Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Khảo sát cấu trúc điệp và đối trong thành ngữ tiếng việt luận văn thạc sỹ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.58 KB, 84 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

Lê thị viên

Khảo sát cấu trúc điệp và đối trong
thành ngữ tiếng việt
CHUYÊN NGàNH: NGÔN NGữ HọC
Mã số: 60.22.01

LUậN VĂN THạC Sĩ NGữ VĂN
Ngời hớng dẫn khoa học:
pgs. ts. Hoàng trọng canh


2

Vinh - 2011


3

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, Khoa sau Đại học
Trường Đại học Vinh và các thầy cô giáo đã trực tiếng giảng dạy, hướng dẫn
tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy lớp
Cao học Ngôn ngữ khóa 17 tại Trường Đại học Vinh.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc PGS.TS Hoàng Trọng
Canh, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
tốt nghiệp.


Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những
thiếu sót. Mong nhận được các ý kiến phê bình, góp ý của Hội đồng chấm
luận văn tại Đại học Vinh, các thầy cô giáo và đồng nghiệp để công trình
nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn.
Tác giả

Lê Thị Viên


MỤC LỤC
MỤC LỤC.......................................................................................................................................................4
.......................................................................................................................................................................5
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................................6


DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG

MỤC LỤC.......................................................................................................................................................4
.......................................................................................................................................................................5
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................................6

QUY ƯỚC VIẾT TẮT
B -T: bằng - trắc
C - P: chính - phụ
C - V: chủ - vị


6

MỞ ĐẦU

1. Lý do chon đề tài
Ngôn ngữ của một dân tộc vừa là phương tiện giao tiếp quan trọng
nhất, vừa là công cụ để phản ánh tư duy. Ngoài ra ngôn ngữ còn có chức năng
tàng trữ, lưu giữ những tinh hoa, tri thức, bản sắc văn hoá của dân tộc.
Thành ngữ là đơn vị ngôn ngữ mang tính dân tộc sâu sắc. Nó thường
xuyên có mặt trong lời ăn tiếng nói của mỗi người dân trong cuộc sống. Bất
kỳ nơi đâu, trong thời gian nào thì thành ngữ cũng có thể xuất hiện, khi viết
chuyện, khi viết thư, khi giao tiếp với nhau. Nó là một sản phẩm quý báu
cùng với kho tàng tục ngữ ca dao. Nói cách khác, thành ngữ được sáng tạo ra
trong quá trình sinh hoạt quần chúng. Vì thế, chúng thường xuyên xuất hiện
trong môi trường dân dã. Tất cả những đặc điểm trên làm thành ngữ trở thành
một đối tượng hấp dẫn đối với nghiên cứu không chỉ ở ngành ngôn ngữ mà
còn ở nhiều ngành khác: dân tộc học, văn hoá.
Tuy nhiên có một thực tế cần thấy rằng lâu nay thành ngữ tuy vẫn được
xem là một đơn vị đặc biệt của ngôn ngữ, nhưng trong từ vựng, ‘‘từ’’ lại
chiếm vai trò chủ đạo, có số lượng vô cùng lớn. Do đó các nhà ngôn ngữ học,
các giáo trình ngôn ngữ thường tập trung nghiên cứu‘‘từ’’ mà ít chú ý thành
ngữ, hoặc nếu có nhắc thành ngữ cũng chỉ là so sánh. Trong mấy thập kỷ gần
đây thành ngữ bắt đầu được quan tâm và chú trọng nghiên cứu nhiều. Gần
đây, đặc biệt là sự ra đời của công trình "Thành ngữ học tiếng Việt" của GS.
TS Hoàng Văn Hành, có thể nói đây là một dấu mốc quan trọng trong tiến
trình nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt. Trong chuyên khảo này tác giả đi sâu
nghiên cứu cấu trúc thành ngữ đối xứng, phương thức cấu tạo nghĩa, đi sâu
vào cơ cấu nội dung và hình thức của các kiểu loại. Tuy nhiên, tác giả chưa đi
sâu nghiên cứu các kiểu cấu tạo của thành ngữ. Do đó có thể nói từ trước đến
nay, việc đi sâu vào nghiên cứu cấu tạo của thành ngữ, trong đó có vấn đề


7


điệp - đối trong các thành ngữ còn là vấn đề bỏ ngõ cần được tiếp tục khảo
sát, nghiên cứu.
Tính chất điệp và đối là hai tính chất có thể xem là một đặc trưng của
thành ngữ, chi phối toàn bộ cấu trúc thành ngữ. Nghiên cứu vấn đề này của
thành ngữ là công việc vô cùng khó khăn. Đã có một số bài viết đề cập tới vấn
đề này nhưng chưa có bài viết nào đi sâu tìm hiểu một cách cụ thể đầy đủ vấn
đề này trong thành ngữ tiếng Việt.
Đó là những lý do chủ yếu khiến chúng tôi chọn ‘‘Khảo sát cấu trúc
điệp và đối trong thành ngữ tiếng Việt’’ làm nội dung nghiên cứu cho luận
văn này.
2. Lịch sử vấn đề
Thành ngữ tiếng Việt là di sản văn hoá vô cùng quý báu của dân tộc, là
đơn vị biểu hiện tập trung nhất, cô đọng nhất lời ăn, tiếng nói, cách cảm, cách
nghĩ của dân tộc. Thành ngữ biểu hiện trí thông minh, óc sáng tạo, lời nói tài
tình của nhân dân lao động. Nói cách khác, thành ngữ đã thể hiện phong tục,
tập quán, lối sống, cách ứng xử của từng dân tộc.
Ngành thành ngữ học xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới vào đầu thế kỷ
XX và Charle Bally được xem là người đặt cơ sở khoa học cho sự cần thiết
phải nghiên cứu những cụm từ cố định trong ngôn ngữ - đó là thành ngữ.
Ở Việt Nam, thành ngữ học chưa được xem là một bộ môn ngôn ngữ
học. Quá trình tìm tòi nghiên cứu thành ngữ đã diễn ra khá chậm, với những
bài viết lẻ tẻ, rải rác, sau đó là những chương, phần trong các sách ngôn ngữ.
Sau một thời gian dài thành ngữ tiếng Việt mới thật sự được quan tâm như
một đối tượng của ngôn ngữ học, một đối tượng nghiên cứu riêng, ngày càng
có nhiều bài viết, những tiểu luận khoa học, và đặc biệt là các chuyên khảo
lớn của các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu về thành ngữ trên các bình diện
khác nhau.


8


Sau đây có thể khái quát lại các quá trình nghiên cứu thành ngữ tiếng
Việt như sau:
2.1. Trước năm 1970
Thành ngữ được xem chủ yếu trong các giáo trình từ vựng học, trong
các chương dành cho tục ngữ, ca dao...hoặc là một phần, mục trong các công
trình nghiên cứu của Viện ngôn ngữ học. Ở đây thành ngữ chỉ được xem với
tư cách là những đơn vị định danh trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, hoặc chỉ
được xem xét như những đơn vị thuộc phạm trù văn hoá.
Những công trình sưu tập, biên soạn từ điển đã manh nha cho việc
nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt. Đầu tiên đó là sự xuất hiện ngẫu nhiên của
thành ngữ bên cạnh tục ngữ. Các tác giả biên soạn từ điển đã dùng thành ngữ
vào cuối mục từ để minh họa cho việc dùng từ trong từ điển tiếng Việt. Và
cùng với nó, bước đầu thành ngữ đã được giải thích, thu thập và làm rõ với
một số lượng tương đối lớn. Và cũng từ đây, thành ngữ đã bắt đầu được chú ý
và nghiên cứu, sưu tập...
Tác phẩm, công trình nghiên cứu thành ngữ đầu tiên của nước ta là:
“Về tục ngữ và ca dao” của Phạm Quỳnh (1921). Cùng với ca dao và tục ngữ,
thành ngữ được nhắc đến trong sự đối chiếu và so sánh.
Với công trình: “Những so sánh trong tiếng An Nam” (1925) nhà ngôn
ngữ học người Pháp V. Barbier là người nước ngoài đầu tiên nghiên cứu
thành ngữ tiếng Việt.
Tập sách được coi là hợp tuyển đầu tiên có chứa một số lượng thành
ngữ lớn là cuốn: “Tục ngữ và phong dao” của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc
(1928). Tuy nhiên ở tập sách này, tác giả chưa có được sự phân biệt giữa các
loại ngữ cố định, đặc biệt là sự phân biệt giữa tục ngữ và thành ngữ tiếng
Việt. Do đó thành ngữ đã được sưu tập và đưa vào lẫn lộn với các loại ngữ cố
định khác.



9

Sau cách mạng Tháng Tám thành ngữ đã được chú trọng nghiên cứu
nhiều hơn do công việc giảng dạy, cũng như những đòi hỏi về nghiên cứu...
Cũng từ đây thành ngữ mới có được sự so sánh, phân biệt khá rạch ròi với tục
ngữ và các ngữ cố định khác.
Từ năm 1970, việc nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt mới thật sự có
được cơ sở khoa học.
2.2. Sau năm 1970
Sau một thời gian dài của những tìm tòi, khảo nghiệm ban đầu, đến lúc
này công việc tìm hiểu, nghiên cứu thành ngữ mới thật sự bắt đầu. Thành ngữ
đã trở thành một đối tượng nghiên cứu khoa học độc lập.
Đầu tiên là sự xuất hiện của khá nhiều bài viết thành ngữ tiếng Việt
trên các Tạp chí Ngôn ngữ về các phương diện khác nhau:
Cù Đình Tú: “Hồ Chủ Tịch dùng thành ngữ, tục ngữ”, Tạp chí Ngôn
ngữ, số 2/1970. Nguyễn Văn Mệnh: “Bước đầu tìm hiểu sắc thái tu từ của
thành ngữ tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ số 3/1971. Nguyễn Văn Mệnh: “Về
ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ”, Tạp chí Ngôn ngữ số 3/1971. Cù Đình
Tú: “Góp ý về phân biệt thành ngữ và tục ngữ”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 1/1973.
Nguyễn Thành Giang: “Về khái niệm thành ngữ tiếng Việt", Tạp chí Ngôn
ngữ số 3/1975. Nguyễn Đức Dân: “Ngữ nghĩa của thành ngữ và tục ngữ”, Tạp
chí Ngôn ngữ số 3/1986. Nguyễn Văn Mệnh: “Góp phần xác định khái niệm
thành ngữ, tục ngữ”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3/1986. Hoàng Văn Hành: “Tính
biểu trưng của thành ngữ trong tiếng Việt”, Văn hoá dân gian, số 1/1987.
Có thể khẳng định rằng các bài viết này đã góp phần xác định khái
niệm thành ngữ tiếng Việt một cách cụ thể, rõ ràng và có cơ sở, bên cạnh đó
việc phân biệt thành ngữ với tục ngữ cũng đã chỉ ra được những đặc trưng cơ
bản của thành ngữ tiếng Việt. Một số bài viết cũng đã chỉ ra được những đặc
trưng cơ bản của thành ngữ tiếng Việt. Nhưng nhìn chung do dung lượng hạn



10

hẹp, cho nên những bài viết này chỉ có ý nghĩa tham khảo, mà chưa góp ích
được nhiều cho công việc giảng dạy và nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt trên
bình diện rộng lớn.
Năm 1979, sự ra đời của công trình "Thành ngữ tiếng Việt" của
Nguyễn Lực, Lương Văn Đang được xem như mốc quan trọng nhất trong tiến
trình nghiên cứu, tìm hiểu, sưu tầm thành ngữ tiếng Việt. Mặc dù cuốn sách
đã không bao quát được một khối lượng lớn thành ngữ tiếng Việt nhưng nó đã
trở thành tài liệu bổ ích, là căn cứ, cơ sở cho việc nghiên cứu, tìm hiểu thành
ngữ một cách khoa học và chuyên sâu hơn. Cuốn sách đã sưu tập được hơn
3000 thành ngữ tiếng Việt. Nói chung đây là những thành ngữ quen thuộc,
hay dùng, và gần gũi với đời sống nhân dân. Chương mở đầu tác giả đã khái
quát rõ tình hình nghiên cứu, sưu tập thành ngữ tiếng Việt.
Trong một số giáo trình ngôn ngữ học, sách ngôn ngữ học các tác
giả cũng đã đề cập đến vấn đề thành ngữ ở những mức độ và những
phương diện khác nhau:“Vấn đề cấu tạo từ tiếng Việt hiện đại” của Hồ Lê
(1976); “Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại” (Nguyễn Văn Tu) (1976); “Từ
và nhận diện từ tiếng Việt” (Nguyễn Thiện Giáp) (1996); “Từ và các bình
diện từ vựng tiếng Việt” (Đỗ Hữu Châu) (1996); “Từ vựng học tiếng
Việt” (Nguyễn Thiện Giáp) (1998)
Trong đó đáng chú ý nhất là hai công trình:
+ Trong công trình "Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại" của Nguyễn Văn
Tu, tác giả đã nêu lên khái niệm thành ngữ tiếng Việt và đã căn cứ vào kết cấu
ngữ pháp để chia thành ngữ thành hai loại chính là: câu đơn giản và câu phức
hợp, sau đó tác giả chia nhỏ thành các tiểu loại. Như vậy ở đây tác giả đã
khẳng định thành ngữ là đơn vị câu, phần lớn là những câu rút gọn. Tuy nhiên
trong thực tế thành ngữ chỉ là những cụm từ cố định.



11

+ Trong công trình "Từ vựng học tiếng Việt" của Nguyễn Thiện Giáp.
Trong chương 1 tác giả đã dành dung lượng số trang khá lớn cho thành ngữ
tiếng Việt. Tác giả đã nêu khái niệm thành ngữ tiếng Việt, phân loại thành
ngữ- đây là vấn đề mà tác giả đi sâu nghiên cứu nhất. Tác giả đã phân loại
thành ngữ gồm: thành ngữ hoà kết và thành ngữ hợp kết. Bên cạnh đó tác giả
cũng đi vào phân biệt ngữ định danh và cụm từ tự do. Trong sự phân biệt này,
tác giả đã chỉ ra nhiều đặc trưng ở thành ngữ tiếng Việt về cấu tạo cũng như
ngữ nghĩa.
Cũng năm 1998, một cuốn từ điển giải thích thành ngữ đã ra đời, đó là
cuốn: “Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt” (Nguyễn Như Ý) chủ biên,
(viện Ngôn ngữ học thuộc trung tâm Khoa học Xã hội và nhân văn quốc gia,
NXBGD, 1998). Trên cơ sở kế thừa, chọn lọc, phát triển, tổng hợp các kết
quả mà các tác giả đi trước đã đạt được, cuốn sách đã thu thập được khối
lượng lớn thành ngữ tiếng Việt gồm hơn 3000 thành ngữ (tuy nhiên đây cũng
chỉ là những thành ngữ tiếng Việt thông dụng nhất). Đặc biệt sau sự chú thích
và lý giải, tác giả còn đưa ra rất nhiều dẫn chứng về sử dụng thành ngữ đó
một cách rõ ràng .
Gần đây nhất, cuốn sách: “Thành ngữ học tiếng Việt” của GS.TS
Hoàng Văn Hành ra đời, đó là kết quả sau bao năm tìm tòi, say mê và nghiên
cứu thành ngữ tiếng Việt của tác giả, là chuyên khảo mà tác giả ấp ủ từ lâu.
Sau những bài viết lẻ tẻ về thành ngữ tiếng Việt của mình trên các tạp chí
Ngôn ngữ, cuốn sách đã đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu thành ngữ tiếng Việt
trên cả phương diện cấu trúc và ý nghĩa. Ông đã phân loại thành ngữ tiếng
Việt dựa trên phương thức tạo nghĩa và cấu trúc. Từ đó, ông đã xem mỗi tiểu
loại là một nội dung vấn đề khảo sát, và cứ theo cách lưỡng phân này ông tiếp
tục phân thành những tiểu loại nhỏ hơn để tiếp tục đi vào khảo sát. Trong
chương 5, tác giả đi vào khảo sát giá trị và nghệ thuật sử dụng thành ngữ, và



12

chương 6: thành ngữ từ góc nhìn của văn hoá học, cuối cùng là sự sưu tập
cung cấp một tài liệu cơ sở về vốn thành ngữ tiếng Việt đã được sắp xếp vào
hệ thống. Tuy nhiên tất cả những vấn đề này chủ ý của tác giả không đưa ra
những kết luận, những điều khẳng định cuối cùng về các kiến giải khoa học
của mình, mà chỉ muốn bỏ ngỏ, nhường chỗ cho những nghiên cứu tiếp theo,
những hướng quan tâm mới.
Có thể nói “Thành ngữ học tiếng Việt” của GS.TS Hoàng Văn Hành là
một công trình nghiên cứu và sưu tập thành ngữ tiếng Việt quy mô nhất lần
đầu tiên có mặt ở nước ta mà mục đích cuối cùng là nhằm đặt nhiệm vụ xây
dựng một bộ môn độc lập của ngôn ngữ học là thành ngữ học.
Như vậy, quá trình khởi xướng, manh nha, tìm tòi, sưu tập, nghiên cứu
thành ngữ tiếng Việt là cả một chặng đường dài. Từ đó có thể nhận ra những
khó khăn, thách thức trong việc nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt.
Trước hết xét về mặt đối tượng nghiên cứu: Thành ngữ là một hiện
tượng phức tạp, một đối tượng ngôn ngữ đa diện. Mặc dù có cấu trúc khá bền
vững, nhưng thành ngữ không có sự đồng nhất về hình thái, nội dung, chức
năng của một đơn vị ngôn ngữ, ngược lại thành ngữ là một đơn vị có sự giao
thoa với nhiều đơn vị ngôn ngữ khác: tục ngữ, từ, ca dao, cụm từ tự do... Đó
không chỉ là khó khăn trong việc nghiên cứu, tìm hiểu mà còn là khó khăn
trong việc xác định đối tượng cho thật chính xác. Điều đó đòi hỏi các nhà
ngôn ngữ phải đưa ra được những tiêu chí cụ thể, có cơ sở khoa học nhất định
cho việc xác định và phân xuất thành ngữ tiếng Việt.
Như vậy, về cấp độ của thành ngữ, các nhà nghiên cứu đã không có
được sự thống nhất:
- Có ý kiến cho rằng: thành ngữ là đơn vị cấu tạo cùng cấp độ với từ,
nằm trong hệ thống từ vựng.

- Ý kiến khác cho rằng: thành ngữ là những câu rút gọn (Nguyễn Văn Tu).


13

- Thành ngữ là những cụm từ cố định, là những ngữ cố định.
Do những khó khăn trên, nên công việc tìm hiểu, khảo sát, sưu tập
thành ngữ tiếng Việt chưa có được sự chuyên sâu và quy mô cần thiết, tương
xứng với vai trò vị trí của nó.
Tóm lại, đối với vấn đề cấu trúc điệp và đối các bài viết có liên quan
đến thành ngữ đã đề cập đến ít nhiều nhưng chưa có tác giả nào dành trọn
chuyên mục riêng cho việc nghiên cứu cấu trúc điệp và đối trong thành ngữ
tiếng Việt như một đối tượng.
Luận văn này được viết với hy vọng bù lấp một phần nhỏ khoảng trống ấy.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Luận văn này nhằm chỉ ra tính chất điệp và đối trong cấu tạo của
thành ngữ tiếng Việt.
3.2. Qua việc khảo sát cấu trúc điệp và đối trong thành ngữ tiếng Việt
chúng tôi hi vọng phần nào giúp người tiếp nhận tác phẩm thấy được vai trò
của điệp và đối trong thành ngữ tiếng Việt.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đề tài này chúng tôi tiến hành tìm hiểu khảo sát tính chất điệp và
đối trong cấu tạo của thành ngữ tiếng Việt. Tư liệu nghiên cứu là từ hai cuốn:
- Thành ngữ tiếng Việt (Nguyễn Lực, Lương Văn Đang) [7]
- Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt (Nguyễn Như Ý - chủ biên) [29]
4.2. Nghiên cứu cấu trúc điệp và đối trong thành ngữ tiếng Việt
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thống kê phân loại
5.2. Phương pháp phân tích tổng hợp
6. Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài này chúng tôi khảo sát chỉ ra cấu trúc điệp và đối trong thành
ngữ tiếng Việt.


14

7. Cái mới của đề tài
Đây là đề tài đầu tiên đi vào nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt trên bình
diện cấu trúc điệp và đối.
Ở đề tài này cung cấp cho chúng ta tư liệu với số lượng điệp và đối
trong thành ngữ tiếng Việt cũng như đặc điểm về điệp và đối trong thành ngữ
được công bố.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo luận văn này gồm 3
chương:
Chương 1: Một số giới thuyết liên quan đến đề tài
Chương 2: Điệp trong thành ngữ tiếng Việt
Chương 3: Đối trong thành ngữ tiếng Việt


15

Chương 1
MỘT SỐ GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm về thành ngữ
1.1.1. Định nghĩa
Thành ngữ là một bộ phận quan trọng trong vốn từ của ngôn ngữ.
Tiếng Việt có một khối lượng thành ngữ rất phong phú và đa dạng. Thành
ngữ giới thiệu một cách cô đọng cụ thể, sinh động một hình ảnh, một hiện
tượng, một trạng thái, một tính cách…của tự nhiên, xã hội và con người. Do

đó có thể nói: kho tàng thành ngữ tiếng Việt là di sản văn hoá vô cùng quý
báu của dân tộc.
Xung quanh vấn đề khái niệm thành ngữ tiếng Việt đã có nhiều ý kiến
khác nhau:
Tác giả Nguyễn Văn Tu đã xác lập: “Thành ngữ là cụm cố định mà
các từ trong đó đã mất đi tính độc lập đến một trình độ cao về nghĩa, kết
hợp làm thành một khối vững chắc, hoàn chỉnh. Nghĩa của chúng không
phải là nghĩa của thành tố tạo ra. Có thể có tính hình tượng hoặc cũng có
thể không có” [26;189].
Cũng quan điểm trên, tác giả Đái Xuân Ninh trong cuốn: "Hoạt động
của từ tiếng Việt" cũng đưa ra định nghĩa: “Thành ngữ là một cụm từ cố định
mà các yếu tố tạo thành đã mất đi tính độc lập ở cái mức nào đó và kết hợp lại
thành một khối tương đối vững chắc và hoàn chỉnh” [21;23].
Tác giả Nguyễn Văn Mệnh, trong khi so sánh thành ngữ và tục ngữ
cũng đã khẳng định: “Mỗi thành ngữ cũng chỉ là một cụm từ, chưa phải là
một câu hoàn chỉnh” [19;12].
Tác giả Nguyễn Thiện Giáp cũng cho rằng: “Thành ngữ nằm trong kết
cấu” (tiếng kết hợp với tiếng sẽ thành những đơn vị cao hơn - gọi chung là kết


16

cấu). Cũng tác giả này trong: "Từ vựng học tiếng Việt" khi bàn về thành ngữ
cũng đưa ra nhận định: “Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn
chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm…bên cạnh nội dung trí tuệ, các thành
ngữ bao giờ cũng kèm theo sắc thái bình giá, cảm xúc nhất định” [8;12].
Tác giả "Từ điển thuật ngữ văn học" (Lê Bá Hán – chủ biên) đã đưa ra
định nghĩa về thành ngữ tiếng Việt là: “Đoạn câu, cụm từ có sẵn tương đối cố
định bền vững không nhằm diễn đạt ý, một nhận xét mà nhằm thể hiện một
quan niệm dưới một hình thức sinh động, hàm súc… Dù ngắn hay dài, xét về

nội dung ý nghĩa cũng như về chức năng ngữ pháp thành ngữ cũng chỉ tương
đương như từ, nhưng là từ đã được tô điểm và nhấn mạnh nghĩa bằng sự diễn
đạt sinh động, có nghệ thuật” [10; 297].
Tác giả Nguyễn Lực, Lương Văn Đang trong cuốn "Thành ngữ tiếng
Việt" cũng đã khẳng định: “Thành ngữ cũng là những cụm từ cố định, hoặc
những ngữ cố định có nội dung ngữ nghĩa sâu rộng nên nó đã giữ được nhiều
khái niệm thuộc về truyền thống. Những khái niệm này đã phản ánh được
nhiều mặt tri thức về giới tự nhiên và đời sống xã hội của các thời đại đã sản
sinh ra nó trên đất nước Việt Nam" [7;7].
Tác giả Nguyễn Văn Tu lại có một cách nhìn nhận khác về thành ngữ
tiếng Việt. Theo tác giả thì: “Những thành ngữ tiếng Việt phần lớn là những
câu rút gọn, hoặc đủ các thành phần chủ yếu, thứ yếu hoặc một vài thành
phần. Phần lớn thành ngữ được cấu tạo bởi bốn thực từ, cũng có một số thành
ngữ trên bốn thực từ”[26;76].
Tác giả Dương Quảng Hàm trong "Việt Nam văn học sử yếu" (1943)
trong khi so sánh thành ngữ và tục ngữ cũng đã khẳng định: “Thành ngữ là
những lời có sẵn để ta tiện dùng mà diễn đạt một ý hoặc một trạng thái gì cho
câu có màu mè”. Từ đó tác giả mở rộng thêm: Nội dung của thành ngữ là nội
dung của những khái niệm. Thành ngữ là một hiện tượng, hình thức phát triển


17

của từ ngữ là từ ghép, từ láy, là cụm từ cấu tạo thành lời nói hay, bóng bẩy,
màu mè. Giới hạn thấp nhất của thành ngữ là câu.
Tuy có nhiều cách hiểu khác nhau chưa thống nhất, nhưng chung quy
lại, từ trước đến nay các nhà nghiên cứu cũng đã tập trung khẳng định các đặc
điểm cơ bản của thành ngữ:
- Về hình thức: mỗi thành ngữ là một cụm cố định có kết cấu bền vững
và tương đối chặt chẽ, đã lập thành sẵn trong kho tàng ngôn ngữ và được xã

hội quen dùng như một thực từ.
- Về nội dung: thành ngữ đã giới thiệu một cách cô đọng, cụ thể, sinh
động một hình ảnh, một hiện tượng, một trạng thái, một tâm lý, một tính
cách… của tự nhiên, xã hội và con người.
- Về sử dụng: thành ngữ dù dài hay ngắn chúng đều được sử dụng
tương đương như từ.
1.1.2. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ
Thời kỳ đầu do chưa có những tiêu chí để xác định thành ngữ do đó
những người sưu tập tục ngữ đã vô tình sưu tập cả thành ngữ và xem đó là tục
ngữ. Dần dần thành ngữ tiếng Việt được quan tâm, được tìm tòi và nghiên
cứu. Từ đó người ta mới có sự tách bạch giữa thành ngữ và tục ngữ. Cũng từ
đây rất nhiều bài viết đã đi sâu vào vấn đề này, thậm chí trong những chuyên
khảo, những tiểu luận nhỏ, những bài viết trên các tạp chí Ngôn ngữ các nhà
nghiên đã đi vào phân biệt thành ngữ và tục ngữ để từ đó đưa ra các khái
niệm và đặc trưng riêng của thành ngữ tiếng Việt.
Để nhận diện thành ngữ, truyền thống ngữ văn học, ngôn ngữ học đã cố
gắng để xác định ranh giới giữa thành ngữ, quán ngữ và tục ngữ. Nhưng lâu
nay trong ngôn ngữ học, các nhà nghiên cứu thường chú ý nhiều tới thành
ngữ và tục ngữ. Bởi vì giữa thành ngữ và tục ngữ có nhiều nét tương đồng.


18

Nhưng qua việc nghiên cứu chúng tôi thấy thành ngữ và tục ngữ lại khác nhau
về bản chất, thuộc hai phạm trù khác nhau.
1.1.2.1. Về cấu trúc
Thành ngữ và tục ngữ là những tổ hợp từ cố định song thành ngữ tồn
tại dưới dạng cụm từ còn tục ngữ tồn tại dưới dạng câu hoàn chỉnh. Theo
GS.TS Hoàng Văn Hành, tục ngữ không những là một câu hoàn chỉnh mà
“Có thể nhận định tục ngữ là một câu - thông điệp nghệ thuật” [11;32]. Sự

khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ về cấu trúc được Nguyễn văn Mệnh
nhận định “Về hình thức ngữ pháp, nói chung mỗi thành ngữ chỉ là một cụm
từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh. Tục ngữ thì khác hẳn mỗi tục ngữ tối
thiểu là một câu”. Theo quan điểm ngữ pháp chức năng, tục ngữ luôn có cấu
trúc đề thuyết. Thí dụ : Gần mực/thì đen, nước mưa/là cưa trời, người ta/là
hoa đất… Ngay cả những câu tục ngữ tồn tại như những cụm từ cố định thì
bản chất vẫn là cấu trúc đề thuyết. Ví dụ như: Cây/cau; rau/cải, nhân ngãi/vợ,
đầy tớ/con…
Vấn đề nhập nhằng là ở một số thành ngữ có hình thức tồn tại là một
câu, thậm chí là một câu ghép như: Cá/nằm trên thớt; chó/ ngáp phải ruồi,
trống/đánh xuôi, kèn/ thổi ngược…Đối với những thành ngữ này thì tiêu
chí cấu trúc không thể phân biệt được mà phải dựa vào tiêu chí khác đó là
ngữ nghĩa.
1.1.2.2. Về ngữ nghĩa
GS. Cù Đình Tú khẳng định “Sự khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và
tục ngữ là ở sự khác nhau về chức năng, thành ngữ là những đơn vị định
danh, về mặt này thành ngữ tương đương như từ, còn tục ngữ thì cũng như
các sáng tạo khác của dân gian như ca dao, truyện cổ tích đều là các thông
báo” [27-40]. Có nghĩa là nó thông báo một nhận định nào đó của thế giới
khách quan.


19

Nội dung của thành ngữ là những nội dung của khái niệm, còn nội dung
của tục ngữ là nội dung của những phán đoán. Cho nên nội dung của thành
ngữ phần lớn là cái hình chiếu của những yếu tố tạo thành. Nói khác đi phải
hiểu nó theo nghĩa bóng do mối tương quan hình ảnh của những yếu tố tạo
thành xác định. Ví dụ: Nếm mật nằm gai có nghĩa là chịu đựng gian khổ,
Đứng núi này trông núi nọ có nghĩa là dao động, thay đổi. Hầu như không có

trường hợp nào nghĩa của thành ngữ được hiện ra trên cơ sở phân tích những
thành tố của nó như những tục ngữ sau: Nhất nước nhì phân, cỏ gà trắng thì
mưa… Chính chức năng định danh ấy xác định thành phần của nó, kể cả
những khi nó có một kết cấu bình thường là một cụm chủ vị như tục ngữ. Ví
dụ: “Nước đổ lá khoai” (phí công không có tác dụng). Từ đó chúng ta có thể
thấy rằng thành ngữ dùng các hình ảnh biểu trưng để biểu thị khái niệm hay
nói cách khác thành ngữ là tổ hợp từ chỉ có nghĩa định danh.
Tục ngữ thì khác hẳn, nó không biểu thị khái niệm như thành ngữ
mà biểu thị những phán đoán, miêu tả một sự kiện, một hoàn cảnh thực tế.
Nghĩa của tục ngữ là một phán đoán, một sự đánh giá, một sự khẳng định
về một chân lý, một lẽ thường đối với một nền văn hóa nào đó, nghĩa là
một tư tưởng hoàn chỉnh. Ví dụ: Nước mưa là cưa trời biểu trưng cho sức
bào mòn ghê gớm của nước mưa. Đó là một chân lý cụ thể được điển hình
hóa. Tục ngữ biểu thị phán đoán bằng hình tượng biểu trưng. Ví dụ: Quá
mù ra mưa không dừng lại ở sự miêu tả một hiện tượng cá biệt của thiên
nhiên. Tính chân thực và điển hình của nó đã khiến người ta liên hệ từ
những mối quan hệ giữa cái cụ thể của thiên nhiên đến những mối liên hệ
tương tự trong đời sống, trong tư duy của con người, nhiều khi nâng lên
thành một triết lý sâu sắc. Đó là: mỗi sự vật có một chừng mực nhất định.
Nếu vượt qua giới hạn đó thì sự vật này sẽ chuyển thành sự vật kia. Đó
chính là cái mà người nói muốn thông báo.


20

Như vậy đặc trưng ngữ nghĩa cho phép chúng ta phân biệt được thành
ngữ và tục ngữ. Thành ngữ là những tổ hợp mang tính định danh còn tục ngữ
là những tổ hợp có nghĩa thông báo. Cho nên thành ngữ là những đối tượng
của từ vựng học còn tục ngữ là một thông điệp, là sản phẩm của ngôn ngữ, là
đối tượng của văn học dân gian.

Tuy nhiên có những trường hợp tục ngữ được dùng như những thành
ngữ. Đó là hiện tượng trung gian giữa thành ngữ và tục ngữ. Đối với những
trường hợp như thế theo chúng tôi phải vận dụng vào tiêu chí khác đó là tiêu
chí chức năng dụng học.
1.1.2.3. Tiêu chí chức năng dụng học
Trên đây là tiêu chí phân biệt thành ngữ và tục ngữ trên cơ sở về mặt lý
thuyết còn trong hoạt động hành chức thì khác, có khi thành ngữ được sử
dụng như tục ngữ và ngược lại. Trong những trường hợp như thế thì tiêu chí
chức năng dụng học cho phép chúng ta xác định được tư cách của các đơn vị
này. Tiêu chí này chỉ áp dụng lâm thời khi các đơn vị khác đang hành chức.
Ví dụ: Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau, đục nước béo cò, ăn cây nào
rào cây ấy… Đây là những đơn vị vốn là tục ngữ nhưng nhiều khi chúng
được sử dụng như những thành ngữ. Chúng tôi xin đơn cử một trường hợp để
chúng ta thấy rõ được điều đó. Thí dụ: Ăn cỗ đi trước lội nước theo sau là
một tục ngữ. Đây là một phán đoán, một chân lý, một lẽ thường có tính kinh
nghiệm trong cuộc sống cũ và do đó là một lời khuyên. Lời khuyên đó là:
trong đời sống xã hội nên tính toán sao cho mình có lợi nhất và gặp ít thiệt
thòi nhất còn ai sao thì mặc. Nhưng trong ngữ cảnh: “Mỗi người phải ra sức
góp công, góp của để xây dựng nước nhà. Chớ nên ăn cỗ đi trước lội nước
theo sau” (Hồ Chí Minh) lúc này câu tục ngữ đã mất tính nhận xét, là một
chân lý, mất tính chất là một lời khuyên mà biểu thị một thái độ sống đáng


21

phê phán: thái độ tự tư tự lợi chỉ biết có mình còn ai ra sao thì mặc. Lúc này
câu tục ngữ hoạt động như là thành ngữ.
Rõ ràng tục ngữ khi dùng như thành ngữ thì đã có sự thay đổi về chức
năng, hình thức cụ thể có thể vẫn giữ nguyên, nhưng cấu tạo bên trong đã
thay đổi.

Mặt khác có một số đơn vị vốn là thành ngữ nhưng khi đi vào ngữ cảnh
lại có thể trở thành tục ngữ. Thí dụ: Đàn gẩy tai trâu. Đây là một thành ngữ
chỉ những việc làm vô ích, không có tác dụng vì người tiếp thu không hiểu.
Nhưng trong ngữ cảnh:
Đàn đâu mà gẩy tai trâu
Đạn đâu bắn sẻ, gươm đâu chém ruồi
Thành ngữ này không còn là một tổ hợp định danh nữa mà ý nghĩa của
nó đã phát triển thành một phán đoán có tính khuyên răn của tục ngữ. Bài ca
khuyên chúng ta đừng làm những việc hão huyền mất công vô ích.
Đối với những trường hợp như thế chúng ta phải nhận thấy rằng, tục
ngữ khi dùng đúng chức năng của nó thì thường độc lập với văn cảnh,
thường được dùng như một câu độc lập với các câu khác, hoặc như một
thành phần biệt lập trong câu. Còn thành ngữ thì ít khi dùng tách biệt, mà
thường là một thành phần hoặc bộ phận của thành phần trong câu. Nói cách
khác, do đặc điểm của mình nên thành ngữ lệ thuộc vào câu hơn tục ngữ.
Qua sự phân tích trên đây chúng ta thấy giữa thành ngữ và tục ngữ tuy có
một số nét tương đồng có thể chuyển hóa cho nhau, nhưng về bản chất là
khác nhau, xét cả về mặt hình thái cấu trúc cũng như về mặt ngữ nghĩa, nội
dung biểu đạt và chức năng của chúng trong giao tiếp xã hội. Sự khác biệt
ấy thể hiện “Thành ngữ là tổ hợp từ đặc biệt, biểu hiện những khái niệm
một cách bóng bẩy, còn tục ngữ là những câu ngôn bản đặc biệt, biểu thị
những phán đoán một cách nghệ thuật”[10;31].


22

1.1.3. Khái quát về cụm từ cố định
1.1.3.1. Khái niệm
Trong tiếng Việt, bên cạnh cụm từ tự do chúng ta còn có cụm từ
cố định (hay còn gọi là ngữ cố định): “Ngữ cố định là các cụm từ (ý

nghĩa có tính chất là ý nghĩa của cụm từ, cấu tạo là cấu tạo của cụm từ)
nhưng đã cố định hoá, cho nên cũng có tính chất chặt chẽ, sẵn có, bắt
buộc, có tính chất xã hội như từ” (Theo Đỗ Hữu Châu- Từ vựng ngữ
nghĩa tiếng Việt - NXBGD, 1999) [4;71].
Như vậy, so với cụm từ tự do thì sự khác biệt cơ bản nhất của cụm từ
cố định là về hình thức của nó (các từ tạo nên nó, trật tự và quan hệ giữa các
từ) là cố định.
Không chỉ khác với cụm từ tự do mà ngữ cố định (cụm từ cố định) còn
có sự khác nhau cơ bản với tục ngữ: trong khi ngữ cố định có tính chất tương
đương với câu, tương đương với nghĩa của cụm từ thì nghĩa của tục ngữ là
một phán đoán, một sự đánh giá, một sự khẳng định về một chân lý, một lẽ
thường đối với một nền văn hoá nào đó, nghĩa là một tư tưởng hoàn chỉnh.
Ngữ cố định có tính chất chặt chẽ, cố định. Tuy nhiên trong hành chức
khi vào trong câu văn, câu thơ cụ thể, chúng vẫn có sự biến đổi. Sự biến đổi
này đa dạng hơn, tự do hơn trong các biến thể của từ phức:
- Ngữ cố định có thể rút gọn:
Đông như mắc cửi - Như mắc cửi
Đỏ mặt tía tai - Đỏ mặt
- Ngữ cố định có thể mở rộng, thêm thành phần:
Dai như kẹo - Dai như kẹo kéo
Dâng lên như nước - Dâng lên như nước thuỷ triều
- Từ trong ngữ cố định cũng có thể được thay thế bằng những từ cùng
trường nghĩa hoặc đồng nghĩa:


23

Chó ngáp phải ruồi - Chó đớp phải ruồi
Vong ân bội nghĩa - Vong ơn bội nghĩa
Giá trị ngữ nghĩa của ngữ cố định: ngữ cố định có cấu trúc ngữ nghĩa

tương đương với cấu trúc ngữ nghĩa của cụm từ tự do, có nghĩa là ý nghĩa
của ngữ cố định có thể truyền đạt thành một cụm từ tự do trong đó có một
từ trung tâm, hoặc một cụm từ trung tâm và những thành phần phụ bổ sung
cho ý nghĩa của thành phần trung tâm những sắc thái phụ. Ý nghĩa của
thành phần trung tâm là ý nghĩa nòng cốt của ngữ cố định, quy định phạm
vi biểu vật của ngữ đó.
Dựa vào giá trị ngữ nghĩa của ngữ cố định mà chúng ta có:
- Những ngữ cố định mà từ trung tâm nằm ngay trong ngữ thì đồng
nghĩa một cách hiển nhiên với từ có sẵn:
Dốt có chuôi
Dốt đặc cán mai
Hồn xiêu phách lạc
Thần hồn nát thần tính
Hồn vía lên mây
- Những ngữ cố định mà thành phần trung tâm được suy ra không phải
là một từ mà là một cụm từ thì không đồng nghĩa với một từ đã có sẵn nào cả.
Ví dụ:
Ôm cây đợi thỏ
Đầu đuôi xuôi ngược
Anh hùng rơm
Có thể tóm tắt những đặc điểm của ngữ cố định về mặt ngữ nghĩa gồm:
- Tính biểu trưng: Các ngữ cố định là những bức tranh thu nhỏ về
những vật thực, việc thực cụ thể, riêng lẻ được nâng lên để nói về cái phổ
biến, khái quát, trừu tượng.


24

- Tính dân tộc: Thể hiện trước hết ở các tài liệu, tức là các vật thực,
việc thực…mà ngữ cố định dùng làm biểu trưng cho nội dung của chúng.

Ngoài ra tính dân tộc của ngữ cố định còn thể hiện ở chính nội dung của nó.
- Tính hình tượng và tính cụ thể: Tính hình tượng của thành ngữ có ý
nghĩa phổ biến, khái quát, song các ngữ cố định không phải có thể dùng cho
bất cứ sự vật, hiện tượng nào miễn là nó có đặc điểm hay tính chất mà ngữ
biểu thị.
- Tính biểu thái: Các ngữ cố định thường làm theo thái độ, cảm xúc, sự
đánh giá có thể nói lên hoặc lòng kính trọng, hoặc sự ưu ái, hoặc sự xót
thương, hoặc sự không tán thành, hoặc lòng khinh bỉ, thái độ chê bai, sự phủ
định…của chúng ta đối với người, vật hay việc được nói tới.
1.1.3.2. Phân loại ngữ cố định (cụm từ cố định)
Có thể phân chia các ngữ cố định tiếng Việt (cụm từ cố đinh) về hình
thức theo các kết cấu cú pháp gốc của chúng. Loại trừ các ngữ cố định gốc
Hán thì các ngữ cố định tiếng Việt được phân thành hai loại lớn:
- Ngữ cố định có kết cấu c - v
- Ngữ cố định có kết cấu c - p
Các ngữ cố định có kết cấu c - p lại có thể chia nhỏ căn cứ vào thành
phần trung tâm:
+ Ngữ cố định có kết cấu cụm danh từ c- p
Màn trời chiếu đất
Quê cha đất tổ
Toà ngang dãy dọc
+Ngữ cố định có kết cấu cụm động từ c-p
Bắn như mưa
Cưỡi hổ về nhà
Chạy long tóc gáy


25

+ Ngữ cố định có kết cấu là cụm tính từ c-p

Bầm gan tím ruột
Yếu như sên
To gan lớn mật
+ Ngữ cố định có kết cấu cụm số từ
Năm cha sáu mẹ
Ba cọc ba đồng
Năm thê bảy thiếp
Trong từng loại này, chúng ta lại có thể chia nhỏ ra thành nhiều tiểu
loại khác. Chính nhờ sự phân loại ngữ cố định phát hiện ra được những đặc
trưng về ngữ nghĩa cũng như cấu trúc của các ngữ cố định.
Sở dĩ chúng tôi khảo sát ngữ cố định (cụm từ cố đinh) vì hầu hết ý kiến
của các nhà nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt đều thống nhất rằng: thành ngữ
là những cụm từ cố định. Do đó những đặc trưng về ngữ nghĩa, về cấu tạo của
ngữ cố định chính là những đặc trưng cơ bản của thành ngữ Việt. Nắm rõ
những đặc trưng này chúng tôi sẽ có cơ sở để khảo sát, phân loại thành ngữ
tiếng Việt.
1. 2. Đặc trưng của thành ngữ
Thành ngữ là đơn vi định danh bậc hai có chức năng sử dụng tương
đương như từ. Thành ngữ tiếng Việt không chỉ có số lượng lớn mà còn phong
phú đa dạng về cách thức phản ánh và phương tiện biểu hiện. Cho nên thành ngữ
có giá trị hiệu quả cao trong sử dụng. Nó được ví là đội quân tinh nhuệ của ngôn
ngữ dân tộc. Tạo nên giá trị đó là do các đặc trưng của thành ngữ quy định.
1.2.1. Đặc trưng về cấu trúc
1.2.1.1. Tính cố định về hình thái - cấu trúc
Thành phần từ vựng của thành ngữ nói chung là ổn định, nghĩa là các
yếu tố tạo nên thành ngữ hầu như được giữ nguyên trong sử dụng mà trong


×