đành rằng tình vẫn là ông cháu nhưng nghĩa lại là
vua tôi, nên phải giữ lễ cháu ạ” [17, tr249]. Có thể nói thời nhà Trần lễ nghi,
phép nước luôn được đặt lên hàng đầu. Ngay cả Tuệ Trung thượng sĩ khi đã
xuất gia thì vẫn lấy phép nước làm trọng “Tình anh em thì phải giữ nhưng lễ
vua – tôi cũng không thể sơ khoáng được, bởi đó là phép nước. Bệ hạ có
thương mà miễn lễ thần chỉ dám nhận ở trong nhà thôi” [17, tr310]. Hay sau
này Hưng Đạo đại vương với Thánh tông là anh em thúc bác, với Nhân tông
ông là bố vợ. Nhưng trước thượng hoàng và quan gia ông luôn giữ lễ “Quan


16


gia nể tình rộng lượng là quyền của quan gia, còn đạo làm tôi Quốc Tuấn này
đâu dám” [18, tr34]; Trần Nhật Duật cũng đã khẳng định “ (…) Muốn giữ kỉ
cương thì lễ phải là điều nghiêm cẩn bảo tồn. Lễ mà tùy tiện thì luật dễ bị
khinh nhờn. Bệ hạ nên nhớ tình tôn tộc là ở trong nhà. Và chỉ ở trong nhà
thôi”; Quốc Tuấn cũng từng trần tình với thượng hoàng Thánh tôn “Lễ là khởi
đầu cho mọi rường mối, bệ hạ có yêu mà miễn thứ, thần cũng không dám
vâng theo” [18, tr325]. Hay trong ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên
Mông mối quan hệ vua – tôi là cơ sở để cố kết toàn quân, cũng cố sách lược,
cũng cố lực lượng để giành thắng lợi vẽ vang. Chiến tranh lùi xa nhưng
những nhân cách lớn, những giá trị nhân bản thì mãi mãi trường tồn cùng thời
gian. Một tấm lòng trung với vua với nước đáng để tự hào như thế. Không chỉ
có những chiến công vang dội, những sơn hào hải vị, những vàng bạc châu
báu, có lúc chỉ là một nắm cơm trắng đơn sơ của những người dân lao động
cũng biểu hiện một tấm lòng trung nghĩa. Đó là Trần Lai có nắm cơm trắng,
thấy vua từ sáng chưa ăn gì vì lo vận nước, hắn muốn dâng vua nhưng lại sợ
không xứng khi mời vua ăn đồ ăn của sĩ tốt. Phạm tội khi quân. Ngược lại
Thánh tôn đón lấy nắm cơm chia mọi người “ai nấy đều rưng rưng nước mắt”,
Trong lòng Thánh tôn đầy cảm kích “may có ngươi cứu ta khỏi đói, tấm lòng
trung ấy sao ta quên được”. Như vậy không chỉ là tôi đối với quân mà để có
bề tôi trung thành tất yếu quân phải là bậc lương đống, mẫn tuệ.
Dưới góc nhìn văn hóa, quan hệ vua – tôi, thời nhà Trần còn được lồng
ghép vào trong cốt cách, nhân cách của hàng loạt đấng bề tôi lương đống:
Trần Khắc Chung, Trần Nhuệ và Trần Đương,… tình nguyện đem tấm thân
vào trại giặc, Trần Bình Trọng “Thà làm quỷ đất nam chứ không làm vương
đất bắc”; Trần Quồc Toản “Phá cường địch, báo hoàng ân”, Nguyễn Hiền, Lê
Văn Hưu, Chu An, Nguyên Đán, Khát Chân những bề tôi đã cống hiến cả


17


cuộc đời cho sự nghiệp nhà Trần, hay lão Dương đã vì cõng thượng hoàng
Nhân tông mà mang thương tật suốt đời vv…
Mặt khác, trong Bão táp triều Trần, nhà văn cũng rất khách quan chỉ ra
những góc khuất, bí ẩn, tạo nên mần loạn cho xã hội, làm mất lòng tin ở nhân
dân chính cũng bắt nguồn từ mối quan hệ Vua – tôi. Khởi đầu từ Vua Dụ
tông, ăn chơi trác táng kéo theo một lũ bề tôi tham quyền, trục lợi, vơ vét của
nhân dân. Rồi tên Nhật Lễ ngoại tộc, ngu dốt, coi thường kỉ cương, cậy uy
quyền làm cho quân thần oán trách mà lật đổ. Đến Nghệ tông, cái tâm hướng
thiện song lại không chịu nghe ý kiến, góp ý của bề tôi cũng dẫn đến nhiều sai
lầm, kẻ sĩ không phục.
Nhà văn đã khai thác triệt để những mặt mạnh của lễ giáo phong kiến để
góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Trong đó lễ nghi là một yếu tố được
xem là hàng đầu để đưa luật vào cuộc sống. Đó là một biểu hiện văn hóa điển
hình trong dòng chảy văn hóa Đại Việt.
1.2.2. Quan hệ tướng – sĩ
Bên cạnh quan hệ Vua - tôi, trong Bão táp triều Trần, Hoàng Quốc Hải
còn đề cập đến một mối quan hệ quan trọng khác. Đó là quan hệ tướng – sĩ.
Mối quan hệ này có tính chất then chốt, cơ bản làm nên những chiến công
hiển hách, vang dội trong ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Ở
thời nhà Trần mối quan hệ giữa tướng – sĩ, phân theo thứ bậc, được quy định
từ vị trí, ngôn phong, quân phục, theo luật lệ của lễ giáo phong kiến. Song về
mặt trách nhiệm dưới thời nhà Trần ở họ từ tướng đến sĩ, trên dưới một lòng
vì sự nghiệp chung của tổ quốc. Về mặt tình cảm họ không phân biệt thứ bậc
cao thấp trong ứng xử, đối đãi. Tướng - sĩ thời nhà Trần xem nhau như tình
anh, em, như máu thịt, tay chân của mình.
Những vị tướng đều thấm nhuần tư tưởng Nho giáo trên đối với vua hết
mực trung thành, dưới với sĩ tốt xem như tình thân. Có như vậy mới trên dưới


18


một lòng cố kết, tạo thành một sức mạnh vạn năng chiến thắng mọi kẻ thù.
Trong thế giới nhân vật đông đảo của Bão táp triều Trần, Hoàng Quốc Hải
giành nhiều tâm huyết, công sức để phục dựng, xây dựng lại bức tượng đài
bất tử về hình tượng tướng - sĩ dưới thời nhà Trần. Đó là những vị tướng do
nhà trời phái xuống giúp nhà Trần bảo vệ bờ cõi, xây dựng đất nước thịnh
vượng, trường tồn. Một lực lượng tướng - sĩ vô cùng đông đảo: Trần Thủ Độ,
Nguyễn Nộm, Đoàn Thượng cùng thuộc cấp. Trần Quốc Tuấn với số binh sĩ,
tinh binh hùng mạnh hơn cả lính triều đình, tiếp đó là Lê Tần, Khuê Kình,
Quang Khải, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật,Trương Hán Siêu, Phạm Ngũ
Lão, Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng, Trần Khát Chân, vv… những con
người này đã trở thành bất tử, ghi danh mãi mãi vào dòng chảy thời gian. Họ
đã cùng nhau đồng cam cộng khổ, vào sinh ra tử, quyết tâm vì sự nghiệp nhà
Trần. Hưng Đạo đại vương là một điển hình, hội tụ mọi phẩm chất của một
bậc trí tướng, dũng tướng, và nhân tướng. Tài năng thao lược của đại vương
đã đi vào sử sách, lưu danh từ đông sang tây. Vó ngựa Mông Nguyên và
những bậc đại tướng đều kiếp sợ, đề phòng và bái phục. Con người đó còn có
một trái tim nhân hậu biết lo nỗi lo của dân biết cảm cho nỗi niềm, hoàn cảnh
của từng binh sĩ. Tình cảm, trách nhiệm của một người làm tướng được ông
thổi hồn vào trong lời hịch bất hủ “Tướng tướng sĩ”. Lời văn thốt ra từ đáy
lòng, huyết quản trong một đêm thức trắng. Tấm lòng đó, tư tưởng đó đã
được binh lính dưới thời nhà Trần thấm nhuần, thuộc lòng, đó là bài hịch thúc
quân để làm nên những trận chiến oanh liệt, những khúc khải hoàn bất hủ
trường tồn mãi với dòng chảy thời gian.Trong quân doanh, hay trên chiến
trường bên cạnh nghiêm khắc đối với chư tì tướng – sĩ, ông thật sự gần gũi,
thân tình, tôn trọng, chịu lắng nghe, tham vấn. Mỗi lúc thế nước lâm nguy,
tuy được toàn quyền quyết định việc quân nhưng lúc nào ông cũng cho quân
sĩ cùng hội bàn tìm kế sách. Ông thật sự trân trọng các kiến giải, các mưu



19

lược, ý kiến họ đưa ra. Mối quan hệ tướng – sĩ dưới thời nhà Trần là một mối
quan hệ có tầm quyết định trực tiếp tới ba cuộc kháng chiến kình chống quân
Nguyên. Họ là bức tượng đài bất tử tạo nên hào khí Đông A.
1.2.3. Quan hệ giữa quý tộc với người bình dân
Xã hội nào cũng tồn tại nhiều mối quan hệ, xã hội phong kiến ngoài
quan hệ nghĩa vua – tôi; tướng – sĩ, thì quan hệ giữa quý tộc và bình dân là
mỗi quan hệ phổ biến, đông đảo nhất. Thông thường trong xã hội phong kiến
đây là mối quan hệ trái chiều, họ là hai giai cấp đối kháng nhau, bất đồng.
Thế nhưng mối quan hệ này ở thời nhà Trần dưới cái nhìn của Hoàng Quốc
Hải chúng ta thấy giữa họ mặc dù thân phận không tách bạch nhưng về mặt
tình cảm thì ranh giới giữa họ đã được xóa nhòa. Ở đó chủ tớ gần gũi, thân
thiện, yêu thương, chia sẽ với nhau mọi nỗi niềm trong cuộc sống. Có khi họ
còn vì nhau mà không tiếc sinh mạng của mình. Tất cả tình cảm nhà văn đã
gửi vào trong từng nhân vật. Đó là Trịnh Huyền với Chiêu Thánh. Từ một hầu
gái nơi cung cấm Trịnh Huyền đã không tiếc cuộc đời mình khi làm gián điệp
cho Lý Huệ tông. Sau đó lại theo Chiêu Thánh sống một cuộc đời lam lũ. Hai
con người, hai địa vị xuất thân khác nhau nhưng thực tâm Chiêu Thánh đã
xem Trịnh Huyền như người chị em sớm tối có nhau. Ngược lại Trịnh Huyền
bên cạnh hiểu được tấm chân tình đó nhưng trong sâu thẳm nàng vẫn xem
mình là bề tôi, là kẻ hầu người hạ. Trong mọi ứng xử nàng đều câu nệ, giữ
đúng lễ nghĩa, trung thành tuyệt đối với Chiêu Thánh. Mối quan hệ của An
Tư và Kim Liên cũng vậy, họ là chủ tớ phân ngôi rõ ràng song trong ứng xử
giao tiếp lại rất thoải mái.
Những gia đình quý tộc quyền quý như Trần Liễu với lão Bộc, gần gũi,
tôn trọng, chân tình, trung thực. Trần Quốc Tuấn, phu nhân với Yết Kiêu, Dã
Tượng, xem như ruột thịt trong nhà, ngược lại họ trung thành tuyệt đối, xả
thân vì chủ không sợ hiểm nguy. Gia đình Quốc Toản với Như Hổ quý trọng



20

đến mức lúc tiểu tướng lâm chung trên chiến trường còn lạy sống Như Hổ để
thay mình về quê chăm sóc mẹ già, cai quản gia binh.., An Tư với Kim Liên,
Huyền Trân với Nhũ Mẫu, Thúy Quỳnh, Bích Huệ, em gái Bích Huệ, với
song thân, bà lão cụt tay bán nước ven sông. Hay Nương Thị với Tì nữ Chiêm
Thành. Ngay cả hoàng thượng với các bô lão tại Hội nghị Diên Hồng… Nhà
văn đã đặt các nhân vật trong mối quan hệ trái chiều nhưng thống nhất. Biểu
hiện cho một xã hội công bình, nét đẹp văn hóa đó nhà văn như mong muốn
được phục dựng, bảo tồn trong xã hội xô bồ của đời sống ngày hôm nay.
1.3. Đời sống tinh thần của nhân vật
Xây dựng hệ thống nhân vật trong Bão táp triều Trần, dưới góc nhìn
văn hóa nhà văn Hoàng Quốc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá công lao hay
tội trạng của các nhân vật mà tác giả còn quan tâm, đi sâu khám phá con
người ở góc độ đời sống tinh thần bên trong của họ. Mỗi nhân vật mỗi tính
cách, một lối sống. ở Bão táp triều Trần, nhà văn đã khắc họa thành công bức
tranh đời sống tinh thần của các nhân vật hết sức phong phú, đủ các kiểu
người. Qua khảo sát chúng tôi đi vào từng kiểu lối sống gắn với từng kiểu
nhân vật cụ thể: Lối sống mộc mạc – dung dị, thanh cao - nghĩa khí. Lối sống
thực dụng - vụ lợi, sa đọa – trụy lạc.
1.3.1. Lối sống mộc mạc – dung dị , thanh cao - nghĩa khí
1.3.1.1. Lối sống mộc mạc – dung dị
Lối sống mộc mạc - dung dị, là một nét đẹp văn hóa của con người Việt
Nam. Đó là một lối sống đơn sơ, giản dị, giữ nguyên bản chất tự nhiên vốn
có. Trong Bão táp triều Trần, Hoàng Quốc Hải đã giành nhiều trang viết cho
kiểu loại nhân vật có lối sống này. Ở họ tuy nguồn gốc xuất thân, địa vị xã hội
khác nhau, nhưng điều cốt yếu hội tụ, gặp gỡ đó là sự chân chất, mộc mạc.
Coi thường vật chất, bổng lộc, quyền uy. Sống một cuộc đời đạm bạc nhưng



×