Tải bản đầy đủ (.doc) (225 trang)

Thiết kế website hỗ trợ dạy học hóa học 9 trung học cơ sở luận văn thạc sỹ hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.05 MB, 225 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-----------------

NGUYỄN THÁI NGÂN

THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ
DẠY HỌC HOÁ HỌC 9
TRUNG HỌC CƠ SỞ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

TP HỒ CHÍ MINH - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-----------------

NGUYỄN THÁI NGÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ
DẠY HỌC HOÁ HỌC 9
TRUNG HỌC CƠ SỞ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC
LỚP: CAO HỌC 18
Mã số:601410

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:



PGS.TS. LÊ VĂN NĂM

TP HỒ CHÍ MINH - 2012

Trang. 2


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gởi lời cảm ơn trân trọng nhất đến Ban Giám hiệu trường ĐH Vinh, Ban
Giám hiệu trường ĐH Sài Gòn, Phòng Sau đại học trường ĐH Vinh và ĐH Sài Gòn
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để khóa học được hoàn thành tốt đẹp.
Cùng với tất cả học viên lớp Cao học Lý luận và phương pháp dạy học Hóa học
khóa 18 – ĐH Sài Gòn, chân thành cảm ơn đến Quý Thầy Cô giảng viên đã tận tình
giảng dạy, mở rộng và làm sâu sắc kiến thức chuyên môn cho chúng tôi.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Thầy hướng dẫn – PGS.TS. Lê Văn Năm
Người đã tận tình giúp đỡ, quan tâm động viên, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Đồng thời xin gởi lời cám ơn chân thành nhất đến:
Thầy PGS.TS. Võ Quang Mai
Cô TS. Nguyễn Thị Bích Hiền
Đã đã dành nhiều thời gian đọc và đóng góp những ý kiến quý báu cho cho luận
văn.
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu - Quý Thầy Cô trường THCS
Bình Lợi Trung, Kim Đồng, Nguyễn An Ninh, cũng như Quý Thầy Cô của nhiều
trường THCS thuộc địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã có nhiều giúp đỡ trong quá trình
thực nghiệm sư phạm đề tài.
Cuối cùng, xin cảm ơn Gia đình, và các em học sinh đã luôn là chỗ dựa tinh thần

vững chắc, tạo điều kiện cho tôi thực hiện tốt luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2012

Trang. 3


NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Công nghệ thông tin

CNTT

Công nghệ thông tin và truyển thông

CNTT&TT

Công thức cấu tạo

CTCT

Dạy học

DH

Giáo viên

GV

Học sinh

HS


HyperText Markup Language

HTML

Khoa học giáo dục

KHGD

Công nghệ kĩ thuật

KHKT

Lí luận dạy học

LLDH

Máy vi tính

MVT

Phương pháp

PP

Phương pháp dạy học

PPDH

Phương pháp khoa học kỹ thuật


PPKHKT

Point-to-Point Protocol

PPP

Phương tiện dạy học

PTDH

Phương trình hóa học

PTHH

Quá trình dạy học

QTDH

Serial Line Internet Protocol

SLIP

Sách giáo khoa

SGK

Sách giáo viên

SGV


Sách bài tập

SBT

Trung học cơ sở

THCS

Thí nghiệm hóa học

TNHH

Uniform Resource Locator

URL

World wide web

WWW

Hoạt động hóa người học

HĐHNH

Thực nghiệm sư phạm

TNSP

Trắc nghiệm khách quan


TNKQ

Trang. 4


MỤC LỤC
NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU

4
4
9

1.Lí do chọn đề tài:

9

2.Khách thể và đối tượng nghiên cứu:

11

3.Mục đích nghiên cứu:

11

4.Nhiệm vụ của đề tài:

11


5.Phương pháp nghiên cứu:

11

6.Giả thuyết khoa học:

12

7.Những đóng góp của đề tài :

12

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

13
13

1.3.Mạng máy tính – Internet – Website và triển vọng ứng dụng trong dạy học:.........................22
1.4.Khái quát về website dạy học[13];[26];[33]:............................................................................25
1.4.1.Khái niệm Website dạy học:

25

1.4.2.Đặc trưng của website dạy học:

26

1.4.3.Các tính năng của website dạy học:


27

a. Phương tiện hỗ trợ quá trình giảng dạy.

27

b. Trình diễn thông tin.

28

c. Thể hiện tính trực quan cao.

28

d. Phương tiện hỗ trợ quá trình học tập.

28

1.4.4.Nguyên tắc cơ bản trong việc thiết kế website dạy học[26];[33]:
1.4.4.1.Nguyên tắc chung:

29
29

a.Đảm bảo tính khoa học Sư phạm và Công nghệ:.......................................................29
b.Đảm bảo tính hiệu quả:.............................................................................................30
c.Đảm bảo tính mở và tính phổ dụng:..........................................................................30
d.Đảm bảo tính tối ưu của cấu trúc cơ sở dữ liệu:.......................................................30


Trang. 5


e.Đảm bảo những nguyên tắc sư phạm của quá trình dạy học khi trình diễn thông tin :31
f.Đảm bảo tính thân thiện trong sử dụng:....................................................................31
g.Đảm bảo tính cập nhật đối với các công cụ trong thiết kế website dạy học:.............32
h.Đảm bảo tính khả dụng:............................................................................................33
i.Đảm bảo tính bảo mật của thông tin và tuổi thọ của chương trình:...........................33
1.4.4.2.Đảm bảo đặc trưng bộ môn:
1.4.5.Nguyên tắc sử dụng website hỗ trợ quá trình dạy học tích cực:
1.4.5.1. Các yêu cầu sư phạm và quy trình thiết kế website dạy học:

33
34
34

a.Các yêu cầu về đánh giá website dạy học:.................................................................34
b. Quy trình thiết kế website dạy học:.........................................................................35
1.4.5.2. Những hạn chế và chú ý khi sử dụng website dạy học:

36

a. Những hạn chế khi sử dụng website dạy học:

36

b. Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng Website dạy học:...........................................38
1.5.Tình hình sử dụng CNTT và website trong dạy học ở các trường THCS...................................38
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


43

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ DẠY HỌC HOÁ HỌC 9

44

2.1.Phân tích nội dung chương trình SGK:....................................................................................44
2.1.1.Vị trí và vai trò của chương trình Hóa học 9 trong chương trình Hóa học phổ thông[4];
[5];[7]: 44
2.1.2.Nội dung và cấu trúc chương trình Hóa học lớp 9 THCS theo chuẩn kiến thức và kĩ năng:
[4];[5];[7]:
45
a. Mục tiêu chung:

45

2.1.3.Đặc điểm của nội dung chương trình[4];[5];[7]:

62

a.Quan điểm xây dựng và phát triển chương trình:

62

b.Về phương pháp dạy học:

64

2.1.4.Cấu trúc của nội dung chương trình Hóa học lớp 9:


65

2.2.Qui trình thiết kế website hỗ trợ dạy học Hóa học 9[13];[26];[33]:.........................................67
2.2.1.Nguyên tắc xây dựng website dạy học:

67

Trang. 6


2.2.2.Phối hợp các phần mềm sử dụng thiết kế website:

71

Bước 1: Đăng kí trang Web............................................................................................74
Bước 2: Thiết kế giao diện trang Web............................................................................75
94
2.2.3.Giới thiệu website dạy học chương trình Hóa học lớp 9:

94

1.Site trang chủ:

95

2.Site bài giảng:

96

3.Site phương pháp giải bài tập:


98

4.Site Bài tập ôn tập:

99

5.Site Kiểm tra:

100

6.Site thông tin học sinh:

101

2.3.Xây dựng tiến trình dạy học có sự hỗ trợ của website[13];[26]:...........................................103
2.3.1.Nhiệm vụ chính và nguyên tắc thiết kế bài lên lớp với website:

103

2.3.1.1.Hình thức 1: Tích hợp Website dạy học Hóa học vào các giờ dạy truyền thống. 103
a.Sử dụng Website dạy học Hóa học trong một phần của một nội dung....................103
b.Sử dụng Website dạy học Hóa học để dạy học trọn vẹn một nội dung...................104
c.Sử dụng Website dạy học Hóa học dạy trọn vẹn một tiết học.................................104
2.3.1.2.Hình thức 2: giúp HS tự học:

105

a.Tổ chức hoạt động học tập “cộng tác”theo nhóm nhỏ:...........................................105
b.Tổ chức cho HS làm việc độc lập tại lớp:..................................................................106

c.Sử dụng Website dạy học trợ giúp HS tự học:..........................................................108
2.3.1.3.Hình thức 3: Sử dụng Website dạy học trong kiểm tra, đánh giá học sinh

109

2.3.2.Thiết kế minh họa:

110

2.4.Sử dụng website trong dạy học Hóa học 9:...........................................................................169
2.4.1.Quy trình thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức Hóa học lớp 9 có khai thác
Website dạy học:
a.Xác định mục tiêu bài học:

169
169

b.Lựa chọn kiến thức cơ bản và trọng tâm của bài, xác định logic hình thành kiến thức: 169

Trang. 7


c.Xác định các hoạt động chủ yếu trong tiến trình dạy học:

169

2.4.2.Minh hoạ một tiết dạy cụ thể chương Hợp chất vô cơ trong chương trình Hóa học lớp 9
có khai thác Website dạy học:
170
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2


176

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

177

3.1.Mục đích và nhiệm vụ tiến hành thực nghiệm sư phạm:

177

3.1.1.Mục đích thực nghiệm:

177

3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm:

177

3.2.Đối tượng và địa bàn của thực nghiệm sư phạm:

178

3.3.Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

179

3.3.1.Chọn mẫu thực nghiệm:

179


3.3.2.Các bước tiến hành thực nghiệm:

180

3.4.Đánh giá kết quả thực nghiệm:

180

3.4.1.Nhận xét về tiến trình dạy học:

180

3.4.2. Đánh giá kết quả học tập của học sinh:

181

3.5.Xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm

182

3.6.Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm:

193

3.6.1.Phân tích kết quả về mặt định tính:

193

3.6.2. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm sư phạm:


193

a.Tỉ lệ HS yếu kém, trung bình, khá và giỏi:

193

b.Đường lũy tích:

194

c.Giá trị của các tham số đặc trưng:

194

KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ

195

TÀI LIỆU THAM KHẢO

198

Phụ lục 4: PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN

206

Phụ lục 5: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI TẬP NHẬN BIẾT

208


Phụ lục 6: PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN TÌM CÔNG THỨC PHÂN TỬ HỢP CHÁT HỮU CƠ CHƯƠNG 4
220

Trang. 8


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Đất nước ta đang trong giai đoạn đổi mới, giai đoạn Công nghiệp hoá- Hiện
đại hoá để trở thành một nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Thực tế
đó đòi hỏi ngành Giáo dục phải đổi mới. Yêu cầu về đào tạo con người thay đổi cùng
với sự phát triển của xã hội. Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công
nghệ đã dẫn đến hiện tượng bùng nổ thông tin. Theo các chuyên gia, cứ sau một chu
kỳ 5 - 7 năm, khối lượng thông tin mà loài người tích luỹ được lại tăng gấp đôi so với
toàn bộ thông tin trước đó. Chính cách mạng thông tin, cách mạng tri thức đó đã tạo ra
nền kinh tế tri thức. Sự phát triển của nền kinh tế tri thức như hiện nay đòi hỏi nền giáo
dục không chỉ của nước ta mà tất cả các nước trên thế giới phải đào tạo ra những con
người phát triển toàn diện, có năng lực giải quyết vấn đề và năng lực thích ứng cao.
Để đào tạo ra con người đáp ứng được những yêu cầu trên, Đảng và Nhà
nước ta đã có chủ trương đổi mới toàn diện giáo dục mà đổi mới phương pháp giáo
dục là một bước đột phá. Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 BCHTW Đảng khoá VIII đã
nhấn mạnh: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền
thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của từng người học, từng bước áp dụng
các phương pháp tiên tiến hiện đại vào quá trình dạy học”.

Trang. 9


Và chỉ thị số 58 CT/TW của Bộ chính trị (Khóa VIII) khẳng định: ứng dụng và

phát triển CNTT là nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển xã hội, là phương tiện
chủ yếu đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước. Mọi hoạt
động kinh tế văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng phải ứng dụng CNTT để phát triển.
CNTT là một phần tất yếu của cuộc sống chúng ta. Chỉ thị số 29/2001/CT- BGD &ĐT
về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành Giáo dục nêu rõ:
CNTT và đa phương tiện sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong hệ thống quản lý giáo dục,
trong chuyển tải nội dung chương trình đến người học. Thúc đẩy cuộc cách mạng về
đổi mới PPDH và đổi mới nội dung dạy học.
Công nghệ thông tin (CNTT) đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những
nhân tố năng động mới, cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông
tin. Đặc biệt, các phương tiện dạy học hiện đại có ứng dụng CNTT, sự phát triển của
internet ngày càng phổ biến với những ưu thế vượt trội đã tạo ra hiệu quả tích cực cho
quá trình dạy và học.
Với những yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục như hiện nay, giáo viên (GV)
giảng dạy môn Hoá học cần có những phần mềm tiện ích hỗ trợ tạo điều kiện tìm nhiều
biện pháp giáo dục mang tính tích cực hơn. Học sinh trong quá trình học tập môn Hoá
học cũng cần có một nguồn dữ liệu để tìm kiếm thông tin cần thiết và phù hợp, tự học
và tự kiểm tra kiến thức của mình. Website là một trong các công cụ hữu hiệu và thuận
tiện trong việc đáp ứng các yêu cầu trên.
Về thực tiễn giảng dạy hóa học ở THCS cho thấy: Quá trình dạy học hoá học
lớp 9 tiếp xúc với những khái niệm trừu tượng, những thí nghiệm độc hại khó thực
hiện, cùng với nguồn thông tin Hoá học phong phú và mở rộng, GV và HS có thể truy
xuất thông qua các công cụ tìm kiếm trên mạng. Nhưng việc sàng lọc thông tin khổng
lồ để tìm ra nguồn thông tin phù hợp là rất khó, thậm chí có thể gặp những thông tin,
hình ảnh không lành mạnh đối với các em.
Vì vậy, cần phải có một nội dung bám sát chương trình và sách giáo khoa phổ
thông, đáp ứng tiêu chí dạy học phương pháp mới.
Hiện nay trên mạng có rất nhiều website, blog về hoá học nhưng chủ yếu là các
website, blog về tư liệu dành cho GV hoặc kiến thức Hoá học cấp 3. Điều này thật


Trang. 10


không phù hợp với trình độ tin học cũng như kiến thức mới về Hoá học của HS cấp 2,
mới bắt đầu làm quen với môn Hoá.
Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài : “Thiết kế website hỗ trợ dạy học Hoá học
9 Trung học cơ sở” như một phương tiện hỗ trợ cho quá trình dạy học phát huy tính
tích cực, tự lực của HS.
2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
-

Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy và học Hoá học ở trường Trung Học Cơ
Sở

-

Đối tượng nghiên cứu:
 Thiết kế website hỗ trợ dạy học Hoá học 9.
 Tổ chức hoạt động dạy và học của GV và HS khi sử dụng website nhằm
phát huy tính tích cực, tự lực của HS.
3. Mục đích nghiên cứu:
Thiết kế và sử dụng website hỗ trợ dạy và học Hóa học 9 nhằm nâng cao hiệu

quả dạy học theo hướng tăng cường tính tích cực, tự lực của HS trong quá trình dạy
học Hoá học lớp 9 nói riêng và THCS nói chung.
4.

Nhiệm vụ của đề tài:

Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, người thực hiện đề tài có nhiệm vụ

nghiên cứu như sau:
-

Tìm hiểu và khảo sát tình hình sử dụng CNTT trong dạy học Hoá học 9 ở một
số trường THCS.

-

Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc sử dụng CNTT, website trong việc hỗ trợ
quá trình dạy học tích cực. Tìm hiểu các tính năng website, blog và cách thiết kế
website.

-

Thiết kế các website hỗ trợ dạy và học Hóa học 9

-

Xây dựng tiến trình giảng dạy Hóa học 9 phối hợp với website giúp HS học tập
tích cực và thể hiện tính tương tác cao giữa GV và HS.

-

Thực nghiệm sư phạm ở trường THCS nhằm xác định mức độ phù hợp, tính khả
thi, hiệu quả sư phạm của quá trình dạy học có sự hỗ trợ của website.
5.

Phương pháp nghiên cứu:

Để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:


Trang. 11


a. Nghiên cứu lý luận:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan tới đề tài. các phương pháp dạy học
tích cực, các tài liệu, giáo trình, sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu khác
có liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận cho việc thiết kế website.
- Nghiên cứu vị trí, nội dung, cấu trúc chương trình hoá học lớp 9 THCS
b. Nghiên cứu thực tiễn:
- Điều tra cơ bản: Tìm hiểu Thực trạng sử dụng CNTT trong dạy học môn
Hoá học 9 ở một số trường THCS thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất quá trình
nghiên cứu.
- Tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Trao đổi, tổng kết kinh nghiệm về vấn đề
thiết kế và sử dụng website để hỗ trợ dạy học hóa học lớp 9 với các giáo viên có
kinh nghiệm trong lĩnh vực này ở khối THCS.
- Thiết kế website để hỗ trợ dạy học hóa học lớp 9 và đề xuất phương pháp
sử dụng để hỗ trợ quá trình dạy học..
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở một số trường THCS để kiểm tra giả
thuyết, tính khả thi của đề tài.
c. Sử dụng phương pháp thống kê toán học để trình bày kết quả thực
nghiệm sư phạm.
6.

Giả thuyết khoa học:

Nếu xây dựng website Hóa học 9 và có hướng sử dụng một cách hợp lý sẽ hỗ
trợ quá trình dạy học một cách hiệu quả, phát huy tính tích cực, tự lực của HS.
7.


Những đóng góp của đề tài :

- Nghiên cứu lý luận về việc dạy học với việc sử dụng website theo các PPDH
- Biến – một trang thông tin trực tuyến thành một công cụ dạy học, góp phần
đổi mới hình thức tổ chức, PPDH nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
- Website Hoá học 9 được thiết kế hỗ trợ tốt cho quá trình dạy của GV và quá
trình tự học của HS.
- Có thể sử dụng website để dạy học trực tuyến trên mạng, trao đổi được với HS
ở xa, nhận được nhiều ý kiến phản hồi.

Trang. 12


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Xu hướng đổi mới và phát triển phương pháp dạy học hiện nay. [18]; [20];
[23].
1.1.1. Những nét đặc trưng cơ bản của việc đổi mới PPDH trên thế giới hiện nay.
1.1.1.1. Vai trò của cơ chế thị trường.
Do tác động của cơ chế thị trường, vai trò của giáo dục ngày càng được đề cao và
được xem như một động lực trực tiếp nhất để bồi dưỡng nhân lực, thúc đẩy sự phát
triển của nền kinh tế xã hội. Dưới sự tác động đó, nhà trường muốn tồn tại và phát
triển thì phải đổi mới cách dạy học cả về mục tiêu, nội dung và phương pháp, trong đó
phương pháp là yếu tố cuối cùng quyết định chất lượng đào tạo. Để đảm bảo cho sản
phẩm đào tạo được nhanh chúng thích ứng với cơ chế mới, nhà trường phải tạo ra được
những hệ dạy học mềm dẻo, đa năng và hiệu nghiệm, thích hợp với đối tượng học sinh
rất khác nhau về nhu cầu, trình độ và khả năng. Vì thế đã xuất hiện những hệ dạy học
phù hợp với qúa trình đào tạo phân hóa, cá thể hóa cao độ, như những hệ dạy học theo
nguyên lý "tự học có hướng dẫn" (assisted self - learning) đòi hỏi tỷ trọng tự lực cao ở

người học, đồng thời cả sự điều khiển sư phạm thông minh, khéo léo của người thầy.
1.1.1.2. Nguyên nhân hình thành các PPDH hiện đại.
Các PPDH hiện đại được phát sinh từ những tiếp cận khoa học hiện đại, như tiếp
cận hệ thống (systemic approach), tiếp cận mođun (modunlar approach), phương pháp
grap (graph methods), v.v ... Đây là những phương pháp giúp điều hành và quản lý
kinh tế - xã hội rất hiệu nghiệm ở quy mô hoạt động rộng lớn và phức tạp. Từ những

Trang. 13


phương pháp đó, đã xuất hiện những tổ hợp PPDH phức hợp, như algorit dạy học, grap
dạy học, mođun dạy học, v.v. .. Những tổ hợp phương pháp phức hợp này rất thích hợp
với những hệ dạy học mới của nhà trường trong cơ chế thị trường hiện đại, và chỉ có
chúng mới cho phép người giáo viên sử dụng phối hợp có hiệu quả với những hệ thống
đa kênh (multimedia systems), kể cả kỹ thuật vi tính, điều mà các PPDH cổ truyền
không có khả năng thực hiện.
1.1.1.3. Vai trò của tiếp cận hệ thống.
Tiếp cận hệ thống đang xâm nhập vào giáo dục như một cụng cụ phương pháp
luận hiệu nghiệm. Ngày nay, khi mà mục tiêu của nhà trường trong cơ chế thị trường
hiện đại đang định hướng rõ rệt cho việc bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực cho
một nền kinh tế đang phát triển và biến đổi sâu sắc, nội dung trí dục của nhà trường
cũng biến đổi cơ bản theo với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ. Do
đó, việc đổi mới PPDH phải gắn liền và chịu sự chi phối của cả mục tiêu (M) nội dung
(N) và phương pháp dạy học (P) theo cấu trúc:

Dạy học ngày nay đã đạt đến trình độ công nghệ, do vậy, không chỉ nêu khẩu
hiệu: "Cải tiến phương pháp dạy học" đơn thuần mà cần có sự tiến hành, theo tư tưởng
tiếp cận hệ thống, cải cách cả hệ thống giáo dục, xác định mục tiêu đào tạo, nội dung
trí dục và từ đó đổi mới PPDH.
1.1.2. Một số định hướng đổi mới và phát triển PPDH ở Việt Nam hiện nay [18];

[20];[24].
1.1.2.1. Tính kế thừa và phát triển.
Việc đổi mới và phát triển phương pháp dạy học ở nước ta hiện nay là cần thiết
và cấp bách. Tuy nhiên sự phát triển phải dựa trên điều kiện thực tế hiện tại của đất
nước. Tức là trước hết "phải thừa nhận bản chất thực tiễn của dạy học", cần xác định rõ
trình độ của hệ thống dạy học ở nước ta hiện nay. Tình trạng phổ biến của dạy học ở
Việt Nam hiện nay vẫn là các yếu tố truyền thống .Vì vậy, "hướng tìm tòi của chúng ta
vẫn phải từ trong lĩnh vực các lý thuyết truyền thống về PPDH". Trong LLDH truyền
thống, những ưu điểm, những yếu tố hợp lý của nó vẫn còn giá trị và mang tính phổ
quát. Tuy nhiên, do vào thời đại phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ, nếu chỉ

Trang. 14


bằng lòng như vậy là sẽ bị tụt hậu, là không có khả năng tiếp cận các nhân tố mới đang
vận động và phát triển. Do đó đổi mới ở đây phải bao gồm cả sự lựa chọn những giá trị
(PPDH) truyền thống có tác dụng tích cực vào việc góp phần phát triển chất lượng giáo
dục trong thời đại mới.
Chẳng hạn ,"LLDH truyền thống cũng có nêu ra việc đặt vấn đề và giải quyết vấn
đề "tích cực hoá quá trình nhận thức của HS", nhưng vẫn đặt nó trong khuôn khổ cứng
nhắc của lối truyền thụ một chiều, nặng về vai trò của thầy và chưa đánh giá đúng vai
trò hoạt động năng động, sáng tạo, tự thích ứng của HS trong xã hội phát triển. Vì vậy,
đổi mới PPDH phải bổ khuyết mặt yếu kém nói trên, nâng trình độ đa dạng, phức hợp,
toàn diện của hoạt động dạy học theo yêu cầu ngày càng cao của xã hội phát triển".
1.1.2.2. Tính khả thi và chất lượng mới.
Đây là hai yếu tố quan trọng nhằm đáp ứng với điều kiện thực tiễn và yêu cầu
phát triển PPDH. Thông thường, do thời gian và ngại khó, nhà trường chúng ta thường
nghiêng về nguyên tắc khả thi và lệ thuộc quá nhiều vào ý tưởng này. Tâm lý chung
của các giáo viên và cán bộ chỉ đạo là dễ chấp nhận các phương án dễ thực hiện, nhanh
chóng phổ biến mà không chú ý đến hậu quả của nó. "Như thế, khả thi nhưng thấp hơn

trình độ hiện thực thì vô nghĩa, đó là một việc làm thừa và còn tai hại nguy hiểm vì đã
cản trở bước tiến bộ". Như vậy, trong nghiên cứu, đổi mới và phát triển PPDH, cần
đưa ra những giải pháp khả thi nhưng quan trọng hơn nữa là giải pháp đó phải đưa ra
hiệu quả và chất lượng cao hơn tình trạng hiện thực.
1.1.2.3. Áp dụng những phương tiện kỹ thuật hiện đại để tạo ra các tổ hợp
PPDH mang tính công nghệ [20];[23].
Đây là xu hướng phù hợp với công cuộc xây dựng công nghệ dạy học hiện đại
trên thế giới. Nhiều thành tựu của KHKT và công nghệ được ứng dụng vào KHGD.
Khi nghiên cứu xu hướng này, giáo sư Nguyễn Ngọc Quang đã phát hiện ra một quy
luật cơ bản chi phối chiến lược đổi mới và hiện đại hoá PPDH, đó là quy luật vệ sự
chuyển hoá của phương pháp KHKT thành PPDH, thông qua xử lý sư phạm (cho thích
nghi với môi trường dạy học).

Trang. 15


Việc phát minh ra quy luật này giúp cho việc xây dựng và chuyển giao những
công nghệ tương ứng (KHKT) sang KHGD sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
và đào tạo giáo viên. Vì vậy, một trong những xu hướng đổi mới PPDH ở nước ta hiện
nay cũng như trên thế giới là hình thành những công nghệ dạy học.
1.1.2.4. Cải tiến phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh [4];[18];[25].
Cần phải xác định rằng một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng dạy và
học chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới của thực tiễn là do công tác kiểm tra và
đánh giá chưa được hoàn chỉnh. Vì vậy, "việc xây dựng và hoàn chỉnh các phương
pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở trường phổ thông đến nay vẫn là một trong
những vấn đề quan trọng nhất". Có thể xem đây cũng là một khâu đột phá khởi động
cho việc đổi mới PPDH. Dạy tốt chỉ có thể có ý nghĩa khi kết quả của nó dẫn đến đích
là học tốt. Do đó, muốn đánh giá "dạy tốt" thì trước hết phải kiểm tra đánh giá xem có
"học tốt" không đã. "Chính nội dung và cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của người học sẽ chi phối mạnh mẽ, điều chỉnh ngay lập tức cách học của HS và cách

dạy của thầy".
Kiểm tra, đánh giá trong dạy học là một vấn đề hết sức phức tạp, luôn luôn chứa
đựng nguy cơ không chính xác, dễ sai lầm. Vì vậy đổi mới PPDH thì nhất định phải
đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá, sử dụng kỹ thuật ngày càng tiên tiến, có tính
khách quan và độ tin cậy cao.
1.2. Tác động của CNTT và truyền thông tới đổi mới phương pháp dạy học[8];
[26];[32]:
1.2.1. Môi trường dạy học
Môi trường dạy học truyền thống được mô tả như Hình 1.1:

TRI THỨC

GV

HS

Trang. 16


Hình 1.1: Môi trường dạy học truyền thống
Trong Hình 1.2 ta nhấn mạnh vị trí trung tâm của cá nhân HS, trong đó có làm
rõ hơn các yếu tố mới trong môi trường dạy học có sự hỗ trợ của CNTT&TT

GV
VV
VV

Các nguồn thông tin,
học liệu trên internet


Các mô hình dạy học ảo,
phần mềm trên thế giới

HS

Các thiết bị, công cụ có
kết nối máy tính điện tử

HS KHÁC

Hình 1.2 Môi trường dạy học mới (CNTT&TT)
Với sự tham gia của công nghệ thông tin và truyền thông, môi trường dạy học
thay đổi, nó có tác động mạnh mẽ tới mọi thành tố của quá trình dạy học gồm: Mục
tiêu dạy học; nội dung dạy học; phương pháp dạy học, hình thức dạy học, phương tiện
dạy học và kiểm tra, đánh giá.
1.2.2. Xét về mục đích và nội dung dạy học:
Khi sử dụng máy vi tính (MVT) như một phương tiện dạy học (PTDH), vấn đề
đặt ra là điều chỉnh lại những yêu cầu về kỹ năng trong khi dạy một loạt chủ đề hóa
học ở các bậc học, cụ thể như:

Trang. 17


Trong hoạt động hóa học, có những việc đòi hỏi phải tư duy, nhưng cũng có
những việc trung gian chỉ đòi hỏi một loại công việc đơn điệu nào đó như tính toán,
viết phương trình... Những việc này lại cần thời gian, sức lực và kết quả có thể không
chính xác. Có thể lược bỏ yêu cầu rèn luyện thuần tuý các kỹ năng làm việc có tính
đơn điệu, không đòi hỏi tư duy đó.
Khi HS được giải phóng khỏi các công việc này thì khả năng tập trung tư duy
vào chủ đề chính tốt hơn. Như vậy, CNTT&TT đã tác động trực tiếp dẫn đến xu hướng

tăng cường các hoạt động để HS có điều kiện hiểu sâu hơn hoặc mở rộng hơn về nội
dung kiến thức Hóa học.
Tuy nhiên, những yêu cầu gắn với việc rèn luyện các thao tác trí óc thì không
thể giảm nhẹ được, dù cho có thể dùng máy tính thay thế chúng. Chẳng hạn việc tính
nhẩm để viết phương trình hóa học, lập công thức hóa học,… việc dạy HS thuộc các
hóa trị trong việc học Hóa học vẫn hết sức quan trọng.
Cùng với việc giảm bớt một số yêu cầu, nội dung, do thời gian được tiết kiệm,
ta lại cần xem xét việc đưa thêm các nội dung mới. Các nội dung mới này được đưa
vào tuỳ theo nhu cầu của bản thân môn học và của thực tiễn.
Tóm lại, trong việc xây dựng chương trình môn Hóa học sẽ có khá nhiều thay
đổi về mục đích, yêu cầu, nội dung dạy học
1.2.3. Xét về việc rèn luyện kỹ năng, củng cố, ôn tập kiến thức cũ:
Ngày nay các phần mềm dạy học (PMDH) đã trở nên rất phong phú, đa dạng,
trong đó có rất nhiều phần mềm có thể khai thác để rèn luyện kỹ năng thực hành cho
HS, giúp học sinh quan sát và tiếp cận gần hơn với các khái niệm trừu tượng như
nguyên tử, phân tử…
Với các phần mềm trắc nghiệm, HS được cung cấp một khối lượng câu hỏi mà
để trả lời được HS phải thực sự nắm được kiến thức cơ bản và đạt được kỹ năng thực
hành đến một mức độ nhất định. Như vậy, việc luyện tập và tự kiểm tra đánh giá của
HS không còn bị hạn chế về mặt thời gian và nội dung như các phương pháp kiểm tra
thông thường.
1.2.4. Xét về góc độ rèn luyện, phát triển tư duy:
Nhiều người lo ngại MVT với các chức năng “trong suốt” đối với người sử
dụng nên HS không có sự gắn kết giữa hình tượng trong não với thực hiện tính toán

Trang. 18


trên MVT.
Với các thí nghiệm Hóa học phức tạp được các phần mềm mô phỏng giúp HS tư

duy và quan sát tìm hiểu tốt hơn
Dạy học hóa học với hỗ trợ của MVT đã cho phép GV tạo môi trường để phát
triển khả năng suy luận, tư duy logic, tư duy hóa học, đặc biệt là năng lực quan sát, mô
tả, phân tích so sánh cho HS.
HS sử dụng MVT và phần mềm để tạo ra các đối tượng hóa học, sau đó tìm tòi
khám phá các thuộc tính ẩn chứa bên trong đối tượng đó. Chính từ quá trình mò mẫm,
dự đoán HS đi đến khái quát hoá, tổng quát hoá và sử dụng lập luận logic để làm sáng
tỏ vấn đề.
1.2.5. Về phương pháp và hình thức dạy học:
Khi ứng dụng CNTT&TT trong dạy học, HS được nhúng vào một môi trường
hết sức mới mẻ, hấp dẫn, đa dạng và có tính trợ giúp cao. CNTT&TT mở ra triển vọng
to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những PPDH theo lý
thuyết kiến tạo, PPDH theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có
nhiều điều kiện để áp dụng rộng rãi. Trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp
dạy (dạy sao cho HS nhớ lâu, dễ hiểu), thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát
triển cho HS các phương pháp học. Trước kia thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi
nhớ kiến thức và thành thục kĩ năng vận dụng, nay cần chú trọng đặc biệt đến phát
triển năng lực sáng tạo của HS. Việc chuyển từ “lấy GV làm trung tâm” sang“lấy HS
làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Các nhà giáo dục thường nói nhiều tới việc tổ chức hoạt động sáng tạo, tích cực,
tự lực cho HS. Trong điều kiện các PTDH truyền thống những biện pháp nhằm tích
cực hoá HS chỉ đạt được những kết quả nhất định.
MVT và internet sẽ tạo ra một môi trường hoạt động cho HS. HS là chủ thể hoạt
động, tác động lên các đối tượng thuộc môi trường, nhờ đó HS chiếm lĩnh được những
tri thức và kĩ năng mới. Với internet, HS có thể tự tra cứu thông tin ở các thư viện điện
tử, cập nhật các thông tin mới mẻ, trao đổi với các HS và GV ở nhiều nơi khác nhau
trên thế giới vào thời điểm bất kỳ. Đối với HS, thế giới tri thức được mở rộng hầu như
vô hạn, họ không bị giới hạn bởi nguồn tri thức (hầu như duy nhất) của GV trên lớp và
cuốn SGK hàng năm nữa, điều đó mở ra khả năng phát triển năng lực tự học, tự tìm


Trang. 19


kiếm tri thức, làm việc độc lập của từng HS
Trong tình hình đó, vai trò của GV vẫn hết sức quan trọng, tuy nhiên, GV
không là nguồn tri thức duy nhất nữa, mà GV giữ vai trò hướng dẫn, chỉ đạo. Quan hệ
GV và HS trong bối cảnh mới cũng sẽ khác với truyền thống, chuyển từ vai trò người
chuyển tải tri thức sang vai trò người cố vấn, trợ giúp. GV đóng vai trò tổ chức, điều
khiển, thông qua tác động lên cả HS và môi trường CNTT&TT.
Trong điều kiện các PTDH truyền thống, GV phải quan tâm tới vài chục HS. Vì
thế, dù có cố gắng đến đâu, việc đảm bảo nguyên tắc phân hoá trong dạy học vẫn hạn
chế. Tất cả các chi tiết diễn biến của hoạt động học tập của mỗi HS khó được GV nắm
bắt được và xử lí kịp thời. Về lí luận, cần phải giúp từng HS làm việc theo đúng khả
năng, phù hợp năng lực về tri thức và các kĩ năng của mình, có nhịp độ làm việc phù
hợp với cá nhân. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được nếu có CNTT&TT trợ
giúp. Lúc này mỗi HS đều có một “trợ giảng” riêng, có thể được trợ giúp tại thời điểm
khó khăn bất kì, đúng lúc với liều lượng thích hợp. Mỗi HS đều có một phương án làm
việc riêng, thực hiện nhiệm vụ phù hợp cá nhân HS đó (có thể giống nhưng cũng có
thể khác tất cả các bạn khác), các nhiệm vụ này được PMDH hoạch định phù hợp.
PMDH được sử dụng ở nhà cũng sẽ nối dài cánh tay của GV tới từng gia đình
HS, khi làm bài tập trên MVT, HS sẽ được kiểm soát, được giúp đỡ và được đánh giá
tại chỗ.
Các hình thức dạy học như dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng sẽ có những đổi
mới trong môi trường CNTT&TT. Đó là: cá nhân làm việc tự lực với máy tính, với
Internet, các cá nhân làm việc theo các nhóm linh hoạt.
1.2.6. Hiệu quả sử dụng các PPDH tăng lên rõ rệt:
Nhờ có MVT, có thể tổ chức các thực nghiệm ảo. Thông qua một loạt các kết
quả hoặc thông qua sự biến thiên của đối tượng, bằng suy luận có lí, HS có thể có
những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới. Những PPDH hiện đại có điều
kiện phát huy rất hiệu quả khi ứng dụng CNTT&TT.

Do sự phát triển của CNTT&TT, chúng ta đã có trong tay nhiều công cụ tốt hỗ
trợ quá trình dạy học đặc biệt là một số PMDH. Nhờ sử dụng các PMDH này mà một
HS trung bình, thậm chí HS trung bình yếu cũng có thể hoạt động tốt trong môi trường
học tập.

Trang. 20


HS hoàn toàn có khả năng tìm hiểu các đối tượng, sự kiện hóa học… thông qua
tác động lên đối tượng, xem xét và phân tích nó, có thể đưa ra các dự đoán về các mối
quan hệ mang tính quy luật. Người GV sẽ có điều kiện giúp được tất cả HS rèn luyện
tốt năng lực sáng tạo, rèn luyện phương pháp nghiên cứu trong học tập.
Đây là một tác dụng lớn của CNTT&TT trong quá trình đổi mới PPDH. Nếu
nhà giáo dục biết khai thác một cách thích hợp CNTT&TT (trong đó bao gồm các
PMDH) thì có thể tạo ra những đổi mới trong dạy học, sẽ có những thành tựu mới mà
giáo dục truyền thống chưa thể đạt được.

1.2.7. Giảm vai trò của một số phương tiện dạy học truyền thống:
Do xuất hiện máy tính vạn năng, xuất hiện các sách giáo khoa điện tử vì vậy các
bảng tra cứu, sổ tay hóa học,. . . sẽ được xem xét lại (về khả năng tồn tại hoặc khả
năng sử dụng trong các tình huống sư phạm hạn chế nào đó).
Tăng khả năng xây dựng môi trường đa phương tiện và môi trường làm việc
trên Internet: Để nâng cao chất lượng dạy và học, cần hiểu rằng chỉ riêng MVT thì
không đủ mà cần tăng cường nghiên cứu tạo ra môi trường đa phương tiện gồm có
máy tính, video, máy chiếu qua đầu, máy chiếu đa phương tiện, mạng internet, các
website giáo dục. . .
1.2.8. Xét về việc hình thành phẩm chất, đạo đức, tác phong cho HS trong quá
trình dạy học bộ môn Hóa học:
Việc sử dụng CNTT&TT ngay khi ngồi trên ghế nhà trường đã trực tiếp góp
phần hình thành và phát triển kỹ năng sử dụng thành thạo MVT và làm việc trong môi

trường CNTT&TT cho HS. Đây là những kỹ năng không thể thiếu của người lao động
trong thời đại phát triển của CNTT&TT.
Sử dụng CNTT&TT trong quá trình thu thập và xử lý thông tin đã giúp hình thành và
phát triển cho HS cách giải quyết vấn đề hoàn toàn mới, đưa ra các quyết định trên cơ
sở kết quả xử lý thông tin. Cách học này tránh được kiểu học vẹt, máy móc, nhồi nhét
thụ động trước đây
Trong quá trình học tập với sự trợ giúp của CNTT&TT, HS có điều kiện phát
triển năng lực làm việc với cường độ cao một cách khoa học, đức tính cần cù, chịu

Trang. 21


khó, khả năng độc lập, sáng tạo, tự chủ và kỷ luật cao.
Việc tự đánh giá, kiểm tra kiến thức bản thân bằng các phần mềm trên MVT cũng giúp
HS rèn luyện đức tính trung thực, cẩn thận, chính xác và kiên trì, khả năng quyết đoán.
1.3.

Mạng máy tính – Internet – Website và triển vọng ứng dụng trong dạy
học:
Sự kết hợp của máy tính với các hệ thống truyền thông (Communication), đặc

biệt là viễn thông (Telecommunication) đã tạo ra sự chuyển biến có tính cách mạng
trong vấn đề tổ chức khai thác và sử dụng các hệ thống máy tính. Mô hình tập trung
dựa trên các máy tính lớn với phương thức khai thác theo “lô” (Batch Processing) đã
được thay thế bởi một mô hình tổ chức sử dụng mới, trong đó các máy tính đơn lẻ
được kết nối lại để thực hiện công việc.
Một môi trường làm việc nhiều người sử dụng phân tán đã hình thành, cho phép
nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên chung từ những vị trí địa lý khác nhau. Các hệ
thống như thế gọi là mạng máy tính (Computer Networks).
Các máy tính được kết nối thành mạng máy tính nhằm đạt được các mục đích

sau đây:
-

Làm cho các tài nguyên (thiết bị, chương trình, dữ liệu...) có giá trị cao và trở
nên khả dụng với bất kỳ người sử dụng nào trên mạng (không cần quan tâm đến
vị trí địa lý của tài nguyên và người sử dụng).

-

Tăng độ tin cậy của hệ thống nhờ khả năng thay thế khi xảy ra sự cố đối với
một máy tính nào đó. Điều này rất quan trọng đối với các ứng dụng thời gian
thực.
Những mục tiêu đó thật hấp dẫn, nhưng cũng phải từ thập kỷ 80 trở đi thì việc

kết nối mạng mới được thực hiện rộng rãi nhờ tỷ lệ giữa giá thành máy tính và chi phí
truyền tin giảm đi rõ rệt, do sự bùng nổ của các thế hệ máy tính cá nhân.
Các máy tính được nối với nhau thành mạng theo một cách thức nào đó được
gọi là hình trạng (Topolopy) của mạng, còn tập hợp các quy tắc, quy ước truyền thông
thì được gọi là giao thức (Protocol) của mạng, cả hình trạng và giao thức mạng tạo nên
cấu trúc mạng.
Việc phân loại mạng là tuỳ thuộc vào các chỉ tiêu phân loại như “khoảng cách
địa lý”, “kỹ thuật chuyển mạch” hay “kiến trúc mạng”.

Trang. 22


Nếu phân loại theo “kỹ thuật chuyển mạch” ta có các loại mạng: mạng chuyển
mạch kênh, mạng chuyển mạch thông báo, mạng chuyển mạch gói.
Nếu căn cứ vào “khoảng cách địa lý” thì ta có: mạng cục bộ, mạng đô thị, mạng
diện rộng và mạng toàn cầu.

Vì khoảng cách địa lý được dùng làm tiêu chí có tính tương đối, nên thực tế
người ta hay nói đến hai loại mạng đó là :
-

Mạng cục bộ LAN (Local Area Networks): là mạng được lắp đặt trong một
phạm vi tương đối nhỏ, với khoảng cách lớn nhất giữa các máy tính nút mạng
chỉ trong vòng vài chục km trở lại.

-

Mạng diện rộng WAN (Wide Area Networks): phạm vi của mạng có thể vượt
qua biên giới quốc gia và thậm chí cả lục địa.
Thuật ngữ Internet xuất hiện vào khoảng 1974. Đến đầu những năm 80, Bộ

Quốc phòng Mỹ DoD (Department of Defense) đã quyết định tách ARPANET thành
hai: phần quân sự gọi là Milnet, còn phần dân sự vẫn dữ tên là ARPANET. Bước ngoặt
đầu tiên trong lịch sử Internet xảy ra chính vào thời điểm đó với vai trò tiên phong của
Uỷ ban khoa học Quốc gia NSF(National Science Foundation).
Trên thực tế không có một cơ quan nào quản lý tối cao cho toàn bộ mạng
Internet. Một tổ chức phi lợi nhuận tập hợp các cá nhân tự nguyện tham gia hoạt động,
nhằm khuyến khích và phát triển, sử dụng Internet trên toàn thế giới. Có vai trò chi
phối tối cao các hoạt động của Internet là Hiệp hội Internet ISOC (Internet Society).
Qua một số kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy, công nghệ thông tin đã có
những bước phát triển mạnh mẽ theo cả chiều sâu lẫn chiều rộng, máy tính đã không
còn là một phương tiện quá quý hiếm mà đang trở thành một công cụ làm việc, giải trí
thông dụng của con người không chỉ ở công sở mà ngay ở cả trong gia đình. Thông tin
được số hoá ngày càng nhiều hơn, đa dạng hơn.
Không những thế, thông tin đó còn được trao đổi qua lại nhờ các mạng máy tính
đủ loại, được cài đặt ngày càng nhiều hơn, hiện đại hơn. Do nhận thức được vai trò của
thông tin trong hoạt động văn hoá, XH và kinh tế mà các tổ chức và doanh nghiệp đều

tìm các biện pháp để xây dựng và hoàn thiện các hệ thống thông tin nội bộ của mình.
Hệ thống đó phải luôn luôn chính xác, tin cậy, hiệu quả, thông suốt và đảm bảo an
toàn, an ninh trong mọi tình huống.

Trang. 23


Đặc biệt là hệ thống phải có khả năng truyền thông với thế giới bên ngoài thông
qua mạng toàn cầu Internet khi cần thiết. Để đạt được những mục tiêu như vậy, cần
phải có sự thiết kế tổng thể mạng thông tin, dựa trên các yêu cầu nhiều mặt của đơn vị.
Từ đó, khái niệm mạng Intranet xuất hiện một cách chính thức, bên cạnh khái niệm
liên mạng Internet và càng ngày càng thu hút sự quan tâm của cả những người sử dụng
lẫn các nhà cung cấp.
Do HTML (Hyper Text Markup Language) với khả năng đặc tả chất lượng cao,
mà đơn giản nhờ phương tiện siêu văn bản, đang trở thành một cái đích hấp dẫn và có
tính khả thi, cùng với nó là giao thức truyền http và ngôn ngữ lập trình trên mạng-Java
(Sun) và các công cụ phát triển Web, nên người ta đang tiến hành một sự chuyển giao
công nghệ từ Internet sang Intranet. Sự hội tụ về một chuẩn chung như vậy là một thực
tế không thể trốn tránh
Như vậy, các MVT ngày nay không còn bị cô lập như trước đây nữa, nó có thể
được nối vào mạng cục bộ trong một phòng học, một trường, một sở hay được liên kết
vào mạng Internet toàn cầu. Những môi trường học tập theo những lĩnh vực, những
ngành nghề khác nhau không còn quá xa xôi đối với người học. Cho dù mỗi một quốc
gia, mỗi một dân tộc, do những điều kiện hoàn cảnh khác nhau mà mức độ ứng dụng
CNTT&TT trong giáo dục cũng khác nhau, nhưng những hiệu quả tác động của nó lại
có tính toàn cầu. Dù muốn hay không nó cũng đang từng bước xâm nhập vào nền giáo
dục của tất cả các quốc gia trên thế giới.
Các khái niệm mạng máy tính, Internet, Website đang dần trở nên quen thuộc
đối với mọi người. Trẻ em ngày nay đang được hưởng thụ những thành quả lớn lao mà
CNTT&TT đã mang lại. GV không còn là người độc quyền về tri thức nữa, HS đang

đứng trước một kho tàng tri thức đồ sộ của nhân loại. Vì vậy, một trong những nội
dung quan trọng cần đào tạo cho thế hệ trẻ ngày nay là hình thành và phát triển ở họ
những kỹ năng sàng lọc, tìm kiếm thông tin, tránh sự tụt hậu về văn hoá số (Digital
divide), thích ứng nhanh chóng với sự phát triển của xã hội.
Mạng máy tính, Internet, Website đã được ứng dụng trong giáo dục ở nhiều
nước, đây vừa là môi trường thông tin vừa là diễn đàn trao đổi, hợp tác có tính tương
tác mạnh. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học giáo dục, những thư viện tranh ảnh,
video clip, những mô hình ảo, những vấn đề về nội dung, PPDH... đã được đưa lên

Trang. 24


Website giáo dục của nhiều quốc gia phát triển, sẽ trở thành những cơ sở hiện thực hoá
việc ứng dụng CNTT&TT trong giáo dục ở các nước chậm và đang phát triển. Nghiên
cứu ứng dụng CNTT&TT trong giáo dục ở nước ta hiện nay, đặc biệt là việc sử dụng
MVT với mạng Internet, Website... cũng chính là xác định con đường để đi đến sự hội
nhập trong xu thế toàn cầu hoá nhiều lĩnh vực.
1.4.

Khái quát về website dạy học[13];[26];[33]:

1.4.1. Khái niệm Website dạy học:
Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT đã có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều lĩnh vực
hoạt động của con người, định nghĩa khác nhau nếu như dựa trên những căn cứ khác
nhau.
Nói riêng trong giáo dục, một loạt khái niệm mới đã nảy sinh và dần trở nên
quen thuộc đối với mọi người. Nhưng những khái niệm ấy cho đến nay hầu như vẫn
chưa được định nghĩa một cách đầy đủ, chính xác và khoa học.Trong các công trình
nghiên cứu ứng dụng CNTT vào giáo dục hay những sản phẩm của CNTT dành cho
giáo dục ở nước ta, các khái niệm ấy được dùng hoặc là như một tên gọi mặc nhiên,

hoặc là đưa ra khái niệm chỉ dựa vào một vài đặc điểm, thuộc tính của nó mà chưa lột
tả hết ngoại diện và nội hàm của khái niệm. Đó cũng là điều dễ hiểu, vì rằng sự phát
triển của khoa học Tin học có tính bùng nổ và chưa phải đã đạt đến đỉnh điểm. Do đó,
cùng với sự phát triển của Tin học, các khái niệm cũng sẽ dần dần được hoàn thiện và
chính xác hoá. Hơn nữa, sẽ tồn tại những cách định nghĩa khác nhau nếu như dựa trên
những căn cứ khác nhau.
Về phần mình, chúng tôi đưa ra định nghĩa khái niệm ''Website dạy học'' chủ
yếu dựa vào chức năng dạy học mà không quan tâm đến các yếu tố kỹ thuật hàm chứa
trong nó. Hay nói cách khác, khái niệm được nhìn nhận dưới nhãn quan của người
nghiên cứu khoa học giáo dục.
Trang Web (Web page) là trang thông tin trên mạng Internet. Nội dung thông
tin được diễn tả một cách sinh động bằng văn bản, đồ hoạ, ảnh tĩnh, ảnh động, phim,
âm thanh, tiếng nói ... Mỗi trang Web được đánh dấu bằng một địa chỉ để phân biệt với
các trang khác và giúp mọi người truy cập đến. Bảng Web (Website) là tập hợp các
trang Web được liên kết lại với nhau xuất phát từ một trang gốc (Home page), hay còn
được gọi là trang xuất phát, trang đầu tiên. Mỗi bảng Web có một địa chỉ riêng và đó

Trang. 25


×