Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

Người trí thức tìm đường trong tiểu thuyết biết đâu địa ngục thiên đường của nguyễn khắc phê luận văn thạc sĩ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (531.38 KB, 134 trang )

3
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

______________

NGUYỄN PHƯƠNG YẾN

NGƯỜI TRÍ THỨC TÌM ĐƯỜNG
TRONG TIỂU THUYẾT
BIẾT ĐÂU ĐỊA NGỤC THIÊN ĐƯỜNG
CỦA NGUYỄN KHẮC PHÊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN – 2012


4

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN PHƯƠNG YẾN

NGƯỜI TRÍ THỨC TÌM ĐƯỜNG
TRONG TIỂU THUYẾT
BIẾT ĐÂU ĐỊA NGỤC THIÊN ĐƯỜNG
CỦA NGUYỄN KHẮC PHÊ

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM


MÃ SỐ: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN KHẮC SÍNH

NGHỆ AN - 2012


5

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Khắc Sính
- người thầy đã hướng dẫn tơi tận tình với một tinh thần khoa học nghiêm túc
trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong tổ Văn học Việt
Nam, Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Vinh đã quan tâm, hỗ trợ, tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi xuyên suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn nhà văn Nguyễn Khắc Phê đã cung cấp cho tôi
những tư liệu q trong q trình làm luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm,
động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi nghiên cứu, học tập và hoàn thành
luận văn này.
Nghệ An, tháng 10 năm 2012
Tác giả
Nguyễn Phương Yến


6


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................3
2. Lịch sử nghiên cứu …...................................................................................5
2.1. Cơng trình nghiên cứu về Nguyễn Khắc Phê và các sáng tác của ông .....5
2.2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến tiểu thuyết
Biết đâu địa ngục thiên đường .........................................................................8
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................12
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................12
4.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................12
4.2. Phạm vi khảo sát ......................................................................................12
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................13
5.1. Phương pháp phân tích lịch sử .................................................................13
5.2. Phương pháp so sánh ...............................................................................13
5.3. Phương pháp tiếp cận hệ thống ................................................................13
6. Đóng góp của luận văn ...............................................................................13
7. Cấu trúc luận văn ........................................................................................13
Chương 1
TIỂU THUYẾT BIẾT ĐÂU ĐỊA NGỤC THIÊN ĐƯỜNG
TRONG VĂN NGHIỆP CỦA NGUYỄN KHẮC PHÊ
1.1. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Khắc Phê ..............14
1.1.1. Cuộc đời của Nguyễn Khắc Phê với con số 9 định mệnh ....................14
1.1.2. Nguyễn Khắc Phê – nhà văn “con nhà quan, tính nhà lính” cả trong
lối sống và cách viết........................................................................................19
1.1.3. Thành tựu của Nguyễn Khắc Phê trong sự nghiệp sáng tác..................22
1.2. Biết đâu địa ngục thiên đường - một “kỷ lục” trong sáng tác của
Nguyễn Khắc Phê ...........................................................................................32
1.2.1. Nội dung cơ bản của tiểu thuyết Biết đâu địa ngục thiên đường..........34

1.2.2. Số phận cuốn tiểu thuyết – bên cạnh “kỷ lục” về thời gian sáng tác
là tiếng nói dư luận về tác phẩm này ..............................................................39


7

Chương 2
NGƯỜI TRÍ THỨC TRONG BIẾT ĐÂU ĐỊA NGỤC THIÊN ĐƯỜNG
VỚI NHỮNG NẺO ĐƯỜNG TÌM KIẾM

2.1. Cụ Huy - người trí thức với số phận khơng may của một thời ................41
2.1.1. Cụ Huy, nhà khoa bảng lỗi lạc một thời ...............................................41
2.1.2. Cụ Huy - vị quan thanh liêm, nhân hậu và chính trực ..........................43
2.1.3. Số phận đau đớn của cụ Huy, một thời lầm lạc của lịch sử .................47
2.2. Tâm – người trí thức tiêu biểu cho bi kịch tìm đường trong tác phẩm....51
2.2.1. Tâm – mẫu người trí thức luôn trăn trở về lẽ sống con người ..............52
2.2.2. Hành trình “trốn chạy” của Tâm – một bi kịch tiêu biểu .....................62
2.2.3. Con đường Tâm đi – thiên đường hay địa ngục? .................................64
2.3. Những nẻo đường gian nan của những trí thức khác trong tác phẩm .....67
2.3.1. Thanh và Kiên - hai nhân vật có niềm tin mãnh liệt đến cực đoan
về cách mạng nhưng cùng thất vọng đau đớn ............................................... 67
2.3.2. Hưng và Hải - những kiểu chọn lựa nẻo đường khác
của người trí thức.............................................................................................73
Chương 3
NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT CỦA NGUYỄN KHẮC PHÊ
TRONG BIẾT ĐÂU ĐỊA NGỤC THIÊN ĐƯỜNG
3.1. Khái niệm trần thuật và tính chất của trần thuật ..................................... 78
3.1.1. Về khái niệm trần thuật ...................................................................... 78
3.1.2. Tính chất của trần thuật ..................................................................... . 79
3.2. Nghệ thuật trần thuật trong Biết đâu địa ngục thiên đường .................. 83

3.2.1. Điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm .................................................. 83
3.2.2. Ngơn ngữ trần thuật............................................................................ 100
3.2.3. Giọng điệu trần thuật ........................................................................ 110
KẾT LUẬN ............................................................................................... 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………… 126


8

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Vấn đề tìm đường nói chung, tìm đường của người trí thức nói riêng,
ln là nỗi trăn trở và cũng gặp khơng ít bi kịch, có tính phổ qt của mọi thời
đại, mọi dân tộc, trong đó có người trí thức Việt Nam từ xưa đến nay. Hành
trình ấy có lúc sn sẻ, có lúc gặp quá nhiều khó khăn; có người thành cơng
và cũng có người là nỗi đau đớn. Thực ra, không chỉ ở Việt Nam mà vấn đề
này cũng là vấn đề có “tầm nhân loại”. Chúng ta đã thấy những bi kịch kiểu
ấy trong các tác phẩm Trăm năm cô đơn (G.G. Marquez), Anh em nhà
Karamazov (Dostoyevski), Con đường đau khổ (Aleksy Tolstoi), Gia đình
(Ba Kim),… Trong những cơn biến động dữ dội của lịch sử, vấn đề tìm
đường lại càng trở nên khẩn thiết. Những trí thức tìm đường tiêu biểu của
Việt Nam như Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc luôn nung
nấu khát vọng lớn tìm ra con đường đi cho dân tộc Việt Nam giữa thời buổi
mịt mù, đen tối của lịch sử. Trong những thời khắc, sự kiện lịch sử cụ thể,
người trí thức cũng tìm sự lựa chọn lý tưởng cho riêng mình mà Nguyễn Trãi,
Nguyễn Du, Ngơ Thời Nhậm,… là những ví dụ. Từ thực tế này, rất nhiều tác
giả văn học đã lấy nó làm đối tượng phản ánh trong tác phẩm và cũng đã có
nhiều tác phẩm thành cơng. Tố Hữu viết Theo chân Bác, đề cập đến sự thất
bại trong lựa chọn con đường cho dân tộc của hai trí thức ưu tú: “Phan Chu
Trinh lạc lối trời Âu/ Phan Bội Châu câu thơ dậy sóng/ Vẫn bơ vơ nương

bóng ngoại hầu”. Hồng Minh Tường viết tiểu thuyết Thời của thánh thần
dựng lên số phận long đong của Nguyễn Kỳ Vỹ, Nguyễn Kỳ Vọng trong việc
lựa chọn lối đi cho mình trong cơn bão Cải cách ruộng đất,…


9

1.2. Nguyễn Khắc Phê là một trong những tác giả lớn của nền văn học
Việt Nam đương đại. Ông sáng tác cả hai thời kỳ: thời chiến tranh giải phóng
dân tộc và thời kỳ sau 1975 và hiện nay ông vẫn viết rất đều đặn với một bút
lực dồi dào. Hành trang văn học với 9 tiểu thuyết trong tay, trong đó có những
tác phẩm đứng được với thời gian và được bạn đọc yêu thích như Đường giáp
mặt trận, Chỗ đứng người kĩ sư, Thập giá giữa rừng sâu,… Ơng cũng đã xuất
bản 2 cơng trình nghiên cứu phê bình văn học và hàng trăm bài báo khác đăng
ở các tạp chí trung ương và địa phương (như lời ông tự bạch là “đã viết trên
900 bài báo”). Ngoài tiểu thuyết, ơng cịn viết truyện ngắn, tạp văn và bút ký.
Nói như Phạm Phú Phong: Nguyễn Khắc Phê trong hơn 40 năm cầm bút, với
gia tài sáng tạo nghệ thuật gồm 5 tập ký sự, tiểu luận và 9 tiểu thuyết, dù
“chưa phải là tịa ngang dãy dọc gì ghê gớm” nhưng cũng đủ khẳng định mình
trong làng văn và là niềm mơ ước của rất nhiều người cầm bút ở Việt Nam.
Những thành tựu ấy đã làm nên tên tuổi ơng: Nguyễn Khắc Phê là nhà văn có
tên trong 2 cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại (Nxb Hội nhà văn) và cuốn Từ
điển Tác giả - Tác phẩm văn học Việt Nam (Dùng cho nhà trường của Nxb
Đại học Sư phạm Hà Nội).
1.3. Tác phẩm Biết đâu địa ngục thiên đường của Nguyễn Khắc Phê từ
khi xuất bản (2010) đến nay đã được tái bản (2011) nhưng vẫn không đáp ứng
được nhu cầu của độc giả và nhất là đã nhận được rất nhiều ý kiến của các
tầng lớp bạn đọc. Ngay khi mới ra đời, một cuộc tọa đàm đã được tổ chức để
các nhà nghiên cứu, độc giả, các nhà văn, nhà giáo trình bày những cảm nhận,
những cách nhìn về tác phẩm này. Hơn 40 bài viết, cơng trình nghiên cứu của

các nhà nghiên cứu, phê bình, hoặc cảm nghĩ của người đọc bình thường tập
trung bàn về tác phẩm này đã cho thấy độ vang và sức hút của nó. Trong đời
viết văn của mình, đây cũng là cuốn tiểu thuyết Nguyễn Khắc Phê dành thời
gian viết lâu nhất (20 năm) và phải chờ đợi phấp phỏng từ lúc “thai nghén”
cho tới lúc nó “ra đời”. Theo tác giả, đây là cuốn tiểu thuyết mà tác giả tâm
đắc nhất. Dù rằng, tác phẩm cũng xoay quanh đề tài tìm đường của người trí


10

thức nhưng ở đây, Nguyễn Khắc Phê đã tiếp cận hiện thực từ một hướng khác
với chính mình và với các tác giả trước đó. Đây lại thêm một căn ngun thú
vị nữa gây cho chúng tơi hứng thú tìm hiểu.
Bởi những lý do trên khiến chúng tôi chọn vấn đề Người trí thức tìm
đường trong tiểu thuyết Biết đâu địa ngục thiên đường của Nguyễn Khắc
Phê làm luận văn tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Cơng trình nghiên cứu về các sáng tác của Nguyễn Khắc Phê
Như đã nói ở trên, Nguyễn Khắc Phê là một trong những tác giả lớn của
nền văn học Việt Nam đương đại. Bởi thế cho nên mỗi tác phẩm của ông đều
nhận được khá nhiều ý kiến đánh giá, nghiên cứu. Có thể kể đến một số cơng
trình sau:
Tác giả Mai Hương trong Từ điển tác giả - tác phẩm văn học Việt Nam,
sau khi điểm qua những nét cơ bản về cuộc đời của Nguyễn Khắc Phê và
hành trình sáng tạo nghệ thuật của ông, đã nhận xét: “vùng thẩm mỹ ” mà nhà
văn này quan tâm là cảm hứng phản ánh cuộc sống của những con người xây
dựng đường và những con đường, bởi suốt 15 năm Nguyễn Khắc Phê công
tác trong ngành giao thơng vận tải, gắn bó với những nơi tiền tuyến, những trí
thức, cơng nhân ln đứng nơi mũi nhọn của cuộc sống, vì thế, đây là lĩnh
vực ông gắn bó nhất, thân thuộc nhất, quan tâm nhất, nó “tạo nguồn cảm hứng

và là chất liệu phong phú cho ngòi bút Nguyễn Khắc Phê” và khẳng định:
“Điều đáng quý ở Nguyễn Khắc Phê là thái độ tích cực hòa nhập vào đời
sống, là bản lĩnh của người cầm bút có nhân cách, có trách nhiệm. Nguyễn
Khắc Phê khơng thuộc số những cây bút sắc sảo, tài hoa. Phần thành cơng và
đóng góp của ơng có được trước hết là nhờ vốn sống thực tiễn phong phú, khả
năng phát hiện những vấn đề cập nhật của đời sống” (34, tr.442). Đánh giá
như thế, theo chúng tôi là khẳng định đúng chỗ mạnh đồng thời cũng nắm bắt
đúng cái “tạng” của nhà văn này.


11

Trong cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại, sau khi tổng quan cuộc đời, sự
nghiệp, và những thành tựu văn nghệ Nguyễn Khắc Phê đã nhận được, cuốn
sách đã dành cho nhà văn một dung lượng từ ngữ hạn chế để mỗi nhà văn gửi
tới bạn đọc “gần như nguyên vẹn tinh thần và lời văn” với hi vọng “dẫu chỉ là
ít dịng hạn chế, người đọc cũng có thể gần gũi thêm tâm tưởng” và những
mặt khác của nhà văn. Đến phần mình, Nguyễn Khắc Phê tự bạch: “Chính là
cuộc sống gian khổ và anh hùng trên các cong trường xây dựng, trên những
con đường chống Mỹ đã tạo cảm hứng, thơi thúc tơi cầm bút. Dù chưa có mấy
thành công, bây giờ đọc lại những cuốn sách đã viết, có những trang vẫn làm
tơi xúc động đến rơi nước mắt. Có điều, đúng như một số bạn đọc nhận xét,
những trang sách của tơi có phần q thật thà nghiêm túc” (45, tr.515). Lời tự
bạch của tác giả cũng khá gần với những nhận xét của Mai Hương trong Từ
điển tác giả - tác phẩm văn học Việt Nam.
Về một số sáng tác của Nguyễn Khắc Phê, cũng đã có nhiều ý kiến bàn
luận, đánh giá đáng chú ý trong những thành công và hạn chế của ông.
Mai Hương (tlđd) cho rằng, tập bút ký Vì sự sống con đường, ngoài
“những ưu điểm nổi trội: sự phong phú, bộn bề của vốn sống, của chất liệu
hiện thực, sự nắm bắt nhanh nhạy kịp thời những vấn đề thời sự của đời sống”

thì tác phẩm cịn bộc lộ những nhược điểm “Chưa có được tầm khái quát nghệ
thuật cao” (34, tr.442). Đúng là đóng góp và cái hạn chế của người viết tác
phẩm đầu tay! Đến tác phẩm Đường giáp mặt trận thì đã “ghi nhận một bước
tiến quan trọng trong sáng tác của Nguyễn Khắc Phê”. Tiểu thuyết này đã đạt
được những ưu điểm là: “không chỉ ở sức phát hiện vấn đề mang ý nghĩa xã
hội mà còn ở bản lĩnh mạnh dạn, trung thực của người viết, góp phần giải đáp
một vấn đề rất “thời sự” của đời sống văn học khi đó: phản ánh những nhân
vật tiêu cực, những vấn đề tiêu cực của đời sống xã hội như thế nào?” (34, tr.
442). Cũng về cuốn tiểu thuyết này, bài viết của tác giả Hà Vinh (Báo Văn
nghệ, 1976), lại nghiêng về nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật của
Nguyễn Khắc Phê. Sau khi phân tích các nhân vật Sơn, Loan, Ngơ, Hiến,


12

Chân, bác Tần, bác Thát, v.v… với các nét tính cách cũng như các mối quan
hệ chằng chịt giữa họ, bài viết đi đến kết luận: “Tất cả những điều ấy là hồn
tồn có thể hiểu được. Với Nguyễn Khắc Phê, nhân vật được miêu tả bằng
những đường nét vốn có của nó hơn là xuất phát từ khn mẫu có sẵn”. Đặc
biệt, trong bài viết này, Hà Vinh tỏ ra rất thích thú các nhân vật nữ được xây
dựng trong cuốn tiểu thuyết như Loan, An, Mai… đến mức cho rằng: “Sẽ cảm
thấy như là cịn gì chưa đủ, chưa vừa ý nếu khơng nói đến các nhân vật nữ
trong cuốn tiểu thuyết này” bởi “ở mỗi nhân vật nữ của Nguyễn Khắc Phê có
nét khỏe đẹp riêng”.
Nhà văn Ma Văn Kháng (Phát biểu trong phim chân dung nhà văn
Nguyễn Khắc Phê công chiếu trên VTV1, HVTV, VTV4, 2010), đã nói: “Tơi
rất có ấn tượng về hai cuốn tiểu thuyết của anh hồi đó là cuốn Đường giáp
mặt trận và nhất là cuốn sau: Chỗ đứng người kỹ sư (…). Tơi cũng rất thích
những cuốn sau này của anh như là cuốn Thập giá giữa rừng sâu; đặc biệt tôi
rất hâm mộ cuốn tiểu thuyết mới xuất bản Biết đâu địa ngục thiên đường (…)

Nói về nghệ thuật văn xi của anh Nguyễn Khắc Phê thì có thể nói như thế
này: Văn xuôi của anh là một thứ văn giàu chất hiện thực đời sống, giàu sự
trải nghiệm sâu sắc và được viết bằng một phong cách riêng, rất kỹ lưỡng –
kỹ từng câu, từng chữ, từng ý tưởng – do đó gây ấn tượng rất mạnh mẽ. Và
như vậy, theo tôi đấy là một phong cách văn xuôi lớn và nghiêm túc”.
Ở tác phẩm Chỗ đứng người kỹ sư, tác giả Nguyễn Văn Long (Báo Văn
nghệ, 1980) cho rằng: “Tác phẩm còn muốn nêu lên vấn đề chỗ đứng: mỗi
con người phải và có thể tìm thấy chỗ đứng đích thực của mình trong cuộc
chiến đấu chung, để phát huy mọi giá trị và năng lực của mình, góp phần vào
chiến cơng của dân tộc (…). Viết về những người làm công tác khoa học kỹ
thuật, Nguyễn Khắc Phê nói chung cũng đã khơng sa vào cách “làm dáng trí
thức” cho nhân vật mình, khơng “trộ” người đọc bằng những tri thức chuyên
môn thuần túy không cần thiết; anh cũng tránh được tình trạng “hư cấu” tùy
tiện về những tìm tịi, phát kiến của nhân vật”.


13

Ngồi ra, có thể tìm thấy những ý kiến khác nữa về tiểu thuyết Nguyễn
Khắc Phê không chỉ ở hai cuốn này mà ở các cuốn tiếp theo như Những cánh
cửa đã mở, Miền xa kêu gọi, Nếu được chết thay em của Mai Hương, Ngô
Minh, Ma Văn Kháng… Riêng GS Phong Lê đã dành hẳn một bài viết khá
dài về tiểu thuyết Thập giá giữa rừng sâu của Nguyễn Khắc Phê. Tác giả
Trần Huyền Sâm (Báo Văn nghệ, 2003) cũng cho rằng: “Tiểu thuyết Thập giá
giữa rừng sâu (…) chứa đựng nhiều ẩn số bất ngờ và có khả năng mở ra
những tầng nghĩa sâu xa để người đọc không ngừng chiêm nghiệm, suy ngẫm
(…). Qua hành động của Mậu và con hổ (được bộc lộ trong cảnh ngộ của
Đức) tác phẩm đã làm bật lên một vấn đề mà người đọc cần suy ngẫm: con
người sẽ có nguy cơ bị đẩy xuống hàng thú vật, nếu không ý thức được danh
hiệu cao quý của con người…”.

Về các nhận định, đánh giá cuốn tiểu thuyết Biết đâu địa ngục thiên
đường chúng tôi sẽ đề cập đến trong mục 2.2 của phần này.
2.2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến tiểu thuyết Biết đâu địa
ngục thiên đường
Năm 2010 được xem là “năm của Nguyễn Khắc Phê” bởi từ khi tiểu
thuyết Biết đâu địa ngục thiên đường của ông ra đời, có rất nhiều ý kiến đánh
giá về tác phẩm này cũng như nhìn nhận những đóng góp đáng kể của
Nguyễn Khắc Phê đối với văn học Việt Nam.
Viết về người trí thức trong một giai đoạn lịch sử nhất định nhưng
Nguyễn Khắc Phê như đã “đụng chạm” đến nhiều vấn đề lớn của lịch sử Việt
Nam giai đoạn 1945 – 1975. Tác phẩm đặt ra nhiều vấn đề nhưng vấn đề
người trí thức tìm đường được xem là vấn đề cốt lõi nhất của tác phẩm.
Trong “Một sinh hoạt văn học bổ ích” (71, tr.9), Trần Huyền Sâm ngồi
việc tường thuật lại cuộc tọa đàm về Biết đâu địa ngục thiên đường, còn đánh
giá khá cao giá trị của tác phẩm này, trong đó lưu ý: “thơng qua bi kịch cá
nhân – gia đình, người đọc được sống lại và chiêm nghiệm về những năm
tháng đầy biến động của lịch sử Việt Nam. Đó là giai đoạn cải cách và thời


14

hậu chiến – một thời kỳ đầy nhạy cảm, cũng có thể gọi là một “vết thương”
trong lịng của một thế hệ đã qua. Những vấn đề lớn về cá nhân con người và
vận mệnh dân tộc đã được tác giả lý giải khá thấu đáo trong tác phẩm này”
(71, tr.9). Qua đối thoại với độc giả tham dự tọa đàm, Nguyễn Khắc Phê cũng
nhấn mạnh; “chủ đề của tác phẩm không chỉ là vấn đề trong cuộc “Cải cách”
mà nhiều tác phẩm khác đã viết, sâu xa hơn, đó là bản thể con người ở mọi
thời đại”. Do đó “Bạn đọc sẽ chờ đợi một cuốn tiểu thuyết Hậu thiên đường
và địa ngục của nhà văn Nguyễn Khắc Phê” (71, tr.12).
GS. Trần Đình Sử trong “Tâm huyết đối với số phận con người với vận

mệnh đất nước”, đã khẳng định sáng tác của Nguyễn Khắc Phê nói chung:
“Đọc văn của anh, tôi thấy được Nguyễn Khắc Phê là một nhà văn hết sức
tâm huyết dối với số phận con người, với vận mệnh đất nước cũng như đối
với sự tiến bộ xã hội. Ngịi bút của anh khơng hề né tránh các vấn đề nhạy
cảm của đất nước, đồng thời anh đã nêu các điều đó một cách điềm tĩnh và rất
chân thành” (71, tr.67).
Tác giả Nguyễn Thị Bích Hải, từ cảm xúc khi nghe Chủ tịch Nguyễn
Minh Triết trích lại lời Bình Ngơ đại cáo, liên hệ đến cái bất tử lại bị chết
thảm của Nguyễn Trãi, đã băn khoăn “Điều tơi trăn trở - và có lẽ cũng là sự
trăn trở của nhiều thế hệ, của cả chúng ta - đó là tại sao những lỗi lầm, những
bi kịch cứ lặp đi lặp lại, tay mặt chặt tay trái, gây biết bao đau khổ cho dân
tộc?” (71, tr.51). Ở một chỗ khác, sau khi thưa trước mọi người là tác giả
“quen tất cả những anh em trong gia đình này”, Nguyễn Thị Bích Hải viết:
“Nhiều khi tơi cảm thấy rất là áy náy, khi nghĩ đến những con người thật sự
đáng quý trọng ấy đã phải nếm trải những bi kịch như vậy (…). Bi kịch của cá
nhân, bi kịch của dòng họ nằm trong nỗi khổ đau chung của dân tộc, đất nước.
Nhưng điều đáng nói là những tâm hồn như là anh Nguyễn Khắc Phê hay là
nhân vật Tâm – tức là thầy Nguyễn Khắc Dương - thì tơi thấy các anh vẫn
thiết tha với đất nước; cho nên nói như một câu thơ của Xuân Diệu, rằng:
“Mang vết thương trong lòng để yêu mơ cuộc sống”. Quả là một sự “trải lòng


15

chân thật” của tác giả bài viết khiến ai cũng xúc động! Đồng tình với cảm xúc
của Nguyễn Thị Bích Hải, tác giả Trần Văn Hối ở bài viết “Số phận con
người và bi kịch nhân loại” nhưng “đi xa” hơn khi cho rằng: “tác phẩm của
anh Phê đặt ra rất nhiều vấn đề cho chúng ta suy nghĩ và theo tơi khơng phải
chỉ là những quan hệ bình thường trong cuộc sống mà là những vấn đề lớn, tôi
dám nói rằng đó là những bức xúc của cả nhân loại, kể cả trong thế kỷ 21 này.

Quả thật là chưa biết thế giới này rồi sẽ đi đến đâu? Bao giờ mới kết thúc
được những tấn bi kịch đã khiến nhân loại tốn không biết nhường nào là
xương máu…” (71, tr.73).
Phan Tuấn Anh lại đặt vấn đề so sánh văn học bằng một chuyên luận
khá dài: “Bi kịch dòng họ trong Biết đâu địa ngục thiên đường của Nguyễn
Khắc Phê và Trăm năm cô đơn của G.G. Marquez”, trong đó tác giả tập trung
so sánh hai tác phẩm từ 3 điểm nhấn: 1. Đặc thù cá tính nhân vật, 2. Quan hệ
gia đình, 3. Những đứa con nổi loạn và thủ pháp liên văn bản. Chẳng hạn,
“Xem xét hai tác phẩm của Marquez và Nguyễn Khắc Phê, chúng ta thấy có
một sự trùng hợp khá thú vị. Nếu như dịng họ Buendia có thể chia thành hai
nhánh cá tính cơ bản: nhánh của những Aureliano u sầu, nội tâm nhưng có
chiều sâu về mặt tư tưởng; nhánh cịn lại là nhánh của những Jose Arcadio
mạnh mẽ, quyết liệt nhưng đậm tính bản năng (…). Dịng họ Nguyễn cũng có
thể tạm chia thành hai nhánh: nhánh H và nhánh T. Nhánh H gồm những
thành viên mang tên có chữ H làm đầu gồm Hưng, Hải, Huy (…); nhánh còn
lại gồm Tâm, Thanh và cả Thủy – một người cháu họ có vai trị khá quan
trọng trong tác phẩm. Nếu như nhánh H là những nhân vật mang dáng dấp
của những Aureliano với thuộc tính thích n ổn, bình lặng sống nội tâm, thì
nhánh T là nhánh của những Jose Arcadio với nét tính cách mạnh mẽ, sơi nổi,
sống hiện sinh với tư tưởng của mình” (71, tr.175). Một cơng trình nghiên cứu
khá công phu và cũng rất sâu sắc.
Nhà nghiên cứu Từ Sơn trong bài viết “Bao nhiêu là trăn trở chưa thể lý
giải được” đã chia sẻ: “Nỗi băn khoăn thánh thiện của bạn thể hiện rất rõ qua


16

từng trang sách. Có thể khơng phải là q lời khi tơi cho rằng ngịi bút của
Phê đã rỉ máu, nước mắt và mồ hơi khi nhìn lại thân phận những con người
thông qua sự chiêm nghiệm đầy trách nhiệm và đậm tính nhân văn từ những

mẫu người có liên quan máu thịt đến cuộc đời mình”; Biết đâu địa ngục thiên
đường không chỉ là băn khoăn của các nhân vật: bà cụ Huy, Tâm, Hưng… mà
luôn luôn là vấn đề nóng bỏng của mọi kiếp người từ khi trái đất này có con
người - con người biết suy nghĩ. “Địa ngục”, “Thiên đường” là những vùng
miền, những thân phận có thật trên nơi Trần thế. Con người, lồi người thì
đúng hơn, đã, đang và sẽ bước đi trên các nẻo đường ở chốn trần gian mang
theo khát vọng tìm về cõi Chân, Thiện, Mỹ hoàn thiện” (71, tr.206). Từ Sơn
cũng chỉ ra hạn chế của cuốn sách: “Có vẻ như bạn cân nhắc quá “chừng
mực” để “phòng vệ từ xa” tránh những điều ai đó quy kết xằng bậy – tơi
muốn nói hình như bạn chưa dám mạnh dạn đi đến tận cùng mọi vấn đề đặt ra
nên đã để cho các nhân vật của mình “ẩn dấu” khá nhiều tâm trạng và tính
cách” (71, tr.208). Chung quy tác giả Từ Sơn mong muốn nhà văn Nguyễn
Khắc Phê quyết liệt hơn, “tận bờ sát góc” hơn trong việc miêu tả cuộc sống,
miêu tả nhân vật,… để từ đó phanh phui, lên án cái hiện thực được trình bày
trong tác phẩm. Tuy nhiên, theo chúng tơi, mỗi nhà văn có cái “tạng” viết
riêng, “tạng” Nguyễn Khắc Phê không phải như thế, và đây cũng là điểm khác
giữa tác phẩm này của ông với tác phẩm Thời của thánh thần của Hồng
Minh Tường. Mặt khác, liệu có cần “mạnh dạn đi tới tận cùng mọi vấn đề đặt
ra” hay chỉ nên dừng ở mức độ nào đó, để dành “khoảng trống” cho sự tiếp
nhận của bạn đọc?
Các ý kiến bàn luận, đánh giá về tiểu thuyết Biết đâu địa ngục thiên
đường cịn có thể thấy ở những bài viết khác nữa như: Nguyễn Văn Hùng,
“Trần thuật phi đẳng thời” trong tiểu thuyết Biết đâu địa ngục thiên đường”
(tr.136); Phạm Trần Quốc Bảo, “Mệnh đề cuộc đời trong tiểu thuyết Biết đâu
địa ngục thiên đường” (tr.165); Minh Nhi, “Đi tìm thiên đường và địa ngục
trong tiểu thuyết của Nguyễn Khắc Phê” (tr.95), Ngô Hương Giang, “Biết đâu


17


địa ngục thiên đường của Nguyễn Khắc Phê” (tr.104); Nguyễn Mạnh Tiến,
“Tiếp nhận tiểu thuyết Biết đâu địa ngục thiên đường từ góc nhìn phân tâm
học” (tr.120), v.v…
Như vậy, từ khi ra đời, Biết đâu địa ngục thiên đường thực sự được độc
giả quan tâm. Mặc dù vậy, theo chúng tôi, những nhận xét trên mới dừng lại ở
một vài ấn tượng, cảm nghĩ; một số nhận xét lại đi vào từng vấn đề cụ thể của
tác giả chiếm lĩnh. Cho tới nay, theo chỗ chúng tôi biết được, chưa có cơng
trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, dài hơi về cuốn tiểu thuyết này. Bởi
thế, qua tiếp thu những điều cụ thể trong những cơng trình đi trước, chúng tơi
chọn vấn đề Người trí thức tìm đường trong tiểu thuyết Biết đâu địa ngục
thiên đường của Nguyễn Khắc Phê làm đề tài luận văn như một cơng trình
chun biệt.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài Người trí thức tìm đường trong tiểu thuyết Biết
đâu địa ngục thiên đường của Nguyễn Khắc Phê, mục đích luận văn muốn
đi sâu khảo sát, phân tích, xác định vấn đề tìm đường của người trí thức Việt
Nam trong một giai đoạn lịch sử của dân tộc. Đồng thời giúp người đọc có cái
nhìn tồn diện hơn khi tìm hiểu, đánh giá tác phẩm Biết đâu địa ngục thiên
đường của Nguyễn Khắc Phê.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu hành trình tìm đường của người trí thức
trong tiểu thuyết Biết đâu địa ngục thiên đường của Nguyễn Khắc Phê
4.2. Phạm vi khảo sát
Tiểu thuyết Biết đâu địa ngục thiên đường của Nguyễn Khắc Phê, 2010,
NXB Phụ nữ, Hà Nội.
Ngồi ra, luận văn có tham khảo thêm các tác phẩm khác của Nguyễn
Khắc Phê và các nhà văn viết trước đó cùng đề tài, như: Hồng Minh Tường



18

(Thời của thánh thần), của Tơ Hồi (Ba người khác), của Lê Lựu (Chuyện
làng Cuội) để có thêm cơ sở về diện.

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp phân tích lịch sử
Đặt tác phẩm vào hoàn cảnh lịch sử - xã hội cụ thể, vào hoàn cảnh sáng
tác cụ thể để tìm hiểu.
5.2. Phương pháp so sánh
Đặt Biết đâu địa ngục thiên đường của Nguyễn Khắc Phê trong tương
quan với các tác phẩm khác viết về đề tài này như đã đề cập trong mục 3.2.
5.3. Phương pháp tiếp cận hệ thống
Đặt tác phẩm Biết đâu địa ngục thiên đường của Nguyễn Khắc Phê trong
tương quan với các tác phẩm khác của chính ơng và các tác giả khác viết về
đề tài này như đã đề cập trong mục 3.2.
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Cố gắng làm bật nổi vấn đề tìm đường của người trí thức trong một
hồn cảnh đặc biệt của lịch sử và trong một gia đình cũng mang tính đặc biệt.
Qua đó, khẳng định những đóng góp của Nguyễn Khắc Phê trong văn học
Việt Nam đương đại, nhất là mảng viết về người trí thức.
6.2. Nếu thành công, luận văn sẽ là tư liệu cần thiết cho những ai quan
tâm nghiên cứu vấn đề này.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương:
- Chương 1: Tiểu thuyết Biết đâu địa ngục thiên đường trong văn nghiệp
của Nguyễn Khắc Phê
- Chương 2: Người trí thức trong Biết đâu địa ngục thiên đường và
những nẻo đường tìm kiếm



19

- Chương 3: Nghệ thuật trần thuật của Nguyễn Khắc Phê trong Biết đâu
địa ngục thiên đường.

Chương 1
TIỂU THUYẾT BIẾT ĐÂU ĐỊA NGỤC THIÊN ĐƯỜNG
TRONG VĂN NGHIỆP CỦA NGUYỄN KHẮC PHÊ
1.1. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Khắc Phê
1.1.1. Cuộc đời của Nguyễn Khắc Phê với con số 9 định mệnh
Khi tìm hiểu về cuộc đời Nguyễn Khắc Phê, điểm thú vị nhất chúng tôi
nhận thấy là sự “tổng kết” đời người, đời văn hết sức độc đáo của ông.
Nguyễn Khắc Phê đã gắn cuộc đời mình với con số 9 định mệnh. Bài viết
Những “nút” số 9 trong cuộc đời của tôi (71, tr.203) đã nói rõ hơn điều này.
Nguyễn Khắc Phê sinh ngày 26.4.1939 ở xã Sơn Hòa, huyện Hương
Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Hà Tĩnh nói riêng, miền Trung nói chung, là vùng đất khơ
cằn sỏi đá, khí hậu khắc nghiệt với “đặc sản” gió Lào. Nguyễn Bùi Vợi từng
thở than: “Gió Lào thổi rạc bờ tre/ Chỉ qua giọng nói đã nghe nhọc nhằn”.
Nữ sĩ Xuân Quỳnh cũng đã từng nói: “Em mới về, em chưa biết gì đâu/ Chỉ
thấy cát và gió Lào quạt lửa”. Tuy vậy, đây cũng là vùng “địa linh nhân
kiệt”. Và con người nơi đây cũng rất cực đoan, xét cả từ hai phía dữ dội và ân
tình, nói như Chế Lan Viên là “Yêu và căm hai đợt sóng ào ào”.
Xuất thân trong gia đình có 9 người con (chưa kể thân phụ ơng đã có 5
người con với người vợ trước), thân sinh của nhà văn Nguyễn Khắc Phê là cụ
Nguyễn Khắc Niêm từng đỗ Hoàng giáp Tiến sĩ năm 19 tuổi. Dòng họ
Nguyễn Khắc cũng là dịng họ có từ lâu đời (từ thế kỷ XIV) và là một dòng
họ khá lớn với nhiều người đỗ đạt cao: người đầu tiên của dòng họ là Tiến sĩ
Nguyễn Khắc Thiệu như trong Gia phả họ Nguyễn Khắc có ghi (dịch): “Thần
tổ ta xưa quán Bắc Hà/ Đỗ đại khoa năm Vĩnh Tộ triều Lê/ Làm quan suốt



20

một bề thanh bạch”, người cuối cùng của chế độ thi cử phong kiến ở nước ta
là Hoàng giáp Tiến sĩ Nguyễn Khắc Niêm, một người làm quan rất thanh liêm
chính trực và đã từ quan về dạy học và tham gia công tác Mặt trận Liên Việt
huyện ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành cơng. Ngồi ra cịn phải kể
đến những người con khác trong gia đình này cũng là những người nổi tiếng
như nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện, Chủ tịch Hội liên hiệp Việt kiều tại
Pháp, ủy viên Ủy ban liên lạc văn hóa với nước ngoài, Giám đốc Nhà xuất
bản Ngoại văn, người dịch hay nhất bản Truyện Kiều của Nguyễn Du ra tiếng
Pháp và là người được tặng Giải thưởng lớn (Grand prix de la Francophonie)
của Viện Hàn lâm Pháp. Hoặc như GS. Nguyễn Khắc Phi, người thầy của bao
thế hệ sinh viên và nghiên cứu sinh, nguyên Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo
dục và là Tổng chủ biên sách giáo khoa môn Văn – Tiếng Việt CCGD bậc
THCS. Rồi GS Nguyễn Khắc Dương, nguyên Trưởng khoa Triết Đại học Đà
Lạt (người là “nguyên mẫu” nhân vật Tâm trong Biết đâu địa ngục thiên
đường),... và nhiều người khác nữa.
Như đã nói ở trên, cuộc đời nhà văn Nguyễn Khắc Phê gắn với con số 9
định mệnh. Ông sinh vào tuổi con Mèo (1939) sau khi đã nằm trong bụng mẹ
9 tháng và… 9 ngày, trong gia đình có 9 người con (3 trai 6 gái). Ơng tốt
nghiệp trường giao thơng tháng 9 năm 1959 (thời điểm Đồn 559 ra đời) và
nhận cơng tác tại cung đường lên đèo Mụ Dạ - đầu mối của đường Hồ Chí
Minh bây giờ. Ở đây, ơng là bạn thân thiết của đại đội thanh niên xung phong
759 anh hùng, sau này rất nhiều cán bộ, chiến sĩ đại đội này đã trở thành nhân
vật trong các sáng tác của Nguyễn Khắc Phê như Vì sự sống con đường,
Đường giáp mặt trận, Chỗ đứng người kỹ sư. Quãng thời gian công tác ở
Trường Sơn, ông đã bị tổng cộng 9 lần suýt chết và 15 năm trong ngành giao
thông, ông đã chuyển qua 9 địa bàn công tác từ Pị Lội (Lạng Sơn) đến Cộn

(Quảng Bình). Nguyễn Khắc Phê học “Trường bồi dưỡng viết văn trẻ” khóa 3
trong thời gian 9 tháng và tốt nghiệp trường này năm 1969. Đời viết văn của
ơng có nhiều tác phẩm, riêng sách có 15 cuốn, nhưng mới “chỉ” có 9 cuốn


21

tiểu thuyết, có điều, chừng ấy cũng đủ để ơng nhận được 9 giải thưởng văn
học ở địa phương và Trung ương!
Con số 9 định mệnh còn theo đuổi Nguyễn Khắc Phê ở các lĩnh vực khác
nữa: ông công tác ở Tạp chí Sơng Hương từ năm 1983 đến năm 1991, vừa
tròn 9 năm và được giữ chức Tổng biên tập vỏn vẹn…9 tháng! Ơng là “đối
tượng Đảng” được trịn 19 năm (1963 - 1982) thì kết nạp vào tháng 9 năm
1982 (xin nói thêm một thơng tin thú vị: người anh ruột của ơng, GS Nguyễn
Khắc Phi cịn có “thâm niên” đối tượng Đảng lâu hơn ông nhiều: thầy là đối
tượng Đảng từ 1963 ở trường ĐHSP Vinh, kết nạp Đảng năm 1990 ở NXB
Giáo dục, tròn 27 năm, bội số của 9!). Hiện nay nhà văn Nguyễn Khắc Phê
đang có dự định tập hợp từ hàng trăm bài báo của mình để ra tập “99 bài báo
chọn lọc”. Ngồi ra cũng phải kể thêm: ơng sinh Kỷ Mão (1939) lấy vợ sinh
Kỷ Sửu (1949) và “hình như” người yêu (nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ) cũng sinh
Kỷ Sửu! Nhà văn Nguyễn Quang Lập từng viết về chuyện này: “Chuyện NKP
đòi cưới Lâm Thị Mỹ Dạ dân văn nghệ Bình Trị Thiên ai cũng biết. Ngày đó
chị Dạ 19 tuổi đẹp mê tơi, mấy ông Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khắc Phê tất
nhiên là mê tít. Anh Phê thậm chí cịn địi cưới cho được chị Dạ, kẹt vì mạ chị
Dạ khơng cho, nói con Dạ cũng con địa chủ, anh cũng con địa chủ ai cho lấy,
mà lấy rồi sống mần răng nổi” (Tuần san Thanh niên, 2010).
Quả là một nhà văn có số phận lạ kỳ nhưng hết sức thú vị.
Được sinh ra trong một gia đình có truyền thống văn hóa, văn học như
thế, Nguyễn Khắc Phê thừa hưởng được cái vốn văn học từ người cha giỏi
văn cũng như rất đáng kính về lối sống giản dị, thanh bạch. Nguyễn Khắc Phê

đã từng làm rất nhiều nghề (cán bộ kỹ thuật thi công cầu đường ở Lạng Sơn,
Hà Đông, Nghệ An; cán bộ bảo đảm giao thơng chống Mỹ ở đường 12A tây
Quảng Bình (đường Hồ Chí Minh); cán bộ thi đua giao thơng vận tải Quảng
Bình; cán bộ binh vận,…) nhưng ơng lại được mọi người chú nhiều nhất ở
nghề viết văn với hàng chục tiểu thuyết, truyện ngắn, ký sự; hàng trăm bài
báo và các tập tiểu luận. Nguyễn Khắc Phê cũng là người từng giữ nhiều chức


22

vụ trong giới văn nghiệp như: Ủy viên Thường vụ BCH Hội Văn nghệ Quảng
Bình, Ủy viên BCH hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, Tổng biên tập Tạp chí
Sơng Hương, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ Thừa Thiên- Huế. Hiện nay,
Nguyễn Khắc Phê sống và sáng tác ở Huế đồng thời giữ cương vị Chi hội
trưởng Hội Nhà văn Việt Nam tại Huế.
Những ngày chiến đấu gian khổ để đảm bảo giao thông ở Trường Sơn,
Nguyễn Khắc Phê vẫn dành thời gian cho sáng tác văn chương. Dõi theo hành
trình sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Khắc Phê theo chúng tơi, có thể tạm
chia sáng tác của ơng thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu tiên (1959 - 1968), nhà văn có bài báo đầu tiên: Những
người đi tiên phong đăng trên báo Văn học năm 1959. Năm 1962, Nguyễn
Khắc Phê đoạt giải ba cuộc thi viết về “Thầy giáo và nhà trường” do Bộ Giáo
dục tổ chức với truyện ngắn Một đêm mưa. Thành quả đầu tiên ấy có lẽ là tiền
đề tốt để nhà văn theo “nghiệp” văn sau này.
Sau khi tốt nghiệp trường giao thông, Nguyễn Khắc Phê vào Vĩnh Linh
tham gia xây dựng và bảo đảm giao thông trên các cung đường. Tại đội thanh
niên xung phong 759, chứng kiến những đồng chí của mình khơng ngại gian
khổ để mở con đường quan trọng tiến vào Nam, nhà văn viết nên tập ký sự Vì
sự sống con đường (1968). Tập ký sự này đánh dấu bước dấn thân sâu hơn
của Nguyễn Khắc Phê vào làng văn chương.

- Giai đoạn thứ 2 (1969 - 1989): Nhờ có tập ký sự trên, Nguyễn Khắc
Phê được gọi ra học ở “Trường bồi dưỡng viết văn trẻ” khóa 3 với các thầy
Ngun Hồng, Kim Lân, Tơ Hồi, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Xuân Sanh, …
Vào nghề văn, với Nguyễn Khắc Phê, cũng giống như vào chiến trường vậy.
Mỗi vùng đã đi qua ông để lại dấu ấn bằng những đứa “con cưng” của mình.
Khi tìm hiểu sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khắc Phê, hẳn người đọc một
thời không thể không háo hức với những tác phẩm của ông. Hết Đường qua
làng Hạ (1976) đến Đường giáp mặt trận (1976, tái bản lần 2 năm 2011 được
tác giả đổi tên là Đường đỏ đá xanh, đúng như tên cũ lúc gửi in lần đầu). Đọc


23

qua Chỗ đứng người kỹ sư (tiểu thuyết, 1980) người đọc sẽ tới Miền xa kêu
gọi (tiểu thuyết, 1985), Những cánh cửa đã mở (tiểu thuyết, 1986), Nếu được
chết thay em (tiểu thuyết, 1989), cùng với rất nhiều bài báo, tản văn, ký. Hàng
loạt tác phẩm ra đời đã khẳng định tên tuổi của Nguyễn Khắc Phê.
- Giai đoạn thứ 3 (1990 đến nay): Ông vừa chuyên tâm sáng tác, vừa giữ
cương vị Tổng biên tập Tạp chí Sơng Hương (9 tháng), sau chuyển sang làm
Phó Chủ tịch Hội văn nghệ Thừa Thiên - Huế. Bên cạnh những bài báo,
những cơng trình khảo cứu, trong đó có chun luận Hiện thực sáng tạo và
tác phẩm văn nghệ, NXB Hội nhà văn, 2006 rất bổ ích cho cơng tác nghiên
cứu là các tác phẩm: Những ngọn lửa xanh, (tiểu thuyết, NXB Phụ nữ, 2008),
Nguyễn Khắc Phê - Tản văn chọn lọc (NXB Văn nghệ 2009), Thập giá giữa
rừng sâu (2002), và hiện nay đang chuẩn bị ra tập 99 bài báo chọn lọc. Mỗi
tác phẩm là một điểm tựa để nhà văn có thể vững bước hơn trên con đường đi
vào làng văn chương. Đặc biệt, cuốn tiểu thuyết Biết đâu địa ngục thiên
đường, cuốn tiểu thuyết thứ 9 trong sự nghiệp sáng tác của mình, đồng thời
cũng là cuốn sách lập nhiều kỷ lục (chúng tôi sẽ đề cập đến ở mục sau) thì
Nguyễn Khắc Phê đã “định vị” vững chắc trong làng văn Việt Nam.

Đến nay, Nguyễn Khắc Phê đã trở thành nhà văn quen thuộc với độc giả
cả nước. Ơng cũng có tên trong Từ điển tác gia – tác phẩm văn học Việt Nam
và trong nhiều công trình nghiên cứu khác. Chỉ xét riêng trong thể loại tiểu
thuyết, nhà văn đã đoạt được các giải thưởng:
- Chỗ đứng người kỹ sư (1980 – Giải thưởng Tổng Công đoàn và Hội
Nhà văn Việt Nam).
- Những cánh của đã mở (1986, tái bản 2006 – Giải thưởng “Bông sen
trắng” hạng A của UBND tỉnh Bình Trị Thiên).
- Nếu được chết thay em (1989 – Giải thưởng “Cố Đô” hạng B của
UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế).


24

- Thập giá giữa rừng sâu (2002 – Tặng thưởng của Ủy ban toàn quốc
các Hội VHNT Việt Nam; Giải thưởng “Cố Đô” hạng A của UBND tỉnh
Thừa Thiên-Huế).
- Những ngọn lửa xanh (2008 – Giải thưởng “Cố Đô” hạng C của UBND
Thừa Thiên-Huế).
- Biết đâu địa ngục thiên đường (2010, tái bản 2011 – Giải thưởng cuộc
thi tiểu thuyết 2006-2009 của Hội Nhà văn Việt Nam; Tặng thưởng VHNT
“Nguyễn Du” của UBND tỉnh Hà Tĩnh; Tặng thưởng tác phẩm xuất sắc năm
2010 của Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên-Huế).
1.1.2. Nguyễn Khắc Phê – nhà văn “con nhà quan, tính nhà lính” cả
trong lối sống và cách viết
Như trên đã nói, Nguyễn Khắc Phê sinh ra trong một gia đình trí thức,
cha là “Cụ Hồng Hương Sơn” (tên một cơng trình do Nguyễn Đắc Xuân biên
soạn) Nguyễn Khắc Niêm, người học giỏi nổi tiếng một thời ở vùng Nghệ
Tĩnh, thi đậu Hoàng giáp Tiến sĩ khi mới 19 tuổi. Hoàng giáp Nguyễn Khắc
Niêm từng làm Đốc học Nghệ An; Tư nghiệp Trường Quốc tử giám Huế; Án

sát rồi Bố chánh Nghệ An; Thị lang, Tham tri bộ Hình,…Nói cách khác,
Nguyễn Khắc Phê không đơn thuần chỉ là “con nhà quan” mà là con quan
lớn. Tuy sinh trưởng trong một gia đình như thế, là “con nhà quan” nhưng
tính tình Nguyễn Khắc Phê lại rất cởi mở, hòa đồng, giản dị. Chưa gặp ơng, ít
ai nghĩ một con người sinh trưởng trong một gia đình như thế, lại là một nhà
văn có “chỗ đứng” như thế mà lại có “tính nhà lính” đến như thế, như chính
ơng đã có lúc thừa nhận về mình: “Chúng ta thường nghe câu “con nhà lính,
tính nhà quan”, nhưng tơi thì “con nhà quan, tính nhà lính”. Chất “lính” đã
thể hiện từ khi cịn chiến đấu trên đường Trường Sơn cho đến ngòi bút bây
giờ vẫn ln ln như một người lính chiến đấu vì sự thật, vì cuộc sống tốt
đẹp của Tổ Quốc và nhân dân” (Bích Phượng: “Tự bạch” và đối thoại, báo
Văn nghệ, 2009).


25

Với mọi người, Nguyễn Khắc Phê để lại trong họ nhiều ấn tượng đẹp.
Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng “Tơi rất q mến anh, bởi cái tính tính giản dị
và rất là chí tình đối với bạn bè” (71, tr.67). Có lẽ cái tính tình giản dị và rất
chí tình ở Nguyễn Khắc Phê chính là một phần chất “lính” ở ơng.
Lối sống cởi mở, hịa đồng, giản dị là điều ta dễ bắt gặp trong cách sinh
hoạt của nhà văn. Bích Phượng, một phóng viên của Đài truyền hình VCTV1,
khi phỏng vấn nhà văn (năm 2009), đã nhận xét về ông, rằng ông là người
“cởi mở và thẳng thắn”. Có lẽ vì tính tình ấy mà khi gặp những gương người
tốt việc tốt, những anh hùng trong sản xuất và chiến đấu,… ơng khơng thể
khơng cầm ngịi bút, sử dụng “khiếu” văn chương của mình mà miêu tả về họ.
Ấn tượng của nhà văn Nguyễn Quang Lập về Nguyễn Khắc Phê lại là sự
giản dị, dễ gần: “anh mặc cái áo đại cán đã sờn, đội cái mũ lá, đi đôi dép cao
su y chang mấy ông cán bộ xã, bụng tấm tắc khen sao nhà văn giản dị thế. Té
ra anh ăn mặc “giản dị” như thế cho đến già, bất kể lúc nào, ở quê hay ra phố,

trên đường hay vào hội nghị, thời bao cấp hay thời đổi mới… bất di bất dịch”
(71, tr.224). Ở một chỗ khác, Nguyễn Quang Lập viết: “Đi đâu có khát nước
cháy cổ anh cũng cố chạy về nhà uống nước chứ chẳng chịu mất cho quán
nước một xu, còn bảo vào quán uống chén trà thì anh cười lắc đầu, nói trà ở
nhà mình cũng có, vơ đó mần chi. Thằng Dương Thành Vũ nói ơng Phê kẹt
gớm, đến nhân vật ông cũng chẳng cho ăn một bữa ngon”. Nhà văn Ngơ Minh
thì viết: “Tơi sống ở Huế với anh Phê hơn ba mươi năm nay, quả thực tôi thấy
anh khơng khi nào “mắt trịn mắt dẹt” trước các người đẹp”; “Trong ăn uống,
anh rất dè sẻn, tiết kiệm. Cánh báo chí ở Huế gọi anh là Nguyễn Khắc Khổ
hay “khắc cả cà phê” (71, tr.218). Lối sống này có thể là do tính “di truyền”
từ ơng bố Hồng giáp làm quan đại thần triều Nguyễn như chính Nguyễn
Khắc Phê kể lại: “Khi về hưu (năm 1942) các việc sinh hoạt của bản thân, cụ
ít sai bảo, thường tự làm lấy. Thậm chí cụ đi nhặt mo cau làm dép đi trong
nhà... Có thể mơ tả thân phụ tơi bằng mấy chữ “ngoại quan nội sư”, quan chỉ
là cái vỏ, nội dung là một cụ đồ nho xứ Nghệ”.


26

Nhưng Nguyễn Khắc Phê khơng phải thuộc dịng họ nhà keo kiệt, họ
kiết, “chính xác anh chỉ kiết cho chính anh thôi, bạn bè ai hỏi mượn tiền anh
đưa liền, chẳng khi nào hỏi mượn làm gì, khi nào trả”. Đó là lý do mà ơng có
vẻ “cá gỗ” nhưng lại rất đông bạn bè thân thiết và đam mê, nói như Nguyễn
Quang Lập “anh nghiện chữ, sách đắt mấy cũng mua, mua cả tấn sách” nên
“Phàm đã nghiện chơi chữ thì thấy chơi mấy thứ khác đều tầm phào, thậm chí
vơ nghĩa, anh kiên quyết khơng chịu tốn tiền cho mấy trị mà anh cho là vơ
nghĩa, vậy thơi” (71, tr.218).
Lối sống ấy đã ảnh hưởng nhiều đến cách viết của ông. Trong lời tựa cho
cuốn Biết đâu địa ngục thiên đường, ơng nói đại ý ơng cũng biết để sách bán
chạy bây giờ nhà văn cũng phải bỏ vào đấy một ít gay cấn hồi hộp, một ít câu

chữ “lạ”, một ít sex,... Nhưng ơng khơng làm như thế bởi ông quan niệm sức
hấp dẫn của văn chương khơng chỉ có vậy mà cịn mn nẻo khác, miễn là
nhà văn có tài năng. Sách khơng hấp dẫn bạn đọc trước hết phải là do tài năng
của nhà văn chứ không phải mấy cái “kỹ thuật” câu khách ấy. Nguyễn Khắc
Phê viết một cách rất giản dị, không màu mè, tiểu xảo, không cần tạo yếu tố
giật gân... Cách viết của ông tưởng là “cũ cũ” vậy mà cuốn nào ra cũng tạo
nên sự chú ý nơi bạn đọc. Chỉ riêng tiểu thuyết Biết đâu địa ngục thiên đường
vừa xuất bản 2010, đến năm 2011 đã phải tái bản, thế mà vừa ra đã bán hết.
Hai cuốn khác của ông, cuốn Đường giáp mặt trận (Đường đỏ đá xanh) và
Chỗ đứng người kỹ sư khơng cịn bán trên thị trường trong khi nhu cầu bạn
đọc vẫn đòi hỏi nên cuối năm 2011 cũng đã tái bản,...
Chất “lính” trước hết thể hiện ở việc tác giả dù trong lửa đạn gian khổ
của đường Trường Sơn nhưng vẫn bám trụ đường và cổ vũ cho đồng chí của
mình bằng những bài báo, bài văn để họ vững tin bám trụ, mở đường Trường
Sơn và mở lối cho các chiến sĩ vào Nam chiến đấu trong cuộc chiến tranh
gian khổ, quyết liệt với đế quốc Mỹ. Bài bút ký Vì sự sống con đường (1968)
đã cổ xúy cho khá nhiều chiến sĩ trong cuộc hành quân mở đường. Ở tác
phẩm này, tác giả không viết về một cá nhân hay một đơn vị mà về hàng loạt


27

anh chị em Thanh niên xung phong và công nhân giao thông với nhiều con
người được khắc họa khá rõ nét. Dưới ngòi bút của tác giả, làm nên những
chuyện tưởng như “thần thoại” để góp cơng vào chiến thắng trong “cuộc
chiến thần thánh” với Mỹ lại không phải do thánh thần mà do chính ý chí
mạnh mẽ, sắt đá của những người thanh niên yêu nước. Tuy nhiên, tác giả
khơng sa vào kể lể thành tích của từng cá nhân hay tập thể mà cố gắng tập
trung ngòi bút trình bày thật trung thực, thật chính xác hành động của họ.
Chính những hành động ấy đã nói lên những con người với chiến cơng hiển

hách. Sống trong hồn cảnh chiến tranh khắc nghiệt như vậy nhưng họ vẫn rất
lãng mạn, rất “đời”, rất lính. Có lẽ nếu khơng phải là người trực tiếp tham gia,
đồng cam cộng khổ với các thanh niên xung phong trên những nẻo đường ấy
thì sẽ khó có nhiều trang viết chân thực, cảm động và có chiều sâu đến như
vậy được. Với tác giả, “người biết yêu cuộc sống, biết sống một cách say sưa
lại chính là người dám hy sinh hơn cả”.
Khơng chỉ miêu tả con người trong chiến đấu, ngòi bút của Nguyễn
Khắc Phê cịn ln mạnh mẽ, thẳng thắn khi đề cập đến những vấn đế “nóng”
của từng thời kỳ của lịch sử dân tộc – những vấn đề mà “không phải nhà văn
nào cũng dám nói” (71, tr.231). Có tác phẩm khi mới gửi in bị “thổi còi”,
nhưng sau một thời gian, có lẽ xét thấy vấn đề mà nhà văn nêu ra là rất thật
nên nhà xuất bản đã cho in và tác phẩm bán hết rất nhanh. Dám nói dám làm,
dám chịu trách nhiệm và đã làm là khơng sợ, đó là bản lĩnh đáng q ở
Nguyễn Khắc Phê. Tuy nhiên, tác giả cũng khá cẩn trọng khi viết. Ơng cho
rằng “nhà báo phải có bản lĩnh và anh phải có ý thức trách nhiệm về việc làm
của mình; phải sẵn sàng chịu thiệt thịi nữa. Vấn đề cơ bản là lương tâm anh
phải tốt, phải trong sáng” (71, tr.239).
Tiếp cận nhiều với con người và văn chương của Nguyễn Khắc Phê ta có
thể thấy đúng như lời ơng tự nhận: “tơi thì “con nhà quan tính nhà lính”. Chất
“lính” đã thể hiện từ khi cịn chiến đấu trên đường Trường Sơn cho đến bây


×