Tải bản đầy đủ (.doc) (137 trang)

Lớp từ xưng hô trong tiếng êđê (đối chiếu với tiếng việt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.94 KB, 137 trang )

1

Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
TRƯờNG ĐạI HọC VINH
---------@--------

NGUYễN MINH HOạT

LớP Từ XƯNG HÔ TRONG TIếNG ÊĐÊ
(ĐốI CHIếU VớI TIếNG VIệT)

LUậN VĂN THạC Sỹ KHOA HọC NGữ VĂN

VINH, 2007

Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
TRƯờNG ĐạI HọC VINH
---------@--------

NGUYễN MINH HOạT


2

LíP Tõ X¦NG H¤ TRONG TIÕNG £§£
(§èI CHIÕU VíI TIÕNG VIƯT)
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
MÃ SỐ: 60.22.01

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS ĐOÀN VĂN PHÚC



Vinh, 2007

Lời nói đầu
Nghiên cứu Lớp từ xưng hơ trong tiếng Êđê (đối chiếu với
tiếng Việt) là một vấn đề mới trong lý luận ngơn ngữ. Kết quả
của đề tài có ý nghĩa quan trọng khơng chỉ tìm hiểu từ xưng hơ
trong tiếng Êđê, mà còn thấy được những nét văn hóa của người
Êđê và người Việt qua sử dụng từ xưng hơ trong giao tiếp.
Giá trị của đề tài sẽ giúp cho cán bộ và nhân dân vận dụng
trong học tập cơng tác và sinh hoạt. Góp phần vào xây dựng
tình đồn kết dân tộc, phát triển kinh tế, bảo tồn các giá trị văn
hóa, củng cố an ninh quốc phòng trên địa bàn Tây Ngun.
Q trình thực hiện để tài, tơi được thầy TS Đồn Văn Phúc
(Viện Ngơn ngữ) - người đã nhiều năm cơng tác ở Tây Ngun,


3
và có nhiều công trình nghiên cứu về tiếng Êđê, đã tận tình
hướng dẫn, sửa chữa để tôi hoàn thành nội dung của đề tài. Tôi
được các thầy cô bộ môn ngôn ngữ, khoa ngữ văn trường Đại
học Vinh: PGS - TS Phan Mậu Cảnh, GS - TS Đỗ Thị Kim Liên, GS TS Nguyễn Nhã Bản, TS Trần Văn Minh, TS Hoàng Trọng Canh,
TS Nguyễn Hoài Nguyên, TS Phan Huy Dũng, cùng với các giảng
viên dạy Cao học cung cấp nhiều tri thức tạo điều kiện cho tôi
định hướng đúng đề tài nghiên cứu. Tôi được TS Trần Văn Dũng,
TS Hồ Văn Hải trường Đại học Tây Nguyên chỉ dẫn nhiều ý kiến
quan trọng, và có được bạn bè, gia đình, người thân cùng đồng
nghiệp đã động viên giúp đỡ để tôi thực hiện thành công đề tài
luận văn thạc sĩ. Cho phép tôi gửi tới Quí thầy cô và mọi người
lòng tri ân. Lời cảm ơn chân thành.

Bước đầu nghiên cứu nội dung về từ xưng hô của một ngôn
ngữ dân tộc thiểu số, không tránh khỏi những hạn chế, thiếu
sót, kính mong Quí thầy cô và các bạn đồng nghiệp quan tâm
góp ý bổ sung. Chúng tôi hy vọng đề tài sẽ được tiếp tục mở
rộng nghiên cứu ở mức độ sâu hơn.
Vinh, tháng 11năm 2007
Tác giả
Nguyễn
Minh Hoạt
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Mục lục....................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ....................................................................................4


4
Chương
1:

SỞ

LUẬN
....................................................................................................
14
1.1.
Từ
xưng

....................................................................................................

14
1.1.1.Khái
niệm
từ
xưng

....................................................................................................
14
1.1.2.Chức
năng
từ
xưng

....................................................................................................
18
1.1.3.Các yếu tố chi phối cách sử dụng từ xưng hô
....................................................................................................
26
1.2. Một số vấn đề về lý thuyết đối chiếu ngôn ngữ
....................................................................................................
28
1.2.1.Khái
niệm

nội
dung
thuật
ngữ
....................................................................................................
29

1.2.2.Nghiên
cứu
đối
chiếu

Việt
Nam
....................................................................................................
30
1.2.3.Đặc điểm cơ bản của phương pháp đối chiếu
....................................................................................................
31
1.3.
Mối
quan
hệ
ngôn
ngữ

văn
hóa
....................................................................................................
34
1.3.1.Khái
niệm
văn
hóa
....................................................................................................
34



5
1.3.2.Mối
quan
hệ
giữa
ngôn
ngữ

văn
hóa
....................................................................................................
37
1.4.
Vài
nét
về
người
Êđê

tiếng
Êđê
....................................................................................................
41
1.4.1.
Dân
tộc
Êđê
....................................................................................................
41

1.4.2.
Tiếng
Êđê
....................................................................................................
42
Tiểu
kết
....................................................................................................
44
Chương 2:

XƯNG HÔ BẰNG ĐẠI TỪ

TRONG TIẾNG ÊĐÊ VÀ TIẾNG VIỆT
....................................................................................................
45
2.1.
Nhóm
từ
xưng

chuyên
dụng
(ĐTNX)
....................................................................................................
45
2.1.1.Nhóm từ xưng hô chuyên dụng trong tiếng Êđê
....................................................................................................
45
2.1.2.Hệ thống xưng hô bằng đại từ trong tiếng Việt

....................................................................................................
52
2.1.3.Những tương đồng và khác biệt về số lượng và ngữ nghĩa
....................................................................................................
53


6
2.2.Xưng hô bằng đại từ trong tiếng Êđê và tiếng Việt
....................................................................................................
55
2.2.1.Đại từ ngôi thứ nhất và ngôi thứ 2 số ít
....................................................................................................
56
2.2.2.Đại
từ
ngôi
thứ
nhất
số
nhiều
....................................................................................................
62
2.2.3.
Đại
từ
ngôi
thứ
3
....................................................................................................

65
Tiểu
kết
....................................................................................................
68
Chương 3:

XƯNG HÔ BẰNG DANH TỪ THÂN TỘC

TRONG TIẾNG ÊĐÊ VÀ TIẾNG VIỆT
....................................................................................................
70
3.1. Nhóm từ xưng hô lâm thời trong tiếng Êđê và tiếng
Việt
....................................................................................................
71
3.1.1.
Danh
từ
thân
tộc
....................................................................................................
71
3.1.2.
Các
từ
ngữ
khác
dùng
để

xưng

....................................................................................................
78
3.2.
Xưng

bằng
danh
từ
thân
tộc
...................................................................................
80
3.2.1.

Xưng



giữa

vợ



chồng


7

....................................................................................................
80
3.2.2.
Xưng

giữa
cha,
mẹ

con
....................................................................................................
85
3.2.3.
Xưng

giữa
anh,
chị

em
....................................................................................................
89
3.2.4.
Xưng

giữa
ông,


cháu

....................................................................................................
92
3.2.5. Xưng hô giữa dâu, rể và các thành viên trong gia đình
....................................................................................................
93
Tiểu
kết
....................................................................................................
95
KẾT LUẬN
....................................................................................................9
7
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
..................................................................................................
102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
..................................................................................................
103
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng

1.


8
....................................................................................................
36
Bảng
2.
....................................................................................................

51
Bảng
3
....................................................................................................
53
Bảng
4
....................................................................................................
55
Bảng
5
....................................................................................................
64
Bảng
6
....................................................................................................
68

đồ
....................................................................................................
73
Bảng
7
....................................................................................................
75
Bảng 8
...................................................................................................
76
QUY ƯỚC TRÌNH BÀY
Do đặc điểm của luận văn nên chúng tôi dùng font

TNKeyUni-Time, một loại Font chữ đặc biệt để đánh và in ấn chữ


9
các dân tộc ở Tây Nguyên. Riêng dấu ngoặc vuông ( [ ] ), dấu
ngoặc kép ( “ ” ) chúng tôi sử dụng Font .VnTime.
Đại từ nhân xưng viết tắt là: ĐTNX.

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Xưng hô là một hành vi ngôn ngữ được thực hiện trong
giao tiếp ở tất cả các cộng đồng người. Tuy nhiên, mỗi ngôn ngữ
đều có hệ thống từ xưng hô và có cách dùng chúng, để một mặt
thực hiện chức năng xưng gọi, mặt khác thể hiện được những
đặc điểm văn hóa giao tiếp của dân tộc đó.


10
Từ xưng hô, từ trước tới nay đã được nhiều nhà nghiên cứu
ngôn ngữ trong nước và trên thế giới quan tâm ở hai phương
diện cấu trúc và chức năng. Với sự phát triển của ngôn ngữ học
theo hướng nghiên cứu ngôn ngữ trong hoạt động hành chức,
trước hết là hành chức trong giao tiếp, vấn đề xưng hô được
xem xét trong phạm vi rộng hơn. Nó không còn là vấn đề thuần
tuý trong ngôn ngữ học cấu trúc, mà còn là vấn đề của ngữ
dụng học, của xã hội ngôn ngữ học, của vấn đề ngôn ngữ học
xuyên văn hóa,... Hiện nay, các lý thuyết hội thoại, ngữ dụng
học, văn hóa học,... đã rọi nhiều ánh sáng, từ đó định ra nhiều
hướng tìm hiểu mới cho việc nghiên cứu từ xưng hô. Rõ ràng,
việc nghiên cứu ngôn ngữ không chỉ dừng lại ở mặt cấu trúc mà

còn mở hướng nghiên cứu ở các mặt chức năng, ngữ dụng học.
Ngôn ngữ vừa là sản phẩm của văn hóa, vừa là phương tiện
đặc biệt quan trọng để lưu giữ, chuyển tải, sáng tạo nên các giá
trị văn hóa. Qua ngôn ngữ có thể thấy được tri thức văn hóa của
cá nhân hay cộng đồng. Bởi vậy ngôn ngữ dân tộc là yếu tố xã
hội, là dấu hiệu cơ bản để nhận ra dân tộc. Ý thức về tiếng mẹ
đẻ là biểu hiện đặc sắc ý thức dân tộc.
Ở Việt Nam, bên cạnh tiếng Việt - ngôn ngữ lâu đời của dân
tộc Kinh còn có nhiều ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số khác.
Tiếng Việt là ngôn ngữ có số người sử dụng đông nhất so với
những ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số và có nền văn hóa ảnh
hưởng bao trùm trên lãnh thổ Việt Nam. Vì thế tiếng Việt được
sử dụng làm ngôn ngữ giao tiếp chung cho cộng đồng các dân
tộc trên đất nước
ta. Tiếng Việt và các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam
cùng loại hình đơn


11
lập. Vì vậy có thể coi kết quả nghiên cứu từ xưng hô trong tiếng
Việt (đã hình thành hệ thống lý luận khá ổn định) đã tạo cơ sở lí
luận cho việc tìm hiểu từ xưng hô trong ngôn ngữ dân tộc thiểu
số ở đây.
Tuy nhiên, nhìn lại việc nghiên cứu vấn đề từ xưng hô trong
ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam còn rất ít ỏi. Nghiên
cứu đặc điểm từ xưng hô trong tiếng Êđê là một việc quan trọng
và cũng hết sức cần thiết. Nó góp phần cung cấp thêm những cơ
sở dữ liệu và lí thuyết để nghiên cứu không chỉ vấn đề từ xưng
hô trong tiếng Êđê, nói riêng, mà còn góp phần định hướng
nghiên cứu từ xưng hô trong các ngôn ngữ Nam Đảo ở lục địa

Đông Nam Á nói chung, và giúp cho việc tổng kết những đặc
điểm loại hình của các các ngôn ngữ đơn lập.
1.2. Từ ngày được thành lập tới nay, Đảng ta đã có những
chính sách cụ thể đối với ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số
(Nghị quyết TW 1935, 1941, Nghị quyết TW 7, Khóa IX...). Nhà
nước và Chính phủ nước Việt Nam cũng thể hiện sự quan tâm
đến bảo tồn và phát triển chức năng, vai trò của ngôn ngữ các
dân tộc trong xã hội (Hiến pháp 1960, Quyết định 153 - CP năm
1969, Quyết định 53 - CP năm 1980...). Đặc biệt, trong những
năm gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã có các Quyết định 253 /
QĐ - TTg ngày 05 tháng 3 năm 2003, và Quyết định số 03 /
2004 / QĐ - TTg ngày 07 tháng 01 năm 2004 nhằm đưa việc học
tiếng dân tộc thiểu số trở thành nhiệm vụ thường xuyên đối với
cán bộ, công chức. Ngày 09 tháng 11 năm 2004, Thủ tướng
Chính phủ đã có Chỉ thị số 38 / 2004 / CT - TTg về việc đẩy
mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ,
công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi.
Trên cơ sở các văn bản của Đảng, Nhà nước và Chính phủ,
các bộ như Bộ GD - ĐT, Bộ Dân tộc và Miền núi, Bộ Văn hóa và


12
Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch),... đã có
nhiều Thông tư, Quyết định, Chỉ thị, Thông báo...hướng dẫn việc
sử dụng, bảo tồn, phát triển, dạy tiếng nói và chữ viết các dân
tộc thiểu số trong vùng đồng bào dân tộc. Trong Thông tư số
01 ngày 03
tháng 2 năm 1997 của bộ GD-ĐT có đoạn viết: “Sở giáo dục
đào tạo các tỉnh,
thành phố có đồng bào dân tộc thiểu số chịu trách nhiệm phối

hợp với các cơ
quan chức năng của Bộ để cụ thể hóa, xây dựng chương trình
cho phù hợp với từng thứ tiếng và biên soạn tài liệu, đào tạo bồi
dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc”.
Từ tinh thần của các văn bản quy phạm pháp luật: các
Quyết định, Chỉ thị, Nghị quyết,... của các cơ quan có thẩm
quyền, trong hơn 20 năm qua, Sở GD - ĐT tỉnh Dak Lak đã biên
soạn các loại sách giáo khoa, tiến hành dạy tiếng Êđê cho học
sinh phổ thông ở bậc tiểu học và đang thí điểm dạy chương trình
ngữ văn ở bậc trung học cơ sở tại một số trường phổ thông dân
tộc. Ít năm gần đây, UBND tỉnh Dak Lak đã và đang tổ chức dạy
tiếng Êđê cho cán bộ, công chức không phải người Êđê công tác
tại tỉnh. Bước đầu công tác này đã thu được những kết quả nhất
định. Trong giai đoạn hiện nay, việc nghiên cứu tìm hiểu tiếng
dân tộc thiểu số ở vùng Tây Nguyên không chỉ có ý nghĩa chính
trị mà có giá trị thực tiễn sâu sắc. Đây là một hướng nghiên cứu
ngôn ngữ không chỉ tiếp cận và tìm hiểu cấu trúc và chức năng
của ngôn ngữ đó, mà chính là nghiên cứu để hiểu hơn nền văn
hóa của các dân tộc ẩn chứa trong ngôn ngữ, và còn góp phần
xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc, phát triển đời sống vật


13
chất tinh thần, xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn Tây
Nguyên.
Vì vậy, đề tài nghiên cứu Lớp từ xưng hô trong tiếng Êđê (đối
chiếu với tiếng Việt) chính được xuất phát từ nhu cầu lí luận và
thực tiễn ấy.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1. Lịch sử nghiên cứu từ xưng hô trong tiếng Êđê

“Ngay từ cuối thế kỷ thứ XIX, đầu thế kỉ thứ XX, trong nhiều
công trình nghiên cứu về các ngôn ngữ Austronesia lục địa,
tiếng JaRai, Êđê, Chru… thường được gộp chung vào tiếng
Chăm, hay được coi là những phương ngữ khác nhau của tiếng
Chăm. Do sự xâm nhập ngày càng sâu của các đạo Cơ đốc trên
địa bàn Tây Nguyên, các nhà truyền giáo đã dùng các con chữ
La tinh để ghi chép, phiên các thứ tiếng dân tộc để dịch thánh
kinh, lần lượt các bộ chữ cái Bana, Jarai, Êđê ra đời” [41, tr.10]. Đã
có khá nhiều công trình nghiên cứu về
tiếng Êđê ở các bình diện: ngữ âm, từ vựng, hình thái, lịch sử,
cùng với các bộ
sách công cụ (từ điển, sách học tiếng, sách giáo khoa cho học
sinh tiểu học,...).
Song cho đến nay, theo sự hiểu biết của mình, trước khi chúng
tôi nghiên cứu mới chỉ có một bài báo nhỏ Đại từ xưng hô trong
tiếng Êđê của Trương Thông Tuần [57]. Gần đây mới có bài “Đại
từ nhân xưng trong tiếng Êđê (đối chiếu với tiếng Việt)” trong
Tạp chí Ngôn ngữ, số 6/2007, cũng như một báo cáo khoa học
khác được chúng tôi công bố tại Hội thảo Ngữ học trẻ 2007 của
Hội Ngôn ngữ học. Có thể nói, chưa có một công trình nào
nghiên cứu một cách tương đối đầy đủ và hệ thống về lớp từ


14
xưng hô trong ngôn ngữ này. Rõ ràng, đây là vùng đất trống mà
chưa được khai phá.
2.2. Lịch sử nghiên cứu từ xưng hô trong tiếng Việt
Vấn đề từ xưng hô trong tiếng Việt đã được các nhà ngôn
ngữ học quan tâm nghiên cứu rất sớm, kể từ những trang viết
của Alexandre De Rodhes cách đây hơn 350 năm. Năm 1651,

trong cuốn Từ điển Việt - Bồ Đào Nha - La tinh Alexandre De
Rodhes đã dành một vài trang miêu tả các từ xưng hô trong
tiếng Việt. Các đại từ nhân xưng (ĐTNX), cũng như các danh từ
thân tộc có chức năng xưng hô như ông, bà, cậu, bác,... đều
được ông nhắc đến nhưng còn sơ
lược.
Theo Nguyễn Phú Phong thì “Cho đến nay, người đã cung
cấp một bảng đại danh từ nhân xưng sớm nhất và đầy đủ nhất
là Trương Vĩnh Ký”. Năm 1884, trong cuốn

Grammare de

langueannamite, Trương Vĩnh Ký đã dành 30 trang để nói về đại
từ, trong đó là ĐTNX, mà sau này Trần Trọng Kim (1940) trong
cuốn Việt Nam văn phạm đã gọi lớp từ này là đại danh từ.
Năm 1951, M.B. Emeneau với công trình Studies in
Vietnamese Grammar cũng đã dành nhiều trang viết về đại từ.
Tác giả tập trung bàn về đại từ xưng hô và chú ý nhiều đến
nhóm từ xưng hô lâm thời có nguồn gốc danh từ. Còn L.C.
Thompson (1965) trong A Vietnamese Grammar thì lại chú ý đến
các mức độ (levels) biểu cảm của từ xưng hô.
Nhiều nhà Việt ngữ cũng đã có những công trình nghiên
cứu ít nhiều bàn
đến ĐTNX và rộng hơn là từ xưng hô, các tác giả như:
Nguyễn Kim Thản,


15
Nguyễn Minh Thuyết, Diệp Quang Ban, Hồ Lê… đã nhấn mạnh
vào chức năng trỏ và thay thế của ĐTNX. Nguyễn Tài Cẩn [6] đã

quan tâm đến khả năng được dùng lâm thời như đại từ để thay
thế cho đại từ ở cả ba ngôi của các danh từ chỉ quan hệ thân tộc
và danh từ chỉ chức vụ nghề nghiệp. Đỗ Hữu Châu đã chú ý đến
chức năng chiếu vật của các từ xưng hô trong hội thoại (trong
các công trình viết
năm 1981, 1986, 1987). Nguyễn Văn Chiến, qua các công trình
nghiên cứu của mình, đã xác nhận: từ xưng hô tiếng Việt được
nghiên cứu bằng phương pháp tiếp cận hệ thống, tất cả các từ
xưng hô tiếng Việt được nghiên cứu như một chỉnh thể nguyên
vẹn, đó là hệ thống cấu trúc các yếu tố trỏ người trong sinh hoạt
giao tiếp, đối thoại.
Hướng tiếp cận từ xưng hô dưới ánh sáng của lý thuyết ngữ
dụng học và dân tộc học giao tiếp đã được nhiều nhà nghiên cứu
Việt Nam tán thành. Các tác giả không dừng lại ở việc nghiên
cứu chung chung mà đi sâu vào nghiên cứu các phạm vi nhỏ của
hoạt động giao tiếp ngôn ngữ. Bùi Minh Yến với một số bài viết
trên tạp chí Ngôn ngữ như: Xưng hô giữa vợ chồng trong gia
đình người Việt; Xưng hô giữa anh chị và em trong gia đình
người Việt; Xưng hô giữa ông
bà và cháu trong gia đình người Việt…Tác giả đã khảo sát khá
đầy đủ tất cả những phương tiện ngôn ngữ mà các cặp giao tiếp
cá thể sử dụng trong những tình huống giao tiếp khác nhau. Còn
Mai Xuân Huy, qua bài viết [30, tr. 42-51] đã đi sâu hơn trong việc
tìm hiểu sự biến thiên của cách dùng ngôn ngữ theo sự thay đổi
của các cung bậc tình cảm khác nhau giữa hai thành viên
chồng, vợ trong phạm vi gia đình người Việt. Tác giả Trương Thị
Diễm [20] đã khảo sát, miêu tả, phân tích một cách công phu


16

hoạt động của danh từ thân tộc trong xưng hô, giao tiếp của
người Việt khá đầy đủ, toàn diện.
Những giá trị lý luận và thực tiễn của các công trình nghiên
cứu về từ xưng hô trên thế giới và đặc biệt là trong tiếng Việt đã
tạo tiền đề lý luận cho chúng tôi thực hiện luận văn này.
III. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ LUẬN VĂN
3.1. Mục đích
Luận văn miêu tả hệ thống từ xưng hô tiếng Êđê và cách
thức hoạt động của nó trong giao tiếp để hiểu rõ vai trò và chức
năng của từ xưng hô trong tiếng Êđê qua đó nhận thấy đặc điểm
ngôn ngữ và bản sắc văn hóa của người Êđê. Mặt khác, trên cơ
sở miêu tả ấy, luận văn hướng tới đối chiếu lớp từ xưng hô tiếng
Êđê với tiếng Việt để thấy rõ hơn nét văn hóa tộc người Êđê
trong sử dụng lớp từ này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn có nhiệm vụ phân tích:
1) Miêu tả hệ thống từ xưng hô tiếng Êđê không chỉ trên
bình diện cấu trúc mà cả trong ngữ dụng, góp phần làm rõ thêm
về lý thuyết và thực tiễn từ xưng hô cũng như phương pháp
nghiên cứu ngôn ngữ học đối chiếu. Cùng với việc khảo sát, lý
giải cách xưng hô bằng ĐTNX và cách xưng hô bằng danh từ
thân tộc trong tiếng Êđê để đưa ra những kết luận khoa học về
đặc điểm lớp từ xưng hô về phương diện cấu trúc và ngữ dụng
học.
2) Một nhiệm vụ không kém phần quan trọng của luận văn
chính là đối chiếu lớp từ xưng hô tiếng Êđê với tiếng Việt để chỉ
ra những nét tương đồng và dị biệt giữa chúng về cấu trúc, chức
năng cũng như đặc trưng văn hóa qua sử dụng từ xưng hô trong
giao tiếp của người Êđê và người Việt.



17
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tuợng nghiên cứu
Lớp từ xưng hô trong tiếng Êđê (ĐTNX và danh từ thân tộc)
là đối tượng nghiên cứu chính của luận văn. Đối với lớp từ này,
luận văn đi sâu phân tích, miêu tả, lý giải những đặc điểm về
ngữ nghĩa, phạm vi sử dụng và sắc thái biểu cảm. Tuy nhiên, để
làm nổi bật được những đặc điểm của lớp từ này, luận văn còn
đối chiếu nó với tiếng Việt. Còn đối với hệ thống từ xưng hô
trong tiếng Việt, luận văn chủ yếu vẫn sử dụng kết quả của
những người đi trước, và chỉ bổ sung thêm những sự tìm tòi mới.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ nghiên cứu những đặc điểm của từ xưng hô
tiếng Êđê (về cấu
trúc, ngữ nghĩa, văn hóa, ngữ dụng) trên bình diện đồng đại.
Bên cạnh đó, luận văn còn nghiên cứu để chỉ ra một số đặc
trưng văn hóa tộc người qua cách dùng từ xưng hô trong tiếng
Êđê.
V. TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Kết quả nghiên cứu của những người đi trước tạo tiền đề lý
luận cơ bản cho người nghiên cứu tiếp theo xác định hướng và
phương pháp nghiên cứu phù hợp. Vì vậy, để thực hiện đề tài
Lớp từ xưng hô trong tiếng Êđê (đối chiếu với tiếng Việt), chúng
tôi đã tiến hành thu thập tư liệu và sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu cùng các thủ pháp dưới đây:
5.1. Tư liệu
Tư liệu dùng cho luận văn này được thu thập trên cơ sở
tiếng Êđê Kpă - một phương ngữ tiếng Êđê được sử dụng rộng
rãi tại những địa bàn đông người Êđê sinh sống ở tỉnh Dak Lak.

Thông qua nghiên cứu điền dã, sử dụng, quan sát, phỏng vấn và


18
ghi âm các cuộc đàm thoại của người Êđê, chúng tôi thống kê,
lập biểu bảng các từ xưng hô cũng như sắc thái biểu cảm và
phạm vi, đối tượng sử dụng chúng. Để đảm bảo tính khách quan
về phạm vi sử dụng của
các từ xưng hô, trong quá trình điều tra và khảo sát điền dã,
chúng tôi đã cố gắng thu thập, so sánh các tư liệu tiếng nói Êđê
ở các phương ngữ Êđê khác như: Adham, Mdhur để có thêm tư
liệu nhìn nhận, lí giải đặc điểm ý nghĩa, chức năng, phạm vi sử
dụng lớp từ xưng hô Êđê mang tính khách quan, toàn diện hơn.
Ngoài tư liệu thu thập qua điền dã, chúng tôi còn sử dụng,
tham khảo tư liệu về tiếng Êđê của những người đi trước thông
qua các bảng từ, từ điển, các mẫu câu, các bài khoá. Để minh
chứng cho đặc điểm, ý nghĩa và cách sử dụng từ xưng hô, chúng
tôi đặc biệt chú ý đến các văn bản văn học dân gian, sử thi
(khan),... có các ĐTNX hay các danh từ thân tộc trong tiếng Êđê
ở các vùng khác nhau.
Bên cạnh việc sử dụng kết quả nghiên cứu từ xưng hô tiếng
Việt của những người đi trước, chúng tôi còn bổ sung tư liệu từ
xưng hô tiếng Việt trên cơ
sở thống kê, phân tích dựa theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê,
chủ biên, 1997)
làm cơ sở để xác lập cơ sở đối chiếu, phạm vi đối chiếu.
5.2. Phương pháp
5.2.1. Phương pháp miêu tả
Để hiểu được ý nghĩa, chức năng, phạm vi sử dụng hệ
thống cấu trúc từ xưng hô trong tiếng Êđê ở các bình diện, cấp

độ, thuộc tính, chức năng hoạt động, những mối liên hệ, quan
hệ, cách thức tổ chức và trật tự tôn ti, luận văn sử dụng phương
pháp miêu tả. Phương pháp miêu tả là phương pháp cổ điển


19
nhất và cũng là hiện đại nhất được áp dụng trong nghiên cứu
ngôn ngữ học. Phương pháp này giả định ngôn ngữ như một hệ
thống cấu trúc, cho phép sử dụng các thủ pháp nghiên cứu: đối
lập, thống kê, quan sát, phỏng vấn, điền dã, sưu tầm các tư
liệu, hệ thống hóa, phân nhóm đối tượng,... để từ đó phân giải
cấu trúc và
ngữ nghĩa của loại đơn vị ngôn ngữ này. Mặt khác, chúng tôi
đồng thời tiến hành các thao tác luận giải bên ngoài như: lý giải
và phân tích các sự kiện, hiện tượng ngôn ngữ trong mối quan
hệ giữa ngôn ngữ với những gì ngoài ngôn ngữ như xã hội học,
tâm lý học, văn hóa tộc người,... để xem xét các khía cạnh về
đặc điểm cấu tạo, phạm vi sử dụng, sắc thái biểu cảm, các nhân
tố chi phối dùng từ xưng
hô trong tiếng Êđê (trên bình diện đồng đại).
5.2.2. Phương pháp đối chiếu
Để làm rõ hơn những đặc điểm về cấu trúc, ngữ nghĩa,
phạm vi sử dụng của lớp từ xưng hô trong tiếng Êđê, luận văn
còn sử dụng phương pháp đối chiếu (contrastive method) từ
nhân xưng của tiếng Êđê với lớp từ nhân xưng trong tiếng Việt.
Về mặt cấu trúc: làm rõ các đặc điểm cấu tạo thấy để những nét
tương đồng và dị biệt. Về mặt chức năng (hoạt động) làm sáng
rõ các hoạt động hành chức, sự chuyển đổi, khả năng diễn đạt
trong từng hoàn cảnh, từng đối tượng giao tiếp.
5.2.3. Sử dụng một số phương pháp của các ngành

khoa học khác
Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu ngôn
ngữ học, luận văn còn sử dụng một số phương pháp của
các ngành khoa học khác. Đó là


20
phương pháp quy nạp, diễn dịch, tổng hợp trong triết học,
logic học, hệ thống
hóa, mô hình hóa bảng biểu trong toán học,...Từ những phân
tích lý giải các ngữ liệu, các mệnh đề, chúng tôi rút ra những
vấn đề khoa học có ý nghĩa thực tiễn qua từng chương, mục
theo phương pháp quy nạp.
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
6.1. Về phương diện lí thuyết, đề tài định hướng một cách
tiếp cận mới. Lần đầu tiên một đề tài nghiên cứu tương đối đầy
đủ về từ xưng hô trong tiếng Êđê dưới ánh sáng của lý thuyết
ngữ dụng học. Cách tiếp cận này cùng với cách tiếp cận truyền
thống theo hướng mô tả cấu trúc các ngôn ngữ dân tộc sẽ góp
phần cho ta những kết quả nghiên cứu mới. Các kết quả và ngữ
liệu của luận văn góp thêm tư liệu giúp cho việc tổng kết những
vấn đề về loại hình học ĐTNX và từ xưng hô trong các ngôn ngữ
Nam Đảo, nói riêng, và các ngôn ngữ đơn lập ở khu vực Đông
Nam Á nói chung. Từ một phương diện khác, kết quả nghiên cứu
của đề tài góp phần chứng minh rõ vấn đề Ngôn ngữ là địa chỉ
của văn hóa, và đồng thời ngôn ngữ là một thành tố của văn
hóa, thành tố quan trọng nhất. Qua cách xưng hô của người
Êđê, chúng ta nhận biết rõ ràng hơn bản sắc văn hóa của con
người Nam Đảo lục địa ở cao nguyên trong sự tiếp xúc văn
hóa đa chiều

này.
6.2. Về phương diện thực tế, kết quả nghiên cứu của luận
văn sẽ góp phần nhất định vào việc thực hiện các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước đối với việc bảo tồn và phát
triển ngôn ngữ, văn hoá dân tộc, trực tiếp góp phần biên soạn
tài liệu dạy tiếng Êđê cho các đối tượng (học sinh Êđê, công
chức và cán bộ), giúp họ phân định và biết cách sử dụng các từ


21
xưng hô trong giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời, từ một
phương diện khác, chúng ta có thêm một tư liệu mới để nhận
thức ngôn ngữ, văn hóa, phong tục của tộc người thiểu số này
qua việc sử dụng từ xưng hô, góp phần vào việc bảo tồn và phát
triển các giá trị văn hóa của dân tộc.
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài hai phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận.
Chương 2: Xưng hô bằng đại từ trong tiếng Êđê.
Chương 3: Xưng hô bằng danh từ thân tộc trong tiếng Êđê
và tiếng Việt.
Luận văn kèm theo: tên công trình đã công bố của tác giả;
thư mục tài liệu tham khảo.


22

Chương 1


CƠ SỞ LÝ LUẬN
Xưng hô là một hành vi ngôn ngữ chỉ diễn ra trong hội thoại.
Trên cơ sở lý thuyết hội thoại và tổng hợp các quan điểm về lớp
từ xưng hô của các nhà nghiên cứu đi trước chúng tôi tổng hợp
và lý giải ý kiến của mình về khái niệm, chức năng và các yếu tố
chi phối cách sử dụng từ xưng hô, từ đó làm cơ sở lý luận giải
quyết mục đích, nhiệm vụ của đề tài.
1.1. TỪ XƯNG HÔ
1.1.1. Khái niệm từ xưng hô
Trước hết, xưng hô là thuật ngữ dùng để chỉ tự gọi tên mình
(xưng) và gọi tên người khác (hô). Có thể nói, trong bất kỳ một
cuộc giao tiếp nào không thể thiếu được từ xưng và từ hô. Ngay
cả khi trong trường hợp vắng mặt (zezo), cũng có thể coi là một
sự có mặt không hiện hữu mang tới một ý nghĩa nhất định. Tuy
nhiên, do ngôn ngữ của một dân tộc phản ánh và thể hiện và
thể hiện đặc điểm tư duy, văn học, phong tục, truyền thống
riêng của dân tộc đó, nên việc đánh giá về sự xuất hiện hay


23
không xuất hiện từ xưng hô cũng như cách xưng và hô là có
khác nhau. Đây cũng là một trong những lý do giải thích vì sao
khi giao tiếp bằng ngoại ngữ, người ta thường ít nhiều mang thói
quen lối tư duy bản ngữ vào việc sử dụng từ xưng hô trong câu,
như dùng từ xưng hô vào trong những câu (đáng lẽ không cần
dùng từ xưng hô) và không dùng tù xưng hô trong những câu
(đúng là phải dùng từ xưng hô). Ngay trong một dân tộc, giao
tiếp bằng ngôn ngữ của một dân tộc đó, ở mỗi giai đoạn lịch sử
và ở các cộng đồng nói năng khác nhau do nhiều lý do khác
nhau mà cũng có cách xưng hô khác nhau và nhìn nhận khác

nhau về cách xưng hô.
Theo Từ điển tiếng Việt [39] thì xưng hô là “tự xưng mình và
gọi người khác là gì đó khi nói với nhau để biểu thị tính chất của
mối quan hệ với nhau”. Xưng hô là một bộ phận của lời nói. Nó
được biểu thị qua giao tiếp giữa con
người với con người trong xã hội.
Xưng là một hành động người nói dùng một biểu thức ngôn
ngữ để đưa mình vào cuộc thoại, để người nghe biết rằng mình
đang nói và chịu trách nhiệm về lời nói của mình. Đây là hành
động tự quy chiếu của người nói (ngôi 1).
Hô là hành động người nói dùng một biểu thức ngôn ngữ để
đưa người nghe vào trong cuộc thoại. Hô được hiểu là tập hợp
những biểu thức mà người nói dùng để chỉ người đối thoại với
mình.
Đặc điểm của xưng hô là phải có sự hiện diện của người nói
và người nghe. Cần phân biệt xưng hô và xưng gọi. Nếu như
xưng gọi là một phát ngôn của người nói (thường chỉ là một lần
trong hội thoại) hướng vào người nghe để người nghe biết được
người hô gọi muốn thực hiện cuộc hội thoại với anh ta thì xưng


24
hô là một hoạt động ngôn từ diễn ra thường xuyên liên tục trong
cuộc thoại, nó được diễn tiến qua ngôn ngữ của các nhân vật
tham gia hội thoại.
Trong tiếng Việt, cách sử dụng xưng gọi trước và sau thời kì
đổi mới có những thay đổi. Trước thời kì đổi mới, từ dùng quen
thuộc nhất là đồng chí. Bắt đầu từ thời kì đổi mới các từ xưng hô
trong tiếng Việt được huy động một cách tối đa và có sự phân bố
trong sử dụng. Đối với tiếng Việt, vận dụng khái niệm quyền thế

và liên kết để xem xét cách xưng gọi trong giao tiếp khác với
một số ngôn ngữ Ấn Âu. Mối quan hệ giữa chủ thể giao tiếp và
khách thể giao tiếp trực diện trong giao tiếp tiếng Việt rất phức
tạp. Các từ dùng để xưng hô trong giao tiếp tiếng Việt bao gồm
không chỉ các ĐTNX gốc mà còn có rất nhiều từ thuộc từ loại
khác chuyển sang, trong đó đáng chú ý là nhóm từ thân tộc.
Cùng với một số từ xưng gọi khác, các từ thân tộc có đặc điểm
đáng lưu ý là, chúng vừa dùng
để xưng vừa dùng để hô (gọi khách thể giao tiếp) cả trong giao
tiếp gia đình lẫn trong giao tiếp xã hội. Hầu hết các từ xưng hô
tiếng Việt được phân bố cách sử dụng theo thang độ quyền thế,
kết liên, lịch sự... ở cả trong xưng lẫn gọi. Vì thế, thông qua cách
sử dụng từ xưng hô có thể thấy được thái độ, quan điểm của các
thành viên tham gia giao tiếp. Trong giao tiếp có rất nhiều yếu
tố tác động đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô. Và, ngay trong mối
quan hệ giữa xưng và hô cũng hình
thành nên hai mối quan hệ: mối quan hệ tương hỗ và mối quan
hệ phi tương hỗ.
Xưng hô là một hành vi ngôn ngữ và là một hành vi ở lời.
Theo Đỗ Hữu Châu thì “Hành vi ở lời là những hành vi người nói
thực hiện ngay khi nói năng. Hiệu quả của chúng là những hiệu


25
quả thuộc ngôn ngữ. Có nghĩa là chúng gây một phản ứng ngôn
ngữ tương ứng với chúng ở người nhận” [8, tr.24]. Một số tác giả
(Trần Trọng Kim, Bùi kỷ, Phạm Duy Khiêm, Nguyễn Hữu Quỳnh,
Nguyễn Văn Chiến) gọi tất cả các các từ ngữ được dùng để xưng
hô là ĐTNX (xưng hô) và chia nó thành 2 nhóm: 1) Đại từ xưng
hô chuyên dụng. 2) Đại từ xưng hô lâm thời (gồm các danh từ

chỉ quan hệ thân tộc, họ và tên riêng, danh từ chỉ chức
nghiệp…). “Đó là kết quả của giai đoạn nghiên cứu cấu trúc
luận, các tác giả chưa lý giải rõ vấn đề từ xưng hô và hiện tượng
xưng hô trong giao tiếp ngôn ngữ” [20, tr.19]. Việc các tác giả
dùng thuật ngữ ĐTNX để chỉ toàn bộ lớp từ xưng hô có lẽ chưa
thực sự thoả đáng bởi vì khái niệm ngôi (person) ngữ pháp học
của 2 nhóm đại từ xưng hô tiếng Việt nêu trên không xác định
như các ĐTNX của tiếng Anh, tiếng Pháp bởi ngôi của các từ này
chỉ xác định trong ngữ cảnh.
Hiện nay nhiều nhà Việt ngữ đã dùng thuật ngữ từ xưng hô
gồm nhiều từ loại khác nhau để chỉ các từ, ngữ các cấu trúc
ngôn ngữ dùng để trỏ người trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ
ở dạng nói và viết. Với quan điểm này, hệ thống từ xưng hô
trong tiếng Việt được chia làm hai nhóm: “1) Nhóm từ xưng hô
chuyên dụng (các ĐTNX); 2) Nhóm từ (ngữ) xưng hô không
chuyên dụng (từ, ngữ thuộc các từ loại khác nhau được lâm thời
dùng để xưng hô)” [36, tr.21].
Như vậy, khái niệm từ xưng hô có ngoại diên rộng hơn
ĐTNX. Trong hệ
thống từ xưng hô, ngoài các ĐTNX chuyên dụng còn có lớp từ
xưng hô lâm thời phong phú và đa dạng đáp ứng được nhu cầu
giao tiếp của con người và biểu hiện rõ nhiều nét đặc trưng
trong văn hóa ứng xử của cộng đồng dân tộc.


×