Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Một số đặc điểm sinh học và khả năng ký sinh sâu khoang ppodoptera litura fabricius của ong ngoại ký sinh euplectrus xan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.83 MB, 60 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG LÂM NGƯ
--------------

NGUYỄN THỊ VÂN

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG KÝ SINH
SÂU KHOANG Spodoptera litura Fabricius CỦA ONG
NGOẠI KÝ SINH
Euplectrus xanthocephalus Girlault

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH NÔNG HỌC


2

VINH – 7.2011


3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG LÂM NGƯ
--------------

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG KÝ SINH
SÂU KHOANG Spodoptera litura Fabricius CỦA ONG
NGOẠI KÝ SINH


Euplectrus xanthocephalus Girlault

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH NÔNG HỌC

Người thực hiện : Nguyễn Thị Vân
Lớp
: 48K2 - Nông học
Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Ngọc Lân

VINH – 7.2011


4

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những kết quả nhiên cứu trong luận văn này là của riêng tôi. Số
liệu này không thể có ở các công trình nghiên cứu khoa học khác
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Vân

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này lời đầu tiên cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới PGS.TS Trần Ngọc Lân và Ths. Nguyễn Thị Thu đã rất tận tình hướng dẫn


5
và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Đặc biệt thầy và cô luôn là tấm gương sáng
để thắp lên trong tôi niềm say mê nghiên cứu khoa học.

Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo trường Đại Học Vinh, tập thể cán bộ công nhân
viên khoa Nông Lâm Ngư, tổ bộ môn Nông học, phòng thí nghiệm, thư viện đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi về các trang thiết bị, đồ dùng nghiên cứu trong thời gian làm đề tài.
Xin chân thành cảm ơn bà con nông dân ở Diễn Châu, Nghi Lộc, Nam Đàn, Hưng
Nguyên, Nghi Xuân – Hà Tĩnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập
mẫu.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và anh em đã luôn động viên, giúp đỡ cả về
kinh phí lẫn tinh thần giúp cho tôi càng thêm cố gắng và kiên trì theo đuổi nghiên cứu đề
tài này.
Mặc dù tôi đã rất nỗ lực, nhưng do thời gian quá gấp rút nên khó tránh khỏi những
thiếu sót.Tôi rất mong được sự góp ý tận tình của hội đồng khoa học, các thầy cô giáo, bạn
bè để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Vinh, ngày 20 tháng 7 năm 2011
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Vân


6

MỤC LỤC
TT
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục bảng
Danh mục hình
Chữ viết tắt

Trang

i
ii
vi
vii
viii

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Yêu cầu nghiên cứu của đề tài
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Cơ sở khoa học
Cấu trúc và tính ổn định của sinh quần nông nghiệp
Mối quan hệ giữa ký sinh _vật chủ
Đặc điểm và tập tính của côn trùng ký sinh ngoài
Đặc điểm sinh học sinh thái của ong Euplectrus xanthocephalus
Cơ sở thực tiễn
Tình hình nghiên cứu
Tình hình nguiên cứu sâu hại lạc và thiên địch của chúng trên thế

1
2
3
3
3
4
4
4

8
10
11
12
13
13

giới
1.3.2. Tình hình nghiên cứu sâu hại lạc và thiên địch của chúng tại Việt

15

1.
2.
3.
4.
5.
1.1.
1.1.1.
1.1.2.
1.1.3.
1.1.4.
1.2.
1.3.
1.3.1.

Nam
1.3.3. Tình hình nghiên cứu ong ký sinh Euplectrus
1.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An
1.4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội Nghệ An

1.4.2. Cây lạc ở tỉnh Nghệ An
CHƯƠNG II

19
20
20
22

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung và đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Nội dung nghiên cứu
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1.
Nghiên cứu nhiệt độ thềm sinh học của nhộng ong E.

23
23
23
23
23
23

xanthocephalus
2.3.2. Thực nghiệm sử dụng ong E. xanthocephalus phòng trừ sâu khoang

24

2.4.


trong chậu vại
Phương pháp xử lý số liệu

26


7
2.5.

Hoá chất, thiết bị, dụng cụ

27
CHƯƠNG III

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Đặc điểm sinh học, sinh thái sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.)
Một số đặc điểm sinh học sinh thái của ong ngoại ký sinh E.

28
31

xanthocephalus
3.2.1. Tổng nhiệt hữu hiệu và nhiệt độ thềm của nhộng ong ngoại ký sinh

31

E. xanthocephalus
3.2.2. Số lượng trứng ong ký sinh ở các tuổi sâu non sâu khoang khác


32

nhau
3.2.3. Số lượng trứng ong E. xanthocephalus ký sinh trên đốt sâu non sâu

33

khoang
3.2.4. Đặc điểm ký sinh ở các vị trí trên thân sâu non sâu khoang của ong

35

E. xanthocephalus
3.2.5. Tương quan giữa số lượng trứng ong trên vật chủ và số lượng vật

37

3.1.
3.2.

chủ bị ký sinh của ong E. xanthocephalus ngoại ký sinh sâu non sâu
khoang S. litura
3.2.6. Tương quan giữa số lượng trứng ong trên vật chủ và tỷ lệ sống sót

38

trong giai đoạn trước trưởng thành của ong E. xanthocephalus
ngoại ký sinh sâu non sâu khoang S. litura
3.2.7. Tương quan giữa số lượng trứng ong trên vật chủ và tỷ lệ giới tính


40

của thế hệ con của ong E. xanthocephalus ngoại ký sinh sâu non
sâu khoang S. litura
Thử nghiệm nhân nuôi ong ngoại ký sinh E. xanthocephalus ký

41

sinh sâu non sâu khoang (S. litura) trong chậu vại
3.3.1. Hiệu quả ký sinh của ong ngoại ký sinh E. xanthocephalus ký sinh

41

sâu non sâu khoang (S. litura) trong chậu vại
3.3.2. Tỷ lệ vũ hóa của ong ngoại ký sinh E. xanthocephalus ký sinh sâu

43

non sâu khoang S. litura
3.3.3. Tỷ lệ giới tính của ong ngoại ký sinh E. xanthocephalus ký sinh sâu

44

3.3.

I.

non sâu khoang S. litura
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN


46

II

KIẾN NGHỊ

47
TÀI LIỆU THAM KHẢO

48


8

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thiên địch của sâu khoang hại lạc ở một số nước trên thế giới..............14
Bảng 3.1. Tổng nhiệt hữu hiệu và nhiệt độ thềm ở pha nhộng của ong E.
xathocephalus.......................................................................................31
Bảng 3.2. Số lượng trứng ong E. xanthocephalus ký sinh ở các tuổi sâu non sâu
khoang khác nhau...................................................................................33
Bảng 3.3. Số lượng trứng ong E. xanthocephalus ký sinh trên đốt sâu non sâu khoang
.................................................................................................................34
Bảng 3.4. Sự phân bố của trứng ong E. xanthocephalus trên thân cơ thể SNSK.....36
Bảng 3.5. Số lượng trứng ong E. xanthocephalus ngoại ký sinh sâu non sâu khoang..37
Bảng 3.6. Số trứng ong E. xanthocephalus ký sinh sâu non sâu khoang

(S.

litura) và tỷ lệ sống sót trong giai đoạn trước trưởng............................39

Bảng 3.7. Số trứng ong E. xanthocephalus ngoại ký sinh sâu non sâu khoang (S.
litura) và tỷ lệ giới tính của thế hệ con..................................................40
Bảng 3.8. Hiệu quả ký sinh của ong ngoại ký sinh E. xanthocephalus ký sinh sâu non
sâu khoang S. litura..............................................................................42
Bảng 3.9. Tỷ lệ vũ hóa của ong ngoại ký sinh E. xanthocephalus ký sinh sâu non sâu
khoang S. litura....................................................................................43
Bảng 3.10. Tỷ lệ giới tính của ong ngoại ký sinh E. xanthocephalus ký sinh sâu non
sâu khoang S. litura..............................................................................44


9

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Các kiểu tổ chức dinh dưỡng khác nhau của sinh quần khi có ba mức trong tháp
dinh dưỡng. Mỗi vòng tương ứng với một loài, đường nối hai vòng biểu thị loài ở
mức cao hơn là thức ăn cho loài ở mức thấp hơn (Theo Watt K., 1976).........5
Hình 1.2. Cấu trúc của sinh quần hệ sinh thái đồng ruộng.........................................7
Hình 3.1. Các giai đoạn của sâu khoang.....................................................................29
Hình 3.2. Số lượng trứng ong E. xanthocephalus ký sinh ở các tuổi sâu non sâu khoang
khác nhau.....................................................................................................33
Hình 3.3. Số lượng trứng ong E. xanthocephalus ký sinh trên đốt sâu non sâu khoang.......35
Hình 3.4. Số sâu non S. litura bị ký sinh bởi ong ngoại ký sinh E. xanthocephalus..38
Hình 3.5. Tỷ lệ sống sót trong giai đoạn trước trưởng thành của E. xanthocephalus 39
Hình 3.6. Tỷ lệ giới tính ở thế hệ con của ong ngoại ký sinh E. xanthocephalus ký sinh
sâu non sâu khoang (S. litura)...................................................................41
Hình 3.7. Hiệu quả ký sinh của ong ngoại ký sinh E. xanthocephalus ký sinh sâu non
sâu khoang S. litura......................................................................................42
Hình 3.8. Tỷ lệ vũ hóa của ong ngoại ký sinh E. xanthocephalus ký sinh sâu non sâu
khoang S. litura............................................................................................43
Hình 3.9. Tỷ lệ giới tính của ong ngoại ký sinh E. xanthocephalus ký sinh sâu non sâu

khoang S. litura............................................................................................45
Hình 3.10. Ong ngoại ký sinh E. xanthocephalus giai đoạn trưởng thành...................45


10

CHỮ VIẾT TẮT

CTKS:

Côn trùng ký sinh

SNSK:

Sâu non Sâu khoang

PTN:

Phòng thí nghiệm

ĐR:

Đồng ruộng

CT:

Công thức


11


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lạc là cây công nghiệp, cây thực phẩm đã có lịch sử từ lâu đời. Đây là loại cây nhiệt
đới có nguồn gốc từ Nam Mỹ và nay đã có mặt ở trên 100 quốc gia trên thế giới. Việt Nam
cũng là một nước nằm trong tốp đầu của những nước có tiềm năng xuất khẩu lạc trên thế
giới.
Lạc là loại cây trồng có giá trị nhiều mặt. Về mặt dinh dưỡng trong lạc có chưa 20-37%
prôtein, 40-57% Lipit, có nhiều vitamin nhóm B… Vì vậy lạc là nguồn cung cấp nhiều chất
đạm, chất béo cần thiết cho con người. Dầu lạc đang dần thay thế chất béo của động vật vì nó
không chứa các axit béo no như trong mỡ động vật và đặc biệt nó không chứa các cholesteron
gây hại như ở mỡ động vật.
Các sản phẩm từ lạc rất phong phú, đa dạng như các loại bánh kẹo, bơ, sữa…Phần lớn các
sản phẩm này đều có giá trị dinh dưỡng cao, thơm ngon, dễ sử dụng
Không chỉ cung cấp thực phẩm cho con người lạc còn làn nguồn thức ăn có giá trị
dinh dưỡng cao cho các loại gia súc và gia cầm từ các phế phụ phẩm như khô dầu, vỏ lạc,
thân lạc… Các sản phẩm phân hủy từ cây lạc còn là nguồn phân hữu cơ tự nhiên được
đánh giá ngang với phân chuồng.
Rễ lạc còn có tác dụng biến Nitơ khó tiêu thành dạng dễ tiêu giúp cho cây trồng hấp
thụ được. Đó là nhờ sự có mặt của vi khuẩn cộng sinh Rhizobium vigna sống trong nốt sần
của rễ cây lạc. Cây lạc còn được mệnh danh là nhà máy sản xuất đạm tự nhiên. Vì vậy đất
trồng lạc sẽ được cải tạo và nâng cao độ phì lên đáng kể. Một số tác giả đã nghiên cứu và
đưa ra được kết luận rằng: ở các nước nhiệt đới trên 1 ha lạc có khả năng cố định được 33111 kg N [18]
Không chỉ vậy, lạc còn có nhiều ứng dụng trong y học, mỹ thuật…
Hiện nay trên thế giới, lạc là cây lấy dầu thực vật đứng thứ 2 (sau đậu tương) với diện
tích 20-21 triệu ha, sản lượng từ 25-26 triệu tân/năm (Đoàn thị Thanh Nhàn và ctv, 1996).
Trong 25 nước trồng lạc ở Châu Á thì Việt Nam là nước đứng thứ 5 về sản lượng nhưng năng
suất còn thấp (Nguyễn Thị Hiếu, 2004). [13 ]
Diện tích lạc trong cả 5 nước lên tới 40-50 vạn ha với hai vùng trồng chính là Nghệ
Tĩnh và Đông Nam Bộ. Tại Nghệ An lạc được xếp vào loại cây chủ lực của tỉnh. Hằng năm



12
diện tích lạc tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất chưa được khắc phục nhiều là sự
giảm năng suất lạc do sâu bệnh phá hoại gây ra. Chúng có thể gây hại từ 70-81% diện tích lá,
làm giảm 18% năng suất lạc và đã phát triển thành dịch hại lạc ở nhiều vùng trồng lạc (Phạm
Thị Vượng và cộng sự, 1996; Đặng Trần Phú và cộng sự, 1997) [20], [5]. Vì vậy, vấn đề
phòng trừ sâu hại là mối quan tâm hàng đầu của người sản xuất. Đa phần người nông dân sản
xuất lạc khi phát hiện có sâu hại thì họ hầu hết giải quyết vấn đề bằng cách đơn giản, nhanh
gọn, không tốn công sức và chi phí nhiều đó là thuốc hoá học. Nhưng thuốc hoá học đã và
đang gây ra những hâu quả đáng buồn đó là làm mất cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng và đặc biệt là gây ra những bệnh rất nguy hểm với con người như ung
thư, khối u bướu… Đây cũng là một khó khăn lớn trong việc tiến hành biện pháp phòng trừ
sinh học.
Tuy nhiên, những nghiên cứu ở nước ta về côn trùng ký sinh sâu hại lạc còn nhiều
hạn chế nhất là việc nghiên cứu về cách nhân nuôi và lây thả vào tự nhiên còn rất ít. Do đó,
để góp phần thực hiện có hiệu quả những hạn chế đó chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề
tài:“Một số đặc điểm sinh học và khả năng ký sinh sâu khoang Spodoptera litura
Fabricius của ong ngoại ký sinh Euplectrus xanthocephalus Girlault”
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Bằng dẫn liệu khoa học đã xác định được phương pháp và cách thức nhân nuôi ong
ngoại kí sinh Euplectrus xanthocephalus trên sâu khoang Spodoptera litura.
Có thêm tư liệu về sinh học, sinh thái, đặc điểm phát triển, công thức nhân nuôi của
côn trùng kí sinh Euplectrus xanthocephalus.
Làm cơ sở cho việc xây dựng biện pháp sinh học phòng trừ sâu khoang hại lạc hiệu
quả tránh ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khoẻ con người.

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Hoàn thiện qui trình nhân nuôi và lây thả ong E. xanthocephalus trong phòng trừ
sâu khoang hại lạc. Từ đó đưa ra biện pháp ứng dụng phòng trừ sâu khoang hại lạc vùng

Nghi Phong và các vùng phụ cận khác có hiệu quả.
4. Yêu cầu nghiên cứu của đề tài
4.1. Đặc điểm sinh học, sinh thái sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.)


13
4.2. Một số đặc điểm sinh học sinh thái của ong ngoại ký sinh E. xanthocephalus
4.3. Thử nghiệm và sử dụng ong E. xanthocephalus phòng trừ sâu khoang trong chậu vại.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng
Côn trùng ký sinh trên sâu khoang hại lạc E. xanthocephalus.
Sâu khoang hại lạc được thu thập chủ yếu ở ruộng lạc, đậu đỗ, rau muống.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về nhiệt độ thềm sinh học, khả năng bảo quản lạnh và
thử nghiệm sử dụng ong E. xanthocephalus trong chậu vại và ô lưới trại thực nghiệm có
thả sâu non sâu khoang S. litura Fabr.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Cấu trúc và tính ổn định của sinh quần nông nghiệp
Quần xã sinh vật là một trong những thành phần chủ yếu của hệ sinh thái nông
nghiệp. Theo Watt (1976), tính ổn định của quần xã và năng suất quần thể của một loài
được xác định do nhiều yếu tố, một phần các yếu tố đó là các cấu trúc quần xã sinh vật (Dẫn
theo Phạm Văn Lầm, 1995) [23].


14
Cấu trúc quần xã sinh vật bao gồm 3 nhóm yếu tố: (i) Cấu trúc thành phần loài của
quần xã sinh vật, (ii) Cấu trúc dinh dưỡng trong quần xã, bao gồm chuỗi thức ăn và lưới
thức ăn và (iii) Sự phân bố không gian và những quy luật biến động số lượng của các quần

thể sinh vật.
Trong tự nhiên, các quần xã với đa dạng loài sinh vật đã ngăn chặn được những dao
động lớn về số lượng của một vài loài xác định. Theo Mac Arthur (1970), tính ổn định của
quần xã được xác định bằng thành phần loài và số lượng giữa các loài trong tháp dinh
dưỡng. Tính phức tạp của cấu trúc các bậc trong tháp dinh dưỡng có thể tạo điều kiện cho
tính ổn định ở bậc dinh dưỡng đó nhưng lại gây ra tính không ổn định ở bậc dinh dưỡng
khác trong quần xã. Nếu sau đó số lượng của một hoặc một số loài ăn thực đột ngột tăng
lên do tác động của các yếu tố bên ngoài, thì các loài đó có thể thoát khỏi sự điều chỉnh và
kiểm soát của bậc dinh dưỡng của nhóm ăn thịt, vì rằng tính ổn định của bậc này cao đến
nỗi không cho phép tăng nhanh số lượng loài ăn thịt đối phó lại với việc tăng số lượng loài
có hại. Trong thực tế, nhiều loài gây hại quan trọng nhất bị nhiều loài khác tấn công nhưng
chúng vẫn sống sót và thường sống rất tốt. Như vậy, sự cạnh tranh giữa các loài tấn công
vào loài này làm giảm hiệu quả tổng hợp của chúng. Điều này có ý nghĩa trong phương
thức đấu tranh sinh học chống sâu hại. Sử dụng một loài ký sinh vật lựa chọn trước ở bậc
cao hơn sẽ tốt hơn so với sử dụng nhiều loài khác nhau.

Mặt trời
Thực vật
SV ăn thực vật
SV ăn thịt
SV ăn thực vật SV ăn rộng

SV cạnh tranh
trong số SV ăn TV

SV cạnh tranh
trong số SV
ăn TV SV ăn rộng

SV ký sinh và

SV ăn thịtSV ăn rộng

SV ăn TV bị các
ký sinh và SV ăn thịt
tấn công

Mặt trời
Thực vật
SV ăn thực vật
SV ăn thịt
Tất cả SV ăn
TV và ăn ĐVSV ăn rộng


15

Hình 1.1. Các kiểu tổ chức dinh dưỡng khác nhau của sinh quần khi có ba mức
trong tháp dinh dưỡng. Mỗi vòng tương ứng với một loài, đường nối hai vòng biểu
thị loài ở mức cao hơn là thức ăn cho loài ở mức thấp hơn (Theo Watt K., 1976).
Mức độ ổn định cao ở bậc nhóm ăn thịt, ký sinh tạo điều kiện duy trì tính ổn định ở
bậc nhóm ăn thực vật, vì nó làm giảm những dao động có biên độ lớn sẵn có ở các hệ
thống ăn thịt, ký sinh, nhờ cơ chế là mối quan hệ ngược âm có chậm trễ. Ảnh hưởng qua lại
trong quần xã rất phức tạp nên trong phương thức đấu tranh sinh học việc sử dụng một loài
ký sinh độc nhất hay một số loài khác nhau phụ thuộc vào một số lớn các yếu tố, đặc biệt
phụ thuộc vào tính liên tục của các chu kỳ sống và mối quan hệ của chúng với những thay
đổi của thời tiết và khu vực phân bố của loài có hại ở vùng khí hậu, mà ở mỗi vùng trong
đó thời tiết tối thuận đối với một trong số các loài sinh vật ăn côn trùng.
Tính quy luật có liên quan tới các yếu tố xác định cấu trúc của các mối quan hệ dinh
dưỡng trong quần xã và ảnh hưởng lên tính ổn định của quần thể loài là (i) tính ổn định của
quần thể các loài sâu hại riêng biệt càng cao, thì số lượng các loài cạnh tranh sống nhờ vào

loại thức ăn này càng lớn, (ii) tính ổn định của các loài sâu hại càng nhỏ thì các loài thực
vật dùng làm thức ăn cho bất cứ loài sâu hại nào càng lớn.
Như vậy, tính chất phức tạp của mạng lưới dinh dưỡng thường dẫn đến việc tăng
tính ổn định của quần xã.
Hệ sinh thái nông nghiệp
Hệ sinh thái nông nghiệp (Agroecosystem) hay hệ sinh thái đồng ruộng là hệ sinh
thái do con người tạo ra trên cơ sở các quy luật hoạt động của hệ sinh thái tự nhiên. Hệ sinh
thái nông nghiệp vốn là một hệ sinh thái tự nhiên được con người biến đổi để sản xuất ra
lương thực, thực phẩm, sợi, chất đốt và các sản phẩm nông nghiệp khác phục vụ lợi ích con
người.


16
Hệ sinh thái nông nghiệp kém bền vững cho nên muốn tồn tại phải có tác động của
con người. Tuy nhiên, cây trồng theo quy luật tự nhiên là thức ăn của nhiều loài sinh vật. Hệ sinh
thái nông nghiệp càng được chăm sóc, cây trồng càng trở thành nguồn thức ăn tốt cho các loài sinh
vật. Chúng hoạt động mạnh, tích lũy số lượng phát triển thành dịch tác động đến toàn bộ hệ sinh
thái nông nghiệp. Các loài sinh vật gây hại cho cây chiếm giữ những khâu nhất định trong chuỗi
dây chuyền dinh dưỡng, tham gia một cách tự nhiên vào chu trình chuyển hoá vật chất trong tự
nhiên.
Nhiều dẫn liệu đã chứng minh rằng sự thay đổi thành phần loài động vật và thực vật
có quan hệ với sự thay đổi cấu trúc trong quần xã, điều đó làm tác động tới cấu trúc mạng
lưới dinh dưỡng và tính ổn định của quần xã. Sự thay đổi trong cấu trúc ở một bậc dinh
dưỡng có thể ảnh hưởng lên bậc dinh dưỡng đó và có ảnh hưởng lên các bậc dinh dưỡng
khác.
Hoạt động nông nghiệp của con người đã làm thay đổi cấu trúc của các quần xã thực
vật và động vật, đặc biệt là sinh quần nông nghiệp. Trong trồng trọt với chế độ canh tác là
tập trung phát triển loài cây trồng mục tiêu, con người đã loại bỏ các loài thực vật hoang
dại khác, tạo ra một quần xã nhân tạo đơn giản, do đó tác động lên quần xã sinh vật trong
hệ sinh thái nông nghiệp.



17
Cây
trồng
Sâu bệnh
hại

Thiên
địch tự
nhiên
Sinh vật
khác

Hình 1.2. Cấu trúc của sinh quần hệ sinh thái đồng ruộng
Quan hệ dinh dưỡng
Tập hợp các quần thể với nhau qua những mối quan hệ được hình thành trong một
quá trình lịch sử gắn bó lâu dài và sinh sống trong một khu vực lãnh thổ nhất định tạo
thành quần xã sinh vật. Ngoài mối quan hệ tổng hợp giữa các quần thể trong quần xã với
các yếu tố vô sinh, trong quần xã các quần thể còn có mối quan hệ tác động qua lại với
nhau đặc biệt là quan hệ dinh dưỡng, đó là mối quan hệ tất yếu trong mỗi quần xã sinh vật
cũng như hệ sinh thái. Về sinh học, các sinh vật luôn tuân theo một quy luật là một loài
sinh vật này là thức ăn, là điều kiện tồn tại của loài kia, trong đó các dạng quan hệ như hiện
tượng ký sinh có ý nghĩa quan trọng, gắn với các biện pháp phòng trừ các loại sinh vật gây
hại.
Trong hệ sinh thái, quan hệ phổ biến giữa các loài sinh vật là quan hệ phụ thuộc lẫn
nhau vô cùng phức tạp nhưng có quy luật, đặc biệt là quan hệ dinh dưỡng đó là mối quan
hệ tất yếu trong mỗi quần xã sinh vật cũng như hệ sinh thái. Điều này không những chỉ
đúng với hệ sinh thái tự nhiên mà còn đúng với hệ sinh thái nông nghiệp.
Hiện tượng ký sinh là một dạng quan hệ tương hỗ giữa các loài sinh vật rất phức tạp

và đặc trưng. Có nhiều định nghĩa về ký sinh, theo Dogel (1941) thì các loài ký sinh là
những sinh vật sử dụng các sinh vật sống khác (vật chủ) làm nguồn thức ăn và môi trường
sống. Theo Viktorov (1976) thì hiện tượng ký sinh là một dạng quan hệ tương hỗ lợi một
chiều, trong đó loài được lợi (ký sinh) đã sử dụng loài sinh vật sống khác (vật chủ) làm
thức ăn và nơi ở trong một phần nào đó của chu kỳ vòng đời của nó. Bondarenko (1978)


18
định nghĩa ký sinh là loài sinh vật sống nhờ vào loài ký sinh khác (vật chủ) trong thời gian
dài dần dần làm vật chủ chết và suy nhược (Dẫn theo Phạm Văn Lầm, 1995) [23].
Hiện tượng ký sinh có tính chất chuyên hoá cao về mối tương quan giữa các loài sâu
hại và loài ký sinh, pha sinh trưởng phát triển và đặc biệt tương ứng với thời vụ sản xuất
cây trồng. Tùy theo mối quan hệ của loài côn trùng ký sinh với pha phát triển của loài sâu
hại mà xuất hiện các nhóm ký sinh như ký sinh trứng, ký sinh sâu non, ký sinh nhộng và ký
sinh trưởng thành.
Hiện tượng ký sinh phổ biến trong tự nhiên, đặc biệt là côn trùng ký sinh, trong đó
thông thường vật ký sinh (loài ký sinh) sử dụng hết hoàn toàn các mô của cơ thể vật chủ và
vật ký sinh thường gây chết vật chủ ngay sau khi chúng hoàn thành chu kỳ phát triển. Sự
liên quan mật thiết giữa các loài sâu hại với côn trùng ký sinh trong quá trình phát triển
trong quần xã có ý nghĩa to lớn không những trong lý luận mà còn có ý nghĩa trong thực
tiễn. Vì vậy, việc nghiên cứu, xem xét và thiết lập mối quan hệ tương hỗ đó đã góp phần
quan trọng trong các biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng theo hướng bảo vệ sự đa dạng,
mối cân bằng sinh học trong hệ sinh thái nông nghiệp.
1.1.2. Mối quan hệ giữa ký sinh - vật chủ
Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể khác loài cùng chung sống trong một
khoảng không gian xác định. Ở đó chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi
trường để tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. Quần xã ngoài phụ thuộc và sự thay
đổi của của các nhân tố vô sinh nó còn phụ thuộc chặt chẽ với các mối quan hệ phức tạp
giữa các quần thể đó là sự cạnh tranh giữa các loài, mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi, mối
quan hệ ký sinh –kí chủ. Trong nông nghiệp thì mối quan hệ ký sinh – ký chủ không chỉ có

ý nghĩa về lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn rất cao trong phòng trừ dịch hại cây trồng.
Hiện nay đã có rất nhiều định nghĩa về ký sinh được đưa ra : Các loài ký sinh là
những sinh vật sử dụng sinh vật khác làm nguồn thức ăn và môi trường sống (Dogen,
1941).
Bondarenko (1978) định nghĩa ký sinh làloài sinh vật sống nhờ vào sinh vật khác
(vật chủ) trong một thời gian dài, dần dần làm ký chủ bị chết hoặc suy nhược. Victorov
(1976) định nghĩa hiện tượng ký sinh là một dạng quan hệ qua lại lợi một chiều trong đó
loài được lợi (ký sinh) đã sử dụng loài sinh vật khác (vật chủ hay ký chủ) làm thức ăn và
nơi ở trong một phần nào đó của chu kì vòng đời của nó ( Phạm Văn Lầm, 1995).


19
Hiện tượng ký sinh sâu hại ta thường bắt gặp nhiều trong tự nhiên như ong
Asecodes hispinarum ký sinh trên bọ cánh cứng hại dừa, ong mắt đỏ Trichogramma
japonicum ký sinh trên sâu cuốn lá nhỏ trên lúa, ong Euplectrus xanthocephalus ký sinh
trên sâu khoang hại lạc… Thông thường thì các loài ký sinh này sử dụng hoàn toàn các mô
cơ thể vật chủ và chúng gây chết vật chủ sau khi hoàn thành chu kì phát triển. Các loài ký
sinh thường có biến thái hoàn toàn, chúng chủ yếu lấy chất dinh dưỡng từ vật chủ vào giai
đoạn ấu trùng còn khi vũ hoá chúng sống tự do. Mỗi một loại côn trùng ký sinh thông
thường chỉ liên quan đến một pha phát triển của loài vật chủ (Nguyễn Thị Hiếu, 2004)
[ 13].
Dựa vào mối quan hệ ký sinh với các pha phát triển của vật chủ mà người ta phân
biệt thành 4 nhóm ký sinh : Ký sinh giai đoạn trứng, ký sinh sâu non, ký sinh nhộng, ký
sinh trưởng thành.
Dựa vào vi trí ký sinh trên cơ thể vật chủ mà người ta phân biệt thành hai loại là ký
sinh trong (nội ký sinh) và ký sinh ngoài (ngoại ký sinh).
Dựa vào số lượng của một loài ký sinh và số lượng loài ký sinh hoàn thành phát dục
trong một cá thể vật chủ mà người ta đã phân ra thành các nhóm ký sinh sau: ký sinh đơn,
ký sinh tập thể và đa ký sinh.
Theo vị trí của loài ký sinh trong chuỗi thức ăn mà phân biệt thành ký sinh các bậc:

bậc 1, bậc 2, bậc 3. Những ký sinh từ bậc 2 trở lên được gọi là siêu ký sinh, mọt số loài có
khi là ký sinh bậc 1 có khi là kí sinh bậc 2 tuỳ thuộc vào sự có sẵn của vật chủ. Ngoài ra
còn có hiện tương tự ký sinh thường thì con cái là ký sinh bậc 1 còn con đực là ký sinh bậc
2 trên chính cơ thể con cái.
1.1.3. Đặc điểm và tập tính của côn trùng ký sinh ngoài
Côn trùng ký sinh ngoài thường có kích thước nhỏ bé.Các loài côn trùng ký sinh
ngoài thì con cái thường đẻ trứng lên cơ thể vật chủ. Chúng bám vào cơ thể vật chủ và sau
một thời gian trứng nở thành ấu trùng.giai đoạn ấu trùng sử dụng các chất dinh dưỡng từ
các mô của vật chủ làm cho vật chủ mất dần sức sống và dẫn tới chết khi côn trùng ký sinh
hoàn thành pha phát dục.
Côn trùng ký sinh thường là loài ký sinh chuyên tính trên vật chủ, sau khi vũ hoá thì
sống tự do, con cái sau khi được thụ tinh thì đi tìm vật chủ để đẻ trứng lên vật chủ đó.


20
Côn trùng ký snh thường lựa chọn tuổi vật chủ để ký sinh.Ví dụ ong E.
xanthocephalus có thể đẻ trứng ký sinh vào sâu khoang từ tuổi 1 tới tuổi 4, trong
đó tuổi 3 và 4 là cho chất lượng tốt nhất, nhưng tuổi 2 được ong lựa chọn ký sinh
nhiều nhất. (Nguyễn Thị Thuý, 2008) [18].
Vị trí đẻ trứng trên vật chủ thường đặc trưng cho từng loài.
Côn ttrùng ký sinh có tập tính rất phức tạp. Con cái là nhân tố quan trọng trong việc
phát huy vai trò điều chỉnh số lượng sâu hại của loài ký sinh. Đẻ có thể đẻ trứng lên được
cơ thể vật chủ thì con cái phải trải qua các giai đoạn: Giai đoạn trước giao phối và giao
phối, giai đoạn tìm kiếm vật chủ và chuẩn bị đẻ. Đặc biệt khi con cái đã được thụ tinh xong
thì nó thường cự tuyệt với những con đực khác, tuy nhiên có một số ít con cái có giao phối
bổ sung.
Côn trùng ký sinh ít khi đẻ trứng lên cơ thể vật chủ đã bị ký sinh vì nó nhận biết
được qua mùi của một con nào đó trước nó cònn vương lên. Nhờ đặc tính này mà tránh
được sự cạnh tranh trong loài (ký sinh chồng) hay cạnh tranh khác loài (đa ký sinh). Khả
năng phân biệt vật chủ đã bị ký sinh và chưa bị ký sinh rất phổ biến đối với các loài ký sinh

thuộc bộ hai cánh (Victorvov,1976).
Vị trí đẻ trứng có thể là lưng, bụng,hai bên hông, đầu và ngực của vật chủ.


21
1.1.4. Đặc điểm sinh học sinh thái của ong Euplectrus xanthocephalus
+ Giai đoạn trứng: Trứng của ong E. xanthocephalus được đẻ trên cơ thể vật chủ, có
từ 1-13 quả/ 1vật chủ. Kích thước dài 0.2± 0.01mm, rộng 0.14± 0.02mm. Trứng mới đẻ có
màu trắng sữa sau chuyển màu nâu và sắp nở có màu đen óng hình dáng trứng có hình hạt
đậu, mặt trên cong vòm lên, mặt dưới lõm vào, tại vị trí lõm có chất dính màu đen để đính
trứng vào cơ thể vật.
+ Giai đoạn ấu trùng: Trứng sau khi nở thì bước sang giai đoạn ấu trùng. Giai đoạn
này có 3 tuổi và qua 2 làn lột xác.
Ấu trùng tuổi 1: có màu vàng nhạt, có hình hạt đậu nhưng hơi thon một đầu. Kích
thước chưa thay đổi nhiều so với giai đoạn trứng.
Ấu trùng tuổi 2: có màu xanh đậm, hình hạt đậu, có một đầu hơi thon dài để hút chất
dinh dưỡng từ vật chủ. Cơ thể ấu trùng xuất hiện vân ngang nhưng còn hơi mờ. Kích thước
gấp đôi hoặc gấp 3 giai đoạn trứng.
Ấu trùng tuổi 3: có màu xanh ngọc bích, cuối tuổi 3 chuyển sang màu vàng nhạt.
Một đầu hơi thon còn đầu kia có vòi vươn dài. Cuối tuổi 3 ấy trùng di chuyển xuống mặt
dưới của vật chủ khi vật chủ đã bị chết. Kích thước gấp 4 lần ấu trùng tuổi 1.
+ Giai đoạn nhộng: Giai đoạn đầu có màu vàng nhạt sau chuyển màu nâu đỏ và giai
đoạn cuối nhộng có màu đen. Đây là loại nhộng trần được bao bọc xung quanh bằng các
sợi tơ màu trắng đan xen nhau như một cái tổ. Gần cuối giai đoạn nhộng các bộ phận của
ong ký sinh đã được hình thành. Cuối giai đoạn nhộng chúng tự chui ra khỏi cơ thể và
chuyển sang giai đoạn trưởng thành.
+ Giai đoạn trưởng thành: con đực và con cái có thể nhận ra rõ ràng bằng mắt
thường.
Vòng đời của ong này ngắn, trong điều kiện nhiệt độ 20 0C, độ ẩm 60% RH vòng đời
21,28 ±0,06 ngày và trong điều kiện nhiệt độ 25 0C, ẩm độ 68% vòng đời là 14,95± 0,09

ngày. Trong điều kiện phòng thí ngiệm nhiệt độ 28,730C, độ ẩm 71,43% vòng đời là 10,7 ±
0,04 ngày. Thời gian phát triển của ong tăng dần từ pha trứng tới pha nhộng (Nguyễn Thị
Thu, 2008) [ 17].
1.2. Cơ sở thực tiễn
Trong những năm gần đây cây lạc đang dần chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất
hàng hoá của Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng.


22
Nhìn chung thì diện tích lạc ngày càng mở rộng nhưng năng suất lạc đang còn thấp.
Trung bình đạt 1,44 tấn/ha thấp hơn nhiều so với Trung Quốc (2,78 tấn/ha), Mỹ (2,87
tấn/ha). Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề trên là do sâu hại.
Sâu hại trên lạc có khoảng 99 loài thuộc 35 họ của 12 bộ trong đó có 24 loài sau hại
thuộc bộ cánh phấn (Lepidoptra) (Viện bảo vệ thực vật, 1976; Lê Song Dự, Nguyễn Thế
Côn, 1979; Lê Văn Thuyết và nnk, SS 1993; Phạm Thị Vượng, 1998; Ngô Thế Dân,
2000). Trong đó nhóm ăn lá gây hại nhiều nhất là sâu khoang.
Ở Việt Nam điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi cho sự tồn tại phát triển của sâu
khoang. Song sâu khoang thường phát sinh phổ biến gây hại nặng vào tháng 4 -10 (tháng
nóng ẩm), dịch sâu hại thường xuất hiện từ tháng 5 -6 ở các tháng khác có thể gây hại
nặng, nhẹ tuỳ thuộc vào thời tiết và cây trồng ở từng địa phương (Nguyễn Thị Thanh,
2007) [15].
Trước những dịch hại đó người dân thường xử lý bằng việc sử dụng thuốc hoá học.
Biện pháp này được coi là dễ sử dụng , hiệu quả nhanh song vẫn còn nhiều mặt tiêu cực.
Các chất độc hoá học được tích lũy trong chuỗi dinh dưỡng, nước, đất, hình thành
các quần thể gây hại có tính chống chịu, xuất hiện các loài sâu hại có tính kinh tế mới đe
dọa sức khoẻ con người, phá vỡ cân bằng quần xã tự nhiên và nhiều hiện tượng khác.
Thuốc hoá học còn có những hậu quả chưa lường trước được tác động lên con người, động
vật, thực vật trong đó hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhất là tác động tới tính di truyền.
Sự gia tăng thuốc bảo vệ thực vật trong những năm gần đây cũng đã ảnh hưởng
không nhỏ tới nhóm côn trùng có ích, động vật hoang dã, ô nhiễm môi trường và sức khoẻ

con người (Bùi Sỹ Doanh, Lê Ngọc Quỳnh,1993) [ 2].
Hiện nay Việt Nam nằm trong các nước đang phát triển, Việt Nam đang trong giai
đoạn hội nhập với nền kinh tế của thế giới. Vì mục tiêu đảm bảo sức khoẻ cho con người
và nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế do vậy Việt Nam đã không ngừng xây
dựng và phát triển một nền nông nghiệp sạch, bền vững. Trong đó sinh thái học được coi là
nền tảng của nền nông nghiệp bền vững, có năng suất chất lượng. Các đề tài nghiên cứu về
mối quan hệ giữa các sinh vật nằm đưa ra các biện pháp giúp cho nông nghiệp bền vững rất
được nhà nước quan tâm và cho triển khai rộng rãi.
Thiên địch của sâu hại lạc rất phong phú và nhiều loài có khả năng khống chế sự
phát triển của sâu hại. Trong đó sự đóng góp lớn nhất là bộ cánh màng, hoạt động của


23
chúng đã làm giảm đáng kể cá loài sâu hại. Phải kể tới đó là sự đóng góp không nhỏ của
loài ong E. xanthocephalus ngoại ký sinh trên sâu non sâu khoang là loài phổ biến trên sinh
quần ruộng lạc.
Ở Việt Nam hiện nay vẫn còn rất ít những đề tài nghiên cứu những vấn đề này.
Ở Nghệ An bước đầu đã có nghiên cứu sơ bộ về đặc điểm sinh học, sinh thái và bước
đầu nhân thả ong trong hộp nhựa và chậu vại nhưng với số lượng ong và sâu thả còn
rất hạn chế nên chưa thể đưa ra rộng rãi áp dụng đươc. Để kiểm chứng được sự hiệu
quả ký sinh mà các anh chị khoá trước đã nghiên cứu và dự trên nền tảng đã có chúng
tôi tiếp tục nghiên cứu vấn đề nhân nuôi ong ký sinh E. xanthocephalus với quy mô
lớn hơn, rộng hơn đẻ có thể làm mô hình mẫu tiến tới đưa ra ruộng sản xuất.
1.3. Tình hình nghiên cứu
1.3.1. Tình hình nguiên cứu sâu hại lạc và thiên địch của chúng trên thế giới
Tình hình nghiên cứu sâu hại lạc trên thế giới
Wynnigov (1972) đã chỉ ra rằng đói với lạc sản lượng bị giảm do những thiệt hại do
sâu gây nên là 17,2 %, do bệnh là 11,5% và do cỏ dại là 11,8% (Lương Minh Khôi và nnk,
1989-1990) [10] .
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Hill và Waler(1985) đã chỉ ra rằng trên cây lạc

của vùng nhiệt đới có 8 loài sâu gây hại chính và 40 loài haị thứ yếu. Những loài gây hại
đặc biệt nguy hiểm như sâu khoang (Spodoptera litura), sâu xám (Agrotis ypsilon), sâu
xanh (Helothis armigera) (Nguyễn thị Thu, 2008) [17]
Tại Trung Quốc tác giả Ching Tieng Tseng (1991) cho biết các loài sâu cánh vảy
gây ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kinh tế của sản xuất lạc bao gồm sâu khoang (Spodoptera
litura), sâu keo da láng (Spodoptera exigua), sâu xanh (Heliothis agmigera) tổng giá trị
phòng trừ ước tính khoảng 5 tỷ nhân dân tệ.
Ngoài ra còn có nhiều công trình đi sâu vào nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh
thái của các loài sâu hại thuộc bộ cánh vảy, bọ trĩ, rầy xanh… đã làm cơ sở khoa học cho
việc định hướng và xây dựng nên chương trình IPM trên cây lạc có hiệu quả.
Tình hình nghiên cứu thiên địch sâu hại lạc trên thế giới
Trong tự nhiên các loài coon trùng có quan hệ với nhau thông qua lưới thức ăn và
chỗi thức ăn. Nhờ những mối quan hệ mật thiết đó mà các loài thiên địch đã đóng góp một
vai trò hết sức to kớn trong việc kìm hãm và hạn chế sự phát triển của sâu hại. Qua nhiều


24
kết quả nghiên cứu vè thành phần thiên địch của các loài sâu hại thì ta thấy nó rất phong
phú.
Bảng 1.1. Thiên địch của sâu khoang hại lạc ở một số nước trên thế giới
Số lượng loài thiên địch
Tên nước

Ký sinh

Ăn thịt

Tuyến trùng

Vi sinh vật


Ấn độ

44

23

4

11

Úc

5

1

-

-

Nhật bản

-

8

1

4


Trung quốc

12

7

-

3

Inđônêsia

4

1

-

-

Tây xa ma

4

4

-

-


Papua-Tân Ghinê

-

4

-

-

Philipin

1

-

-

-

New Iceland

1

-

-

2


Tổng

71

48

5

20

Nguồn: Ranga Rao (1994) (Dẫn theo Phạm Thị Vượng, 1987) [21].
Kết quả ngiên cứu 10 năm ccủa ICRISAT (1984-1993) về ký sinh sâu non sâu vẽ
bùa và sau hoang hại lạc cho thấy tỷ lệ chết bởi ký sinh khá cao (6-90%) trung bình mùa
mưa là 34%, sau mùa mưa là 40%, nhờ đó giảm đáng kể mật độ sâu khoang và sâu vẽ bùa.
Ranga Rao và Wightman (1994) đã điều tra sâu khoang trong 17 vụ trồng lạc cho
thấy tỷ lệ chết do ký sinh từ 10- 36%, ký sinh chủ yếu là ruồi họ Tichinidae với các loài
phổ biến là Taribaea orbata Widerman (1994) đã điều tra sâu khoang trong 17 vụ trồng lạc
cho thấy tỉ lệ chết do ký sinh từ 10-36%, ký sinh chủ yếu là ruồi họ Tachindae với các loài
phổ biến là Taribaea orbata widerman, Exorista xanthois Widerman và một số ong ký sinh
sâu non
Trên thế giới cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về sinh học, sinh thái, nhân
nuôi và sử dụng ong ngoại ký sinh Euplectrus trong phòng trừ sâu hại lạc. Jone D và Sands
DPA (1999) nghiên cứu sinh học ong E.Melanocephalus ký sinh sâu hại và sâu khoang
S.litura ở Australia, ở nhiệt độ 250C vòng đời từ trứng tới trưởng thành là 12-13 ngày [32].
Gabriela M., Eduardo G. V. (2004) nghiên cứu vòng đời, tập tính, mối quan hệ
giữa ong E. Platyhypencie ký sinh sâu khoang hại ngô ở Agentina. Trong điều kiện


25

nhiệt độ 25 0C và 70-75% RH, ong cái sống được 12,59±9,13 ngày, trứng 3,95± 2,98
ngày, ấu trùng 6,74±1,5 ngày, nhộng 8,77±2,84 ngày. Tỷ lệ đực: cái là (3,6:1) [31].
1.3.2. Tình hình nghiên cứu sâu hại lạc và thiên địch của chúng tại Việt Nam
Tình hình nghiên cứu sâu hại lạc tại Viêt Nam
Theo Lê Song Dự và Nguyễn Thế Côn (1979) [9], ở nước ta có 17 loài sâu hại
chính trên lạc, bao gồm nhóm sâu phá hoại hạt giống (4 loài), nhóm sâu phá hoại cây non
(3 loài), nhóm sâu phá hoại lá (10 loài). Ngoài ra công trình còn nghiên cứu tập tính vòng
đời, giới hạn nhiệt độ và biện pháp phòng trừ 4 loại sâu hại chính là sâu xám ( Agrotis
ypsilon), sâu khoang (Spodoptera litura) sâu xanh (Heliothis armigera).
Các nghiên cứu cho thấy sâu khoang là đối tượng gây hại quan trọng nhất trên cây
lạc ở nước ta, có thể gây hại từ 70 – 80% diện tích lá và phát triển thành dịch ở nhiều vùng
trồng lạc miền Đông Nam Bộ. Ngoài cây lạc chúng còn phá hại trên nhiều cây trồng khác.
Theo Hồ Khắc Tín (1982) [6] thì sâu khoang cũng là một trong 10 loài gây hại phổ biến
trên đậu tương và đã gây thành dịch ở nhiều vùng trồng đậu tương.
Nghiên cứu trên sinh quần ruộng lạc ở vùng Hà Nội đã xác định được 21 loài
thường xuất hiện gây hại trong đó có 10 loài gây tổn thất về kimh tế, phá hại nhiều hơn cả
là bọ trĩ, rệp, sâu cuốn lá, Sâu khoang, Sâu xanh, Sâu xám,…Sâu khoang có mật độ cao ở
giai đoạn đâm tia, còn bọ trĩ, rệp và rầy xanh gây hại nặng vào đầu vụ lạc hè thu (Lương
Minh Khôi và ctv, 1990)[10].
Kết quả nghiên cứu sâu hại lạc 1991 – 1992 của Lê văn Thuyết và ctv (1993) [8]
cho thấy: Sâu khoang là một trong 15 sâu hại chính trên lạc, mật độ giao động từ 32 – 70
con/100 cây, về cuối vụ vẫn còn 60 con/100 cây.
Theo thống kê của Ranga Rao (1996) đã xác định được 51 loài sâu hại lạc thuộc 27
họ của 9 bộ ở Miền Bắc Việt Nam. Trong số đó có các loài gây hại đáng kể là sâu khoang
(Spodoptera litura), Sâu đục quả (Maruca testulatis), Sâu xanh (Helicoverpa armigera)…
Tại Hà Tĩnh, tác giả Nguyễn Đức Khánh (2002) [11] cho biết, trong 36 loài sâu hại
thu được trên lạc thì chỉ có 4 loài gây hại chính là sâu đục quả đậu đỗ (Maruca testulalis),
sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus), sâu khoang (Spodoptera litura), sâu xanh (H.
armigera).
Trong vụ lạc xuân tại Thanh Hoá, Lê Văn Ninh (2002) [7] đã ghi nhận 24 loài sâu

hại lạc, trong đó sâu xám (Agrotis ypsilon) gây hại chính ở thời kỳ cây con, ở các giai đoạn


×