1
bộ giáo dục và đào tạo
trờng đại học vinh
Trần thị vân
Diễn trình phát triển củaThơ nôm đờng luật qua quốc âm thi tập
Và hồng đức quốc âm thi tập
chuyên ngành : lý luận văn học
mà số : 60.22.32
tóm tắt luận văn thạc sĩ ngữ văn
VINH - 2010
Vinh, tháng 01 năm 2010
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn học viết dân tộc thành dòng từ thế kỷ X, và trước tiên văn
học viết bằng chữ Hán. Văn học chữ Hán hầu hết được viết theo các thể
loại văn học Trung Quốc. Phạm vi đề tài của văn học chữ Hán rất rộng,
từ những vấn đề chung của dân tộc đến những vấn đề riêng của con
người, vừa giàu tinh thần nhân đạo, vừa rất phong phú về chủ nghĩa yêu
nước. Song vì viết bằng chữ Hán nên những tác phẩm văn học này bị hạn
chế khi cần phản ánh hiện thực sinh động và cụ thể của đất nước Việt,
tâm tình sâu sa thầm kín của con người Việt. Hơn nữa, cũng chỉ những
người biết chữ Hán và một số trí thức thích từ chương Hán học mới đọc
được thơ văn chữ Hán… Vì thế, tác phẩm văn học viết bằng chữ Hán ít
được phổ biến rộng rãi trong nhân dân và tác dụng xã hội của chúng
cũng bị bó hẹp. Đây là một thực tế bức xúc của nền văn học viết dân tộc,
là một đòi hỏi thiết thực trong xu thế tiến lên của xã hội, của nhu cầu
giao lưu văn hóa – văn học và thưởng thức thẩm mỹ. Cho nên, sự xuất
hiện dòng văn học viết bằng chữ Nôm được xem là một sự kiện văn hóa
lớn, khẳng định bước phát triển nhảy vọt của quá trình văn học dân tộc,
đồng thời thể hiện tinh thần tự lập, tự cường về mặt văn hóa của người
Việt. Từ đây văn học chữ Nôm song hành cùng văn học chữ Hán, tạo ra
sự đa dạng về diện mạo cho nền văn học dân tộc. Cho nên, nghiên cứu
lịch sử văn học Việt Nam không thể không đặt vấn đề nghiên cứu bộ
phận văn học chữ Nơm, trong đó có dịng thơ Nơm Đường luật.
1.2. Trong các loại hình văn học chữ Nơm, thơ Nơm Đường luật có
vị trí vơ cùng quan trọng. Vị trí ấy được khẳng định dựa trên quá trình
phát triển trong suốt bảy thế kỷ (tạm tính từ thế kỷ XIII đến hết thế kỷ
XIX. Tuy nhiên, giai đoạn mở đầu (từ thế kỷ XIII đến đầu thế kỷ XV)
3
hiện khơng cịn lưu giữ lại văn bản tác phẩm nào), và liên tục đổi mới cả
về phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật qua các thời kỳ; ở số
lượng và chất lượng tác phẩm; ở đội ngũ nhà thơ lớn.
Trong tiến trình phát triển của thơ Nơm Đường luật, thế kỷ XV
được đánh giá là thế kỷ của thơ Nôm Đường Luật, với sự xuất hiện hai
cột mốc, sừng sững đứng ở vị trí hàng đầu là Quốc âm thi tập và Hồng
Đức quốc âm thi tập. Từ đây dịng thơ Nơm Đường Luật chính thức tồn
tại và phát triển với tư cách là một loại hình nghệ thuật dân tộc độc đáo.
Diễn trình thơ Nơm Đường Luật từ Quốc âm thi tập đến Hồng Đức
quốc âm thi tập trong tiến trình chung của dịng thơ ca tiếng Việt tuy đã
được nghiên cứu nhiều nhưng chưa thật đầy đủ và hệ thống, chủ yếu chỉ
mới dừng lại ở việc nghiên cứu tác giả, tác phẩm cụ thể. Vì thế, luận văn
đặt vấn đề nghiên cứu diễn trình thơ Nôm Đường luật từ Quốc âm thi tập
đến Hồng Đức quốc âm thi tập là một nội dung vừa mang ý nghĩa khoa
học, vừa mang ý nghĩa thực tiễn trong nghiên cứu và giảng dạy văn học
trung đại nói chung và thơ Nơm Đường luật nói riêng.
1.3. Thơ Nơm Đường Luật từ Quốc âm thi tập đến Hồng Đức quốc
âm thi tập có nhiều tác phẩm được dạy ở Đại học, Cao đẳng và các cấp
học phổ thơng. Vì thế, nghiên cứu diễn trình thơ Nơm Đường luật từ
Quốc âm thi tập đến Hồng Đức quốc âm thi tập, một mặt khẳng định
những thành tựu nghệ thuật đặc sắc của thơ Nơm Đường luật thời kỳ
này, mặt khác cịn giúp người giảng dạy có thêm những cách thức tiếp
cận mới khi giảng dạy tác phẩm văn học gắn với thể loại, nhất là các thể
loại văn học trung đại, trong đó có thơ Nơm Đường luật.
2. Lịch sử vấn đề
Lịch sử vấn đề nghiên cứu diễn trình phát triển thơ Nôm Đường luật
từ Quốc âm thi tập đến Hồng Đức quốc âm thi tập được luận văn triển
khai trên hai khía cạnh:
4
- Lịch sử nghiên cứu Quốc âm thi tập và Hồng Đức quốc âm thi tập
gắn với các tác phẩm cụ thể.
- Lịch sử nghiên cứu diễn trình của thơ Nôm Đường luật từ Quốc
âm thi tập đến Hồng Đức quốc âm thi tập.
2.1. Lịch sử nghiên cứu Quốc âm thi tập và Hồng Đức quốc âm
thi tập gắn với tác phẩm cụ thể
- Về Quốc âm thi tập
Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi đã được giới nghiên cứu đánh
giá và khẳng định khá đầy đủ trên cả phương diện nội dung và hình thức
nghệ thuật. Ở đây chúng tơi dẫn trích một số nhận xét, đánh giá tiêu biểu.
Nhận xét về nội dung trong Quốc âm thi tập, tác giả cuốn Từ
điển văn học Việt Nam viết: “Phần có ý nghĩa hơn trong tâm sự của
Nguyễn Trãi qua thơ Nôm là những thể nghiệm do các va chạm của thế
sự trực tiếp mang lại, được ông biểu hiện trong thơ như những triết lý về
luật đời, về lòng người, và bên cạnh đó là những giao cảm trực tiếp với
thiên nhiên đất nước” [4, 519].
Còn khi khẳng định tính dân tộc trong Quốc âm thi tập, tác giả
Đinh Gia Khánh cho rằng: “Trong thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, tính
dân tộc đã được thể hiện rất rõ ở chỗ phản ánh thiên nhiên của đất nước
ta và cuộc sống của ông cha ta. Với thơ Nôm, ông đã phản ánh một cách
cụ thể và sinh động hơn thiên nhiên ấy, cuộc sống ấy” [23; 255].
Tác giả Trần Ngọc Vương cũng có ý kiến tương tự khi đánh giá
cao “nhà nghệ sĩ” trong con người Ức Trai qua xu hướng dân tộc hóa đề
tài thiên nhiên phong vật trong Quốc âm thi tập: “Khi hình dung thế giới
bằng những khái niệm trừu tượng, thì tình cảm thiên nhiên cũng nguội
lạnh đi, nhưng khi cụ thể hóa những cái vơ tận kia, thì tự nhiên “hứng
động”, “Ngâm được câu thần dặng dặng ca”. Chính nhờ phát huy hết giác
5
quan của mình, nhà nghệ sĩ trong Ức Trai đã đạt tới những điểm chót của
sự thành cơng trong việc miêu tả thiên nhiên” [35; 753].
Tác giả Bùi Văn Nguyên lại khẳng định sự thành công của Quốc
âm thi tập trong việc sử dụng ngôn ngữ văn học dân gian: “Có thể nói
yếu tố tục ngữ, ca dao khá đậm đà trong nhiều câu, nhiều bài thơ quốc
âm của Ức Trai tiên sinh. Chính nhờ Nguyễn Trãi ghi lại một số câu tục
ngữ, ca dao trong thơ quốc âm của mình, mà chúng ta có được cái mốc
lịch sử chắc chắn để tìm hiểu một số dạng về tục ngữ, ca dao với ý nghĩa
lịch đại của nó [35, 807].
Tác giả Phạm Luận lại khẳng định đóng góp của Nguyễn Trãi
trong nghệ thuật sáng tạo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn, tạo nét khu biệt
với thi pháp Đường luật Hán: “Nguyễn Trãi đã tiếp thu sâu sắc thi pháp
Đường luật. Nhưng điều đáng chú ý hơn là, từ những tiềm năng quý báu
của thể thơ Trung Quốc này, Nguyễn Trãi đã có “một cố gắng để xây
dựng một lối thơ Việt Nam”, ở giai đoạn văn học chữ Nôm mới bắt đầu
hình thành và phát triển” [30, 856].
- Về Hồng Đức quốc âm thi tập
Các soạn giả cuốn Hồng Đức quốc âm thi tập đã đưa ra những
nhận xét khái quát về nội dung tập thơ: “Đây là tập thơ nhiều tác giả, cho
nên ý thơ và lời thơ cũng muôn màu muôn vẻ. Tuy nhiên, hướng sáng tác
vẫn tập trung dưới sự chỉ đạo của nhà vua, từ trật tự đến các chủ đề
chung: tình yêu thiên nhiên, u đất nước, u chính nghĩa, u những trí
óc thơng minh, yêu những tâm hồn trong sáng, và từ đó tốt lên lịng tự
hào dân tộc, trong tổ quốc độc lập và thanh bình” [14, 17].
Bàn về nội dung và hình thức nghệ thuật Hồng Đức quốc âm thi
tập các tác giả cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ X - nửa đầu thế kỷ XVIII
có những đánh giá khách quan: “Hồng Đức quốc âm thi tập thể hiện
6
khuynh hướng sáng tác cung đình, nặng về ‘ngâm hoa vịnh nguyệt”,
mượn thơ văn làm trò tiêu khiển cho lớp người đài các phong lưu. Vì
vậy, tập thơ thường nặng về đẽo gọt hình thức mà nội dung thì nghèo
nàn” [23, 279 - 280].
Cuốn Hồng Đế Lê Thánh Tơng – nhà chính trị tài năng – nhà
văn hóa lỗi lạc – nhà thơ lớn đã tập hợp một số công trình nghiên cứu về
thơ văn Lê Thánh Tơng, trong đó có những ý kiến liên quan trực tiếp tới
Hồng Đức quốc âm thi tập. Trong bài viết: Về một giai đoạn khai sáng
thơ Nôm Đường luật, tác giả Đặng Thanh Lê đánh giá cao cảm hứng vịnh
đề địa danh lịch sử của Lê Thánh Tông trong tập thơ: “Lê Thánh Tơng đã
là một con người khơng phải đi tìm hình của nước mà đi hoạ hình của đất
nước. Những bức tranh về Nam quốc, Nam thiên là một hình tượng đầu
tiên có giá trị gây ấn tượng về non sơng Tổ quốc mà nhà thơ đã đem đến
cho người đọc” [33, 486].
Tác giả Trần Quang Dũng lại khẳng định xu hướng dân tộc hóa
thể loại của Hồng Đức quốc âm thi tập: “Tất nhiên cũng không nên phiến
diện cho rằng các nhà thơ Hồng Đức khi họa lại thơ vua khơng để lại
những dấu ấn nghệ thuật độc đáo. Vì thế, thơ xướng họa trong Hồng Đức
quốc âm thi tập khơng chỉ là những cuộc “đùa gió cợt trăng”, tán tụng
mỹ đức của “minh quân lương tướng” và thuyết giáo đạo lí Nho gia. Tìm
hiểu nội dung của một số cụm thơ xướng họa trong tập thơ thấy xuất hiện
khá rõ xu hướng dân tộc hóa thể loại, thể hiện một cái nhìn tinh tế qua trí
tưởng tượng dồi dào” [12, 103 - 109].
Về nghệ thuật tập thơ, tác giả Bùi Duy Tân đánh giá cao bút pháp
trào lộng của Hồng Đức quốc âm thi tập: “Nét bút trào lộng ở đây
thường hóm hỉnh, trang nhã, trẻ trung, chừng mực, phù hợp với cuộc
7
sống thanh bình, an lạc, với tinh thần lạc quan của thế hệ “dấn thân
yêu đời” [43, 330 - 331].
…
Như vậy, vấn đề nghiên cứu Quốc âm thi tập và Hồng Đức quốc
âm thi tập ở phương diện tác phẩm cụ thể đã có nhiều ý kiến, nhận xét
về cả hai tập thơ trên phương diện nội dung phản ánh và nghệ thuật thể
hiện. Tuy cịn có những ý kiến chưa thống nhất (nhất là ở Quốc âm thi
tập trên phương diện nội dung), nhưng nhìn chung các nhà nghiên cứu đã
khẳng định được những thành tựu to lớn của Nguyễn Trãi, Lê Thánh
Tông và các văn nhân thời Hồng Đức trong xu hướng dân tộc hóa thể loại
của Đường luật Nôm, tạo ra nét khu biệt với Đường luật Hán trong nghệ
thuật phản ánh về thiên nhiên, đất nước và con người…
2.2. Lịch sử nghiên cứu diễn trình của thơ Nôm Đường Luật từ
Quốc âm thi tập đến Hồng Đức quốc âm thi tập.
So với vấn đề nghiên cứu tác gia, tác phẩm cụ thể, lịch sử nghiên
cứu diễn trình thơ Nơm Đường Luật từ Quốc âm thi tập đến Hồng Đức
quốc âm thi tập có số lượng cơng trình và bài viết nghiên cứu ít hơn.
Đây cũng chính là lý do để luận văn chọn vấn đề này làm đối tượng
nghiên cứu.
Có thể kể đến hai cơng trình tiêu biểu đã đặt vấn đề nghiên cứu diễn
trình thơ Nôm Đường Luật từ Quốc âm thi tập đến Hồng Đức quốc âm
thi tập: Thơ Nôm Đường luật, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 1998 và Hồng
Đức quốc âm thi tập trong tiến trình thơ Nơm Đường luật Việt Nam, Nxb
Đ¹i häc s ph¹m Hà Nội, 2005.
Nghiên cứu diễn trình phát triển của thơ Nôm Đường Luật từ Quốc
âm thi tập đến Hồng Đức quốc âm thi tập, xét trên phương diện nội
dung, tác giả Lã Nhâm Thìn viết: “Hồng Đức quốc âm thi tập vẫn tiếp
8
tục nội dung dân tộc đã có từ Quốc âm thi tập, nhưng xu hướng xã hội
hóa trong nội dung phản ánh đã thể hiện khá rõ nét. Tất nhiên vì đây là
tập thơ của nhiều tác giả nên phạm vi phản ánh những vấn đề xã hội
được mở rộng hơn” [45, 41].
Về phương diện hình thức, tác giả khẳng định: “Hồng Đức quốc âm
thi tập vẫn tiếp tục xu hướng phá cách của Quốc âm thi tập, đôi khi cịn
mạnh mẽ hơn. Tỷ lệ câu thơ 6 chữ khơng kém mấy Quốc âm thi tập.
Cũng là điều lưu ý khi tác giả Hồng Đức quốc âm thi tập có nhiều người
là hội viên hội Tao đàn - những người rất sành thi luật - nhưng khi sáng
tác thơ Nôm vẫn có xu hướng phá cách thơ luật” [45, 41].
Cũng trong xu hướng dân tộc hóa hình thức thể loại của Hồng Đức
quốc âm thi tập, đặt trong tương quan với Quốc âm thi tập, tác giả Lã
Nhâm Thìn khẳng định thành tựu của các tác gia Hồng Đức trong nghệ
thuật sử dụng từ lấp láy: “Chúng ta đều biết trong hệ thống từ vựng tiếng
Việt, từ láy là từ thể hiện rất rõ đặc tính dân tộc của ngơn ngữ. Việc sử
dụng nhiều từ láy làm cho “chất dân tộc” của sáng tác văn học được tăng
cường. Thành tựu này đã có ở Nguyễn Trãi, các tác gia Hồng Đức tiếp tục
truyền thống đó và phát huy mạnh mẽ hơn. Tác phẩm này chiếm vị trí “quán
quân” về việc sử dụng từ láy. Tuy nhiên, đóng góp của Hồng Đức quốc âm thi
tập không chỉ dừng lại ở chỗ sử dụng nhiều, sử dụng thành công từ láy. Nỗ
lực mới của các tác giả chính là ở chỗ đã sáng tạo nên rất nhiều từ láy, phong
phú và đa dạng đến mức ngạc nhiên. Chính sự sáng tạo này góp phần làm cho
thơ Hồng Đức quốc âm thi tập đôi khi mộc mạc, chất phác, ngộ nghĩnh nhưng
đậm đà phong vị dân tộc” [45, 42].
Nhận xét về phương diện nội dung giữa Quốc âm thi tập và Hồng
Đức quốc âm thi tập, tác giả Trần Quang Dũng viết: “Xét trên phương
diện nội dung, dễ thấy cảm hứng đề vịnh của Nguyễn Trãi và các tác gia
9
Hồng Đức chủ yếu là khác nhau. Cụ thể hơn, nếu Hồng Đức quốc âm thi
tập là dòng cảm xúc mang khơng khí lạc quan, hào sảng, ngợi ca chế độ
phong kiến thời thịnh trị thì Quốc âm thi tập là tập thơ trữ tình đặc tả nỗi
lịng nhiều tâm sự, uẩn ức, dằn vặt, đau buồn, cô đơn của Nguyễn Trãi về
thế sự, thời cuộc và thế thái nhân tình; nếu Hồng Đức quốc âm thi tập
chủ yếu là tiếng nói cộng đồng Tao đàn mang tính chất quan phương, thù
phụng thì Quốc âm thi tập là tiếng thơ của con người - cá nhân Nguyễn
Trãi với những hi vọng và thất vọng trước sự lựa chọn day dứt giữa các
tư tưởng, con đường “lập thân”, “dưỡng thân” và “bảo thân”. Tuy nhiên,
nói như vậy cũng khơng có nghĩa phủ định chức năng mở hướng của
Quốc âm thi tập cho sự phát triển của dịng thơ Nơm Đường luật các giai
đoạn tiếp theo, mà gần hơn cả là Hồng Đức quốc âm thi tập” [14, 205].
Về xu hướng dân tộc hóa thể loại ở phương diện nội dung của Hồng
Đức quốc âm thi tập trong sự tiếp nối với Quốc âm thi tập, tác giả Trần
Quang Dũng viết: “Lê Thánh Tông và các nhà thơ Tao đàn đã đề cao
những yếu tố tích cực của tư tưởng Nho giáo trong sự kết hợp hài hòa
với những giá trị tinh thần của truyền thống dân tộc… nhất là đề cao
truyền thống u thương, đồn kết, coi trọng tình nghĩa của con người
Việt Nam… Vì vậy, trong cảm hứng vịnh đề của Nguyễn Trãi, Lê Thánh
Tông và các tác gia Hồng Đức, trong nhiêu trường hợp đã tìm về chung
mạch với tục ngữ, ca dao nên đã có tác dụng to lớn trong việc bồi dưỡng
tâm hồn, xây dựng nhân cách con người Việt Nam” [11, 206 - 207].
Về thành tựu đồng hóa lớp từ Hán Việt của Quốc âm thi tập và
Hồng Đức quốc âm thi tập, tác giả Trần Quang Dũng viết: “Sử dụng chất
liệu ngôn ngữ Hán là quy luật tồn tại của Đường luật Nôm, nhất là ở giai
đoạn đầu phát triển. Có điều, tiếp nhận ngơn ngữ Hán học với Nguyễn
Trãi là để từng bước đồng hóa, phát triển, để tiến lên thành ngơn ngữ dân
10
tộc. Với cách nhìn ấy, hệ thống ngơn ngữ trong Quốc âm thi tập và
Hồng Đức quốc âm thi tập không chỉ minh chứng cho bước phá triển
mới trong lịch sử ngơn ngữ dân tộc mà cịn thấy được bản lĩnh nghệ
thuật của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông và các văn nhân thời Hồng Đức”
[11, 209].
…
Như vậy, các cơng trình nghiên cứu về diễn trình thơ Nơm Đường
Luật từ Quốc âm thi tập đến Hồng Đức quốc âm thi tập đã chỉ ra được
những thành tựu, đóng góp về nội dung và hình thức của thơ Nơm thế kỷ
XV, đặc biệt là chức năng khai mở nguồn cảm hứng dân tộc trong Quốc
âm thi tập và sự kế thừa cũng như bước phát triển mới của Hồng Đức
quốc âm thi tập. Đây sẽ là những cơ sở và tiền đề mà luận văn sẽ tiếp thu
trong quá trình làm rõ hơn diện mạo, đặc điểm của diễn trình về thơ
Nơm Đường luật từ Quốc âm thi tập đến Hồng Đức quốc âm thi tập.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Diễn trình thơ Nơm Đường Luật từ Quốc âm thi tập đến Hồng Đức
quốc âm thi tập .
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Những tiền đề làm xuất hiện thơ Nôm Đường Luật thế kỷ XV
- Đặc điểm về nội dung của diễn trình thơ Nơm Đường luật từ Quốc
âm thi tập đến Hồng Đức quốc âm thi tập.
- Đặc điểm về hình thức nghệ thuật của diễn trình thơ Nơm Đường
Luật từ Quốc âm thi tập đến Hồng Đức quốc âm thi tập .
4. Mục đích nghiên cứu
11
Làm sáng rõ hơn những thành tựu, đóng góp của thơ Nơm Đường
Luật thế kỷ XV trong tiến trình chung của thơ Nôm Đường luật thời
trung đại.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, phân loại
Được sử dụng để thống kê, phân loại các bài (nhóm) bài thơ theo
từng hệ thống đề tài, chủ đề trong Quốc âm thi tập và Hồng Đức quốc
âm thi tập
- Phương pháp đối chiếu, so sánh
Được sử dụng để đối chiếu, so sánh hệ thống chủ đề cũng như các
phương diện hình thức nghệ thuật giữa hai tác phẩm Quốc âm thi tập và
Hồng Đức quốc âm thi tập .
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Được sử dụng để tìm hiểu diễn trình thơ Nôm Đường Luật từ Quốc
âm thi tập đến Hồng Đức quốc âm thi tập trong mối quan hệ với lịch sử
xã hội, văn hóa - văn học thế kỷ XV.
- Phương pháp phân tích, đánh giá
Được sử dụng khi đánh giá, thẩm bình các đề tài, chủ đề; các bài
thơ, chùm thơ cụ thể, làm sáng rõ những luận điểm trong từng mục của
luận văn.
6. Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu nghiên cứu về thơ Nơm Đường
Luật nói chung, Quốc âm thi tập và Hồng Đức quốc âm thi tập nói riêng,
luận văn sẽ phân tích, đánh giá một cách có hệ thống về những, thành
tựu, đóng góp mang tính mở hướng của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông và
các văn nhân thời Hồng Đức vào sự phát triển của dịng thơ Nơm Đường
Luật thời trung đại.
12
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và phn Kt lun,và tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận văn được cấu trúc theo 3 chương:
Chương 1. Những tiền đề lịch sử - xã hội, văn hóa - văn học làm
xuất hiện dịng thơ Nơm Đường Luật thế kỷ XV
Chương 2. Những thành tựu về nội dung của thơ Nôm Đường luật
từ Quốc âm thi tập đến Hồng Đức quốc âm thi tập
Chương 3. Những thành tựu về hình thức nghệ thuật của thơ Nơm
Đường Luật từ Quốc âm thi tập đến Hồng Đức quốc âm thi tập.
13
Chương 1
NHỮNG TIỀN ĐỀ LỊCH SỬ - XÃ HỘI, VĂN HỐ - VĂN HỌC
ĐƯA ĐẾN SỰ XUẤT HIỆN DỊNG THƠ NƠM ĐƯỜNG LUẬT
THẾ KỶ XV
Sự hình thành và phát triển của một nền văn học, một dòng văn
học hay chỉ đơn thuần là một tác phẩm văn học bao giờ cũng gắn liền
với những tiền đề lịch sử - xã hội, văn hóa - văn học nhất định. Vì thế,
sự ra đời của Quốc âm thi tập và Hồng Đức quốc âm thi tập để tạo nên
“thời đại thơ Nôm” thế kỷ XV, khai mở dòng thơ ca tiếng Việt cũng
khơng nằm ngồi quy luật phổ qt ấy.
1.1. TIỀN ĐỀ LỊCH SỬ - XÃ HỘI
1.1.1. Công cuộc xây dựng nhà nước phong kiến thời Hậu Lê
Cuối thế kỷ XIV, nhà nước phong kiến Việt Nam lâm vào cuộc
khủng hoảng với sự phá vỡ của chế độ điền trang và nô tì. Hồ Q Ly
định tiến hành cơng cuộc cải cách thì quân Minh tràn tới cướp nước ta
(1407), đổi An Nam thành Giao Chỉ, đặt bộ máy thống trị toàn quan
lại với một hệ thống pháp luật rất hà khắc và dã man. Với mục đích
thủ tiêu nền độc lập và nền văn hố Đại Việt, ngồi việc thiết lập một
bộ máy hành chính, tài chính, với hơn tám trăm cơ quan để vơ vét bóc
lột nhân dân, chúng cịn đập phá các văn bia, đốt sạch cả những sách,
tài liệu do người Việt viết, hoặc thu nhặt những sách hay đem về
Trung Quốc… vì thế, nhiệm vụ trọng đại của dân tộc ta lúc này là phải
tiến hành công cuộc giải phóng dân tộc và gìn giữ bản sắc văn hố của
mình. Trước mối thù khơng đội trời chung đó, phong trào đấu tranh
14
của nhân dân ta bùng nổ khắp nơi ngay từ khi quân Minh đặt chân lên
đất nước ta, nhưng tất cả đều rơi vào thất bại. Đặc biệt, với sự xuất
hiện của người anh hùng Lê Lợi (1418) biết dựa vào thời cơ và nhân
dân, đã tập hợp được quần chúng và nhân tài, biết dùng chiến lược,
chiến thuật nên đã quét sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi nước ta.
Cuộc kháng chiến chống Minh thắng lợi vừa đánh dấu sự trưởng
thành của sức mạnh dân tộc - một dân tộc có kỷ cương, có nền văn
hiến lâu đời vững chắc - vừa chứng minh hùng hồn sự thất bại hồn
tồn của chính sách đồng hóa phản động của nhà Minh.
Ngay sau khi hịa bình lập lại Lê Thái Tổ đã lo xây dựng một
nhà nước Phong Kiến trung ương tập quyền, trên một cơ sở xã hội
khác hẳn thời Trần. Sự nghiệp đó tiếp tục được củng cố về mọi mặt
qua các đời Thái Tông, Nhân Tông. Đến nửa sau thế kỷ XV (tính từ
năm 1460, năm Lê Thánh Tông lên ngôi) nhà nước phong kiến Hậu Lê
đạt đến cực thịnh, là quốc gia cường thịnh nhất Đông Nam Á lúc bấy
giờ. Cơ sở lịch sử - xã hội này sẽ là những tiền đề quan trọng cho sự
phục hưng văn hoá, văn học thế kỷ XV.
1.1.2. Tư tưởng Nho giáo với việc tổ chức và phát triển xã hội
Từ cuối triều Trần sang triều Lê, kinh tế điền trang bị phá vỡ
nhưng kinh tế hàng hóa chưa phát triển đến mức độ tạo lập ra một cơ
sở kinh tế xã hội mới. Trong điều kiện kinh tế - xã hội như vậy thì chế
độ phong kiến tập quyền chuyển từ chế độ quân chủ quý tộc sang chế
độ qn chủ quan liêu theo mơ hình Nho giáo là điều tất nhiên, và cần
được đánh giá là một bước phát triển. Đây chính là điều lý giải vì sao
nhà Hậu Lê đã chủ động tiếp nhận hệ tư tưởng Nho giáo, xem Nho
15
giáo là quốc sách để tổ chức và phát triển xã hội. Nhưng cần phải
thấy, tư tưởng Nho giáo thời Hậu Lê đã có độ “khúc xạ” (tức là sự vận
dụng Tống Nho trên tinh thần dân tộc và sáng tạo) để phù hợp với
hoàn cảnh thực tế của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Ngay như tầng lớp
kẻ sĩ thời Hậu Lê cũng không giống với kẻ sĩ của các triều đại phong
kiến trước đó. Kẻ sĩ thời này (bao gồm những người làm quan, không
làm quan, và cả những người hưu trí) phần lớn đều xuất thân từ nơng
thơn, sinh hoạt trong nơng thơn. Đây chính là mơi trường văn hóa tác
động trực tiếp đến sáng tác của họ. Điều này thấy khá rõ trong cảm
hứng vịnh đề của vua tôi thời Hậu Lê, từ Nguyễn Trãi cho đến Lê
Thánh Tông và các văn nhân thời Hồng Đức. Vì thế, Nho giáo thời
này đã phát huy được mặt tích cực của nó trong việc bình ổn xã hội,
biến thành những hành động an dân có hiệu quả: “Việc nhân nghĩa cốt
ở yên dân” (Nguyễn Trãi). Lòng tự hào về nước anh hùng và giàu đẹp;
sự quan tâm đến cuộc sống nhân dân là một biểu hiện của chủ nghĩa
yêu nước có bao hàm nội dung “thân dân” trong tư tưởng trị bình của
nhà nước phong kiến thời Hậu Lê sau ngày kháng Minh thắng lợi:
“Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn - Dường ấy ta đà phỉ sở
nguyền” (QÂTT). Vì thế, giai cấp phong kiến thời Hậu Lê, đặc biệt là
thời đại Lê Thánh Tơng đã đóng vai trị tích cực trong lịch sử dân tộc.
Và cái hiện thực của thời thịnh trị ấy đã soi bóng vào văn chương, là
nguồn đề tài vô tận cho cảm hứng sáng tạo thi ca, và cũng là tiền đề
quan trọng cho sự xuất hiện Quốc âm thi tập và Hồng Đức quốc âm
thi tập: “Nhà nam, nhà bắc đều no mặt - Lừng lẫy cùng ca khúc thái
bình” (HĐQÂTT - Vịnh ngữ canh thi),…
16
1.2. TIỀN ĐỀ VĂN HĨA – VĂN HỌC
1.2.1. Cơng cuộc phục hưng văn hóa, sự ảnh hưởng của tư
tưởng Nho giáo thúc đẩy sự phát triển của của văn học thế kỷ XV,
đặc biệt là văn học chữ Nôm
Công cuộc phục hưng văn hóa thế kỷ XV xuất phát từ hoàn cảnh
lịch sử - xã hội những năm đầu thế kỷ. Từ cuối đời Trần, nhà Hồ thay
thế một khoảng thời gian ngắn (1400 - 1407). Hồ Quý Ly đã tiến hành
cải cách văn hóa với những mặt tiến bộ nhất định, chế độ thi cử được
chấn chỉnh theo hướng tích cực, coi trọng chữ Nơm, làm thơ Nơm,
dịch Nơm. Nhưng liền ngay sau đó, nước Đại Việt rơi vào họa thống
trị của nhà Minh. Với mục đích thủ tiêu nền độc lập và nền văn hóa
Đại Việt, chúng đã thiết lập một bộ máy hành chính, tài chính, với hơn
tám trăm cơ quan để vơ vét bóc lột nhân dân như trong Bình Ngơ Đại
cáo Nguyễn Trãi phải thốt lên rằng: “ Nặng nề những nỗi phu phen tan tác cả nghề canh cửi”; Ngồi ra chúng cịn đập phá các văn bia, đốt
sạch cả những sách, tài liệu do người Việt viết, hoặc thu nhặt những
sách hay đem về Trung Quốc… Như vậy, chính sách của nhà Minh đối
với Đại Việt là nhằm hủy diệt nền văn hóa của dân tộc ta, nhằm đồng
hóa người Việt thành người Hán. Sự cưỡng bức về chính trị, quân sự
cùng với sự cưỡng bức về văn hóa dẫn đến sự giao thoa văn hóa cưỡng
bức. Vì thế, nhiệm vụ trọng đại của dân tộc ta lúc này là phải tiến
hành công cuộc giải phóng dân tộc và gìn giữ bản sắc văn hóa của
mình. Cho nên, sau khi giành độc lập dân tộc, nhà Hậu Lê không chỉ
quan tâm đến việc củng cố và ổn định bộ máy thống trị quan liêu tập
quyền mà cịn tiến hành cơng cuộc phục hưng văn hoá.
17
Cơng cuộc phục hưng văn hố thời Hậu Lê được tiến hành đồng
bộ qua cách ứng xử với văn hoá vật chất, chú ý nâng cao văn hoá - tổ
chức đời sống xã hội và phát triển mạnh văn hoá giáo dục. Tinh thần
này được cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể, thiết thực, như chú
ý mở mang trường học, mở rộng quy mô đào tạo nho sĩ, ngồi mục
đích để chọn nhân tài bổ sung vào bộ máy quan liêu cịn nhằm tạo ra
một tầng lớp trí thức nho học đông đảo trong xã hội. Bằng chứng là,
ngay từ năm Bính ngọ (1427) khi giặc chưa tan, Lê Lợi đã mở kỳ thi ở
hành doanh Bồ Đề để lấy Nho sĩ trúng tuyển bổ dụng làm An phủ sứ
và Viên ngoại lang. Khi đất nước hoàn toàn giải phóng, triều đình đã
lập ra Quốc tử giám ở kinh đô và các trường học ở các lộ. Quốc tử
giám trước hết dành cho con em quan liêu, và cũng nhận con em các
tầng lớp khác từ các trường ở các lộ đã qua được kỳ thi sát hạch. Đến
đời Lê Thánh Tông, nhà vua mở rộng Quốc Tử Giám (nhà Thái Học),
lập Văn miếu, Bí thư khố, hạ Dụ khuyến học, lại cấp bổng cho giám
sinh Quốc Tử Giám, chia thành nhiều loại để khuyến khích việc học.
Năm 1467, Lê Thánh Tông đặt ra chức Bác sĩ dạy Ngũ kinh, mỗi chức
chuyên nghiên cứu một kinh (Dịch, Thi, Thư, Lễ, Xuân, Thu) để dạy ở
Quốc Tử Giám, và cho in sách Ngũ kinh làm tài liệu học tập.
Việc thi cử dần dần cũng được tổ chức theo nền nếp nhất định.
Năm 1429, có khoa Minh kinh ở thành Đơng Quan (Thăng Long), năm
1431 lại mở khoa Hồnh từ ở Bồ Đề. Từ năm 1434 trở đi định lệ cứ ba
năm mở một khoa thi Hương, và năm tiếp sau khoa thi Hương lại mở
khoa thi Hội để lấy tiến sĩ. Từ năm 1439 trở đi lại có lệ xướng danh,
treo bảng, ban mũ áo, cấp ngựa, ăn yến, và vinh quy bái tổ để khích lệ
18
cử tử, và từ năm 1442 trở đi lại có lệ khắc bia Tiến sĩ. Sang đời Lê
Thánh Tông, việc thi cử càng có quy mơ lớn. Số người đi học ngày
càng nhiều, số học trò đi thi ngày càng đông. Chẳng hạn như khoa
Nhâm Ngọ (1462), chỉ ở một trấn Sơn Nam mà cũng đã có khoảng một
trăm người trúng tuyển kỳ thi Hương, trong số non một nghìn người
lọt vào Tam trường. Triều Lê Thánh Tơng có thể nói là thời kỳ thịnh
nhất của việc học và việc thi cử trong toàn bộ lịch sử khoa cử ở nước
ta xưa kia. Cụ thể là trong 38 năm làm vua (1460 - 1497) Lê Thánh
Tông đã tổ chức 12 kỳ thi, tuyển được 501 tiến sĩ trong đó có 9 trạng
nguyên, tức là non 1/15 tổng số tiến sĩ và 1/3 tổng số trạng nguyên của
toàn bộ lịch sử khoa cử thời phong kiến.
Trọng Nho học cũng có nghĩa là trọng sự học, trọng hiền tài.
Trong Văn bia Tiến sĩ năm Nhâm Tuất còn ghi lại những ý tứ cao siêu
coi như phương châm đào tạo nhân tài xây dựng đất nước thời Lê
Thánh Tông: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, ngun khí thịnh
thì thế nước mạnh rồi lên cao, ngun khí suy thì thế nước yếu rồi
xuống thấp. Vì vậy các đấng Thánh đế Minh vương chẳng ai không
lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm
việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên
quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng”[46, 35]. Do quan tâm
đến phát triển văn hoá giáo dục như vậy, nên thời ấy đã đào tạo được
nhiều nhân tài cho đất nước, góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, đưa
đất nước đến phồn vinh, thịnh trị mà đến sau này danh nhân Lê Quý
Đôn đã nhận xét: “Khoảng giữa niên hiệu Hồng Đức, mở rộng khoa
cử, tuyển nhiều nhân tài, sĩ tử tập lối văn bóng bẩy, đẽo gọt từng câu,
19
mong sao được đỗ để ra làm quan. Nay muốn tìm thấy những người
khí tiết, khẳng khái trong thời này xem ra có phần thưa thớt. Nhưng
con đường bổng lộc đã mở ra thì phương pháp thi cử cũng nghiêm
ngặt, người điềm tĩnh được bước lên, người cầu may bị sàng sẩy, cho
nên người tại chức ít thói cầu cạnh mà trong nước biết quý danh nghĩa.
Đấy là một thời kì thay đổi”[13, 90]. Chúng ta cũng khơng ngạc nhiên
khi thấy Phan Huy Chú còn khẳng định hơn: “Khoa cử các đời thịnh
nhất là đời Hồng Đức. Cách lấy đỗ rộng rãi, cách chọn người công
bằng, đời sau càng không thể theo kịp. Vì bấy giờ cách ra đề thi vu hồi
làm đại thể, không trợ bằng những câu hiểm sách lạ, chọn người cốt
lấy học rộng thực tµi, khơng hạn định ở khuôn khổ mực thước. Cho
nên kẻ sĩ bấy giờ học được rộng mà khơng cần phải tìm tịi tỉ mỉ. Tài
được đem ra ứng dụng mà khơng bỏ rơi. Trong nước khơng bỏ sót
nhân tài, triỊu đình không dùng người kém. Bởi thế điển chương được
đầy đủ, chính trị ngày càng càng hưng thịnh” [9, 164]. Cho nên, những
triều đại được sử sách coi là thịnh trị như thời Hậu Lê, mà đỉnh cao là
đời Lê Thánh Tơng khơng chỉ được ca tụng vì đất nước hưng thịnh,
nhân dân an cư mà cịn vì có văn vật phát đạt, để lại cho ngày nay
nhiều thư tịch, nhiều tác phẩm văn học. Đó là mặt tích cực của Nho
giáo đối với sự phát triển văn hoá - văn học. Vì những lẽ trên mà văn
học thế kỷ XV đã kế tục xuất sắc những thành tựu văn học của thời đại
Lí - Trần, là điều kiện quan trọng để phát triển một nền văn hoá, văn
học rực rỡ, khơi nguồn cho sự ra đời và phát triển dòng thơ Nôm
Đường Luật với hai đỉnh cao sừng sững đứng ở vị trí hàng đầu là
Quốc âm thi tập và Hồng Đức quốc âm thi tập.
20
Tuy nhiên, xét trên lĩnh vực văn học, Nho giáo xác định văn học
nghệ thuật là phơng diện văn hoá chính tâm, chế dục, là công cụ chính
trị động viên, tỉ chøc x· héi nh»m biÕn thµnh hiƯn thùc hµi hoà của
trời, sự trật tự của đất. Vì lẽ đó, Nho giáo chỉ chấp nhận thứ văn học
chí thiện hoàn toàn đạo đức. Cho nên ở nhà Nho tâm hết sức quan
trọng. Họ thờng đặt tâm trớc cảnh, mợn cảnh để bộc lộ gửi gắm tâm
sự. Đều là vịnh cảnh, vịnh vật nhng tâm sự mới là nội dung chính. Nói
cách khác, ở một góc độ nào đó, Nho giáo làm cho văn học nghệ thuật
xa rời cuộc sống thực, ức chế tình cảm thực, thiếu khát vọng, thiếu
sinh khí chiến đấu mà trở thành nhạt nhẽo bằng phng. Hớng mÃi vào
Đạo, vào các bậc thánh vơng xa, văn học ngày càng khô cằn, ít sáng
tạo và có sự phát triển vợt bậc. Đó là những ảnh hởng tiêu cực của Nho
giáo. Những ảnh hởng ấy thể hiện khá rõ trong văn chơng nửa sau thế
kỷ XV.
Quan niệm cái Đẹp, cái Hay của Nho giáo cũng chi phối ngòi bút
của nhà văn. Văn chơng là để giáo huấn, có quan hệ đến thế đạo, nhân
tâm, có tác dụng di dỡng tính tình nên phải có nội dung đạo lý. Không
những về nội dung không đợc nói tới cái vô đạo, thiếu trang nhà mà về
hình thức biểu đạt cũng phải thấm nhuần tinh thần khoan thứ, nhân
nghĩa. Nói cách khác, bị quan niệm chính đạo ràng buộc, văn học
nhiều khi không tránh khỏi nghèo nàn, thờng làm theo những khuôn
mẫu, điển phạm, tạo ra coi hình thức chỉ là cái khéo, vẻ đẹp của cái vỏ
bên ngoài nên mọi sự tìm tòi về hình thức chỉ còn là sự gọt giũa, dẫn
đến sự hoa mĩ, cầu kì. Đây cũng chính là tiền đề tạo ra thứ văn ch ơng
cử tử mà nghệ thuật chỉ là kĩ xảo.