Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Sự phát triển một số chỉ tiêu hình thái, sinh lí của học sinh dân tộc mường và dân tộc kinh lứa tuổi 12 15 tại huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
------o0o------

VŨ VĂN TUÂN

SỰ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÌNH THÁI, SINH
LÝ CỦA HỌC SINH DÂN TỘC MƯỜNG VÀ DÂN TỘC
KINH LỨA TUỔI 12 – 15 TẠI HUYỆN THẠCH THÀNH,
TỈNH THANH HOÁ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC
(Chuyên ngành:Sinh học thực nghiệm)


NGHỆ AN, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
------o0o------

VŨ VĂN TUÂN

SỰ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÌNH THÁI, SINH
LÝ CỦA HỌC SINH DÂN TỘC MƯỜNG VÀ DÂN TỘC
KINH LỨA TUỔI 12 – 15 TẠI HUYỆN THẠCH THÀNH,
TỈNH THANH HOÁ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC
(Chuyên ngành:Sinh học thực nghiệm)


MÃ SỐ: 60 42 30

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HỢI


NGHỆ AN, 2012


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới thầy giáo PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hợi- đã tận tình hướng dẫn
và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện.
Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn đến:
- Ban giám hiệu Trường Đại học Vinh
- Ban Chủ nhiệm khoa Sinh học, Tổ bộ môn Sinh học thực nghiệm
- Phòng Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Vinh
- Tập thể giáo viên và học sinh các trường trung học cơ sở tại
huyện Thạch thành, tỉnh Thanh hoá.
- Gia đình và bạn bè đã động viên giúp đỡ.

Thanh hoá, ngày 10 tháng 09 năm 2012
Tác giả


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................I
MỤC LỤC................................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài .........................................................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài.....................................................................................................................................2
3. Nội dung của đề tài ....................................................................................................................................2

4. ý nghĩa của đề tài: ......................................................................................................................................3

CHƯƠNG 1 ............................................................................................................4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................................4
1. 1. Cơ sở lí luận về sự sinh trưởng và phát triển theo giai đoạn.................................................................4
1. 1. 1. Khái niệm về sự sinh trưởng, phát triển.............................................................................................4

1. 2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.......................................................................8
1. 3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam.......................................................................9
CHƯƠNG 2............................................................................................................ 13
ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................13
2. 1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu:...................................................13
2. 2. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................13
2. 3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................14
2. 4. Vài nét về khu vực nghiên cứu..........................................................................16
CHƯƠNG 3 ........................................................................................................... 22
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN........................................................22
3. 1. Sự phát triển các chỉ tiêu hình thái của học sinh dân tộc Mường lứa tuổi 12 - 15
.....................................................................................................................................22
3. 2. Chỉ tiêu BMI:......................................................................................................39
3.2.1. Nhận xét chung:..............................................................................................39
3.2.2. So sánh chỉ tiêu BMI của học sinh dân tộc Mường giữa các trường với dân
tộc Kinh......................................................................................................................40
3.2.3. So sánh chỉ tiêu BMI với các tác giả khác:...................................................41
3. 3. Các chỉ tiêu sinh lý của học sinh dân tộc Mường (Thạch Thành - Thanh Hoá)
.....................................................................................................................................42
3. 3. 1. Tần số tim của học sinh dân tộc Mường theo lứa tuổi và giới tính..............42
3. 3. 2. Huyết áp tối đa - tối thiểu cuả đối tượng nghiên cứu:...................................46
3.4. Sự xuất hiện các hoocmon sinh dục và biểu hiện sinh lý đặc trưng lứa tuổi dậy
thì................................................................................................................................50

3.4.1. Sự xuất hiện và biến đổi hoocmôn sinh dục....................................................50
3.4.2. Biểu hiện hoạt động sinh lý đặc trưng tuổi dậy thì:........................................53


3. 5. Năng lực trí tuệ của học sinh ............................................................................56
3.5. 1. So sánh điểm Test Raven của học sinh dân tộc Mường giữa các trường với
dân tộc kinh: ............................................................................................................58
3.5.2. Năng lực trí tuệ với kết quả học tập.................................................................59
3.6. Hiện tượng thiếu tập trung trong học tập...........................................................60
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................................................63

DANH MỤC CÁC CHỮ TẮT VÀ KÍ HIỆU
Thứ tự
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Chữ viết tắt
BC
ĐĐNC
ĐTNC
HSSH
HGB
HATT

HATTr

MCH

Tên thường của chữ viết tắt
Bạch cầu
Địa điểm nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Hằng số sinh học
Hemoglobin: Nồng độ hemoglobin trong máu
Huyết áp tâm thu
Huyết áp tâm trương
Lao động
Mean Corpuscular Hemoglobin: Lượng huyết sắc tố
trung bình trong Hồng cầu

10
11
12
13
14
15
16
17
18

RBC
SX
SL
TSHH

TST
TCVSLĐ
WBC
WHO
BVMT

Red Blood Cell: Số lượng Hồng cầu
Sản xuất
Số lượng
Tần số hô hấp
Tần số tim
Tiêu chuẩn vệ sinh lao động
White Blood Cell: Số lượng Bạch cầu
World Health Organization: Tổ chức Y tế thế giới
Bảo vệ môi trường


DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

HÌNH 1:TRỌNG LƯỢNG CƠ THỂ CỦA HỌC SINH DÂN TỘC MƯỜNG
(THẠCH THÀNH - THANH HOÁ)....................................................................22
HÌNH 2: TRỌNG LƯỢNG CƠ THỂ HỌC SINH NAM GIỮA CÁC TRƯỜNG
................................................................................................................................ 24
HÌNH 3: TRỌNG LƯỢNG CƠ THỂ HỌC SINH NỮ GIỮA CÁC TRƯỜNG
................................................................................................................................ 25
HÌNH 4: CHIỀU CAO ĐỨNG CỦA HỌC SINH DÂN TỘC MƯỜNG...........26
HÌNH 5: CHIỀU CAO ĐỨNG CỦA HỌC SINH NAM Ở CÁC TRƯỜNG.....28
HÌNH 6: CHIỀU CAO ĐỨNG CỦA HỌC SINH NỮ Ở CÁC TRƯỜNG........29

HÌNH 7: CHIỀU CAO NGỒI CỦA HỌC SINH DÂN TỘC MƯỜNG (THẠCH
THÀNH - TH)........................................................................................................30
HÌNH 8: CHIỀU CAO NGỒI CỦA HỌC SINH NAM Ở CÁC
TRƯỜNG............................................................................................................... 32
HÌNH 9: CHIỀU CAO NGỒI CỦA HỌC SINH NỮ Ở CÁC TRƯỜNG
................................................................................................................................ 32
HÌNH 10: VÒNG NGỰC TRUNG BÌNH CỦA HỌC SINH DÂN TỘC
MƯỜNG Ở THẠCH THÀNH..............................................................................33
HÌNH 11: VÒNG NGỰC TB CỦA HỌC SINH NAM Ở CÁC TRƯỜNG.......34
HÌNH 12: VÒNG NGỰC TB CỦA HỌC SINH NỮ Ở CÁC TRƯỜNG...........34
HÌNH 13: ĐƯỜNG KÍNH CHẬU CỦA HỌC SINH DÂN TỘC MƯỜNG......36
HÌNH 14: ĐƯỜNG KÍNH CHẬU CỦA HỌC SINH NAM Ở CÁC TRƯỜNG
................................................................................................................................ 37
HÌNH 15: ĐƯỜNG KÍNH CHẬU CỦA HỌC SINH NỮ Ở CÁC TRƯỜNG..38
HÌNH 16: CHỈ TIÊU BMI CỦA HỌC SINH DÂN TỘC MƯỜNG Ở THẠCH
THÀNH.................................................................................................................. 39
HÌNH 17: CHỈ TIÊU BMI CỦA HỌC SINH NAM Ở CÁC TRƯỜNG...........40
HÌNH 18: CHỈ TIÊU BMI CỦA HỌC SINH NỮ Ở CÁC TRƯỜNG...............40
HÌNH 19: TẦN SỐ TIM CỦA HỌC SINH DÂN TỘC MƯỜNG Ở THẠCH
THÀNH.................................................................................................................. 42
HÌNH 20: TẦN SỐ TIM CỦA HỌC SINH NAM Ở CÁC TRƯỜNG...............44
HÌNH 21: TẦN SỐ TIM CỦA HỌC SINH NỮ Ở CÁC TRƯỜNG..................45


HÌNH 22: HUYẾT ÁP TỐI ĐA CỦA HỌC SINH DÂN TỘC MƯỜNG..........46
HÌNH 23: HUYẾT ÁP TỐI THIỂU CỦA HỌC SINH DÂN TỘC MƯỜNG...47
HÌNH 24: SO SÁNH HUYẾT ÁP TỐI ĐA CỦA HỌC SINH NAM GIỮA CÁC
TRƯỜNG............................................................................................................... 48
HÌNH 25: SO SÁNH HUYẾT ÁP TỐI ĐA CỦA HỌC SINH NỮ GIỮA CÁC
TRƯỜNG............................................................................................................... 48

HÌNH 26: SO SÁNH HUYẾT ÁP TỐI THIỂU CỦA HỌC SINH NAM
GIỮA CÁC TRƯỜNG..........................................................................................48
HÌNH 27: SO SÁNH TỶ LỆ ĐỊNH TÍNH CÁC HOOCMON SINH DỤC Ở
CÁC ĐỘ TUỔI......................................................................................................51
HÌNH 28: SO SÁNH TỶ LỆ ĐỊNH LƯỢNG CÁC HOOCMON SINH DỤC Ở
CÁC ĐỘ TUỔI......................................................................................................52
HÌNH 29: TỶ LỆ XUẤT HIỆN KINH NGUYỆT CỦA HỌC SINH NỮ .......55
HÌNH 30: ĐIỂM TEST RA-VEN CỦA HỌC SINH NAM GIỮA CÁC
TRƯỜNG............................................................................................................... 58
HÌNH 31: ĐIỂM TEST RA-VEN CỦA HỌC SINH NỮ GIỮA CÁC TRƯỜNG
................................................................................................................................ 58


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Quá trình sinh trưởng và phát triển của con người luôn tuân theo những
quy luật sinh học nhất định, đồng thời cũng thường xuyên biến đổi và phụ
thuộc vào nhiều yếu tố di truyền, môi trường, chủng tộc, giới tính, nội tiết,
bệnh tật…Đó là quá trình biến đổi liên tục về kích thước, hình dáng, chức
năng sinh lý và trưởng thành sinh học của cơ thể. Theo thuyết phát triển theo
giai đoạn, quá trình tăng trưởng của con người từ lúc trứng được thụ tinh phát
triển thành phôi thai đến khi ra đời, trưởng thành trải qua nhiều thời kỳ khác
nhau: thời kì phát triển phôi, sơ sinh, nhà trẻ, mẫu giáo, nhi đồng, thiếu niên,
dậy thì, trưởng thành, trung niên, lão hóa và tử vong; trong đó giai đoạn phát
triển dậy thì chiếm vị trí quan trọng. Tuổi dậy thì đánh dấu sự kết thúc của
thời niên thiếu và chuẩn bị bước sang tuổi trưởng thành. Đây là bước ngoặt có
vai trò hết sức quan trọng biến đổi cả về lượng và chất.
A.N. Kabanôp và A. Trabopxcaia cho rằng: Trước khi trở thành người
lớn, trẻ em phải trải qua nhiều giai đoạn phát triển quan trọng, nhiều năm cần
sự giúp đỡ của người lớn. Cấu tạo và hoạt động của các cơ quan trong cơ thể

cũng như nhu cầu cơ thể, những phản ứng của cơ thể đối với điều kiện bên
ngoài đều thay đổi. Để tạo những điều kiện tốt nhất cho sự sinh trưởng và
phát triển của trẻ em, để dạy dỗ và giáo dục trẻ em một cách đúng đắn, cần
phải nắm vững những đặc trưng của từng giai đoạn phát triển của trẻ mà đề ra
các biện pháp tác động thích hợp [19], [20]. Bởi vậy, việc giáo dục giới tính
cho thanh thiếu niên hiện nay được đưa vào nhà trường và các tổ chức có liên
quan đến giáo dục thanh thiếu niên rất coi trọng.
Ta biết rằng, quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ em nói riêng,
con người nói chung, chịu sự chi phối của hệ gen và sự tương tác giữa hệ gen
với điều kiện môi trường. Những năm gần đây, điều kiện sống của nhân dân
được nâng cao và cải thiện đã tác động trực tiếp đến quá trình sinh trưởng,
phát triển của trẻ em. Thực tế cho thấy, hiện nay trẻ em ở nhiều vùng lớn
nhanh hơn, cao hơn, nặng hơn, cơ thể cân đối hơn… Các chỉ tiêu sinh học có
rất nhiều sai khác so với “Hằng số sinh học người Việt Nam” (1975). Chính
vì vậy, việc đánh giá, tìm hiểu các chỉ tiêu sinh học người Việt Nam là vấn đề
đang được quan tâm, nghiên cứu. Các công trình của Lê Quang Long (1975),
Trịnh Bỉnh Dy (1982), Trần Trọng Thủy (1989), Đào Huy Khuê (1991),


Nghiêm Xuân Thăng, Nguyễn Ngọc Hợi và Ngô Thị Bê (1993), Nguyễn
Trường An (2003), Phan Thị Sang (2006), Trần Minh Hậu (2008)… cho thấy
trong hơn 30 năm qua, các chỉ tiêu sinh học của người Việt Nam ở tất cả các
độ tuổi đều tăng [1], [5], [12], [21], [24], [30], [31].
Nhưng bên cạnh đó, guồng quay của nền kinh tế thị trường, nhịp sống
đô thị, ảnh hưởng của phim ảnh, sách báo trong thời đại bùng nổ công nghệ
thông tin… cũng đang từng ngày, từng giờ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng,
phát triển của trẻ em. Trẻ em dậy thì sớm hơn, trưởng thành về mặt sinh học
nhanh hơn so với trưởng thành về mặt nhận thức xã hội. Đã có những trường
hợp trẻ bỏ bê học hành, yêu đương sớm, có thai ngoài ý muốn…gây đau đầu cho
các bậc phụ huynh, nhà trường và xã hội. Thanh Hoá là một tỉnh lớn, là một

trong những trung tâm văn hóa kinh tế chính trị của vùng Bắc Trung Bộ, môi
trường tự nhiên và môi trường xã hội đa dạng, phong phú, là nơi giao lưu của
nhiều nền văn hóa, điều đó không khỏi ảnh hưởng đến sự phát triển sinh lý trẻ
em.
Vấn đề đó cần được làm rõ và tìm ra những biện pháp hữu hiệu để giáo
dục trẻ em nhằm làm cho trẻ phát triển tốt và thuận lợi hơn, tránh những tiêu
cực, ảnh hưởng xấu của môi trường trong giai đoạn phát triển quan trọng
chuyển biến từ trẻ em sang người lớn. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “Sự phát
triển một số chỉ tiêu hình thái, sinh lý của học sinh dân tộc Mường và dân
tộc kinh lứa tuổi 12 – 15 tại huyện Thạch thành, tỉnh Thanh hoá” với
mong muốn góp phần giúp các nhà giáo dục và các bậc phụ huynh có những
cách nhìn, định hướng và biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ khoa học, thích
hợp hơn.
2. Mục tiêu của đề tài
Tìm hiểu, đánh giá xu hướng phát triển của một số chỉ tiêu hình thái
cũng như biểu hiện tâm sinh lý ở lứa tuổi 12 – 15 của học sinh dân tộc Mường
và dân tộc kinh tại huyện Thạch thành, tỉnh Thanh hoá.
3. Nội dung của đề tài
Nghiên cứu một số chỉ tiêu hình thái và thể lực của học sinh dân tộc
Mường và dân tộc kinh ở lứa tuổi 12 – 15 tại huyện Thạch thành, tỉnh Thanh
hoá.


- Chỉ tiêu hình thái: chiều cao đứng, chiều cao ngồi, cân nặng, vòng
ngực, đường kính chậu hông...
- Chỉ tiêu thể lực: BMI.
Nghiên cứu chức năng của một số hệ thống cơ quan:
- Tần số tim, huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu.
- Định lượng hoóc môn sinh dục nam nữ (Testosteron, Progetsteron)
- Sự xuất hiện kinh nguyệt ở trẻ em nữ lứa tuổi dậy thì.

Nghiên cứu một số chỉ tiêu trí tuệ có liên quan: Trí nhớ, kết quả học
tập. Một số bệnh như: hay quên, sao nhãng học tập...
4. ý nghĩa của đề tài:
Đánh giá đặc điểm phát triển một số chỉ tiêu thể lực, sinh lý và trí tuệ
của học sinh từ 12 - 15 tuổi dân tộc Mường ở Thanh Hoá và mối tương quan
giữa các chỉ tiêu đó.
Làm sáng tỏ sự xuất hiện những đặc trưng của tuổi dậy thì ở trẻ em
Việt Nam nói chung, dân tộc ít người nói riêng.
Cung cấp dẫn liệu cho cơ quan nghiên cứu có liên quan tham khảo đề
ra các chủ trương kế hoạch, biện pháp thích hợp nhằm nâng cao thể lực, trình
độ phát triển nhận thức khoa học của học sinh nói chung và đồng bào dân tộc
nói riêng.
Đồng thời có thể sử dụng tham khảo trong việc cải tiến chương trình và
phương pháp giảng dạy nhằm đẩy mạnh việc thực hiện các mục tiêu của
chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam trong giai đoạn 2010 2020 và nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác bảo vệ chăm sóc và giáo
dục trẻ em gắn liền với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. 1. Cơ sở lí luận về sự sinh trưởng và phát triển theo giai đoạn
1. 1. 1. Khái niệm về sự sinh trưởng, phát triển
Sinh trưởng và phát triển là những đặc trưng cơ bản của mọi cơ thể
sống. Hai quá trình này xảy ra liên tục từ lúc trứng mới thụ tinh và phát triển
phôi thai đến khi ra đời, trưởng thành, cho đến lúc già, chết.
Sinh trưởng (Growth) là một quá trình thay đổi về mặt số lượng, là sự
tăng trưởng về mặt kích thước, khối lượng của toàn bộ cơ thể hay từng bộ
phận. Phát triển (Development) là sự biến đổi về chất, bao gồm: sự biến đổi
về hình thái, chức năng sinh lý, các quy luật hoạt động theo từng giai đoạn
của cuộc đời mỗi cá thể sinh vật.

Sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động
qua lại lẫn nhau đôi khi không có sự phân biệt. Sinh trưởng là điều kiện của
phát triển; còn phát triển làm thay đổi sinh trưởng bằng cách thúc đẩy tăng
nhanh hay ức chế, kìm hãm sự sinh trưởng tùy theo từng giai đoạn. Ở giai
đoạn phát dục, cơ thể thường lớn nhanh, biến đổi nhiều; có tính chất nhảy vọt
về cả hình thái và chức năng sinh lý. Đến giai đoạn trưởng thành thì sự sinh
trưởng bị chậm lại và đến thời kì lão hóa thì cơ thể suy thoái [10], [13], [37].
1. 1. 2. Một số quy luật sinh trưởng và phát triển
Các công trình của C.B.Penxon (1962), M.H.Saternicop (1968),
F.Bnedis đã chứng minh một số quy luật sinh trưởng và phát triển ở con
người cũng như động vật:
1.1.2.1. Quy luật sinh trưởng phát triển theo giai đoạn:
Sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể diễn ra và thay đổi tùy theo từng
giai đoạn của đời sống cá thể. Có giai đoạn tốc độ sinh trưởng, phát triển
nhanh; có giai đoạn tốc độ sinh trưởng phát triển chậm. Ví dụ: trẻ sơ sinh
trung bình có chiều cao 50 cm - 60 cm, nặng 2,5 - 3,5 kg. Cuối năm đầu, trẻ


cao khoảng 70 - 75 cm (tăng 50%), nặng 9 - 10 kg. Năm thứ hai, cân nặng
tăng 2,5 - 3 kg, chiều cao tăng 10 - 15 cm. Các năm tiếp theo cho đến tuổi dậy
thì, mỗi năm cân nặng tăng 1,5 - 2 kg và cao thêm 3 - 4 cm. Hết tuổi trưởng
thành, cơ thể cao khoảng 1,55 - 1,7 m và nặng 50 - 60 kg. Sau tuổi trưởng
thành chiều cao và khối lượng cơ thể không biến đổi nhiều.
1.1.2.2. Quy luật sinh trưởng phát triển không đồng đều:
Tốc độ sinh trưởng, phát triển của các hệ cơ quan, cơ quan, các mô, thậm
chí cả các tế bào trong cùng một cơ thể là không giống nhau (không đồng đều).
Chính sự không đồng đều đó đã làm cho tỉ lệ các cơ quan, bộ phận ở các giai
đoạn khác nhau là không giống nhau. Ví dụ: trẻ sơ sinh chiều dài đầu bằng 1/4
chiều dài cơ thể, khi trưởng thành chỉ bằng 1/8 cơ thể; chi dưới trẻ sơ sinh chỉ
bằng 1/3 cơ thể, đến khi trưởng thành, chi dưới dài hơn 1/2 cơ thể.

Theo “Hằng số sinh học người Việt Nam” (1982): cân nặng trung bình
của cơ thể trưởng thành (sau tuổi dậy thì) gấp 20 lần cân nặng trẻ sơ sinh; cân
nặng các nội quan (tim, phổi, tuyến nội tiết) tăng 15 lần, xương tăng 30 - 32
lần so cới trẻ sơ sinh [5]. Từ các số liệu đó chúng ta thấy ở tuổi dậy thì các cơ
quan đều sinh trưởng, phát triển mạnh.
Từ các quy luật đó người ta nhận thấy rằng có thể căn cứ vào các chỉ
tiêu hình thái, thể lực như: cân nặng, chiều cao, vòng ngực, chỉ số Pinger, chỉ
số BMI, …để đánh giá sự sinh trưởng, phát triển của một cơ thể.
Với mục đích xác định những đặc tính quan trọng, đặc trưng cho những
giai đoạn khác nhau của sự sinh trưởng, phát triển ở con người, các nhà khoa
học đã chia quá trình sinh trưởng và phát triển thành nhiều giai đoạn và thời
kì khác nhau: phát triển phôi, sơ sinh, nhà trẻ, mẫu giáo, nhi đồng, thiếu niên,
dậy thì, trưởng thành, trung niên, lão hóa và tử vong. Cơ sở để phân chia các
thời kì của giai đoạn phôi thai là sự phân hóa, biệt hóa tế bào, hình thành các
mô và cơ quan. Cơ sở để phân chia các giai đoạn, thời kì của cơ thể sau khi
sinh là các dấu hiệu đặc trưng về hình thái và sinh lý như: sự mọc răng, sự cốt
hóa các phần khác nhau của bộ xương, hoạt động của các tuyến nội tiết, sự phát
triển một số đặc điểm hình thái, sinh lý, sự biến đổi các đặc điểm tâm lí, …


Các tác giả khác nhau có cách phân chia khác nhau nhưng nhìn chung
chênh lệch không nhiều: trẻ em từ 10 - 11 tuổi là thời kì tiền dậy thì (thời kì
học sinh nhỏ); từ 12 - 15 tuổi đối với nữ, 13 - 16 tuổi đối với nam là thời kì
dậy thì (thời kì học sinh lớn). Độ tuổi này thay đổi theo giới tính, chủng tộc,
vùng khí hậu, môi trường sống, …[6], [10], [14], [15], [20].
1. 1 .3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển
1. 1. 3.1. Các yếu tố bên trong
1.1.3.1.1. Tính di truyền:
Các chủng tộc, dân tộc khác nhau, các chi, dòng họ khác nhau có quá
trình sinh trưởng, phát triển khác nhau. Điều này do cơ sở vật chất của tính di

truyền là hệ gen chi phối. Hai đặc điểm do yếu tố di truyền chi phối dễ nhận
thấy nhất là tốc độ lớn và giới hạn lớn. Ví dụ: các chủng tộc ở châu Âu có tốc
độ lớn nhanh hơn và giới hạn các chỉ số cao hơn so với các chủng tộc ở châu
Á, tuổi dậy thì cũng đến muộn hơn một ít, sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Ngoài
ra, sự sai khác còn thể hiện ở những tính trạng như: đặc điểm hình thái, loại
hình thần kinh, trạng thái tinh thần, khả năng tư duy, trí nhớ, nhóm máu, …
1.1.3.1.2. Giới tính:
Bộ nhiễm sắc thể của nam và nữ (nhất là nhiễm sắc thể giới tính) là
khác nhau nên quá trình sinh trưởng, phát triển của nam và nữ cũng khác
nhau, làm xuất hiện nhiều tính trạng đặc trưng cho giới, phân biệt giữa nam
và nữ. Ví dụ: nữ giới thường dậy thì sớm hơn nhưng tốc độ tăng khối lượng,
kích thước cơ thể trong giai đoạn dậy thì kém hơn nam giới; khi cơ thể có
nhiều biến đổi, tâm lí nữ giới thường có những biểu hiện khác với nam giới
như e thẹn, mẫn cảm còn nam giới thường tò mò, bồng bột.
1.1.3.1.3. Các hoocmon sinh trưởng và phát triển
Sự sinh trưởng, phát triển chịu sự chi phối bởi rất nhiều hoocmon của
tuyến nội tiết. Mỗi hoocmon có một vai trò khác nhau trong từng giai đoạn,
đối với từng cơ quan, bộ phận nhưng sự hoạt động, phối hợp nhịp nhàng của


các hoocmon là điều kiện cần thiết cho cơ thể sinh trưởng, phát triển bình
thường, khỏe mạnh.
Ví dụ:
- Hoocmon tiroxin: có tác dụng tăng tốc độ chuyển hoá cơ bản, tăng cường
sinh trưởng.
- Hoocmon sinh dục nữ Oestrogen (oestradiol, oestron, oestriol): có tác dụng:
Điều hòa phát triển các tính trạng sinh dục thứ sinh ở nữ như: mọc lông
nách, lông mu, giọng nói thanh, vú phát triển, mông to ra, …
Kích thích nang trứng phát triển, gây rụng trứng
Ở nồng độ cao cùng với Progesteron ức chế tuyến yên tiết FSH, LH

Kích thích niêm mạc dạ con dày lên, tích máu.
- Hoocmon Progesteron: có tác dụng:
Ức chế tuyến yên tiết FSH, LH  ức chế trứng chín và rụng
Kích thích niêm mạc dạ con dày lên, tích máu chuẩn bị cho phôi phát triển.
- Hoocmon Testosteron: có tác dụng:
Điều hòa phát triển các tính trạng sinh dục thứ sinh ở nam như: mọc
râu, lông nách, lông mu, giọng nói trầm, cơ phát triển, …
Kích thích hệ cơ, xương phát triển
Kìm hãm tuyến yên tiết LH.
1. 1. 3. 2. Các yếu tố bên ngoài (môi trường)
Mỗi sinh vật cũng như mỗi cá thể con người đều sinh ra, lớn lên, hoạt
động trong một môi trường nhất định. Môi trường bao gồm các yếu tố bao
quanh cơ thể và tác động qua lại đối với cơ thể. Môi trường là phạm trù rất
rộng, có thể chia thành môi trường tự nhiên (bao gồm môi trường không khí,
môi trường đất, môi trường nước, môi trường sinh vật) và môi trường xã hội
(chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, …). Tất cả các yếu tố môi trường
đó đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát
triển của cơ thể. Do đó, sinh vật sống trong các môi trường khác nhau có quá
trình sinh trưởng, phát triển khác nhau.
Ví dụ:


Theo nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ em ở vùng gần xích đạo thường có
xu hướng dậy thì sớm hơn vùng xa xích đạo.
Trẻ em tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin (qua phim ảnh, sách báo, internet,
những người xung quanh như bạn bè khác giới và ngay cả cùng giới, …) thường
dậy thì sớm hơn những trẻ em hạn chế về giao lưu.
Trẻ em sống trong điều kiện đầy đủ, ăn uống giàu chất dinh dưỡng,
chất kích thích thường dậy thì sớm hơn trẻ em sống trong điều kiện khó khăn,
ăn uống nghèo chất dinh dưỡng [9], [10], [20].

1. 2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Xuất phát từ nhu cầu thực tế và lợi ích cuộc sống của con người, việc
nghiên cứu các chỉ tiêu phát triển hình thái, sinh lý, tâm lí, trí tuệ của con
người nói chung và trẻ em nói riêng đã được tiến hành từ rất sớm trên thế
giới. Cuốn sách đầu tiên viết về sự tăng trưởng chiều cao con người của
Stocller được xuất bản tại Đức năm 1729. Tác giả đã nghiên cứu học sinh quý
tộc trường Carxchile. Sau đó là hàng loạt các công trình khác của Mondiere
(1875), Beegon (1902), Thondihee (1903), Heman (1937), Freemon (1971), ...
đã nghiên cứu sự phát triển hình thái và trí tuệ trẻ em ở các lứa tuổi và địa
phương khác nhau.
Năm 1948, Tổ chức Y tế thế giới vì sức khỏe cộng đồng ra đời đã nghiên
cứu, đánh giá sự phát triển của trẻ em thông qua hai chỉ số chiều cao, cân nặng
và đã có nhiều đóng góp đáng kể trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ em.
Những năm 1960 nhiều nhà khoa học đã phát hiện ra hiện tượng “gia
tốc” phát triển cơ thể ở trẻ em lứa tuổi học đường và nhận thấy trẻ em có sự
gia tăng các chỉ tiêu hình thái so với các trẻ em cùng lứa tuổi những thập kỉ
trước đó. Các tác giả đã có những giả thiết khác nhau để giải thích hiện tượng
này, điển hình là thuyết “Thành thị hóa” của Rudder.
Trong cuốn: "Giải phẫu sinh lý và vệ sinh trẻ em", A. N Kabanop và A.
Trabopxcaia đã tổng hợp nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả và
bản thân. Các tác giả cho rằng: Trước khi trở thành người lớn, trẻ em phải trải


qua nhiều giai đoạn phát triển quan trọng, nhiều năm cần sự giúp đỡ của
người trưởng thành, cấu tạo và hoạt động của các cơ quan trong cơ thể cũng
như nhu cầu cơ thể, những phản ứng của cơ thể đối với điều kiện bên ngoài
đều được thay đổi. Để tạo nên những điều kiện tốt nhất cho sự sinh trưởng và
phát triển của trẻ em, để dạy dỗ và giáo dục trẻ em một cách đúng đắn thì cần
phải nắm vững những đặc trưng của từng giai đoạn phát triển của trẻ để có
biện pháp tác động thích hợp [18].

Kabanôp (1972) nghiên cứu thấy rằng: Sự tăng thể lực và thể chất ở trẻ
em ngoài sự quyết định bởi yếu tố di truyền thì nó còn liên quan chặt chẽ đến
chế độ dinh dưỡng, sự luyện tập và chế độ chăm sóc của gia đình và xã hội
[19].
Xukhomlinxki - nhà sư phạm nổi tiếng của Nga cho rằng: Khả năng
vận động, kỹ năng, kỹ xảo ở con người nói chung, học sinh nói riêng được
hình thành trong đời sống cá thể, điều đó có ý nghĩa phải trải qua quá trình
luyện tập. Quá trình vận động nói chung, tập thể dục thể thao nói riêng có vai
trò quyết định đối với sự phát triển toàn diện của con người. Đặc biệt, lứa tuổi
thanh thiếu niên chỉ có một cơ thể khoẻ mạnh, một thân hình cường tráng,
phát triển cân đối thì hệ thần kinh mới nhạy bén, phản xạ mới linh hoạt.
Philipôven (1975) đã chứng minh rằng hoạt động điện não đồ ở trẻ em
có nhiều dao động so với người lớn, đặc biệt là sóng bê-ta ở tuổi dậy thì, biên
độ sóng đạt tới 4 - 5 micro Vôn, tần số 10 - 12 Hz (nhanh hơn ở người lớn).
1. 3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu các chỉ tiêu hình thái, sinh lý ở các lứa
tuổi được tiến hành từ những năm 30 của thế kỉ XX tại Ban nhân học thuộc
Viện Viễn Đông Bắc Cổ. Kết quả nghiên cứu được công bố tập trung trong 9
số kỉ yếu phân khoa Nhân học (1936 - 1944) gồm nhiều loại kích thước của
các đoạn thân thể theo tuổi và thành phần khác nhau, đặc biệt là kích thước
của bộ xương người Việt Nam hiện đại.
Sau ngày miền Bắc giải phóng và nhất là sau ngày đất nước thống nhất,
các công trình khoa học thuộc mọi lĩnh vực được đẩy mạnh và thu được nhiều


thành tựu to lớn. Trong các nghiên cứu về chỉ tiêu hình thái ở người lớn, Đỗ
Xuân Hợp và Nguyễn Quang Quyền có một số công trình có tính hệ thống và
toàn diện như: "Hằng số sinh học người Việt Nam" (1967), "Bàn về những
hằng số giải phẫu nhân học người Việt Nam và ý nghĩa đối với y học" (Một
số chuyên đề y học, 1967). Các chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá đã được nhiều tác

giả nghiên cứu, nổi bật trong đó là "Hằng số sinh học người Việt Nam" - công
trình đúc kết nhiều năm nghiên cứu của các tác giả Trịnh Bỉnh Dy, Nguyễn
Tấn Gi Trọng, Phạm Khuê, Lê Thành Uyên, Lê Quang Long,… (1975); "Về
những thông số sinh học người Việt Nam" của Trịnh Bỉnh Dy, Đỗ Đình Hồ,
Phạm Khuê, Nguyễn Quang Quyền, Lê Thành Uyên (1982); "Sinh lý thần
kinh trẻ em" của Tạ Thuý Lan (1992)...[5], [9], [22].
Bên cạnh hàng loạt công trình nghiên cứu về người lớn, có không ít công
trình nghiên cứu về trẻ em và học sinh Việt Nam như: "Hằng số phát triển trẻ em
Việt Nam" của Chu Văn Tường; "Phát triển thể lực ở trẻ em dưới 7 tuổi"; "Một
số hằng số của trẻ em Việt Nam" của Chu Văn Trường và Nguyễn Công Khanh
(Báo cáo tại Hội nghị Hằng số sinh học người Việt Nam - 1972).
Tuy nhiên, từ đó đến nay với khoảng thời gian tương đối dài, điều kiện
môi trường tự nhiên và xã hội có nhiều biến đổi, nhất là sau ngày đất nước hoàn
thành thống nhất, đã mở ra một địa bàn mới, những đối tượng mới cho việc
nghiên cứu hình thái, sinh lý cũng như sinh hoá ở nước ta. Nhiều công trình của
nhiều tác giả đã thực hiện trên khắp đất nước như: các công trình nghiên cứu của
Trường Đại học Y khoa TP Hồ Chí Minh dưới sự chủ trì của Nguyễn Quang
Quyền: "Các chỉ tiêu phát triển hình thái của trẻ em và người lớn Tây Nguyên"
(1980 - 1990); "Các chỉ tiêu hình thái, sự phát triển thể lực và thể chất của trẻ em
và học sinh miền đồng bằng, thành phố Vinh và miền núi Nghệ An" của Nghiêm
Xuân Thăng, Nguyễn Ngọc Hợi, Ngô Thị Bê, Hoàng Thị Ái Khuê, “Nghiên cứu
sự phát triển hình thái, thể lực của học sinh 6 - 17 tuổi ở Thừa Thiên Huế của Lê
Đình Vấn (2002) ”,... Đặc biệt đề tài cấp cứu Nhà nước "Đặc điểm sinh thể, tình
trạng dinh dưỡng của người Việt Nam và biện pháp nâng cao chất lượng sức


khoẻ" do trường Đại học Y Hà Nội chủ trì mang mã số KX07 đã góp phần to lớn
vào việc nghiên cứu con người Việt Nam [36].
Bên cạnh các công trình nghiên cứu về sự phát triển thể lực, thể chất
của trẻ em, còn có rất nhiều đề tài đi sâu nghiên cứu sự phát triển trí tuệ, tư

duy của trẻ gắn liền với sự quá trình phát triển sinh lý, đặc biệt là sự phát triển
của bộ não của trẻ.
Các công trình của Hoàng Xuân Hinh (1971), Phạm Hoàng Gia (1977),
Trần Cường, Trọng Thuỷ (1989) [33], Tạ Thuý Lan (1993) [22] đã cho thấy
sự phát triển năng lực trí tuệ và tư duy của trẻ qua nhiều giai đoạn. Năng lực
tư duy trừu tượng gắn liền sự phát triển vốn từ của trẻ. Vốn từ của trẻ phát
triển thuận lợi nhất từ 2 - 3 tuổi. Muốn cho trẻ phát triển vốn từ chúng ta cần
cho trẻ tiếp xúc nhiều với thế giới xung quanh.
Nhiều tác giả đã sử dụng các hình thức trắc nghiệm trí thông minh để
nghiên cứu khả năng hoạt động trí tuệ của trẻ. Cho đến nay, một số hình thức
test trí tuệ đã và đang được thích nghi hoá và sử dụng ở Việt Nam. Hai cơ sở
quan trọng nhất trong lĩnh vực này là Viện tâm sinh lý lứa tuổi thuộc Viện
Khoa học Giáo dục Việt Nam và Trung tâm nghiên cứu trẻ em Hà Nội với
nhiều đề tài trọng điểm. Trong các loại hình trắc nghiệm đó, trắc nghiệm
Gille, trắc nghiệm khuôn hình tiếp diễn của Ra-ven (Test Ra-ven) đã được
ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả (Võ Văn Toàn - 1995, Trần Trọng Thuỷ 2001, Võ Thị Chí, Lưu Thị Minh Trí - 2001). Test Ra-ven được xây dựng trên
cơ sở hai thuyết: thuyết tri giác hình thể tâm lý học Ghetxytan và thuyết "tâm
phát sinh" của Speaman. Sau nhiều lần chuẩn hoá vào các năm 1954, 1956
đến năm 1960, test Ra-ven được UNESCO chính thức sử dụng để chuẩn hoá
trí tuệ của con người. Đây là loại hình trắc nghiệm phi ngôn ngữ được dùng
để đo năng lực tư duy trên bình diện rộng nhất và được sử dụng rộng rãi trên
nhiều đối tượng. Số liệu thu được cho phép chuyển đổi thành chỉ tiêu đánh giá
trí tuệ tổng quát. Có thể nói Test Ra-ven là công cụ sắc bén cho việc đánh giá
mức độ phát triển trí tuệ [7], [34], [35].


Ở Nghệ An đã có các công trình về hình thái và sinh lý của học sinh
Tiểu học và Trung học của Nguyễn Ngọc Hợi, Nghiêm Xuân Thăng, Ngô Thị
Bê, … chủ yếu nghiên cứu về đặc điểm hình thái và thể lực [13].



CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2. 1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu:
Đề tài được tiến hành trên 1120 học sinh lứa tuổi từ 12 - 15 (lớp 6 - lớp
9) ở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá. Mỗi lứa tuổi lấy 280 học sinh (140
nam, 140 nữ) trong đó:
- 840 học sinh dân tộc Mường thuộc các trường: Trường THCS Thạch
Quảng, Trường THCS Thạch Cẩm, Trường THCS Dân tộc Nội trú.
- 280 học sinh dân tộc Kinh làm đối chứng thuộc các trường: Trường
THCS Phạm Văn Hinh - Thị trấn Kim Tân.
Đối tượng nghiên cứu ở trạng thái khoẻ mạnh không có dị tật về hình
thể và các bệnh mãn tính. Các chỉ tiêu được lấy lặp lại 3 lần (từ tháng 02 năm
2012 đến tháng 07 năm 2012) vào những thời kỳ điều kiện khí hậu, thời tiết
khác nhau trong năm: Đợt 1: tháng 02 /2012; đợt 2: tháng 04/2012 và đợt 3:
tháng 07/2012.
2. 2. Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, xã hội, lịch sử, môi trường sống của cư
dân tộc Mường huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá.
Sự biến đổi một số chỉ tiêu hình thái và thể lực của học sinh dân tộc
Mường từ 12 - 15 tuổi ở một số trường THCS tại huyện Thạch Thành tỉnh
Thanh Hoá:
- Các chỉ tiêu hình thái: chiều cao đứng, chiều cao ngồi, cân nặng, vòng
ngực trung bình, đường kính ngang ngực.
- Các chỉ tiêu thể lực:BMI.
Sự biến đổi các chỉ tiêu sinh lí ở lứa tuổi từ 12 - 15:
- Chỉ tiêu tim mạch, huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu.
- Tần số hô hấp
- Định lượng - định tính hoóc môn sinh dục nam và nữ: Testosteron,
Progesteron.

- Sự xuất hiện kinh nguyệt ở trẻ em nữ.


- Năng lực trí tuệ, khả năng kết quả học tập.
- Một số biểu hiện tâm sinh lí đặc trưng: bệnh hay quên, sao nhãng học
tập, phân tán tưởng...
2. 3. Phương pháp nghiên cứu
2. 3 . 1. Phương pháp điều tra
Điều tra qua các tài liệu lịch sử, khoa học, kinh tế, giáo dục của địa
phương.
2. 3. 2. Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên, không định hướng (trừ các
đối tượng có đặc điểm không bình thường, không đủ điều kiện và tiêu chuẩn
nghiên cứu).
Chọn mẫu theo hệ thống: hệ thống trường, hệ thống tuổi, tương quan
thích hợp giữa các độ tuổi, giữa các vùng có đặc trưng khác nhau về điều kiện
môi trường, xã hội.
Phương pháp tính tuổi: tuổi HS được tính bằng cách:
(Lấy thời điểm nghiên cứu - năm sinh của các em) ± 6 tháng [5].
Ví dụ: để tính tuổi của một học sinh sinh vào tháng 03/1996 ta tính như sau:
Tháng 02/2008 - Tháng 03/1996 = 11 năm 11 tháng
Vì 11 tháng > 6 tháng (được tính là nửa tuổi nên làm tròn lên 1 năm).
Như vậy tuổi của em học sinh này là 12 tuổi.
2. 3. 3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu hình thái
Cân trọng lượng cơ thể: dùng cân y tế có độ chính xác đến 0,1 kg.
Đo chiều cao đứng: đo bằng thước dây có vạch chia độ chính xác đến
0,1 cm, học sinh ở tư thế đứng nghiêm. Đo từ gót chân sát mặt đất lên đến
đỉnh đầu qua 4 điểm chạm thước: chẩm, lưng, mông, gót.
Đo chiều cao ngồi: học ở tư thế ngồi thẳng người trên ghế, mắt nhìn
phía trước, mông và vai trên mặt phẳng thẳng đứng theo sát mép ghế ngồi,



bàn chân chạm vuông góc với cẳng chân, cẳng chân vuông góc với hai đầu
gối chụm. Đo khoảng cách từ mặt ghế đến đỉnh đầu.
Đo vòng ngực: học sinh ở tư thế đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, đo theo
chu vi phẳng nằm ngang đi qua mũi ức, chú ý đối với nữ. Đo khí thở ra hít
vào và lấy trị số trung bình.
Đo đường kính hông chậu: học sinh ở tư thế đứng thẳng, đo khoảng
cách lớn nhất giữa 2 bờ ngoài của chậu hông.
* Công thức tính các chỉ tiêu thể lực
Sử dụng các công thức tính và thang bậc đánh giá các chỉ tiêu Pignet,
BMI:
Xác định chỉ số khối cơ thể (BMI): BMI =
Trong đó:

P
H2

P: cân nặng (kg)
H: chiều cao đứng (m)

Việc đánh giá thể lực theo chỉ số BMI được quy định như sau:
BMI < 18,5: gầy
18,5 ≤ BMI ≤ 22,9: bình thường
BMI ≥ 23: béo
2 . 3. 4. Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh lý
Đếm nhịp tim bằng cách bắt mạch ở động mạch quay vùng cổ tay, ở
trạng thái yên tĩnh. Đơn vị đo nhịp/phút
Đo huyết áp ở trạng thái yên tĩnh bằng huyết áp kế thủy ngân theo
phương pháp Korotkov. Đơn vị mmHg. Học sinh ở tư thế nằm, tay phải để

thoải mái. Cuốn bao hơi quanh cánh tay vừa phải. Đặt ống nghe lên tay phải,
ở phía mép dưới của bao hơi (nằm trên động mạch cánh tay). Vặn chặt ốc ở
bóp cao su, đặt áp kế đồng hồ trước mặt để dễ theo dõi. Từ từ bóp hơi vào bao
cao su sao cho áp lực vuợt quá trị số huyết áp tối đa của người bình thường từ
150 - 160 mmHg. Mở ốc để cho hơi ra từ từ, lắng nghe nhịp mạch đập qua tai,
mắt theo dõi đồng hồ. Lúc đầu ta không nghe thấy gì do áp lực trong bao hơi
lớn hơn huyết áp tối đa nên máu không lưu thông được. Sau đó do áp lực
trong bao giảm dần, máu bắt đầu lưu thông. Qua ống nghe ta bắt đầu nghe


thấy tiếng động đầu tiên, trên đồng hồ lúc này kim dao động kiểu con lắc, đọc
chỉ tiêu kim chỉ trên áp kế đồng hồ, trị số lúc này ứng với huyết áp tối đa. Áp
lực trong bao hơi tiếp tục giảm, ta nghe thấy tiếng động giảm dần đến lúc
không nghe thấy nữa. Đọc mức kim chỉ trên áp kế tại thời điểm này ứng với
huyết áp tối thiểu.
Các chỉ tiêu trí tuệ và sinh lý thông qua Test
- Sử dụng bộ Test khuôn hình tiếp diễn của Raven để phân loại đánh giá
năng lực trí tuệ, xếp loại theo phân định của Raven.
- Sử dụng phiếu điều tra Test để tìm hiểu chu kỳ kinh nguyệt của trẻ em
nữ.
- Định lượng hoocmôn sinh dục nam, nữ bằng phương pháp sinh hóa (ở
Viện Nội tiết).
2.3.5. Phương pháp dịch tễ học
Sử dụng phương pháp dịch tễ học mô tả kết hợp với dịch tễ học phân
tích để điều tra một số biểu hiện tâm sinh lý ở tuổi dậy thì như: tò mò, e thẹn,
dễ xúc động, hay quên, phân tán tư tưởng, …
2. 3 .6. Phương pháp xử lí số liệu
Số liệu thu được xử lý theo phương pháp thống kê trên máy vi tính theo
chương trình Microsoft Excel và chương trình EPI info 6.0. Xác định các trị
số trung bình cộng ( X ), độ lệch chuẩn (SD).

Trung bình cộng: X

1 n
= ∑ Xi
n n =1

Độ lệch chuẩn: SD = δ =

(X i − X )2
với n ≥ 35 hoặc thay n = n -1

n
n =1
n

nếu n < 35.
2. 4. Vài nét về khu vực nghiên cứu
(Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thuỷ Văn Thanh Hoá [39])


×