Tải bản đầy đủ (.doc) (166 trang)

Phong cách nghệ thuật văn xuôi kim lân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.72 KB, 166 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

bùi minh tuấn

phong cách nghệ thuật
văn xuôI kim lân
Chuyên ngành: lý luận văn học
Mã số: 60.22.32

Luận văn thạc sĩ ngữ văn
Ngời hớng dẫn khoa học:
TS. phan huy dũng

Vinh - 2009


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU........................................................................................................
1.

Lí do chọn đề tài....................................................................................

2.

Lịch sử vấn đề.......................................................................................

3.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tài liệu khảo sát..............................



4.

Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................

5.

Phương pháp nghiên cứu.....................................................................

6.

Đóng góp mới của luận văn................................................................

7.

Cấu trúc luận văn................................................................................

Chương 1. Một số vấn đề lí thuyết về phong cách nghệ thuật của
nhà văn và vị trí của Kim Lân trong nền văn học Việt
Nam hiện đại............................................................................
1.1.

Vấn đề phong cách văn học................................................................
1.1.1. Khái niệm phong cách văn học.................................................
1.1.2. Phong cách nghệ thuật nhà văn................................................
1.1.2.1. Các quan niệm khác nhau về phong cách nghệ
thuật của nhà văn......................................................................
1.2.2.2. Biểu hiện phong cách nghệ thuật của nhà văn............

1.2.


Các chặng đường sáng tác của Kim Lân.............................................
1.2.1. Chặng trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945.......................
1.2.2. Chặng sau Cách mạng Tháng Tám...........................................

1.3.

Vị trí của Kim Lân trong văn xuôi Việt Nam hiện đại........................

Chương 2. Phong cách văn xuôi Kim Lân thể hiện trên một số
phương diện thuộc nội dung sáng tác....................................
2.1.

Nét riêng trong xử lí đề tài – chủ đề...................................................


2.1.1. Tầng lớp cùng khổ “dưới đáy” của xã hội : cuộc sống và
tâm tư tình cảm của họ..............................................................
2.1.2. Sự chuyển mình của con người Việt Nam trong các sáng
tác của Kim Lân........................................................................
2.1.3. Nét văn hóa truyền thống, những phong tục tập quán của
người dân thôn quê ..................................................................
2.2.

Quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Kim Lân...........
2.2.1. Vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người.............................
2.2.2. Quan niệm nghệ thuật về con người của Kim Lân...................

2.3.


Quan niệm của Kim Lân về những vấn đề thuộc lĩnh vực sáng
tạo nghệ thuật......................................................................................
2.3.1. Ý nghĩa của quan niệm về nghệ thuật trong sáng tác của
nhà văn......................................................................................
2.3.2. Những quan niệm về sáng tạo nghệ thuật của Kim Lân...........
2.3.2.1. “Trong văn phải có cái tâm”......................................
2.3.2.2. Phát hiện, trân trọng và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn
của người lao động nghèo.........................................................
2.3.2.3. Coi trọng tính chân thực trong tác phẩm.....................

Chương 3. Phong cách văn xuôi Kim Lân thể hiện qua một số
phương diện thuộc hình thức nghệ thuật...............................
3.1.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật............................................................
3.1.1. Khắc họa nhân vật thông qua các yếu tố tên gọi và ngoại
hình............................................................................................
3.1.1.1. Cách đặt tên nhân vật gần gũi, dân dã, quen
thuộc.........................................................................................
3.1.1.2. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình sắc sảo.........................
3.1.2. Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật thông qua các
tình huống bất ngờ, độc đáo................................................................
.................................................................................................................


3.1.3. Nghệ thuật miêu tả nội tâm và biểu hiện tâm lí nhân vật
.......................................................................................................................
3.1.3.1. Miêu tả tâm lí nhân vật thông qua những biểu
hiện bên ngoài...........................................................................
3.1.3.2. Miêu tả trực tiếp tâm lí nhân vật..................................

3.1.3.3. Sử dụng độc thoại nội tâm...........................................
3.2.

Vấn đề xử lí chất liệu ngôn ngữ trong sáng tác của Kim Lân.............
3.2.1. Chất liệu ngôn ngữ trong sáng tác văn học.............................
3.2.2. Đặc trưng ngôn ngữ kể chuyện, trần thuật trong các sáng

tác của Kim Lân..........................................................................................
3.2.3. Các lớp ngôn ngữ cơ bản tương ứng với từng loại đối
tượng nhân vật trong sáng tác của Kim Lân................................................
3.2.4. Đặc trưng sử dụng chất liệu ngôn ngữ trong sáng tác
của Kim Lân trên các phương diện ngữ âm, từ vựng..................................
3.2.4.1. Về phương diện ngữ âm...........................................
3.2.4.2. Về việc sử dụng các phương tiện từ vựng, vận
dụng sáng tạo các thành ngữ, tục ngữ trong lời văn...............
3.3.

Giọng điệu trong sáng tác của Kim Lân...........................................
3.3.1. Vấn đề giọng điệu trong tác phẩm văn học..........................
3.3.2. Đặc trưng giọng điệu trong sáng tác của Kim Lân...............

KẾT LUẬN................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong số các nhà văn làm nên diện mạo của nền văn học Việt Nam
hiện đại, Kim Lân là một trong những gương mặt tiêu biểu. Số lượng tác
phẩm của ông không nhiều, chỉ trên dưới 30 tác phẩm, bao gồm phần lớn

truyện ngắn và một số truyện vừa. Tuy chưa có tác phẩm đạt đến tầm kiệt tác
nhưng khi kể ra những tên tuổi các nhà văn làm nên diện mạo mới của nền
văn học Việt Nam thế kỷ XX thì không thể không nhắc đến Kim Lân. Bằng
phong cách văn xuôi độc đáo, Kim Lân đã thể hiện sống động trong các tác
phẩm những phương diện khác nhau của bức tranh hiện thực xã hội, thể hiện
rõ nét, sinh động và chân thực tâm hồn, cốt cách của người dân Việt. Đồng
thời, qua những tác phẩm của ông, độc giả có điều kiện tiếp cận những nét
đẹp sinh hoạt văn hoá cổ truyền, những thuần phong mĩ tục của người dân
thôn quê. Đã có nhiều bài nghiên cứu, phê bình, tiểu luận về sáng tác của Kim
Lân. Tuy nhiên, chưa có bài viết hoặc công trình nào đạt đến độ bao quát,
xứng tầm với vị trí của nhà văn. Nhất là còn thiếu những công trình nghiên
cứu tập trung làm rõ một cách có hệ thống, thấu đáo những nét đặc trưng nổi
bật trong phong cách văn xuôi Kim Lân.

1


1.2. Các tác phẩm của Kim Lân từ lâu đã được đưa vào giảng dạy trong
nhà trường phổ thông : truyện Làng (Ngữ văn 9, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội,
2006); truyện Vợ nhặt (Ngữ văn 12, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2009). Trong
nhiều năm qua, các tác phẩm của Kim Lân được sử dụng trong những kì thi
quan trọng như : tốt nghiệp trung học phổ thông, tuyển sinh vào đại học, cao
đẳng v.v… Việc nghiên cứu phong cách văn xuôi Kim Lân có ý nghĩa thiết thực
trong thực tiễn dạy - học các tác phẩm của nhà văn trong nhà trường.
1.3. Việc tìm hiểu, đánh giá phong cách của một nhà văn là không đơn
giản, phải được nghiên cứu, soi chiếu trên nhiều phương diện, khía cạnh. Dù
vậy, tìm hiểu phong cách của một nhà văn, nhất là những nhà văn để lại dấu
ấn rõ nét trong nền văn học là rất cần thiết để có thể nhận diện những thành
tựu cũng như diễn trình phát triển của nền văn học ấy. Việc tìm hiểu phong
cách văn xuôi Kim Lân có thể hỗ trợ cho hoạt động tìm hiểu phong cách sáng

tạo của nhà văn và đánh giá phong cách của nhà văn trong văn học Việt Nam
hiện đại nói chung.
2. Lịch sử vấn đề
Như trên đã nói, Kim Lân là nhà văn để lại dấu ấn khá rõ nét trong nền
văn học Việt Nam hiện đại. Ngay từ những tác phẩm đầu tay, truyện của ông
đã gây được ấn tượng cho độc giả và giới phê bình nghiên cứu. Dù sáng tác

2


không nhiều nhưng đã có không ít các bài viết, các bài phê bình, tiểu luận, các
công trình nghiên cứu về con người, sự nghiệp, tác phẩm của Kim Lân. Qua
tìm hiểu, khảo sát chúng tôi nhận thấy về cơ bản có hai loại bài viết, công
trình nghiên cứu liên quan tới sự nghiệp văn học của Kim Lân : những bài
viết, công trình nghiên cứu, đánh giá khái quát về sự nghiệp văn học, quan
điểm sáng tác, quan điểm nghệ thuật của Kim Lân; những bài viết xem xét,
đánh giá về một số tác phẩm tiêu biểu của Kim Lân dưới dạng phân tích, bình
giảng. Ngoài hai loại bài viết trên chúng tôi còn nhận thấy có một số bài ghi
chép những ý kiến của Kim Lân được thực hiện thông qua các cuộc phỏng vấn.
Ở loại thứ nhất, đã có những bài nghiên cứu khá sâu, nhận định khá toàn
diện các tác phẩm của Kim Lân, tiêu biểu là : Kim Lân với những thú chơi
ngày xuân Kinh Bắc của Lữ Huy Nguyên [41] và Văn xuôi Kim Lân của Lại
Nguyên Ân [3]. Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân trong Văn xuôi Kim Lân cho
rằng : "Đọc văn xuôi Kim Lân ta bắt gặp cái thế giới của những thường dân
nghèo khổ là hạng "hạ lưu" của xã hội, những đầu thừa đuôi thẹo ở khắp các
xó xỉnh của cuộc sống" [3; 56], và trong khi quan tâm đến những kiếp sống
lay lắt, mỏi mòn "Ông không bao giờ quên nêu lên những nét đáng quý của
họ, những nét thậm chí vẫn có thể là tiêu biểu cho đạo lí truyền thống" [3;
56]. Tuy nhiên, trong bài viết này, Lại Nguyên Ân chưa đề cập tới một mảng


3


sáng tác rất quan trọng trong sự nghiệp của Kim Lân : mảng tác phẩm viết về
phong tục, những thú chơi tao nhã "bặt thiệp” của người dân thôn quê, điều
mà Lữ Huy Nguyên trong Kim Lân với những thú chơi ngày xuân Kinh Bắc
quan tâm : “Nếu có dịp đọc lại toàn bộ tác phẩm của Kim Lân mà chủ yếu là
truyện ngắn, ta sẽ thấy ông không chỉ là đại diện văn học của loại nhân vật
đầu thừa đuôi thẹo, ông còn đại diện văn học quý giá của những lớp người tài
hoa, bặt thiệp, phong lưu” [41; 21]. Bàn thêm về vấn đề này, trong cuốn Từ
điển tác giả tác phẩm văn học Việt Nam dùng trong nhà trường, nhà nghiên
cứu Trần Hữu Tá đưa ra nhận xét : "Kim Lân viết rất hay về những cái gọi là
"thú đồng quê" hay phong lưu đồng ruộng. Đó là những thú chơi lành mạnh
mang màu sắc văn hoá truyền thống của người dân quê như : đánh vật, nuôi
chó săn, gà chọi, thả chim v.v… Những truyện ngắn Kim Lân viết về phong
tục: Đuổi tà, Đôi chim thánh, Con Mã Mái (…) hấp dẫn không phải chỉ vì đã
cung cấp được những trang tri thức về phong tục mà chủ yếu là vì nhà văn đã
làm hiển hiện lên được cuộc sống và con người làng quê Việt Nam cổ truyền,
tuy nghèo khổ, thiếu thốn mà vẫn có nhiều thú vui thanh lịch, những con
người thật thà chất phác, nhưng thông minh, hóm hỉnh và tài hoa, đã đặt tất cả
niềm say mê của mình vào những thú vui chơi giản dị mà tao nhã, tinh tế ấy,
chẳng khác gì những tâm hồn nghệ sĩ say mê sáng tạo nghệ thuật" [47; 758].

4


Cũng vậy, tác giả Nguyên An đã viết : "Giữa cuộc sống nhọc nhằn đầy
bức xúc lúc bấy giờ, những trang văn ấy của Kim Lân đã giúp người đọc củng
cố thêm một ý nghĩ rằng : sau luỹ tre xanh từ bao đời nay, người nông dân
sống lam lũ thế, nhưng tháng ba ngày tám và những buổi sang xuân, họ vẫn tổ

chức được những trò vui, mà qua đó đã thể hiện một sự thông minh, tài hoa,
một tâm hồn tươi sáng lành mạnh" [1; 34].
Từ trước Cách mạng Tháng Tám, văn nghiệp của Kim Lân bắt đầu với
một loạt các truyện ngắn như : Đứa con người vợ lẽ, Đứa con người cô đầu,
Người kép già… Ngay từ những trang viết đầu tay, Kim Lân đã dành mối
quan tâm lớn đến số kiếp của những con người nghèo khổ, “dưới đáy” bằng
một cảm quan hiện thực nhạy bén. Nguyên Hồng - người bạn văn tâm giao
của Kim Lân đã nhận xét về những truyện ngắn của Kim Lân thời kì này
trong Những nhân vật ấy đã sống với tôi rằng : "Từ giữa năm 1943 - 1944 ấy,
tôi được đọc mấy truyện của Kim Lân. Thoạt nhiên tôi chẳng những không để
ý mà còn thấy cái tên Kim Lân chương chướng thế nào ấy (…). Nhưng rồi chỉ
bập vào mấy truyện của anh mà tôi thấy không phải loại ướt át một cách bợm
bãi, trái lại có một cái gì chân chất của đời sống và con người nghèo hèn, khổ
đau, giọng văn nhiều rung cảm, thắm thiết, đặc biệt lại gần gũi với mình" [20;
10]. Trong cuốn Tổng tập văn học Việt Nam, Nguyễn Đăng Mạnh đã đánh giá

5


cao về cái nhìn đầy chất nhân văn trong các sáng tác của Kim Lân : "Đó là
những trang số phận của các đầu thừa đuôi thẹo được đưa từ các xó xỉnh tối
khuất lên mặt trang giấy trắng chất chứa nhân thế, nhân tình, hoặc những
trang tuy nghiêng nhiều về phía phong tục, trình bày văn vẻ những thú chơi
lành mạnh nhưng vẫn biểu hiện được một phần vẻ đẹp tâm hồn của người
nông dân trước Cách mạng Tháng Tám, những người sống vất vả, khổ nghèo
nhưng vẫn yêu đời, trong sáng, thông minh, tài hoa” [38; 369].
Tìm hiểu về sự lựa chọn, cách thức tổ chức các yếu tố thuộc phương diện
nghệ thuật trong truyện của Kim Lân, chúng tôi nhận thấy, đã có những ý
kiến quý báu, xác đáng. Trong bài Văn xuôi Kim Lân, Lại Nguyên Ân đã chỉ
rõ những thành công nổi bật trong truyện ngắn Kim Lân. Về kiểu cấu tứ, tác

giả chỉ ra ở sáng tác của Kim Lân có ba kiểu truyện chính : truyện tính cách,
truyện tình huống và truyện ngụ ý. Về giọng điệu, Lại Nguyên Ân nhận định :
“Chất giọng thường xuyên trong các truyện của Kim Lân là chất giọng thực
sự văn xuôi" thành công hơn cả là nghệ thuật miêu tả nhân vật, tác giả nhận
xét : “Các nhân vật người nghèo chủ yếu là nông dân trong các truyện ngắn
của ông đều được mô tả hết sức chân thật, từ cách nghĩ, cách cư xử đến lời ăn
tiếng nói, dù đó là các nhân vật phụ hay là các nhân vật chính” [3; 56 - 60].

6


Nguyên An đã đánh giá cao cách thức lựa chọn từ ngữ, hình ảnh trong
sáng tác của Kim Lân : “Ông là nhà văn kỹ lưỡng, tinh tế trong việc lựa chọn
ngôn từ, hình ảnh" [1;1]. Tác giả Bảo Nguyên trong bài viết Sử dụng ngôn
ngữ nghệ thuật đặc sắc của truyện Kim Lân cũng ấn tượng về ngôn ngữ trong
sáng tác của Kim Lân : "Kim Lân lựa chọn những từ ngữ còn mang hơi thở
của cuộc sống hằng ngày, để diễn đạt chúng với cuộc sống miền quê với
những con người giản dị mà đáng yêu (…). Trong việc sử dụng từ ngữ, Kim
Lân đặc biệt chú ý những thành ngữ, những từ đệm vốn là những từ ngữ của
riêng của người dân : “giời đất cha mẹ ơi”, “cụ bảo thì là dân ta”, “dầu bây
giờ đắt gớm” (…). Những từ ngữ này đặt đúng hoàn cảnh đã tạo ra tác dụng
vừa khắc hoạ tính cách nhân vật vừa gợi nên nét đời thường rất phù hợp với
cuộc sống miền quê” [40; 230-231]. Khi nhận xét về giọng văn của Kim Lân,
tác giả Bảo Nguyên đã tinh tế khi nhận ra “giọng văn chủ đạo” trong các
truyện ngắn của Kim Lân : “Giọng văn chủ đạo của ông thường trầm sáng
như giọng ca dao, cổ tích… nhịp văn của ông chậm gọn… Đó là một thứ
giọng điệu phù hợp với quang cảnh nông thôn, với văn minh nông nghiệp
(…). Trong các truyện tâm lí xã hội của Kim Lân ta thường bắt gặp một giọng
kể, giọng tả đồng tình cảm thương” [40;232]. Từ những nhận xét trên, tác giả
Bảo Nguyên đi đến nhận định khái quát : “Ngữ văn, từ vựng, giọng điệu được


7


bàn tay nhà nghệ sĩ tài hoa Kim Lân sắp đặt đã tạo ra một thứ ngôn ngữ đậm
chất “văn xuôi”. Đó là một đóa hoa tạo nên sức hút ban đầu cho các độc giả.
Đó là phong cách giản dị mà độc đáo của Kim Lân" [40; 233].
Loại bài viết thứ hai, có tính chất nhận xét, đánh giá một số tác phẩm
tiêu biểu của Kim Lân, được trình bày dưới dạng phân tích, bình giảng. Loại
bài viết này chủ yếu đi sâu tìm hiểu, phân tích, bình giảng, những nét đặc sắc
trên các phương diện nội dung và nghệ thuật trong một số tác phẩm tiêu biểu
của nhà văn như : Làng, Vợ nhặt…
Khi đi vào tìm hiểu các tác phẩm cụ thể, trong các bài viết của mình, các
tác giả có đan xen những lời nhận xét khái quát về giai đoạn sáng tác hoặc
toàn bộ quá trình sáng tác của Kim Lân. Trần Đồng Minh trong Bóng tối và
ánh sáng trong câu chuyện nhặt vợ cho rằng : “Đọc văn Kim Lân, ngoài
những từ ngữ như vắt ra từ cuộc sống bình dị, ta còn thích thú nhận ra rằng,
ngòi bút ông đây đó cứ chợt điểm vào cái huyệt dễ mỉm cười… Xét ở khía
cạnh nhân bản thì những cái cười, giọng cười đơn giản ấy có nghĩa lí sâu xa
của chúng” [43; 145]. Trong Tiếng nói tri âm, Nguyễn Thanh Văn với bài
Phẩm giá con người trong truyện ngắn Vợ nhặt đã nhận xét : “với Vợ nhặt,
giọng miêu tả phong tục tỉ mỉ xen những chi tiết hóm hỉnh ở loạt truyện Đôi
chim thánh, Con mã mái, Chó săn không còn nữa. Nó không phù hợp với

8


không khí lúc cái đói đã tràn đến”. Tác giả nhấn mạnh : “ở Vợ nhặt, ống kính
nhà văn dừng lâu hơn ở các chi tiết đen tối, tàn nhẫn và ngôn ngữ dường như
thê thảm, chì chiết hơn cho đúng với tâm tính, hoàn cảnh nhân vật” [43, 134].

Bình giảng truyện ngắn Vợ nhặt, nhân đó, nói đến văn phong Kim Lân, tác
giả Đỗ Kim Hồi khẳng định : Kim Lân là nhà văn viết ít mà có những tác
phẩm đáng được xếp vào loại gần như “thần bút” của văn xuôi Việt Nam hiện
đại. Đọc Làng, Vợ nhặt và các sáng tác khác của Kim Lân, tác giả đi đến nhận
định về văn phong Kim Lân : “Vốn liếng ngôn ngữ giàu có và đặc sắc, cái lối
viết văn tưởng như dễ dàng mà không dễ phỏng theo, giản dị vô cùng mà sao
cứ thấy ánh lên chất hào hoa Kinh Bắc [44; 527]. Đánh giá rất cao chiều sâu
nhân bản trong tác phẩm Vợ nhặt, tác giả Trần Đình Sử trong cuốn Phân tích
và bình giảng tác phẩm văn học lớp 12 cho rằng : “Vợ nhặt không hề giản
đơn là một tác phẩm tố cáo nạn đói chết người, không giản đơn là kể một
chuyện “nhặt vợ” ngộ nghĩnh. Trái lại là một tác phẩm đầy lòng thương yêu
trân trọng và tin tưởng vào tất cả những gì tốt đẹp ở con người, khát vọng
hạnh phúc, sống còn làm cho người ta trở nên lương thiện, đầy ước mong và
ý nghĩ tốt lành. Ai cũng có cử chỉ nâng niu với hạnh phúc tự dưng có được.”
[51; 73-74]. Làng - một trong số những truyện ngắn thành công của Kim Lân
giai đoạn sáng tác sau Cách mạng Tháng Tám, cũng thu hút được sự quan

9


tâm, chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Nhân vật Lão Hai trong truyện ngắn
Làng là một điển hình về người nông dân vừa được cách mạng giải phóng, đã
ý thức được quyền sống, quyền tự do và bình đẳng trong xã hội. Người nông
dân đã quan tâm đến thời cuộc, tới cộng đồng với một tầm nhìn, tầm suy nghĩ
khác. Kim Lân được giới văn nghệ sĩ gọi vui là Lão Hai từ sau sự ra đời của
Làng. Có thể nói Làng là tác phẩm thành công xét trên nhiều phương diện nội
dung tư tưởng, nghệ thuật, là một điển hình cho nguyên tắc sáng tạo : nghệ
thuật có mối liên hệ máu thịt với đời sống. Về truyện ngắn này nhà văn tâm
sự : “Trước hết phải nói rằng tôi là người rất gắn bó với làng tôi, chỉ hai ba
ngày không về làng là tôi nhớ, đi đâu xa vài ba ngày là tôi nhớ làng không

chịu được. Tình yêu của tôi đối với làng xóm, bạn bè rất sâu sắc, đằm thắm. Ở
nơi sơ tán, trong hoàn cảnh sống xa làng xóm quê hương, tôi đã rất buồn, lại
thêm tin đồn làng chợ Dầu của tôi làm Việt gian theo Pháp. Càng yêu làng,
càng gắn bó với làng bao nhiêu, tin này càng làm tôi bồn chồn, xấu hổ” (…).
Nói đến tình yêu nước, nghe cảm thấy xa xôi, nhưng tình cảm đối với làng thì
thật gần gũi, gắn bó… Tình yêu của tôi đối với làng cũng như đối với cách
mạng là nguồn cảm hứng sâu sắc nhất khi tôi viết Làng” [45; 267-268].
Ngoài các bài viết, công trình nghiên cứu về sự nghiệp sáng tác, những
nét đặc sắc trong các tác phẩm cụ thể của Kim Lân, qua quá trình tìm hiểu,

10


thống kê, khảo sát, chúng tôi còn bắt gặp một số ghi chép những ý kiến của
Kim Lân qua những cuộc phỏng vấn như trong : Nhà văn Kim Lân nói về
truyện Vợ nhặt [14], Nhà văn nói về tác phẩm [11], Nhà văn Kim Lân, văn
chương là một thứ tôn giáo [21] … Những ý kiến này thường đề cập đến các
vấn đề liên quan đến quan điểm nghệ thuật trong sáng tác của Kim Lân.
Nhìn chung, các bài viết, tiểu luận, công trình nghiên cứu về văn nghiệp
của Kim Lân dù khác nhau ở qui mô, góc nhìn, cách thức tiếp cận song đều
thống nhất với nhau ở một số nhận định cơ bản :
- Kim Lân là nhà văn có sở trường viết truyện ngắn, thế giới nhân vật
trong sáng tác của Kim Lân chủ yếu là lớp người “đầu thừa, đuôi thẹo” nhưng
sống gắn bó với quê hương của mình, dù nghèo họ vẫn lạc quan, yêu đời.
- Kim Lân viết rất hay về những “thú đồng quê” hay “phong lưu đồng
ruộng”. Đó là những sinh hoạt văn hóa đặc sắc, độc đáo của người dân thôn quê.
- Trong các tác phẩm, Kim Lân thể hiện rất rõ cái tôi giàu lòng nhân ái,
trân trọng và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người lao động nghèo.
- Truyện Kim Lân thường ít hành động và vai trò của cốt truyện là vai
trò thứ yếu. Ông là nhà văn kỹ lưỡng, tinh tế trong việc lựa chọn chi tiết, tài

hoa trong việc lựa chọn ngôn ngữ và hình ảnh.

11


Những nhận xét, đánh giá, công trình nghiên cứu về sự nghiệp văn học
của Kim Lân dẫu chưa thật toàn diện, chi tiết song cũng đã đề cập tới nhiều
khía cạnh về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Chúng tôi nhận thấy,
đó là những tư liệu hết sức quý báu có tính chất gợi ý, hỗ trợ, định hướng để
chúng tôi thực hiện đề tài này.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tài liệu khảo sát
Luận văn chủ yếu tìm hiểu phong cách văn xuôi Kim Lân qua việc
nghiên cứu, khảo sát các tác phẩm thuộc sở trường sáng tác của ông : truyện
ngắn. Để hoàn thành đề tài, chúng tôi đã khảo sát, tìm hiểu, nghiên cứu truyện
ngắn Kim Lân chủ yếu từ các nguồn tài liệu :
1. Tuyển tập Kim Lân do Lữ Huy Nguyên tuyển chọn được Nxb Văn học
phát hành năm 1996.
2. Kim Lân - tác phẩm chọn lọc do Nxb Hội Nhà văn phát hành năm 2004.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Luận văn tập trung làm rõ đặc trưng phong cách văn xuôi Kim Lân
thể hiện qua các phương diện nội dung : lựa chọn đề tài - chủ đề, bộc lộ quan
niệm nghệ thuật về con người, cái nhìn của nhà văn về các vấn đề của sáng

12


tạo nghệ thuật; các phương diện hình thức : xây dựng nhân vật, xử lí chất liệu
ngôn ngữ, giọng điệu.
4.2. Qua việc làm nổi bật những đặc trưng cơ bản trong phong cách văn
xuôi Kim Lân, thấy được những đóng góp của nhà văn đối với nền văn xuôi

Việt Nam hiện đại.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi kết hợp vận dụng nhiều
phương pháp nghiên cứu.
5.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Đây là phương pháp được sử dụng cơ bản trong luận văn. Chúng tôi sẽ
đi từ việc khảo sát, phân tích các tác phẩm ở từng phương diện, cấp độ : từ
ngữ, câu văn, đề tài, cảm hứng… để từ đó rút ra những nhận xét có tính tổng
hợp, khái quát.
5.2. Phương pháp so sánh
Trong quá trình phân tích, tổng hợp, chúng tôi tiến hành so sánh giữa các
chi tiết, yếu tố trong tác phẩm, so sánh giữa tác phẩm đó với tác phẩm khác
của nhà văn và của nhà văn khác để làm rõ vấn đề. Từ đó, tìm ra nét đặc trưng
riêng trong phong cách văn xuôi Kim Lân.

13


5.3. Phương pháp hệ thống
Vận dụng phương pháp hệ thống chúng tôi nhằm mục đích phát hiện tính
lặp lại nhiều lần của các phương diện khác nhau trong sáng tác của Kim Lân.
Từ đó, đi đến việc khẳng định những đặc điểm mang tính ổn định trong phong
cách văn xuôi Kim Lân.
Ngoài các phương pháp nêu trên, chúng tôi còn sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu khác như : phương pháp thống kê, phương pháp loại hình.
6. Đóng góp mới của luận văn
6.1. Đề tài của luận văn tập trung làm rõ những nét nổi bật trong phong
cách nghệ thuật văn xuôi Kim Lân, nhận diện, phân tích những biểu hiện cụ thể
của các đặc trưng tiêu biểu ấy thông quá các sáng tác cụ thể của Kim Lân.
6.2. Từ việc chỉ ra, phân tích, lí giải, đánh giá có hệ thống những nét đặc

trưng tiêu biểu trong phong cách văn xuôi Kim Lân, luận văn góp phần khẳng
định bản sắc và tầm vóc nghệ thuật các sáng tác của Kim Lân. Đồng thời thấy
được những đóng góp cụ thể của Kim Lân đối với sự phát triển của nền văn
xuôi Việt Nam hiện đại.

14


7. Cấu trúc luận văn
Tương ứng với những nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, ngoài các phần
Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển
khai trong 3 chương:
Chương 1 : Một số vấn đề lí thuyết về phong cách nghệ thuật của nhà
văn và vị trí của Kim Lân trong nền văn học Việt Nam hiện đại
Chương 2 : Phong cách văn xuôi Kim Lân thể hiện trên các phương
diện thuộc nội dung sáng tác
Chương 3 : Phong cách văn xuôi Kim Lân thể hiện qua một số phương
diện thuộc hình thức nghệ thuật

15


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT VỀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT
CỦA NHÀ VĂN VÀ VỊ TRÍ CỦA KIM LÂN
TRONG NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

1.1. Vấn đề phong cách văn học
1.1.1. Khái niệm phong cách văn học
Trong hệ thống khái niệm khoa học ngôn ngữ, phong cách là một trong

số những khái niệm có nhiều hướng kiến giải khác nhau. Xuất phát từ những
điểm nhìn khác nhau và đối tượng khác nhau, đã có tới hàng chục định nghĩa
về phong cách học.
Trước hết, không nên đồng nhất hai khái niệm phong cách và phong
cách học. Theo nhà nghiên cứu Hữu Đạt trong cuốn Phong cách học với việc
dạy văn và lí luận phê bình văn học thì : “Phong cách không hoàn toàn là
thuật ngữ của phong cách học. Nó được dùng ở nhiều địa hạt nghiên cứu khác
nhau và cả trong giao tiếp đời thường” [8; 14]. Và vì “thuật ngữ phong cách

16


của chung nhiều địa hạt khác nhau”, theo tác giả, những cách dùng thuật ngữ
“phong cách” ở các ngành khoa học, nghệ thuật khác nhau cũng không giống
nhau: “Trong lí luận văn học, thuật ngữ phong cách được dùng để chỉ đặc
điểm sáng tác của nhà văn hoặc của nhiều nhà văn cùng một trào lưu. Trong
nghiên cứu văn hóa, phong cách thường dùng để chỉ những đặc điểm văn hóa
mang tính dân tộc, thời đại : phong cách truyền thống, phong cách dân tộc,
phong cách Á Đông. Trong điêu khắc, hội họa, phong cách được dùng để biểu
thị một cách thức : phong cách tả thực, phong cách phục hưng… Trong nghệ
thuật biểu diễn, phong cách được dùng để chỉ đặc điểm về nghệ thuật trình
bày : phong cách biểu diễn dân gian, phong cách chèo… Tác giả nhận định :
“Phong cách học mà chúng ta nghiên cứu thực chất là phong cách học ngôn
ngữ. Đó là bộ môn khoa học nghiên cứu những đặc điểm và phong cách sử
dụng ngôn ngữ trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Nó liên quan trực tiếp
tới sáng tác văn học” [8; 15]. Nhà nghiên cứu Đinh Trọng Lạc trong cuốn
Phong cách học tiếng Việt lại đưa ra một cách hiểu khá súc tích về khái niệm
phong cách học : “Phong cách học được hiểu là khoa học về các qui luật nói
và viết có hiệu lực cao. Nói và viết có hiệu lực cao nghĩa là ngôn ngữ, phải
đặt dưới tính chính xác, tính đúng đắn và tính thẩm mĩ trong mọi phạm vi

hoạt động của giao tiếp xã hội.” [25; 3]. Tóm lại, đã có nhiều cách hiểu khác

17


nhau về khái niệm phong cách học. Song trên thực tế, các nhà nghiên cứu đều
thừa nhận sự tồn tại của một khái niệm phong cách trong sử dụng ngôn ngữ
nói chung và trong văn chương nói riêng. Dựa vào đối tượng, nhiệm vụ, nội
dung và phương pháp nghiên cứu, đã xuất hiện nhiều cách phân loại phong
cách học khác nhau. Dựa vào sự giống nhau giữa lí thuyết và sự ứng dụng,
các nhà nghiên cứu đưa ra : phong cách học lí thuyết, phong cách học thực
hành [25; 32]. Xuất phát từ sự đối lập giữa cái phổ quát cho các ngôn ngữ và
cái riêng cho từng ngôn ngữ, từ sự đối lập giữa cái chung cho cộng đồng và
cái riêng ở một cá thể, S.Bali đã chia phong cách học ra các loại : phong cách
học đại cương, phong cách học ngôn ngữ dân tộc, phong cách học lời nói cá
nhân [25; 32]. Nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử… lại chia khái niệm
phong cách thành hai phạm trù khác nhau, đó là : phong cách học ngôn ngữ
và phong cách học nghệ thuật [16; 212]. Trong khuôn khổ luận văn này,
chúng tôi không đi sâu vào việc tìm hiểu các loại phong cách, khái niệm
“phong cách” mà phạm vi đề tài đề cập tới thuộc nhóm phong cách nghệ
thuật. Tức là nhóm phong cách gắn liền với những tác giả, tác phẩm cụ thể.
1.1.2. Phong cách nghệ thuật nhà văn
1.1.2.1. Các quan niệm khác nhau về phong cách nghệ thuật của nhà văn

18


Xung quanh vấn đề phong cách nghệ thuật của nhà văn, đã từng tồn tại
nhiều quan niệm khác nhau. Trong Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát
triển văn học, B. Khravchenco đã đưa ra nhiều định nghĩa về phong cách nhà

văn tiêu biểu cho nhiều quan niệm khác nhau. Chẳng hạn, D.Likhachev,
V.Turbin, V.Kôvalev, L. Novichenco, R.Yakobson… Khravchenco cho rằng:
các định nghĩa này xòe ra như cái quạt giữa sự thừa nhận phong cách nhà văn
là một phạm trù lịch sử, thẩm mĩ rộng nhất, bao quát nhất. Cuối cùng,
Khravchenco nêu lên định nghĩa khái quát của riêng mình : “Nếu như dùng
một công thức vắn tắt thì phong cách cần phải được định nghĩa như thi pháp
biểu hiện cách khai thác hình tượng đối với cuộc sống, như thủ pháp thuyết
phục và thu hút độc giả” Còn Raxun Ganzatov trong cuốn Đaghestan của tôi,
trong mục bút pháp đã cho rằng : “Dù bài thơ thể hiện ý tứ độc đáo đến đâu,
nó cũng nhất thiết phải đẹp, không chỉ đơn giản là đẹp mà còn đẹp một cách
riêng. Đối với nhà thơ, tìm cho ra bút pháp của mình và thấy được mình nghĩa là trở thành nhà thơ”. Nhấn mạnh khía cạnh dấu ấn của phong cách làm
nên bản sắc riêng của nhà văn, Phương Lựu trong cuốn Từ điển văn học, cho
rằng : “Phong cách từ chỗ độc đáo mang phẩm chất thẩm mĩ cao được kết
tinh trong sự sáng tạo của nhà văn. Không phải bất cứ nhà văn nào cũng tất
yếu có phong cách. Chỉ cần lặp đi lặp lại đã gọi là đặc điểm, nhưng phong

19


cách đòi hỏi sự bền vững, không chấp nhận sự chóng phai mờ nhưng phải là
sự lặp đi lặp lại một cách đổi mới”. Trong Từ điển thuật ngữ văn học, các tác
giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên đã định
nghĩa : “phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mĩ chỉ sự thống nhất
tương đối ổn định của hệ thống hình tượng của các phương tiện biểu hiện
nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác
phẩm, trong trào lưu văn học, trong văn học dân tộc”. Các tác giả trên cũng
cho rằng không nên đồng nhất hai khái niệm phong cách nhà văn và phương
pháp sáng tác của nhà văn : “Phong cách khác phương pháp sáng tác ở sự
thực hiện cụ thể trực tiếp của nó. Các dấu hiệu phong cách dường như nổi lên
trên bề mặt tác phẩm, như là một thể thống nhất hữu hình và có thể tri giác

được của tất cả mọi yếu tố cơ bản của hình thức nghệ thuật” [16; 70-71]. Lại
Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học xem phong cách nghệ thuật của nhà
văn là : “Khái niệm chỉ những nét chung, tương đối bền vững của hệ thống
hình tượng, của các phương thức biểu hiện nghệ thuật, tiêu biểu cho bản sắc
sáng tạo của một nhà văn”. Như vậy, cũng như khái niệm phong cách, vấn đề
phong cách nghệ thuật của nhà văn cũng có nhiều ý kiến, nhận định khác
nhau, nhưng nhìn chung, các nhà nghiên cứu đã thừa nhận phong cách nghệ

20


thuật của nhà văn thể hiện thông qua các tác phẩm, biểu hiện cụ thể trên nhiều
khía cạnh, phương diện cụ thể.
1.1.2.2. Biểu hiện phong cách nghệ thuật của nhà văn
Trong quá trình sáng tác, mỗi nhà văn có một cách tiếp cận hiện thực
riêng và có những thủ pháp, cách thức sáng tạo riêng để thổi hồn cho những
đứa con tinh thần của mình. Điều này góp phần hình thành phong cách của
mỗi nhà văn. Tuy nhiên, phong cách là một biểu hiện của tính nghệ thuật, vì
thế không phải bất cứ nhà văn nào cũng có phong cách. Chỉ những nhà văn có
tài năng, có bản lĩnh mới có được phong cách riêng độc đáo. Như vậy nói tới
phong cách của nhà văn là nói tới những nét riêng, độc đáo, mới lạ, nổi bật
của nhà văn, giúp cho người đọc nhận ra diện mạo sáng tác của nhà văn,
không lẫn với các nhà văn khác. Những đặc điểm tư tưởng nghệ thuật độc đáo
trong phong cách của nhà văn có ý nghĩa thẩm mĩ và có tính chất ổn định tạo
ra diện mạo tinh thần riêng của nhà văn đó. Ta có thể nói tới phong cách nghệ
thuật của Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, của Xuân Diệu, Huy
Cận, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng… Bởi, ở những nhà văn này
đã có những đặc điểm nghệ thuật để người đọc có thể hình dung ra được chân
dung nghệ thuật của họ. Hơn thế, việc tiếp nhận những nét độc đáo trong sáng
tác của họ như tiếp nhận một phẩm chất thẩm mĩ - nghệ thuật. Tóm lại, phong


21


×