Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Nghiên cứu các đặc điểm thực vật, hoá sinh và phương pháp nhân giống cây hương bài ( dianella ensifolia l ) mọc ở hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.56 MB, 62 trang )

1

bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh
====& ====

Bùi Thái Phi

Nghiên cứu các đặc điểm thực vật, hóa sinh
và phơng pháp nhân giống cây Hơng bài (Dianella
ensifolia L.) mọc ở Hơng Sơn - Hà Tĩnh

tóm tắt Luận văn thạc sĩ Sinh học

Chuyên ngành: Thực vật học
Mã số: 60.44.20


2

Vinh 2009

Mở đầu
Hơng bài (Dianella ensifolia L.) là một loài cây có tinh dầu thơm đặc
biệt quyến rủ mà thiên nhiên ban tặng. Từ rất lâu con ngời đã biết dùng rễ hơng bài trộn với một số hơng liệu khác để làm hơng thắp trong các dịp lễ tết.
Mùi hơng thơm của rễ cây hơng bài đã gắn liền với những ngày thiêng liêng
đầu năm mới của ngời dân Việt Nam.
Ngày nay, nhu cầu về nguyên liệu hơng thắp trên thị trờng ngày càng
tăng cao. Sản xuất hơng thắp đã trở thành một ngành có thu nhập, trong khi
đó hơng bài ngày càng cạn kiệt do bộ phận dùng là rễ nên khả năng tái rất
chậm [11]. Bên cạnh công dụng là dùng làm nguyên liệu hơng thắp thì hơng


bài còn tác dụng khử phong, khử độc, sát trùng, tẩy giun sán, chữa bệnh
ngoài da, hay lấy rễ tơi giã nhỏ vắt lấy nớc trộn với gạo phơi khô, rang thơm
làm thuốc bã chuột ....
Hơng Sơn là một huyện miền núi của tĩnh Hà Tĩnh, với diện tích đất
cha sử dụng là 11.450,88ha chiếm 10,37% diện tích tự nhiên của toàn huyện
(theo thống kê của huyện năm 2009), chủ yếu là đất đồi trọc nghèo dinh dỡng. Thực hiện chủ trơng chính sách giao đất, giao rừng cho ngời dân miền
núi đi vào cuộc sống, trong thời gian gần đây ngời dân Hơng Sơn và một số
vùng lân cận đã có phong trào trồng rừng và đã biết kết hợp giữa cây rừng
với cây loài phi gỗ bớc đầu đã cho thấy cây Hơng bài có khả năng thích ứng
với địa phơng này. Tuy nhiên, cây hơng bài cho đến thời điểm này thì việc
nghiên cứu đặc điểm thực vật học, hóa sinh và nhân giống về cây hơng bài
hầu nh cha có.


3
Xuất phát từ những lí do nêu trên mà chúng tôi lựa chọn đề tài:
Nghiên cứu các đặc điểm thực vật, hóa sinh và phơng pháp nhân giống
cây Hơng bài (Dianella ensifolia) mọc ở Hơng Sơn - Hà Tĩnh
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu các đặc điểm thực vật, hoá sinh và phơng pháp nhân giống của cây hơng bài nhằm góp phần vào việc mở rộng nó.
Qua đó cung cấp thêm các dẫn liệu về một số đặc điểm thực vật học và phơng
pháp nhân giống của cây hơng bài từ đó làm cơ sở khoa học cho biện pháp canh
tác, hoạch định kế hoạch phát triển bền vững cho loài cây này tại Hơng Sơn Hà Tĩnh.
Đối tợng và địa điểm nghiên cứu:
- Đối tợng nghiên cứu: cây mọc hoang ở xã Sơn Tây của huyện Hơng
Sơn.
- Địa điểm nghiên cứu: đề tài đợc thực hiện tại Hơng Sơn - Hà Tĩnh.


4


Chơng 1
Tổng quan tài liệu
1.1. Phân bố và vị trí phân loại

Hình 1. Cây Hương bài mang hoa và quả

Cây hơng bài có tên khoa học (Dianella ensifolia L.), sở dĩ có tên hơng bài là do rễ cây này đợc dùng làm hơng đốt trong những ngày lễ tết,
dáng cây gồm các lá bên trên xòe ra trông giống nh cỗ bài, hình rẻ quạt nên
gọi là Hơng bài hay Rẻ quạt [28, 13].
*Vị trí phân bố của hơng bài [11]:
Trên thế giới: Trung Quốc, các nớc Đông Nam á, Nhật Bản, ấn Độ,
Sri Lanka, Australia, Madagascar và vùng nhiệt đới Châu Phi.


5
Việt Nam: Cao Bằng (Tĩnh Túc), Quảng Ninh (Cẩm Phả, đảo Tuần
Châu), Hải Phòng (Thủy Nguyễn), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hà Nội, Ninh
Bình (Cúc Phơng), Hải Dơng, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Thừa Thiên Huế, Quảng Nam (Quế Sơn), Kon Tum (Kôn Plông, Đắt Gley),
Gia Lai (Mang Yang), Đắc Lăk, Lâm Đồng (Di Linh, Lạc Dơng)
* Vị trí phân loại: Theo [4]
Giới (regnum): Thực vật (Plantae)
Ngành (divisio): Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp (class): Hành (Liliopsida)
Phân lớp (Subclass): Liliidae
Bộ (ordo): Liliales
Họ (familia): Hơng bài (Phormiaceae)
Chi (genus): Dianella
Loài (species): Dianella ensifolia
Họ hơng bài (Phormiaceae) gồm khoảng 7 chi. Chi hơng bài (Dianella) gồm

khoảng 20 - 25 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới Châu á và Châu phi.
Loài hơng bài (Dianella ensifolia L.) rất đa dạng nên trớc đây có sự nhầm
lẫn và nó đã có một vài tên gọi khác nhau. Hơng bài là loài duy nhất ở Việt
Nam [11].
1.2. Đặc điểm thực vật học của cây hơng bài.
1.2.1. Đặc điểm về hình thái.
Cây hơng bài là loài thân thảo, cao chừng 40 - 50cm có khi đến 1m,
không phân cành, thân rễ nằm ngang, phân nhánh màu trắng, với bộ rễ chùm
phát triễn mạnh nên có thể trồng xen dới tán rừng giai đoạn đầu, trên sờn dốc
vừa giữ nớc, giữ đất, chống xói mòn. Lá mọc so le ôm lấy thân, gốc lá xếp
lớp, phần trên xòe ra hai bên hinh nan quạt.[5, 13, 48]


6
Lá hình mũi mác dài 40 -70cm, rộng 1,5 - 3,5cm, không có cuống, có
màu xanh lá mạ, phía dới thành bẹ dày hơn ôm lấy thân. Mép lá thô xù xì,
gân chính song song, xếp hai dãy [5, 6,13]
Hoa mọc thành cụm ở tận cùng dài 10 -20 cm không kể cuống, cụm
hoa chùy; gồm nhiều xim ngắn mang nhiều hoa mọc gần nhau, cuống hoa có
thể dài tới 1cm. Hoa có màu trắng, vàng hay tím nhạt, nụ hình trứng. Mỗi
hoa có ba lá đài, ba cánh tràng, sáu nhị, bầu trên, bầu hình cầu ba ngăn, mỗi
ngăn 4 - 8 noãn, noãn ngợc, vòi nhụy dạng sợi dài, mảnh; đầu nhụy dạng
điểm.[3, 5, 13].
Quả mọng nớc, khi chín có màu tím sẫm, màu lam hay màu đỏ tía,
hình cầu, đờng kính 8 - 9 mm có 1 - 3 hạt. Mùa hoa tháng 6 - 7 [3, 5]
Hạt hình trứng, màu nâu đen, có vảy dày, phôi nhỏ hoặc to. [11].
Cây hơng bài này khác hẳn với một cây khác cũng có tên hơng bài hay
còn gọi là hơng lau có tên khoa học là Vetiveria zizanioides Nash thuộc họ
lúa (poaceae) chứa nhiều tinh dầu, rễ dùng nấu nớc gội đầu và cất tinh dầu
thơm [17]

1.2.2. Đặc điểm về sinh thái.
Hơng bài là loài có biên độ sinh thái rộng, có thể gặp trong nhiều loại
sinh cảnh khác nhau: ở các thảm cỏ, thảm cây bụi, trên các sờn đồi, ở ven
rừng, ven suối trong rừng thứ sinh, rừng nguyên sinh từ vùng thấp đến các
khu vực núi cao. Thậm chí, hơng bài còn phân bố ở cả các khu vực có độ cao
tới 3.000m trên dãy Hymalaya [11]. Hơng bài có thể mọc hoang dại trên các
đồi khô nơi có nhiều ánh nắng, trơ đất đá, xen lẫn cây bụi thấp [24].
Cây hơng bài là loài a sáng, a nóng ẩm, nhng cũng có khả năng chịu
bóng, chịu hạn chịu lạnh rét [14, 17].
Cây thích hợp với nhiều loại đất, nhất là đất phù sa, đất đồi núi thấp
còn tốt nhiều mùn, ít chua, thoát nớc, không bị bí chặt, không mọc trên đất
sét nặng [17].


7
Là cây a sáng mạnh, nhng cũng có khả năng chịu bóng, nên vừa trồng
đợc ngoài nắng và cả trong bóng râm nơi có tán che tha [14].
ở điều kiện các tỉnh phía Bắc nớc ta, hơng bài thờng ra hoa vào mùa
hè, hoa nở vào buổi chiều và không có hơng thơm [11].
1.3. Giá trị sử dụng.
Bộ phận sử dụng là rễ. Rễ phơi khô trộn với nhiều loại nguyên liệu
khác có hơng thơm nh hồi, quế chi và bã mía để làm hơng thắp cho mùi
thơm ngào ngạt. Có thể dùng làm nguyên liêu để chiết xuất hơng liệu. Ngời
ta cũng dùng rễ tơi dã vắt lây nớc trộn với gạo, đem phơi khô, rang thơm làm
thuốc bã chuột. Đôi khi còn dùng dịch chiết từ thân và lá trộn với cơm, sao
thơm hoặc phơi khô làm thuốc bã chuột. Hơng bài rất độc nhng lại có tác
dụng khử phong, khử độc, sát trùng, tẩy giun sán [11].
ngời Thái Lan dùng cả cây làm thuốc chữa bệnh ngoài da. Còn ở New
Caledonia, lá đợc giã nhỏ để băng hoặc đắp lên các vết lỡ loét, quả mọng
dùng để ăn. Ngời dân Malaysia dùng cây nấu nớc xông; dùng tro rễ và tro lá

làm thuốc bột dẻo chữa mụn rộp mọc vòng. Tại nhiều địa phơng ở Trung
Quốc, rễ cây đợc dùng làm thuốc chữa mụn nhọt sng lỡ, ghẻ ngứa, viêm đau
kết hạch hoàng đản, đau họng, phong thấp tê đau [11]. ở Việt Nam theo
GS.TS. Đỗ Tất Lợi thì cha thấy nhân dân dùng hơng bài làm thuốc mà chỉ
mới thấy dùng rễ phơi khô trộn với các nguyên liệu khác nh hồi, quế chi và
bã mía để làm hơng thắp vào các ngày lễ tết [24].
1.4. Thu hái và chế biến hơng bài
* Thời gian thu hoạch: nếu trồng vào vụ xuân thì thu hoạch vào tháng
12, nếu trồng vào vụ thu thì thu hoạch vào cuối năm sau. Hoặc do điều kiện
nào đó mà cha thu hoạch đợc thì có thể đợc để lại đến 2 năm sau thu hoạch


8
cũng đợc nhng nếu muộn quá hai năm thì bộ rễ sẽ tự thối, phân hủy nên chất
lợng tinh dầu sẽ giảm [17].
* Thu hoach rễ cây hơng bài: dùng xà beng hay thuổng đào xung
quanh rồi nhổ cả gốc lấy toàn bộ rễ, cắt rễ, rửa sạch đất phơi khô. Sau khi thu
hoạch rễ, tách 1 - 2 nhánh từ bụi cây mẹ trồng lại ngay trên hố vừa đào (ở
rừng) để đảm bảo tái sinh. Không thu hái vào mùa hoa quả non.
* Bảo quản: cho vào bao tải hay túi nilon để nơi khô ráo thoáng gió.
* Chế biến: Rễ hơng bài đợc chng cất tinh dầu, dùng trong công nghệ
chế biến sản phẩm hóa mỹ phẩm. Đợc dùng phổ biến trong nhân dân làm hơng thắp vào các ngày lễ, tết bằng cách dùng rễ hơng bài phơi khô, xay thành
bột cuốn giấy bản, bên trong là tăm hơng làm bằng nứa, tre giàng, khi đốt có
mùi thơm đặc biệt [14].
1.5. Kỷ thuật trồng
* Điều kiện gây trồng: Hơng bài không đòi hỏi khắt khe về điều kiện
khí hậu đất đai, thích hợp nhất là vùng đồng bằng, trung du và vùng núi thấp
có độ cao dới 400 - 500m so với mực nớc biển, không nên trồng nơi đất bị
úng ngập hay thoát nớc kém, đất kiềm mặn, đất có thành phần cơ giới nặng,
bí chặt [17].

* Thời vụ trồng: trồng vào vụ Xuân tháng 2 - 3 và vụ Hè thu tháng 8 9.
* Phơng thức trồng: trồng thuần hay trồng xen theo băng dới tán tha vờn cây ăn quả hoặc dới tán rừng trồng, dọc theo các đờng phân lô, đờng ranh
cản lửa, đờng băng trên mô hình canh tác đất dốc để chống xói mòn.
* Xử lý thực bì: phát cây, dọn cỏ, phát đốt dọn sạch.
* Làm đất: làm đất toàn diện cày bừa hoặc cuốc đập nhỏ, cuốc hố với
kích thớc 20 x 20 x 20cm.
* Cự ly trồng: cây cách cây 35 cm, hàng cách hàng 40 cm, mật độ
trồng từ 2200 - 2500 khóm/ sào Bắc bộ.


9
* Chăm sóc và bảo vệ: Cây hơng bài rất ít mắc bệnh, nếu có chủ yếu là
bị mối ăn gốc cây cho nên khi trồng phải bón lót phân có vôi để đề phòng
mối ăn.
1.6. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hơng bài
Xuất phát từ giá trị hơng liệu của cây hơng bài, tác dụng về sinh thái,
hiệu quả kinh tế cao đối với loại đất nghèo dinh dỡng, dới tán rừng mà cây hơng bài ngày càng đợc nhiều ngời trồng rừng lựa chọn. Ngày nay hơng bài đợc trồng rộng rãi trên thế giới, đặc biệt ở các nớc Châu á nh Malaysia, Thái
Lan, Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc ...[52]
ở Việt Nam năm trong khu vực 8 o - 23o vĩ Bắc, chịu ảnh hởng của khí
hậu nhiệt đới, thích hợp cho cây hơng bài phát triễn, hơn nữa hiện nay thực
hiện chính sách giao đất, giao rừng cho ngời dân, thì cây hơng bài là sự lựa
chọn thích hợp cho việc trồng xen với cây gỗ, cây lâu năm vừa cho thu nhập
vừa có tác dụng chống xói mòn, chống sa mạc hóa, do đó hơng bài là cây có
thể góp phần xóa đói giảm nghèo và giảm bớt hiện tợng phá rừng của ngời
dân miền núi.
ở nớc ta, hơng bài đã đợc ngời dân khai thác và sử dụng từ lâu đời
trong các dịp lễ tết, tuy nhiên chủ yếu là khai thác của thiên nhiên mà cha
trồng hàng loạt để sử dụng và biến loài này thành một hàng hóa. Gần đây,
khi rừng đã dần cạn kiệt thì một số địa phơng đã biết gây trồng hơng bài để
sử dụng nh ở huyện Cẩm Xuyên (2002) có dự án Lâm Sản ngoài gỗ đã chọn

hơng bài làm cây xóa đói giảm nghèo. Theo tác giả Xuân Hồng (trung tâm
khuyến nông tĩnh Hà Tĩnh) thì hơng bài "nếu trồng thâm canh, mỗi sào hơng
bài cho thu nhập từ 1,5 - 2 triệu đồng/năm - đây là nguồn thu nhập rất đáng
kể cho những vùng đất nghèo dinh dỡng" cũng theo báo cáo của dự án này
có hơn 5 xã đã trồng đợc 12 ha hơng bài và đang tiếp tục mở rộng diện tích
trồng hơng bài [6]. ở huyện vùng cao Sơn Động, Bắc Giang cũng đã lựa


10
chọn cây hơng bài là cây của "xóa đói giảm nghèo". Hiện nay, rễ hơng bài
đã đợc thơng mại hóa, năm 2002 giá bán rễ hơng bài khô tại nơi sản xuất đạt
15.000 - 20.000đ/kg, một ha thu hoạch 2,5 tấn rễ khô, có thể bán đợc khoảng
37 - 40 triệu đồng [11]
1.7. Tình hình nghiên cứu cây hơng bài
1.7.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Hơng bài là loại cây đợc sử dụng chủ yếu là lấy rễ làm nguyên liệu hơng thắp phục vụ các ngày lễ, tết. Đặc biệt loài cây này đợc sử dụng ở những
nớc Châu á và nhiều nớc có khí hâu nhiệt đới. Hiện đã có một vài cuộc khảo
sát về chi Dianella của R.G. Cooke và cộng sự. Từ rễ hơng bài đã tách đợc
số

chất

nh:

Musizin

(dianella)(1),

methyl


2,4-dihydroxy-3,5,6-

trimethylbenzoate(8), methyl 2,4-dihydroxy-3,6-dimethylbenzoate (7), methyl 2,4dihydroxy-6-methylbenzoate (methyl orsellinate)(9),2,4dihydroxy-6-methoxy-3methylacetophenone(14),5,7-dhydroxy-2,6,8-trimethylchromone(11)



5,7-

dihydroxy-2,8-dimethylchromone(13)[43]. Chúng tôi cũng đã tìm kiếm nhiều địa
chỉ khác nhau nhng cha thấy nghiên cứu nào đáng kể về loài cây này.
1.7.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Nghiên cứu về cây hơng bài ở Việt Nam còn rất ít, chúng tôi cha thấy
có tài liệu nghiên cứu nào đáng kể, cho đến nay mới chỉ có một công trình
nghiên cứu của GS.TS. Đỗ Tất Lợi cùng các cộng sự Phạm Xuân Cù, Vũ
Ngọc Lộ nghiên cứu sơ bộ cây hơng bài đợc báo cáo tại hội nghị khoa học trờng Đại học Dợc năm 1963, cũng theo báo cáo này chỉ nhận thấy tinh dầu có
mùi thơm đặc biệt có một ít ở rễ mà cha rõ về mặt hóa học của chúng [25].
Chúng tôi cũng đã liên lạc với tác của các tài liệu "kỷ thuật trồng một số cây
thực phẩm và cây dợc liệu", "tài liệu khuyến lâm về LSNG" của dự án Lâm
sản ngoài gỗ pha 2 (2007) có viết về một số thông tin về cây này nhng đó chỉ


11
là những kiến thức thu thập từ những kinh nghiệm của ngời nông dân đã
trồng hơng bài.
1.8. Cơ sở khoa học của phơng pháp nhân giống
1.8.1. Nghiên cứu sự hình thành rễ của cành giâm trong việc nhân giống
vô tính
Trong điều kiện tự nhiên lợi dụng khả năng tự phân chia của các cơ
quan sinh dỡng của cơ thể cây trồng cùng với việc hình thành các cơ quan
mới, tạo thành cá thể mới có khả năng độc lập và mang đặc tính, tính trạng

của cây mẹ.
Khi tách rời khỏi một bộ phận nào đó của cây mẹ tức là tính nguyên
vẹn của cây bị vi phạm, và cây có khả khôi phục tính nguyên vẹn đó bằng tái
sinh và trong điều kiện nhất định nó có thể tái sinh để hình thành cây hoàn
chỉnh [19].
Rễ bất định đợc hình thành về sau này từ các cơ quan dinh dỡng (thân)
khi cắt cành ra khỏi cơ thể mẹ là điều kiện kích thích sự hình thành rễ. Dựa
vào đặc tính này để nhân giống vô tính [10]
Trên cơ sở đó ngời ta đã sử dụng các biện pháp kỷ thuật cơ học, hóa
học, sinh học để thay đổi yếu tố môi trờng. Các yếu tố nội sinh trong một bộ
phận cơ thể thực vật để tạo khả năng tái sinh trong các bộ phận, các cơ quan
đã mất đi của nó hoặc cha hình thành, hoặc là gắn một bộ phận của cây khác
tạo thành một cơ thể hoàn chỉnh, sống độc lập với cây mẹ. Hình thức nhân
giống vô tính nhân tạo bao gồm: chiết cành, giâm cành, ghép cành, và nuôi
cấy mô tế bào.
Theo Vũ Văn Vụ rễ bất định của cành giâm, cành chiết đợc hình thành
3 giai đoạn:


12
- Giai đoạn 1: Là sự tái phân chia của mô phân sinh bên, có nghĩa là
một số tế bào xẩy ra sự phân hóa mạnh ở vùng xuất hiện rễ tạo nên một đám
tế bào lộn xộn, đó là mầm mống của rễ.
- Giai đoạn 2: Xuất hiện mầm rễ.
- Giai đoạn 3: Sự sinh trởng và kéo dài của rễ, rễ chui qua vỏ để ra bên
ngoài cành tạo nên rễ bất định.
Các giai đoạn này khác nhau về yêu cầu đối với chất điều hòa sinh trởng.
- Giai đoạn 1: Cần hàm lợng auxin rất cao để khởi xớng có sự phân
hóa tế bào mạnh mẽ, nồng độ kích thích từ 10-4 - 10-2 g/cm3.
- Giai đoạn 2: Cần hàm lợng auxin thấp hơn để xuất hiện rễ 10-7g/ cm3.

- Giai đoạn 3: Chỉ cần hàm lợng auxin 10-11g/ cm3.
1.8.2. Các điều kiện ảnh hởng đến kết quả giâm hom
Nhân giống bằng hom có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong việc chọn
giống cây trồng nói chung và cây thân thảo nói riêng. Đó là phơng pháp dễ
làm không đòi hỏi thiết bị phức tạp lại có hệ số nhân giống tơng đối cao.
Hiện nay đang đợc phổ biến trong trồng rừng cho loài cây khó lấy hạt, dễ
nhân giống hom và cho số giống tốt đã đợc chọn lọc và khảo nghiệm.
Để nhân giống bằng giâm cành thành công phải biết đến các nhân tố
ảnh hởng đến khả năng ra rễ của giâm hom: Theo Hồ Đăng Vang (2000) có
hai nhân tố ảnh hởng đến quá trình giâm hom là: nhân tố nội sinh và nhân tố
ngoại sinh.
Thuộc nhóm thứ nhất là đặc điểm di truyền của loài, của cá thể, vai trò
của tuổi cây, tuổi cành, vị trí lấy cành, pha phát triễn của cành và các chất
điều hòa sinh trởng.
Thuộc nhóm thứ hai là các loại hóa chất kích thích hom ra rễ và các
nhân tố ngoại cảnh tác động đến hom.
1.8.2.1. Các nhân tố nội sinh


13
+ Đặc điểm di truyền của loài:
- Nhiều nghiên cứu cho thấy không phải tất cả các loài đều có khả
năng ra rễ nh nhau. Theo Nanda (1970) đã dựa theo khả năng khả năng ra rễ
của các loài cây chia thành ba nhóm chính là: Nhóm dễ ra rễ, nhóm khó ra rễ
và nhóm có khả năng ra rễ trung bình. Vì thế, theo khả năng giâm hom có
thể chia thực vật thành hai nhóm chính là:
* Nhóm sinh sản chủ yếu bằng hom cành là nhiều loài cây thuộc họ
Dâu tằm (Moraceae), một số thuộc họ Liễu (Salicaceae) và một số cây nông
nghiệp nh sắn, mía, khoai lang, sau muống ... Đối với những loài cây này khi
giâm hom không cần xử lý thuốc vẫn ra rễ bình thờng.

* Nhóm cây sinh sản chủ yếu bằng hạt thì khả năng ra rễ của hom
giâm bị hạn chế ở các mức độ khác nhau. Những loài dễ ra rễ nh Sở đến 35
tuổi vẫn có khả năng ra rễ 70 - 90% (Komisarov, 1964; Nguyễn Hoàng
Nghĩa, Đoàn Thị Bích, 1995). Những loài khó ra rễ nh Mỡ (Manglietia) 5
tuổi chỉ ra rễ 14% (Lê Đình Khả, 1996). Đối với cây này muốn có tỷ lệ cao
phải sử dụng cây non và xử lý thuốc kích thích ra rễ [19].
Theo Trần Thế Tục và cộng sự (2001) cho rằng: ở nớc ta việc nhân
giống bằng phơng pháp giâm cành đang đợc phổ biến rộng rãi cùng với cây
chè, cà phê, ca cao ... Trong nghề trồng hoa, cây cảnh, biện pháp này hầu nh
đợc sử dụng cho tất cả các giống cây.
+ Đặc điểm di truyền của từng xuất xứ và từng cá thể. Do đặc điểm
biến dị mà các cá thể khác nhau cố khả năng ra rễ khác nhau đối với phơng
pháp giâm hom (Hồ Đăng Vang, 2000). Nghiên cứu cho Bạch đàn trắng
caman (E. camaldulensis) 4 tháng tuổi đã thấy rằng trong lúc xuất xứ
Katherine có tỷ lệ ra rễ 95% thì xuất xứ Gilbert River chỉ có tỷ lệ ra rẽ 50%,
còn xuất xứ Nghĩa Bình chỉ ra rễ 35% (Lê Đình Khả, 1997)
+ Vị trí cành và tuổi cành: Hom lấy từ các phần khấc nhau trên thân sẽ
có tỷ lệ khác nhau. Thông thờng thì hom lấy từ tầng dới dễ ra rễ hơn tầng
trên. ở đoạn ngọn có tỷ lệ thấp nhất, các đoạn giữa có tỷ lệ cao hơn. Nh vây,


14
cây non và cành nữa hóa gỗ thờng cho tỷ lệ ra rễ cao nhất, song tùy loài cây
mà ảnh hởng của tuổi cây và tuổi cành đến ra rễ của giâm hom đợc thể hiện
khác nhau. Qua nghiên cứu mới xác định đợc tuổi cây và tuổi cành thích hợp
cho giâm hom ở từng loài.
+ Sự tồn tại của lá trên hom: Lá là cơ quan quang hợp để tạo ra các
chất hữu cơ cần thiết cho cây, đồng thời là cơ quan thoát hơi nớc để khuếch
tán tác dụng của các chất kích thích ra rễ đến các bộ phận của hom. Lá cũng
là cơ quan điều hòa chất sinh trởng ở hom giâm. Vì thế, khi giâm hom nhất

thiết phải để lại một diện tích lá nhất định, song diện tích lá quá lớn thì quá
trình thoát hơi nớc quá mạnh làm hom bị héo và chết trớc lúc ra rễ. Khi
chuẩn bị giâm hom, hom phải có 1 - 2 lá, và phải cắt bớt một phần phiến lá,
chỉ để lại 1/3 đến 2/3 diện tích phiến lá.
1.8.2.2. Các nhân tố ngoại sinh
* Chất điều hòa sinh trởng
Từ giữa những năm 1930, nhiều nghiên cứu về chức năng sinh lý về sự
hoạt động của auxin cho thấy có liên quan đến phạm vi hoạt động của cây
trồng rất đa dạng, nh quá trình sinh trởng, phát triễn của thân, sự hình thành
rễ một cách tự nhiên. Sau đó, 1935 ngời ta đã chứng minh sự thiết thực của
các nguyên liệu này có tác dụng kích thích hình thành rễ của những cành
giâm.
Trong nhiều năm nghiên cứu cơ sở sinh lý của sự tái sinh rễ bất định ở
cành giâm, kết quả cho rằng sự tái sinh ở cành giâm là một quá trình sinh lý
phức tạp liên quan chặt chẽ đến điều kiện nội tại và điều kiện ngoại cảnh mà
trong đó có tác dụng của auxin là rất quan trọng vì hàm lợng auxin nội sinh
trong cành giâm không đủ cho sự hình thành rễ nhanh chóng nên ngời ta
phải xử lý auxin ngoại cảnh cho cành giâm để xúc tiến sự xuất hiện rễ.


15
Trong quá trình phân hóa tế bào và cơ quan, vai trò điều chỉnh của các
phytohormone là rất quan trọng, auxin quyết định sự phân hóa rễ và có khi
ngời ta xem auxin là hormon hình thành rễ [36].
Theo Trần Thế Tục (1997), những chất điều tiết sinh trởng thờng dùng
và có hiệu quả cao là NAA. Vũ Văn Vụ, qua thực nghiệm chứng minh rằng
các chất đợc sử dụng trong cành giâm với hiệu lực nh sau: IBA>NAA>2,4D
[40]. Hudson T., Hartmann Dale E., Kester Fred T., Davies, JR cho rằng
trong cùng một thời gian xử lý hai chất điều hòa sinh trởng IBA và NAA có
hiệu quả hơn hợp chất ra rễ IAA. NAA là chất có hoạt tính sinh của của

auxin và đợc tổng hợp bằng con đờng hóa học [19]. NAA là auxin nhân tạo.
Auxin đợc tổng hợp chủ yếu ở trên đỉnh sinh trởng của cây và các bộ phận
đang phát triễn mạnh nh lá, rụng hoa, quả. Tác dụng của auxin đến sinh trởng của cây nói chung và sự ra rễ nói riêng phụ thuộc vào đặc tính của loài
[19].
* Nhiệt độ
Nhiệt độ cùng với ẩm độ tạo thành phức hệ nhiệt ẩm có ảnh hởng đến
quá trình quang hợp, hô hấp và các quá trình khác có liên quan đến hình
thành rễ. Mỗi loài cây có một nhiệt độ thích hợp, song nhìn chung nhiệt độ
thích hợp cho nhiều loại cây là 23 - 28oC, nếu quá thấp hom nằm ở trạng thái
tiềm ẩn và không ra rễ, còn nếu nhiệt quá cao lại tăng cờng hô hấp và bị
hỏng, từ đó làm giảm tỷ lệ ra rễ.
Majumder và Prasad, đã chứng minh rằng: khi xử lý cành giâm dung
dịch IBA 5.000ppm ở nhiệt độ nền là 35 oC thì tỷ lệ ra rễ 85%. Ngợc lại, xử
lý cành giâm bằng dung dịch IBA nồng độ 2500ppm thì sự ra rễ tăng lên
90% và sự ra rễ đạt tỷ lệ cao nhất 95,6%, khi sử dụng IBA nồng độ thấp và
đợc thực hiện trong môi trờng kiềm [19].
* Độ ẩm
Để ra rễ hom giâm không thể thiếu ẩm. Độ ẩm không khí và độ ẩm giá
thể là nhân tố hết sức quan trọng trong quá trình giâm hom. Các hoạt động


16
quang hợp, hô hấp, phân chia tế bào và chuyển hóa vật chất trong cây đều
cần nớc, thiếu nớc thì hom bị héo, nhiều nớc quá thì hoạt động của men thủy
giải tăng lên, quá trình quang hợp bị ngừng trệ. Khi giâm hom mỗi loài cây
đều cần một độ ẩm thích hợp, làm mất độ ẩm của hom 15 - 20% thì hom
hoàn toàn mất khả năng ra rễ. Đối với nhiều loài cây độ ẩm giá thể thích hợp
cho giâm hom là 50 - 80%. Yêu cầu độ ẩm thay đổi theo loài cây, thời kỳ sắp
ra rễ hom cần độ ẩm lớn nhất, sau khi ra rễ thì yêu cầu độ ẩm giảm xuống.
Phun sơng là yêu cầu không thể thiếu khi giâm hom. Phun sơng vừa làm tăng

độ ẩm vừa làm giảm nhiệt độ không khí, giảm bốc hơi nớc của lá. Trong mùa
lạnh thời gian phun và thời gian ngắt quảng đều có thể kéo dài, trong mùa
nắng thì thời gian một lần phun ngắn và thời gian ngắt quảng cũng ngắn
[19].
* Giá thể giâm hom
Giá thể cũng góp phần vào thành công của giâm hom. Các loại giá thể
đợc dùng hiện nay chủ yếu là cát tinh, mùn ca hoặc xơ dừa băm nhỏ hoặc đất
vờn ơm. Khi giâm hom chỉ để tạo cây ra rễ, sau đó mới cấy cây hom vào bầu
thì giá thể thờng là cát tinh, còn khi giâm hom trực tiếp vào bầu để tạo thành
cây hom thì giá thể thờng là mùn ca để mục, xơ dừa băm nhỏ hoặc đất vờn ơm, hoặc có sự trộn lẫn chúng với cát [19].
Theo Hồ Đăng Vang, một giá thể giâm hom tốt là có độ thoáng khí tốt
và duy trì đợc độ ẩm trong thời gian dài mà không ứu nớc, tạo điều kiện cho
rễ phát triễn tốt đồng thời phải sạch, không bị nhiễm nấm và không có nguồn
sâu bệnh, độ pH khoảng 6,0 - 7,0.
Longman (1993) đã đề xuất các loại giá thể để giâm hom là:
- 33% cát tinh: 33%cát min: 33% mùn ca để lâu ngày
- 50% cát tinh : 50% mùn ca
- Xơ dừa trộn mùn ca và vỏ trấu.
Theo Vũ Văn Vụ (1999) cho rằng, giá thể sau khi ra rễ tốt nhất là 50%
phân chuồng mục và 50% đất màu.


17
Trong thực tế có 3 loại giá thể giâm hom phổ biến là:
- Cát tinh.
- 30% cát + 70% đất thịt có thành phần cơ giới nhẹ.
- 100% đất thịt có thành phần cơ giới nhẹ [19].
1.9. Những yêu cầu kỷ thuật cơ bản khi giâm hom
Vật liệu hom giâm rất nhạy cảm với sự mất nớc và dễ bị nấm bệnh gây
hại, bên cạnh đó nó phải hội tụ đủ các điều kiện thích hợp mới có thể ra rễ đợc. Vì vậy, khi giâm hom phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu kỷ thuật sau đây

[19]:
+ Không cắt hom quá già hoặc quá non.
+ Cắt hom vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối, tránh ánh nắng mặt trời
trực tiếp chiếu vào.
+ Vật liệu giâm hom không thể lấy quá xa nơi giâm hom và không đợc
cắt quá một ngày.
+ Khi vận chuyển phải cất giữ trong bình lạnh và phải giữ đủ độ ẩm.
+ Phải cắt bỏ hết các hoa, nụ hoa, chồi phụ đã ra lá.
+ Đối với cây lá kim hom phải có đủ búp ngọn.
+ Hom giâm không ngắn dới 5cm, song cũng không quá dài hơn
12cm.
+ Khi cắt hom phải dùng dao ghép sắc để hom không bị giập nát và
xây xớc.
+ Phải xử lý thuốc chống nấm trớc trớc khi xử lý thuốc ra rễ.
+ Phải để lại tối thiểu một số lá ở trên hom giâm và phải cắt bớt lá,
song phải cắt hết lá ở phần giâm dới đất.
+ Hom giâm phải đặt trong lều nilon để giữ ẩm, trên lều có mái che để
giảm bớt cờng độ ánh sáng.
+ Giá thể hom không bị nhiễm bệnh.


18
+ Phải thờng xuyên tới phun đủ ẩm và giữ độ ẩm không khí cho giâm
hom.
Tóm lại, để giâm hom thành công phải thực hiện một cách đầy đủ và
đồng bộ các biện pháp kỷ thuật cần thiết từ khâu chăm sóc cây mẹ lấy cành
đến lấy hom và giâm hom cũng nh tạo điều kiện cần thiết để hom ra rễ. Sau
khi hom ra rễ lại phải biết huấn luyện cây hom để chúng thích ứng dần với
điều kiện vờn ơm và rừng trồng [19].



19
Chơng 2.
Điều kiện tự nhiên và xã hội khu vực nghiên cứu
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Hơng Sơn là huyện miền núi thuộc vùng Bắc Trung Bộ, nằm về phía
Tây Bắc của tỉnh Hà Tĩnh và có tọa độ địa lý nh sau:
- Từ 17O35 đến 18O58 vĩ độ Bắc.
- Từ 105.06 đến 115.55 kinh độ Đông.
- Độ cao trung bình từ 30 - 40 m so với mực nớc biển.
Ranh giới hành chính của huyện đợc xác định nh sau:
- Phía Bắc giáp hai huyện Nam Đàn và Thanh Chơng ( Nghệ An).
- Phía Đông giáp huyện Đức Thọ.
- Phía Tây giáp nớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
- Phía Nam giáp với huyện Vũ Quang.
2.1.2. Địa hình, địa chất
Địa hình của huyện chủ yếu là đồi núi (chiếm trên 3/4 diện tích tự
nhiên của huyện). Địa hình của huyện đợc xác định là miền núi thấp, hẹp bề
ngang, sờn dốc, cấu trúc kéo dài theo hớng Tây Bắc - Đông Nam, bao gồm
nhiều dãy núi song song và so le với nhau.
Theo kết qủa điều tra của phòng tài nguyên và môi trờng của huyện Hơng Sơn cho biết, tài nguyên đất của huyện có 6 nhóm đất với diện tích nh
sau:
- Nhóm đất phù sa: có 11.775,31 ha, chiếm 10,67% diện tích tự nhiên.
- Nhóm đất xám bạc màu trên đất đá cát: có 552,10 ha, chiếm 0,50%
diện tích đất tự nhiên.
- Nhóm đất đỏ vàng: có 80.133,91 ha, chiếm 72,64% diện tích tự
nhiên.



20
- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: có 519,4% chiếm 0,47%
diện tích tự nhiên.
- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: có 2.994,67 ha, chiếm 2,71% diện tích
tự nhiên.
- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: có 2.842,29 ha, chiếm 2,58% diện
tích tự nhiên.
Nguồn nớc mặt: Hơng Sơn có nguồn nớc mặt khá dồi dào nhờ hệ
thống sông suối dày đặc và nhiều đập lớn, đặc biệt Hơng Sơn có con sông
Ngàn phố chảy dọc theo chiều dài của huyện trên 40 km chia cắt địa bàn
huyện thành hai vùng tả ngạn và hữu ngạn. dọc theo bờ sông là những bãi
bồi thuân lợi cho việc trồng trrọt và thâm canh.
Nguồn nớc ngầm: đây cũng là nguồn khá lớn đủ cung cấp cho sản
xuất, trồng trọt và sinh hoạt của ngời dân.
Cũng theo kết quả điều tra năm 2009 của phòng tài nguyên và môi trờng của huyện thì tổng diện tích đất tự nhiên là 110.414,78 ha, trong đó diện
tích đất nông - lâm nghiệp là 92.394,6ha chiếm 83,68% tổng diện tích tự
nhiên. Đất sản xuất nông nghiệp là 10.653,3 ha chiếm 11,53% tổng diện tích
nông - lâm nghiệp, diện tích đất lâm nghiệp 81.646,29ha chiếm 88,37% tổng
diện tích nông - lâm nghiệp. Diện tích đất cha sử dụng là 11.450,88ha chiếm
10,37% diện tích tự nhiên, trong đó diện tích đất đồi núi cha sử dụng là
8.715,54ha chiếm 76,11% tổng diện tích cha sử dụng. Đây là nguồn đất rất
phù hợp cho cây trồng có khả năng cải tạo đất và chịu nghèo dinh dỡng nh
cây hơng bài.
2.1.3. Khí hậu thủy văn.
Theo số liệu khí tợng thuỷ văn của trạm khí tợng Hơng Sơn, đặc trng
của yếu tố khí hậu Hơng Sơn là vùng nhiệt đới gió mùa, lại bị chi phối bởi yếu
tố địa hình sờn Đông Trờng Sơn nên có sự phân hóa mạnh với đặc trng là mùa
Đông lạnh ẩm, ma Hè khô nóng. Nhiệt độ của vùng biến động từ 17,9-



21
29.3OC. Nhiệt độ trung bình cả năm là 23.7 OC. Tháng lạnh nhất là tháng 1 có
nhiệt độ trung bình là 16.7OC, nhiệt độ tối thấp là 14.4OC. Tháng nóng nhất là
tháng 7, với nhiệt độ trung bình là 29.3OC, với nhiệt độ tối cao là 34.2 OC. Số
giờ nắng trung bình trong năm là 1.318 giờ. Tổng lợng ma bình quân/ năm là
2173mm, độ ẩm trung bình là 85%.
Cũng qua tài liệu khí tợng thuỷ văn cho thấy nhiệt độ, độ ẩm và lợng ma
qua các tháng rất thích hợp cho sự phát triển của cây lâm sản ngoài gỗ:
Bảng 2.1. Khí hậu, thuỷ văn của huyện Hơng Sơn
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Nhiệt độ
(oC)
17.6
18.2
21.1
24.6
27.5

29.1
29.3
28.3
26.2
23.7
20.7
18.0

Độ ẩm
(%)
90
91
90
86
79
75
71
78
87
89
90
95

Lợng ma
(mm)
64.8
59.6
65.4
112.3
212.9

157.6
169.5
252.6
470.9
494.5
199.8
98.7

(Nguồn: Đài khí tợng- thuỷ văn Hơng Sơn)
Vào tháng 1, 2 nhiệt độ từ 17,6 - 18,2 độ C, lợng ma từ 59.6 - 64.8 mm
phân bố đồng đều, đây là những điều kiện thuận lợi cho sinh trởng và phát
dục của các loại cây rừng nói chung và các loại cây thân thảo nói riêng.
Trên địa bàn huyện chịu ảnh hởng chính bởi 2 loại gió: Gió mùa Đông
Bắc và gió Tây Nam. Gió Tây Nam là yếu tố khí hậu mang tính đặc thù, tốc
độ gió lớn lại khô, nóng nên thờng gây ra hậu quả xấu nh hạn hán làm cây
khô héo và suy thoái môi trờng đất. Thủy văn của huyện chịu ảnh hởng bởi
hệ thống sông, suối khá dày đặc trên địa bàn, nhìn chung chiều dài của các
con suối ngắn, lu lợng nớc nhỏ, có độ dốc và tốc độ dòng chảy lớn về mùa


22
ma lũ, đặc biệt là Sông Ngàn Phố chảy qua địa phận huyện có lu vực sông
thuộc một phần sờn núi phía đông dãy Trờng Sơn, cao và dốc với đầy đủ đặc
trng của rừng ma nhiệt đới. Lợng nớc mang phù sa bồi tụ cho một vùng đồi
núi thấp. Do vậy đất đai ở đây vừa có đặc tính của phù sa sông, vừa có sản
phẩm rửa trôi bồi tụ từ các đồi núi thấp. Kết quả phân tích các chỉ tiêu cho
thấy nh sau: độ chua trao đổi1,44ldl/100gđất, độ chua thuỷ phân
5,97ldl/100gđất, đạm tổng số 0,073%, lân tổng số 0,104%, Ca ++Mg++
17,87/100g đất.
2.2. Điều kiện xã hội

2.2.1.Dân số
Theo kết quả điều tra dân số của huyện Hơng Sơn năm 2009 (ngày
1/4/2009) thì dân số của huyện có 116.647 nhân khẩu với 34.002 hộ gia
đình. Trong đó:
- Khu vực đô thị có 12.735 ngời với 3.839 hộ
- Khu vực nông thôn có 103.912 ngời với 30.163 hộ
Dân c chủ yếu sống hai bên trục quốc lộ 8A và dọc theo con sông
ngàn phố. Nhân dân đa phần là thuần nông, những hộ ở hai thị trấn Phố Châu
và TT Tây Sơn sống bằng nghề buôn bán. Trong những năm gần đây, thực
hiện chính sánh giao đất giao rừng cho từng hộ dân, ngời dân Hơng Sơn đã
sử dụng rừng để trồng cây gỗ nh Keo, Bạch đàn, Bầu dó, Tràm.... Tuy nhiên
cha chọn đợc cây trồng xen ngắn ngày, thích nghi với sinh thái dới tán. Đây
là nguồn đất mà có thể áp dụng trồng xen cây hơng bài để nâng cao năng
suất cây trồng.
2.2.2.Giao thông
Hơng Sơn là huyện có hệ thống giao thông thuận lợi, nằm dọc theo đờng quốc lộ số 8A, phía Bắc - Nam có đờng mòn Hồ Chí Minh, phía tây giáp
với nớc bạn Lào. Đây là điều kiện thuận lợi cho Hơng Sơn phát triễn kinh tế
xã hội.


23

Chơng 3
Nội dung và phơng pháp nghiên cứu
3.1. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm thực vật học của thân, rễ, lá, hoa, quả.


24
- Nghiên cứu hình thái giải phẫu thân, rễ, lá, hoa, quả.

- Nghiên cứu một số thành phần hoá học của rễ.
- Nghiên cứu phơng pháp nhân giống cây hơng bài.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
* Địa điểm nghiên cứu:
- Đề tài đợc tiến hành tại vùng thợng Hơng Sơn - Hà Tĩnh
- Nghiên cứu về hình thái giải phẫu đợc tiến hành ở phòng thực vật bậc
thấp - Khoa Sinh học - Đại học Vinh
- Nghiên cứu hóa sinh của rễ đợc tiến hành tại phòng thí nghiệm Hóa
sinh - Sinh lý Thực vật khoa Sinh học và phòng hóa hữu cơ - Khoa hóa - Đại
học Vinh.
- Nghiên cứu về phơng pháp nhân giống đợc tiến hành tại các xã Sơn
Tây - Hơng Sơn - Hà Tĩnh
* Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12 năm 2008 đến tháng 9 năm 2009.
3.3. Phơng pháp nghiên cứu
3.3.1. Phơng pháp nghiên cứu hình thái, giải phẫu
Theo phơng pháp nghiên cứu thực vật của RM. Klein - D.T Klein
(1979) [21] và của Trần Công Khánh (1981) [20].
Thời gian thí nghiệm từ tháng 2 năm 2008 đến tháng 9 năm 2009
3.3.2. Phơng pháp tiêu bản hiển vi: Cắt ngang, nhuộm kép, lên kính,
soi và chụp ảnh.
3.3.3. Phơng pháp đo tế bào: Dùng trắc vi vật kính và trắc vi thị kính.
3.3.4. Phơng pháp nghiên cứu nhân giống
3.3.4.1. Cách đặt thí nghiệm
* Thăm dò nồng độ kích thích NAA:
Gồm 4 công thức: 200 - 400 - 600 - 800ppm


25
Đối chứng: không xử lý
* Nghiên cứu ảnh hởng của vị trí cành trong quá trình giâm.

Tiến hành thí nghiệm trên 3 công thức:
- Cành mang ngọn
- Cành giữa
- Cành mang gốc
* ảnh hởng của giá thể, nhiệt độ và ẩm độ đến khả năng ra rễ.
3.3.4.2. Phơng pháp giâm hom
- Mẫu đợc thu vào buổi sáng, chọn những cây khỏe mạnh, cắt sát mắt
của hom, cắt vát, mỗi hom có 2 - 3 mắt có lá tơng ứng khoảng 10 - 12 cm.
Tiến hành giâm ngay sau khi cắt hom và ngâm trong dung dịch có xử lý chất
kích thích ra rễ.
- Môi trờng giâm (giá thể) trên luống: Tùy vào nội dung nghiên cứu
mà thành phần của môi trờng khác nhau.
- Dung dịch xử lý ra rễ: NAA có nồng độ 200ppm, 400ppm, 600ppm,
800ppm, pH của dung dịch đợc điều chỉnh đến 7,0 bổ sung Benlate C 50
BTN 0,15% để khử trùng.
- Các hom sau khi cắt đợc xử lý nhanh 5 giây trong dung dịch xử lý.
Cắm nghiêng hom vào môi trờng hom. Môi trờng giâm hom đợc đặt trong
nhà có mái che tránh nớc ma và có ánh sáng trực tiếp.
- Dùng tới ẩm đảm bảo độ ẩm trong thời gian thí nghiệm. Phun qua lá
bằng Benlate C 50 BTN 0,15% cho cành giâm sau khi ngâm và định kỳ 15
ngày/lần.
- Hom đợc bó thành từng bó, ngâm vào chất điều hòa sinh trởng đã
pha sẵn trong thời gian quy định (nếu thí nghiệm đó theo dõi ảnh hởng của
chát kích thích).
* Phơng pháp theo dõi số liệu thực nghiệm giâm hom.
- Sau khi giâm cần phải phun nớc thờng xuyên ( ngày 2 - 3 lần).


×