Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Khảo sát biến động các yếu tố môi trường trong ao nuôi tôm he chân trắng penaeus vannamei tại xã hưng hòa nghệ an luậ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
----***----

PHẠM THỊ HIỀN

“ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA CỦA CÔNG TY MÍA
ĐƯỜNG NGHỆ AN TATE & LYLE, TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
NGHĨA ĐÀN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH: KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Vinh, 07/ 2011

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
----***----

“ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA CỦA CÔNG TY MÍA
ĐƯỜNG NGHỆ AN TATE & LYLE, TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
NGHĨA ĐÀN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH: KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Hiền
Lớp: 48k3 – KN & PTNT
Người hướng dẫn: Th.s Trần Hậu Thìn

Vinh, 07/ 2011

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu, kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa
hề được sử dụng trong bất cứ nghiên cứu nào khác và để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, tất cả các thông tin được trích dẫn trong luận văn này đã
được ghi rõ nguồn gốc.

Vinh, ngày … tháng … năm 2011
Sinh viên thực hiện

3


LỜI CẢM ƠN
Trong qua trình học tập, nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp nhờ sự quan tâm, giúp
đỡ và tạo điều kiện của các thầy cô giáo, cán bộ các cơ quan, đơn vị trong và ngoài nhà
trường đề tài của tôi đã được hoàn thành. Với lòng biết ơn sâu sắc, nhân dịp này cho
phép tôi được gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, Khoa Nông – Lâm – Ngư trường Đại học Vinh, cảm ơn các thầy cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức,
kinh nghiêm quý báu trong quá trình rèn luyện tại trường.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS Trần Hậu Thìn – Người
đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực
hiện luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể, cán bộ phòng nông nghiệp và PTNT, các phòng
ban trực thuộc UBND huyện Nghĩa Đàn, công ty mía đường NAT&L và nhân dân các xã
Nghĩa Hưng, Nghĩa Hiếu, Nghĩa Mai đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên
cứu và thực tập tại địa phương.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và những người thân đã
động viên giúp đỡ tôi cả vật chất lần tinh thần để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Do điều kiện về thời gian và trình độ có hạn, luận văn khó tránh khỏi những thiếu
sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và mọi người để luận văn
được hoàn thiện hơn.

4


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ........................................................ viii
MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu tổng quát........................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................ 2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN............................................... 3
1.1. Cơ sở lý luận.................................................................................................... 3
1.1.1. Một số khái niệm.......................................................................................... 3
1.1.2. Vai trò của vùng nguyên liệu đối với công nghiệp chế biến đường............ 5
1.1.3. Đặc điểm sinh học của cây mía.................................................................... 6
1.1.4. Các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc phát triển vùng
nguyên liệu mía....................................................................................................... 8

1.1.5. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của trồng mía nguyên liệu................. 10
1.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................. 11
1.2.1. Tổ chức sản xuất mía nguyên liệu tại một số nước trên thế giới................. 11
1.2.1.1. Tổng quát ngành mía đường thế giới........................................................ 11
1.2.1.2. Quy hoạch tổ chức sản xuất tại các vùng nguyên liệu mía....................... 12
1.2.1.3. Phân chia lợi ích giữa người trồng mía với cơ sở chế biến đường........... 12
1.2.2. Đánh giá khái quát về thực trạng ngành mía đường của Việt Nam............ 13
1.2.2.1. Quá trình phát triển của ngành mía đường Việt Nam............................... 13
1.2.2.2. Kinh nghiệm đối với ngành mía đường Việt Nam................................... 14
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU....................................................................................................... 16
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 16
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 16
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................... 16

5


2.2. Nôi dung nghiên cứu....................................................................................... 16
2.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 17
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu....................................................................... 17
2.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp....................................................... 17
2.3.1.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp......................................................... 17
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................ 18
2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu..................................................................... 18
2.4. Điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu...................................................... 19
2.4.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên.................................................................... 19
2.4.1.1. Đặc điểm địa lý và địa hình....................................................................... 19
2.4.1.2. Khí hậu....................................................................................................... 19
2.4.1.3. Thủy văn.................................................................................................... 21

2.4.1.4. Tài nguyên đất........................................................................................... 21
2.4.2. Đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội......................................................... 24
2.4.2.1. Dân số và lao động.................................................................................... 24
2.4.2.2. Đặc điểm kinh tế........................................................................................ 25
2.4.2.3. Đặc điểm về văn hóa – xã hội................................................................... 27
2.4.2.4. Đặc điểm về cơ sở hạ tầng......................................................................... 27
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................ 29
3.1. Thực trạng vùng nguyên liệu mía của công ty liên doanh mía đường NAT&L trên
địa bàn huyện Nghĩa Đàn....................................................................................... 29
3.1.1. Thực trạng về diện tích, năng suất và sản lượng mía nguyên liệu qua các giai
đoạn của huyện Nghĩa Đàn..................................................................................... 29
3.1.1.1. Về diện tích mía......................................................................................... 29
3.1.1.2. Về năng suất mía....................................................................................... 32
3.1.1.3. Về sản lượng mía....................................................................................... 35
3.1.2. Thực trạng về giống tại vùng nguyên liệu mía Nghĩa Đàn.......................... 35
3.1.3. Chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển trồng mía nguyên liệu............. 40
3.1.4. Thực trạng thu mua mía nguyên liệu........................................................... 45
3.1.5. Thực trạng tại các hộ điều tra....................................................................... 46
3.1.5.1. Trình độ văn hóa và nghề nghiệp của các hộ điều tra.............................. 46

6


3.1.5.2. Tình hình lao động và nhân khẩu.............................................................. 48
3.1.5.3. Tình hình sử dụng đất trồng mía của các hộ điều tra năm 2010............... 49
3.1.5.4. Tình hình đầu tư chi phí cho trồng mía nguyên liệu của các
hộ điều tra................................................................................................................ 51
3.1.5.5. Tình hình tiêu thụ mía nguyên liệu của các hộ điều tra............................ 58
3.2. Hiệu quả của trồng mía nguyên liệu tại huyện Nghĩa Đàn............................. 63
3.2.1. Hiệu quả kinh tế tại các hộ điều tra, vụ ép 2010 – 2011.............................. 63

3.2.2. Hiệu quả xã hội và môi trường..................................................................... 68
3.3. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến vùng mía nguyên liệu của huyện
Nghĩa Đàn............................................................................................................... 70
3.3.1. Thuận lợi....................................................................................................... 71
3.3.2. Khó khăn....................................................................................................... 71
3.4. Một số giải pháp nhằm phát triển vùng mía nguyên liệu của huyện
Nghĩa Đàn............................................................................................................... 74
3.4.1. Giải pháp về giá mía..................................................................................... 74
3.4.2. Giải pháp về giống và kỹ thuật thâm canh................................................... 74
3.4.3. Giải pháp hệ thống thủy lợi cho trồng mía.................................................. 76
3.4.4. Giải pháp BVTV........................................................................................... 77
3.4.5. Giải pháp về huy động vốn đầu tư cho hộ nông dân................................... 77
3.4.6. Tổ chức hệ thống khuyến nông vùng nguyên liệu....................................... 77
3.4.7. Giải pháp về quy hoạch và phát triển KHCN.............................................. 79
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................ 81
1. Kết luận............................................................................................................... 81
2. Khuyến nghị........................................................................................................ 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 84

7


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCĐ:

Ban chỉ đạo

BVTV:

Bảo vệ thực vật


CC:

Cơ cấu

CNH – HĐH:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

DT:

Diện tích

GO:

Giá trị sản xuất

GTSX:

Giá trị sản xuất

HQKT:

Hiệu quả kinh tế

KHCN:

Khoa học công nghệ

KHKT:


Khoa học kỹ thuật

LĐ:

Lao động

NAT&L:

Nghệ An Tate & Lyle

NN & PTNT:

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NN:

Nông nghiệp

Pr:

Lợi nhuận

SWOT:

Strenths, Weaknesses, Opportunities, Theats

TC:

Tổng chi phí


THCN:

Trung học chuyên nghiệp

THCS:

Trung học cơ sở

THPT:

Trung học phổ thông

UBND:

Ủy ban nhân dân

WTO:

Tổ chức thương mại thế giới

8


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng quỹ đất ở Nghĩa Đàn năm 2010.
Bảng 2.2. Dân số - lao động Nghĩa Đàn trong những năm 2008 - 2010
Bảng 2.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Nghĩa Đàn qua 3 năm 2008 – 2010
Bảng 2.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Nghĩa Đàn qua 3 năm 2008 - 2010
Bảng 3.1: Diện tích mía nguyên liệu của huyện Nghĩa Đàn giai đoạn 2008 – 2010

Bảng 3.2: Năng suất mía nguyên liệu của huyện Nghĩa Đàn giai đoạn 2008 – 2010
Bảng 3.3: Sản lượng mía nguyên liệu của huyện Nghĩa Đàn giai đoạn 2008 - 2010
Bảng 3.4: Một số giống mía chính trồng ở huyện Nghĩa Đàn (năm 2010)
Bảng 3.5: Chính sách hỗ trợ phát triển trồng mía nguyên liệu của nhà máy đường
NAT&L
Bảng 3.7: Trình độ, nghề nghiệp của chủ hộ điều tra năm 2010
Bảng 3.8: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2010
Bảng 3.9: Tình hình sử dụng đất trồng mía của các hộ điều tra.
Bảng 3.10: Chí phí cho một ha mía của các nhóm hộ xã Nghĩa Hưng, Nghĩa Hiếu, Nghĩa
Mai
Bảng 3.11: Chí phí cho một ha mía của các hộ cho mía tơ và mía lưu gốc.
Bảng 3.12: Chí phí cho một ha mía của các nhóm hộ theo điều kiện kinh tế.
Bảng 3.14: Hiệu quả kinh tế của trồng mía nguyên liệu theo vụ.
Bảng 3.15: Hiệu quả kinh tế trồng mía theo điều kiện kinh tế hộ
Bảng 3.16: Phân tích SWOT

9


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu giống mía huyện Nghĩa Đàn năm 2010
Biểu đồ 3.2: So sánh cơ cấu giống mía của huyện Nghĩa Đàn so với yêu cầu của nhà máy
đường.
Biểu đồ 3.3: So sánh một số chỉ tiêu sản xuất mía nguyên liệu theo xã.
Biểu đồ 3.4: So sánh một số chỉ tiêu sản xuất mía nguyên liệu của vụ mía tơ,
gốc 1, gốc 2.
Biểu đồ 3.5: So sánh một số chỉ tiêu sản xuất mía nguyên liệu theo điều kiện kinh tế hộ.
Sơ đồ 3.1: Các kênh tiêu thụ mía của huyện Nghĩa Đàn

10



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Phát triển công nghiệp chế biến nông sản là một định hướng chiến lược được ưu
tiên hàng đầu trong chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp. Trong đó công nghiệp mía
đường là một trong những bộ phận cấu thành quan trọng trong công nghiệp chế biến.
Trong những năm qua, ở nước ta công nghiệp chế biến nói chung và chế biến
đường nói riêng đã có những bước phát triển nhất định. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy
vẫn còn những điểm yếu kém và bất cập như chất lượng sản phẩm qua chế biến chưa cao,
mẫu mã chưa đẹp, giá thành chưa hạ nên sức cạnh tranh trên thị trường còn kém. Đặc
biệt là vùng nguyên liệu cho công nghiệp mía đường còn chưa được quy hoạch tổng thể,
năng suất chất lượng còn thấp đã và đang là yếu tố cản trở cho quá trình CNH - HĐH
nông nghiệp, nông thôn.
Trong giai đoạn hiện nay cùng với sự phát triển của kinh tế nông nghiệp nông
thôn, việc xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu đóng vai trò hết sức quan trọng phục
vụ công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp –
nông thôn phát triển theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước thực hiện quá
trình CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. Đồng thời góp phần thực hiện phân công lao
động xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần, đưa cuộc sống của người nông dân
ngày càng ấm no hạnh phúc.
Do đó, trong những năm gần đây nhà nước ta đã có những định hướng phát triển
ngành đường với mục tiêu 2,5 triệu tấn đường vào năm 2015 và những chính sách quan
tâm đặc biệt đến ngành đường. Đây là những đường lối chủ trương đúng đắn của Đảng,
nhà nước ta trong những năm tới nhằm phát huy vùng đồi núi trung du, nó được xem như
một vấn đề lớn và quan trọng, được đặt trong chiến lược tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội theo hướng CNH – HĐH. Phát triển vùng nguyên liệu mía phục vụ cho sản xuất, kinh
doanh vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng vừa đảm bảo khả năng cạnh tranh của ngành mía
đường nước ta trên thị trường trong nước cũng như thị trường thế giới, nhất là khi Việt
Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Bên cạnh đó nhiều nhà máy đường

của nước ta đang đứng trước một thực trạng chung là tình trạng thiếu nguyên liệu nghiêm
trọng làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng đường thương phẩm, trong đó có công ty
liên doanh mía đường NAT&L

11


Nghĩa Đàn vốn là một trong những vùng cung cấp mía nguyên liệu lớn của công
ty liên doanh mía đường NAT&L, nhưng hiện nay do trên địa bàn huyện đang triển khai
xây dựng nhà máy cổ phần sữa TH và phát triển vùng trồng cỏ nguyên liệu phục vụ cho
dự án, kèm theo đó là việc chuyển đổi sang các loại cây trồng khác đang diễn ra mạnh
mẽ trong huyện làm cho vùng nguyên liệu mía cung cấp cho nhà máy đang bị thu hẹp
nhanh chóng. Chính vì thế việc phát triển vùng sản xuất để cung cấp nguyên liệu cho nhà
máy hoạt động là hết sức cấp bách. Những đòi hỏi đang đặt ra cho lãnh đạo công ty cũng
như các nhà chức trách hiện nay là:
- Làm thế nào để có đủ nguyên liệu cung cấp cho nhà máy hoạt động?
- Những giải pháp để đảm bảo việc hợp tác lâu giữa công ty và người dân cũng
như đem lại thu nhập ổn định cho người trồng mía nguyên liệu?
Để góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu
đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển vùng nguyên liệu
mía của công ty mía đường Nghệ An Tate & Lyle, trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn”
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Điều tra, phân tích thực trạng vùng nguyên liệu của công ty liên doanh mía đường
NAT&L trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn thời gian qua, trên cơ sở đó đề xuất một số giải
pháp chủ yếu nhằm xây dựng và phát triển bền vững vùng nguyên liệu của huyện đáp
ứng đủ yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Điều tra, đánh giá được thực trạng vùng nguyên liệu tại địa bàn huyện Nghĩa
Đàn trong những năm gần đây.

- Điều tra, phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến vùng nguyên liệu và đáp ứng
nhu cầu nguyên liệu của công ty thời gian qua trên địa bàn nghiên cứu
- Đề xuất được các giải pháp nhằm ổn định và phát triển vùng nguyên liệu của
công ty trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn trong những năm tới.

12


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận.
1.1.1. Một số khái niệm:
* Phát triển:
Tăng trưởng và phát triển đôi khi được coi là đồng nghĩa, nhưng thực ra chúng có
liên quan với nhau và có những nội dung khác nhau. Theo nghĩa chung nhất, tăng trưởng
là nhiều sản phẩm hơn, còn phát triển không những nhiều sản phẩm hơn mà còn phong
phú hơn về chủng loại và chất lượng, phù hợp hơn về cơ cấu và phân bố của cải. [4]
Tăng trưởng là sự gia tăng thu nhập quốc dân và sản lượng quốc dân hoặc thu
nhập quốc dân và sản lượng quốc dân tính theo đầu người. Nếu như sản phẩm hàng hóa
và dịch vụ trong một quốc gia tăng lên, nó được coi là tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng
cũng được áp dụng để đánh giá cụ thể đối với từng ngành sản xuất, từng vùng của quốc
gia.
Phát triển bao hàm nghĩa rộng hơn, phát triển bên cạnh tăng thu nhập bình quân
đầu người còn bao hàm nhiều khía cạnh khác. Sự tăng trưởng cộng thêm các thay đổi cơ
bản trong cơ cấu của nền kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành công
nghiệp tạo ra, sự đô thị hóa, sự tham gia của một dân tộc của một quốc gia trong quá
trình tạo ra các thay đổi nói trên là những nội dung của sự phát triển. Phát triển là sự
nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn sống, cải thiên giáo dục y tế
cũng như quyền lợi của công dân. [4]
* Vùng sản xuất:
Là vùng kinh tế tự nhiên bao gồm tập hợp các ngành sản xuất tương đối hoàn

chỉnh, có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó vùng sản xuất chuyên môn hóa giữ vai trò
chủ đạo, các ngành khác phát triển nhằm hỗ trợ cho ngành chuyên môn hóa và lợi dụng
triệt để điều kiện của vùng. Phân vùng sản xuất là căn cứ vào yêu cầu của sản xuất nông
nghiệp và của nền kinh tế quốc dân, căn cứ vào điều kiện tự nhiên -kinh tế để phân vùng
với phương hướng sản xuất phù hợp nhằm khai thác triệt để nguồn tài nguyên trong vùng
để sản xuất nhiều sản phẩm với hiệu quả kinh tế cao. [4]
* Vùng nguyên liệu

13


Đó là vùng chuyên môn sản xuất một loại sản phẩm hàng hóa chủ yếu trên cơ sở
cầu thị trường và lợi dụng triệt để lợi thế so sánh của mình để sản xuất ra khối lượng sản
phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường. [4]
Việc phát triển vùng nguyên liệu là hướng đi đúng đắn để thúc đẩy sản xuất công
nghiệp chế biến và tham gia xuất khẩu nông sản. Chính vì vậy, cần tạo mối liên kết bền
vững giữa sản xuất công nghiệp chế biến và vùng nguyên liệu, để nền công nghiệp chế
biến thực sự trở thành người bạn đồng hành của người dân vùng nguyên liệu. Các doanh
nghiệp chế biến nên làm tốt việc ứng trước vật tư, phân bón, giống đồng thời tiến hành
việc bao tiêu và chế biến sản phẩm cho người trồng cây nguyên liệu.
* Vùng nguyên liệu mía đường
Là một biểu hiện cụ thể của vùng nguyên liệu, là vùng có những điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội phù hợp với sự phát triển của cây mía. Vùng nguyên liệu được quy
hoạch sản xuất mía nhằm đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu cho một hoặc một số cơ sở chế
biến đường từ mía. [2]
* Quy hoạch vùng nguyên liệu
Là việc bố trí sản xuất vùng nguyên liệu theo không gian, thời gian nhất định trên
cơ sở cơ cấu nông nghiệp của thị trường và những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội để
sản xuất ra khối lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất.
Bố trí vùng nguyên liệu phải căn cứ vào tính thích nghi của các loại cây trồng, khả

năng cạnh tranh của các loại cây trồng này với các loại cây trồng khác trên cùng một loại
đất, để đem lại năng suất, chất lượng cao nhất. Đồng thời phải lấy hiệu quả kinh tế làm
thước đo và coi đây là nền tảng cho sự phát triển của vùng nguyên liệu bền vững, cung
cấp cho nhà máy chế biến xuất khẩu nông sản. [1]
* Lợi thế so sánh
Khi nghiên cứu vấn đề này David Ricacdo (1817) đã đề xướng học thuyết về lợi
thế so sánh và giải thích các vùng, các nước tham gia trao đổi thương mại sẽ được lợi thế
như thế nào. Theo ông để đạt được hiệu quả kinh tế từ trao đổi thương mại, mỗi quốc gia,
mỗi vùng phải chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu một hay một số loại sản phẩm, mà
những sản phẩm đó được sản xuất với chi phí rẻ hơn các nước, các vùng khác và có thể
nhập khẩu các sản phẩm khác mà sản xuất trong nước với chi phí đắt hơn so với nước
khác.

14


* Lý thuyết tổ chức sản xuất
Là quá trình sắp xếp bố trí công việc để tiến hành sản xuất. Nói một cách cụ thể
hơn đó là quá trình xác định số lượng, cơ cấu các yếu tố cần cho một quá trình sản xuất
ra sản phẩm. Tổ chức sản xuất nhằm thực hiện đầy đủ yêu cầu của các quá trình sản xuất
sản phẩm từ khâu đầu cho đến khâu tạo ra sản phẩm. [7]
Để tổ chức sản xuất tốt cần tập trung những nội dung chính sau đây:
- Xây dựng kế hoạch sản xuất nguyên liệu có thể tiến hành như kế hoạch diện tích,
năng suất, sản lượng, kế hoạch khối lượng sản phẩm và doanh thu dựa trên cơ sở các yếu
tố sản xuất cho phép và nhu cầu của thị trường.
- Xây dựng kế hoạch thu hoạch, thu gom, vận chuyển quản lý việc điều hành thực
hiện từng khâu công việc đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, đúng định mức kinh tế và
quy trình kỹ thuật.
- Tiến hành hoạch toán sản xuất sau khi kết thúc vụ sản xuất bằng việc thu hoạch
sản phẩm, từ đó xác định được kết quả thu nhập với tình hình đầu tư

- Phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kết quả sản xuất kinh
doanh. Từ đó làm cơ sở để xây dựng kế hoạch sản xuất cho năm tới có hiệu quả cao hơn.
1.1.2. Vai trò của vùng nguyên liệu đối với công nghiệp chế biến đường
Thực hiện đường lối chủ trương của Đảng và nhà nước là tiến hành CNH – HĐH
trong cả nước nói chung và trong nông nghiệp nông thôn nói riêng, chúng ta cần phải xây
dựng khu công nghiệp, khu chiết xuất phát triển công nghiệp chế biến nhằm đạt được
nhu cầu thực tiễn đặt ra. Một trong những ngành góp phần vào sự nghiệp đó là công
nghiệp chế biến đường. Để ngành công nghiệp chế biến mía đường thực sự lớn mạnh và
có vị trí trong nền kinh tế quốc dân, thì cần phải tiến hành quy hoạch vùng nguyên liệu
nhằm đáp ứng đủ nguyên liệu cho nhà máy hoạt động. Nguyên liệu là vấn đề cấp thiết
đối với nhà máy chế biến, không có nguyên liệu thì sẽ không có nhà máy. Mặt khác với
sự phát triển của khoa học công nghệ thì các dây chuyền thiết bị chế biến cũng ngày càng
hiện đại, vì vậy nhu cầu nguyên liệu là rất lớn. Do đó có thể nói vùng nguyên liệu có vai
trò vô cùng quan trọng mang tính sống còn đối với các nhà máy chế biến.
1.1.3. Đặc điểm sinh học của cây mía

15


Mía có tên khoa học là Saccharumof Feiniruml, là loại ngành có hạt, lớp một lá
mầm, thuộc họ hòa thảo, chu kỳ sinh trưởng của cây mía là từ bông hom đến thu hoạch
(mía tơ) và từ mía gốc đến thu hoạch (mía gốc) thường kéo dài một năm.
* Yêu cầu sinh thái
Mía là cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới, sức sống cao, khả năng thích ứng rộng.
Tuy nhiên để cây sinh trưởng và phát triển tốt tạo ra một sinh khối lớn, mía cũng có
những yêu cầu nhất định về khí hậu và đất đai.
- Yêu cầu về nhiệt độ: nhiệt độ bình quân thích hợp cho cây mía sinh trưởng là 25
– 350C. Nhiệt độ thấp hơn 200C và cao hơn 350C đều làm cho cây mía sinh trưởng chậm,
nếu dưới 100C và cao hơn 400C mía sẽ ngừng phát triển. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá
trình quang hợp, vận chuyển và tích lũy đường.

- Yêu cầu ánh sáng: mía là cây nhạy cảm với ánh sáng và đòi hỏi lượng ánh sáng
cao. Số giờ nắng tối thiểu trong năm là 1200 giờ, tốt nhất là trên 2000 giờ. Quang hợp
của mía tỷ lệ thuận với cường độ ánh sáng, khi cường độ ánh sáng tăng hoạt động quang
hợp của bộ lá tăng lên, thiếu ánh sáng mía phát triển yếu, hàm lượng đường trong mía
thấp, cây dễ bị sâu bệnh tấn công.
- Yêu cầu về độ ẩm: mía là cây ưa nước, cần nhiều nước nhưng chịu úng kém.
Mía cần lượng mưa hữu hiệu trong năm là 1500 mm, tức tổng lượng mưa phải từ 2000 –
2500 mm. Thời kỳ mọc mầm đẻ nhánh mía cần độ ẩm trong đất khoảng 65%. Thời kỳ
vươn lóng mía cần nhiều nước nhất, chiếm từ 50-60% nhu cầu nước của cả thời kỳ sinh
trưởng, độ ẩm trong đất cần 75-80%, còn thời kỳ mía chín, để tích luỹ đường thì độ ẩm
trong đất nên dưới 70%.
- Yêu cầu về đất đai: mía là loại cây không kén đất, có thể thích ứng với nhiều loại
đất khác nhau (từ 70% sét đến 70% cát, như đất chua phèn (Tây Nam Bộ); đất cao, đất
đồi gò (Đông Nam Bộ, Trung du Bắc bộ…). Tuy nhiên, những yêu cầu tối thiểu đối với
đất trồng mía là có độ sâu, độ thoáng nhất định, PH không vượt quá những giới hạn bình
thường (PH từ 4 – 9).
- Thời vụ trồng mía: để dảm bảo cho năng suất mía cao, ở Việt Nam mía thường
được trồng thành 2 vụ:
+ Vụ Đông Xuân thường được trồng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
+ Vụ mía Thu: được trồng vào tháng 8 – 9 và thu hoạch vào tháng 10 năm sau.

16


* Quy trình sản xuất mía:
- Làm đất: cày 2 – 3 lần, sâu 25 – 30 cm, lần cày cuối cùng phải theo đường đồng
mức nếu là đất đồi. Sau mỗi lần cày phải tiến hành bừa đất ngay, có thể tăng thêm số lần
bừa tùy theo tình trạng của đất để đảm bảo đất nhỏ. Khoảng cách thời gian giữa các lần
cày bừa tùy thuộc tình hình thực tế đồng ruộng và mùa vụ cụ thể mà xác định. Thường
thời gian từ làm đất đến trồng khoảng 45 – 60 ngày để cho đất có thời gian phơi ải.

- Chuẩn bị hom giống: Chọn những hom giống không quá non cũng không quá
già, chặt hom từ 20 – 30 cm. Hom mía phải đạt độ lớn cần thiết để mầm có sức mọc tốt
và không mang mầm mống của các loài sâu bệnh hại.
Sau khi chọn được những hom tốt, có thể đem xử lý hom giống với nước vôi bão
hòa trong 25 – 30 giờ hoặc nước sạch trong 24 – 48 giờ, sau đó vớt lên dựng ở một nơi
kín, khoảng 2 – 3 ngày, khi thấy mắt mầm cương lên thì đem trồng.
- Mật độ, khoảng cách: Tùy theo điều kiện khí hậu, đất đai, giống, trình độ và tập
quán thâm canh của từng nơi mà bố trí mật độ và số lượng hom giống cho phù hợp. Nếu
canh tác cơ giới thường trồng hàng rộng 1,6 m còn với cách thức thủ công thì khoảng
cách hàng hẹp hơn (từ 1 – 1,2 m)
- Cách trồng: rải đều lượng phân bón xuống đáy rãnh, rồi đặt hom trồng thành 1
hàng hay 2 hàng so le nhau, hom mía đạt sao cho mầm nằm ra 2 bên rãnh. Sau đó lấp đất
dày mỏng tùy theo đất khô hay đất ẩm ( thường đất ẩm lấp mỏng hơn đất khô). Đặt hom
giống đến đâu lấp kín đất đến đó, không được phơi hom mía giống trên rãnh.
- Bón phân: bón vôi bột từ 1000 – 18000 kg/ha (tùy theo độ PH của từng loại đất,
rải đều trước khi bừa, phân hữu cơ nếu có đủ thì rải từ 10 – 15 tấn/ha trên mặt đất trước
khi kéo hàng, nếu ít thì bón xuống rãnh cùng với các loại phân khác, bón lót toàn bộ
phân hữu cơ +1/2 kali +1/2 đạm + lân xuống đáy rãnh. Còn 1/2 đạm + 1/2 kali dùng để
bón thúc, lần 1 lúc mía có 5 – 6 lá (1,5 – 2 tháng) giai đoạn để nhánh, lần 2 lúc mía có 10
– 15 lá (giai đoạn phát lóng), bằng cách cày xa gốc, sau 5 – 10 cm. Ngoài ra còn phải làm
sạch cỏ, phát quang, đánh lá qua từng giai đoạn để đảm bảo ánh sáng, tránh được mầm, ổ
bệnh hình thành.
- Phòng trừ sâu bệnh: luôn kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm sâu bệnh để có
biện pháp phòng trừ kịp thời, có 2 loại sâu bênh thường gây hại, ảnh hưởng đến năng

17


suất, chất lượng mía là sâu đục thân và rệp hại mía. Khi phát hiện thì phải kịp thời phun
thuốc trừ sâu.

- Thu hoạch mía: thời kỳ thu hoạch mía bắt đầu từ trung tuần tháng 10 đến tháng
6. Cần thu hoạch khi mía có tỷ lệ đường đạt yêu cầu chế biến. Mía thu hoạch xong cần
vận chuyển ngay về nhà máy đường để ép, chậm nhất là 2 ngày, càng để lâu tỷ lệ đường
càng giảm.
1.1.4. Các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc phát triển vùng nguyên
liệu mía.
Ngoài các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển của cây mía như đã trình
bày ở trên thì các nhân tố kinh tế - xã hội cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình
thành và phát triển của vùng sản xuất chuyên canh mía. Có thể tính đến các nhân tố sau:
* Lao động
Là yếu tố sản xuất, là nhân tố quyết định tới sự phát triển của mọi ngành sản xuất
trong đó có ngành sản xuất mía nguyên liệu. Lao động giúp cho xã hội ngày càng phát
triển và con người ngày càng hoàn thiện hơn.
Ở nước ta mía được trồng chủ yếu ở vùng cao, đồi núi… nơi đây đa số nông dân
còn thiếu đào tạo, thiếu hiểu biết về giống kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh.
Do đó muốn phát triển sản xuất mía phải chú trọng đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật cho
người lao động.
Mặt khác, cây mía được trồng nhiều ở vùng đất nghèo nên sản xuất đường công
nghiệp phát triển cùng với phát triển các vùng mía chuyên canh sẽ tạo công ăn việc làm
cho nông dân. Hiện nay thất nghiệp và bán thất nghiệp ở nông thôn còn rất lớn, việc mở
rộng canh tác cây mía cũng như tăng năng suất cây trồng nhờ thâm canh gối vụ sẽ làm
cho thời gian lao động của nông dân được huy động nhiều hơn, tạo thu nhập và cải thiện
đời sống nông dân.
* Vốn
Vốn được hiểu theo nghĩa rộng là tiềm năng phục vụ sản xuất bao gồm: tư liệu sản
xuất, lao động, trí thức, khả năng tổ chức, điều kiện tự nhiên… trong sản xuất kinh doanh
vốn được hiểu là giá trị của các yếu tố đầu vào. Đó là điều kiện vật chất cần thiết để tiến
hành phát triển các vùng nguyên liệu mía.
* Khoa học công nghệ (KHCN)


18


KHCN có ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất mía.
Trong đó đáng chú ý là KHCN về giống và KHCN trong khâu sản xuất. Trong lĩnh vực
giống, việc nghiên cứu, tuyển chọn, lai tạo các giống mía mới có năng suất cao, chất
lượng tốt là điều kiện cơ bản để phát triển vùng nguyên liệu. Còn trong lĩnh vực sản xuất,
hiện nay với những tiến bộ kỹ thuật mới như cơ giới hóa trong khâu làm đất, các chủng
loại phân bón vi sinh, thuốc BVTV đã được chế tạo và ứng dụng rất khả quan, điều này
cho phép nâng cao năng suất và chất lượng mía, làm tiền đề cơ sở cho việc phát triển
vùng nguyên liệu mía ngày càng rộng lớn hơn.
* Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng như điện, đường giao
thông, hệ thống thủy lợi….Các hệ thống này càng được xây dựng kiên cố càng tạo điều
kiện thuận lợi cho công tác vận chuyển mía cũng như quá trình trồng, chăm sóc và thu
hoạch mía nguyên liệu.
* Quy hoạch phân bố các cơ sở chế biến đường:
Công tác này có hợp lý thì mới tạo điều kiện phát triển vùng nguyên liệu. Tránh
tình trạng vùng nguyên liệu được quy hoạch quá rộng, ở nơi quá xa các cơ sở chế biến
đường cũng như có quá nhiều cơ sở chế biến được xây dựng tại một vùng nguyên liệu,
qua đó cho phép tiêu thụ hết mía nguyên liệu, các nhà máy có điều kiện sử dụng hết công
suất thiết kế, đồng thời đảm bảo mía nguyên liệu có chất lượng cao nhất, nhà máy có
nguyên liệu tốt nhất để chế biến.
* Phong tục tập quán
Sản xuất mía ở nước ta vẫn còn mang tính tự phát, sản xuất nhỏ, phân tán theo tập
quán. Ruộng đất phân chia nhỏ theo từng hộ nông dân, vốn liếng ít ỏi, người dân ngại rủi
ro, chưa dám mạnh dạn đầu tư và thích ứng kịp thời với sản xuất hàng hóa theo cơ chế
thị trường. Do vậy có những trường hợp nông dân bị tác động bởi giá cao hơn, không
đảm bảo chữ tín hợp đồng đã ký. Đây là một trở ngại lớn trong tổ chức sản xuất mía
nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến đường.

* Cơ chế chính sách
Là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất mía nguyên
liệu, nó hợp thành một thể thống nhất và liên quan đến tất cả các yếu tố của quá trình sản
xuất mía nguyên liệu như quy hoạch sử dụng đất đai, lao động, vốn đầu tư, tài chính,

19


khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng, tiêu thụ sản phẩm. Nếu chính sách đúng nó sẽ tạo
điều kiện và kích thích ngành mía đường phát triển, ngược lại, nếu cơ chế chính sách
không đúng nó sẽ cản trở và hạn chế việc phát triển công nghiệp mía đường.
* Giá mía và thu nhập của người trồng mía nguyên liệu
Đây được xem là yếu tố quyết định đến việc phát triển vùng nguyên liệu mía. Giá
mía tăng người dân trồng mía sẽ thu được lợi nhuận cao hơn, khi đó họ sẽ tập trung đầu
tư phát triển vùng mía nhiều hơn, khuyến khích người dân chuyển đổi cây trồng và gắn
bó với cây mía tạo nên sự phát triển lâu dài cho vùng nguyên liệu. Do đó nó đòi hỏi các
cơ sở chế biến đường phải có chiến lược điều chỉnh giá hợp lý, đảm bảo lợi ích cho
người trồng mía, làm cho họ yên tâm sử dụng đất đai của mình, đầu tư thâm canh xuất
mía lâu dài.
1.1.5. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của trồng mía nguyên liệu
a) Thu nhập: Là giá trị bằng tiền của sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời
gian nhất định thường là một năm hay một chu kỳ sản xuất
- Thu nhập từ trồng mía nguyên liệu gồm có thu nhập từ sản phẩm chính và thu
nhập từ sản phẩm phụ, sản phẩm chính là thân mía, sản phẩm phụ là lá mía, ngọn mía.
- Thu nhập từ sản phẩm chính là khối lượng sản phẩm chính thu được trên một
đơn vị sản xuất trong một chu kỳ sản xuất
- Thu nhập từ sản phẩm phụ là giá trị thu được từ sản phẩm phụ trong một chu kỳ
sản xuất.
b) Chi phí sản xuất (TC): là số tiền mà một nhà sản xuất hay doanh nghiệp phải
chi để mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hóa nhằm mục đích

thu lợi nhuận. Trong nền kinh tế hàng hóa, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải quan
tâm đến chi phí sản xuất. Việc giảm chi phí sản xuất đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận.
c) Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ tạo ra trong một
chu kỳ sản xuất.
Hiệu quả của giá trị SX theo chi phí = Tổng giá trị SX / Tổng chi phí SX
Hiệu quả giá trị SX theo lao động = Tổng giá trị SX / Tổng lao động
d) Lợi nhuận (Pr): Là phần chênh lệch của phần thu lớn hơn phần chi
Pr = Tổng giá trị sản xuất – Tổng chi phí
Hay Pr = GO – TC

20


Hiệu suất lợi nhuận theo chi phí = Lợi nhuận / Tổng chi phí
Đối với trồng mía nguyên liệu, tài sản cố định là những vật dụng như cày, bừa, xe
kéo… được đầu tư ban đầu, thời gian sử dụng tương đối lâu, khoảng 10 năm.
1.2. Cơ sở thực tiễn.
1.2.1. Tổ chức sản xuất mía nguyên liệu tại một số nước trên thế giới
1.2.1.1. Tổng quát ngành mía đường thế giới
Sản xuất đường không phải là ngành có lợi thế kinh tế vi mô nhưng đường là một
nguyên liệu rất quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và một loại thực
phẩm không thể thiếu trong đời sống của con người trên thế giới. Công nghiệp sản xuất
mía đường phù hợp với các nước đang phát triển nằm ở giai đoạn đầu của thời kỳ công
nghiệp hoá.
Hiện nay, đường được sản xuất chủ yếu từ mía và củ cải. Brazil là nước sản xuất
và xuất khẩu đướng lớn nhất thế giới, tiếp đến là Ấn Độ, Thái Lan...Sản lượng đường
mía thế giới niên vụ 2008/2009 đạt được 115,672 triệu tấn, giảm 12,41% so với niên vụ
2007/2008.
Trên thế giới có hơn 100 quốc gia sản xuất đường, 80% trong số đó được làm từ
cây mía được trồng chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới ở Nam bán cầu, và số

dư từ củ cải đường được trồng chủ yếu ở các vùng ôn đới của Bắc bán cầu. 70% số
đường của thế giới được tiêu thụ ở các nước xuất xứ, trong khi số dư được xuất giao dịch
mua bán trên thị trường thế giới.
Brazil từ trước đến nay vẫn là những nước xuất khẩu đường lớn nhất thế giới.
Riêng Brazil niêm vụ 2008/2009 xuất khẩu 24,3 triệu tấn (chiếm 47% tổng lượng đường
thế giới). Tuy nhiên hơn một nửa sản lượng xuất khẩu của Brazil là đường thô. [8]
1.2.1.2. Quy hoạch tổ chức sản xuất tại các vùng nguyên liệu mía
Hầu hết các nước trên thế giới đều tổ chức sản xuất theo hình thức đồn điền quy
mô lớn, nhưng đồn điền mía nguyên liệu luôn tập trung, ở Oxtraylia, Brazil, Mehicô các
đồn điền mía được phát triển xung quanh các nhà máy chế biến đường với cự ly vận
chuyển nhỏ hơn 30km. So với một số nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia hay
Philippines, sản xuất mía tại Việt Nam, đến nay vẫn còn kém xa một bậc về quy mô,
năng suất, sản lượng cũng như chất lượng. Nếu như một nông dân Thái Lan sở hữu trung
bình 16 - 18 ha đất trồng mía (thực tế có nhiều trang trại cả trăm ha), năng suất trung

21


bình 150 - 200 tấn/ha thì ở Việt Nam, nơi nhiều nhất như miền trung chỉ là 3 ha, còn lại
phổ biến dưới 1 ha, năng suất trung bình 50 - 60 tấn/ha.
Sản xuất mía theo quy mô trang trại, đồn điền, tất nhiên sẽ có nhiều thuận lợi hơn
trong việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, giống, nâng cao chữ lượng đường. Do đó, chất lượng
mía ở Thái Lan luôn đạt tỷ lệ chữ lượng đường ổn định (CCS) từ 11 - 12 CCS/kg, trong
khi ở Việt Nam chỉ giao động tối đa 8 - 9 CCS. Do đó, để sản xuất ra một kg đường, các
nhà máy đường phải sử dụng tới 12-13 kg mía, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ trong khu
vực là 7-8 kg mía/kg đường [6].
1.2.1.3. Phân chia lợi ích giữa người trồng mía với cơ sở chế biến đường
Theo phân tích, chi phí giá thành sản xuất đường được hình thành dựa trên các
yếu tố như: giá mía nguyên liệu, công suất chế biến, khấu hao nhà máy, lãi suất vốn vay,
hạo hụt, lương nhân công, phí lưu kho, bao bì, vận chuyển… Trong đó, giá mía nguyên

liệu quyết định đến 70 -75% chi phí giá thành đường.
Cho dù tổ chức sản xuất mía hay chế biến đường của các nước trên thế giới được
tiến hành theo hình thức nào thì sự phân chia lợi ích giữa người trồng mía và cơ sở chế
biến đường vẫn luôn được xem xét điều chỉnh theo tỷ lệ nhất định phù hợp với sự biến
động của thị trường trong nước và trên thế giới. Tỷ lệ lợi nhuận giữa người trồng mía và
cơ sở chế biến đường rất khác nhau ở các nước. Ở Úc tỷ lệ này là 66,6%, Barbados là
77,5%, Mauritus là 74% từ đường và rỉ mật, ở Thái Lan là 70%, Dominic là 65 kg
đường/tấn mía và 50% phụ phẩm, Indonesia là 62% đường và 42% rỉ mật, trong khi ở
Việt Nam người dân được hưởng lợi nhuận bằng 60 kg đường/tấn mía, nhưng đến nay
vẫn chưa có cơ quan nào giám sát [3].
1.2.2. Đánh giá khái quát về thực trạng ngành mía đường của Việt Nam
1.2.2.1. Quá trình phát triển của ngành mía đường Việt Nam
Cây mía và nghề làm mật, đường Việt Nam đã có từ xa xưa, nhưng công nghiệp
mía đường mới được bắt đầu từ thế kỷ XX. Đến năm 1994, cả nước mới có 9 nhà máy
đường mía, với tổng công suất gần 11.000 tấn mía ngày và 2 nhà máy đường tinh luyện
công suất nhỏ, thiết bị và công nghệ lạc hậu. Hàng năm nước ta phải nhập khẩu 300.000
đến 500.000 tấn đường. Năm 1995, với chủ trương đầu tư chiều sâu, mở rộng các nhà
máy đường hiện có, xây dựng một số nhà máy có quy mô vừa và nhỏ ở những vùng
nguyên liệu nhỏ. Ở những vùng nguyên liệu tập trung lớn, xây dựng các nhà máy có thiết
bị công nghệ tiên tiến hiện đại, kể cả liên doanh với nước ngoài, sản lượng đường năm

22


2000 đạt khoảng 1 triệu tấn (nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8). Chương trình
mía đường được chọn là chương trình khởi đầu để tiến hành CNH – HĐH nông nghiệp,
nông thôn, xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp. Ngành
mía đường được giao “không phải là ngành kinh tế vì mục tiêu lợi nhuận tối đa mà là
ngành kinh tế xã hội”
Thực hiện “chương trình quốc gia 1 triệu tấn đường” ngành mía đường Việt Nam

tuy còn non trẻ, chỉ sau 5 năm (1995 – 2000), đã có bước tiến đột phá. Đầu tư mở rộng
công suất 9 nhà máy cũ, xây dựng mới 33 nhà máy với tổng công suất là 81.500 tấn và
năm 2000 đã đạt mục tiêu 1 triệu tấn đường. Về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu đường
tiêu dùng trong nước, chấm dứt được tình trạng hàng năm nhà nước phải bỏ ra hàng trăm
triệu USD để nhập khẩu đường. Đặc biệt trong ngành công nghiệp mía đường, hầu hết
các nhà máy đường mới đều được xây dựng tại các vùng nông thôn, trung du, miền núi,
vùng dân tộc ít người, vùng đất nghèo, khó khăn, vùng sâu, vùng xa và được phân bổ
khắp cả 3 miền.
Tóm lại, hơn một thập kỷ (1995 – 2006) tuy thời gian chưa nhiều nhưng được sự
hỗ trợ và sự tác động có hiệu quả bởi các chính sách của chính phủ, ngành mía đường
non trẻ của Việt Nam đã đóng góp một phần vào sự tăng trưởng nền kinh tế quốc dân và
phần quan trọng hơn là đóng góp phần lớn về mặt xã hội, giải quyết việc làm ổn định
hàng triệu nông dân trồng mía và hơn 2 vạn công nhân làm việc trong các nhà máy, có
đời sống vật chất tinh thần ổn định, ngày một cải thiện, góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế tạo nên các vùng sản xuất hàng hóa lớn, bộ mặt nông thôn các vùng mía được đổi
mới. Đặc biệt là trong 3 năm thực hiện quyết định 28/2004/QĐ – TTg của thủ tường
chính phủ, nhà máy đường đã được chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước sang công
ty cổ phần, mối quan hệ hợp tác giữa nhà máy, người dân trồng mía và các địa phương
trong việc xây dựng vùng nguyên liệu có nhiều triển vọng mới. [8]
1.2.2.2. Kinh nghiệm đối với ngành mía đường Việt Nam.
Kinh nghiệm ở những nước có năng suất mía và sản lượng đường cao là việc tập
trung đầu tư cho vùng nguyên liệu, đặc biệt là đầu tư hình thành vùng nguyên liệu có quy
mô lớn, đầu tư hợp lý để tăng năng suất và hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu.
Các nước có vùng nguyên liệu mía phát triển đều điều phối tốt mối quan hệ về lợi
ích giữa người trồng mía và các cơ sở chế biến đường, trong đó lợi ích của những người

23


sản xuất mía nguyên liệu đã được đặc biệt chú ý, đây là cơ sở quan trọng thực hiện tốt

mối liên kết giữa người sản xuất mía nguyên liệu với các cơ sở chế biến đường.
Để tiếp tục sản xuất mía đường, chính phủ các nước đều rất quan tâm tới chính
sách điều tiết thị trường đường trong nước để tránh những tác động tiêu cực của thị
trường đường thế giới.
Lâu nay chúng ta vẫn thấy sự bất ổn trong ngành mía đường Việt Nam, nhất là
cảnh tượng nhiều nhà máy đóng cửa bởi không đủ nguyên liệu để sản xuất. Làm thế nào
để có câu trả lời cho bài toán này đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của ngành
mía đường trong nước.
Từ năm 2000 trở lại đây, diện tích trồng mía trên cả nước giảm dần do không cạnh
tranh nổi với một số cây trồng có thu nhập cao hơn khiến tình trạng thiếu nguyên liệu
thường xuyên xảy ra. Điển hình Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là nơi có diện tích
trồng mía lớn nhất cả nước với khoảng 60.000 ha, giảm gần 10.000 ha so với các niên vụ
trước, sản lượng mía nguyên liệu ước đạt 3,8 triệu tấn. Với 10 nhà máy đường trong
vùng, tổng công suất ép mía lên đến 22.500 tấn/ngày, nếu cân đối thời gian sản xuất của
các nhà máy thì số mía nguyên liệu trên chỉ đủ dùng trong 5 - 6 tháng. Đó là chưa kể cả
nước còn khoảng 30 nhà máy đường nằm rải rác từ Bắc vào Nam, công suất bình quân
2.644 tấn mía cây/ngày, nhưng hoạt động chỉ đạt hơn 60% so với công suất thiết kế.
Nhìn lại niên vụ 2008 - 2009, do thiếu nguyên liệu mà nhiều nhà máy phải đóng
cửa một thời gian dài. Và mới đây nhất, theo Bộ NN & PTNT cho biết, trong tháng
4/2010 đã có 35 nhà máy đường dừng sản xuất, chỉ có 5 nhà máy hoạt động. Nguyên
nhân của tình trạng này là do ngành mía đường chưa giải quyết được vấn đề quy hoạch
vùng trồng mía, thêm vào đó, các nhà máy đường thời gian qua được xây dựng một cách
ồ ạt mà không tính tới hiệu quả cũng như quy hoạch vùng nguyên liệu, do đó đã gây tổn
thất không nhỏ.
Để các nhà máy đường có thể tồn tại và phát triển, ngoài việc đổi mới công nghệ,
dây chuyền sản xuất thì việc trước mắt phải làm là phát triển bền vững vùng nguyên liệu.
Cho tới nay, toàn vùng ĐBSCL chỉ tỉnh Sóc Trăng đã có quyết định phê duyệt vùng
nguyên liệu để phân bổ cho 3 nhà máy, còn lại các nơi khác vẫn chưa xác lập được vùng
nguyên liệu. Đây đang là thách thức lớn đối với ngành mía đường trong nước.
Theo Thứ trưởng Bộ NN & PTNT Diệp Kỉnh Tần: “Đến năm 2011, thị trường

đường sẽ tự do. Vì thế, ngay từ bây giờ các nhà máy phải tự cứu lấy mình, ngồi lại với

24


nhau để giải quyết vấn đề quy hoạch, đầu tư vùng nguyên liệu, chấm dứt tình trạng tranh
giành nguyên liệu diễn ra trong nhiều năm để cùng phát triển bền vững”.
Còn theo ông Hà Hữu Phái, Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho rằng,
để giải được bài toán đối với ngành mía đường, phải quan tâm chỉ đạo công tác quy
hoạch vùng mía một cách nghiêm túc, đảm bảo cho các nhà máy đủ nguyên liệu để sản
xuất đường cũng như hướng dẫn, thông tin thị trường kịp thời, tránh việc mất cân bằng
cung cầu.
Bên cạnh đó, cần quan tâm đến vấn đề về liên kết, ký hợp đồng tiêu thụ thu mua
giữa các nhà máy với bà con. Các nhà máy cũng phải sòng phẳng trong đánh giá lượng
đường trong mía để định giá hợp lý. Về phía người sản xuất, bà con nông dân cần đầu tư
giống mía cao sản, nhằm tăng năng suất, cho sản lượng, đáp ứng yêu cầu của các nhà
máy. [5]

25


×