Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

Thế giới nghệ thuật thơ chính hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.55 KB, 132 trang )

1

Lời cảm ơn
Hoàn thành luận văn này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
thầy giáo - TS Biện Minh Điền - ngời đã tận tình hớng dẫn, giúp
đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy giáo, cô
giáo trong khoa Ngữ văn trờng đại học Vinh đã trang bị kiến
thức, đóng góp ý kiến cho em hoàn thành luận văn này; xin
chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ,
giúp đỡ em.
Mặc dù bản thân đã nỗ lực cố gắng trong suốt qúa trình
nghiên cứu đề tài nhng chắc chắn không tránh khỏi những sai
sót nhất định. Kính mong nhận đợc những ý kiến góp ý quý
báu của các thầy giáo, cô giáo và những ngời quan tâm đến vấn
đề này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Hồ Thị Hạnh


2

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Chính Hữu là một trong những gơng mặt tiêu biểu của thế hệ nhà thơ
trởng thành sau Cách mạng tháng Tám nói chung và lớp nhà văn chiến sỹ nói
riêng đã góp phần làm nên thành tựu của nền thơ ca Việt Nam hiện đại.
1.2. Chính Hữu viết không nhiều nhng thơ ông là một thế giới nghệ thuật
riêng, độc đáo và hấp dẫn. Chính Hữu viết nhiều về đề tài ngời lính và đấu
tranh cách mạng trong mấy mơi năm qua. Cả cuộc đời ông chỉ có 3 tập thơ với


khoảng hơn 50 bài đợc công bố. Đó là một con số không nhiều của cả cuộc
đời hơn 50 năm cầm bút. Nhng Quý hồ tinh bất quý hồ đa. Với những đóng
góp quan trọng cho thơ ca cách mạng Việt Nam, ông vinh dự đợc nhận giải thởng Hồ Chí Minh về Văn học - nghệ thuật lần thứ 2 năm 2000 do Đảng và
Nhà nớc ta trao tặng.
1.3. Thơ Chính Hữu cho đến nay còn đợc ít ngời nghiên cứu. Tuy đã có
một số bài báo giới thiệu thơ ông, nhng nhìn chung còn mang tính cảm nhận
bình tán. Cha có một công trình nào tập trung nghiên cứu thơ Chính Hữu một
cách toàn diện, có hệ thống. Vì vậy, nghiên cứu Thế giới nghệ thuật thơ Chính
Hữu là một việc làm cần thiết và có nhiều ý nghĩa.
Thực hiện luận văn này chúng tôi cố gắng làm nổi bật các đặc điểm độc
đáo trong thế giới nghệ thuật thơ Chính Hữu, để từ đó khẳng định những đóng
góp và vị thế của ông đối với nền thơ hiện đại Việt Nam nói chung và thơ
kháng chiến nói riêng.
1.4. Chính Hữu không chỉ có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học dân
tộc mà còn có một vị trí quan trọng trong chơng trình văn học ở phổ thông.
Nghiên cứu vấn đề này chúng tôi còn nhằm mục đích góp phần vào việc nâng
cao chất lợng giảng dạy thơ Chính Hữu trong nhà trờng phổ thông hiện nay đợc tốt hơn.


3
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Lịch sử nghiên cứu về Chính Hữu
Ngày 27 tháng 11 năm 2007, nhà thơ Chính Hữu qua đời, ngay sau đó có
khá nhiều bài viết về ông, của bạn bè đồng nghiệp và cả những ngời thân quen
lúc sinh thời. Phần lớn những bài viết này xoay quanh các mối quan hệ về tình
cảm hoặc một số khía cạnh tiêu biểu trong cuộc đời và sáng tác của Chính
Hữu. Có thể kể đến một số bài viết tiêu biểu nh bài viết của Hoàng Cát: Nhà
thơ Chính Hữu mãi bên đời Đầu súng trăng treo đã đề cập đến con ngời, sự
nghiệp sáng tác của Chính Hữu. Trần Nhơng với Chính Hữu - trong đến tận
nguồn, cho rằng Có thể nói Chính Hữu rất đồng chí, một nhà thơ viết ít, nhng

thơ ông cũng tinh khiết nh cuộc đời ông vậy. Vũ Duy Thông khẳng định sự đổi
mới trong thơ Chính Hữu trên con đờng tìm đến chân lý nghệ thuật văn học.
Ngô Vĩnh Bình nhận xét: Chính Hữu đã tạo đợc cho mình một giọng
thơ, một phong cách thơ riêng, chất giọng và phong cách đó không thể hoà lẫn
vào bất kỳ một giọng thơ nào khác, kể cả những tác giả thơ quân đội. Thuỳ
An thì lại mạnh mẽ hơn: Cái tài và cái tình trong thơ ông, khiến những vần
thơ đậm màu bộ đội và màu giai cấp vợt qua cả chiến tuyến. Phơng Nguyên
trong bài viết: Thơng tiếc Chính Hữu nhà thơ - chiến sỹ thì lại cho rằng: sự
nghiệp sáng tác của Chính Hữu cũng nh cuộc đời ông hình thành hai giai đoạn
ghi dấu hai chặng đờng lớn của lịch sử dân tộc, trong chiến tranh và khi hoà
bình lập lại.
Bên cạnh những bài viết đó còn có một số bài phê bình, đánh giá rải rác
trên các báo. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những cảm nhận, phẩm bình, cha phải
là những công trình khoa học dựa trên một sự khảo sát công phu, qui mô.
2.2. Vấn đề thế giới nghệ thuật thơ Chính Hữu
Thế giới nghệ thuật thơ Chính Hữu nhìn chung còn là vấn đề mới mẻ, cha
đợc tìm hiểu, nghiên cứu. Có thể nói đây nh một kiến trúc nghệ thuật sắc nét
đợc tạo dựng công phu.


4
Đã có một số bài viết tuy còn mỏng nhng phần nào đã thể hiện cái nhìn
đáng trân trọng và có những khám phá, kiến giải khá sắc sảo về thế giới nghệ
thuật thơ Chính Hữu trên một số phơng diện.
Chẳng hạn Hồ Sỹ Vịnh nhận thấy: Chính Hữu có sở trờng miêu tả
những cái cao cả, những biến cố vĩ đại của lịch sử nớc ta, qua những cái có vẻ
rất bình thờng, qua cảm xúc chân thật của một công dân, qua tình đồng đội
của một chiến sỹ. Mợn hình tợng trống dục cờ bay, câu hò, Anh nói đến cách
mạng, nhìn đồng chí thơng binh trên đôi nạng gỗ Anh thấy cả 15 năm lịch sử
hùng vỹ, tay cầm lá phiếu bầu cử nhà thơ nao nao kiêu hãnh với niềm tự hào

dân tộc độc lập. Đọc khẩu hiệu Chính Hữu liên tởng đến những chặng đờng
của cách mạng.
Theo Hồ Sỹ Vịnh, tập thơ Đầu súng trăng treo (trong Tuyển tập thơ
Chính Hữu, Nxb Văn học Hà Nội, 1998) đợc Chính Hữu sáng tạo thông qua
tâm hồn và ý thức của nhà thơ. Hơn thế nữa điều đáng bàn ở đây là Chính Hữu
có khả năng tạo dựng những hình tợng đồ sộ, hấp dẫn kỳ diệu trong thơ. Cho
nên đọc thơ ông chúng ta thấy có sức lan toả rất xa, đó cũng là điểm xác định
nét riêng và đôi khi là chỗ mạnh của thơ ông [7, 195].
Nhà thơ Diệp Minh Tuyền (trên tạp chí Văn học số 5 - 1967) xác định tập
thơ Đầu súng trăng treo đã khẳng định tài năng của nhà thơ Chính Hữu - một
nhà thơ quân đội, cuộc đời chiến sỹ đã tạo cho Chính Hữu một tâm hồn thi sỹ
dễ rung động. Vì vậy mà Chính Hữu có thể viết nhiều về hình tợng ngời chiến
sỹ và có lẽ ông là một trong số những ngời viết thành công nhất về đề tài ngời
lính. Vì thế thơ Chính Hữu trở thành một đốm sáng trong thơ cách mạng
kháng chiến Việt Nam, mà mỗi lần nhắc đến thơ ca giai đoạn này chúng ta
không thể không nhắc đến tên ông [7, 215]. Nhị Ca ở bài viết Một lối cảm
nghĩ, một cách viết trong tập thơ Đầu súng trăng treo đợc in trong cuốn Từ
cuộc đời vào tác phẩm (Nxb Văn học 1972) lại khẳng định rằng: Trải năm nọ
sang năm kia từ bài trớc đến bài sau, thơ Chính Hữu có chín dần theo thời
gian, bớc tiến của thơ Chính Hữu là ở sự đổi mới về tâm hồn. Mặc dầu Chính


5
Hữu viết quá ít và quá chậm thế nhng từng bài trong thơ ông vẫn giữ đợc
phong cách riêng. Nhị Ca cho rằng: Thơ Anh vốn thuộc loại trữ tình có chiều
hớng thiên về khái quát và Chính Hữu tỏ ra có khiếu thẩm mỹ, có vốn hiểu
biết nghệ thuật đã giúp cho câu thơ mang vẻ hiện đại mà không xa lạ [7,
172]. Vơng Trí Nhàn khi đọc tập thơ Đầu súng trăng treo của Chính Hữu, đã
xác định một mạch thơ kháng chiến từ buổi đầu cho đến những chặng đờng
sáng tác sau này của Chính Hữu. Đó là mạch thơ mang tính đặc trng riêng mà

hình tợng chủ yếu trong thơ là: khẩu súng và vầng trăng. Đây là một nét riêng
của tác giả kể từ khi cầm bút cho đến những chặng đờng sau cùng của cuộc
kháng chiến [7, 236]. Nếu Vơng Trí Nhàn đánh giá: Đầu súng trăng treo một mạch thơ kháng chiến đợc tiếp tục thì bài viết của Vũ Quần Phơng về
Chính Hữu lại nêu lên những ấn tợng chung về phong cách nghệ thuật thơ
Chính Hữu, tìm hiểu những cảm xúc cũng nh cách thể hiện của nhà thơ qua
các bài thơ ở từng thời kỳ, từ những bài thơ đầu tiên nh: Ngày về, Đồng
chí...cho đến những bài thơ sau này nh: Th nhà, Ngọn đèn đứng gác. Tác giả
đã nêu lên những nhận xét tổng quát về nhiều phơng diện trong thơ Chính
Hữu nh cảm hứng, kết cấu thơ, nhịp điệu thơ...Vũ Quần Phơng còn nhận định:
Thơ Chính Hữu mang đậm tính chất ca dao [7, 163]. Mang phong vị của ca dao
nhng không có nghĩa Chính Hữu sao chép, chụp lại, hay mô phỏng mà tất cả
đã đợc nhà thơ cảm nhận, nhào nặn lại, chuyển hoá thành giọng điệu riêng để
tiếp cận hiện thực và để thể hiện mình. Vì thế Chính Hữu đã thể hiện một
phong cách riêng mang đậm bản sắc của Chính Hữu, Thơ ông gần gũi hơn với
cách nói, cách nghĩ của nhân dân. Ngoài ra một số bài viết của các tác giả nh
Xuân Tửu, Phạm Hổ, Mai Quốc Liên...[7] cũng góp phần khẳng định nghệ
thuật, cảm hứng cũng nh hình tợng trong thơ Chính Hữu.
Các bài viết trên thực sự ít nhiều có những đóng góp trong việc nghiên
cứu tiếp nhận thơ Chính Hữu, song nhìn chung các ý kiến trong những bài viết
trên chủ yếu đánh giá thiên về con ngời nhà thơ, chứ cha nói nhiều, cha chú


6
tâm vào tác phẩm, cha tạo đợc cái nhìn hệ thống về thế giới nghệ thuật thơ
Chính Hữu.
2.3. Nhận thấy đây là một chỗ trống, một thiếu sót trong nghiên cứu thơ
Chính Hữu nên luận văn đi vào tìm hiểu và nghiên cứu.
Luận văn của chúng tôi có thể nói là công trình đầu tiên đi sâu tìm hiểu
Thế giới nghệ thuật thơ Chính Hữu nh một hệ thống chỉnh thể và nhìn nó với
t cách nh một đối tợng chuyên biệt.

3. Đối tợng nghiên cứu và giới hạn, của đề tài
3.1. Đối tợng nghiên cứu
Đúng nh tên gọi của đề tài, đối tợng mà chúng tôi nghiên cứu là Thế giới
nghệ thuật thơ Chính Hữu.
3.2. Giới hạn của đề tài
Trong luận văn này, chúng tôi nghiên cứu những gì là biểu hiện của thế
giới nghệ thuật thơ, những yếu tố cấu thành thế giới nghệ thuật thơ Chính Hữu
thể hiện qua toàn bộ sáng tác của ông.
Chúng tôi giới hạn nghiên cứu thơ ca Chính Hữu chủ yếu tập trung vào
văn bản Tuyển tập Chính Hữu, Nxb Văn học, Hà Nội, 1998.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khảo sát, xác định đặc trng của thế giới nghệ thuật thơ Chính Hữu, luận
văn đặt ra 3 nhiệm vụ nghiên cứu:
4.1. Đa ra một cái nhìn tổng quát về Chính Hữu trong thơ Việt Nam hiện
đại.
4.2. Khảo sát, phân tích và xác định hình tợng tác giả, hình tợng cái tôi
trữ tình trong thơ Chính Hữu.
4.3. Khảo sát, phân tích nghệ thuật tổ chức ngôn từ thơ Chính Hữu.
Cuối cùng rút ra một số kết luận về thế giới nghệ thuật thơ Chính Hữu.
5. Phơng pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng nhiều phơng pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó có
các phơng pháp chính:
- Phơng pháp phân tích - tổng hợp


7
- Phong pháp so sánh - đối chiếu
- Phơng pháp cấu trúc - hệ thống
6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn
6.1. Đóng góp

Đây là công trình đầu tiên tìm hiểu Thế giới nghệ thuật thơ Chính Hữu
nh một hệ thống chỉnh thể từ đó xác định vị trí và đóng góp của Chính Hữu
cho thơ Việt Nam hiện đại.
Kết quả của luận văn có thể vận dụng, tham khảo cho vấn đề dạy - học
thơ văn Chính Hữu ở trờng phổ thông.
6.2. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn đợc triển khai trong 3 chơng:
Chơng 1: Hiện tợng Chính Hữu trong thơ Việt Nam hiện đại
Chơng 2: Hình tợng tác giả và hiện thực cuộc sống, con ngời trong thơ
Chính Hữu
Chơng 3: Nghệ thuật tổ chức ngôn từ thơ Chính Hữu.


8

Chơng 1
hiện tợng chính hữu trong thơ
việt nam hiện đại
1.1. Tổng quan về nền thơ cách mạng Việt Nam sau năm 1945
Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, thực tiễn cách mạng và đờng lối văn
nghệ của Đảng đã giải phóng ngời nghệ sĩ, giải phóng cho nghệ thuật. Từ
trong chiến đấu, đội ngũ những ngời nghệ sỹ kiểu mới xuất hiện và ngày càng
trởng thành. Đó là ngời nghệ sỹ - chiến sỹ giác ngộ lý tởng cách mạng, trung
thành với đất nớc, với nhân dân. Họ tự nguyện đem tài năng và nghị lực của
mình cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Các thế hệ nhà thơ tuy có
những điểm khác nhau, nhng họ cùng chung lý tởng, đến với cách mạng.
Nghệ thuật thơ ca thời kì này không phải là phong cách cầu kỳ, khó hiểu
mà chính ở sự giản dị dễ hiểu, ở sự hài hoà phổ cập và nâng cao giữa truyền
thống và cách tân, giữa dân tộc và hiện đại.

Các nhà thơ đi với Cách mạng, với kháng chiến đều thấy rõ ý nghĩa cuộc
thay đổi. Nhiều nhà thơ đã tình nguyện lên đờng nhập ngũ, sống, chiến đấu và
viết ở chiến trờng. Những nhà thơ mang trong mình lý tởng cách mạng, họ là
những ngời đã từng tham gia hoạt động bí mật trong những tổ chức quần
chúng của Việt Minh và cả những ngời còn lờ mờ về cách mạng, tất cả đều
hăm hở xung phong lên đờng kháng chiến. Họ từ giã xóm làng, từ giã thủ đô,
thành phố ra đi, hoà cái Tôi vào cái Ta chung nhiều ý nghĩa, với ý thức
của ngời công dân đi để dành độc lập cho đất nớc, thoát khỏi cuộc đời nô lệ.
Nhà thơ Tú Mỡ đã ghi lại ý nghĩ chân thành của mình:
Kháng chiến bùng lên biệt Thủ Đô
Lên đờng dẻo bớc khoác ba lô
Mang theo ý chí ngời dân Việt


9
Thà chết không làm vong quốc nô
(Tự Thuật) [43,148].
Cuộc sống kháng chiến đã tạo ra nguồn cảm hứng và cảm xúc lớn cho
thơ. Tính lí tởng cao cả hoà cùng chất liệu hiện thực phong phú bắt nguồn từ
cuộc chiến đấu, sản xuất gian khổ nhng vô cùng anh dũng của dân tộc, đã
nâng thơ lên một tầm cao của thời đại. Và điều dễ nhận thấy là tâm hồn các
nhà thơ cũng đợc thay đổi, một sự thay đổi có tính chất căn bản, nội tại. Sự
thay đổi đó đã tạo ra những kết quả trong sáng tác. Cuộc sống chiến đấu đã có
tác dụng quyết định đến sự chuyển biến t tởng nhà thơ, khơi gợi những tình
cảm tốt đẹp, những nhận thức đúng đắn về cách cảm, cách nghĩ về đối tợng
của văn học. Cũng thời kỳ này xuất hiện đội ngũ nhà thơ - những ngời đã trải
qua cuộc đời nô lệ của ngời dân mất nớc, hồ hởi đến với cách mạng, từ thung
lũng đau thơng đến cánh đồng vui. Đó là các nhà thơ từng là trụ cột của phong
trào thơ mới nh: Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Tế Hanh, Anh Thơ,
Nguyễn Bính.....tìm đến cách mạng, Nh chờ vang tiếng sét xé trời mây (Chế

Lan Viên). Một Xuân Diệu yêu đời khát vọng mạnh mẽ, mà phải rợn ngợp
giữa cô đơn: Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề. Nay tìm ra mái ấm cho tâm hồn
mình:
Tôi cùng xơng thịt với nhân dân của tôi
Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu.
Một Huy Cận khi xa:
Đôi tay không tím mộ
Chỉ lạc hớng thiên đờng
Giờ đây thấy Trời mỗi ngày lại sáng trên Đất nở hoa. Một Chế Lan
Viên từng thấy thân phận mình sờ soạng cùng đám ma hồn mất nớc, ao ớc
gom lá vàng lại để chắn nẻo xuân sang, gặp cách mạng vui mừng Xa phù du
mà nay phù sa... Phong trào Thơ mới là cuộc cách tân thơ lớn nhất nửa đầu thế
kỷ XX ở nớc ta. Việc hầu hết các nhà thơ tiêu biểu của phong trào này tìm đến
với cách mạng, tiếp tục phát huy năng lực sáng tạo của mình, luôn có mặt ở vị
trí hàng đầu, là một hiện tợng đặc sắc. Điều đó chứng tỏ sức hấp dẫn của cách


10
mạng đối với các nhà thơ Việt Nam, dù sáng tác ở khuynh hớng nào, ở vị trí
nào trớc khi đất nớc đợc độc lập thì cách mạng đã làm thay đổi, nhận thức,
tình cảm của lớp nhà thơ có tên tuổi. Cách mạng đã đào tạo và bồi dỡng lớp
nhà thơ trởng thành từ trong thực tế của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và
xây dựng đất nớc.
Đội ngũ nhà thơ chiến sĩ trởng thành trong kháng chiến chống Pháp là
những nhà thơ vốn xuất thân từ các đơn vị bộ đội, cơ quan tuyên truyền báo
chí, vốn là các hạt nhân văn hoá, văn nghệ địa phơng nh Trần Mai Ninh, Hồng
Nguyên, Hoàng Lộc, Chính Hữu, Hoàng Trung Thông, Thôi Hữu, Hữu Loan,
Quang Dũng, Xuân Hoàng, Lơng An, Khơng Hữu Dụng, Lu Dơng, Vĩnh Mai,
Việt Anh, Trần Hữu Thung, Trinh Đờng, Phạm Hổ, Huỳnh Văn Nghệ, Hà
Mậu Nhai, Bảo Định Giang, Nông Quốc Chấn, Cầm Biên, Bàn Tài Đoàn.... Có

thể nói, lớp nhà thơ này do cách mạng mà trởng thành, từ cách mạng mà ra.
Lớp nhà thơ - chiến sỹ trởng thành trong thực tế chiến đấu đã tạo đợc
dòng thơ riêng ngay từ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp - dòng thơ quân đội,
một dòng thơ mới mẻ, mộc mạc nhng tràn đầy sức sống, thành công của nó
cha có gì là rực rỡ chói lọi nhng đã tạo ra đợc tiếng vang lớn trong văn học
Việt Nam. Đó là dòng thơ do các đội viên chiến sỹ là những ngời lính tự viết
về mình, từ cuộc sống chiến đấu gian khổ nhng đầy hào hùng của họ.
Bớc đầu những sáng tác của họ còn non nớt về nghệ thuật, tác giả hầu nh
cha am hiểu nhiều về kỷ thuật thơ, nhng cũng chính vì vậy mà họ lại không bị
một ràng buộc nào của quan niệm nghệ thuật cũ. Từ đó họ tự tạo cho mình
một phong cách riêng, không thể trộn lẫn. Thơ ca thời kì này đã xây dựng đợc
nhiều hình tợng đẹp về những con ngời chiến đấu, lao động giàu lòng yêu nớc.
Hình ảnh cuộc sống kháng chiến gian khổ in đậm nét trong thơ. Thơ hớng đến
những ngời nông dân từ giã làng xóm, ruộng đồng, gia nhập vệ quốc quân,
tình nguyện làm anh lính cụ Hồ, tới những ngời vợ trẻ đảm đang nơi quê nhà
và cả những em bé gan dạ, đến những cảnh sinh hoạt của quân và dân trong
kháng chiến, họ đùm bọc đoàn kết yêu thơng nhau nh ruột thịt đầy tình nghĩa
của con ngời Việt Nam


11
Chẳng hạn trong bài Quê hơng Việt Bắc, mở đầu tập thơ, tác giả cho thấy
đất nớc đã nuôi dỡng ngời chiến sĩ trởng thành trong lòng dân tộc. Bài thơ với
những địa danh gợi nhớ, những cuộc hành quân đầy gian khổ, của buổi ban
đầu kháng chiến. Nhắc đến Việt Bắc căn cứ địa của Cách mạng, ngời chiến sĩ
rất tự hào:
Việt Bắc quê hơng ta sáng chói
Đất tự do của những anh hùng
Chim bay rợp trời mây rộng rãi
Quân đi rung chuyển những sông rừng

(Quê hơng Việt Bắc - Nguyễn Đình Thi)
Quang Dũng xây dựng hình ảnh anh vệ quốc đoàn trong Tây Tiến nguyên
vẹn là anh sinh viên Hà Thành khoác áo chinh phu:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá giữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
(Tây Tiến - Quang Dũng)
Hình ảnh ngời chiến sỹ trong thơ Hữu Loan có chút gì đó vừa đáng yêu
vừa lập dị:
Ngày hợp hôn
Nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
Đôi dày đinh
Bết bùn đất hành quân
Nàng cời xinh xinh
Bên anh chồng độc đáo
(Màu tím hoa sim - Hữu Loan)
Chính Hữu cảm nhận ngời lính theo một góc nhìn khác, họ là những ngời nông dân từ các miền quê họp lại, thiếu thốn gian khổ nhng thật kiên cờng,
dũng cảm đánh giặc. Ngời ở vùng nớc mặn đồng chua, ngời ở làng nghèo, đất


12
cày lên sỏi đá. Mặc dầu xuất thân khác nhau nhng họ đều chung một lý tởng
chiến đấu để bảo vệ tổ quốc.
Nhớ của Hồng Nguyên là một minh chứng nữa, bổ sung thêm về hình tợng ngời lính. Họ cũng là những con ngời ở thôn quê ra đi:
Gửi lại quê hơng mái lều tranh
Tiếng mõ đêm trờng luống cày đất đỏ
ít nhiều ngời vợ trẻ mòn chân bên cối gạo canh khuya
Đó còn là những thiếu thốn thờng gặp của quân đội ta ngày đầu kháng chiến:

áo vải chân không
Lột sắt đờng tàu
Rèn thêm dao kiếm
Họ là những con ngời chân tình, giản dị, yêu thơng đùm bọc lẫn nhau
trong suốt thời gian và không gian hành quân luyện tập và chiến đấu.
Kỳ hộ lng nhau ngang bờ cát trắng
Quờ chân tìm hơi ấm đêm ma
Anh bộ đội trong bài thơ Lên Cấm Sơn của Thôi Hữu cũng là những con
ngời đang vơn lên để chiến thắng kẻ thù, tạo ra niềm vui đem lại ánh sáng cho
nhân dân vùng rừng núi heo hút. Những con ngời ấy đã qua nhiều gian khổ và
hiện tạị:
Họ vẫn gầy vẫn ốm
Mắt vẫn lỏm da vàng
áo chăn cha đủ ấm
ăn uống vẫn tồi tàn
(Lên Cấm Sơn - Thôi Hữu)
Thơ ca giai đoạn kháng chiến chống Pháp phát triển, đánh dấu bớc ngoặt
có ý nghĩa về sự phát triển nhận thức t tởng, tình cảm, quan điểm nghệ thuật
của các nhà thơ. Điều đó có nghĩa, có rất nhiều nhà thơ trởng thành trong quân


13
đội, từ trong thực tế chiến đấu họ đã tự vẽ lên cuộc sống hào hùng của mình
trên những trang thơ, đã tạo đợc dấu ấn riêng trong lòng ngời đọc qua bao thế
hệ, tác phẩm của họ có sự vô t thẳng thắn của một ngời lính, ngời cách mạng,
hiểu hơn ai hết thực tế chiến đấu. Đó là đặc điểm riêng khác so với các nghệ
sỹ chuyên nghiệp của thơ ca giai đoạn này.
Nh vậy, thơ Việt Nam những năm 1945 - 1954 đã đi vào nhiều mặt của
cuộc sống. Vấn đề cách mạng và kháng chiến đợc phản ánh trong thơ kịp thời.
Từ những vấn đề thời sự, thực tế hàng ngày, từ những mức độ khác nhau, các

bài thơ đã làm nổi lên hình tợng nhân dân, đất nớc. Viết về lãnh tụ, về ngời
lính, anh công nhân, chị dân công, và những ngời lao động sản xuất, các nhà
thơ đã hớng độc giả suy nghĩ về tổ quốc. Hình tợng tổ quốc đợc biểu hiện ở
dáng vẻ khẩn trơng của cuộc chiến đấu và xây dựng, ở những liên hệ phong
phú với tính cách dân tộc và truyền thống vinh quang của nhân dân ta. Tinh
thần yêu nớc, tình làng nghĩa xóm, tình đồng chí đồng đội, lòng dũng cảm,
đức hy sinh... Tất cả đợc biểu hiện trong thơ một cách sinh động và đợc nhìn
nhận trong hoàn cảnh chiến tranh, đầy gian khổ mà gắn bó với tổ quốc với
nhân dân.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc, đất nớc chuyển sang
một giai đoạn mới. Miền Bắc hoà bình, bắt đầu cuộc sống lao động xây dựng
khẩn trơng hàn gắn vết thơng do chiến tranh để lại và xây dựng xã hội chủ
nghĩa, tiếp đó cả nớc lại phải tiếp tục bớc vào cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu
nớc tiến tới thống nhất nớc nhà. Trên cơ sở đó, thơ ca cũng đã phát triển mạnh
mẽ theo hai nguồn cảm hứng chủ đạo là cảm hứng yêu nớc và cảm hứng về
xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Lực lợng các nhà thơ ngày càng đông đảo và đợc khẳng định. Trình độ t
tởng nhận thức đợc nâng cao hơn và trình độ nghề nghiệp cũng vững vàng lên
rất nhiều. Đội ngũ những nhà thơ trong giai đoạn này, tiêu biểu là Lê Anh
Xuân, Dơng Hơng Ly, Trần Nguyên, Tế Hanh,Thanh Hải, Giang Nam,
Nguyễn Bao, Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Ngô Văn Phú, Võ Văn Trực...


14
Thơ ở giai đoạn này tập trung biểu hiện nhịp sống mới, sôi nổi, náo nức
của cuộc sống lao động xây dựng trên khắp mọi miền đất nớc. Tuy nhiên,
nhiều bài thơ vẫn tiếp tục khai thác đề tài kháng chiến chống thực dân Pháp,
chống Mỹ nêu những tấm gơng anh hùng, những tình cảm đồng đội, đồng chí,
những tâm hồn trong sáng. Song có một điều dễ nhận thấy, nét riêng của thơ
những năm đầu khi hoà bình vừa lập lại, có nhiều nhà thơ quê hơng miền Nam

đã thổi vào thơ, một tình cảm sâu nặng về quê nhà, giới thiệu với đồng bào
miền Bắc, cái đẹp, cái phong phú của đất miền Nam thân yêu, con ngời miền
Nam trung hậu bất khuất đảm đang:
Qua những con đờng bụi đỏ
Ngỡ ngàng tôi đứng trớc Cao Nguyên
Nh một chàng trai nhiều bỡ ngỡ
Gặp Buôn Mê Thuột rất dịu hiền
(Hát từ Ban Mê Thuột thân yêu - Trần Tấn Ngô)
Và:
Xa yêu quê hơng vì có chim có bớm
Có những ngày trốn học bị đòn roi...
Nay yêu quê hơng qua từng nắm đất
Có một phần xơng thịt của em tôi
(Quê Hơng - Giang Nam)
Tế Hanh nhớ quê hơng da diết, và nỗi nhớ ấy gắn liền với kỷ niệm tuổi
thơ, với dòng sông quen thuộc và niềm tin thật chắc chắn:
Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mong ớc
Tôi sẽ về sông nớc của quê hơng
Tôi sẽ về sông nớc của tình thơng
(Nhớ con sông quê hơng - Tế Hanh)
Nhìn chung, thơ ca giai đoạn 1954 - 1964 miêu tả cuộc sống với sinh khí
lành mạnh và mang nhiều màu sắc. Từ vùng than Hòn Gai - Hạ Long xinh
đẹp, đến những bến cảng Hải Phòng, nhà máy dệt Nam Định, từ những công
trờng xây dựng thuỷ lợi Bắc Hng Hải đang ngày đêm phấn khởi thi đua một


15
ngời làm việc bằng hai, từ những xóm làng phấn khởi thi đua tăng gia sản
xuất, tng bừng tiến lên xây dựng hợp tác xã. Toàn miền Bắc đã hiện lên trong
thơ nh một bức tranh sinh động về con ngời, về tổ quốc, về ý chí xây dựng xã

hội chủ nghĩa ở miền Bắc vững mạnh, làm hậu thuẫn cho miền Nam, sát cánh
cùng miền Nam quyết tâm chiến đấu đánh thắng giặc Mỹ, giành độc lập tự do
và thống nhất nớc nhà.
Bên cạnh đó, thì thơ ca giai đoạn này cũng tập trung tố cáo tội ác của
giặc Mỹ thơ đợc mài sắc và có sức cổ vũ lôi cuốn mạnh mẽ. Nhiều bài thơ hay
đã xuất hiện nh: Ngời con gái Việt Nam, Thù muôn đời muôn kiếp không tan
của Tố Hữu, Em là tất cả quê hơng, của Trần Nguyên, tập thơ Tiếng sóng, của
Tế Hanh.
Phong trào cách mạng miền Nam ngày càng tiến mạnh, mở ra bao niềm
lạc quan tin tởng trong lòng nhân dân. Niềm vui ấy đợc đa vào thơ tạo nên
một âm hởng mới và cũng từ thực tế của hiện thực cách mạng đang phát triển.
Tiếng hát miền Nam vút lên vợt qua cả giới tuyến 17 ra miền Bắc. Những bài
thơ của đồng bào miền Nam, những bài hát đều nói đến niềm mong muốn
thống nhất đất nớc, không có uỷ mỵ, buồn tủi luôn lạc quan yêu đời tin tởng
vào cách mạng. Nhiều bài thơ viết về lòng yêu tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội
đã nói lên điều đó.
Tố Hữu không cầm nổi xúc động trớc cảnh đẹp kỳ vĩ của thiên nhiên đất
nớc:
Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi
Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò dô tiếng hát
Chuyến phà dào dạt, bến nớc Bình Ca
(Ta đi tới - Tố Hữu)
Không những thế đất nớc ta còn giàu đẹp vô cùng, rừng vàng biển bạc,
đẹp nh một huyền thoại trong cổ tích:
Cá Nhụ, cá Chim cùng cá Dé
Cá Song lấp lánh đuốc đen hồng


16

Cá Đuôi em quẩy trăng vàng choé
Đêm thở, sao lùa nớc Hạ Long
(Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)
Có nhiều cách để thể hiện đất nớc. Thơ đi đến với thiên nhiên, chiêm ngỡng, ca ngợi, trở về với lịch sử oai hùng của dân tộc, khai thác tâm hồn và tính
cách con ngời Việt Nam, trình bày những đổi thay đang hiện hình trớc mặt....
Tất cả đều cần thiết và thơ ca có nhiệm vụ phải đáp ứng yêu cầu cuộc sống để
đấu tranh thống nhất đất nớc, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Lao động xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa là một đề tài lớn, mà thơ
ca hớng tới với một nhiệm vụ nặng nề. Thơ phản ánh không khí khẩn trơng,
hăng say lao động sản xuất của miền Bắc. Huy Cận, Khơng Hữu Dụng,
Nguyễn Xuân Sanh đi vùng mỏ Quảng Ninh, Phạm Hổ đi nhà máy dệt Nam
Định, Hoàng Trung Thông, Yến Lan về với hợp tác xã nông nghiệp... Những
chuyến đi này có nhiều thu hoạch lớn. Nhiều bài thơ hay đã ra đời: Nông trờng cà phê của Tế Hanh, Về đây của Trần Hữu Thung, Bài ca hợp tác thôn tôi
của Yến Lan, Chị đẩy xe goòng của Xuân Sanh, Chiếc gơng của cô gái vùng
mỏ của Trinh Đờng, Cô thợ dệt của Phạm Hổ, Hạ Long đêm bốc vác của
Nguyễn Viết Lãm, Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận,...Hoàng Trung Thông
trong bài Gửi về Thái Thụy viết:
Ngời ở nơi này mới giỏi cha
Trai cày cuốc giỏi, gái không vừa
Hai tay vật lộn cùng ma nắng
Ma nắng thua ngời, ngời chẳng thua
(Gửi về Thái Thụy - Hoàng Trung Thông)
Tác giả thấy đợc vẻ đẹp bình dị của những ngời nông dân, đang phát huy
ý thức làm chủ đầy sáng tạo, thấy đợc khó khăn gian khổ trong bớc đờng đi
lên xã hội chủ nghĩa còn nhiều mới mẻ, thấy đợc sức mạnh của con ngời, đầy
phấn chấn và lạc quan. Tố Hữu trong bài Tiếng chổi tre ca ngợi một công việc
lao động rất bình thờng, song đầy ý nghĩa.


17

Huy Cận với Đoàn thuyền đánh cá, cả bài thơ là bài ca lao động, ca ngợi
sự giàu có của biển cả.
Chủ nghĩa xã hội và lao động trở thành niềm vui, là nghĩa vụ trong cuộc
sống của mỗi một con ngời, bởi lao động đều đợc coi trọng cho dù ở công việc
gì, mà có lợi cho xã hội và cộng đồng. Mọi ngời yêu nghề và có ý thức làm
chủ. Từ đó chủ nghĩa xã hội đã mở ra cho thơ một đối tợng và một khả năng
phản ánh rộng lớn, dồi dào hơn và phong phú hơn, không chỉ quẩn quanh hay
bị hạn chế trong mỗi giải đất quê hơng quen thuộc, mà còn vơn đến mọi ngõ
ngách thôn xóm, mọi miền của đất nớc.
Tóm lại, thơ 1954 - 1964 đã đánh dấu sự trởng thành của một giai đoạn
thơ. Đó là kết quả của một quá trình tích lũy, chuyển biến trong mời năm cách
mạng. Sự trởng thành chứng tỏ các nhà thơ đã có sự thay đổi về chất, có trình
độ t duy cao, nghệ thuật độc đáo, t tởng vững chắc, với một đội ngũ đông đảo
các nhà thơ, một đội ngũ bao gồm các nhà thơ đã từng sáng tác từ trớc cách
mạng tháng tám, họ ra đời và trởng thành trong cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp. Các nhà thơ trẻ xuất hiện trong những năm hoà bình. Đội ngũ này
có những đóng góp tích cực, nhất là khi đất nớc bớc vào thời kỳ đổi mới và
thời kỳ chống Mỹ cứu nớc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Cuộc kháng chiến lần thứ hai của dân tộc nổ ra, sau mời năm ngày kết
thúc chiến thắng Điện Biên Phủ. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc, đã sản
sinh ra vô vàn những tấm gơng, những anh hùng cho dân tộc, với những kỳ tích
hào hùng, phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, có sức cổ
vũ lớn, khích lệ lòng tự hào, tạo niềm tin sắt đá vào sự nghiệp đấu tranh của
Đảng, của dân tộc ta. Trên cơ sở đó cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc đã mở
ra một chặng đờng mới cho sự phát triển của nền thơ ca nớc nhà.
Có thể nói cha, bao giờ thơ lại phát triển mạnh và rực rỡ nh thời kỳ này.
Ngay từ giờ phút đầu của cuộc chiến đấu, mỗi ngời nghệ sỹ đã nhận thức đợc
trách nhiệm của mình đối với dân tộc, đối với thời đại trong giờ phút thiêng
liêng nhất của lịch sử. Tiếng súng chống Mỹ bùng nổ thì lời thơ ca ngợi cháy
bỏng căm thù giặc cũng đợc vang lên hoà cùng một nhịp:



18
Yêu với căm hai đợt sóng ào ào
Vỗ bên lòng và dội mãi tới trăng sao
(Xuân Diệu)
Thơ ca phát huy đợc tính chiến đấu kịp thời và tính thời sự nhạy bén.
Trên tuyến đầu của cuộc chiến đấu, lòng căm thù và từ trong chiều sâu thầm
kín của mỗi trái tim yêu nớc, thơ ca có mặt khắp mọi nơi, đặc biệt các nhà thơ
trẻ lăn lộn ở khắp mọi chiến trờng, ở các mặt trận nóng bỏng nên đôi tay cầm
súng, bản thảo trên lng.
Đội ngũ các nhà thơ trẻ bao gồm: Lê Anh Xuân, Diệp Minh Tuyền,
Thanh Thảo, Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm, Dơng Hơng Ly, Phạm Ngọc
Cảnh, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Nguyễn Đức Mậu, Hữu Thỉnh, Hoàng
Nhuận Cầm, Vơng Trọng, những nhà thơ nữ nh: Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ
Dạ, ý Nhi, Phan Thị Thanh Nhàn... Điều đáng quý là họ luôn ý thức đợc trách
nhiệm cầm bút của mình trớc cuộc sống của dân tộc.
Thơ chống Mỹ đã biểu hiện sâu sắc t tởng yêu nớc, yêu chủ nghĩa xã hội,
lòng tự hào về truyền thống của dân tộc ta, về thắng lợi hiện tại và niềm tin
vào tơng lai. Thơ ca chống Mỹ là khúc ca chiến thắng, chất thơ đã hoà quyện
cùng chất thép, niềm lạc quan cách mạng vợt lên trên những tổn thất đau thơng, ít có những hạn chế trong t tởng nh thơ ca những năm đầu kháng chiến
chống Pháp, hay trong những năm đấu tranh thống nhất đất nớc và xây dựng
nền hoà bình.
Thơ ca chống Mỹ cứu nớc mang lý tởng cao đẹp, giàu tính chiến đấu,
chân thực, tự nhiên thô sơ, mộc mạc, nói đến tổn thất chia ly nhng không
ngậm ngùi, bi lụy, luôn khẳng định một niềm tin tất thắng của cách mạng.
Chủ nghĩa anh hùng cách mạng là nội dung chủ yếu, là cảm hứng chủ đạo đợc
thơ khai thác và biểu hiện với nhiều sắc thái phong phú. Nh vậy, cũng có
nghĩa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc đã đem đến cho các nhà thơ một
tầm nhìn cao, một cảm xúc lớn. Đề tài đợc mở rộng đến nhiều mặt của cuộc

sống. Từ những bài thơ viết về những điển hình ngời thật, việc thật nh:
Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Viết Xuân, Trần Thị Lý, Mẹ Suốt....Từ tiếng đàn,


19
tiếng hát, tiếng gà gáy tra, đến chiến công của những chiến sỹ cao xạ pháo,
chiến sỹ Hải quân và anh không quân nhân dân, từ cô gái tự vệ Bạch Long Vĩ
hay đến mẹ con bản Nà Làng, từ cuộc chia tay đêm Hà Nội đến những trận
đánh ở đờng Trờng Sơn, Tây Nguyên, Nam Bộ...
Thơ đã toả rộng diện phản ánh đi vào nhiều hớng, nhiều ngã của cuộc
sống nhng vẫn tập trung vào những đề tài chính. Cho dù viết về đề tài nào thì
thơ chống Mỹ cứu nớc vẫn gắn bó với thực tế sôi động của dân tộc. Các nhà
thơ có một cái nhìn mới đối với chiến tranh, với những mất mát hy sinh và sự
bất tử, lòng căm thù giặc, tình bạn chiến đấu, tình yêu và lòng tin về sự tất
thắng của cách mạng, suy nghĩ về số phận của dân tộc. Nhiều bài thơ hay của
giai đoạn này đã ra đời nh: Ngời con gái sông Gianh của Lu Trọng L, Hoa
dứa trắng của Anh Thơ, Nhật ký quê biển của Nguyễn Xuân Sanh. Quê hơng
của Giang Nam, Mồ anh hoa nở của Thanh Hải, Vầng trăng quầng lửa của
Phạm Tiến Duật, Đất ngoại ô của Nguyễn Khoa Điềm, Gió Lào cát trắng của
Xuân Quỳnh, Cát trắng của Nguyễn Duy, Đờng tới thành phố, của Hữu
Thỉnh, Những ngời đi tới biển, của Thanh Thảo và những trờng ca sắc sảo của
Thu Bồn...
Đề tài bao quát trung tâm của thơ giai đoạn này là đề tài đất nớc. Với
cảm xúc nồng cháy và suy nghĩ chín chắn, các nhà thơ đã biểu hiện tổ quốc
một cách sâu sắc đầy đủ về nhiều mặt. Hiện lên trong thơ là hình tợng tổ quốc
Việt Nam có bề dày lịch sử và chiều cao hiện tại. Tổ quốc Việt Nam trong thơ
trở thành một biểu tợng thiêng liêng. Trần Hữu Thung trong bài Việt Nam tổ
quốc tôi, đã nói đến một đất nớc kiên cờng, tự hào qua bốn nghìn năm xây
dựng và chiến đấu giữ gìn những nét đậm đà bản sắc dân tộc. Từ dáng đứng
của ngời chiến sỹ Giải phóng quân, Lê Anh Xuân liên tởng đến một, Dáng

đứng Việt Nam, một Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân. Trờng ca Mặt đờng
khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, đặc biệt là chơng Đất nớc, biểu hiện
phong phú những sắc thái tình cảm đối với tổ quốc. Lời thơ xúc động, suy tởng mạnh mẽ tràn đầy tinh thần ca ngợi nhân dân. Những đặc điểm tâm lý dân
tộc, những cuộc đời, những câu chuyện huyền thoại, tình yêu say đắm, lòng


20
quả cảm, đức hy sinh, tính siêng năng cần cù trong lao động... đều đợc tởng tợng liên kết trong một kết cấu thơ vững vàng uyển chuyển. Đất nớc ấy là đất
nớc của nhân dân. Đất nuớc ấy đặt ra cho thế hệ trẻ một nhiệm vụ trọng đại là
chiến đấu bảo vệ và xây dựng quê hơng:
Ôi sông núi của nghi ngàn dặm đất
Có tiếng chúng con xin có mặt
Nguyện làm ngời xung kích
của quê hơng!
(Trích trờng ca mặt đờng khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
Cũng trong thời điểm này Chế Lan Viên tập trung làm nổi bật lên hình tợng tổ quốc Việt Nam tợng trng cho lòng tin và sức mạnh chân lý, là sự hy
sinh lớn để bảo vệ nhân dân và cả nhân phẩm của nhân loại:
Việt Nam chục vạn ngàn đạn lửa
Cho ngàn năm sau nhân loại ngẩng cao đầu
(Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng? - Chế Lan Viên)
Tố Hữu nói đến dân tộc Việt Nam, là nói đến những ngời mẹ với nhiều
đức tính quý báu, chịu thơng, chịu khó, nhẫn nại âm thầm hy sinh trong mọi
đau khổ. Hình tợng tổ quốc và ngời mẹ nh hoà quyện xuyên suốt trong t duy
sáng tạo của Tố Hữu. Từ những ngày cách mạng Việt Nam đang còn trong
bóng tối với hình ảnh một bà má Hậu Giang đến những ngày kháng chiến
chống thực dân Pháp với hình ảnh một bà Bủ, một bà Bầm..., tất cả đều gợi lên
cho ngời đọc một sự rung động của sợi dây tình cảm về tổ quốc. Trong thơ Tố
Hữu, Việt Nam còn là hạt giống mùa sau, là ngời lính đi đầu
Nhiều bài thơ viết về tiền tuyến lớn, phản ánh trực tiếp những trận đánh,
nhiều bài thơ viết về hậu phơng vừa sản xuất vừa chiến đấu kiên cờng, về hạnh

phúc, về gia đình, về tình yêu chung thuỷ sắt son... Trong thơ hình ảnh ngời
chiến sỹ xuất hiện ở một t thế đẹp, dũng cảm:
Hỡi ngời anh giải phóng quân
Hai mơi năm chẳng dừng chân trên đờng
Vẫn đôi dép lốp chiến trờng


21
Vẫn vành mũ lá, coi thờng hiểm nguy
(Tiếng hát sang xuân - Tố Hữu)
Bài thơ về tiểu đội xe không kính đáng yêu, có cái say sa khinh thờng
nguy hiểm mà không có gì là phiêu lu mạo hiểm, ngang nhiên xông xáo, dũng
cảm, hiên ngang kính vỡ hết nhng xe vẫn cứ đi, đi vì nhiệm vụ, đi vì ngày mai:
Không có kính không phải xe không có kính
Bom dật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
(Bài thơ tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)
Chiến đấu và lao động, sản xuất và xây dựng, hai nhiệm vụ này luôn là
những thử thách nặng nề đối với dân tộc ta. Nhiều bài thơ thể hiện ngời công
nhân cùng với nền công nghiệp trong giai đoạn này đã làm nổi lên một cách
sinh động về cuộc sống con ngời cùng với những vấn đề t tởng, tình cảm, đạo
đức cách mạng. Đó là những con ngời có hoài bão, có lý tởng, có ý chí vơn
tới, con ngời mới chủ nghĩa xã hội, đó còn là những con ngời lao động trong
hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, song vẫn bình tĩnh mu trí, gan dạ:
Ta với kẻ thù lừa nhau từng phút
Bom ném sáng - của ta tra
Bom ném chiều - của ta tối
Bom sáng, bom chiều, bom tra, bom tối
Của ta cả hăm bốn giờ

(Nguồn sáng - Yên Đức)
Nh vậy, có thể nói thơ cứu nớc đã tự khẳng định mình bằng nhiều phẩm
chất mới, khẳng định một bớc tiến mạnh mẽ trong nền thơ hiện đại Việt Nam.
Nhiều nhà thơ đã có nhiều tìm tòi sáng tạo chứng minh sức vơn lên của bản
thân mình để đóng góp vào nền thơ chung của dân tộc.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc đã giành đợc thắng lợi vĩ đại, kết
thúc cuộc chiến đấu anh hùng mang màu sắc sử thi của cả dân tộc. Thơ chống
Mỹ cứu nớc cũng đạt tới những đỉnh cao rực rỡ, với những tác phẩm mới về


22
nội dung và nghệ thuật. Đây thực sự là một nền thơ lớn có tác động mạnh vào
t tởng tình cảm của quần chúng nhân dân. Trong nền thơ này, đóng góp của
Chính Hữu là rất đáng kể.
1.2. Chính Hữu trong nền thơ Việt Nam sau năm 1945
1.2.1. Sơ lợc cuộc đời và các chặng đờng sáng tác thơ của chính Hữu

1.2.1.1. Cuộc đời
Nói đến thơ ca kháng chiến và cách mạng không thể không nhắc đến tên
Chính Hữu. Ông là một trong những gơng mặt tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trởng thành sau Cách mạng tháng Tám nói chung và lớp nhà văn - chiến sỹ nói
riêng, góp phần làm nên thành tựu của nền thơ ca Việt Nam hiện đại.
Nhà thơ Chính Hữu tên thật là Trần Đình Đắc, sinh ngày 15/12/1926 tại
thành phố Vinh tĩnh Nghệ An. Nhng quê gốc ông ở làng Vĩnh Tuy huyện Can
Lộc (nay là huyện Lộc Hà) tĩnh Hà Tĩnh. Bố là một viên chức công chính, làm
ở miền Tây của tỉnh thời bấy giờ. Mẹ là ngời Nghệ An, nhng gốc xa ở làng Cổ
Am Vĩnh Bảo - Hải Phòng. Thủa nhỏ ông học tiểu học và bậc thành chung
(PTCS) ở Vinh, học tú tài ở Hà Nội. Phần một ở trờng Văn Lang, phần hai (triết
học) ở trờng Luipơxtơ. Tham gia Việt Minh bí mật (Thanh niên cứu quốc).
Tháng năm 1945, cuối năm 1946 tham gia tự vệ thành, rồi trở thành lính của
Trung đoàn Thủ Đô. Tham gia chiến dịch Việt Bắc,Thu đông năm 1947, làm

Chính trị viên đại đội trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Cái tên Chính
Hữu đợc bạn đọc biết đến lần đầu khi ông cho in bài Đồng chí vào năm 1948
trên tờ Sự thật - Cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Việt Nam.
Tháng t năm 1949, sau hội nghị văn nghệ quân đội lần thứ nhất, ông đợc
bầu làm phó (thờng trực) ban văn nghệ quân đội (tiền thân của phong trào Văn
nghệ quân đội). Cuối năm 1952 ông trở lại đơn vị chiến đấu, làm Chính trị
viên phó rồi Chính trị viên Tiểu đoàn 372 Trung đoàn 88 S đoàn 308 và tham
gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Năm 1957 ông về làm Trởng phòng Văn nghệ
quân đội, rồi làm Cục phó Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị, phụ trách Văn
hoá văn nghệ (1970 - 1983). Sau đó chuyển ngành ra làm Phó Tổng th ký Hội
nhà văn (khoá III) và Uỷ viên Ban chấp hành (khoá IV)


23
1.2.1.2. Các chặng đờng sáng tác thơ Chính Hữu
Đến với cuộc đời mới với t cách là ngời chiến sỹ trên mặt trận văn nghệ,
nh ngời bộ hành không mệt mỏi vợt lên từng chặng đờng dài, Chính Hữu đã có
những tìm tòi phát hiện mới trong thơ và đóng góp một phần quan trọng
không nhỏ cho thơ Việt Nam hiện đại nói chung và thơ kháng chiến nói riêng.
Quá trình sáng tác thơ của Chính Hữu cũng nh cuộc đời của ông có thể
chia làm hai giai đoạn. Từ năm 1944, khi còn cha đậu tú tài, ông cũng đã có
làm thơ và khi đã là chiến sỹ của Trung đoàn Thủ đô ông đã viết lời cho bài
hát Ngày về - một bài nặng chất tráng sỹ, chất giang hồ.
Trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp, Chính Hữu đã tạo cho
mình một phong cách riêng, khác với các nhà thơ lớp trớc đang chuyển mình
với cách mạng chất giọng và phong cách ấy không thể trộn lẫn với bất kỳ một
giọng thơ nào khác, kể cả các tác giả thơ quân đội - một đội ngũ mà Chính
Hữu đồng hành hầu nh suốt cả cuộc đời. Chính Hữu là nhà thơ của quân đội,
của cách mạng không quyến luyến với một quá khứ buồn tủi nào. Mặc dầu trớc đó thơ ca còn ít nhiều mang tính chất ớc lệ và tợng trng với những xúc cảm
chủ quan, khi ca ngợi cách mạng, ca ngợi ngời lính nh (Ngày về). Nhng Chính

Hữu sớm đa thơ trở về với cuộc sống hiện thực, bám sát cuộc sống kháng
chiến và cách mạng, ông không chịu ràng buộc với hệ thống thi pháp và
những quy tắc cách luật cũ. Chính Hữu đến với cuộc đời mới, với những suy
nghĩ chất phác hồn nhiên, đến với thơ từ triết học. Hơn đâu hết ông muốn
miêu tả cuộc sống trong vẻ tự nhiên. Chất thơ không cần tô điểm thi vị nhiều.
Chất thơ phải là sự sống bình dị mà gợi cảm. Chính Hữu không quan tâm khai
thác với những hình ảnh mới lạ, ông muốn ngời đọc chú ý đến hiện thực cuộc
sống từ cái hàng ngày và những gì rất đỗi bình dị, những gì ông từng trải và
chiêm nghiệm, nhng nó lại có sức khái quát cao, có sức lan toả rộng, đó là
cảm xúc chân thật của một công dân qua tình đồng đội, đồng chí của một ngời
chiến sỹ, họ là những anh vệ quốc đoàn, những chiến sỹ Điện Biên..., những
con ngời rời tay cày tay cuốc cầm súng bớc vào chiến trận. Tất cả đều đợc
Chính Hữu khắc hoạ ở những nét rất đời thờng, chân chất, mộc mạc chân


24
thành, quả cảm mà sâu lắng, với đời sống tình cảm đồng đội và quê hơng, từ
hình ảnh ngời lính buổi đầu:
Quê hơng anh nớc mặn đồng chua
Làng tôi nghèo cày lên sỏi đá
đến hình ảnh Hà Nội những năm 1950 đợc Chính Hữu dựng lại, có không khí
mà lại rất tạo hình:
Đêm Hà Nội buốt tê
Mái buồn nghe sấu rụng
Th nhà là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách ấy ông có ý thức chọn lọc
để qua đây thấy đợc diện mạo đời sống. Trong khuynh hớng chung của thơ ca
kháng chiến đang trở về gắn liền với hiện thực của cuộc chiến đấu, Chính Hữu
đi vào chiến trờng, ông không tham chất liệu, không kể lể trong thơ. Hình ảnh
đợc chọn lọc bố trí thoáng trên mạch cảm nghĩ làm điểm tựa cho những liên tởng. Những hình ảnh liên kết tạo nên một không khí riêng cho bài thơ, cái thật
của đời sống làm cơ sở cho bài thơ và cảm hứng đợc mở rộng theo chiều hớng

nghệ thuật. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Chính Hữu đi vào đời
sống chiến trờng, trong nhiều năm với t cách là ngời lính, thơ ông có những
trải nghiệm của ngời trong cuộc. Ngời thanh niên trí thức giàu hoài bão cũng
đem vào trong thơ chất lý tởng và niềm mơ ớc lớn lao ấy.
Mặt mạnh của Chính Hữu trong thơ ca là sự hàm súc, cô đọng, thờng
thiên về tổng hợp, ông giữ bản sắc dân tộc một cách sáng tạo. Thơ ông không
phải là thơ phản ánh từng sự việc, miêu tả từng hoàn cảnh. Ông không quen
với lối viết ngay tại trận nh nhiều cây bút khác, ông viết sau khi mọi việc đã
lắng xuống, những ký ức còn giữ đều đặn đợc gạn lọc. Điều Chính Hữu quan
tâm lớn nhất là trách nhiệm ngời lính trớc vận mệnh tổ quốc. Trách nhiệm ấy
trong thơ ông đợc hình thành từ những yêu thơng chằng chịt nh khi nhớ về ngời mẹ, Thắp hơng cầu trời phù hộ bớc con đi, đối với ngời vợ Gánh gạo đa
chồng hai vai khó nhọc, đối với đồng chí đồng đội, đồng bào, Chính Hữu tìm
thấy sức mạnh của đoàn quân ở chỗ nhận thức giá từng thớc đất trên trận địa:
Bên trái Lò Văn Sự


25
Bên phải Nguyễn Đình Ba
Sức mạnh của khẩu súng không phải chỉ nằm trong viên đạn mà:
Súng ta kê
bên nôi nhỏ
các em nằm
Chính Hữu trong mỗi bài thơ đều có ý thức khái quát hoá nghệ thuật. Thơ
Chính Hữu trong những năm chống Pháp, gây đợc ấn tợng sâu sắc cho độc
giả, sức mạnh của thơ Chính Hữu là ở t tởng và tình cảm nhạy bén với những
vấn đề của đất nớc của dân tộc trong chiến tranh. Mặc dù cha có sức bao quát
toàn diện giai đoạn này, nhng Chính Hữu đã thể hiện một phong cách thơ độc
đáo.
Hoà bình lập lại, nhng không phải là lúc nghĩ ngơi mà chính là lúc một
cuộc chiến đấu đầy cam go mới bắt đầu. Ngời lính vẫn hành quân, đêm đêm

trên rẻo cao biên giới, ngời chiến sỹ vẫn len lỏi tuần tra trên những con đờng,
rừng núi trùng điệp hiểm trở mà lòng vẫn vui vẻ tự hào:
Ta đứng gác cho sao trên trời cho sao dới đất
Thơng tổ quốc ta không đêm nào ngũ đợc
Lại lên đờng hăng hái tuần tra.
(Nhật ký biên giới)
Chính Hữu lại một lần nữa lặng lẽ xuất hiện trên thi đàn với bài thơ Ngọn
đèn đứng gác. Đó là bài thơ hay ở những năm đầu chống Mỹ, bài thơ còn đợc
ngân xa hơn, lắng sâu hơn trong tâm trí mọi ngời bởi sự góp sức của nhạc sỹ
Hoàng Hiệp.
Thờng trực trong chính Hữu là một ý thức muốn thâu tóm những bớc đi,
những biến chuyển của cách mạng, ngay trong những sự việc bình thờng nh
khẩu hiệu mà chúng ta vẫn nói, vẫn nghe hàng ngày, bỗng nhiên đợc tác giả
soi rọi từng bớc đi của lịch sử:
Những đêm lửa đỏ xóm làng
thức với những ngời du kích
khẩu hiệu đứng trên đờng


×