Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Tiểu thuyết hóa nhân vật lịch sử trong bão táp triều trần của hoàng quốc hải luận văn thạc sỹ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.16 KB, 117 trang )

1

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh
----------------------

Nguyễn khánh cờng

Tiểu thuyết hóa nhân vật lịch sử trong
bÃo táp triều trần
của hoàng quốc hải
Chuyên ngành: văn học Việt Nam
MÃ số: 60.22.34

Luận văn thạc sĩ ngữ văn

Ngời hớng dẫn khoa học:

Pgs.ts. nguyễn văn hạnh

Vinh - 2011


2

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU..........................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................3
2. Lịch sử vấn đề...............................................................................................3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................6


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................7
6. Cấu trúc của luận văn....................................................................................7
Chương 1: NHÂN VẬT LỊCH SỬ TRONG HỆ THỐNG NHÂN VẬT
CỦA BÃO TÁP TRIỂU TRẦN........................................................................8
1.1. Một số vấn đề về tiểu thuyết lịch sử và nhân vật lịch sử...........................8
1.1.1. Tiểu thuyết lịch sử...................................................................................8
1.1.2. Nhân vật lịch sử.....................................................................................13
1.1.3. Quan niệm của Hoàng Quốc Hải về nhân vật lịch sử...........................17
1.2. Hệ thống nhân vật trong Bão táp triều Trần............................................21
1.2.1. Giới thuyết khái niệm............................................................................21
1.2.2. Hệ thống nhân vật trong Bão táp triều Trần - nhìn từ góc độ xã hội....23
1.2.3. Hệ thống nhân vật trong Bão táp triều Trần - nhìn từ góc độ kết cấu. 27
1.3. Nhân vật lịch sử - hình tượng trung tâm của Bão táp triều Trần.............31
1.3.1. Những nhân vật vương công quý tộc....................................................32
1.3.2. Những nhân vật trí thức.........................................................................35
1.3.3. Những nhân vật phụ nữ.........................................................................38
1.3.4. Nhân vật đám đông...............................................................................42
Chương 2: PHÁ BỎ KHOẢNG CÁCH SỬ THI TRONG KHẮC HỌA
NHÂN VẬT LỊCH SỬ TRONG BÃO TÁP TRIỀU TRẦN........................45
2.1. Khoảng cách sử thi trong tư duy tiểu thuyết............................................45


3

2.1.1. Giới thuyết khái niệm............................................................................45
2.1.2. Tư duy sử thi trong tiểu thuyết lịch sử..................................................46
2.1.3. Tư duy tiểu thuyết trong tiểu thuyết lịch sử..........................................49
2.2. Từ nhân vật lịch sử đến nhân vật tiểu thuyết trong Bão táp triều Trần...............51
2.2.1. Khắc họa số phận, phẩm chất tinh thần của nhân vật...........................53

2.2.2. Khắc họa thế giới nội tâm nhân vật.......................................................58
2.2.3. Khắc họa nhân vật từ một cái nhìn đa chiều.........................................61
2.2.4. Kết hợp giữa tưởng tượng và hư cấu trong miêu tả nhân vật................65
2.3. Hình tượng nhân vật tập thể- một sáng tạo độc đáo trong Bão táp triều Trần. 68
2.3.1. Giới thuyết khái niệm............................................................................68
2.3.2. Nhân vật tập thể biểu tượng cho sức mạnh tồn dân............................70
2.3.3. Hình tượng các bơ lão trong Hội nghị Diên Hồng - biểu tượng của ý chí
và sức mạnh truyền thống...............................................................................74
Chương 3: TÍNH DÂN CHỦ TRONG GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ
NHÂN VẬT LỊCH SỬ TRONG BÃO TÁP TRIỀU TRẦN........................77
3.1. Giọng điệu trần thuật................................................................................77
3.1.1. Giới thuyết khái niệm............................................................................77
3.1.2. Tính chất dân chủ trong giọng điệu trần thuật......................................79
3.1.3. Cấu trúc giọng điệu...............................................................................87
3.2. Ngôn ngữ nhân vật...................................................................................96
3.2.1. Giới thuyết khái niệm............................................................................96
3.2.2. Ngôn ngữ nhân vật lịch sử lịch sử trong Bão táp triều Trần................97
KẾT LUẬN..................................................................................................111
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................113


4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Bão táp triều Trần là một bộ tiểu thuyết lịch sử có quy mô đồ sộ,
thành công nhất trong tiểu thuyết viết về triều đại nhà Trần nói riêng và tiểu
thuyết hiện đại nói chung. Nghiên cứu Bão táp triều Trần, vì vậy khơng chỉ
để hiểu tài năng, cá tính sáng tạo của nhà văn Hồng Quốc Hải, mà cịn để
hiểu hơn về thể loại tiểu thuyết lịch sử và những khuynh hướng tìm tịi trong

việc khai thác đề tài lịch sử của các nhà văn hiện đại Việt Nam
1.2. Bão táp triều Trần có gần 200 nhân vật. Trong đó, những nhân vật
được xem là thành công nhất của của nhà văn Hoàng Quốc Hải là những
nhân vật lịch sử. Nhiều ý kiến đánh giá cao sự kết hợp giữa tính chân thực
lịch sử và hư cấu sáng tạo trong xây dựng nhân vật lịch sử của Hoàng Quốc
Hải. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một cơng trình nào đặt vấn đề bàn về
tiểu thuyết hóa nhân vật lịch sử trong Bão táp triều Trần.
1.3. Một đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết lịch sử là phải đạt được sự hài
hòa giữa tính lịch sử và tính văn học. Trong đó, tiểu thuyết hóa nhân vật được
xem là yêu cầu hàng đầu, thể hiện tài năng, cá tính sáng tạo của nhà văn.
Nghiên cứu đề tài Tiểu thuyết hóa nhân vật lịch sử trong Bão táp Triều Trần, vì
vậy khơng chỉ để hiểu tài năng, cá tính sáng tạo của một nhà văn mà cịn mở ra
nhiều vấn đề có ý nghĩa lý luận trong sáng tạo tiểu thuyết lịch sử
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Kể từ khi ra đời đến nay, Bão táp triều Trần đã thu hút sự chú ý
quan tâm của bạn đọc và giới phê bình văn học và nghiên cứu sử học. Trong
đó, có nhiều ý kiến ở những mức độ khác nhau đề cập đến những sáng tạo
của Hoàng Quốc Hải trong việc tiểu thuyết hóa nhân vật lịch sử. Dựa trên


5

nguồn tư liệu bao quát được và trong phạm vi quan tâm của đề tài, chúng tôi
điểm lại một số vấn đề cơ bản mà những người đi trước đã đặt ra.
Tác giả Phùng Khai, trong bài viết “Nhà văn Hoàng Quốc Hải trái tim
đập thăng trầm cùng các nhân vật lịch sử”, đã hết sức ngạc nhiên khi đọc gần
3000 trang sách tái tạo lại toàn bộ lịch sử triều Trần của Hồng Quốc Hải, và
nhận thấy “Qua ngịi bút và trái tim ông, những Trần Thủ Độ, Trần Quốc
Tuấn, Trần Quang Kải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư, Trần Khát Chân,
Trần Quốc Toản… và các vị vua ở ngôi cao kia, sao mà gần gũi thân thiết, cụ

cựa q dỗi làm vậy, có thể sờ nắn được, trị chuyện được hoặc lo nghĩ hoặc
hồi hộp theo mỗi diễn tiến nhỏ của hàng ngàn trang sách” [46,32]. Theo
Phùng Văn Khai “Hoàng Quốc Hải đã làm cho trái tim của bao nhiêu nhân
vật lịch sử đập trở lại”[46, 32]. Tác giả của bài viết này đã đi vào tìm hiểu
một số nhân vật trong tác phẩm của Hoàng Quốc Hải như Trần Thủ Độ, một
nhân vật lắm công nhiều tội của triều Trần nhưng được nhà văn chia sẻ, cảm
thông, đánh giá đúng công lao cũng như những việc làm trái với đạo đức, tàn
ác mà trần Thủ Độ phạm phải. Đối với Trần Quốc Tuấn, “Trái tim Hoàng
Quốc Hải đã run lên, thắt lại, sơi bùng hay nín nhịn thẩy đều dẫn đến việc tạo
một bức thánh Trần đằm đẵm chất người”. Với Huyền Trân, “trái tim họ
Hoàng bỗng đâu thăm thẳm cùng công chúa Huyền Trân giờ biệt li thượng
hồng cùng non sơng sang làm dâu đất khách” [46,33]. Đến ngay như phản
vương Trần Ích Tắc nhà văn “Đâu nỡ hạ nhục bằng ngôn ngữ vốn là thế
mạnh của ơng, lại cịn phần nào chiêu tuyết từ những trang viết rất đặc sắc về
tài thi thơ họa nhạc của vương” [46,35]. Mỗi một nhân vật trong tác phẩm
đều được nhà văn dành cho một tình cảm riêng, một sự nhân xét đánh giá
riêng, hợp lý để làm sống lại hiện thực xã hội và con người của một thời đại
cách đây hơn 700 năm. Từ những cảm nhận về các nhân vật trong Bão táp
triều Trần của Hoàng Quốc Hải, Phùng văn Khai đánh giá cao vốn kiến thức
lịch sử, văn hóa, đặc biệt là trái tim mới mẻ, nhân văn, một ngịi bút trung
thực và thơng tuệ của nhà văn họ Hoàng.


6

Bài viết của tác giả Hoài Anh lại đi sâu vào một khía cạnh khác, đó là
quan niệm về nhân vật anh hùng trong bộ tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc
Hải. Tác giả cho rằng: “Điểm nổi bật trong tiểu thuyết về đời Trần là đã dựa
vào tiêu chuẩn đạo đức để đánh giá anh hùng”[46,51]. Nhà văn Hoài Anh đã
liệt kê ba loại anh hùng được Hoàng Quốc Hải xây dựng trong tác phẩm: loại

thứ nhất là những người có năng lực hành động vĩ đại, sức mạnh ý chí vĩ đại,
sức mạnh tư tưởng lập nên sự nghiệp cứu nước, cứu dân như: Trần Thái
Tông, Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải; loại anh hùng
thứ hai là những bậc hiền triết như Chu Văn An; loại anh hùng thứ ba là
những phụ nữ biết hy sinh vì nghĩa cả như Chiêu Hồng, Huyền Trân, An
Tư. Bài viết cũng chỉ ra “vì đặt nặng tiêu chuẩn đạo đức nên Hồng Quốc
Hải khơng cho Trần Thủ Độ, Hồ Quý Ly là nhân vật anh hùng vì những nhân
vật này tuy có đóng góp cho lịch sử nhưng còn nhiều dối trá và thủ đoạn”[46,
52]. Để làm rõ hơn nét riêng trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Hồng
Quốc Hải, Hồi Anh cịn so sánh một số nhân vật lịch sử trong tác phẩm này
với các sáng tác của các nhà văn khác… Từ những đánh giá trên, Hoài Anh
khẳng định, Hoàng Quốc Hải là nhà tiểu thuyết lịch sử đích thực và bộ tiểu
thuyết Bão táp triều Trần của ông là “ Bộ tiểu thuyết lịch sử đầu tiên của Việt
Nam vừa có độ dài vừa có quy mơ lịch sử đồ sộ” [46,52].
Tiến sĩ sử học Đinh Công Vĩ, trong bài viết Bộ tiểu thuyết Bão táp
Triều Trần của Hoàng Quốc Hải một sự tái tạo lịch sử đáng tin cậy, cũng đưa
ra những nhận xét của mình về tác phẩm trên các phương diện: nghệ thuật
phục dựng quá trình lịch sử, xây dựng nhân vật và hư cấu nghệ thuật. Tác giả
khẳng định Hoàng Quốc Hải không viết theo lối thông sử mà cắt ngang, chọn
những thời điểm gay cấn nhất để làm nền cho cốt truyện. Bài viết khái quát
những ưu điểm của Hoàng Quốc Hải trong việc tái hiện các nhân vật lịch sử;
có cái nhìn mới về Trần Thủ Độ; Trần Thủ Độ là một người anh hùng nhưng
cũng là một tay gian hùng; hệ thống nhân vật đa dạng có những đặc thù riêng


7

không thể trộn lẫn, mỗi người một vẻ; chú ý phân tích mâu thuẫn trong nội
tâm nhân vật.
Tiến sĩ Đinh Công Vĩ đặc biệt tâm đắc với những hư cấu nghệ thuật của

Hoàng Quốc Hải khi viết về các nhân vật An Tư, Huyền Trân: việc Trần Ích
Tắc vẽ tranh An Tư vơ tình để lọt vào tay sứ giặc dẫn đến việc Thốt Hoan
địi cống nạp người đẹp hay việc Huyền Trân học tiếng Chăm, học ca múa
trong thời gian mấy năm chờ đợi hơn lễ, rồi có nhân vật Yến Ly, tác giả hư
cấu hoàn toàn để bổ sung cho các nhân vật có thật. Từ đó, tác giả bài viết
khẳng định Hoàng Quốc Hải đã “bù đắp lịch sử để từ sự thật lịch sử thăng
hoa thành sự thật nghệ thuật”[46,16].
Từ những khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy các bài viết về tiểu thuyết
lịch sử Bão táp Triều Trần của Hoàng Quốc Hải chỉ mới dừng lại ở những
vấn đề chung, hoặc những vấn đề cụ thể, riêng lẻ. Riêng vấn đề tiểu thuyết
hóa nhân vật lịch sử trong Bão táp triều Trần chưa được nghiên cứu một
cách toàn diện, hệ thống.
2.2. Trong mấy năm gần đây đã có một số luận văn Thạc sĩ làm về Bão
táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải. Ở những mức độ khác nhau, các luận
văn đã bàn về nhân vật trong tác phẩm và bước đầu có những đánh giá về
thành cơng của Hồng Quốc Hải trong xây dựng nhân vật. Mặt khác các luận
văn mới chỉ dừng lại ở việc khảo sát 4 tập tiểu thuyết (Bão táp cung đình,
Thăng Long nổi giận, Huyền Trân cơng chúa, Vương triều sụp đổ) của Bão
táp triều Trần do nhà xuất bản Phụ Nữ ấn hành năm 2006. Cho đến nay,
chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách quy mơ về tiểu thuyết hóa nhân
vật lịch sử của Hồng Quốc Hải trong bộ tiểu thuyết lịch sử này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Như tên đề tài đã xác định, mục đích nghiên cứu của đề tài là khảo sát,
phân tích tính chất tiểu thuyết của các nhân vật lịch sử trong Bão táp triều
Trần của Hoàng Quốc Hải.
Với mục đích đó, đề tài đặt ra nhiệm vụ:


8


Thứ nhất, xác định, phân tích hệ thống nhân vật lịch sử trong Bão táp
triều Trần.
Thứ hai, khảo sát, phân tích những sáng tạo của Hồng Quốc Hải trong
việc tiểu thuyết hóa nhân vật lịch sử trong Bão táp triều Trần.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất tiểu thuyết của nhân vật
lịch sử trong Bão táp triều Trần. Nghĩa là bao gồm những hư cấu, sáng tạo
của Hoàng Quốc Hải trong việc khắc họa nhân vật lịch sử trong tác phẩm.
4.2. Trong Luận văn, chúng tơi tập trung tìm hiểu, khảo sát sáu tập của
bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần của nhà văn Hồng Quốc Hải (Bão táp
cung đình, Đuổi quân Mông Thát, Thăng Long nổi giận, Huyết chiến Bạch
Đằng, Huyền Trân công chúa, Vương triều sụp đổ) do nhà xuất bản Phụ nữ
ấn hành năm 2010. Ngoài ra chúng tơi cịn khảo sát một số tiểu thuyết lịch
sử viết về triều đại nhà Trần để có cái nhìn so sánh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết tốt nhiệm vụ khoa học mà đề tài đặt ra, chúng tôi lựa
chọn một số phương pháp nghiên cứu như: khảo sát, thống kê, phân tích
tổng hợp, so sánh đối chiếu.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, nội dung chính của luận văn được triển khai
trong 3 chương:
Chương 1. Nhân vật lịch sử trong hệ thống nhân vật của Bão táp triều
Trần
Chương 2. Phá bỏ khoảng cách sử thi trong khắc họa nhân vật trong
Bão táp triều Trần
Chương 3. Tính dân chủ trong giọng điệu, ngơn ngữ nhân vật lịch sử
trong Bão táp triều Trần


9


Chương 1
NHÂN VẬT LỊCH SỬ TRONG HỆ THỐNG NHÂN VẬT
CỦA BÃO TÁP TRIỂU TRẦN
1.1. Một số vấn đề về tiểu thuyết lịch sử và nhân vật lịch sử
1.1.1. Tiểu thuyết lịch sử
Lịch sử dân tộc Việt Nam là những trang đau thương và cũng rất dỗi
hào hùng trải qua mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước. Song song với
những bước thăng trầm và những biến cố của lịch sử, văn học đã phản ánh
một cách chân thực về đời sống xã hội và con người Việt Nam. Tuy nhiên,
trong suốt 10 thế kỷ văn học (từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX) chúng ta chưa
có nhiều tác phẩm văn chương xứng đáng với truyền thống lịch sử hào hùng
của dân tộc. Xét trong bối cảnh văn học của các quốc gia trên thế giới ở cùng
thời đại thì nền văn học Việt Nam chưa có những tiểu thuyết lịch sử đạt tầm
vóc kiệt tác như văn học Nga, văn học Anh hoặc là văn học Pháp. Vào những
năm đầu của thế kỷ XX trước những biến động lớn lao của lịch sử và xã hội,
thể loại tiểu thuyết viết bằng chữ quốc ngữ xuất hiện và được hiện đại hóa, từ
những tác phẩm tiêu biểu như Thầy Lazaro phiền cho đến Hoàng Tố Oanh
Hàm Oan (1910) và Tố Tâm (1925). Trong bối cảnh đó cùng với sự xuất hiện
của các chí sĩ yêu nước, những nhà nho yêu nước và những nhà văn hiện đại
đã cho ra đời một số tiểu thuyết lịch sử nhắm ca ngợi những cuộc kháng chiến
chống xâm lược, đánh thức tinh thần dân tộc. Từ đó tiểu thuyết lịch sử xuất
hiện và phát triển cho đến ngày nay. Sau gần một thế kỷ, tiểu thuyết lịch sử đã
có những đóng góp nhất định cho tiểu thuyết nói riêng và văn học Việt Nam
nói chung.
Lịch sử ln là một ám ảnh đối với các nhà văn đương đại. Với những
biến cố, những thay đổi lớn lao của cả dân tộc trong thời hiện đại. Chính vì


10


vậy đề tài lịch sử vẫn luôn là một đề tài mới mẻ, hấp dẫn đối với các nhà văn.
Những cuốn tiểu thuyết viết về q khứ vẫn ln có vị trí trong nền văn
chương đương đại. Trong q trình vận động và phát triển của nền văn học
nước nhà, cùng với thời kỳ đổi mới trong khơng khí sơi nổi và dân chủ của
nền văn học Việt Nam, thể loại văn xuôi viết về đề tài lịch sử cũng có sự vận
động và phát triển mạnh mẽ, thực sự gây những ấn tượng mạnh mẽ đối với
độc giả. Cách nhình nhận và những quan niệm về lịch sử của các nhà văn
cũng có nhiều cái mới và đa dạng hơn. Về khái niệm tiểu thuyết lịch sử đã có
nhiều quan niện khác nhau.
Nhóm các tác giả Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử… trong
Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng: “Tiểu thuyết lịch sử bao gồm các tác
phẩm văn học nghệ thuật sáng tác về các đề tài và nhân vật lịch sử. các tác
phẩm này có chứa đựng các nhân vật và chi tiết hư cấu, tuy nhiên nhân vật
chính và sự kiện chính thì được sáng tạo trên các sử liệu xác thực trong lịch
sử, tơn trọng lời ăn tiếng nói, trang phục, phong tục tập quán phù hợp với giai
đoạn lịch sử ấy. Tác phẩm văn học lịch sử thường mượn chuyện xưa để nói
chuyện đời nay, hấp thu những bài học của quá khứ, bày tỏ sự đồng cảm với
những con người và thời đại đã qua, song khơng vì thế mà hiện đại hóa người
xưa, phá vỡ tính chân thật lịch sử của thể loại này. Đặc điểm này của tiểu
thuyết lịch sử và kịch lịch sử đòi hỏi nhà văn phải vừa là người nghệ sĩ vừa là
nhà nghiên cứu, có vốn sống và hiểu biết phong phú,có quan điểm lịch sử
đúng đắn và tiến bộ”[ 28,301]. Trên thực tế quan niệm này ra đời khá sớm và
đây được xem là định nghĩa cổ điển về tiểu thuyết lịch sử. Trong quá trình
nghiên cứu và phát triển cùng với sự phát triển của thể loại tiểu thuyết lịch sử,
đã có nhiều nhà nghiên cứu bổ sung thêm để có được một định nghĩa đầy đủ
hơn. Từ điển văn học ( Bộ mới) cho rằng: “Thuật ngữ tiểu thuyết lịch sử chỉ
một loại hình tiểu thuyết hoặc tác phẩm tự sự hư cấu lấy đề tài lịch sử làm nội



11

dung chính. Lịch sử trong ý nghĩa khái quát là quá trình phát triển của tự
nhiên và xã hội. các nhà khoa học xã hội (cũng được gọi là khoa học lịch sử)
đều nghiên cứu quá khứ loài người trong tính cụ thể và đa dạng của nó. Tuy
vậy những tiêu điểm chú ý của các sử gia lẫn các nhà văn quan tâm đến đề tài
lịch sử, thường là sự hình thành, hưng thịnh, diệt vong của các nhà nước
những biến cố lớn trong đời sống xã hội cộng đồng, quốc gia, trong quan hệ
giữa các quốc gia như chiến tranh, cách mạng…, cuộc sống và sự nghiệp của
những nhân vật có ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử…”[ 5,1735]. Có thể thấy
trong quan điểm này đã nhần mạnh đến những biến cố lớn của một quốc gia
và nhân vật có ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử. Nhà văn Hồng Quốc Hải
bằng kinh nghiệm sáng tác của mình trong bài phỏng vấn “Tiểu thuyết lịch sử
là hư cấu đến độ chân thực” đã chia tiểu thuyết lịch sử thành hai trường phái
“chính sử” và “dã sử”, ngồi ra cịn có trường phái “chính dã bất phân”, tức
là họ chỉ dung cả chính sử và dã sử để làm cái cớ, rồi viết theo ý mình.
Nguyễn Vi Khanh trong bài “Về tiểu thuyết lịch sử”, cũng cho rằng tiểu
thuyết lịch sử “là một cách tra hỏi và nghi vấn quá khứ để biện minh hiện tại
và chỉ hướng cho tương lai, qua trung gian là một hay nhiều tác giả. Như vậy
chúng ta cũng có những tiểu thuyết luận đề khi đặt vấn đề, dữ kiện lịch sử, đề
ra luận đề mới, mượn dĩ vãng nói chuyện hiện tại, có thể có ý thức chống lại
bước lịch sử hoặc trật tự xã hội đang có”[34]. Nhà văn Nam Dao với bài viết
“Về tiểu thuyết lịch sử” đã khẳng định: “Với một nhà văn, lịch sử không là
những xác chết và những sự cố biên niên u lì. Trong tiểu thuyết lịch sử, quá
khứ là lịch sử nhìn bởi nhà văn, nhà văn như chủ thể. Đó là thứ quá khứ tái
chiếm hữu và tái tạo từ vị thế hiện tại của chủ thể, với ý thức về giới hạn của
sự truy lùng chân lý “khách quan” … Để tái chiếm hữu lịch sử, nhà văn phải
nhìn ngược thời gian với một quan điểm triết lý từ đó suy xét, phân giải
những sự cố, thậm chí phán xử cách này hay cách khác những con người



12

trong chính sử… Tiểu thuyết lịch sử là sự dấn thân của nhà văn nhằm phục
sinh một thời đại cần tháo gỡ hầu thốt khỏi những dự phóng về một
tương lai có thể có được” [9,3]. Với quan niệm về tiểu thuyết của riêng
của mình, Nam Dao đã thơng qua nhân vật và những sự kiện nổi bất để
đánh giá cao sự sáng tạo của nhà văn. Ông viết tiểu thuyết với những
thơng điệp rõ ràng. Ơng sử dụng lịch sử như một phương tiện để hình
thành nên tiểu thuyết và qua đó sử dụng tiểu thuyết để làm phương tiện
nhằm truyền tải những luận đề của mình.
Phan Cự Đệ, trong cuốn Văn học Việt Nam (chương 3) đã chỉ ra những
đặc trưng của tiểu thuyết lịch sử, so sánh nhiệm vụ của nhà viết sử với nhà
tiểu thuyết lịch sử, đề cao vai trò hư cấu trong sáng tạo nghệ thuật. Đề cập
đến những vấn đề cơ bản của thể loại tiểu thuyết lịch sử cũng như nhấn mạnh
đặc điểm chủ yếu của tiểu thuyết lịch sử, ông đã đưa ra một cái nhìn mới mẻ
về tiểu thuyết lịch sử thơng qua việc chỉ ra tác dụng của nó. Ông viết “Nó có
thể soi sáng những thời kỳ quá khứ của con người đã trải qua với mục đích rõ
ràng là gạn lọc những tình trạng tiến thối lưỡng nan của thời đại. Nó giúp ta
có sự so sánh, dối chiếu thời đại nọ với thời đại kia. Tác giả tiểu thuyết lịch sử
sử dụng quá khứ như một khí cụ để vẽ lên những điểm tương đồng giữa quá
khứ và hiện tại từ đó làm sáng tỏ hiện tại” [12,167]. Viết một cuốn tiểu thuyết
lịch sử, nghĩa là đang chịu những quy luật thành văn hay bất thành văn của
hai thể loại “tiểu thuyết” và “ lịch sử”, mối quan hệ giữa lịch sử và tiểu thuyết
là vô cùng gắn bó trong tiểu thuyết lịch sử. Người viết tiểu thuyết là người kể,
là người dùng khả năng, trí tưởng tượng của mình để lấp đầy chỗ trống giữa
những dịng sử biên niên khơ khan nhằm làm sống dậy những chân lí đã hồn
kết. Người viết tiểu thuyết vừa làm sống lại lịch sử, vừa tạo cho nó một sức
sống mới để lịch sử có thể song hành cùng hiện tại, hay như là một người
hướng dẫn viên đang đưa độc giả về với những hoài niệm của quá khứ, phải



13

làm thế nào để mọi người có thể hiểu những điều người hướng dẫn viên đang
nói, phải hướng người nghe cùng nhìn về một hướng và có cùng một suy
nghĩ. Điều căn bản của tiểu thuyết là chuyện viết về thế sự, là chuyện con
người và cuộc đời.
Tiểu thuyết lịch sử là tác phẩm văn học nên dù tôn trọng sự thật lịch sử
đến đâu thì các nhà văn cũng phải sử dụng hư cấu để thể hiện quan điểm đối
với những vấn đề của quá khứ. Trong tiểu thuyết lịch sử, sự kiện lịch sử và sự
kiện hư cấu, nhân vật lịch sử và nhân vật sáng tạo luôn trộn lẫn vào nhau vì
thế khó lịng đảm bảo sự chính xác lịch sử đến mức độ tuyệt đối. Tuy nhiên
các có một số nhà văn ln kết hợp sử liệu và khả năng hư cấu sáng tạo đến
mức khiến cho cái khơng có vẫn chứa đựng những cái có thật. Nguyễn Xuân
Khánh, khi viết Hồ Quý Ly đã đưa vào những kiến thức sử liệu trong Đại Việt
sử kí tồn thư và cuốn truyện kí Nam Ơng mộng lục, rất nhiều vấn đề được
đặt ra nhờ nhà văn đã đi sau vào khai thác thế giới nội tâm của nhân vật để
giúp người đọc kiến giải những vấn đề lịch sử và lấp đầy những khoảng trống
mà vì một lý do nào đấy các sử gia đương thời không ghi rõ, né tránh. Hay
Nguyễn Huy Thiệp khiến người đọc cảm nhân sự khác biệt giữa tâm tình của
thế hệ: Anh hùng bách chiến bách thắng và thần thánh cũng có lúc bất lực
trước đời thường. Nhìn chung các cuốn tiểu thuyết lịch sử cho thấy có một
nhu cầu nhìn lại quá khứ, học hỏi, xem lại chân dung những nhân vật lịch
sử. Dựa vào con người của lich sử để nói về xã hội ngày hơm nay, các tác
giả tiểu thuyết lịch sử có thể hiện đai hóa, trao đổi, biến hóa ngơn ngữ,
nhân vật chính điều này đã tạo nên sức cuốn hút, sinh động mạnh mẽ của
tiểu thuyết lịch sử.
Với Nam Dao, viết tiểu thuyết lịch sử là dịp suy tư về quá khứ. Nhà
văn tỏ ra cố gắng tìm kiếm trong quá khứ những câu trả lời lịch sử cho

ngày hôm nay. Viết tiểu thuyết lịch sử, theo ông “là cách tác giả đối thoại


14

với lịch sử. Tất nhiên đối thoại đó chỉ một chiều và chủ quan. Thậm chí
tác giả khơng câu nệ bất cứ điều gì, kể cả cưỡng bức lịch sử để thai nghén
ra tiểu thuyết…” [ 9,19].
Tiểu thuyết lịch sử ln song hành cùng với dịng lịch sử và hiện tại.
Những vận động và biến đổi của nó, xét đến cùng, đều phản ánh những biến
thiên của xã hội, sự vận động của nhận thức con người cùng mở rộng của tư
duy thể loại. Lịch sử càng xa thì người đọc càng đòi hỏi sự thật. Tiểu thuyết
lịch sử hiện nay đang phản ánh khá rõ điều này. Vì vậy không phải ngẫu
nhiên mà một cuốn tiểu thuyết lịch sử khi vừa ra đời đều được dư luận chú ý
như những dấu hiệu cách tân của tiểu thuyết lịch sử. Tiểu thuyết lịch sử
không lẫn vào quá khứ để chiếm hữu và tái tạo lịch sử mà đó là sự dấn thân
của nhà văn nhằm khôi phục một hiện tại cần tháo giỡ nhằm thoát khỏi những
bề tắc tiêu vong.
1.1.2. Nhân vật lịch sử
Như chúng ta đã biết, nhân vật lịch sử hiểu theo nghĩa chung nhất là
những nhân vật có thật làm nên diện mạo chính sự từng có trong sử sách. Họ
hiện lên như ngoài đời thực, gắn liền với thời gian, năm tháng, địa điểm mang
dấu tích lịch sử, nhưng đồng thời cũng mang tính cách tâm trạng và số phận
cá nhân. Đối với tiểu thuyết lịch sử, xây dựng nhân vật lịch sử là một phương
diện quan trọng, là nhiệm vụ mà nhà văn phải quan tâm hàng đầu, cũng là nơi
thử thách nhà văn nhiều nhất. Về điểm này, nhà lí luận văn học Lucas đã viết:
“Các nhân vật của tiểu thuyết lịch sử phải sống động hơn các nhân vật lịch sử
vì các nhân vật của tiểu thuyết lịch sử được trao sự sống cịn các cá nhân lịch
sử thì đã sống”[11,5].
Khi khắc họa những nhân vật lịch sử, các nhà tiểu thuyết lịch sử căn cứ

sử liệu nhiều khi chỉ xét nhân vật trong tư thế lịch sử vốn có, trong “vai trị
đang đóng” của họ, mà nhân vật lịch sử, tức là nhân vật chính trị ln có


15

những biểu hiện, diễn đạt theo xu thế lịch sử có lợi cho cá nhân, thể chế và
đại cục mà họ theo đuổi. Như vậy có nghĩa là khi nhà văn sáng tạo ra tác
phẩm thì các nhân vật lịch sử đã có tên tuổi, hành động, việc làm được ghi
trong sử sách. Đối với độc giả họ là những người quen biết cũ mặc dù người
đọc chỉ biết về họ qua những ghi chép của các sử gia. Nhà tiểu thuyết phải
làm thế nào biến các cá nhân lịch sử trở thành các nhân vật văn học có sức
sống chứ không phải là triệu về những bức tượng vô hồn mà vẫn đảm bảo tính
chân thực lịch sử, phù hợp với thời đại họ sống nhưng không quá xa lạ với
người đọc. Để làm được cái công việc đầy thách thức, khó khăn nhưng cũng
vơ cùng quyến rũ là “phục sinh quá khứ”, nhà tiểu thuyết trao sứ mệnh cho
nhân vật, mà chủ yếu là hình tượng con người trong tác phẩm. Với một tiểu
thuyết lịch sử, nhân vật thường tồn tại cả hai dạng: những nhân vật có thật
trong lịch sử và nhân vật hư cấu. Kiểu nhân vật thứ nhất là tất yếu đối với một
tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử, kiểu nhân vật thứ hai là tất yếu đối với một
tiểu thuyết. Và ngay cả đối với kiểu nhân vật có thật, thì nhà văn vẫn phải sử
dụng hư cấu tưởng tượng để cấp cho nhân vật một tâm hồn, một tính cách,
một số phận, một gương mặt đời. Bởi điều quan trọng nhất, trước khi là nhân
vật của một tiểu thuyết lịch sử, đó phải là nhân vật của một tiểu thuyết. Mặt
khác, đối với kiểu nhân vật thứ hai, dù trí tưởng tượng của nhà văn có bay
bổng đến đâu cũng khơng thể thốt ra khỏi khơng khí lịch sử mà nhà văn đã
xác định để tái tạo lại trong tác phẩm, tức là nhân vật ấy phải mang được màu
sắc lịch sử của thời đại mà nhà văn mơ tả.
Sự có mặt của những nhân vật có thật trong lịch sử là tất yếu đối với
bất cứ một tiểu thuyết lịch sử, bởi vì mỗi thể loại địi hỏi kiểu nhân vật nhất

định cho riêng nó. Bão táp triều Trần cũng khơng phải ngoại lệ. Với gần 3000
trang sách, Hồng Quốc Hải đã tái tái tạo lại toàn bộ lịch sử triều đại nhà Trần
từ những ngày đầu thành lập cho đến ngày diệt vong. Qua ngòi bút của nhà


16

văn tất cả các nhân vật lịch sử đều trở nên thật gần gũi thân thiết, độc giả có
thể sờ nắn, chiêm ngưỡng các nhân vật lịch sử một cách rõ ràng giống như có
thể trị chuyện, lo lắng cùng với nhân vật. Tác phẩm có đến hàng trăm nhân
vật có thực đã từng tồn tại trong lịch sử dân tộc. Từ những nhân vật như Trần
Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn đến hình ảnh những vị vua của nhà Trần, như: Trần
Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tơng…; những bà
hồng như Chiêu Thánh, Trần Thị Dung, An Tư, Huyền Trân, cơng chúa Huy
Ninh, hồng hậu Thánh Ngẫu… đều được khắc họa theo đúng vị trí thực
trong lịch sử và quan hệ thân tộc. Những vị tướng lĩnh tài ba thời Trần giữ
nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình và có cơng trong nhiều cuộc đấu
tranh chống ngoại xâm hoặc trấn giữ nơi miền biên ải: Trần Quang Khải, Trần
Quốc Tuấn, Trần Khát Chân, Yết Kiêu, Dã Tượng hay vua Chiêm Thành là
Chế Bồng Nga... đều là nhân vật có thật trong lịch sự. Chính họ đã làm nên
diện mạo chính sự từng có trong sử sách thời đại nhà Trần. Họ hiện lên vừa
như ngoài đời thực của thời bấy giờ, gắn liền với thời gian, năm tháng, địa
điểm mang dấu tích lịch sử, nhưng đồng thời cũng mang những tính cách, tâm
trạng và số phận của nhân vật tiểu thuyết. Nhà văn đã phối hợp khá nhuẫn
nhuyễn tính chính xác sử liệu và hư cấu tưởng tượng. Và, trong xây dựng
nhân vật lịch sử cả hai yếu tố ấy được ông sử dụng với một dung lượng vừa
đủ. Không quá nghiêng về trung thành với nguyên mẫu nhân vật đã phần nào
hình thành trong người đọc qua những tư liệu lịch sử, mà cũng không gây
cảm giác lạ lẫm khi hư cấu tưởng tượng. Nhưng dẫu sao, chừng ấy cũng đã
có thể khẳng định khuynh hướng “tiểu thuyết hóa lịch sử” của Hồng Quốc

Hải thể hiện trong Bão táp triều Trần.
Là tiểu thuyết, Bão táp triều Trần còn là thế giới của những nhân vật
được hư cấu. Ở những sáng tạo riêng này, nhà văn đã chứng tỏ năng lực
tưởng tượng và gửi gắm những thơng điệp chủ quan của mình, nhưng người


17

đọc vẫn thấy được rất rõ màu sắc lịch sử của thời đại. Nhân vật Hoàng tiên
sinh, là nhân vật được nhà văn hư cấu để đối thoại với Trần Thủ Độ nhằm góp
phần khám phá con người vị khai quốc công thần triều Trần. Không phải
người xuất thân khoa bảng, nhưng sức học của ông đến các bậc quân trưởng,
tăng thống cũng phải ngưỡng mộ. Sự xuất hiện của Hồng tiên sinh là để làm
nổi bật vai trị to lớn của Trần Thủ Độ trước lịch sử. Việc xây dựng nhân vật
Hồng tiên sinh để ơng có cơ hội đối thoại với Trần Thủ Độ. Thơng qua đối
thoại, có biết bao điều mới mẻ được khám phá, qua đó nhà văn bày tỏ quan
điểm của mình một cách cụ thể và hợp lý hơn. Vì thế nhân vật Hồng tiên
sinh là kiểu nhân vật tư tưởng là người phát ngôn cho tư tưởng của nhà văn về
những vấn đề lớn của đất nước vừa mang tính lịch sử vừa có ý nghĩa thời sự.
Một nhân vật khác cũng được nhà văn hư cấu hồn tồn đó là Yến Ly. Nhân
vật Yến Ly được nhà văn hư cấu để tăng thêm tính bi tráng cho cuộc đời An
Tư và muốn làm sáng tỏ thêm về những kế sách của Trần Hưng Đạo. Thơng
qua nhân vật Yến Ly, nhà văn cịn bày tỏ thái độ trước một hiện thực đó là
ý thức được nỗi nhục mất nước của những người dân trước vó ngựa của
quân xâm lược. Dù là một nhân vật hư cấu hoàn toàn nhưng đã được nhà
văn khắc họa một cách rõ nét và thể hiện được những tư tưởng sâu sắc có
tầm thời đại. Hư cấu nhân vật lịch sử cũng phải có chừng mực, hư cấu mà
vẫn xuất hiện hợp lý cần thiết cho sự kiện, tình tiết và càng làm hiện lên
sinh động bức tranh hiện thực quen thuộc trong lịch sử và mang được dấu
ấn rõ rệt của thời đại điều này xuất phát từ cách nhìn và sự nhận thức đúng

đắn và sự hiểu biết của nhà văn.
Xây dựng nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết Bão táp triều Trần, nhà văn
Hoàng Quốc Hải đồng quan điểm với bậc thầy của tiểu thuyết lịch sử đó là
Alexandre Dumas. Ơng xem “lịch sử chỉ là cái đinh treo”, để chú ý khai thác
nhân vật lịch sử từ góc nhìn nội tâm thơng qua sức mạnh của cảm xúc, tưởng


18

tượng, cịn những nhân vật làm bằng hư cấu thì ơng lại tìm cách gắn nó vào
“cái đinh treo” bằng sức hút của từ trường lịch sử.
1.1.3. Quan niệm của Hoàng Quốc Hải về nhân vật lịch sử
Mỗi nhà văn có thể khai thác đề tài lịch sử theo những cách khác nhau.
Có tác giả coi việc tái hiện chính xác lịch sử làm mục đích chính, có người lại
coi lịch sử chỉ là cái cớ để chuyển tải những thơng điệp nghệ thuật của mình.
Nhưng bao giờ qua việc sử dụng chất liệu lịch sử người viết cũng thể hiện
những quan niệm riêng của mình về thể loại. Quan niệm đó sẽ chi phối cách
xây dựng nhân vật, kết cấu tác phẩm và cách trần thuật của nhà văn. Do vậy,
đây là yếu tố quan trọng cần xác định khi tìm hiểu tác phẩm. Nghiên cứu
những quan niệm về tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải cũng là một cách
để đi vào thế giới nghệ thuật của Bão táp triều Trần.
Bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần, với gần 3000 trang viết đã tái tạo lại
toàn bộ lịch sử vương triều nhà Trần từ khi hình thành cho tới ngày sụp đổ.
Qua ngịi bút của Hồng Quốc Hải, những Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn,
Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật… và các vị vua thật gần gũi, thân thiết. Ta
như có thể sờ nắn, chiêm ngưỡng các nhân vật lịch sử một cách rõ ràng, giống
như chúng ta có thể trị chuyện, lo lắng cùng với các nhân vật khi họ ra trận.
Đặc biệt ở các nhân vật lịch sử, theo chính sử họ là những con người có
những giá trị to lớn, sẵn sàng bảo vệ đất nước, đẩy lùi bọn giặc ngoại bang.
Khi viết Bão táp triều Trần, trái tim ông dường như “run lên, thắt lại, sơi

bùng hay chín nhịn tất thẩy đều dẫn đến việc tạo một bức tượng thánh Trần
đằm đẵm chất người”.
Điểm nổi bật trong tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải, đó là việc
ơng đã dựa vào đạo đức để đánh giá nhân vật trong tác phẩm của mình. Như
phản vương Trần Ích Tắc nhà văn cũng khơng hạ nhục bằng thứ ngơn ngữ
lạnh lùng. Ơng khơng hề để cho nhân vật của mình cảm thấy bị cơ lập mà


19

ln ln để cho họ những giải thích kín đáo. Như khi nói về việc Trần Ích
Tắc đầu hàng theo giặc, Hoàng Quốc Hải đã cho người đọc thấy rằng, vận
nước quá mong manh, lực lượng của quân địch rất đơng, khơng giữ vững lập
trường ắt sẽ theo giặc. Chính vua Trần Nhân Tông cũng đã phải xác nhận: “
thế giặc mạnh dường ấy, đến như ta cịn có lúc xao lịng, bây giờ đâu phải lúc
bới móc nhau ra, mà phải gắng sức kiến thết quốc gia cho vững mạnh”[23].
Câu nói đó của vua Trần Nhân Tơng chứa đựng tình cảm của nhà văn giành
cho nhân vật của mình trong tác phẩm khiến cho người đọc có được cảm giác
“có những cái rất quen mắt, nhưng khi soi chiếu từ một góc nhìn lạ, vẫn bật
ra nhiều nét mới” [32]. Khi viết tiểu thuyết lịch sử cái khó của nhà văn đó là
phải ln đương đầu với những quan niệm khác nhau của các nhà sử học.
Nhân vật trong lịch sử là những người đã sống đã được ghi lại trong lịch sử.
Viết lại những nhân vật như vậy khơng hẳn là chính xác. Như vậy tiểu thuyết
sẽ khơng còn là tiểu thuyết nữa mà là một cuốn biên niên nghiên cứu về lịch
sử, vì thế nghiên cứu để hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử là hết sức cần thiết
“khơng nhất thiết phải viết y như thật, có thể pha trộn nửa thật, nửa ảo và có
quyền phóng đại thực tế lên đến mức tiểu thuyết”[12,6] , “trong quá trình
sáng tác, các nhà tiểu thuyết vừa phải phát huy cao độ vai trò của hư cấu
sáng tạo nghệ thuật” [ 12,107]; “nhà nghệ sĩ sẽ dùng quyền sáng tạo và hư
cấu để bổ sung cho những chi tiết, những thời kỳ mà lịch sử khơng nói

đến”[12,166]. Bởi vậy mà có hiện tượng cùng viết về một giai đoạn lịch sử
nhưng mỗi nhà văn lại hư cấu heo một cách riêng làm nên sức hấp dẫn cho
tác phẩm. Có thể thấy, ngay trong tác phẩm văn học đương đại, hư cấu cũng
phải có giới hạn và cũng phải dựa trên một cơ sở nào đó. Chính vì vậy, trong
tiểu thuyết lịch sử hư cấu cũng phải phù hợp với logic lịch sử. Những nhân
vật hay sự kiện lịch sử đã được định hình thì nhà văn phải tơn trọng nguyên
mẫu nhân vật, còn nếu muốn đặt lại vấn đề về nhân vật hay sự kiện thì phải


20

tìm được lý giải thật thấu đáo, nhà văn phải làm thế nào để người đọc đồng
tình với mình rằng đây mới chính là nhân vật hay sự kiện lịch sử đang cần
được nói đến. Những sử liệu đều tạo tình huống cho đường dây nhân vật hoạt
động một cách hữu hiệu nhất. Phục dựng lại cả một thời kỳ xa xơi của q
khứ trong khi chỉ có trong tay những mảng nhỏ của một thế giới đã mất,
Hoàng Quốc Hải phải huy động tối đa năng lực tưởng tượng của mình, hư
cấu trên nhiều cấp độ: cấp độ chi tiết, cấp độ sự kiện, cấp độ nhân vật. Với
các nhân vật có thật trong lịch sử, nhà văn cũng phải hư cấu rất nhiều từ lời ăn
tiếng nói đến hành động, từ ngoại hình đến đời sống tâm hồn sao cho khi đọc
tác phẩm, độc giả cảm giác như họ là những con người đang sống.
Trong tác phẩm của mình, Hồng Quốc Hải đã “thổi” sự say mê vào
tâm hồn của các nhân vật nữ như: Chiêu Hoàng, An Tư, Huyền Trân… Qua
sự hư cấu của tác giả, họ thực sự trở thành một nhân vật sống động, đầy sức
thuyết phục với độc giả chứ khơng cịn là một cái tên trong sử sách. Trước đó
những tác phẩm viết về đề tài lịch sử có lẽ do các tác giả cịn tự hạn chế tác
phẩm của mình nên chưa mạnh dạn hư cấu và thổi vào nhân vật của mình sự
say mê nên nhân vật quá tỉnh táo, thiếu sự chuyển biến logic của tính cách và
tâm lý. Nhà lý luận văn học Mỹ- Robert Skoles cho rằng “trong tiểu thuyết
lãng mạn thế giới thắng thế giới kinh nghiệm, còn ở tiểu thuyết lịch sử thế

giới hư cấu tương đương với thế giới kinh nghiệm” [46,63,64]. Ở Hoàng
Quốc Hải ông đã vượt ra khỏi thế giới kinh nghiệm, sự say mê các nhân vật
cũng khơng nằm ngồi hồn cảnh lịch sử cụ thể của thời đại lúc bầy giờ. Ông
đã xây dựng thành công những nhân vật lịch sử được ít người đề cập đến như
: Lê Văn Hưu, Dã Tượng, Yết Kiêu… Với nhân vật không được ghi chép
trong chính sử như Yến Ly, tác giả hư cấu hồn tồn để bổ sung cho các
nhân vật có thật. Nhưng điều quan trọng nhất là các nhân vật đó được kết
hợp với nhau một cách hài hoà tạo thành một thế giới nhân vật thống nhất



×