Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

các khu du kích và căn cứ chống nhật – pháp ở tỉnh phú thọ trong thời kì vận động cách mạng tháng tám

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 103 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




NGUYỄN THỊ THANH HẢI




CÁC KHU DU KÍCH VÀ CĂN CỨ CHỐNG
NHẬT – PHÁP Ở TỈNH PHÚ THỌ TRONG THỜI KÌ VẬN ĐỘNG
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM



TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13




Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ













Thái Nguyên, năm 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu “Các khu du kích và căn cứ
chống Nhật – Pháp ở tỉnh Phú Thọ trong thời kì vận động Cách mạng tháng
Tám” dưới sự hướng dẫn của GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ là kết quả nghiên cứu
của cá nhân tôi. Các số liệu nêu trong Luận văn là trung thực. Những chỗ sử
dụng kết quả nghiên cứu của tác giả khác đều trích dẫn rõ ràng. Những tư liệu
không có trích dẫn là do tác giả trực tiếp sưu tầm trong quá trình sưu tầm tài
liệu tại địa phương.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng chấm Luận văn và Nhà
trường về sự cam đoan này.
Thái Nguyên, tháng 04 năm 2013
Tác giả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


iii
LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới GS.TS Nguyễn
Ngọc Cơ – người thầy đã hướng dẫn tận tình và hết lòng động viên tác giả
trong quá trình hoàn thành Luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Lịch Sử
trường Đại học Sư Phạm – Đại học Thái Nguyên, Thư viện Quốc gia, Bảo
tàng Quân khu 2, Thư viện tỉnh Phú Thọ… đã tạo điều kiện để tác giả hoàn
thành Luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn những nhận xét, đánh giá của Hội đồng
khoa học bảo vệ Luận văn.
Tác giả cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các bạn bè, đồng
nghiệp đã động viên, giúp đỡ tác giả nhiệt tình trong quá trình học tập và
hoàn thành Luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 04 năm 2013
Tác giả




Nguyễn Thị Thanh Hải


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. VỊ TRÍ CHIẾN LƢỢC CỦA TỈNH PHÚ THỌ VÀ TÌNH
HÌNH TỈNH PHÚ THỌ TRƢỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ
HAI 9
1.1. Vị trí chiến lược của tỉnh Phú Thọ 9
1.2. Tình hình tỉnh Phú Thọ trước Chiến tranh thế giới thứ hai 15
1.2.1. Tình hình chính trị 15
1.2.2. Tình hình kinh tế 17
1.2.3. Tình hình xã hội 22
Chƣơng 2. SỰ RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KHU DU KÍCH
VÀ CĂN CỨ CHỐNG NHẬT–PHÁP Ở TỈNH PHÚ THỌ (1939 – 1945) 27
2.1. Hoàn cảnh ra đời 27
2.2. Sự ra đời của các khu du kích và căn cứ chống Nhật - Pháp 35
2.2.1. Chiến khu Vần – Hiền Lương 35
2.2.2. Khu căn cứ du kích Vạn Thắng 43
2.2.3. Khu căn cứ du kích Phục Cổ 48
2.3. Hoạt động xây dựng, phát triển lực lượng và chống giặc tại các
khu du kích và căn cứ chống Nhật - Pháp ở tỉnh Phú Thọ trước ngày
Tổng khởi nghĩa 51
2.4. Quân dân trong các khu du kích và căn cứ chống Nhật – Pháp
đứng lên giành chính quyền ở địa phương và phối hợp giành chính
quyền ở tỉnh Phú Thọ 59

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
Chƣơng 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA CÁC
KHU DU KÍCH VÀ CĂN CỨ CHỐNG NHẬT – PHÁP Ở TỈNH PHÚ

THỌ TRONG CUỘC VẬN ĐỘNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 69
3.1. Các khu du kích và căn cứ chống Nhật – Pháp là địa bàn cơ sở
cho sự ra đời và phát triển của lực lượng vũ trang tỉnh Phú Thọ 69
3.2. Các khu du kích và căn cứ chống Nhật – Pháp ở tỉnh Phú Thọ là
nơi ươm mầm cách mạng, góp phần quan trọng thúc đẩy phong trào
cách mạng trên địa bàn tỉnh 71
3.3. Các khu du kích và căn cứ chống Nhật – Pháp ở tỉnh Phú Thọ góp
phần tạo thế liên hoàn thống nhất cho cách mạng ở các tỉnh phía Bắc 76
3.4. Các khu du kích và căn cứ chống Nhật – Pháp đóng vai trò nòng cốt
trong khởi nghĩa giành chính quyền ở một số địa phương và tỉnh Phú Thọ 77
KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Cách mạng tháng Tám năm 1945 giành thắng lợi mở ra một bước ngoặt
vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đã phá tan xiềng xích nô lệ của thực
dân Pháp và ách thống trị của phát xít Nhật, lật nhào ngai vàng phong kiến;
mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc: kỉ nguyên độc lập, tự do gắn liền với chủ
nghĩa xã hội.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là sự kết hợp của nhiều nhân tố,
trong đó quan trọng nhất và mang tính quyết định là sự lãnh đạo sáng suốt của
Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường
đường lối cách mạng đúng đắn, dựa trên cơ sở lí luận chủ nghĩa Mác – Lênin

được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng đặc biệt quan tâm đến vấn đề
khởi nghĩa vũ trang bởi đây là một trong những vấn đề sống còn đối với sự thành
bại của cách mạng. Theo đó, việc xây dựng khu du kích và căn cứ chống Nhật -
Pháp là nội dung có vai trò quan trọng đặc biệt. Khu du kích, căn cứ du kích là
khu vực dân cư được giải phóng trong vùng địch tạm chiếm. Ở đây, chính quyền
của địch bị lật đổ, lực lượng vũ trang của chúng đã bị tiêu diệt, rút chạy, các tổ
chức phản động tan rã; chính quyền cách mạng được thành lập. Khu du kích, căn
cứ du kích là nơi quyền quản lí đất đai, tổ chức xã hội, về cơ bản thuộc về lực
lượng cách mạng, là cơ sở cho chiến tranh du kích, quấy rối, tiêu hao sinh lực
địch. Vì vậy, kẻ địch thường đánh phá ác liệt để tiêu diệt khu du kích, căn cứ du
kích; nhân dân ta thì ra sức bảo vệ, củng cố khu du kích, căn cứ du kích, làm
điểm xuất phát cho các cuộc tiến công giành thắng lợi hoàn toàn.
Trong cuộc vận động Cách mạng tháng Tám (1939 – 1945), các khu du
kích và căn cứ chống Nhật - Pháp đã được thành lập ở nhiều địa phương trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
cả nước. Với vị trí chiến lược quan trọng ở vùng rừng núi phía Bắc, tỉnh Phú
Thọ được Trung ương Đảng quan tâm trong vấn đề xây dựng và phát triển các
khu du kích và căn cứ chống Nhật - Pháp. Nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ
vốn có tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh chống giặc kiên cường, nhiệt
tình ủng hộ và hăng hái tham gia cách mạng. Nhiều địa phương trong tỉnh đã
từng là căn cứ chiến đấu trong phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ
XIX – đầu thế kỉ XX như Cẩm Khê, Yên Lập, Thanh Sơn Vì vậy, với chủ
trương của Đảng, trong thời kì vận động Cách mạng tháng Tám, các khu du
kích và căn cứ chống Nhật - Pháp đã lần lượt ra đời một số địa phương trong
tỉnh, đóng vai trò then chốt trong cuộc vận động cách mạng tiến tới khởi
nghĩa vũ trang giành chính quyền ở tỉnh Phú Thọ.

Do tầm quan trọng của vấn đề mà trong giới nghiên cứu sử học nói
chung, lịch sử quân sự nói riêng ở cả trong và ngoài tỉnh đều chú ý đến vấn đề
chiến tranh du kích và căn cứ du kích trong chiến tranh cách mạng Việt Nam.
Bởi vậy, việc nghiên cứu về các khu du kích và căn cứ chống Nhật – Pháp ở
tỉnh Phú Thọ trong thời kì vận động Cách mạng tháng Tám mang tính cấp
thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Nghiên cứu về các khu du kích và căn cứ chống Nhật – Pháp ở tỉnh Phú
Thọ trong thời kì vận động Cách mạng tháng Tám trước hết sẽ góp phần làm
sáng tỏ sự tài tình và đúng đắn trong việc chỉ đạo khởi nghĩa vũ trang của Đảng
trong Cách mạng tháng Tám. Mặt khác, bản thân là một người con của tỉnh
Phú Thọ, đang làm công tác giảng dạy môn Lịch sử, việc nghiên cứu về các
khu du kích và căn cứ chống Nhật – Pháp ở tỉnh Phú Thọ trong thời kì vận
động Cách mạng tháng Tám còn có ý nghĩa thiết thực lâu dài đối với chúng tôi,
giúp chúng tôi hiểu rõ về truyền thống đấu tranh vẻ vang nhân dân các dân tộc
trong tỉnh mình. Đồng thời, kết quả nghiên cứu đề tài còn góp phần quan trọng
trong việc giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc cho thế hệ trẻ của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
Từ những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề “Các khu du kích
và căn cứ chống Nhật – Pháp ở tỉnh Phú Thọ trong thời kì vận động Cách
mạng tháng Tám” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Lịch sử của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về cuộc vận
động Cách mạng tháng Tám ở nhiều khía cạnh, đặc biệt là vấn đề khởi nghĩa
vũ trang. Một trong những điểm nổi bật trong đường lối về khởi nghĩa vũ
trang của Đảng trong Cách mạng tháng Tám là đi từ khởi nghĩa từng phần đến
tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên phạm vi cả nước. Bởi vậy, vấn đề

khởi nghĩa vũ trang không chỉ được nghiên cứu một cách tổng thể mà còn
được nghiên cứu làm rõ ở nhiều góc độ khác nhau, nhiều mức độ khác nhau.
Khi nghiên cứu về đề tài “Các khu du kích và căn cứ chống Nhật –
Pháp ở tỉnh Phú Thọ trong thời kì vận động Cách mạng tháng Tám”, chúng
tôi đã được tiếp cận một số các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các
ban, ngành cũng như một số tài liệu ghi chép, hồi kí của một số người từng
tham gia lãnh đạo hoặc chiến đấu ở các khu du kích và căn cứ trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ thời kì này.
Trước hết là cuốn “Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân
và dân Phú Thọ (1945 – 1954)” của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ,
Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 1999. Tác phẩm đề cập khái quát về sự ra
đời của các khu du kích và căn cứ chống Nhật - Pháp ở Phú Thọ. Đồng thời,
tác phẩm này cũng nhắc đến một số hoạt động của các khu du kích và căn cứ
chống Nhật - Pháp trong cuộc đấu tranh vũ trang giành chính quyền trong
Cách mạng tháng Tám năm 1945 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Tác phẩm “Cách mạng tháng Tám 1945” của Ban Nghiên cứu Lịch sử
Đảng Trung ương, Nhà xuất bản Sự thật, 1970 đã nói đến vai trò của lực lượng
vũ trang trong cuộc đấu tranh giành chính quyền tháng Tám năm 1945 ở tỉnh
Phú Thọ và Yên Bái, đặc biệt là vai trò của chiến khu Vần – Hiền Lương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
Cuốn “Lịch sử lực lượng vũ trang Quân khu 2 (1946 – 2006)” của Bộ
Tư lệnh Quân khu 2, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2006 cũng đề cập sơ
lược về sự ra đời của chiến khu Vần – Hiền Lương, căn cứ du kích Vạn
Thắng, căn cứ du kích Phục Cổ, với vị trí là những nơi ươm mầm cách mạng,
chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Phú Thọ và Yên Bái.
Trong số các tác phẩm đề cập đến các khu du kích và căn cứ chống
Nhật – Pháp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ năm 1939 đến năm 1945, đặc biệt

phải kể đến tác phẩm “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ” – tập I (1939 – 1968)
của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,
2000. Tác phẩm đã dành một phần nói về cuộc khởi nghĩa vũ trang giành
chính quyền tháng Tám năm 1945 ở tỉnh Phú Thọ, trong đó nhắc tới vai trò
của lực lượng vũ trang các khu du kích và căn cứ chống Nhật - Pháp trong
tỉnh, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ các cấp của tỉnh Phú Thọ.
Cuốn “Lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân xã Minh Hòa”, Ban
Tuyên giáo tỉnh ủy Vĩnh Phú xuất bản năm 1987 giới thiệu về truyền thống
đấu tranh của nhân dân xã Minh Hòa – huyện Yên Lập – tỉnh Phú Thọ, trong
đó nhắc đến sự ra đời của căn cứ du kích Phục Cổ và hoạt động của căn cứ
này trong cách mạng tháng Tám.
Ngoài các tác phẩm trên, còn có một số tác phẩm khác đề cập đến các
khu du kích và căn cứ chống Nhật - Pháp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ở các khía
cạnh khác nhau, như: “Sơ thảo lịch sử Cách mạng tháng Tám tỉnh Phú Thọ”,
“Truyền thống giữ nước của nhân dân vùng Đất Tổ”, “Lịch sử Đảng bộ
huyện Yên Lập”, “Lịch sử Đảng bộ huyện Cẩm Khê”, “Địa chí xã Đồng
Lương”, “Những ngày Cách mạng tháng Tám” (hồi kí)…
Như vậy, cho đến nay đã có nhiều công trình đã đề cập trong một phạm
vi nhất định về các khu du kích và căn cứ chống Nhật - Pháp ở tỉnh Phú Thọ
trong thời kì vận động Cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên, chưa có một công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, sâu sắc, toàn diện về sự ra đời,
hoạt động cũng như những đóng góp của các khu du kích và căn cứ chống
Nhật - Pháp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong cuộc vận động Cách mạng tháng
Tám. Mặc dù vậy, đó là những công trình khoa học có giá trị quan trọng, giúp
chúng tôi có nhiều tư liệu để hoàn thành luận văn Thạc sĩ của mình.
3. Đối tƣợng, phạm vi, nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về sự ra đời và hoạt động của các khu du
kích và căn cứ chống Nhật – Pháp ở tỉnh Phú Thọ trong thời kì vận động
Cách mạng tháng Tám (1939 – 1945), từ đó rút ra nhận xét về vai trò, vị trí
của các khu du kích và căn cứ chống Nhật - Pháp ở tỉnh Phú Thọ trong cuộc
vận động Cách mạng tháng Tám.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Tỉnh Phú Thọ.
- Phạm vi thời gian: Từ năm 1939 đến năm 1945.
Song, để làm rõ yêu cầu của đề tài, luận văn có một phần đề cập khái
quát đến tình hình tỉnh Phú Thọ trước năm 1939.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở những nguồn tài liệu thu thập được, Luận văn phân tích một
cách khái quát về vị trí chiến lược của tỉnh Phú Thọ và tình tỉnh Phú Thọ
trước Chiến tranh thế giới thứ hai; làm rõ sự ra đời và hoạt động của các khu
du kích và căn cứ chống Nhật – Pháp ở tỉnh Phú Thọ từ năm 1939 đến năm
1945. Trên cơ sở đó, Luận văn nêu ra một số nhận xét về vị trí, vai trò của các
khu du kích và căn cứ chống Nhật - Pháp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong
cuộc vận động Cách mạng tháng Tám.
3.4. Mục đích nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
Thực hiện đề tài này, chúng tôi nhằm tái hiện sự ra đời, hoạt động và
vai trò, vị trí của các khu du kích và căn cứ chống Nhật – Pháp ở tỉnh Phú
Thọ trong thời kì vận động Cách mạng tháng Tám. Bên cạnh đó, Luận văn
cũng nhằm góp phần giáo dục truyền thống yêu nước và đấu tranh bảo vệ đất
nước cho thế hệ trẻ tỉnh Phú Thọ, đóng góp thêm nguồn tư liệu phục vụ cho
giảng dạy, học tập và nghiên cứu lịch sử địa phương.

4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi dựa vào những nguồn tài liệu chủ
yếu sau:
- Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lê nin về khởi nghĩa vũ
trang. Đây là cơ sở lý luận mà chúng tôi vận dụng vào quá trình tìm hiểu và
nghiên cứu đề tài.
- Các công trình nghiên cứu về Cách mạng tháng Tám.
- Nguồn tài liệu lưu trữ: bao gồm các tư liệu thành văn hiện đang lưu
trữ tại các Trung tâm lưu trữ của Trung ương và địa phương. Đó là các tác
phẩm, công trình đã xuất bản của các nhà khoa học, các viện nghiên cứu, của
Ban nghiên cứu lịch sử Đảng bộ các cấp, của Tỉnh uỷ Phú Thọ, Ban chỉ huy
quân sự tỉnh Phú Thọ, Quân khu 2… Đây là nguồn tài liệu gốc đáng tin cậy,
giúp cho chúng tôi có cái nhìn cụ thể, chân thực vấn đề mà đề tài quan tâm.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các tài liệu thành văn đã công bố trên các
tạp chí Trung ương và địa phương (các bài báo viết về chiến khu Vần – Hiền
Lương, khu du kích Vạn Thắng, khu du kích Phục Cổ…).
Đồng thời chúng tôi cũng sưu tầm nghiên cứu các cuốn hồi ký, ghi
chép của các vị lãnh đạo địa phương tham gia hoạt động ở các khu du kích và
căn cứ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong những ngày Cách mạng tháng Tám.
Đây là nguồn tài liệu quý giá giúp chúng tôi bổ sung, hoàn thiện đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Với mục đích tái hiện sự ra đời, hoạt động và đánh giá vị trí, vai trò của
các khu du kích và căn cứ chống Nhật - Pháp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong
thời kì vận động Cách mạng tháng Tám, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch
sử kết hợp với phương pháp logic là chủ yếu. Ngoài ra để làm rõ nội dung đề

tài, chúng tôi cũng sử dụng một số phương pháp khác như so sánh, điều tra
thực địa, thống kê.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn khôi phục lại một cách có hệ thống về sự ra đời và hoạt động
của các khu du kích và căn cứ chống Nhật - Pháp ở tỉnh Phú Thọ trong thời kì
vận động Cách mạng tháng Tám; nêu rõ vị trí, vai trò của các khu du kích và
căn cứ chống Nhật - Pháp ở tỉnh Phú Thọ trong thời kì cách mạng này.
Kết quả nghiên cứu đề tài cũng góp phần nâng cao nhận thức về
truyền thống đấu tranh quật cường của quân và dân tỉnh Phú Thọ, giáo
dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc trong công cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc cho các thế hệ thanh – thiếu niên trong tỉnh, giáo dục tình
yêu quê hương, đất nước, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng cho
nhân dân tỉnh Phú Thọ.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy
và học tập lịch sử địa phương.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn
được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Vị trí chiến lược của tỉnh Phú Thọ và tình hình tỉnh Phú Thọ
trước Chiến tranh thế giới thứ hai
Chương 2: Sự ra đời và hoạt động của các khu du kích và căn cứ chống
Nhật – Pháp ở tỉnh Phú Thọ (1939 – 1945)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
Chương 3: Một số nhận xét về vai trò, vị trí của các của các khu du
kích và căn cứ chống Nhật - Pháp ở tỉnh Phú Thọ trong cuộc vận động Cách
mạng tháng Tám.





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
Chƣơng 1
VỊ TRÍ CHIẾN LƢỢC CỦA TỈNH PHÚ THỌ VÀ TÌNH HÌNH
TỈNH PHÚ THỌ TRƢỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

1.1. Vị trí chiến lƣợc của tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ là một tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm ở
vị trí trung tâm Bắc Bộ, là cửa ngõ nối liền giữa các tỉnh miền núi phía Tây
Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ; phía đông giáp tỉnh
Vĩnh Phúc, phía tây giáp hai tỉnh Yên Bái và Sơn La, phía nam giáp Hà Nội
và Hòa Bình, phía bắc giáp Tuyên Quang và Yên Bái.
Thời các Vua Hùng dựng nước, Phú Thọ nằm ở trung tâm của nước
Văn Lang, đất cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Thời An Dương Vương với
nhà nước Âu Lạc, Phú Thọ thuộc huyện Mê Linh. Năm 179 trước Công
nguyên, nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm lược, đất nước rơi vào ách đô hộ của
các triều đại phong kiến phương Bắc. Dưới triều Đông Hán, đất đai Phú Thọ
nằm trong huyện Mê Linh, thuộc quận Giao Chỉ. Từ thế kỉ III đến thế kỉ V,
Phú Thọ thuộc huyện Gia Ninh. Dưới thời nhà Đường, Phú Thọ thuộc Phong
Châu Thừa Hóa quận, thường gọi tắt là Phong Châu.
Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, Ngô Quyền xưng vương, chấm
dứt hoàn toàn ách đô hộ hàng nghìn năm của các triều đại phong kiến phương
Bắc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ của dân tộc. Các vương triều phong kiến
Đại Việt tiến hành nhiều cải cách hành chính, phân chia lại vùng lãnh thổ.
Nhà Đinh chia nước thành 10 đạo; nhà Tiền Lê lại đổi các đạo ra lộ nhưng sử
cũ vẫn chép tên các châu đời Đường. Thế kỉ thứ XI – XII, nhà Lý chia nước ta

thành 24 lộ. Ở miền núi và trung du, dưới lộ là các châu. Lúc đó, địa bàn Phú
Thọ bao gồm đất Châu Phong, châu Lâm Tây, châu Chân Đăng. Thế kỉ XIII –
XIV, nhà Trần vẫn chia nước thành các lộ. Sau đó, nhà Hồ đổi lộ ra trấn. Phú

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
Thọ nằm trong lộ Đông Đô, lộ Tam Giang, rồi đến trấn Thiên Hưng. Cho đến
thời Hậu Lê, tình hình địa lý hành chính ở Phú Thọ vẫn giống như dưới thời
Trần. Cuối thời Lê và đầu thời Nguyễn, đất đai Phú Thọ chủ yếu nằm trong
trấn Sơn Tây và trấn Hưng Hóa. Năm 1831, vua Minh Mạng tiến hành cải
cách hành chính, đổi trấn thành tỉnh, Phú Thọ thuộc tỉnh Sơn Tây và Hưng
Hóa, cơ bản vẫn giữ các phủ, huyện như cũ.
Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Sau khi hoàn thành
cuộc xâm lược nước ta, chính quyền thực dân thực hiện chính sách chia để trị,
tiếp tục cắt và xáo trộn các tỉnh cũ, lập ra các tỉnh mới để chủ động và dễ
dàng trong việc đàn áp các phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân
ta. Ngày 8/9/1891, theo Nghị định của toàn quyền Đông Dương, địa phận tỉnh
Hưng Hóa được điều chỉnh gồm các huyện Tam Nông, Thanh Sơn, Sơn Vi,
Thanh Ba, Phù Ninh, tỉnh lỵ lập tại làng Trúc Phê – huyện Tam Nông.
Ngày 5/5/1903, tỉnh lỵ Hưng Hóa chuyển đến làng Phú Thọ (có thêm
huyện Hạ Hòa, Cẩm Khê, Thanh Sơn, Đoan Hùng, Yên lập). Từ đây, tỉnh
Hưng Hóa đổi tên thành tỉnh Phú Thọ, gồm một phủ (Đoan Hùng), 8 huyện
(Tam Nông, Thanh Thủy, Lâm Thao, Thanh Ba, Phù Ninh, Cẩm Khê, Hạc
Trì, Hạ Hòa) và 2 châu (Thanh Sơn, Yên Lập).
Năm 1957, theo quyết định của Chính phủ, 10 xã miền núi của huyện
Đoan Hùng được tách khỏi tỉnh Phú Thọ để chuyển sang khu tự trị Việt Bắc.
Tháng 3/1968, do yêu cầu xây dựng các tỉnh thành những đơn vị hành
chính lớn, hoàn chỉnh về mọi mặt để đẩy mạnh công cuộc kháng chiến chống Mĩ
cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ Cộng

hòa quyết định hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú.
Tháng 11/1996, trong hoàn cảnh mới của đất nước, Quốc hội quyết
định phân chia tỉnh Vĩnh Phú, tái lập hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Địa bàn
Phú Thọ hiện nay trở lại vùng trung tâm của nước Văn Lang xưa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
Tỉnh Phú Thọ có diện tích 3.465 km
2
, bao gồm 12 huyện, thành, thị là:
thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, các huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Cẩm
Khê, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba, Thanh Sơn, Yên Lập, Tam Nông,
Thanh Thủy [6, tr.11].
Phú Thọ là địa bàn chuyển tiếp giữa vùng rừng núi và đồng bằng. Do
vậy, địa thế và cảnh quan của tỉnh Phú Thọ phong phú, nhiều hình, nhiều vẻ.
Vùng núi cao trung bình dưới 1000 m tập trung ở phía tây bắc, thuộc các
huyện Thanh Sơn, Hạ Hòa, Yên Lập. Một số núi cao trên 1000 m chủ yếu
nằm trong huyện Thanh Sơn như núi Vai, núi Hảo, núi Lưỡi Hái, núi Cẩm.
Nhìn chung, vùng rừng núi của tỉnh Phú Thọ có địa thế hiểm trở, rất thuận lợi
cho việc bố trí các trận địa mai phục, tổ chức các cuộc tiến công, phản công,
hoặc khi cần có thể nhanh chóng rút lui để bảo toàn lực lượng. Vì vậy, cuối
thế kỉ XIX, một số lãnh tụ của phong trào Cần Vương chọn vùng rừng núi
Thanh Sơn, Yên Lập, Hạ Hòa làm căn cứ chống Pháp ở vùng thượng du Bắc
Bộ. Trong thời kì vận động Cách mạng tháng Tám (1939 – 1945), trên địa
bàn tỉnh đã xây dựng được các khu du kích và căn cứ cách mạng ở Hiền
Lương (Hạ Hòa), Vạn Thắng (Cẩm Khê), Phục Cổ (Yên Lập) để chuẩn bị lực
lượng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền.
Ở vùng rừng núi của tỉnh Phú Thọ, thiên nhiên còn kiến tạo những
hang động kì thú, muôn hình muôn vẻ. Thời bình, những hang động này có

thể xây dựng thành những điểm tham quan du lịch, khi chiến tranh xảy ra có
thể trở thành các vị trí ém quân hoặc cất giấu kho tàng phục vụ quốc phòng.
Tiếp theo vùng núi là vùng đồi gò thuộc các huyện Tam Nông, Thanh
Thủy, Thanh Ba, Hạ Hòa, Đoan Hùng, Phù Ninh. Đồi gò vùng này trước đây
khô cằn, sỏi đá, nay được đầu tư công sức nên phần lớn được phủ xanh bằng
các cây công nghiệp, cây nguyên liệu, cây ăn quả. Chân đồi là các tràn ruộng
bậc thang, và càng gần các triền sông, các cánh đồng càng rộng. Đây là vùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
địa hình có thế mạnh kinh tế đồi rừng, đồng thời rất thuận lợi cho việc xây
dựng các làng xã chiến đấu, cho luyện tập quân sự và cất giữ các kho tàng
phục vụ cho thời chiến.
Vùng đồng bằng của tỉnh nhỏ hẹp, chủ yếu nằm ở vùng đất phía nam
huyện Lâm Thao và một số xã tả ngạn sông Đà, thuộc huyện Thanh Thủy, địa
hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, thích hợp với việc trồng lúa nước và các
loại cây lương thực, hoa màu. Vùng này được coi là vùng kinh tế chiến lược
của tỉnh, cung cấp nhiều nhân tài, vật lực cho chiến tranh và rất thuận lợi
trong cơ động chiến đấu.
Phú Thọ có những con sông lớn chảy qua đều phát tích từ phía Nam
Trung Quốc, qua địa phận của tỉnh là Sông Thao, sông Lô, sông Đà với chiều
dài 200 km đường sông. Cả ba con sông đều đổ về ngã ba Bạch Hạc (Việt
Trì), tạo nên một vùng đất “Sơn chầu thủy tụ”, một đầu mối giao thông qua
trọng của vùng trung du Bắc Bộ. Từ đây có thể khống chế con đường giao lưu
thủy bộ nối liền vùng đồng bằng Bắc Bộ rộng lớn và thủ đô Hà Nội với các
tỉnh biên giới phía Bắc Tổ quốc.
Ngoài các con sông lớn, tỉnh Phú Thọ còn có nhiều chi lưu lớn nhỏ như
sông Bứa, sông Chảy, ngòi Lao, ngòi Giành… và nhiều khe, ngòi, suối khác.
Hệ thống sông ngòi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ không chỉ là nguồn tài nguyên

thiên nhiên vô giá phục vụ đời sống và sản xuất, mà còn có tầm quan trọng
đặc biệt trong giao thông, quốc phòng trên toàn khu vực.
Trải qua năm tháng, Phú Thọ đã có mạng lưới quốc lộ, tỉnh lộ, huyện
lộ, đường liên xã, liên thôn nối trong toàn tỉnh, với 5 tuyến quốc lộ chạy qua
tỉnh có tổng chiều dài 267 km, trong đó lớn nhất và quốc lộ số 2 – con đường
chạy từ thị xã Hà Giang qua các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà
Nội. Ngoài ra, các tuyến đường chiến lược quan trọng chạy qua tỉnh là đường
số 32, 32C.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
Phú Thọ còn có đường sắt Hà Nội – Lào Cai chạy dọc qua tỉnh dài hơn
100 km, nối liền với Vân Nam (Trung Quốc). Tuyến đường sắt này còn nối
liền với tuyến đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội –
thành phố Hồ Chí Minh.
Bên cạnh hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ tương đối phát triển và ngày càng
được mở rộng, sửa sang nâng cấp, tỉnh còn đầu tư xây dựng nhiều cây cầu
lớn như cầu Việt Trì, cầu Phong Châu, cầu Tứ Mỹ… tạo điều kiện phát
triển kinh tế dân sinh và rất thuận lợi cho việc cơ động lực lượng trong
hoàn cảnh chiến tranh.
Khí hậu Phú Thọ mang tính nhiệt đới gió mùa. Nguồn nước ngọt dồi
dào, ánh sáng và nhiệt độ thích hợp là điều kiện để phát triển một thảm thực
vật phong phú. Trên địa bàn tỉnh cũng có một số khoảng sản quý đã được khai
thác hoặc còn ở dạng tiềm năng như pirít, cao lanh, thạch anh, đá vôi, than
bùn… Ngoài ra, dọc các triền sông lớn còn có vô số đá tảng, đá sỏi, cát thủy
tinh… với trữ lượng lớn.
Điều kiện tự nhiên tạo cho tỉnh Phú Thọ có khả năng phát triển kinh tế
đa dạng bao gồm cả nông – lâm – công nghiệp, bảo đảm tốt cho quốc phòng
và an ninh.

Dân số của tỉnh Phú Thọ sau khi tái lập tỉnh có 1,3 triệu người, gồm 21
dân tộc anh em. Người Kinh chiếm đa số với 1,2 triệu người, phân bố trên địa
bàn toàn tỉnh. Đứng thứ hai là người Mường với hơn 10 vạn người, sống tập
trung chủ yếu ở các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Thanh Thủy [6, tr.16]. Bên
cạnh người Kinh, người Mường, còn có các dân tộc khác cùng sinh sống trên
vùng đất Tổ như người Dao, người Cao Lan
Cư dân Phú Thọ phần lớn có nguồn gốc từ cư dân Văn Lang thời các
Vua Hùng, những con người đã làm nên nền văn minh Sông Hồng nổi tiếng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc, mặc dù kẻ thù tìm mọi cách đồng hóa,
song cư dân Phú Thọ vẫn giữ vững truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc.
Phú Thọ là nơi “Đất lành chim đậu”. Trong quá trình phát triển của lịch
sử, đã có nhiều cư dân từ mọi miền đất nước đến sinh cơ lập nghiệp. Từ cuối
thế kỉ XIX, do chính sách bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp, nhiều nông dân
nghèo khổ ở vùng xuôi đã di cư lên Phú Thọ làm thuê trong các đồn điền lớn
hoặc lập ấp, lập làng sinh sống và trọn đời gắn bó với vùng đất mà họ xem là
quê hương của mình.
Với những điều kiện thuận lợi về tự nhiên, để phát triển kinh tế - xã
hội, từ rất sớm, người Việt cổ đã chọn vùng đất Phú Thọ làm nơi tụ cư, sinh
sống và phát triển. Vào buổi đầu lập nước, sau khi thống nhất 15 bộ, các Vua
Hùng đã xây dựng kinh đô Văn Lang nổi tiếng tại vùng đất cổ Phong Châu –
Bạch Hạc. Nơi đây phong cảnh hữu tình, với núi rừng bạt ngàn, sông suối
chằng chịt và những dải đồng bằng màu mỡ, dồi dào sản vật nuôi sống con
người. Đồng thời, phía trước có ba con sông lớn từ ba hướng đổ về tụ hội,
phía sau có núi đồi điệp trùng bọc đỡ, bốn bề đều có thành vách thiên nhiên
che chắn, không chỉ là nơi “Tụ thủy, tụ nhân” mà còn giữ thế chiến lược quan
trọng “Tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ”.

Trong thời kì phong kiến độc lập, tự chủ, Phú Thọ nằm trên con đường
thiên lý từ Vân Nam (Trung Quốc) sang kinh đô Đại Việt nên thường phải
chịu sự tấn công của kẻ thù phương Bắc. Nhiều triều đại phong kiến Việt
Nam thời Trần, thời Lê, thời Mạc… đã chọn vùng Bạch Hạc làm vị trí trấn
giữ phía tây bắc Thăng Long, bảo vệ triều đình và kinh đô của cả nước.
Trong hai cuộc kháng chiến trường kì chống Pháp và chống Mĩ của
dân tộc, Phú Thọ có vị trí chiến lược hết sức quan trọng. Nằm trên tuyến
giao thông huyết mạch cả đường sắt và đường bộ, Phú Thọ như một cây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
cầu nối cả vùng đồng bằng Bắc Bộ và thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi
phía Bắc Việt Nam.
Nhìn lên bản đồ đất nước, Phú Thọ nằm gần Hà Nội (chỉ cách hơn
80km). Cùng với Vĩnh Phúc, Phú Thọ được coi là một trong những cửa ngõ
trọng yếu án ngữ phía tây bắc thủ đô.
Đối với cục diện chung của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, Phú
Thọ được coi là tấm đệm giữa một bên là cả vùng Việt Bắc rộng lớn và một
bên là vùng Tây Bắc mênh mông, hiểm yếu của Tổ quốc. Từ Phú Thọ có thể
qua Tuyên Quang, Hà Giang lên vùng căn cứ địa Việt Bắc, qua Sơn La lên
Điện Biên, địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng của đất nước. Với vị trí
chiến lược lợi hại đó, Phú Thọ không chỉ là cửa ngõ của cả vùng Việt Bắc và
Tây Bắc mà còn là một vùng trọng điểm kinh tế, quân sự, giao thông… trong
chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1.2. Tình hình tỉnh Phú Thọ trƣớc Chiến tranh thế giới thứ hai
1.2.1. Tình hình chính trị
Sau khi đánh chiếm các tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp tiến hành đánh
chiếm các tỉnh Bắc Kì để hoàn thành công cuộc xâm lược của chúng trên
phạm vi cả nước.

Ngày 16/12/1883, thực dân Pháp đánh chiếm tỉnh thành Sơn Tây. Ngày
12/4/1884, chúng đánh tỉnh thành Hưng Hóa. Đến giữa năm 1884, hầu hết
Bắc Kì đã lọt vào tay giặc Pháp. Với chính sách chia để trị, thực dân Pháp
chia nước ta thành 3 kì với ba chế độ chính trị khác nhau. Dưới kì là cấp tỉnh,
do công sứ người Pháp đứng đầu và một phó công sứ giúp việc. Bên cạnh
quan lại người Pháp, còn có quan lại người Việt Nam là tổng đốc (ở tỉnh lớn),
tuần phủ (ở tỉnh nhỏ), bố chánh, án sát… để thừa hành mệnh lệnh của công sứ
Pháp. Dưới tỉnh là phủ (huyện lớn), châu (huyện miền núi), huyện, do các tri
phủ, tri châu, tri huyện đứng đầu, rồi đến tổng, do chánh - phó tổng cai quản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
Đối với làng xã, thực dân Pháp duy trì bộ máy thời phong kiến, giúp việc thu
thuế, bắt lính, bắt phu. Đứng đầu làng xã là lí trưởng, phó lí.
Song song với xây dựng bộ máy hành chính, thực dân Pháp tăng cường
bộ máy quân sự, cảnh sát. Ngoài binh linh Pháp, lính lê dương, chúng còn lập
ra các lực lượng vũ trang người Việt, bao gồm lính khố đỏ, khố xanh, lính cơ
và lính lệ, tuần phiên.
Ở tỉnh Phú Thọ, chỉ huy lực lượng quân sự toàn tỉnh là viên giám binh
người Pháp. Thị xã Phú Thọ, Việt Trì, Hưng Hóa, Đoan Hùng là những nơi có
vị trí xung yếu, đều có binh lính lê dương đóng. Việt Trì có một trung đoàn lê
dương số 5; Hưng Hóa, Đoan Hùng, mỗi nơi có một đại đội lính lê dương
đóng. Để phục vụ yêu cầu quân sự, thực dân Pháp đã cho xây dựng xưởng
đạn ở thị xã Phú Thọ, và khi phát xít Nhật chiếm đóng tỉnh, chúng xây dựng
sân bay ở thị xã. Sở cảnh sát, mật thám, nhà tù, cũng được bọn thực dân xây
dựng rất sớm. Vào những năm 1940 - 1941, khi phong trào cách mạng trong
tỉnh và khu vực lên cao, thực dân Pháp còn lập thêm sở mật thám đặc biệt, sở
mật thám lưu động, đặt trụ sở tại thị xã Phú Thọ. Sở mật thám đặc biệt phụ
trách các tỉnh dọc đường sắt Hà Nội - Lào Cai và nhà tù Phú Thọ vốn trước

đó chỉ giam giữ những người yêu nước trong tỉnh Phú Thọ, thì thời gian này
giam giữ chật ních tù nhân mà chủ yếu là các đảng viên cộng sản thuộc các
tỉnh dọc theo tuyến đường sắt trên.
Với một bộ máy thống trị hoàn chỉnh như vậy, thực dân Pháp đã thi
hành chính sách cai trị rất thâm độc. Chúng thi hành chính sách chia để trị:
gây chia rẽ giữa các dân tộc, nhất là giữa người Kinh với các dân tộc ít người,
chia rẽ giữa lương và giáo, giữa các địa phương với nhau, hòng phá vỡ khối
đoàn kết trong nhân dân ta.
Về tôn giáo, trước đây nhân dân ta chủ yếu theo theo đạo Phật. Từ
khi thực dân Pháp xâm lược, nước ta xuất hiện một tôn giáo mới là đạo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
Thiên chúa do các giáo sĩ người Âu vào truyền giáo. Năm 1909, tỉnh Phú
Thọ mới chỉ có khoảng 10.000 giáo dân, ba thập kỷ sau (1939), đã tăng lên
trên 30.000 giáo dân. Nhiều nhà thờ được xây dựng trong các làng xã ở các
huyện, thị [5, tr.27].
Về văn hoá, giáo dục, chúng hạn chế mở trường lớp, hòng kìm hãm
nhân dân ta trong vòng ngu tối để dễ bề thống trị. Toàn tỉnh không có một
trường trung học nào, chỉ có 6 trường tiểu học hoàn chỉnh đủ các lớp gọi là
trường kiêm bị và một số trường tiểu học chỉ có một, hai lớp. Số học sinh năm
học 1926 - 1927 có 3.532 và năm 1938 - 1939 là năm cao nhất cũng chỉ có
4.573 học sinh. Hơn 95% nhân dân trong tỉnh mù chữ.
Về y tế, với dân số toàn tỉnh 301.500 người (1939) mà chỉ có 1 bác sĩ, 2
y sĩ và một số y tá, hộ sinh, phụ trách ba nhà thương ở thị xã Phú Thọ, Việt
Trì và Hưng Hoá. Nạn hữu sinh vô dưỡng, dịch bệnh diễn ra thường xuyên,
cướp đi nhiều sinh mạng người dân. Trong khi đó, các tệ tục mê tín dị đoan,
rượu cồn, thuốc phiện, cờ bạc,… được bọn thực dân dung túng cho phát triển.
Làng nào cũng có bàn đèn thuốc phiện, có đại lý rượu bán cho dân, thậm chí

bổ rượu theo đầu đinh bắt dân phải mua. Thủ đoạn nham hiểm này nhằm đầu
độc nhân dân ta, nhất là tầng lớp thanh niên, làm cho họ sa vào con đường cờ
bạc, nghiện hút mà quên đi tinh thần đấu tranh cứu nước.
1.2.2. Tình hình kinh tế
Để góp phần thực hiện mục đích bù đắp lại những thiệt hại to lớn do
chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra và nhằm củng cố lại địa vị kinh tế của
Pháp trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, thực dân Pháp ra sức khai thác bóc lột
với quy mô ngày càng lớn, thủ đoạn ngày càng trắng trợn mọi nguồn tài
nguyên của đất nước ta, đồng thời bóc lột nhân dân ta bằng chính sách thuế
má rất nặng nề.
Ở tỉnh Phú Thọ, thông qua các hãng buôn lớn, sở thương chính của
Pháp nắm độc quyền thu mua nông sản, đặc sản trong tỉnh như sơn, chè,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
hạt có dầu. Chúng đặt đại lý thu mua ngay tại nơi sản xuất. Mỗi năm trung
bình chúng thu mua đem bán cho tư bản Nhật và Trung Hoa gần một
nghìn tấn sơn, 900 tấn chè, đứng đầu các tỉnh Bắc Kì về xuất cảng hai loại
sản phẩm này.
Ngay từ khi đang bình định, thực dân Pháp đã cho thăm dò khoáng sản.
Sau 6 năm tìm kiếm (1893 - 1899), chúng đã sơ bộ khoanh vùng được 25 khu
vực có mỏ trong tỉnh và sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chúng bắt đầu khai
thác bằng phương pháp thủ công một số mỏ sắt ở La Phù (Thanh Thuỷ),
Thạch Khoán (Thanh Sơn), Khâm Thôn (Hạ Hoà), mỏ than ở Tu Vũ (Thanh
Thuỷ). Số nguyên liệu than, sắt khai thác được, tư bản Pháp chuyên chở về
Hải Phòng bán cho tư bản Nhật và Trung Hoa.
Nhằm sử dụng nguồn nguyên liệu rất dồi dào của vùng trung du,
miền núi và đáp ứng một phần nhu cầu giấy viết ở nước ta, thực dân Pháp
đã cho xây dựng nhà máy chế biến bột giấy Việt Trì. Tại đây là ngã ba

sông, rất thuận tiện cho việc chuyên chở nguyên liệu làm giấy. Các bè chở
tre, nứa, giang (nguyên liệu làm giấy) từ các huyện trong tỉnh và từ các
tỉnh dọc sông Hồng, sông Lô đã chuyển về đây cung cấp cho nhà máy.
Nhà máy chỉ sản xuất bột giấy, một phần cung cấp cho nhà máy giấy Đáp
Cầu (Bắc Ninh) chế biến thành giấy, còn phần lớn đưa về Pháp, chứ
không sản xuất thành giấy ngay tại Việt Trì. Công nhân làm trong nhà
máy bột giấy chủ yếu lao động khuân vác nguyên vật liệu, số công nhân
chuyên môn kỹ thuật không nhiều. Năm 1939, trong nhà máy có 110 công
nhân khuân vác nhưng chỉ có 50 công nhân chuyên môn kỹ thuật. Năm
đông nhất cũng chỉ có 400 công nhân [5, tr.29].
Về nông nghiệp, bọn thực dân khuyến khích, tạo điều kiện cho bọn tư
bản Pháp và một số địa chủ người Việt chiếm đoạt ruộng đất của nông dân lập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
đồn điền. Phú Thọ là tỉnh liên tiếp diễn ra các cuộc nổi dậy chống Pháp của
nghĩa quân trong phong trào Cần Vương. Thực dân Pháp coi tất cả những
đồng ruộng, nương rẫy của đồng bào bỏ hoang vì phải lưu tán tránh các cuộc
hành quân chống phá của chúng là đất hoang vô chủ, đem cấp cho bọn tư bản
Pháp lập đồn điền. Các chủ đồn điền Pháp không những không phải bỏ tiền ra
mua đất, mà còn được miễn thuế 5 năm liền. Nhiều tên tư bản địa chủ lập tới
ba, bốn đồn điền, diện tích chiếm đoạt lên tới hơn 2.000 ha, tên ít nhất cũng
chiếm 10 ha.
Việc chiếm đất lập đồn điền của thực dân Pháp ở Phú Thọ tiến hành rất
sớm, ngay trong thời gian đánh chiếm và bình định (1886 - 1893) và kéo dài
cho đến khi Nhật chiếm đóng tỉnh. Vì vậy, Phú Thọ là một trong những tỉnh ở
Bắc Kì có nhiều đồn điền của Pháp và diện tích chiếm đoạt rất lớn. Nếu tính
từ tên địa chủ Pháp đầu tiên lập đồn điền ở Phú Thọ là tên Đuysơmanh
(Duchemin), lập đồn điền ở Đoan Hùng với diện tích 500 ha theo nghị định

toàn quyền Đông Dương cấp ngày 4/5/1889, đến tên cuối cùng là tên Rơniê
(Renie') chiếm 22 ha ở Đồng Lương (Cẩm Khê) năm 1942, thì tỉnh Phú Thọ
có cả thảy 23 tên địa chủ Pháp lập 45 đồn điền với tổng diện tích là 10.521 ha.
Tất nhiên số chủ đồn điền Pháp này không cố định vì chúng mua đi bán lại
cho nhau và bán lại cho các địa chủ người Việt [5, tr.30].
Trong các đồn điền của Pháp, phần lớn trồng lúa và cây ăn quả với kỹ
thuật canh tác thô sơ lạc hậu và hình thức bóc lột vẫn là tô thuế như thời
phong kiến. Cũng có một số tên bỏ vốn kinh doanh trồng cây công nghiệp
như sơn, chè, cà phê và chăn nuôi đại gia súc, bóc lột theo lối tư bản. Ở những
đồn điền này, công nhân nông nghiệp hưởng lương theo ngày, mỗi ngày làm
việc từ 10 đến 12 giờ dưới sự giám sát chặt chẽ của cai ký. Số công nhân làm
trong các đồn điền Pháp một phần là nông dân trong tỉnh bị bần cùng hoá, bị
mất ruộng, phần khác là nông dân đói khổ các tỉnh vùng đồng bằng lên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20
Chính quyền thực dân có cho xây dựng một số công trình tiểu thủy
nông như cống, đập, kênh, mương và lập trại thí nghiệm Phú Hộ. Nhưng các
công trình và trại thí nghiệm chủ yếu là để phục vụ cho các đồn điền lớn, để
bọn thực dân vơ vét của cải của nhân dân tỉnh Phú Thọ ngày càng nhiều hơn.
Trại thí nghiệm Phú Hộ lập năm 1918. Trong trại có xưởng làm chè (vò, cắt,
xấy bằng máy) và có nghiên cứu chọn giống chè tốt, nghiên cứu cách trừ sâu
bệnh, cách dùng phân hoá học, cách chăm sóc cây để có năng suất cao. Ngoài
những công việc đó, tư bản Pháp còn chiếm hơn 1.000 ha đất đai vùng này
lập đồn điền, bóc lột hàng trăm công nhân nông nghiệp làm ở đây (95 ha
trồng cà phê, 39 ha trồng chè, 35 ha trồng sơn, 64 ha trồng lúa, 33 ha trồng
cây ăn quả, 223 ha trồng cỏ chăn nuôi đại gia súc và 830 ha rừng) [5, tr.31].
Trại thí nghiệm Phú Hộ có công bố một số kết quả nghiên cứu đăng trên tạp
chí bằng tiếng Pháp và tiếng Việt, nhưng chỉ có các đồn điền mới có thể áp

dụng được những kết quả nghiên cứu của trạm, còn nông dân lao động thì
không có điều kiện và không biết chữ để áp dụng.
Do thủy lợi không được chú ý, thiên tai dịch bệnh xảy ra thường xuyên,
phương pháp canh tác vẫn lạc hậu như thời phong kiến, nên nhìn chung lúa
chỉ cấy một vụ chiêm hoặc mùa, sản lượng rất thấp. Theo "Địa chí Phú Thọ
năm 1931", tỉnh Phú Thọ có 38.400 ha cấy lúa, tổng sản lượng đạt 46.000 tấn,
năng suất bình quân chỉ đạt hơn 10 tạ/ha.
Phú Thọ là tỉnh có nghề truyền thống trồng dâu nuôi tằm, nhất là ở các
xã vùng bãi ven sông Hồng và sông Đà. Nhằm khai thác nguồn lợi tơ lụa tại
đây, chính quyền thực dân đã cho lập ba sở tằm ở Việt Trì, La Phù và Thanh
Ba. Các sở tằm trên nghiên cứu cách trồng và chăm sóc dâu, chọn giống dâu
và chọn giống tằm tốt cho ấp trứng bán cho dân. Mỗi sở tằm có một số máy
ươm và quay tơ và cũng công bố một số kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí.
Cùng với vơ vét tài nguyên, cướp đoạt ruộng đất của nông dân, bóc lột
nhân công, thực dân Pháp thẳng tay bóc lột nhân dân trong tỉnh bằng chính

×