Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Thế giới hình tượng trong đội gạo lên chùa của nguyễn xuân khánh nhìn từ văn hóa phật giáo luận văn thạc sĩ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.95 KB, 112 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

nguyễn thị mai

Thế giới hình tợng trong Đội gạo lên chùa
của Nguyễn Xuân Khánh nhìn từ văn hóa Phật giáo

Luận văn thạc sĩ ngữ văn


2

nghÖ an - 2012


Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

nguyễn thị mai

Thế giới hình tợng trong Đội gạo lên chùa
của Nguyễn Xuân Khánh nhìn từ văn hóa Phật giáo
Chuyên ngành: văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34

Luận văn thạc sĩ ngữ văn

Ngời hớng dẫn khoa học:

PGS. TS. Nguyễn văn hạnh




4

nghÖ an - 2012


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 8
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................8
2. Lịch sử vấn đề......................................................................................9
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu........................................................13
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.........................................................13
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................14
6. Cấu trúc luận văn...............................................................................14
Chương

1
ĐỘI GẠO LÊN CHÙA TRONG BỐI CẢNH TIỂU
THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM THẬP NIÊN ĐẦU THẾ
KỶ XXI...............................................................................15

1.1. Một cái nhìn khái lược về tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ
XXI......................................................................................15
1.1.1. Quan niệm và những xu hướng tìm tòi thể nghiệm.....................15
1.1.2. Đội ngũ sáng tác .........................................................................22
1.1.3. Thành tựu nổi bật.........................................................................23
1.2. Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh.......................................26
1.2.1. Vài nét về Nguyễn Xuân Khánh..................................................26

1.2.2. Quá trình sáng tạo........................................................................28
1.2.3. Những thành tựu nổi bật của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân
Khánh..................................................................................29
1.3. Đội gạo lên chùa - một thể nghiệm mới về tiểu thuyết lịch sử ......31
1.3.1. Hoàn cảnh ra đời và cảm hứng sáng tạo......................................31
1.3.2. Đặc sắc nghệ thuật.......................................................................33


6
Chương

2
HÌNH

TƯỢNG

CON

NGƯỜI,

CUỘC

SỐNG

TRONG ĐỘI GẠO LÊN CHÙA NHÌN TỪ VĂN HÓA
PHẬT GIÁO.......................................................................39
2.1. Hình tượng con người trong Đội gạo lên chùa...............................39
2.1.1. Giới thuyết khái niệm..................................................................39
2.1.2. Cái nhìn nghệ thuật về con người của Nguyễn Xuân Khánh......40
2.1.3. Những hình tượng con người trong Đội gạo lên chùa.................53

2.2. Hình tượng cuộc sống trong Đội gạo lên chùa...............................63
2.2.1. Giới thuyết khái niệm..................................................................63
2.2.2. Cái nhìn nghệ thuật về cuộc sống của Nguyễn Xuân Khánh......63
2.2.3. Những hình tượng cuộc sống trong Đội gạo lên chùa ................70
2.2.3.3. Cuộc sống thời bình .................................................................74
Chương

3
HÌNH

TƯỢNG

KHÔNG

GIAN,

THỜI

GIAN

TRONG ĐỘI GẠO LÊN CHÙA NHÌN TỪ VĂN HÓA
PHẬT GIÁO.......................................................................77
3.1. Hình tượng không gian...................................................................77
3.1.1. Giới thuyết khái niệm..................................................................77
3.1.2. Các hình thức không gian trong Đội gạo lên chùa......................79
3.1.3. Nghệ thuật thể hiện hình tượng không gian................................88
3.2. Hình tượng thời gian ......................................................................91
3.2.1. Giới thuyết khái niệm..................................................................91
3.2.2. Các dạng thức thời gian trong Đội gạo lên chùa.........................92
3.2.3. Nghệ thuật thể hiện hình tượng thời gian..................................101

KẾT LUẬN.........................................................................................104
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................107


7


8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nguyễn Xuân khánh trong những năm gần đây đã trở thành một
hiện tượng văn học độc đáo. Ông bén duyên với văn chương từ lâu nhưng tên
tuổi ông được biết tới với tư cách là một cây bút viết tiểu thuyết đặc sắc là khi
cuốn tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly ra đời (đạt giải A cho thể loại tiểu thuyết
của Hội nhà văn, 2000). Xuyên suốt tác phẩm là bi kịch của Hồ Quý Ly người cách tân đi trước lịch sử. Đồng thời tiểu thuyết còn là bức tranh đẹp về
ngàn năm văn hiến với những địa danh cổ nổi tiếng, những cảnh sinh hoạt
thôn dã, những lễ hội dân gian, những phong tục tốt đẹp… được lưu truyền
hay đã bị mai một theo năm tháng. Tiếp đó ông cho ra đời hai tiểu thuyết lịch
sử khác không kém phần đồ sộ, độc đáo là Mẫu thượng ngàn (2005) và Đội
gạo lên chùa (2011). Chọn tiểu thuyết Đội gạo lên chùa là đối tượng nghiên
cứu trước hết là để hiểu hơn về tài năng, cá tính và phong cách tiểu thuyết lịch
sử Nguyễn Xuân Khánh.
1.2. Phật giáo song hành cùng dân tộc ta qua nhiều thời kỳ lịch sử và đã
ăn sâu vào đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc hàng nghìn năm nay. Tuy
nhiên việc đưa Phật giáo vào văn chương gặp nhiều khó khăn. Nguyễn Xuân
Khánh đã làm được điều đó. Bằng vốn kiến thức văn hóa sâu rộng và bằng
chính trải nghiệm cuả cuộc đời mình, ông đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết Đội
gạo lên chùa. Theo ông: “Cảm hứng tôn giáo là cảm hứng chủ đạo của tác
phẩm. Tác phẩm làm rõ vai trò của Phật giáo trong khoảng thời gian hai cuộc
chiến tranh. Đạo Phật giống như ngôi nhà của những số phận đau thương mất

mát”. Ngay khi mới ra đời, tác phẩm đã thu hút được sự quan tâm của bạn đọc
và giới nghiên cứu phê bình văn học. Tuy nhiên cho đến nay chưa có một
công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu về tác phẩm. Vì lẽ đó, chúng


9
tôi thực hiện đề tài này nhằm đưa ra một cái nhìn hệ thống về tiểu thuyết Đội
gạo lên chùa từ góc nhìn văn hóa Phật giáo.
1.3. Đội gạo lên chùa mang đậm dấu ấn của văn hóa Phật giáo ở vùng
đồng bằng Bắc Bộ. Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa được viết theo lối cổ điển,
mang tính luận đề về ảnh hưởng của đạo Phật. Sống động và giàu sức thuyết
phục, tiểu thuyết khắc họa sâu sắc nét đẹp của văn hóa Phật giáo trong mạch
nguồn văn hóa dân tộc. Đội gạo lên chùa còn là sự gợi mở về lối sống Phật
giáo trong xã hội hiện đại ngày nay. Theo nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, tiểu
thuyết Đội gạo lên chùa vẫn là câu chuyện về một làng quê, chỉ khác là được
nhìn từ một ngôi chùa hằng gắn bó với số phận người nông dân và văn hóa
làng. Ông cho rằng, sứ mệnh của văn chương phải nói được những tầng sâu
ẩn ngầm của dân tộc chứ không phải chỉ là vấn đề của từng cá nhân. Số phận
mỗi nhân vật gắn liền với chùa chiền, với thế giới quan và tư duy Phật giáo.
Đội gạo lên chùa đã phản ánh được màu sắc dân tộc của Phật giáo Việt Nam.
Những nhân vật trong tác phẩm dù ít dù nhiều đều bị ảnh hưởng bởi tư tưởng
Phật Giáo. Họ luôn lấy những điều đạo Phật răn dạy làm lẽ sống và cách ứng
xử của mình với con người và thời cuộc. Nghiên cứu tác phẩm từ góc nhìn
văn hóa Phật giáo giúp chúng ta hiểu hơn về vị trí, vai trò của thế giới quan
Phật giáo trong đời việc xây dựng thế giới hình tượng của tác phẩm đồng thời
hiểu được vị trí của Phật giáo trong sống tinh thần của con người hiện đại.
2. Lịch sử vấn đề
Trong những năm gần đây Nguyễn Xuân Khánh là một trong những
nhà văn được giới nghiên cứu, phê bình và bạn đọc quan tâm nhiều nhất. Đã
có khá nhiều bài viết về tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh ít nhiều có giá trị

học thuật. Dựa trên nguồn tư liệu bao quát được và trong phạm vi quan tâm
của đề tài chúng tôi điểm lại một số vấn đề nổi bật làm cơ sở cho việc giải
quyết nhiệm vụ khoa học của đề tài.


10
2.1. Nguyễn Xuân Khánh được giới nghiên cứu phê bình văn học đánh
giá cao trong việc tìm tòi đổi mới tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại. Tác
phẩm của ông được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Các ý kiến đã được
đăng tải trên nhiều diễn đàn văn học, và trong các cuộc Hội thảo về tiểu
thuyết Nguyễn Xuân Khánh. Đỗ Hải Ninh trong bài viết Vấn đề ngôn ngữ
trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại, khi bàn về những đổi mới trong
ngôn ngữ trần thuật của Hồ Quý Ly đã cho rằng: “chính là sự đan xen ngôi
thứ ba với ngôi thứ nhất, với cách tiếp cận nhân vật từ thế giới nội quan, tác
phẩm đã tạo được một cái nhìn độc đáo về lịch sử. Nếu đặt trong hệ thống các
tiểu thuyết lịch sử trước đó, rõ ràng cách thức trần thuật này là sự đột phá khi
cùng đưa nhân vật thoát ra khỏi cái khung lịch sử đã khép kín để đối thoại với
hiện tại, các nhân vật lịch sử khác đều được kéo gần lại, họ là những người
cùng thời với người kể chuyện” [49]. Và theo tác giả, “Sự thành công nổi bật
trong sáng tạo ngôn ngữ của tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly là đã kết hợp được
những yếu tố văn hoá, lịch sử, tôn giáo trong một hệ thống ngôn ngữ tiểu
thuyết thống nhất và đa dạng… [49]. Trong bài “Sự đan cài các lớp ngôn ngữ
trong tiểu thuyết lịch sử sau 1975” (Hội nhà văn Việt Nam. vn), Ngô Thị
Quỳnh Nga nêu lên cảm nhận khi đọc tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn
Xuân Khánh: “Những nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly thường sống
trong độc thoại nội tâm. Đó chính là lúc họ đối diện với chính mình, bầy tỏ
những suy nghĩ thật của mình về cuộc đời và con người… Nhà văn còn sử
dụng nhiều câu hỏi tự vấn vừa để nhân vật tự phơi bày dòng ý thức của mình,
vừa tạo điều kiện cho người đọc tự suy ngẫm, kiến giải” [50]. Bàn về tiểu
thuyết Mẫu thượng ngàn, Nguyên Ngọc trên trang web chutluulai.net viết:

“Để nắm bắt được “nhân vật” vô cùng gần gũi mà vô cùng kỳ ảo đó, Nguyễn
Xuân Khánh cũng như tất cả các nhà tiểu thuyết thật sự đẩy nó vào những
hoàn cảnh cực đoan nhất: nông thôn Bắc bộ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, khi
dân tộc phải đối mặt mất còn với thực dân phương Tây, cái phương Tây mang


11
đến vừa vũ khí xâm lược hiện đại, vừa nền văn minh tân tiến mà xa lạ với
Thiên Chúa giáo đi cùng; khi cả đạo Phật từng bám rễ suốt nghìn năm nay đã
suy tàn, khi Nho giáo chỉ còn thoi thóp... Bỗng bừng sống dậy một tôn giáo
nảy sinh và thấm sâu âm thầm có lẽ từ thuở mới hình thành của dân tộc, đạo
Mẫu rất Việt, rất phương Nam, rất dồi dào, bất tận, bất tử, như Đất, như Mẹ,
như người Đàn bà”.
Trong những năm gần đây, đã có khá nhiều luận văn Thạc sĩ, khóa luận
tốt nghiệp nghiên cứu tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. Có thể kể đến một
vài luận văn tiêu biểu như: Hoàng Thị Thúy Hòa với luận văn thạc sĩ: Đặc
điểm tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh (qua hai tác phẩm Hồ Quý Ly và Mẫu
thượng ngàn), trường Đại học Vinh, 2007; Lê Thị Trang với luận văn thạc sĩ
Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh,
trường Đại học Vinh, 2011.
2.2. Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa xuất hiện lần đầu vào năm 2011, và
ngay lập tức nhận được sự quan tâm của đông đảo công chúng yêu văn
chương và giới nghiên cứu phê bình văn học. Tuy nhiên, cho đến nay các ý
kiến bàn về tác phẩm mới dừng lại ở những cảm nhận bước đầu, chưa có công
trình nào thực sự đi sâu vào tác phẩm. Khánh Linh trong bài phỏng vấn
Nguyễn Xuân Khánh có tựa đề “Nguyễn Xuân Khánh kiến giải về tâm thức
người” in trên www.cand.com.vn có đưa nhận định của chính tác giả: “Đội
gạo lên chùa là mạch nối bàng bạc từ trong Mẫu thượng ngàn hay Hồ Quý Ly.
Tôi sử dụng khá nhiều thủ pháp mới mẻ nhưng nhìn chung vẫn là theo lối
truyền thống... Có nhiều giá trị văn hóa đã mất, nhưng xã hội phát triển đến

một mức nào đó lại quay trở về với những giá trị truyền thống, đó là quy luật
của sự phát triển”. Trong bài phỏng vấn Nguyễn Xuân Khánh do tác giả Hồng
Minh (thực hiện) đăng trên Nguyễn Xuân
Khánh phát biểu: “Cái tư tưởng nhập thế của đạo Phật, thực ra là rất mới. Tôi
viết về đạo Phật, nhưng không phải khuyến khích đi tu, mà chính là nói về cái


12
lối sống Phật giáo. Con người sống không rời xa hoan lạc, nhưng lại phải an
tĩnh. Trong xã hội hiện đại, hiểu và sống cho được cái lối sống Phật giáo đấy,
đã là sự tốt đẹp rồi. Nhà văn, dẫu muốn hay không cũng không thể thoát được
thời đại. Nhà văn nào giỏi nhất là viết ra được những vấn đề thẳm sâu của xã
hội, nói ra được những khao khát ẩn ngầm của thời đại, của dân tộc. Nhưng
cũng như lời Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông mà sư cụ Vô Úy dặn chú tiểu
An khi xuất gia nhập thế: "Cư trần lạc đạo thả tùy duyên". Viết văn, cũng cần
hai chữ "tùy duyên" ấy”. Mai Anh Tuấn trong bài viết “Tiểu thuyết như một
tham khảo Phật giáo” (Đọc Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh) đăng
trên đã bước đầu đề cập đến nét riêng trong Đội
gạo lên chùa. Tác giả viết: “Tín đồ Phật giáo làng quê Việt, như cái cách mà
thầy trò chùa Sọ nhìn nhận, thì chủ yếu là người nữ, bởi thế “tinh thần Phật
giáo thấm vào xã hội thông qua người mẹ, người vợ (…) Người đàn bà ứng
xử trong gia đình xã hội và dạy con cái ít nhiều theo tinh thần Phật giáo. Vậy
nên mới nói, bất cứ người Việt nào cũng đều có chút Phật giáo trong người”.
Truyền thống đó được nhắc nhở và hiện hữu không ngừng trong đời sống
người dân làng Sọ, từ bà vãi Thầm dớ dẩn, cô Nguyệt xinh đẹp, đến vài cái
tên đặc quê mùa: Nấm, Rêu, Thêu, Trắm… Họ cùng với sư Vô Úy, sư Vô
Trần, tiểu An vừa là hiện thân của Phật giáo làng quê vừa củng cố hệ giá trị
này trong bối cảnh mới”.
2.3. Điểm lại một số vấn đề nổi bật trong tiếp nhận và nghiên cứu phe
ebình tiểu thuyết Độigạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh, có thể thấy cho

đến nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về tác phẩm. Tuy nhiên
đây là tác phẩm thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình và
đông đảo bạn đọc. Các ý kiến (chủ yếu là trên báo mạng) đã ít nhiều gợi mở
một số hướng tiếp cận sau:
Thứ nhất: Đội gạo lên chùa là tác phẩm khai thác về vấn đề lịch sử văn
hóa. Vì vậy, vấn đề mối quan hệ giữa văn chương và văn hóa là một hướng


13
nghiên cứu cần thiết để tìm hiểu chiều sâu và lý giải những vấn đề đặt ra trong
tác phẩm.
Thứ hai: Trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa Nguyễn Xuân khánh đặt
ra nhiều vấn đề, như: mối quan hệ giữa lịch sử và văn hóa, mối quan hệ giữa
con người và tôn giáo, vai trò của tôn giáo trong đời sống tâm linh của người
dân vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Thứ ba: Những vấn đề tác phẩm đặt ra cho văn hóa Việt Nam trong
hiện tại và tương lai.
Trên cơ sở những gợi mở trên đây của người đi trước, chúng tôi thực
hiện đề tài “Thế giới hình tượng trong Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân
Khánh nhìn từ văn hóa Phật giáo” với mong muốn đưa ra một cái nhìn tương
đối hệ thống và phân tích lý giải những đặc sắc của tác phẩm từ góc nhìn văn
hóa Phật giáo.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Như tên gọi của đề tài đã xác định, mục đích nghiên cứu của đề tài
là khám phá thế giới nghệ thuật trong Đội gạo lên chùa từ góc nhìn văn hóa
Phật giáo.
3.2. Với mục đích đó đề tài có nhiệm vụ:
Thứ nhất: Chỉ ra được vị trí của tiểu thuyết Đội gạo lên chùa trong bối
cảnh tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI.
Thứ hai: Khảo sát phân tích những giá trị của văn hóa Phật giáo được

thể hiện trong thế giới nghệ thuật Đội gạo lên chùa.
Thứ ba: Phân tích chỉ ra những ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo trong
nghệ thuật thể hiện thế giới hình tượng của tác phẩm.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thế giới hình tượng của tiểu
thuyết Đội gạo lên chùa. Nghĩa là toàn bộ sáng tạo mang tính chỉnh thể của


14
Nguyễn Xuân Khánh trong tác phẩm. Tuy nhiên trong phạm vi một luận văn
Thạc sĩ, cúng tôi giới hạn khảo sát ở một số phương diện như: Cốt truyên,
nhân vật, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật.
4.2. Về văn bản chúng tôi sử dụng bản in tiểu thuyết Đội gạo lên chùa
do nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành năm 2011 làm văn bản khảo sát chính. Ngoài
ra để có cái nhìn so sánh chúng tôi còn khảo sát thêm hai tiểu thuyết Mẫu
thượng ngàn, Hồ Quý Ly của tác giả và một số tiểu thuyết lịch sử khác.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ khoa học của đề tài, về hướng tiếp cận
chúng tôi sử dụng đồng thời thi pháp học và văn hóa học. Về phương pháp
chúng tôi sử dụng một số phương pháp như: Khảo sát, thông kê, phân loại, so
sánh- đối chiếu... để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài mở đầu và kết luận, luận văn được cấu trúc làm ba chương:
Chương 1. Đội gạo lên chùa trong bối cảnh tiểu thuyết lịch sử Việt
Nam thập niên đầu thế kỷ XXI
Chương 2. Hình tượng con người và cuộc sống trong Đội gạo lên chùa
nhìn từ văn hóa Phật giáo
Chương 3. Hình tượng không gian và thời gian trong Đội gạo lên chùa
nhìn từ văn hóa Phật giáo.
Và cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo.



15
Chương 1
ĐỘI GẠO LÊN CHÙA TRONG BỐI CẢNH TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ
VIỆT NAM THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI
1.1. Một cái nhìn khái lược về tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đầu thế
kỷ XXI
1.1.1. Quan niệm và những xu hướng tìm tòi thể nghiệm
Từ thời xa xưa vấn đề văn sử triết bất phân đã trở thành một tình trạng
phổ biến trên thế giới. Điều này thấy rõ trong các nền văn hóa Phương Đông
lẫn Phương Tây. Bóng dáng lịch sử luôn luôn tồn tại trong các tác phẩm văn
học. Đồng thời tính văn học cũng luôn tồn tại trong các cuốn sử ký của các
nhà chép sử. Tiểu thuyết lịch sử lấy một giai đoạn lịch sử làm khung cảnh và
mong muốn truyền bá cái tinh thần, kiểu cách và các điều kiện xã hội của
một thời kỳ quá khứ với những chi tiết hiện thực và trung thành với lịch sử.
Tuy nhiên trong một số trường hợp trung thành chỉ là giả tạo. Công trình
sáng tạo đó có thể đề cập tới những nhân vật lịch sử có thật hoặc có thể bao
hàm một sự pha trộn nhân vật lịch sử với nhân vật hư cấu. Trong thể loại
văn học này lịch sử trở thành một nguồn cảm hứng cho tự do sáng tác văn
chương. Nhưng giá trị thẩm mỹ của tác phẩm không nằm ở chân lý lịch sử
mà nằm ở chân lý nghệ thuật. Tuy nhiên chân lý nghệ thuật lại chịu ràng
buộc của chân lý lịch sử.
Các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học coi tiểu thuyết lịch sử
thuộc thể loại văn học lịch sử. Đây là một lĩnh vực văn học bao gồm các thể
loại khác nhau cùng viết về đề tài lịch sử. Một là các tác phẩm lịch sử biên
niên kể về các biến cố lịch sử qua các thời đại, tái hiện các nhân vật lịch sử,
các cuộc chiến tranh, các hoạt động bang giao… “Đây là những thể loại văn
học vừa thuộc phạm trù khoa học lịch sử, vừa thuộc phạm trù khoa học nghệ
thuật do phẩm chất riêng của từng tác phẩm như: miêu tả sinh động khắc học



16
chân dung, tính cách, chi tiết chọn lọc, gợi cảm, tái hiện tình huống không khi
ngôn từ lịch sử.” [19, 362]. Hai là thể loại văn học lịch sử còn bao gồm các
tác phẩm nghệ thuật, sáng tác về các đề tài và nhân vật lịch sử. “Các tác phẩm
viết về đề tài lịch sử này có chứa đựng các nhân vật và các chi tiết hư cấu, tuy
nhiên nhân vật chính và sự kiện chính thì được sáng tạo trên các sử liệu xác
thực trong lịch sử, tôn trọng lời ăn tiếng nói, trang phục, phong tục, tập quán
phù hợp với giai đoạn lịch sử ấy” [19, 363].
Trong lịch sử khá muộn màng của tiểu thuyết Việt Nam, tiểu thuyết
lịch sử luôn có mặt với sứ mệnh riêng và cùng văn học dân tộc đi qua nhiều
bước thăng trầm. Nếu các tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí, Hoàng
Lê nhất thống chí được xem như thành tựu đầu tiên của tiểu thuyết lịch sử thì
chúng thực ra rất gần với ký ở chỗ chúng rất chú trọng trình bày các tư liệu
lịch sử chính xác, toàn diện. Tác giả Hoàng Lê nhất thống chí đã tái hiện lịch
sử dân tộc trong một giai đoạn hết sức phức tạp: sự sụp đổ của ba tập đoàn
phong kiến Lê, Trịnh, Nguyễn và sự nghiệp thống nhất đất nước của Quang
Trung. Mặc dù không bênh vực những người nông dân khởi nghĩa, nhưng tác
giả đã hết sức trung thành với lịch sử theo lập trường khách quan của một sử
gia, phơi bày bộ mặt thối nát của giai cấp thống trị, ghi nhận những phẩm chất
tốt đẹp của người anh hùng áo vải cờ đào. Nhân vật hư cấu chưa hề xuất hiện.
Nghệ thuật tiểu thuyết chỉ là phương tiện để những tri thức trong chính sử đến
với bạn đọc hấp dẫn hơn. Quá trình hiện đại hoá nền văn học nửa đầu thế kỷ
XX cũng kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của tiểu thuyết lịch sử với mong
muốn dùng quá khứ vẻ vang của cha ông để nuôi dưỡng, khơi dậy lòng tự hào
dân tộc: Trùng Quang tâm sử (Phan Bội Châu), Đêm hội Long Trì, Bà Chúa
Chè (Nguyễn Huy Tưởng), Tiếng sấm đêm đông, Đinh Tiên Hoàng, Vua Bố
Cái (Nguyễn Tử Siêu), Phan Đình Phùng (Đào Trinh Nhất)… Về cơ bản,
người viết văn trung thành tuyệt đối với chính sử, chưa có ai đặt vấn đề xem

lại những nhân vật lịch sử như Đinh Tiên Hoàng, Phan Đình Phùng… hay


17
nghi ngờ một sự kiện đã được chính sử ghi chép. Lịch sử là cái mặc định,
mang gương mặt “khách quan tại ngoại” duy nhất, không thể nghi ngờ. Sức
hấp dẫn của thể loại chủ yếu do nó thắp sáng niềm tự hào dân tộc, xua bớt
mặc cảm nô lệ ngoại bang. Tuyến nhân vật hư cấu đã xuất hiện, dù chỉ là
tuyến phụ nhưng cũng có góp phần làm cho gương mặt lịch sử sinh động hơn.
Đôi chỗ những nhân vật này còn bộc lộ cá tính khá sắc sảo như anh Phấn, cô
Chí trong Trùng Quang tâm sử. Trong Bà Chúa Chè, các nhân vật lịch sử như
Trịnh Sâm, Đặng Thị Huệ đã có dáng dấp của nhân vật tiểu thuyết do chỗ tính
cách và nội tâm của nhân vật đã được chú trọng và Nguyễn Huy Tưởng đã cố
gắng đưa chủ kiến trong việc đánh giá hai nhân vật này. Trong cái nhìn của
Nguyễn Huy Tưởng, Đặng Thị Huệ là một tính cách phi thường từ khi còn là
cô gái hái chè cho đến phút làm khuynh đảo phủ chúa rồi thản nhiên nhận lấy
cái chết. Giữa một xã hội tao loạn đầy âm mưu cạm bẫy, đầy những lối sống
ươn hèn, người đàn bà này không chịu làm “con công giữa bầy gà” mà chọn
cách sống quyết liệt để đạt được điều mình muốn. Trịnh Sâm mê Đặng Thị
Huệ nhưng cũng rất thương con riêng, ông ta nhu nhược trong hành động
nhưng sâu xa cũng biết trọng hiền tài. Đấy là nhân vật được tác giả dành cho
cái nhìn cảm thông, thương hại.
Tuy nhiên suốt 45 năm đầu thế kỷ XX, tiểu thuyết lịch sử tuy đã trở
thành một thể loại thu hút nhiều người viết và có đông công chúng nhưng vẫn
đi theo hướng dùng văn làm phương tiện truyền tải sử. Chặng đường từ 1945
đến 1975, quan niệm về thể loại hầu như không thay đổi. Quận He khởi
nghĩa, Bóng nước Hồ Gươm, Tổ quốc kêu gọi… đều đề cao những tấm gương
yêu nước, nghĩa khí, tinh thần bất khuất trước kẻ thù. Có cảm giác các nhà
văn luôn bị ám ảnh bởi trách nhiệm của nhà sử học khi cầm bút. Họ không
một lần tỏ ra hoài nghi cái “lịch sử tại ngoại” để thử thay đổi cách nhìn, cách

nghĩ về những điều mặc định. Lịch sử giống như ngôi đền thiêng bất khả xâm
phạm mà họ chỉ có thể chiêm ngưỡng và ca ngợi với thái độ thành kính.


18
Chính vì vậy mà khi đọc những tác phẩm như vậy người đọc vẫn luôn cảm
thấy thiếu chất văn chương trong từng trang sách.
Công cuộc đổi đất nước sau khi hoà bình, thống nhất đã mở ra cơ hội
để văn học Việt Nam cọ xát với những kinh nghiệm mới mẻ đến từ nhiều
“kênh” văn hoá khác nhau. Quan niệm về văn chương có nhiều thay đổi, điều
chỉnh. Tiếp xúc với các nền văn học lớn trên thế giới góp phần làm cho văn
học nước nhà có những thay đổi đáng kể. Các nhà văn dường như muốn thoát
khỏi một giai đoạn “văn chương minh họa” để sáng tạo nên những tác phẩm
có ý nghĩa, giàu tính nhân văn hơn. Dân chủ hoá trở thành quy luật cơ bản chi
phối khát vọng sáng tạo của các nghệ sĩ và việc bày tỏ tư tưởng riêng không
chỉ là nhu cầu của cá nhân mà còn là tiêu chí của nghệ thuật. Quan niệm về
hiện thực, quan niệm về con người trong văn chương đều được mở rộng, tất
yếu tác động đến tư duy về lịch sử. Không phải cảm hứng lịch sử hay đạo đức
mà chính là cảm hứng thế sự - đời tư sẽ xui khiến nhà văn nhào nặn lại chất
liệu lịch sử để tạo ra gương mặt lịch sử khác mới mẻ giàu sức biểu cảm hơn.
Chính sự thay đổi trong tư duy đã dẫn tới nhiều sự chuyển biến tích cực.
Trước tiên là chủ đề được mở rộng, đa dạng và phức tạp hơn. Khi lựa
chọn lịch sử làm chất liệu, nhà tiểu thuyết đứng trước những chủ đề quen
thuộc, rất dễ được chấp nhận, như: ngợi ca truyền thống yêu nước, vinh danh
những anh hùng, những gương trung nghĩa, tiết liệt hay phê phán những kẻ để
lại vết nhơ trong sử sách. Song sức hấp dẫn thực sự của các cuốn Hồ Quý Ly,
Giàn thiêu, Sông Côn mùa lũ, Vương triều sụp đổ, Vằng vặc sao Khuê lại chủ
yếu do những chủ đề mới mẻ và táo bạo đem lại, thí dụ: tình yêu lứa đôi, vấn
đề đổi mới và báo thù, mối quan hệ giữa ý chí con người và định mệnh, hận
thù và khả năng hoá giải hận thù… Sự giao thoa, đan kết giữa nhiều chủ đề

trong một tác phẩm chứa đựng cái nhìn “lưỡng lự”, “nước đôi” về tính phức
tạp của đời sống con người, gợi mở rất nhiều suy tư khác nhau trong lòng độc
giả. Độc giả có sự tham gia đánh giá về cuộc đời và số phận nhân vật.


19
Tiếp đến về hình thức tác phẩm cũng được các tác giả vận dụng những
lý thuyết hiện đại vào như cách kết thúc mở, cách thể hiện những nhân vật
chính sử trở nên linh hoạt hơn, những thủ pháp của tiểu thuyết hiện đại được
vận dụng một cách linh hoạt và thường xuyên hơn.
Từ năm 1986 với nhu cầu đổi mới trên mọi lĩnh vực thì trong lý luận
nước ta đang có những ý kiến đặt vấn đề đánh giá lại lịch sử. Cùng với loại ý
kiến đó, đề tài lịch sử đang dần trở thành đề tài chủ chốt trong văn học. Nhiều
nhà văn đã mạnh dạn đề xuất những cách nhìn mới về lịch sử, mở rộng cái
nhìn với nhiều vấn đề trong quá khứ. Từ đó tiểu thuyết lịch sử được phát triển
phong phú với nhiều xu thế khác nhau. Theo Hoàng Quốc Hải hiện nay trên
thế giới có năm trường phái:
Thứ nhất, trường phái tôn trọng các sự kiện lịch sử, tái tạo và dựng lại
lịch sử như nó vốn có: Alexey Tolstoi (Piotr đại đế, Con đường đau khổ)
Thứ hai, trường phái coi lịch sử chỉ là cái có để biểu đạt quan điểm nhà
văn. Tác giả A.Duyma của Pháp viết theo kiểu này ( Ba người lính ngự lâm,
hoàng hậu Macgo...)
Thứ ba, trường phái dựa vào sự thật và truyền thuyết nhưng lại viết
theo quan điểm chính thống của thời đại tác giả (Tam quốc chí diễn nghĩa La Quán Trung)
Thứ tư, trường phái dựa vào lịch sử nhưng làm biến dạng chúng đi một
cách tự nhiên theo hướng tự nhiên chủ nghĩa, biến thành tiểu thuyết dã sử
(Đường rừng - Lan Khai),
Thứ năm, trường phái kể chuyện lịch sử. Loại này chưa đạt trình độ
tiểu thuyết nó chỉ là những tác phẩm ghi lại các câu chuyện lịch sử chưa đạt
tới giá trị nghệ thuật.

Trong khi đó, Nguyễn Văn Dân lại cho rằng, hiện nay có những xu
hướng viết tiểu thuyết lịch sử như sau:


20
Thứ nhất, tiểu thuyết chương hồi. Tiểu thuyết lịch sử nước ta ban đầu
cũng chịu ảnh hưởng của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc. Tiểu thuyết lịch
sử chương hồi “mặc dù việc tái hiện lịch sử vẫn tuân thủ cái nhìn chủ quan
của ngư ời viết, nhưng các tác giả trong xu hướng này đã cố gắng thực hiện
nhiệm vụ tái hiện tuần tự các sự kiện lịch sử theo một bút pháp khách quan,
không có sự can thiệp trực tiếp của người viết. Các tác giả để cho các sự kiện
và nhân vật tự thể hiện bối cảnh, tinh thần và ý nghĩa của thời đại theo diễn
biến tuyến tính của thời gian thực tế. Trong suốt cuốn tiểu thuyết chỉ có giọng
văn kể chuyện ở ngôi thứ ba và các đoạn đối thoại giữa các nhân vật. “Cuốn
tiểu thuyết diễn ra như một bộ phim lịch đại. Sức hấp dẫn của nó nằm ở các
sự kiện và hành động của nhân vật chứ không phải ở yếu tố bình luận của tác
giả, cho dù là bình luận thông qua lời nhân vật. Vì thế ý nghĩa giáo dục lịch sử
của tiểu thuyết chương hồi nghiêng về tính thụ động, tức là nó hoàn toàn phó
mặc cho sự tiếp nhận của độc giả” [5].
Thứ hai, tiểu thuyết lịch sử giáo huấn. Cách kể chuyện thụ động ở tiểu
thuyết chương hồi khách quan không thỏa mãn được mục đích giáo dục của
lịch sử và giáo huấn của cuộc sống cho ngày hôm nay. Vì thế đa số tác giả
ngày nay muốn cải tiến cách viết đó. Thay cho cách viết thuần túy khách quan
như tiểu thuyết lịch sử chương hồi, một số tác giả đã lựa chọn một lối viết kể
chuyện giáo huấn mang tính chủ động. Hoàng Quốc Hải là tác giả tiêu biểu
cho lối viết này. Trong tiểu thuyết của mình Hoàng Quốc Hải dành ra khá
nhiều đoạn để bộc bạch những lời có tính chất giáo huấn về nhân tình thế thái
về vai trò của dân tộc. Ông cũng đưa ra nhiều lời giáo huấn về nhân cách về
đạo làm người. “Các ngươi chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều
bậy bạ trái đạo. Vì rằng họ tự cho mình cái quyền nói một đàng làm một

nẻo… Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Quốc. Chớ coi thường
chuyện vụn vặt xảy ra ngoài biên ải. Các việc trên khiến ta nghĩ ngay đến việc


21
khác lớn hơn. Tức họ không tôn trọng biên giới quy ước. Cứ luôn luôn đặt ra
những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta thì gậm nhấm ta… Vậy
nên các ngươi nên nhớ điều ta dặn: “Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng
không được để lọt vào tay kẻ khác”[23, 245].
Thứ ba, tiểu thuyết luận giải. Tiểu thyết lịch sử giáo huấn còn có nhiều
hạn chế về nghệ thuật hư cấu cũng như hiệu quả nghệ thuật. Cho nên nhiều nhà
văn đã chọn hướng đi khác. Họ tuyên bố tiểu thuyết lịch sử phải đi sâu khai
thác các yếu tố như luận đề, tâm lý, đề cao sự tự do phóng khoáng của trực
giác. Nguyễn Quang Thân và nguyễn Xuân Khánh là hai diện tiêu biểu. Xuyên
suốt tác phẩm Hồ Quý Ly chính là luận đề về ý nghĩa “thời thế” của nhân vật
này trong thời đại suy tàn của nhà Trần, khi mà số phận của triều Trần đã
không còn cho phép nó đảm đương trọng trách của lịch sử. Trong tác phẩm của
Nguyễn Xuân Khánh, cái luận đề đó xuất hiện giống như một chủ đề quán
xuyến và luôn trở đi trở lại trong các cuộc nghị bàn của các nhân vật lịch sử.
Có thể nói, Nguyễn Xuân Khánh đã kể lại các sự kiện lịch sử để luận giải thế
sự. Để phù hợp với chủ trương luận giải lịch sử, Nguyễn Xuân Khánh không
mô tả sự kiện theo trình tự thời gian tuyến tính như Hoàng Quốc Hải, mà thực
hiện việc triển khai một thời gian đa chiều, hiện tại đan xen quá khứ, thời gian
đồng hiện... góp phần làm cho tác phẩm trở nên độc đáo, bớt nặng nề.
Theo đối tượng sáng tác có những xu hướng sau:
Thứ nhất, viết về một triều đại. Nhiều tác giả lựa chọn cả một triều đại
để tái hiện lại lịch sử của cả một khoảng thời gian dài như Tám triều vua Lý,
Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải…
Thứ hai, viết về một nhân vật lịch sử thường là những nhân vật anh
hùng kiệt xuất có vấn đề trong lịch sử như Hồ Qúy Ly của Nguyễn Xuân

Khánh, Huyền Trân công chúa của Hoàng Quốc Hải.


22
Thứ ba, viết về một thời điểm lịch sử. Các tác giả chọn những thời
điểm nhạy cảm thể hiện rõ nhất tinh thần dân tộc cũng như những con người
tại thời điểm ấy.
1.1.2. Đội ngũ sáng tác
Đội ngũ sáng tác tiểu thuyết lịch sử khá đa dạng. Có những nhà văn
lão thành, có những người viết trẻ... tất cả đều thử sức ở mảng sáng tác này.
Tuy nhiên tiểu thuyết lịch sử là khu vực kén người sáng tác không phải bất
cứ ai cũng có thể thành công với cách viết này. Bởi viết tiểu thuyết lịch sử
yêu cầu người viết phải có một phông văn hóa, lịch sử vững vàng trên nhiều
lĩnh vực, có một kinh nghiệm sống nhất định. Nhiều nhà văn đã thành công
ở thể loại này, các tác phẩm của họ có giá trị nghệ thuật cao. Những tác giả
tiêu biểu phải kể tới như: Nguyễn Huy Tưởng với Lá cờ thêu sáu chữ vàng;
Hà Ân với các tiểu thuyết với Trăng nước Chương Dương; Hoàng Quốc Hải
với Bộ tiểu thuyết Tám triều vua Lý, Bão táp triều Trần; Nguyễn Xuân Khánh
với Hồ Quý Ly, Mẫu thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa; Nguyễn Mộng Giác với
Sông Côn mùa lũ; Võ Thị Hảo với Giàn thiêu; Nguyễn Quang Thân với Hội
thề; Ngô Văn Phú với Gươm thần Vạn Kiếp (1991), Ân kiếm trời ban (1998),
Cờ lau dựng nước (1999), Uy Viễn tướng công (2003), Lý Công Uẩn (2006).
Và gần đây là tiểu thuyết Minh sư của Thái Bá Lợi.
Khá nhiều cây bút trẻ đã thử sức mình ở đề tài lịch sử nhưng cũng
nhiều người tự rút tên mình ra khỏi mảng đề tài lịch sử. Bởi lẽ, viết về đề tài
lịch sử nhà văn phải là người có tầm hiểu biết sâu rộng, có một tri thức văn
hóa và một vốn sống nhất định. Nhiều tác giả trẻ không đáp ứng được yêu cầu
này nên không đi sâu vào đề tài này hoặc có sáng tác đi nữa thì không đạt tới
giá trị nghệ thuật nhất định. Theo tác giả Thu An trong bài viết đăng trên
http:// tonvinhvanhoa, có nhiều lý do để tiểu thuyết lịch sử không phải là cuộc

chơi của người trẻ như:


23
Trước hết tiểu thuyết loại này, tiểu thuyết làm nhiệm vụ lấp chỗ trống
những sự kiện lịch sử vốn hết sức vắn gọn trong các bộ chính sử, truyền cảm
hứng tìm hiểu lịch sử dân tộc cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên, bản chất của tiểu
thuyết lịch sử là tư duy lại lịch sử. Để thực hiện được điều này, tác giả không
thể không có một vốn văn hoá phong phú, một vốn tri thức thâm hậu để đối
thoại với tiền nhân và hậu thế. Sự từng trải và trường tri thức, tầm kiến văn
uyên bác là điều rất cần thiết đối với nhà tiểu thuyết lịch sử. Nói khác đi, tiểu
thuyết lịch sử không thể là sản phẩm của sự nóng vội vốn là nhược điểm của
những người trẻ tuổi.
Thứ hai là, tiểu thuyết lịch sử viết về quá khứ, nhưng là một ngụ ngôn
về hiện tại. Sự kiện lịch sử cùng các biến cố và thân phận của các nhân vật
lịch sử như Hồ Quý Ly, Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Từ Đạo Hạnh, Lý
Thần Tông, Ỷ Lan… trở thành những công cụ để tác giả vẽ lên mối tương
đồng giữa quá khứ và hiện tại. Nó đối thoại với những vấn đề lớn của con
người hiện tại thông qua bài học lịch sử. Trên cấp độ nào đó, chuyện đời và
những trải nghiệm riêng tư từ vốn sống cá nhân và những kỹ thuật tân kì chưa
phải là điều cần thiết nhất đối với nhà tiểu thuyết. Cái chính của tiểu thuyết
lịch sử là đón bắt được “chân trời chờ đợi” của đa số độc giả
Thứ ba, đây là loại tiểu thuyết rất kén người đọc vì vậy người viết
phải có một bản lĩnh vững vàng một bề dày văn hóa lịch sử nếu không sẽ bị
đào thải. Bởi bạn đọc đọc tiểu thuyết lịch sử không chỉ để giải trí mà còn để
tìm hiểu về lịch sử văn hóa nước nhà qua từng giai đoạn.
1.1.3. Thành tựu nổi bật
Tiểu thuyết lịch sử trong nền văn học nước ta có vai trò quan trọng.
Tuy nhiên phải đến thời kỳ đổi mới cùng với việc tự do sáng tác được mở
rộng, lĩnh vực đề tài lịch sử bắt đầu sống lai và trở thành một trong những đề

tài chủ chốt của văn học thì tiểu thuyết lịch sử mới nhanh chóng chiếm vị trí
quan trọng với những bộ tiểu thuyết cỡ lớn như muốn chứng minh tiềm năng


24
bị bỏ quên của nó. Có thể nói tiểu thuyết lịch sử đã đáp ứng yêu cầu của thời
đại là giáo dục lịch sử và góp phần giải quyết những vấn đề của thời đại.
Yêu cầu giáo dục lịch sử bằng tiểu thuyết là do yêu cầu thúc bách của
thực tế đời sống. Nhất là từ ngày đổi mới trong bối cảnh giao lưu và hội nhập
quốc tế thì vấn đề lịch sử nước nhà đối với thế hệ trẻ ngày càng trở nên cấp
bách. Nhà văn Hoàng Quốc Hải từng chia sẻ: “… Dân tộc ta có một quá khứ
dựng nước và giữ nước đầy nhọc nhằn và kiêu dũng không thua kém một dân
tộc nào nhưng thế giới biết đến ta quá ít. Cũng bởi bộ môn tiểu thuyết lịch sử
của ta chậm phát triển đến nỗi thanh thiếu niên của ta rất thông thạo sử Tầu,
sử Ấn, sử Hy Lạp,sử Anh, sử pháp…Trong khi đó họ không biết tới lịch sử
nước nhà”[21]. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI đã
có nhiều thành tựu tiêu biểu.
Về số lượng, nhiều tác phẩm có giá trị nhận được sự hưởng ứng của
đông đảo bạn đọc và giới phê bình. Những tác giả tiêu biểu phải kể đến
Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Mộng Giác... Về chất lượng,
quả thực, giai đoạn đương đại của nước ta đang chứng kiến sự xuất hiện của
một loại tiểu thuyết lịch sử có tiếng vang, trong đó có tác phẩm được tặng giải
thưởng cuộc thi tiểu thuyết lần thứ nhất 1998-2000 của Hội Nhà văn Việt
Nam (Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, trao giải năm 2000); giải thưởng
“Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội” lần thứ nhất 2008 của Quỹ Bùi Xuân
Phái (bộ Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải, đến lần tái bản 2010 được
bổ sung thêm hai tập); giải thưởng hạng A cuộc thi tiểu thuyết lần thứ ba
2006 - 2009 của Hội Nhà văn Việt Nam (Hội thề của Nguyễn Quang Thân,
trao giải năm 2010); Giải A thể loại tiểu thuyết của Hội nhà văn, 2011 (Minh
sư cuả Thái Bá Lợi) . Có thể nói tiểu thuyết lịch sử đang lên ngôi.

Qua gần bốn ngàn trang Sông Côn mùa lũ, Nguyễn Mộng Giác không
chỉ tái hiện hình tượng anh hùng của Nguyễn Huệ - Quang Trung, hiện thân
cho thời đại bão táp nông dân khởi nghĩa mà còn rất dụng công trình bày số


25
phận cay đắng, bọt bèo của người dân trước bao thăng trầm lịch sử, nhất là
nỗi đa đoan của những người phụ nữ trong cơn binh lửa loạn ly như An hay
Thọ Hương. Tác giả cũng triển khai song song mạch chủ đề về trí thức. Có
biết bao câu hỏi được đặt ra từ chủ đề này: đâu là bản tính, bản lĩnh, đâu là
thân phận, là sứ mệnh của loại người này… Có thể nói chính những nội dung
giàu chất thế sự ấy tạo ra âm ba mạnh mẽ trong tiếp nhận của người đọc. Tư
tưởng chính của Hồ Quý Ly được tác giả khẳng định ngắn gọn: “Vấn đề của
tôi là giữa đổi mới và bảo thủ chứ không phải là kể lại lịch sử”. Triển khai
chủ đề này, Nguyễn Xuân Khánh làm nổi bật ba nhận thức quan trọng: một
tình thế phải đổi mới, một khát vọng đổi mới và một bi kịch đổi mới. Làm
thành hệ “quang phổ” của chủ đề trung tâm là các chủ đề phụ được “cấy
ghép” khá tinh vi như chủ đề tình yêu, sức mạnh nữ tính, chữ trung, tính
chất bi hài của một xã hội ở trạng thái “thời thiên tuý”… Đến Giàn thiêu thì
chủ đề lịch sử hoàn toàn mờ nhạt. Bút pháp huyền thoại hoá như lớp sương
khói dày trùm phủ lên các đường viền sự kiện, các mối quan hệ và ngay lập
tức gián cách người đọc với lịch sử. Võ Thị Hảo hầu như lãng quên việc
dựng lại bức tranh lịch sử, dù có lấy một biến cố trong chính sử làm điểm
khởi đầu, mà dồn tất cả tâm sức vào những câu chuyện lẫn lộn thực hư,
những số phận lạ lùng, quá đỗi cá biệt. Với hai kiếp sống Từ Lộ - Lý Thần
Tông, với cuộc đời trầm luân trôi dạt của Nhuệ Anh, với “con mèo hoang” cung nữ Ngạn La, rồi chàng Cá Bơn kỳ dị… những chủ đề đậm “chất tiểu
thuyết” được làm nổi bật: đó là khát vọng về tự do, là con người trăn trở truy
tìm bản thể, là bi kịch của lòng thù hận, là sức mạnh bất diệt của tự nhiên…
Các chi tiết sử liệu chỉ là cái vỏ vay mượn để tác giả suy tư về “kiếp nhân
gian” nhiều mộng mị, lầm lạc và “nhân thể” trình bày quan niệm về văn

chương, về ý thức phái tính của riêng mình…
Đội gạo lên chùa ra đời 2011 khẳng định một lần nữa tài năng nghệ
thuật của Nguyễn Xuân Khánh. “Qua tác phẩm tác giả muốn khẳng định hồn


×