Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng công tác giáo dục truyền thống tại khu di tích kim liên luận văn thạc sỹ k

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.65 MB, 121 trang )

1

Mở đầu
1.
Lý do chọn đề tài.
- Về mặt lý luận
+ Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển, cơng nghiệp hóa cùng
với sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã dẫn đến những thay đổi lớn trong
đời sống xã hội. Bên cạnh những thành tựu đạt được, sự phát triển đã dẫn đến hệ
quả của nó là việc nảy sinh những hiện tượng xã hội đáng lo ngại. Đó là những
thói quen , hành vi, nhận thức lệch lạc được hình thành, hiện tượng phôi pha dần
với lịch sử dân tộc, không biết đến hoặc quên đi công lao, sự cống hiến vĩ đại
của các anh hùng dân tộc đã trở thành phổ biến. Như Ma- cau-lay từng nói:
“Người nào khơng tự hào về những thành tựu cao q của tổ tiên mình, sẽ
khơng đạt được điều gì để con cháu mình ghi nhớ”. Chính vì thế, tìm về cội
nguồn là nhu cầu bức thiết.
Văn hoá là động lực cho sự phát triển, truyền thống lịch sử oai hùng của dân
tộc với những chiến công hiển hách, với những nhân vật lịch sử đã đi vào huyền
thoại đã đang và sẽ tiếp thêm sức mạnh, dũng khí, niềm tin cho các thế hệ hơm
nay và mai sau.
+ Ngày nay, sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng làm chúng ta
thuận lợi hơn trong việc tiếp nhận thông tin và tri thức ngày càng phổ biến,
nhưng bảo tàng với vai trò là một thiết chế văn hóa đặc thù vẫn khơng hề suy
giảm khả năng đưa thông tin vào công chúng, những tri thức chân thực đáng tin
cậy và lý thú từ các bộ sưu tập hiện vật gốc vốn thấm đượm và phản ánh sâu sắc
trí tuệ, tài năng, tinh thần và vật chất của thế hệ Việt Nam, của hồn thiêng sơng
núi và dân tộc.
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức sáng ngời là vĩ nhân của dân
tộc đã đi vào huyền thoại, Nghị quyết của tổ chức Giáo dục khoa học Liên
Hợp Quốc (UNESCO) về kỷ niệm 100 nǎm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
nêu rõ: "Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của


cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc


2

vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội... sự đóng góp quan
trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực vǎn hoá,
giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống vǎn hố hàng nghìn nǎm
của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những
khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và
tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau."
Vì vậy, cần tìm hiểu về người thơng qua nơi khởi thủy, nơi cội nguồn của
Người ở KDTKL là điều vô cùng bổ ích.
Khu di tích lịch sử lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại quê hương là nơi lưu
giữ kỷ niệm tuổi thơ của Chủ tịch Hồ chí Minh cùng người thân trong gia đình
và kỷ niệm hai lần Người về thăm quê. Về với KDTKL là về với vùng đất giàu
truyền thống lịch sử văn hóa, là để được tìm hiểu, được nghe , và thấy ngọn
nguồn văn hóa đã sinh ra và nuôi dưỡng một Con Người “ đã làm rạng rỡ non
sông đất nước ta”. Với quần thể cụm di tích Hồng Trù, Làng Sen, Khu mộ bà
Hồng Thị Loan, Và các di tích về thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và
hai lần Người về thăm quê. Hơn 10 di tích được Bộ Văn hóa - Thơng tin xếp
hạng di tích lịch sử văn hóa Việt Nam và từng bước xây dựng Khu di tích Kim
Liên trở thành trung tâm GDTT và du lịch.
+ Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, cùng với chủ nghĩa Mác Lenin, tư tưởng
Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động, vì vậy,
cơng tác nghiên cứu tun truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh phục vụ sự
nghiệp đổi mới đất nước càng trở nên cấp thiết. Ngày 27-3-2003, Ban bí thư TW
Đảng đã ra chỉ thị số 23/CP về việc tăng cường học tập và làm theo tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. Đáp ứng yêu cầu này là nhiệm vụ
quan trọng của đội ngũ quản lí và cán bộ viên chức đang đảm nhiệm việc giữ gìn

và phát huy tác dụng của các di sản Hồ Chí Minh trong tồn bộ hệ thống bảo
tàng, di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tồn quốc nói chung và
KDTKL nói riêng.


3

Về thực tiễn
+ Từ ngày mở cửa đón tiếp khách đến nay, KDTKL đã đón tiếp gần 30 triệu
lượt khách, trung bình hàng năm đón được từ 1,5 đến 1,8 triệu lượt người về
tham quan, nghiên cứu và học tập tại KDTKL. KDTKL đã, đang và sẽ luôn là
địa chỉ đó cho các đồn tham quan học tập.
+ Sau khi tham quan và được nghe giới thiệu du khách hiểu rõ về mảnh đất Xứ
Nghệ, hiểu về lịch sử văn hóa, truyền thống hiếu học, những tấm gương dũng
cảm, kiên cường bất khuất của con người quê hương xứ Nghệ. Hiểu rõ cuộc đời
cao đẹp của những người thân trong gia đình Hồ Chí Minh – cái nơi sinh thành
dưỡng dục nên con người Hồ Chí Minh. Hiểu rõ cuộc đời, thân thế sự nghiệp, sự
cống hiến vĩ đại của Người. Từ đó giúp thanh lọc tâm hồn, hình thành những
cảm xúc tình cảm thẩm mỹ, lịng tự tơn dân tộc và ý thức xây dựng quê hương.
+ KDTKL ý thức rõ vai trò to lớn của đơn vị trong cơng tác GDTT, đây là
nhiệm vụ chính trị, cũng là vinh dự to lớn mà Đảng và Nhà Nước giao phó.
Những năm qua đơn vị đã có nhiều cố gắng trong quản lí cơng tác GDTT, tuy
nhiên, vẫn chưa phát huy hết giá trị của di tích trong cơng tác bồi dưỡng tình
cảm đạo đức, truyền thống cách mạng cho các thế hệ. Để phát huy hết giá trị to
lớn của khu di tích nhất là về mặt giáo dục ở đề tài này chúng tôi mạnh dạn đề
xuất một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng GDTT tại KDTKL
1.

Mục đích nghiên cứu


Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng công tác GDTT tại KDTKL
2.

Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể: Công tác quản lý GDTT ở Hệ thống bảo tàng Hồ Chí Minh.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục
truyên thống tại KDTKL.
3.

Giả thuyết khoa học


4

Nếu xây dựng và thực hiện được những giải pháp có cơ sở khoa học phù hợp
với thực tiễn và có tính khả thi, thì sẽ có thế nâng cao chất lượng giáo dục
truyển thống tại KDTKL
4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.
5.1. Nhiệm vụ.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý nâng cao chất lượng cơng tác
GDTT tại Hệ thống bảo tàng Hồ Chí Minh.
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề quản lý nâng cao chất lượng công tác
GDTT tại KDTKL.
- Đề xuất các giải pháp quản lý nâng cao năng lực cơng tác GDTT tại
KDTKL
5.2. Phạm vi nghiên cứu.
Vì điều kiện thời gian nên chúng tôi chỉ tổ chức thăm dị đánh giá về tính
cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp chứ không tổ chức thực hiện.

5. Phương pháp nghiên cứu.
-

6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phân tích, tổng hợp, hệ thống hố các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp điều tra bằng ankét:
- Phỏng vấn trực tiếp:
- Phương pháp quan sát: nhằm thu thập thông tin về các vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, khảo nghiệm sư phạm.
6.3. Phương pháp thống kê toán học.
Nhằm xử lý số liệu thu được.
6. Đóng góp của luận văn
Khẳng định vai trị của KDTKL trong cơng tác GDTT cho quần chúng nhân
dân nhất là ở thế hệ trẻ.
Đề xuất những giải pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng quản lý
công tác GDTT tại KDTKL, phát huy hơn nữa vai trị của KDTKL trong đời
sống văn hóa của cộng đồng – xã hội thu hút đông đảo khách tham quan.


5

7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu , kết luận, kiến nghị, danh mục các tài liệu tham khảo,
luận văn gồm có 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý nâng cao chất lượng GDTT ở các khu di
tích, bảo tàng về Hồ Chí Minh.
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của giải pháp quản lí nâng cao chất lượng GDTT
tại KDTKL
Chương 3: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng GDTT tại KDTKL


CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO
DỤC TRUYỀN THỐNG Ở HỆ THỐNG BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH


6

1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Xác định ý nghĩa, tầm quan trọng của gia đình, quê hương đối với sự hình
thành nhận thức, nhân cách, con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh, và ý nghĩa
của nó trong cuộc sống đương đại, nhiều tác giả đã chú tâm nghiên cứu về
KDTKL. Nhiều cuộc hội thảo liên quan đến KDTKL đã được tổ chức.
Hội thảo nghiên cứu khoa học về KDTKL năm 1983 có 25 tham luận
khoa học liên quan đến các nội dung của KDTKL. Tuy nhiên, các tham luận
nghiên cứu về KDTKL ở góc độ văn hóa và nghiệp vụ bảo tàng, đề cập đến các
vấn đề bảo tồn di tích sân vườn, các vấn đề về mối quan hệ xã hội của gia đình
ơng Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, và có một tham luận đề cập đến “Truyền thống
của gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Minh Siêu, đã làm rõ
truyền thống yêu nước, thương dân, truyền thống văn hóa của gia đình Người.
Hội thảo khoa học “Bác Hồ với quê hương Nghệ Tĩnh, quê hương Nghệ
Tĩnh với Bác Hồ ” do Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh tổ chức năm 1989 có 58 bài báo cáo
khoa học, trong đó có những đề tài đề cập đến việc đánh giá truyền thống xứ
Nghệ và ảnh hưởng của nó đối với Chủ Tịch Hồ Chí Minh, như: “Chất Nghệ
Tĩnh trong nhà văn hóa lớn Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh” của giáo sư Phan
Văn Các; “Chủ tịch Hồ Chí Minh với truyền thống văn hóa q hương Nghệ
Tĩnh” của Nguyễn Sỹ Cẩn; “Quá trình hình thành tư tưởng yêu nước và việc xác
định hướng đi tìm chân lí cứu nước cứu dân” của Trần Ngọc Giản; “Bác Hồ với
quê hương” của giáo sư Phong Lê; “Bảo vệ phát huy tác dụng KDTKL” của
Trương Văn Đức…

Kỷ niệm 40 năm thành lập KDTKL (1996) và 50 năm thành lập KDTKL
(2006) có hai cuộc hội thảo về KDTKL trong đó có nhiều bài viết liên quan đến
vấn đề cơng tác GDTT tại KDTKL, bài “KDTKL- trung tâm GDTT lịch sử- văn
hóa- du lịch” của Cao Đăng Vĩnh; “Thuyết minh là nói cho đúng, nói cho rõ,
phản ánh đúng bản chất sự việc, sự kiện, nhân vật… ” của Nguyễn Sỹ Đạm: “Để
Kim Liên ngày càng hấp dẫn du khách muôn phương” của Nguyễn Xuân Thủy.


7

Hội thảo “Bảo tồn phát huy di sản văn hóa Hồ Chí Minh ”(2005), đã đề
xuất việc phát huy giá trị di sản văn hóa Hồ Chí Minh.
Kỷ niệm 50 năm ngày Bác Hồ về thăm quê, Trường Đại Học Vinh đã tổ
chức Hội thảo khoa học toàn quốc “50 năm Bác Hồ về thăm quê hương Nghệ
An 1957-1961”. Với 70 báo cáo của các nhà khoa học trên toàn quốc đã gửi tới
tham dự hội thảo đã tập trung làm rõ những vấn đề chính sau đây:
- Gia đình, quê hương- nơi sinh thành và là một trong những nhân tố hình
thành nên chủ nghĩa u nước Hồ Chí Minh.
- Quá trình hoạt động yêu nước và cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
suốt năm mươi năm xa cách quê hương.
- Tình cảm, sự quan tâm, lời dạy bảo và mong muốn của Bác đối với quê
hương, nhất là thể hiện qua hai lần Người về thăm quê.
- Sáng ngời đạo đức Hồ Chí Minh qua hai lần người về thăm quê hương.
- Sự nổ lực của Đảng bộ nhân dân Nghệ An thực hiện lời căn dặn của
Người trong suốt 50 năm qua (1957-2007).
- Những nơi ghi dấu ấn sâu đậm của Bác Hồ với quê hương và những đề
xuất, kiến nghị khoa học trong việc bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị.
KDTKL đã biên soạn một số cuốn sách liên viết về gia đình và quê hương
của Người phục vụ công tác giáo dục tuyên truyền: “Di tích Kim Liên- quê
hương Bác Hồ”(1985),“Thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh” (1992).Các

di tích lưu niệm chủ tích Hồ Chí Minh tại quê hương”, (1993) “Những người
thân trong gia đình Bác Hồ ” (1995), “ Quê hương trong lòng Bác ” (1995).
Một số đề tài luận văn thạc sỹ đã nghiên cứu về KDTKL: “ Bảo tồn khơng
gian văn hóa q hương Chủ tịch Hồ Chí Minh” của Hồ Thị Quỳnh Thoa;
“KDTKL với hoạt động GDTT u nước cách mạng ” của Lâm Đình Hùng.
Khóa luận tốt nghiệp “KDTKL trong dạy học lịch sử dân tộc ở trường THPT
Nghệ An” của Đậu Thị Mỹ Thanh.
Một số bài viết về công tác GDTT tại KDTKL đã được đăng trên các tạp
chí như: Bài “Cơng tác tun truyền giáo dục tại KDTKL” của Bùi Thị Bích


8

Đảm; “Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
tại quê hương” của Nguyễn Bá Hịe; “Cơng tác tun truyền hướng dẫn khách
tham quan ở KDTKL” của Nguyễn Thị Minh Huệ.
Các công trình nghiên cứu, các bài viết về KDTKL chủ yếu đề cập đến
công tác trùng tu tôn tạo bảo tàng, di tích, ít có bài viết nghiên cứu về cơng tác
GDTT, nhất là về quản lý công tác này, duy chỉ có luận văn “KDTKL với hoạt
động GDTT ” của Lâm Đình Hùng đã nghiên cứu sâu và có hệ thống về công
tác GDTT tại KDTKL, tuy nhiên, luận văn vẫn chưa đề cập đến biện pháp quản
lý hiệu quả cơng tác này.
Nhìn chung, rất ít bài viết đề cập đến cơng tác quản lí GDTT tại KDTKL,
có chăng chỉ là sự cập đến khi nghiên cứu đến các vấn đề có liên quan. Hiện
nay, chưa có bài viết, cơng trình nào nghiên cứu sâu và có hệ thống về vấn đề
này.
Để phát huy tốt các giá trị của di tích Kim liên, nhất là giá trị GDTT cho
các thế hệ tầng lớp khách tham quan, cần nâng cao hiệu quả quản lí chất lượng
cơng tác GDTT tại KDTKL. Đây chính là nhiệm vụ mà tác giả luận văn đặt ra
cho mình.

1.2. Một số khái niệm cơ bản.
1.2.1. Hệ thống Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời “để tỏ lòng biết ơn và đời đời ghi
nhớ công lao to lớn của Người, để ra sức học tập tư tưởng đạo đức và tác phong
của Người, đào tạo con người mới, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau kế
tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp của Người” [18]. Và thể theo nguyện vọng
của Đảng, toàn quân và toàn dân ta, ngay từ đầu những năm 1970 Đảng và Nhà
nước ta đã chủ trương xây dựng bảo tàng Hồ Chí Minh. Ngày 15/10/1979 Chính
phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 375/ CP về chức năng, nhiệm vụ và tổ
chức của Viện bảo tàng Hồ Chí Minh: “Là trung tâm nghiên cứu những tư liệu
hiện vật và di tích lịch sử có quan hệ đến đời sống và hoạt động của Chủ tịch Hồ
Chí Minh vĩ đại trong suốt q trình đấu tranh cách mạng của Người và tuyên


9

truyền, giáo dục quần chúng về sự nghiệp tư tưởng, đạo đức và tác phong của
Người thông qua những tư liệu, hiện vật và di tích đó”.
Ra đời năm 1982 theo quyết định của Bộ Chính trị Trung ương Đảng và
Hội đồng chính phủ, Hệ thống các bảo tàng lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh
có nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản và tuyên truyền giáo dục
về cuộc đời và sự nghiệp, tư tưởng và đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí
Minh cho nhân dân ta, thơng qua các di tích, tài liệu và hiện vật lịch sử về
Người.
Kết quả nghiên cứu khoa học các di tích lưu niệm về Người trong những
năm qua cho thấy có 657 di tích lưu niệm có quan hệ với năm mươi năm Người
sống và hoạt động trong nước. [27] Nhưng chỉ một số điểm di tích có giá trị
quan trọng nhất được chính phủ quyết định thành lập bảo tàng. Những bảo tàng
và di tích này nằm trong hệ thống bảo tàng Hồ Chí Minh trong đó khởi thuỷ là
KDTKL - nơi Chủ tịch Hồ chí Minh cất tiếng khóc chào đời và kết thúc là Phủ

Chủ tịch - nơi Người về cõi vĩnh hằng.
Hệ thống bảo tàng Hồ Chí Minh:
1.
Khu di tich Kim Liên (Nghệ An)
2.
Khu di tích Bắc Bó (Cao Bằng)
3.
Di tích Vạn Phúc (Hà Đơng)
4.
Di tích 48 Hàng Ngang (Hà Nội)
5.
Bảo tàng Hồ Chí Minh- Chi nhánh Bình Thuận
6.
Di tích Mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (Đồng Tháp)
7.
Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thành thố Hồ Chí Minh.
8.
Bảo tàng Hồ Chí Minh Chi nhánh Thừa Thiên- Huế.
9.
Bảo tàng Hồ Chí Minh- Chi nhánh Quân Khu V.
10.
Bảo tàng Hồ Chí Minh- Chi nhánh Gia Lai và Kon Tum.
11.
Bảo tàng Hồ Chí Minh- Chi nhánh Đồng bằng sông Cửu Long.
12.
Quảng trường Hồ Chí Minh và tượng đài Bác ( Thành phố Vinh)
13.
Di tích Nghĩa Lộ Yên Bái.
14.
Bảo tàng Hồ Chí Minh- Hà Nội.

Hệ thống bảo tàng, di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tạo nên
một bức tranh tồn cảnh ghi lại những dấu ấn sâu đậm về Chủ Hồ Chí Minh trên
suốt chiều dài đất nước từ Bắc đến Nam, trong đó, KDTKL là một điểm nhấn


10

quan trọng, gắn liền với một giai đoạn lịch sử đặc biệt quan trọng trong cuộc đời
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Theo Điều 4, Nghị định số 375-CP Hội đồng Chính phủ ngày 15/10/1979
qui định: “Viện bảo tàng Hồ Chí Minh có hệ thống và các di tích lưu niệm. Các
chi nhánh di tích này chịu sự chỉ đạo tồn diện của cấp ủy Đảng và chính quyền
địa phương đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn và nghiệp vụ của bảo tàng
Hồ Chí Minh và theo nguyên tắc hai chiều lãnh đạo”. Theo đó, KDTKL chịu sự
chỉ đạo về chun mơn, nghiệp vụ của bảo tàng Hồ Chí Minh.
1.2.2. Giáo dục và Giáo dục truyền thống.
1.2.2.1.Giáo dục:
Theo từ điển Hán Việt: “Giáo” là Dạy bảo- Mệnh lệnh- Tôn giáo; “Dục”
là nuôi nấng - Đẻ con. Giáo dục nghĩa là dạy dỗ khiến người ta thoát khỏi trạng
thái tự nhiên của tạo vật sinh ra.[9]
Theo định nghĩa của Giáo dục học, “Giáo dục là một hiện tượng xã hội
đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội
của các thế hệ lồi người, nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển
tinh hoa văn hóa nhân loại được thừa kế, bổ sung trên cơ sở đó mà xã hội lồi
người khơng ngừng tiến lên”[23,tr 9]
+ Theo nghĩa rộng, giáo dục là quá tình trang bị và nâng cao kiến thức
hiểu biết về thế giới khách quan, khoa học kĩ thuật, kĩ năng về hoạt động, về
nghề nghiệp… cho tất cả mọi người, được thực hiện ở bất cứ khơng gian, thời
gian nào thích hợp với từng loại đối tượng, bằng các phương tiện dạy học khác
nhau, kể cả phương tiện thông tin đại chúng (như phát thanh, truyền hình, báo

chí, phim ảnh…) với các kiểu học tập rất đa dạng, linh hoạt trong đó người học
đóng vai trị “trung tâm”. Giáo dục là q trình diễn ra liên tục trong mọi môi
trường hoạt động của con người, trong đó, học đường là mơi trường đào tạo có
vai trị rất quan trọng.
+ Theo nghĩa hẹp: Giáo dục bao gồm quá trình hoạt động nhằm tạo ra cơ
sở khoa học của thế giới quan, lí tưởng đạo đức, thái độ thẩm mĩ của con người,


11

kể cả việc nâng cao thể lực. Quá trình này được xem là một bộ phận của quá
trình giáo dục tổng thể, kết quả không chỉ được xem xét về mặt nhận thức mà
còn căn cứ trên các hành vi, thói quen, biểu hiện trình độ phát triển (cao hay
thấp) của trình độ “có giáo dục” của mỗi con người.
Như vậy, giáo dục là một quá trình, diễn ra trong nhiều mơi trường, học
đường là mơi trường đóng vai trị quan trong nhất, nhưng bên cạnh đó, mơi
trường ngồi trường học đóng vai trị khơng nhỏ trong q trình hình thành và
phát triển nhân cách của con người. Bởi vậy cần phát huy giá trị giáo dục của
các loại hình ngồi trường học trong đó có cần coi trọng và phát huy công tác
giáo dục tại các các bảo tàng.
1.2.2.2. Truyền thống.
Từ truyền thống tiếng La tinh là Traditio “hành vi lưu truyền”; là động từ
Tradere “chuyển sang cho người khác, giao lại cho người khác”
Về truyền thống có nhiều cách hiểu, song có thể thống nhất ở nội hàm:
truyền thống là những gì được lưu giữ, bảo tồn từ thế hệ này qua thế hệ khác;
thứ được trao truyền có thể là những tri thức kinh nghiệm xã hội, là văn hoá
hoặc hẹp hơn là đạo đức lối sống, phong tục tập quán, tư tưởng.
Truyền thống mang trong nó tính hai mặt: Một mặt truyền thống góp phần
suy tơn, gìn giữ những gì quý giá, là cốt cách nền tảng để phát triển cộng đồng,
ở góc độ này truyền thống mang những giá trị tích cực, là chỗ dựa không thể

thiếu cho dân tộc trên đường đi đến tương lai. Mặt khác, truyền thống là nơi
dung dưỡng duy trì, làm sống dậy các mặt bảo thủ lạc hậu khi điều kiện hồn
cảnh thay đổi, góp phần kìm hãm, níu kéo, làm chậm về sự phát triển của một
quốc gia dân tộc. Chúng tôi đề cập đến khái niệm truyền thống hàm nghĩa những
yếu tố tốt đẹp, thể hiện bản sắc của mỗi cộng đồng được các thế hệ nối tiếp nhau
lưu truyền, lưu giữ và trân trọng bảo tồn.
Ở đây chúng tôi muốn đề cập đến truyền thống ở mặt văn hố truyền thống,
là mặt tích cực, mặt giá trị của truyền thống. Là những truyền thống đã được


12

lịch sử khẳng định giá trị ý nghĩa tích cực của nó đối với cộng đồng trong giai
đoạn lịch sử nhất định.
Mỗi dân tộc dù ở trình độ cao hay thấp đều có những văn hố truyền thống
đặc trưng riêng của mình. Hệ thống đó chính là sự kết tinh tất cả những gì tốt
đẹp nhất được chắt lọc qua nhiều thời đại lịch sử để tạo nên bản sắc riêng của
một dân tộc. Giá trị văn hoá truyền thống đó được truyền lại cho thế hệ sau và
trở thành một nội lực nội sinh để phát triển đất nước.
“Truyền thống là tập hợp những tư tưởng và tình cảm, những thói quen trong
tư duy, lối sống và ứng xử của một cộng đồng người nhất định được hình thành
trong lịch sử và đã trở nên ổn định được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác”. [26,tr 86]
Theo Giáo sư Trần Văn Giàu “Giá trị truyền thống được hiểu là những cái
tốt nhất, bởi những cái tốt nhất mới được gọi là giá trị, thậm chí khơng phải bất
cứ cái gì tốt đều được gọi là giá trị, mà phải là cái tốt cơ bản, phổ biến, có nhiều
tác dụng tích cực cho đạo đức cho sự hướng dẫn nhất định, đánh giá và dẫn dắt
hành động của một dân tộc thì mới mang đầy đủ ý nghĩa của khái niệm giá trị
truyền thống”.
GSTS khoa học Trần Ngọc Thêm cho rằng “Truyền thống Văn hoá là những

giá trị tương đối ổn định (những kinh nghiệm tập thể) thể hiện dưới những
khn mẫu xã hội được tích luỹ và tái tạo trong cộng đồng người thông qua
không gian và được cố định hoá dưới dạng những phong tục tập quán, nghi lễ,
pháp luật và dư luận… ” [28].
Như vậy, có thể khái qt văn hố truyền thống có những tích chất cơ bản sau:
Tính giá trị: Cũng như văn hố nói chung, văn hố truyền thống mang tích
giá trị, văn hoá truyền thống trở thành một bộ phận thiết yếu của cuộc sống và
góp phần phát triển cuộc sống. Văn hố truyền thống mang tính giá trị bởi nó là
chuẩn mực, là thức đo hành vi đạo đức cho những quan hệ ứng xử giữa con
người và con người trong một cộng đồng, giai cấp, quốc gia, dân tộc nhất định.
Giá trị văn hoá truyền thống của một dân tộc là những nguyên lí đạo đúc lớn mà


13

con người trong một nước thuộc các thời đại, giai đoạn lịch sử đều dựa vào để
phân biệt phải trái đúng sai, để định hướng cho các hoạt động vì mục đích xây
dựng cuộc sống tự do và tiến bộ của dân tộc đó.
Tính tun truyền: Văn hố ra đời và phát triển suốt chiều dài của lịch sử
dân tộc, những giá trị của nó được lưu truyền , chuyển giao, tiếp nối, qua nhiều
thế hệ và giá trị văn hố truyền thống đó được lưu truyền, gìn giữ, phát huy lên
một tầm cao mới. Qua hàng ngàn năm lịch sử, các giá trị văn hoá truyền thống
Việt Nam như yêu nước, chủ nghĩa nhân văn, ý thức cộng đồng được lưu truyền
phát triển tạo thành một hệ giá trị mới của dân tộc Việt Nam
Tính ổn định: Những giá trị văn hoá truyền thống được gợn lọc khẳng định
qua nhiều thế hệ, nó trở thành cái Chân- Thiện- Mỹ được xã hội thừa nhận. Nó
một trong những hệ giá trị của văn hoá dân tộc, một thành tố ổn định của ý thức
xã hội. văn hoá truyền thống trở thành những khn mẫu được cố định hố dưới
dạng phong tục tập quán, nghi lễ, dư luận, pháp luật…những đạo lí uống nước
nhó nguồn, lá lành dùm lá rách trở thành những giá trị ổn định, nó là những

thước đo, khuôn mẫu đánh giá nhân cách con người, hành vi của mỗi cá nhân và
cả cộng đồng xã hội.
Trong các giá truyền thống của dân tộc Việt Nam, yêu nước là giá trị cao
nhất, thể hiện nổi bật khi tổ quốc bị xâm lăng,và hình tượng người anh hùng
cứu nước ln chiếm vị trí hàng đầu trong đời sống tinh thần của dân tộc ta.
Cùng với việc duy trì và phát triển những giá trị truyền thống của dân tộc có
từ ngàn xưa, trong thời đại mới truyền thống được được bổ sung nhiều giá trị
mới đó là truyền thống cách mạng. Truyền thống cách mạng là truyền thống của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam, ra đời và phát triển trong
cuộc đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Nội
dung cốt lõi của truyền thống cách mạng là tiếp tục phát huy cao nhất truyền
thống của dân tộc. Đó là yêu nước gắn với yêu Chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc
gắn với Chủ nghĩa xã hội. Những giá trị mới không chỉ kế thừa, phát huy truyền
thống tốt đẹp của dân tộc mà còn làm phong phú hơn hệ thống giá trị truyền


14

thống. Những truyền thống đó trở thành nguồn lực nội sinh, sức mạnh to lớn
giúp dân tộc ta vững vàng trong thời kỳ mới.
Những giá trị truyền thống luôn hiện hữu quanh ta ở phương diện tinh thần
từ cách sống, cách ứng xử, thái độ với tự nhiên, với con người, với lao động. Và
hiện hữu bằng vật chất cụ thể, một trong các biểu hiện vật chất đó là những hiện
vật trưng bày tại các bảo tàng, di tích.
Một đối tượng chỉ được coi là di tích với các điều kiện sau đây:
Thứ nhất là thể vật chất của các mặt văn hoá.
Thứ hai chứa đựng những kiến thức hiểu biết và kinh nghiệm sống được
tích luỹ trong qua trình hoạt động của con người để trở thành nguồn tư liệu đầu
tiên của tri thức.
Thứ ba là đối tượng trực tiếp của nhận thức cung cấp cho chúng ta những

thơng tin ngun gốc.
Thứ tư có quyết định cơng nhận về mặt pháp lí của bộ Văn hố- thơng tin
hoặc được vào sổ kiểm kê của các bảo để trở thành hiện vật.
Như vậy, bản thân hiện vật là nguồn đầu tiên của tri thức, nó cung cấp
những tri thức nguyên gốc và nó chứa đựng những giá trị truyền thống, lịch sử
của một giai đoạn, thời kì, của một địa phương, vùng miền, hay những cá nhân
tiêu biểu của thời kì hay địa phương đó.
Ngày 20/11/1960, khi đến thăm viện bảo tàng cách mạng Việt Nam, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã viết vào sổ vàng: “Viện bảo tàng là một trường học tốt về
lịch sử cách mạng của dân tộc ta…các tài liệu hiện vật trưng bày sẽ làm cho mọi
người tăng thêm lòng tin tưởng ở Đảng và chế độ tốt đẹp của chúng ta.”
1.2.2.3. Giáo dục truyền thống.
GDTT được hiểu là quá trình truyền đạt và tiếp thu tri thức, hiểu biết và các
giá trị truyền thống tiêu biểu, phản ánh cuộc sống, tâm tư tình cảm, lối sống,
phong tục tập quán tốt đẹp của một địa phương, dân tộc, vùng miền. GDTT
chính là gìn giữ, bồi đắp và phát triển những giá trị tốt đẹp của dân tộc ta như
truyền thống đoàn kết dân tộc; đấu tranh bất khuất; yêu nước thương nòi, tương


15

thân tương ái lá lành đùm lá rách, truyền thống hiếu học, tơn sư trọng đạo.
GDTT là hình thành nhân cách bản lĩnh cho những thế hệ công dân mới, và là
điểm tựa để sáng tạo các giá trị văn hóa mới, đồng thời, là cơ sở để bảo vệ các
giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, chống lại văn hóa ngoại lai khơng phù hợp
với truyền thống dân tộc, và những thứ phản văn hóa là hệ quả của nền kinh tế
thị trường.
* Con đường giáo dục truyền thống.
- Con đường gia đình: các thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau từ truyền
thống gia đình, dòng họ, phong tục tập quán, lối sống cách ứng xử của ông bà

cha mẹ; những quan niệm, phong tục tốt đẹp của địa phương, quê hương…
- Con đường nhà trường: qua những bài học lịch sử giáo dục cho các em lịch
sử hào hùng của dân tộc và tinh thần kiên cường bất khuất của ơng cha qua q
trình dựng nước và giữ nước; gương những anh hùng kiên trung, những người
thầy mẫu mực. Qua những bài văn bài thơ bồi đắp tình yêu quê hương đất nước,
yêu đồng chí đồng bào. Qua mơn đạo đức giáo dục cho các em những đức tính
q báu cần có trong cuộc sống: yêu đất nước, gia đình, tình bạn, tình yêu, đức
tính cần kiệm, hi sinh, tính trung thực,…
- Xã hội: Thông qua dư luận xã hội, thông qua phương tiện thơng tin đại chúng:
xây dựng các chương trình, các phiên bản mang tính GDTT. Một trong những
mơi trường giáo dục ngồi nhà trường quan trọng là các di tích, bảo tàng.
Các di tích, bảo tàng lịch sử văn hóa khơng chỉ là nhân tố hợp thành của nền
văn hóa dân tộc, mà cịn là bộ phận cấu thành mơi trường sống của con người,
và là yếu tố có tác dụng thúc đẩy quá trình phát triển xã hội.
* Khi tiến hành công tác GDTT cần chú ý 2 yêu cầu cơ bản sau:
- Xác định những giá trị truyền thống tốt đẹp cần duy trì, phát triển, xây dựng
truyền thống mới phù hợp với yêu cầu của sự phát triển xã hội.
Việc xây dựng những truyền thống, phát triển nội dung và xây dựng truyền
thống mới để giáo dục cho các thế hệ sau là việc làm rất cần thiết vì chỉ có nhận
thức được việc duy trì những truyền thống đạo đức tốt đẹp thì mọi người mới tự


16

giác thực hiện, phát triển truyền thống. Lịch sử cho thấy lúc nào đó, ai đó lãng
quên lịch sử hào hùng của dân tộc thì người đó đã đánh mất chính mình và mất
đi một động lực để phát triển.
- Khi GDTT cần chú ý sử dụng truyền thống như là một phương pháp giáo
dục, điều đó có nghĩa là thơng qua các hình thức hoat động giáo dục, kết hợp với
các lực lượng, các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tạo ra dư luận xã hội

lành mạnh, ủng hộ cá nhân, hành vi tốt, lên án mạnh mẽ những cá nhân, hành vi
phi đạo đức đi ngược với truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
GDTT tại các bảo tàng di tích. Cơng tác giáo dục là một hoạt động nghiệp vụ
quan trọng, góp phần quan trọng trong việc thực hiện chức năng giáo dục của
bảo tàng. Đây là khâu cuối trong chu trình hoạt động của bảo tàng, thực hiện các
hình thức tiếp cận với cơng chúng. Với chức năng giáo dục khoa học, bảo tàng
tham gia vào hoạt động giáo dục chung của tồn xã hội. Cơng tác giáo dục của
bảo tàng lấy tài liệu- hiện vật gốc làm phương tiện, thơng qua các hình thức tiếp
cận, chuyển giao có mục đích những thơng tin tri thức khoa học, đạo đức, thẩm
mĩ cho cơng chúng, qua đó góp phần mang lại tri thức, hiểu biết khoa học, hoàn
thiện nhân cách, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và nâng cao thị hiếu thẩm mĩ cho
công chúng. Bảo tàng đóng vai trị là một thiết chế văn hóa đặc thù, là “trường
học” thích hợp cho mọi lứa tuổi.
1.2.3. Chất lượng và chất lượng giáo dục truyền thống.
1.2.3.1. Chất lượng.
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng, theo từ điển Tiếng Việt,
chất lượng là “cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, sự vật, sự việc”.
Theo ISO 9000, chất lượng là “mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp
các đặc tính vốn có”
Theo Harvey và Green (1993), chất lượng được định nghĩa như tập hợp các
thuộc tính khác nhau:
+) Chất lượng là sự xuất sắc
+) Chất lượng là sự hoàn hảo


17

+) Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu
+) Chất lượng là sự đáng giá với đồng tiền bỏ ra
+) Chất lượng là sự chuyển đổi về chất

Chất lượng giáo dục “là tổng hoà những phẩm chất và năng lực được tạo
nên trong quá trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho người học so với thang
chuẩn của nhà nước hoặc xã hội. Chất lượng giáo dục có tính có tính lịch sử cụ
thể và ln ln tuỳ thuộc vào các điều kiện xã hội đương thời, trong đó có các
thiết chế, chính sách và lực lượng tham gia giáo dục”.
1.2.3.2. Chất lượng giáo dục truyền thống.
Tác giả Nguyễn Hữu Châu đã đưa ra định nghĩa về chất lượng rất có ý
nghĩa đối với việc xác định và đánh giá chất lượng giáo dục, đó là “ chất lượng
là sự phù hợp với mục tiêu” [17]. Từ định nghĩa của Nguyễn Hữu Châu có thể
xem Chất lượng GDTT là sự phù hợp với mục tiêu đặt ra cho GDTT. Mục tiêu
GDTT là những yêu cầu mà xã hội đặt ra đối với công tác GDTT. Là bồi dưỡng
những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
Chất lượng GDTT không thể đong đếm cụ thể và dễ dàng kiểm tra, bởi nó
khơng dễ định lượng được bằng con số mà nó được xác định bởi phẩm chất của
con người, văn hoá của dân tộc được thẩm thấu vào trong mỗi con người, và nó
được biểu hiện ở khả năng ứng xử của con người trong xã hội, bởi ý thức và lối
sống cũng như trách nhiệm sống của con người đối với xã hội. Tuy nhiên, một
cách tương đối, ta có thể xem chất lượng GDTT được xác định và đánh giá bởi
các tiêu chí như:
+ Hành vi ứng xử, lối sống, phẩm chất đạo đức của các tầng lớp trong xã hội.
+ Sự gia tăng hay suy giảm sự vi phạm các tệ nạn xã hội.
+ Mức độ nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật nhà nước.
+ Mức độ hành vi vì cộng đồng, thái độ chia sẻ với cộng đồng.
Tuy nhiên, ở các di tích, bảo tàng chất lượng GDTT được xác định ở các
tiêu chí:
+ Số lượng đối tượng được thu hút tham gia


18


+ Khả năng truyền thụ tri thức;
+ Khả năng lĩnh hội tri thức có thể đạt được;
+ Các điều kiện phục vụ tốt công tác GDTT.
+ Kết quả sự tác động của các hình thức GDTT.
1.2.4. Quản lý và quản lý chất lượng giáo dục truyền thống.
1.2.4.1. Khái niệm quản lí.
Quản lí là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ tính chất xã hội
của lao động. Ngay từ khi con người bắt đầu hình thành nhóm, đã địi hỏi phải
có sự phối hợp hoạt động của các cá nhân để duy trì sự sống, do đó cần sự quản
lí. Ngày nay, quản lí đã trở thành hoạt động phổ biến, diễn ra trên mọi lĩnh vực,
mọi cấp độ và có liên quan đến mọi người. Đó là một loại hoạt động xã hội bắt
nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên sự phân công và hợp tác để làm một công
việc nhằm đạt mục tiêu chung.Trong đời sống kinh tế -xã hội thì vấn đề quản lí
càng trở nên hết sức phức tạp. Quản lí diễn ra ở từng cơ quan, ban nghành, địa
phương, trên từng quốc gia và lan rộng ra trên phạm vi toàn cầu nhằm giải quyết
những vấn đề chung nảy sinh, như vấn đề dân số và lao động, y tế, môi trường,
chiến tranh, tội phạm…mà một quốc gia riêng lẻ không thể giải quyết được. Do
đó có thể kết luận rằng, nơi nào có hoạt động chung thì nơi đó có quản lí.
Như vậy, quản lí là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể
quản lí tới đối tượng quản lí nhằm đạt mục tiêu đã đề ra.
- Quản lí bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xác định.
- Quản lí thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận (hay phân hệ), đó là chủ thể
quản lí (là cá nhân hoặc tổ chức làm nhiệm vụ quản lí, điều khiển), đây là quan
hệ ra lệnh- phục tùng, khơng đồng cấp và có tính bắt buộc.
- Quản lí bao giờ cũng là quản lí con người.
- Quản lí là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với qui luật
khách quan.
- Quản lí xét về mặt cơng nghệ là sự vận động của thơng tin.
* Vai trị của quản lí được thể hiện bằng những tác dụng cụ thể sau:



19

- Quản lí nhằm tạo ra sự thống nhất ý chí trong tổ chức, bao gồm các thành viên
trong tổ chức, giữa những người bị quản lí với nhau và giữa những người bị
quản lí và người quản lí. Chỉ có thể tạo nên sự thống nhất trong đa dạng thì
quản lí mới có kết quả và mới giảm được chi phí tiền của và cơng sức cho quản
lí.
- Định hướng sự phát triển của tổ chức trên cơ sở xác định mục tiêu chung và
hướng mọi nỗ lực của cá, tổ chức vào mục tiêu chung đó.
- Tổ chức, điều hoà, phối hợp, hướng dẫn hoạt động của các cá nhân trong tổ
chức, giảm độ bất định nhằm đạt mục tiêu quản lí.
- Tạo động lực cho mọi cá nhân tổ chức bằng cách kích thích đánh giá, khen
thưởng những người có cơng; uốn nắn những lệch lạc, sai sót của cá nhân trong
tổ chức nhằm giảm bớt những thất thốt, sai lệch trong q trình quản lí.
- Tạo môi trường và điều kiện cho sự phát triển cá nhân và tổ chức, đảm bảo
phát triển ổn định, bền vững và hiệu quả.
1.2.4.2. Quản lí chất lượng giáo dục truyền thống.
Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu, bởi vậy, quản lí chất lượng phải
gắn với mục tiêu chất lượng đó đã đạt mục tiêu đặt ra hay chưa. Nhưng GDTT
có nghĩa là giáo dục nhân cách, mà nhân cách con người được hình thành và
phát triển trong q trình, bởi vậy, đánh gía chất lượng GDTT phải đánh giá
trong cả quá trình và hiệu quả lâu dài của nó. Quản lí chất lượng GDTT là thực
hiện chức năng quản lí trên các mặt sau:
Quản lí mục tiêu GDTT.
Quản lí nội dung GDTT.
Quản lí hình thức, phương pháp GDTT.
Quản lí đội ngũ tham gia cơng tác GDTT.
Quản lí cơng tác kiểm tra đánh giá cơng tác GDTT.
Quản lí cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục truyền thống.

1.3. Một số vấn đề lý luận về công tác giáo dục truyền thống ở Hệ thống bảo
tàng Hồ Chí Minh


20

1.3.1. Mục tiêu của GDTT ở các khu di tích, bảo tàng về Hồ Chí Minh.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Hệ thống bảo tàng Hồ Chí Minh, mục
tiêu công tác GDTT được xác định là: Tuyên truyền giáo dục cho các thế hệ
người Việt Nam hiểu rõ về cuộc đời và sự nghiệp, tư tưởng và đạo đức, phong
cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua đó hình thành ở mỗi người tình cảm kính
u lịng biết ơn đối với Bác, ý thức học tập làm theo Bác, và lí tưởng sống như
Bác.
1.3.2. Nội dung giáo dục truyền thống ở hệ thống bảo tàng Hồ Chí Minh.
Thơng qua các tài liệu hiện vật tại các di tích, bảo tàng cung cấp cho cơng
chúng những tri thức có liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh:
- Quê hương, gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh- mảnh đất xứ Nghệ giàu truyền
thống, với con người xứ Nghệ thông minh, cần cù, chịu khó, anh dũng kiên
trung đã sinh thành hun đúc nên tâm hồn nhân cách Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hành trình Người
ra đi tìm đường cứu nước; Quá trình Người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam
và khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hịa; Hồ Chí Minh và các chiến
dịch lịch sử…Hồ Chí Minh và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc
và đấu tranh thống nhất đất nước.
- Những giá trị Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: tư tưởng của Người về
Cách mạng; về Đảng cộng sản; về nhà nước pháp quyền; về xây dựng lực lượng
vũ trang nhân dân; về đạo đức; về văn hóa; về y tế; về giáo dục; về báo chí; về
sửa đổi lề lối làm việc…
- Tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh: lối sống bình dị; phẩm chất
trong sáng, cần- kiệm- liêm- chính, chí cơng- vơ tư, hi sinh trọn đời mình cho

độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân, và hịa bình thế giới.
1.3.3. Hình thức, phương pháp giáo dục truyền thống ở Hệ thống bảo tàng Hồ
Chí Minh.
Thơng tư số 18/2010/TT-BVHTTDL qui định về tổ chức và hoạt động của
bảo tàng , trong đó khoản1 điều 10 qui định về hoạt động giáo dục bảo tàng:


21

a. Hướng dẫn tham quan
b. Tổ chức chương trình giáo dục.
c. Tổ chức hội thảo tọa đàm khoa học nói chuyện chuyên đề.
d. Xuất bản ấn phẩm liên quan đến hoạt động giáo dục bảo tàng”
Mục 5, Điều 2 Nghị định số 375-CP, ngày 15/10/1979 “về chức năng
nhiệm vụ, và tổ chức của viện bảo tàng Hồ Chí Minh” qui định: “Tổ chức và chỉ
đạo tổ chức các cuộc triển lãm về tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc triển lãm
chuyên đề về cuộc cách mạng của Người”.
Căn cứ thông tư 18/2010/TT-BVHTTDL, và Nghị định số 375-CP, hệ
thống bảo tàng Hồ Chí Minh xác định các hình thức, phương pháp GDTT:
+ GDTT thông qua hoạt động hướng dẫn tham quan: Đây là một hình
thức quan trọng mang tính truyền thống của bảo tàng. Hướng dẫn được thực
hiện theo cách thức của giáo dục trực quan, huy động các trực quan của đối
tượng tham gia vào quá trình nhận thức, làm cho việc tiếp thu kiến thức trở nên
dễ dàng, và ghi nhớ trở nên bền vững. Hệ thống trưng bày của bảo tàng với các
hiện vật, tài liệu khoa học phụ trở thành phương tiện minh họa cho lời giới thiệu
của dẫn viên, đối tượng quan sát của khách tham quan, từ đó, nội dung trưng bày
của bảo tàng được công chúng hiểu, ghi nhớ, nhận thức.
+ GDTT thông qua hoạt động trưng bày triển lãm lưu động: Xây dựng các
bộ triển lãm có chủ đề có nội dung liên quan đến cuộc đời hoạt động, thân thế sự
nghiệp, tư tưởng và phẩm chất cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bảo tàng Hồ

Chí Minh đã xây dựng các bộ triển lãm, sau khi khai mạc triển lãm, các bộ triển
lãm này được gửi cho các di tích bảo tàng trong hệ thống. Trên cơ sở nội dung
bộ triển lãm và thực tế của mình, di tích bảo tàng biên tập và trưng bày lại nội
dung phù hợp.
+ Giáo dục truyền thơng qua hoạt động nói chuyện chun đề. Trên cơ sở tư
tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và yêu cầu của xã hội, Bảo tàng Hồ Chí Minh
đã xây dựng các chun đề phục vụ cơng chúng:


22

Qua những buổi nói chuyện, cơng chúng được tiếp thu những tri thức khoa
học, được tiếp xúc trao đổi với những nhà nghiên cứu, được giải đáp những vấn
đề còn khúc mắc, các buổi thuyết trình như vậy thực sự có ý nghĩa về mặt khoa
học và tác dụng giáo dục.
+ GDTT thông qua hoạt động chiếu phim tư liệu. Chiếu phim thực sự là một
hoạt động sử dụng tư liệu nghe nhìn để phục vụ cơng chúng. Các bộ phim tư liệu
về Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng chân thực, có tính khái qt và tiêu
biểu giúp cơng chúng có cái nhìn hệ thống, tồn cảnh và sâu sắc về thân thế, sự
nghiệp và tư tưởng, cũng như hiểu rõ hơn về cuộc sống, phẩm cách bình dị
nhưng thanh cao của Người.
+ GDTT thông qua việc phối hợp với các phương tiện thơng tin đại chúng
truyền hình truyền thanh giáo dục tư tưởng phẩm chất cao đẹp của Chủ tịch Hồ
Chí Minh thơng qua việc kể những mẫu chuyện nhỏ về cuộc sống và ứng xử của
Người.
+ GDTT thơng qua hoạt động khám phá. Đây là hình thức hoạt động mới tại
bảo tàng Hồ Chí Minh, qua các hoạt động đã diễn ra trong lịch sử và những chất
liệu, phương tiện có sẵn tương tự, cơng chúng có thể tự mình diễn lại tất cả
những hoạt động đó. Đây là hoạt động cho cơng chúng tự trải nghiệm và từ đó,
tự mình rút ra kinh nghiệm cũng như ý nghĩa của hoạt động. Ví dụ: hoạt động

“in bài báo Tuyên ngôn độc lập”…
1.3.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục truyền thống ở Hệ thống bảo tàng
Hồ Chí Minh.
+ Đội ngũ làm cơng tác GDTT: Chất lượng công tác GDTT do đội ngũ làm
công tác GDTT quyết định. Đội ngũ thuyết minh chính là cầu nối giữa khách
tham quan và hiện vật, giúp hiện vật nói lên tiếng nói của mình, họ chính là
người truyền đạt kiến thức đến cho cơng chúng. Trình độ và khả năng truyền
đạt, hướng dẫn của người thuyết minh ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác
giáo dục.


23

+ Cơ sở vật chất: Đây là điều kiện để làm tốt công tác GDTT. Công tác
GDTT yêu cầu cơ sở vật chất trang bị đầy đủ và hiện đại như hệ thống loa máy
truyền thanh, hệ thống âm thanh hình ảnh trình chiếu, hệ thống trưng bày, bảo
quản hiện đại là cơ sở cho việc tiếp cận của công chúng, tạo môi trường tốt cho
công chúng tham quan. Hiện nay, để bắt nhịp với sự tiến bộ của khoa học- kĩ
thuật và sự phát triển của các bảo tàng thế giới, các bảo tàng nước ta đang có xu
hướng hiện đại hóa, ứng dụng mới khoa học- kĩ thuật trong cơng tác bảo quản,
trưng bày.
+ Khí hậu thời tiết: Cơng tác tun truyền chỉ được thực hiện khi có đối
tượng công chúng, bởi vậy, các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng lớn đến công
chúng từ kế hoạch tham quan, đến việc tiếp nhận tri thức khi tham quan. Đối với
các di tích, thời tiết nóng hay mưa bão đều bị ảnh hưởng rất lớn. Khí hậu nóng
nực khách khơng thể ở trong di tích lâu nên khó tham gia hết q trình tham
quan. Trời mưa lớn, lượng khách đơng không thể xếp đủ trong những ngôi nhà
chật hẹp, và q trình hướng dẫn khơng thể thực hiện được. Khí hậu thời tiết có
ảnh hưởng lớn đến cơng tác bảo quản tài liệu hiện vật- công cụ của công tác
GDTT tai di tích, nhất là những di tích có chất liệu tranh tre nứa và gỗ, làm cho

di tích và hiện vật biến dạng, giảm tuổi thọ, phải tăng cường nhiều hơn trong
công tác trùng tu và bảo quản.
+ Đội ngũ quản lí: Là những người trực tiếp quản lí đội ngũ GDTT, người
hoạch định chương trình, nội dung, phương pháp cũng như quản lí, giám sát
thực hiện cơng tác GDTT tại đơn vị. Năng lực, trình độ của đội ngũ này ảnh
hưởng đến mức độ, khả năng phát triển cơng tác GDTT tại các bảo tàng di tích.
+ Cơng tác trưng bày: Trưng bày được coi là ngôn ngữ đặc trưng, riêng có
của bảo tàng. Trưng bày thực hiện trên cơ sở thành quả nghiên cứu, sưu tầm,
kiểm kê bảo quản hiện vật, và gắn liền với công tác giáo dục, phục vụ công
chúng của bảo tàng. Với việc lưu giữ, trưng bày và gới thiệu các hiện vật cùng
giá trị của chúng, bảo tàng khác biệt với các thiết chế văn hóa khác. Đây có thể
coi là một “Cơng cụ chính của cơng tác giáo dục”[7]. Bởi vì hiện vật và các sưu


24

tập hiện vật trong bảo tàng chứa đựng những giá trị văn hóa, khoa học sâu sắc.
Qua hệ thống trưng bày của bảo tàng, khách tham quan có thể tiếp cận trực tiếp
với hiện vật bảo tàng, lĩnh hội những tri thức mới, cũng cố những kiến thức đã
có, có những suy nghĩ cảm nhận về những vấn đề mà bảo tàng thể hiện. Sự khơi
gợi cảm xúc có thể dẫn đến việc thay đổi nhận thức thái độ và quan điểm. Tất cả
những điều đó hỗ trợ khách tham quan tham gia vào quá trình học tập cá nhân
một cách tích cực, tự nhiên khơng gượng ép. Muốn thực hiện tốt công tác tuyên
truyền trước hết phải làm tốt khâu trưng bày tài liệu, hiện vật. Đây là phương
tiện cho cơng tác tun truyền. Trưng bày hợp lí và khoa học, hiện đại và sinh
động giúp công chúng dễ dàng tiếp cận và nhận thức, sẽ thuận lợi hơn trong
công tác tuyên truyền và nâng cao hiệu quả tuyên truyền. Trưng bày bảo tàng
luôn thay đổi, sáng tạo và phát triển.Trưng bày hấp dẫn sẽ thu hút công chúng,
ngược lại, trưng bày nghèo nàn, thiếu tính khoa học, ít thay đổi dần dần sẽ bị
công chúng khước từ.

1.4. Quản lý công tác giáo dục truyền thống ở Hệ thống bảo tàng Hồ Chí
Minh.
1.4.1. Quản lý kế hoạch giáo dục truyền thống ở Hệ thống bảo tàng Hồ Chí
Minh.
Mục 8, Điều 2 Nghị định 375-CP qui định: “Xây dựng chương trình, kế
hoạch tồn diện về hoạt động của viện bảo tàng Hồ Chí Minh trình Hội đồng
Chính Phủ thơng qua và thực hiện các chương trình kế hoạch đó”
Quản lí kế hoạch GDTT bao gồm quản lí kế hoạch thực hiện chỉ tiêu đón
tiếp khách; Kế hoạch hoạt động GDTT phục vụ những ngày lễ lớn; Kế hoạch
công tác chuẩn bị các điều kiện phục vụ công tác GDTT; Kế hoạch hàng năm
bảo tàng Hồ Chí Minh tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác
GDTT cho các bảo tàng di tích trong hệ thống.
1.4.2. Quản lý nội dung, chương trình, phương pháp GDTT ở Hệ thống bảo tàng
Hồ Chí Minh.


25

Nội dung GDTT tại Hệ thống bảo tàng Hồ Chí Minh bao gồm phần cố
định là nội dung các di tích và trưng bày bảo tàng, và nội dung ngồi di tích,
trưng bày. Quản lí phát triển nội dung chương trình gắn với cơng tác nghiên cứu
sưu tầm nội dung mới bổ sung, chỉnh sửa cho phần nội dung trưng bày cố định;
gắn với công tác xây dựng các chuyên đề và trưng bày triển lãm phục vụ công
tác giáo dục ngồi di tích bảo tàng; gắn với việc hàng năm xây dựng các chương
trình phục vụ những ngày lễ trọng đại của đất nước. Chương trình phục vụ chào
mừng ngày lễ lớn thường bao gồm: công tác tổ chức đón tiếp khách tham quan
trong ngày lễ, cơng tác tổ chức tưởng niệm phục vụ ngày lễ, xây dựng các bộ
triển lãm chuyên đề mới phục vụ công chúng tham quan học tập, tổ chức hội
thảo khoa học, các buổi giao lưu có nội dung phù hợp. Phối hợp với các cơ quan
truyền thơng quảng bá hình ảnh hoạt động chào mừng đang diễn ra tại bảo tàng

di tích.
1.4.3. Quản lý đội ngũ tham gia công tác GDTT ở Hệ thống bảo tàng Hồ Chí
Minh.
Cơng tác qui hoạch tuyển chọn đội ngũ theo qui định chung của nhà nước.
Các đơn vị di tích, bảo tàng tuyển dụng cán bộ làm công tác GDTT theo yêu
cầu của đơn vị cần về bằng cấp, chuyên nghành, hình thức, năng khiếu…Hình
thức tuyển dụng: tổ chức thi tuyển công chức. Sau khi tuyển dụng đơn vị tiếp tục
đào tạo cán bộ theo chuyên môn công việc yêu cầu.
Công tác bồi dưỡng đội ngũ bao gồm cơng tác tự học nâng cao trình độ
nghiệp vụ và cơng tác đào tạo: bằng hình thức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ;
cử đi học các lớp nâng cao trình độ về mọi mặt như ngoại ngữ, tin học, lí luận
chính trị, cao học…
Cơng tác đánh giá đội ngũ qua số lượng đoàn hướng dẫn, qua đánh giá
chất lượng bài viết, qua kiểm tra chất lượng thuyết minh, qua khả năng hoàn
thành đầu việc được giao.


×