Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Sâu mọt hại nông sản trong kho ở thành phố vinh và khả năng sử dụng nấm kí sinh côn trùng trong phòng trừ một số loài mọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.35 MB, 104 trang )

1

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh
--------------

đào thị hằng

sâu mọt hại nông sản trong kho ở thành
phố vinh
và khả năng sử dụng nấm ký sinh côn
trùng trong phòng trừ một số loài mọt hại
chính

Luận văn thạc sỹ sinh học


2

Vinh – 2008
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và
tạo điều kiện của Đảng uỷ, Ban giám hiệu Trường Đại học Vinh, Ban chủ nhiệm
Khoa Sau Đại học, các thầy cô giáo, các kỹ thuật viên, tổ bộ môn Động vật - Sinh lý,
Khoa Sinh học và tổ bộ môn Nông học, Khoa Nông Lâm Ngư, Trường Đại học Vinh,
Ban Quản lý học bổng NAGAO, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường
(CRES), ĐHQG Hà Nội, Chi Cục Kiểm dịch thực vật Vùng VI, các chủ kho
nông sản ở TP. Vinh, Nghệ An, bạn bè và những người thân trong gia đình.
Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn và sự trân trọng đối với những
giúp đỡ quý báu đó.


Tác giả xin đặc biệt cảm ơn PGS. TS. Trần Ngọc Lân - người thầy kính quý đã
định hướng và trực tiếp hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn.
Tác giả xin cảm ơn GS. TSKH. Vũ Quang Côn và PGS. TS. Hoàng Xuân Quang
đã có những góp ý quý báu trong quá trình tác giả hoàn thiện luận văn.
Mặc dù tác giả đã rất nỗ lực cố gắng, nhưng chắc chắn đề tài không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Tác giả rất mong tiếp tục nhận được những đóng góp chân thành,
thẳng thắn của các cơ quan, tổ chức, các nhà chuyên môn, quý thầy cô và bạn bè để
bản luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Vinh, ngày 25 tháng 11 năm 2008
Tác giả luận văn
Đào Thị Hằng


3

MỤC LỤC

1.
2.
3.
1.1.
1.1.1.
1.1.2.
1.1.3.
1.2.
1.2.1.
1.2.2.
1.3.
1.3.1.

1.3.2.
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.4.1.
2.4.2.
2.4.3.
2.4.4.
2.5.

Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt trong luận văn
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, biểu đồ
MỞ ĐẦU
Tầm quan trọng của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Chương I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Cơ sở khoa học của đề tài
Côn trùng hại kho
Phòng trừ sinh học
Nấm ký sinh côn trùng
Tình hình nghiên cứu sâu mọt hại kho
Nghiên cứu về thành phần sâu mọt hại kho ở nước ngoài và trong nước
Nghiên cứu sử dụng nấm ký sinh côn trùng phòng trừ sâu mọt
hại kho ở nước ngoài và trong nước
Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội Nghệ An

Điều kiện tự nhiên
Đặc điểm kinh tế, xã hội
Chương II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu
Phương pháp điều tra nghiên cứu thành phần sâu mọt
Điều tra thành phần sâu mọt hại kho
Thực nghiệm đánh giá khả năng gây hại nông sản của sâu mọt
Xử lý và bảo quản mẫu vật
Phương pháp định loại sâu mọt
Phương pháp nghiên cứu sử dụng nấm ký sinh côn trùng

phòng trừ sâu mọt
2.5.1. Phương pháp tạo chế phẩm nấm để phòng trừ sâu mọt
2.5.2. Phương pháp sử dụng chế phẩm nấm phòng trừ sâu mọt
2.6.
Chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm
2.7.
Tính toán và xử lý số liệu
2.8.
Hoá chất, thiết bị và dụng cụ
Chương III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

i
ii
v
vi
vii
1

4
4
5
5
10
15
21
21
26
28
28
28
29
29
29
29
29
30
31
31
31
31
33
34
37
37


4


3.1.
3.1.1.
3.1.2.
3.1.3.

Sâu mọt hại nông sản bảo quản trong kho ở TP. Vinh
Thành phần loài sâu mọt hại nông sản bảo quản
Mức độ phổ biến của các loài sâu mọt trong kho nông sản
Số lượng loài và mức độ phổ biến của các loài sâu mọt trong các

38
38
40
40

loại hình kho bảo quản nông sản
3.1.4. Sự phân bố của sâu mọt trong các kho nông sản
3.1.5. Tổn thất nông sản do các loài sâu mọt gây hại
3.2.
Thành phần thiên địch của sâu mọt hại nông sản bảo quản

43
44
47

3.3.

trong kho ở TP. Vinh
Đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của một số loài sâu mọt


49

3.3.1.
3.3.2.
3.3.3.
3.3.4.
3.4.

trong kho
Mọt gạo Sitophilus oryzae Linnaeus
Mọt ngô Sitophilus zeamais Motschulsky
Mọt thóc đỏ Tribolium castaneum Herbst
Mọt khuẩn đen Alphitobius diaperinus Panzer
Hiệu quả phòng trừ các loài sâu mọt hại kho của hai chế phẩm

49
50
52
52
53

3.4.1.
3.4.2.
3.4.3.
3.4.4.
3.5.

nấm nước Beauveria amorpha và Beauveria bassiana
Hiệu quả phòng trừ mọt thóc đỏ Tribolium castaneum
Hiệu quả phòng trừ mọt gạo Sitophilus oryzae

Hiệu quả phòng trừ mọt ngô Sitophilus zeamais
Hiệu quả phòng trừ mọt khuẩn đen Alphitobius diaperinus
Hiệu quả phòng trừ của ba chế phẩm nấm bột Beauveria amorpha,

54
57
61
64
67

3.5.1.
3.5.2.
3.5.3.
3.5.4.
3.6.

Beauveria bassiana và Paecilomyces sp1. đối với các loài sâu mọt
Hiệu quả phòng trừ mọt gạo Sitophilus oryzae
Hiệu quả phòng trừ mọt ngô Sitophilus zeamais
Hiệu quả phòng trừ mọt thóc đỏ Tribolium castaneum
Hiệu quả phòng trừ mọt khuẩn đen Alphitobius diaperinus
Đánh giá hiệu quả phòng trừ sâu mọt của các chế phẩm

67
71
74
78
82

nấm ký sinh côn trùng

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

84
86
87


5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

CPNN
CPNB
ĐDSH
EPF
HBH
HHTL
IPM
LL
MĐPB
TAGS

Chế phẩm nấm nước
Chế phẩm nấm bột
Đa dạng sinh học
Nấm ký sinh côn trùng
Hạt bị hại

Hao hụt trọng lượng
Quản lý tổng hợp dịch hại
Liều lượng
Mức độ phổ biến
Thức ăn gia súc


6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1.

Thành phần sâu mọt trong các kho nông sản bảo quản ở TP. Vinh

38

Bảng 3.2.

Mức độ phổ biến của các loài sâu mọt trong các loại hình nông 41

Bảng 3.3.
Bảng 3.4.

sản bảo quản tại TP. Vinh
Mật độ sâu mọt trong các kho nông sản bảo quản ở TP. Vinh
43
Khối lượng nông sản tổn thất do các loài sâu mọt gây hại trong 45

Bảng 3.5.

Bảng 3.6.

phòng thí nghiệm
Thành phần thiên địch trong các kho nông sản bảo quản ở TP. Vinh 48
Tỷ lệ mọt thóc đỏ Tribolium castaneum bị chết theo thời gian 55

Bảng 3.7.

sau khi xử lý với dịch bào tử nấm B. amorpha và B. bassiana
Tỷ lệ mọt gạo Sitophilus oryzae bị chết theo thời gian sau khi 58

Bảng 3.8.

xử lý với dịch bào tử nấm B. amorpha và B. bassiana
Tỷ lệ mọt ngô Sitophilus zeamais bị chết theo thời gian sau khi 62

Bảng 3.9.

xử lý với dịch bào tử nấm B. amorpha và B. bassiana
Tỷ lệ mọt khuẩn đen Alphitobius diaperinus bị chết theo thời gian 65

sau khi xử lý với dịch bào tử nấm B. amorpha và B. bassiana
Bảng 3.10. Tỷ lệ mọt gạo Sitophilus oryzae bị chết theo thời gian sau khi 68
xử lý với ba chế phẩm nấm bột B. amorpha, B. bassiana và
Paecilomyces sp1.
Bảng 3.11. Tỷ lệ mọt ngô Sitophilus zeamais bị chết theo thời gian sau khi 72
xử lý với ba chế phẩm nấm bột B. amorpha, B. bassiana và
Paecilomyces sp1.
Bảng 3.12. Tỷ lệ mọt thóc đỏ Tribolium castaneum bị chết theo thời gian 75
sau khi xử lý với ba chế phẩm nấm bột B. amorpha, B. bassiana

và Paecilomyces sp1.
Bảng 3.13. Tỷ lệ mọt khuẩn đen Alphitobius diaperinus bị chết theo thời 79
gian sau khi xử lý với ba chế phẩm nấm bột B. amorpha, B.
bassiana và Paecilomyces sp1.


7

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

Hình 1.1.
Hình 2.1.
Hình 3.1.
Hình 3.2.

Cơ chế xâm nhiễm của nấm ký sinh côn trùng
Quy trình nhân sinh khối nấm ký sinh côn trùng
Biểu đồ về mật độ sâu mọt ở các lớp nông sản trong kho
Biến động số lượng mọt ngô S. zeamais và tổn thất về trọng lượng

19
32
44
46

Hình 3.3.

ngô theo thời gian bảo quản
Biến động số lượng mọt gạo S. oryzae và tổn thất về trọng lượng


46

Hình 3.4.

gạo theo thời gian bảo quản
Biểu đồ đánh giá tổn thất về trọng lượng và tỷ lệ hạt thóc bị hại

47

Hình 3.5.
Hình 3.6.
Hình 3.7.
Hình 3.8.
Hình 3.9.
Hình 3.10.
Hình 3.11.
Hình 3.12.
Hình 3.13.

do mọt thóc đỏ T. castaneum gây ra
Sitophilus oryzae Linnaeus
S. oryzae gây hại trên gạo
Sitophilus zeamais Motschulsky
Triệu chứng gây hại của S. zeamais
Tribolium castaneum Herbst
T. castaneum gây hại trên thóc
Alphitobius diaperinus Panzer
A. diaperinus gây hại trên thóc
Tỷ lệ T. castaneum chết theo thời gian sau khi xử lý với dịch bào tử


51
51
51
51
53
53
53
53
54

nấm B. amorpha (A. 2,5 x 106 bào tử/ml; B. 3,8 x 107 bào tử/ml)
Hình 3.14. T. castaneum bị chết bởi nấm B. bassiana
Hình 3.15. Tỷ lệ T. castaneum chết theo thời gian sau khi xử lý với dịch bào tử

56
56

nấm B. bassiana (A. 2,5 x 106 bào tử/ml; B. 3,8 x 107 bào tử/ml)
Hình 3.16. Mức nồng độ (3,8 x 107 bào tử/ml) của hai loài nấm B.

57

amorpha và B. bassiana có hiệu lực tiêu diệt mọt T. castaneum
cao
Hình 3.17. Tỷ lệ S. oryzae chết theo thời gian sau khi xử lý với dịch bào tử

59

nấm B. amorpha (A. 2,5 x 106 bào tử/ml; B. 3,8 x 107 bào tử/ml)
Hình 3.18. Tỷ lệ S. oryzae chết theo thời gian sau khi xử lý với dịch bào tử


59

nấm B. bassiana (A. 2,5 x 106 bào tử/ml; B. 3,8 x 107 bào tử/ml)
Hình 3.19. Mức nồng độ (3,8 x 107 bào tử/ml) của hai loài nấm B. amorpha

60

và B. bassiana có hiệu lực tiêu diệt mọt S. oryzae cao
Hình 3.20. S. oryzae bị chết bởi nấm B. amorpha
Hình 3.21. S. zeamais bị chết bởi nấm B. bassiana
Hình 3.22. Tỷ lệ S. zeamais chết theo thời gian sau khi xử lý với dịch bào tử

60
60
61

nấm B. bassiana (A. 2,5 x 106 bào tử/ml; B. 3,8 x 107 bào tử/ml)


8

Hình 3.23. Tỷ lệ S. zeamais chết theo thời gian sau khi xử lý với dịch bào tử

63

nấm B. amorpha (A. 2,5 x 106 bào tử/ml; B. 3,8 x 107 bào tử/ml)
Hình 3.24. Mức nồng độ (3,8 x 107 bào tử/ml) của hai loài nấm B. amorpha và

63


B. bassiana có hiệu lực tiêu diệt mọt S. zeamais cao
Hình 3.25. Tỷ lệ A. diaperinus chết theo thời gian sau khi xử lý với dịch bào tử

64

nấm B. bassiana (A. 2,5 x 106 bào tử/ml; B. 3,8 x 107 bào tử/ml)
Hình 3.26. Tỷ lệ A. diaperinus chết theo thời gian sau khi xử lý với dịch bào tử

66

nấm B. amorpha (A. 2,5 x 106 bào tử/ml; B. 3,8 x 107 bào tử/ml)
Hình 3.27. Mức nồng độ (3,8 x 107 bào tử/ml) của hai loài nấm B.

66

amorpha và B. bassiana có hiệu lực tiêu diệt mọt A. diaperinus
cao
Hình 3.28. Tỷ lệ S. oryzae chết theo thời gian sau khi xử lý với chế phẩm

67

nấm bột B. amorpha ở nồng độ 1,2 x 108 bào tử/g với các liều lượng
khác nhau 2,0g và 3,0g
Hình 3.29. Tỷ lệ S. oryzae chết theo thời gian sau khi xử lý với chế phẩm

69

nấm bột B. bassiana ở nồng độ 1,2 x 108 bào tử/g với các liều lượng
khác nhau 2,0g và 3,0g

Hình 3.30. Tỷ lệ S. oryzae chết theo thời gian sau khi xử lý với chế phẩm

69

nấm bột Paecilomyces sp1. ở nồng độ 8,6 x 108 bào tử/g với các
liều lượng khác nhau 2,0g và 3,0g
Hình 3.31. Các mức nồng độ (bào tử/g) với liều lượng 3,0g của ba chế phẩm

70

nấm bột có hiệu lực tiêu diệt S. oryzae cao: A. Beauveria
bassiana (1,2 x 10 8 ); B. Beauveria amorpha (1,2 x 10 8 );
C. Paecilomyces sp1. (8,6 x 10 8 )
Hình 3.32. S. oryzae bị chết bởi nấm Paecilomyces sp1.
Hình 3.33. S. zeamais bị chết bởi nấm B. amorpha
Hình 3.34. Tỷ lệ S. zeamais chết theo thời gian sau khi xử lý với chế phẩm nấm

71
71
71

bột B. amorpha ở nồng độ 1,2 x 108 bào tử/g với các liều lượng khác
nhau 2,0g và 3,0g
Hình 3.35. Tỷ lệ S. zeamais chết theo thời gian sau khi xử lý với chế phẩm nấm

73

bột B. bassiana ở nồng độ 1,2 x 108 bào tử/g với các liều lượng khác
nhau 2,0g và 3,0g
Hình 3.36. Tỷ lệ S. zeamais chết theo thời gian sau khi xử lý với chế phẩm

nấm bột Paecilomyces sp1. ở nồng độ 8,6 x 10 8 bào tử/g với

73


9

các liều lượng khác nhau 2,0g và 3,0g
Hình 3.37. Các mức nồng độ (bào tử/g) với liều lượng 3,0g của ba chế

74

phẩm nấm bột có hiệu lực tiêu diệt S. zeamais cao: A.
Beauveria bassiana (1,2 x 108); B. Beauveria amorpha (1,2 x 108);
C. Paecilomyces sp1. (8,6 x 108)
Hình 3.38. Tỷ lệ T. castaneum chết theo thời gian sau khi xử lý với chế

76

phẩm nấm bột B. bassiana ở nồng độ 1,2 x 108 bào tử/g với các
liều lượng khác nhau 2,0g và 3,0g
Hình 3.39. Tỷ lệ T. castaneum chết theo thời gian sau khi xử lý với chế

76

phẩm nấm bột B. amorpha ở nồng độ 1,2 x 108 bào tử/g với các
liều lượng khác nhau 2,0g và 3,0g
Hình 3.40. Tỷ lệ T. castaneum chết theo thời gian sau khi xử lý với chế

77


phẩm nấm bột Paecilomyces sp1. ở nồng độ 8,6 x 10 8 bào tử/g
với các liều lượng khác nhau 2,0g và 3,0g
Hình 3.41. Các mức nồng độ (bào tử/g) với liều lượng 3,0g của ba chế phẩm

78

nấm bột có hiệu lực tiêu diệt T. castaneum cao: A. Beauveria
bassiana (1,2 x 10 8 ); B. Beauveria amorpha (1,2 x 10 8 ); C.
Paecilomyces sp1. (8,6 x 10 8 )
Hình 3.42. T. castaneum bị chết bởi nấm B. amorpha
Hình 3.43. A. diaperinus bị chết bởi nấm B. bassiana
Hình 3.44. Tỷ lệ A. diaperinus chết theo thời gian sau khi xử lý với chế

78
78
80

phẩm nấm bột B. bassiana ở nồng độ 1,2 x 108 bào tử/g với các
liều lượng khác nhau 2,0g và 3,0g
Hình 3.45. Tỷ lệ A. diaperinus chết theo thời gian sau khi xử lý với chế

80

phẩm nấm bột B. amorpha ở nồng độ 1,2 x 108 bào tử/g với các
liều lượng khác nhau 2,0g và 3,0g
Hình 3.46. Tỷ lệ A. diaperinus chết theo thời gian sau khi xử lý với chế

81


phẩm nấm bột Paecilomyces sp1. ở nồng độ 8,6 x 10 8 bào tử/g
với các liều lượng khác nhau 2,0g và 3,0g
Hình 3.47. Các mức nồng độ (bào tử/g) với liều lượng 3,0g của ba chế phẩm
nấm bột có hiệu lực tiêu diệt A. diaperinus cao: A. Beauveria
bassiana (1,2 x 10 8 ); B. Beauveria amorpha (1,2 x 10 8 ); C.
Paecilomyces sp1. (8,6 x 10 8 )

81


10

MỞ ĐẦU
1. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu đề tài
Khí hậu nước ta có nhiều thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp, song
cũng tạo điều kiện tốt để sâu hại phát sinh, phát triển và phá hại nghiêm trọng cây
trồng trên đồng ruộng, đồng thời tiếp tục gây hại sản phẩm nông nghiệp cất giữ
trong kho.
Hầu như toàn bộ tiềm năng vật chất và tinh thần của con người đều được
dự trữ trong kho, như các kho dự trữ lương thực, thực phẩm, nông sản, hải sản,
lâm sản, hàng tiêu dùng, dược liệu và hạt giống v.v. hay các kho lưu trữ, sách báo,
thư viện, tài liệu hồ sơ, bảo tàng v.v. Với một khối lượng sản phẩm lớn và đa dạng
như vậy thì công việc bảo quản hàng hóa trong kho tàng là hết sức quan trọng.
Thiệt hại trên các loại hạt trong kho do sâu hại và các đối tượng khác ở các
nước đang phát triển vào khoảng trên 30% (Throne & Eubanks, 2002). Theo FAO
(1999), hàng năm trên thế giới mức tổn thất về lương thực trong bảo quản trung
bình từ 6 - 10%. Ở Việt Nam mức tổn thất này từ 8 - 15%, riêng ở đồng bằng sông
Cửu Long khoảng 18% (Bộ môn nghiên cứu côn trùng, tổng Cục Lương Thực
Việt Nam). Tổn thất sau thu hoạch đối với lúa gạo của Việt Nam được liệt vào loại
cao nhất Châu Á, dao động trong khoảng 15 - 20%/năm tùy theo từng khu vực và

mùa vụ. Với tỷ lệ tổn thất này, chúng ta bị mất khoảng 100 triệu USD mỗi năm - số
tiền lớn hơn tổng thu ngân sách trên địa bàn nhiều tỉnh [45].
Tổn thất do côn trùng gây ra cho ngũ cốc bảo quản trong kho là 10% (Dẫn
theo Lê Doãn Diên, 1995) [15]. Thóc bảo quản hàng năm bị hao hụt khoảng 4 - 8%
một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên sự hao hụt này là sâu mọt hại kho
(Dẫn theo Nguyễn Quang Hiếu và cs., 2000) [16].


11

Dự trữ lương thực là quốc sách của mỗi quốc gia. Công việc này càng quan
trọng hơn đối với nước ta, vì hàng năm thiên tai gây hại rất lớn cho nông nghiệp
Việt Nam. Tuy nhiên, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều ở
nước ta cũng như ở Nghệ An, sự thiệt hại cả về số lượng lẫn chất lượng của nông sản
bảo quản nói chung và lương thực nói riêng còn khá cao. Theo báo cáo tổng kết
công tác điều tra kho 1990 của Cục Bảo vệ thực vật, hàng năm nước ta thiệt hại
trung bình 15%, tính ra hàng vạn tấn lương thực bỏ đi có thể nuôi sống hàng
triệu người. Mặt khác, khối lượng nông sản nhập khẩu vào Nghệ An hàng năm
cũng khá lớn, nên khả năng du nhập và lây lan của các loài dịch hại thực vật theo
hàng hóa, phương tiện vận chuyển là khá cao. Do đó, vấn đề đặt ra cho công tác
dự trữ, bảo quản thóc gạo trong kho là hết sức quan trọng mang tính chiến lược
quốc gia.
Hiện nay, trên thế giới tất cả các quốc gia đều coi trọng công tác bảo quản cất
trữ sản phẩm, vì tác hại của sâu mọt trong kho là rất lớn, chỉ tính riêng một loại mọt
gạo (Sitohilus oryzae L.) nó đã phân bố khắp toàn cầu, gây hại kho lương thực, đặc
biệt là các kho chứa thóc, gạo, ngô (Dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [1].
Sâu mọt không những trực tiếp làm thiệt hại về số lượng nông sản, làm
giảm chất lượng, giảm giá trị thương phẩm, gây mùi khó chịu, màu sắc không
bình thường mà còn là nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu
dùng hay động vật khi sử dụng nông sản. Do tác hại lớn như vậy nên điều cần

thiết đặt ra cho những người làm công tác bảo quản là phải tìm ra những biện
pháp hữu hiệu để ngăn chặn và hạn chế sự phá hại của sâu mọt gây ra một cách
có hiệu quả nhất.
Cùng với các loài sâu mọt hại kho, những loài kẻ thù tự nhiên luôn có mặt
trong hệ sinh thái kho tàng. Chúng có nhiều tiềm năng trong biện pháp sinh học
phòng trừ dịch hại kho.
Những nghiên cứu về sâu hại cây trồng cũng như việc sử dụng thiên địch (ký sinh,
ăn thịt) để phòng trừ chúng là rất phong phú, nghiên cứu điển hình ở Việt Nam có


12

Vũ Quang Côn (2007) [41], ở Nghệ An có Trần Ngọc Lân (2000) [38], … nhưng về
sâu mọt hại kho và thiên địch của chúng thì chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều.
Từ trước đến nay người ta đã sử dụng nhiều biện pháp để phòng trừ các loài
sâu mọt phá hại hàng hoá trong kho như: Biện pháp cơ học, biện pháp lý học, biện
pháp hóa học, biện pháp sinh học, … Xu hướng hiện nay đề cao biện pháp quản lý
tổng hợp dịch hại (IPM). Việc phòng trừ sâu mọt hại kho để bảo quản hàng hóa là
một quá trình liên tục và xen kẽ của các biện pháp khác nhau, dựa trên cơ sở hiểu biết
sâu sắc về đặc điểm sinh học và sinh thái học côn trùng.
Một trong những biện pháp phòng trừ sâu mọt đang được nhiều người quan
tâm bởi tính ưu việt của nó là biện pháp sinh học. Sử dụng thiên địch tự nhiên của
sâu mọt như nhóm côn trùng ăn thịt và côn trùng ký sinh, nhóm vi sinh vật ký sinh
sâu mọt (nấm côn trùng, vi khuẩn, …). Trong số này, nhóm nấm ký sinh côn trùng
gây bệnh trên mọt hiện đang là một hướng nghiên cứu mới có triển vọng trong việc
sử dụng chúng để phòng trừ sâu mọt hại kho. Tuy nhiên, các nghiên cứu còn rất
hạn chế, mới chỉ có ở một số nước phát triển.
Trong nhiều năm qua, ở nước ta đã sử dụng liên tục các loại thuốc trừ sâu
hóa học để phòng trừ sâu mọt hại kho, kết quả là gây ô nhiễm môi trường, tác
động xấu đến sức khoẻ con người và hiện nay đã hình thành nên nhiều dòng kháng

thuốc trừ sâu (Dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [1]. Từ thực tế này, việc tăng
cường sử dụng biện pháp sinh học trong đó có chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu
mọt thay thế cho thuốc trừ sâu hoá học là rất cần thiết. Ở Việt Nam cũng đã có
một số công trình nghiên cứu sử dụng nấm ký sinh côn trùng để phòng trừ sâu hại
cây trồng, tuy nhiên sử dụng chúng để phòng trừ sâu mọt hại kho thì chưa được
nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu sẽ là những dẫn liệu góp phần làm cơ sở cho việc xây
dựng các quy trình kiểm tra, xác định danh mục dịch hại kiểm dịch thực vật của
nước ta, giúp ích việc phân tích, đánh giá nguy cơ dịch hại của ngành và quan
trọng hơn nữa là mở ra một hướng nghiên cứu mới trong việc sử dụng chế phẩm


13

sinh học mà cụ thể là chế phẩm sản xuất từ nấm ký sinh côn trùng để phòng trừ
sâu mọt hại kho.
Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, nhằm góp phần phục vụ
công tác bảo quản nông sản phẩm ở Nghệ An, chúng tôi thực hiện đề tài : "Sâu
mọt hại nông sản trong kho ở thành phố Vinh và khả năng sử dụng nấm
ký sinh côn trùng trong phòng trừ một số loài mọt hại chính".
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài được tiến hành nhằm đóng góp dẫn liệu làm cơ sở cho việc điều tra, xác
định chính xác danh mục dịch hại, phát hiện kịp thời các đối tượng dịch hại kiểm dịch
thực vật của ngành Kiểm dịch thực vật cũng như công tác bảo quản nông sản phẩm cất
giữ trong kho ở Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung. Đồng thời tạo cơ sở khoa học
cho việc ứng dụng chế phẩm sinh học sản xuất từ nấm ký sinh côn trùng để diệt trừ
sâu mọt hại kho.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trên cơ sở điều tra thành phần loài sâu mọt hại nông sản bảo quản và thiên địch
của chúng, để từ đó đánh giá sự đa dạng sinh học trong hệ sinh thái kho tàng, đồng

thời xác định chính xác danh mục dịch hại, góp phần trong công tác bảo quản nông
sản phẩm cất giữ trong kho ở Nghệ An cũng như của cả nước.
Tìm hiểu một vài đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu mọt và nấm ký sinh côn
trùng, mối quan hệ giữa chúng nhằm cung cấp các dẫn liệu làm cơ sở khoa học cho
việc sử dụng các chế phẩm sinh học sản xuất từ nấm ký sinh côn trùng để phòng trừ
sâu mọt, góp phần vào hệ thống quản lý tổng hợp côn trùng hại kho (IPM).


14

Chương I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Côn trùng hại kho
Trong quá trình phát triển xã hội, bảo quản tốt các sản phẩm do lao động làm
ra là mặt thứ hai của quá trình sản xuất và sáng tạo của con người. Nó vừa giải
quyết trực tiếp những nhu cầu cho xã hội, vừa tạo ra những khả năng tích cực để
nâng cao quá trình sản xuất tiếp theo.
Hàng hóa dự trữ trong kho được quan tâm trước hết là các sản phẩm nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp sau một vụ thu hoạch, được cất trữ lại hoặc là các
sản phẩm được chế biến từ chúng rồi được dự trữ để sử dụng vào các nhu cầu của
xã hội như lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, chữa bệnh v.v. Hàng hoá dự trữ
cũng là các sản phẩm công nghiệp, thủ công nghiệp như hàng dệt, hàng da, mây tre,
sản phẩm giấy, thuốc lá v.v. Ngoài ra còn phải kể đến việc dự trữ hạt giống cho các
vụ tiếp theo. Đặc điểm chung của hàng dự trữ là việc cất giữ trong kho theo những
khoảng thời gian nhất định.
Vì vật chất dự trữ thường tập trung với khối lượng lớn và kéo dài trong một
khoảng thời gian vài tháng, vài năm hay lâu hơn với các điều kiện sinh thái ổn định
và thuận lợi cho côn trùng gây hại phát triển, nên đã gây ra nhiều tổn hại cho con
người có khi không bù đắp lại được.
Những nguyên nhân gây ra tổn thất trong quá trình bảo vệ kho, hàng hóa có

rất nhiều, tập trung lại có thể chia thành ba nhóm:
- Nhóm yếu tố con người: Gây ra trong quá trình sử dụng, vận chuyển; trong
quá trình tổ chức bảo quản và áp dụng khoa học kỹ thuật.


15

- Nhóm yếu tố phi sinh vật: Bao gồm các tác nhân gây hại của thời tiết, khí
hậu (mưa, bão, lụt). Đặc biệt nước ta thuộc vùng nhiệt đới nóng ẩm, các yếu tố này
vừa tác động trực tiếp làm hư hỏng kho, hàng hóa và phương tiện bảo quản, lại vừa
tạo thuận lợi cho các sinh vật gây hại phát triển. Thêm vào đó là các yếu tố bụi, rác,
khí độc, hỏa hoạn v.v.
- Nhóm yếu tố sinh vật: Thuộc nhóm này là tất cả những sinh vật có mặt gây
hại trong kho. Chúng sử dụng vật chất ở trong kho làm thức ăn, làm nơi cư trú để
phát triển. Các sinh vật hại thường được quan tâm là chim, chuột, côn trùng, mò
mạt và nấm mốc.
Việc phân chia thành các nhóm yếu tố gây hại chỉ nhằm để thấy rõ đặc tính
riêng từng nhóm, trên cơ sở đó có những biện pháp phòng ngừa hợp lý, có hiệu quả.
Trên thực tế cho thấy, nhiều khi các nhóm gây hại nêu trên lại cùng tác động vào
đối tượng bảo quản và giữa chúng cũng có quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Nhiều khi
kết quả ngăn ngừa của một nhóm yếu tố này lại có tác dụng làm giảm ảnh hưởng
gây hại của nhóm yếu tố khác. Do vậy, trong hoạt động thực tiễn cần phải xem xét
tìm những giải pháp thích hợp, phù hợp với trình độ sản xuất và mang tính hiệu quả
cụ thể.
Trong nhóm các yếu tố sinh vật gây hại kho và hàng hóa trong kho, côn trùng
là đối tượng phá hại rất nghiêm trọng và nguy hiểm. Trái ngược với côn trùng gây
hại sức khỏe cho con người, động vật nuôi và gây hại cho cây trồng thường tấn
công vào các cơ thể sống, những côn trùng gây hại trong kho chỉ gây hại cho các
vật không sống hoặc chỉ có hoạt động sống hạn chế như hạt giống. Chính vì thế
chúng đã có những thích nghi kỳ lạ, đặc biệt là có thể tồn tại và phát triển trong điều

kiện thức ăn rất khô. Một số côn trùng có khả năng sống trong điều kiện thủy phần
của thức ăn chỉ khoảng 1%, đa số cần có hàm lượng nước trong thức ăn trên 8%
(Watters, 1959).
Theo các tác giả Phan Xuân Hương (1963), Vũ Quốc Trung (1982) côn trùng
hại kho được chia ra hai nhóm: 1 - Nhóm phá hại sơ cấp (trực tiếp tấn công ăn hại);


16

2 - Nhóm phá hại thứ cấp (tận dụng các phần đã bị gặm phá của nhóm phá hại
sơ cấp) (Dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [1, tr. 10-11].
Cotton và Good (1973) đã chia các côn trùng tìm thấy trong kho thành
bốn nhóm [1]:
(1) Nhóm gây hại chính: Thuộc nhóm này là các loài gây ra những tổn hại
đáng kể cho hàng hóa bảo quản; chúng là các dạng điển hình gây nên sự hỏng chất
lượng và hao hụt trọng lượng; thường xâm nhiễm trực tiếp vào hàng hóa, phát triển
với mức quần thể lớn và có thể thay đổi một phần vi khí hậu trong kho.
(2) Nhóm gây hại thứ yếu bao gồm những loài gây hại có tính chất cục bộ và có
thể diễn ra chỉ sau khi có việc xâm nhiễm và phát triển của các loài hại chính.
(3) Nhóm gây hại ngẫu nhiên là những loài côn trùng xâm nhiễm vào kho,
hàng hóa do khi mở cửa kho, mở bao gói hoặc trong quá trình vận chuyển, … như
ruồi, bướm hay các loài côn trùng khác hoặc nhóm tiết túc khác như rết, … Chúng
bị lôi cuốn vào kho do sức hấp dẫn của ánh sáng, mùi thơm hay chỉ với mục đích
làm nơi trú ẩn.
(4) Nhóm những côn trùng ký sinh hay ăn thịt. Chúng xâm nhiễm vào kho
hàng để ký sinh hoặc ăn thịt các côn trùng hại kho có mặt trong đó như ong ký sinh
và một số loài thuộc họ Carabidae.
Tính đa dạng và thích nghi của côn trùng kho
Việc nghiên cứu ĐDSH và bảo vệ ĐDSH là vấn đề quan trọng được nhiều nhà
khoa học quan tâm. Có nhiều định nghĩa về ĐDSH. Theo Quỹ Quốc tế về Bảo tồn

thiên nhiên (WWF, 1989) định nghĩa "Đa dạng sinh học là sự phồn thịnh của sự
sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật, vi sinh vật, là những gen
chứa đựng trong đó các loài và là hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong
môi trường". Do vậy, ĐDSH được xác định theo 3 mức độ: ĐDSH ở cấp loài, bao
gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài thực vật, động
vật và các loài nấm. Ở mức độ phân tử, ĐDSH bao gồm cả sự khác biệt về gen giữa
các quần thể sống cách ly nhau về địa lý cũng như sự khác biệt giữa các cá thể
cùng chung sống trong một quần thể. ĐDSH còn bao gồm cả sự khác biệt giữa


17

các quần xã mà trong đó các loài sinh sống, các hệ sinh thái nơi mà các loài cũng
như các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa
chúng với nhau (Richard B., 1999) [33].
Kho tàng là một dạng sinh cảnh đặc biệt, với đầy đủ sinh vật đặc trưng mà côn
trùng là đại diện tiêu biểu, với số lượng loài phong phú và số lượng cá thể của một
loài (mật độ quần thể) vô cùng đông đúc. Chỉ riêng ở vùng Đông Nam Á đã phát
hiện được 122 loài thuộc 28 họ của bộ cánh cứng (Coleptera) và 17 loài thuộc 6 họ
của bộ cánh vảy (Lepidoptera). Ở Việt Nam chỉ thấy có 55 loài cánh cứng và 11
loài cánh vảy (Dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [1, tr. 203-209].
Thông thường một loài có thể phá hại nhiều loại hàng hóa khác nhau. Ví dụ,
mọt cứng đốt Trogoderma granarium Everst có thể tồn tại và phát triển trên nhiều
chủng loại hàng hóa từ ngũ cốc đến các sản phẩm bằng da, … hoặc mọt gạo
Sitophilus oryzae L. phá hại chủ yếu các hạt ngũ cốc, nhưng cũng tồn tại ở sản
phẩm bột hay lương thực phổ biến. Tính chất đa thực là đặc điểm tương đối phổ
biến ở côn trùng hại kho. Tuy nhiên cũng tồn tại một số loài hẹp thực hay đơn thực.
Có những loài côn trùng hại kho, trong suốt đời sống của mình chỉ gắn với
môi trường gần người như mọt thóc Stitophilus granarius L., nhậy sách, gián, một
số loài thuộc Anobiidae và Cerambycidae, … nhưng đa số lại thường có thời gian

phát triển ngoài tự nhiên, thường vào giai đoạn mùa màng sắp thu hoạch như mọt
ngô Sitophilus zeamais Motsch., mọt đậu xanh Callosobruchus chinensis L., … Hiện
tượng này là phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nên đã là nguyên nhân chính
cho việc xâm nhiễm của côn trùng hại kho từ bên ngoài vào khối hàng bảo quản.
Trong quá trình xâm nhiễm và phá hại hàng hóa, do đặc điểm thức ăn quá dư
thừa trong kho, nên côn trùng hại kho thường có tốc độ sinh sản rất nhanh. Khả
năng đẻ trứng trung bình của một con cái là hơn 300 trứng; ở điều kiện nóng ẩm
(25 - 300C) và độ ẩm tương đối (70 - 80%), thời gian hoàn thành một vòng đời
trung bình khoảng 1 tháng. Mặt khác, để đảm bảo cho việc mở rộng quần thể và
đảm bảo điều kiện tồn tại của từng cá thể, thường các loài sâu mọt gây hại có tập
tính gặm phá vật chất (đối tượng phá hại) nhiều hơn lượng thực tế cần cho chúng


18

dinh dưỡng. Khối lượng bị phá hại thường lớn hơn 10 lần so với nhu cầu mà chúng
cần ăn vào.
Đa số sâu mọt hại kho có khả năng sử dụng các chất rất khô hoặc hàm lượng
nước có trong đó rất ít. Đây là một đặc điểm chuyên hoá rất có ý nghĩa. Khả năng
thích nghi với môi trường nghèo nước thể hiện rất đa dạng ở côn trùng kho, chẳng
hạn như chúng có khả năng đáp ứng nhu cầu nước cho cơ thể thông qua con đường
phân hủy hyđratcacbon; có khả năng hấp thu lại nước từ phần Rectun của ruột sau
(mọt cứng đốt Anthrneus verbasci L.); cấu tạo cơ thể đặc biệt như làm cho kích
thước nhỏ hơn hay tạo ra một không gian nhỏ bé ở ngay nơi ăn hại để chống việc
mất nước. Ngoài ra, để chống lại môi trường khô hạn, chúng còn thích nghi bằng cách
tự tạo ra một vi khí hậu riêng cho chúng (Bùi Công Hiển, 1995) [1, tr. 140-143].
Bản chất của sự mất mát do côn trùng hại kho
Một trong những vấn đề cơ bản để đánh giá tổn thất (sự mất mát) là việc định
nghĩa thuật ngữ "tổn thất". Có nhiều tác giả cho rằng, tổn thất là bao gồm tất cả những
gì có mang ý nghĩa mất mát (không nguyên vẹn như ban đầu đưa vào bảo quản). Nếu

như vậy thì rất phức tạp và vô cùng khó khăn để đo, đếm được hết mọi phương diện
của tổn thất.
Thông thường người ta quan tâm trước hết là "tổn thất trọng lượng". Khái niệm
này được định nghĩa là việc mất đi một trọng lượng nào đó của hàng hóa trong suốt
thời gian bảo quản, tức là sự chênh lệch về trọng lượng của hàng hóa trước (khi bắt đầu)
và sau hoạt động bảo quản (khi xuất để sử dụng, chấm dứt giai đoạn bảo quản của
loại hình hàng hóa đó). Trong thực tế, nhiều khi sự mất mát trọng lượng được bù lại
bằng việc tăng thêm thủy phần (hàm lượng nước tự do có trong sản phẩm) hoặc bị
trộn thêm các tạp chất như bụi, rác, cát, sỏi v.v.
Mọi hao hụt về trọng lượng thường dẫn đến sự mất mát về phẩm chất hàng
hóa. Tuy nhiên, việc hao hụt trọng lượng không phải là thước đo để đánh giá độ
trầm trọng của tổn thất về chất lượng. Việc xuất hiện xác côn trùng, lông chuột, các
bụi bẩn khác, các chất bài tiết của sinh vật thấm vào hàng hóa và việc biến đổi các
thành phần hóa học trong hàng hóa đều tạo ra việc mất phẩm chất hàng hóa bảo quản.


19

Riêng với các loại hạt thực vật dự trữ, tổn hại gây ra biểu hiện sớm nhất có thể được
đánh giá là khả năng nảy mầm của hạt.
Sự phá hại của côn trùng đối với hàng hóa bảo quản thật đa dạng. Trước hết
phải kể đến việc làm giảm hoặc phá hủy vật chất, dẫn tới việc vật chất dự trữ hay
lưu trữ bị giảm hoặc hoàn toàn mất giá trị sử dụng, ví dụ sự mục nát ngũ cốc, mất
khả năng nảy mầm của hạt giống v.v. (Dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [1, tr. 16].
1.1.2. Phòng trừ sinh học
Cũng như các nhóm côn trùng gây hại khác (gây hại cây trồng, gây hại sức
khỏe cho người và động vật nuôi) hay các nhóm sinh vật gây hại khác trong kho
(chuột, nấm mốc, vi sinh vật, …) sâu mọt hại kho phải được xem là một tồn tại
khách quan, phát triển theo quy luật của tự nhiên và song tồn với việc dự trữ hàng
hóa trong kho. Do vậy, việc phòng trừ sâu mọt hại kho nhằm mục đích bảo vệ hàng

hóa tốt hơn chỉ được đánh giá khi có sự can thiệp thông minh của con người, dựa
trên cơ sở kiến thức khoa học, đảm bảo hạn chế sự phát triển của các quần thể gây
hại luôn dưới ngưỡng gây hại và đồng thời duy trì được phẩm chất tốt của hàng hóa
bảo quản. Ngày nay, những hiểu biết của chúng ta về các biện pháp hay các phương
pháp phòng trừ côn trùng gây hại nói chung và côn trùng hại kho nói riêng là rất
phong phú. Xu hướng hiện nay người ta đề cao thuật ngữ "quản lý tổng hợp dịch hại"
(IPM). Chúng ta nên hình dung việc phòng trừ côn trùng hại kho để bảo quản hàng
hóa là một quá trình liên tục và xen kẽ của các biện pháp (hay phương pháp) khác
nhau, dựa trên cơ sở hiểu biết sâu sắc về sinh học và sinh thái học côn trùng.
Phòng trừ sinh học là việc làm giảm các quần thể sâu mọt gây hại bằng việc sử
dụng các sinh vật sống do con người khuyến khích. Sự sai khác cơ bản giữa biện
pháp này với biện pháp phòng trừ tự nhiên là các kẻ thù tự nhiên của sâu mọt gây
hại được con người chủ động nuôi thả với số lượng rất lớn.
Phòng trừ sinh học cũng có thể được định nghĩa là một biện pháp làm hạn chế
thiệt hại do sâu mọt gây ra bằng các yếu tố sinh học, theo cổ điển là sinh vật ký
sinh, ăn thịt và gây bệnh. Nếu theo nghĩa rộng thì phòng trừ sinh học bao gồm rất
phong phú các khía cạnh sinh học khác nhau của hệ thống sống ảnh hưởng tới quá


20

trình sinh sản, tập tính và chất lượng thức ăn của sâu mọt gây hại v.v. Do đặc
trưng của hệ sinh thái kho nên chỉ có thể khai thác một số tiềm năng của phòng trừ
sinh học (Dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995 [1, tr. 173-176]; [88]).
Tổ chức Đấu tranh sinh học thế giới đã định nghĩa: "Phòng trừ sinh học là việc
sử dụng những sinh vật sống hay các sản phẩm hoạt động sống của chúng nhằm
ngăn ngừa hoặc làm giảm bớt tác hại do các sinh vật gây ra " (IOBC, 1971)
(Dẫn theo Phạm Văn Lầm, 1995) [27, tr. 31].
Chúng ta hãy tin tưởng rằng sẽ không tìm thấy bất cứ một con côn trùng nào ở
trong thực phẩm mà chúng ta mua, bởi vì có nhiều kẻ thù tự nhiên của sâu mọt hại

kho và chúng như là những tác nhân phòng trừ sinh học sâu mọt ở các sản phẩm cất
giữ trong kho. Các sinh vật ăn thịt, ký sinh và vi sinh vật gây bệnh ở sâu mọt hại
kho có tiềm năng lớn và được xem như những tác nhân phòng trừ sâu mọt cần thiết
cho công tác bảo quản nông sản sau thu hoạch.
Tiêu diệt sâu mọt hại kho bằng biện pháp sinh học đang được xem như là một
chiến lược có triển vọng cao, an toàn với môi trường, không gây hại cho sức khoẻ
con người cũng như các sinh vật có ích, không gây hiện tượng kháng thuốc ở sâu
mọt. Copple và Mertins (1977) đã mô tả tiêu diệt sâu mọt hại kho là việc con người
sử dụng các cơ thể sống hay sản phẩm của chúng để làm giảm số lượng sâu hại. Chủ
đề này tập trung vào phương pháp sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp ký sinh, ăn thịt, gây
bệnh và các cơ thể sống khác, môi trường sống hoặc sản phẩm tự nhiên của chúng
(trứng, pheromon), nhằm mục đích bảo vệ sản phẩm hàng hóa cất giữ trong kho [83].
* Ký sinh và ăn thịt
Sinh vật ký sinh được chia thành hai nhóm: Ký sinh hoàn toàn (parasite) và
ký sinh không hoàn toàn (parasitoid). Ký sinh hoàn toàn là một sinh vật tìm thấy
lợi ích qua việc ăn hay trú ngụ an toàn ở một cơ thể sinh vật khác được gọi là vật
chủ của nó và không nhất thiết phải giết chết vật chủ. Trái lại, ký sinh không
hoàn toàn lại phải giết chết vật chủ và chỉ cần vật chủ cho một giai đoạn phát
triển cá thể của nó, ví dụ như ong mắt đỏ (Trichogramma spp.) ký sinh ở trứng
ngài gạo (Corcyra cephalonica).


21

Vật ăn thịt là một sinh vật mà chúng ăn một hay nhiều con mồi, nhưng hiếm
khi sử dụng con mồi làm nơi trú ngụ hay để di chuyển. Vật ăn thịt luôn phải giết
chết con mồi.
Kẻ thù tự nhiên quan trọng của sâu mọt hại kho bao gồm ong ký sinh thuộc
các họ Braconidae, Ichneumonidae, Pteromalidae, Bethylidae và bọ xít ăn thịt, bọ
cạp giả, cánh cứng.

Nakakita và cs. (1991) đã tìm thấy ba loài ký sinh là Chaetospila elegans,
Proconura sp., Bracon hebetor và bốn loài ăn thịt gồm kiến (có 4 - 5 loài phổ biến),
Xylocoris flavipes, Scenopinus fenestralis và bọ cạp giả Chelifer sp. cùng sinh tồn
với các côn trùng hại kho ở Thái Lan.
Haines (1984) khi đánh giá việc sử dụng bọn ăn thịt và ký sinh trong phòng
trừ sinh học đối với côn trùng và mò mạt ở các kho nhiệt đới, đã kết luận rằng vẫn
chưa có những cố gắng rộng khắp trong phòng trừ sinh học bằng việc sử dụng kẻ
thù tự nhiên trong những chương trình phòng trừ tổng hợp nhằm khống chế côn
trùng gây hại trong kho.
Côn trùng thuộc các bộ cánh cứng (Coleoptera) và cánh màng (Hymenoptera)
được thừa nhận là có khả năng tấn công vào côn trùng hại kho và có thể là yếu tố
trong phòng trừ sinh học. Bare (1942) có thông báo một số mò mạt (Acarina) có
thể ăn thịt côn trùng và mò mạt khác trong kho. Kent-Jones và Amos (1957) đã
nhận xét ong ký sinh có giá trị hạn chế sự phát triển của các loài thuộc giống
Tribolium (Dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [1, tr. 176-177].
Có thể khẳng định rằng, nhóm ký sinh và ăn thịt có tiềm năng đáng kể trong
phòng trừ sâu mọt hại kho ở Mỹ. Ong cái Bracon hebetor tìm kiếm và chích hút
ấu trùng của ngài Ấn Độ và ngài Địa Trung Hải (ngài bột điểm). Ong đẻ trứng trên
cơ thể sâu bướm và làm tê liệt chúng, sâu non nở ra và tấn công theo bầy. Loài
này được xem là tác nhân quan trọng cho phòng trừ sinh học, vì số lượng của
chúng có thể tăng lên nhanh chóng và bắt kịp với vật chủ. Bên cạnh đó còn có các
loài ong quan trọng khác cũng có thể tiêu diệt các loài sâu mọt phá hại bên trong


22

hạt (Sitophilus oryzae, Sitophilus zeamais, Rhyzopertha dominica, …) thuộc họ
Pteromalidae như Anisopteromalus calandrae và Chaetospila elegans.
Bọ xít ăn thịt trong kho như Xylocoris flavipes và bọ xít lớn hơn như
Lyctocoris campestris là những loài ăn thịt phổ biến. Chúng có thể tấn công và đánh

bại sâu mọt hại kho ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào. Bọ xít ăn thịt có tác động lớn
nhất đối với ngài kho và các loài cánh cứng phá hại bên ngoài hạt, đặc biệt có hiệu
lực tiêu diệt mọt thóc đỏ Tribolium castaneum cao. Những loài này dễ nuôi và dễ
kiểm soát trong phòng thí nghiệm. Hiện nay, một số loài được sản xuất công nghiệp
với quy mô lớn dùng để bán sử dụng cho công tác bảo quản nông sản. Không có bất cứ
một loài nào trong số chúng ăn hoặc tác động bất lợi cho lương thực và trưởng thành là
kẻ thù tự nhiên xuất hiện bên ngoài hạt, vì thế lương thực được đảm bảo vệ sinh.
Những nghiên cứu trong suốt thời gian 1970 và 1980 đã chứng minh tính
hiệu quả của ong ký sinh và ăn thịt trong việc phòng trừ sâu mọt hại kho. Thả bọ
xít ăn thịt Xylocoris flavipes vào kho chứa lạc, chúng đã tiêu diệt 79 - 100% số
lượng ngài gây hại trong kho, làm giảm trên 99% số lượng mọt răng cưa và tiêu
diệt 90 - 98% mọt thóc đỏ. Ong ký sinh Anisopteromalus calandrae đã tiêu diệt 96%
mọt gạo trong kho thóc đổ rời. Khi trứng của ong ký sinh Trichogramma pretiosum
và ấu trùng của ong ký sinh Bracon hebetor cùng được thả vào kho lạc, chúng đã
tiêu diệt 84% số lượng ngài Ấn Độ và 98% ngài Cadra cautella. Một vài nghiên
nghiên cứu khác cũng mang lại kết quả tương tự, điều này đã cho thấy những kẻ thù
tự nhiên này sẽ có ảnh hưởng lớn đến việc phòng trừ sinh học sâu mọt hại kho [88].
* Gây bệnh
Phương pháp gây bệnh là tạo ra xung quanh môi trường sống của côn trùng
gây hại những đối tượng sinh vật dễ dàng xâm nhập vào cơ thể chúng, rồi từ
những côn trùng mang bệnh hoặc đã chết lại truyền tiếp cho cơ thể côn trùng
khỏe mạnh, tạo ra dịch bệnh chết hàng loạt. Cho đến nay người ta được biết có
một số vi khuẩn, nấm và nguyên sinh động vật đã được sử dụng cho biện pháp này
(Dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [1, tr. 178-179].


23

Chế phẩm Bacillus thuringiensis được sử dụng để phòng trừ các loài ngài hại
nông sản đạt hiệu quả [1] [88] [89].

Mc Gaughey (1980) đã thông báo việc xử lý trên bề mặt hạt, khoảng 10 cm với
một lượng nhỏ chế phẩm Bacillus thuringiensis, đã hạn chế khoảng 81% quần thể
ngài thóc Ấn Độ (Polidia interpunctella) và ngài bột điểm (Ephestia cautella), kết
quả hạn chế việc ăn hại tới 92%.
Subramanyan và Cutkomp (1985) đã công bố tổng quan về vai trò của
Bacillus thuringiensis đối với việc phòng trừ các loài ngài (Lepidoptera) gây hại
trong kho. Hầu hết các nghiên cứu được tiến hành ở Mỹ với các loài P.
interpunctella, Ephestia cautella, E. kuehniella và Sitotroga cerealella. Kết quả, chỉ
cần sử dụng với liều lượng thấp 10 mg/kg hạt đã chống lại được việc gây hại của
chúng trong ngũ cốc.
Sukprakarn (1990) có thông báo đã sử dụng Bacillus thuringiensis để phòng
trừ ngài gạo (Corcyra cephalonica) trong kho bảo quản gạo ở Thái Lan.
Một số loài nấm mà cụ thể là nấm ký sinh côn trùng cũng được sử dụng để
gây bệnh cho sâu mọt trong kho, như nấm Beauveria bassiana, Metarhizium
anisopliae, Paecilomyces fumosoroseus phòng trừ mọt gạo Sitophilus oryzae, mọt
ngô Sitophilus zeamais, mọt thóc đỏ Tribolium castaneum, mọt đậu nành
Acanthoscelides obtectus, mọt đục hạt nhỏ Rhyzopertha dominica, mọt thóc
Sitophilus granarius, nhóm Carpophilus spp., v.v.
* Pheromon
Mọi sinh vật sống đều tồn tại bằng ba quá trình: trao đổi chất; trao đổi năng
lượng và trao đổi thông tin. Pheromon là một yếu tố trong thông tin sinh học, có thể
được coi là "bức điện" bằng hóa học của sinh vật làm tác động đến tập tính và hoạt động
sinh lý của sinh vật nhận tin cùng loại (Dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [1, tr. 179].
Burkholder (1980) cho rằng pheromon có thể tạo ra một con đường mới cho
kỹ thuật phòng trừ sâu mọt hại kho theo hướng ngăn cản sự xâm nhiễm hơn là
phải trừ diệt.


24


Hodges (1984) nêu ý kiến cần sử dụng pheromon và các chất hấp dẫn để tập
trung sâu mọt khi xử lý phương pháp gây bệnh hoặc xử lý bằng thuốc trừ sâu.
Điều này đã được chứng minh tính hiệu quả trong việc sử dụng bẫy pheromon.
Burkholder (1984) đã rất lạc quan phát biểu rằng pheromon là một phương
tiện đầy quyền lực góp phần rất hiệu quả trong việc chế ngự sâu mọt hại kho, đồng
thời cũng dự báo là pheromon sẽ sớm được áp dụng đối với các loài mọt thuộc
giống Sitophilus và mở ra một tương lai sáng lạng cho việc phát hiện và kiểm soát
những loài côn trùng hại kho quan trọng [1].
Hiện nay, việc quản lý tổng hợp dịch hại đang được cổ động rầm rộ, bởi vì nó đã
mang lại những lợi ích thiết thực, đồng thời bảo vệ được môi trường sống.
Chúng ta chắc không ai dại dột có ham muốn tiêu diệt đến con côn trùng gây hại
cuối cùng. Trên thực tế, nguy cơ bị côn trùng gây hại các sản phẩm dự trữ và lưu trữ
luôn tồn tại trong cuộc sống của chúng ta. Điều quan tâm duy nhất và cần thiết nhất là
tìm những biện pháp thích hợp duy trì mật độ quần thể các loài gây hại dưới ngưỡng
thiệt hại cho phép, có nghĩa là sự thiệt hại do chúng gây ra là không đáng kể.
Việc sử dụng pheromon, gây bệnh, ký sinh, ăn thịt và các biện pháp tiêu diệt
khác trong hệ thống phòng trừ sinh học ngày càng được ứng dụng nhiều và có
hiệu quả cao [89].
Như vậy, phòng trừ tổng hợp hay sự điều khiển (khống chế, chế ngự) côn trùng
gây hại trong kho là phương cách giải một bài toán mà đáp số phải đảm bảo hiệu quả
kinh tế và bảo vệ môi trường.
1.1.3. Nấm ký sinh côn trùng
1.1.3.1. Định nghĩa nấm côn trùng
Thuật ngữ "Nấm ký sinh côn trùng" - Entomology Pathogenic Fungi (EPF)
hay "Nấm côn trùng" - Insect Fungi được các nhà khoa học sử dụng như là những
thuật ngữ đồng nghĩa để đề cập về nhóm nấm ký sinh gây bệnh cho côn trùng.
Nấm ký sinh côn trùng được phân thành 4 nhóm:
(1) Nhóm sinh vật cộng sinh phụ thuộc lẫn nhau, là nhóm sinh vật mà cả nấm và
vật chủ côn trùng của nó đều có lợi trong mối quan hệ qua lại giữa chúng.



25

(2) Nhóm ký sinh trong, chúng ký sinh trong các nội quan, xoang cơ thể của ký chủ.
(3) Nhóm ký sinh ngoài là những nhóm nấm thường phát triển trên bề mặt
ngoài của côn trùng và gây hại không đáng kể đến ký chủ của chúng.
(4) Nhóm sinh vật gây bệnh là những sinh vật mà trực tiếp hoặc gián tiếp
gây bệnh cho ký chủ của chúng.
Sau đó, nấm côn trùng có thể được phân thành 2 nhóm: nhóm gây bệnh sơ cấp
và nhóm gây bệnh thứ cấp.
Nhóm gây bệnh sơ cấp thường làm yếu ký chủ côn trùng trước khi giết chết
chúng. Trong khi đó, nhóm gây bệnh thứ cấp chỉ có thể xâm nhiễm gây yếu hoặc
làm tổn thương ký chủ.
Gây bệnh hay ký sinh ở những ký chủ già hoặc yếu được gọi là gây bệnh tự
nhiên hay gây bệnh chủ động. Gây bệnh chủ động có thể xâm nhiễm vào ký chủ bị
bệnh của chúng bằng cách xuyên sâu qua lớp vỏ cuticun của ký chủ. Gây bệnh
được kết hợp với làm tổn thương ký chủ gọi là gây bệnh qua vết thương. Khác với
gây bệnh chủ động, gây bệnh qua vết thương chỉ có thể xâm nhiễm gây độc cho cơ
thể ký chủ côn trùng của chúng qua vết thương. Thuật ngữ nấm côn trùng được sử
dụng để diễn tả nấm ký sinh trong hoặc ngoài cơ thể vật chủ côn trùng của chúng
(Dẫn theo Le Tan Hung, 2006) [72, tr. 7-8].
1.1.3.2. Sự xâm nhiễm và phát triển của nấm côn trùng trong cơ thể sâu hại
Nấm ký sinh côn trùng có thể xâm nhiễm vào cơ thể côn trùng qua con đường
hô hấp, tiêu hóa hoặc qua cơ quan sinh dục, nhưng phần lớn là qua lớp vỏ cuticun của
chúng. Tức là phải có sự tiếp xúc của bào tử nấm và bề mặt cơ thể ký chủ. Bào tử nấm
bám vào bề mặt cơ thể ký chủ, khi đủ điều kiện ẩm độ bào tử mọc mầm và xâm nhiễm
vào bên trong cơ thể côn trùng qua lớp kitin.
Các loài côn trùng dễ bị nhiễm EPF thuộc các bộ: Coleoptera, Diptera,
Homoptera, Hymenoptera và Lepidoptera. Việc các loài côn trùng bị nấm xâm nhiễm
là một cơ sở chứng tỏ mối quan hệ chặt chẽ giữa côn trùng và thực vật.

Nấm xâm nhiễm vào cơ thể côn trùng gồm 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn xâm nhập:


×