Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong truyện kiều nguyễn du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.16 KB, 63 trang )

trờng đại học vinh
khoa ngữ văn
----------------hoàng cẩm nhung

Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật
Trong truyện kiều - nguyễn du

Khoá luận tốt nghiệp

Khoá:
1998 - 2002
Bộ môn: Văn học Việt Nam
Hệ:
S phạm chính quy
Vinh 2002

-1-

_________________________
Luận Văn Tốt Nghiệp Hoàng Cẩm Nhung - 39A2 Khoa ngữ văn - đh
vinh


Mục lục

Trang
Lời nói đầu
Phần mở đầu
Phần nội dung
Chơng 1. Vấn đề nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiến
trình nghiên cứu truyện Kiều


Chơng 2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong Truyện Kiều

1
2
4
11

- Nguyễn Du
2.1. Miêu tả nhân vật chính diện

11

2.1.1. Nhân vật Thuý Kiều

12

2.1.2. Nhân vật Từ Hải

26

2.1.3. Nhân vật Kim Trọng

31

2.2. Miêu tả nhân vật phản diện

35

2.2.1. Nhân vật Mã Giám Sinh


35

2.2.2. Nhân vật Hoạn Th

40

2.2.3. Nhân vật Hồ Tôn Hiến

45

2.3. Tác giả miêu tả nhân vật ở cả hai tuyến

47

Phần kết luận

60

Tài liệu tham khảo

61

Lời nói đầu

-2-

_________________________
Luận Văn Tốt Nghiệp Hoàng Cẩm Nhung - 39A2 Khoa ngữ văn - đh
vinh



Truyện Kiều của Nguyễn Du là kiệt tác nghệ thuật tiêu biểu trên nhiều
mặt. Do vậy mà đã có nhiều ngời đi vào nghiên cứu Truyện Kiều nhằm tìm
ra những giá trị đích thực của tác phẩm này. Bằng việc kế thừa các mặt tích
cực của ngời đi trớc cộng với sự dạy dỗ của các thầy cô giáo và hiểu biết của
bản thân, chúng tôi đã hoàn thành luận văn này với mong muốn góp phần bé
nhỏ vào việc khẳng định thêm những giá trị của tác phẩm Truyện Kiều.
Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên của chúng tôi. Do
đó chúng tôi không thể không có những thiếu sót. Rất mong sự chỉ bảo tận
tình của thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp.
Luận văn hoàn thành là nhờ sự hớng dẫn nhiệt tình, chu đáo của thầy
giáo Trơng Xuân Tiếu và các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn-Trờng Đại
Học Vinh.
Nhân dịp này, tôi xin đợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với thầy
giáo hớng dẫn, các thâỳ cô giáo trong khoa đã giúp tôi hoàn thành đợc luận
văn.

Vinh, ngày 28 tháng 4 năm 2002
Sinh viên: Hoàng Cẩm Nhung

Phần mở đầu

1. Lý do chọn đề tài.
Điều mà chúng ta không thể phủ nhận là tác phẩm Truyện Kiều của

-3-

_________________________
Luận Văn Tốt Nghiệp Hoàng Cẩm Nhung - 39A2 Khoa ngữ văn - đh
vinh



Nguyễn Du bắt nguồn từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân Một cuốn tiểu thuyết chơng hồi thờ Minh - Thanh. Song, viết Truyện Kiều
Nguyễn Du không phải là dịch lại và cũng không phải là phỏng tác mà
Nguyễn Du dã sáng tạo nên một công trình nghệ thuật tuyệt vời.
Một trong những thành công ở Truyện Kiều của Nguyễn Du là việc
miêu tả tâm lý nhân vật. Vấn đề nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong
Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đợc tìm hiểu nhiều, nhng các nhà nghiên cứu
tìm hiểu một cách không có hệ thống, không tập trung. Nhìn chung trong các
chuyên luận, trong giáo trình vẫn còn là một khoảng trống để chúng tôi đi vào
nghiên cứu tìm hiểu.
Nghiên cứu tâm lý nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du sẽ giúp
hiểu sâu tác phẩm. Việc nghiên cứu không chỉ ở vấn đề thực tiễn mà còn cả
vấn đề lý thuyết.

2. Phạm vi giới hạn đề tài.
Đây là một vấn đề rộng, trong Truyện Kiều có nhiều nhân vật có nhân
vật chính diện, có nhân vật phản diện, nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật
vô danh, nhân vật có tên tuổi cụ thể. Cho nên chúng tôi tập trung vào một số
nhân vật nh Thuý Kiều, Kim Trọng, Từ Hải, Hoạn Th, Mã Giám Sinh và Hồ
Tôn Hiến. Trong số những nhân vật này thì Thuý Kiều là nhân vật tập trung
nhất.
Miêu tả nhân vật không chỉ miêu tả tâm lý mà còn miêu tả ngoại hình
và những yếu tố khác, song miêu tả tâm lý là quan trọng nhất. Cho nên, trong
quá trình tìm hiểu chủ yếu là tâm lý nhng cũng có để ý đến ngoại hình. Với
các nhân vật chính diện, trung tâm để làm nổi bật nghệ thuật miêu tả tâm lý
nhân vật ta cần chú ý các thao tác: Nghệ thuật miêu tả tâm trạng, mối quan

-4-


_________________________
Luận Văn Tốt Nghiệp Hoàng Cẩm Nhung - 39A2 Khoa ngữ văn - đh
vinh


hệ giữa các nhân vật.

3. Phơng pháp nghiên cứu.
Truyện Kiều là kết tinh của nhiều thành công, sáng tạo của Nguyễn Du.
Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật chỉ là một phơng diện trong sự thành công
ấy. Để có thể tiếp cận vấn đề chúng tôi sử dụng một số phơng pháp sau:
- Phơng pháp miêu tả phân tích. Tức là nhìn nhận rồi phân tích để tìm ra
sự giống và khác về từng mặt trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, từ đó
khái quát lên xem Nguyễn Du đã vay mợn sáng tạo những gì.
- Phơng pháp so sánh - đối chiếu. Đây là phơng pháp đợc vận dụng rộng
rãi trong nghiên cứu văn học. Đầu tiên là ta đi vào đối chiếu toàn bộ nội dung
của hai tác phẩm Truyện Kiều và Kim Vân Kiều Truyện từ đó tìm ra sự
giống và khác nhau trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, sau là khẳng
định sự sáng tạo của Nguyễn Du.
Mọi phơng pháp nghiên cứu đều đợc quán triệt quan điểm lịch sử và
quan điểm biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc nghiên cứu tác
phẩm văn học cổ.

4. Bố cục luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn của chúng tôi
gồm có 2 chơng (thuộc phần nội dung):
- Chơng 1: Vấn đề nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiến trình
nghiên cứu Truyện Kiều.
- Chơng 2: Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong Truyện Kiều"
của Nguyễn Du.

Phần nội dung
Chơng 1

-5-

_________________________
Luận Văn Tốt Nghiệp Hoàng Cẩm Nhung - 39A2 Khoa ngữ văn - đh
vinh


Vấn đề nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật
trong tiến trình nghiên cứu Truyện Kiều

Nói đến đại thi hào Nguyễn Du là không thể không nói đến kiệt tác
Truyện Kiều. Từ khi ra đời cho đến nay, Truyện Kiều của Nguyễn Du đã trở
thành một bộ phận không thể tách rời trong đời sống văn học của dân tộc Việt
Nam. Truyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ đợc những ngời có học biết đến
mà ngay cả những ngòi dân lao động không đợc học hành cũng biết đến.
Truyện Kiều là một kiệt tác nghệ thuật tiêu biểu trên nhiều mặt. Đã
có hàng loạt các chuyên luận, các công trình nghiên cứu lớn nhỏ lần lợt ra đời,
đi sâu vào khai thác cả mặt nội dung cũng nh nghệ thuật của tác phẩm. Vấn đề
nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Nguyễn Du trong Truyện Kiều đã có
một số chuyên luận đi vào nghiên cứu, song chỉ dừng lại ở miêu tả phân tích
mà cha nâng lên tầm khái quát vấn đề.
Cuốn Truyện Kiều và thể loại truyện nôm, của Đặng Thanh Lê đã đi
vào nghiên cứu nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong Truyện Kiều, song
ở đây chủ yếu là nghiên cứu qua ngôn ngữ độc thoại và đối thoại của các nhân
vật.
Qua ngôn ngữ độc thoại Nguyễn Du đã miêu tả sinh động sâu sắc, đa
dạng đời sống bên trong của con ngời. Chẳng hạn nh ở nhân vật Thuý Kiều ta

bắt gặp đó là một cô Thuý Kiều cảm xúc và trầm t, một con ngời không hành
động một cách máy móc theo những xô đẩy của tình huống bên ngoài mà trực
tiếp chịu sự tác động của cảm nghĩ bên trong.
Nguyễn Du chú trọng miêu tả tâm lý con ngời ở những chặng đờng có ý
nghĩa bớc ngoặt đối với vận mệnh nhân vật ở những trờng hợp kịch tính cao
của tình huống, của sự bộc lộ tính cách nh sau cuộc gặp gỡ đầu tiên mối tình

-6-

_________________________
Luận Văn Tốt Nghiệp Hoàng Cẩm Nhung - 39A2 Khoa ngữ văn - đh
vinh


đầu đột ngột xâm chiếm trái tim khao khát hạnh phúc của Thuý Kiều xuất
hiện đồng thời với nỗi cảm thơng thân thế ngời thiếu nữ bất hạnh không quen
biết đó là nét biểu hiện tâm hồn phong phú, một trong những tính cách cơ bản
của Thuý Kiều. Hay đoạn ở lầu xanh lần thứ nhất đó là sự dằng xé kịch liệt
trong tâm hồn một con ngời có bản ngã trong sạch, vốn sống cuộc đời Êm
đềm trớng rũ màn che; Tờng đông ong bớm đi về mặc ai mà nay phải dấn
thân vào cuộc đời nhỏ nhơ bẩn. Rồi đêm Trao duyên, lần Hồ Tôn Hiến dụ
hàng, ... Đều là những đoạn ngôn ngữ độc thoại biểu hiện thành công tâm hồn
tính cách nhân vật trung tâm. Đó là nhân vật trung tâm, nhân vật chính diện.
Còn với Hoạn Th một trong số các nhân vật phản diện tâm lý nhân vật đợc
Nguyễn Du thể hiện qua việc mụ nổi cơn ghen vì đây là một tình huống tâm lý
tiêu biểu, một trờng hợp tâm lý khó chế ngự nhất đối với ngời phụ nữ sống dới
chế độ phong kiến. Con ngời thật cuả mụ đợc bộc lộ rõ qua đoạn độc thoại của
mụ khi mụ trả thù đối với tình địch và ngời chồng phụ bạc. Chính từ những
đoạn độc thoại mà Mã Giám Sinh bộc lộ hết bản chất xấu xa thấp kém khi hắn
suy tính nớc trớc bẻ hoa và Cũng đà vừa vốn, còn sau thì lời. Và với mời

câu độc thoại nội tâm của Từ Hải khi Hồ Tôn Hiến dụ hàng biểu hiện bản chất
ngang tàng khí phách phi thờng của nhân vật anh hùng, con ngời gắn bó với
cuộc sống đội trời đạp đất, chọc trời khuấy nớc và những ý nghĩ của Thuý
Kiều biết thân đến bớc lạc loài thật hết sức táo bạo mà cũng rất tự nhiên hợp
lý trong sự phát triễn tâm lý. Ngôn ngữ độc thoại trong Truyện Kiều dắt dẫn
chúng ta đi vào những cảm nghĩ cá biệt, cụ thể góp phần xây dựng khuynh hớng cá thể hoá tính cách nhân vật nhng đồng thời những tâm lý ấy lại có ý
nghĩa khái quát tâm trạng của một lớp ngời, một thời đại.
Còn ngôn ngữ đối thoại trong Truyện Kiều có một số lợng khá lớn
khoảng trên dới 1200; câu nó đã góp phần quan trọng vào thành tựu nghệ

-7-

_________________________
Luận Văn Tốt Nghiệp Hoàng Cẩm Nhung - 39A2 Khoa ngữ văn - đh
vinh


thuật Truyện Kiều. Ngôn ngữ đối thoại trong Truyện Kiều đó là sự nhất quán
sâu sắc chặt chẽ giữa nội dung t duy cảm xúc với hình thức ngôn ngữ. Đây là
một yếu tố quyết định tính chất, giá trị ngôn ngữ đối thoại Truyện Kiều, ngôn
ngữ quý tộc hay ngôn ngữ nhân dân, ngôn ngữ nhân vật chính diện, ngôn ngữ
nhân vật phản diện, Đặc điểm này nó đã chi phối và cắt nghĩa vì sao Kim
Trọng nói năng tao nhã kiểu th sinh và Truyện Kiều vận dụng khá nhiều
điển cố thi liệu văn chơng Trung Quốc mà ngôn ngữ đối thoại vẫn sinh động
hấp dẫn.
Một công trình nghiên cứu Truyện Kiều dới góc độ thi pháp của giáo s
Trần Đình Sử trong Những thế giới nghệ thuật thơ đã nhìn nhận về vấn đề
nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật qua thời gian nghệ thuật và không gian
nghệ thuật. ở không gian nghệ thuật, theo tác giả thì không gian giam hãm và
không gian lu lạc là hai không gian chủ yếu của cuộc sống mà con ngời phải

đối phó để tồn tại. Với hai không gian đó Nguyễn Du đã biểu hiện hết các
cung bậc tình cảm chân thật của con ngời đơng thời và còn có thể nói của con
ngời nói chung.
Song khi nói đến không gian nghệ thuật trong Truyện Kiều thì ta còn có
thể nói tới không gian vũ trụ, yếu tố quy định ngôn ngữ không gian trong tác
phẩm. Truyện Kiều tuy sử dụng những địa danh cụ thể của nớc ngoài trong cốt
truyện vay mợn nhng tác giả của nó đã sáng tạo ra một không gian nội cảm,
biến không gian nghệ thuật thành một hình tợng có tầm khái quát nhân loại
còn ở thời gian nghệ thuật tác giả cho rằng Nguyễn Du đã sáng tạo trong tác
phẩm một thời gian con ngời. Ông không nhìn nhận cuộc sống theo con mắt
tiên tri dửng dng, lạnh lùng của Tam hợp đạo cô. Ông nhìn nhân vật từ phía
nhân vật, từ phía những mục đích, khát vọng, xu hớng hành động của chúng.
Và do vậy ông đi vào đợc với nhịp thời gian của cuộc sống thực tại. Trong

-8-

_________________________
Luận Văn Tốt Nghiệp Hoàng Cẩm Nhung - 39A2 Khoa ngữ văn - đh
vinh


Truyện Kiều của Nguyễn Du có xuất hiện thời gian sự kiện và thời gian trần
thuật. Thời gian sự kiện trong Truyện Kiều: Một hành động vừa xong, hành
động khác ập tới, một hành động cha xong, hành động khác ập tới, nhân vật
cha kịp hiểu gì, hành động khác đã ập tới. Ta thấy rằng dờng nh Nguyễn Du
thích bố trí sự kiện của nhân vật vào mùa xuân và mùa thu, mùa hè thì rút
ngắn còn mùa đông thì bỏ qua. Tác giả bố trí sự kiện vào mùa xuân và mùa
thu bởi mùa xuân và mùa thu có những bức tranh và phong cảnh mới có ý
nghĩa. Còn nh xuất hiện nhiều mùa thu là vì phải chia tay đau khổ trong mùa
thu lá rụng, hiu hắt thì mới thật là ảm đạm.

Một đặc sắc nữa của thời gian nghệ thuật của Truyện Kiều là tác giả
không giản đơn trình bày sự kiện này nối tiếp sự kiện kia mà đã biết dừng lại ở
yếu tố bây giờ, tức thời điểm hiên tại của sự biến chuyển, khám phá ý nghĩa
phong phú của nó.
Cái bây giờ của Nguyễn Du không quy gọn vào hiện tại mà mang
một chiều sâu và chiều rộng của quá khứ và tơng lai. Một cái bây giờ mong
manh, mịt mờ, viển cảnh:
Bây giờ rõ mặt đôi ta,
Biết đâu rồi nữa chẵng là chiêm bao.
Một cái bây giờ đầy lạc quan, đầy hứa hẹn. Và có cái bây giờ nh tổng
kết một niềm tin. rồi lại có cái bây giờ lam sáng tỏ quá khứ làm gợi ra một vực
thẳm tơng lai hãi hùng. Và cuối cùng là cái bây giờ xót xa vời vợi.
Khám phá cái bây giờ chính là Nguyển Du đi vào nội tâm nhân vật, đi
vào cái cá biệt không lặp lại của không gian và thời gian. Nó cho thấy bên
cạnh dòng thời gian sự kiện Truyện Kiều có thêm dòng thời gian tâm trạng.
Khám phá cái bây giờ chứng tỏ đã biết nhìn nhân vật theo điểm nhìn, nhìn
nhân vật từ phía bên trong.

-9-

_________________________
Luận Văn Tốt Nghiệp Hoàng Cẩm Nhung - 39A2 Khoa ngữ văn - đh
vinh


Do công trình nghiên cứu này không phải là tìm hiểu về nghệ thuật
miêu tả tâm lý nhân vật nên nó chỉ cung cấp cho ngời đọc một cái nhìn khái
quát mà thôi.
Giáo s Nguyển Lộc trong chuyên luận Về ngôn ngữ nhân vật trong
Truyện Kiều đăng ở tạp chí Văn Học tháng 11 năm 1965 nhân dịp kỹ niệm

200 năm ngày sinh Nguyễn Du, chỉ đề cập đến vấn đề của nhân vật đã có phần
ít so sánh giữa Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện. Theo ông, Truyện
Kiều có hai loại ngôn ngữ tơng ứng với hai loại ngời là loại ngôn ngữ ớc lệ
(nhân vật chính diện) và ngôn ngữ mang tính hiện thực (nhân vật phản diện).
Công trình này mới chỉ đề cập đến một vấn đề để góp phần thể hiện tâm lý
nhân vật, do sự bó hẹp của đề tài nên cha đi vào các vấn đề khác.
Giáo s Phan Ngọc trong công trình khoa học: Tìm hiểu phong cách
Nguyển Du trong Truyện Kiều, đã khảo sát toàn bộ nghệ thuật Truyện Kiều
trên cơ sở đối chiếu với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Công
trình này đã khẳng định đợc Truyện Kiềulà một sáng tạo nghệ thuật mới mẻ
với những nguyên tắc sáng tạo riêng cha từng có trong nghệ thuật truyền
thông Trung Quốc cũng nh Việt Nam.
Trong công trình khoa học này với 60 trang viết đã chỉ ra những điểm
để chứng minh rằng: Truyện Kiều là một tiểu thuyết phân tích tâm lý. Theo
tác giả, nó là tiểu thuyết phân tích tâm lý hiện đại, cũng không phải tiểu
thuyết tâm lý hay tiểu thuyết phân tích tâm lý ngày xa. Điều ông tập trung tất
cả là các biện pháp phải giúp ông phân tích tâm lý nhân vật. Nó là sự phân
tích khoa học thực sự. ở phơng pháp phân tích này, những mâu thuẩn trong
tâm lý, quá trình phát triển biện chứng của tâm hồn là phản ánh quá trình
khách quan của xã hội, của lứa tuổi, kinh nghiệm sống của nhân vật. Và cũng
chính từ phơng pháp phân tích hiện đại này đã làm cho bất cứ nhân vật nào

- 10 -

_________________________
Luận Văn Tốt Nghiệp Hoàng Cẩm Nhung - 39A2 Khoa ngữ văn - đh
vinh


cũng đều đợc thảo luận, phân tích.

ở công trình này, giáo s Phan Ngọc đã bàn đến ba phạm trù mỹ học mà
Nguyễn Du đã làm xuất hiện. Đó là phạm trù ngôn ngữ tác giả, phạm trù ngôn
ngữ nhân vật và phạm trù ngôn ngữ thiên nhiên.
Trong Truyện Kiều, ngôn ngữ tác giả xuất hiện khắp mọi nơi, thay đổi
tất cả, tổ chức lại tất cả. Mọi yếu tố của tác phẩm từ cách tự sự đến cách miêu
tả nhân vật, ngôn ngữ nhân vật, Mọi cái đều bị nó chi phối. Nguyển Du đã
biến ý nghĩ của nhân vật thành sự phân tích nội tâm, do ngôn ngữ tác giả đảm
nhiệm, biến hành động của nhân vật thành ngôn ngữ của tác giả để từ đó biết
đợc tâm lý của mỗi nhân vật.
Trong Truyện Kiều, ngôn ngữ của nhân vật là ngôn ngữ tâm trạng cho
nên họ nói rất ít. Trớc hết trong Truyện Kiều các nhân vật không bao giờ chào
hỏi nhau, hỏi thăm sức khoẻ, Và ngôn ngữ ấy cũng không dùng đ ợc kể
chuyện, nếu có thì rất ít và thờng là ngắn. Cuối cùng là nhân vật có cú pháp
riêng, có từ vựng riêng không lặp lại ở một ngời nào khác.
Trong Truyện Kiều, ngôn ngữ thiên nhiên đợc Nguyễn Du sử dụng
nhằm mục đích khác. Ông lo tìm tiếng nói của nội tâm cho nên bắt buộc phải
chú ý đến phần bộc lộ của nội tâm ;đó là tiếng nói của thiên nhiên. Khi nào
mà tâm trạng nhân vật có nhiều điều khó bộc lộ thì thiên nhiên xuất hiện mà
con ngời cô độc bị tách ra khỏi xã hội để giao tiếp với nội tâm của mình, lúc
đó ngôn ngữ của con ngời bị lép vế thì thiên nhiên phải thực hiện. Ngôn ngữ
này có những chức năng giao tiếp riêng. Thứ nhất đó là nói lên sự thay đổi của
tâm trạng, tính lu chuyển của đời sống nội tâm. Thứ hai dó là nói lên tiếng nói
ly biệt, nhớ mong, lo lắng, đợi chờ. Thứ ba đó là lời nhắc nhở quá khứ.
Nh vậy cũng đã có khá nhiều chuyên luận, công ttrình khoa học đi vào
nghiên cứu nghệ thuật Truyện Kiều nhng với nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân

- 11 -

_________________________
Luận Văn Tốt Nghiệp Hoàng Cẩm Nhung - 39A2 Khoa ngữ văn - đh

vinh


vật thì cha có một công trình nào nghiên cứu độc lập cả.
Nhìn chung thì ai cũng thừa nhận Nguyễn Du có biệt tài miêu tả tâm lý
nhân vật và đã góp phần tạo thành công trong Truyện Kiều,nhng các tác giả
chỉ dừng lại miêu tả phân tích mà cha nâng lên tầm khái quát vấn đề.
Do không đặt mối quan hệ so sánh giữa Truyện Kiều với Kim Vân Kiều
Truyện một cách cụ thể cho nên đã có nhiều tác giả giải thích còn chung
chung, còn phiến diện.
Nhng dù sao các nhà nghiên cứu cũng thấy đợc một số thành tựu nh vậy
đã tạo điều kiện cho chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu. Với đề tài nà chúng tôi
không mong muốn gì hơn là góp phần tìm ra những cái hay cái đẹp trong
Truyện Kiều.

Chơng 2

- 12 -

_________________________
Luận Văn Tốt Nghiệp Hoàng Cẩm Nhung - 39A2 Khoa ngữ văn - đh
vinh


Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật
trong Truyện Kiều - Nguyễn Du

Khi xây dựng nhân vật ThanhTâm Tài Nhân đã thông qua những mu
mô, tính toán, hành động, cử chỉ lời nói, thông qua những sự kiện mà nhân vật
phải trải qua. Còn Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều là một tác phẩm truyện

thơnê khi xây dựng nhân vật lại thông qua sự miêu tả về tâm lý, tính cách. Do
tác phẩm là truyện thơ nên buộc. Nguyễn Du phải lợc bớt các sự kiện, tình
tiết ít có giá trị nghệ thuật không ảnh hởng đến nhân vật mà thêm vào đó là
những đoạn độc thoại nội tâm.
Một vấn đề nữa chi phối về miêu tả tâm lý nhân vật là t tởng quan niệm
của tác giả. Truyện Kiều bao trùm lên đó là cảm quan nhân đạo. Nguyễn Du
với lập trờng nhân đạo cao cả đã đề cao nhân vật của mình.
Nguyễn Du dựa theo những nét chính ở cốt truyện Kim Vân Kiều
truyện của Thanh Tâm Tài Nhân và sáng tạo ra một thi phẩm mới với một hệ
thống hình tợng riêng của mình với cả đời sống vật chất và đời sống nội tâm
vô cùng phong phú.
Trong Truyện Kiều Nguyễn Du có hai hệ thống nhân vật đó là nhân vật
phản diện và nhân vật chính diện. Và với mỗi nhân vật nghệ thuật miêu tả tâm
lý đều khác nhau.

2.1. Miêu tả nhân vật chính diện:
Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du tuyến nhân vật chính diện gồm: Vơng Ông, Thuý Kiều, Kim Trọng, Từ Hải, Thuý Vân, Mụ quản gia, Vải Giác
Duyên,
Trong số những nhân vật chính diện này chúng tôi chú ý đi sâu tìm hiểu
ba nhân vật chính là: Từ Hải, Thuý Kiều, Kim Trọng.
- 13 -

_________________________
Luận Văn Tốt Nghiệp Hoàng Cẩm Nhung - 39A2 Khoa ngữ văn - đh
vinh


2.1.1. Thuý Kiều:
Đối với nhân vật Thuý Kiều, Nguyễn Du đã miêu tả tâm lý nhân vật qua
những đoạn thơ đối thoại, độc thoại (Kim Kiều gặp gỡ ;Kiều ở lầu Ngng

Bích ;Thuý Kiều tiễn biệt Thúc Sinh ;) qua những đoạn thơ miêu tả thiên
nhiên. Và lồng vào đó Nguyễn Du còn thông qua việc miêu tả ngoại hình
Thúy Kiều và những lần đánh đàn của nàng.
Miêu tả tâm lý nhân vật là biên pháp nghệ thuật chủ đạo của Nguyên
Du trong

Truyện Kiều nhằm xây dựng nên những nhân vật sống động,

điển hình là nhân vật Thuý Kiều.
Thuý Kiều có một đời sống nội tâm vô cùng phong phú là một con ngời
giàu tình cảm có cốt cách đa tình.
Nh ta đã nói ở trên Truyện Kiều là một tác phẩm viết bằng thơ, t duy
của nó là t duy thơ. Nó là một kiểu thuyết minh nhng mà là Tiểu thuyết phân
tích tâm lý [1]. Điều sáng tạo của Nguyễn Du là biến nhân vật chính từ con
ngời đạo lý thành con ngời tâm lý, là đã để một số lợng câu thơ lớn cho nhân
vật của mình độc thoại nội tâm để trực tiếp biểu hiện nội tâm nhân vật. Và để
sự phân tích tâm lý đợc rõ ràng, để chng tỏ sự ảnh hởng của thi pháp tiểu
thuyết chơng hồi, Nguyễn Du đã thêm vào tác phẩm một nhân vật đó là ngời
kể chuyện mà Phan Ngọc gọi là ngôn ngữ tác giả[2]. Ngời kể chuyện đã
góp phần lớn lao trong việc biểu hiện nội tâm nhân vật. Ngôn ngữ ngời kể
chuyện (Ngôn ngữ tác giả) là một sáng tạo của Nguyển Du, nó đã gạt bỏ mọi
thi pháp chơng hồi. Muốn hiểu đợc tâm lý nhân vật chúng ta đi vào tìm hiểu
ngôn ngữ của tác giả và vai trò của nó trong việc thể hiện tâm lý nhân vật.
Khi viết Truyện Kiều Nguyễn Du vừa là ngời kể chuyện vừa là một nhà


[1], [2] Phan Ngọc-Phong cách học Nguyễn Du
[3] Trần Đình Sử Những thế giới nghệ thuật thơ

- 14 -


_________________________
Luận Văn Tốt Nghiệp Hoàng Cẩm Nhung - 39A2 Khoa ngữ văn - đh
vinh


thơ trữ tình ;do vậy mà trọng tâm của trần thuật là Thế giới tấm lòng của
nhân vật, chứ không phải là sự kiện bên ngoài [3]. Điều này khác hẳn với phơng pháp tự sự của tác phẩm tiểu thuyết chơng hồi Kim Vân Kiều truyện.
Điều này dẫn đến một hệ quả là thế giới nội tâm, thế giới tinh thần hay nói
cách khác nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật mà cụ thể ở đây là nàng Kiều
của Nguyễn Du phong phú đa dạng hơn nhiều so với nàng Kiều của Thanh
Tâm Tài Nhân.
Mọi ý nghĩ, mọi hành động của nhân vật nếu để y nguyên nh trong Kim
Vân Kiều truyện thì sẽ sống sợng đã đợc Nguyễn Du biến thành những lời
nhận xét của tác giả. Nhờ đó mà đi vào thế giới nội tâm của Thuý Kiều một
cách dễ dàng, hợp lí. Trong Kim Vân Kiều truyện, sau khi ăn nằm với Mã
Giám Sinh, Thuý Kiều đã nói Nếu biết sớm ngày nay nh thế này thì lúc ấy
giữ làm chi ?. Thậm chí Thuý Kiều còn viết th cho Kim Trọng không úp mở:
Cái đêm dới đèn cự tuyệt, thiếp cam chịu tội cùng chàng, chàng mà nhớ lại
sao khỏi oán hận thiếp đây. (Hồi IV) Những lời nói, những việc làm này xuất
phát từ một cô gái khuê các, rõ ràng là sống sợng. Nguyễn Du làm khác.
Trong cảnh cực nhục của thân phận, khi ngời con gái phải từ bỏ mối tình trong
trắng thiêng liêng của mình rơi vào tay một đứa vô loài đã vang lên hai câu
thơ quyết liệt, bộc lộ cả niềm căm phẩn và sự tiếc nuối:
Biết thân đến bớc lạc loài,
Nhị đào thà bẻ cho ngời tình chung ! (791-792)
Ai nói ở đây ? Tác giả hay Thuý Kiều đã nói. Có thể nói rằng tâm trạng
nỗi niềm của Thuý Kiều đã đợc bộc lộ, mà lại bằng chính ngôn ngữ tác giả.
Cuộc đời đã tan vỡ kêu gọi những ý nghĩ phản kháng quyết liệt. Chuyển ngôn
ngữ nhân vật thành ngôn ngữ tác giả tức là đã đẩy mạnh quá trình phát triển

tính cách. Con ngời e dè, rụt rè sợng sùng, giữ ý, rụt rè từ nay đã hành động

- 15 -

_________________________
Luận Văn Tốt Nghiệp Hoàng Cẩm Nhung - 39A2 Khoa ngữ văn - đh
vinh


liều lĩnh: Thuý Kiều cất dao vào ngời và tự sát. Sự phân tích nội tâm này bằng
ngôn ngữ tác giả chuẩn bị cho quá trình diễn biến chủ quan của tâm lý nhân
vật.
Không chỉ vay mợn sự kiện hành động trong Kim Vân Kiều truyện ông
còn tự tiến hành phân tích độc lập với Kim Vân Kiều truyện và thể hiện quá
trình diễn biến tâm lý một cách tài tình và hiện đại. Thể hiện rõ ở đoạn Thúc
Sinh trở về nhà Hoạn Th, Hoạn Th đón tiếp chàng một cách thân mật rồi gọi
Thuý Kiều ra lạy mừng. Đoạn này dài 80 câu. Trong suốt 24 câu đầu cả Thuý
Kiều lẫn Thúc Sinh, Hoạn Th không ai nói câu nào nhng tâm trạng mỗi ngời
đợc bộc lộ rất rõ. Thuý Kiều bớc ra lúng túng, ngần ngại Bớc ra một bớc, một
dừng. Từ xa nàng đã thấy Thúc Sinh và hoảng hốt không tin vào đôi mắt của
mình:
Phải rằng nắng quáng đèn loà,
Rõ ràng ngồi đó chẳng là Thúc Sinh ?
Nhng sự thực là sự thực. Nàng nhận thức ngay tình trạng nguy hiểm của
mình và mu mô của Hoạn Th:
Bây giờ tình mới tỏ tình,
Thôi thôi đã mắc vào vành chẵng sai.
Tuy bên ngoài Thuý Kiều vẫn im lặng nhng trong lòng nàng nỗi căm
giận bốc lên:
Chớc đâu có chớc lạ đời,

Ngời đâu mà lại có ngời tinh ma.
Và nàng cũng thấy rõ bụng dạ Hoạn Th:
Bề ngoài thơn thớt nói cời,
Mà trong nham hiểm giết ngời không dao
Đặc biệt nàng còn nhận ra, thấy rõ tình huống khách quan lép vế của

- 16 -

_________________________
Luận Văn Tốt Nghiệp Hoàng Cẩm Nhung - 39A2 Khoa ngữ văn - đh
vinh


mình:
Bây giờ đất thấp trời cao,
Ăn làm sao nói làm sao bây giờ.
Nh vậy ta thấy bên trong con ngời Thuý Kiều đã rất tức giận, cái tức
giận đã thấu hiểu tâm địa, bung dạ, mu đồ của kẻ thù. Thế nhng bên ngoài
Thuý Kiều lại càng tỏ ra nhún nhờng, khuất phục sợ hãi trớc Hoạn Th:
Sợ uy dám chẳng vâng lời
Cúi đầu nép xuống sân mai một chiều.
Từ đoạn phân tích trên ta thấy quy luât diễn biến nội tâm Thuý Kiều
nhìn bề ngoài trái ngợc với diễn biến hành động. Nhng đây là sự thống nhất
trong tâm lý nhân vật.
Trên đây là đoạn Nguyễn Du miêu tả tâm lý của nàng Thuý Kiều. Nhng trong
Kim Vân Kiều truyện đó là phần cuối của hồi XV song Thanh Tâm Tài Nhân
chỉ trần thuật sự việc đó một cách sơ qua, ngời đọc không thể biết đợc tâm
trạng hay diễn biến tâm lý của nàng Thuý Kiều lúc đó nh thế nào.
Chúng ta còn thấy rõ cái mới mà Nguyễn Du dựa vào là sử dụng ngôn
ngữ của tác giả để phân tích, lý giải sự kiện về mặt tâm lý, nhằm nêu lên

những tâm lý khác nhau trong cùng một hoàn cảnh. [4]
Qua việc phân tích ơ trên chúng ta thấy vai trò của ngời kể chuyện rất
quan trọng trong việc miêu tả và tái hiện nội tâm nhân vật làm cho quá trình
tâm lý của nhân vật đợc phơi bày.
Do thay đổi trọng tâm trần thuật sang thế giới tấm lòng, thế giới bên
trong của nhân vật nên Nguyễn Du đã huy động tối đa các thủ pháp trữ tình để
miêu tả tình cảm, nội tâm nhân vật. Nguyễn Du đã vận dụng triệt để các mặt
nh nhân tả ngời mà trữ tình, nhân tả vật mà trữ tình, nhân tả cảnh mà trữ tình,


[4] Phan Ngọc Phong cách học Nguyễn Du

- 17 -

_________________________
Luận Văn Tốt Nghiệp Hoàng Cẩm Nhung - 39A2 Khoa ngữ văn - đh
vinh


để cực tả tấm lòng, tâm lý, ý nghĩ của nhân vật. Đó cũng là điểm mà Truyện
Kiều của Nguyễn Du không chỉ vợt qua Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm
Tài Nhân mà còn vợt qua cả những truyện Nôm bình thờng. Những truyện
Nôm đó chỉ nặng về kể lể dài dòng, nhiều sự kiện mà ít trữ tình.
Trong Truyện Kiều nhân vật Thuý Kiều đợc giải bày nội tâm nhất
không phải chỉ vì nàng là nhân vật chính, nhân vật trung tâm của tác phẩm mà
nàng là một ngời đa tình, đa cảm, thông minh, có ý thức về mình nhng cuộc
đời lại gặp lắm trái ngang, có nhiều bớc ngoặt quan trọng một con ngời nh
vậy dù chỉ một chút biến đổi một bớc ngoặt cũng đủ làm cho Thuý Kiều day
dứt nội tâm, biến đổi tâm lý. Nguyễn Du đã để cho nhân vật ngồi một mình
đối diện với hiện tại, quá khứ, tơng lai mặc sức thả mình theo những biến ảo

vô thờng, những giằng xé tâm trạng. Trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh
Tâm Tài Nhân không hề có điểm này. Nếu không hành động, không nói năng
thì tác giả để cho Thuý Kiều làm thơ, có đến rất nhiều bài thơ Thuý Kiều sáng
tác mà nếu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du thì đó lại là những đoạn miêu
tả sự độc thoại nội tâm rất tài tình. Mọi sự kiện, hành động của Thuý Kiều
trong Kim Vân Kiều truyện đã đợc Nguyễn Du kể lại một cách sơ lợc, vắn
tắt trong tác phẩm của mình. Ông dành thời gian và câu chữ để thể hiện thế
giới nội tâm của nhân vật.
Chúng ta có thể nói rằng, nàng Thuý Kiều trong Truyện Kiều đã đợc
Nguyễn Du để cho mặc sức đối diện với chính mình, mặc sức đuổi theo sự
phát triển tâm lý nội tại của bản thân. Hình ảnh của nàng trớc hết là hình ảnh
của một con ngời cô độc ở nhà Tú Bà, cô độc ở nhà Hoạn Th, cô độc trong đợi
chờ trong nhớ mong, cô độc một mình nơi dòng sông Tiền Đờng và Thuý
Kiều còn cô độc ngay cả khi đối diện với những ngời khác, vì nàng luôn sống


[5] B.I.Bursốp Lép tônxtôi và tiểu thuyết Nga

- 18 -

_________________________
Luận Văn Tốt Nghiệp Hoàng Cẩm Nhung - 39A2 Khoa ngữ văn - đh
vinh


với nội tâm của mình nên khi giao tiếp với mọi ngời vẫn tự tách mình ra, theo
đuổi những ý nghĩ theo quy luật tâm lý của riêng mình. Còn ở Kim Vân Kiều
truyện, Thanh Tâm Tài Nhân không để cho nhân vật có cơ hội làm nh vậy, đã
không cho nhân vật có thời gian độc thoại nội tâm. Mặt khác, Nguyễn Du xem
con ngời nh là một hiện tợng tâm lý nh một cốt truyện tâm lý còn Thanh Tâm

Tài Nhân cha xem con ngời là một hiện tợng tâm lý thực sự vì thế đã không
miêu tả đời sống nội tâm.
Có một nhà nghiên cứu ngời Nga đã nói rằng phân tích tâm lý nhân vật
là nghệ thuật phát hiện sự phong phú phức tạp, vận động của các mối liên hệ
của cá nhân con ngời với thế giới xung quanh[5]. Nếu vậy chứng tỏ Truyện
Kiều đã đạt đến trình độ phân tích tâm lý cao. Thuý Kiều hầu nh bao giờ
cũng xuất hiện trong một phức hợp tâm lý mà chỉ có quá trình độc thoại nội
tâm mới có thể diễn tả đợc sự phức tạp và chồng chéo đó.
Sau cuộc gặp gỡ đầu tiên, mối tình đầu đột ngột xâm chiếm trái tim
khao khát cuộc sống của Thuý Kiều xuất hiện đồng thời với nỗi cảm thơng
thân thế của ngời thiếu nữ bất hạnh không quen biết:
Một mình lặng ngắm bóng nga,
Rộn đờng gần với nỗi xa, bời bời.
Ngời mà đến thế thì thôi,
Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi.
Ngời đâu gặp gỡ làm chi,
Trăm năm biết có duyên gì hay không.
Ngổn ngang trăm mối bên lòng,
Nên câu tuyệt diệu ngụ trong tính tình.
Nh vậy, khi Thuý Kiều một mình ngồi lặng ngắm bóng nga Nguyễn
Du để cho Thuý Kiều phải đối diện một lúc cả Đạm Tiên lẫn Kim Trọng.

- 19 -

_________________________
Luận Văn Tốt Nghiệp Hoàng Cẩm Nhung - 39A2 Khoa ngữ văn - đh
vinh


Nguyễn Du để cho Kiều ngồi một mình để tự đối thoại với lòng mình, nói lên

những tiếng nói tâm trạng. Thuý Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân lại không có
những điều này, những lúc nh vậy thì Thanh Tâm Tài Nhân lại để cho Thuý
Kiều làm thơ.
Tâm lý nhân vật Thuý Kiều đợc thể hiện rõ ở mỗi lần Thuý Kiều suy
nghĩ về số phận của mình, về tình yêu của mình. Đoạn Thuý Kiều ở lầu xanh
lần thứ nhất là sự cảm thụ thấm thía giữa các yếu tố đối lập: Quá khứ hiện
tại, truy hoan chán chờng, ồn ào, tấp nập cô đơnBiểu hiện sự giằng
xé kịch liệt trong tâm hồn một con ngời có bản ngã trong sạch vốn sống một
cuộc đời:
Êm đềm trớng rủ màn che,
Tờng đông ong bớm đi về mặc ai.
mà nay phải dấn thân vào chốn tận cùng nhơ bẩn. Nguyễn Du đã tạo cho Thuý
Kiều có thời gian ngồi suy ngẫm đối diện với chính mình để suy nghĩ về
những việc mình đã làm, nghĩ về thân phận của mình về cuộc sóng gió trong
sổ đoạn trờng mà mình đã một phần trải qua. Song đoạn này nó lại không có
trong Kim Vân Kiều truyện.
Nàng tự xót mình, cảm thơng cho số phận nghiệt ngã của mình để rồi ý
thức đợc sự nhục nhã ê chề:
Xót mình cửa các buồng khuê,
Vỡ lòng học lấy những nghề nghiệp hay.
Khéo là mặt dạn mày dày,
Kiếp ngời đã đến thế này thì thôi.
Thơng thay thân phận lạc loài,
Dẫu sao cũng ở tay ngời biết sao.
Nàng sống một cuộc sống ồn ào, vui vẻ nhng lại là vui gợng, lại là cời ra nớc

- 20 -

_________________________
Luận Văn Tốt Nghiệp Hoàng Cẩm Nhung - 39A2 Khoa ngữ văn - đh

vinh


mắt để rồi nàng nhận lấy cái gì - nhận lấy một nỗi cô đơn:
Biết bao bớm lả ong lơi,
Cuộc say đầy tháng trận cời suốt đêm.
Dập dìu lá gió cành chim,
Sớm đa Tống Ngọc, tối tìm Trờng Khanh.
Khi tỉnh rợu,lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thơng mình xót xa.
Trong lúc đang nghĩ về số phận của mình thì Thuý Kiều của Nguyễn
Du cũng nghĩ đến cha mẹ nghĩ đến ngời yêu,nghĩ xem cái duyên đứt đoạn của
mình đã đợc nối cha và cả nghĩ đến Đạm Tiên và hội đoạn trờng. Khi để cho
nhân vật độc thọai thì đã thể hiện đợc những tâm lý phức hợp, những ý nghĩ
chồng chéo, chứng tỏ sự phong phú trong tâm hồn Thuý Kiều. Đây là một sự
sáng tạo của Nguyễn Du. Nguyễn Du đã sáng tạo ra một bức tranh nhớ nhung
để nói lên cuộc sống của nhân vật. Qua những lời độc thoại nội tâm Thuý
Kiều đã có những lúc thể hiện đợc nỗi nhớ cha mẹ, nhớ ngời yêu.Và tất cả có
đến bảy lần và là bảy lần diễn tả tâm trạng cũng là biểu hiện nội tâm của
Thuý Kiều.Trong bảy lần đó có năm lần nhớ Kim Trọng, hai lần nhớ Thúc
Sinh, lần cuối cùng Thuý Kiều nhớ cả Kim Trọng lẫn Từ Hải. Trong Kim Vân
Kiều truyện chỉ có bốn lần. Nguyễn Du thêm vào nhằm thể hiện thật rõ nội
tâm nhân vật, diễn biến tâm lý của nhân vật.
Chẳng hạn nh lần nhớ đầu tiên mà Nguyễn Du muốn nói là cả một tâm
trạng cô đơn, buồn da diết, canh cánh bên lòng lời thề thốt cũ,nặng trĩu trên
vai bổn phận của kẻ làm con:
Vi lô san sát hơi may,
Một trời thu để riêng ai một ngời.
Dặm khuya ngắt tạnh mù khơi,


- 21 -

_________________________
Luận Văn Tốt Nghiệp Hoàng Cẩm Nhung - 39A2 Khoa ngữ văn - đh
vinh


Thấy trăng mà thẹn những lời non sông.
Rừng thu từng chiếc chăn hồng,
Nghe chim nh nhắc tấm lòng thần hôn.
Lần nhớ đầu tiên này của nàng Thuý Kiều trong Kim Vân Kiều truyện
chỉ là một cái nhớ chung vì chút tình hôn si rủ sạch vì thấy cảnh thơng tình
.(Hồi VIII)
Có thể nói rằng Nguyễn Du đã vơn lên đỉnh cao của nghệ thuật miêu tả tâm lý
nhân vật bằng độc thoại nội tâm qua đoạn Thuý Kiều ở lầu Ngng Bích. ở Kim
Vân Kiều truyện khi buồn nhân vật chỉ biết khóc than và làm thơ mà không để
cho nhân vật tự đối thoại với chính mình để có đợc những đấu tranh giằng xé
nội tâm. Thuý Kiều chỉ nhớ đến KimTrọng và nỗi nhớ ấy chỉ diễn ra trong
chốc lát để nhờng chỗ cho Mời vận bất giai, Thuý Kiều không hề nhớ đến
cha mẹ. Còn ở Truyện Kiều, Nguyễn Du đã để cho nàng nhớ đến Kim Trọng
đầu tiên nhng cũng không quên xót ngời tựa cửa hôm mai
Tởng ngời dới nguyệt chén đồng,
Tin sơng luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai ?
Xót ngời tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ ?
Sâu lại cách mấy nắng ma,
Có khi gốc tử đã vừa ngời ôm.
Qua lời độc thoại nội tâm này Nguyễn Du đã để cho tâm lý của Thuý

Kiều diễn ra theo đúng quy luật của nó. Tâm lý của Thuý Kiều lúc này đó là
tình yêu của nàng giành cho Kim Trọng vẫn đang còn ngọn lửa tình yêu
vẫn đang còn âm ỉ cháy trong lòng. Thuý Kiều đã nhớ về quá khứ đó là những

- 22 -

_________________________
Luận Văn Tốt Nghiệp Hoàng Cẩm Nhung - 39A2 Khoa ngữ văn - đh
vinh


kỷ niệm tình yêu êm đẹp, nhớ lại những lời thề gắn bó sắt son giữa nàng với
Kim Trọng.
Chính từ những đoạn độc thoại nội tâm đã thể hiện đợc sự phát triển
tâm lý mang tính lô gích của nhân vật.
Ngoài việc miêu tả tâm lý nhân vật thông qua những lời độc thoại nội
tâm nhân vật, Nguyễn Du còn thể hiện nội tâm nhân vật thông qua các đoạn
miêu tả thiên nhiên. Thiên nhiên đã trở thành thiên nhiên của tâm trạng, thiên
nhiên trữ tình, biết đau khổ vui buồn băn khoăn day dứt cùng nhân vật. Đây
cũng là điểm khác nhau giữa thiên nhiên trong tác phẩm của truyện thơ và
thiên nhiên trong tác phẩm tiểu thuyết chơng hồi.
Thuý Kiều là nhân vật đợc Nguyển Du chú ý nhất khi sử dụng thiên
nhiên để bộc lộ tâm trạng. Nguyển Du là ngời ý thức đợc rằng thiên nhiên là
một dạng tồn tại của con ngời, gắn bó với con ngời, bởi:
Cảnh nào cảnh chẵng đeo sầu,
Ngòi buồn cảnh có vui đâu bao giờ.
Cảnh vật thiên nhiên đã trở thành một thứ thớc đo cuộc sống của Thuý
Kiều là sự tổng hợp hài hoà và kín đáo tâm lý Thuý Kiều. Trong Truyện Kiều,
Thuý Kiều cũng là nhân vật đối diện với thiên nhiên nhiều nhất, thiên nhiên
dồn tất cả cho Thuý Kiều. Ngay cả những lúc Thuý Kiều không đứng một

mình nhng thiên nhiên vẫn dành cho Thuý Kiều. Điều này trong Kim Vân
Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân lại hoàn toàn khác. Trong suốt cuốn
tiểu thuyết không hề có một câu tả thiên nhiên.
Thiên nhiên trong Truyện Kiều đợc mở đầu bằng một buổi sáng mùa
xuân tơi vui. Trong cảnh đó Kim Trọng gặp Thuý Kiều và là một khung cảnh
gần nh thần tiên và giã từ nhau trong một buổi chiều bất tử.
Cỏ non xanh rợn chân trời,

- 23 -

_________________________
Luận Văn Tốt Nghiệp Hoàng Cẩm Nhung - 39A2 Khoa ngữ văn - đh
vinh


Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Và:
Dới cầu nớc chảy trong veo,
Bên cầu, tơ liễu bóng chiều thiết tha.
Thiên nhiên đẹp nh vậy nhng lại đợc Thanh Tâm Tài Nhân miêu tả
trong Kim Vân Kiều truyện là Thuý Kiều thấy Kim Trọng vẻ ngời hào hoa
phong nhã rong ngựa tiến đến còn cảnh chia tay thì nhng vì ngại Vơng
Quan không tiện đứng lâu, đành chào hỏi qua loa, rồi từ biệt.
Tiếng nói của thiên nhiên là tiếng nói góp phần đắc lực vào việc bộc lộ
nội tâm. Đây là mục đích mà Nguyễn Du đang hớng tới.
Thiên nhiên trong Truyện Kiều là một phơng tiện để miêu tả nội tâm, phản
ánh tâm trạng. Thuý Kiều đã cần thiên nhiên trợ giúp để miêu tả nội tâm. Đó
là khi Thuý Kiều có nhiều khó nói, khó bộc lộ, đây là lúc thiên nhiên xuất
hiện. Bởi vì tâm hồn con ngời muốn tràn ra khỏi mình, hoà lẫn vào một cái
khác, ngôn ngữ con ngời bất lực và thiên nhiên bổ sung cho nó.

Trong Truyện Kiều đoạn Thuý Kiều và các em đi chơi tiết Thanh Minh
gặp Kim Trọng cho đến khi Kim Trọng dọn sang nhà trọ có 241 câu mà đã có
60 câu tả cảnh thiên nhiên để nói hộ tâm trạng của Thuý Kiều, một cách đầy
đủ, thiên nhiên đã nói hộ lòng ngời - một tâm trạng vui vẻ, nuối tiếc của Thuý
Kiều khi phải xa Kim Trọng:
Đủ điều trung khúc ân cần,
Lòng xuân phơi phới, chén xuân tàng tàng.
Ngày vui ngắn chẳng tày gang,
Trông ra ác đã ngậm gơng non đoài.
hay tâm trạng rạo rực khi đến với tình yêu:
Cửa ngoài vội rủ rèm the,

- 24 -

_________________________
Luận Văn Tốt Nghiệp Hoàng Cẩm Nhung - 39A2 Khoa ngữ văn - đh
vinh


Xăm xăm băng lối vờn khuya một mình.
Nhặt tha gơng rọi đầu cành,
Ngọn đèn trông lọt, trớng huỳnh hắt hiu.
Đoạn Kiều ở lầu Ngng Bích có 22 câu tả cảnh thiên nhiên thì cũng là 22
câu thể hiện nội tâm của Thuý Kiều. Khi đối diện với cảnh vật Thuý Kiều
sống sâu sắc với tâm trạng cá nhân và khi đó Thuý Kiều mới thể hiện một
cách đầy đủ và chính xác tâm sự của mình.
Tâm trạng Thuý Kiều thay đổi, lúc Kim Trọng hiện ra rực rỡ nên đã biến hẳn
cảnh vật. Thiên nhiên đã phản ánh rất sát sự thay đổi tâm trạng của Thuý
Kiều, Một vùng nh thể cây quỳnh cành giao. Rồi sau đó là một buổi chiều
mong nhớ Gió chiều nh giục cơn buồn.

Nguyễn Du còn nhờ thiên nhiên để nói lên tâm lý, tâm trạng Thuý Kiều
tiếng nói biệt ly, nhớ mong, lo lắng đợi chờ. Mỗi lần ly biệt hai ngời sẽ đối
diện với tình huống mới và lúc này thiên nhiên xuất hiện. Trong cảnh chia ly
đó có những hình ảnh thiên nhiên nổi bật để nói tới cảnh này đó là: Đờng
ngựa, rừng thu, liễu, trời, trăng, và những hình ảnh này đả tả cảnh ngụ tình.
Ta thấy rõ ở đoạn Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều nhờ thiên nhiên cảnh vật mà đã
bộc lộ đợc diễn biến tâm lý của Thuý Kiều đó là tâm lý của ngời vợ tiễn biệt
chồng đi xa. Cuộc chia ly này đã đợc Vũ Trinh đánh giá là một thiên phú biệt
ly:
Ngời lên ngựa, kẻ chia bào,
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.
Dặm hồng bụi cuốn chinh an,
Trông ngời đã khuất mấy ngàn dâu xanh.
Ngời về chiếc bóng năm canh,
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.

- 25 -

_________________________
Luận Văn Tốt Nghiệp Hoàng Cẩm Nhung - 39A2 Khoa ngữ văn - đh
vinh


×