MỤC LỤC
Trang
TÊN ĐỀ TÀI 1
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI 1
II. GIỚI THIỆU 2
1.Hiện trạng 2
2.Giải pháp thay thế 4
3. Một số vấn đề gần đây liên quan đến đề tài 4
4.Vấn đề nghiên cứu 4
5. Giả thuyết nghiên cứu 5
III. PHƯƠNG PHÁP 5
1.Khách thể nghiên cứu 5
2. Thiết kế 5
3. Quy trình nghiên cứu 6
4. Đo lường 6
4.1 Sử dụng công cụ đo, thang đo 6
4.2 Kiểm chứng độ giá trị nội dung 7
4.3 Kiểm chứng độ giá trị tin cậy 7
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU THU ĐƯỢC VÀ BÀN LUẬN 7
1.Phân tích kết quả dữ liệu 7
2. Bàn luận 8
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 8
1.Kết luận 8
2.Khuyến nghị 9
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
VII. PHỤ LỤC 11
1
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC
TIẾT 73, 74 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT MÔN NGỮ VĂN 9
NĂM HỌC 2012- 2013
Người nghiên cứu: Lê Thị Thuận
Đơn vị: Trường THCS TT Cát Bà
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Lâu nay trong quá trình dạy học nói chung ,dạy môn Ngữ văn nói riêng, chúng
ta vẫn thường sử dụng các mô hình, sơ đồ, biểu đồ để cô đọng, khái quát kiến
thức cho học sinh, nhất là ở những bài tổng kết các chương, các phần của môn học
hay các bài ôn tập. Cách làm này có thể nói đã đem lại những hiệu quả thiết thực
nhất định trong việc ôn tập, củng cố, hệ thống kiến thức cho học sinh bởi cách trình
bày gọn, rõ, lôgic. Thế nhưng, bên cạnh những ưu điểm ấy, cách làm này vẫn còn
những hạn chế nhất định, bởi trước hết là cả lớp cùng có chung cách trình bày
giống như cách của giáo viên hoặc của tài liệu, chứ không phải do học sinh tự xây
dựng theo cách hiểu của mình. Các bảng biểu đó chưa chú ý đến hình ảnh, màu sắc
và đường nét. Cách làm này chưa thật sự phát huy được tư duy sáng tạo, chưa thật
sự kích thích, lôi cuốn được các em trong việc tích cực, chủ động tìm tòi, phát hiện
và chiếm lĩnh kiến thức của bài học. Hơn nữa, phạm vi sử dụng hẹp vì chúng ta chỉ
sử dụng chúng trong một số tiết dạy có tính chất tổng kết các chương, các phần, các
mảng kiến thức của môn học hay các bài ôn tập mà thôi chứ chúng không được sử
dụng đại trà cho tất cả các bài học, các giờ lên lớp cũng như các khâu của tiến trình
bài dạy.
Trong thời gian gần đây, chúng ta đã bước đầu được tiếp cận với những phương
pháp, kĩ thuật dạy học mới. Trong đó có việc sử dụng bản đồ tư duy (BĐTD). Có
2
thể nói, đây là một bước tiến đáng kể trong việc đổi mới PPDH hiện nay khi mà
khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, nhất là sự bùng nổ của ngành Công nghệ
thông tin. Việc sử dụng BĐTD thay thế cho những mô hình, sơ đồ, biểu đồ đã
lạc hậu, lỗi thời để khái quát, cô đọng kiến thức cho học sinh là một sự tất yếu, bởi
BĐTD có rất nhiều điểm ưu việt hơn. Do đó, việc ứng dụng BĐTD vào trong quá
trình dạy học môn Ngữ Văn không chỉ lôi cuốn sự hứng thú, làm “sống lại” niềm
đam mê, yêu thích môn học ở các em học sinh mà còn làm dấy lên một “phong
trào” đưa BĐTD vào bài giảng ở giáo viên.
Bản đồ tư duy còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức ghi chép
nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một
mạch kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét,
màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu
cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi
người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác
nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể thể hiện nó dưới dạng BĐTD theo
một cách riêng, do đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của
mỗi người.
Có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức
sau mỗi tiết học. Đặc biệt phương pháp BĐTD rất thích hợp để sử dụng trong các
tiết ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương, mỗi học kì
Phương pháp tôi muốn đưa ra là sử dụng BĐTD trong dạy học tiết Ôn tập Tiếng
Việt môn Ngữ Văn 9. Bởi lượng kiến thức trong các tiết ôn tập nói chung, các tiết
Ôn tập phần Tiếng Việt môn Ngữ Văn lớp 9 nói riêng thường rất nhiều. Sử dụng
các phương pháp dạy học tích cực, trong đó có phương pháp BĐTD trong dạy học
các tiết ôn tập Tiếng Việt (môn Ngữ Văn 9) sẽ giúp học sinh có được phương
pháp học tích cực, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.
Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm học sinh thuộc lớp 9A1 trường THCS
Thị trấn Cát Bà. Do đặc thù của trường thị trấn, số HS trong một lớp tương đối
3
đông, tôi tiến hành chia học sinh ở lớp 9A1 thành 2 nhóm ngẫu nhiên, một nhóm
đối chứng và một nhóm thực nghiệm. Nhóm thực nghiệm được thực hiện giải pháp
thay thế ở tiết 73,74 : Ôn tập Tiếng Việt. Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng
rõ rệt đến kết quả học tập của HS. Nhóm thực nghiệm đạt kết quả học tập cao hơn
so với nhóm đối chứng. Điểm bài kiểm tra sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm
có kết quả trung bình là 7,3437 còn nhóm đối chứng là 6,3125. Kết quả kiểm chứng
T.Test cho thấy P< 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Điều đó chứng minh rằng sử dụng phương
pháp bản đồ tư duy trong dạy học làm nâng cao kết quả học tập trong tiết 73, 74:
Ôn tập Tiếng Việt cho HS lớp 9A1 trường THCS Thị trấn Cát Bà.
II. GIỚI THIỆU
1.Hiện trạng:
* Thuận lợi:
Ngày 05/5/2006, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định số
16/2006/BGDĐT nêu rõ những định hướng đổi mới phương pháp giáo dục, tạo
điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện việc đổi mới PPDH. Xuất phát từ quan
điểm chỉ đạo của Nghị quyết trung ương IV khoá 7/1993 và Nghị quyết TW 2 khoá
VIII về nhiệm vụ: "Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các bậc học, cấp học”.
Trước tình hình đó, đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải không ngừng đổi mới, cải
tiến nội dung, phương pháp soạn giảng để trong mỗi tiết dạy, học sinh sẽ được hoạt
động nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng là được suy nghĩ nhiều hơn trên
con đường chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Vì vậy, đòi hỏi mỗi giáo viên phải triệt
để thực hiện theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát huy tính chủ
động, tích cực, tự giác và sáng tạo của học sinh trong hoạt động dạy học.
Mặt khác, nói đến phương pháp dạy học là nói đến cách dạy của người thầy.
Trong chương trình giáo dục phổ thông, Ngữ văn là một môn học có vị trí quan
trọng. Vì đây là môn học vừa mang tính công cụ, vừa là môn học mang tính nghệ
4
thuật, lại là môn học mang tính nhân văn rất cao. Bởi vậy, để học sinh học tốt môn
Ngữ Văn ở trường phổ thông nói chung, người giáo viên phải chú trọng đến
phương pháp dạy học, phải tìm tòi, sáng tạo, nghiên cứu và áp dụng những hình
thức, biện pháp tổ chức dạy học mới, hiện đại, sinh động, đưa học sinh đến với
môn học này một cách tự giác, bằng niềm say mê thật sự. Có như thế mới đáp ứng
được yêu cầu của môn học mang đậm tính nhân văn này.
Bản đồ tư duy kế thừa, mở rộng hình thức ghi chép, sử dụng bảng biểu, sơ đồ
nhưng ở mức độ cao hơn. Nó là một công cụ tổ chức tư duy được tác giả Tony
Buzan (người Anh) nghiên cứu kĩ lưỡng và phổ biến rộng khắp trên thế giới. Có thể
khẳng định rằng PPDH bằng BĐTD là một trong những PPDH hiện đại. Nó giúp
học sinh dễ ghi nhớ, phát triển nhận thức, khả năng tư duy, óc tưởng tượng và khả
năng sáng tạo Đây là một công cụ hữu hiệu trong quá trình dạy học hiện nay. Có
thể nói, BĐTD là một bức tranh tổng thể, một mạng lưới tổ chức, liên kết khá chặt
chẽ theo cấp độ để thể hiện một nội dung, một đơn vị kiến thức nào đó.
5
Phương pháp này đã và đang được sử dụng khá rộng rãi, tích cực trong các
nhà trường, giúp HS hứng thú hơn trong việc học tập môn Ngữ Văn, góp phần nâng
cao hiệu quả học tập bộ môn một cách rõ nét. BĐTD giúp HS ghi chép rất hiệu
quả. BĐTD có thể sử dụng được với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các
trường hiện nay. Học sinh tỏ ra rất hứng thú với phương pháp học tập tích cực này.
Bởi nhờ đó mà các em có thể tự khái quát và ghi nhớ kiến thức của mỗi bài học
một cách nhanh chóng hiệu quả. Trên cơ sở đó, kết quả học tập bộ môn của nhiều
em đã có sự tiến bộ rõ rệt.
Có thể thiết kế BĐTD trên giấy, bìa, bảng phụ… hoặc cũng có thể thiết kế
trên phần mềm bản đồ tư duy. Với những trường có điều kiện công nghệ thông tin
tốt, có thể cài đặt phần mềm Mindmap cho GV, HS sử dụng, bằng cách vào trang
wed www.min-map.com.vn ta có thể tải về miễn phí ConceptDraw MINMAD 5
professional, việc sử dụng phần mềm này cũng khá đơn giản.
* Khó khăn:
Tuy nhiên, hiện nay, việc đưa Bản đồ tư duy vào ứng dụng trong quá trình
dạy học đối với môn học Ngữ Văn còn là vấn đề gặp không ít khó khăn, trở
ngại đối với giáo viên; cụ thể như trong việc tổ chức, thiết kế các hoạt động
dạy học với việc sử dụng BĐTD. Trên thực tế, tôi nhận thấy hầu hết giáo viên
mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng BĐTD để hệ thống hóa kiến thức sau mỗi bài
học, hay mỗi bài ôn tập, tổng kết một phân môn, một mảng kiến thức nào đó
mà thôi. Họ chưa mạnh dạn đưa BĐTD vào tất cả các khâu trong quá trình dạy
học, chưa phát huy được tính phổ biến và đa năng của Bản đồ tư duy. Đặc biệt,
trong các tiết ôn tập mặc dù giáo viên và học sinh đã sử dụng phương pháp
BĐTD để hệ thống lại kiến thức trọng tâm của bài song hầu như vẫn chưa khai
thác hoàn toàn triệt để công dụng của phương pháp này trong xuyên suốt bài
dạy. Do đó, chưa phát huy một cách đầy đủ công dụng của BĐTD trong quá
6
trình dạy học môn Ngữ Văn nói chung, dạy các tiết ôn tập nói riêng. Với những học
sinh có khả năng tiếp thu, lĩnh hội hạn chế thì việc tự khái quát kiến thức trên
BĐTD và ghi nhớ kiến thức còn gặp nhiều khó khăn. Bởi không phải em nào cũng
có khả năng khái quát tổng hợp kiến thức tốt. Không những thế, có nhiều học sinh
vẫn quen với cách học thụ động, chỉ tiếp nhận kiến thức từ thầy cô mà chưa chủ
động học tập tìm tòi, sáng tạo. Vì vậy kết quả học tập của những em này chưa cao.
Để thay đổi thực trạng trên, trong đề tài nghiên cứu này tôi đã sử dụng BĐTD
như một phương pháp đặc thù trong dạy học tiết 73,74 Ôn tập Tiếng Việt- môn
Ngữ Văn 9.
2. Giải pháp thay thế:
Sử dụng BĐTD để dạy bài “Ôn tập Tiếng Việt” học kỳ I (Tiết 73,74). Sau khi
giới thiệu bài mới, giáo viên ghi cụm từ trung tâm “ÔN TẬP TIẾNG VIỆT” lên
giữa bảng đen. Sau đó, dẫn dắt học sinh lần lượt đi vào tìm hiểu các nội dung ôn
tập theo trình tự SGK. Bắt đầu với việc hệ thống, củng cố kiến thức lý thuyết thông
qua các câu hỏi trong sách giáo khoa cũng như một số câu hỏi mở rộng. Cùng với
việc củng cố lại mỗi một đơn vị kiến thức cơ bản ta tiến hành lần lượt vẽ các nhánh
thể hiện kiến thức trọng tâm đó trên BĐTD, kết hợp cho học sinh làm các bài tập
trong mỗi nội dung ôn tập sau khi lập BĐTD cho mỗi nhánh (nội dung). Cuối tiết
Ôn tập, ta có BĐTD trên bảng. BĐTD ấy không chỉ cung cấp cho các em “bức
tranh tổng thể” về kiến thức của bài học mà nó còn giúp cho các em dễ dàng nhận
ra mạch lô-gic kiến thức của bài. Chúng ta cũng có thể dùng nó như phần nội dung
ghi bảng của giáo viên để học sinh ghi chép.
Sau khi dạy xong mỗi phần (một đơn vị kiến thức) hay cả bài học, giáo viên
cho học sinh hình dung, nhớ lại và vẽ BĐTD để củng cố, hệ thống phần kiến thức
đó, hoặc toàn bộ kiến thức của bài học. Từ đó giúp các em hiểu sâu, nhớ lâu, chiếm
lĩnh toàn bộ kiến thức bài học một cách khoa học, có hệ thống, lô-gic.
3.Một số vấn đề gần đây liên quan đến đề tài:
7
Về vấn đề đổi mới phương pháp trong đó có sử dụng BĐTD trong dạy học, đã
có nhiều bài viết được trình bày trong các hội thảo liên quan.Ví dụ:
- Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn THCS - Dự án phát triển GD
THCS II - Bộ GD & ĐT - T.S Nguyễn Văn Nam.
- Sử dụng bản đồ tư duy góp phần tổ chức hoạt động học tập của học sinh- Tạp chí
Khoa học giáo dục, số chuyên đề TBDH năm 2009 - Trần Đình Châu, Đặng Thị
Thu Thủy.
- Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy; Bản đồ tư duy-công cụ hiệu quả hỗ trợ dạy
học và công tác quản lý nhà trường.
4.Vấn đề nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp BĐTD trong dạy học tiết 73,74: Ôn tập Tiếng Việt- môn
Ngữ Văn 9 có hiệu quả không?
5. Giả thuyết nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp BĐTD trong dạy học sẽ góp phần nâng cao kết quả học
tập tiết 73, 74: Ôn tập Tiếng Việt- môn Ngữ văn 9 cho học sinh lớp 9A1 trường
THCS TT Cát Bà.
III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
- Tôi chọn lớp 9A1 trường THCS TT Cát Bà.
Đây là lớp tôi trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ Văn nên thuận lợi cho việc nghiên
cứu và ứng dụng.
- Tôi chia lớp thành hai nhóm, hai nhóm tham gia nghiên cứu đều có điểm tương
đương nhau về giới tính, dân tộc, và ý thức rèn luyện đạo đức. Cụ thể:
Bảng 1: Giới tính, thành phần dân tộc, thành tích học tập và đạo đức của học
sinh lớp 9A1 trường THCS Thị trấn Cát Bà năm học 2011-2012.
Nhóm Số
HS
Nam Nữ Dân
tộc
Học lực Hạnh kiểm
Giỏi Khá TB Tốt Khá
8
(Kinh)
I - Nhóm
đối chứng
16 09 07 16 03 08 05 12 04
II- Nhóm
thực
nghiệm
16 08 08 16 03 07 06 13 03
- Đa số các em đều có ý thức học tập tốt, được các bậc phụ huynh quan tâm.
- Giáo viên chủ nhiệm có chú ý nhiều đến kết quả học tập của học sinh.
2. Thiết kế
Tôi chia lớp thành 2 nhóm, nhóm I là nhóm đối chứng, nhóm II là nhóm thực
nghiệm. Tôi dùng bài kiểm tra 1 tiết làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm
tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép
kiểm chứng T.Tesh để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2
nhóm trước khi tác động.
Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Đối chứng Thực nghiệm
TBC 6,25 6,1875
p = 0,429783
p = 0,429783 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm
thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Sử dụng thiết kế 3: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm ngẫu
nhiên (được mô tả ở bảng 3):
*Thiết kế nghiên cứu:
Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu
Nhóm Kiểm tra trước TĐ Tác động KT sau TĐ
Thực nghiệm O1 Dạy học có sử dụng bản
đồ tư duy
O3
9
Đối chứng O2 Dạy học không sử dụng
bản đồ tư duy
O4
ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập.
3. Quy trình nghiên cứu:
a/ Chuẩn bị bài của giáo viên
- Nhóm I (đối chứng): Thiết kế bài học không sử dụng bản đồ tư duy, quy trình
chuẩn bị bài như bình thường: sử dụng ngữ liệu, hệ thống câu hỏi trong sách giáo
khoa.
- Nhóm II ( Thực nghiệm): HS nghiên cứu, soạn bài theo hệ thống ngữ liệu, câu
hỏi, bài tập trong sách giáo khoa, GV Thiết kế bài học có sử dụng bản đồ tư duy
- Sưu tầm, lựa chọn thông tin tại các website baigiangdientubachkim.com,
tvtlbachkim.com, giaovien.net, tulieu.vn….
b/ Tiến hành thực nghiệm
Để đảm bảo tính khách quan trong thời gian nghiên cứu, tôi đề nghị với BGH, tổ
chuyên môn xây dựng thời khoá biểu cho học sinh nhóm thực nghiệm sao cho hợp
lí, cụ thể:
Bảng 4: Thời gian dạy đối chứng và thực nghiệm
Tuần/tháng
Thứ, ngày
Tiết
dạy
Nhóm
Tiết theo
PPCT
Tên bài dạy
1/11
Thứ 6
2 /11
1,2 TN 73, 74 Ôn tập Tiếng Việt
3,4 ĐC 73, 74 Ôn tập Tiếng Việt
4. Đo lường
4.1. Sử dụng công cụ đo, thang đo:
- Sử dụng bài kiểm tra trước tác động: Bài viết Tập làm văn số 3.
- Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra phần Tiếng Việt- Tiết 75.
10
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài: Sau khi thực hiện dạy xong bài học nêu trên,
tôi tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra thời gian 1 tiết (có đề kèm theo). Sau đó
chấm bài theo đáp án đã xây dựng.
4.2. Kiểm chứng độ giá trị nội dung:
- Kiểm chứng độ giá trị nội dung của các bài kiểm tra bằng cách giáo viên trực tiếp
dạy chấm bài nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
- Nhận xét của giáo viên để kiểm chứng độ giá trị nội dung của dữ liệu:
+ Về nội dung đề bài: Phù hợp với trình độ của học sinh nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chứng. Đề bài phân hóa được đối tượng học sinh.
+ Cấu trúc đề: phù hợp, gồm có 8 câu trắc nghiệm dạng chọn đáp án đúng và 2 câu
tự luận.
+ Đáp án, biểu điểm: rõ ràng, phù hợp.
* Nhận xét về kết quả hai nhóm: nhóm thực nghiệm có điểm trung bình là 7,34;
nhóm đối chứng có điểm trung bình là 6,31 thấp hơn nhóm thực nghiệm là 1,03.
Điều đó chứng minh rằng nhóm thực nghiệm giáo viên sử dụng bản đồ tư duy trong
dạy học nên kết quả cao hơn.
4.3. Kiểm chứng độ tin cậy:
- Kiểm chứng độ tin cậy của kết quả kiểm tra bằng cách chia đôi dữ liệu.
Tôi chia các điểm số của bài kiểm tra thành 2 phần và kiểm tra tính nhất quán giữa
các điểm số của 2 phần đó bằng công thức Spearman-Brown.
+ Kết quả: Hệ số tương quan chẵn lẻ r
hh
= 0,963588
Độ tin cậy Spearman-Brown r
SB
= 0,897153 > 0,7
Kết luận: Các dữ liệu thu được là đáng tin cậy.
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1. Phân tích dữ liệu
Bảng 5. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm
ĐTB 6,3125 7,3437
11
Độ lệch chuẩn 1,107048 0,949851
Giá trị P của T- test 0,003742
Chênh lệch giá trị TB chuẩn
(SMD)
0,9314
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương.
Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả P = 0,003742,
cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý
nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm
trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =(7,3437- 6,3125): 1,107048 = 0,9314.
Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng bản đồ tư duy đến
TBC học tập của nhóm thực nghiệm là lớn hơn.
Giả
thuyết của đề
tài “ Một số
giải pháp sử
dụng BĐTD
trong dạy học
tiết 73,74: Ôn
tập Tiếng Việt
môn Ngữ Văn
9 ” đã được
kiểm chứng.
Hình 1. Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động
của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
2. Bàn luận
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC =7,3437, kết
quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 6,3125. Độ chênh lệch điểm
12
số giữa hai nhóm là 1,0312; Điều đó cho thấy điểm TBC của hai lớp đối chứng và thực
nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối
chứng.
Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm
tra là SMD = 0,9314. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Phép kiểm chứng T- Test ĐTB sau tác động của hai lớp là p = 0.003742< 0.05.
Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do ngẫu
nhiên mà là do tác động,nghiêng về nhóm thực nghiệm.
* Hạn chế: Nghiên cứu về sử dụng BĐTD trong dạy học tiết Ôn tập Tiếng Việt
môn Ngữ Văn 9 giải pháp rất tốt nhưng để sử dụng có hiệu quả người giáo viên cần
phải có trình độ về CNTT, có kĩ năng thiết kế giáo án điện tử, có kĩ năng vẽ BĐTD
đảm bảo đầy đủ kiến thức trọng tâm, đẹp, có cách trình bày khoa học, cân đối, hài
hòa về đường nét, màu sắc; biết lựa chọn từ ngữ chính xác, phù hợp để khái quát
nội dung kiến thức trên BĐTD, biết khai thác và sử dụng các nguồn công nghệ
thông tin trên mạng Internet …
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc sử dụng BĐTD vào giảng dạy trong dạy học tiết Ôn tập Tiếng Việt môn Ngữ
Văn 9 ở trường THCS Thị trấn Cát Bà thay thế cho phương pháp dạy học thông
thường đã góp phần nâng cao hiệu quả học tập của HS.
- Kết quả đối với vấn đề nghiên cứu là có ý nghĩa:
+ Mức độ ảnh hưởng là lớn. (SMD = 0,9314)
2. Khuyến nghị
Qua quá trình ứng dụng thực nghiệm, vận dụng đề tài bản thân tôi xin được đưa ra
một số khuyến nghị sau:
* Đối với các cấp lãnh đạo:
13
- Nên tổ chức nhiều hơn nữa những chuyên đề về việc sử dụng BĐTD vào giảng
dạy trong dạy học môn Ngữ Văn tạo điều kiện cho giáo viên được học hỏi, trau dồi
kiến thức- kĩ năng về đổi mới phương pháp.
*Đối với Ban giám hiệu nhà trường và Tổ chuyên môn
- Cần quan tâm, tạo điều kiện và giúp đỡ giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng
chuyên môn nâng cao trình độ chuyên môn. Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên
thực hiện nghiên cứu KHSPƯD.
* Đối với giáo viên:
- Cần phải nắm vững những hiểu biết, kiến thức cơ bản về sơ đồ tư duy: khái niệm,
cấu tạo, các bước thiết kế, quy trình tổ chức hoạt động vẽ BĐTD trên lớp và những
tiện ích.
- Cần có sự cân nhắc khi ứng dụng BĐTD vào việc soạn, giảng, kiểm tra đánh giá,
tổ chức hoạt động cho học sinh, tránh lạm dụng.
- Cần xác định đúng kiến thức cơ bản, trọng tâm để thiết kế BĐTD tức là phải biết
chọn lọc những ý cơ bản, những kiến thức thật cần thiết.
- Cần đầu tư thời gian hợp lí vào việc soạn bài, lập trước các BĐTD cần thiết cho
bài học.
* Đối với học sinh:
- Cần tích cực, tự giác học hỏi từ thầy cô, bạn bè về việc vẽ, học và ghi chép với
BĐTD.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm mà bản thân tôi đã áp dụng trong năm
học vừa qua. Để việc ứng dụng BĐTD phát huy hiệu quả lâu dài, bên vững, đòi hỏi
người giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo hơn nữa. Tôi rất mong nhận
được ý kiến chỉ đạo của các cấp lãnh đạo và ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để đề
tài của bản thân tôi được đầy đủ và có tính khả thi hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Cát Bà, ngày 15 tháng 2 năm 2012
14
Người viết
Lê Thị Thuận
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của Bộ Giáo dục và đào tạo –
Dự án Việt Bỉ.
- Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 9 – NXB GD
- Sách giáo viên Ngữ Văn lớp 9 – NXB GD
- Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Ngữ Văn – NXB GD
- Đổi mới nội dung và phương pháp dạy Ngữ Văn
- Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ Văn– NXB GD
- Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn THCS - Dự án phát triển GD
THCS II - Bộ GD & ĐT - T.S Nguyễn Văn Nam.
- Sử dụng bản đồ tư duy góp phần tổ chức hoạt động học tập của học sinh- Tạp chí
Khoa học giáo dục, số chuyên đề TBDH năm 2009 - Trần Đình Châu, Đặng Thị
Thu Thủy.
- Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy; Bản đồ tư duy-công cụ hiệu quả hỗ trợ dạy
học và công tác quản lý nhà trường.
15
VII. PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG
A. ĐỀ BÀI
I.Trắc nghiệm ( 2,0 đ) : Lựa chọn đáp án đúng nhất và ghi vào bài làm của
mình trong các câu sau:
Câu 1: Văn bản “Làng” được sáng tác cùng thời kì với văn bản nào sau đây?
A. Đoàn thuyền đánh cá C. Ánh trăng
B. Bài thơ về tiểu đội xe không kính D. Đồng chí
Câu 2: Truyện Lặng lẽ Sa Pa được kể qua cái nhìn của ai?
A. Tác giả B. Anh thanh niên C. Ông họa sĩ già D. Cô gái
Câu 3: Câu văn nào sau đây thể hiện rõ yếu tố bình luận?
A. Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác
không nói gì nữa.
16
B. Thế nhưng, đối với chính nhà họa sĩ, vẽ bao giờ cũng là một việc khó, nặng
nhọc, gian nan.
C. Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây.
D. Nói xong, anh chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến.
Câu 4: Chủ đề mà văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” đề cập đến gần gũi với chủ đề của văn
bản nào dưới đây?
A. Ánh trăng C. Đoàn thuyền đánh cá
B. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ D. Làng
Câu 5: Yếu tố biểu cảm, nghị luận xuất hiện trong văn bản tự sự như thế nào?
A. Tách bạch, rõ ràng C. Chỉ xuất hiện trong phần trọng tâm của văn bản
B. Kết hợp, đan xen D. Chỉ xuất hiện trong phần đầu của văn bản
Câu 6: Câu nào sau đây có từ hoa được dùng với nghĩa chuyển?
A. Hoa hồng là nữ hoàng của các loài hoa. C. Miệng cười như thể hoa ngâu.
B. Chị ấy đẹp như hoa hậu. D. Cái khăn đội đầu như thể hoa sen.
Câu 7: Hai câu sau sử dụng phép tu từ nào?
Gác kinh viện sách đôi nơi
Trong gang tấc lại gấp mười quan san
A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nói quá D. Nhân hóa
Câu 8 : Câu thơ nào sau đây có chứa từ tượng hình?
A. Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi C. Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
B. Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối D. Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều
II. Tự luận ( 8,0 đ)
Câu 1 ( 2,0 đ) : Cảm nhận của em về tình yêu làng của nhân vật ông Hai trong
truyện ngắn Làng ( Kim Lân) bằng một đoạn văn từ 6- 8 câu, trong đó có sử dụng
phép so sánh.
Câu 2 ( 6,0 đ) : Kể về một kỉ niệm đáng nhớ giữa em và thầy, cô giáo cũ.
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM
17
I. Trắc nghiệm ( 2,0 đ) :
08 câu đúng x 0,25 đ/ câu = 2,0 đ
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đ.án D A B C B B C B
II. Tự luận ( 8,0 đ)
Câu 1 ( 2,0 đ) :
* Yêu cầu :
- Đúng cấu trúc đoạn văn, đủ số câu quy định;
- Đúng yêu cầu đề bài, đoạn văn có sử dụng được phép tu từ so sánh.
- Câu, từ diễn đạt rõ ràng, lưu loát, không sai lỗi chính tả,
Câu 2 ( 6,0 đ):
1. Hình thức ( 2,0 đ): Đảm bảo các yêu cầu sau:
- Bài viết đúng thể loại : văn tự sự
- Đảm bảo đủ bố cục 3 phần.
- Cách kể linh hoạt, có sáng tạo.
- Diễn đạt lưu loát, trôi chảy, trong sáng, ít mắc lỗi chính tả,…
2. Nội dung ( 4,0 đ) : Đảm bảo các nội dung :
- Mở bài ( 0,5 đ) : Giới thiệu được kỉ niệm đáng nhớ giữa em với thầy, cô giáo cũ.
- Thân bài ( 3,0 đ) :
+ Kỉ niệm về việc gì? Thời gian? Diễn biến?
+ Vì sao đó lại là kỉ niệm đáng nhớ đối với em?
- Kết bài ( 0,5 đ) :
+ Rút ra bài học về tình cảm, đạo lí .
+ Suy nghĩ về vai trò của đạo lí thầy trò trong cuộc sống
18
PHỤ LỤC 2: ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
A. ĐỀ BÀI
I.Trắc nghiệm ( 2,0 đ) : Lựa chọn đáp án đúng nhất và ghi vào bài làm của
mình trong các câu sau:
Câu 1: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy?
A. Thình lình B. Đèn điện C. Vành vạnh D.Rưng
rưng Câu 2: Chủ đề mà văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” đề cập đến gần gũi với
chủ đề của văn bản nào sau đây?
A. Làng C. ánh trăng
B. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ D. Đoàn thuyền đánh cá
Câu 3: Tác phẩm “ Lặng lẽ Sa Pa” được viết theo thể loại nào?
A. Hồi kí B.Tiểu thuyết C. Truyện ngắn D. Tuỳ bút
Câu 4: Trong các câu sau, câu nào là ngôn ngữ trần thuật của tác giả?
A. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống
Việt gian bán nước.
B. Ông lão lại ngả mình nằm xuống không nhúc nhích.
C. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông.
19
D. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa !
Câu 5: Dòng nào sau đây nêu đúng các từ địa phương Nam Bộ?
A. Vàm kinh, nói trổng, lui cui, cái vá, lòi tói, tập kết
B. Nói trổng, vàm kinh, lui cui, cái vá, lòi tói, cây xoài
C. Lui cui, vàm kinh, nói trổng, cái vá, lòi tói
D. Lòi tói, vàm kinh, nói trổng, lui cui, cái vá, cây xoài
Câu 6: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy?
A. Thình lình B. Rưng rưng C. Vành vạnh D. Đèn điện
Câu 7: Chi tiết: “Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như
gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh” có ý nghĩa như thế nào?
A. Cây lược là sự kí thác tình cảm cha con sâu nặng của ông Sáu với bé Thu.
B. Cây lược là ước nguyện chưa được hoàn thành của ông Sáu.
C. Cây lược thể hiện sự khéo tay của ông Sáu.
D. Cây lược là mong ước được gặp cha của bé Thu.
Câu 8 : Trong các văn bản sau , văn bản nào người kể trực tiếp có mặt trong
truyện?
A. Lão Hạc C. Làng
B. Lặng lẽ Sa Pa D. Chuyện người con gái Nam Xương
II. Tự luận ( 8,0 đ)
Câu 1 (2,0 đ) : Lấy ví dụ về 4 thuật ngữ và đặt câu với mỗi thuật ngữ đó.
Câu 2 (6,0 đ): Viết đoạn văn từ 8- 10 câu nói về tác hại của ô nhiễm môi trường,
trong đó có sử dụng một số biện pháp tu từ từ vựng đã học.
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm ( 2,0 đ) :
08 câu đúng x 0,25 đ/ câu = 2,0 đ
20
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đ.án B D C B C D A Â
II. Tự luận ( 8,0 đ)
Câu 1 ( 2,0 đ) :
* Yêu cầu :
- Tìm được đúng, đủ 4 thuật ngữ.
- Đặt được câu với các thuật ngữ đó.
- Câu văn rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả
Câu 2 ( 6,0 đ):
* Yêu cầu :
- Đúng cấu trúc đoạn văn, đủ số câu quy định;
- Đúng yêu cầu đề bài : nêu được tác hại của việc ô nhiễm môi trường, trong đoạn
văn có sử dụng một số biện pháp tu từ từ vựng đã học.
- Câu, từ diễn đạt rõ ràng, lưu loát, không sai lỗi chính tả,
21
PHỤ LỤC 3: BẢNG ĐIỂM
A. NHÓM THỰC NGHIỆM
B.
NHÓM ĐỐI CHỨNG
TT Họ và tên
Điểm kiểm tra
trước tác động
Điểm kiểm tra
sau tác động
1
Ngô Quang Tuấn
5.5 7
2
Nguyễn Thị Huyền Vi
6 7.5
3
Trần Thuỳ Dung
8 8.5
4
Nguyễn Quốc Đức
5.5 6
5
Đồng Thị Quỳnh Hương
7 7.5
6
Nguyễn Tuấn Hải
5 6.5
7
Nguyễn Cảnh Toàn
5.5 6.5
8
Nguyễn Việt Hoàng
6.5 8.5
9
Phùng Thị Thảo
7 8
10
Nguyễn Đăng Khoa
5.5 6.5
11
Trần Tùng Lâm
5.5 6
12
Trần Thị Thu
5 7
13
Nguyễn Hồng Diệu Linh
7.5 8.5
14
Nghiêm Diệu Linh
8 8.5
15
Đặng Ngọc Linh
6 7.5
16
Nguyễn Đức Luân
5.5 7.5
22
TT Họ và tên
Điểm kiểm tra
trước tác động
Điểm kiểm tra
sau tác động
1
Nguyễn Thị Mai
6 6.5
2
Phạm Xuân Minh
7.5 7.5
3
Nguyễn Huy Hoàng Minh
5 5
4
Nguyễn Thị Nga
5 6
5
Đỗ Thị Huyền
6 5.5
6
Nguyễn Huy Thành
6.5 7
7
Lê Tiến Thành
6 5.5
8
Nguyễn Đức Thành
6.5 7
9
Lương Hồng Ngọc
7.5 7.5
10
Nguyễn Thị Bảo Linh
8 8
11
Lý Khánh Hoàng
5.5 5
12
Hoàng Thuỳ Trang
6.5 7
13
Đoàn Xuân Trường
6 6.5
14
Trần Đức Anh
5.5 5
15
Đinh Khắc Tư
5 6
16
Nguyễn Thuỳ Dung
7.5 6
23
PHỤ LỤC 4: GIÁO ÁN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
TIẾT 73,74 : ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I. Trọng tâm kiến thức- kĩ năng
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:
- Các phương châm hội thoại.
- Xưng hô trong hội thoại.
- Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
2. Kĩ năng:
- Khái quát một số kiến thức Tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại, xưng hô
trong hội thoại, lời dẫn trự tiếp và lời dẫn gián tiếp.
3.Thái độ:
- Có ý thức học tập, vận dụng kiến thức vào thực hành luyện tập
II. Chuẩn bị
- GV: GAĐT, bảng phụ
- HS: soạn bài, hệ thống kiến thức trên BĐTD
24
III. Tổ chức dạy và học
1. Ổn định lớp
2. KTBC: KT sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
*HĐ1: Tạo tâm thế
- Mục tiêu: Định hướng HS chú ý tới nội dung bài học
- Thời gian: 2 phút
- Phương pháp: thuyết trình, giới thiệu
HĐ CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ GHI CHÚ
H. Học kì I các em đã được học
những kiến thức nào về Tiếng Việt ?
- GV : dẫn dắt vào bài
- HS trả lời
- HS lắng nghe
*HĐ2,3,4: Tri giác; Phân tích- cắt nghĩa; Đánh giá- khái quát
- Mục tiêu: HS nắm được các nội dung của bài học
- Thời gian: 45 phút
- Phương pháp: vấn đáp, nêu- giải quyết vấn đề, BĐTD,BTTN
- Kĩ thuật: động não
HĐ CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ KT CẦN ĐẠT GHI
CHÚ
HĐ1: Tổ chức cho học
sinh ôn tập về các
phương châm hội thoại.
H. Có mấy phương châm
hội thoại. Đó là những
HĐ1: HS ôn tập về
các phương châm hội
thoại.
- HS trả lời
I. Các phương châm
hội thoại
1. Phương châm về chất
25