Tải bản đầy đủ (.doc) (137 trang)

Phong cách tiểu thuyết chu văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (582.4 KB, 137 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

đỗ thị định

phong cách tiểu thuyết chu văn

Luận văn thạc sĩ ngữ văn

Vinh - 2008


Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

đỗ thị định

phong cách tiểu thuyết
chu văn
Chuyên ngành: lý luận văn học
Mã số: 60.22.32

Luận văn thạc sĩ ngữ văn
Ngời hớng dẫn khoa học:

PGS.TS. Lu Khánh THơ

Vinh - 2008


MỤC LỤC


Trang
MỞ ĐẦU........................................................................................................
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................
2. Lịch sử vấn đề.............................................................................................
3. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................
5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................
6. Đóng góp của luận văn................................................................................
7. Cấu trúc luận văn.........................................................................................
CHƯƠNG 1. Tổng quan về sự nghiệp văn học và vị trí tiểu thuyết

Chu Văn trong văn xuôi Việt Nam giai đoạn từ sau
cách mạng tháng Tám đến nay.............................................
1.1. Tổng quan về sự nghiệp văn học của Chu Văn........................................
1.2. Vị trí tiểu thuyết Chu Văn trong văn xuôi Việt Nam giai đoạn từ
sau cách mạng tháng Tám đến nay........................................................
1.2.1. Giới thiệu chung về khái niệm tiểu thuyết.............................
1.2.2. Về khái niệm phong cách.......................................................
1.2.3. Vị trí tiểu thuyết Chu Văn trong văn xuôi Việt Nam giai
đoạn từ sau cách mạng tháng Tám đến nay...........................
CHƯƠNG 2. Phong cách tiểu thuyết Chu Văn trên một số phương

diện nội dung........................................................................
2.1. Hệ đề tài.................................................................................................
2.1.1. Đề tài nông thôn.....................................................................
2.1.1.1. Xung đột trong tư tưởng giữa lớp người cũ và lớp người
mới.........................................................................................
2.1.1.2. Hiện thực của một vùng nông thôn công giáo trong thời
kỳ đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa..........................................



2.1.2. Đề tài chiến tranh...................................................................
2.1.2.1. Quân dân miền Bắc trong công cuộc chiến đấu chống đế
quốc Mỹ, bảo vệ thành quả cách mạng..................................
2.1.2.2. Hình ảnh người lính trong và sau chiến tranh........................
2.2. Cảm hứng sáng tạo.................................................................................
2.2.1. Cảm hứng lịch sử và thời sự...................................................
2.2.2. Cảm hứng sử thi.....................................................................
CHƯƠNG 3. Phong cách tiểu thuyết Chu Văn thể hiện trên một số

phương diện nghệ thuật.......................................................
3.1. Kết cấu....................................................................................................
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật................................................................
3.2.1. Nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật...................................
3.2.2. Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật.....................................
3.2.3. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật...............................
3.3. Ngôn ngữ..............................................................................................
3.3.1. Ngôn ngữ nhân vật...............................................................
3.3.2. Ngôn ngữ trần thuật..............................................................
KẾT LUẬN..................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Chu Văn (1922 - 1994) là một trong số nhà văn tiêu biểu của nền
văn học Việt Nam hiện đại. Thuộc lớp nhà văn trưởng thành trong cuộc kháng
chiến chống Pháp. Lúc đầu Chu Văn đã thử nghiệm ngòi bút của mình trên

lĩnh vực truyện thơ, tác phẩm đầu tay của ông Ai qua Phát Diệm (1955), sau
đó các tập truyện ngắn kế tiếp nhau ra đời.Ông chỉ chứng tỏ bản lĩnh của
mình trên lĩnh vực tiểu thuyết. Bắt đầu là tiểu thuyết Bão biển (2 tập - 1969)
ra đời đanh dấu một mốc lớn trong cuộc đời cầm bút của Chu Văn, Đất mặn
(2 tập - 1975) rồi đến Sao đổi ngôi (2 tập - 1985). Trong đó Bão biển là cuốn
tiểu thuyết thành công nhất của Chu Văn.
1.2. Bão biển là thành công đầu tiên của nhà văn khi tác giả đi vào khai
thác hiện thực cuộc sống mới của một vùng nông thôn công giáo thuộc đồng
bằng Bắc bộ. Giai đoạn này thực sự là một mùa gặt lớn của Tiểu thuyết Việt
Nam. Chỉ trong vòng 15 năm kể từ 1955 - 1970, chúng ta đã có hơn 40 cuốn
tiểu thuyết, mỗi cuốn phát hành trên dưới một vạn bản. Có thể nhắc đến một
số tác phẩm tiêu biểu với nhiều phong cách sáng tác khác nhau: Nguyễn Khải
với Xung đột, Nguyên Hồng với Sóng gầm; Bùi Đức Ái với Hòn đất; Võ Huy
Tâm với Những người thợ mỏ; Lê Khâm với Trước giờ nổ súng; Nguyễn
Công Hoan với Đống rác cũ; Nguyễn Thế Phương với Nắng... trong đó có
Bão biển và Đất mặn của Chu Văn.
1.3. Cho đến nay Bão biển, Đất mặn vẫn được đánh giá là những cuốn
tiểu thuyết thành công về đề tài Nông thôn miền Bắc. Những cuốn tiểu thuyết
cùng thời chưa phản ánh được những xung đột, những biến cố ghê gớm của
một vùng công giáo như trong Bão biển, Đất mặn những cuốn tiểu thuyết


6
cựng thi cú phn ỏnh nhng rt ớt hoc nu cú thỡ nú cng khụng cú c cỏi
hin thc b bn, nhiu v nh trong Bóo bin, t mn ca Chu Vn.
Trc thc t ú, chn ti: Phong cỏch tiu thuyt Chu Vn, chỳng
tụi mun khng nh thnh tu ca Chu Vn trong lnh vc tiu thuyt. Vi
lun vn ny, chỳng tụi c gng lm ni bt nhng c im c ỏo trong
phong cỏch tiu thuyt Chu Vn t ú khng nh úng gúp v v th ca
ụng trong tin trỡnh phỏt trin vn hc Vit Nam hin i.

2. Lch s vn

Chu Vn n vi tiu thuyt khỏ mun. My nm u khỏng chin
chng Phỏp ụng gn bú vi ngh lm bỏo, sau ú l vit truyn ngn. T nm
1969 ngi c mi c thng thc cun tiu thuyt u tay ca ụng v
cng t ú cõy bỳt ny mi thc s khng nh bn lnh ca mỡnh khi bc
sang lnh vc tiu thuyt. V cun tiu thuyt u tay Bóo bin (2 tp - 1969)
ghi mt du n m nột trong hnh trỡnh sỏng to ca nh vn cho n nay ó
cú nhiu bi nghiờn cu, ỏnh giỏ v cỏc sỏng tỏc ca Chu Vn in trờn cỏc tp
chớ Vn hc, Tp chớ Vn ngh quõn i, bỏoVn ngh. Ngoi ra cũn cú nhiu
bi nghiờn cu phờ bỡnh v tiu thuyt v cỏc th loi khỏc trong sỏng tỏc ca
Chu Vn ca mt s tỏc gi nh: H Minh c, Chu Nga, Nguyn ng
Mnh, Phan C ... tp trung vo mc ớch nghiờn cu ca ti, lun
vn ch cp n nhng ý kin liờn quan n Chu Vn v nhng sỏng tỏc
ca ụng trong lnh vc tiu thuyt.
Trong cun Con đờng đi vào thế giớ nghệ thuật của các nhà văn,
Nguyn ng Mnh ó cung cp cho ngi c mt cỏi nhỡn hon chnh, y
v thõn th s nghip, quỏ trỡnh lao ng ngh thut cng nh nhng mc
sỏng to quan trng ca Chu Vn. iu quan trng hn, thụng qua nhng
ỏnh giỏ ca Giỏo s Nguyn ng Mnh chỳng ta hiu thờm v giỏ tr trong


7
các tác phẩm của Chu Văn, về quan điểm sáng tác và những cống hiến đổi
mới của nhà văn trên lĩnh vực văn học nhất là ở thể loại tiểu thuyết.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải kể đến một số tác giả khác cũng quan
tâm nghiên cứu đến Chu Văn và tiểu thuyết của ông, đặc biệt là hai bộ tiểu
thuyết Bão biển, Đất mặn. Đó là các bài "Bão biển" tiểu thuyết của Chu Văn
(Xuân Trường); Một vài vấn đề lý luận nảy ra nhân đọc" Bão biển" (Trần
Trọng Đăng - Đàn); Tiểu thuyết" Bão biển" của Chu Văn (Vũ Quốc Anh);

Từ" Bão biển" đến " Đất mặn" (Duy Lập).
"Sao đổi ngôi" ghi nhận thành công về phẩm chất người chiến sĩ (Trần
Cường) Về tiểu thuyết" Sao đổi ngôi" của Chu Văn (Chu Giang Nguyễn Văn
Lưu); Chu Văn một vùng nông thôn (Chu Nga)... Một trong những vấn đề các
nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm khi bàn về tiểu thuyết của Chu Văn đều
đánh giá cao các tác phẩm của ông. Trần Trọng Đăng Đàn: Một vài lý luận
nảy ra nhân đọc Bão biển có viết: "Qua Bão biển ta tháy Chu Văn đã tiến
một bước dài trên con đường sáng tác. Anh đã thu được nhiều thành công lớn
trong việc phán ánh hiện thực xã hội ta ngày nay...”. Vũ Quốc Anh cũng
khẵng định: “So với những tiểu thuyết viết về đề tài tương tự như Nắng của
Nguyễn Thế Phương, Xung đột của Nguyễn Khải, Bão biển được coi là có
nhiều thành công hơn, không chỉ ở giá trị nhận thức, mà còn ở sức hấp dẫn
của nghệ thuật viết tiểu thuyết...”
Như vậy, tìm hiểu một số công trình nghiên cứu về Chu Văn và những
tiểu thuyết của ông, chúng tôi nhận thấy nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập đến
những thành công cũng như những hạn chế về tư tưởng, nghệ thuật trong các
tiểu thuyết của Chu Văn. Song chưa có công trình nghiên cứu nào triển khai
một cách đầy đủ và có hệ thống về phong cách tiểu thuyết Chu Văn trong
toàn bộ sáng tác văn chương của ông..
Với đề tài luận văn Phong cách tiểu thuyết Chu Văn, chúng tôi đi vào
nghiên cứu toàn bộ tiểu thuyết của Chu Văn, nhằm xác định phong cách của


8
nhà văn, qua đó khẳng định những đóng góp và quá trình phát triển của Chu
Văn trên lĩnh vực tiểu thuyết.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Xác định nội hàm, đi đến cách hiểu thống nhất về thuật ngữ tiểu
thuyết.
3.2. Xác định cấu trúc thể loại tiểu thuyết ở góc độ đề tài, cảm hứng

sáng tạo cấu trúc, nhân vật, ngôn ngữ - giọng điệu thể hiện trong tiểu thuyết
Chu Văn.
3.3. Chỉ ra những giá trị về mặt nội dung cũng như hình thức nghệ
thuật trong tiểu thuyết Chu Văn từ đó xác định phòng cách tiểu thuyết của
nhà văn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Toàn bộ tiểu thuyết của Chu Văn
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Lấy tiểu thuyết của Chu Văn làm tâm điểm của sự nghiên cứu phân
tích,ngoài ra chúng tôi có mở rộng so sánh với một số tiểu thuyết ra đời trước
và sau đó của các nhà văn khác như: Xung đột (Nguyễn Khải); Nắng (Nguyễn
Thế Phương) Vỡ bờ (Nguễn Đình Thi)...
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lịch sử
Đặt nhà văn trrong bối cảnh lịch sử - xã hội và đời sống văn học để tìm
ra đặc trưng riêng và đóng góp riêng của tác giả, trên các phương diện nội
dung và nghệ thuật.
5.2. Phương pháp hệ thống


9
Những vấn đề được triển khai trong luận văn đều được đặt trong mối
quan hệ hệ thống. Đặt những tiểu thuyết của Chu Văn trong toàn bộ sáng tác
của ông và với sáng tác của những nhà văn cùng thời để nhận ra nét đặc trưng
của tiểu thuyết Chu Văn.
5.3. Phương pháp thống kê, phân loại so sánh.
Thống kê, phân loại là công việc quan trọng giúp cho việc phân tích đối
chiếu, so sánh đạt kết quả cao giúp khẳng định sự đóng góp của nhà văn vào
tiến trình văn học dân tộc.

6. Đóng góp của luận văn
Thực hiện luận văn này chúng tôi muốn cung cấp một cái nhìn toàn
diện, khoa học, hệ thống về quan niệm nghệ thuật và những đặc điểm nổi bật
trong phong cách tiểu thuyết của Chu Văn ở phương diện nội dung và nghệ
thuật. Từ đó đóng góp thêm một tiếng nói khẳng định vị trí và những đóng
của Chu Văn cho Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1945 đến nay nói riêng và
trong tiến trình vận động của tiểu thuyết Việt Nam nói chung.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được triển
khai trong 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về sự nghiệp văn học và vị trí tiểu thuyết Chu
Văn trong văn xuôi Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến nay
Chương 2: Phong cách tiểu thuyết Chu Văn thể hiện trên một số
phương diện nội dung.
Chương 3: Phong cách tiểu thuyết Chu Văn thể hiện trên một số
phương diện nghệ thuật.


10
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ SỰ NGHIỆP VĂN HỌC VÀ VỊ TRÍ TIỂU THUYẾT
CHU VĂN TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ SAU
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN NAY
1.1. Tổng quan về sự nghiệp văn học của Chu Văn
Sự nghiệp văn học của Chu Văn được hình thành và phát triển từ sau
Cách mạng tháng Tám. Từ nhỏ Chu Văn đã theo học chữ nho, sau này khi
trưởng thành ông thường kết bạn với những người có kiến thức về nho học.
Điều đó ít nhiều chi phối và có ảnh hưởng đến suy nghĩ và sáng tạo văn học
nghệ thuật của Chu Văn. Ông quan niệm, văn chương phải trọng sự trung
thực và có tác động trực tiếp đối với cuộc sống.

Với quan niệm đó Chu Văn đã sáng tác một cách chân thật, phản ánh
một cách trung thực nhất, đầy đủ nhất, hiện thực cuộc sống mà ông đã chứng
kiến. Sự nghiệp của Chu Văn đã khẳng định sâu sắc tư cách công dân, tư cách
nghệ sĩ, ông đã sớm gây được ấn tượng và nổi lên trong những năm kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Chu Văn viết nhiều thể loại và ở thể loại nào ông cũng có những thành
công nhất định. Về truyện thơ, tuy chỉ vẻn vẹn có một tập duy nhất Ai qua Phát
Diệm (1955) ông đã được người đọc biết đến và ghi một dấu ấn trong làng văn
Việt Nam. Sau đó là liên tiếp các tập truyện ngắn ra đời Con đường lầy (1957;
Cô lái đò sông Ninh (1960); Ánh sáng bên hàng xóm (1964) trong đó truyện
ngắn Con đường lầy được giải thưởng của tạp chí Văn nghệ, truyện ngắn Con
trâu bạc được giới phê bình và bạn đọc đánh giá cao. Các sáng tác của Chu
Văn trong lĩnh vực truyện thơ và truyện ngắn tuy đậm nhạt có khác nhau,nhưng
đã ghi nhận những thành công bước đầu trong sự nghiệp văn học của ông.
Thời gian đầu, khi mới bước vào hoạt động ở lĩnh vực văn hoá văn
nghệ Chu Văn làm công tác tuyên huấn địch vận, sau đó là phụ trách báo Văn


11
nghệ cứu quốc liên khu III. Hoà bình lập lại, có thời kỳ ông làm Trưởng ty
Văn hoá và phụ trách Hội văn nghệ Hà Nam Ninh. Mục đích công việc ông
làm là muốn hướng tư tưởng của mình hoà đồng cùng nhân dân, sống cùng
nhân dân, làm một người chiến sĩ trên mặt trận văn nghệ.
Xuất thân trong một gia đình làm nông nghiệp, nhưng bố lại là một
thầy đồ, nên tư tưởng nho giáo đã ảnh hưởng phần nào đến con người ông. Là
người ham học, hiểu biết rộng ông ý thức được thời thế và vận mệnh dân tộc
lúc bấy giờ. Ông tham gia phong trào Thanh niên cứu quốc ở Nam Định và
Hải Phòng, sau đó tham gia tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám 1945 ở địa
phương. Đó cũng là con đường lựa chọn của bao nhà văn khác cùng trang lứa
với ông, một lòng đi với cách mạng với kháng chiến. Đã có nhiều nhà văn,

nhà thơ dũng cảm đi vào cuộc sống chiến đấu gian khổ của kháng chiến. Có
những người đã hy sinh trên đường đi công tác như Nam Cao, Trần Đăng.
Bản thân Chu Văn cũng đã hăm hở đến với Cách mạng, đến với kháng chiến,
để tôi luyện tư tưởng đạo đức của một người nghệ sĩ.
Bản thân Chu Văn vốn xuất thân từ nông thôn, gia đình bao đời đã gắn
bó với nông thôn. Dường như cái chất nông thôn đã ngấm vào máu thịt của
nhà văn. Đề tài ông lựa chọn đó là viết về nông thôn miền Bắc trong những
ngày hàn gắn vết thương chiến tranh và phong trào làm ăn theo hướng mới.
Như lời nhận xét của Chu Nga về Chu Văn khi ông viết về nông thôn: “Đọc
Chu Văn viết về nông thôn ta có cái cảm giác của một người lao thác những
khúc thượng nguồn hơn là người buông chèo, những bến hạ lưu, mặc dù thác
ghềnh hay bến lặng đều là hiện thực của một dòng sông” [19, 285]. Nói như
vậy không có nghĩa là Chu Văn cố đi tìm những mâu thuẫn của đời sống để
làm nên cái xung đột đầy kịch tính trong sáng tác của mình. Mà là bản thân
cuộc sống với sự va chạm nảy lửa của những mặt đối lập đã được tái hiện trên
những trang viết của ông. Xuất thân từ nông thôn ông rất am hiểu cuộc sống


12
của nông thôn, lại là người lăn lộn với vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ
hàng chục năm, Chu Văn có vốn hiểu biết dày dặn về nơi này nên viết về
nông thôn là sở trường của ông. Năm 1955 ông đã cho ra đời tập truyện thơ
đầu tay của mình Ai Qua Phát Diệm. Ở tác phẩm này Chu Văn chưa được
bạn đọc chú ý nhiều, nhưng nó cũng ghi một dấu ấn tên tuổi Chu Văn trong
làng văn. Tiếp tục với mảng đề tài nông thôn, ông cho ra đời tập truyện ngắn
Con đường lầy (1960).
Ở tác phẩm này Chu Văn đã miêu tả một nông thôn đầy rẫy những khó
khăn vất vả, một vùng nông thôn phải đối mặt với bao trăm ngàn khó khăn
trong những ngày đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, mỗi cảnh đời mỗi sự việc,
nó đang tan hoang đổ nát giống như con đường lầy lội sau một trận mưa rào,

nó cần có thời gian để hàn gắn lại. Cũng giống như mỗi cuộc đời, mỗi số phận
trong tác phẩm này cũng cần có thời gian, cần những bàn tay con người để
hàn gắn lại sau khi chiến tranh đã đi qua. Có thể nói rằng tác phẩm Con
đường lầy để lại trong lòng người đọc một ấn tượng sâu sắc về một vùng
nông thôn đang cố gắng hàn gắn vết thương, làm thay da đổi thịt để có một
cuộc sống mới.
Không dừng lại ở đó, sau khi Con đường lầy ra đời tiếp tục với mảng
đề tài nông thôn sau đó 3 năm (1960) Chu Văn đã cho ra đời tập truyện ngắn
Cô lái đò sông ninh. Ở tập Cô lái đò sông Ninh, nhất là ở truyện ngắn cùng
tên. Tác giả đã miêu tả những con người hiền lành, những cảnh vật êm ả nhất
trong cuộc chiến đấu vật lộn tử sinh với kẻ thù của dân tộc là bọn xâm lược
Pháp và bè lũ Việt gian. Cái chết của cô lái đò sông Ninh là một sự bi thảm
nhưng không bi luỵ. Cô đã trải qua một cuộc chiến đấu thầm lặng, quyết liệt.
Nông thôn mà Chu Văn miêu tả luôn luôn trong sự đấu tranh quyết liệt, không
khoan nhượng với kẻ thù. Truyện ngắn Con trâu bạc, đã thể hiện được tính
chất phức tạp ở nông thôn trong thời kì hơp tác hoá nông nghiệp. Truyện ngắn


13
Con trâu bạc được đánh giá là xuất sắc nhất khi tác phẩm đã phản ánh được
hiện thực nông thôn miền bắc lúc bấy giờ. Đúng như nhận xét của Chu Nga
“Với số trang ít ỏi trong Con trâu bạc tác giả đã phản ánh được tình trạng rắc
rối ở nông thôn những ngày bước vào con đường làm ăn tập thể, cái thói hư
tật sấu đục khoét hợp tác ở đấy được miêu tả như một trở ngại cho bước tiến
lên của nông thôn đã đành, nó còn được trình bày như một tội ác làm tổn
thương đến tình cảm của những người nhân hậu. Đó là cái hay của truyện
ngắn Con trâu bạc [19, 286]. Có thể thấy nông thôn trong những tác phẩm
của Chu Văn đầy những mâu thuẫn trong cuộc sống hàng ngày về những bề
bộn phức tạp của cuộc sống. Những vấn đề này sẽ còn được tái hiện trong
những tác phẩm tiếp theo của ông.

Bốn năm, sau tập truyện ngắn Cô lái đò sông Ninh đến năm 1964 Chu
Văn lại cho ra đời tập truyện ngắn thứ ba của mình, Anh sáng bên hàng xóm
vẫn tiếp tục đề tài nông thôn miền Bắc với những mâu thuẫn, những vấn đề
nóng hổi của hiện thực cuộc sống đang đặt ra trước mắt chúng ta với những
bề bộn phức tap của cuộc sống hôm nay. Vẫn đề tài cũ nhưng những tác phẩm
của ông không tỏ ra nhàm chán mà ngược lại còn hấp dẫn bạn đọc với mảng
đề tài lớn này.
Có thể thấy rằng từ Con đường lầy (1957), Cô lái đò sông Ninh (1960)
qua ánh sáng bên hàng xóm (1964) đều phản ánh xung đột gay gắt giữa ta và
địch, cũ và mới, lạc hậu và tiến bộ, bóng tối và ánh sáng, phản động và cách
mạng, xuyên thấm qua những sự việc, những cảnh đời, những con người.
Những vấn đề đó vẫn được tái hiện rõ nét hơn trong tiểu thuyết của Chu Văn.
Là người lăn lộn với vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ hàng chục năm,
Chu Văn có vốn hiểu biết dầy dặn về nơi này. dường như nhận thấy truyện
ngắn, Chu Văn đã quay sang viết tiểu thuyết. Trong khi viết những tập truyện
ngắn chỉ trong vòng khoảng 10 năm ông đã cho xuất bản liên tiếp ba tập


14
truyện ngắn, Chu Văn đã ấp ủ một cuốn tiểu thuyết lớn về đề tài nông thôn.
Và sau hơn 10 năm (từ 1954 - 1969) suy nghĩ và làm việc, nhà văn đã cho ra
mắt công chúng bộ tiểu thuyết Bão biển (2 tập gần 1000 trang sách) viết về
những vấn đề nóng hổi đang diễn ra ở một vùng nông thôn công giáo đầy
những mâu thuẫn gay gắt, những đấu tranh quyết liệt giữa cái thiện và ác,
giữa ánh sáng và bóng tối, giữa lạc hậu và tiến bộ đấu tranh trong tư tưởng
giữa cái mới và cái cũ. Có thể thấy rằng trong Bão biển Chu Văn đã dựng lên
một bức tranh phong phú nhiều màu sắc về một vùng nông thôn Công giáo
với đầy đủ mọi vấn đề phức tạp đang diễn ra rÊt quyÕt liÖt. Tác phẩm chỉ diễn
ra ở ®Þa phËn thuộc Giáo xứ Bài Chung xã Sa Ngọc. Bài Chung có năm thôn
nhưng chỉ tập trung ở thôn Sa Ngoại, vì thôn này đÞa bàn rộng nhất và vấn đề

phức tạp nhất. Chu Văn đã đưa người đọc đi từ phức tạp này đến phức tạp
khác, toàn bộ các mâu thuẫn đang tập trung ở xứ Sa Ngoại. Bằng những kinh
nghiệm của cuộc sống và vốn kiến thức học tập khi còn ngồi trên ghề nhà
trường Chu Văn đã miêu tả và phân tích những phức tạp của sự việc đang
diễn ra ở Sa Ngoại một cách khoa học, lô gích, lý giải sự phân hoá trong tư
tưởng của những nhân vật trong xứ Sa Ngoại Bài Chung này có khác nhau
nhưng đều thể hiện tính tất yếu của một sự ngu muội, về nhận thức. Trong
tiểu thuyết Bão biển chúng ta thấy phần lớn mọi người ở thôn Sa Ngoại Bài
Chung đều là những con người kính Chúa yêu đạo, sùng bái đến mức mê
muội không còn phân biệt đâu là cái thiện, cái ác nên họ bị kẻ thù lợi dụng để
nhằm phục vụ cho mưu đồ phản động của chúng.
Chu Văn đã miêu tả khá thành công về những chuyện, những việc làm
của người dân Sa Ngoại, từ việc sùng kính Chúa đến việc đi lễ đến mức ngu
muội. Ngày hội rước Chúa, ngày lễ đầu giòng ông đã miêu tả một cách rất
thật, rất tỉ mỉ, phải khẳng định rằng phải là một người rất am hiểu xứ đạo này
thì Chu Văn mới có thể miêu tả buổi lễ rước đầu giòng quy mô hoành tráng


15
như vậy. Bằng những kinh nghiệm hiểu biết của một người sống ở vùng nông
thôn, Chu Văn đưa chúng ta thâm nhập vào cuộc sống toàn diện ở đây, từ
những phong tục tập quán lạc hậu, lễ nghi, đình đám đến những nghề buôn
bán dễ dãi không lương thiện, đến những cảnh lao động ngày mùa, những
cảnh đắp đê, lấn biển của lớp người mới quyết tâm xây dựng đời sống mới, từ
lối sống thủ đoạn của bọn phản động đội lốt thầy tu đến công tác, đời sống
riêng tư của những người cán bộ đứng mũi chịu sào ở nơi đầu sóng, ngọn gió
này; từ những người giáo dân lạc hậu, sống ở chế độ mới mà vẫn giam cầm
mình trong những suy nghĩ, theo lối sống cũ xưa. Chu Văn không chỉ nói lại
những gì mà các nhà văn cùng thời đã phản ánh rất sâu sắc như trong Xung đột
của Nguyễn Khải hay Nắng của Nguyễn Thế Phương. Cái mới của Bão biển là

ở chỗ Chu Văn đã biết tập trung miêu tả những mâu thuẫn khác nhau với
những biến cố ghê gớm,đầy chất hiện thực với những bề bộn, nhiều màu vẻ,
với nhiều loại cha cố, con chiên rất đa dạng và phong phú. Trong Bão biển
nhân vật Cũng có cuộc sống tương tự như Môn, Nhàn, Thuỵ và Tùng trong tác
phẩm của Nguyễn Khải trước đây. Những trang viết về cuộc đời của những
người cán bộ cơ sở, những giáo dân kính Chúa yêu nước, những người dân một
nắng hai sương, đã giúp chúng ta càng hiểu sâu sắc hơn những đặc trưng của
một vùng “đất thánh”, tâm tư tình cảm và công việc vất vả của những người
dân nơi đây, nhất là đối với những cán bộ cơ sở. Trên vai họ đang gánh vác
trách nhiệm giải quyết các mâu thuẫn trong dân, hiểu được đâu là con đường
đúng đắn mà họ nên theo, ai là người mang lại cho họ cuộc sống ấm no hạnh
phúc. Bão biển đã góp phần bổ sung cho văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa
một mảng đề tài mới mà trước đây các nhà văn chưa có điều kiện khai thác.
Nhà văn luôn phải đối mặt với những vấn đề mới của thời đại. Đó là
môi trường sống, hoạt động, chiến đấu mà mình am hiểu đồng thời đó chính
là hiện thực mang thời đại mà nhà văn có tinh thần và trách nhiệm công dân


16
không thể không phản ánh. Đương nhiện đây là thử thách mới, nó đặt ra trước
mắt nhà văn không ít khó khăn.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy gian nan, vất vả đã lôi cuốn
hàng triệu người dân hăng hái tham gia chiến đấu. Quân dân miền Bắc đã vào
cuộc kháng chiến với những binh chủng mới nhằm chống lại cuộc chiến tranh
phá hoại bằng không quân của Mỹ ra miền Bắc. Chu Văn đã cho ra đời cuốn
tiểu thuyết Đất mặn, vẫn tiếp tục đề tài nông thôn. Tiểu thuyết Đất mặn viết
trong khoảng từ 1965 đến 1968. Bối cảnh của cuốn tiểu thuýât là một huyện
lỵ nghèo chạy dài ba mươi hai cây số với những cồn cát gió thổi đưa cát về
đồng lúa, dân làm nghề muôi, đánh cá và làm ruộng. Xã Hải Vinh được chọn
làm trọng điểm xây dựng làng chiến đấu của huyện. Đây là một xã có tám

thôn trong đó có hai thôn công giáo thời tạm chiến lập tề ác và đội vệ sĩ,
nhưng cũng là một xã có phong trào kháng chiến. Những cán bộ cũ giờ đây
lại giữ vào các vai trò chủ chốt, lãnh đạo mọi mặt trong xã.
Cũng như nhiều tiểu thuyết viết về thời kỳ chống Mỹ, Đất mặn muốn
thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân ta trong cuộc đọ sức
kiên cường với giặc Mỹ, một tên giặc hùng mạnh, có kỹ thuật giết người hiện
đại hơn nhiều so với giặc Pháp trước kia. Nhưng về phía ta, ta chống lại
chúng không chỉ bằng vũ khí mới mà quan trọng hơn hết là bằng những con
người... Bên cạnh các đồng chí lãnh đạo trung kiên từ thời chống Pháp, còn
có cả một lớp thanh niên mới lớn lên họ có cùng tư tưởng và lòng yêu nước
nồng nàn và chí căm thù giặc - đó là một nhân dân yêu nước anh hùng nối
tiếp nhau ra chiến trường giết giặc để bảo vệ tổ quốc. Cuộc chiến đấu là sự
tiếp nối và kề vai sát cánh của hai thế hệ chiến sĩ - “Lớp cha trước lớp con
sau đã thành đồng chí chung câu quân hành” (Tố Hữu).
Cũng trên mạch cảm hứng của Bão biển, Đất mặn đặt trong một tình
thế cấp bách ác liệt hơn, con người phải đối mặt với cuộc chiến tranh phá hoại
miền Bắc của đế quốc Mỹ. Chọn Hải Vinh - một làng ven biển ngay cửa sông,


17
một xã chiến đấu trọng điểm của huyện, người viết có dụng ý muốn chọn một
hoàn cảnh điển hình. Bởi vì ở đây là sự đụng độ không cân sức của những
thuyền đánh cá của ta với tàu chiến của địch trên biển khơi, đòi hỏi rất nhiều
sự dũng cảm và mưu trí nhưng cũng không tránh khỏi hy sinh. Trong tiểu
thuyế Đất mặn Chu Văn đã tập trung miêu tả một thế hệ trẻ anh hùng mang
trong mình tinh thần của thời đại mới, đang tiếp tục truyền thống chiến đấu bất
khuất và hy sinh lớn lao của cha anh tiến lên làm chủ xã hội, làm chủ vùng
biển, một kỳ tích trước đây chưa hề có trong lịch sử chống ngoại xâm của dân
tộc. Những trang tả cảnh chiến đấu không cân sức giữa các tàu đánh cá của ta
với tàu chiến của Mỹ được trang bị tối tân, có sức mạnh áp đảo về vũ khí và

kỹ thuật, những trận chiến đấu anh hùng mưu trí và táo bạo tuyệt vời của quân
và dân xã Hải Vinh. Đặc sắc của cuốn tiểu thuyết còn là những trang tả cảnh,
tả tình, những mối quan hệ giữa người với người rất đẹp đẽ, trong sáng. Đó là
mối quan hệ giữa lãnh đạo cấp dưới, giữa người cán bộ cơ sở và những Đảng
viên thanh niên, Đoàn viên trong xã, là tình đồng đội sống chết có nhau trong
chiến đấu, là sự gắn bó khăng khít giữa tiền tuyến và hậu phương. Đất mặn là
sự xúc động trước vẻ đẹp của những lý tưởng cao cả, là sự hấp dẫn bởi những
phẩm chất cao quý, những tình cảm trong sáng hơn là những vấn đề xã hội
như trong Bão biển. Tiểu thuyết Đất mặn ghi nhận những nổ lực rất đáng quý
của Chu Văn. Về việc khắc hoạ những nhân vật có tính điển hình hoá thì Đất
mặn không có được sự sắc sảo, gân guốc như trong Bão biển. Nhưng những
trang tả tả cảnh chiến đấu căng thẳng ở xã Hải Vinh lại khá sinh động và đậm
nét. Tuy rằng bức tranh hiện thực trong tác phẩm này còn thiếu sự bề bộn,
phức tạp và khắc nghiệt vốn có của cuộc sống, song bù lại Chu Văn đã phản
ánh kịp thời những vấn đề nóng hổi trong cuộc kháng chiến của quân dân
miền Bắc chống trả sự đánh phá của đế quốc Mỹ. Ông đã phản ánh được
những sự kiện lớn lao của đất nước trên dòng chảy của thời cuộc qua trang
viết của mình.


18
Đất nước, cách mạng, chiến tranh và ngưêi lính, những chủ đề, hình
ảnh lớn ấy luôn ám ảnh và đặt cho tác giả những suy nghĩ, trách nhiệm sáng
tạo. Chu Văn muốn được nói, được đối thoại tâm tình qua những trang sách
với tư cách của ngưòi cùng thế hệ và nhiều lúc là đồng đội, đồng chí. Chu
Văn xem tiểu thuyết là cổ máy, của văn học và ông đã đầu tư nhiều cho tiểu
thuyết trong suốt thời gian dài cầm bút. Sau tiểu thuyết Đất mặn Chu Văn đi
vào khai thác một hướng đề tài mới. Khác với hai cuốn tiểu thuyết trước. Sao
đổi ngôi tập trung khai thác đề tài chiến tranh và người lính. Trong cuốn tiểu
thuyết này tác giả có ý định chỉ vẽ phác ra tầm vóc sử thi rộng lớn của cuộc

chiến tranh giải phóng vĩ đại qua một vài biến cố sự kiện chính, còn chủ yếu
mọi cố gắng, mọi tâm huyết của nhà văn là dành cho việc khắc hoạ cho được,
cho thật chính xác, chân thật và đầy đủ, về cuộc sống chiến đấu, về phẩm chất
tinh thần của người lính,của anh bộ đội cụ Hồ. Tác phẩm Sao đổi ngôi đã thể
hiện bài ca nồng thắm của mối tình đồng đội gắn bó thuỷ chung. Đó là một
bài ca vang lên giai điệu hùng tráng, thôi thúc mọi người hãy vượt qua khó
khăn gian khổ, vượt qua chết chóc đau thương, để tiến lên hoàn thành sự
nghiệp cách mạng vẻ vang. Nhưng bài ca ấy cũng còn có cả những biến tấu da
diết và chính những chỗ luyến láy ấy đã cho thấy cái chiều sâu thẳm của nhân
phẩm con người. Đó là sự thăng trầm của số phận, sự biến đổi của hoàn cảnh,
mà người lính khi đối diện với nó, mặc dù là trớ trêu, là nghiệt ngã, nhưng từ
đó thực sự đã bật lên phẩm chất chói ngời của ánh sáng các vì sao lấp lánh.
Bài ca ấy là bài ca lên đường, và bài ca chiến đấu, có nhớ nhung, có đau
thương mà không bi lụy, có khát vọng của tình yêu cao thượng mà chẳng tầm
thường, có lạc quan yêu đời, yêu người mà không nhàm chán... Đó là bài ca
của một thế hệ thanh niên cầm súng sống và chiến đấu trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Dù có mặt ở tuyền tuyến hay ở hậu
phương, thế hệ ấy đã có tiếng nói chung, đó là tiếng nói của nhân phẩm, của
sự xả thân cứu nước mà không hề tiếc nuối, không hề tính toán vụ lợi.


19
Tiểu thuyết Sao đổi ngôi đã khái quát cụ thể những đoạn tả quân ta tấn
công vào Sài Gòn, hay những cảnh sinh hoạt đời thường của nhiều lớp người
trong thành phố mới giải phóng, vừa sinh động, cụ thể hấp dẫn, lại vừa cho
người đọc cảm nhận về không khí chung của thời đại cuốn tiểu thuyết. Đọc
Sao đổi ngôi ta như được tiếp xúc với một vốn kiến thức nhiều mặt, từ những
công việc ở hậu phương cho đến đời sống chiến đấu của bộ đội ở chiến
trường, từ tâm lý nguyện vọng uẩn khúc nhỏ nhất của nhân vật, cho đến
những vấn đề lớn nhỏ cụ thể đã và đang đặt ra ở nơi này, nơi khác... Tất cả

những cái đó được đưa vào tác phẩm một cách tự nhiên, nhuần nhuyễn không
mang dấu vết nào của sự phô trương hình thức. Qua tiểu thuyết Sao đổi ngôi,
bạn đọc đã thấy một Chu Văn với tiếng nói mới. Đề tài mới đã góp phần làm
phong phú thêm các mảng đề tài trong tiểu thuyết của Chu Văn. Mặc dù
không có cái bề bộn phức tạp như trong hai cuốn tiểu thuyết Bão biển và Đất
mặn nhưng không vì thế mà Sao đổi ngôi kém phần hấp dẫn bạn đọc, điều đó
ghi nhận một thành công mới của ChuVăn trong lĩnh vực tiểu thuyết.
Có thể nói, Chu Văn đã co nhiều đóng góp rất quan trọng cho nền văn
học mới. Dẫu tài năng phải dàn trải trên diện rộng, ông vẩn xác lập được chổ
đứng cho mìng bằng sự toàn diện đó. Thành công của ông là phần thưởng tinh
thần quý giá cho tài năng và nỗ lực riêng của tác giả mà còn là chứng tích cho
thành công của nền văn học mới
1.2. Vị trí tiểu thuyết Chu Văn trong văn xuôi Việt Nam giai đoạn từ sau
cách mạng thánh Tám đến nay
1.2.1. Giới thiệu chung về khái niệm tiểu thuyết
Xung quanh khái niệm tiểu thuyết (Rôman)có nhiều vấn đề phức tạp.Đi
tìm một định nghĩa đầy đủ về tiểu thuyết có thể đáp ứng cho mọi trường hợp
trong thực tế văn học là điều khó làm được. Như Bakhtin đã nói “ Tiểu thuyết
là thể loại văn chương duy nhất đang biến chuyển và chưa định hình. Những


20
lực cấu thành thể loại còn đang hoạt động trước mắt chúng ta, thể loại tiểu
thuyết ra đời và trưởng thành dưới ánh sáng thanh thiên bạch nhật của lịch
sử. Nòng cốt thể loại của tiểu thuyết chưa hề rắn lại và chúng ta chưa hề dự
đoán trước khả năng uyển chuyển của nó” [4, 21]. Vì thế các nhà lí luận
phương tây, Trung Quốc và Việt Nam tuỳ theo từng góc nhìn và hoàn cảnh
phát biểu, khi thì nhấn mạnh đặc điểm này khi thì nhấn mạnh đặc điểm kia
của tiểu thuyết.
Ở nước ngoài đã có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra lời bàn về tiểu thuyết

như Hêghen, Biêlinxki, Bakhtin... Hêghen gọi tiểu thuyết là “Sử thi tư sản
hiện đại” Biêlinxki cho tiểu thuyết là “Sự tái hiện hiện thực với sự thực thần
thoại của nó” “là xây dựng một bức tranh toàn vẹn, sinh động và thống
nhất”... Từ điển Larausseg Grand Larausse Encyclopedique- 1964 của Pháp
định nghĩa: “Tiểu thuyết theo nghĩa xưa là một tác phẩm văn xuôi hay văn
vần bằng tiếng Roman địa phương (chứ không phải bằng tiếng la tinh), theo
định nghĩa ngày nay" là sản phẩm của trí tưởng tượng, một chuyện dài bằng
văn xuôi kể lại một cuộc phiêu lưu nhận xét những phong tục, mô tả những
tình hình, những đam mê để gây hứng thú cho người đọc”.
Còn những năm 70 của thế kỉ XX thì ý kiến về tiểu thuyết của
M.Bakhtin gần như có ảnh hưởng ở rất nhiều nước trên thế giới.M.Bakhtin đã
có những quan điểm rất chính xác về tiểu thuyết: 1. Thể loại là nhân vật chính
của quá trình lịch sử văn học chứ không phải trào lưu trường phái hay phương
pháp sáng tác, bởi vì thể loại là trí nhớ siêu cá nhân của nghệ thuật, do đó mỗi
thể loại như thế có gốc gác như trước để lại dấu ấn cho sau này và mỗi thể
loại như vậy nó như lưu giữ một thái độ thẩm mỹ đối với hiện thực, một cách
cảm thụ và nhìn nhận thế giới theo hướng nguyên tắc của chính nó; 2. Tiểu
thuyết là sản phẩm tinh thần tiêu biểu nhất của thời đại mới. Bởi vì tiểu thuyết
thể hiện được tư tưởng duy văn học mới gắn với thời hiện tại tư duy này gắn


21
với một thứ triết học mới nhân bản về con người, nhìn nhận con người như
những cá thể độc lập, những con người cá nhân tồn tại với bản ngã của nó và
với sự đối thoại với những bản ngã khác. Ở phương diện này tiểu thuyết hiện
ra như một thể loại đặc biệt, dân chủ; 3. Tiểu thuyết là thể loại ở thời hiện tại,
một thể loại đang vận động và phát triển. Tiểu thuyết tồn tại với tư cách như
một thể loại chủ đạo của văn học hiện đại, nó giễu nhại và thu hút các thể loại
khác vào nó. Tính tự phê phán là đặc điểm tuyệt vời của tiểu thuyết; 4. Ngôn
ngữ tiểu thuyết là ngôn ngữ có tính đa thanh. Các lớp ngôn ngữ soi sáng lẫn

nhau, bổ sung cho nhau, ngôn ngữ dân tộc, thổ ngữ, phương ngữ, từ nghề
nghiệp... do đó mà thiết lập một quan hệ mới giữa ngôn ngữ và thế giới hiện
thực; 5. Sự thay đổi về toạ độ thời gian. Bakhtin thường so sánh tiểu thuyết
với sử thi (sử thi thời gian và quá khứ hoàn thành, tiểu thuyết toạ độ thời gian
là thời hiện tại giữa trần thuật và đối tượng có khoảng cách rất gần, cho phép
người trần thuật có thể hiểu được nhân vật bằng chính kinh nghiệm sống của
mình;6. Nhân vật tiểu thuyết là nhân vật không trùng khít với chính nó: con
người có thể cao hơn thân phận hoặc có thể nhỏ bé hơn tính ngưòi của mình.
Bakhtin đặc biệt chú ý đến hai cây bút tiểu thuyết Đôxtôiepxki và
Rabơle.Ơ Đôxtôiepxki ông phát hiện tiểu thuyết đa thanh đối thoại về mặt ý
thức, đa thanh trong giọng điệu. Còn ở Rabơle, M.Bakhtin đề xuất các phạm
trù “văn hoá cười”; “các nhà văn hoá”, giải nghĩa sâu sắc về tiếng cười tiếu
lâm dân gian, xoá bỏ mọi khoảng cánh, hạ bệ mọi thần tượng, đặt mọi vấn đề
lên mặt bằng dang dở, chưa hoàn thiện của cái hôm nay.
Ở nước ta giai đoạn trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, người bàn về
tiểu thuyết sớm nhất có lẽ là Phạm Quỳnh. Trong Bàn về tiểu thuyết đăng trên
Nam Phong (1921). Phạm Quỳnh viết: “tiểu thuyết là loại truyện bằng văn
xuôi đặt ra để đánh giá tình tự người ta, phong tục xã hội hay là những sự tích
lạ đủ làm cho người đọc có hứng thú”. Sau Phạm Quỳnh có Trọng Khiêm, tác


22
giả của Kim Anh Lệ sử (1924) trong lời tựa có so sánh sự khác biệt giữa tiểu
thuyết ta với tiểu thuyết Tàu, với tiểu thuyết phương Tây: 1. Tiểu thuyết Tàu
là mấy quyển của cụ ta ngày xưa tả tình nhiều mà tiểu thuyết phương Tây tả
cảnh nhiều hơn tả tình; 2. Trong tiểu thuyết ta thường có những cảnh hoang
đường mà là tiểu thuyết phưong Tây phần nhiều nói về hiện thực; 3. Ta hay
nói những chuyện vua chúa, thánh thần kết thúc có hậu mà phương Tây thì
chuyện gì cũng nói, nói thì trần thuyết rõ ràng, minh bạch.
Ngoài ra các tác giả như Thiếu Sơn (trong Phê bình và cảo luận, Nam

kỳ1933) Thạch Lam (trong Theo dòng, Đời nay 1943) “Người ta là người với
tất cả sự cao quý và hèn hạ của người”; Nhất Linh, Khái Hưng (trong nhiều
bài viết đăng báo), Vũ Bằng (trong Khảo về tiểu thuyết, Phạm Văn Tươi xuất
bản, SGK, 1955) cũng có nhiều ý kiến sắc sảo về tiểu thuyết. Nhìn chung
trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 dường như các nhà lý luận phê bình chưa
có cái nhìn hệ thống về tiểu thuyết, các phát biểu đều dừng lại ở những suy
tưởng, ý tưởng ban đầu.
Sau 1945, các nhà lý luận (cả hai miền Nam Bắc) như Thanh Lãng,
Nguyễn Văn Trung, Phan Cự Đệ, Trần Đinh Sử, Hoàng Ngọc Hiến. Các nhà
văn như Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài... là những người quan tâm nhiều đến tiểu
thuyết. Thanh Lãng cho rằng: “Tiểu thuyết (Roman) là một truyện tương đối
dài, bịa đặt ra cho óc tưởng tượng về một trạng thái có thực của cuộc sống
loài người, đặt câu chuyện vào một khung cảnh xã hội có những đường nét
màu sắc quen thuộc”. Nhà văn Nguyễn Công Hoan đưa ra một định nghĩa khá
độc đáo: “Tôi không hiểu các nhà lý luận văn học giải nghĩa tiểu thuyết và
nhà tiểu thuyết là gì, theo tôi hay nghĩ nôm na thì tiểu thuyết là một truyện bịa
y như thật. Nhà tiểu thuyết là người biết bịa truyện”. Nguyễn Đình Thi cũng
bàn về tiểu thuyết như sau: “Tiểu thuyết đó là một trong những sáng tạo kỳ
diệu của loài người, đó là một đồ dùng, một vũ khí của con người để tìm hiểu


23
chinh phục dần thế giới và để tìm hiểu nhau và sống với nhau”. Người viết
tiểu thuyết vẽ lên hình ảnh của một sự vật như một hoạ sĩ đi vào trong tâm
hồn của các con người mà diễn đạt những tình cảm vô hình như một nhà thơ
hoặc như một nhạc sỹ. Người viết tiểu thuyết điều khiển các nhân vật và cho
các nhân vật va chạm với nhau như một người viết kịch, hoặc một đạo diễn
điện ảnh. Người viết tiểu thuyết kể lại các sự việc như một phóng viên và tìm
hiểu đánh giá sự việc như một nhà bình luận. Có thể nói trong tiểu thuyết có
đủ các loại văn và có cả các ngành nghệ thuật khác nữa”.

Cho đến nay, khái niệm về tiểu thuyết tương đối chuẩn xác và người ta
hay sử dụng là định nghĩa về tiểu thuyết trong Từ điển thuật ngữ văn học (của
nhóm tác giả Lê Bá Hán; Trần Đình Sử; Nguyễn Khắc Phi): “Tác phẩm tự sự
cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian
và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những
bức tranh phong tục, đạo đức xã hội miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp,
tái hiện nhiều tính cách, đa dạng”.
Qua những ý kiến trên ta có được một định nghĩa hoàn chỉnh đầy đủ về
tiểu thuyết, có thể ôm trọn mọi thực tế sáng tác. Vấn đề dung lượng của tiểu
thuyết còn có nhiều ý kiến bàn cãi tuỳ thuộc vào quan niệm của mỗi nước,
mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau. Như Doãn Quốc Sỹ nói về quan niệm tiểu
thuyết phương Tây thì những truyện trên 2000 trang là tiểu thuyết nhưng đối
chiếu vào Việt Nam thì sẽ có nhiều tác phẩm bị loại không phù hợp. Cho nên
cách hiểu “Tự sự cỡ lớn” ở Việt Nam cũng nên hiểu một cách tương đối, kể
cả tiểu thuyết hiện nay.
1.2.2. Về khái niệm phong cách
Về khái niệm phong cách cho đến nay có hai phạm trù khác nhau. Theo
Từ điển thuật ngữ văn học có phong cách học nghệ thuận và phong cách học
ngôn ngữ. Trong đó phong cách học ngôn ngữ thuộc phong cách học.


24
Trong phạm vi này chúng ta nên dùng theo phong cách nghệ thuật là
đúng nhất:”phong cách la quy luật thống nhất các yếu tố của chỉnh thể nghệ
thuật, là một biểu hiện của tính nghệ thuật. Không phải bất cứ nhà văn nào
cũng có phong cách. Chỉ những nhà văn co tài năng, có bản lĩnh mới có được
phong cách riêng độc đáo. Cái nét riêng ấy thể hiện ở các tác phẩm và được
lâp đi lập lại trong nhều tác phẩm của nhà văn làm cho ta có thể nhận ra sự
khác nhau” [11, 256].
Hiểu theo định nghĩa của Từ điển thuật ngữ văn học về phong cách nhà

văn.Một điều dễ nhận thấy mỗi nhà văn đều tạo cho mình một phong cách
sáng tác riêng biệt.Cũng viết về người nông dân nhưng văn Nam Cao khác
văn Ngô Tất Tố, từ cách xây dựng nhân vật cho đến cách giải quyết vấn
đề,cách thức tổ chức tác phẩm.Những cái riêng biệt đó tạo nên phong cách
riêng cho mỗi nhà văn. Ở mỗi nhà văn đều có cách cảm nhận riêng, độc đáo
về thế giới về con người. Ngoài ra ở họ cũng sử dụng những bỳt phỏp nghệ
thuật tinh tế trong tỏc phẩm. Bên cạnh đó yếu tố tâm lí, cá tính của nhà văn
cũng hình thành nên phong cách của nhà văn đó. "Phong cách của nhà văn
cũng mang dấu ấn dân tộc và của thời đại”.
Nhà văn Nguyễn Đình Thi cũng có quan niệm riêng của mình để viết
văn, đặc biệt là ở lĩnh vực tiểu thuyết: "Tiểu thuyết đó là một trong những
sáng tạo kỳ diệu của loài người đó là một đồ dùng, một vũ khí của con
người để tìm hiểu chinh phục dần thế giới và để tìm hiểu nhau và sống với
nhau”. Với quan niệmvề tiểu thuyết như thế, Nguyễn Đình Thi đã tạo cho
mình một phong cách viết riềng, các tác phẩm của ông mang đâm không khí
chiến tranh, từ Xung kích cho đến Vỡ bờ. Vẫn mảng đề tài cũ nhưng không
hề nhàm chán, các sáng tác của ôngn luôn gây được ấn tượng trong lòng độc
giả. Nguyễn Đình Thi đã tạo cho mình một phong cách tiểu thuyết rất độc
đáo, rất riêng.


25
Không riêng gì Nguyễn Đình Thi, cùng thời kì đó Chu Văn cũng đã có
một quan niệm khá đúng đắn khi sáng tác: “Văn chương phải trọng sự thực
và phải góp phần hữu hiệu vào cuộc vận động, đổi mới của cuộc đời.” Với
quan niệm đó Chu Văn đã thể hiện rất rõ nét trong tiểu thuyết của mình.Từ
Bão biển cho đến Sao đổi ngôi,vẫn mảng đề tài nông thôn quen thuộc, nhưng
Chu Văn đã thổi vào đó một cách cảm, cách nghĩ mới. Ông đã có cái nhìn
mới mẽ về một vung nông thôn công giáo đang trog thời kì xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Chu Văn đã xây dựng các tác phẩm của mình xuyên suốt từ đầu

đến cuối,vẫn là quan niệm:xây dựng nông thôn niền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã
hội. Chu Văn đã tạo được một phong cách sáng tác riêng. Ông đã góp một
tiếng nói mới trong làng tiểu thuyết Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám
cho đến nay. Bằng những sáng tác,Chu Văn đã tạo được một phong cách tiểu
thuyết riêng cho mình.
1.2.3. Vị trí tiểu thuyết Chu Văn trong văn xuôi Việt Nam gia đoạn từ
sau cách mạng tháng Tám đến nay
Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 được coi là nền văn học “tiên
phong trong các nền văn học chống đế quốc” của thời đại. Trong bầu không khí
đó của thời đại, các văn nghệ sỹ đã hăng hái nhập cuộc với tinh thần người
chiến sỹ, sáng tác của họ phần lớn xoay quanh chủ đề nông thôn, cách mạng và
kháng chiến. Là cây bút gắn bó với sự nghiệp đấu tranh và giải phóng dân tộc,
Chu Văn thực sự là nhà văn trên nhiều mặt trận, các sáng tác của ông giai đoạn
này đều tập trung viết về nông thôn những con người đang ngày đêm đối mặt
với kẻ thù. Đó là những con người đem tâm hồn và xương máu ra bảo vệ tổ
quốc, những con người tiêu biểu cho tinh thần chịu đựng gian khổ và tinh thần
anh dũng quật cường trong truyền thống dân tộc Việt Nam.
Có thể nói rằng, tiểu thuyết là địa hạt thực sự để Chu Văn chứng tỏ
được bản lĩnh văn xuôi của mình. Tiểu thuyết Chu Văn bám sát sự phát triển


×