Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Phong cách nghệ thuật hồng đức quốc âm thi tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.64 KB, 119 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XV ở nước ta là một thế kỷ huy hoàng; nửa đầu thế kỷ chứng kiến
sự thành công của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và sự phục hưng nền dân tộc, tự do
của dân tộc ta sau ngót hai chục năm dưới thời thuộc Minh; nửa sau thế kỷ
chứng kiến sự hùng mạnh của nhà nước quân chủ tập trung do vua Lê Thánh
Tông đứng đầu đạt đỉnh cao trong lịch sử về nhiều lĩnh vực từ kinh tế đến văn
hóa. Về mặt văn học, mặt tích cực nhất của phong trào sáng tác nửa thứ hai của
thế kỷ này là những thành tựu về văn thơ Nôm.
Nói cách khác, văn thơ Nôm nửa cuối thế kỷ XV phát triển trên cơ sở kế
thừa những thành tựu của nửa đầu thế kỷ, mà tiêu biểu là Quốc âm thi tập của
Nguyễn Trãi. Thời kỳ này, Lê Thánh Tông cũng sáng tác văn thơ Nôm và
khuyến khích các triều thần tham gia. Do đó việc sáng tác văn thơ Nôm trở
thành một phong trào. Như vậy, văn học Nôm đã có một bước tiến đáng kể trong
lĩnh vực trau dồi và nâng cao sức biểu hiện của ngôn ngữ văn học dân tộc và tập
thơ Hồng Đức quốc âm thi tập trở thành một tập thơ nổi tiếng của Lê Thánh
Tông và các tác giả thờ Hồng Đức.
Tập thơ tiếng Việt trên ba trăm bài này được phiên âm và xuất bản năm
1962, nhiều tập văn học sử, giáo trình đại học đã có nhiều trang viết tìm tòi, phát
hiện đóng góp. Những giá trị về nội dung và nghệ thuật của tập thơ đã được
nhiều nhà nghiên cứu chú ý và tìm hiểu.
Nhưng vấn đề phong cách nghệ thuật của tập thơ lại chưa được nghiên
cứu một cách tập trung và hệ thống. Đó là lý do mà chúng tôi đi vào tìm hiểu ở
luận văn này.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Loại công trình là sách giáo trình Đại Học.
Giáo trình Văn học Việt nam (Thế kỷ X - nửa đầu thế kỷ XVIII) của nhóm tác
giả Đinh Gia Khánh (chủ biên) Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương - Nhà xuất bản
Giáo Dục Hà Nội - 1998 (Tái bản lần 3). Ở chương XV “ Nhiều tác giả tiêu biểu




2
và Lê Thánh Tông” do Mai Cao Chương viết, đã dành gần 12 trang giới thiệu
phân tích về sự nghiệp văn học của Lê Thánh Tông. Viết về thơ nôm của Lê
Thánh Tông, Mai Cao Chương tập trung phân tích bài thơ “Vịnh Làng Chế” và
nhấn mạnh nội dung nổi bật ở bài thơ này là tư tưởng thân dân. Tác giả giáo
trình đã viết “Trong bài thơ nôm Vịnh làng Chế của tác giả Lê Thánh Tông ca
ngợi cảnh non nước hữu tình, chợ búa tấp nập, đồng thời cũng liên hệ đến chính
sách huệ dân, với ý nghĩa như một nhân tố quyết định đối với đời sống nhân
dân…” Lòng tự hào về đất nước giầu đẹp, sự quan tâm đến đời sống no đủ của
nhân dân là một biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước có bao hàm nội dung “thân
dân”, tư tuởng “thân dân”của Lê Thánh Tông còn thể hiện ở sự thông cảm với
nổi khổ của người dân [16, 317]. Như vậy Mai Cao Chương chưa thật sự chú ý
đến tập thơ “Hồng Đức quốc âm thi tập” tập thơ nôm có giá trị rất lớn thời Hồng
Đức mà vua Lê Thánh Tông đã có những đóng góp rất tích cực. Tuy nhiên, ở
những trang giáo trình này có một nhận xét khách quan có giá trị mà đó là sự gợi
ý để chúng tôi thực hiện luận văn này. Nhận xét đó như sau:
“Văn học nửa thứ hai của thế kỷ XV tuy bị chi phối bởi quan điểm văn nghệ
cung đình, nhưng vẫn còn có nội dung yêu nước. Diện mạo văn học thời kỳ này cũng
khá đa dạng, có văn học cung đình của nhà vua và các triều thần (trong hội Tao Đàn),
cũng có văn học thoát ly ảnh hưởng cung đình của các nhà thơ có thi tập riêng; có văn
học ca tụng chế độ phong kiến, cũng có văn học ca tụng cuộc sống của nhân dân.
Phong cách nghệ thuật cũng có sự đa dạng nhất định. Có phong cách thơ cung đình
thiên về từ chương, cũng có phong cách điền viên chú trọng tính cụ thể sinh động của
đời sống lại cũng có phong cách thơ triết lý” [16, 319].
Ở chương XIV “Đóng góp đáng kể nhất của nửa thứ hai thế kỷ XV là sự thúc
đẩy bước tiến văn học chữ nôm” do Mai Cao Chương viết đã phân tích về tập thơ
Hồng Đức quốc âm thi tập. Qua sự phân tích, Mai Cao Chương đã khẳng định:
“Hồng Đức quốc âm thi tập là tập thơ nôm cỡ lớn của thế kỷ XV” [16, 237].

“Hồng Đức quốc âm thi tập gồm 328 bài thơ và được chia làm năm môn loại,
lối chia môn loại này có phần gần gũi với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi”
[16, 274].


3
“Hồng Đức quốc âm thi tập khá phong phú về số lượng bài thơ nhưng lại
thể hiện khuynh hướng sáng tác cung đình nặng về “ngâm hoa vịnh nguyệt”
mượn thơ văn làm trò tiêu khiển cho lớp người sống đài các phong lưu…
Thơ thiên nhiên trong Hồng Đức quốc âm thi tập có nhiều bài mang tính chất
ngâm vịnh tiêu khiển với đề tài công thức, tuy cũng có câu đẹp , lời hay nhưng
phần nhiều sáo rỗng ít giá trị…” [16, 275].
“Hồng Đức quốc âm thi tâp có phần ngợi ca tổ quốc giàu đẹp, ngợi ca cuộc
sống thanh bình của dân tộc” [16, 277].
“Bên cạnh chủ đề thiên nhiên, trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập
cũng có nhiều bài lấy từ những vấn đề xã hội” [16, 279].
“cũng như Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, thể thơ chủ yếu trong Hồng
Đức quốc âm thi tập là thể thơ thất ngôn Hàn luật…câu thơ trong Hồng Đức
quốc âm thi tập đã uyển chuyển và linh hoạt…” [16, 280].
“ Trong Hồng Đức quốc âm thi tập nếu thể thơ Hàn luật đã đạt đến mưc
linh hoạt uyển chuyển thì thể thơ thất ngôn xen lục ngôn cũng khá thành thục ”
[16, 281].
“ Hồng Đức quốc âm thi tập sử dụng từ ngữ khá điêu luyện. Một biểu hiện
đáng chú ý của nghệ thuật ngôn ngữ trong tập thơ là việc sử dụng vốn từ lấp láy
một đặc sắc riêng của ngôn ngữ Việt” [16, 283].
“ Hồng Đức quốc âm thi tập còn cho thấy sự phong phú, đa dạng về phong
cách và bút pháp. Tính ước lệ tương trưng là phổ biến, nhưng lại cũng có xu
hướng tả thực” [16, 284].
2.1.2. Giáo trình Văn họcViệt nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII của
nhóm tác giả Bùi Văn Nguyên (chủ biên), Nguyễn Sĩ Cẩn, Hoàng Ngọc Trì Nxb giáo dục Hà Nội 1989 đã dành trọn một chương (chương 5) viết về Lê

Thánh Tông ở mục III “ Lê Thánh Tông, vị nguyên súy sáng tác văn học và chỉ
đạo việc sáng tác văn học” các tác giả giáo trình viết: “Đặc biệt có quyển Hồng
Đức quốc âm thi tập, chắc chắn rằng do người đời sau sưu tập, trong đó có một
số là thơ nhà vua, còn lại một số nhiều là thơ của văn thần nhưng không ghi tên
ai cả, nên hóa ra khuyết danh. Đây là tập thơ quốc âm duy nhất ở thế kỷ XV hiện


4
còn lại cùng với Quốc âm thi của Nguyễn Trãi ” [34, 246]. Nói về Hồng Đức
quốc âm thi tập, tác giả giáo trình nhấn mạnh:
- “Trong Hồng Đức quốc âm thi tập, có chùm thơ với nhan đề “vịnh năm
canh”, được coi như chùm thơ xướng của nhà vua. Ở đây, tác giả muốn thông
qua sự biến chuyển của thời khắc của một đêm mĩ lệ và thanh bình, để nói lên
tình đẹp của người dân trong một thời đại ấm no, tâm hồn cởi mở, chan hòa
trong thiên nhiên…Tác giả khắc họa sự biến chuyển của thời khắc qua năm
canh với tất cả tâm hồn thơ mộng của mình, một nhà thơ, một con người…”
[34, 261].
Như vậy so với giáo trình trước thì giáo trình này ít chú ý đến tập thơ Hồng
Đức quốc âm thi tập, và do đó chưa đề cập đến phong cách của tập thơ.
2.1.3. Giáo trình Lịch sử Văn học Việt nam tập 1 - Ủy ban khoa học xã hội
Việt Nam- Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội - 1980”. Ở phần thứ 3 của
giáo trình (chương III) do Đinh Gia Khánh viết có tiêu đề “Văn học Việt Nam
nửa sau thế kỷ XV và Lê Thánh Tông đã có nhiều nhận định vừa có tính khái
quát, vừa có tính cụ thể về tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập. Đinh Gia Khánh
cho rằng “Mặt tích cực nhất của phong trào sáng tác nữa thứ hai của thế kỷ XV
là những thành tựu về văn thơ nôm”…
…Lê Thánh Tông sáng tác thơ văn nôm và khuyến khích các triều thần tham
gia sáng tác. Những tác phẩm Nôm thời này được đời sau chép gộp lại trong tập
Hồng Đức quốc âm thi tập.
…Hồng Đức quốc âm thi tập do nhiều tác giả viết cho nên nội dung và nhất là

nghệ thuật của các bài thơ biểu hiện trình độ khác nhau. Những bài miêu tả thiên
nhiên, đất nước với tấm lòng chân thành đã có nhiều câu hay”. Cũng theo Đinh
Gia Khánh thì bài thơ “Vịnh làng Chế” chính là bài thơ của Lê Thánh Tông
được chép ở sách “Thiên tại nhàn đàm”; như vậy không nằm trong tập thơ
Hồng Đức quốc âm thi tập [34, 230].
Tiếp tục phân tích về Hồng Đức quốc âm thi tập, Đinh Gia Khánh còn có những
nhận định như sau: “Trong Hồng Đức quốc âm thi tập, cũng có nhiều câu thơ phản
ánh được những nét chân thật về sinh hoạt của nhân dân…”; “Nói chung ngôn ngữ


5
văn học dân tộc trong Hồng Đức quốc âm thi tập đã thành thục và hình tượng nhiều
khi điêu luyện. Thể thơ trong Hồng Đức quốc âm thi tập là thể thơ thất ngôn và thơ
lục ngôn. Việc áp dụng niêm luật thơ Hàn luật nói chung khá vững vàng” [34, 232].
Nói chung đây là cuốn giáo trình viết một cách tóm tắt, cho nên những nhận định
của Đinh Gia Khánh cũng mang tính tóm tắt và vì vậy chưa đề cập đến vấn đề
phong cách tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập.
2.1.4 Cuốn giáo trình (sách tham khảo). Việt Nam văn học sử giản ước tân
biên - tập 2 - văn học lịch triều Việt văn” của Phạm Thế Ngũ do Nhà xuất bản
Đồng Tháp xuất bản năm 1997. Trong thiên thứ nhất ở chương 5 có tiêu đề “ Lê
Thánh Tôn thơ đời Hồng Đức” có một phần viết về tập thơ Hồng Đức quốc âm
thi tập. Theo Phạm Thế Ngũ viết trong cuốn sách này thì: Đọc các bài thơ trong
Hồng Đức quốc âm thi tập, chúng ta nhận thấy mấy đặc tính sau đây.
+ Tính cách luân lý: “Những bài thơ ở Nhân Đạo Môn, phê bình các nhân
vật lịch sử, đều mang sự chú tâm của tác giả đối với vấn đề luân lý. Nhà thơ nêu
cao những tấm gương chính giáo, cương thường theo thuyết lý của Khổng
Mạnh” [30, 128].
+ Tính cách triết lý: nhiều phần ở môn thiên đạo và phẩm vật nói về thời tiết
hay cây cỏ thường mang tư tưởng triết lý của đạo nho về vũ trụ, xã hội, nhân
sinh…[30, 129].

+ Đề tài dân tộc: Bên cạnh những bài thơ vịnh người, vịnh cảnh vịnh việc có
tính chất sử sách Trung Hoa, ta thấy nhiều lần thi gia đã hướng đề tài về đất
nước: Như vịnh những nhân vật lịch sử trong nước: Phù Đổng Thiên Vương, Lý
Ông Trọng, Trưng Vương, Triệu Ẩu. Ở những bài này nhiều khi tác giả đã tỏ rõ
lập trường quốc gia, thái độ chống đối Trung Hoa [30, 130].
+ Ảnh hưởng của thơ Tàu: Tuy nhiên nói chung thơ trong Hồng Đức quốc
âm thi tập vẫn phải chịu nhiều ảnh hưởng của Hán học, Hán văn của thời Tàu…
[30, 131].
Những nhận xét của Phạm Thế Ngũ tuy còn đơn giản nhưng đã đề cập
tương đối toàn diện về nội dung và nghệ thuật tập thơ Hồng Đức quốc âm thi
tập. Nhưng vấn đề tìm hiểu phong cách của tập thơ vẫn chưa được đặt ra.


6
2.1.5 Cuốn giáo trình Lược khảo lịnh sử Văn học Việt Nam (từ khởi thủy
đến thế kỷ XX) của Bùi Đức Tịnh – Nhà xuất bản văn nghệ Thành Phố Hồ Chí
Minh - năm 2005 có nhận xét hết sức ngắn ngọn về tập thơ Hồng Đức quốc âm
thi tập như sau “Thi tập gồm 328 bài Đường luật thất ngôn bát cú và tứ tuyệt có
xen vào những câu lục ngôn thể (chia làm 5 phần: Thiên địa môn gồm 59 bài,
Nhân đạo môn 40 bài, Phong cảnh môn 66 bài, Phẩm vật môn 69 bài, Nhàn
ngâm chư phẩm 88 bài). Các tác phẩm được ghi chép đều không có tên tác giả,
gồm thơ của Lê Thánh Tông (1442-1497) và của các văn thần trong Hội Tao
đàn, cùng các tác phẩm của những thời trước còn truyền lại (hoặc của người đời
sau chép thêm vào). Đề tài các tác phẩm thuộc về cảnh thiên nhiên, thời tiết, các
nhân vật lịch sử, các thú tiêu khiển của người nhàn dật, biểu lộ tâm trạng thoải
mái của một dân tộc thái bình thịnh trị.
…Về phương diện hình thức, vẫn có nhiều từ ngữ ngày nay không còn thông
dụng như các tiếng kép, lấp láy đã xuất hiện để mô tả màu sắc, động tác, âm
thanh; một mặt có những bài diễn tả theo lối ước lệ khuôn sáo đến khô khan,
nhưng mặt khác trong nhiều bài nghệ thuật mô tả đã đến mức tinh vi để có khả

năng gợi cảm sâu sắc” [44, 141].
Tuy là những nhận xét tóm tắt, nhưng rõ ràng Bùi Đức Tịnh qua giáo trình
của ông đã đề cập đến vấn đề phong cách của tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập.
2.1.6. Nguyễn Phạm Hùng với giáo trình “ Văn học Việt Nam từ thế kỷ X
đến thế kỷ XX”- Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội - 1999 có nhận định
sau: “Một bộ phận văn học nửa sau thế kỷ XV đi vào xu hướng cung đình hóa
rõ rệt. Có lẽ không ở thời kỳ nào văn học cung đình gặt hái được nhiều thành
tựu như ở thời kỳ này. Văn học cung đình, một mặt thể hiện sự trì trệ và máy
móc của nghệ thuật khi đi quá sâu vào tán tụng và tiểu xảo, một mặt nó tự xác
lập được những giá trị nhất định trong nội dung tư tưởng và nghệ thuật phản
ánh, mà không thời nào có được, như những phẩm chất đặc định cho văn học
một thời kỳ. Tác gia tiêu biểu nhất là Lê Thánh Tông” [15, 56].
Cũng theo Phạm Mạnh Hùng thì: “ Lê Thánh Tông thành công hơn cả ở thơ
nôm. Tác phẩm nổi tiếng của ông là tập Hồng Đức Quốc âm thi tập, gồm 328 bài
thơ, viết theo luật Đường trong đó có một số bài viết theo thể thất ngôn xen lục
ngôn. Tập thơ thể hiện tâm trạng hào sảng của một vị vua thời thịnh mang niềm tự


7
hào trước lịch sử dân tộc, trước non sông gấm vóc, ca tụng vương quyền, ca tụng
cuộc sống thái bình, bày tỏ lòng quan tâm tới đời sống muôn dân…
Nghệ thuật thơ trau chuốt điêu luyện, có tính dân tộc, giàu sắc thái dân dã.
Song nhiều khi thơ ông quá cầu kỳ, đơn điệu, sáo rỗng. Song dù sao, đây cũng
là một tập thơ lớn, đánh dấu trình độ phát triển cao của nghệ thuật tiếng Việt,
trong việc phô diễn không chỉ đời sống thông tục, mà cả đời sống cao nhã, sang
quý bên trên.” [44, 72].
Phải thừa nhận rằng ý kiến của Nguyễn Phạm Hùng tuy rất khái quát
nhưng cũng có những nhận xét khá chính xác về phong cách tập thơ Hồng Đức
quốc âm thi tập. Đó cũng là ý kiến hay và chúng tôi sẽ tham khảo trong quá
trình làm luận văn này.

2.2. Loại công trình là những sách chuyên luận, chuyên khảo.
2.2.1 Phạm Trọng Điềm, Bùi Văn Nguyên( phiêm âm - chú giải - giới thiệu)
Hồng Đức quốc âm thi tập- Nhà xuất bản văn hóa Viện văn học - 1962. Nhận xét:
“ Sau những tập thơ nôm đời Trần và đặc biệt sau tập thơ nôm của Nguyễn
Trãi, Hồng Đức quốc âm thi tập là một tập thơ nôm có giá trị, đánh dấu một bước
trưởng thành của văn học và ngôn ngữ dân tộc ta ở thế kỷ XV.” [ 7, 7].
“Đây là một tập thơ của nhiều tác giả, do đó ý thơ cũng nhiều khía cạnh,
nhiều chi tiết khác nhau. Tuy vậy, tất cả những áng thơ ở đây vẫn xoay quanh
một chủ đề nhất định: Tình yêu thiên nhiên, yêu cảnh vật đất nước và lòng tự
hào dân tộc trong cảnh thái bình thịnh trị. Cố nhiên ở đây chúng ta cũng đọc
được ý tự phụ của Lê Thánh Tông và của văn thần thời đại Hồng Đức về vai trò
lịch sử của họ, nhưng thông qua lòng tự phụ đó, họ cũng nói lên được nhiều nét
về truyền thống tốt đẹp của nền văn hiến dân tộc” [7, 14]. Có thể nói đây là
cuốn sách có nội dung khám phá đầy đủ về mọi mặt của tập thơ và do đó là tài
liệu quan trọng để chúng tôi tham khảo trong quá trình làm luận văn này.
2.2.2. Cuốn sách chuyên luận Lê Thánh Tông, về tác gia và tác phẩm. Nhà
xuất bản giáo dục - Hà Nội - 2007. Ở phần 4 có tiêu đề “Lê Thánh Tông - Thơ
văn quốc âm” có các bài viết sau đề cập đến tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập:
+ Lê Thánh Tông và bộ “Hồng Đức quốc âm thi tập” của Trương Chính
[45, 526].
+ “Hồng Đức quốc âm thi tập” và “ Thập giới cô hồn quốc ngữ văn” của
Nguyễn Hồng Phong [45, 530].


8
+ Lời giới thiệu “ Hồng Đức quốc âm thi tập” của Bùi Văn Nguyên [45, 566].
+ “ Hồng Đức quốc âm thi tập” - Một tác phẩm lớn của văn học tiếng Việt
thế kỷ XV của Bùi Duy Tân [45, 582].
+ Về giai đoạn khai sáng thơ nôm Đườngluật: Cảm hứng lịch sử qua thơ
Lê Thánh Tông của Đặng Thanh Lê [45, 599].

+ Cảm hứng dân tộc- cảm hứng nhân văn qua thơ nôm vịnh sử của Lê
Thánh Tông của Bùi Duy Dân [45, 604].
+Những người phụ nữ trong Hồng Đức quốc âm thi tập của Hoàng Hồng
Cẩm [45. 631].
+ Về thơ nôm của Mai Xuân Hải [45, 613].
+ Một vài nhận xét bước đầu về ngôn ngữ trong Hồng Đức quốc âm thi tập
của Vương Lộc [45, 650].
+ Tác phẩm bằng chữ Nôm của Thanh Lãng [45, 679].
Trong số các bài viết trên thì phải công nhận rằng bài viết của Trương
Chính, Bùi Văn Nguyên, Bùi Duy Tân, Vương Lộc là những bài nghiên cứu
toàn diện về tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập trong đó ít nhiều đề cập đến
phong cách của tập thơ.
2.2.3. Nguyễn Hữu Sơn trong chuyên luận Văn học trung đại Việt Nam,
quan niệm con người và tiến trình phát triển - Nhà xuất bản Khoa hoc xã hội Hà Nội-2005.
Ở phần một trong cuốn sách này, bài số 12, với tiêu đề “Lê Thánh Tông
-Đời thơ và những dấu hiệu trữ tình” có những nhận xét rất đặc biệt như sau:
“Con người Lê Thánh Tông phân hóa trong thơ khá rõ nét: Ông vừa hướng
thượng đóng vai một vị hoàng đế để có những bài thơ thắng thưởng vịnh đề
mang đầy tính khoa trương, kiểu như Quỳnh uyển cửu ca và nhiều bài xướng
họa trong Hồng Đức quốc âm thi tập…; vừa phần nào bộc lộ tâm sự riêng qua
loạt bài Tự thuật, Ngẩu thành, Cảm hoài; hoặc bày tỏ thái độ cảm thông với các
tầng lớp chúng sinh như trong Thập giới cô hồn quốc ngữ văn, và những Ngư,
Tiều, Canh, Mục, anh lính thú nhớ nhà, rồi cả cái chết oan nghiệt của nàng
chinh phụ Vũ Nương’’[41, 181].


9
Đề cập đến phong cách thơ văn Lê Thánh Tông (trong đó có cả tập thơ
Hồng Đức quốc âm thi tập) Nguyễn Hữu Sơn có một nhận định rất chính xác,
rất tinh tế “lúc tư chất con người tư nhân thức tỉnh, ông gián cách với những cõi

đời trần tục, để lòng thích thản với thiên nhiên, với “xuân sắc”, “hạ thi” “thu tứ”,
“cành mai”, “bông cúc”, “cành hòe”, hoặc để lòng trầm mặc trước cảnh chùa
Trấn Quốc, Quang Khánh, núi Dục Thúy, Động Lục Vân, dòng sông Bặch Đằng
và cửa bể Thần Phù mênh mang sông nước. Tất cả dường như vẫn nằm trong
quỹ đạo thi ca Đông phương truyền thống, song xét kỹ đã thấy thấp thoáng đâu
đây một cách nhìn, một kiểu nhìn riêng.” [41, 182].
Ý kiến của Nguyễn Hữu Sơn không chỉ gợi ý, mà còn củng cố niềm tin cho
chúng tôi đi vào tìm hiểu vấn đề phong cách tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập
một cách mạnh mẽ trong luận văn này.
2.3 Các sách tham khảo về lịch sử.
2.3.1 “Sách Các triều đại Việt Nam” của Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng- Nhà
xuất bản Thanh Niên- Hà Nội - 2006 ở mục triều Lê Sơ có cách giới thiệu về
Hoàng đế Lê Thánh Tông. Các tác giả có sử dụng một đoạn thơ Nôm để minh
họa cho một đặc điểm đạo đức cao cả tuyệt vời của Hoàng đế như sau: “chính
bản thân Lê Thánh Tông cũng rất tự ý thức về sự cần mẫn chăm lo trau dồi trí
thức bỏ công sức mình vào việc cai trị đất nước. Ông viết:
Lòng vì thiên hạ những sơ âu
Thay việc trời dám trễ đâu
Trống dời canh còn đọc sách
Chiêng xế bóng chửa thôi chầu…
Nhờ đó mà dưới thời trị vì của ông vua này quốc gia Đại Việt đã đạt được
thành tựu rực rỡ về mọi mặt” [3, 184].
2.3.2. Nguyễn Tá Nhi, Mai Xuân Hải biên soạn- “Những giai thoại về vua Lê
Thánh Tông”- Nhà xuất bảnVăn học dân tộc- Hà Nội 1998. Trong giai thoại số 8 có
tiêu đề “Rộng cửa dùng người tài”, người biên soạn sách đã chép một bài thơ chữ
nôm của Lê Thánh Tông viếng trạng nguyên Nguyễn Trực khi ông này qua đời.


10
Giai thoại số 28 có tiêu đề “Thơ điếu Vũ Nương”, người biên soạn không

chỉ kể lai lịch mà còn chép đầy đủ hai bài thơ Nôm của vua Lê Thánh Tông
viếng nàng Vũ Thị Thiết”.
Những người biên soạn không bình luận gì cả; nhưng việc sưu tầm và chép
những bài thơ nôm nói lên rằng tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập có vị trí đặc
biệt trong sự nghiệp sáng tác văn học của vị Hoàng đế anh minh lỗi lạc.
2.4 Các luận văn tốt nghiệp Đại học:
2.4.1 Luận văn của Phạm Mai Hương với đề tài “Tìm hiểu giá trị của phần
“phong cảnh môn” trong Hồng Đức quốc âm thi tập” Ở luận văn này tác giả chỉ
mới đi vào tìm hiểu một phần trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập đó là
phần “Phong cảnh môn” vì vậy mà vấn đề phong cách nghệ thuật chưa được đề
cập một cách cụ thể.
2.4.2 Luận văn của Trần Thị Sáng với đề tài “Lý tưởng thẩm mỹ trong
Hồng Đức quốc âm thi tập qua phần “Nhân Đạo Môn”ở luận văn này tác giả
cũng chỉ đi vào một phần trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập đó là “Nhân
đạo môn” vì thế vấn đề phong cách nghệ thuật tập thơ cũng chưa được đặt ra.
2.5 Những bài viết trên tạp chí.
2.5.1. Cuốn Tạp chí Văn học số 4-1983 có bài viết “Hồng Đức quốc âm thi
tập một tác phẩm lớn của văn học tiếng Việt thế kỷ XV” của Bùi Duy Tân. Ông
nhận xét về tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập như sau:
“Tập thơ tiếng Việt trên 300 bài này đã được phiên âm và xuất bản năm
1962, nhiều tập văn học sử, giáo trình đại học đã có nhiều trang viết tìm tòi,
phát hiện đóng góp. Song ấn tượng chung về nó còn khá mờ nhạt. các tập san,
tạp chí ngữ văn học đầu tiên hầu như chưa có bài nào nghiên cứu thật chững
chạc về nó. Người ta đề cập đến nó ít hơn nhiều so với những tác phẩm xem ra
còn thấp thua hơn nó về nhiều phương diện”.
2.5.2. Cuốn Tạp chí Văn học số 8- 1997 có bài viết: “ Về một số bài thơ
nôm của Lê Thánh Tông” của Vũ Đức Phúc có nhận xét như sau:
“…Thời Lê Thánh Tông thơ quốc ngữ đã phát triển và có những tập thơ
quốc ngữ của các quan trình đến tận tay vua nhưng Lê Thánh Tông muốn thơ



11
phải có khuôn phép hơn, không được cẩu thả như trước. Thứ hai Lê Thánh
Tông rất ưa làm thơ quốc ngữ và chắc chắn đã làm nhiều thơ quốc ngữ ngay từ
khi chưa làm vua…”.
Các tác giả của hai cuốn tạp chí này không đề cập đến toàn bộ tập thơ
Hồng Đức quốc âm thi tập nhưng những nhận xết đó cho thấy chữ quốc ngữ và
văn thơ nôm đã có một vị trí quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Lê Thánh
Tông và các tác giả sau này. Và vì thế mà vấn đề phong cách tập thơ Hồng Đức
quốc âm thi tập chưa đuợc đề cập
2.6. Các bài viết trên mạng Internet.
2.6.1.http//:CongHung.com. Trang này viết: “Lê Thánh Tông là một ông
vua thỏa mãn được điều mà Nguyễn Trãi khao khát một đời “ước một tôi hiền,
chúa thánh minh”. Nhưng trước hết, ông là một con người gần như hoàn thiện.
Qua thơ ông, người đọc thấy nổi bật chân dung sống động của ông với cá tính
sắc nét, vượt lên các thi nhân khác của hội Tao đàn” [5, 46].
“Những áng thơ nôm cuả Lê Thánh Tông và của thời Hồng Đức là thứ văn
chương “máu mủ ruột rà” của dân tộc ta, một di sản văn hóa vô cùng quý báu,
thiết nghĩ cần phải được tất cả công chúng Việt Nam hiện nay để tâm nghiên cứu
thưởng thức. Cuộc “hành trình về nguồn” văn hóa dân tộc này chắc chắn sẽ là
một cuộc “ôn cố tri tân” hết sức thú vị và bổ ích” [5, 46]. Tuy bài viết này chưa
đề cập đến tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập nhưng đã đề cập đến văn thơ nôm
thời Hồng Đức. Có thể nói văn thơ nôm ra đời rất có ý nghĩa trong lịch sử văn
học nước ta từ trước đến nay.
2.6.2. Trên trang: Le Thanh Tong/evan- “Dao nguoi” trong tho Le Thanh
Tong (phần 3). Hà Huy Tuấn viết “Tình yêu quê hương đất nước là mức độ cao
nhất của tình cảm cá nhân. Không đưa ra một định nghĩa cụ thể về “đời sống nội
tâm”. Song Lê Thánh Tông qua nội dung thơ văn giàu cảm xúc của mình, đã
phần nào phản ánh rõ nét những mặt, những chiều hướng và tầm sâu tâm lý tình
cảm con người. “Đạo người” phải chăng bao hàm cả tình người, tình cảm con

người với thiên nhiên, vạn vật” [1,47 ].


12
Tuy chưa đề cập nhiều đến tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập và vấn đề
phong cách nghệ thuật của tập thơ nhưng tác giả bài viết cho thấy phần nào tình
cảm của Lê Thánh Tông đối với con người, ông dành tình cảm của mình cho tất
cả mọi tầng lớp người trong xã hội. Điều này chứng tỏ ông là vị vua rất yêu
thương thần dân của mình.
Như vậy, từ góc độ này hay góc độ kia, các tác giả đã trình bày một số vấn
đề về thơ Nôm của Lê Thánh Tông và các tác giả thời Hồng Đức. Nhưng rõ ràng
chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ về phong cách nghệ thuật Hồng
Đức quốc âm thi tập. Tuy nhiên, các tài liệu đó là chỗ dựa để chúng tôi đi vào
tìm hiểu phong cách tập thơ “Hồng Đức quốc âm thi tập”.
3. Mục đích nghiên cứu
Nhằm nêu lên những đặc điểm riêng và độc đáo về nội dung và hình thức
của tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập.
Nhằm chỉ ra được quan niệm nghệ thuật về con người, về thế giới được thể
hiện trong tập thơ.
Đồng thời tìm ra được những đặc sắc về ngôn ngữ- bút pháp- giọng điệu và
thể loại của tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Khảo cứu, thống kê, phân loại các bài thơ theo đề tài, chủ đề.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu một số bài thơ Nôm Hồng Đức quốc âm thi
tập với thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm và toàn bộ tiến trình
thơ Nôm nói chung, nếu xét thấy cần thiết.
- Ngoài ra vận dụng một số phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp
loại hình, phương pháp đồng đại, lịch đại.
5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn nêu lên được những đặc trưng phong cách nghệ thuật của tập

thơ Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông và các tác giả thời Hồng
Đức.
- Luận văn nêu bật điểm mới, độc đáo, quan niệm nghệ thuật về con người
và thế giới trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập.


13
- Luận văn nêu lên được đặc điểm ngôn ngữ, bút pháp, giọng điệu của tập
thơ; nêu lên được những thành công và hạn chế của tập thơ.
- Tìm hiểu phong cách nghệ thuật của Hồng Đức quốc âm thi tập góp phần
khẳng định được vị trí của tập thơ này trong tiến trình thơ nôm Đường luật. Qua
đó thấy được đóng góp của Lê Thánh Tông và các tác giả thời Hồng Đức đối
với tiến trình thơ nôm Đường luật.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung luận văn được triển khai
trong ba chương.
Chương 1: Khái lược phong cách nghệ thuật và Hồng Đức quốc âm thi tập
Chương 2: Phong cách tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập qua thế giới hình
tượng
Chương 3: Phong cách tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập qua các phương
tiện biểu hiện nghệ thuật.


14

Chương 1
KHÁI LƯỢC PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT
VÀ HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP
1.1. Khái lược về phong cách nghệ thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Phong cách nghệ thuật là một

phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tựơng
của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng
tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẽ, trong trào lưu văn học, hay văn
học dân tộc. Phong cách khác phương pháp sáng tác ở sự thực hiện cụ thể trực
tiếp của nó. Các dấu hiệu phong cách dường như nổi lên trên bề mặt tác phẩm,
như một thể thống nhất hữu hình và có thể tri giác được của tất cả mọi yếu tố
cơ bản của hình thức nghệ thuật. Trong nghĩa rộng, phong cách là nguyên tắc
xuyên suốt trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật, đem lại cho tác phẩm một
tính chỉnh thể có thể cảm nhận được, một giọng điệu và sắc thái thống nhất.
Với ý nghĩa này, người ta phân biệt các “phong cách lớn” hay còn gọi là
“phong cách thời đại”(phong cách Phục Hưng, Ba rốc, chủ nghĩa cổ điển), các
phong cách của các trào lưu và dòng văn học, phong cách dân tộc, phong cách
cá nhân của tác giả.
Nói chung, phong cách là quy luật thống nhất các yếu tố của chỉnh thể nghệ
thuật, là một biểu hiện của tính nghệ thuật. Không phải bất cứ nhà văn nào cũng
có phong cách. Chỉ những nhà văn có tài năng, có bản lĩnh mới có được phong
cách riêng độc đáo” [10, 212-213].
Khái niệm phong cách và phong cách nghệ thuật trong văn học, còn có rất nhiều
quan niệm và các bình diện khác nhau, theo Nguyễn Khắc Sính trong cuốn Phong
cách thời đại nhìn từ một thể loại văn học, ông đưa ra các khái niệm sau.
* Khái niệm phong cách trong đời sống.
Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, phong cách là khái niệm được dùng ở
khá nhiều lĩnh vực. Đối với mỗi con người trong xã hội, người ta nói đến phong


15
cách sống, phong cách làm việc, phong cách công tác.Với một số ngành nghệ
thuật như âm nhạc, sân khấu, người ta còn nói tới phong cách biểu diễn. Thuật
ngữ phong cách còn dùng để nói về phẩm chất chung của một con người cụ thể
như nói tới phong cách Hồ Chí Minh như một phẩm chất riêng độc đáo. Phong

cách dùng ở các trường hợp trên được hiểu từ góc độ nét riêng biệt, định hình,
lặp đi lặp lại để phân biệt giữa người này với người khác… [40, 43].
Như vậy khái niệm phong cách hiển nhiên tồn tại trong thực tiễn đời sống
hàng ngày của xã hội.
* Khái niệm ngôn ngữ học về phong cách ngôn ngữ.
Khái niệm ngôn ngữ học về phong cách ngôn ngữ được hiểu từ chức năng
biểu đạt, phương diện biểu cảm của ngôn ngữ như S.Bali hay từ phương diện
phong cách chức năng như P.Budagôp, Axmanôp và các nhà ngôn ngữ học Việt
Nam, đều chú trọng đến khía cạch ngôn ngữ mà bỏ qua phong cách nghệ thuật
hoặc không liên quan đến phong cách văn học. Trong ngôn ngữ, để thực hiện
được những chức năng, yêu cầu khác nhau các tập đoàn xã hội, các giới nghề
nghiệp có cách sử dụng ngôn ngữ khác nhau nên dần dần đã hình thành phong
cách ngôn ngữ chuyên biệt. Có thể nói đến các loại phong cách chức năng ngôn
ngữ như phong cách khoa học, phong cách báo chí, phong cách hành chính,
phong cách chính luận…Nói chung, phong cách ngôn ngữ và phong cách nghệ
thuật là hai phạm trù khác nhau, phạm trù phong cách ngôn ngữ có thể dùng
khái niệm văn phong, dạng ngôn ngữ để thay thế vì chúng gần như giống nhau
[40, 44].
* Khái niệm ngữ văn học về phong cách.
Đây là khái niệm cổ xưa nhất về phong cách khi nó được ý thức như là diện
mạo, nét riêng của cách diễn đạt. Từ thuật ngữ stylos (Hi Lạp), stylus (La Mã),
đến styles (Pháp), phong cách đi từ cách hiểu ban đầu để chỉ một dụng cụ gắn
với nét chữ, bút pháp, cuối cùng nó mới có nghĩa là phong cách như Buffon đã
nói trong câu châm ngôn “phong cách là người”… Tuy vậy, quan niệm văn là
người, phong cách là người đã được ông cha ta phát hiện từ rất sớm. Nguyễn
Định Cát trong lời tựa Cẩn trai thi tập từng viết: “ Người nào trội về nhân cách


16
thì làm thơ hay trang nhã, người nào trội về khí phách thì làm thơ hay hùng

hồn, người nào giỏi về dùng chữ đặt câu thì thơ hay hoa mỹ…xem thơ thì có
thể mường tượng được người” [40,45].
* Khái niệm phong cách văn học.
Đây là khái niệm phong cách kế thừa các truyền thống lý giải về phong
cách ngữ văn và phong cách nghệ thuật. Văn học là loại hình nghệ thuật ngôn
từ nên có những điểm chung, thống nhất giữa hai khái niệm phong cách trên.
Tuy nhiên, cũng từ đó mà hiện tại có hai khuynh hướng quan niệm về phong
cách văn học.
Với quan niệm nghiêng về phong cách ngôn từ, người ta đưa ra phương
diện lý luận của phong cách văn học như : Lý luận lệch chuẩn, lý luận về sự lựa
chọn, lý luận hàm ngôn…
Với quan niệm phong cách như là thống nhất về nội dung và hình thức,
mỗi tác giả cũng đưa ra giới hạn cách nhìn khác nhau. Theo quan niệm của
D.X.Likhachốp thì “Phong cách là một hệ thống nhất định về nội dung và hình
thức” là “Nguyên tắc thẩm mỹ để cấu trúc toàn bộ nội dung và hình thức”. Còn
G.N. Pôxpêlôp và P.Nicôlaiep thì đề nghị gọi phương pháp sáng tác là nguyên
tắc phản ánh- cái tạo ra nội dung, còn phong cách là nguyên tắc miêu tả, biểu
hiện- cái tạo ra hình thức; M.B. Khrapchencô khi xác định phong cách cũng
xem là phương thức biểu hiện và thuyết phục để phân biệt với phương pháp là
nguyên tác nhận thức, chiếm lĩnh…Các ý kiến này tuy có góp phần phân biệt
phương pháp và phong cách bởi các nguyên tác tạo thành hình thức thì cũng
chính là nguyên tắc tạo thành nội dung do không có nội dung nào bên ngoài
hình thức. Mặt khác, phong cách không bao giờ chỉ là câu chuyện hình thức
thuần túy mà nó là tư tưởng, quan niệm riêng của nó. Như vậy, quan niệm của
D.X. Likhachôp là quan niệm thỏa đáng, có cơ sở [40, 48].
Thông thường mọi người đều hiểu phong cách là dấu hiệu độc đáo, không
lặp lại, đánh dấu phẩm chất riêng biệt của một hiện tượng văn học nào đó. Đối
với tác phẩm văn học, phong cách là một hình thức liên kết của ngôn ngữ, là
nguyên tắc cấu trúc toàn bộ nội dung và hình thức nghệ thuật, như quan niệm



17
của D.X.Likhachốp. Đối với nhà văn và người đọc, phong cách được nhìn từ
nhiều góc độ khác nhau. M.Bakhtin xem phong cách là phương thức tư duy
nghệ thuật . A.Chichêrin xem phong cách là công cụ để lĩnh hội thế giới. Trong
khi M.B.Khrápchencô lại xem phong cách là phương thức biểu hiện cách chiếm
lĩnh đời sống bằng hình tượng, là phương thức lôi cuốn độc giả…Như vậy,
phong cách nghệ thuật đóng vai trò là một sáng tạo văn hóa đối với sáng tác và
đối với người đọc.
Xem phong cách là phẩm chất của chỉnh thể: Khi định nghĩa về phong cách,
dù có được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, nhưng đều đề cập đến “tính hệ
thống”, “tính thống nhất”, “tính tổng hòa”…Điều này chứng tỏ, phong cách là
phẩm chất của hệ thống thể hiện qua các yếu tố chứ không phải là phẩm chất do
tổng cộng các thuộc tính của các bộ phận của tác phẩm. Phong cách là phẩm
chất xuyên suốt qua các yếu tố tác phẩm, qua các tác phẩm của một tác giả hoặc
các tác giả của một trào lưu nghệ thuật. Ngay khi nói Phong cách nghệ thuật là
tính độc đáo của hình thức nghệ thuật thì cũng phải thấy rằng đó không phải là
hình thức cụ thể của tác phẩm cụ thể, cá biệt mà là cái hình thức được lặp đi lặp
lại, vừa thống nhất vừa đa dạng trong nhiều tác phẩm khác nhau của một nhà
văn, một trường phái hay một thời đại văn học, nghệ thuật. Vì thế, có thể nói
phong cách nghệ thuật là hình thức siêu hình thức cụ thể của sáng tác nghệ
thuật.
Ví dụ. Khi ta nói về phong cách nhà văn Nguyễn Tuân thì đó không phải là
cái hình thức của tập truyện ngắn nào đó mà là một thứ hình thức chung, thống
nhất tất cả, xuyên suốt tất cả trong toàn bộ các tác phẩm đó làm nên cái độc
đáo, riêng biệt Nguyễn Tuân để có thể phân biệt với các nhà văn khác. Đó là
ông tạo ra một chất giọng riêng, viết bằng một lối văn riêng, vì thế ông luôn giữ
được vị thế văn chương riêng [40, 52].
* Phong cách tác phẩm văn học.
Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật đầu tiên do đó nó có phong

cách của nó. Các tác giả như V.Gimmunxki hay N.Xôcôlốp đều chủ trương có
phong cách tác phẩm. Nói phong cách tác phẩm có nghĩa là xem tác phẩm là


18
một chỉnh thể nền tảng của nghệ thuật có thể đạt tới sự độc đáo không lặp lại
của một phong cách nào đó. Nếu không có phong cách tác phẩm thì sẽ không
có phong cách nào khác nữa. Nhưng về thực chất, tác phẩm là đơn vị mang
phong cách lớn hơn như phong cách nhà văn phong cách thời đại… [40, 65].
Còn có rất nhiều quan niệm khác nhau về phong cách. Theo cuốn Phong
cách và phong cách chức năng tiếng Việt thì: “ Trong các phong cách chức
năng, đây là phong cách có nhiều tên gọi nhất, có thể nêu ra một số tên gọi
được các nhà nghiên cứu sử dụng như: phong cách ngôn ngữ văn chương,
phong cách ngôn ngữ văn học, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật”. Trong công
trình “Phong cách học tiếng Việt” tác giả Đinh Trọng Lạc đưa ra năm loại
phong cách chức năng: Phong cách hành chính công vụ, phong cách khoa học,
phong cách báo chí công luận, phong cách sinh hoạt hàng ngày. “Phong cách
nghệ thuật” không được xác lập trong hệ thống các phong cách chức năng nói
chung mà tách riêng thành một chương gọi là “ngôn ngữ nghệ thuật” [6,280].
Theo M.N.Kozina, cần phải đặt phong cách nghệ thuật trong mối quan hệ
với các phong cách khác và với ngôn ngữ văn học. Theo tác giả này, ngôn ngữ
văn học chỉ là một bộ phận của phong cách nghệ thuật: “Một phát ngôn nghệ
thuật thường sử dụng các phương tiện ngôn ngữ của tất cả các phong cách khác,
trong đó có các phương tiện là điển hình cho các phong cách này. Tuy nhiên
trong tác phẩm văn học, các phương tiện này tham gia với các chức năng trao
đổi có tính thẩm mĩ thì tạo nên một hệ thống khác…”, “ Nét khu biệt của phát
ngôn nghệ thuật là ở chỗ nó không chỉ sử dụng các phương tiện ngôn ngữ có
tính văn học mà còn sử dụng cả phương tiện ngôn ngữ siêu văn học của đại
chúng, tiếng lóng tiếng địa phương. Đương nhiên, các phương tiện này được sử
dụng không phải là với chức năng thứ nhất mà cả với chức năng thẩm mỹ

nữa…” Các nhà nghiên cứu khác như V.G.Atmônhi và T.I.Xinman cũng thừa
nhận “phong cách nghệ thuật tập trung tất cả sự đa dạng của phong cách ngôn
ngữ và khả năng tái tạo lại chúng trong một mức độ nhất định” [6, 282].
Có thể thấy: Khuynh hướng thừa nhận phong cách nghệ thuật là một trong
các phong cách chức năng là khá phổ biến. Trường phái ngôn ngữ học Tiệp


19
Khắc cũng xếp phong cách nghệ thuật vào hệ thống các phong cách chức năng.
Một trong các đại biểu khá nổi tiếng của trường phái này là L.Dolezel tuyên bố
“Đồng thời cần phải nhấn mạnh rằng, phong cách nghệ thuật đến một mức độ
nào đó đã đối lập với các phong cách chức năng còn lại”. Còn F.TraVnisek nói
“Chức năng giao tiếp thẩm mỹ của phong cách nghệ thuật có liên quan với
phương thức đặc biệt của việc diễn đạt tư tưởng làm cho phong cách này khác
biệt với các phong cách khác” [6, 282-283].
Có một điều cần quan tâm là, các tác phẩm văn học nghệ thuật là hình thức
bảo lưu tương đối đầy đủ nhất diện mạo ngôn ngữ ở mỗi thời đại. Không ai có
thể phủ nhận đó là các hình thức tồn tại cụ thể của hoạt động giao tiếp. Vậy
đương nhiên nó tồn tại với tư cách là một kiểu phong cách riêng hoặc thuộc vào
loại phong cách chức năng nhất định.
Khi xem xét bất cứ một loại phong cách chức năng nào người ta đều cần
phải chú ý đến:
- Các vai và đối tượng tham gia giao tiếp.
- Đặc điểm ngôn ngữ của hoạt động giao tiếp.
- Các dạng thức tồn tại.
Với ba yếu tố trên phong cách nghệ thuật hoàn toàn có thể được coi là phong
cách chức năng thực sự [6, 284].
Từ đó có thể định nghĩa: Phong cách nghệ thuật là một phong cách chức
năng được dùng để sáng tạo hình tượng nghệ thuật và tác phẩm nghệ thuật
nhằm phục vụ cho nhu cầu về đời sống tinh thần của con người.

Như vậy, có thể khẳng định rằng phong cách nghệ thuật cũng là một kiểu
giao tiếp không thể thiếu được trong đời sống xã hội giống như các phong cách
chức năng khác. Như CácMác nói “Ngôn ngữ ra đời do nhu cầu của con người
thấy cần phải nói với nhau một cái gì đấy, trao đổi với nhau một cái gì đấy” thì
phong cách nghệ thuật chính là sự nâng lên một bước các nhu cầu này ở mức độ
tinh tế, có tính thẩm mỹ và nghệ thuật, ở chiều sâu của nhận thức trong quá
trình khái quát hóa tư duy và trừu tượng hóa của tư duy lôgíc [6, 284-285].


20
Ở các tác giả nói trên, có những cách lý giải khác nhau, nhưng về cơ bản
đều thống nhất ở một điểm là: “ Khẳng định tầm quan trọng của phong cách
nghệ thuật trong hoạt động sáng tạo của các nhà văn và đề cao tính chủ thể của
phong cách nghệ thuật”.
1.2. Tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập
1.2.1. Tác giả tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập
Hội Tao đàn, một hội thơ được thành lập năm Hồng Đức thứ 26(1495) đời
Lê Thánh Tông. Theo Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô sĩ Liên và theo Việt sử
Thông giám cương mục của Quốc Sử Quán đời Nguyễn, thì tháng 11 năm Ất
Mão(1495) nhà vua nhân gặp tiết trời thuận, lại được mùa, mọi việc nhàn rỗi
bèn sáng tác thành chín bài thơ: Phong niên (năm đực mùa), Quân đạo (đạo làm
vua), Thần tiết (tiết tháo bề tôi), Minh lương ( Vua sáng tôi hiền), Anh hiền (bậc
anh tuấn hiền tài), Kỳ khí (Khí vận lạ),Thư thảo (vui đùa thành thơ), Văn nhân
(người văn học), Mai hoa (hoa mai).Chín bài thơ này được ghép vào khúc hát,
gọi tên là Quỳnh uyển cửu ca. Nhà vua thân soạn bài tựa, tự xưng là Tao đàn
nguyên súy và tiếp đó cho tuyển 28 văn thần, truyền cho theo vần trong chín bài
ca ấy để họa lại gọi là Tao đàn nhị thập bát tú (28 ngôi sao của Tao đàn). Đây là
một hội văn học (Tao: tao nhã, văn chương, đàn: nền, chỗ nhóm họp), tuy nhiên
cách tổ chức và sinh hoạt có lẽ khác với những hội văn học ngày nay. Đó là một
ủy ban những văn thần, cùng nhà vua thường nhóm họp sau những buổi triều

hội, để bàn riêng về nghĩa lý kinh sách và nhiều khi để vua tôi cùng nhau xướng
họa thi từ. Vua làm bài xướng, bề tôi họa vần, rồi cùng phê bình, sửa chữa cho
nhau. Có thể coi là một ban cố vấn về văn học, đồng thời là một hội những bạn
thơ của nhà vua.
Theo Đại việt sử ký của Ngô Sĩ Liên, thì hai mươi tám người, kể cả Lê
Thánh Tông.
Tao đàn nguyên súy: Lê Thánh Tông (1442-1497).
Lê Thánh Tông tên là Tư Thành, con thứ tư và là con út của Lê Thái Tông,
lên ngôi lúc 18 tuổi(1459) làm vua được 38 năm, 10 năm đầu niên hiệu là Quang
Thuận, 28 năm sau niên hiệu là Hồng Đức. Từ thuở nhỏ là một người hiếu học


21
và nổi tiếng là hay chữ. Lên làm vua, ngoài việc chính trị, võ bị…Lê Thánh
Tông cũng chú trọng phát triển văn học, thường xướng họa thơ với các hội viên
Tao đàn nhất là Thân Nhân Trung và Đỗ Nhuận. Trong bài tựa Quỳnh uyển cửu
ca ông viết: “Trong khi việc nước bề bộn, hễ rảnh rỗi được nửa ngày, ta thân đọc
rừng sách, cho hồn dạo chơi vườn văn nghệ”. Ngoài số thơ Nôm trong Hồng
Đức quốc âm thi tập, ông còn một số lớn thơ chữ Hán và Nôm rải rác chép ở nhiều
tập khác, nhất là ở bộ Thiên nam dư hạ tập (tác phẩm lớn của hội Tao đàn).
Phó nguyên súy: Đông các đại học sĩ. Thân Nhân Trung và Đỗ Nhuận.
Thân Nhân Trung người làng An-ninh huyện An-dũng tỉnh Bắc Ninh (nay
thuộc Bắc giang) đỗ đồng tiến sĩ năm Quang Thuận thứ 10(1469) làm đến chức
Đông các đại học sĩ, Lễ bộ thượng thư.
Đỗ Nhuận, người làng Kim-hoa, tỉnh Bắc Ninh (nay là huyện Kim Anh,
tỉnh Vĩnh Phúc) đỗ đồng tiến sĩ năm Quang Thuận thứ 7(1466) làm đến Đông
các đại học sĩ, thăng thượng thư.
Các hội viên như sau:
Đông các hiệu thư: Ngô Luân và Ngô Hoán.
Ngô Luân người làng Tam-sơn, huyện Đông Ngàn (nay là Từ Sơn- Bắc

Ninh) đỗ tiến sĩ năm Hồng Đức thứ 6 (1475), làm đến Thượng thư. Trong hội
Tao đàn thì Ngô Luân cùng với Thân Nhân Trung và Đỗ Nhuận là có thơ được
Lê Thánh Tông bình.
Ngô Hoán người Thượng-đáp, huyện Thanh- lâm(Hải Dương) đỗ Bảng
Nhỡn năm Hồng Đức 21(1490) làm đến thượng thư. Khi Đăng Dung cướp ngôi,
ông theo Lê Chiêu Tông chống lại, thất bại, tự thắt cổ chết, sau được phong là
“tiết nghĩa”.
Hàn lâm viện thị độc chưởng viện sự. Nguyễn Xung Xác
Nguyễn Xung Xác trước tên là Nhân Phùng, người làng Kim đôi, huyện Vũ
Giàng (Bắc Ninh) đỗ tiến sĩ năm Quang Thuân thứ 10, làm đến Lễ bộ Hữu thị
lang, ông là tác giả bài văn bia khoa Tân Sửu đời Hồng Đức 12(1480).
Hàn lâm viện thị độc tham chưởng viện sự. Lưu Hưng Hiếu.


22
Lưu Hưng Hiếu, người làng Lưỡng Hà, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) đỗ
Bảng nhỡn đời Hồng Đức 12, làm đến Thượng thư, có đi sứ Trung Quốc.
Hàn lâm viện thị thư: Nguyễn Quang Bật, Nguyễn Đức Huấn, Vũ Dương,
Ngô Thầm.
Nguyễn Quang Bật, người làng Bình Ngô, huyện Gia Định (nay là Gia
Lương) Bắc Ninh, đỗ trạng nguyên năm Hồng Đức 15 (1483), làm đến Đô ngự
sử, cùng với Đàm Văn Lễ, nhận di chiếu phò vua Túc Tông. Lê Uy Mục giận hai
người không giúp mình, lúc lên ngôi bắt cả hai người đi Quảng Nam rồi sai
người dìm chết xuống bể.
Nguyễn Đức Huấn, người làng An- định, huyện Chí Linh (Hải Dương) đỗ
Thám hoa năm Hồng Đức 18 (1486) làm đến Thượng thư tước Ninh quận công,
có đi sứ Trung Quốc.
Vũ Dương, người làng Mạn Nhuế, huyện Thanh Lâm (Hải Dương) đỗ
trạng nguyên (Tam nguyên) khoa Hồng Đức 24 (1493), làm đến Công bộ
Thượng thư.

Ngô Thầm là anh Ngô Luân, người làng Tam-sơn, huyện Đông Ngàn (Bắc
Ninh) đỗ Bảng nhãn khoa Hồng Đức 24.
Hàn lâm viện thị chế: Ngô Văn Cảnh, Phạm Trí Khiêm, Lưu Thư Ngạn.
Ngô Văn Cảnh, người làng An Ninh, huyện An Dũng (Bắc Giang) đỗ
Hoàng giáp năm Hồng Đức 12, làm đến Hiến sát sứ.
Phạm Trí Khiêm, người làng An Trang, huyện Lương Tài (nay là Gia
Lương) Bắc Ninh, đỗ Hội nguyên (Hoàng giáp) khoa Hồng Đức 15, làm đến
Đông các hiệu thư.
Lưu Thư Ngạn, người làng Đa-nghi, huyện Vĩnh lại, tỉnh Hải Dương (nay
là Vĩnh Bảo, Kiến An) đỗ Thám hoa năm Hồng Đức 21.
Hàn lâm viện hiệu lý: Nguyễn Nhân Bị, Nguyễn Tôn Miệt, Ngô Quyền,
Nguyễn Bảo Khuê, Bùi Phổ, Dương Trực Nguyên, Chu Hoãn.
Nguyễn Nhân Bị là anh Nguyễn Xung Xác, người làng Kim Đôi, huyện Vũ
Giàng (Bắc Ninh) năm 19 tuổi đỗ đồng tiến sĩ khoa Quang Thuận thứ 7, khoa
Hồng Đức 12 lại đỗ lần nữa, làm đến Binh bộ Thượng thư, có đi sứ Trung Quốc.


23
Nguyễn Tôn Miệt, người làng Kim Hoa, huyện Kim Hoa (Bắc Ninh) nay là
Kim Anh (Vĩnh Phúc) đỗ tam giáp tiến sĩ năm Hồng Đức 12.
Ngô Quyền (hoặc Hoan) người làng Nghiêm Xa, huyện Thượng Phúc, nay
là Thường Tín (Hà Đông) đỗ tiến sĩ năm Hồng Đức 18, làm đến Đô ngự sử.
Nguyễn Bảo Khuê, người làng Lý Hải, huyện Yên Lãng (Sơn Tây) đỗ
Hoàng giáp năm Hồng Đức 18,có đi sứ Trung Quốc.
Bùi Phổ, người làng Nghi Xá, huyện An Dương (Hải Dương) đỗ Hoàng
giáp năm Hồng Đức 18.
Dương Trực Nguyên, người làng Thượng Phúc, nay thuộc xã Quốc Tuấn,
huyện Thường Tín (Hà Đông) đỗ Hoàng giáp năm Hồng Đức 21, làm đến Đô
ngự sử, có đi sứ Trung Quốc. Cuối năm Đoan Khánh thứ 3 (1507), ông đem
quân chống cự với Lê Tương Dực và tử trận.

Chu Hoãn, người làng Nhân lý, huyện Thanh Lâm (Hải Dương) đỗ Hoàng
Giáp năm Hồng Đức 24.
Hàn lâm viện kiểm thảo; Phạm Cẩn Trực, Nguyễn Ích Tốn, Đỗ Thuần Thư,
Phạm Nhu Huệ, Lưu Dịch, Đàm Thuận Huy, Phạm Đạo Phú.
Phạm Cẩn Trực, người làng Đàm Xá, huyện Gia Lộc (Hải Dương) đỗ tiến
sĩ năm Hồng Đức 15 làm đến Phủ doãn phú Phụng Thiên (Thăng Long).
Nguyễn Ích Tốn người làng Mậu Khê, huyện Đan Phượng (Sơn Tây) đỗ
tiến sĩ năm Hồng Đức 15, làm đến Lễ bộ tả Thị lang, ông là cháu ngoại trạng
nguyên Nguyễn Trực.
Đỗ Thuần Thư, trước có tên là Thuân Tông, nguời làng Tử Kiều, huyện
Đông An, nay là huyện Khoái Châu (Hưng Yên), đỗ tiến sĩ khoa Hồng Đức 18,
làm đến Thừa chính sứ.
Phạm Nhu Hụê, người làng Phù Vệ, huyện Ngự Thiên Hưng Yên (nay là Hưng
Nhân Thái Bình) đỗ tiến sĩ năm Hồng Đức18 cũng làm đến Thừa chính sứ.
Lưu Dịch, người làng Nại Xuyên, huyện Kim Thành (Hải Dương) đỗ tiến
sĩ năm Hồng Đức 21.
Đàm Thận Huy hiệu là Mặc Hiên, người làng Ông Mặc huyện Đông Ngàn
(nay là Từ Sơn Bắc Ninh) đỗ tiến sĩ năm Hồng Đức 21, làm đến Lễ bộ Thượng


24
thư, Tri chiêu văn quán, có đi sứ Trung Quốc, về sau ông chống nhau với Mạc
Đăng Dung nhưng thất bại, uống thuốc độc chết, được tặng phong là “tiết nghĩa”
đời Cảnh Hưng.
Phạm Đạo Phú, người huyện Đại An (Nam Định) đỗ tiến sĩ năm Hồng Đức
21, làm đến Hình bộ Tả thị lang.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì hội Tao đàn chỉ có bấy nhiêu người nhưng
theo Việt sử thông giám cương mục và theo Thoái thực ký văn thì còn thêm Chu
Huân.
Chu Huân là người làng Ngọc Đội, huyện Vũ giàng (Bắc Ninh) đỗ tiến sĩ

năm Hồng Đức thứ 6 làm đến Thừa chính sứ.
Theo Thoái thực ký văn còn thêm hai người sái phu là Lương Thế Vinh và
Thái Thuận.
Lương Thế Vinh người làng Cao hương, huyện Thiên bản (nay là huyên Vũ
bản, Nam định) đỗ trạng nguyên năm Quang Thuận thứ 4(1463), làm đến Hàn
lâm thừa chỉ chưởng viện sự. Ông có soạn khoa giáo kinh phật.
Thái Thuận người làng Liễu Lâm, huyện Siêu loại (nay là Thuận Thành,
Bắc Ninh) đỗ tiến sĩ năm Hồng Đức thứ 6, giữ chức quán các (Sử quán và nội
các). Hơn 20 năm sau làm chức Tham chính tỉnh Hải Dương. Ông còn tập thơ
Lã đường di cảo truyền ở đời.
Hội viên Tao đàn thường làm thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm để xướng họa
cùng nhau, hay nói đúng hơn họa những bài xướng của Lê Thánh Tông. Loại thơ
mà hội Tao đàn làm nhiều nhất là loại vịnh cảnh trí thiên nhiên, vịnh phẩm vật,
vịnh nhân vật lịch sử,…Hầu hết thơ Nôm hội Tao đàn còn lại ghi trong Hồng
Đức quốc âm thi tập lần đầu tiên được phiên âm ra quốc ngữ trọn bộ. [7,7- 13].
1.2.2 Hoàn cảnh ra đời tập thơ
Văn học Nôm nửa thứ hai của thế kỷ XV phát triển trên cơ sở kế thừa
những thành tựu của nữa đầu thế kỷ, mà tiêu biểu là “Quốc âm thi tập” của
Nguyễn Trãi. Thời này, Lê Thánh Tông cũng sáng tác thơ nôm và khuyến khích
các triều thần tham gia, do đó việc sáng tác văn học Nôm đã trở thành một
phong trào. Phong trào đó chủ yếu là ở cung đình, nhưng có thể đã có tác dụng


25
lôi cuốn nhiều nho sĩ ngoài cung đình, điều đó đã thể hiện một bước tiến mới
của dòng văn học Nôm. Việc khuyến khích sáng tác văn học Nôm của Lê Thánh
Tông đã tạo điều kiện cho văn thơ Nôm phát triển mạnh mẽ hơn. Nhà vua đã lái
phong trào văn học chữ Nôm vào quỹ đạo cung đình, và điều này đã gây nên
nhiều hạn chế cho văn học chữ Nôm. Nhưng dù sao thì những tác phẩm có giá
trị vẫn chứa đựng yếu tố dân tộc và màu sắc dân gian. Văn học chữ Nôm đã có

một bước tiến đáng kể trong lĩnh vực trau dồi và nâng cao sức biểu hiện của
ngôn ngữ văn học dân tộc. Những tác phẩm Nôm được sáng tác thời đó là Thập
giới cô hồn quốc ngữ văn và Hồng Đức quốc âm thi tập [45, 544].
Hồng Đức quốc âm thi tập là tuyển tập thơ chữ Nôm của Lê Thánh Tông và
các triều thần, sáng tác khoảng niên hiệu Hồng Đức (1470- 1497), được đời sau
sưu tập. Các bài không đề tên tác giả, nhưng thấy rõ là của nhiều người, vì có
thơ xướng họa, hoặc xoay quanh một đề tài. Một số bài cho rằng có lẫn với thơ
của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trịnh Căn. Chia làm năm môn loại, gồm 328 bài. Cuối
tập thơ có thêm 45 bài thơ về truyện “ Vương Tường” do người sau thêm vào.
Tác phẩm là kết quả của phong trào sáng tác thơ Nôm ở cung đình do nhà vua
khởi xướng, nên nặng về trau chuốt hình thức. Nổi bật là niềm vui sướng, thảnh thơi,
tính điệu lạc quan yêu đời của con người được sống trong cảnh thái bình, thịnh trị:
Nhà nam, nhà bắc đều no mặt
Lừng lẫy cung ca khúc thái bình
(Nhất canh, bài 33, Thiên địa môn)
Lầu treo cung nguyệt người êm giấc
Đường quạnh nhà thôn của nhặt cài
(Nhị canh, bài 34, Thiên địa môn)
Rải rác trong tập thơ có những nét bút trào phúng khá rõ, chẳng hạn.Tả ngôi
nhà dột tác giả viết :
Đêm có ả trăng làm bạn cũ
Ngày thì dì gió quét bên giường
(Lậu ốc, bài 69, Phẩm vật môn))
Nói cuộc tương phùng:


×