Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Quá trình chuẩn bị căn cứ địa trong cuộc vận động cách mạng tháng tám 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.88 KB, 68 trang )

trờng đại học vinh
Khoa lịch sử
=== ===

Ngô Thị Hải

khoá luận tốt nghiệp đại học

quá trình chuẩn bị căn cứ địa trong cuộc
vận động cách mạng tháng tám 1945

Chuyên ngành: Lịch sử việt nam

Vinh - 2007
==

Lời cảm ơn
Trong quá trình tiến hành làm khoá luận tốt nghiệp, tôi
đã nhận đợc sự hớng dẫn tận tình, chu đáo, khoa học của Thầy
giáo Tiến Sĩ Trần Văn Thức, cũng nh sự động viên, khích lệ,


giúp đỡ của gia đình, bạn bè và các Thầy Cô giáo trong khoa
Lịch sử.
Để khoá luận đợc hoàn thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến Thầy giáo - Tiến sĩ Trần Văn Thức - ngời đã trực
tiếp hớng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Qua đây,
tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo trong Tổ
Lịch sử Việt Nam nói riêng, trong khoa Lịch sử Trờng Đại học
Vinh nói chung, cùng gia đình, bè bạn đã hết lòng giúp đỡ tôi
thực hiện khoá luận này.


Khoá luận chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, vậy
tôi rất mong nhận đợc góp ý chân thành của các Thầy Cô và
bạn đọc để khoá luận đợc hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Vinh, Tháng 5 2007
Sinh viên:

Ngô Thị Hải
A. mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 là một trong những sự kiện vĩ
đại của dân tộc ta trong thế kỷ XX. Thắng lợi đó đã đa đến sự ra đời của nớc
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, thực hiện một cuộc đổi đời của nhân dân ta, mở
ra một kỷ nguyên mới cho đất nớc ta: Kỷ nguyên của độc lập dân tộc gắn liền
với Chủ nghĩa xã hội, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, giải
phóng con ngời.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là kết quả tổng hợp của nhiều nhân
tố. Đó là sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng cộng sản Việt Nam với một
đờng lối cách mạng đúng đắn, khoa học; tinh thần yêu nớc nồng nàn, ý chí
kiên cờng và sự đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta vì độc lập dân tộc. Thắng
lợi đó còn là kết quả của sự chuẩn bị chu đáo, lâu dài và liên tục trong vòng 15
2


năm của dân tộc ta, thể hiện trên các mặt: về đờng lối, về lực lợng, về căn cứ
địa cách mạng.
Theo Xtalin thì thắng lợi của một cuộc cách mạng không tự nó tới mà
phải chuẩn bị và giành lấy nó. Trong quá trình chuẩn bị cho Cách mạng tháng
Tám, ngay từ đầu Đảng ta đã rất coi trọng vấn đề xây dựng địa cách mạng.
Bởi, căn cứ địa là chỗ đứng chân an toàn cho cơ quan lãnh đạo các cấp của

cách mạng, của lực lợng cách mạng. Căn cứ địa còn là nơi cung cấp sức ngời,
sức của cho cách mạng, là nơi xuất phát để đánh địch, đồng thời cũng là nơi
có thể rút lui có thể bảo vệ lực lợng. Căn cứ địa là nhân tố thờng xuyên quyết
định thắng lợi của cách mạng.
Nhận thức rõ ý nghĩa hết sức quan trọng của căn cứ địa đối với cách
mạng nên trong Cách mạng tháng Tám 1945 Đảng ta đã xây dựng một hệ
thống các căn cứ địa từ Trung ơng đến địa phơng, từ thành thị đến nông thôn,
từ miền Bắc vào miền Nam. Trong đó, có những căn cứ địa cách mạng lớn nh:
Căn cứ địa Việt Bắc, An toàn khu Trung ơng, chiến khu Quang Trung, chiến
khu Trần Hng Đạo, chiến khu Âu Cơ (miền Bắc); căn cứ Vĩnh Sơn - Núi Lớn
(miền Trung) cùng các căn cứ địa ở Nam Bộ và nhiều căn cứ địa địa phơng
khác. Tại căn cứ địa cách mạng chúng ta tiến hành xây dựng lực lợng chính
trị, trên cơ sở lực lợng chính trị tiến lên xây dựng lực lợng vũ trang cho cách
mạng.
Sự chuẩn bị chu đáo để đa đến thành công của Cách mạng tháng Tám là
một minh chứng cụ thể bác bỏ luận điệu xuyên tạc của một số học giả nớc
ngoài khi cho rằng thắng lợi của Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam chỉ là một
"sự ăn may" của Việt Minh. Việc nghiên cứu, tìm hiểu quá trình chuẩn bị để đa
đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là một đề tài hấp dẫn và có ý nghĩa thiết
thực. Tuy nhiên, trong phạm vi của khoá luận tốt nghiệp Đại học, do năng lực
nghiên cứu của bản thân và thời gian có hạn, tôi chỉ đề cập đến một trong những
nhân tố đợc chuẩn bị cho thành công của Cách mạng tháng Tám.
Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Quá trình
chuẩn bị căn cứ địa trong cuộc vận động Cách mạng tháng Tám 1945" làm đề
tài cho khoá luận tốt nghiệp. Đồng thời, hy vọng nó là một nguồn tài liệu quan
trọng cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy môn Lịch sử trong giai đoạn
lịch sử này. Hơn nữa, nếu có điều kiện đi sâu nghiên cứu, phát triển thì nó sẽ

3



là một nguồn tài liệu quan trọng làm cơ sở cho việc nghiên cứu về một hệ
thống căn cứ địa cách mạng trong lịch sử dân tộc giai đoạn hiện đại.
2. Lịch sử vấn đề.
Thành công của Cách mạng tháng Tám 1945 đã để lại một dấu ấn sâu
đậm, tạo ra một bớc ngoặt lớn trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc ta.
Cách mạng tháng Tám cũng là một sự kiện có nội dung phong phú, đa dạng
nh vấn đề đờng lối, vấn đề lực lợng, vấn đề căn cứ địa cách mạng, vấn đề thời
cơ trong cách mạng.v.v. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu,
nhiều bài viết về Cách mạng tháng Tám nói chung cũng nh căn cứ địa trong
cách mạng tháng Tám nói riêng.
Trong cuốn Căn cứ địa Việt Bắc (Trong cuộc vận động cách mạng
tháng 8/1945) của nhóm tác giả Hoàng Quang Khánh, Lê Hồng, Hoàng
Ngọc La, xuất bản năm 1976 đã trình bày một cách toàn diện, đầy đủ về căn
cứ địa Việt Bắc từ quá trình hình thành, sự phát triển, ý nghĩa và vai trò của
căn cứ trong cách mạng tháng Tám.
Trong luận án phó Tiến sĩ Lịch sử Quá trình hình thành và phát triển
của căn cứ địa Việt Bắc (Trong cuộc vận động cách mạng tháng 8 1945)
của Hoàng Ngọc La, xuất bản năm 1993, tác giả tiếp tục đi sâu nghiên cứu chi
tiết về căn cứ địa Việt Bắc. Trong đó có rút ra đợc đặc điểm hình thành căn cứ
địa tại Việt Bắc.
Trong cuốn Vai trò của An Toàn Khu I trong cuộc vận động cách
mạng tháng Tám (1940 - 1945) của Doãn Thị Lợi, xuất bản năm 1998, tác
giả đi sâu vào nghiên cứu toàn diện, chi tiết về An Toàn Khu I từ cơ sở hình
thành, phát triển mở rộng đến vai trò của An Toàn Khu I trong cuộc vận động
cách mạng tháng Tám.
Cuốn Chiến Khu Trần Hng Đạo của Bộ T lệnh Quân khu 3, xuất bản
năm 1993 thì chỉ đề cập cụ thể về chiến khu vùng Đông Bắc của tổ quốc, từ
quá trình hình thành đến hoạt động của chiến khu trong tổng khởi nghĩa tháng
Tám và công cuộc bảo vệ chính quyền sau cách mạng tháng Tám.

Cuốn Chiến khu Quang Trung của Bộ T lệnh Quân khu 3, xuất bản
năm 1990 đã trình bày một cách toàn diện về căn cứ cách mạng tại ba tỉnh:
Hoà Bình, Ninh Bình và Thanh Hoá.
Trong cuốn Lịch sử quân sự Việt Nam của Bộ quốc phòng - Viện
lịch sử quân sự Việt Nam, xuất bản năm 2000 đã đề cập một cách tổng quát về
hệ thống căn cứ địa trong cả nớc, từ những căn cứ ban đầu đến những căn cứ
thành lập gần ngày khởi nghĩa, từ những căn cứ Trung ơng đến những căn cứ
4


nhỏ ở địa phơng. Tuy nhiên, phạm vi đề cập rộng nên chỉ dừng lại ở mức khái quát
nhất, căn bản nhất mà cha có điều kiện đi sâu vào từng căn cứ cụ thể.
Trong cuốn Mấy vấn đề về quân sự của Đảng ta của Võ Nguyên
Giáp, xuất bản năm 1970; Vấn đề xây dựng căn cứ địa của Ban Tuyên huấn
Xứ uỷ Nam Bộ, xuất bản năm 1950 chỉ chú trọng về cung cấp lý luận để xây
dựng căn cứ địa, cha đi vào trình bày các căn cứ cụ thể.
Ngoài ra còn có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều tác phẩm, nhiều
bài viết khác có đề cập đến vấn đề xây dựng căn cứ địa trong cách mạng tháng
Tám (1930 - 1945). Tuy nhiên, mỗi tác phẩm lại đề cập đến những phạm vi,
những góc độ khác nhau và cha có tác phẩm nào nghiên cứu một cách chuyên
biệt về hệ thống căn cứ địa cách mạng trong cả nớc trong cuộc vận động Cách
mạng tháng Tám 1945. Song trên cơ sở đó, tác giả đã có sự kế thừa, tham
khảo, chọn lọc để đi sâu vào nghiên cứu một hệ thống căn cứ địa cách mạng
trong cuộc vận động Cách mạng tháng Tám 1945 một cách tổng quan, toàn
diện và có hệ thống hơn.
3. Đối tợng, phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tợng nghiên cứu:
Công trình đi vào nghiên cứu về các căn cứ địa đợc xây dựng trong
Cách mạng tháng Tám bao gồm: Những điều kiện hình thành, quá trình ra đời,
hoạt động và vai trò, ý nghĩa của các căn cứ địa trong cách mạng tháng Tám.

3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Thuộc giai đoạn 1930 1945, từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
đến ngày 2/9/1945, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập
khai sinh ra nớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
4. Nguồn tài liệu và phơng pháp nghiên cứu.
4.1. Nguồn tài liệu:
Để phục vụ cho khoá luận này, tác giả dựa trên nhiều nguồn tài liệu
khác nhau nh sách, báo, tạp chí và các công trình nghiên cứu khoa học có đề
cập đến vấn đề xây dựng căn cứ địa trong giai đoạn lịch sử này.
4.2. Phơng pháp nghiên cứu:
Tác giả đã dựa vào nhiều phơng pháp khác nhau khi nghiên cứu nh:
phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử, lôgicTrong đó phơng pháp chủ đạo là
phân tích, tổng hợp và phơng pháp lôgic lịch sử.

5


5. Bố cục.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận đợc chia làm ba chơng:
Chơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng căn cứ địa cách mạng.
Chơng 2: Các căn cứ địa trong Cách mạng tháng Tám 1945
Chơng 3: Hoạt động và ý nghĩa của các căn cứ địa trong Tổng khởi
nghĩa tháng Tám 1945.

B. Nội dung
Chơng 1: cơ sở lí luận và thực tiễn để xây dựng
căn cứ địa cách mạng
1.1. Cơ sở lí luận.
1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về căn cứ địa cách mạng
Theo lí luận của chủ nghĩa Mác Lênin, chiến tranh là một thách thức

lớn đối với một dân tộc và căn cứ vào mục đích khác nhau của cuộc chiến
tranh mà có nhiều loại hình chiến tranh với những tính chất khác nhau. Có
chiến tranh xâm lợc, có chiến tranh tự vệ, chiến tranh giải phóng dân tộc,

6


chiến tranh huỷ diệt.v.v. ở đây, chúng ta thấy rằng trong giai đoạn chủ nghĩa
đế quốc, chiến tranh không những mất đi mà càng đợc đẩy mạnh hơn bao giờ
hết. Bởi đó là cuộc chạy đua quyết liệt của các nớc đế quốc nhằm giành dật
thuộc địa, chia nhau thị trờng. Vì vậy mà trong lịch sử nhân loại có cuộc
chiến tranh đế quốc chủ nghĩa nhằm thôn tính, đặt ách xâm lợc, nô dịch,
bóc lột lên các dân tộc yếu hơn, biến họ thành thuộc địa hoặc phụ thuộc vào
chính quốc. Đồng thời, lịch sử nhân loại cũng diễn ra các cuộc chiến tranh
chính nghĩa, "chiến tranh cách mạng" của nhân dân các nớc lệ thuộc, thuộc
địa để chống lại sự nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, giải phóng dân tộc, mở đờng cho tiến bộ xã hội.
Tuy nhiên, các cuộc đấu tranh đó diễn ra bằng hình thức nào để có thể
giành đợc thắng lợi một cách triệt để, trọn vẹn? Lý luận Mác - Lênin cũng chỉ
ra rằng giữa cảnh khủng khiếp của đế quốc chủ nghĩa, giai cấp vô sản hoàn
toàn nhận thấy một cách cụ thể cái chân lý lớn lao này, chân lý mà tất cả các
cuộc cách mạng đã dạy chúng ta, chân lý mà các nhà giáo dục vĩ đại của công
nhân, các nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội hiện đại đã truyền lại cho họ. Chân
lý ấy là: Cách mạng không thể thành công đợc nếu không đập tan sự phản
kháng của bọn bóc lột [28;269].
Có thể thấy rằng, có nhiều hình thức đấu tranh khác nhau: Đấu tranh
bằng hoà bình, đấu tranh bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang hay chiến tranh
cách mạng.v.v. Tuy nhiên, khi kẻ thù đã sử dụng bạo lực để đặt ách xâm lợc
lên các dân tộc thì buộc rằng phải lấy bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực
phản cách mạng. Con đờng bạo lực đó có thể diễn ra bằng hình thức "khởi
nghĩa vũ trang" hay "chiến tranh cách mạng" nhằm lật đổ cho đợc ách thống

trị của các nớc đế quốc, thiết lập chính quyền về tay nhân dân. Nhng cuộc
khởi nghĩa vũ trang, khởi nghĩa quần chúng diễn ra khi trong tay không có
quân đội và không chuẩn bị hết sức đầy đủ về mặt kinh tế thì việc tiến hành
một cuộc chiến tranh hiện đại chống chủ nghĩa đế quốc tiên tiến là điều không
thể làm đợc đối với một nớc nông nghiệp đã kiệt quệ [28;222].
Chủ nghĩa Mác cũng cho rằng khởi nghĩa là một nghệ thuật và nghệ
thuật ấy là phải biết tiến hành khởi nghĩa trên cơ sở thực tế, không thể để
mình bị lôi cuốn vào một cuộc xung đột quân sự khi mình không có quân đội,
còn kẻ địch thì đợc vũ trang hết sức đầy đủ và đợc chuẩn bị thật chu đáo
[28;221].

7


Một trong những điều kiện đảm bảo để khởi nghĩa vũ trang giành thắng
lợi là phải chuẩn bị chu đáo về mọi mặt: kinh tế, tài chính, lực lợng chính trị,
lực lợng vũ trang Đó là một quá trình chuẩn bị lâu dài tại chỗ đứng chân an
toàn là căn cứ địa cách mạng. Tại nơi đó sẽ hình thành đợc lực lợng chính trị,
lực lợng vũ trang, thực hành sản xuất, làm kinh tế phục vụ những yêu cầu cấp
thiết của cuộc chiến đấu. Cũng tại nơi đây sẽ từng ngày, từng giờ tiến hành
những cuộc đấu tranh giành thắng lợi từng phần để đi đến giành thắng lợi
hoàn toàn.
Lý luận Mác - Lênin chỉ cho chúng ta rằng muốn tiến hành chiến tranh
một cách thực sự phải có hậu phơng đợc tổ chức vững chắc bởi trong chiến
tranh ai có nhiều lực lợng hậu bị hơn, ai có nhiều nguồn lực lợng hơn, ai kiên
trì đi sâu vào quần chúng nhân dân hơn thì ngời đó thu đợc thắng lợi
[28;229334]. "Chiến tranh cách mạng" và "khởi nghĩa quần chúng" là hai
hình thức của cách mạng, để cách mạng giành thắng lợi một cách trọn vẹn
việc xây dựng căn cứ địa phải đợc đặt ra một cách cấp thiết.
1.1.2. Quan điểm của Đảng ta và Hồ Chí Minh.

Ngày 3/2/1930 khi Đảng cộng sản Việt Nam thành lập cũng đồng nghĩa
với việc cách mạng Việt Nam dứt khoát đi theo con đờng cách mạng vô sản.
Đảng lấy chủ nghĩa Mác Lênin làm nền tảng t tởng, kim chỉ nam cho mọi
hành động. Là học trò tin theo chủ nghĩa Mác Lênin, Đảng ta và Nguyễn
ái Quốc Hồ Chí Minh rất thấm nhuần t tởng không đợc đùa với khởi
nghĩa và muốn tiến hành khởi nghĩa một cách thực sự thì phải đứng trên cơ
sở thực tế, phải có hậu phơng vững chắc. Do đó ngay từ đầu, Đảng cộng sản
Việt Nam và Nguyễn ái Quốc đã rất coi trọng việc xây dựng căn cứ địa cho
cách mạng.
Theo đó, Đảng ta quan niệm căn cứ địa một cách cụ thể là: Khu vực
giải phóng tơng đối an toàn để nuôi binh lính, để nuôi dạy bộ đội, chữa chạy
thơng binh và là nơi tịnh dỡng của bộ đội, nơi xuất quân đi đánh giặc, nơi tập
trung lực lợng dự bị và cũng là nơi đặt cơ quan đầu não kháng chiến, đặt công
xởng chế tạo vũ khí và lập những kho dự trữ [6;2]. Hay nói cách khác, căn cứ
địa đợc hiểu là Vùng lãnh thổ và dân c do lực lợng cách mạng làm chủ, tơng
đối an toàn (Có thể là vùng tự do hoặc căn cứ du kích đã đợc xây dựng, củng
cố vững chắc). Nơi đứng chân và là chỗ dựa để lực lợng cách mạng chuẩn bị
mọi mặt cho khởi nghĩa hoặc chiến tranh cách mạng [9;232].

8


Hồ Chí Minh nhận định về căn cứ địa là nơi Đội du kích tích trữ lơng
thực, thuốc đạn, lâu lâu về đó nghỉ ngơi luyện tập. Nơi ấy phải có địa thế hiểm
yếu che chở và có quần chúng cảm tình ủng hộ.
Từ việc nhìn nhận thế nào là một căn cứ địa, Đảng ta còn lu ý ba vấn đề
sau:
Thứ nhất, chúng ta có khả năng xây dựng đợc những căn cứ địa trên khắp
mọi địa hình: nông thôn, đồng bằng, rừng núi, thành thị. Bởi, nhân dân ta trên
khắp mọi miền đất nớc vốn có truyền thống đấu tranh yêu nớc, có tinh thần cách

mạng và sẵn sàng theo cách mạng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Thứ hai, cần phân biệt "căn cứ địa" và "căn cứ điểm". Căn cứ địa nh
trên chúng ta đã trình bày, còn căn cứ điểm là nơi quân ta tạm chiếm lại đợc
trong khu vực quân địch kiểm soát.
Thứ ba, việc xây dựng căn cứ địa không thể kiến thiết cồng kềnh, nặng
nề, khó cho việc di chuyển lúc cần, khi đóng phải nghĩ đến khi đi, khi xây
phải tính đến lúc bỏ. Bởi quân địch luôn tìm mọi cách để tiêu diệt cơ quan đầu
não của cách mạng, thủ tiêu trung tâm phản kháng của ta. Do đó, việc xây
dựng căn cứ địa phải vững chắc, chặt chẽ về mặt tổ chức nhng cũng phải cơ
động, linh hoạt trong mọi trờng hợp [35;5].
Trên cơ sở quan niệm về căn cứ địa nh vậy, dới sự lãnh đạo của Đảng
đứng đầu là Chủ Tịch Hồ Chí Minh, một hệ thống căn cứ địa, các chiến khu
lần lợt ra đời trên cả nớc góp phần chuẩn bị cho thắng lợi của cuộc cách mạng
tháng Tám.
1.2 Cơ sở thực tiễn.
Dân tộc Việt Nam có bề dày lịch sử mấy ngàn năm dựng nớc và giữ nớc. Nhng có thể thấy rằng , trong quá trình lịch sử ấy, thời gian chúng ta phải
đứng lên cầm vũ khí chống lại ách ngoại xâm của nớc ngoài, bảo vệ nền độc
lập tự chủ nhiều hơn thời gian xây dựng đất nớc trong hòa bình. Vì thế cũng
có thể nói rằng, chúng ta có nhiều kinh nghiệm giữ nớc hơn là kinh nghiệm
dựng nớc.
Con ngời Việt Nam, dân tộc Việt Nam vốn yêu chuộng hoà bình, cuộc
sống gói gọn trong một chữ hoà. Tuy nhiên, khi sự sinh tử, tồn vong của
quốc gia, dân tộc bị đe doạ thì cũng chính lúc đó những con ngời hiền lành,
chất phác, đôn hậu ấy một lòng đoàn kết đứng lên chiến đấu chống kẻ xâm
lăng, bảo vệ độc lập dân tộc. Những lúc nh vậy cha ông ta đã biết xây dựng
9


chỗ đứng chân, chú trọng dựa vào nhân hoà, địa lợi, có khi đặt ở rừng núi, khi
ở đồng bằng, khai thác nhân tài vật lực trong nhân dân để phát triển lực lợng

[19;54].
Hơn một ngàn năm Bắc thuộc (179 TCN - 905) , dới ách thống trị của
phong kiến phơng Bắc, nhân dân Đại Việt đã liên tục đứng lên làm khởi nghĩa.
ở đó, chúng ta thấy Hai Bà Trng phất cờ khởi nghĩa từ căn cứ Mê Linh (Vĩnh
Phúc) chống lại nhà Đông Hán, lập ra nhà nớc độc lập tự chủ, tuy còn sơ khai.
Thế kỷ VI, trong cuộc kháng chiến chống nhà Lơng, Lý Bí đã phải lui vào
vùng đất Tân Xơng (Phú Thọ) để củng cố lực lợng. Nối tiếp Lý Bí, vị tớng trẻ
Triệu Quang Phục lấy đầm Dạ Trạch (Khoái Châu-Hng yên) làm căn cứ xây
dựng lực lợng chờ thời cơ tiêu diệt giặc.
Năm 722, tại vùng đất đợc xem là phên dậu, biên viễn Nghệ An, Mai
Thúc Loan dựng cờ khởi nghĩa chống nhà Đờng, lấy vùng đất Sa Nam (Nam
Đàn) làm căn cứ hiểm yếu chống giặc và giành thắng lợi vẻ vang.
Ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên của quân dân nhà Trần
(Thế kỷ XIII) cũng là ba lần kinh thành Thăng Long phải thực hiện vờn
không nhà trống . Quân đội phải rút về những căn cứ an toàn để củng cố,
phát triển lực lợng, chuẩn bị phản công và cuộc chiến tranh nhân dân diễn ra
tại các thôn ấp, làng xóm quanh Thăng Long.
Sang thế kỷ XV, từ căn cứ địa Lam Sơn (Thọ Xuân- Thanh Hoá) Lê Lợi
phất cờ khởi nghĩa chống quân Minh thắng lợi, mở ra sự nghiệp chói lọi của
triều Lê. Tiếp đó, ngời anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ đại phá
quân Thanh làm nên nghiệp lớn (Thế kỷ XVIII) cũng xuất phát từ căn cứ Tây
Sơn (Bình Định).
Thế kỷ XIX, đất nớc phải đối phó với tàu đồng, súng máy của phơng
Tây, Việt Nam lại nhanh chóng rơi vào ách đô hộ của thực dân Pháp. Nhân
dân ta lại tiếp tục phát huy truyền thống đấu tranh yêu nớc vốn có, liên tiếp
đứng lên khởi nghĩa chống thực dân Pháp. Những cuộc khởi nghĩa trong giai
đoạn này tiếp tục truyền thống của cha ông để lại, xây dựng những căn cứ địa
chống giặc. Tiêu biểu nh Trơng Định xây dựng căn cứ ở Gò Công, Tân An
(Gia Định), Nguyễn Trung Trực lập căn cứ địa ở Hòn Chông (Rạch Giá) , căn
cứ Ba Đình của Đinh Công Tráng trong cuộc khởi nghĩa Ba Đình, căn cứ Bãi

Sậy trong cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo, Phan
Đình Phùng dựa vào căn cứ Vũ Quang (Hơng Khê - Hà Tĩnh) để tiến hành

10


kháng chiến, Hoàng Hoa Thám 30 năm tung hoành ngang dọc, khiến thực dân
Pháp cũng phải nể sợ, nhờ dựa vào vùng rừng núi hiểm trở Yên Thế (Bắc
Giang) .v.v.
Chúng ta thấy rằng các căn cứ địa là chỗ dựa an toàn cho nghĩa quân
tiến hành khởi nghĩa nhng cha đa các cuộc đấu tranh đó đi đến thắng lợi. Bởi
ngời lãnh đạo cha đề ra đợc một đờng lối đúng đắn cũng nh cha có phơng
pháp đấu tranh phù hợp. Song, qua đó cũng để lại nhiều bài học kinh nghiệm
quý báu cho Đảng ta sau này.
Thât vậy, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930) đã chấm dứt thời
kỳ khủng hoảng về đờng lối, về lãnh đạo của cách mạng Việt Nam. Ngay khi
ra đời, Đảng đã xác định đờng lối đúng đắn, khoa học cho cách mạng nớc ta
thông qua Chính cơng vắn tắt, Sách lợc vắn tắt do Nguyễn ái Quốc soạn thảo.
Đó là đờng lối Làm t sản dân quyền cách mệnh và thổ địa cách mệnh để đi
tới xã hội cộng sản , gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Cách mạng
Việt Nam vừa làm nhiệm vụ phản đế, vừa làm nhiệm vụ phản phong và đợc
thực hiện bằng bạo lực của quần chúng nhân dân, trong đó giai cấp công nhân
nông dân là gốc cách mạng, là động lực cơ bản, chủ yếu nhất của cách
mạng .
Trong buổi đầu tiến hành con đờng cách mạng ấy, có thể nói rằng dới
chân chúng ta không có một tấc đất tự do nào cả và vấn đề đặt ra đối với
Đảng ta là làm thế nào từ hai bàn tay trắng và cha hề có một tấc đất tự do ấy
làm chỗ đứng chân, trong điều kiện một nớc đất không rộng, ngời không
đông, kinh tế nông nghiệp lạc hậu mà lại có thể lãnh đạo nhân dân đứng lên
đấu tranh để tự giải phóng, xây dựng đợc căn cứ địa và hậu phơng vững mạnh

[19;53].
Khi xác định công- nông là gốc cách mạng có nghĩa rằng , Đảng vừa
xác định động lực của cách mạng nhng đồng thời cũng chú ý đến việc xây
dựng căn cứ cho cách mạng ở cả hai vùng địa bàn chiến lợc: thành thị và nông
thôn.
Tại thành thị, đó là các vùng trung tâm kinh tế chính trị, địch tập
trung đông với các cơ quan quan trọng đóng tại đó, việc xây dựng các căn cứ
an toàn là rất cần thiết nhằm đảm bảo sự liên lạc của Trung ơng Đảng với
quần chúng nhân dân tại đó đợc liên thông. Còn ở các vùng nông thôn, nông
dân sống tập trung với lực lợng đông đảo (90%), phải chịu hai tầng áp bức,

11


bóc lột nặng nề của chủ nghĩa đế quốc và phong kiến. Họ khao khát đợc hởng
độc lập tự do và đợc cày cấy trên chính mảnh ruộng của mình. Đảng ta đã ra
sức động viên, giác ngộ, đa họ vào tổ chức, trang bị lí luận cách mạng , tập dợt
đấu tranh để xây dựng đội quân chính trị hùng mạnh cho cách mạng. Trên cơ
sở lực lợng chính trị đó tiến hành xây dựng lực lợng vũ trang và có căn cứ địa
vững mạnh ở nông thôn.
Nh vậy, khi vạch ra phơng pháp bạo lực cách mạng bằng hình thức khởi
nghĩa của quần chúng thì Đảng ta cũng đặt vấn đề chuẩn bị cho cuộc đấu
tranh bằng hình thức bạo lực ấy lên hàng đầu. Bởi sự thắng lợi của một cuộc
cách mạng không bao giờ tự nó tới. Sự thắng lợi ấy cần phải có dự bị và tranh
lấy, chỉ có Đảng vô sản cách mạng mới có thể dự bị và tranh lấy đợc
[28;158].
Tuy nhận thức đợc vai trò của việc chẩn bị chu đáo để tranh lấy thắng
lợi nhng trong giai đoạn cách mạng 1930 - 1939, chúng ta vẫn cha xây dựng
đợc những căn cứ địa cách mạng theo đúng nghĩa của nó.
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã khơi dậy đợc tinh thần đấu tranh

quật cờng của nhân dân ta, lãnh đạo nhân dân dấy lên một cao trào cách mạng
mạnh mẽ:1930 - 1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh. Từ trong phong trào
1930 - 1931, một mô hình nhà nớc kiểu mới sơ khai đợc hình thành và đã thực
hiện nhiều biện pháp phục vụ lợi ích cho nhân dân lao động. Nhà nớc Xô Viết
thực sự là một nhà nớc của dân, do dân, vì dân. Nếu nó tồn tại đợc thì cách
mạng nớc ta sẽ có đợc một căn cứ, một hậu phơng tự do vững mạnh tại dải đất
miền Trung. Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn sau đó, thực dân Pháp đã
kịp huy động lực lợng đàn áp, khủng bố, dìm phong trào trong biển máu. Nhà
nớc sơ khai, hậu phơng an toàn cho cách mạng đã bị đè bẹp ngay từ trong
trứng nớc.
Thời kỳ khủng bố trắng 1932 - 1935, chúng ta phải chịu sự tổn thất
nặng nề về nhiều mặt: Đảng viên bị bắt, các tổ chức quần chúng cũng nh tổ
chứ đảng bị tan vỡVì cha có đợc một căn cứ an toàn làm điểm tựa nên khi cơ
sở quần chúng bị đàn áp thì Ban lãnh đạo Trung ơng cũng không có chỗ đứng
chân trong nớc. Trên thực tế, Ban Trung ơng không còn vì các đảng viên đã bị
bắt, số khác có rút ra đợc bên ngoài và lập đợc Ban Chỉ huy ở ngoài (Ban Hải
ngoại) tiếp tục cố gắng liên lạc về trong nớc để lãnh đạo phong trào cách
mạng.

12


Ban Chỉ huy ở ngoài phải hoạt động trong những điều kiện kinh tế chính trị hết sức khó khăn, thiếu thốn: thiếu tiền để duy trì hoạt động lại xa
quê hơng, thiếu cán bộ, luôn có những sự phản bội và khiêu khích dồn
dập[29; 57]. Dù đã có nhiều cố gắng nhng liên lạc giữa Ban Lãnh đạo với
quần chúng nhân dân , phong trào cách mạng trong nớc vẫn đứt quãng:
không có tin tức gì về Trung kỳ hay Nam kỳ không bao giờ có thể nhận
đợc tài liệu của Ban chỉ huy ở ngoài .
Năm 1935, mặc dù tổ chức Đảng đã đợc phục hồi đánh dấu bằng sự
kiện Đại hội lần thứ nhất của Đảng đợc tổ chức vào tháng 3/1935 tại Ma Cao

(Trung Quốc), nhng trong một thời gian dài sau đó chúng ta vẫn gặp rất nhiều
khó khăn về cán bộ cũng nh chỗ đứng chân cho lực lợng cách mạng. Đến năm
1938, Ban Trung ơng ở ngoài của chúng ta cũng chỉ gồm 11 ngời, trong đó 9
ngời trong xứ, riêng ngời lãnh đạo quan trọng là Nguyễn ái Quốc lại ở bên
ngoài.
Trong thực tế, giai đoạn 1930- 1939, cách mạng đã đạt đợc một số
thắng lợi nhất định. Đồng thời, qua đó cũng vạch ra cho Đảng ta thấy rõ sự
cần thiết phải xây dựng căn cứ địa làm nơi đứng chân cho Ban Lãnh đạo, hình
thành quân đội và đảm bảo tiềm lực thiết yếu cho cách mạng. Vấn đề này đã
gấp rút đợc thực hiện khi Nguyễn ái Quốc từ nớc ngoài trở về trực tiếp lãnh
đạo cách mạng nớc ta (2/1941).
1.3. Những điều kiện hình thành căn cứ địa.
Việc xây dựng căn cứ địa chỉ ra rằng, theo đơn vị hành chính có thể xây
dựng thành căn cứ địa Trung ơng, căn cứ địa địa phơng hay căn cứ địa cơ sở.
Theo địa hình và lãnh thổ có căn cứ địa ở đồng bằng, ở rừng núi, ở đô thị,
sông rạch. Ngoài ra, còn có căn cứ địa vùng sau lng địch (căn cứ lõm)Dù ở
trên địa bàn nào, với hình thức ra sao thì việc xây dựng một căn cứ địa cách
mạng phải đảm bảo các điều kiện sau:
* Về địa lý: Đó là nơi có điều kiện tự nhiên hiểm trở, kín đáo, có thể
đảm bảo đợc chỗ đứng chân tơng đối an toàn cho quân đội, cho ban lãnh đạo,
đảm bảo giao thông liên lạc thuận lợi thông suốt. Cùng với nhân dân thì địa
hình, địa lợi là bạn đồng minh tin cậy của đội quân cách mạng.
* Về kinh tế: Tại nơi ấy có đặc điểm tự nhiên đảm bảo đợc nền kinh tế
tự cấp, tự túc không chỉ cho đồng bào địa phơng mà còn có khả năng cung cấp

13


nguồn lơng thực, thực phẩm nuôi dỡng quân đội, đặc biệt là trong thời gian
phòng ngự, cầm cự hay bị địch vây hãm.

* Về chính trị: Nơi đó đông đảo quần chúng nhân dân đợc giác ngộ và
có cảm tình cách mạng, một lòng trung thành với cách mạng và sẵn sàng giúp
đỡ bộ đội mọi mặt trong mọi tình huống xảy ra.
* Về quân sự: ở đó có vị trí chiến lợc quan trọng mà lực lợng vũ trang
có thể tiến công địch hoặc cũng có thể rút lui bảo toàn lực lợng, phòng thủ lâu
dài.
Ngoài ra trong t tởng Hồ Chí Minh, cần phải xây dựng cho đợc chính
quyền tại căn cứ địa, bởi theo Ngời cha thành lập đợc chính quyền địa phơng
thì căn cứ địa khó thành lập và không thể củng cố đợc. Mặt khác, tại căn cứ
địa phải xây dựng đợc quân đội chính quy dựa trên cơ sở đội quân chính trị
hùng hậu, rộng lớn.
Với những điều kiện nh trên không phải nơi nào cũng có thể hội đủ một
lúc các yếu tố cần và đủ để xây dựng căn cứ địa. Do đó, với những vùng cha
có đầy đủ các điều kiện thì phải tìm cách khắc phục để có đợc những căn cứ
tốt cho cách mạng. ở những địa phơng nào đã có đủ điều kiện về địa lí, quân
sự, kinh tế thuận lợi nhng lại thiếu cơ sở chính trị thì phải cử cán bộ cách
mạng đến động viên, tuyên truyền, giác ngộ gây dựng cơ sở quần chúng vững
mạnh làm điểm xuất phát xây dựng căn cứ, phát triển lực lợng vũ trang. Ngợc
lại, ở những nơi nào có các điều kiện về kinh tế, chính trị, quân sự nhng lại
thiếu điều kiện địa lí thì căn cứ khó tồn tại bền vững đợc. Vì vậy, với những
nơi này cần khắc phục khó khăn bằng cách khơi dậy truyền thống đấu tranh
cách mạng của quần chúng nhân dân, phát huy sức mạnh vĩ đại của đội quân
chính trị, xây dựng thành rừng ngời, núi ngời thay cho rừng núi tự nhiên
hiểm trở. Còn những nơi nào có yếu tố chính trị, quân sự, địa lí mà không có
yếu tố kinh tế thì căn cứ dù có xây dựng đợc cũng khó tồn tại lâu dài.
Từ những phân tích trên ta thấy rằng việc xây dựng căn cứ địa phải dựa
trên nhiều điều kiện cụ thể nhng không bất biến mà phải vận dụng một cách
sáng tạo, mềm dẻo, linh hoạt. Trên cơ sở cái chúng ta có đợc để xây dựng cái
cha có, nơi nào có điều kiện thuận lợi thì phải gấp rút xây dựng căn cứ địa dù
ở bất cứ địa hình nào. Do đó mà trong cách mạng tháng 8/1945, chúng ta đã

xây dựng đợc một hệ thống căn cứ địa ở trên những địa bàn khác nhau với

14


những vai trò, vị trí, những đóng góp nhất định cho thành công của cách
mạng.
Nh vậy, việc xây dựng căn cứ địa tuy cần nhiều điều kiện khác nhau
nhng ít nhất phải có yếu tố địa lí, con ngời. Trong đó, con ngời là yếu tố có ý
nghĩa quyết định nhất. Có thể nói rằng yếu tố địa lí và yếu tố con ngời là điều
kiện cần cho sự ra đời của một căn cứ địa. Song nh thế cũng cha đủ, bởi căn
cứ địa này phải hoạt động phục vụ cho mục đích cách mạng. Do đó, nó cần có
sự lãnh đạo của Đảng để duy trì sự tồn tại và phát triển bền vững. Vì vậy, sự
lãnh đạo của Đảng là điều kiện đủ để một căn cứ địa đợc xây dựng hoàn
chỉnh.

Chơng 2: Các căn cứ địa
trong cách mạng tháng Tám 1945
2.1.Chủ trơng xây dựng căn cứ địa cách mạng của Đảng
Thực tế lịch sử cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 - 1939, chúng ta
cha xây dựng đợc các căn cứ địa theo đúng nghĩa của nó. Có chăng cũng chỉ
mới có các vùng tơng đối an toàn đợc gọi là an toàn khu. Thực tế đó cũng
cho thấy rằng cách mạng gặp rất nhiều khó khăn, tổn thất. Nguyên nhân sâu
xa là do Đảng đã không đi đúng với cơng lĩnh 3/2/1930 do Nguyễn ái Quốc
vạch ra. Đồng thời, những ngời lãnh đạo cũng rút ra đợc bài học rằng phải
nghĩ cách bảo vệ Trung ơng, Xứ uỷ nên đã tổ chức ra những an toàn khu (căn
cứ địa) [25;12]. Nhng chủ trơng xây dựng căn cứ địa đợc Đảng ta thực sự đặt

15



thành vấn đề trong chơng trình nghị sự của Hội nghị lần thứ 6, 7, 8 của Trung
ơng Đảng.
Năm 1939, khi chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, Đông Dơng là thuộc
địa của Pháp cũng bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh một cách gián tiếp. Tại
Đông Dơng, thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột về kinh tế, áp bức về
chính trị, nô dịch về văn hoá, vơ vét của cải, huy động nhân lực cho chiến
tranh ở chính quốc. Nhân dân Đông Dơng (trong đó có Việt Nam) quằn quại
dới ách thống trị của thực dân Pháp. Tình hình mới đặt ra cho Đảng ta phải có
đối sách mới. Do đó, tháng 11/1939, tại Bà Điểm ( Hóc Môn- Gia Định), Hội
nghị lần thứ 6 của Ban chấp hành Trung ơng Đảng đợc triệu tập đã phân tích
tình hình và đa ra sách lợc cho giai đoạn mới. Hội nghị đã giơng cao ngọn cờ
giải phóng dân tộc lên trên hết và tất cả những vấn đề khác kể cả cách mạng
điền địa cũng nhằm phục vụ cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Nhiệm vụ cách
mạng ruộng đất chỉ đề ra ở mức độ tịch ký ruộng đất của đế quốc Pháp và địa
chủ phản bội quyền lợi dân tộc chia cho dân cày nghèo. Lúc này, chuyển
trọng tâm công tác về nông thôn và phải dự bị những điều kiện bớc tới bạo
động làm cách mạng giải phóng dân tộc [29;552].
Hội nghị lần thứ 6 của Ban chấp hành Trung ơng đảng có ý nghĩa mở
đầu cho sự chuyển hớng chỉ đạo chiến lợc cách mạng của Đảng ta và đợc bổ
sung, hoàn thiện tại Hội nghị Trung ơng lần thứ 7 và 8. Tuy rằng, hội nghị này
cha trực tiếp đa vấn đề xây dựng căn cứ địa vào chơng trình nghị sự nhng qua
hội nghị đã nhấn mạnh việc chuẩn bị về lực lợng cũng nh căn cứ địa cho cách
mạng.
Sang năm 1940, lợi dụng lúc thực dân Pháp thất bại ở chính quốc, Nhật
Bản nhảy vào Đông Dơng âm mu chiếm Đông Dơng của Pháp. Nhân dân
Đông Dơng lúc này một cổ hai tròng dới hai tầng áp bức phát xít Pháp
Nhật. ở Việt Nam, trong phong trào cách mạng đã xuất hiện những hình thức
đấu tranh cao hơn, quyết liệt hơn. Trớc sự chuyển biến của tình hình thế giới
và trong nớc, Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ơng Đảng đợc tổ

chúc vào tháng 11/1940 tại Đình Bảng (Từ Sơn - Bắc Ninh). Hội nghị tiếp tục
giơng cao ngọn cờ độc lập dân tộc vì rằng trong lúc này nếu không giải quyết
đợc vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi đợc độc lập tự do cho toàn thể quốc
gia dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa
trâu mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại đợc.

16


Đối với cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940), Hội nghị nhận định cuộc khởi
nghĩa ấy nổ ra là đúng và chủ trơng duy trì ảnh hởng của nó đối với cách
mạng cả nớc, củng cố và duy trì đội du kích Bắc Sơn. Đội có nhiệm vụ dùng
hình thức vũ trang công tác, phát triển cơ sở cách mạng tiến tới thành lập căn
cứ địa cách mạng lấy Bắc Sơn - Võ Nhai làm trung tâm do Trung ơng trực tiếp
chỉ đạo.
Nh vậy, Hội nghị lần thứ 7 của Trung ơng Đảng tiếp tục bổ sung sự
chuyển hớng chỉ đạo chiến lợc cách mạng đề ra từ Hội nghị lần thứ 6, lần
đầu tiên từ khi Đảng ra đời, trung ơng Đảng đã thảo luận và thực sự bắt tay
vào xây dựng căn cứ địa cách mạng[23;23].
Công tác xây dựng căn cứ địa tiếp tục đợc Hội nghị lần thứ 8 của Trung
ơng Đảng nhấn mạnh và hoàn toàn nhất trí với việc xây dựng hai trung tâm
căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai và Cao Bằng. Từ hai cơ sở căn cứ ban đầu này,
Đảng ta và Hồ Chí Minh đã không ngừng chăm lo xây dựng và phát triển, sau
mở rộng thành căn cứ chính của cách mạng ở Việt Bắc.
Trong cuộc vận động cách mạng tháng Tám 1945, ngay trớc khi Tổng
khởi nghĩa bùng nổ, trong thời kỳ tiền khởi nghĩa, Hội nghị quân sự cách
mạng Bắc Kỳ đợc triệu tập (15/5/1945). Một trong những nhiệm vụ cần kíp và
quan trọng lúc này là xây dựng căn cứ địa kháng Nhật, chuẩn bị tổng khởi
nghĩa khi thời cơ đến. Hội nghị chủ trơng xây dựng 7 căn cứ địa trong cả nớc
gồm: Căn cứ Lê Lợi, căn cứ Hoàng Hoa Thám, căn cứ Quang Trung, căn cứ

Trần Hng Đạo (ở Bắc Kỳ); căn cứ Trng Trắc, căn cứ Phan Đình Phùng (Trung
Kỳ); căn cứ Nguyễn Tri Phơng (Nam Kỳ). Giữa các căn cứ, các chiến khu phải
đợc đánh thông liên lạc [30;392].
Nh vậy, chủ trơng xây dựng căn cứ địa của Đảng đợc trực tiếp đặt ra từ
Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ơng Đảng (11/1940). Đến trớc
ngày tổng khởi nghĩa bùng nổ, một hệ thống các căn cứ địa đợc xây dựng
khắp cả ba miền đất nớc và có đóng góp to lớn cho thắng lợi của cách mạng
tháng Tám.
2.2. Các căn cứ địa cách mạng Trung ơng.
2.2.1.Căn cứ địa Việt Bắc.
Việt Bắc bao gồm sáu tỉnh vùng núi phía Bắc (Bắc Bộ): Cao Bằng, Bắc
Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang. Danh từ Việt Bắc đã
đi vào Lịch sử dân tộc Việt Nam với ý nghĩa là cái nôi của cách mạng, là

17


vùng đất thánh của Việt cộng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lợc. Tại vùng đất này đã hội đủ những yếu tố để có thể xây dựng căn cứ
địa vững mạnh cho cuộc vận động cách mạng.
Việt Bắc có diện tích đất tự nhiên khoảng 5 vạn km 2, chiếm 15% diện
tích cả nớc, bằng 32% diện tích miền Bắc và có địa hình hết sức đa dạng. ở
đây, núi chiếm 2/3 diện tích tự nhiên, có nhiều cao nguyên đá vôi và nhiều dãy
núi trùng điệp. Giữa các dãy núi lại có những thung lũng có thể tiến hành sản
xuất nông nghiệp, ở trong núi lại có nhiều hang động để cất dấu lơng thực hay
ẩn náu khi có biến động. Địa hình Việt Bắc cao về phía Bắc nhng lại thấp dần
về phía Nam, Tây Nam.
Phía Bắc Việt Bắc giáp với Trung Quốc, với tuyến biên giới dài 751km
đi qua 15 huyện, 97 xã với nhiều cửa khẩu và hàng trăm lối mòn thông thơng
[24;17]. Qua bên kia biên giới Việt - Trung là vùng hoạt động, những căn cứ

địa của cách mạng Trung Quốc. Nhờ vậy mà lực lợng cách mạng Việt Nam và
lực lợng cách mạng Trung Quốc có thể nơng tựa vào nhau, hỗ trợ, giúp đỡ
nhau hoạt động. Đồng thời, phong trào cách mạng Việt Nam có thể liên lạc đợc với cách mạng quốc tế,vừa tranh thủ đợc sự lãnh đạo của Ban Chấp hành ở
ngoài vừa tranh thủ đợc sự chỉ đạo, giúp đỡ của Trung ơng từ dới xuôi.
ở phía Nam, Việt Bắc giáp vùng đồng bằng trung du - nơi có trung tâm
kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nớc (Hà Nội). Từ Việt Bắc có thể liên lạc với
Hà Nội bằng các con đờng bộ nh quốc lộ số 2, 3,
Phía Đông, Việt Bắc có thể liên lạc đợc với cảng Hải Phòng. Phía Tây
liên lạc thuận tiện với khu Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Thợng Lào.
Có thể thấy rằng, Việt Bắc có địa hình phức tạp, hiểm trở nhng kín đáo,
không bị chia cắt, cô lập mà nối liền thành một dải với trung châu và đồng
bằng, tạo thành một địa bàn chiến lợc cơ động. Hơn nữa, ở đây có thể duy trì
nền kinh tế tự túc, tự cấp nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên, lâm thổ sản dồi
dào, phong phú. Nhân dân chủ yếu là đồng bào các dân tộc ít ngời (Tày, Nùng,
Dao) sẵn sàng theo ánh sáng của cách mạng.
Xuất phát từ điều kiện địa lí tự nhiên, kinh tế, chính trị, quân sự thuận
lợi ở Việt Bắc mà Trung ơng Đảng đã quyết định xây dựng Việt Bắc thành căn
cứ địa vững mạnh, hậu cứ an toàn phục vụ cho sự nghiệp giải phóng đất nớc.
Cơ sở ban đầu của căn cứ địa Việt Bắc là hai trung tâm căn cứ Bắc Sơn - Võ

18


Nhai và Cao Bằng, sau đó phát triển rộng khắp 6 tỉnh ở Bắc Bộ, đa đến sự ra
đời của Khu giải phóng- trung tâm đầu não của cách mạng cả nớc.
2.2.1.1. Căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai.
Bắc Sơn vốn là một phần đất của châu Võ Nhai thuộc tỉnh Thái
Nguyên nhng năm 1894, thực dân Pháp đã tách vùng đất này lập ra châu Bắc
Sơn thuộc tỉnh Lạng Sơn. Vì vậy mà giữa hai châu Bắc Sơn và Võ Nhai từ lâu đã
cùng chung một đơn vị hành chính và có mối quan hệ khăng khít với nhau [1;5].

Do đó, từ Bắc Sơn có thể đánh thông xuống Bắc Giang để sang Thái Nguyên rồi về
xuôi, đồng thời có thể liên lạc với bên ngoài qua biên giới Việt Trung.
Dới ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp, nhân dân Bắc Sơn đã cùng
với nhân dân cả nớc phát huy tinh thần yêu nớc, tinh thần đấu tranh cách
mạng, tích cực chuẩn bị mọi mặt cho cách mạng. Đặt biệt thấm nhuần tinh
thần của Hội nghị lần thứ 6 của Trung ơng Đảng dự bị những điều kiện bớc
tới bạo động làm cách mạng giải phóng dân tộc. Nhân dân Bắc Sơn, Đảng bộ
Bắc Sơn đã không ngừng tổ chức lực lợng tự vệ, tổ chức huấn luyện quân sự,
tích trữ vũ khí, tìm địa điểm bí mật để phòng khi lộ có thể rút lui thuận lợi
[1;32].
Sang năm 1940, khi cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai ngày càng lan
rộng, nớc Pháp nhanh chóng thất bại và đầu hàng Đức, bị phát xít Đức chiếm
đóng. Lợi dụng lúc nớc Pháp suy yếu, phát xít Nhật liền nhảy vào Đông Dơng
chiếm thuộc địa của Pháp. Pháp đi từ nhân nhợng này đến nhân nhợng khác
nhằm cứu vãn quyền thống trị ở Đông Dơng nhng vẫn không ngăn đợc bớc
tiến của Nhật.
Ngày 22/9/1940, quân đội Nhật tràn vào Việt Nam qua Lạng Sơn và
nhanh chóng đánh bật các đồn Pháp dọc biên giới Việt Trung, chiếm thị xã
Lạng Sơn. Quân Pháp chỉ chống cự yếu ớt rồi nhanh chóng đầu hàng, rút chạy
qua châu Bắc Sơn để về Thái Nguyên. Trên đờng rút chạy chúng vứt bỏ cả
súng đạn, quân trang, quân dụng, một số làm tay sai của chính quyền Pháp bỏ
trốn nh: tri châu Điềm He, tri phủ Bình Gia Trớc tình hình đó, Đảng bộ
huyện Bắc Sơn đã lãnh đạo đồng bào với vũ khí hiện có tiến hành khởi nghĩa
giành chính quyền (27/9/1940). Quân khởi nghĩa tiến đánh đồn Mỏ Nhài,
châu lị Bắc Sơn nhng lại không tổ chức thành lập chính quyền cách mạng để
củng cố những thành quả đạt đợc. Vì vậy, sau đó thực dân Pháp và Nhật đã

19



tạm thời thoả hiệp với nhau, quay trở lại đàn áp cuộc khởi nghĩa, lập lại chính
quyền tay sai.
Nhận đợc tin về khởi nghĩa Bắc Sơn, Xứ uỷ Bắc Kỳ đã cử đồng chí Trần
Đăng Ninh lên Bắc Sơn chỉ đạo phong trào. Ngày 14/10/1940, cuộc họp các
đảng viên Bắc Sơn đợc triệu tập tại làng Sa Khao (Vũ Lăng). Hội nghị đã
quyết định Thành lập đội du kích Bắc Sơn, lấy vùng Đon Uý, Sa Khao, Mỏ
Tát, Bản Me làm căn cứ địa của đội du kích [23;4]. Đồng thời cử ra ban chỉ
huy đội du kích do đồng chí Trần Đăng Ninh phụ trách.
Ngay sau khi thành lập, đội du kích đã đẩy mạnh các hoạt động chống
địch khủng bố, làm chủ lại Khon Ràng, Nam Nhi, Vũ Lăng, tiêu diệt bọn tay
sai đầu sỏ, bảo vệ tính mạng và tài sản nhân dân, giữ vững phong trào cách
mạng. Để biểu dơng lực lợng, động viên tinh thần cách mạng của quần chúng
nhân dân, ngày 28/10/1940, tại Vũ Lăng đã diễn ra cuộc mít tinh do đảng bộ
tổ chức. Sau cuộc mít tinh, đợc sự chỉ đạo của dới xuôi, quân du kích chuyển
vào hoạt động bí mật trong rừng sâu và tạm thời mất liên lạc với quần chúng,
thiếu lơng thực thực phẩm, chịu đói, chịu rét [24;39].
Giữa lúc đội du kích Bắc Sơn gặp khó khăn, bế tắc vì không có địa bàn
đứng chân hoạt động thì cách đó không xa (100 km) tại làng Đình Bảng (Từ
Sơn Bắc Ninh) Hội nghị Trung ơng lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ơng
Đảng đợc triệu tập (tháng 11/1940). Hội nghị quyết định duy trì đội du kích
Bắc Sơn, đề ra phơng hớng hoạt động cho đội là kết hợp hình thức vũ trang
tuyên truyền, vừa chiến đấu chống khủng bố vừa bảo vệ và xây dựng cơ sở
quần chúng, tiến tới thiết lập những căn cứ địa rộng lớn lấy Bắc Sơn Võ
Nhai làm trung tâm. Sau hội nghị, Trung ơng đã bổ sung thêm cho Bắc Sơn
Võ Nhai nhiều cán bộ dới xuôi lên, đồng thời kêu gọi cả nớc ủng hộ cho khởi
nghĩa Bắc Sơn. Đến tháng 12/1940, Ban lãnh đạo đội du kích và khu du kích
đợc thành lập do đồng chí Hoàng Văn Thụ phụ trách chỉ đạo chung, đồng chí
Phùng Chí Kiên làm chỉ huy trởng, phụ trách căn cứ địa.
Nhờ có sự lãnh đạo của Trung ơng Đảng, của Xứ uỷ Bắc Kỳ, phong trào
cách mạng ở Bắc Sơn Võ Nhai đã vợt qua đợc khó khăn, thử thách. Sang

năm 1941, khu căn cứ du kích đã mở rộng ra các xã: Vũ Lăng, Hữu Vĩnh, H ng Vũ, Bắc Sơn, Vũ Lễ, Gia Hoà (thuộc Lạng Sơn); các xã Lâu Thợng, Phú
Thợng, Tràng Xá, Làng Mời, La Hiên (thuộc Võ Nhai); Cây Thị, Đông Hỷ
(Thái Nguyên) [23;5]. Tại Bắc Sơn, lực lợng du kích không ngừng phát triển,

20


đã thành lập đội Cứu quốc quân (2/1941) tại Khuổi Nọi (xã Vũ Lễ Bắc
Sơn).
Nh vậy, cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra khi thời cơ tại đó đã chín muồi
nhng trên phạm vi cả nớc thì khả năng đó cha có. Do đó, cuộc khởi nghĩa
thiếu sự hởng ứng mạnh mẽ của phong trào chung của cả nớc nên cha giành đợc thắng lợi cuối cùng. Tuy nhiên, từ trong cuộc khởi nghĩa đã hình thành căn
cứ địa Bắc Sơn Võ Nhai, cơ sở để Đảng ta xây dựng, mở rộng và phát triển
thành căn cứ địa rộng lớn cho cách mạng sau này.

2.2.1.2. Sự ra đời căn cứ địa Cao Bằng.
Tỉnh Cao Bằng có biên giới giáp Trung Quốc dài gần 300 km, đây là địa
bàn sinh sống của các dân tộc ít ngời và có địa thế thuận lợi cho việc xây dựng
căn cứ địa.
Sau phong trào 1936 1939, Cao Bằng cũng nh phong trào cách mạng
cả nớc bị khủng bố, đàn áp và gặp tổn thất nặng nề: nhiều cán bộ đảng viên bị
bắt, cơ sở cách mạng bị vỡ Trong lúc phong trào cách mạng trong cả nớc
đang gặp khó khăn thì Nguyễn ái Quốc cũng đang tìm đờng về nớc (cuối
1938) nhng Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ đã làm gián đoạn hành
trình của Ngời. Ngời buộc phải lu lại hoạt động trong đội quân cách mạng của
Trung Quốc, chờ thời cơ thuận lợi để về nớc.
Năm 1940, Pháp thua Đức là điều kiện thuận lợi cho ta, khi Ngời về đến
Tĩnh Tây (Quảng Tây Trung Quốc) thì gặp đồng chí Hoàng Văn Thụ ra đón
và đợc nghe báo cáo tình hình trong nớc từ khởi nghĩa Bắc Sơn đến Hội nghị
lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ơng Đảng. Ngời thấy rõ rằng muốn hoạt

động cách mạng thì phải có chỗ đứng chân trớc đã. Lúc đầu, Ngời định chọn
Lào Cai làm nơi xây dựng căn cứ địa nhng sau khi tìm hiểu, xem xét và lựa
chọn Ngời đã quyết chọn Cao Bằng để xây dựng thành căn cứ địa cho cách
mạng. Ngời nhận định: Căn cứ địa Cao Bằng sẽ mở ra nhiều triển vọng lớn
lao cho cách mạng nớc ta, Cao Bằng có phong trào tốt từ trớc lại kề sát biên
giới, lấy đó làm cơ sở liên lạc quốc tế rất thuận lợi. Nhng từ Cao Bằng còn
phải phát triển về Thái Nguyên và thông xuống nữa mới có thể tiếp xúc với
toàn quốc đợc. Có nối đợc phong trào với Thái Nguyên và toàn quốc thì khi

21


phát động đấu tranh vũ trang, lúc thuận lợi có thể tiến công, lúc khó khăn có
thể giữ [21;43].
Có thể thấy rằng, ngay từ khi cha đặt chân về nớc lãnh tụ Nguyễn ái
Quốc đã đặt vấn đề xây dựng căn cứ địa cho cách mạng lên trớc hết. Từ điểm
tựa ban đầu ấy tiến hành xây dựng lực lợng và làm bàn đạp cho khởi nghĩa vũ
trang giành chính quyền.
Để có căn cứ địa phải có cán bộ tuyên truyền, động viên, giác ngộ quần
chúng theo cách mạng. Do đó, để chuẩn bị đội ngũ cán bộ đi xây dựng căn cứ
địa, ngay trên đất Tĩnh Tây (Trung Quốc) Ngời đã mở lớp huấn luyện chính trị
cho 40 đồng chí trớc đó đã rút khỏi Cao Bằng sang Trung Quốc khi thực dân
Pháp khủng bố năm 1940. Nội dung học bao gồm những vấn đề về tình hình
thế giới và trong nớc, về nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện
tại, chơng trình, điều lệ, cách thức tổ chức các hội cứu quốc của Mặt trận Việt
Minh, các bớc công tác: điều tra, tuyên truyền, tổ chức, huấn luyện và đấu
tranh. Hồ Chí Minh, Phùng Chí Kiên, Võ Nguyên Giáp, Vũ Anh, Phạm Văn
Đồng trực tiếp giảng dạy lớp học này [24;44].
Sau khi lớp học kết thúc, đoàn cán bộ này trở về nớc hoạt động, tiến
hành xây dựng thí điểm Mặt trận Việt Minh, xây dựng căn cứ địa cách mạng.

Chỉ sau ba tháng đã có hơn 1000 hội viên ở ba huyện Hoà An, Hà Quảng,
Nguyên Bình và mỏ thiếc Tĩnh Túc. Riêng Hoà An có 7 tổng thì 6 tổng đã có
cơ sở hội cứu quốc, Hà Quảng có 10/27 xã có hội cứu quốc [23,35]. Từ ba
huyện này, địa bàn hoạt động của lực lợng cách mạng không ngừng củng cố,
mở rộng để chỉ một thời gian sau đó Cao Bằng trở thành một trong những căn
cứ quan trọng của cách mạng.
Nh vậy, có thể thấy rằng trong một khoảng thời gian 1940 1941, hai
căn cứ địa đầu tiên của cả nớc đã đợc hình thành. Nếu nh căn cứ Bắc Sơn
Võ Nhai đợc sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ơng thì căn cứ Cao Bằng lại có
thuận lợi là đợc sự chỉ đạo trực tiếp của Hồ Chí Minh, đặc biệt sau khi Ngời về
nớc. Do đó, hai căn cứ đã không ngừng đợc xây dựng, củng cố, phát triển và
mở rộng trớc sự khủng bố của địch.
2.2.1.3. Đấu tranh chống địch khủng bố và mở rộng hai căn cứ Bắc Sơn Võ
Nhai và Cao Bằng (1941 - 1944).
* Tại Bắc Sơn Võ Nhai.

22


Sau Hội nghị Trung ơng lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ơng Đảng,
đặc biệt từ tháng 3/1941, Trung ơng liên tục gửi cán bộ lên để chỉ đạo phong
trào cách mạng tại căn cứ Bắc Sơn Võ Nhai. Tại đây đã diễn ra nhiều hoạt
động sôi nổi nh: học tập chính trị, luyện tập quân sự, vũ trang tuyên truyền,
mít tinh, tiễu trừ những tên phản động, duy trì trật tự trị an [1;42 44]. Sau
khi Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ơng Đảng kết thúc, đội Cứu
quốc quân tại đây đã bảo vệ cho các đồng chí trong Ban thờng vụ Trung ơng
Đảng về xuôi an toàn trớc sự vây quét ráo riết của địch.
Tại Bắc Sơn, thực dân Pháp cha đạt đợc mục đích đề ra là tiêu diệt Ban
lãnh đạo cách mạng, tiêu diệt lực lợng Cứu quốc quân và phá cơ sở cách mạng
của ta nên chúng càng tăng cờng khủng bố, lùng sục hơn nữa. Trớc tình hình

đó, tháng 8/1941 lực lợng Cứu quốc quân chia thành hai bộ phận rút lui, phân
tán lên Cao Bằng hoặc xuống Thái Nguyên. Địch lại tập trung lực lợng vây
quét Võ Nhai (Thái Nguyên), chúng tăng cờng xây dựng và củng cố lực lợng
thêm cho các đồn bốt, dồn dân vào các trại tập trung thực hiện âm mu tát nớc
bắt cá tách Cứu quốc quân ra khỏi nhân dân để dễ dàng tiêu diệt. Tuy nhiên,
nỗ lực bỏ ra nhiều mà kết quả thu đợc không nh mong muốn. Trong vòng vây
khủng bố của địch, Cứu quốc quân vẫn tồn tại và phát triển dới sự đùm bọc,
che chở của nhân dân. Tại khu rừng Khuôn Méng (Tràng Xá - Thái Nguyên)
trung đội Cứu quốc quân II đợc thành lập (15/9/1941).
Sang tháng 10/1941 đầu 1942, địch tập trung lực lợng mở cuộc càn quét
quy mô lớn nhằm giành thắng lợi dứt điểm. Hoạt động của Cứu quốc quân
ngày càng khó khăn, thiếu thốn. Đến tháng 3/1942, Ban chỉ huy Cứu quốc
quân chủ trơng "hoá chỉnh vi linh" chia Cứu quốc quân thành nhiều đơn vị
nhỏ rút khỏi vòng vây, phân tán về trong nhân dân, giữ gìn, phát triển lực lợng,
mở rộng căn cứ địa hơn nữa.
Sau 8 tháng tiến hành chiến tranh du kích (7/1941 đến 3/1942) trong
điều kiện hết sức khó khăn, gian khổ, thiếu thốn lại bị địch khủng bố gắt gao
Cứu quốc quân vẫn duy trì sự tồn tại, củng cố đợc căn cứ địa. Cuộc chiến đấu
này đợc coi là cuộc đấu tranh bằng quân sự dài ngày nhất của một đội quân
cách mạng trong thời kỳ chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Đồng thời,
qua đó cung cấp cho Đảng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về xây dựng
lực lợng, xây dựng căn cứ địa cách mạng, tiến hành chiến tranh du kích. Nó

23


cho thấy rằng chúng ta có khả năng thành lập đợc những căn cứ địa cách
mạng ở vùng nông thôn, rừng núi và đánh du kích lâu dài [23;49] và [24;55].
* Tại Cao Bằng.
ở Cao Bằng, ngay sau khi căn cứ đợc thành lập thì không phải trải qua

quá trình đấu tranh du kích nh ở Bắc Sơn Võ Nhai. Tại đây lại diễn ra
những hoạt động chính trị văn hoá sôi nổi nhằm củng cố căn cứ địa vững
mạnh.
Ngay khi về Cao Bằng, việc làm trớc tiên của Hồ Chí Minh là tiếp tục
mở các lớp huấn luyện chính trị tại Pac Pó (Hà Quảng), Lam Sơn (Hoà An),
hang Kéo Quảng (Nguyên Bình)... Mỗi khoá huấn luyện khoảng một tuần, có
từ 5 đến 10 ngời, sau đó tăng dần lên [24;60].
Để có tài liệu huấn luyện cán bộ, Ngời đã dịch cuốn Lịch sử Đảng
Cộng Sản (B) Liên Xô từ tiếng Trung Quốc ra tiếng Việt, viết tác phẩm Lịch
sử nớc ta, Cách đánh du kích, Kinh nghiệm Tàu,... Mời chính sách của
mặt trận Việt Minh cũng đợc soạn bằng văn vần gọi là Ngũ tự kinh nên dễ
đọc, dễ nhớ và dễ thuộc. Xuất phát từ thực tế đồng bào các dân tộc ít ngời đa
số nhân dân mù chữ nên Ngời sử dụng thơ để phục vụ cho nhiệm vụ cách
mạng; tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân tham gia các đoàn thể
của Viêt Minh. Một số tác phẩm đợc các đồng chí dịch ra tiếng dân tộc nên dù
không biết chữ mọi ngời vẫn có thể đọc truyền miệng cho nhau thuộc.
Cùng với việc mở các lớp huấn luyện cán bộ, Ngời còn chủ trơng xuất
bản tờ báo Việt Lập. Bởi trong những năm bôn ba hoạt động ở nớc ngoài,
Ngời thấy rõ báo chí là công cụ phục vụ đắc lực cho mục đích cách mạng.
Chính Ngời cũng tham gia viết bài, vẽ tranh, lấy tin... cho tờ báo. Báo Việt
Lập với lời văn giản dị, cách viết ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với trình độ của
cán bộ cũng nh đồng bào các dân tộc ít ngời. Do đó, tờ báo nhanh chóng đợc
phổ biến rộng rãi, số đoàn thể mua báo ngày càng nhiều, có lúc xuất bản 600
số cũng không đáp ứng đủ nhu cầu. Cùng với báo Việt Lập, sách Ngũ tự
kinh cũng đợc xuất bản và dịch sang các tiếng dân tộc để phục vụ cho công
tác tuyên truyền, vận động cách mạng.
Tại Cao Bằng, còn thực hiện xây dựng nếp sống mới, nâng cao trình độ
dân trí, mở mang văn hoá cho nhân dân. Nhiều lớp học chữ Quốc Ngữ đợc tổ
chức với tinh thần ngời biết chữ dạy ngời cha biết chữ, ngời biết ít học ngời biết
nhiều hơn (Hồ Chí Minh). Phong trào học tập mở mang dân trí đợc đông đảo quần


24


chúng nhân dân hởng ứng tham gia, có những lớp học có cả già, trẻ, gái, trai, có
lớp có cả vợ chồng, anh em hay bố mẹ cùng học [24;64].
Những hoạt động sôi nổi, phong phú của mặt trận Việt Minh tại Cao
Bằng đã từng bớc cải thiện đời sống, văn hoá của nhân dân các dân tộc, xây
dựng đời sống mới cho nhân dân ngay trong cảnh nô lệ tối tăm của ách thực
dân xâm lợc. Dân trí đợc mở mang, tình đoàn kết giữa các dân tộc đợc tăng cờng củng cố, xoá đi sự ngăn cách, nghi kị do chính sách chia để trị của thực
dân Pháp gây ra. Cách mạng thực sự đã đem lại cho nhân dân quyền bình
đẳng giữa các dân tộc, quyền học tập văn hoá và mu cầu hạnh phúc. Sự cải
thiện bớc đầu một số mặt sinh hoạt văn hoá - xã hội đã tạo nên những yếu tố
mới làm cho bộ mặt căn cứ địa từng bớc đổi thay, căn cứ địa ngày càng đợc
củng cố vững chắc [24;71].
Trên cơ sở căn cứ địa đợc củng cố vững mạnh, theo chỉ thị của Hồ Chí
Minh, tiểu đội du kích Cao Bằng đợc thành lập cuối năm 1941 gồm 12 ngời
do đồng chí Lê Quảng Ba làm đội trởng. Đồng thời, một tổ sửa chữa vũ khí
cũng đợc thành lập nhằm trang bị vũ khí cho đội du kích: súng, bộc phá, ...
Quán triệt t tởng của Hồ Chí Minh, ngay từ khi xây dựng căn cứ Cao Bằng, từ
Cao Bằng phải phát triển xuống nữa, phải mở rộng địa bàn hoạt động của đội
quân cách mạng xuống trung du, đồng bằng và đô thị theo các hớng Đông
tiến, Tây tiến, Nam tiến.
Bớc sang năm 1943, cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bớc vào năm thứ
t, cục diện chiến tranh đã có sự thay đổi. Hồng quân Liên Xô và lực lợng dân
chủ đang chuyển sang phản công quân phát xít, mở ra triển vọng thắng lợi của
phong trào giải phóng dân tộc ở các nớc lệ thuộc và thuộc địa trên thế giới,
trong đó có cách mạng Việt Nam. ở trong nớc, công tác xây dựng căn cứ địa,
xây dựng lực lợng... tiếp tục đợc đẩy mạnh và đạt kết quả khả quan.
Các đội xung phong Nam tiếnđựơc thành lập do Võ Nguyên Giáp

lãnh đạo bao gồm thanh niên các dân tộc có tinh thần cách mạng cao, đợc
chọn lựa từ các hội viên Cứu quốc quân, xung phong tình nguyện thoát li gia
đình đi hoạt động cách mạng. Bằng nhiều biện pháp khác nhau: thông qua đờng dây họ hàng, ăn thề, lối nhảy cóc, vết dầu loang... các đội Nam tiến
đã xây dựng đợc các hội cứu quốc, đội tự vệ ở các châu: Ngân Sơn, Chợ Rã,
Bạch Thông, Chợ Đồn. Đến cuối 1943, đã hình thành nên khu Quang Trung

25


×