Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Sử dụng một số phần mềm để thiết kế bản đồ tư duy trong dạy học tập làm văn cho học sinh lớp 4, lớp 5 luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HỒ THỊ TÂM

SỬ DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM ĐỂ THIẾT KẾ
BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN
CHO HỌC SINH LỚP 4, LỚP 5

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Nghệ An, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HỒ THỊ TÂM

SỬ DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM ĐỂ THIẾT KẾ
BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN
CHO HỌC SINH LỚP 4, LỚP 5

Chuyên ngành: Giáo dục học (Bậc tiểu học)
Mã số: 60.14.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Chu Thị Hà Thanh

Nghệ An, 2012




Lời Cảm Ơn,
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của
tôi đến cô giáo, TS Chu Thò Hà Thanh, người đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thành luận văn này.
Tôi chân thành cảm ơn các cô giáo, thầy giáo trong
khoa Giáo dục Tiểu học và khoa Sau đại học của trường
Đại học Vinh đã trang bò cho tôi hành trang tri thức và kó
năng nghiên cứu khoa học.
Tôi chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Tiểu
học Bình Qùi Tây, Trường Tiểu học Bắc Mỹ đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra và
thử nghiệm.
Cuối cùng, tôi chân thành gửi lời cảm ơn đến những
người thân và bạn bè đã luôn đi cạnh tôi, ủng hộ và động
viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2012
Tác giả
Hồ Thò Tâm


DANH MỤC CÁC CHỮ ĐÃ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
STT

KÍ HIỆU VIẾT TẮT

DIỄN GIẢI


1

BĐTD

Bản đồ tư duy

2

GV

giáo viên

3

HS

học sinh

4

HSTH

học sinh tiểu học

5

PM

phần mềm


6

CNTT

công nghệ thông tin

7

TV

Tiếng Việt

8

TLV

Tập làm văn

9

ĐDDH

đồ dùng dạy học


MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1 ................................................................................................... 5
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................... 5
1.1

Cơ sở lí luận ....................................................................................... 5

1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................. 30
CHƯƠNG 2 ................................................................................................. 51
THIẾT KẾ BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN LỚP 4,
5 VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA MỘT SỐ PHẦN MỀM ....................................... 51
2.1. Những định hướng khai thác ứng dụng của BĐTD trong dạy học Tập
làm văn lớp 4, lớp 5. ................................................................................. 51
2.2. Quy trình thiết kế BĐTD với sự hỗ trợ của một số phần mềm trong
dạy học Tập làm văn lớp 4,5. .................................................................... 55
2.3. Một số thiết kế mẫu .......................................................................... 66
CHƯƠNG 3 ................................................................................................. 96
THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM .......................................................................... 96
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thử nghiệm ................................................... 96
3.2. Nguyên tắc thử nghiệm .................................................................... 96
3.3. Đối tượng, địa bàn và thời gian thử nghiệm ..................................... 96
3.4. Phương pháp thử nghiệm ................................................................. 97
3.5. Nội dung thử nghiệm ....................................................................... 98
3.6. Tổ chức thử nghiệm ......................................................................... 98
3.7. Đánh giá kết quả thử nghiệm............................................................ 99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 109


1


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1.

Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng có vai trò hết sức quan trọng

trong hệ thống Giáo dục phổ thông. Bằng chứng là đã có nhiều sự đổi mới, cải
cách đặc biệt về nội dung lẫn phương pháp dạy học nhằm ngày càng hoàn
thiện và nâng cao chất lượng giáo dục ở Tiểu học. Tuy nhiên, chúng ta phải
thừa nhận một thực tế rằng, nhiều giáo viên (GV) còn rập khuôn, lệ thuộc quá
nhiều vào giáo án, lạm dụng hình thức “thầy đọc trò chép”,... mà chưa có sự
đổi mới trong phương pháp dạy học, thiếu sự ứng dụng các thành tựu khoa
học kĩ thuật, các phương tiện trực quan; học sinh (HS) còn ghi nhớ một cách
máy móc, việc học còn mang tính thụ động, chưa thật sự phát huy được tính
tích cực, chủ động. Do đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nói
chung, các phầm mềm (PM) dạy học nói riêng đã và đang trở thành một xu
hướng khá phổ biến trong dạy học ngày nay. Trong đó, tiêu biểu là một số
PM như Microsoft PowerPoint, Violet, The Geometer’s Sketchpad,…
1.2.

Đề cập đến vấn đề phát triển tư duy, cũng như khả năng sáng tạo của

con người, có thể nói bản đồ tư duy (BĐTD) là một công cụ, phương pháp tư
duy hoàn toàn mới; vừa có thể vận dụng để phát triển các ý tưởng sáng tạo,
vừa có thể tổ chức hợp lý công việc nhằm đạt được kết quả. Cùng với xu
hướng đó, việc sử dụng thành thạo, hiệu quả BĐTD trong dạy học nói chung
và dạy học làm văn nói riêng sẽ mang lại nhiều hiệu quả thiết thực trong
phương pháp học tập của HS, phương pháp giảng dạy của GV.
1.3.


Để hỗ trợ tạo lập BĐTD, giúp việc lập BĐTD dễ dàng và linh hoạt hơn,

người ta đã xây dựng khá nhiều chương trình, PM khác nhau, cụ thể: Visual
Mind, Mind Manager, Inspiration,... Qua quá trình khảo sát và nghiên cứu,
chúng tôi nhận thấy các PM Mindmap Manager là khá phổ biến bởi tính tiện


2

ích, dễ hiểu và dễ sử dụng. Bên cạnh đó, có thể thấy Microsoft PowerPoint
tuy không phải là PM đặc trưng để xây dựng BĐTD nhưng nó vẫn có những
tính năng ưu việt trong việc hỗ trợ, thiết lập BĐTD. Do đó sử dụng Microsoft
PowerPoint cùng với các PM trên trong xây dựng BĐTD hỗ trợ quá trình dạy
học sẽ là một giải pháp ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu quả của công tác
giảng dạy.
1.4

Cùng với môn Toán, môn Tiếng Việt (TV) có vị trí rất quan trọng. Nó

góp phần hình thành phát triển nhân cách, tâm hồn cũng như cách trình bày và
diễn đạt nội dung muốn nói đến người nghe. Từ đó, góp phần bồi dưỡng khả
năng sáng tạo cho HS. Nếu nhận thức của HS tiểu học (HSTH) ở giai đoạn
lớp 1, 2, 3 chủ yếu là nhận thức cảm tính thì sang giai đoạn lớp 4, lớp 5 là
nhận thức lý tính trên cơ sở phân tích, so sánh các hiện tượng, sự kiện trong
thực tế [6]. Tuy nhiên, ở lứa tuổi tiểu học, trí nhớ trực quan hình tượng phát
triển hơn trí nhớ từ ngữ - logic. Phần lớn HS còn gặp nhiều khó khăn khi phải
lĩnh hội hay sản sinh một văn bản dài, nội dung đan xen nhau. Do đó, việc sử
dụng BĐTD với sự hỗ trợ của một số PM trong dạy học Làm văn lớp 4, lớp 5
sẽ rất phù hợp với đặc điểm nhận thức của HSTH.
Hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở Tiểu học đã được các

nhà trường quan tâm triển khai thực hiện, tuy nhiên vẫn chưa thực sự đồng bộ
và hiệu quả cũng chưa thật cao. Bên cạnh đó, việc sử dụng công cụ BĐTD
vào dạy học Tập làm văn (TLV) ở tiểu học là một vấn đề còn chưa được đề
cập đúng mực.
Từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài: “Sử dụng một số phần mềm
để thiết kế Bản đồ tư duy trong dạy học Tập làm văn cho học sinh lớp 4, lớp
5” để tìm hiểu, nghiên cứu.


3

2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế BĐTD với sự hỗ trợ của một số PM trên cơ sở phát huy tối đa khả
năng tư duy, ghi nhớ, tính sáng tạo của HS trong quá trình dạy học TLV lớp 4,
5. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học TV ở tiểu học.
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học Tập làm văn cho học sinh lớp 4, lớp 5.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Thiết kế BĐTD với sự hỗ trợ của một số PM Mindmap Manager,
Microsoft PowerPoint trong dạy học Tập làm văn lớp 4,5.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian và địa điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trên phạm vi
nghiên cứu ở một số trường tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh trên đối
tượng học sinh lớp 4, lớp 5.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu khai thác tốt ứng dụng của BĐTD với sự hỗ trợ của một số PM
trong dạy học TLV ở các lớp 4, lớp 5 sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực
trong việc tổ chức các hoạt động dạy học. Qua đó góp phần nâng cao chất
lượng và hiệu quả dạy học TLV.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài.
5.2. Tìm hiểu cơ sở thực tiễn của đề tài.
5.3. Thiết kế BĐTD trong dạy học TLV với sự hỗ trợ của PM dạy học.
5.4. Tiến hành thử nghiệm sư phạm.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận


4

Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, cụ thể hóa các
tài liệu lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng phương pháp điều tra, phương pháp quan sát, phương pháp
phỏng vấn, phương pháp đàm thoại, phương pháp thử nghiệm.
6.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng toán thống kê để xử lí số liệu thu được về phương diện định
lượng và mặt định tính.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục nội
dung luận văn được cấu trúc theo 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2. Thiết kế Bản đồ tư duy trong dạy học Tập làm văn lớp 4, lớp 5 với
sự hỗ trợ của một số phần mềm..
Chương 3. Thử nghiệm sư phạm


5


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về BĐTD nói chung và sử dụng công cụ BĐTD trong dạy học
nói riêng đã được nhiều nhà giáo dục quan tâm. Cụ thể:
 Ngoài nước:
-

Tony Buzan được cả thế giới biết đến bởi các công trình nghiên cứu não

bộ và phương pháp tư duy. Ông chính là cha đẻ của phương pháp BĐTD,
phương pháp được phát triển vào cuối thập niên 60 (của thế kỷ XX) như là
một cách ghi chép mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh. BĐTD đã
được phổ biến rất rộng rãi trên khắp thế giới thông qua nhiều đầu sách của
Tony, tiêu biểu như:
 “Use Your Head”- Cuốn sách về hoạt động của bộ não được thiết kế để
giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động của bộ não và nên sử
dụng nó như thế nào để có hiệu quả tối ưu hay có thể ghi nhớ lâu hơn,
đọc nhanh hơn, hiệu quả hơn. Không những vậy, chúng ta còn hiểu
được BĐTD, thấy được sự tương thích giữa BĐTD với cấu tạo chức
năng và hoạt động của bộ não. [7]
 “Mindmap at work”(BĐTD trong công việc). Với cuốn sách này, bạn
không chỉ hiểu được BĐTD là gì, tại sao nên ứng dụng BĐTD mà còn
trả lời được câu hỏi sử dụng BĐTD như thế nào trong công việc, học
tập, phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề và tạo ra sản phẩm dịch vụ [12].
 “BĐTD - Hướng dẫn sử dụng BĐTD” và “How to mindmap” (Lập
BĐTD), hai cuốn sách này có nội dung chính tương tự nhau, cho chúng



6

ta biết những nét khái quát về BĐTD: khái niệm, ưu điểm, các bước
thành lập BĐTD và sử dụng BĐTD trong các lĩnh vực như thế nào.
 Tháng 12/2006, Tony đã chính thức giới thiệu PM iMindmap. Ngoài ra,
trên thế giới còn có các PM khác như PM Freemind, PM Inspiration,
PM Visual Mind, PM Mind Manager, v.v…
-

Vào thập niên 70, Peter Russell đã làm việc chung với Tony và họ đã

truyền bá những kỹ xảo về giản đồ ý cho các cơ quan quốc tế cũng như các
Học viện Giáo dục.
-

Adam Khoo cũng là một trong những người tâm huyết với việc nghiên

cứu và ứng dụng BĐTD. Ông đã cho ra đời tác phẩm “Tôi tài giỏi- Bạn cũng
thế”. Trong cuốn sách này, Adam Khoo đã trình bày cách thức tư duy sáng tạo
và cách tối ưu hoá hoạt động học tập thông qua việc ứng dụng BĐTD.
-

Với những tính năng ưu việt, BĐTD đã được ứng dụng thành công trong

nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh. Rất nhiều tổ chức đã ứng
dụng BĐTD trong công việc làm ăn, chẳng hạn như các tập đoàn thương mại:
British, Petroleum, Barclays, International, v.v… và nhiều công ty lớn : HB,
IBM, Boeing, v.v…
 Trong nước:
-


Hiện nay, BĐTD cũng đã và đang được nghiên cứu, ứng dụng nhiều

trong thực tiễn ở nước ta. Cũng như trên thế giới, nó đã mang lại rất nhiều
thành tựu trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là trong kinh doanh, giáo dục, tiêu biểu
như:
 Việc ứng dụng BĐTD đã giúp cho công ty quảng cáo Storm Eye có
nhiều dự án, chiến dịch thành công trong nhiều năm qua, giúp Trung
tâm phát triển, đào tạo quản lý và Anh ngữ ITD tại Việt Nam, mở rộng
các lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mình.


7

 BĐTD đã mang đến cho New Thinking Group- nhóm sinh viên thuộc
Đại học quốc gia Hà Nội- giải 3 cuộc thi “ Sinh viên khởi nghiệp” năm
2005 với dự án “Trung tâm đào tạo kỹ năng học tập”.
 BĐTD cũng đã được nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả trong việc dạy và
học ở một số môn như Toán, Văn, Sinh học, Anh văn, v.v…ở một số
trường Trung học Phổ thông. Tiêu biểu, với môn Văn, có nhà giáo
Hoàng Đức Huy tại Trung tâm giáo dục thường xuyên Quận 4, thành
phố Hồ Chí Minh [14].
 Một số sinh viên cũng đã có những đề tài nghiên cứu về việc ứng dụng
BĐTD vào trong dạy và học như: đề tài “Vận dụng BĐTD trong học
tập ở bậc đại học thông qua các học phần về phương pháp dạy học Toán
ở Tiểu học” của sinh viên Nguyễn Thị Châu Loan trường Đại học Sư
phạm Huế, đề tài “Ứng dụng mindmap vào dạy học kể chuyện lớp 1, 2,
3 với sự hỗ trợ của PM Mindjet mindmanager” của sinh viên Lại Thị
Thanh Thúy cũng ở trường Đại học Sư phạm Huế.
Hiện nay, phương pháp BĐTD của Tony Buzan đã và đang là một công cụ

được sử dụng với hơn 250 triệu người trên thế giới. Tuy nhiên, việc nghiên cứu
và khai thác ứng dụng của BĐTD với sự hỗ trợ của một số PM vào trong dạy
học Tập làm văn 4, lớp 5 là một vấn đề còn khá mới và hầu như chưa được đề
cập đúng mức.
1.1.2. Bản đồ tư duy
1.1.2.1. Quan niệm về bản đồ tư duy
a. Đôi nét về tác giả Tony Buzan
Sinh năm 1942, tại London,Tony Buzan là cha đẻ của phương pháp tư duy
Mind-Map (Giản đồ ý) và khái niệm xóa mù tư duy. Ông là cựu HS trường
Trung học Kitsilano. Ông được nhận bằng Danh dự về Tâm lý học, Văn


8

chương Anh, Toán học và các môn khoa học tự nhiên của trường đại học
British Columbia năm 1964.
Thời bé của Tony là câu chuyện khiến nhiều bạn trẻ phải thích thú. Ông
nhớ lại ngày đó đi học với môn học nào ông cũng có một thắc mắc “sao phải
ghi chép nhiều đến thế?”.Ông bắt đầu suy nghĩ về trí não và nhận thấy rằng:
“Chúng ta đang sống trong một vũ trụ bao la rộng lớn, nhưng trong mỗi
chúng ta cũng có một vũ trụ khác chưa được khai phá – bộ não. Đi sâu khám
phá “tiểu vũ trụ” này, chúng ta cũng sẽ thu được những điều vô cùng kỳ diệu.
Thực tế đã chứng minh, ông là một trong số ít những người dành nhiều thời
gian nghiên cứu, tìm ra quy luật hoạt động của bộ não và làm việc theo quy
luật đó để đạt được những sự thành công đáng kinh ngạc. Ông là tác giả đi
đầu trong lĩnh vực về não và phương pháp học tập với hơn 80 tác phẩm.
Trong đó, có các tác phẩm nổi tiếng như cuốn Use your head, Use your
memory, Mind Map Book, Head First: You’re Smarter Than You Think .
Trong hơn 30 năm, Buzan vẫn không mệt mỏi đem đến cho thế giới công
cụ hữu hiệu này. Ông đã vượt hơn 2 triệu dặm (quãng đường gấp 4 lần từ trái

đất đến mặt trăng) và 6 tháng sống trên máy bay để đến giảng dạy trên 67
quốc gia. Là giảng viên hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực này Tony Buzan
được coi là “thầy phù thuỷ về tư duy”, với nhiều bài thuyết giảng cho đông
đảo khán giả - từ những trẻ em hay những sinh viên cho đến những giám đốc
kinh doanh hàng đầu thế giới. Tony Buzan cũng là cố vấn chiến lược cho rất
nhiều tổ chức đa quốc gia như General Motors, Walt Disney, Microsoft,
IBM... và nhiều chính phủ trên thế giới như Anh quốc, Singapore, Mexico,
Úc... Tờ Thời báo London đã dự báo rằng “những gì Buzan làm cho tư duy
nhân loại giống như Stephen Hawking đã làm cho vũ trụ”.
Qua đó cho thấy Tony Buzan đã và đang thực hiện sứ mệnh của mình một
cách thành công. Sứ mệnh đó là giải phóng sức mạnh của não bộ, nhằm khám


9

phá và sử dụng năng lực sáng tạo mạnh mẽ của mỗi con người một cách dễ
dàng nhất.
b. Quan niệm về bản đồ tư duy
Có nhiều quan niệm khác nhau về BĐTD tùy thuộc góc độ mà người sử
dụng muốn khai thác. Một số thì tập trung nhấn mạnh ở việc mô tả đặc điểm
bên ngoài, hình thức thể hiện cũng như việc tìm hiểu quy luật hoạt động,
phạm vi sử dụng hay cách lập BĐTD. Chẳng hạn như trong cuốn “Bản đồ tư
duy trong công việc” của Tony Buzan do nhóm New Thinking Group phiên
dịch, BĐTD được quan niệm như sau: “BĐTD là một hình thức ghi chép sử
dụng nhiều màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Ý tưởng
hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh tượng trưng
cho những ý chính và đều được nối với ý trung tâm. Các nhánh chính lại được
phân thành những nhánh nhỏ nhằm nghiên cứu chủ đề ở mức độ sâu hơn.
Nhờ sự nối kết giữa các nhánh, các ý tưởng cũng có sự liên kết dựa trên mối
liên hệ của bản thân chúng”.[11]

Khác với Tony Buzan, một số quan niệm khác lại nhấn mạnh đầy đủ cả hai
khía cạnh: hình thức thể hiện và ưu điểm, tác dụng của BĐTD. Nhìn nhận
dưới góc độ của một nhà tâm lí học, Nguyễn Ngọc Quỳnh Dao cho rằng:
“Đây là một hình thức ghi chép sử dụng nhiều màu sắc và hình ảnh để lập kế
hoạch hay giải quyết một vấn đề nào đấy. Với BĐTD thì chúng ta có thể có
một cái nhìn tổng quan và đầy đủ về các kế hoạch, dự án, đồng thời phát huy
tối đa sức mạnh trí tuệ để giải quyết vấn đề một cách sáng tạo”.
Nói tóm lại, những quan niệm về BĐTD đều được phát biểu trên cơ sở
tìm hiểu, nghiên cứu hay kiểm nghiệm trực tiếp với công cụ này, tuy vậy
chúng chỉ phản ánh một hay một số khía cạnh nhất định của nó. Qua quá trình
tìm hiểu các tài liệu liên quan, chúng tôi đồng ý với quan niệm sau của tác giả
trên trang web


10

/>&offset=260: “BĐTD là một sơ đồ do chính người sử dụng nghĩ ra (hoặc sử
dụng PM vi tính) để ghi lại những ý chính về một vấn đề nào đó nhằm phục
vụ cho việc học tập hoặc công tác của mình. BĐTD được thể hiện bằng từ
ngữ, hình, tranh ảnh, ý tưởng, nhiệm vụ được liên kết và sắp xếp quanh một
từ, cụm từ, biểu tượng, hình ảnh hoặc một ý tưởng”.
1.1.2.2. Ưu điểm, hạn chế của bản đồ tư duy.
a. Ưu điểm
-

Rất trực quan, giúp người đọc nhìn thấy "Bức tranh tổng thể" của vấn đề.


Với cách ghi ý trên giấy hay trong sổ sách thông thường tuần tự


từ trên xuống dưới chúng ta thường gặp khó khăn khi muốn biết được ý
chính, mối quan hệ phân cấp giữa các ý. Lập BĐTD ta có thể thấy tổng thể
vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng được liên hệ
với nhau bằng các đường nối. Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ
ràng. Xuất phát từ trung tâm đó người xem sẽ biết mức độ quan trọng của
những ý nằm xung quanh. Những nhánh nằm càng gần trung tâm thì càng
quan trọng, những nhánh nhỏ hơn thể hiện vấn đề ở mức độ sâu hơn, chi tiết
hơn. Với cách thức đó, người xem có thể thấy vấn đề một cách trực quan
nhất, các khái niệm ngay lập tức được tiếp nhận bằng thị giác.
-

Ôn tập, ghi nhớ hiệu quả.


Từ xưa, con người đã biết tận dụng hình ảnh để ghi nhớ các sự

vật hiện tượng: những bức tranh trong hang động thời nguyên thủy, trong
những chữ tượng hình của người Ai Cập cổ đại... Chính vì vậy, việc sử dụng
hình ảnh để ghi nhớ thực sự sẽ mang lại hiệu quả cao. BĐTD đã khai thác
được điều này. Thay vì dùng chữ viết để mô tả (một chiều), BĐTD sẽ "phơi
bày" cấu trúc một đối tượng bằng hình ảnh hai chiều. Nó chỉ ra "dạng thức"


11

của đối tượng, mối quan hệ giữa các khái niệm có liên quan và cách liên hệ
giữa chúng trong vấn đề lớn. Như vậy, mọi thứ trở nên rõ ràng hơn. BĐTD
giúp chúng ta khám phá và nối kết các mắc xích, từ đó việc ghi nhớ, ôn tập
sẽ nhanh hơn, dễ hơn và hiệu quả cao hơn.



Một đặc điểm nữa của BĐTD là câu từ ngắn gọn, chủ yếu sử

dụng những từ khóa cô đọng thể hiện được nội dung chính, điểm cốt lõi của
vấn đề. Do vậy, nó giúp ta có thể nắm bắt, gợi nhớ vấn đề từ những "điểm
chốt" của bài. BĐTD giúp tổ chức thông tin theo một hình thức mà dễ dàng
được xuất hiện và ghi nhớ. Việc thêm thông tin (ý) trong BĐTD cũng dễ
dàng và nhanh chóng hơn, bất chấp thứ tự của việc trình bày trước đó, tạo
điều kiện cho việc thay đổi linh hoạt và nhanh chóng.


Ngoài ra, khi vẽ một BĐTD, một điều luôn được chú ý khuyến

khích là việc sử dụng nhiều màu sắc một cách hợp lí. Điều này không chỉ
làm cho BĐTD trở nên đẹp hơn, bắt mắt hơn mà nó còn là một thủ thuật
nhằm xóa đi sự đơn điệu, buồn tẻ, kích thích tư duy sáng tạo.
Như vậy, bằng cách sử dụng toàn bộ năng lực trí tưởng tượng, tất cả
các công cụ của hai bán cầu não, BĐTD sẽ thay đổi cách ghi chép truyền
thống, tận dụng các hình ảnh và sự liên tưởng để giải phóng khả năng vô tận
của bộ não. Từ đó giúp cho việc ôn tập và ghi nhớ đạt hiệu quả tối ưu.
-

Tăng cường tính trí tuệ, sáng tạo.

 Như đã phân tích ở trên, BĐTD là một cách ghi chép mới với việc sử dụng
những từ khóa, kí hiệu, hình ảnh, biểu tượng tạo nên một bức tranh tổng quan
về toàn bộ vấn đề. Chính khả năng biến suy nghĩ thành ngôn ngữ, hình ảnh, kí
hiệu, biểu tượng... sẽ thúc đẩy những kĩ năng suy nghĩ và tăng cường trí thông
minh.



Đơn cử như việc sử dụng từ khóa. Để thể hiện một nội dung

thông tin nào đó chỉ bằng một từ hay một cụm từ đòi hỏi chúng ta phải có óc


12

phân tích, khả năng suy luận, tổng hợp vấn đề. Ngoài ra, việc sử dụng những
từ đơn như vậy giúp chúng ta dễ dàng kết hợp hoặc tách các ý tưởng một cách
sáng tạo.
-

Kích thích hứng thú học tập.


Vỏ não có bán cầu não trái và phải, mỗi bán cầu não có một chức

năng khác nhau. Bán cầu não trái chủ yếu thực hiện chức năng liên quan đến
logic, tính liên tục, tuyến tính và tính hợp lí. Bán cầu não phải được sắp xếp
không theo thứ tự, liên quan đến trực giác, suy luận và tính ngẫu nhiên. Nó
thiên về các yếu tố phi ngôn ngữ như cảm nhận, cảm xúc, nghệ thuật, màu
sắc, sức sáng tạo và trí tưởng tượng.


Phương pháp lập BĐTD sử dụng kết hợp cả hai bán cầu não trái

và phải giúp chúng ta học tập dễ dàng và hiệu quả hơn. Thành tích học tập tốt
là động lực giúp chúng ta muốn học nhiều hơn nữa để chiếm lĩnh tri thức của
nhân loại.



Đối với HSTH, tư duy của các em thiên về tư duy trực quan,

hình tượng, cái gì có hình ảnh đẹp, màu sắc sặc sỡ thì sẽ dễ dàng thu hút sự
chú ý của các em. Lập BĐTD là một phương pháp khai thác tốt đặc điểm
tâm lí này của HS với một bức tranh rất trực quan thể hiện ở việc sử dụng
các đường nối để biểu diễn liên kết, sử dụng các hình ảnh, biểu tượng để thể
hiện các nội dung trừu tượng, dài dòng. Điều này không những khiến cho
các em không cảm thấy mệt mỏi, nặng nề khi học mà ngược lại còn hấp dẫn,
khơi dậy sự hứng thú, trí tò mò khám phá của các em. Từ đó làm nảy sinh
những xúc cảm đẹp đẽ, mới mẻ, xây dựng tâm lí thích thú đi học của trẻ.
Một khi đã tạo được hứng thú học tập thì việc lĩnh hội kiến thức sẽ dễ dàng
hơn, phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS.
-

Tiết kiệm thời gian.


13



Ở kiểu ghi chép truyền thống chứa đựng những từ thứ yếu giúp

tạo thành những câu văn hoàn chỉnh nhưng những từ đó lại không cần thiết
cho việc ghi nhớ, ôn bài... Trong khi số lượng những từ đó chiếm tới 60- 80
% tổng số từ. Vậy thì 60- 80% thời gian học và cả trí nhớ của chúng ta sẽ bị
lãng phí. Với BĐTD những kiến thức cần thiết của bài học sẽ được ghi chép
cô đọng trong một trang giấy mà không bỏ sót bất cứ một thông tin quan

trọng nào. Bạn có thể tưởng tượng, bạn có thể ôn lại toàn bộ chương sách dài
20 trang chỉ bằng việc ôn lại 2- 3 trang BĐTD, mất một tiếng để hoàn tất
việc ôn lại cùng một chương sách mà vẫn có thể bỏ sót thông tin, trong khi
chỉ cần 20 phút để ôn lại toàn bộ kiến thức một cách hoàn chỉnh. Bạn đã
giảm được 60- 80% thời gian học một cách hiệu quả [4].
Chính vì vậy, việc sử dụng BĐTD vào dạy học hứa hẹn sẽ mang lại
nhiều hiệu quả thiết thực.
b. Hạn chế của BĐTD
Không có một phương pháp dạy học nào là vạn năng, và BĐTD cũng vậy.
-

Trước hết, để vẽ được một BĐTD thì người vẽ cần phải chuẩn bị bút

màu, giấy vẽ, cần có một chút khả năng về hội họa. Khác ghi chép truyền
thống, lập BĐTD có nhiều thao tác hơn. Nếu trong ghi chép truyền thống
chúng ta chỉ việc viết ra toàn bộ nội dung theo thứ tự từ trên xuống thì ở đây
lại phải xem xét kĩ nội dung, chắt lọc ý chính để tìm ra từ khóa và suy nghĩ
cách tổ chức, sắp xếp các ý cũng như việc lựa chọn hình ảnh, kí hiệu cho phù
hợp. Ngoài ra, khi vẽ thủ công nếu muốn thêm một lượng thông tin nào đó sẽ
gặp không ít khó khăn, đôi khi phải vẽ lại toàn bộ BĐTD. Không phải ai cũng
có đủ kiên nhẫn để vẽ đi vẽ lại nhiều lần. Việc lưu trữ những BĐTD vẽ tay
thường khó. Vẽ BĐTD trên máy thì có thể khắc phục nhược điểm này nhưng
đòi hỏi người thực hiện cần có vốn hiểu biết cơ bản về các PM và vẽ trên máy
tính cũng phần nào hạn chế tính sáng tạo bởi vì người vẽ bị giới hạn trong các


14

công cụ, chức năng của PM.
-


Trong BĐTD, từ khóa là một trong những yếu tố quan trọng. Từ khóa

là những từ có nhiều ý nghĩa có thể tạo ra nhiều liên tưởng. Những từ được
chọn làm từ khóa phải thể hiện được thông tin một cách khái quát nhất. Thế
nhưng, không phải ai cũng có thể tóm gọn một bài văn thành một đoạn, từ
một đoạn rút gọn thành một câu, trong câu đó chọn lọc từ hay cụm từ thích
hợp nhất.
-

Ngoài ra, nếu chúng ta sử dụng BĐTD mà không biết khai triển các ý

thì dùng BĐTD sẽ cho tác dụng ngược lại. BĐTD có tính độc nhất bởi mỗi
BĐTD là một cách nhìn riêng của mỗi một bộ não. Vì vậy nhìn vào một
BĐTD không phải ai cũng có thể hiểu hết ý nghĩa của nó nếu không có những
lưu ý, ghi chú kèm theo.
-

Với các nhánh bên trái của BĐTD, khác với trình tự đọc thông thường,

chúng ta phải đọc từ phải sang trái, vì vậy sẽ khó tiếp nhận thông tin một cách
nhanh chóng và linh hoạt.
Để khắc phục những hạn chế trên không có cách nào khác là người học
phải tập luyện thật nhiều để tạo BĐTD trở thành một kĩ năng. Qua việc tập
luyện bạn sẽ tích lũy cho bản thân nhiều kinh nghiệm quý báu. Và hãy sáng
tạo: sáng tạo trong ghi chép, sáng tạo trong trình bày, cách tư duy suy nghĩ,...
sẽ làm cho quá trình vẽ BĐTD trở nên thú vị hơn và đạt hiệu quả cao hơn.
1.1.2.3. Các bước để tạo bản đồ tư duy bằng thủ công.
 Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm
Bước đầu tiên trong việc tạo ra một BĐTD là vẽ chủ đề ở trung tâm trên một

tờ giấy (đặt nằm ngang).
-

Một số lưu ý khi vẽ chủ đề:
 Cần vẽ chủ đề ở trung tâm để từ đó phát triển ra các ý khác.


15

 Có thể tự do sử dụng tất cả màu sắc mà bạn thích.
 Không nên đóng khung hoặc che chắn mất hình vẽ chủ đề vì chủ đề
cần được làm nổi bật dễ nhớ.
 Có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ
ràng.
 Bí quyết vẽ chủ đề là chủ đề nên được vẽ to cỡ hai đồng xu “5000
đồng”.


Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ

Bước tiếp theo là vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm.
-

Một số lưu ý khi vẽ tiêu đề phụ:
 Tiêu đề phụ nên được viết bằng chữ IN HOA nằm trên các nhánh
dày để làm nổi bật.
 Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với trung tâm.
 Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc (chứ không nằm
ngang) để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ
dàng.

 Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ, vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ
trợ.

-

Một số lưu ý khi vẽ ý chính và chi tiết hỗ trợ:
 Chỉ nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh.
 Bất cứ lúc nào có thể, hãy dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết
kiệm không gian vẽ và thời gian.
 Mỗi từ khóa, hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên
nhánh. Trên mỗi đoạn nên chỉ có tối đa một từ khóa. Việc này giúp
cho nhiều từ khóa mới và những ý khác được nối thêm vào các từ khóa
sẵn có một cách dễ dàng (bằng cách vẽ nối ra từ một đoạn).
 Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm.


16

 Tất cả các nhánh tỏa ra từ một điểm (thuộc cùng một ý) nên có cùng
một màu.
 Thay đổi màu sắc khi đi từ một ý chính ra đến các ý phụ cụ thể hơn.
 Bước 4:
Ở bước cuối cùng này, hãy để trí tưởng tượng bay bổng. Có thể thêm
nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như giúp lưu
chúng vào trí nhớ tốt hơn. Cấu trúc sơ đồ tư duy: [7]

1.1.3. Giới thiệu một số phần mềm để tạo bản đồ tư duy.
Một BĐTD có thể được thực hiện dễ dàng trên một tờ giấy với các loại
bút màu khác nhau. Tuy nhiên, cách thức này có nhược điểm là khó lưu trữ,
thay đổi, chỉnh sửa. Một giải pháp được hướng đến là sử dụng các PM để tạo

ra BĐTD. Chúng tôi xin giới thiệu một số PM tiêu biểu trong thể loại “PM
mind mapping”.
-

Các bước để tạo một BĐTD bằng PM:
 Bước 1: Cài đặt PM
 Bước 2: Khởi động
 Bước 3: Tạo nội dung BĐTD
 Bước 4: Hoàn chỉnh BĐTD
 Bước 5: Lưu và xuất file


17

1.1.3.1. Phần mềm Mindjet Mindmanager
a. Giới thiệu:
Mindjet MindManager là PM tạo BĐTD nhanh chóng, hiệu quả, được lấy ý
tưởng từ sơ đồ tư duy mindmap nổi tiếng.
Hiện nay, Mindjet Mindmanager có 2 phiên bản: Mindjet Mindmanage 7 và
phiên bản nâng cấp Mindjet Mindmanager 8.
b. Hướng dẫn sử dụng:
Chúng tôi hướng dẫn sử dụng PM Mindjet Mindmanager 8.
 Bước 1: Cài đặt
Để download PM này bạn có thể vào trang web:
www.mindmanager.com. Tuy nhiên để cài đặt chúng ta phải trả tiền bản
quyền cho nhà sản xuất, sau đó đồng ý với các điều kiện đưa ra, bạn đã có
trong tay PM tạo BĐTD Mindjet Mindmanager 8.
 Bước 2: Khởi động
Cách 1: Start/ Programs/ Mindjet Mindmanager 8/ Mindjet Mindmanager 8.
Cách 2: Hoặc click lên biểu tượng ngoài màn hình.



18

Khi đó màn hình xuất hiện giao diện:

 Bước 3: Tạo nội dung BĐTD
Khi mở chương trình, nhấn vào New để tạo sơ đồ mới. Bạn có thể chọn mẫu
cố định hoặc tự do → OK. Nhập tên chủ đề vào ô Central Topic → ấn Enter
để hoàn thành → ấn Enter lần nữa để lập ý nhánh trong ô Main Topic. Trong
ô này, bạn có thể nêu các ý nhỏ hơn bằng cách bấm chuột phải → Insert
Subtopic.


19

Muốn xóa một topic bất kì, click chuột vào topic → Delete
 Bước 4: Hoàn chỉnh BĐTD
-

Để chọn đường viền bao quanh các Topic → click chuột phải →

Format Topic/ Shape and Color/ chọn một đường viền thích hợp → OK.


20

-

Chọn sắc độ đậm nhạt cho đường liên kết → click chuột phải →Format


Topic/ General Layout/ OK.
-

Để chèn hình ảnh vào BĐTD → click chuột phải → Format Topic/

Imagine/ From Library hoặc From file/ chọn ảnh thích hợp.

-

Để chỉnh sửa kiểu chữ, cỡ chữ, font… click vào biểu tượng Formatting

trên thanh công cụ.
Trong quá trình tạo bản đồ sẽ có những mối liên kết giữa các thành phần
với nhau, nhưng chúng lại không cùng nằm trong cùng một nhánh. Do đó, để
liên kết các thành phần đó lại với nhau vào menu Insert > Relationship, một
mũi tên cong sẽ xuất hiện ngay trên con trỏ chuột, hãy nhấp chuột đến vị trí
nhánh thứ nhất, sau đó nhấp chuột lần nữa đến vị trí thứ hai để mắc xích các
sự kiện lại với nhau. Lúc này sẽ có một đường cong nối hai vị trí đó lại với
nhau, tiếp tục dùng chuột điều chỉnh núm màu vàng để chỉnh hướng đường
cong này.


×