Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Hình tượng người phụ nữ ấn Độ trong tiểu thuyết “Đắm thuyền” của đại thi hào R.Tagore

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.74 KB, 34 trang )

Mục lục
Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
II. Lịch sử vấn đề
III. Mục đích và ý nghĩa đề tài
IV. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu.
Phần nội dung.
Chương I: R.Tagore và tiểu thuyết “Đắm thuyền”
I. Rabindranath Tagore
1. Vài nét về tác giả R.Tagore.
2. Quan niệm về tiểu thuyết của Tagore
II. Tiểu thuyết: “Đắm thuyền”.
Chương II: Hình tượng người phụ nữ ấn Độ trong tiểu thuyết
“Đắm thuyền” của đại thi hào R.Tagore.
I. Người phụ nữ ấn Độ với quan niệm về tình yêu và hôn nhân
II. Sự đối lập giữa truyền thống và hiện đại qua hình tượng
hai nhân vật nữ chính: Kamala và Hemnalini.
III. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.
Kết luận
Thư mục
1
Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài:
Từ xa xưa ấn Độ đã được coi là cái nôi của nền văn minh nhân
loại. Không chỉ giàu đẹp bởi nguồn của cải từ thiên nhiên mà ấn Độ còn có
một kho tàng văn hoá rất có giá trị - từ đây ấn Độ đã góp phần cho sự phong
phú và đa dạng của nền văn học ấn Độ nói riêng và văn học phương Đông
nói chung. Bên cạnh những công trình nghệ thuật tuyệt vời cùng giá trị tinh
thần cao quý đó là sự góp mặt của các thiên tài như Mahatma Găng đi,
G.Nêru, R.Tagore... Chính vì lí do đó mà để hiểu biết sâu hơn về đất nước và
con người ấn Độ ta sẽ bắt đầu tìm hiểu từ nền văn học của nước này - qua


đó ta sẽ hiểu sâu hơn về giá trị tinh thần của văn minh phương Đông, phong
phú đa dạng nhưng cũng đậm đà bản sắc riêng.
Đặc biệt ở đây ta đi tìm hiểu thêm về người phụ nữ ấn Độ từ trước đến
nay luôn bị kìm toả bởi lề thói hà khắc. Đứng trước sự tiếp nhận của nền văn
hoá mới cũng như dưới con mắt nhìn tiến bộ của R. Tagore - một nhà thơ,
nhà văn... ấn Độ ta sẽ thấy hình tượng người phụ nữ ấn Độ hoàn toàn mới
trong quan điểm về tình yêu và hôn nhân.
II. Lịch sử vấn đề:
Cuộc đời sáng tác của Tagore gắn liền với vận mệnh Bengal và ấn Độ,
với lý tưởng giải phóng con người và tổ quốc ông. Trên văn đàn văn học ấn
Độ, Tagore đá sớm toả sáng và là một trong những người có công đóng góp
lớn trong sự nghiệp phát triển nền văn học ấn Độ. Đến năm 1913, Tagore đã
làm cả thế giới biết đến khi mà tập “Lời dâng” (Gitanjali) do ông sáng tác và
dịch từ tiếng Bengal ra tiếng Anh được giải thưởng Nobel - ông cũng là người
châu á đầu tiên được vinh dự này. Gần một thế kỷ đã qua giới nghiên cứu đã
tốn biết bao giấy mực đi sâu tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của con người đa
tài này mà vẫn chưa tìm hiểu hết. Riêng ở Việt Nam từ trước đến nay giới
nghiên cứu chủ yếu tìm hiểu về ông với cương vị là một nhà thơ lớn ngay cả
trên một số báo, tạp chí, luận văn cũng chỉ tìm hiểu những sáng tác thơ của
ông. Còn những bài bàn bề các thể loại khác của Tagore nhất là tiểu thuyết
còn rất ít ỏi.
Cao Huy Đỉnh với bài tiểu luận viết về “Rabin đrarnath Tagore” đã đề
cập ít nhiều đến lĩnh vực tiểu thuyết của Tagore, ông cho chúng ta thấy thế
2
mạnh của tiểu thuyết Tagore là chú ý tới các cụ thể và hiện thực nhiều hơn
truyện ngắn và thơ.
Lưu Đức Trung cũng viết một số công trình khoa học của mình về các
vấn để sau: “Tagore người kế thừa truyền thống nhân đạo chủ nghĩa trong
nền văn học dân tộc ấn Độ”, và “Tagore với người phụ nữ ấn Độ” và “vài nét
về truyện ngắn của Tagore” Ông nhận xét:

“Ngòi bút nghệ thuật của Tagore luôn hướng về mục đích vạch trần,
phê phán bản chất xã hội, thức tỉnh quần chúng nhân dân, tìm cách giải
phóng tâm hồn tư tưởng người ấn Độ cận đại ra khỏi thòng lọng của tôn
giáo, ra khỏi sự kìm hãm của bạo lực và cường quyền?. (Trong bài viết về
truyện ngắn “Mây và mặt trời” của Tagore)
*
.
Lưu Đức Trung cũng chính là người dịch và giới thiệu với bạn đọc Việt
Nam về nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết “Đắm thuyền” (1989). Đây
cũng là sự gợi mở cho công tác nghiên cứu tiểu thuyết Tagore cho những ai
có tâm huyết và say mê. Qua lời dịch của ông nghệ thuật đặc sắc cũng như
nội dung phong phú dẫn đến với người đọc, nhất là hình tượng sinh động của
hai người phụ nữ Kamala và Hemnalini.
Hay nhận xét của tác giả Đào Anh Kha về phong cách nghệ thuật của
Tagore. “Tagore thường tránh cách dùng lý trí để miêu tả và phân tích tâm lí
các nhân vật như một số đông các nhà văn khác, ở đây ông sử dụng tài tình
phương tiện của thiên nhiên. Dưới ngòi bút của ông thiên nhiên có mặt khắp
nơi, mọi lúc và bao giờ cũng mang nặng tâm tư, mọi sắc thái của cảnh vật
đều phản ánh những biến động của tâm hồn”
**
.
Từ các công trình nghiên cứu của các tác giả lớn đến các khoá luận của
các sinh viên đều muốn đi sâu tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp cũng như sáng
tác của Tagore: Trịnh Bích Liên với luận văn tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật
trong truyện ngắn. “Mây và mặt trời” của Tagore, năm 1992 Đỗ Thị Quỳnh
Hương với luận văn viết về đề tài “thiên nhiên” trong tập truyện “Mây và mặt
trời” của Tagore. Và đến năm 1994 Trần Thị Loan với bài luận về “Nghệ thuật
miêu tả tâm lý qua nhân vật Ramesh trong “Đắm thuyền” tiểu t-->

×