Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Phần mềm hỗ trợ xây dựng khung chương trình đào tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 48 trang )

Đồ án tốt nghiệp
tạo

Phần mềm hỗ trợ xây dựng khung chương trình đào

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
------------------

PHẠM CÔNG TUẤN

PHẦN MỀM XÂY DỰNG
KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KỸ SƯ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Vinh, 05/2010

SVTH: Phạm Công Tuấn – Lớp 46K2, Khoa Công nghệ thông tin

1


Đồ án tốt nghiệp
tạo

Phần mềm hỗ trợ xây dựng khung chương trình đào

Lời cảm ơn
Để có được thành công của đề tài này trong quá trình là Đồ án tốt nghiệp
cuối khóa, em đã nhận được sự giúp đỡ, động viên và chia sẻ của nhiều người..


Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Giáo viên
hướng dẫn – Thạc sĩ Trần Thị Kim Oanh – giảng viên khoa Công nghệ thông
tin, trường Đại học Vinh trong quá trình trực tiếp hướng dẫn đã rất quan tâm
và giúp đỡ em rất tận tình. Sự gợi ý về ý tưởng, cung cấp tài liệu, số liệu,
hướng dẫn và chỉ đạo của cô là một trong những nhân tố chính giúp em hoàn
thành tốt đề tài của mình. Cô đã rất quan tâm đến việc thực hiện đề tài của em,
nên em đã hoàn thành đề tài đúng thời gian cũng như yêu cầu đặt ra.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Thạc sĩ Nguyễn
Thanh Mỹ - Chuyên viên của Phòng Đào tạo – Trường Đại học Vinh đã rất
nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình khảo sát tại Phòng Đào tạo.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Thạc sĩ Vũ Chí
Cường – Trợ lý đào tạo hệ chính quy – giảng viên khoa Công nghệ thông tin,
trường Đại học Vinh. Trong quá trình thực hiện đề tài, thầy đã có nhiều nhận
xét, góp ý quý báu, giúp em có thêm cơ sở để hoàn thiện thêm đề tài này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa Công nghệ thông
tin, trường Đại học Vinh đã giúp đỡ chúng em trong quá trình thực hiện đề tài
này.
Nhân đây, em cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đền gia đình và bạn
bè, đã quan tâm, giúp đỡ, dộng viên và chia sẻ với em trong quá trình làm đề tại
này.
Em kính gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc đến gia đình, toàn thể thầy cô
và bạn bè.

SVTH: Phạm Công Tuấn – Lớp 46K2, Khoa Công nghệ thông tin

2


Lời nói đầu
Từ những năm giữa thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, Công nghệ thông tin ở

nước ta nói riêng và thế giới nói chung đã phát triển rất mạnh mẽ. Song hành với
quá trình đó, việc ứng dụng Công nghệ thông tin ở nước ta cũng diễn ra rộng rãi,
một trong những điển hình là ngành giáo dục. Trong xu thế đó, là một người
trong ngành Công nghệ thông tin, mong muốn tìm hiểu và xây dựng một phần
mềm để đưa vào ứng dụng trong ngành giáo dục ở nước ta là rất ý nghĩa.
Từ năm 2001, Bộ GD&ĐT đã quyết định tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và
công nhận tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng hệ chính quy cho sinh viên theo hệ
thống tín chỉ. Bộ cũng đã yêu cầu các trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước,
đến năm 2010 hoàn thiện chương trình đào tạo mới này để thay thế cho hình
thức đào tạo theo niên chế hiện nay. Do đó, nhu cầu sử dụng các phần mềm
quản lý hoặc hỗ trợ tác nghiệp dành cho đào tạo Đại học, Cao đẳng hệ chính quy
theo hệ thống tín chỉ là rất lớn. Sau khi khảo sát, tìm hiểu và được sự gợi ý của
giáo viên hướng dẫn, em đã có được ý tưởng cho đề tài làm đồ án tốt nghiệp
cuối khóa là xây dựng “Phần mềm hỗ trợ xây dựng khung chương trình đào tạo”
dành cho đào tạo Đại học, Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.
Trong thời gian làm đề tài này, em giả đã tập trung khảo sát thực tế, nghiên
cứu tài liệu, tích cực tham khảo ý kiến của Giáo viên hướng dẫn cũng như một
số giáo viên khác và bạn bè để sớm hoàn thành nội dung nghiên cứu này với các
mục tiêu cũng như mục đích đã được đề ra . Hy vọng rằng, kết quả của nội dung
nghiên cứu vấn đề này sẽ được đồng thuận và ủng hộ của mọi người.
Vinh, tháng 5/2010


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI.....Error: Reference source not found
1.1 Lý do chọn đề tài.............................................Error: Reference source not found
1.2 Mục đích của đề tài.........................................Error: Reference source not found
1.3 Yêu cầu của đề tài...........................................Error: Reference source not found
1.4 Cách tiếp cận đề tài.........................................Error: Reference source not found
1.5 Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng....................Error: Reference source not found

1.6 Công cụ sử dụng.............................................Error: Reference source not found
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG............Error: Reference source not
found
2.1 Mô hình Chương trình đào tạo Đại học và Cao đẳng......Error: Reference source
not found
2.1.1 Các khái niệm cơ bản...................................Error: Reference source not found
2.1.2 Mô hình Chương trình đào tạo.....................Error: Reference source not found
2.2 Quy trình xây dựng khung chương trình đào tạo chi tiết............Error: Reference
source not found
2.2.1 Quy trình tổng quát……………………………………………………
...............................................................................Error: Reference source not found
2.2.2 Quy trình cụ thể tại các khoa chuyên ngành...........……………………………
Error: Reference source not found
2.2.2.1 Một số khái niệm.........………………………………………………………
Error: Reference source not found
2.2.2.2 Quy trình xây dựng……......………………………………………………12
2.3 Thông tin đầu vào……..........……………………………………………………
Error: Reference source not found
2.4 Thông tin đầu ra……….........……………………………………………………
Error: Reference source not found
2.5 Bài toán “Sắp xếp tôpô”………………....……………………………………13
2.5.1 Mở đầu…………………....…………………………………………………13
2.5.2 Tập có thứ tự bộ phận và sắp xếp tôpô…….......……………………………14
2.5.3 Phương pháp sắp xếp tôpô…………………………..........……………………
Error: Reference source not found
2.6 Yêu cầu đặt ra........………………………………………………………………
Error: Reference source not found


CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG…….........…………

Error: Reference source not found
3.1 Phân tích hệ thống……………………….........…………………………………
Error: Reference source not found
3.1.1 Các chức năng của hệ thống……...........………………………………………
Error: Reference source not found
3.1.2 Biểu đồ phân cấp chức năng…………...........…………………………………
Error: Reference source not found
3.1.3 Biểu đồ luồng dữ liệu....…………………………………………………Error:
Reference source not found
3.1.3.1 Chức năng tạo khung chương trình….........…………………………………
Error: Reference source not found
3.1.3.2 Chức năng tương tác với Excel………………...........………………………
Error: Reference source not found
3.1.3.3 Chức năng tạo khung chương trình…….........………………………………
Error: Reference source not found
3.2 Thiết kế hệ thống……………...........……………………………………………
Error: Reference source not found
3.2.1 Thiết kế cơ sở dữ liệu…………………….........………………………………
Error: Reference source not found
3.2.1.1 Xây dựng cơ sở dữ liệu…...........……………………………………………
Error: Reference source not found
3.2.1.2 Quy trình vào dữ liệu, xử lý dữ liệu và ra kết quả….......…………………30
3.2.2 Thiết kế giao diện…………………….......…………………………………31
3.2.2.1 Giao diện chính của chương trình…………........…………………………31
3.2.2.2 Giao diện vào dữ liệu………….......………………………………………32
3.2.2.3 Giao diện ra kết quả……….........…………………………………………32
CHƯƠNG 4: CÀI ĐẶT VÀ GIỚI THIỆU SẢN PHẨM……........……………
34
4.1 Cài đặt………........……………………………………………………………34
4.1.1 Cơ sở dữ liệu……………….......……………………………………………34

4.1.2 Chương trình……………….......……………………………………………34
4.1.2.1 Xây dựng các đối tượng……………………….......………………………35
4.1.2.2 Xây dựng các lớp……………….....………………………………………35


4.1.2.3 Xây dựng các hàm.......................................................................................
4.1.2.4 Xây dựng các Form…………….....………………………………………36
4.1.2.5 Giao diện, màu sắc………….......…………………………………………36
4.2 Giới thiệu phần mềm………….....……………………………………………37
KẾT LUẬN....……………………………………………………………………43
1. Kết quả đạt được……………..........................…………………………………43
2. Hạn chế đang còn………………………………........…………………………43
3. Hướng khắc phục…………………………….....………………………………43
4. Hướng phát triển…………………………………………………………..........
PHỤ LỤC: HƯỚNG DẪN CÀI DẶT VÀ SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH....
45
1. Hướng dẫn cài đặt phần mềm………..........……………………………………45
2. Hướng dẫn sử dụng chương trình……....………………………………………45
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………….....…………………………………48

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài
Sau khi tìm hiểu một cách khái quát về tình hình ứng dụng Công nghệ thông
tin trong các trường Đại học và Cao đẳng hiện nay, thấy được nhu cầu về việc sử
dụng một phần mềm hỗ trợ xây dựng chương trình đào tạo cho nhà trường là có
thật. Phần mềm cần thiết đưa ra một khung chương trình đào tạo logic, khoa
học, tối ưu và mềm dẻo để người dùng có thể sử dụng luôn kết quả đầu ra hoặc
có thể dễ dàng điều chỉnh cho phù hợp nhất với mong muốn chủ quan của mình.
Đồng thời, với sự gợi ý rất sát với thực tế của Giáo viên hướng dẫn – Thạc sĩ
Trần Thị Kim Oanh, đã giúp cho em hình thành ý tưởng và bắt tay vào xây dựng

“Phần mềm hỗ trợ xây dựng khung chương trình đào tạo”.
1.2 Mục đích của đề tài
Cung cấp cho các trường Đại học, Cao đẳng có nhu cầu một phần mềm để hỗ
trợ cho công tác xây dựng các khung chương trình đào tạo cho các ngành học.


1.3 Yêu cầu của đề tài
Xây dựng thành công “Phần mềm hỗ trợ xây dựng khung chương trình đào
tạo” với mức độ có thể đưa vào ứng dụng được trong thực tế.
1.4 Cách tiếp cận đề tài
Kết hợp khảo sát thực tế tại Phòng Đào tạo, tại Trợ lý đào tạo hệ chính quy
khoa Công nghệ thông tin, sự hướng dẫn, chỉ đạo và cung cấp tài liệu của giáo
viên hướng dẫn, tìm hiểu qua sách báo, internet, một số phần mềm thương mại
của Việt Nam, …
Tài liệu làm cơ sở quan trọng nhất là Quy chế số 43 về Đào tạo Đại học và
Cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành. Đồng thời cũng nghiên cứu và phân tích khung mẫu và số liệu của Khung
chương trình đào tạo Đại học hệ chính quy theo học chế tín chỉ khóa 50 của
Trường Đại học Vinh công bố ngày 11/09/2009.
1.5 Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng
Đề tài được nghiên cứu và ứng dụng trong các trường Đại học, Cao đẳng đào
tạo tạo hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.
1.6 Công cụ sử dụng
Công cụ lập trình: Ngôn ngữ lập trình C#.NET, thuộc bộ Microsoft Visual
Studio 2005, ấn bản Professional, phiên bản 8.0.50127.42.
Ngôn ngữ lập trình C#, là ngôn ngữ đơn giản, hiện đại, hướng đối tượng,
mạnh mẽ, ít từ khóa, modul hóa và phổ biến.
Công cụ xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ
Microsoft SQL Server 2000, ấn bản Personal, phiên bản 8.0. Microsoft SQL
Server 2000 là một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu, sử dụng Transact – SQL để

trao đổi dữ liệu giữa máy khách và máy chủ. Sql Server được tối ưu để có thể
chạy trên môi trường dữ liệu rất lớn lên đến Tera-Byte và có thể phục vụ cùng
lúc cho hàng ngàn server.
Tuy rằng C#.NET 2005 và Sql Server 2000 đều là các phiên bản cũ trong các
dòng sản phẩm tương ứng của Microsoft, nên chúng không thể hỗ trợ được như


các phiên bản mới nhất. Nhưng hai công cụ đó cũng là đủ để xây dựng phần
mềm này.
Công cụ viết help: Microsoft FrontPage 2003, đóng gói thành Ebook định
dạng .chm bằng Portable Pocket CHM Pro5.9.
Ngoài ra còn sử dụng một số công cụ bổ trợ khác.


CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
2.1 Mô hình Chương trình đào tạo Đại học và Cao đẳng
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
Theo lý thuyết, đào tạo bậc Đại học và Cao đẳng là mô hình đào tạo “Ngành”
và “Chuyên ngành”. Chuyên ngành là cấp sâu hơn của ngành.
Để đào tạo được kiến thức của một ngành, mỗi ngành sẽ được qui định bởi một
“Khung chương trình đào tạo” tương ứng
Hai yếu tố sau nằm trong mô tả chính của khái niệm “Khung chương trình đào
tạo”:
- Phân loại nội dung kiến thức: Khung chương trình đào tạo khung qui định
nội dung học tập phải bao gồm hai khối kiến thức, kiến thức giáo dục đại cương
và kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.
- Cấu thành nội dung: Khung chương trình đào tạo được qui định khá chặt chẽ
bởi một danh sách các “Môn học”, các môn học này được mô tả chính xác về
nội dung, đối tượng, mục đích, thời lượng giảng dạy và phân bổ vào thời gian
đào tạo của sinh viên. Việc giảng dạy thực tế trên lớp học sẽ được phân bổ theo

các nhóm đơn vị học trình được gọi là “Học phần”. Như vậy mỗi môn học sẽ
được phân rã thành nhiều học phần theo mô hình dưới đây.
2.1.2 Mô hình Chương trình đào tạo
Mô hình “Nội dung” của một Chương trình đào tạo sẽ được mô tả bởi hai yếu
tố: “Khung chương trình đào tạo cơ sở” và “Khung chương trình đào tạo chi
tiết”. Khung chương trình đào tạo chi tiết được các trường xây dựng trên cơ sở
khung chương trình đào tạo cơ sở do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Khung chương trình đào tạo cơ sở chính là danh sách các “môn học khung”
được thiết kế bao quát cho một Ngành đào tạo cụ thể trong một nhà trường. Do
đặc thù một nhà trường có thể được phép đào tạo nhiều ngành, nhiều hệ do đó
các môn học khung sẽ được phân loại theo dạng: Cơ bản - chung cho nhiều Hệ
đào tạo, Đại cương - chung cho nhiều ngành, Cơ sở ngành - chung cho nhiều
chuyên ngành và Chuyên ngành.


Phân hệ - ngành –
chuyên ngành dào
tạo.

Khung chương
trình đào tạo

Hình 2.1 Mô hình khung chương trình đào tạo
- Khung chương trình đào tạo chi tiết chính là khung chương trình đào tạo cơ sở
đã được phân rã theo các học phần chi tiết và phân bổ cho từng học kỳ của sinh
viên theo Khoa và Ngành. Do học phần kế thừa từ môn học khung nên các học
phần cũng sẽ được phân loại theo Cơ bản - Đại cương - Cơ sở Ngành và Chuyên
ngành như các môn học khung qui định.
Hình 2.2 mô tả quan hệ giữa khung chương trình đào tạo cơ sở và khung chương
trình đào tạo chi tiết.



Phân hệ - ngành –
chuyên ngành dào
tạo.

Khung chương
trình đào tạo cơ sở

Khung chương trình
đào tạo chi tiết

Hình 2.2 Mô hình khung chương trình đào tạo
Việc xây dựng khung chương trình đào tạo chi tiết được thực hiện ở các
trường, và tùy vào đặc thù của mỗi trường sẽ tự điều chỉnh cho phù hợp với
trường mình mà vẫn nằm trong khung chương trình cơ sở của Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
2.2 Quy trình xây dựng khung chương trình đào tạo chi tiết
2.2.1 Quy trình tổng quát

Qua khảo sát tại Phòng Đào tạo - Trường Đại học Vinh, Khoa Công nghệ
Thông tin - Trường Đại học Vinh, được biết quy trình xây dựng khung chương
trình đào tạo chi tiết như sau:
Khung chương trình đào tạo cơ sở được Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành cho
các trường, theo các ngành đào tạo. Nhà trường chuyển khung chương trình đào
tạo cơ sở cho Phòng Đào tạo của trường. Phòng Đào tạo điều chỉnh lại (nếu cần)
khung chương trình đào tạo cơ sở cho phù hợp với đặc thù của trường mình, sau
đó chuyển xuống cho các khoa chuyên ngành. Các khoa chuyên ngành xây dựng
khung chương trình đào tạo chi tiết tương ứng cho các ngành trong khoa của
mình. Khung chương trình đào tạo chi tiết do các khoa xây dựng sẽ được Hội

đồng nghiệm thu tiến hành nghiệm thu. Sau khi được nghiệm thu, nếu khung
chương trình đào tạo chi tiết đảm bảo được các tính chất logic, khoa học, hợp lý
sẽ được Phòng Đào tạo chấp nhận và sử dụng.


Quy trình xây dựng khung chương trình đào tạo chi tiết được thể hiện trong
sơ đồ 2.3 dưới đây:
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Khung chương trình đào tạo cơ sở
Trường Đại học, Cao đẳng
Khung chương trình đào
tạo cơ sở
Khung chương trình đào
tạo chi tiết, đã nghiệm thu
Phòng Đào tạo (trường)
Khung chương trình đào
tạo cơ sở đã có điều chỉnh
Các khoa chuyên
ngành

Hội đồng nghiệm thu
Khung chương trình đào tạo
chi tiết, chưa nghiệm thu

Sơ đồ 2.3 Quy trình xây dựng khung chương trình đào tạo chi tiết

Phần mềm được xây dựng với chức chức năng hỗ trợ thực hiện xây dựng
khung chương trình đào tạo chi tiết ở khoa chuyên ngành. Do đó, sau đây khi
nói đến khung chương trình đào tạo, khung chương trình hay khung, mà không
nói cụ thể hơn thì ta hiểu rằng đang nói đến khung chương trình đào tạo chi tiết

được xây dựng tại các khoa chuyên ngành.
2.2.2 Quy trình cụ thể tại các khoa chuyên ngành.
2.2.2.1 Một số khái niệm

Trước khi đi vào phân tích cụ thể, ta tìm hiểu các khái niệm sau:
1. Học phần: là đơn vị cấu thành chương trình giáo dục, có khối lượng kiến thức
tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên tích lũy trong quá trình học tập, nội
dung được bố trí giảng dạy trọn vẹn trong một học kỳ.


2. Học phần bắt buộc: là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính
yếu của mỗi chương trình giáo dục và sinh viên phải tích lũy.
3. Học phần bắt buộc theo lựa chọn chuyên ngành hoặc huớng chuyên môn: là
các học phần thuộc chương trình giáo dục chứa đựng những nội dung chính yếu
của ngành và chuyên ngành đào tạo, hướng chuyên môn mà tất cả sinh viên sau
khi lựa chọn hoặc khi vào chuyên ngành đào tạo tương ứng đều bắt buộc phải
hoàn tất, đạt yêu cầu để được xét tốt nghiệp.
4. Học phần tự chọn và nhóm học phần tự chọn: Học phần tự chọn là học phần
chứa đựng những nội dung kiến thức cần thiết và sinh viên được tự chọn nhằm
đa dạng hóa hướng chuyên môn, tạo sự mềm dẻo trong chương trình giáo dục.
Các học phần tự chọn có thể được xếp theo từng nhóm, sinh viên phải hoàn tất
đạt yêu cầu một số môn nhất định trong từng nhóm nhằm tích lũy đủ số tín chỉ
tối thiểu quy định cho nhóm học phần tự chọn tương ứng.
5. Học phần tương đương: một hay nhiều học phần được gọi là tương đương với
học phần A của chương trình giáo dục khi chúng có nội dung và thời lượng đáp
ứng được yêu cầu cơ bản nhất của học phần A đó.
6. Học phần thay thế: được sử dụng khi một học phần thuộc chương trình giáo
dục thay đổi hoặc điều chỉnh, không còn tổ chức giảng dạy và được thay thế
bằng học phần khác đang còn tổ chức giảng dạy hoặc học phần mới.
7. Học phần tiên quyết: một học phần là tiên quyết đối với học phần A là môn

học mà sinh viên phải theo học và thi đạt mới được theo học học phần A.
8. Học phần song hành: Học phần A là học phần song hành của học phần B, khi
điều kiện bắt buộc để đăng ký học học phần B là sinh viên được đăng ký học
phần A. Sinh viên được phép đăng ký học môn B vào cùng học kỳ được đăng ký
học môn A hoặc vào các học kỳ tiếp sau.
9. Các học phần chung (Giáo dục Quốc phòng, Giáo dục Thể chất, L. luận chính
trị …): là các học phần được giảng dạy và học tập theo quy định của Bộ
GD&ĐT
10. Tín chỉ: là đơn vị xác định thời gian, khối lượng học tập của sinh viên và
khối lượng giảng dạy của giảng viên.
Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học l. thuyết, thảo luận hoặc hội thảo
chuyên đề; 30-45 tiết bài tập, thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45-90 giờ
thực tập tại cơ sở; 45-60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khóa luận tốt
nghiệp.


2.2.2.2 Quy trình xây dựng

Qua khảo sát tại khoa Công nghệ thông tin - Trường Đại học Vinh, được biết
hiện tại việc xây dựng khung chương trình đào tạo chi tiết ở các khoa đang được
làm bằng tay.
Dựa vào khung chương trình đào tào của Phòng Đào tạo – Trường Đại học Vinh
gửi xuống, khoa sẽ phân tích, nghiên cứu để đưa ra một danh mục học phần cụ
thể cho mỗi ngành học của khoa.
Các học phần thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương thông thường theo sự
quy định và hướng dẫn của Phòng Đào tạo. Còn các học phần thuộc khối kiến
thức giáo dục chuyên nghiệp do khoa tự xây dựng. Tùy thuộc vào mỗi ngành,
ngoài loại học phần bắt buộc, có thể có các loại học phần tự chọn, chuyên ngành
hẹp, … Các học phần đưa ra được xác định các thuộc tính như loại học phần, số
tín chỉ, các học phần tiên quyết (nếu có),…

Sau khi đã có được danh mục học phần cho một ngành cụ thể, sẽ tiến hành
sắp xếp các học phần theo một trình tự logic, khoa học, hợp lý, dựa trên các điều
kiện khách quan cũng như các quy định chủ quan nếu có.
Các điều kiện khách quan ở đây muốn nói đến các học phần làm điều kiện
tiên quyết cho một học phần, số học kỳ để sắp xếp, ... Còn các quy định chủ
quan muốn nói đến việc quy định cứng một học phần vào một học kỳ học nào
đó, có học phần tự chọn hay không và có bao nhiêu học phần như vậy, …
Đồng thời với việc sắp xếp theo một trình tự như đòi hỏi, thì các học phần
cũng được phân bổ vào các học kỳ cho phù hợp khối lượng kiến thức, dựa trên
số học kỳ cho mỗi ngành học cụ thể.
Thực chất của việc sắp xếp trình tự các học phần phụ thuộc vào điều kiện tiên
quyết (nếu có) là bài toán “Sắp xếp tôpô”. Ta sẽ tìm hiểu qua bài toán sắp xếp
tôpô ở mục 2.5.
2.3 Thông tin đầu vào
Qua khảo sát thực tế tại Phòng Đào tạo, Khoa Công nghệ thông tin, cũng như
xem xét và phân tích “KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HỆ
CHÍNH QUY THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ” (Ban hành theo Quyết định số:
1777/ĐT ngày 14/8/2009 của Hiệu trưởng trường ĐH Vinh) áp dụng cho khóa
50, do Phòng Đào tạo – Đại học Vinh công bố trên Website của Trường Đại học
Vinh , cho:


- Thông tin đầu vào là danh mục học phần theo ngành hay chuyên ngành học
cụ thể cho trước theo từng khóa học, từng khoa chuyên ngành và từng hệ đào
tạo. Các học phần được xác định các thông tin như loại học phần, số tín chỉ, tỉ lệ
lý thuyết/thảo luận, bài tập (thực hành)/tự học (LT/TL,BT(TH)/TH), khối kiến
thức, khoa chuyên ngành, học phần tiên quyết (nếu có)…kèm theo số học kỳ
thực học theo từng khung chương trình.
2.4 Thông tin đầu ra
Thông tin đầu ra là khung chương trình trong đó các học phần đã được sắp

xếp và phân bổ vào các học kỳ.
2.5 Bài toán “Sắp xếp tôpô”
2.5.1 Mở đầu
Một công việc thường bao gồm nhiều công việc nhỏ. Có những phần việc có
thể thực hiện bất cứ lúc nào, nhưng cũng có những phần việc chỉ có thể thực
hiện được khi một hoặc nhiều phần việc khác đã hoàn thành.
Chẳng hạn, một sinh viên ngành Tin học, muốn đạt đến một cấp nào đó trong
quá trình học tập, anh ta phải hoàn thành một số môn học học phần quy định, ví
dụ như:
Số hiệc học phần

Tên học phần

Học phần cần học trước

M1
M2
M3

Nhập môn tin học
Giải tích số
Cấu trúc dữ liệu và giải
thuật
Ngôn ngữ Assembly
Lý thuyết Ôtômat
Trí tuệ nhân tạo
Đồ họa trên máy tính
Số học trên máy tính
Ngôn ngữ cấp cao
Chương trình dịch

Hệ điều hành
Phân tích và thiết kế hệ
thống

Không
M1, M14
M1, M14

M4
M5
M6
M7
M8
M9
M10
M11
M12

M1, M14
M13
M3
M3, M4, M9
M4
M3, M4
M9
M10
M3


M13

M14

Đại số tuyến tính
Giải tích

M14
Không

Bảng 2.1 Danh mục học phần
Vấn đề đặt ra là, hãy sắp xếp các học phần nói trên, theo một thứ tự nào đó,
để sao cho, khi học một học phần nào đó, thì những học phần cần thiết cho nó,
đã được học trước rồi.
2.5.2 Tập có thứ tự bộ phận và sắp xếp tôpô
Tập S được gọi là có thứ tự bộ phận, nếu trên S có quan hệ < (đọc là “đứng
trước”) và thỏa mãn các tính chất sau đây đối với các phần tử thuộc S:
a) Nếu xb)Nếu xc) Không có xKhi đó, quan hệ “<” được gọi là một quan hệ thứ tự bộ phận trong S.
Một tập S với thứ tự bộ phận có thể minh họa bằng một đồ thị có hướng,
trong đó các dỉnh ứng với các phần tử, các cung ứng với quan hệ thứ tự.
Như ví dụ trên, các học phần được biểu diễn bởi các đỉnh, quan hệ “cần học
trước” được biểu diễn bằng cung định hướng, nghĩa là cung (i,j) thể hiện M i
đứng trước Mj.

Hình 2.4 Đồ thị có hướng


Nếu một sinh viên trong một khoảng thời gian nhất định chỉ có thể hoàn thành
được một học phần, thì anh ta sẽ sắp xếp các học phần theo thứ tự tuyến tính

(tức là theo một hàng dọc), để sao khi học một học phần nào đó, thì các học
phần trước đó đã hoành thành rồi. Chẳng hạn, anh ta có thể thực hiện theo thứ tự
tuyến tính sau:
M1, M14, M4, M8, M13, M5, M2, M3, M9, M7, M12, M6, M10, M11.
Một thứ tự tuyến tính với đặc điểm như vậy, được gọi là một thứ tự tôpô
(Topological order) và cách sắp xếp một tập đối tượng có thứ tự bộ phận thành
thứ tự tôpô được gọi là sắp xếp tôpô (Topological sort).
Như vậy, đồ thị có hướng của bài toán sắp xếp tôpô là không có chu trình, vì
nếu có chu trình v0v1…vk-1vkv0 thì v0(c) của quan hệ thứ tự bộ phận. Từ đó ta thấy rằng, sắp xếp tôpô đối với một đồ
thị là một quá trình định ra một thứ tự tuyến tính cho các đỉnh của đồ thị ấy, sao
cho nếu có một cung từ đỉnh i đến đỉnh j thì i cũng đứng trước j trong thứ tự
tuyến tính. (Đây chính là nguyên tắc thực hiện sắp xếp thứ tự tôpô).
2.5.3 Phương pháp sắp xếp tôpô
1. Lấy một đỉnh mà không có đỉnh nào trước nó (tức không có cung nào trước
nó).
2. Loại đỉnh nói trên cùng với các cung xuất phát từ nó ra khỏi đồ thị.
3. Trở về bước 1.
(Nếu cùng một lúc có nhiều đỉnh đều không có cung tới nó, thì việc chọn một
đỉnh nào trong số đó là tùy ý).
2.6 Yêu cầu đặt ra
Từ năm 2001, Bộ GD&ĐT đã quyết định tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và
công nhận tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng hệ chính quy cho sinh viên theo hệ
thống tín chỉ. Bộ cũng đã yêu cầu các trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước,
đến năm 2010 hoàn thiện chương trình đào tạo mới này để thay thế cho hình
thức đào tạo theo niên chế hiện nay. Đến nay, nhiều trường đã hoàn thiện
chương trình đào tạo mới này và đang thay thế dần cho hình thức đào tạo niên
chế theo yêu cầu của Bộ. Tuy nhiên, nhiều trường chưa sử dụng một phần mềm
quản lý hoặc hỗ trợ tác nghiệp nào trong quá trình đào tạo. Do đó, việc sử dụng
các phần mềm quản lý hoặc hỗ trợ tác nghiệp trong quá trình đào tạo dành cho



đào tạo hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ là một nhu cầu tất yếu. Vì vậy, đề tài
này sẽ xây dựng một phần mềm mang tính chất hỗ trợ tác nghiệp cho công tác
quản lý và đào tạo trong các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay.
Việc xây dựng khung chương trình đạo tạo chi tiết nhiều khi gặp khó khăn ở
khâu sắp xếp các học phần sao cho đảm bảo tính logic, khoa học và hợp lý. Sự
khó khăn trên càng lớn khi các học phần thường có điều kiện ràng buộc (tiên
quyết) cộng với số lượng lượng học phần của một chương trình đào tạo chi tiết
là lớn.
Đã có nhiều phần mềm hoặc hệ thống phần mềm quản lý giáo dục ra đời,
trong đó có chức năng tự động xây dựng chương trình đào tạo chi tiết. Có thể kể
ra đây vài ví dụ điển hình như Phần mềm quản lý đào tạo niên chế và tín chỉ
“EduManager” của Công ty TNHH Phần mềm Hoàng Hà, Phần mềm quản lý
đào tạo theo học chế tín chỉ “ccs@TrainPro” của “Công ty TNHH và TMDV
Chíp Chíp”, Hệ thống hỗ trợ quản lý và Tác nghiệp đào tạo “tmProx” của Công
ty TNHH Trung Minh… Mặc dù vậy, do chi phí mua phần mềm khá cao nên
hiện nay nhiều trường vẫn đang thực hiện việc xây dựng khung chương trình
đào tạo chi tiết bằng tay. Điều này dẫn đến những khó khăn trong quá trình thực
hiện đã nêu trên, mà thực tế đã dẫn đến có những khung chương trình đào tạo
chi tiết được xây dựng nhưng có những thiếu sót quan trọng mà chỉ được phát
hiện khi khung chương trình đào tạo chi tiết đó đã được đưa vào áp dụng một
thời gian, làm ảnh hưởng tới kế hoạch công tác của nhà trường và quan trọng
hơn là chất lượng học tập của sinh viên sẽ bị ảnh hưởng.
Từ thực tế trên, yêu cầu đặt ra là các trường học cần phải có một phần mềm
hỗ trợ xây dựng chương trình đào tạo chi tiết, nhằm giảm thiểu khó khăn cho
người làm công việc này, đồng thời quan trọng hơn là tránh được những sai sót
không đáng có, ảnh hưởng tới kế hoạch đào tạo của nhà trường cũng như chất
lượng học tập của sinh viên.



CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
3.1 Phân tích hệ thống
3.1.1 Các chức năng của hệ thống
1. Tạo khung chương trình
2. Tương tác với Excel
3. Báo cáo, in ấn
3.1.2 Biểu đồ phân cấp chức năng

Hỗ trợ xây dựng khung chương trình đào tạo

Tạo khung chương trình

Tương tác với Excel

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ phân cấp chức năng

Báo cáo, in ấn


3.1.3 Biểu đồ luồng dữ liệu
3.1.3.1 Chức năng tạo khung chương trình

Tạo khung
chương trình

Thông tin học phần

Khung chương trình


Kho dữ liệu
Sơ đồ 3.2 Sơ đồ chức năng tạo khung chương trình
3.1.3.2 Chức năng tương tác với Excel

Tương tác
với Excel

Danh mục học phần

Danh mục học phần

Kho dữ liệu

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ chức năng tương tác với Excel


3.1.3.3 Chức năng tạo khung chương trình

Người dùng

Khung chương trình

Báo cáo

Khung chương trình

Kho dữ liệu

Sơ đồ 3.4 Sơ đồ chức năng tạo báo cáo
3.2 Thiết kế hệ thống

3.2.1 Thiết kế cơ sở dữ liệu
3.2.1.1 Xây dựng cơ sở dữ liệu
Do không phải là phần mềm chuyên về quản lý, nên tác giả xin phép không
trình bày chi tiết quá trình thiết kế dữ liệu, mà chỉ trình bày ở mức độ khái quát.
Cơ sở dữ liệu của phần mềm là cơ sở dữ liệu theo “Mô hình quan hệ”, được xây
dựng và quản lý bởi Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ Microsoft SQL Server
2000, ấn bản Personal.
Sau khi phân tích, thu được danh sách các thực thể, bao gồm: Học kỳ, Học
phần, Khoa chuyên ngành, Khóa học, Khối kiến thức, Loại học phần, Ngành
học, … Sau quá trình chuẩn hóa các thực thể về dạng 3NF, kết quả thu được là
cơ sở dữ liệu bao gồm các bảng được thiết kế như dưới đây:


1. Bảng BangHocPhanToanBo: Lưu thông tin các học phần.
BangHocPhanToanBo
Thuộc tính
Kiểu dữ liệu Nullable

SoTT
int
MaHocPhan
nvarchar
TenHocPhan
nvarchar
MaKieuHocPhan
nvarchar
MaLoaiHocPhan
nvarchar
SoTinChi
tinyint


TiLe
nvarchar
MaKHoa
nvarchar
MaKhoiKienThuc
nvarchar

Chon
bit
Bảng 3.1 Bảng BangHocPhanToanBo

2. Bảng BangKhoaHoc: Lưu thông tin các khóa học.

Thuộc tính
MaKhoaHoc
TenKhoaHoc

BangKhoaHoc
Kiểu dữ liệu Nullable
nvarchar
nvarchar
Bảng 3.2 Bảng BangKhoaHoc

3. Bảng BangHocKy: Lưu thông tin các học kỳ.

Thuộc tính
MaHocKy
TenHocKy


BangHocKy
Kiểu dữ liệu Nullable
nvarchar
nvarchar


MauHocKy

int



Bảng 3.3 Bảng BangHocKy
4. Bảng BangKhoa: Lưu thông tin các khoa chuyên ngành.
BangKhoa
Thuộc tính
MaKhoa
TenKhoa

Kiểu dữ liệu Nullable
nvarchar
nvarchar
Bảng 3.4 Bảng BangKhoaHoc

5. Bảng BangNganh: Lưu thông tin các ngành khoa chuyên ngành.
BangNganh
Thuộc tính
MaNganh
TenNganh


Kiểu dữ liệu Nullable
nvarchar
nvarchar
Bảng 3.5 Bảng BangNganh

6. Bảng BangKhoa_Nganh: Lưu thông tin các ngành.

Thuộc tính
MaKhoa_Nganh
TenKhoa_Nganh

BangKhoa_Nganh
Kiểu dữ liệu Nullable
nvarchar
nvarchar

Bảng 3.6 Bảng BangKhoa_Nganh
7. Bảng BangKhoiKienThuc: Lưu thông tin các khối kiến thức.


BangKhoaHoc
Kiểu dữ liệu Nullable
nvarchar
nvarchar

Thuộc tính
MaKhoaHoc
TenKhoaHoc

Bảng 3.7 Bảng BangKhoiKienThuc

8. Bảng BangLoaiHocPhan: Lưu thông tin các loại học phần.
BangLoaiHocPhan
Thuộc tính
Kiểu dữ liệu Nullable
MaLoaiHocPhan
nvarchar
TenLoaiHocPhan
nvarchar
Bảng 3.8 Bảng BangLoaiHocPhan

9. Bảng BangKhungCTDT: Lưu thông tin các khung chương trình.

Thuộc tính
MaKhungCTDT
TenKhungCTDT
MaKhoaHoc
MaKhoa
MaNganh
MaTruyCap

BangKhungCTDT
Kiểu dữ liệu Nullable
int
nvarchar
nvarchar
nvarchar
nvarchar
tinyint

Bảng 3.9 Bảng BangKhungCTDT



10. Bảng BangKhungCTDaoTao_HPBatBuoc: Lưu thông tin các học phần của
mỗi chương trình.
BangKhungCTDT_HPBatBuoc
Thuộc tính
Kiểu dữ liệu Nullable
SoTTTheoKhungCTDT
tinyint
SoTTTheoKhungCTDTDaSapXep tinyint
MaKhungCTDT
int
MaHocPhan
nvarchar
MaHocKy
nvarchar
ChiSoNhom
tinyint
XepCung
bit
Bảng 3.10 Bảng BangKhungCTDT_HPBatBuoc

11. Bảng BangTienQuyetChoBatBuoc: Lưu thông tin tiên quyết cho mỗi học
phần bắt buộc (nếu có) cho từng khung chương trình.
BangTienQuyetChoBatBuoc
Thuộc tính
Kiểu dữ liệu
MaKhungCTDT
int
MaHocPhan

nvarchar
MaHPTienQuyet
nvarchar

Nullable

Bảng 3.11 Bảng TienQuyetChoBatBuoc

12. Bảng HPTuChon: Lưu thông tin các học phần tự chon cho mỗi khung
chương trình.

Thuộc tính
MaKhungCTDT
MaHPTuChon
TenHPTuChon

BangHPTuChon
Kiểu dữ liệu Nullable
nvarchar
nvarchar
navchar


×