Tải bản đầy đủ (.doc) (141 trang)

Quy hoạch phát triển giáo dục tiểu học và trung học cơ sở huyện thọ xuân tỉnh thanh hoá đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 141 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh
Đỗ đình khẩn

Quy hoạch phát triển giáo dục tiểu học và
trung học cơ sở huyện thọ xuân Tỉnh thanh
hoá đến năm 2015

Chuyên ngành : Quản lý giáo dục
Mã số : 06.14.05

luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

Vinh- 2009


2

Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục Lục
Danh mục các kí hiệu,các chữ viết tắt
CHNG I:

Mục lục

M U
C S Lí LUN CA QUY HOCH PHT TRIN

GIO DC TIU HC V TRUNG HC C S
1.1 Sơ lợc lịch sử nghiên cứu vấn đề


1.2. Vị trí vai trò và nhiệm vụ của giáo dục Tiểu Học ,THCS trong hệ thống giáo dục
quốc dân và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội
1.3. Một số khái niệm cơ bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.4. Quy hoạch phát triển giáo dục Tiểu Học và THCS
1.5. Vai tò dự báo trong xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục
1.6. Phơng pháp xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục TH và THCS
1.7. Những nhân tố ảnh hởng đến quy hoạch phát triển giáo dục TH và THCS.
CHNG 2: THC TRNG GIO DC TIU HC V TRUNG HC C S
HUYN TH XUN - THANH HO
2.1. Đặc điểm địa lí,kinh tế, xã hội của huyện Thọ Xuân
2.2. Thực trạng về phát triển giáo dục TH và THCS Huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá.
2.3.Nhận xét đánh giá chung
CHNG 3: QUY HOCH PHT TRIN GIO DC TIU HC V TRUNG
HC C S HUYN TH XUN TNH THANH HO N NM 2015
3.1.Những cơ sở để xây dựng quy hoạch phát triển
3.2. Dự báo quy mô học sinh TH và THCS Huyện Thọ Xuân ,Tỉnh Thanh Hoá đến
năm 2015
3.3. Quy hoạch các điều kiện phát triển giáo dục TH và THCS huyện Thọ Xuân, Tỉnh
Thanh Hoá đến năm 2015
3.4. Những biện pháp cơ bản để thực hiện quy hoạch
3.5 Khảo nghiệm về mặt nhận thức tính đúng đắn và khả thi của các biện pháp thực
hiện quy hoạch.
KT LUN V KIN NGH
TI LIU THAM KHO
PH LC LUN VN


3

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Về lý luận:
Trong những thập niên đầu thế kỷ XXI Cuộc cách mạng Khoa học công
nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế tri thức.
Giáo dục trong thế kỷ XXI phải thực hiện được sứ mệnh chuẩn bị nguồn nhân lực
có chất lượng. Điều này đòi hỏi giáo dục phải có chiến lược phát triển đúng
hướng, hợp quy luật, xu thế và xứng tầm thời đại.
Ở Việt Nam, Đảng và nhà nước khẳng định : Giáo dục đào tạo là quốc sách
hàng đầu. Hội nghị lần hai ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam
khoá VIII đã khẳng định : Tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH- HĐH)
đất nước phải dựa vào GD- ĐT; KH- CN. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định “ Phát triển giáo dục là một trong
những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH- HĐH , là điều kiện phát huy
nguồn nhân lực con người- Yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế
nhanh và bền vững” [ 17, tr.25]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng
cộng sản Việt Nam (tháng 4/2006), đã đánh giá rất cao những đóng góp của GDĐT trong hai mươi năm đổi mới của đất nước, đồng thời chỉ rõ: “Trong những
năm tới phải phấn đấu quyết liệt để lĩnh vực này thực sự phát huy vai trò quốc
sách hàng đầu thông qua việc đổi mơí toàn diện giáo dục đào tạo,phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam” [ 18, tr 25]. Chiến
lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001- 2010 đã được thủ tướng chính phủ phê
duyệt theo Quyết định số 201/2001/QĐ-TT ngày 28/12/2001 ghi rõ “ Tăng cường
chất lượng của công tác kế hoạch, tiến hành dự báo thường xuyên và tăng cường
cung cấp thông tin và nhu cầu nhân lực của xã hội cho các ngành , các cấp, các cơ
sở giáo dục để điều tiết quy mô, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo cho phù
hợp với nhu cầu sử dụng” [ 4, tr.34].


4

Quy hoạch giáo dục- đào tạo là một bộ phận của quy hoạch KT- XH nhằm

đáp ứng nguồn nhân lực để thực hiện mục tiêu phát triển KT- XH. Muốn xây dựng
quy hoạch phát triển giáo dục- đào tạo đảm bảo sự cân đối về quy mô, cơ cấu, phù
hợp với sự phát triển KT- XH, có tính khả thi cao thì trước hết phải có quy hoạch
giáo dục- đào tạo.
Định hướng phát triển GD- ĐT trong thời kì CNH- HĐH theo tinh thần nghị
qụyết TW2(khoá VIII) đặt ra mục tiêu: “ ...Hoàn thành phổ cập giáo dục Trung
học cơ sở( THCS) vào năm 2010 và Trung học phổ thông(THPT) vào năm
2020....”. Vì vậy, giáo dục trung học đòi hỏi phải lập được quy hoạch vµ kế hoạch
phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu chung của GD- ĐT cả nước, đồng thời phải phù
hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của từng địa phương.
Một trong các nội dung quan trọng của quản lý Nhà nước về giáo dục là
"xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát
triển giáo dục" (Điều 99 Luật Giáo dục). Điều đó chứng tỏ việc dự báo, lập quy
hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục là một trong những chức năng quản lý quan
trọng hàng đầu mà các cấp quản lý giáo dục nói chung, Uỷ ban nhân dân cấp
huyện nói riêng phải hết sức quan tâm. Chính vì thế Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 2 (khoá VIII) khẳng định và chỉ rõ rằng: Một trong những giải pháp quan
trọng để đổi mới công tác quản lý giáo dục là phải "Tăng cường công tác dự báo
và kế hoạch hoá sự phát triển giáo dục”. Thế nhưng hiện nay, trên địa bàn toàn
tỉnh Thanh Hoá, việc "Xây dựng quy hoạch, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch chưa
theo kịp yêu cầu, chất lượng thấp, tầm nhìn hạn chế. Quản lý quy hoạch chưa chặt
chẽ, triển khai thực hiện thiếu đồng bộ”. [ 13 , tr 10]. Chính vì vậy, nhiệm vụ của
ngành GD- §T là phải "Khẩn trương hoàn chỉnh quy hoạch phát triển giáo dục và
đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội”. [ 13 , tr 25].
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Việc vận dụng các phương pháp qui hoạch của mỗi tỉnh, thành phố, mçi
huyÖn mang những sắc thái riêng.


5


Thọ Xuân là một huyện còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển KT- XH,
chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tự lực cánh sinh là chính. Mặc dù còn nhiều khó
khăn như vậy. Song, trong những năm qua GD - ĐT huyện Thọ Xuân đã không
ngừng vươn lên dành được kết quả đáng tự hào, liên tục là một trong những huyện
dẫn đầu về giáo dục trong toàn tỉnh. Bên cạnh những thành tựu đó, GD - ĐT Thọ
Xuân còn bộc lộ nhiều bất cập. Một trong những nguyên nhân chính đó là thiếu sự
chuẩn bị kỹ càng, thiếu sự định hướng rõ ràng cho tương lai. Hay nói cách khác
huyện Thọ Xuân còn thiếu sự qui hoạch phát triển GD- ĐT dài hạn cho tất cả các
cấp học.
Thực trạng ấy cần phải được giải quyết, bởi lẽ có làm tốt công tác quy hoạch
mới tạo ra được hướng đi đúng đắn, chuẩn bị được những tiền đề cần thiết về mọi
mặt nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đảm bảo sự phát triển hài hoà,
cân đối, phù hợp giữa các vùng miền trong huyện , tạo ra được điều kiện và cơ sở
ban đầu thuận lợi để phát triển con người toàn diện.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài "Quy
hoạch phát triển giáo dục tiểu học và trung học cơ sở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh
Hoá đến năm 2015” làm luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên ngành Quản lý Giáo
dục, Mã số 60.14.05 và hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần tham mưu về
công tác phát triển giáo dục huyện Thọ Xuân với các cấp lãnh đạo huyện.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
X©y dùng Quy hoạch ph¸t triển gi¸o dục TH và THCS huyện Thọ Xu©n, tỉnh
Thanh Ho¸ đến năm 2015 nh»m ®Þnh híng cho viÖc n©ng cao chÊt lîng gi¸o dôc.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Hệ thống giáo dục TH, THCS huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Quy hoạch phát triển giáo dục tiểu học và THCS huyện Thọ Xuân, tỉnh
Thanh Hoá đến năm 2015.



6

4. GI THUYT KHOA HC
Nếu giáo dục TH và THCS Huyện Thọ Xuân đợc phát triển theo quy hoạch
thì sẽ góp phần nâng cao chất lợng giáo dục.
5. NHIM V NGHIấN CU
5.1.Nghiờn cu c s lớ lun ca ti:
H thng hoỏ c s lý lun v qui hoch phỏt trin núi chung v qui hoch
phỏt trin giỏo dc TH - THCS núi riờng.
5.2. Nghiờn cu c s thc tin ca ti
Phõn tớch, ỏnh giỏ thc trng giỏo dc TH, THCS ca huyn Th Xuõn,
tnh Thanh Hoỏ.
5.3. xut quy hoch:
Xõy dng quy hoch phỏt trin giỏo dc TH v THCS n nm 2015 v
xut mt s bin phỏp thc hin.
6. PHNG PHP NGHIấN CU
trin khai nghiờn cu ti chỳng tụi s dng 3 nhúm phng phỏp sau:
6.1. Nhúm phng phỏp nghiờn cu lý lun:
Nghiờn cu, tng hp, phõn loi cỏc ch th, ngh quyt ca ng, ca Nh
nc, ca ngnh G- T, ca a phng v cỏc ti liu khoa hc cú liờn quan
n vn nhm tng quan c s lý lun nghiờn cu ca ti.
6.2. Nhúm cỏc phng phỏp nghiờn cu thc tin:
S dng cỏc phng phỏp kho sỏt, phng phỏp iu tra tỡnh hỡnh thc tin
v thu thp cỏc s liu cú liờn quan n ti nghiờn cu thụng qua cỏc phiu iu
tra v phng vn trc tip.
Phng phỏp chuyờn gia.
6.3. Nhúm cỏc phng phỏp khỏc:
Cỏc phng phỏp d bỏo quy mụ giỏo dc - o to v s dng phng
phỏp thng kờ toỏn hc x lý kt qu nghiờn cu.

7. PHM VI NGHIấN CU


7

Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề quy hoạch phát triển giáo dục TH, THCS
trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2015.
8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài thực hiện thành công sẽ giúp cho giáo dục huyện Thọ Xuân có một
quy hoạch phát triển hoàn chỉnh đến năm 2015 theo mục tiêu đổi mới chương trình
giáo dục phổ thông để có kế hoạch điều chỉnh cơ cấu đội ngũ giáo viên, cân đối
nguồn ngân sách, phân bố mạng lưới trường lớp v.v…, góp phần thực hiện mục
tiêu phát triển KT - XH của huyện Thọ Xuân đến năm 2015.
9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của quy hoạch phát triển giáo dục tiểu học và
THCS.
Chương 2: Thực trạng giáo dục tiểu học và THCS huyện Thọ Xuân, tỉnh
Thanh Hoá.
Chương 3: Quy hoạch phát triển giáo dục tiểu học, trung học cơ sở huyện
Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2015.
Cuối luận văn có danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Quy hoạch phát triển giáo dục nói chung, quy hoạch phát triển giáo dục tiểu
học và trung học cơ sở nói riêng, có một tầm quan trọng đặc biệt, do vậy vấn đề
này đã được nhiều nhà khoa học như cố Giáo sư Hà Thế Ngữ, Tiến sĩ Đỗ Văn
Chấn, Tiến sĩ Nguyễn Công Giáp… nghiên cứu và có nhiều đóng góp quan trọng.

Có thể nêu ra đây một số công trình tiêu biểu:


8

Trong tập bài giảng cho học viên cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục
chuyên đề "Quy hoạch phát triển giáo dục", Tiến sĩ Đỗ Văn Chấn đã trình bày một
cách hệ thống nhiều vấn đề lí luận quan trọng liên quan đến vấn đề quy hoạch như
vị trí, vai trò của công tác dự báo, quy hoạch; những nhân tố ảnh hưởng đến quy
hoạch phát triển giáo dục; phương pháp quy hoạch phát triển giáo dục …
Vấn đề cũng được nhiều nhà quản lý giáo dục cấp Sở, Phòng giáo dục ở
khắp ba miền Bắc, Trung, Nam quan tâm khảo sát và thực hiện. Trong đó có nhiều
công trình rất công phu, có giá trị thực tiễn lớn. Có thể kể ra đây một số công trình
tiêu biểu như công trình của tác giả Lê Khánh Tuấn về "xây dựng quy hoạch phát
triển giáo dục phổ thông tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ từ 2001 đến 2010". Công
trình của tác giả Triệu Lê Vinh về "Quy hoạch phát triển giáo dục tiểu học và
trung học cơ sở huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010". Tuy nhiên, mặc
dù đã đầu tư rất công phu, hầu hết các công trình khảo sát thực tiễn mới dừng lại
việc quy hoạch bề nổi, thiên về số lượng, ít có công trình nghiên cứu chiều sâu
nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả của hệ thống giáo dục được
khảo sát và quy hoạch
Riêng vấn đề quy hoạch phát triển giáo dục TH và THCS huyện Thọ Xuân,
tỉnhThanh Hoá đến nay vẫn chưa có ai nghiên cứu vấn đề này.
1.2. VỊ TRÍ VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA GIÁO DỤC TH, THCS TRONG
HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
1.2.1. Vị trí, vai trò của giáo dục - đào tạo nói chung và giáo dục phổ thông nói
riêng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
Giáo dục ra đời và đồng hành cùng sự phát triển của xã hội loài người và
loài người cũng sớm nhận ra sự cần thiết của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế

- xã hội. Các Mác, vị lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản, ngay từ thế kỷ XIX đã
tiên đoán về việc trong tương lai, một ngày không xa, khoa học kỹ thuật sẽ trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp và chính giáo dục sẽ là nhân tố để tạo ra lực


9

lượng sản xuất đó. Tiên đoán của Mác trong vài thập niên trở lại đây đã trở thành
hiện thực. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế xã hội đã sang một trang
mới. Trong nền kinh tế tri thức "Các quốc gia muốn có tăng trưởng và phát triển
kinh tế nhất thiết phải đầu tư cho giáo dục - đào tạo, phát triển khoa học công
nghệ. Đầu tư cho giáo dục - đào tạo và phát triển khoa học công nghệ là nhằm thay
đổi tận gốc lực lượng sản xuất, tạo ra năng suất, chất lượng sản phẩm cao hơn, là
đầu tư chiều sâu" [10, tr30].
Giáo dục phổ thông là nền tảng của nền giáo dục quốc gia, là nơi xây dựng
nền móng văn hoá tương lai cho dân tộc. Giáo dục phổ thông giữ vai trò đặc biệt
quan trọng trong việc góp phần xây dựng nền văn hoá mới, cải tạo giống nòi, tạo
dựng mặt bằng dân trí, nâng cao chỉ số phát triển người (HDI) cho đất nước.
1.2.2. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của giáo dục TH và THCS
1.2.2.1. Giáo dục Tiểu học "là bậc học bắt buộc đối với mọi trẻ em từ 6 đến 14
tuổi, được thực hiện trong 5 năm học, từ lớp 1 đến lớp 5. Tuổi của học sinh vào
học lớp 1 là 6 tuổi". Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng, có nhiệm vụ giúp học
sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho việc phát triển năng lực toàn diện của trẻ
em.
1.2.2.2. Giáo dục trung học cơ sở
THCS là cấp cơ sở của bậc trung học (bao gồm trung học phổ thông, trung
học chuyên nghiệp, dạy nghề), tạo điều kiện cho phân luồng và liên thông giữa
giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp. Giáo dục THCS có nhiệm vụ giúp
học sinh củng cố và phát triển những kết quả của GDTH, giúp các em có trình độ
học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật, hướng nghiệp để

tiếp tục học THPT, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Giáo dục TH và THCS có một điểm giống nhau cơ bản là cả hai cấp học này
đều là cấp học phổ cập. Theo đó cả hai cấp học được nhà nước "đảm bảo các điều
kiện phổ cập giáo dục trong cả nước" và "mọi công dân trong độ tuổi quy định có
nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập", "gia đình có trách nhiệm và tạo


10

iu kin cho cỏc thnh viờn ca gia ỡnh trong tui quy nh c hc tp t
trỡnh giỏo dc ph cp" [33, tr13].
Giỏo dc TH, THCS cú mt vai trũ ht sc quan trng trong vic to tin
tin ti ph cp THPT vo nm 2020.
1.3. MT S KHI NIM C BN Cể LIấN QUAN N VN
NGHIấN CU
1.3.1. Quy hoch
Trờn th gii, quy hoch ó c nhiu nc khng nh l cú ý ngha quan
trng c trờn hai bỡnh din lý lun v thc tin. Quy hoch to ra nhng c s khoa
hc cho vic hoch nh cỏc chớnh sỏch v xõy dng cỏc chng trỡnh phỏt trin
KT - XH c th ca mi quc gia. Tuy nhiờn, mi quc gia, cú mi cỏch xỏc
nh ni hm v khỏi nim ny nờn hin cú nhiu cỏch hiu v quy hoch:
Vit Nam theo T in Ting Vit do Vin nghiờn cu Ngụn ng hc
xut bn nm 1998 thỡ: "Quy hoch l s b trớ, sp xp ton b theo mt trỡnh t
hp lý trong thi gian lm c s cho vic lp k hoch di hn". T in bỏch khoa
Vit Nam do nh xut bn T in bỏch khoa xut bn nm 2003 gii thớch rừ hn:
"Quy hoch l s phõn b v sp xp cỏc hot ng v cỏc yu t sn xut, dch v
v i sng trờn mt a bn lónh th (quc gia, vựng, tnh, huyn, ) cho mt
thi k trung hn, di hn (cú chia cỏc giai on) c th hoỏ chin lc phỏt
trin kinh t - xó hi trờn lónh th, theo thi gian v l c s lp cỏc k hoch
phỏt trin" (tp 3, tr616).

Quy hoạch là sự sắp xếp, phát triển sự vật và hiện tợng theo những mục
tiêu , chức năng xác định PGS.TS. Nguyễn Bá Minh, bài giảng Dự báo Quy
hoạch và kế hoạch giáo dục, Trờng Đại học Vinh.
T cỏc khỏi nim trờn cú th hiu quy hoch l bc c th hoỏ chin lc
mc ton h thng, ú l k hoch hnh ng mang tớnh tng th, thng nht
vi chin lc v mc ớch, yờu cu v l cn c xõy dng k hoch.
1.3.2. Phỏt trin


11

Phát triển là sự biến đổi một cách nhảy vọt về chất trên cơ sở tích luỹ số lợng, chất ở đây đợc hiểu là quy luật, điều đó có nghĩa là phát triển tạo ra chất lợng
mới, phát triển có nghĩa là sự vật và hiện tợng vận hành theo quy luật mới và tạo ra
giá trị mới.
- Phỏt trin bao gi cng gn lin vi s xut hin cỏi mi. Cỏi mi khụng
phi l mt cỏi gỡ ú cú thờm t lờn cỏi c m cỏi mi l mt cu trỳc mi, cu
trỳc mi ny s quy nh c ch, quy lut hot ng ca s vt v hin tng. Nh
th khi mun phỏt trin s vt v hin tng no ú cn tỏi cu trỳc li to nờn
c cu mi.
- ng lc ca s phỏt trin l s u tranh nhm gii quyt nhng mõu
thun gia cỏc mt i lp, nm ngay trong bn thõn s vt v hin tng.
Phỏt trin cú im ging vi tng trng l u cựng hm cha ý ngha v
s tng lờn, i lờn. Song, phỏt trin khỏc vi tng trng ch: s tng trng n
thun cha phi l phỏt trin. Mun cú s phỏt trin thỡ trong quỏ trỡnh tng trng
phi bo m tớnh cõn i, tớnh hiu qu v tớnh mc tiờu. Tng trng trc mt
phi t c s cho tng trng trong tng lai thỡ s tng trng ú mi to iu
kin cho phỏt trin.

Phỏt trin nhm vo ba mc tiờu c bn: phỏt trin con


ngi ton din, bo v mụi trng, to ra hũa bỡnh v n nh chớnh tr.
S phỏt trin giỏo dc cng cha ng cỏc c thự tng t. Tuy nhiờn theo
cỏch trỡnh by trờn thỡ s phỏt trin giỏo dc cũn l phng tin, iu kin cho s
phỏt trin núi chung. S phỏt trin giỏo dc cũn bao hm c ý ngha chớnh tr v
liờn quan mt thit vi th ch chớnh tr quc gia.
1.3.3. Quy hoch phỏt trin kinh t - xó hi
Quy hoch phỏt trin KT - XH bao gm quy hoch phỏt trin KT - XH c
nc, quy hoch phỏt trin cỏc ngnh, lnh vc v quy hoch phỏt trin KT - XH
mt a bn lónh th. Quy hoch phỏt trin KT-XH ca mt a phng l bn
lun chng khoa hc v phỏt trin KT-XH

Quy hoch gúp phn thc hin ng

li phỏt trin, cung cp c s khoa hc v thc tin cho vic ra quyt nh, hoch
nh cỏc chớnh sỏch, phc v cho vic xõy dng k hoch; ng thi lm nhim v


12

điều khiển, điều chỉnh trong công tác quản lý, chỉ đạo. Quy hoạch là bước cụ thể
hoá của chiến lược, còn kế hoạch là bước cụ thể hoá của quy hoạch. Mối quan hệ
giữa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được thể hiện qua mô hình sau:
Chiến lược

Quy hoạch

Kế hoạch

Như vậy, chiến lược và quy hoạch là căn cứ, là tiền đề của kế hoạch. Chất
lượng kế hoạch có được nâng cao, phù hợp với yêu cầu phát triển KT - XH và đảm

bảo sự quản lý vĩ mô của nhà nước hay không chính là do khâu xây dựng quy
hoạch góp phần quyết định.
Giáo dục nằm trong hệ thống KT - XH. Quy hoạch phát triển giáo dục thuộc
loại quy hoạch phát triển ngành và lĩnh vực, là một bộ phận không thể tách rời của
quy hoạch phát triển KT - XH.
Quy hoạch phát triển giáo dục là bản luận chứng khoa học về quan điểm,
mục tiêu, phương hướng, những giải phá phát triển và phân bố hệ thống GD - ĐT
trong đó đặc biệt chỉ rõ yêu cầu nâng cao chất lượng GD - ĐT, phát triển đội ngũ
cán bộ, lực lượng giáo viên và phân bố hệ thống GD - ĐT theo các bước đi và
không gian đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện con người và phát triển KT - XH
của đất nước.
1.3.4. Mối quan hệ giữa quy hoạch với một số vấn đề có liên quan
1.3.4.1. Mối quan hệ giữa quy hoạch với những vấn đề liên quan như: dự báo,
đường lối, chiến lược, kế hoạch:
+ Dự báo là công cụ, phương tiện cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch.
Kết quả dự báo là cơ sở khoa học cho việc vạch ra những chiến lược phát triển.
+ Chiến lược là nền tảng để xây dựng quy hoạch. Nếu chiến lược là cách để
thực hiện các mục tiêu trong điều kiện nguồn lực cho phép, trong không gian và
thời gian nhất định thì quy hoạch là sự cụ thể hoá chiến lược, là giải pháp, cách
thức sắp xếp, bố trí thực hiện chiến lược đã định nhằm đạt được mục tiêu của
chiến lược.


13

+ Quy hoạch là cơ sở để các kế hoạch được xây dựng và thực hiện. Trong
quy hoạch, kế hoạch thực hiện và các mục tiêu gắn liền với nhau tạo nên sự đồng
bộ, cân đối và hỗ trợ lẫn nhau.
+ Kế hoạch là sự cụ thể hoá của quy hoạch. Mục tiêu trong kế hoạch là
nhằm thực hiện từng nội dung của quy hoạch và thường được thực hiện trong

không gian hẹp, thời gian ngắn (khoảng từ 1 đến 2 năm).
Quy hoạch là bước cụ thể hoá của chiến lược, còn kế hoạch là bước cụ thể
hoá của quy hoạch. Nếu mục tiêu của chiến lược là mục tiêu tổng quát mà hệ
thống KT - XH hoặc tiểu hệ thống phải đạt trong vòng 10 năm hoặc 20 năm, thì
trong quy hoạch mục tiêu tổng quát được phân hoạch thành hệ thống các mục tiêu
cho từng giai đoạn và bố trí sắp xếp nguồn lực hợp lý để thực hiện các mục tiêu ấy.
Mối quan hệ giữa đường lối, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và dự báo
được biểu diễn theo sơ đồ 1.1.
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa đường lối, chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch và dự báo
Đường
lối

Chiến
lược

QUY HOẠCH

Kế hoạch

Dự báo
1.3.5. Những yêu cầu và nguyên tắc cơ bản của quy hoạch
1.3.5.1. Những yêu cầu cơ bản của quy hoạch


14

* Việc xây dựng quy hoạch phải giúp cho các cơ quan lãnh đạo và quản lý
có căn cứ khoa học để đưa các chủ trương, kế hoạch, giải pháp hữu hiệu để điều
hành quá trình phát triển KT - XH.

* Quy hoạch phải đảm bảo yêu cầu của nền kinh tế, tiến bộ khoa học công
nghệ và yêu cầu phát triển nhanh, bền vững.
* Quy hoạch là một quá trình động, có trọng điểm trong từng thời kỳ. Do đó
quy hoạch phải đề cập được nhiều phương án, thường xuyên cập nhật, bổ sung tư
liệu cần thiết để có giải pháp kịp thời điều chỉnh cho phù hợp tình hình thực tế; tìm
ra giải pháp giải quyết các mâu thuẫn và tính tới những vấn đề đã, đang và sẽ nảy
sinh nhằm đảm bảo sự phát triển hài hoà của hệ thống (tự nhiên, KT - XH).
* Quy hoạch là kết quả của quá trình nghiên cứu đề xuất và lựa chọn các
giải pháp khác nhau cho các nhiệm vụ khác nhau.
* Phải tiến hành thường xuyên, điều chỉnh nhiều lần, cập nhật kịp thời.
1.3.5.2. Nguyên tắc cần đảm bảo khi xây dựng quy hoạch
- Quy hoạch mới cần có sự kế thừa quy hoạch cũ; cần lựa chọn và sử dụng
những phần của quy hoạch cũ đang còn phát huy tác dụng; tránh phủ định sạch
trơn cái cũ.
- Quy hoạch phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế và có tính khả thi; hài hoà
giữa yêu cầu phát triển và khả năng thực hiện. Kết hợp giữa phát triển trọng điểm với
toàn diện, giữa sự hoàn thiện tương đối của toàn hệ thống với sự chưa hoàn thiện của
một số phân hệ, giữa sự kết hợp định tính và định lượng.
- Khi xây dựng quy hoạch cần căn cứ vào định hướng phát triển KT - XH của
cả nước và khu vực, của từng địa phương, đồng thời trên cơ sở phân tích thực trạng
của tình hình dưới sự tác động qua lại của các yếu tố bên trong cũng như các yếu tố
bên ngoài để đưa ra một mô hình triển vọng phù hợp, cân đối.
1.4 QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ THCS.
1.4.1. Khái niệm chung về quy hoạch phát triển ngành GD- ĐT.


15

Từ quan niệm chung về quy hoạch phát triển KT - XH, ta thấy quy hoạch
phát triển GD - ĐT thuộc quy hoạch phát triển các ngành và là một bộ phận cấu

thành, không thể thiếu của quy hoạch phát triển KT - XH nói chung.
Quy hoạch phát triển ngành GD - ĐT chính là bản luận chứng khoa học quá
trình phát triển của hệ thống giáo dục trong thời kỳ quy hoạch. Trên cơ sở đánh giá
chính xác thực trạng giáo dục, phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu, những
cơ hội, những nguy cơ … quy hoạch phát triển GD - ĐT phải xác định các nguồn
lực từ đó đưa ra các quan điểm, mục tiêu, phương hướng, những giải pháp phân bố
và phát triển toàn bộ hệ thống GD - ĐT trong đó đặc biệt chỉ rõ cách thức phát
triển đội ngũ cán bộ, giáo viên, xây dựng CSVC, nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện phù hợp với khả năng, điều kiện và xu thế thời đại.
1.4.2. Mục đích, yêu cầu của quy hoạch phát triển GD - ĐT
1.4.2.1. Mục đích của quy hoạch phát triển GD - ĐT
Quy hoạch phát triển GD - ĐT nhằm tạo cơ sở khoa học để giúp các nhà
quản lý giáo dục hoạch định chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển cho từng
giai đoạn; từng bước tạo thế chủ động trong điều hành hệ thống giáo dục, tránh
được sự lúng túng, bị động cho lĩnh vực có khả năng giúp nền kinh tế của đất nước
thực hiện chiến lược đi tắt, đón đầu.
1.4.2.2. Yêu cầu của quy hoạch phát triển GD - ĐT
+ Quy hoạch phát triển GD - ĐT phải được xây dựng trên cơ sở cương lĩnh,
đường lối chiến lược phát triển KT - XH của quốc gia và đường lối, chiến lược,
định hướng phát triển GD - ĐT của Đảng và Nhà nước. Cụ thể là phải bám sát
"định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước" được đề cập trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban
chấp hành Trung ương Đảng (Khoá VIII)
+ Quy hoạch giáo dục là một bộ phận không thể thiếy của quy hoạch KT XH, chính vì thế, một mặt nó phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản chung của quy
hoạch, một mặt khác nó phải trở thành cơ sở cho các bộ phận khác của quy hoạch


16

kinh tế xã hội. Điều đó có nghĩa là, nó phải gắn với quy hoạch dân cư, quy hoạch

lao động, quy hoạch vùng kinh tế; Nó phải kết hợp hài hoà giữa ngành và lãnh thổ;
phải đảm bảo sự tương thích với quy hoạch các ngành khác, lấy các ngành khác
làm cơ sở và đồng thời là cơ sở để quy hoạch các ngành khác.
+ Quy hoạch phát triển GD - ĐT phải được xây dựng sao cho các hệ thống
con của hệ thống giáo dục được phát triển cân đối, đồng bộ với nhau, hỗ trợ và
thúc đẩy nhau cùng phát triển, tạo cho hệ thống giáo dục phát triển bền vững.
1.4.3. Nội dung của quy hoạch phát triển GD - ĐT
Nội dung chủ yếu của quy hoạch giáo dục bao gồm:
+ Xác định quy mô học sinh cho từng thời kỳ trong giai đoạn quy hoạch.
+ Quy hoạch về mạng lưới trường lớp
+ Quy hoạch về đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý.
+ Quy hoạch về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng cho sự phát
triển giáo dục.
1.4.4. Quy hoạch phát triển GDTH và THCS địa phương
Quy hoạch phát triển GDTH và THCS địa phương là một bộ phận của quy
hoạch giáo dục - đào tạo trên địa bàn, là bản luận chứng khoa học về dự báo phát
triển và sắp xếp, bố trí theo không gian và thời gian hệ thống này của địa phương.
Nội dung của quy hoạch phát triển GDTH và THCS của địa phương về cơ bản
gồm những thành phần sau:
+ Đánh giá thực trạng hệ thống GDTH và THCS của địa phương
+ Dự báo quy mô học sinh tiểu học và THCS.
+ Quy hoạch mạng lưới trường lớp
+ Quy hoạch các điều kiện phục vụ yêu cầu phát triển trường lớp, gồm:
- Quy hoạch đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý
- Quy hoạch về cơ sở vật chất, trang thiết bị.
+ Xây dựng các biện pháp thực hiện quy hoạch


17


1.5. VAI TRÒ CỦA DỰ BÁO TRONG XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT
TRIỂN GIÁO DỤC .
1.5.1. Vai trò của dự báo, dự báo giáo dục và ý nghĩa của công tác dự báo
Trong sự phát triển của các sự vật hiện tượng nói chung, GD - ĐT nói riêng
có những yếu tố mang tính xác suất, có những yếu tố mang tính ngẫu nhiên. Sự
nhận thức tính chất của những cái có tính quy luật, cái có tính ngẫu nhiên là cơ sở
lý luận quan trọng của dự báo.
V.I.Lê Nin nói: Khi xem xét bất cứ hiện tượng nào, trong sự vận động và
phát triển của nó bao giờ cũng thấy có những vết tích của quá khứ, những cơ sở
của hiện tại và những mầm mống của tương lai. Việc nghiên cứu để phát hiện ra
quy luật của mối quan hệ biện chứng giữa quá khứ, hiện tại và tương lai chính là
cơ sở khoa học của công tác dự báo.
Xét về mặt tính chất thì dự báo chính là khả năng nhìn trước được tương lai
với mức độ tin cậy nhất định và ước tính được những điều kiện khách quan để có
thể thực hiện được những kết quả dự báo đó.
Mục tiêu cuối cùng của công tác dự báo là phải thể hiện được một cách tổng
hợp các kết quả dự báo theo những phương án khác nhau, chỉ ra được xu thế phát
triển của đối tượng dự báo trong tương lai, tạo ra tiền đề cho việc quy hoạch, lập
kế hoạch có căn cứ khoa học. Đối với một dự báo có hai điểm cần được lưu ý:
- Một là: Mỗi dự báo phải là một giả thuyết nhiều phương án để chủ thể
quản lý lựa chọn;
- Hai là: Mỗi dự báo không chỉ nêu đơn thuần giả thuyết có căn cứ về
những gì có khả năng xảy ra trong tương lai, mà quan trọng hơn còn dự kiến cả
những khả năng, các nguồn tiềm năng và biện pháp tổ chức cần thiết cho việc thực
hiện giả thuyết được nêu.
Vì vậy, dự báo và kế hoạch hoá là những yêu cầu quan trọng nhất của công
tác quản lý. Không có dự báo thì khó xác định phương hướng cho công tác quản


18


lý; Quản lý mà không theo kế hoạch thì chỉ là một hoạt động tuỳ tiện, không có
hiệu quả và dễ phạm sai lầm.
Dự báo giáo dục có ý nghĩa định hướng, đặt cơ sở khoa học cho việc xác
định các phương hướng nhiệm vụ và mục tiêu lớn của GD - ĐT
Trong thời đại văn minh hậu công nghiệp, vai trò của dự báo giáo dục lại
càng trở nên cực kỳ có ý nghĩa. Anvin Topler viết: "Nền giáo dục phải dịch
chuyển vào tương lai …", "để giảm nhẹ bớt ảnh hưởng của cú sốc tương lai, chúng
ta phải bắt đầu bằng việc làm cho những suy đoán về tương lai phải được tôn
trọng", "việc này được thực hiện bằng nhiều cách như khuyến khích mọi người dự
đoán những gì sẽ xảy ra" [1, tr284]. Quá trình dự báo giáo dục được thể hiện qua
sơ đồ 1.2
Sơ đồ 1.2. Quá trình dự báo giáo dục

Hiện trạng
GD - ĐT

Các nhân tố
ảnh hưởng

Trạng thái tương
lai với xác suất
P1

Trạng thái quán
tính của hệ thống
GD - ĐT

Trạng thái tương
lai với xác suất

P2

Các nhân tố
ảnh hưởng

Trạng thái tương
lai với xác suất
P3

1.5.2. Một số phương pháp dự báo áp dụng trong quy hoạch phát triển giáo dục
tiểu học, THCS
Phương pháp dự báo là tổ hợp các thao tác và thủ pháp tư duy khoa học
nhằm tìm hiểu, khám phá quy luật vận động, phát triển, các mối quan hệ bên trong


19

và bên ngoài của đối tượng dự báo trong quá khứ cũng như hiện tại để đi đến
những phán đoán khoa học có độ tin cậy nhất định về trạng thái tương lai của đối
tượng dự báo.
Có thể dùng những phương pháp khác nhau để dự báo. Người làm dự báo
căn cứ vào đối tượng, vào điều kiện tiến hành để lựa chọn phương pháp cho phù
hợp. Thông thường để dự báo quy mô giáo dục người ta thường sử dụng các
phương pháp sau đây:
a) Phương pháp ngoại suy xu thế
Phương pháp ngoại suy xu thế còn gọi là ngoại suy theo dãy thời gian. Nội
dung của phương pháp này là dựa vào các số liệu thu thập được trong quá khứ của
đối tượng dự báo để thiết lập mối quan hệ giữa đại lượng đặc trưng cho đối tượng
dự báo cà đại lượng thời gian. Mối quan hệ đó được đặc trưng bởi hàm xu thế:
y = f(t)

Trong đó:
* y đại lượng đặc trưng cho đối tượng dự báo
* t là đại lượng đặc trưng cho thời gian
Để thực hiện phương pháp ngoại suy phải tuân theo những bước sau:
+ Thu thập và phân tích số liệu ban đầu của đối tượng dự báo trong một
khoảng thời gian nhất định.
+ Định dạng hàm xu thế dựa trên quy luật phân bố các đại lượng của đối
tượng dự báo trong thời gian quan sát.
+ Tính toán thông số của hàm xu thế và tính giá trị ngoại suy.
+ Định giá trị độ tin cậy của dự báo
b) Phương pháp sơ đồ luồng:


20

Là phương pháp thông dụng để dự báo quy mô học sinh. Phương pháp này
có thể cho phép ta tính toán "luồng" học sinh suốt cả hệ thống giáo dục phổ thông,
nhất là ở các cấp học phổ cập như tiểu học và THCS.
Phương pháp sơ đồ luồng dựa vào 3 tỉ lệ quan trọng:
+ Tỉ lệ học sinh lên lớp P
+ Tỉ lệ học sinh lưu ban R
+ Tỉ lệ học sinh bỏ học D

Sơ đồ luồng được hình dung như sau:
Số HS
Năm học nhập học
đầu cấp

Số HS


Số HS

Số HS

Số HS

Số HS

lớp 1

lớp 2

lớp 3

lớp 4

lớp 5

T1

N1

E1.1

E2.1

E3.1

E4.1


E5.1

T2

N2

E1.2

E2.2

E3.2

E4.2

E5.2

E3.3
E5.3
E2.3
E4.3
T3
N3
E1.3
Theo sơ đồ trên thì số lượng học sinh lớp 1 ở năm học T 2 sẽ được tính bằng
công thức sau:
E1.2 = N2 + (E1.1 x R1.1)
Trong đó:
+ E1.2 là số học sinh lớp 1 ở năm học thứ T2
+ N2 là số lượng học sinh nhập học vào lớp 1 ở năm học thứ T2



21

+ E1.1 là số học sinh lớp 1 ở năm học thứ T1
+ R1.1 là tỉ lệ lưu ban của lớp 1 ở năm thứ T1
Cũng theo sơ đồ trên số lượng học sinh lớp 2 ở năm học thứ T 2 sẽ được tính
theo công thức:
E2.2 = (E1.1 x P1.1) + (E2.1 x R2.1)
Tương tự như thế ta có thể tính được số lượng học sinh cho các lớp 3, 4, 5
… ở năm học T2 hoặc tính cho học sinh lớp n ở năm học thứ Tn.
Dùng mô hình sơ đồ luồng để dự báo ta thấy:
+ phương pháp này có thể áp dụng để dự báo một cách khá chính xác quy
mô học sinh phổ thông.
+ Để dự báo được chính xác, phải nắm chắc các chỉ số:
- Dân số trong độ tuổi nhập học trong kỳ dự báo
- Tỉ lệ nhập học tương lai
- Tỉ lệ lên lớp, lưu ban, chuyển cấp trong tương lai.
c) Phương pháp so sánh
Đây là một phương pháp nghiên cứu trong giáo dục học. Là phương pháp
nghiên cứu về sự phát triển giáo dục của các địa phương, các khu vực trong nước
và giữa các nước khác nhau, trên cơ sở đó giúp các nhà hoạch định chính sách, các
nhà quản lý lựa chọn con đường phát triển giáo dục của địa phương mình, nước
mình.
d) Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia được xem là một công cụ hữu hiệu để dự báo những
vấn đề có tầm bao quát, phức tạp, nhiều chi tiết và yếu tố liên quan thuộc nhiều lĩnh
vực khác nhau. Đây là phương pháp sử dụng sự hiểu biết, kinh nghiệm của các
chuyên gia có trình độ để dự báo sự phát triển của đối tượng nghiên cứu. Qua một
số vòng hỏi và xử lý ý kiến của các chuyên gia, từng bước hướng các chuyên gia đi
đến kết luận chính xác dần đối tượng dự báo.

- Phương pháp này thường được sử dụng trong các trường hợp sau:


22

+ Khi đối tượng dự báo có tầm bao quát nhất định, phụ thuộc nhiều yếu tố
còn chưa có hoặc còn thiếu những cơ sở lý luận chắc chắn để xác định.
+ Trong những điều kiện thiếu thông tin hoặc thông tin chưa đáng tin cậy về
đặc tính của đối tượng dự báo.
+ Trong điều kiện có độ bất định lớn về chức năng của đối tượng dự báo.
+ Trong điều kiện thiếu thời gian hoặc do hoàn cảnh cấp bách của việc dự
báo.
- Việc áp dụng các phương pháp này cho việc dự báo có thể tiến hành theo
trình tự sau:
+ Chọn các chuyên gia để hỏi ý kiến.
+ Xây dựng các phiếu câu hỏi và bản ghi kết quả xử lý các ý kiến của các
chuyên gia.
+ Làm việc với một số chuyên gia
+ Phân tích và xử lý kết quả dự báo thu được ở vòng 1.
+ Tổng hợp và lựa chọn kết quả dự báo sau một số vòng hỏi cần thiết.
- Việc tiến hành dự báo theo phương pháp chuyên gia cần tuân thủ các
nguyên tắc sau:
+ Các đánh giá phải do các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực cần dự báo đưa
ra theo một quy trình có tính hệ thống để có thể tổng hợp được.
+ Để có được ý kiến đánh giá của chuyên gia một cách có hệ thống cần giúp
họ hiểu rõ ràng mục đích và nhiệm vụ phải làm.
+ Nhóm điều hành dự báo cần phải thống nhất và nắm vững hệ thống các
phương pháp tiến hành cụ thể từ khâu đầu đến khâu cuối của công tác dự báo.
- Tuỳ theo hình thức thu thập và xử lý ý kiến chuyên gia, phương pháp
chuyên gia được thông qua hai hình thức: hội đồng (lấy ý kiến tập thể các chuyên

gia) và phương pháp DELPHI (lấy ý kiến của từng chuyên gia rồi tổng hợp lại).
1.6. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TIỂU
HỌC VÀ THCS .


23

1.6.1. Phương pháp luận xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo nói
chung và giáo dục tiểu học, THCS nói riêng.
Xây dựng quy hoạch phát triển GD - ĐT nói chung và quy hoạch phát triển
tiểu học, THCS nói riêng cũng phải tuân thủ phương pháp luận xây dựng quy
hoạch. Việc xây dựng quy hoạch bao gồm những bước cơ bản sau:
Bước 1: Tổng hợp quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước, của địa
phương về phát triển KT - XH trong đó có phát triển GD - ĐT nói chung, giáo dục
tiểu học THCS nói riêng.
Bước 2: Phân tích, đánh giá thực trạng để làm rõ về thời gian, không gian
các sự kiện; phát hiện mâu thuẫn giữa các sự việc, hiện tượng. Qua việc phân tích
thực trạng, dự báo trạng thái tương lai của GD - ĐT , của giáo dục tiểu học, THCS.
Bước 3: Phát hiện xu thế, tìm ra quy luật và sự vận động có tính quy luật
của sự phát triển các yếu tố bên trong của GD - ĐT nói chung, giáo dục tiểu học,
THCS nói riêng; dự báo phương án và định lượng các chỉ tiêu phát triển.
Bước 4: Đề ra các giải pháp thực hiện, gồm:
- Giải pháp giải quyết sự cân đối giữa các yếu tố cho sự phát triển.
- Các giải pháp chỉ đạo, quản lý
- Khuyến nghị các cấp quản lý về chính sách, chế độ, giải pháp đối với sự
phát triển của giáo dục tiểu học, THCS.
1.6.2. Mục đích yêu cầu của quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo nói chung
và quy hoạch giáo dục tiểu học, THCS nói riêng.
Mục đích cơ bản của quy hoạch ngành GD - ĐT nói chung và giáo dục tiểu
học, THCS nói riêng nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chủ

trương kế hoạch phát triển của bản thân ngành cũng như của các ngành khác trong
địa phương, phục vụ cho việc xây dựng các chương trình kế hoạch, dự án đầu tư
phát triển dài hạn, 5 năm và hàng năm.


24

Quy hoạch phát triển và phân bố ngành GD - ĐT nói chung và giáo dục tiểu
học, THCS nói riêng phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau:
- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển của cả nước và của địa
phương.
- Phù hợp với quy mô, cơ cấu và phân bố dân cư.
- Kết hợp trước mắt và lâu dài, có tính toán bước đi cụ thể, xác định rõ
những vấn đề bức xúc, trọng điểm đầu tư, thứ tự ưu tiên …
- Xử lý tốt mối quan hệ với các ngành, các lĩnh vực khác. Xác định cơ chế
quản lý và cơ chế hoạt động để đảm bảo hiệu quả và công bằng xã hội.
1.6.3. Vị trí và mối quan hệ giữa quy hoạch giáo dục - đào tạo với các ngành,
lĩnh vực khác của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương
- Quy hoạch phát triển và phân bố ngành GD - ĐT của địa phương là một bộ
phận hữu cơ của quy hoạch KT - XH trên địa bàn lãnh thổ, do đó cần có sự phối
hợp chặt chẽ để xử lý tốt những vấn đề liên ngành, liên vùng …
- Quy hoạch phát triển GD - ĐT làm cơ sở cho các quy hoạch ngành như
ngành địa chính, ngành xây dựng, ngành bảo hiểm, các ngành sản xuất, dịch vụ
khác.
- Quy hoạch phát triển GD - ĐT dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các
quy hoạch ngành khác như kết quả dự báo dân số, phân bố dân cư, nguồn nhân
lực, quy mô phát triển và phân bố các ngành sản xuất để xác định nhu cầu đào tạo
lao động kỹ thuật.
1.6.4. Cấu trúc một văn bản quy hoạch phát triển giáo dục
Một bản quy hoạch phát triển giáo dục gồm những phần chính sau đây:

* Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến phát triển giáo dục
- Đặc điểm địa lý tự nhiên
- Quy mô cơ cấu tuổi và đặc điểm phân bố dân cư.
- Trình độ phát triển KT - XH và phát triển khoa học - công nghệ


25

- Các nhân tố tâm lý xã hội và truyền thống.
* Thực trạng phát triển và phân bố hệ thống giáo dục - đào tạo của địa
phương.
- Phân tích, đánh giá các chủ trương, chính sách phát triển GD - ĐT của địa
phương.
- Phân tích thực trạng quy mô phát triển GD - ĐT của địa phương trong 10
năm gần đây (số lượng học sinh, số lớp; số lượng GV, nhân viên, quản lý; CSVC,
trang thiết bị; tài chính cho GD - ĐT).
- Phân tích chất lượng và hiệu quả GD - ĐT (hiệu quả trong, hiệu quả ngoài).
- Những thành tựu yếu kém, nguyên nhân cơ bản.
* Phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo của địa phương:
- Bối cảnh phát triển GD - ĐT: bối cảnh quốc tế, bối cảnh trong nước, các
quan điểm phát triển GD - ĐT của quốc gia, của địa phương.
- Dự báo quy mô phát triển GD - ĐT các giai đoạn: Quy mô học sinh, giáo
viên, nhân viên, cán bộ quản lý, mạng lưới trường lớp.
* Các giải pháp phát triển giáo dục - đào tạo của địa phương.
1.7. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO
DỤC TIỂU HỌC VÀ THCS .

Là mét bộ phận của KT - XH, sự phát triển giáo dục tiểu học, THCS chịu
ảnh hưởng và phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau như: Dân số và dân số trong
độ tuổi đến trường; trình độ phát triển sản xuất; khả năng nguồn lao động; thu

nhập quốc dân; cấu trúc xã hội; trình độ phát triển văn hoá, kết cấu và cơ cấu kinh
tế.
Tuy nhiên, giáo dục tiểu học, THCS vẫn có vị trí độc lập tương đối với sự
phát triển kinh tế, trong đó các đặc trưng sư phạm như: Cơ cấu hệ thống, nội dung
hình thức tổ chức giáo dục, CSVC, và các điều kiện giáo dục, đội ngũ giáo viên …
Nếu các yếu tố bên trong của giáo dục tiểu học, THCS được phát huy tốt sẽ có tác


×