Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Sóc sơn (hà nội) trong thời kì đổi mới (1986 2006)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.88 KB, 79 trang )

Trờng đại học vinh
Khoa lịch sử


Nguyễn thị thanh tâm

Khoá luận tốt nghiệp đại học

Sóc sơn trong thời kì đổi mới
(1986 2006)
Chuyên ngành: lịch sử việt nam

Vinh - 2007

Lời cảm ơn
Để hoàn thành khoá luận này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự quan
tâm giúp đỡ của Huyện uỷ, Phòng lu trữ, Uỷ ban nhân dân, Th viện của huyện
Sóc Sơn đã giúp đỡ chúng tôi về mặt tài liệu. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn
các đồng chí trong ban lãnh đạo huyện và các thầy cô giáo trong khoa Lịch Sử trờng Đại Học Vinh đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ. Và đặc biệt tôi chân thành cảm
ơn ngời đã hớng dẫn tôi hoàn thành tốt khoá luận là thầy giáo, Tiến sĩ Trần Văn
Thức Ngời đã có công lớn trong quá trình hớng dẫn tôi hoàn thành luận văn.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã động
viện, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.


Tuy đã có nhiều cố gắng nhng đề tài này vẫn không tránh khỏi những hạn
chế và thiếu sót. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến và chỉ dẫn
của mọi ngời.

Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Tâm



Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, nhân dân ta đã kết thúc vẻ vang cuộc
chiến tranh cách mạng suốt 30 năm, miền Nam hoàn toàn giải phóng, non sông
đất nớc ta thu về một mối, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thắng lợi trọn
vẹn, một kỉ nguyên phát triển rực rỡ của cách mạng Việt Nam đã đợc mở ra: Kỉ
nguyên cả nớc độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội. Dới sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân cả nớc cùng bắt tay vào giai đoan cách mạng
mới: Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc.
Hơn một thập kỷ kể từ sau đại thắng mùa xuân năm 1975, đây là chặng đờng đầy gian nan thử thách, cả nớc ra sức khôi phục và hàn gắn vết thơng sau
chiến tranh. Trải qua hai nhiệm kì Đại hội Đảng lần thứ IV và lần thứ V, Đảng và
nhân dân Việt Nam vừa làm, vừa tìm tòi, thử nghiệm con đờng xây dựng theo
định hớng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình đó, chúng ta đã đạt đợc những thành
tựu đáng kể, nhng cũng gặp không ít khó khăn, yếu kém và sai lầm làm cho đất
nớc từ giữa những năm 80 lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống. Trớc hết, là về kinh tế - xã hội nh sản xuất trì trệ, lạm phát
lên tới mức phi mã, thất nghiệp tăng, đời sống nhân dân khó khăn. Để khắc phục
2


những sai lầm khuyết điểm, đa đất nớc vợt qua cuộc khủng hoảng và đẩy mạnh
sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi Đảng và Nhà nớc ta phải đổi mới
căn bản. Đại hội tiếp theo - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng cộng
sản Việt Nam (12 - 1986) đã đáp ứng yêu cầu đó. Và thực tế không phụ lòng
mong mỏi của nhân dân cả nớc cũng nh toàn Đảng, toàn dân, Đại hội toàn quốc
lần thứ VI đã đánh giá đúng tình hình đất nớc, kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng,
vai trò quản lí của nhà nớc, tổng kết lại kinh nghiệm quý báu, từ đó xác định
nhiệm vụ, mục tiêu và biện pháp để ổn định tình hình đa sự nghiệp cách mạng

tiến lên. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đi vào lịch sử nh Đại hội mở đầu
cho thời kì đổi mới ở Việt Nam, thời kì phát huy sức mạnh dân tộc xây dựng đất
nớc Việt Nam độc lập, dân chủ giàu mạnh, xã hội công bằng văn minh theo hớng
xã hội chủ nghĩa.
Chặng đờng đổi mới của dân tộc đã đi đợc 20 năm ( 1986 - 2006), khoảng
thời gian đó không phải là dài so với lịch sử của dân tộc, nhng cả nớc ta đang
thực sự chuyển mình. Nhìn lại nền kinh tế nớc nhà chúng ta không thể không tự
hào vì đất nớc ta đã thay da đổi thịt. Công cuộc đổi mới đã đạt đợc những
thành tựu quan trọng, nhiệm vụ đề ra cho thời kì đầu của chặng đờng quá độ cơ
bản đã hoàn thành, cho phép nớc ta bớc tiếp sang thời kì đẩy nhanh quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nớc.
Góp phần chung vào sự nghiệp đổi mới của đất nớc, Sóc Sơn - một huyện
ngoại thành của Thủ đô Hà Nội đã thực hiện tốt công cuộc đổi mới. Từ một
huyện nghèo, đời sống của nhân rất thấp kém, nền sản xuất chủ yếu là nông
nghiệp với hơn 90% dân số là nông dân, sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào thời
tiết nên thờng xuyên mất mùa, đói kém, dân trí cha cao, cơ sở hạ tầng kĩ thuật
thấp kém, tiềm năng cha đợc khai thác Giờ đây, bộ mặt của Sóc Sơn đã hoàn
toàn đổi khác, Sóc Sơn đang dần chuyển thành huyện công nghiệp - dịch vụ nông nghiệp. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đã đợc cải thiện rõ rệt, tỉ
lệ hộ nghèo giảm nhanh, an ninh chính trị , trật tự an toàn xã hội đợc giữ vững,
văn hóa - giáo dục - y tế có bớc phát triển tốt, thực hiện tốt các chính sách xã hội.
Sóc Sơn đang góp phần cùng với Thủ đô tiến nhanh trên con đờng công nghiệp
hóa - hiện đại hóa.
Trong thời kì đổi mới, Sóc Sơn đã giành đợc nhiều thành tựu quan trọng,
khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, góp phần xây dựng Thủ đô xứng đáng với
3


niềm tin yêu của cả nớc. Thật đáng tự hào vì những thành tựu đã làm đợc, tuy
nhiên tất cả chỉ là bớc đầu, trong quá trình đó vẫn tồn tại nhiều yếu kém, khuyết
điểm đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân Sóc Sơn phải có những biện pháp phù hợp

khắc phục tình hình để tiếp tục vững bớc trên con đờng công nghiệp hóa - hiện
đại hóa.
Sự nghiệp đổi mới của đất nớc là cần thiết, là sự sống còn, đó là đờng lối hoàn
toàn đúng đúng đắn, thể hiện sự sáng tạo dám nghĩ dám làm của Đảng ta. Để
góp phần vào sự nghiệp đó, Sóc Sơn cùng nhân dân cả nớc bớc vào thời kì đổi
mới. Sau 20 năm tiến hành đổi mới, để tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, Sóc Sơn cần phải tổng kết lại những thành tựu đạt đợc, những
hạn chế còn tồn tại trong 20 năm qua (1986 - 2006). Rồi từ đó đánh giá lại
những kết quả đạt đợc, tồn tại khuyết điểm, nguyên nhân và rút ra bài học
kinh nghiệm.
Sinh ra và lớn lên ở Sóc Sơn, là một ngời con của quê hơng Sóc Sơn lại may
mắn đợc sinh vào đúng thời điểm cả nớc bớc vào con đờng đổi mới. Lớn lên,
từng bớc chứng kiến sự thay da đổi thịt của quê hơng mình, tác giả muốn
góp một phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu đờng lối đổi mới của Đảng trong
giai đoạn lịch sử hiện nay và thể hiện nh một nghĩa cử với quê nhà, hơn nữa
tác giả muốn tìm hiểu nghiên cứu về Sóc Sơn nhằm góp một phần giới thiệu
với quý vị gần xa về quê hơng chúng tôi. Vì lí do trên, tác giả đã mạnh dạn
chọn đề tài: Sóc Sơn (Hà Nội) trong thời kì đổi mới 1986 - 2006 làm
khóa luận tốt nghiệp Đại học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Công cuộc đổi mới đã trải qua 20 năm, đó là quãng thời gian gần với
chúng ta ngày nay nhất với nhiều sự kịên đã, đang và sẽ còn diễn ra. Bởi vậy, để
nghiên cứu đề tài Sóc Sơn (Hà Nội) trong thời kì đổi mới 1986 - 2006 thì
đây quả là một đề tài mới mẻ mang tính chất thời sự vì các sự kiện còn đang
trong quá trình diễn biến do đó việc đánh giá, tổng kết gặp không ít khó khăn.
Song để hoàn thành tốt việc nghiên cứu đề tài này, tác giả đã cố gắng thu thập
một số tài liệu mang tính chuyên khảo nghiên cứu đờng lối đổi mới của Đảng có
đề cập một số khía cạnh của đề tài.
Trong các văn kiện của Đảng tại các Đại hội Đại biểu toàn quốc (từ Đại
hội VI đến Đại hội IX) đã tổng kết những thành tựu và hạn chế của việc thực hiện

4


các mục tiêu, nhiệm vụ mà các Nghị quyết của Đại hội đề ra trên phạm vi cả n ớc.
Trong các cuốn: Đại cơng lịch sử Việt Nam tập III (1945 - 2000) của Lê
Mậu Hãn (CB), Trần Bá Đệ và Nguyễn Văn Th, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997, và
cuốn Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay, của Trần Bá Đệ biên soạn, NXB Đại
học Quốc gia, Hà Nội, 2003, đã nêu lên nhiều thành tựu và hạn chế, yếu kém của
đất nớc từ khi thực hiện đờng lối đổi mới đến năm 2000.
Trong cuốn Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay - Những vấn đề lý luận và
thực tiễn của GS. Trần Bá Đệ biên soạn do NXB Đại học Quốc gia xuất bản năm
1998 đã nêu lên nhiều thành tích và hạn chế yếu kém của đất nớc từ khi thực hiện
đờng lối đổi mới đến năm 1996.
Trong cuốn Lịch sử cách mạng huyện Sóc Sơn, tập I, 1930 - 1954, của
Ban thờng vụ huyện ủy Sóc Sơn khóa V, xuất bản năm 1991 đã giới thiệu một
cách khái quát về điều kiện tự nhiên lịch sử - xã hội huyện Sóc Sơn.
Trong cuốn Lịch sử Đảng bộ và nhân dân huyện Sóc Sơn tập II (1954 2000), xuất bản năm 2000 (tái bản lần I, có chỉnh lí và bổ sung) trên cơ sở chỉnh
lí cuốn Lịch sử Đảng bộ và nhân dân huyện Sóc Sơn tập II (1954 -1996) bổ
sung thêm một giai đọan quan trọng của quá trình đổi mới từ 1996 đến 2000 giai
đoạn Sóc Sơn trên con đờng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Trong cuốn Kỷ yếu Đảng bộ huyện Sóc Sơn từ Đại hội đến Đại hội
(1933 -2005), xuất bản tháng 9 - 2005 đã trình bày một cách khái quát Đảng bộ
huyện Sóc Sơn ( Kim Anh - Đa Phúc) tình hình và phát triển (1933 - 1977) và các
kỳ Đại hội từ Đại hội Đảng bộ huyện khóa I đến Đại hội Đảng bộ khóa VIII,
trong đó nêu lên danh sách Ban chấp hành Đảng bộ huyện các khóa từ khóa I đến
khóa VIII, đánh giá, tổng kết kết quả nhiệm kỳ trớc và phơng hớng, nhiệm vụ
nhiệm kỳ tới.
Ngoài những công trình nghiên cứu còn có một số báo cáo của Ban chấp
hành Đảng bộ huyện Sóc Sơn từ khóa V đến khóa IX đã đánh giá tổng kết những
thành tựu và hạn chế, khuyết điểm của Sóc Sơn trong quá trình thực hiện đờng lối

đổi mới của từng thời kỳ cụ thể, đồng thời nêu ra những phơng hớng, biện pháp
khắc phục ở thời kỳ sau.

5


Ngoài các bản báo cáo chính trị của từng Đại hội còn có các bản Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn cụ thể, các bản Đề án
về xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nghề giải quyết việc làm, hay các Chơng
trình hành động đã nêu một cách khái quát những mục tiêu, nhiệm vụ của công
cuộc đổi mới trong từng giai đọan và biện pháp thực hiện nhiệm vụ đó.
Nhìn chung, các tài liệu và công trình nêu trên cha thể nêu lên đợc một
cách đầy đủ những thành tựu tiến bộ và hạn chế, khuyết điểm, yếu kém còn tồn
tại, cha nêu lên đợc giải pháp cụ thể, bài học kinh nghiệm trong suốt quá trình
đổi mới từ 1986 đến nay. Chính vì vậy, để hoàn thành đề tài Sóc Sơn (Hà Nội)
trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2006 là công việc cần phải đợc đầu t nhiều về thời
gian và trí tuệ.
3. Đối tợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1. Đối tợng nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu đề tài Sóc Sơn ( Hà Nội ) trong thời kỳ đổi mới 1986 2006tác giả xác định đối tợng nghiên cứu của đề tài là những thành tựu Sóc Sơn
đạt đợc, cũng nh những hạn chế, những yếu kém khuyết điểm của Sóc Sơn trong
quá trình đổi mới trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa - giáo dục - y tế, chính
trị - an ninh - quốc phòng. Việc đầu tiên tác giả đề cập đến trong đề tài nghiên
cứu của mình là điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử - xã hội của huyện Sóc Sơn
cũng nh tình hình kinh tế - xã hội Sóc Sơn trớc đổi mới, sự chuẩn bị tiền đề cho
công cuộc đổi mới. Để từ đó khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo của đờng lối đổi
mới do Đảng đề ra từ Đại hội toàn quốc lần thứ VI (12 - 1986). Qua đó khẳng
định năng lực lãnh đạo của Đảng bộ và các cấp ngành của huyện Sóc Sơn đã vận
dụng sáng tạo đờng lối của Đảng vào tình hình điều kiện riêng của huyện mình

một cách phù hợp. Trên cơ sở đó, chúng tôi mạnh dạn rút ra những nguyên nhân
và bài học kinh nghiệm với hy vọng sẽ góp một phần nhỏ bé công sức của mình
vào việc tìm hiểu sự nghiệp đổi mới của huyện Sóc Sơn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu của đề tài Sóc Sơn (Hà Nội) trong thời kì đổi mới
1986 - 2006 là tổng kết, đánh giá lại những thành tựu, hạn chế từ đó rút ra
nguyên nhân và một số bài học kinh nghiệm trong những năm đổi mới từ 1986
đến 2006 trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội.
6


4. Nguồn tài liệu và phơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài Sóc Sơn (Hà Nội) trong thời kì đổi mới 1986 -2006
tôi chủ yếu tập trung khai thác các nguồn tài liệu sau:
Tài liệu thành văn: Các văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam (từ Đại hội
VI đến Đại hội IX), giáo trình Lịch sử Việt Nam hiện đại, tài liệu báo cáo của
Huyện ủy, UBND huyện Sóc Sơn qua các nhiệm kì từ nhiệm kì I đến nhiệm kì
VIII, các bài báo, các tạp chí Trung ơng và địa phơng, các công trình nghiên cứu
về Sóc Sơn, các câu chuyện, truyền thuyết, dã sử.
Tài liệu điền dã: các cuộc trao đổi, trò chuyện với các cán bộ lãnh đạo
huyện, những cán bộ nghỉ hu, những cụ lão thành các mạng để thấy đợc tính sát
thực trong thời kì đổi mới.
Thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng các phơng pháp nghiên cứu chủ yếu
là phơng pháp lịch sử, phơng pháp Lôgíc, ngoài ra sử dụng các phơng pháp
chuyên ngành nh thống kê, so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp. Kết hợp hai
nguồn tài liệu: tài liệu thành văn và tài liệu điền dã để xử lí số liệu trong các bản
báo cáo của UBND Huyện.
5. Bố cục của đề tài


Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phục lục nội dung của đề
tài gồm 3 chơng:
Chơng 1: Tình hình kinh tế - xã hội Sóc Sơn trớc những năm đổi mới
(trớc năm 1986).
Chơng 2: Sóc Sơn trong 10 năm đầu đổi mới (1986 - 1995).
Chơng 3: Sóc Sơn với sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa (1996 2006).

7


Nội dung
Chơng 1
Tình hình kinh tế - xã hội Sóc Sơn
trớc những năm đổi mới ( trớc năm 1986)
1.1. Điều kiện tự nhiên.

Huyện Sóc Sơn nguyên là vùng đất của hai huyện Đa Phúc - Kim Anh
(tỉnh Vĩnh Phúc), nay là vùng đất nằm ở phía Bắc Thủ đô Hà Nội, diện tích tự
nhiên của toàn huyện là 30.651,24 ha. Về vị trí địa lý của huyện, phía Nam giáp
huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội, ranh giới tự nhiên là con sông Cà Lồ, có
cầu Phủ Lỗ bắc ngang; Phía Đông giáp huyện Yên Phong (Hiệp Hòa -Hà Bắc),
ranh giới tự nhiên là con sông Cầu, sông Cà Lồ (sông Nh Nguyệt), phía Bắc giáp
huyện Phổ Yên (tỉnh Bắc Thái), ranh giới tự nhiên là sông Công, có cầu Đa Phúc
bắc ngang; Phía Tây giáp huyện Mê Linh (nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc).
Sóc Sơn thuộc miền đất trung du, địa hình đa dạng, cao dần từ Đông Nam
lên Tây Bắc, hình thành ba vùng rõ rệt. Vùng cao ở phía Tây Bắc, nhiều đồi núi,
có xen kẽ những cánh đồng nhỏ hẹp, đất bị xói mòn, chua và bạc màu nặng, năng
suất cây trồng thấp. Vùng đất giữa bậc thang gập ghềnh nghiêng dần về phía
Nam và Đông Nam, đất bạc màu nhiều rất thiếu nớc nhng đây là vùng thích nghi
cho cây công nghiệp ngắn ngày (thuốc lá, lạc). Vùng đất ven sông Cà Lồ màu mỡ

hơn, vùng ven sông Cầu đât trũng, chuyên cấy lúa.
Số liệu thống kê hiện nay cho thấy toàn huyện có 6.553,820 ha đất lâm
nghiệp (chiếm 21,38%), đất nông nghiệp là 12.826,048 ha (chiếm41,85%), đất
chuyên dùng là 6.057,849 ha (chiếm 19,76%), đất cha sử dụng và sông suối, núi
đá là 2.219,489 ha (chiếm 7,24%) [51, 1].
Xa xa Sóc Sơn đợc bao phủ bởi những cánh rừng bạt ngàn. Ngày nay, rừng
tự nhiên hầu nh không còn ở Sóc Sơn, thay vào đó là những vùng đất trồng cây
công nghiệp, đất trồng cây lâm nghiệp theo các dự án, kế hoạch. Trong những
năm qua, diện tích đất rừng tiếp tục đợc trồng để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.
Diện tích của rừng hiện nay là 6.289,9 ha chủ yếu tập trung ở các xã Nam Sơn,
Bắc Sơn, Hồng Kì, diện tích đã trồng nhng cha thành rừng, cha có rừng là 123,9
ha, diện tích đã quy hoạch sử dụng khác là 216,3 ha (gồm hồ, bãi rác, đờng giao
thông) [51, 2].
8


Khí hậu của Sóc Sơn thuộc dạng nhiệt đới gió mùa, nắng lắm, ma nhiều.
Thời tiết diễn ra phức tạp, đặc biệt hạn hán thờng xảy ra, luôn là mối đe dọa với
một huyện mà nền sản xuất chính là nông nghiệp. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành
vào mùa đông. Vào mùa đông giá rét thờng có sơng muối về đêm và sáng sớm,
rất có hại cho cây trồng và vật nuôi, nắng nóng, khô hạn kéo dài nên đất đai bạc
màu làm ảnh hởng rất lớn đến sản xuất và nhiều mặt của đời sống xã hội.
Do đặc điểm của một huyện trung du, bán sơn địa, độ cao mặt đất biến đổi
đa dạng, địa hình mặt đất chia cắt nhỏ, lẻ, không có vùng châu thổ lớn nh các
huyện vùng đồng bằng. Thời tiết phức tạp, lợng ma phân bố không đều, gây
nhiều khó khăn trong công tác sản xuất của một huyện mà sản xuất nông nghiệp
là chính. Do vậy, vấn đề trị thủy ở Sóc Sơn trở nên quan trọng và cấp thiết. Hiện
tại đã bớc đầu khắc phục đợc khó khăn do thiên tai gây ra. Tính đến năm 2000,
toàn huyện có 156 công trình thủy lợi, tới tiêu vừa và nhỏ các loại trong đó có hệ
thống kênh tới Thá - Đồng Chầm, hệ thống tiêu úng Đông Bắc, 126 trạm bơm

điện với trạm bơm tới là 119 trạm, trạm bơm tiêu là 7 trạm và 30 hồ đập nhỏ,
diện tích tới chủ động là 7.600 ha [50, 2].
Là cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội đi Tây Bắc - Việt Bắc, huyện Sóc Sơn có
nhiều đờng giao thông huyết mạch chạy qua. Đờng quốc lộ số 2 từ Phủ Lỗ đi
Phúc Yên (Vĩnh Phúc) lên Tây Bắc. Đờng quốc lộ số 3 từ đầu phía Bắc cầu
Đuống qua Đông Anh đến Sóc Sơn đi lên Việt Bắc. Đờng số 16 từ Phủ Lỗ đi đến
đò Lo, sang Hà Bắc. Đờng số 35 chạy từ Nỉ qua dốc Dây Diều gặp đờng số 2 tại
địa phận xã Thanh Xuân. Ngoài ra, có quốc lộ số 18, đờng Thăng Long - Nội Bài,
đờng sắt Hà Nội - Thái Nguyên. Đờng thủy từ sông Công, sông Cà Lồ, sông Cầu
đi Phả Lại và ra biển.
Tài nguyên khoáng sản ở Sóc Sơn khá phong phú, có thể kể đến vật liệu
xây dựng nh cát, sỏi ở sông Cầu, đất sét để sản xuất gạch ngói, Cao Lanh, vàng...
Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị lên nhân dân Việt Nam, thăm dò đợc ở
Sóc Sơn có đất Cao Lanh, chúng đã mở mang lò bát ở địa phận xã Hồng Kỳ, lò
gốm ở Tăng Long (xã Việt Long), khai thác vàng ở núi Mỏ (xã Hồng Kỳ).
Nhìn một cách tổng quát điều kiện tự nhiên của huyện Sóc Sơn có những
đặc điểm sau:

9


Thứ nhất: Sóc Sơn là vùng có vị trí quan trọng về kinh tế cũng nh an ninh
quốc phòng của Thủ đô, là cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội đi Tây Bắc - Việt Bắc, có
nhiều đờng giao thông huyết mạch chạy qua, trong kháng chiến chống thực dân
Pháp và can thiệp Mĩ, Sóc Sơn đã trở thành lũy thép bảo vệ Việt Bắc, khi giặc từ
Hà Nội tiến lên.
Thứ hai: Sóc Sơn là một huyện trung du, địa hình đa dạng, có thế cao dần
từ Đông Nam lên Tây Bắc, với ba vùng khác nhau: vùng núi, vùng trung du và
đồng bằng. Là một vùng bán sơn địa nên ruộng đất màu mỡ không nhiều, do vậy
chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp.

Thứ ba: Khí hậu khắc nhiệt thời tiết không ổn định, lũ lụt và hạn hán thờng
xuyên xảy ra đã tác động không nhỏ tới quá trình phát triển kinh tế xã hội của
huyện Sóc Sơn.
Tất cả những thuận lợi cũng nh khó khăn của huyện đều đợc quan tâm tận
dụng phát huy và cần phải khắc phục hơn nữa. Nếu lãnh đạo chính quyền và nhân
dân Sóc Sơn biết khai thác và thức dậy những tiềm năng sẵn có trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội, thì nhất định Sóc Sơn còn tiến xa hơn trên con đờng
phát triển của mình.
1.2. Điều kiện lịch sử - xã hội.

Huyện Sóc Sơn là một địa phơng giàu truyền thống văn hóa sản xuất, yêu
nớc và cách mạng. Đất và ngời Sóc Sơn gắn liền với truyền thống lịch sử dựng nớc và giữ nớc của dân tộc; kiên cờng, bất khuất trong chiến đấu chống giặc ngoại
xâm, cần cù, sáng tạo trong lao động, xây dựng cuộc sống.
Huyện Sóc Sơn nguyên là đất của hai huyện Đa Phúc và Kim Anh (thuộc
tỉnh Vĩnh Phú) hợp nhất và lấy tên dãy núi Sóc Sơn với địa danh lịch sử nổi tiếng
đã đi vào huyền thoại để đặt tên cho huyện từ tháng 10 năm 1977, từ hai xã
Quang Minh và Kim Hoa chuyển về huyện Mê Linh. Chiến tranh biên giới chấm
dứt đến ngày 1- 4 - 1979, Sóc Sơn chuyển về trực thuộc Thủ đô Hà Nội. Từ đây
bắt đầu một trang sử mới của huyện, Sóc Sơn trở thành địa danh hành chính của
Hà Nội sát cánh cùng nhân dân các quận, huyện trực tiếp xây dựng và bảo vệ Thủ
đô yêu quý - trái tim của cả nớc. Là một vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời
trải qua hàng ngàn năm kiến tạo, cả hai huyện Kim Anh - Đa Phúc đã nhiều lần
thay đổi tên gọi địa giới hành chính, thay đổi về châu tỉnh trực thuộc.
10


Huyện Đa Phúc thời Trần gọi là Tân Phúc, thời thuộc Minh vẫn gọi là Tân
Phúc, thuộc châu Bắc Giang. Đời Lê Hoằng Định (1600 - 1619) đổi là Thiên
Phúc rồi lại đổi là Tiên Phúc thuộc châu Bắc Giang - lộ Bắc Giang.
Đầu đời Nguyễn đổi là Đa Phúc thuộc phủ Bắc Hà, trấn Kinh Bắc.

Năm 1822 thuộc trấn Bắc Ninh, 1831 thuộc tỉnh Bắc Ninh, 1901 thuộc tỉnh
Phúc Yên. Thành phủ Đa Phúc trớc đây đắp bằng đất ở địa phận hai làng Tiên
Tảo và Ngọc Hà (thuộc hai xã Việt Long và Xuân Giang hiện nay). Chu vi 207
trợng (khoảng hơn 800 mét), cao 7 thớc (2,8 mét), bốn mặt đào hào, có ba cổng
xây bằng gạch. Đầu năm 1907 huyện lị chuyển sang làng Bình Kỳ (thuộc xã
Trung Giã hiện nay), về sau này lại chuyển về xã Lạc Long (thuộc Phù Linh Tiên Dợc hiện nay).
Huyện Kim Anh đổi là Đại Hành nằm trong trấn Cổ Pháp, đời Lý nằm
trong phủ Thiên Đức, đời Trần nằm trong huyện Đông Ngàn thuộc châu Vũ
Ninh, lộ Bắc Giang. Đời Hậu Lê vẫn là một phần của huyện Đông Ngàn thuộc
phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc.
Từ thời Lê Quang Nhậm (Lê Thánh Tôn 1461 - 1499), Kim Anh đợc gọi là
Kim Hoa, phủ Bắc Hà, trấn Kinh Bắc. Năm 1841 đổi tên là huyện Kim Anh
thuộc tỉnh Bắc Ninh. Năm 1901 thuộc tỉnh Phủ Lỗ, sau là tỉnh Phúc Yên .
Huyện lị Kim Anh năm 1836 đặt ở làng Hơng Gia, năm 1907 đặt ở Thạch
Lỗi cho đến năm 1977.
Sau khi sáp nhập hai huyện Kim Anh - Đa Phúc thành huyện Sóc Sơn (10 1977) huyện lị đóng ở vị trí hiện nay (giữa hai xã Phù Linh và Tiên Dợc).
Sóc Sơn ngày nay có 25 xã và một Thị trấn. Trung tâm huyện lị nằm trên
trục đờng quốc lộ số 3 thuộc phần đất hai xã Phù Linh - Tiên Dợc. Dân số theo
điều tra cuối năm 1989 là 199.243 ngời, đến 2001 là 260.000 ngời, hầu hết là ngời kinh. Thống kê năm 2002 tổng số hộ toàn huyện là 55.439 hộ, với tổng số
nhân khẩu là 252.356 khẩu, số hộ nông nghiệp toàn huyện là 44.638 hộ, với số
khẩu là 240.000 khẩu (chiếm 95,1%), số nông dân từ 18 tuổi trở lên là 13.4016
ngời [34, 1]. Tỉ lệ tăng dân số trong những năm qua khoảng 1,4%. Số liệu này
phản ảnh rõ nét về cơ cấu hoạt động kinh tế của địa phơng c dân chủ yếu sống
bằng nghề nông.

11


Nghề nông là nghề chính của đại đa số nhân dân trong huyện. Cùng với
việc trồng lúa nớc, nhân dân còn trồng màu (ngô, khoai, sắn), trồng cây thực

phẩm (lạc, vừng, đậu, rau), và một số cây công nghiệp (chè, cà phê, thuốc lá), cây
ăn quả.
Sóc Sơn cũng có những vùng lúa gạo, rau ngon có tiếng, có nghề thủ công
truyền thống mà nhân dân trong vùng đều biết đến qua câu ca dao:
Gạo cốc, rau ngô ngon có tiếng
Giờng tre Thu Thủy đệm rung rinh [1, 19].
Ngoài việc phát triển trồng lúa nớc, Sóc Sơn cũng rất phát triển với kinh tế
trang trại, vờn rừng, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm. Đến nay toàn huyện có 83
trang trại, trong đó 36 trang trại chăn nuôi, thu nhập bình quân hàng năm đạt 38 40 triệu đồng/ trang trại. Diện tích cây ăn quả hiện có 1050 ha, chè 575 ha. Kết
quả của hoạt động kinh tế trang trại tạo ra giá trị sản phẩm hàng hóa, công ăn
việc làm đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Đây là tiềm năng lớn cho huyện phát triển kinh tế.
Nghề thủ công ở Sóc Sơn cũng khá phát triển, chủ yếu là đan lát (thúng, rổ,
rá), nghề làm gốm, nghề nung gạch ngói, trong huyện có làng nghề truyền thống:
Hợp tác xã mây, tre đan Thu Hồng - xã Xuân Thu khá nổi tiếng.
Thơng mại - dịch vụ phát triển khá sầm uất, hầu nh xã nào cũng có chợ,
hình thành nên các trung tâm buôn bán lớn nh Thị trấn, phố Nỉ (Trung Giã). Hệ
thống chợ và nhịp độ buôn bán, trao đổi chính là bộ mặt hoạt động thơng mại của
Sóc Sơn .
Sóc Sơn cũng là vùng đất có truyền thống văn hóa hiếu học, là cái nôi của
nhiều nhà danh nhân văn hóa.
Trong khoảng 5 thế kỉ (từ thế kỉ XV trở đi), Sóc Sơn có hơn hai chục ngời
đỗ đại khoa, tức là từ Tiến sĩ trở lên, không kể Hơng cống, Cử nhân và những học
vị mới sau này.
Trong số các địa phơng có nhiều ngời đỗ đạt cao phải kể đến Phủ Lỗ,
Thanh Thủy. Riêng Phủ Lỗ có 4 ngời đỗ đại khoa về văn là Nguyễn Tĩnh đỗ năm
1475, Nguyễn Dơng Hiền đỗ năm 1475, Nguyễn Thuận Lễ đỗ năm 1487,
Nguyễn Đôn Mục đỗ năm 1547; Phủ Lỗ còn có 4 ngời đỗ đại khoa về võ( Tiến sĩ
12



võ) đều là ngời họ Trịnh: Trịnh Tự Đình đỗ năm 1754, Trịnh Tự Hiếu đỗ năm
1779, Trịnh Tự Thuần đỗ năm 1785, Trịnh Tự Thức đỗ năm 1785.
Trong số các danh nhân, ngời thuộc huyện Sóc Sơn có thể kể vài vị có
danh tiếng nh: Đỗ Nhuận, đỗ Tiến sĩ năm Bính Tuất (1466) đời Lê Quang Thuận
(niên hiệu của Lê Thánh Tông), ông là Phó Nguyên soái Tao Đàn. Đầu năm
1483, ông cùng Thân Nhân Trung (cũng là Phó Nguyên soái Tao Đàn) biên soạn
sách Thiên Nam d hạ tập, một loại văn sử. Sau đó lại cùng Thân Nhân Trung
thi hành việc dựng bia Tiến sĩ đầu tiên ở Văn Miếu, Hà Nội.
Vợ chồng Ngô Chi Lan và Phù Thúc Hoành hai ngời cùng là danh nhân là
một điều hiếm có. Bà quê ở Phù Lỗ, ông quê ở Phù Xá. Bà giỏi văn thơ đợc vua
Lê Thánh Tông mời vào cung dạy các cung nữ và phong cho chức Phù gia nữ sĩ
học. Tác phẩm của bà có tập Mai Trangvà còn lại bảy bài. Ông tự là Nhâm
Nhâm (có thể đỗ Hơng cống), làm học sĩ Hàn lâm viện. Ông còn để lại 2 bài thơ
trong Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn.
Đỗ Viễn, ngời làng Thống Thợng, tự là Hữu Khắc, hiệu là Phổ Sơn, đỗ
Tiến sĩ năm Lê Hồng Đức thứ 9 (1478), đợc vua Thánh Tông đổi là Đỗ Cân. Ông
có tài văn học, chính trị, đã làm tới chức Thợng th, tác phẩm của ông chỉ còn vài
bài thơ chép (theo Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn) [1, 17-18].
Truyền thống hiếu học của Sóc Sơn vẫn đợc thế hệ trẻ ngày nay kế tục,
những năm gần đây Sóc Sơn có tỉ lệ học sinh đỗ Đại học, Cao đẳng tơng đối cao.
Huyện Sóc Sơn nằm ở chỗ tiếp giáp của các tỉnh Phúc Yên, Bắc Ninh, Thái
Nguyên, có nhiều đờng giao thông thủy bộ chạy qua có vùng đồi núi ở phía Tây
Bắc, từ phía Đông Bắc đến phía Nam đợc bao quanh bởi một số con sông có đê
xây dựng từ ngàn năm và qua các triều đại đều đợc tu bổ thêm, đông thời vùng
đất này qua các triều đại là địa bàn chiến lợc quân sự quan trọng, nhân dân địa
phơng có truyền thống vẻ vang đánh giặc giữ làng bảo vệ đất nớc.
Sóc Sơn tự hào vì đã trở thành một lũy thép bảo vệ Kinh thành Thăng Long
xa và Hà Nội ngày nay. Nơi đây đã diễn ra những trận chiến đấu oanh liệt của
cha ông ta chống giặc ngoại xâm làm nên truyền thuyết của anh hùng Gióng cỡi

ngựa sắt nhổ khóm tre Đằng Ngà đánh tan giặc Ân bảo vệ đất nớc, cuộc chiến
đấu và chiến thắng quân Tống xâm lợc của Lý Thờng Kiệt bên bờ sông Nh

13


Nguyệt và biết bao những anh hùng khác mà chiến tích của họ đã góp phần viết
nên những trang sử vẻ vang của dân tộc.
Mở đầu cho trang sử chống giặc ngoại xâm bảo vệ nền độc lập dân tộc là
chiến công hiển hách đánh tan giặc Ân của anh hùng Gióng. Theo truyền thuyết
đời vua Hùng thứ 6, giặc Ân đem quân xâm lợc nớc ta. Đi đến đâu chúng cũng cớp bóc của cải, tàn phá nhà cửa xóm làng, hãm hiếp dân chúng. Vua Hùng phải
hạ chiếu chỉ đi khắp nơi để cầu ngời tài giỏi ra đánh giặc cứu nớc. Lúc bấy giờ, ở
làng Phù Đổng - huyện Gia Lâm đã xuất hiện một tớng tài mà ngời xa tôn là
Thánh Gióng, xin nhận với nhà vua đi đánh giặc Ân. Thánh Gióng đánh đến đâu
giặc Ân tan đến đó, giặc chết nh ngả rạ, thua bỏ chạy toán loạn. Cuối cùng,
Gióng đã dồn giặc Ân đến vùng Đa Phúc (Sóc Sơn ngày nay). Giặc tan, Thánh
Gióng dừng chân tại núi Sóc nhìn lại quê hơng đất nớc hùng vĩ rất đỗi tự hào, rồi
cởi áo giáp sắt, từ biệt vua Hùng, mẹ già, quê hơng, đất nớc ngời và ngựa bay về
trời.
Để tởng nhớ công đức của ngời anh hùng cứu nớc, nhà vua đã phong cho
Gióng là Phù Đổng Thiên Vơng.
Nhân dân địa phơng vùng núi Sóc nhớ công ơn Ngời đã lập đền thờ tại núi
Sóc (Cách mạng Tháng 8 - 1945 thành công, chính quyền về tay nhân dân, Nhà
nớc đã xếp hạng di tích lịch sử này). Hàng năm cứ đến ngày 6 tháng giêng âm
lịch nhân dân địa phơng lại mở hội tng bừng tại đền Sóc để tởng nhớ nơi Thánh
Gióng bay về trời.
Truyền thuyết về Thánh Gióng là một bản anh hùng ca của dân tộc ta, thể
hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Truyền
thuyết đó cũng ghi nhận Sóc Sơn là vùng đất đã diễn ra trận đánh quyết định
Thánh Gióng hoàn thành sứ mệnh quét sạch giặc Ân và bay về trời.

Năm 1077, thời Lý Nhân Tông đang trị vì nớc ta, 30 vạn quân Tống (có
một vạn quân kỵ mã) do Chánh tớng Quách Quỳ và Phó tớng Triệu Tiết chỉ huy
đã ồ ạt vợt biên giới tiến vào nớc ta. Quân ta do Lý Thờng Kiệt chỉ huy, bằng trận
quyết chiến trên bờ Bắc sông Nh Nguyệt (khúc sông ở địa phận xã Nh Nguyệt,
huyện Yên Phong, Bắc Thái, bên này sông thuộc địa phận Sóc Sơn, Mê Linh
ngày nay) đã đánh tan quân xâm lợc, bảo tồn đợc độc lập dân tộc. Với sự kiện

14


này đã ghi thêm một chiến công hiển hách trong lịch sử chống ngoại xâm của
dân tộc và mãi là niềm t hào to lớn của nhân dân Sóc Sơn.
Trong Đại Việt sử kí toàn th tập I, NXB Khoa học xã hội 1972 trang 238
có chép: Tục truyền rằng Lý Thờng Kiệt cho quân đi đắp luỹ, làm rào ở dọc
sông để cố giữ. Một đêm, các quân sĩ chợt nghe trong đền Trơng tớng quân(1) có
tiếng ngâm to:
Nam quốc sơn hà Nam đế c
Tiệt nhiên định phận tại thiên th
Nh hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành kham thủ bại h
Dịch :
Sông núi nớc Nam vua Nam ở
Cõi bờ ngăn cách tự sách trời
Cớ chi quân giặc sang xâm lấn
Thất bại bay xem sẽ đến nơi
Rồi sau quả nhiên thế. [1, 14-15].
Dới thời Trần Thái Tông, ngày 12 12 - 1257, tớng nhà Nguyên là Ngột
Lơng Hợp Thai đem quân sang xâm lợc nớc ta; quân Nguyên tiến vào nớc ta theo
hai đờng, hội nhau ở Việt Trì và Bạch Hạc. Quân ta, dới sự chỉ huy trực tiếp của
Vũ Trần Thái, ngày 17 01 - 1258 đã chiến đấu anh dũng chống quân Nguyên

Mông, bảo vệ Thăng Long. Sau một trận chiến đấu ác liệt, quân ta đã rút lui về
Phù Lỗ, vừa đánh vừa bảo vệ vua Trần Thái Tông [1, 15].
Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp xâm lợc nớc ta, chúng đã phải đơng đầu
với sự chống trả quyết liệt của dân tộc ta, nổi bật lên là phong trào Cần Vơng.
Cùng nhân dân cả nớc, Sóc Sơn đứng dậy chống thực dân Pháp. Ngay khi thực
dân Pháp bắt đầu xâm lợc nớc ta, cùng với các trận chiến đấu của ông cha ta dọc
sông Hồng, phía Bắc Lập Thạch, vùng núi Tam Đảo (nay thuộc Vĩnh Phúc)... mặt
trận vùng Kim Anh - Đa Phúc cũng đợc mở rộng.
Khi thực dân Pháp đem quân ra đánh Bắc kỳ lần thứ 3, trên đất Sóc Sơn,
ngày 27 04 - 1884, nghĩa quân của Đốc Kết với 200 nghĩa sĩ dũng cảm tập
15


kích vào đội quân thám thính của giặc Pháp do tên thiếu uý Grivet chỉ huy, đóng
ở đồn Đa Phúc, tiêu diệt hàng trăm tên địch, thu nhiều vũ khí (Theo Lịch sử
Vĩnh Phúc, tập 1, trang 118).
Sau đó dới ngọn cờ Cần Vơng, còn có các cuộc kháng chiến chống Pháp
do các Thổ hào chỉ huy nh các ông: Trần Bốn, Đốc Huỳnh, Đốc Khoát, Lãnh
Giang... liên tiếp nổ ra khắp vùng Kim Anh - Đa Phúc.
Sang đầu thế kỉ XX, qua hàng chục năm ròng, có những trận chiến đấu
quyết liệt của nghĩa quân Đề Thám diễn ra ở một số nơi thuộc huyện nh: Thắng
Trí, Xuân Lai, Dợc Thợng chống thực dân Pháp xâm lợc.Thanh niên trong vùng
có một số ngời theo nghĩa quân Hoàng Hoa Thám và ông đã đặt một trạm tiền
tiêu ở gò Đồng Cao (thuộc xã Phù Linh hiện nay) xung quanh có đào hào, đắp
luỹ.
Vùng Đa Phúc suốt từ Dợc Thợng đến Lơng Châu có đội Huân và đội Hơng nổi lên chống Pháp đã giành đợc một số thắng lợi và xây dựng đóng đồn ở
gò Đồng Cao. Tiếp đó nghĩa quân phát triển căn cứ đến Lai Sơn, Xuân Bảng
thuộc xã Nam Sơn ngày nay. Thực dân Pháp đã đa quân về đàn áp hết sức dã
man. Hàng trăm ngời trong đó có cả nhân dân địa phơng đã bị chúng bắn giết
hoặc đa đi tù đầy.

Có thể nói, ngay từ thời kì Hùng Vơng dựng nớc cho đến đầu thế kỉ XX,
qua các thời kì nhân dân ta chống xâm lợc phơng Bắc cũng nh thời kì nổi dạy
chống Pháp những năm cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, trớc khi Đảng cộng
sản Việt Nam ra đời, vùng đất Sóc Sơn nhiều năm là bản doanh, là chiến tuyến
của ông cha ta chống giặc. Bằng sự trực tiếp tham gia hoặc giúp đỡ quân sĩ chống
giặc, nhân dân các dân tộc Sóc Sơn đã thể hiện rõ tinh thần yêu nớc, hy sinh anh
dũng của mình.
Từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, truyền thống cách mạng hào hùng,
tinh thần yêu nớc vì độc lập tự do của ông cha ta tiếp tục đợc thế hệ con cháu trên
mảnh đất Sóc Sơn anh hùng tô thắm.
Ngày 17- 03 - 1933, chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của huyện đợc thành
lập tại ấp Tân Yên, xã Hồng Kỳ. Đây cũng chính là chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh
Phúc Yên, tiếp đến là các chi bộ Xuân Kỳ - xã Đông Xuân, rồi lần lợt các tổ chức
Đảng đợc thành lập và lớn mạnh ở huyện Đa Phúc và ở huyện Kim Anh, lãnh
16


đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng ở khắp các xã trong huyện; nhiều địa phơng
đã trở thành cơ sở cách mạng ở Trung ơng và Xứ uỷ Bắc kì nh: Thôn Xuân Kỳ xã Đông Xuân, thôn Đình Phú - xã Minh Phú, thôn Xuân Tảo - xã Xuân Giang...
Mùa thu năm 1945, khi thời cơ cách mạng đến, dới sự lãnh đạo của Đảng, nhân
dân Sóc Sơn đã vùng lên khởi nghĩa lật đổ chế độ cũ giành chính quyền về tay
nhân dân vào ngày 19 08 - 1945. Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lợc (1945 - 1954), nhân dân Sóc Sơn luôn giữ vững tinh thần thà hi
sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nớc, nhất định không chịu làm nô lệ.
Dới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân Sóc Sơn đã mu trí, dũng cảm, kiên cờng
bám đất, bám dân chiến đấu chống địch. Những chiến sĩ du kích Sóc Sơn cùng
với bộ đội địa phơng C470, C472 phối hợp với bộ đội chủ lực đã liên tiếp tiến
công quân địch lập nên những chiến công lớn. Những trận đánh diễn ra ở bãi
Năm Cây, cống Thái Phù, bốt Cầu Đen, bốt Cầu Xây, ngã ba Thá... đã làm kẻ thù
khiếp sợ. Vừa chiến đấu, vừa bám làng sản xuất, vừa đóng góp sức ngời, sức của

cho cuộc kháng chiến, Đảng bộ và nhân dân xã Sóc Sơn đã có những đóng góp
xứng đáng vào thắng lợi của dân tộc [5, 10].
Cuộc chiến đấu giữa ta và địch trên địa bàn Sóc Sơn nằm trên phòng tuyến
trung du ở cửa ngõ phía Bắc của Hà Nội diễn ra hết sức ác liệt. Từ tháng 07 1949 đến tháng 07 - 1954, trong 5 năm bị tạm chiếm, Đa Phúc - Kim Anh bị chà
đi sát lại, dồn làng đuổi dân, lập vành đai trắng, nhà cửa, thóc lúa, của cải của
nhân dân bị địch đốt phá, cớp bóc nặng nề; cán bộ, bộ đội, du kích và nhân dân
từ cụ già đến em bé bị địch giết hại dã man. Ngày giải phóng, nhiều nơi hầu nh
không có một mái nhà, một cây cối, hầu nh không có gia đình nào là không có
mất mát đau thơng. Cán bộ đảng viên và nhân dân Đa Phúc -Kim Anh đã nêu cao
tinh thần chiến đấu xả thân vì độc lập, tự do
[1, 103].
Gian khổ hiểm nghèo, dù đầu rơi máu chảy, nhân dân vẫn một lòng nuôi
dấu cán bộ, đảng viên và cán bộ, đảng viên vẫn một lòng vì nhân dân phục vụ.
Nhân dân tin ở Đảng, Đảng tin ở nhân dân. Đảng với nhân dân gắn bó máu thịt,
đồng cam cộng khổ. Đó là nguồn gốc của thắng lợi.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơnevơ đợc kí kết (20 07 1954) lịch sử đã sang trang, Sóc Sơn cùng cả nớc bớc vào giai đoạn cách mạng
mới xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống
nhất tổ quốc. Tiếp nối truyền thống yêu nớc, hi sinh, nêu cao chủ nghĩa anh hùng
17


cách mạng, cán bộ, đảng viên và nhân dân Sóc Sơn đoàn kết tin tởng, quyết vợt
qua mọi thử thách khó khăn, tập trung công sức hàn gắn vết thơng chiến tranh,
khai hoang, phục hoá, khôi phục kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, xây dng quê
hơng giàu đẹp đồng thời cùng nhân dân miền Bắc thực hiện nhiệm vụ cải tạo và
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm tròn nhiệm vụ đối với miền Nam ruột
thịt, xứng đáng với những thế hệ đi trớc trong kháng chiến chống Pháp.
Khi đế quốc Mĩ mở rộng cuộc đấu tranh đánh phá miền Bắc, Sóc Sơn là
trọng điểm bị đánh phá ác liệt, nhiều khu vực trong huyện bị giặc Mĩ đánh phá
mang tính huỷ diệt. Trớc những tội ác man rợ của kẻ thù, ý chí quật cờng của

nhân dân Sóc Sơn ngày càng đợc hun đúc, càng đoàn kết một lòng với ý chí
không có gì quý hơn độc lập tự do quyết tâm chiến đấu và chiến thắng giặc Mĩ.
Dới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân và các lực lợng vũ trang nhân dân Sóc
Sơn bình tĩnh, tự tin, biến đau thơng thành hành động cách mạng, vừa sản xuất,
vừa chiến đấu, vừa chi viện sức ngời, sức của cho tiền tuyến lớn với tinh thần
thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một ng ời, tất cả vì miền Nam ruột
thịt. Các phong trào cách mạng đợc đẩy mạnh nh: Phong trào thanh niên ba
sẵn sàng, phụ nữ ba đảm đang, phụ lão ba giỏi, mỗi ngời làm việc bằng 2
vì miền Nam ruột thịt, giặc đến là đánh, giặc đi lại sản xuất [5, 10-11].
Trong các cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc để bảo vệ độc lập, tự do
của tổ quốc, hàng vạn thanh niên Sóc Sơn đã hăng hái lên đờng tòng quân giết
giặc; 3.351 ngời con u tú của Sóc Sơn đã anh dũng hi sinh trên các chiến trờng,
hàng trăm gia đình có từ 2 đến 3 con là liệt sĩ, 61 bà mẹ đã đợc Đảng và Nhà nớc
tôn vinh danh hiệu cao quí Bà mẹ Việt Nam anh hùng
[5, 11].
Mời năm đơng đầu trực tiếp với chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, vừa
khôi phực kinh tế vừa chi viện cho miền Nam, Đảng bộ và nhân dân Sóc Sơn đã
vợt qua bao khó khăn ác liệt, đóng góp sức ngời, sức của, kể cả xơng máu cùng
quân dân cả nớc làm nên Điện Biên Phủ trên không, góp phần vào chiến thắng
lịch sử mùa xuân 1975, thống nhất đất nớc. Từ năm 1965 - 1975 là thập niên
oanh liệt nhất, hi sinh gian khổ nhất và cũng vinh quang nhất trong suốt chặng đờng lịch sử cách mạng của quê hơng Sóc Sơn.
Với những thành tích to lớn, những chiến công đặc biệt xuất sắc trong hai
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, nhân dân và lực lợng vũ

18


trang nhân dân huyện Sóc Sơn đã đợc Đảng, Nhà nớc tuyên dơng danh hiệu cao
quí anh hùng lực lợng vũ trang [5, 11].
Sau đại thắng mùa xuân 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nớc

thống nhất, cả nớc đi lên chủ nghĩa xã hội. Đảng bộ và nhân dân Sóc Sơn tiếp tục
phát huy truyền thống lịch sử - văn hoá của quê hơng mình, không ngừng phấn
đấu vơn lên, vợt qua mọi khó khăn, thử thách trong lao động cùng Thủ đô và cả
nớc vững bớc tiến vào thời kì lịch sử mới.
1.3. Tình hình kinh tế - xã hội Sóc Sơn trong những năm 1975 1985.

Chiến tranh đã qua đi, hoà bình đợc lập lại, nhân dân Sóc Sơn một lòng
theo Đảng, tiếp bớc con đờng mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn đó là cùng nhân dân
cả nớc bớc vào thời kì cách mạng mới, thời kì cả nớc làm cách mạng xã hội chủ
nghĩa.
Năm 1976, năm mở đầu kế hoạch 5 năm 1976 - 1980, nhiều sự kiện trọng
đại đánh dấu bớc ngoặt mới trong lịch sử dân tộc: Ngày 25 04 - 1976, cử tri cả
nớc cầm lá phiếu bầu Quốc hội khoá VI - Quốc hội của nớc Việt Nam thống
nhất. Ngày 02 07 - 1976 kì họp thứ nhất Quốc hội khoá VI đã quyết định đổi
tên nớc thành nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thủ đô là Hà Nội. Từ 14
- 12 đến 20 12 - 1976, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV Đảng lao động
Việt Nam quyết định đổi tên Đảng là Đảng cộng sản Việt Nam. Thực hiện Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ Vĩnh Phúc lần thứ II, Đảng bộ và nhân dân Đa Phúc Kim Anh đã kiên trì nỗ lực phấn đấu khắc phục khó khăn, ra sức hàn gắn vết thơng chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế. Với khí thế tất cả cho sản xuất,
tất cả để xây dựng chủ nghĩa xã hội, tất cả vì tổ quốc giàu mạnh, vì hạnh phúc
của nhân dân , khắp Đa Phúc - Kim Anh đã dấy lên phong trào thi đua lập thành
tích chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV.
Trong 10 năm (1975 - 1985), Sóc Sơn cùng nhân dân cả nớc bớc đầu xây
dựng theo định hớng xã hội chủ nghĩa. Sóc Sơn đã đạt đợc những thành tựu cơ
bản về kinh tế - xã hội.
Trớc hết về kinh tế: Với một huyện mà nền kinh tế chủ yếu là kinh tế nông
nghiệp, nhiệm vụ trọng tâm của huyện trong những năm đầu sau chiến tranh
chống Mĩ (1975 - 1985) là khôi phục và phát triển nông nghiệp.

19



Tuy thời tiết diễn biến phức tạp, thiên tai khắc nghiệt gây khó khăn cho sản
xuất nhất là sản xuất nông nghiệp. Nhng với phong trào chiến dịch làm mùa,
với khẩu hiệu tất cả cho sản xuất nông nghiệp , nhân dân Sóc Sơn đã vợt qua
những khó khăn thử thách sau chiến tranh và thời tiết khắc nghiệt để hoàn thành
nhiệm vụ ổn định và phát triển sản xuất.
Trong chỉ đạo, Huyện uỷ chủ trơng lấy thuỷ lợi và phân bón làm hai mũi
nhọn trong các biện pháp thâm canh. Chỉ trong sáu tháng cuối năm 1977 đầu
năm 1978, Huyện uỷ đã chủ động nâng cấp lắp đặt các trạm bơm điện Thạch Lỗi,
Tân Dân, Thá, Tăng Long với công suất 13.000m3/h; ngoài ra còn xây dựng 11
công trình thuỷ lợi khác. Phong trào làm phân bón phát triển rộng khắp, có 22/29
hợp tác xã tổ chức đợc đội phân chuyên trách với hơn 2.300 đội viên... Vì vậy,
sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng trọt phát triển khá. Nổi bật là vụ Đông - Xuân
1977 - 1978, diện tích, năng suất, sản lợng khoai lang, khoai tây vụ đông vợt mức
cao so với các năm trớc, diện tích cây lơng thực vụ xuân vợt kế hoạch 6%, đặc
biệt cây màu đạt mức cao nhất bằng 110% kế hoạch, chiếm 45% diện tích nhóm
cây lơng thực, là sự chuyển biến mới về sản xuất hoa màu cho huyện... Giao nộp
nghĩa vụ nông sản cho Nhà nớc nhanh, gọn đạt chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao; riêng
thịt lợn 3 tháng cuối năm 1977 giao nộp gấp 3 lần 9 tháng đầu năm [2, 75].
Bớc sang năm 1981, từ kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện khoán trong nông
nghiệp những năm 1979 - 1980, nhất là sự chủ động chuyển đổi qui mô tổ chức
đội sản xuất và hình thức khoán sản phẩm đến ngời lao động cuối năm 1980, toàn
huyện bớc vào triển khai thực hiện khoán 100 với khí thế khẩn trơng, sôi nổi.
Chỉ qua vụ Đông Xuân và vụ mùa đã khẳng định u thế của cách khoán mới; lợi
ích đã thực sự trở thành động lực kích thích sản xuất; đồng ruộng Sóc Sơn nhộn
nhịp đầy sức sống, nông dân đổ ra đồng 10-12h/ngày; tự bỏ tiền ra mua hàng
hàng trăm tấn phân đạm, hàng ngàn trâu bò cày kéo... Thắng lợi của khoán 100
thể hiện bằng kết quả sản xuất của năm 1981, nông nghiệp đã ngăn chặn đợc tình
trạng giảm sút quá nhiều; diện tích, năng suất, sản lợng cây trồng tăng khá; trong
đó lúa 2 vụ diện tích tăng 13%, năng suất tăng 8%, sản lợng lơng thực qui thóc

tăng 14% so với năm 1980. Chăn nuôi tập thể và gia đình phát triển mạnh. Tổng
đàn gia súc năm 1981 đạt số lợng cao nhất từ trớc đến nay; trong đó trâu bò có
15.000 con, lợn có 41.000 con, đạt 108% kế hoạch, tăng 10% so với năm 1980
[2, 88].

20


Năm 1982 sản xuất nông nghiệp của huyện thắng lợi toàn diện, là năm đợc
mùa lớn vợt các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nớc. So với năm 1981 nhiều mặt hàng tăng
khá: Tổng sản phẩm lơng thực tăng 9%, đàn trâu tăng 1,3%, bò tăng 84,1%, lợn
tăng 16%. Các tiến bộ khoa học đợc áp dụng rộng rãi trong quá trình sản xuất,
nổi bật là những giống lúa mới năng suất cao chiếm 40 - 50% diện tích canh tác
[2, 90].
Trong 3 năm thực hiện nhiệm vụ của Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ III
(1983 - 1985) có 7 vụ sản xuất chính thì 5 vụ thiên nhiên gây thiệt hại lớn. Trong
đó, vụ Đông Xuân 1983 - 1985 đều gặp phải thời tiết rét đậm kéo dài, mạ và lúa
bị chết, phải gieo cấy nhiều lần; trâu bò chết rét và dịch bệnh gây thiếu sức kéo
nghiêm trọng (vụ rét 1983 chết 50 con, 1984 chết 1.300 con), vụ mùa bị bão lụt,
sâu bệnh tàn phá nặng nề; riêng cơn bão số 5 và số 6 năm 1983 gây thiệt hại
1.000 ha lúa, hoa màu; cơn bão số 4 kèm theo ma lớn đầu tháng 9 - 1985 làm úng
ngập nặng hơn 2.200 ha lúa... ; đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn [2, 93].
Tuy nhiên, dới sự chỉ đạo của Huyện uỷ, UBND huyện, cấp uỷ, chính
quyền cấp xã, nhân dân Sóc Sơn đã vơn lên, vợt qua những khó khăn đó... Vì vậy
so với 3 năm 1980 - 1982, chỉ có sản lợng lúa giảm; nhng rau màu, cây công
nghiệp, chăn nuôi đều tăng khá nên tổng giá trị sản lợng nông nghiệp vẫn tăng
36%, nhiều hợp tác xã đạt bình quân 5 tấn/ha, đại bộ phận gia đình xã viên đạt
sản lợng khoán hợp tác xã. Đặc biệt bắt đầu từ Đại hội III đã nêu t tởng quyết
tâm làm giàu từ cây thuốc lá nên nhiều năm trớc chỉ trồng đợc 500 ha trở xuống,
riêng vụ xuân năm 1983 đã trồng hơn 700 ha và từ đó mỗi năm tăng từ 1 đến 200

ha. Đến năm 1985 cả huyện trồng gần 1.000 ha thuốc lá cả 2 vụ ( Xuân và
Đông). Thuốc lá phát triển nhân dân có tiền, hợp tác xã có thuốc lá trao đổi, vốn
hợp tác xã tăng, ngân sách huyện khá lên, đời sống cơ sở vật chất ngày càng đợc
cải thện [2, 93].
Sản xuất công - tiểu thủ công nghiệp mở rộng. Năm 1981 so với năm 1980,
giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tăng 21,7%. Năm
1982, sản xuất công nghiệp trên địa bàn có mức tăng trởng khá. Giá trị tổng sản
lợng đạt 117% kế hoạch và tăng 29% so với năm 1981. Trong đó công nghiệp
quốc doanh đạt 110% kế hoạch, tăng 7%, tiểu thủ công nghiệp đạt 118% kế
hoạch, tăng 22% so với 1981 [2, 91].

21


Từ 1983 - 1985, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong điều
kiện nguyên, nhiên liệu thiếu gay gắt, nhà nớc chỉ cung ứng đợc 30 - 40%, nhng
các cơ sở sản xuất đã phát huy tinh thần tự lực cánh sinh, khai thác mọi tiềm
năng để giữ vững và phát triển sản xuất, phấn đấu đa giá trị tổng sản lợng công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện bình quân hàng năm tăng 40 - 42%...
Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp cố gắng sử dụng nguyên, vật liệu tại chỗ, khai
thác nguồn hàng, tìm kiếm khách hàng để phát triển thêm ngành nghề và phục
hồi những mặt hàng truyền thống. Các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, chế
biến nông sản thực phẩm, thêu ren, may mặc... đạt kết quả khá, góp phần phân
công lao động tại chỗ, giải quyết việc làm cho 1.930 lao động thủ công nghiệp và
3.070 lao động thủ công trong nông nghiệp [2, 94].
Ngành thơng nghiệp huyện đợc thành phố phân cấp quản lí nh: Công ty vật
t tổng hợp và dịch vụ ăn uống; Công ty bách hoá, Công ty thực phẩm cấp 3... đã
đợc sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, cải tiến công tác quản lí, bảo đảm các đơn vị phục
vụ ngày càng tốt hơn sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện; nhất là cung
ứng vật t, nguyên liệu, dịch vụ cho sản xuất, hàng tiêu dùng sinh hoạt cho nhân

dân và hàng cung cấp định lợng cho cán bộ, công nhân viên chức.
Mạng lới hợp tác xã mua bán, hợp tác xã tín dụng phát triển đều khắp, thực
sự là trợ thủ đắc lực cho hợp tác xã nông nghiệp và là ngời nội trợ cho nhân dân;
bảo đảm cung ứng phục vụ vật t, công cụ sản xuất, hàng tiêu dùng thiết yếu, thu
mua nông sản, thực phẩm cho nhà nớc, huy động nguồn vốn tín dụng phục vụ
cho sản xuất, kinh doanh.
Đặc biệt năm 1985, lĩnh vực phân phối lu thông của huyện luôn biến động
phức tạp, nóng bỏng. Những tháng cuối năm, thực hiện Nghị quyết Đại hội Trung
ơng lần thứ 8 (khoá V), Nghị quyết 28 của Bộ chính trị, việc chỉ đạo đổi tiền theo
giá mới... đợc triển khai nhanh, dồn dập trên địa bàn huyện. Huyện đã mở rộng
mạng lới thơng nghiệp, tổ chức thêm 29 buổi bán hàng, phấn đấu thờng xuyên
làm chủ thị trờng đối với các mặt hàng thiết yếu; đồng thời tăng cờng quản lý thị
trờng, sắp xếp lại các chợ và tụ điểm bán hàng, kiểm tra chặt chẽ việc niêm yết
giá
Phong trào xây dựng cơ sở hạ tầng đợc phát động mạnh mẽ trong toàn
huyện, mỗi năm có hàng chục, hàng vạn ngày công làm thuỷ lợi, làm 3 - 4 vạn
m3 đê. Năm 1985, triển khai công trình trạm bơm Tân Hng kết hợp tới tiêu, công
22


suất thiết kế tới 700 ha, tiêu hơn 300 ha. Các đờng giao thông, mạng lới điện đợc
chăm lo sửa chữa nâng cấp từng phần.
Cùng với phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hoá xã hội của huyện đợc quan
tâm chỉ đạo và có chuyển biến tiến bộ. Sự nghiệp giáo dục phát triển từng bớc, cơ
sở vật chất đợc tăng cờng đáng kể, một số trờng xây dựng hai tầng kiên cố nh Trờng cấp III Phù Lỗ, Trờng PTCS Tiên Dợc, rồi lần lợt đến các Trờng Phú Minh,
Phù Linh... Tỉ lệ tốt nghiệp phổ thông và lên lớp cao Năm 1981, 96% học sinh
cấp I, cấp II đợc lên lớp; xây dựng thêm 24 lớp học, sửa chữa nâng cấp 500 lớp.
Đến năm 1985 toàn huyện có 34 nhà trẻ, thu hút 35% cháu trong độ tuổi.
Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân có bớc phát triển mới, đã đầu t
xây dựng phòng sản ở các xã, mở rộng hệ thống giờng bệnh tại các trạm xá. Vận

động kế hoạch hoá gia đình đạt kết quả rõ nét, tỉ lệ tăng dân số
từ
2,1% năm 1984 xuống 1,9% năm 1985 [2, 96].
Phong trào văn nghệ quần chúng năm 1985 phát triển mạnh, đã có 41 đơn
vị với 780 diễn viên tham gia biểu diễn, 1.200 tiết mục có chất lợng tốt.
Phong trào thể dục thể thao rèn luyện sức khoẻ phát triển rộng khắp. Trong
mùa thi đấu của Thành phố năm 1985, đội tuyển bóng đá huyện đạt giải nhì, đội
tuyển việt dã đạt giải nhất. Công tác thơng binh xã hội đợc đặc biệt quan tâm.
Việc xét duyệt, cấp phát chế độ cho các đối tợng chính sách bảo đảm kịp thời.
Công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đựơc đẩy mạnh.
Lực lợng công an huyện đạt thành tích xuất sắc trong thi đua thực hiện 6 lời dạy
của Bác Hồ. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc và xây dựng lực lợng
quốc phòng toàn dân tiếp tục giữ vững.
Bộ máy chính quyền huyện từ sau khi đợc phân cấp toàn diện đã tiến hành
sắp xếp lại, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ cố gắng phát huy hiệu lực trong
quản lí kinh tế xã hội. Huyện chú trọng củng cố chính quyền cấp xã; năm 1985
đã tổ chức bầu bổ sung 26 uỷ viên UBND xã; trong đó có 15 Chủ tịch, Phó Chủ
tịch. Công tác đào tạo, bồi dỡng cán bộ đợc đẩy mạnh [2, 98].
Bên cạnh những thành tựu đạt đợc, tình hình kinh tế Sóc Sơn trớc đổi mới
vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.

23


Tuy nông nghiệp là mục tiêu hàng đầu luôn đợc quan tâm hơn nhng trong
nông nghiệp cha phát triển một cách toàn diện, cha ổn định, còn bị gián
đoạn.Trong sản xuất nông nghiệp, qua tổng kết thấy rõ hình thức khoán sản phẩm
đến ngời lao động với cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày, do vậy kết quả sản
xuất tăng.Tuy nhiên đó chỉ là bớc đầu, xét cho cùng nó mang nặng tính bình
quân chủ nghĩa, không kích thích đợc ngời lao động, họ nhận việc gì thanh toán

việc đó, không quan tâm đến kết quả cuối cùng. Mặt khác, thực tiễn cho thấy qui
mô đội sản xuất quá lớn, trình độ đội ngũ lãnh đạo không đủ sức quản lí, điều
hành sản xuất, mang nặng dấu ấn của quản lí tập trung quan liêu bao cấp, dẫn tới
kìm hãm nặng nề sự phát triển sản xuất. Cây công nghiệp xuất khẩu cha phát
triển, chăn nuôi cha cân đối với trồng trọt, trong chăn nuôi chỉ chú ý đầu t phát
triển sức kéo là trâu bò, cha chú ý nhiều đến phát triển chăn nuôi gia súc, gia
cầm...
Về công nghiệp - thủ công nghiệp cha đợc nhà nớc chú trọng đầu t,
nguyên, nhiên liệu thiếu gay gắt chủ yếu là nguồn nguyên vật liệu tại chỗ có hạn.
Sản phẩm sản xuất ra cha có thị trờng tiêu thụ rộng, các ngành nghề truyền thống
cha có điều kiện phục hồi và phát triển.
Hoạt động tài chính ngân hàng và phân phối lu thông cha đáp ứng yêu cầu
sản xuất cho đời sống nhân dân và làm chủ thị trờng, phơng pháp phân phối còn
nhiều khuyết điểm sai lầm, không đúng đối tợng dẫn tới sản xuất kinh doanh
đình đốn, vật t, hàng hoá ngày càng khan hiếm, giá cả tăng vọt, đồng tiền mất giá
nhanh chóng, chính sách thu mua, đối lu hàng hoá nông sản của nhà nớc cha phù
hợp, cha kích thích sản xuất, đời sống cán bộ công nhân viên chức và nông dân
gặp nhiều khó khăn, nạn đói trong nông dân kéo dài gay gắt.
Giao thông là điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế, nhng trong 10
năm (1975 - 1985) bộ mặt giao thông của huyện cha có thay đổi cơ bản, đờng sá
xuống cấp h hại gây cho việc đi lại và lu thông hàng hoá gặp nhiều khó khăn.
Nguyên nhân trên là điều khiến cho kinh tế Sóc Sơn gặp nhiều khó khăn,
nền sản xuất chính vẫn là sản xuất nông nghiệp lạc hậu, kĩ thuật canh tác cha
phát triển, đời sống nhân dân còn thiếu thốn. Thêm vào đó, bộ máy quản lí cồng
kềnh, các tiêu cực phát sinh, làm việc quan liêu buông lỏng, đội ngũ cán bộ, khoa
học kĩ thuật còn ít và trình độ cha cao, do đó việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào

24



sản xuất cha tốt, gây ảnh hởng tới năng suất lao động và lòng tin của quần chúng
nhân dân.
Về văn hoá xã hội, tuy đạt đợc một số thành tựu nhất định nhng nhìn
chung văn hoá, giáo dục, y tế của Sóc Sơn vẫn còn yếu kém, nghèo nàn. Đội ngũ
cán bộ văn hoá còn yếu kém về trình độ, phẩm chất năng lực còn yếu. Truyền
thống hiếu học giảm sút, tình trạng học sinh bỏ học nhiều. Trong y tế, hệ thống
giờng bệnh tuy đợc mở rộng song cha đủ đáp ứng yêu cầu của ngời bệnh, cơ sở
hạ tầng kém, công tác quản lí bệnh viện và trạm y tế xã cha tốt, thuốc còn thiếu...
Dân số tăng nhanh, tỉ lệ ngời thiếu việc làm lớn. An ninh trật tự diễn biến phức
tạp, các thế lực phản động, thù địch vẫn tăng cờng chiến tranh tâm lí, hoạt động
chống phá cách mạng. T tởng của Đảng viên, nhân dân còn nhiều lo lắng... Cơ sở
Đảng đến năm 1985 mới cơ bản xoá đợc tình trạng yếu kém... Tất cả đều gây khó
khăn, phức tạp cho huyện trong quá trình xây dựng và phát triển.
Mời năm sau ngày đất nớc thống nhất (1975 - 1985) cũng là 10 năm khó
khăn chồng chất, đất nớc vẫn còn trong hoàn cảnh vừa có hoà bình vừa có chiến
tranh; các thế lực thù địch trong và ngoài nớc âm mu cấu kết tiến hành cuộc
chiến tranh phá hoại nhiều mặt, chống phá cách mạng nớc ta; thiên tai liên tiếp
xảy ra, tàn phá tài sản, mùa màng nghiêm trọng; cơ chế quản lí tập trung quan
liêu bao cấp kìm hãm nặng nề kinh tế. Sản xuất kinh doanh đình đốn, vật t, hàng
hoá ngày càng khan hiếm, giá cả tăng vọt, đồng tiền mất giá, đời sống công nhân
viên và nông dân khó khăn gay gắt... Trớc tình trạng khó khăn chung của cả nớc,
Sóc Sơn trong 10 năm (1976 - 1985) cũng lâm vào tình trạng kinh tế - xã hội
khủng hoảng trầm trọng; văn hoá giáo dục còn thấp kém, xã hội biểu hiện nhiều
tiêu cực đã ảnh hởng mạnh mẽ đến niềm tin của quần chúng nhân dân đối với
Đảng, Nhà nớc và các cấp chính quyền... Song dới sự lãnh đạo sáng suốt của
Trung ơng Đảng, Chính phủ; sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, UBND
thành phố Hà Nội, Đảng bộ và nhân dân huyện Sóc Sơn đã phát huy truyền thống
lao động cần cù, sáng tạo trong lao động, anh dũng kiên cờng trong chiến đấu,
lần lợt vợt qua mọi khó khăn, vững vàng trong thử thách cùng Thủ đô và cả nớc
đạt nhiều thành tựu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tạo tiền đề quan

trọng cho sự nghiệp đổi mới trong giai đoạn tiếp theo.

25


×