Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Ký nguyễn tuân về đề tài quê hương đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.89 KB, 64 trang )

bộ giáo dục và đào tạo
trờng đại học vinh
khoa ngữ văn
=== ===

TRầN THị PHƯƠNG THUỷ

ký nguyễn tuân về đề tài
quê hơng đất nớc

luận VĂN tốt nghiệp Cử NHÂN KHOA HọC
chuyên ngành lý luận văn học
( Bản tóm tắt)

Ngời hớng dẫn: TS. Lê Văn Dơng


Khóa luận tốt nghiệp

Trần Thị Phơng Thủy

Vinh, tháng 05 năm 2005
Mục lục
Trang
Mở đầu.................................3
..................................................................................................................
..................................................................................................................
1. Lí do chọn đề tài................................................................................3
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.................................................................4
3. Giới hạn đề tài...........................................................................7
4. Mục đích, phơng pháp nghiên cứu....................................................7


5. Kết cấu luận văn................................................................................8
Chơng 1. Thể ký- một số vấn đề lí luận chung.
Vị trí của ký Nguyễn Tuân trong ký Việt Nam hiện đại
................................................................................................................9
1.1. Thể ký - một số vấn đề lí luận chung.............................................9
1.1.1. Khái niệm về thể ký....................................................................9
1.1.2. Vai trò của thể ký......................................................................11
1.1.3. Đặc trng cơ bản của thể ký................................................12
1.2. Thể ký trong văn học Việt Nam hiện đại....................................14
1.2.1. Khái quát vị trí của thể ký trong văn học Việt Nam hiện đại..14
1.2.2. Vị trí của ký Nguyễn Tuân trong ký Việt Nam hiện đại........15
Chơng 2. Quê hơng đất nớc qua ký của Nguyễn Tuân............18
2.1. Quê hơng đất nớc qua hình ảnh thiên nhiên...............................18
2.1.1. Thiên nhiên giàu đẹp.................................................................19
2.1.2. Thiên nhiên khắc nghiệt............................................................26
2.2. Quê hơng đất nớc qua những danh thắng...................................27
2.3. Quê hơng đất nớc qua bản sắc văn hoá vùng miền.....................30
2.3.1. Phong tục tập quán....................................................................30
2.3.2. Văn hoá ẩm thực........................................................................34
..................................................................................................................
Chơng 3. Một số đặc điểm nghệ thuật của mảng ký Nguyễn Tuân
về quê hơng đất nớc......................................................42
3.1. Tính chặt chẽ, tính chính xác.......................................................42

2


Khóa luận tốt nghiệp

Trần Thị Phơng Thủy


3.2. Kiến thức uyên bác.......................................................................44
..................................................................................................................
3.3. Giàu tính trữ tình..........................................................................45
3.4. Cách sử dụng ngôn từ linh hoạt, uyển chuyển............................46
Kết luận..................................48
Tài liệu tham khảo....................50

Lời cảm ơn
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn thầy
giáo-Tiến sỹ Lê Văn Dơng đã trực tiếp giao đề tài, tận tình hớng dẫn, giúp đỡ
tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Ngữ văn,
Ban chủ nhiệm khoa đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian hoàn thành
luận văn.
Nhân dịp này, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những ngời
thân, bạn bè đã quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi vợt qua trở ngại vơn lên trong
học tập và hoàn thành tốt bản luận văn này.
Tác giả luận văn.
Vinh, tháng 5/2005

3


Khãa luËn tèt nghiÖp

TrÇn ThÞ Ph¬ng Thñy

4



Khóa luận tốt nghiệp

Trần Thị Phơng Thủy
Mở đầu

1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Nói đến văn học Việt nam thế kỷ XX, ta không thể không nhắc tới
nhà văn Nguyễn Tuân, ngời đặt nền móng cho văn xuôi Việt Nam hiện đại,
ông đợc xem là ngời đã có những tìm tòi tích cực đạt đến giá trị thẩm mĩ
thật sự[17,60], là bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam ngời mở ra
những khả năng mới cho Tiếng Việt. Nguyễn Tuân là nghệ sĩ đã mở ra thế
giới nghệ thuật riêng, phong phú (Mai Quốc Liên) [14,203], là nghệ sĩ ngôn
từ đa cái đẹp thăng hoa [1,369], là huyền thoại của một thời [22,145], là ngời
đi săn tìm cái đẹp[30,165], là một phong cách độc đáo và tài hoa[18, 14], là
một phong cách độc nhất vô nhị, thật sự Việt Nam[1,361]
Nhờ tài hoa độc đáo cộng với sự uyên bác và phong cách riêng của mình
nên dù đã đi vào cõi vĩnh hằng. Nhng ông vẫn để lại cho chúng ta những trang
sách thấm đợm một tình yêu nghiêm khắc với cái đẹp bình dị của con ngời
cuộc sống quê hơng. Với Nguyễn Tuân văn học đã làm đợc cái điều kì diệu
là nối liền giá trị tinh thần của các thế hệ tiếp nối.[8, 450]
Trên văn đàn Việt Nam, Nguyễn Tuân là ngời thực sự có vị trí quan
trọng. Ông là cái mốc đánh dấu cho sự đổi mới thể văn xuôi Tiếng Việt ra
khỏi lối văn biền ngẫu. Ông đợc xem là một trong những bậc thầy về ngôn
ngữ dân tộc[24, 429]. Ông đã đem đến cho văn xuôi Việt Nam những trang
viết hết sức sống động và đầy những hình khối, đờng nét, màu sắc, âm thanh,
hơng vị của các sự vật và các loài sống trong thiên nhiên và trong cuộc sống
những con ngời [30,535]. Đọc văn của ông, chúng ta học hỏi đợc rất nhiều
kinh nghiệm về cách dùng từ, đặt câu, cách sáng tạo từ mới cũng nh tinh thần
lao động khổ hạnh về nghệ thuật.

Tài năng Nguyễn Tuân không chỉ đợc thể nghiệm trên một thể loại văn
học nhất định mà đã đợc thể hiện trên rất nhiều thể loại văn học khác nhau nh: Truyện ngắn, tuỳ bút, bút ký, phê bình văn học...

5


Khóa luận tốt nghiệp

Trần Thị Phơng Thủy

1.2. Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu hoặc lớn, hoặc
nhỏ về Nguyễn Tuân. Đặc biệt về hai thể loại : Truyện ngắn và tuỳ bút. Tuy
nhiên, về thể loại ký các bài nghiên cứu, đánh giá còn rất hạn chế.
Trong văn học Việt Nam hiện đại, không phải chỉ có Nguyễn Tuân mới
có đợc thành tựu nổi bật về thể ký. Bên cạnh Nguyễn Tuân, đã có rất nhiều tay
bút điêu luyện trong công việc viết ký nh : Tô Hoài, Hoàng Phủ Ngọc Tờng,
Nguyễn Huy Tởng... Mỗi bậc thầy có một cách thể hiện riêng, mang dấu ấn
phong cách riêng. Nhìn chung, ký của Nguyễn Tuân rất đa dạng về đề tài và
phong phú về nội dung biểu hiện. Và, sẽ thật là thiếu sót nếu ta quên không
nhắc tới mảng đề tài viết về quê hơng đất nớc của ông. Những tác phẩm ấy
góp phần không nhỏ tới việc làm nên danh tiếng của Nguyễn Tuân.
1.3. Mảng đề tài về quê hơng đất nớc chiếm giữ một vị trí rất quan
trọng trong nền văn học Việt Nam hàng mấy thế kỉ qua. Cũng nh nhiều nhà
văn khác, Nguyễn Tuân đã có những tác phẩm thật sự xuất sắc khi viết về
những phong cảnh đẹp, về nền văn hoá dân tộc, về những gì tinh tuý thiêng
liêng rất khó nắm bắt, gọi tên. Với tài năng và sự hiểu biết của mình ông đã
dệt nên những trang viết đặc sắc về quê hơng đất nớc.
Từ những lí do cơ bản trên đây nên chúng tôi quyết định lựa chọn mảng
đề tài quê hơng đất nớc trong ký của Nguyễn Tuân để nghiên cứu, với mong
muốn sẽ tìm ra đợc cái hay, cái đẹp của nó.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Ký về quê hơng đất nớc của Nguyễn Tuân là một mảng ký hay, nó đã
vẽ ra những phong cảnh quê hơng đất nớc cũng nh con ngời Việt Nam với
những địa danh, tên tuổi cụ thể. Tìm hiểu ký về quê hơng đất nớc của Nguyễn
Tuân giúp cho chúng ta thấy đợc sự giàu đẹp của thiên nhiên, đất nớc và tâm
hồn con ngời Việt Nam. Đồng thời, thấy đợc tấm lòng yêu quê hơng đất nớc,
tấm lòng gắn bó với quê hơng đất nớc của Nguyễn Tuân.
Ngoài ra, thấy đợc kho từ vựng hết sức phong phú và đa dạng của ông.

6


Khóa luận tốt nghiệp

Trần Thị Phơng Thủy

Đề tài quê hơng đất nớc trong ký Nguyễn Tuân không phải là một đề tài
mới song nhìn chung cha có một công trình lớn nào tập trung đi sâu vào
nghiên cứu đặc điểm ký của Nguyễn Tuân và tìm hiểu vẻ đẹp quê hơng đất nớc trong ký của ông. Thờng ta chỉ thấy xuất hiện những bài phê bình ngắn hay
những bài viết ngắn liên quan đến ký Nguyễn Tuân.
ở bài viết Thể loại ký, tác giả Hoàng Ngọc Hiến đã nhận xét ký của
Nguyễn Tuân: Dới ngòi bút của Nguyên Tuân chữ nghĩa đ ợc thổi hồn trở
nên sống động khác thờng. Chính chữ nghĩa thân tình của tác giả đã tạo ra
những trang ký văn học tuyệt bút [10,3]. Hoàng Ngọc Hiến cũng chỉ ra một
số đặc trng cơ bản của thể loại ký thông qua dẫn chứng ký của Nguyễn Tuân
và của một số nhà viết ký khác.
Bài Nguyễn Tuân xê dịch, Nguyễn Tuân ẩm thực của Nguyễn Đăng
Mạnh có viết : Cái hơn đời của ông hoàn toàn không phải là do đi nhiều mà
là trên mỗi bớc đờng đi qua đều biết đặt tâm hồn của mình vào cỏ cây sông nớc[18,162] . Và những bài ký của Nguyễn Tuân không đơn thuần là kết quả
của những chuyến đi thực tế đó còn là những Công trình nghiên cứu hết sức

nghiêm túc dựa trên những trang sách vở, báo chí, những tài liệu thông tin
khoa học viết về địa lý, lịch sử, phong hoá, phong tục của một miền đất nào
đó trên quê hơng mình. Từ một vốn tri thức tỉ mỉ, cặn kẽ về uyên bác phong
phú về chặt chẽ chính xác nhà văn đã dùng trí tởng tợng vẽ lên đợc một cách
rất có không khí và đậm đà màu sắc địa phơng những cảnh vật ở cả những
nơi ông cha đặt chân tới bao giờ {18,165]. Từ những trang viết của Nguyễn
Tuân, ta thấy quê hơng đất nớc đã thực sự có một vị trí xứng đáng ở trong
văn học, non sông gấm vóc của dân tộc đã đợc trân trọng, đợc vẽ lại bằng văn
chơng.
Bên cạnh đó, cũng có một số bài nghiên cứu cụ thể về thể loại ký của
Nguyễn Tuân, nh bài viết Thể loại ký và Nguyễn Tuân của tác giả Nguyễn
Lai: Nguyễn Tuân đã đa thêm vào thể loại ký một sắc thái mới, một sự phóng
khoáng mới nhờ sự sắc sảo và độc đáo trong cách nhìn ngắn cuộc đời đặc
7


Khóa luận tốt nghiệp

Trần Thị Phơng Thủy

biệt là qua ngôn từ biểu hiện. Và, là một nhà văn luôn có ý thức trân trọng,
nâng niu và giữ gìn sự phong phú, giàu có của Tiếng việt, Nguyễn Tuân đã
tích luỹ đợc cho mình một vốn Tiếng Việt hết sức phong phú [13,145].
Những lời nhận xét của Nguyễn Lai khá súc tích, đầy đủ, gói gọn đợc
những đặc điểm nội dung, nghệ thuật uyên bác và tài hoa của Nguyễn Tuân.
Ngoài ra, còn có rất nhiều ý kiến khác nhau của các nhà nghiên cứu nh:
Vũ Ngoc Phan, Tạ Tỵ, Phan Cự Đệ, Hoài Anh... Nhìn chung, các nhà nghiên
cứu đều thống nhất rằng Nguyễn Tuân là nhà văn tài hoa độc đáo.
Tạ Tỵ kết luận: Toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Tuân không nhiều nhng mỗi tác phẩm đều súc tích và chứa đựng sự bắt buông, vợt thoát của ngôn
ngữ đi vào thế giới riêng biệt mà chỉ có Nguyễn Tuân mới đủ sức phung phí

và sử dụng để hình thành một kiến trúc vĩ đại. Mỗi chữ Nguyễn Tuân dùng
đều trở nên quý giá. Nguyễn Tuân viết mà nh điêu khắc cần cù chạm trổ vào
mặt đá qúy những hình nét trác tuyệt. Và ông còn cho rằng: Nói đến
Nguyễn Tuân là nói đến một giá trị hiển nhiên, là khơi sáng lại dòng thời gian
đã chìm khuất, là nhắc nhở đến vùng trời xôn xao của thanh âm ngôn ngữ.
Hành trình vào tác phẩm Nguyễn Tuân nh hành trình vào một cung
điện tráng lệ đầy màu sắc diễm ảo. Từng nguồn ánh sáng lung linh chiếu rọi
vào mỗi dòng, mỗi chữ. Thứ ánh sáng kỳ lạ làm mê hoặc cả gỗ đá vô tri và
làm nhũn từng ý nghĩ bứt đi tự niềm cô đơn nhất [33,57].
Còn Vơng Trí Nhàn lại nhận xét: Đọc văn Nguyễn Tuân luôn luôn
cảm thấy hình thức đứng ra thách thức với nội dung, giữa hình thức và nội
dung vừa sóng đối nhau vừa đuổi bắt nhau. Luôn luôn cảm thấy ông viết rất
đặc biệt không thể nào bắt chớc nỗi [21, 407].
Các bài viết về Nguyễn Tuân rất nhiều, song nhìn chung cha có bài viết
nào thật sự bàn đến vấn đề quê hơng đất nớc trong ký của ông một cách toàn
diện cả.
Điểm qua một vài nét nh vậy để thấy rằng ngời làm tiểu luận này muốn
phần nào đóng góp sức mình vào chỗ còn thiếu trong những vấn đề Nguyễn
8


Khóa luận tốt nghiệp

Trần Thị Phơng Thủy

Tuân. Trên cơ sở thành tựu của những ngời đi trớc, ngời viết tiểu luận này
muốn cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn khái quát, toàn diện và cụ thể về đề
tài quê hơng đất nớc trong ký Nguyễn Tuân. Từ đó, đi vào tìm hiểu một số đặc
điểm nghệ thuật viết ký tiêu biểu của ông.
3.Giới hạn đề tài.

3.1. Về dẫn liệu khảo sát
Chúng tôi tiến hành khảo sát những bài ký tiêu biểu viết về quê hơng
đất nớc của Nguyễn Tuân in trong hai tập Tuyển tập Nguyễn Tuân, Nhà xuất
bản Văn học, 2004
3.2. Về nội dung nghiên cứu
Trong giới hạn luận văn này chúng tôi chỉ tiến hành tìm hiểu mảng đề
tài quê hơng đất nớc đợc thể hiện trong ký của Nguyễn Tuân nh thế nào, từ đó
rút ra một số kết luận chung về đặc điểm nghệ thuật của mảng ký Nguyễn
Tuân viết về quê hơng đất nớc.
4. Mục đích, phơng pháp nghiên cứu.
4.1. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài quê hơng đất nớc, luận văn hớng đến tìm hiểu những nét mới
về cách thể hiện hình tợng thiên nhiên, vẻ đẹp đất nớc qua những tác phẩm ký
đặc sắc của Nguyễn Tuân. Đồng thời, qua đó đi vào tìm hiểu một vài đặc điểm
nghệ thuật viết ký tiêu biểu của ông.
Hơn thế nữa, việc tìm hiểu đề tài này là một việc làm có ý nghĩa thiết
thực giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về nhà văn Nguyễn Tuân tạo tiền
đề bổ ích cho việc giảng dạy tác gia và tác phẩm Nguyễn Tuân ở trờng phổ
thông.
4.2. Phơng pháp nghiên cứu
Để đạt đợc mục đích đề ra, luận văn sử dụng những phơng pháp sau:
- Phơng pháp thống kê, phân loại : Nhằm tìm ra sự lặp lại của các yếu tố
nội dung, hình thức trong ký Nguyễn Tuân.

9


Khóa luận tốt nghiệp

Trần Thị Phơng Thủy


- Phơng pháp đối chiếu, so sánh: Tiến hành so sánh, đối chiếu tác phẩm
ký của Nguyễn Tuân với một số tác phẩm của các nhà văn khác.
- Phơng pháp phân tích, tổng hợp: Từ đó, phân tích để thấy đợc cái hay
trong việc thể hiện tình yêu quê hơng đất nớc của Nguyễn Tuân.
5. Kết cấu luận văn.
Ngoài các phần : Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn đợc triển khai trong 3 chơng:
Chơng 1.

Thể ký- một số vấn đề lí luận chung. Vị trí của ký Nguyễn
Tuân trong ký Việt Nam hiện đại

Chơng 2.

Quê hơng đất nớc đợc thể hiện trong ký của Nguyễn Tuân

Chơng 3.

Một số đặc điểm nghệ thuật của mảng ký Nguyễn Tuân về
quê hơng đất nớc

10


Khóa luận tốt nghiệp

Trần Thị Phơng Thủy
Chơng 1.


Thể ký - Một số vấn đề lí luận chung.
Vị trí của ký Nguyễn Tuân trong ký Việt nam hiện đại
1.1.Thể ký Một số vấn đề lí luận chung:
1.1.1.Những khái niệm về thể ký.
So với một số thể loại văn học khác thì ký là một thể loại ra đời rất sớm
trong lịch sử văn học của nhân loại. Nhng phải đến thế kỷ XVII đặc biệt từ thế
kỷ XIX, nó mới thực sự phát triển mạnh mẽ.
Trong văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám, ký đã chiếm giữ
một vai trò đặc biệt quan trọng. Ký là một thể loại cơ động, linh hoạt, nhạy
bén trong việc phản ánh hiện thực ở cái thế trực tiếp nhất, ở những nét sinh
động và tơi mới nhất. Tác phẩm ký vừa có khả năng đáp ứng đợc những yêu
cầu bức thiết của thời đại đồng thời vẫn giữ đợc tiếng nói vang xa, sâu sắc của
nghệ thuật.
Trong nền văn học Việt nam, sự có mặt của các thể ký văn học đã góp
phần làm cho nền văn học cân đối, nhiều màu sắc và giàu tính chiến đấu.
Tô Hoài đã định nghĩa về thể ký nh sau: Ký cũng nh truyện ngắn,
truyện dài hoặc thơ, hình thù nó đấy nhng vóc dáng nó luôn luôn đổi mới, đòi
hỏi sáng tạo và thích ứng. Cho nên càng chẳng nên trói nó vào một cái
khuôn [15, 421].
Còn Chế Lan Viên lại nói: Nhiều khi ta lại định nghĩa ký quá rộng.
Tất cả những cái gì viết về ngời thật, việc thật đều là ký tuốt [7,211].
Bùi Hiển lại xem thể ký là vũ khí nhẹ, cơ động và hiệu lực có thể
xông xáo trên khắp các mặt trận của chiến trờng [7.212].
Nguyên Ngọc trong một bài viết của mình đã phát biểu rằng : ở thiên
ký sự dài Vành đai trong lửa Hoàng Phủ Ngọc Tờng đã làm đợc điều thú vị:
Anh đã vợt qua đợc cái ranh giới hình thức của thể loại, khiến cho một cái ký

11



Khóa luận tốt nghiệp

Trần Thị Phơng Thủy

sự bỗng mang dáng dấp của một tiểu thuyết [4,22]. Nh vậy là với nhà văn
Nguyên Ngọc thì ký có đặc điểm gần giống với tiểu thuyết.
Bên cạnh ý kiến của các nhà văn còn có ý kiến của giới nghiên cứu.
Theo cuốn 150 thuật ngữ văn học : Ký là tên gọi chung cho một nhóm
thể tài nằm ở phần giao nhau giữa văn học và ngoài văn học (báo chí, ghi
chép), chủ yếu là văn xuôi tự sự Ký khác với truyện ở chỗ trong tác ký
không có một xung đột thống nhất, phần khai triển của tác phẩm chủ yếu
mang tính miêu thuật. Ký thờng đề cập không phải vấn đề sự hình thành tính
cách của cá nhân trong tơng quan với hoàn cảnh mà là các vấn đề trạng thái
dân sự và trạng thái tinh thần của bản thân môi trờng xã hội [2.179].
Theo Từ điển Tiếng việt: Ký là thể văn tự sự viết về ng ời thật, việc
thật có tính chất thời sự, trung thành với mức cao nhất [23, 122].
Còn Từ điển thuật ngữ văn học, mục ký có viết : Một loại hình văn
học trung gían nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể chủ yếu là văn
xuôi tự sự nh: Bút ký, hồi ký, du ký, phóng sự, ký sự, nhật ký...Ký không nhằm
vào việc miêu tả quá trình hình thành tính cách của các cá nhân trong tơng
quan với hoàn cảnh. Những câu chuyện đời t khi cha nổi lên thành các vấn đề
xã hội cũng không phải là đối tợng quan tâm của ký. Đối tợng nhận thức của
ký thờng là một trạng thái đạo đức, phong hoá xã hội, một trạng thái tồn tại
của con ngời hoặc những vấn đề xã hội nóng bỏng. Vì thế, có nhiều tác phẩm
ký rất gần gũi với truyện ngắn [9,137-138].
Hoàng Ngọc Hiến trong cuốn : Năm bài giảng về thể loại có nói về thể
ký: Trong nghiên cứu văn học Việt Nam đơng đại, ký là một thuật ngữ đợc
dùng để gọi tên một thể loại văn học bao gồm nhiều thể hoặc tiểu loại :
Bút ký, hồi ký, du ký, ký chính luận, phóng sự, tuỳ bút, tản văn, tạp văn, tiểu
phẩm (étxe)...[10,5].

Gulaiép cho rằng Ký là một biến thể của loại tự sự [15,420] .

12


Khóa luận tốt nghiệp

Trần Thị Phơng Thủy

B.Pôlêvôi xem Ký văn học là một hoạt động hỗ trợ cho báo chí và
mang tính chất báo chí. Còn Ilia Côchencô xem Ký là thể loại nằm trong
cuộc kéo co giữa văn học và báo chí [7,214].
Nh vậy, từ những quan niệm trên ta thấy mỗi ngời có một cách suy
nghĩ, một quan niệm riêng về thể ký. Và, từ những ý kiến đã nêu trên đây
chúng ta có thể đi đến một nhận định sơ bộ về đặc điểm chung của thể ký nh
sau: Các thể ký văn học chủ yếu là những hình thức ghi chép linh hoạt trong
văn xuôi với nhiều dạng tờng thuật, miêu tả, kiểu bình luận về những sự kiện
và con ngời có thật trong cuộc sống hàng ngày với nguyên tắc phải tôn trọng
tính xác thực và chú ý đến tính thời sự của đối tợng miêu tả.
1.1.2. Vai trò của thể ký
Trong nền văn học của dân tộc sự có mặt của các thể ký văn học đã góp
phần làm cho nền văn học cân đối, nhiều màu sắc và giàu tính chiến đấu.
Các thể ký văn học là nơi quy tụ và chọn lọc vào cửa ngõ nghệ thuật
nhiều ngọn nguồn ý thức và ghi chép về đời sống.
Ký là thể loại văn học rất cơ động, có khả năng bám sát cuộc sống,
phản ánh linh hoạt hiện thực bằng nhiều dạng thức khác nhau. Cho nên ký là
thể loại có vai trò rất quan trọng trong sáng tác văn học.
B.Pôlêvôi một tác giả viết ký quen thuộc xem Bút ký là thể loại văn
học chiến đấu, có hiệu lực cao. Lỗ Tấn đặc biệt đề cao vai trò của tạp văn,
một hình thức bút ký chính luận. Tác giả xem Tạp văn là loại ngôn chí

hữu vật. Tạp văn thể hiện chức năng của nghệ thuật, tham gia cụ thể vào
nhiệm vụ đấu tranh xã hội [7,212].
Còn ở Việt Nam, Bùi Hiển lại xem ký là Vũ khí nhẹ, cơ động và hiệu
lực, có thể xông xáo trên khắp các mặt trận của chiến trờng. Hoàng Trung
Thông lại nhấn mạnh tính chất cơ động và khả năng ứng chiến, linh hoạt của
thể loại ký: Với sở trờng nhiều mặt của thể loại văn học này, các nhà văn có
thể khi thì dựng lên những bức tranh rộng lớn về cuộc sống, miêu tả từng sự
việc, khi thì đi sâu vào một địa phơng, một con ngời với chi tiết, có khi với cả
13


Khóa luận tốt nghiệp

Trần Thị Phơng Thủy

số liệu cụ thể. Khi thì chỉ nói lên những cảm nghĩ nhẹ nhàng của mình khi thì
lại là một sự tranh luận sôi nổi, không khoan nhợng. Thể loại văn học này với
sự phóng khoáng rộng rãi và cơ động của nó có thể giúp cho nhà văn ngay
trong một bài vừa phản ánh hiện tại, vừa đi ngợc dòng thời gian, vừa miêu tả,
vừa suy nghĩ biện luận... vừa trữ tình, vừa châm biếm{7,212-213].
Tuy nhiên, có nhiều nhà văn lại xem thờng công việc viết ký, họ cho
rằng việc viết ký là công việc tay trái. M.Gorki đã từng uốn nắn lại quan điểm
sai lầm đó, ông nói: Bút ký ở nớc ta là một công tác lớn quan trọng, tiếc thay
một số nhà văn trẻ không hiểu đợc điều đó. Sỡ dĩ họ không hiểu có lẽ là vì
giới phê bình của chúng ta cha có đủ thì giờ nhận thấy ý nghĩa của bút ký.
[7,211].
Hoàng Phủ Ngọc Tờng cũng đã từng phản đối việc xem viết ký là một
nghề tay trái : Tôi thờng gặp một cái nhìn thiếu tín nhiệm đối với thể ký. ở
đây ký chỉ đợc xem là một loại thủ công nghiệp mang tính chất gia công nói
chung ký là một sản phẩm văn học thứ cấp [7,213].

Qua đó, M.Gorki cũng nh Hoàng Phủ Ngọc Tờng muốn đề cao vai trò
của thể ký và muốn mọi ngời công nhận thể ký nh một thể văn học cơ bản,
giống nh những thể loại văn học khác.
Nhìn chung, trong văn học hiện đại ký giữ một vai trò đặc biệt quan
trọng. Nhiều tác phẩm ký có giá trị đã lần lợt xuất hiện, góp phần tạo nên bộ
mặt đa dạng của đời sống văn học, nhất là đối với kho tàng thể loại.
1.1.3 Đặc trng cơ bản của thể loại ký
Từ những khái niệm và vai trò của thể ký ở trên, chúng ta có thể rút ra
một số đăc trng cơ bản của thể ký sau đây:
1.1.3.1. Ký là thể loại nằm giữa văn báo chí và văn học
Ký gần với báo chí ở chỗ viết về ngời thật, việc thật. Ký thờng đợc viết
nh là một sự phản ứng trực tiếp với những biến cố thời sự, trớc những vấn đề
nóng bỏng đơng đặt ra trong cuộc sống. Ngời viết ký đặc biệt quan tâm và tôn
trọng những sự kiện của cuộc đời thực tại. Về mặt truyền đạt sự kiện, ký đòi
14


Khóa luận tốt nghiệp

Trần Thị Phơng Thủy

hỏi sự trung thực và chính xác cao. Hoàng Phủ Ngọc Tờng từng cho rằng Sức
mạnh của thể ký là ở tính sự kiện [10, 6].
1.1.3.2. Ký là sự hợp nhất giữa truyện và nghiên cứu
Ký vừa có yếu tố của truyện lại vừa có sự tham gia trực tiếp của t duy
nghiên cứu. Trong ký, những yếu tố truyện có đặcđiểm: Ký viết về ngời thật,
việc thật là chủ yếu. Nên ngời viết ký khỏi quan tâm đến việc gây ảo giác
thực tại trong việc xây dựng hình tợng. Trong ký, một khi cảm hứng chính
luận là cốt yếu thì những yếu tố của truyện chỉ có vai trò chức năng làm căn
cứ sự kiện, làm bàn đạp thực tạicho t tởng chính luận. Vì vậy, nên ngoài

hiệu quả gây khoái cảm thẩm mỹ học, thể loại ký còn gây cho ngời đọc những
khoái thú thuần trí tuệ bằng việc cung cấp cho họ những tri thức mà họ quan
tâm, có khi chỉ là những kiến thức thoả mãn óc tò mò thông thờng của con ngời. ở thể ký tác giả có quyền bộc lộ trực tiếp nỗi niềm của mình[12, 122].
Điều đó, tạo điều kiện cho ngời viết ký một tinh thần thoải mái, nhẹ nhàng.
Đối với ngời viết ký, kiến thức uyên bác, tham khảo tài liệu khoa học
của nhiều nhà chuyên môn không bao giơ thừa. Dĩ nhiên, có tầm quan trọng
bậc nhất đối với ngời viết ký vẫn là nguồn tri thức trực tiếp từ quan sát, trải
nghiệm trong cuộc sống thực tại. Vì, chính điều đó tạo thuận lợi cho ngời viết
ký viết đúng, viết đủ nh thực tại vốn có của nó và đáp ứng đợc yêu cầu đòi hỏi
của thể ký.
1.1.3.3. Quy mô của tác phẩm ký
Trong quá trình tiếp cận với cuộc sống, ngời viết ký quan tâm đến nhiều
mặt đời sống trong tính tự nhiên của đối tợng, không phụ thuộc vào thể loại.Vì
thế, độ dài ngắn của ký ở mỗi tác phẩm có sự khác nhau. Có những bài ký rất
dài nh những thiên tiểu thuyết đồ sộ, song lại có những bài ký rất ngắn, có khi
chỉ một vài trang.
Ký khác với một số thể loại khác ở chỗ, trong tác phẩm ký không có
xung đột thống nhất, phần khai triển của tác phẩm chủ yếu mang tính miêu
thuật Ký thờng đề cập không phải vấn đề sự hình thành tính cách của cá
nhân trong tơng quan với hoàn cảnh mà là các vấn đề trạng thái dân sự (kinh
15


Khóa luận tốt nghiệp

Trần Thị Phơng Thủy

tế, xã hội, chính trị) và trạng thái tinh thần (phong hoá, đạo đức) của bản
thân môi trờng xã hội [2,179].
Từ những đặc trng cơ bản trên đây, cho thấy trong ký có sự tham gia

trực tiếp của cái tôi nhà văn : Cái tôi trong tác phẩm ký không mang tính
chất ghi chép phản ánh một cách thụ động mà ngợc lại rất năng động, sáng
tạo, trong mọi tình huống. Cái tôi trong ký vừa phải góp phần bảo đảm tính
xác thực của đối tợng miêu tả vừa phải bồi đắp cho hình tợng nghệ thuật
phong phú, sinh động [4,12].
Trong những năm gần đây, thể loại ký đã phản ánh một cách kịp thời,
nhiều mặt hiện thực của đồi sống bề bộn, phức tạp. Và, chúng ta thấy rằng ký
ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống văn học, nó thúc đẩy văn học
phát triển một cách toàn diện hơn, phong phú hơn.
1.2 . Ký trong văn học Việt Nam hiện đại
1.2.1. Khái quát về vị trí của ký trong văn học Việt Nam hiện đại
Mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ văn học đều sản sinh ra những thể loại văn
học nhất định. Và, mỗi thể loại văn học ở mỗi thời kỳ đều có những đặc điểm
và thành tựu khác nhau. Có thể nói rằng, ở thời kỳ hiện đại văn học đã thực
sự phát triển một cách vợt bậc cả về số lợng lẫn chất lợng. Đấy là chặng đờng
đạt đợc nhiều thành tựu đáng kể nhất. Sở dĩ, nó đạt đợc nhiều thành tựu nh thế
cũng là điều dễ hiểu, bởi vì lúc này cuộc sống phức tạp hơn, những điều kiện
khách quan và chủ quan thúc đẩy cho các thể loại văn học phát triển đa dạng,
đa sắc.
Đỉnh cao của văn học Việt Nam 1930-1945 là thơ, truyện ngắn và tiểu
thuyết. Trong đó, thơ và truyện ngắn đứng đầu bậc thang giá trị thể loại. Còn
ký, đã có sự phát triển song mới chỉ đọng lại ở những bài viết của các tác giả
không chuyên về ký.
Càng về sau, cùng với sự biến động của thời cuộc, yêu cầu của lịch sử.
Ký mới đợc phát triển và có thể tự mình sánh ngang hàng với các thể
loại văn học khác.
16


Khóa luận tốt nghiệp


Trần Thị Phơng Thủy

Từ sau Cách mạng tháng Tám trở đi, với hàng loạt các sự kiện trọng đại
đã diễn ra trên đất nớc Việt Nam. Chính điều đó, đã góp phần không nhỏ tới
sự phát triển chung của nền văn học nớc nhà. Và đặc biệt, nó thúc đẩy thể ký
càng nổ lực khẳng định vai trò, vị trí của mình hơn. Vì đấy là thể loại mang
tính chiến đấu cao và có nhiều thế mạnh.
Cùng với sự phát triển chung của lịch sử đất nớc, thể loại ký cũng đã đạt
đợc nhiều thành tựu nổi bật với những tác giả và tác phẩm nổi tiếng nh: Tuỳ
bút Sông Đà (Nguyễn Tuân), Ngợc sông Thao(Tô Hoài), Bức th Cà
Mau(Anh Đức)...
Sự có mặt của thể loại ký đã làm giàu cho hệ thống thể loại văn học
Việt Nam và đã chứng minh tính chất khoẻ khoắn, tơi trẻ cho nền văn học dân
tộc.
1.2.2 Vị trí của ký Nguyễn Tuân trong ký Việt Nam hiện đại
Nguyễn Tuân là một trong số những tác giả lớn của văn học Việt Nam
Một phong cách độc nhất vô nhị thật sự Việt Nam (Vũ NgọcPhan) [1,
362]. Nói đến Nguyễn Tuân ngời ta nghĩ ngay đến một cây bút rất mực tài
hoa và độc đáo. Nền văn học hiện đại nớc ta nếu không có Nguyễn Tuân
Chắc sẽ mất hẳn đi một màu sắc, một hơng vị đậm đà không gì thay thế đợc [19,119]. Nguyễn Tuân luôn ý thức đợc tài năng của mình và ông lao
động nghệ thuật một cách khổ hạnh để vun đắp cho tài năng đó. Trên văn
đàn Việt Nam hiện đại, Nguyễn Tuân nổi lên nh một ngôi sao sáng với
những nét phong cách khá ổn định cả trớc và sau Cách mạng- phong cách
tuỳ bút, thể loại mà ông đã lựa chọn từ khi mới khởi nghiệp cho đến tận bây
giờ, và vẫn cha ai vợt qua đợc ông ở thể loại này. Nguyễn Tuân chủ yếu gắn
bó với thể loại ký và sớm thành cồn với nó . Khi gắn bó với ký Nguyễn tuân
đã đem lại thể loại này một sắc thái mới một sức phóng khoáng mới :
Những bài ký của ông có một phẩm chất riêng vợt cao hơn giá trị thông tin
thời sự đơn giản không phải chỉ là những tri thức lịch sử cụ thể, sinh động

mà còn một cái gì nh là linh hồn của sông núi quê hơng, của tổ tiên ông bà
17


Khóa luận tốt nghiệp

Trần Thị Phơng Thủy

đợc gợi lên từ lịch sử nh các địa danh lịch sử các địa phơng mà ông thờng
say sa thuật kể với nhiều chi tiết thú vị[19,71]
Ký của Nguyễn Tuân là một bằng chứng khẳng định ông là Bậc thầy
ngôn ngữ một nhà văn độc đáo vô song mà mỗi dòng chữ tuôn ra đầu ngòi
bút đều nh có một dấu triện riêng. Và, một Nguyễn Tuân Tha thiết vốn từ
dân tộc và luôn có ý thức làm giàu thêm kho ngôn ngữ đó ( Trơng Chính)
[20,28] .
Chính những bài ký về quê hơng đất nớc đã góp phần không nhỏ trong
việc khẳng định địa vị chắc chắn của Nguyễn Tuân trong văn học. Ông đã
đa ngời đọc vào thế giới linh thiêng của nghệ thuật, vào một cái đẹp vĩnh
hằng không thể thiếu đợc trong cuộc đời [20,22].
Những bài ký của Nguyễn Tuân đã chiếm giữ một vị trí quan trọng
trên văn đàn: Nguyễn Tuân đã đặt viên đá riêng vào cái nền còn mới mẻ
của văn xuôi Tiếng Việt ta và viên đá của Nguyễn Tuân là một hòn đá tảng
mà tôi tin là sẽ chắc bền trong thời gian [20,28].
Trớc cũng nh sau Cách mạng , Nguyễn Tuân là ngời say đi, say
khám phá và sáng tạo. Gần nh không có một nơi nào trên đất nớc mà ông cha
từng đặt chân đến. Nhờ nhiệt tình Cách mạng, tình cảm đối với quê hơng đất
nớc cùng với sự hiểu biết phong phú về cảnh sắc và con ngời đã giúp cho
Nguyễn Tuân viết lên những trang ký thật đặc sắc, có sức lay động lòng ngời.
Nguyễn Tuân thực sự là cây bút xuất sắc về thể ký . Đúng nh Nguyễn
Đăng Mạnh nhận xét: Nhìn lại thấy chỉ có văn Nguyễn Tuân là đứng lại đợc với thời gian vì đấy là văn chơng thật sự [19,162].

Những thành công của ký Nguyễn Tuân đã đóng góp quan trọng vào
sự phát triển chung của ký Việt Nam hiện đại nói riêng và văn học Việt Nam
hiện đại nói chung. Những trang ký của ông bắt nguồn từ sự rung cảm của
trái tim nhà văn khiến nó trở thành một ma lực, một sức thôi miên làm ngời
đọc không ngừng trăn trở, tìm tòi và khám phá. Qủa thực, Nguyễn Tuân là

18


Khóa luận tốt nghiệp

Trần Thị Phơng Thủy

một nghệ sĩ lớn, một nhà văn có tầm vóc đã đóng góp cho nền văn học dân
tộc những giá trị không nhỏ. Không phải ngẫu nhiên mà một tác giả nào đó
khi chọn Mời khuôn mặt văn nghệ, Việt Nam đã không thể không kể đến
Nguyễn Tuân. Ông chinh phục tâm hồn ngời đọc bằng chính tài năng và cá
tính độc đáo của mình.

Chơng 2.
19


Khóa luận tốt nghiệp

Trần Thị Phơng Thủy

Quê hơng đất nớc đợc thể hiện trong ký
Nguyễn Tuân
2.1. Quê hơng đất nớc qua hình ảnh thiên nhiên

Tình cảm với quê hơng đất nớc luôn luôn tiềm ẩn trong mỗi con ngời
các nhà thơ, nhà văn.Trong các trang viết của mình họ luôn cố gắng thể hiện
hết tình cảm chân thành đó.
Tình cảm đối với quê hơng đất nớc ở mỗi thế hệ nhà văn có sự khác
nhau. Có ngời bộc lộ tình yêu của mình qua tình cảm đối với một cá nhân
nào đấy, nhng có ngời lại bộc lộ qua sự tự hào về non sông gấm vóc lâu đời
của dân tộc... Thế nhng, cũng có ngời lại bộc lộ tình cảm với quê hơng đất nớc qua hình bóng của thiên nhiên. Tình yêu quê hơng đất nớc lồng vào sau
hình ảnh thiên nhiên cũng là một việc làm quen thuộc đối với các nhà văn,
nhà thơ. Đặc biệt, thời Trung đại các nhà văn, nhà thơ thờng hay bộc lộ tình
cảm yêu nớc của mình qua hình ảnh thiên nhiên, nhất là đối với các nhà văn,
nhà thơ lui về sống ở ẩn nh: Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn
Khuyến...Họ yêu quê hơng đất nớc nhng lại kín đáo, thầm lặng. Bất lực với
thời thế nên buộc họ phải lui về sống ở ẩn. Tuy về sống ở ẩn nhng họ vẫn
dành tình cảm sâu nặng của mình với quê hơng đất nớc. Và tình cảm yêu nớc
lúc này thờng đợc ẩn đằng sau lăng kính của thiên nhiên, cỏ cây, sông nớc,
cảnh vật...
Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe nh tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá nh ngồi chiếu êm.
(Côn Sơn ca-Nguyễn Trãi)
Bớc sang thời kỳ hiện đại các nhà thơ, nhà văn vẫn có nhiều ngời cũng
có thói quen bộc lộ tình yêu quê hơng đất nớc qua hình bóng thiên nhiên nh:
Thâm Tâm, Xuân Diệu, Tản Đà, Hoàng Phủ Ngọc Tờng, Thanh Tịnh...
20


Khóa luận tốt nghiệp

Trần Thị Phơng Thủy


Chẳng hạn:
Lòng quê dợn dợn vời con nớc.
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
(Tràng giang-Huy Cận)
Hay:
Non xanh đã biết hay cha,
Nớc đi ra bể lại ma về nguồn.
Nớc non hội ngộ còn luôn,
Bảo cho non chớ có buồn làm chi.
(Thề non nớc-Tản Đà)
Và, Nguyễn Tuân cũng không phải là một ngoại lệ. Ông yêu quê hơng
đất nơc và tự hào về non sông gấm vóc của dân tôc. Tình cảm đó của ông
cũng đợc phả vào sông nớc,cảnh vật. Hàng loạt các tác phẩm ký của ông đã
bộc lộ điều này.
2.1.1. Thiên nhiên giàu đẹp.
Thiên nhiên từ lâu vốn là đề tài quan trọng, chiếm giữ một vị trí nổi bật
trong nền văn học dân tộc. Hầu hết ở thời kỳ nào, giai đoạn nào của văn học
cũng có hình ảnh của thiên nhiên. Thiên nhiên rất phong phú và đa dạng, có
lúc đẹp, trữ tình, mỹ lệ, nên hoạ, nên thơ. Nhng có lúc lại mang không khí
buồn thảm, cô đơn.
Dới ngòi bút của Nguyễn Tuân cái đẹp của thiên nhiên rất lắm màu
sắc, rất tạo hình. Những cảnh sắc thiên nhiên của nhiều miền quê khác nhau
đã đợc Nguyễn Tuân miêu tả thật đẹp, thật nên thơ: Từ khung cảnh hoang sơ
của đất Mờng (Thanh Hoá), đến bóng trăng rọi xuống mặt sông Hội An...
Có những cảnh vốn rất bình thờng, quen thuộc nhng qua con mắt nhìn của
ngời nghệ sỹ tài hoa này nó lại thật nên hoạ, nên thơ [6,182].
Đến với tuỳ bút Ngời lái đò sông Đà ta đợc khám phá thêm vẻ đẹp của
sông Đà. Sông Đà nh một áng tóc mun dài ngàn ngàn vạn sải. áng tóc trên
mảng đầu Tây Bắc trong suốt thời chiếm đóng đã nhiều lần vấn vơng thứ máu

21


Khóa luận tốt nghiệp

Trần Thị Phơng Thủy

cán bộ và trung kiên pha loãng từ miệng các miệng nhánh sông và cửa suối
đổ ra.[25,599]. Nguyễn Tuân không chỉ du ngoạn, thởng ngoạn khi đến với
sông Đà nh một dòng chảy tự nhiên. Mà sông Đà đợc nhìn nh một sinh thể
đầy gợi cảm, đầy trữ tình. Con sông Đà tuôn dài nh một áng tóc trữ tình, đầu
tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng
hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nơng xuân [25,596]. Hay Bờ sông
hoang dại nh một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên nh một nỗi niềm cổ tích tuổi
xa.[25,597]. Sông Đà đẹp, quyến rũ và đầy sức sống. Lời văn nhẹ nhàng,
thanh thoát và cũng dạt dào tình cảm nh sóng sông.
Nớc sông Đà qua ngòi bút Nguyễn Tuân trữ tình đến là vậy. Còn
sông Đà dịu dàng tuôn chảy, tự nó muốn khoe khoang dáng hình kiều diễm
của mình một vẻ đẹp ảo huyền Khi dòng sông con gái hoà sắc hình vào
cùng sự sống thiên nhiên và con ngời[32,6]. Chính ngời nghệ sĩ viết những
dòng văn ngợp đầy chất thơ trên cũng tự thú vơí lòng mình khi ngắm nhìn vẻ
đẹp của dòng sông : Tôi đã nhìn say sa làn mây mùa xuân bay trên sông
Đà [25,596]. Ngắm nhìn từ dáng tuôn chảy lặng thầm của sông Đà, lại ngắm
một Làn mây mùa xuân tựa nh dải lụa mềm vắt ngang dông sông, Nguyễn
Tuân quả là đã lồng cảnh vào với cảnh Thấm đợm nét duyên tình của ngời
yêu thiên nhiên vào với nét duyên tình tự thân của chính thiên nhiên(Trần
Trung) [32,6]. Con sông Đà vừa đợc tả một cách khái quát vừa đợc tả một
cách cụ thể. Và, tình cảm sâu đậm với quê hơng đất nớc của Nguyễn Tuân
thắm đợm qua mỗi trang viết.
Tuỳ bút Gió lào: Bị lục địa xua r ợt từ Trờng Sơn thốc ra bể Đông,

gió chạy một chiều rất nhanh, rất bạo qua một cái tỉnh vắng rộng.[25,424].
Chỉ một vài dòng ký ngắn gọn Nguyễn Tuân đã phác hoạ đợc cơn gió lào- đặc
trng khí hậu cơ bản của các tỉnh Thanh, Nghệ. Bằng bút pháp so sánh và nhân
hoá cơn gió lào một hiện tợng của tự nhiên bỗng trở thành một sinh thể sống
động, có hồn.

22


Khóa luận tốt nghiệp

Trần Thị Phơng Thủy

Ký là thể loại mang tính chất tổng hợp [7,217]. Tình cảm sâu đậm với
quê hơng đất nớc thắm đợm qua mỗi trang viết của Nguyễn Tuân.

Đợc đi,

đợc ngắm, đợc hoà mình trong cảnh sắc thiên nhiên là một đam mê mãnh liệt
của Nguyễn Tuân[5,610]. Có khi Nguyễn Tuân lại viết về những thứ rất đỗi
bình thờng nhng lại quen thuộc với ngời dân Việt Nam. Trong Cây tre bạn
đờng, tác giả viết về hình ảnh cây tre Họ hàng cây tre đông đúc, tre Lộc
Ngộc, tre làng Ngà, tre Mạnh Tông, tre mỡ, tre đá...cây tre là bạn chí thiết
của ngời Việt Nam trong lịch sử khẩn hoang và nông tác... trong cuộc sống
thân mật của con ngời Việt Nam,. Bất cứ việc lớn, việc nhỏ cây tre đều có dự
phần, cây tre có đến hơn một trăm tác dụng [25,476-477].
Nguyễn Tuân đã chỉ ra đợc họ hàng đông đúc của cây tre. Điều đáng
ca ngợi là ông đã lệt kê chính xác hàng loạt các tên gọi khác nhau của cây tre,
hình ảnh cây tre giống nh ngời bạn chí thiết, tri kỷ của con ngời Việt Nam.
Cây tre gắn với những phẩm chất kiên trung, gan dạ, dũng cảm và hiên

ngang, bất khuất của con ngời Việt Nam. Cây tre đã can dự vào đời sống của
mỗi con ngời. Bất cứ ở đâu có sự sống của con ngời là dờng nh ở đấy có hình
bóng cây tre. Cây tre có vai trò rất lớn trong đời sống cộng đồng, nó không chỉ
là thứ làm ra sản phẩm tiêu dùng hàng ngày nh: Cái tăm, bức vách, tấm liếp...
Cây tre còn là ngời bạn đã dự nhiều vào cuộc sống chiến đấu của con ngời
trên mảnh đất Việt Nam [25,479]. Cây tre đã dành đợc rất nhiều thành tích
nh: chống thiên tai, chống xâm lăng địch hoạ... Trong chiến tranh chiến đấu
với kẻ thù Thân cây tre biến thành dây dật mìn, biến thành ống ngầm dẫn
dây mìn... luỹ tre trở nên cái chỗ dựa tốt nhất của du kích. Bóng tre bảo vệ
cho các cơ sở, gốc tre bụi là nơi truyền khí trời xuống hầm sống [25,482]. Cây
tre hiên ngang, bất khuất giữa các làn bom đạn của kẻ thù, cây tre bảo vệ gìn
giữ cho non sông Việt Nam. Đâu đâu cũng có các luỷ tre làng, hình ảnh cây
tre nh là biểu tợng của con ngời Việt Nam, là khí thế, là linh hồn con ngời
Việt Nam.

23


Khóa luận tốt nghiệp

Trần Thị Phơng Thủy

Hành trình đến với Làng hoa ,ta đợc khám phá vẻ đẹp của hoa đào
Nhật Tân Trong các luống đào cánh giao nhau san sát, thấp thoáng những
cái bông trăng phau của những ngọn thẻ chia ruộng đất, chia luống
hoa[25,499], ống kính quan sát của Nguyễn Tuân dờng nh đã quan sát một
cách tỉ mỉ, cận cảnh đến từng cánh hoa. Chỉ một vài trang ký ngắn gọn
Nguyễn Tuân đã dựng nên bức tranh làng hoa thật đẹp, thật sống động. Cái
hơn đời của ông hoàn toàn không phải do đi nhiều mà là trên những bớc đờng
đi qua đều biết đặt tất cả tâm hồn của mình vào cỏ cây, sông nớc[17,155].

Trở lại với những trang tuỳ bút Sông Đà, ta khám phá đợc thêm vẻ đẹp
của Tây Bắc. Lên Tây Bắc vào mùa xuân, du khách đợc chiêm ngỡng thêm vẻ
đẹp của rừng hoa ban trắng trời, trắng núi. ở Nhật kí lên Mèo: Hoa ban Tây
Bắc, mùa ban pún hoa nở rộ lung linh, hoa trắng núi, trắng giời...Ban đúng là
thứ cây và thứ hoa đặc thù của Tây Bắc[26,25]. Hoa ban là thứ hơng vị đặc
trng của ngời Tây Bắc. Vẻ đẹp của hoa ban cũng chính là vẻ đẹp của núi rừng
Tây Bắc: Mùa ban nở tháng hai hoa trắng có tý má hồng xếp hàng sẵn bên đ ờng nh một buổi liên hoan đón khách qúy vào thăm khu tự trị[26,15]. Mùa
xuân đến đồng nghĩa với mùa ban nở Ban ở sau lng anh, ban ở trớc mặt,
ban ở bên phải, ban ở bên trái... trắng trời, trắng núi mịt thế giới ban
[26,16]. Đâu đâu cũng có hoa ban, hoa ban tràn ngập xung quanh thế đứng
của nhà văn, hoa ban là thứ hoa đẹp có thể Làm cho ngời già trẻ lại nh là cô
gái Mèo mặc váy chếp bằng lanh trắng [26,18] . Hoa ban trở thành món ăn
tinh thần cần thiết của ngời Tây Bắc nói chung và ngời Việt Nam nói riêng.
Đến với thế giới hoa ban tâm hồn con ngời nh trẻ lại, thấy thêm yêu cuộc đời
hơn. Nguyễn Tuân quả thực không phải là một con ngời dửng dng với ngoại
cảnh. Sẽ thật là thiếu nếu ta nói đến sự giàu đẹp của thiên nhiên mà quên
không nói tới nguồn tài nguyên thiên nhiên, đó là nguồn nội lực quan trọng
góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nớc.
Hoàng Phủ Ngọc Tờng viết về quê hơng đất nớc rất ít khi viết về các
nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đặc biệt các trang ký của ông rất hiếm khi viết
24


Khóa luận tốt nghiệp

Trần Thị Phơng Thủy

về sự giàu có của các nguồn tài nguyên mà chủ yếu viết về các địa danh, các
danh lam thắng cảnh và các di tích, đấy là những nguồn tài nguyên tinh thần
cho đời sống khách du lịch.

Khác với Hoàng phủ Ngọc Tờng, Nguyễn Tuân khi viết về quê hơng đất
nớc lại nói nhiều đến các nguồn tài nguyên của đất nớc.
Nói đến tài nguyên biển, trong bài ký Tờ hoa, Nguyễn Tuân đề cập đến
ngọc trai, một tài nguyên quý hiếm của biển, Ngọc trai nguyên chỉ là hạt
cát, một hạt bụi biển xâm lăng vào vỏ trai, lòng trai. Cáí bụi bặm khách quan
nơi rốn để lẻn vào cửa trai.[25,533]. Quá trình hình thành một viên ngọc trai
là một quá trình mang nặng đẻ đau. Viên ngọc trai vì thế trở thành thứ quý
hiếm, đắt giá. Viên ngọc trai làm cho đời sống tinh thần con ngời thêm lung
linh, huyền ảo hơn.
Cửa Tùng đợc xem là nguồn tài nguyên quan trọng, là một trong
những cửa biển có nhiều loại cá. ở Cửa Tùng khối cá ngon chim, thu, nụ, đé
đủ, tôm he, tôm hùm. Một nguồn sinh vật biển quý giá cung cấp nhu cầu sống
hàng ngày cho con ngời. Không những thế, Cửa Tùng còn đợc xem là một bãi
tắm đặc biệt nhất ở nớc ta ...Độ mặn, độ muối của biển Cửa Tùng tác dụng
bồi dỡng của nó đối với cơ thể ngời nghỉ mát bãi biển, cũng tốt hơn nhiều chỗ
khác[26,138]. Cửa Tùng là bãi biển đẹp, trở thành điểm đến của du khách,
làm cho đời sống tinh thần của con ngời thêm kỳ diệu hơn.
Nguyễn Tuân yêu quê hơng đất nớc một cách chân thành sâu sắc, ông
yêu đến cả những vùng đất cằn cỗi khô khan nh: Châu than Uyên, Quỳnh
Nhai, Hà giang...Và, cũng chính điều này đã giúp ông khám phá những tiềm
năng thiên nhiên quan trọng của vùng.
Vùng Châu than Uyên vốn là cái nơi bịt bùng mà gió ở đó đợc xếp
thứ ba sau ruồi vàng bọ chó. Bài ký Gió than Uyên , Nguyễn Tuân đã viết
về Châu than Uyên, một châu đèo heo hút gió nhng tiềm ẩn sau đó lại vô vàn
của cải. Than Uyên có nhiều thứ mỏ, mỏ xi măng thiên tạo ở chân dãy núi
Hoàng Liên Sơn ngất giời một đỉnh Phan Tây Pan cao nhất Tổ quốc chúng ta,

25



×