Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức trường đại học hùng vương tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.86 KB, 98 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
***

MẠCH TRẦN HUY

MỘT SỐ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục
Mã số: 60 14 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Đình Huân

NGHỆ AN – 2012


2
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC VINH
____
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH HUÂN
Phản biện 1: PGS.TS NGUYỄN THỊ MỸ TRINH
Phản biện 2: PGS.TS HÀ VĂN HÙNG

Luận văn sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn Thạc sĩ của Trường Đại
học Vinh ngày 28, 29 tháng 7 năm 2012.


CÓ THỂ TÌM HIỂU LUẬN VĂN
TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH, ĐẠI HỌC SÀI GÒN.


3
LỜI CẢM ƠN
____

Luận văn “Một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức Trường Đại học
Hùng Vương TP.Hồ Chí Minh” được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ tận tình và
tạo mọi điều kiện thuận lợi từ quý Thầy Cô lãnh đạo, Giảng viên, Chuyên viên
các Đơn vị thuộc Trường Đại học Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh,
Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, Tôi xin cảm ơn Thầy
hướng dẫn Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Huân, nguyên là Hiệu trưởng
Trường Đại học Vinh, Thầy đã định hướng, hướng dẫn, chỉ bảo, cung cấp cho
tôi nhiều kiến thức, thông tin bổ ích và quan trọng để vận dụng trong việc thực
hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô là lãnh đạo Trường, khoa Sau đại
học, quý Thầy Cô giảng viên, chuyên viên của trường Đại học Vinh đã tận tình
giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trường Đại học Hùng Vương TP.
Hồ Chí Minh đã động viên, khích lệ, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và
hoàn thiện luận văn này.
Trong quá trình soạn thảo luận văn, không thể tránh khỏi những thiếu
sót cơ bản, kính mong sự chỉ dẫn và giúp đỡ tận tình của quý Thầy Cô.
Một lần nữa, Tôi xin trân trọng cảm ơn rất nhiều từ sự quan tâm tận tình
của toàn thể quý Thầy Cô.
Trân trọng cảm ơn./.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 7 năm 2012
Người viết

Mạch Trần Huy


4
MỘT SỐ KÝ HIỆU VIẾT TẮT
____

1. Ban giám hiệu
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy
3. Cơ cấu tổ chức quản lý
4. Cải cách hành chính
5. Giáo dục quốc phòng
6. Hiện đại hóa
7. Nghị quyết
8. Quản lý giáo dục
9. Thạc sĩ
10. Trung ương
11. Xã hội chủ nghĩa
12. Thành phố Hồ Chí Minh
13. Ban trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề
14. Phòng Công tác Học sinh Sinh viên
15.Phòng Công tác Đảng – Đoàn thể
16. Phòng nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

BGH
CCTCBM
CCTCQL
CCHC
GDQP
HĐH

NQ
QLGD
Th.s
TW
XHCN
TP.HCM
Ban TCCN & Dạy nghề
Phòng Công tác HSSV
Phòng CT Đảng – Đoàn thể

Phòng NCKH & HTQT
17. Trung tâm Hỗ trợ học sinh sinh viên và quan hệ Doanh nghiệp
TT Hỗ trợ HSSV&QHDN


5
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
___

1. Sơ đồ chức năng Quản lý Giáo dục (sơ đồ 1.1)
2. Sơ đồ cấu trúc trực tuyến (sơ đồ 1.2)
3. Sơ đồ cơ cấu chức năng (sơ đồ 1.3)
4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức (sơ đồ 2.1)


6
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
_____
1. Biểu đồ trình độ CBNV, GVCH của Trường (biểu đồ 2.1)
2. Biểu đồ độ tuổi CBNV, GVCH của Trường (biểu đồ 2.2)

3. Biểu đồ cơ cấu tổ chức số lượng nhân sự của Trường (biểu đồ 2.3)
4. Biểu đồ cơ cấu nhân sự quản lý tại Trường (biểu đồ 2.4)
5. Biểu đồ tăng trưởng kết quả học tập của sinh viên Trường qua các năm
2006 – 2011 (biểu đồ 2.5)
6. Biểu đồ tăng trưởng kết quả rèn luyện của sinh viên Trường qua các năm
2006 – 2011 (biểu đồ 2.6)
7. Biểu đồ số lượng sinh viên được quản lý trên một CBNV, GVCH của
Trường qua các năm 2006 – 2011 (biểu đồ 2.7)


7
DANH MỤC CÁC BẢNG
____
1. Bảng thống kê theo trình độ học vấn và độ tuổi (bảng 2.1)
2. Bảng thống kê đội ngũ CBNV, GVCH theo chức danh, độ tuổi và số lượng
(bảng 2.2)
3. Bảng thống kê biên chế đội ngũ CBNV, GVCH của các Đơn vị thuộc
Trường qua các năm 2006 – 2011 (bảng 2.3)
4. Bảng thống kê kết quả Học tập của Sinh viên Trường qua các năm 2006 –
2011 (bảng 2.4)
5. Bảng thống kê kết quả Rèn luyện của Sinh viên Trường qua các năm 2006
– 2011 (bảng 2.5)
6. Bảng thống kê tỉ lệ Sinh viên so với đội ngũ CBNV, GVCH của Trường
qua các năm 2006 – 2011 (bảng 2.6)
7. Bảng cơ cấu đội ngũ CBNV, GVCH của Trường Đại học Hùng Vương TP.
Hồ Chí Minh (bảng 3.1)


8
MỤC LỤC

____
MƠĐÂU................................................................................................................11
1.Ly do chon đê tai..........................................................................................11
2.Muc đich nghiên cưu:.................................................................................12
3.Khach thê va đôi tương nghiên cưu:...........................................................12
4.Gia thuyêt khoa hoc:....................................................................................12
5. Nhiêm vu va pham vi nghiên cưu:.............................................................12
6. Phương phap nghiên cưu:...........................................................................12
7. Nhưng đong gop cua luân văn:..................................................................13
8. Câu truc luân văn:.......................................................................................13
CHƯƠNG 1.........................................................................................................14
CƠSƠLY LUÂN CUA ĐÊTAI ................................................................................14
1.1Lịch sử nghiên cưu vân đê.........................................................................14
1.2 Cac khai niêm cơ ban cua đê tai..............................................................16
1.2.1 Quan ly...............................................................................................16
1.2.2 Khai niêm vê quan ly trương hoc......................................................16
1.2.3 Chưc năng quan ly.............................................................................19
1.2.4 Khai niêm vê tổ chưc.........................................................................22
1.2.5 Cơ câu tổ chưc quan ly.......................................................................22
1.3 Nhưng yêu cầu cho cơ câu tổ chưc quan ly.............................................22
1.3.1 Cac hình mẫu tổ chưc quan ly phổ biên...........................................23
1.3.2 Hoan thiên cua tổ chưc......................................................................24
1.3.3 Đổi mới cơ câu tổ chưc quan ly trong nganh quan ly giao duc........24
1.3.4 Nguyên tắc va phương phap xây dựng cơ câu tổ chưc quan ly:......24
1.3.4.1 Nguyên tắc:.................................................................................24
1.3.4.2 Nguyên tắc tinh đẳng câu hay nguyên tắc đa dang cua cơ quan
quan ly phai phù hơp với tinh đa dang cua đôi tương quan ly.............24
1.3.4.3 Nguyên tắc sô lương tôi ưu.........................................................25
1.3.4.4 Nguyên tắc quan ly đươc hay nguyên tắc đam bao khôi lương
co thê kiêm tra đươc................................................................................25

1.3.4.5 Nguyên tắc đam bao nhiêm vu, trach nhiêm, quyên han phai
đươc quy định rõ rang va tương ưng với nhau......................................25
1.3.4.6 Nguyên tắc đam bao tinh linh hoat...........................................26
1.3.4.7 Nguyên tắc phôi hơp giưa tâp trung va phân tan trong quan ly
..................................................................................................................26
1.4 Phương phap xây dựng cơ câu tổ chưc quan ly (CCTCQL)....................26
1.4. 1 Phương phap lam theo mẫu co trước hoặc phương phap tương tự. .26
1.4.2 Phương phap kêt câu hoa cac muc tiêu quan ly...............................26
1.4.3 Phương phap tổng hơp phân tich......................................................27
1.4.4 Phương phap thử nghiêm loai suy....................................................27
1.5 Nhưng định hướng chiên lươc phat triên giao duc va đao tao trong thơi
kỳ công nghiêp hoa, hiên đai hoa đât nước...................................................28
1.6 Loai hình trương đai hoc tư thuc:...........................................................29
1.6.1 Vị tri cua trương đai hoc tư thuc......................................................29
1.6.2 Giai thich từ ngư...............................................................................29
1.6.3 Quan ly nha nước đôi với trương đai hoc tư thuc.............................31
1.6.4 Tổ chưc đang va cac tổ chưc đoan thê..............................................31
1.6.5 Nhiêm vu va quyên han cua trương đai hoc tư thuc........................31
1.6.6 Thanh lâp, đình chỉ, sap nhâp, chia, tach, giai thê..........................32
1.6.7 Cơ câu tổ chưc cua trương ĐH tư thuc...............................................32
1.6.8 Đai hội đồng cổ đông.........................................................................32
1.6.9 Hội đồng Quan trị..............................................................................35


9
1.6.10 Nhiêm vu va quyên han cua Hội đồng Quan trị.............................37
1.6.11 Ban Kiêm soat..................................................................................38
1.6.12 Chu tịch Hội đồng Quan trị..............................................................40
1.6.13 Hiêu trưởng......................................................................................41
1.6.14 Pho Hiêu trưởng...............................................................................43

1.6.15 Hội đồng Khoa hoc va Đao tao.......................................................44
1.6.16 Cac phòng (ban), khoa, bộ môn......................................................45
1.6.17 Cac tổ chưc khoa hoc va công nghê, cac cơ sở phuc vu đao tao va
cac cơ sở san xuât, kinh doanh trong trương đai hoc tư thuc....................45
1.6.18 Giang viên, can bộ, nhân viên va ngươi hoc..................................46
1.6.18.1 Giang viên.................................................................................46
1.6.18.2 Can bộ, nhân viên.....................................................................47
1.6.18.3 Nhiêm vu va quyên cua ngươi hoc..........................................47
CHƯƠNG 2.........................................................................................................49
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG CƠCẤU TỔCHỨC..............................49
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP. HỒCHÍ MINH.....................................49
2.1. Lịch sử hình thanh va phat triên cua Trương Đai hoc Hùng Vương
thanh phô Hồ Chi Minh..................................................................................49
2.1.1. Lịch sử hình thanh............................................................................49
1.1.2. Tôn chỉ, muc đich cua Trương Đai hoc Hùng Vương thanh phô Hồ
Chi Minh.....................................................................................................50
1.1.2.1 Tôn Chỉ........................................................................................50
1.1.2.2 Muc đich....................................................................................50
2.2 Thực trang công tac xây dựng cơ câu tổ chưc quan ly cua Nha trương. 51
2.2.1 Vê cơ câu tổ chưc cua Trương Đai hoc Hùng Vương TP.HCM........51
2.2.2 Vê đội ngũ can bộ, nhân viên, giang viên cơ hưu cua Trương........54
2.2.2.1 Đội ngũ can bộ, nhân viên, giang viên cơ hưu cua Trương.....55
2.2.2.2 Biên chê nhân sự cua trương từ 2006 – 2011..........................59
2.2.3 Vê sô lương sinh viên va kêt qua hoc tâp, rèn luyên cua sinh viên 61
2.3 Đanh gia chung vê thực trang xây dựng cơ câu tổ chưc quan ly cua Nha
trương...............................................................................................................63
2.3.1 Ưu điêm:.............................................................................................64
2.3.2 Han chê:.............................................................................................64
2.3.3 Nguyên nhân cua thực trang.............................................................65
CHƯƠNG 3.........................................................................................................67

MỘT SỐGIẢI PHÁP HOAN THIỆN CƠCẤU TỔCHỨC......................................67
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG THANH PHỐHỒCHÍ MINH....................67
3.1. Nguyên tắc đê xuât cac giai phap...........................................................67
3.1.1 Đam bao tinh muc tiêu.....................................................................67
3.1.2 Đam bao tinh hiêu qua.....................................................................67
3.1.3 Đam bao tinh toan diên....................................................................68
3.1.4 Đam bao tinh kha thi........................................................................68
3.2. Cac giai phap hoan thiên cơ câu tổ chưc cua Trương Đai hoc Hùng
Vương thanh phô Hồ Chi Minh.....................................................................68
3.2.1. Giai phap 1: Hoan thiên quy chê tổ chưc va hoat động cua Trương
Đai hoc Hùng Vương TP. Hồ Chi Minh.....................................................68
3.2.2. Giai phap 2: Hoan thiên cơ chê quan ly điêu hanh........................74
3.2.3. Giai phap 3: Hoan thiên cơ câu sắp xêp đội ngũ can bộ, nhân viên,
giang viên cơ hưu cua Trương....................................................................75
3.2.4. Giai phap 4: Hoan thiên quy định phân quyên, phân nhiêm cua
lãnh đao Trương..........................................................................................78
3.2.5. Giai phap 5: Thê chê hoa quan hê Đang lãnh đao, Chinh quyên
điêu hanh va quần chung lam chu trong Trương.......................................81
3.3. Thăm dò sự cần thiêt va tinh kha thi cua cac giai phap........................83
3.3.1. Phương phap thăm dò sự cần thiêt va tinh kha thi cua cac giai
phap..............................................................................................................83


10
3.3.2. Đanh gia sự cần thiêt va kha thi cua cac giai phap đê xuât...........83
KÊT LUÂN............................................................................................................85
1.Kêt luân........................................................................................................85
2.Kiên nghị......................................................................................................86
TAI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................88



11

MƠ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Xã hội hóa giáo dục đào tạo là chủ trương mà Đảng, Nhà nước ta đang

quan tâm thực hiện. Xây dựng hệ thống quản lý giáo dục hiện đại phù hợp với
thực tế xã hội ngày nay là vấn đề bức bách đặt ra cho cả hệ thống giáo dục.
Hiện nay trong qui hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam,
bên cạnh các trưưòng công lập truyền thống đã hình thành các trường dân lập
và tư thục, trong đó hệ thống các trường đại học tư thục đang phát triển mạnh
và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cả hệ thống.
Vấn đề đặt ra là làm sao để các trường đại học tư thục phát triển theo
định hướng giáo dục Việt Nam, phát triển theo đúng nguyên lý giáo dục của
đảng và Nhà nước, phát triển nhân lực trí tuệ, là nguồn lực cho xã hội. Hoạt
động giáo dục đào tạo của các trường đại học tư thục có gì khác với đại học
công lập, dân lập? Để trả lời câu hỏi này là vấn đề đặt ra cho những ai làm
giáo dục, có gì khác với quản lý kinh doanh phát triển kinh tế mà sản phẩm là
nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ và tạo ra sự tồn vong của xã hội, hay
nói cách khác sản phẩm tạo ra là con người có trí tuệ.
Câu hỏi trên có thể trả lời rằng việc giáo dục đào tạo tại trường đại học
tư thục về bản chất là vẫn như công lập, nhưng hệ thống quản lý của trường
đại học tư thục có gì khác và nó có ảnh hưởng đến sự phát triển mang tính giáo
dục của một trường đại học, có làm thay đổi bản chất giáo dục hay không, có
đưa việc phát triển giáo dục đào tạo con người lên hàng đầu hay không? Để trả
lời vấn đề này thì có phải hiệu trưởng là người lãnh đạo quan trọng và quyết
định đến quá trình giáo dục đào tạo, điều hành cả hệ thống trường đại học đi

vào hoạt động và phát triển theo đúng chủ trương chính sách về giáo dục của
Đảng và Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên các trường đại học ngoài công lập
trước đây là loại hình dân lập và nó hoạt động khác với tư thục, loại hình tư
thục chỉ mới hình thành và phát triển từ năm 2009 theo quyết định của Chính
phủ. Thực tế không chỉ tại Trường Đại học Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh mà


12
còn nhiều trường đại học tư thục khác ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để
vận dụng loại hình này sao cho phù hợp với quy định của Chính phủ, của Bộ
Giáo dục và Đào tạo là vấn đề đang cần có giải pháp, có cái chung và cái riêng
của mỗi đơn vị trường, chính vì những yếu tố trên mà tôi chọn đề tài “Một số
giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức Trường Đại học Hùng Vương thành
phố Hồ Chí Minh”.
2.

Mục đích nghiên cứu:
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức tại Trường Đại học Hùng Vương TP.Hồ Chí

Minh góp phần giúp Nhà trường ổn định và phát triển, thực hiện đúng quy chế,
quy định pháp luật giáo dục.
3.

Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
3.1. Khách thể nghiên cứu: xây dựng Cơ cấu tổ chức bộ máy Trường

Đại học tư thục.
3.2.
Đối tượng nghiên cứu: giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức
Trường Đại học Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh.

4.

Giả thuyết khoa học:
Nếu xây dựng và thực hiện được một số giải pháp đảm bảo tính khoa

học, khả thi thì cơ cấu tổ chức - bộ máy của Trường Đại học Hùng Vương
TP.Hồ Chí Minh sẽ hoàn thiện hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển của Nhà trường
trong giai đoạn mới.
5.

Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu:
- Xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
- Khảo sát và đánh giá thực trạng công tác xây dựng cơ cấu tổ chức bộ

máy của Trường Đại học Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Nhà trường.
6.

Phương pháp nghiên cứu:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
+ Phân tích tổng hợp tài liệu tham khảo về chủ trương, chính

sách, quan điểm thuộc lĩnh vực đào tạo liên quan đến vấn đề nghiên cứu.


13
+ Phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp từ cơ sở khoa học về
quy chế Trường đại học tư thục.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phân tích, đánh giá thực trạng các quy định chung và riêng đối

với chức năng, nhiệm vụ của các trường đại học ngoài công lập.
+ So sánh và đáng giá thực tế tại Trường Đại học Hùng Vương
TP. Hồ Chí Minh, sử dụng các công cụ để tổng hợp phân tích, so sánh, mô
hình hoá…
+ Phương pháp thăm dò ý kiến, phỏng vấn chuyên gia và các đối
tượng liên quan.
- Các phương pháp nghiên cứu bổ trợ khác: thống kê, toán học, bảng
biểu, sơ đồ mô hình hóa.
7.

Những đóng góp của luận văn:
Xây dựng các giải pháp có tính khoa học và khả thi về hoàn thiện cơ cấu
tổ chức bộ máy của Nhà trường phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
8.

Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, phụ lục và danh mục các tài

liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc thành 03 chương.
- Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
- Chương 2: Thực trạng cơ cấu tổ chức Trường Đại học Hùng Vương
TP. Hồ Chí Minh
- Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức Trường Đại
học Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh


14
CHƯƠNG 1
CƠ SƠ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI


1.1

Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Lịch sử loài người hình thành và phát triển đều trải qua cả một quá trình

tiến hóa, di chuyển từ các loại hình tổ chức khác nhau để phù hợp với xã hội
đương đại. Để tồn tại, duy trì và phát triển cho đến ngày nay thì ngoài việc làm
sao để sống, để duy trì nòi giống, để phát triển xã hội thì trong đó một vấn đề
mà chúng ta cần quan tâm nghiên cứu là làm sao duy trì và phát triển một cách
bền vững. Có thể khẳng định đó chính là giáo dục; giáo dục sinh ra, tồn tại và
phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của loài người.
Mọi sự phát triển văn hóa, giáo dục đều đi từ loài người, tồn tại bằng cơ
chế truyền thụ và tiếp thu, người này học qua người khác, thế hệ sau học thế hệ
trước kinh nghiệm sống để cùng duy trì và phát triển cuộc sống.
Giáo dục là con đường đặc trưng cơ bản để con người tồn tại và phát
triển, là nơi giữ gìn, truyền thụ và phát huy truyền thống giá trị chung của con
người; là hệ thống giá trị truyền thống của quốc gia, của dân tộc.
Giáo dục có chức năng góp phần trực tiếp vào quá trình phát triển lực
lượng sản xuất, đổi mới quan hệ xã hội và góp phần tạo nên sự bình đẳng giữa
các tầng lớp dân cư.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Không có giáo dục, không có cán bộ thì
không nói gì đến kinh tế – văn hóa”. [1]
Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ IV (khóa
VII) đã xác định “giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng
đầu, là động thúc đẩy, là điều kiện cơ bản đảm bảo thực hiện mục tiêu kinh tế
– xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước”. [2]
Đảng ta khẳng định đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Giáo
dục vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội, đó cũng
chính là mục tiêu và là sức mạnh cho giáo dục. Xã hội cũng chính là mục tiêu



15
và là sức mạnh cho giáo dục, giáo dục cung cấp nguồn nhân lực hết sức quan
trọng góp phần cho sự phát triển kinh tế – xã hội.
Hệ thống giáo dục nước ta trải qua nhiều cấp bậc khác nhau, trong đó
giáo dục đại học được xác định là cơ bản đào tạo ra nguồn nhân lực có tay
nghề, trình độ bậc cao để đáp ứng nhu cầu con người, phát triển kinh tế, văn
hóa và xã hội loài người. Như vậy giáo dục đại học góp phần to lớn vào sự
nghiệp phát triển của cả hệ thống chính trị, nhà nước và xã hội.
Tại một trường đại học, để đào tạo ra nhân lực chất lượng cao đáp ứng
nhu cầu xã hội thì ngoài việc nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng dạy và
học của giảng viên và sinh viên thì vấn đề đặt ra tại đa số các trường đại học
đó là cơ cấu tổ chức. Cơ cấu tổ chức tại các trường đại học cao đẳng công lập
ở nước ta có thể nói là ổn định theo định hướng, chủ trương chung của nhà
nước; nó hoạt động theo quy cũ và được duy trì, phát huy theo cơ chế nhà
nước. Còn các trường dân lập, tư thục thì cơ cấu tổ chức hoạt động tùy vào
thực tế tại đơn vị, do đó việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức tại các trường đại học,
cao đẳng ngoài công lập là một trong những yếu tố có thể xem là hết sức quan
trọng góp phần vào sự tồn tại, phát triển bền vững của một trường đại học,
đồng thời cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh sẽ làm cho cả hệ thống quản lý giáo dục
đào tạo trong toàn trường được ổn định và phát triển, giúp cho việc đào tạo
nguồn nhân lực được tập trung chuyên sâu và phát huy hết các khả năng nguồn
lực hiện có, đáp ứng được nhu cầu xã hội.
Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ
chức Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh” nhằm tập
trung nổ lực thực hiện kiện toàn về tổ chức bộ máy, quản lý đào tạo đáp ứng
cho sự phát triển toàn diện Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng và một số điểm cần cho hệ thống giáo dục đại học tư thục nước
ta hiện nay.



16
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Quản lý
Hiện nay, có nhiều cách giải thích thuật ngữ quản lý. Có quan niệm cho
rằng quản lý là hành chính, là cai trị; có quan niệm khác lại cho rằng quản lý là
điều hành, điều khiển, chỉ huy. Các cách nói này đều không khác gì nhau về
nội dung mà chỉ khác nhau ở chỗ dùng thuật ngữ.
Song, nếu xem xét quản lý dưới gốc độ chính trị – xã hội và góc độ hành
động thiết thực, thì quản lý được hiểu như sau: “quản lý là sự tác động có ý
thức để chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con
người nhằm đạt đến mục tiêu đúng ý chí của người quản lý và phù hợp với quy
luật khách quan” [23, trang 84].
1.2.2 Khái niệm về quản lý trường học
Trường học là một hệ thống xã hội, nó nằm trong môi trường xã hội và
có tác động qua lại với môi trường đó. Qua việc nghiên cứu một số nội dung
về lý luận quản lý giáo dục, theo chúng tôi: quản lý trường học chính là thực
hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là
đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo
dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học
sinh.
Việc quản lý trường học là việc quản lý dạy và học, tức là làm sao đưa
hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái để dần tiến tới mục tiêu giáo
dục.
Như vậy, phải hiểu công tác quản lý trường học bao gồm quản lý các
quan hệ giữa trường học với xã hội và quản lý nội bộ (bên trong) nhà trường.
Quản lý nội bộ nhà trường bao gồm quản lý các quá trình dạy học, giáo
dục và quản lý các điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực, tài chính…
Một hệ thống xã hội gồm 3 yếu tố chính đó là con người, tinh thần và
vật chất. Sự kết hợp và tác động qua lại của 3 yếu tố trong không gian và thời

gian tạo thành các quá trình xã hội. Trường học là một hệ thống xã hội, trong


17
đó đặc trưng nhất của hệ thống xã hội là quá trình giáo dục đào tạo và người ta
có thể xem đó là hệ thống giáo dục gồm các nhóm thành tố:
- Các thành tố về yếu tố tinh thần:
+ Mục đích giáo dục
+ Nội dung giáo dục
+ Phương pháp, hình thái tổ chức giáo dục
- Các thành tố về yếu tố con người
+ Thầy giáo
+ Học sinh
- Các thành tố về yếu tố vật chất
+ Cơ sở, vật chất, thiết bị, phương tiện dạy học
Nhà trường thực hiện quá trình giáo dục đào tạo có hiệu quả là nhờ vào
từng thành tố và đặc biệt quan trọng là nhờ vào mối liên hệ tác động qua lại
giữa các thành tố với nhau.
Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành phối hợp
của các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu
cầu phát triển xã hội. Ngày này với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên,
công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người; tuy nhiên
trọng tâm vẫn là giáo dục thế hệ trẻ, cho nên quản lý giáo dục được hiểu là sự
điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các trường trong hệ thống giáo dục
quốc dân.
Đề cập vai trò quản lý, Các Mác đã viết: “Một nghệ sỹ vĩ cầm thì tự điều
khiển bản thân, còn dàn nhạc thì phải cần nhạc trưởng”. [4]
Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công hợp tác, quản lý – đó là
hoạt động chăm sóc, giữ gìn, sửa sang và sắp xếp cho cộng đồng theo sự hợp
tác và phân công lao động được ổn định và phát triển; giáo dục là bộ phận kinh

tế - xã hội, hệ thống giáo dục, mạng lưới nhà trường là bộ phận của hạ tầng xã
hội.


18
Do vậy, quản lý giáo dục là quản lý một quá trình kinh tế - xã hội nhằm
thực hiện đồng bộ, hài hòa sự phân hóa xã hội để tái sản xuất sức lao động, có
kỹ thuật phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về quản lý. Tuy nhiên có một số quan
niệm được thể hiện như sau:
Theo từ điển tiếng Việt: “Quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động
theo những yêu cầu nhất định” [28 - 789]. “Quản lý là sự tác động có định
hướng chủ động của chủ thể đến khách thể, quản lý trong một tổ chức nhằm
làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”, “quản lý là sự
tác động chỉ huy điều khiển các quy trình xã hội và hành vi hoạt động của con
người để phát triển phù hợp với quy luật đạt tới mục đích đã đề ra và đúng ý
của người quản lý”.
Thuật ngữ quản lý lột tả được bản chất hoạt động này trong thực tiễn.
Nó gồm hai quá trình tổng hợp: Quá trình “quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn duy
trì ở trạng thái ổn định; quá trình “lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp đổi mới đưa
họ vào thế phát triển” [17].
Nếu người đứng đầu tổ chức chỉ lo việc “quản” tức là chỉ lo việc coi
sóc, giữ gìn thì tổ chức dễ trì trệ, tuy nhiên nếu chỉ quan tâm đến việc “lý” tức
là chỉ lo việc sắp xếp tổ chức, đổi mói mà không đặt trên nền tảng của sự ổn
định thì sự phát triển của tổ chức sẽ không bền vững.
Trong “quản” phải có “lý”, trong “lý” phải có “quản” để động thái của
hệ thống ở thế cân bằng động. Quản lý giáo dục nói chung và quản lý trường
học nói riêng là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy
luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho họ vận hành theo đường
lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà

trường, mà tiêu điểm là quá trình dạy học. Giáo dục thế hệ trẻ và đưa hệ giáo
dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất. Quản lý giáo dục là
hệ thống những tác động có ý thức, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp
khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm đảm bảo sự vận hành bình


19
thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo sự tiếp tục phát triển
và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng.
Sự đúc kết thực tiễn điều hành công tác đào tạo nhà trường và phát triển
hệ thống giáo dục quốc dân trên cơ sở giáo dục học, điều khiển học, lý luận
quản lý kinh tế - xã hội mà một số nhà khoa học khác đã hình thành nên lý
luận quản lý giáo dục.
1.2.3 Chức năng quản lý
“Chức năng quản lý” xuất hiện gắn liền với sự phân cấp và hợp tác lao
động trong quá trình sản xuất. Chức năng quản lý giáo dục là một dạng quản lý
chuyên biệt và thông qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý
nhằm thực hiện một mục tiêu quản lý giáo dục nhất định.
Quan điểm chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo: Có thể
nói, ngay từ khi con người bắt đầu hình thành các nhóm để thực hiện các mục
tiêu mà họ không thể đạt được với tư cách là cá nhân riêng lẻ thì quản lý là
một yếu tố cần thiết để đảm bảo những nỗ lực cá nhân. Hay nói cách khác, khi
trong xã hội xuất hiện sự phân công lao động trong quá trình sản xuất xã hội
thì đồng thời cũng xuất hiện sự phân công lao động đó là sự phối hợp gắn kết
các lao động cá nhân thành lao động chung của xã hội. Các chức năng xã hội
có nhiệm vụ phối hợp gắn kết các lao động cá nhân lại thành quản lý.
F.W Taylor cho rằng: “Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn
người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách
tốt nhất và rẻ nhất”. Trong cuốn “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” lại định
nghĩa rằng: “Quản lý bao hàm việc thiết kế một môi trường mà trong đó con

người cùng làm việc với nhau trong các nhóm để có thể hoàn thành các mục
tiêu…” Quản lý là một nghệ thuật đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua việc
điều khiển, phối hợp, hướng dẫn, chỉ huy hoạt động của những người khác…
Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Mỹ Lộc đã đưa ra khái niệm “Hoạt động
quản lý là tác động có định hướng, có chủ định của chủ thể quản lý (người


20
quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm
cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” v.v…
Tổng quát, quản lý là phương thức tốt nhất để đạt được mục tiêu chung của
một nhóm người, một tổ chức, một cơ quan, hay nói rộng hơn là một nhà
nước.
Tuy có nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau song có thể hiểu
khái niệm quản lý như sau:
“Quản lý là quá trình tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể
quản lý nhằm sử dụng hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để
đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trường”. Cũng cần
hiểu rằng: “Quản lý không chỉ là một khoa học mà còn là một nghệ thuật”. Và
“Hoạt động quản lý vừa có tính tất yếu khách quan, vừa có tính chủ quan, vừa
có tính giai cấp, vừa có tính kỹ thuật, vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ
thuật, vừa có tính pháp luật nhà nước, vừa có tính xã hội rộng rãi”. Chúng là
những mặt đối lập trong một thể thống nhất.
Như vậy, quản lý là một hệ thống mở và bản chất của nó là phối hợp các
nỗ lực của con người thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý.
Chức năng quản lý là các nội dung, phương thức hoạt động cơ bản mà
nhờ đó chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý qua quá trình quản lý
nhằm thực hiện mục tiêu quản lý.
Các công trình nghiên cứu khoa học quản lý (kể cả trong nước và nước
ngoài), tuy có các ý kiến khác nhau trong khi sử dụng thuật ngữ để chỉ ra chức

năng quản lý, song về cơ bản đã thống nhất rằng:
Có 4 chức năng cơ bản của quản lý: Kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo,
kiểm tra. Chức năng quản lý là một phạm trù chiếm vị trí then chốt trong các
phạm trù cơ bản của khoa học quản lý, là những hoạt động bộ phận tạo thành
hoạt động quản lý đã được tách riêng, chuyên môn hóa. Một dãy chức năng
quản lý được thực hiện liên tiếp, đan xen, phối hợp, bổ sung cho nhau một
cách logic tạo thành một chu trình quản lý; nó giữ vai trò cơ bản và là điều
kiện, là phương tiện không thể thiếu được cho mọi hoạt động quản lý ở mỗi
giai đoạn cụ thể.


21
Chức năng quản lý giáo dục (QLGD) cũng như hoạt động quản lý kinh
tế - xã hội, QLGD có 2 chức năng tổng quát:
- Chức năng ổn định duy trì quá trình đào tạo đáp ứng nhu cầu hiện
hành của nền kinh tế xã hội.
- Chức năng đổi mới phát triển quá trình đào tạo đón đầu tiến bộ kinh
tế - xã hội. Như vậy, QLGD là hoạt động điều hành các nhà trường để giáo dục
vừa là sức mạnh, vừa là mục tiêu của nền kinh tế: Từ 2 chức năng tổng quát
trên, QLGD phải quán triệt, gắn bó 4 chức năng cụ thể sau:
- Kế hoạch hóa: Đưa mọi hoạt động giáo dục đào tạo và công tác kế
hoạch hóa với mục tiêu, biện pháp rõ ràng, bước đi cụ thể, ấn định tường minh
các điều kiện tương ứng cho việc thực hiện mục tiêu.
- Tổ chức: Hình thành và phát triển tổ chức tương xứng với sứ mệnh,
Phát triển

với nhiệm vụ chính trị, với mục tiêu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.
- Chỉ huy điều hành (Chỉ đạo): Chức năng này thường mang tính tác
nghiệp. Trong quá trình kế hoạch hóa lưu ý sự dân chủ, lấy được ý kiến từ cơ
sở, trong chỉ huy điều hành lưu ý sự tập trung thống nhất điều khiển.

- Kiểm tra: Công việc này gắn bó sự đánh giá tổng kết kinh nghiệm
KH hóa

Kiểm tra

giáo dục, điều chỉnh mục tiêu.
Hệ thống quản lý giáo dục, quản lý nhà
M trường hoạt động trong động
thái đa dạng, phức tạp. QLGD là quản lý các mục tiêu vừa tường minh, vừa
trong
mối tương tác của 10 yếu tố chủ đạo: Mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo,
Ổn định
Th

H

Tr

Đ

phương pháp đào tạo, lực lượng đào tạo (đại diện
là người thầy), đối tượng đào
k
tạo (người học), hình thức đào tạo, điều kiện đào tạo, môi trường đào tạo, quy
chế đào tạo, bộ máy tổ chức đào tạo.Tình huống
vấn đề
Hoạt động tương tác của 10 yếu tố trên làm nảy sinh các vấn đề và tình
Mt

B


huống có vấn đề đòi hỏi phải được giải quyết kịp thời. QLGD chính là quá
trình xử lý các tình huống có vấn đề (mâu thuẫn, gay cấn, xung đột) trong việc
Q

đào tạo để nhà trường phát triển, đạt tới chất lượng tổng thể và bền vững, làm
cho giáo dục vừa là mục tiêu, vừaNlà sức mạnh Pcủa nền kinh tế.
Chỉ huy

Tổ chức

SƠ ĐỒ CHỨC NĂNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC (1.1)

(Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục của PGS.TS Đặng Quốc Bảo)

Đổi mới


22
Mục tiêu đào tạo (M)
Nội dung đào tạo (N)
Phương pháp đào tạo (P)
Thầy: Lực lượng đào tạo (Th)
Trò: Đối tượng đào tạo (Tr)
Hình thức đào tạo (H)
Điều kiện đào tạo (Đk)
Môi trường đào tạo (Mt)
Quy chế đào tạo (Q)
Bộ máy tổ chức đào tạo (B)
1.2.4 Khái niệm về tổ chức

Tổ chức có 2 ý nghĩa chính:
- Thiết lập cấu trúc của cơ sở: Tổ chức nghĩa là một thể chế, một cơ quan
được thiết lập ra, nhằm những mục đích cụ thể (bệnh viện, trường học, cơ quan
nhà nước…). Nhiều nhà nghiên cứu tổ chức cho rằng sự ra đời của tổ chức là
một tất yếu nhằm để giải quyết những loại hình mục tiêu rất phức tạp, nhằm
bảo vệ những giá trị cần thiết của xã hội, nhằm giúp con người có thể ra được
sự thay đổi và quản lý được những sự thay đổi đó.
- Tiến trình làm cho cơ sở đó có tổ chức hơn. Theo ý nghĩa này, tổ chức
được hiểu là sự phân bố, phân công các thành viên của tổ chức nhằm làm cho
mục tiêu của tổ chức đó đạt được.
1.2.5 Cơ cấu tổ chức quản lý
Cơ cấu tổ chức quản lý là tổng hợp các bộ phận, đơn vị và cá nhân khác
nhau, có mối quan hệ qua lại phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa, có
quyền hạn và trách nhiệm nhất định được bố trí theo các cấp khác nhau nhưng
đều nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý và cùng hướng vào mục
đích chung.
Cơ cấu phụ thuộc vào chiến lược. Chiến lược đòi hỏi đơn vị lựa chọn cơ
cấu quản lý phù hợp với yêu cầu phát triển.
1.3 Những yêu cầu cho cơ cấu tổ chức quản lý
Cơ cấu tổ chức quản lý phải đạt được các yêu cầu cơ bản sau:
a) Tính hiệu quả:


23
Thể hiện ở chỗ số lượng các cấp quản lý ít, chi phí thấp song lại có hiệu
quả cao nhất. Đây chính là một trong những nội dung quan trong cuộc cải cách
hành chính Nhà nước hiện nay nhằm từng bước thực hiện yêu cầu này.
b) Tính linh hoạt:
Tính linh hoạt của cơ cấu tổ chức quản lý thể hiện ở chỗ:
- Trong công việc tính linh hoạt gắn liền với khối lượng công việc.

- Trong chiến lược tính linh hoạt gắn liền với tính chất hoạt động
có thể thay đổi tùy theo mục tiêu, nhiệm vụ của chiến lược đó song không thay
đổi hiệu quả.
c) Tính chính xác:
Thể hiện ở các mặt sau:
- Phải cung cấp xử lý thông tin bảo đảm tính khách quan trung thực
với thực tế.
- Phải trung thực trong công việc.
1.3.1 Các hình mẫu tổ chức quản lý phổ biến
a) Cấu trúc trực tuyến:
Hình thành trực tuyến giữa cơ quan lãnh đạo và bộ phận thừa hành theo
cấp bậc tuyến dọc. Người thừa hành chịu sự điều hành của một người lãnh đạo
trực tiếp và theo một kênh chỉ huy.
- Sơ đồ cấu trúc trực tuyến (1.2)

A

B2

B2

b) Cơ cấu chức năng:
+ Các công tác quản lý được chuyên môn hóa.
+ Mỗi công việc do một nhóm người thực hiện.
C1
C2
C3
A cao.
+ Hiệu quả
- Sơ đồ cơ cấu chức năng (1.3)


C4

B1

B2

B3

C1

C2

C3


24

1.3.2 Hoàn thiện của tổ chức
- Hoàn thiện là mức độ ưu việt nhất, đỉnh điểm phát triển hoàn thiện của
việc xây dựng và phát triển một tổ chức.
- Khi một tổ chức được thành lập bước đầu người ta đã có một quá trình
chuẩn bị lâu dài cho nhân sự, mục tiêu, phương hướng hoạt động và khi đi vào
hoạt động người quản lý và các bộ phận chức năng sẽ dần điều chỉnh, hoàn
thiện cho tổ chức và cho công việc.
1.3.3 Đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý trong ngành quản lý giáo dục
Hệ thống giáo dục quốc dân là một bộ phận của hệ thống xã hội nên nó
cũng phải tuân theo những phương hướng chung của việc đổi mới CCTCBM
của hệ thống xã hội. Song ngành giáo dục có những đặc thù riêng của nó vì
vậy cần có sự vận dụng cho phù hợp với đặc điểm riêng của ngành.

Việc đổi mới CCTCQL trong ngành giáo dục có thể đi theo các hướng
sau đây:
- Sắp xếp lại hệ thống các cơ quan quản lý giáo dục theo hướng giảm
đầu mối, gọn, nhẹ nhưng vẫn bảo đảm hiệu quả quản lý.
- Thực hiện sự phân công, phân cấp giữa trung ương, các tỉnh, huyện
và các cơ sở.
- Đổi mới cơ chế quản lý theo hướng dân chủ hóa, xã hội hóa.
1.3.4 Nguyên tắc và phương pháp xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý:
1.3.4.1 Nguyên tắc:
Khi thiết lập hoặc hoàn thiện CCTCQL, cần phải tuân theo nguyên tắc
sau đây:
1.3.4.2 Nguyên tắc tính đẳng cấu hay nguyên tắc đa dạng của cơ quan
quản lý phải phù hợp với tính đa dạng của đối tượng quản lý.
Nội dung của nguyên tắc này là: cấu trúc của hoạt động giáo dục – đào
tạo bao gồm những mặt nào, những nhiệm vụ nào thì phải được phản ánh vào


25
(quy chiếu vào) cấu trúc của cơ quan quản lý, đảm bảo không bỏ sót các nhiệm
vụ.
Việc bỏ sót các nhiệm vụ hoặc các khía cạnh của nhiệm vụ sẽ dẫn đến
việc buông trôi quản lý và mở đường cho những sai phạm trong hoạt động
được quản lý.
1.3.4.3 Nguyên tắc số lượng tối ưu
Nội dung của nguyên tắc này là cần phải tính toán để định rõ số người,
số khâu, số cấp trong hệ thống như thế nào cho hợp lý nhất để bộ máy vừa gọn
nhẹ và tiết kiệm mà vẫn phát huy được tác dụng quản lý tốt nhất.
Nếu bộ máy quản lý quá nhiều người, nhiều khâu và nhiều cấp thì sẽ trở
nên quá cồng kềnh, kém linh hoạt dẫn đến chi phí cho bộ máy thêm tốn kém
mà hiệu quả quản lý thấp. Ngược lại, nếu bộ máy quản lý quá í-t người, ít

khâu, ít cấp thì mỗi người, mỗi khâu, mỗi cấp phải đảm nhận quá nhiều việc
nên không thực hiện tốt các chức năng của mình, càng làm giảm hiệu quả của
bộ máy quản lý.
1.3.4.4 Nguyên tắc quản lý được hay nguyên tắc đảm bảo khối lượng có
thể kiểm tra được
Nội dung của nguyên tắc này là: Một cán bộ lãnh đạo hay một cơ quan
điều hành chỉ có thể quản lý hiệu quả trong phạm vi và một số lượng tối đa các
đối tượng quản lý (số cán bộ, số đơn vị dưới quyền). Nếu vượt quá giới hạn thì
hiệu quả quản lý sẽ bị giảm sút. Số lượng tối đa các đối tượng quản lý phụ
thuộc vào nhiều yếu tố. Sự phức tạp của công việc, sự phân bố không gian các
nơi làm việc, các phương tiện làm việc, trình độ và hưng thú cá nhân.
1.3.4.5 Nguyên tắc đảm bảo nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn phải được
quy định rõ ràng và tương ứng với nhau.
Nội dung của nguyên tắc này là: nhiệm vụ giao cho từng người, từng
cấp, từng bộ phận phải rõ ràng, không có sự chồng chéo và quyền hạn phải
tương xứng với trách nhiệm. Nếu chỉ giao nhiệm vụ mà không giao quyền hạn
là không đảm bảo điều kiện tối thiểu cho việc hoàn thành nhiệm vụ. Ngược lại,


×