Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Sự sinh trưởng, phát triển của dòng vừng NV10, ở các mức bón phân đạm và phân lân khác nhau tại xã nghi phong, nghi lộc,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.4 KB, 77 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NƠNG LÂM NGƯ
--------------

NGUYỄN VĂN BÌNH

SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA DỊNG VỪNG
NV10, Ở CÁC MỨC BĨN PHÂN ĐẠM VÀ PHÂN LÂN
KHÁC NHAU TẠI XÃ NGHI PHONG, NGHI LỘC,
NGHỆ AN

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH NÔNG HỌC

Vinh - 12.2010


2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG LÂM NGƯ
--------------

SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA DỊNG VỪNG
NV10, Ở CÁC MỨC BĨN PHÂN ĐẠM VÀ PHÂN LÂN
KHÁC NHAU TẠI XÃ NGHI PHONG, NGHI LỘC,
NGHỆ AN

TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP


KỸ SƯ NGÀNH NƠNG HỌC

Người thực hiện: Nguyễn Văn Bình
Lớp:

47K - KS Nơng học

Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Tài Toàn

VINH - 12.2010


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng trong bất kỳ luận văn nào.
Các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Vinh, 10 tháng 12 năm 2010.
Tác giả

Nguyễn Văn Bình


4

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình
của thầy Th.S. Nguyễn Tài Tồn và các cán bộ khoa Nơng Lâm Ngư, Trường
Đại học Vinh. Tôi xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.

Xin chân thành cảm ơn Th.S. Nguyễn Tài Toàn và KS. Cao Thị Thu Dung
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt quá trình nghiên cứu. Xin
chân thành cảm ơn các thành viên của hội đồng khoa học, tập thể cán bộ khoa
Nông Lâm Ngư đã tạo điều kiện cho tơi hồn thành khố luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn thầy Đinh Bạt Dũng đã hướng dẫn, giúp đỡ em về
máy móc, kỹ thuật và dụng cụ trong q trình nghiên cứu.
Xin bày tỏ lịng cảm ơn tới anh Nguyễn Văn Lan, anh Nguyễn Văn Trung
trong tổ bảo vệ của khoa đã trơng coi tồn bộ khu thí nghiệm trong suốt q trình
tơi làm đề tài.
Qua đây xin được chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, chia
sẻ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Vinh, ngày 10 tháng 12 năm 2010.
Tác giả

Nguyễn Văn Bình


5

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

1. Đặt vấn đề

1

2. Mục đích và yêu cầu


4

2.1. Mục đích

4

2.2. Yêu cầu

4

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

4

3.1. Ý nghĩa khoa học

4

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

5

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

6

1.1. Cơ sở khoa học

6


1.2. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu cây vừng

6

1.3. Nguồn gốc và tình hình sản xuất vừng trên thế giới và trong nước

9

1.3.1. Nguồn gốc

9

1.3.2. Tình hình sản xuất

9

1.4. Tình hình nghiên cứu cây vừng trên thế giới và trong nước

11

1.4.1 Tình hình nghiên cứu vừng trên thế giới

11

1.4.2. Tình hình nghiên cứu cây vừng tại Việt Nam

14

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


16

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

16

2.2 Vật liệu nghiên cứu

16

2.3. Dụng cụ thí nghiệm

16

2.4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

16

2.4.1. Nội dung nghiên cứu

16

2.4.2. Phương pháp nghiệm

16

2.5. Quy trình kỹ thuật áp dụng

18


2.5.1 Thời vụ gieo

18

2.5.2. Kỹ thuật làm đất

18

2.5.3. Phân bón

18


6

2.5.4. Kỹ thuật gieo

19

2.5.5. Phòng trừ sâu bệnh

19

2.6. Chỉ tiêu theo dõi

19

2.6.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây và chiều cao cây cuối cùng

19


2.6.2. Số lá trên cây

19

2.6.3. Số đốt trên cây

19

2.6.4. Sự ra hoa

20

2.6.5. Các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

20

2.7. Phương pháp xử lý số liệu

20

2.8. Điều kiện nghiên cứu thí nghiệm

21

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

23

3.1. Một số đặc điểm hình thái của giống


23

3.2. Sự sinh trưởng của một số tính trạng hình thái theo thời gian của dòng
vừng NV10

28

3.2.1. Chiều cao cây

28

3.2.2. Số lá

30

3.2.3. Số đốt

33

3.2.4. Số hoa

35

3.2.5. Số quả

37

3.3. Ảnh hưởng của mức bón đạm và lân đến một số tính trạng nơng học
của dịng vừng NV10


40

3.3.1. Chiều cao cây cuối cùng

40

3.3.2. Số đốt

42

3.3.3. Chiều dài quả

43

3.3.4. Chiều rộng quả

46

3.3.5. Độ dày quả

47

3.4. Ảnh hưởng của mức bón đạm và lân đến các yếu tố cấu thành năng
suất của dòng vừng NV10

49

3.4.1. Số hoa trên thân chính


49

3.4.2. Số quả trên thân chính

51


7

3.4.3. Số hạt của quả

53

3.4.4. Khối lượng 1000 hạt

55

3.5. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất dịng vừng NV10

57

3.5.1. Năng suất cá thể

57

3.5.2. Năng suất lý thuyết

59

K ẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


61

1. Kết luận

61

2. Kiến nghị

62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

63


8

KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Thứ tự

TB

Trung bình

CT

Cơng thức


PC

Phân chuồng

N

Đạm

P2O5

Lân

K2 O

Kali

NS

Năng suất

NSCT

Năng suất cá thể

NSLT

Năng suất lý thuyết

DUNCAN


Duncan's Multiple Range Test
(So sánh đa biên độ DUNCAN)

*

Sự sai khác ở mức ý nghĩa 0,05

N.S

Không sai khác ở mức ý nghĩa 0,05

ANOVA

Analysis of Variance
(Phân tích phương sai)

S.S.

Tổng bình phương tổng số

M.S.

Trung bình bình phương tổng số

Ftn

Giá trị F thực nghiệm (Giá trị Fisher thực nghiệm)

Flt


Giá trị F lý thuyết (Giá trị Fisher bảng)


9

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng khí hậu, thuỷ văn năm 2010 tại xã Nghi Phong, huyện
Nghi Lộc, Nghệ An

21

Bảng 3.1. Một số đặc điểm hình thái của dịng vừng NV 10 (Số liệu nghiên
cứu vụ Hè Thu 2009)

26

Bảng 3.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây theo thời gian của các cơng
thức thí nghiệm trong vụ Xn 2010

28

Bảng 3.3. Động thái tăng trưởng số lá theo thời gian của các cơng thức thí
nghiệm trong vụ Xn 2010

31

Bảng 3.4. Động thái tăng trưởng số đốt của các cơng thức thí nghiệm theo
thời gian trong vụ Xuân 2010.


33

Bảng 3.5. Động thái ra hoa của dịng vừng NV10 ở các cơng thức thí
nghiệm trong vụ Xuân 2010.

36

Bảng 3.6. Sự tăng trưởng số quả trên thân chính của dịng vừng NV 10 ở các
cơng thức thí nghiệm trong vụ Xuân 2010.

38

Bảng 3.7 a. Kết quả phân tích phương sai ảnh hưởng của phân đạm và
phân lân đến chiều cao của dòng vừng NV10

40

Bảng 3.7 b. Ảnh hưởng của mức bón đạm và lân đến chiều cao cây cuối
cùng của dòng vừng VN10

41

Bảng 3.8 a. Kết quả phân tích phương sai ảnh hưởng của phân đạm và
phân lân đến số đốt của dòng vừng NV10

42

Bảng 3.8 b. Ảnh hưởng của mức bón đạm và lân đến số đốt cuối cùng của
dòng vừng NV10


43

Bảng 3.9 a. Kết quả phân tích phương sai ảnh hưởng của phân đạm và
phân lân đến chiều dài quả của dòng vừng NV10

44

Bảng 3.9 b. Ảnh hưởng của mức bón đạm và lân đến chiều dài quả của
dòng vừng NV10

45

Bảng 3.10 a. Kết quả phân tích phương sai ảnh hưởng của phân đạm và
phân lân đến chiều rộng quả của dòng vừng NV10
Bảng 3.10 b. Ảnh hưởng của mức bón đạm và lân đến chiều rộng quả của

45


10

dịng vừng NV10

46

Bảng 3.11 a. Kết quả phân tích phương sai ảnh hưởng của phân đạm và
phân lân đến độ dày quả của dòng vừng NV10

47


Bảng 3.11 b. Ảnh hưởng của mức bón đạm và lân đến độ dày quả của
dịng vừng NV10

48

Bảng 3.12 a. Kết quả phân tích phương sai ảnh hưởng của phân đạm và
phân lân đến số hoa chính trên thân của dịng vừng NV10

49

Bảng 3.12 b. Ảnh hưởng của mức bón đạm và lân đến số hoa trên thân
chính của dịng vừng NV10

50

Bảng 3.13 a. Kết quả phân tích phương sai ảnh hưởng của phân đạm và
phân lân đến số quả trên thân chính của dịng vừng NV10

51

Bảng 3.13 b. Ảnh hưởng của mức bón đạm và lân đến số quả cuối cùng
của dòng vừng NV10

52

Bảng 3.14 a. Kết quả phân tích phương sai ảnh hưởng của phân đạm và
phân lân đến số hạt của quả của dịng vừng NV10

53


Bảng 3.14 b. Kết quả phân tích phương sai ảnh hưởng của phân đạm và
phân lân đến khối lương 1000 hạt của dòng vừng NV10

54

Bảng 3.15 a. Ảnh hưởng của mức bón đạm và lân đến khối lượng 1000 hạt
của dòng vừng NV10

55

Bảng 3.15 b. Kết quả phân tích phương sai ảnh hưởng của các mức bón
đạm và lân khác nhau đến năng suất cá thể của dịng vừng NV10

56

Bảng 3.16 a. Ảnh hưởng của mức bón đạm và lân đến năng suất cá thể của
dòng vừng NV10

57

Bảng 3.16 b. Kết quả phân tích phương sai ảnh hưởng của các mức bón
đạm và lân khác nhau đến năng suất lý thuyết của dòng vừng NV10

58

Bảng 3.17 a. Kết quả phân tích phương sai ảnh hưởng của các mức bón

59

đạm và lân khác nhau đến năng suất lý thuyết của dòng vừng NV10

Bảng 3.17 b. Ảnh hưởng của mức bón đạm và lân đến năng suất lý thuyết
của dịng vừng NV10

DANH MỤC CÁC HÌNH

60


11

Hình 2.1. Sơ đồ thí nghiệm tại Trại thực nghiệm Nơng nghiệp

17

Hình 3.1. Một số đặc điểm hình thái của dịng vừng mới NV10

23

Hình 3.2. Sự tăng trương chiều cao cây của dịng vừng NV10

29

Hình 3.3. Sự tăng trưởng số lá theo thời gian của dịng vừng NV10

32

Hình 3.4. Sự tăng trưởng số đốt theo thời gian của dòng vừng NV10

34


Hình 3.5. Động thái ra hoa theo thời gian của dịng vừng NV10

37

Hình 3.6. Sự tăng trưởng số quả trên cây của dịng vừng NV10

39

Hình 3.7. Trung bình về chiều cao cây của mức bón đạm với các mức bón
lân khác nhau của dịng vừng NV10

41

Hình 3.8. Số đốt/thân của các mức bón đạm ở các mức bón lân khác nhau
của dịng vừng NV10

43

Hình 3.9. Chiều dài quả của các mức bón đạm ở các mức bón lân khác
nhau của dịng vừng NV10

45

Hình 3.10. Chiều rộng quả của các mức bón đạm ở các mức bón lân khác
nhau của dịng vừng NV10

46

Hình 3.11. Độ dày quả của các mức bón đạm ở các mức bón lân khác nhau
của dịng vừng NV10


48

Hình 3.12. Số hoa/thân chính của các mức bón đạm ở các mức bón lân
khác nhau của dịng vừng NV10

50

Hình 3.13. Số quả/thân chính của các mức bón đạm ở các mức bón lân
khác nhau của dịng vừng NV10

52

Hình 3.14. Số hạt/quả của các mức bón đạm ở các mức bón lân khác nhau

54

Hình 3.15. Khối lượng 1000 hạt của các mức bón đạm ở các mức bón lân
khác nhau của dịng vừng NV10

56

Hình 3.16. Năng suất cá thể của các mức bón đạm ở các mức bón lân khác
nhau của dịng vừng NV10

59

Hình 3.17. Năng suất lý thuyết ở các mức đạm dưới các mức lân khác
nhau của dòng vừng NV10


60
MỞ ĐẦU


12

1. Đặt vấn đề
Vừng, Sesamum indicum L., là một trong những cây lấy dầu quan trọng ở
vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Nó được xem là “hồng hậu” của cây có dầu thơng
qua ưu điểm tuyệt hảo của dầu từ hạt vừng (Falusi O.A. và cs., 2001) [22]. Vừng
thuộc họ Pedaliacea và chi Sesamum (Hutchison J và Dalziel 1963) [25]. Chi này
có 36 lồi, trong đó 19 lồi có nguồn gốc ở châu Phi (Weiss 1983; Uzo 1998) [30],
(Trích dẫn qua Akpan-Iwo G. và cs., 2006) [19] và chỉ có Sesamum indicum L. là
loại duy nhất được sử dụng trong trồng trọt. Hàm lượng dầu bình quân trong hạy
vừng đạt gần 50% và biến động từ 34,4 đến 59,8% (Ashri 1995) [17].
Dầu vừng tinh được xem là loại dầu ăn hảo hạng và ngày càng được sử
dụng nhiều thay thế cho mỡ động vật bởi khi ăn dầu vừng tránh được bệnh xơ
cứng động mạch. Ngoài ra, với đặc tính khơng bị ơxi hóa, có thể cất giữ được lâu
mà không bị ôi và với hương vị đặc thù nên vừng được sử dụng nhiều trong
ngành công nghiệp thực phẩm. Hạt vừng không chỉ là nguồn cung cấp tuyệt vời
của mangan và đồng, mà còn là nguồn canxi, magie, sắt, phốt pho, vitamin B 1,
kẽm, và chất sơ cung cấp cho con người. Cùng với những dưỡng chất quan trọng
này, hạt vừng còn chứa hai hợp chất hữu cơ độc nhất vô nhị: sesamin và
sesamolin. Cả hai chất này đều thuộc nhóm chất sơ có ích đặc biệt được gọi là
lignan, và có tác dụng làm giảm cholesterol trong người, chống cao huyết áp và
tăng nguồn cung cấp vitamin E ở động vật. Sesamin cũng được biết là có khả
năng bảo vệ gan khỏi tác hại ơxi hóa (Kato và cs., 1998) [24]. Vừng cũng là loại
thực phẩm truyền thống của dân tộc ta và nhiều dân tộc khác trên thế giới. “Muối
vừng” xưa kia là một món ăn phổ biến trong bữa cơm của các gia đình nơng thôn
và thị dân nghèo. Ngày nay đã được mở rộng phạm vi sử dụng. Nhiều người cịn

cho đó như là một món ăn đặc sản.
Tại vùng Bắc Trung bộ nói chung và Nghệ An nói riêng, cây vừng được
xem là 1 trong 10 cây trồng trọng điểm cần được nghiên cứu và phát triển. Cây
vừng có một số đặc tính nơng học quan trọng như phổ thích nghi rộng, chịu hạn
rất tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, phát triển được trên đất nghèo dinh dưỡng,


13

khơng cần đầu tư nhiều. Vì vậy cây vừng thường được trồng để xen vụ, đặc biệt
là ở những vùng đất bạc màu hoặc đất cát ven biển của các miền nhiệt đới. Có lẽ
cũng chính vì vậy mà sự phân bố của cây vừng tại Nghệ An cũng tập trung ở các
dải đất cát và cát pha ven biển. Diện tích trồng vừng trên tồn tỉnh Nghệ An
khoảng 9.957 ha, phân bố chủ yếu ở các huyện đất cát ven biển như Diễn Châu
(3.050 ha), Nghi Lộc (3.303 ha) và Quỳnh Lưu (586 ha)… Măc dù diện tích
trồng vừng chỉ chiếm khoảng 7% tổng diện tích nhưng giá trị hàng năm vẫn
chiếm tới 15% giá trị của toàn ngành Nơng nghiệp (Phan Bùi Tân và cs., 1996)
[11]. Có 3 giống vừng được trồng phổ biến như: vừng vàng Diễn Châu, vừng đen
Hương Sơn (Trần Văn Lài, 1993 [15]) và vừng trắng V 6 (Nguyễn Vi và cs.,
1996) [11]. Trong đó, vừng vàng Diễn Châu và vừng đen Hương Sơn là 2 giống
địa phương có nhiều đặc điểm rất tốt như thích nghi với điều thổ nhưỡng khí hậu
ở Nghệ An, đòi hỏi mức đầu tư thấp, chống chịu sâu bệnh, thích hợp với kiểu
canh tác quảng canh,… Tuy nhiên, năng suất lại thấp, hàm lượng dầu khơng cao.
Cịn giống vừng V6 là giống vừng nhập nội có nguồn gốc Nhật Bản. Đây là giống
có năng suất cao, tuy nhiên, thời gian qua quá trình canh tác đã bộc lộ một số
nhược điểm như mẫn cảm với một số loại sâu bệnh nhất là bệnh héo xanh vi
khuẩn, quá trình chọn lọc nhằm giữ giống khơng đảm bảo do đó độ thuần không
cao, sản lượng không ổn định.
Các kết quả nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của việc trồng vừng so với một số
cây trồng khác trong điều kiện thâm canh cho thấy, ở Nghệ An năm 2002 nếu tính

giá trị bán lạc 350 USD/tấn lạc vỏ, năng suất đạt 1.200kg/ha, lạc đủ tiêu chuẩn xuất
khẩu. Năng suất vừng 500 kg/ha, giá bán 380 USA/tạ thì giá trị thu nhập 1 ngày
cơng trồng vùng là 1,022 USA/ngày cơng, cịn lạc là 0,736 USA/ngày công. Nếu
vừng được thâm canh tưới nước, đầu tư giống chống chịu sâu bệnh đưa năng suất
đến 800-1000 kg/ha thì lợi nhuận sẽ là 200 USA/ha, gấp đôi của lạc (Trần Văn Lài
và cs., 1993) [15]; cùng trên 1 diện tích, vừng cho thu hoạch cao gấp 3 lần trồng lúa
mùa cao cây (cây lúa lốc địa phương).
Tuy nhiên vừng là loại cây trồng có độ rủi ro cao, tập quán trồng vừng của


14

nơng dân là ít đầu tư phân bón, thâm canh, chăm sóc dẫn đến sản lượng thấp. Do
sản lượng thấp và không ổn định vừng lại bị đẩy vào các vùng đất nghèo dinh
dưỡng hơn nên sản lượng lại tiếp tục bị giảm sút, điều đó làm cho một số người
đánh giá thấp vị trí của cây vừng là loại cây trồng khơng có tính kinh tế.
Trong những năm gần đây, Nghệ An là một trong những vùng trồng vừng
trọng điểm của Việt Nam. Vừng của Nghệ An được đánh giá là có chất lượng tốt
nhất so với các địa phương khác trong nước, có hàm lượng dầu cao nhất và đã được
người Nhật Bản thu mua với giá cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó thì
nghề trồng vừng của tỉnh nhà còn gặp một số hạn chế, khó khăn như: chưa có sự đa
dạng về giống, một số giống địa phương có năng suất thấp, khơng ổn định, dễ mắc
các loại sâu bệnh, độ thuần chủng không đảm bảo, biểu hiện về sự thoái hoá. Đứng
trước những khó khăn như vậy, Sở nơng nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An đã
tiến hành nhập nội một số giống vừng mới có nguồn gốc từ Nhật Bản như: vừng
trắng V6 và vừng đen V36 có thời gian sinh trưởng ngắn, cho năng suất cao, phẩm
chất tốt, thích hợp với chân đất ở Nghệ An và đã tiến hành đưa vào sản xuất đại trà
qua nhiều vụ. Tuy nhiên tập qn trồng vừng của nơng dân ta cịn ít đầu tư phân
bón, thâm canh, chăm sóc do đó năng suất chưa cao, trong những năm trở lại đây đã
và đang bộc lộ một số đặc điểm xấu, năng suất thấp, chất lượng kém.

Trong tình hình đó cần có những cơng trình nghiên cứu về cây vừng nhiều hơn
nhằm tạo ra được các giống mới có tiềm năng suất cao, phẩm chất tốt, phù hợp với
điều kiện thổ nhưỡng khí hậu và đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao của xã hội, nhằm
nâng cao vai trò và giá trị của cây vừng. Bên cạnh đó, những nghiên cứu về việc bón
phân cho cây vừng nhằm nâng cao năng suất và phẩm chất của cây vừng hiện chưa
được quan tâm đúng mức. Chính vì thế chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Sự
sinh trưởng, phát triển của dòng vừng NV10 ở các mức bón phân đạm và phân
lân khác nhau tại Nghi Phong, Nghi Lộc, Nghệ An”, nhằm lựa chọn ra được mức
bón phân đạm và lân phù hợp nhất cho dịng vừng mới này để góp phần làm căn cứ
khoa học cho bà con nông dân áp dụng vào chế độ thâm canh tạo năng suất cao.
2. Mục đích và yêu cầu


15

2.1. Mục đích
- Trên cơ sở các mức phân bón khác nhau bón cho dịng vừng NV10 trong
vụ Xn 2010 để tìm ra mức bón đạm và lân tối ưu nhất.
- Góp phần hồn thiện quy trình canh tác cho dòng vừng NV 10 trong điều
kiện sinh thái đất cát pha ven biển tại Nghệ An.
2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mức bón phân đạm và phân lân khác nhau đến
các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của dòng vừng NV 10 trong vụ Xuân 2010 tại
Nghi Phong, Nghi Lộc, Nghệ An.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mức bón phân đạm và phân lân khác nhau đến
một số đặc điểm hình thái của dịng vừng NV10 (màu sắc thân, lá, hoa, quả và hạt).
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mức bón phân đạm và phân lân khác nhau đến
các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của dòng vừng NV10.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học

- Giống là yếu tố hàng đầu quyết định đến năng suất của cây trồng, đồng
thời cũng là yếu tố có tầm quan trọng trong sản xuất nơng nghiệp. Giống có năng
suất cao, chất lượng tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho sản xuất. Về
số lượng các giống vừng ở Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng chưa
nhiều, cần nghiên cứu để bổ sung làm phong phú đa dang thêm về giống, mang
lại giá trị kinh tế cho cây vừng.
- Phân bón là yếu tố khơng thể thiếu đối với bất kỳ một loại cây trồng nào, phân
bón giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao. Nhưng để sử dụng
phân bón một cách phù hợp, có hiệu quả thì khơng phải ai cũng làm được. Sử dụng
phân bón khơng hợp lý sẽ làm giảm năng suất cây trồng. Cần nghiên cứu để đưa ra mức
bón hợp lý cho từng loại cây trồng nói chung và cây vừng nói riêng.
- Những nghiên cứu theo hướng này sẽ giúp cho các nhà khoa học nông
nghiệp đưa ra được lượng phân bón hợp lý cho cây trồng. Từ đó có thể phổ biến
cho bà con nơng dân mức bón phù hợp nhằm đạt hiệu quả kinh tế ở mức tối đa.


16

3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nơng dân Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng đã có tập quán trồng
cây vừng lâu đời nhưng việc trồng trọt chủ yếu theo hình thức quản canh, dựa
vào kinh nghiệm được tích lũy từ đời này qua đời khác mà chưa có những hướng
dẫn theo quy trình chăm sóc như những cây trồng khác. Từ năm 1994, vị trí cây
vừng trong nền nơng nghiệp tỉnh Nghệ An đã được chú trọng, đây là 1 trong 10
cây trồng ưu tiên của tỉnh và Nghệ An được xem là vùng trồng vừng trọng điểm
của Việt Nam. Tại tỉnh Nghệ An, riêng vụ hè năm 2002 diện tích các loại vừng
trên tồn tỉnh là 9.957 ha, chủ yếu các vùng đất cát ven biển như Diễn Châu
(3.050 ha), Nghi Lộc (3.303 ha), Quỳnh Lưu (586 ha),… với 3 giống vừng được
trồng phổ biến vừng vàng, vừng đen và vừng V 6. Trong đó, hai giống vừng vàng
và vừng đen là giống địa phương, còn V6 là giống nhập nội.

Cùng với sự cộng tác của công ty Mitsui - Nhật Bản, Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Nghệ An đã tiến hành nhập nội một số giống vừng mới có nguồn
gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản. Qua quá trình khảo nghiệm, các nhà chọn giống đã
chọn ra được giống vừng V6 có thời gian sinh trưởng ngắn, cho năng suất cao, phẩm
chất tốt, thích hợp với chất đất đồng ruộng ở Nghệ An và đã tiến hành đưa vào sản
xuất đại trà qua nhiều vụ. Tuy nhiên, tập quán trồng vừng của nông dân ta cịn ít đầu
tư phân bón, thâm canh, chăm sóc do đó năng suất chưa cao.
Cũng trong thời gian qua các giống vừng được trồng phổ biến trên vùng đất
cát ven biển Nghệ An đã và đang bộc lộ một số nhược điểm như năng suất không
ổn định, dễ mắc các loại sâu bệnh, độ thuần của các giống nhập nội không đảm
bảo, chất lượng không đồng đều ở từng giống.
Trong tình hình đó cần có những cơng trình điều tra nghiên cứu một cách đầy
đủ, có hệ thống các giống vừng này, đặc biệt về chế độ dinh dưỡng, nhằm đánh giá
đúng tiềm năng và năng suất, những ưu điểm và hạn chế của giống để góp phần làm
căn cứ khoa học cho việc bảo tồn các giống gen quý và làm cơ sở cho các chiến lược
tạo giống mới với năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh,
thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác ở Nghệ An.
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


17

1.1. Cơ sở khoa học
Trong hệ thống các biện pháp canh tác, sử dụng giống vừng tốt là yếu tố hàng
đầu quyết định tăng năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế. Giống là tư liệu sản
xuất không thể thiếu được, chọn giống tốt sẽ tăng hiệu quả sử dụng phân bón, thuỷ
lợi và đảm bảo sản lượng trong những điều kiện bất thuận như: ngập úng, hạn hán,
sâu bệnh, phèn, mặn,…vì vậy giống được xem là tư liệu sản xuất, là tiền đề cho việc
nâng cao năng suất, đạt hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp.
Tất cả các khâu của quá trình sản xuất giống cây trồng đều nhằm mục đích

cuối cùng là tạo ra những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng
chống chịu với các điều kiện bất thuận cũng như các đối tượng sâu bệnh hại.
Trong các khâu của quá trình sản xuất thì việc bón phân là một yếu tố hết
sức quan trọng nhằm tăng năng suất và chất lượng nơng sản.
Việc bón phân cho cây trồng mang tính khu vực hoá cao, mỗi chân đất và
vùng sinh thái khác nhau yêu cầu liều lượng phân bón là khác nhau, nó phụ thuộc
dinh dưỡng của đất, thành phần lý hóa tính của đất và điều kiện khí hậu.
Thưc tế cho thấy một số giống tốt được đưa vào sản xuất qua một số năm
đã trở nên thoái hoá giữa tác động trực tiếp của điều kiện tự nhiên như: thời tiết,
khí hậu và trình độ thâm canh của người dân làm cho năng suất, phẩm chất và
ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Chính vì vậy việc chọn tạo thử nghiệm và so
sánh, khảo nghiệm, đánh giá một số đặc điểm nông học để tạo ra các giống ưu
việt nhất, hiệu quả kinh tế cao phù hợp với từng vùng sinh thái và khả năng
chống chịu với sâu bệnh hại chính đang là vấn đề đáng quan tâm hiện nay của
các nhà chọn giống. Tuy nhiên đi kèm với giống, đặc biệt là các giống nhập nội
thì yếu tố phân bón cần phải được quan tâm hàng đầu. Vì thế cần nghiên cứu kỹ
về chế độ dinh dưỡng của giống để từ đó đưa ra mức bón hợp lý cho cây vừng
nhằm đạt được năng suất cao nhất mà giống có thể đạt được.
1.2. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu cây vừng
Có hai yếu tố liên quan đến nhu cầu sử dụng vừng trên thế giới. Yếu tố thứ
nhất là chất lượng hạt và hàm lượng dầu vừng rất tốt. Dầu vừng rất hợp khẩu vị,


18

dễ phối hợp với các loại khác trong chế biến các món ăn. Yếu tố thứ hai liên
quan đến văn hố ẩm thực của nhiều dân tộc, có nhiều món ăn cịn có ý nghĩa
phịng trị bệnh rất tốt trong đó có vừng. Vì vậy vừng là loại thực phẩm truyền
thống của dân tộc ta và nhiều dân tộc khác trên thế giới. Muối vừng xưa kia là
món ăn thường ngày trong các bữa cơm đạm bạc, ngày nay người ta đã thấy nó

xuất hiện trong các bữa tiệc quan trọng và trên mâm cơm của nhiều gia đình khá
giả, bởi lẽ ngồi ý nghĩa là món ăn, nó cịn có tác dụng chữa bệnh, nhất là người
đã có tuổi. Trong các bữa ăn chay của nhà Phật, cùng với đậu phụ thì vừng là
nguồn thực phẩm chính thay thế các nguồn protein từ động vật. Vừng được sử
dụng làm nhiều thành phần trong nhiều món ăn. Người Nhật thích ăn vừng hạt vì
cho rằng đó là loại thực phẩm có lợi cho sức khoẻ, họ cịn dùng dầu vừng để trộn
xà lách và rán cá. Vừng hạt bóc vỏ được dùng làm bánh Hăm - bơ - gơ, làm bánh
mì, bánh bao có nhân. Vừng hạt khi rang lên có mùi vị rất hấp dẫn và được sử
dụng trong sản xuất bánh mì, bánh quy, Sơ - cơ - la và kem. Người Hy Lạp dùng
vừng hạt để làm bánh ngọt, trong lúc người Tô - Gô, người Châu Phi dùng vừng
hạt để nấu xúp. Người Mỹ dùng vừng hạt kết hợp với các nguyên liệu khác để
tạo ra các sản phẩm có vừng như: bánh quy vừng, cải trộn vừng, bơ phết vừng,
mù tạt vừng, bánh nướng có vừng, xúp vừng, đậu trộn vừng… Hạt vừng chứa 48
- 63% dầu; 22 - 23% protein; 6,04 chất đường bột; 37,2 - 58,2% axit ôlêic. Hàm
lượng canxi trong vừng hạt gấp 3 lần trong sữa (Ashri, 1985) [18].
Vừng được xem là một trong những cây trồng lấy dầu quan trọng. Dầu
vừng tinh chế được xem là dầu ăn hảo hạng và ngày càng được sử dụng nhiều
thay thế cho mỡ động vật bởi khi ăn dầu vừng thì tránh được bệnh xơ cứng động
mạch. Ngồi với các đặc tính khơng bị ơxi hố, có thể cất dữ được lâu mà không
bị ôi và với hương vị đặc thù nên dầu vừng được sử dụng nhiều trong ngành công
nghiệp thực phẩm. Hiện nay các sản phẩm về chống ơxi hố có nguồn gốc tự
nhiên dùng trong công nghiệp thực phẩm đang ngày một tăng nên giá trị thị
trường của dầu vừng lại càng được nâng cao. Dùng dầu vừng để rán thì thức ăn
khơng bị ơi và có hương vị thơm ngon hơn. Trong 1g dầu vừng chứa 1,6 - 11,3


19

mg sesamin, 0,1 - 8,6 mg sesamolin. Sau khi ép dầu, khơ dầu vừng cịn 14,33%
chất béo, 36,4% protein, 23,58% chất đường bột và một số chất khác, nên dùng

làm thức ăn gia súc rất tốt, có nơi dùng khơ dầu để cất rượu, làm giấm. Ngồi ra
trong khơ dầu còn chứa 5,8% đạm, 3,25% lân, 1,45% kali nguyên chất nên dùng
làm phân bón cho cây cơng nghiệp, nhất là thuốc lá rất tốt. Vừng được sử dụng
trong nhiều ngành công nghiệp. Người Châu Phi đã dùng vừng để chế tạo nước
hoa và loại nước hoa Cô-lô-nhơ nổi tiếng được sản xuất từ hoa vừng.
Axitmyristic có trong hạt vừng được xem là một thành phần không thể thiếu
trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. Chất sesamin, sesalomin trong hạt vừng có
các hoạt tính diệt khuẩn và sâu bọ nên được dùng làm chất tăng cường tác dụng
cho thuốc trừ sâu. Dầu vừng được làm dung mơi hồ tan cho nhiều lồi dược
phẩm, thuốc làm mịn da, trong sản xuất bơ thực vật và xà phòng.
Vừng còn được ứng dụng nhiều trong việc bồi bổ sức khoẻ và trong công
nghiệp dược phẩm. Lignan của vừng có đặc tính chống oxi hố và có hoạt tính
tăng cường sức khoẻ (Kato et al., 1998 ) [22]. Cả sesamin và sesalomin đã được
xác định có hàm lượng cao trong vừng đều có tác dụng tăng tốc độ oxi hoá các
axit béo trong peroxyxom và trong ty thể (Sirato-Yasumoto et al., 2001) [26].
Dùng vừng hạt làm thực phẩm dường như có tác dụng làm tăng hoạt tính của γ tơcpherol (C29H5O2) là chất được xem là có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư và
bệnh tim, axitmyristic với tỷ lệ trong vừng hạt từ 328 - 1,728 phần triệu cũng có
khả năng ngăn ngừa ung thư. Cephalin từ hạt vừng có hoạt tính cầm máu. Hạt
vừng chứa lecithin với hàm lượng từ 58 - 395 phần triệu là chất có hoạt tính
chống oxi hố và bảo vệ gan. Lecithin có trong hạt vừng cũng có hiệu quả trong
việc giảm chứng mỡ của gan đối với các bệnh nhân dinh dưỡng ngoài ruột trong
một thời gian dài và được dùng để điều trị bệnh viêm da và khơ da rất hiệu quả.
Dầu vừng cịn được dùng làm dung môi cho một số thuốc tiêm vào cơ, dầu vừng
có những đặc tính bổ dưỡng, làm dịu vết viêm, mềm cơ và làm thuốc nhuận
tràng. Vào thế kỷ IV, người Trung Quốc đã dùng dầu vừng để trị để trị đau răng
và viêm lợi. Dầu vừng còn được biết đến trong việc giảm colesterol do có hàm


20


lượng các chất béo khơng có khả năng sinh colesterol. Những công dụng khác
của vừng bao gồm điều trị mờ mắt, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu. Người Ấn Độ
dùng dầu vừng để sát khuẩn răng miệng, giảm căng thẳng, lo lắng và mất ngủ.
Những thử nghiệm lâm sàng gần đây đã chứng minh rằng dầu vừng có tác dụng
tốt hơn nhiều so với giải pháp dùng chất đồng vị của clorua natri (NaCl) trong
việc điều trị chứng khô chất nhầy mũi do khí hậu khơ hanh của mùa đơng. Thêm
vào đó dầu vừng dầu vừng chứa một lượng lớn linoleate mà chất này có khả năng
ngăn chặn một cách có lựa chọn sự phát triển của các khối u ác.
1.3. Nguồn gốc và tình hình sản xuất vừng trên thế giới và trong nước
1.3.1. Nguồn gốc
Cây vừng (Sesamum indicum. L) có nơi gọi là Mè theo tiếng Trung Quốc
gọi là Chi Ma.
Nguồn gốc có từ Châu Phi. Có nhiều ý kiến cho rằng Ethiopia là nguyên sản
của giống vừng trồng hiện nay. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng vùng AfghanPersitan mới là nguyên sản của các giống vừng trồng. Vừng là loại cây trồng có
dầu được trồng lâu đời (khoảng 2000 năm trước cơng ngun). Sau đó được đưa
vào vùng Tiểu Á (Babylon) và được di chuyển của phía Tây vào Châu Âu và phía
Nam của Châu Á, dần dần được phân bố đến Ấn Độ và một số nước Nam Á.
Trung Quốc và Ấn Độ cũng được xem như là trung tâm phân bố của vừng.
Ở Nam Mỹ, vừng được du nhập qua từ Châu Phi sau khi người Châu Âu
khám phá ra Châu Mỹ vào năm 1942 (do Chritophecoloms người Bồ Đào Nha và
Tây Ban Nha) đem vừng đi bán.
1.3.2. Tình hình sản xuất
* Trên thế giới
Trước chiến tranh thế giới thứ hai, diện tích trồng vừng khoảng 5 triệu ha
vào năm 1939, đạt sản lượng 1,5 triệu tấn. Trong đó Ấn Độ là quốc gia trồng
nhiều nhất với diện tích 2,5 triệu ha, kế đó là Trung Quốc 1,2 triệu ha, Miến Điện
700.000 ha, Sudan 400.000 ha, Mêhicơ 200.000 ha.
Các quốc gia có diện tích trồng < 50.000 ha gồm: Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ,



21

Ouganda, Megeria.
Sản lượng vừng toàn thế giới năm 1986 khoảng 2,4 triệu tấn, trong đó Châu
Á chiếm khoảng 65% về sản lượng (FAO, 1987) [21].
Hiện nay mặc dù với diện tích khơng nhiều nhưng vừng đã được trồng khắp
các châu lục trên toàn thế giới.
Sản lượng vừng hàng năm khoảng 2 triệu tấn.
Các vùng trồng chính:
- Châu Á: Sản xuất 55 - 60% sản lượng trên thế giới.
- Châu Mỹ: 18 - 20%.
- Châu Phi: 18 - 20%.
Ngoài ra, Châu Âu và Châu Đại Dương cũng có trồng rải rác nhưng không
đáng kể.
+ Ấn Độ: Đứng đầu thế giới với sản lượng vừng khoảng 400.000 tấn/năm.
+ Trung Quốc nước sản xuất lớn thứ 2:

320.000 – 350.000 tấn.

+ Sudan (Châu Phi):

150.000 – 200.000 tấn.

+ Mexico (Châu Mỹ):

150.000 – 180.000 tấn.

Các nước có sản lương tương đối lớn khác là: Burma, Pakistan, Thái Lan,
Nigieria, Tanazania, Uganda, Colombia, Venezuela.
Năng suất nói chung cịn thấp, năng suất bình quân thế giới chỉ khoảng 300

- 400 kg/ha.
* Ở Việt Nam
Nước ta, vừng được trồng nhiều ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long,
Miền Đông Nam Bộ, Nam Bộ và Trung Bộ (riêng tỉnh An Giang diện tích trồng
vừng hiện nay tăng lên đến 16.000 ha). Ở Việt Nam, vừng được trồng lâu đời
nhất ở Miền Bắc, nhưng diện tích khơng mở rộng được vì điều kiện khí hậu và
đất đai khơng thích hợp cho cây vừng phát triển.
Hiện nay, diện tích trồng vừng khơng được mở rộng do tình hình xuất khẩu
khơng ổn định và giá cả biến động.
* Ở Nghệ An


22

Được xem là một vùng trồng vừng trọng điểm của Việt Nam. Riêng vụ hè
thu năm 2002 diện tích các loại vừng trên toàn tỉnh là 9.957 ha, với 3 giống vừng
được trồng phổ biến: Vừng vàng, vừng đen và vừng V 6 (dẫn theo Hồng Văn
Sơn, 2004) [5].
1.4. Tình hình nghiên cứu cây vừng trên thế giới và trong nước
1.4.1 Tình hình nghiên cứu vừng trên thế giới
Mặc dù là loại cây trồng truyền thống lâu đời của loài người, nhưng do
được gieo trồng ở những nước đang phát triển, mặt khác chỉ là loại cây trồng phụ
xen vụ nên trước đây cây vừng ít được chú ý nghiên cứu. Tuy vậy khi giá trị của
hạt và dầu vừng được xác định, đặc biệt là những giá trị về mặt y học, thì cây
vừng đã được các nhà nghiên cứu chú ý nhiều hơn. Đầu thế kỷ XIX (1808 1824), Thomas Jefferson, nhà làm vườn nổi tiếng của Mỹ, tiến hành những thử
nghiệm trên cây vừng khi nó được du nhập vào Mỹ từ Châu Phi đã phát biểu
rằng “vừng là một trong số những cây trồng giá trị nhất mà đất nước tơi tìm ra
được…trước đây tơi khơng tin rằng có sự tồn tại của một loại dầu hồn hảo như
thế để có thể thay thế dầu oliu”. Cho đến nay, ngày càng có nhiều cơng trình
nghiên cứu về vừng và đã đề cập đến hầu hết các lĩnh vực cần được quan tâm

như điều tra, thu thập, chọn giống, nơng học, hố sinh,…(Ashri, 1995) [17].
Theo nghiên cứu của Thiagalingham và Bennett, với lượng phân bón Nitơ
60 kg/ha bón vào thời điểm gieo dường như là thích hợp đối với các giống Yori
77. Khi lượng phân Nitơ được chia đơi, sự bón Nitơ sau khi ra hoa làm sản lượng
bị sụt giảm. Rất ít cơng trình về phản ứng của vừng đối với phân phốt phát và
những kết quả sơ bộ khơng mang tính thuyết phục. Về các dinh dưỡng vi lượng,
bón 1 mg Bo/kg đất ở các mảnh ruộng thí nghiệm thì tăng lượng quả và trọng
lượng hạt trên cây nhưng bón Bo với mức cao hơn làm giảm sự phát triển của rễ
và tăng tỷ lệ chồi cây/rễ.
Sản lượng hạt và phản ứng sản lượng của vừng với phân bón bị ảnh hưởng
bởi dinh dưỡng đất, ngày gieo, giống, mật độ, khoảng cách hàng và độ ẩm. Mỗi
yếu tố này có thể ảnh hưởng đến yêu c ầu dinh dưỡng của cây và lượng phân bón


23

tối thích. Ước tính từ sự phân tích hạt vừng được thu hoạch, ở các vùng đất khác
nhau của Australia rằng một tấn hạt vừng sẽ lấy khoảng 35 - 48 kg N/ha tuỳ
thuộc vào mức dinh dưỡng của đất và địa phương.
Eagleton và Sandover có cơng trình nghiên cứu đánh giá những triển vọng
cho sự sản xuất vừng thương mại dưới điều kiện tưới nước ở miền Tây Bắc
Australia vào những năm 80, từ 31 dạng vừng được nghiên cứu thẩm tra, hai
dạng đã được chọn cho sự đánh giá. Hnan Dun một giống của Myanma, với đặc
điểm hạt màu trắng và sinh trưởng phân nhánh đã cho sản lượng 1,2 tấn/ha. Được
trồng trên đát sét Cunurra có tưới nước, chín trong 105 ngày. Trên đất cát
Cockatoo, sản lượng hạt của Hnan Dun là 1,3 - 1,6 tấn/ha. Pachequino, một
giống khơng phân nhánh, có nguồn gốc từ Mêhicơ, chín chậm hơn so với Hnan
Dun, cho sản lượng lên tới 1,8 tấn/ha trong các thử nghiệm ở trên đất sét Cunurra
và hạt có màu trắng rõ nét được ưa thích trong việc dùng làm bánh kẹo.
Trong hai thử nghiệm về phương pháp điều tra thu hoạch. Thời điểm tối

thích cho phương pháp thu hoạch trực tiếp của Pachequino được phát hiện là 50
ngày sau khi gieo, khi khoảng 50% cây trồng đã khơ hồn tồn. Sử dụng diquat 2
lít/ha để sấy khô các phần thực vật của cây trồng cho phép thu hoạch sớm hơn để
kiểm soát tốt hơn những mất mát về vỏ quả bị nứt. Với 6 ha vừng được trồng
trong năm 1985 - 1986 trên đất set Cunurra với các hoạt động canh tác phù hợp
nhất đã được xác định trong các thử nghiệm này và được thu hoạch với máy thu
hoạch kết hợp với máy quạt gió Harvestaire, tạo ra sản lượng hạt sạch từ 730 980 kg/ha.
Kogram và Steer kiểm tra đặc điểm sinh lý phát triển của vừng, đặc biệt là
sự phản ứng lại với những tỷ lệ khác nhau của Nitơ trong các thử nghiệm nhà
kính và trên đồng ruộng. Các giống Aceitera và Hnan Dun dược sử dụng trong
các thử nghiệm nhà kính và Hnan Dun trong các thử nghiệm đồng ruộng. Sự
cung cấp Nitơ cao đẩy nhanh sự nở hoa đầu tiên nhưng kéo dài thời gian chín của
quả đầu tiên, thời gian chín được tăng lên liên quan đến sự sản sinh thêm lá và
quả. Số quả là sự hạn định chính sản lượng hạt trên một cây, trọng lượng từng


24

hạt và số hạt trên một quả thì kém quan trọng hơn nhiều. Trọng lượng khô của
quả là một hàm tuyến tính của diện tích lá trên một cây và cũng tương quan chặt
với sản lượng hạt, cũng như là khoảng thời gian tồn tại của diện tích lá trong thử
nghiệm trên đồng ruộng. Sản lượng hạt tăng một cách tuyến tính khi hàm lượng
Nitơ của cây tăng tới 1,8 g N/cây nhưng sau đó đạt đến trạng thái ổn định ở 2,7 g
N/cây. Sự cung cấp Nitơ đã ảnh hưởng đến thành phần hoá học của hạt bằng
cách tăng hàm lượng protein nhưng khơng có ảnh hưởng đến hàm lượng dầu và
hàm lượng các thành phần khác.
Sự sinh trưởng của vừng sau khi nảy mầm chậm và vì thế cỏ dại có thể phát
triển dẫn đến sự giảm sản lượng. Hiện chưa có loại thuốc diệt cỏ trước nảy mầm
có hiệu quả, vì vậy đối với sự kiểm sốt cỏ dại có hiệu quả chắc chắn phải
chuyển sang quản lý lớp phủ bề mặt và các loại thuốc diệt cỏ sau khi nảy mầm.

Martin đã đề nghị những thủ tục sau đây để kiểm soát cỏ dại các vụ trồng vừng:
1. Sau khi trồng có mưa, áp dụng thuốc diệt cỏ vào ngày trước khi gieo vãi một
lớp thực vật để cung cấp một lớp phủ bề mặt có hiệu quả; 2. Gieo ở tỷ lệ cây non
để diệt trừ cỏ dại; 3. Phun thuốc diệt cỏ trước nảy mầm; 4. Trước khi có sự khép
tán, đánh giá chắc chắn những thiệt hại do cỏ dai gây ra tại thời điểm khép tán từ
việc chuyển đổi trong diện tích bề mặt lá liên quan của cỏ dại; 5. Phun thuốc diệt
cỏ sau khi nảy mầm nếu thấy cần thiết.
Yeates và cộng sự đã nghiên cứu về những hệ thống làm đất và luân canh
đối với vừng ở miền Tây Bắc Australia. Họ cho rằng vừng là loại cây thích hợp
cho sự chuyển đổi với những cây trồng chính lấy hạt có khu vực, bởi vì ngày
gieo tối thích của nó rơi vào những ngày thu hoạch cây ngũ cốc (ngô và lúa
miến) và đậu xanh. Họ chỉ ra rằng ít thơng tin sẵn có đề cập sự ln canh của
vừng và bãi cỏ bị bỏ hoá nhưng cho rằng một sự luân canh giữa vừng và bãi cỏ bị
hoang hố dường như khơng gây ra bất cứ khó khăn nào. Tuy nhiên các cây họ
đậu trong các bãi bỏ hoang thích nghi với điều kiện địa phương có thể sản sinh
phần lớn hạt cứng và những hạt này có thể nảy mầm và cạnh tranh với cây vừng
ở vụ tiếp theo. Khơng có một loại thuốc diệt cỏ nào được lựa chon đã được biết


25

đến để kiểm soát cỏ dại thuộc loại họ đậu này. Làm đất theo phương pháp truyền
thống được ưa thích bởi các nông dân đi đầu trong việc trồng vừng, đó là khơng
làm đất khi gieo vì hạt vừng q nhỏ.
1.4.2. Tình hình nghiên cứu cây vừng tại Việt Nam
Trần Văn Lài và cộng sự (1993) đã mô tả một số đặc điểm hình thái của 5
giống vừng, các yếu tố thời tiết ảnh hưởng đến vừng và các biện pháp kỹ thuật
canh tác, phòng trừ sâu bệnh cho cây vừng.
Nghiên cứu về cây vừng ở Việt Nam và nhất là ở Nghệ An được chú ý hơn
khi tập đoàn Kodoya của Nhật Bản đã có những hợp đồng thu mua vừng của Việt

Nam, mở ra một thị trường mới cho cây vừng Việt Nam nói chung và cây vừng
của tỉnh Nghệ An nói riêng. Trong 2 năm 1994 và 1995, Nguyễn Vy và các cộng
sự ở viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, viện nghiên cứu dầu thực
vật, viện thổ nhưỡng nơng hố, sở nơng nghiệp và phát triển nông thôn Nghệ An
đã tiến hành 4 vụ khảo nghiệm các giống địa phương của Việt Nam cùng với một
số giống nhập nội và đi đến kết luận các giống địa phương vừa có năng suất thấp
vừa khơng đáp ứng được những tiêu chuẩn về chất lượng để xuất khẩu. Trong
quá trình khảo nghiệm một số giống nhập nội, bước đầu các nhà khoa học đã
chọn được một số giống có năng suất cao, chất lượng tốt đáp ứng được những
yêu cầu xuất khẩu trong đó có giống vừng V 6 (hạt màu trắng) và giống vừng V36
(hạt màu đen) có nguồn gốc từ Nhật Bản được xem là giống có nhiều triển vọng.
Giá trị kinh tế của vừng V 6 và một số cây trồng khác khi canh tác trên các loại đất
như đất cát ven biển, đất bạc màu, đất bạc màu cổ, đất phù sa đã được so sánh và
các tác giả đã đi đến kết luận trên những vừng đất bạc màu hoặc đất cát ven biển
thì vừng là loại cây trồng cho giá trị kinh tế cao nhất.
Trong lĩnh vực điều tra chọn giống, vào năm 1995, đứng trước một thực
tiễn là giống vừng V6 có hiện tượng phân ly mạnh khi được gieo trồng trên đất
cát ven biển Nghệ An, Phan Bùi Tân và cộng sự đã tiến hành một chương trình
chọn lọc các kiểu hình biến dị có năng suất cao, đã chọn và nhân ra được một
dịng có năng suất cao hơn giống vừng V 6 và đặt tên là giống V 6-CL. Đây có lẽ là


×