Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Khảo sát vốn từ chỉ nghề cá trong phương ngữ nghệ tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.58 KB, 92 trang )

Mở đầu
I . Lí do chọn đề tài
1.1 Khác với một số quốc gia đa dân tộc khác, Việt Nam chỉ có một
một ngôn ngữ đợc lựa chọn làm ngôn ngữ quốc gia, đó là tiếng Việt. Cùng với
sự phát triển hàng nghìn năm của lịch sử dân tộc là sự phát triển của tiếng Việt.
Cho đến nay, tiếng Việt đã trở thành công cụ t duy và giao tiếp quan trọng bậc
nhất của ngời Việt qua các thế hệ.
Trong quá trình sử dụng, các thế hệ ngời Việt đã không ngừng mài giũa,
sáng tạo khiến cho tiếng nói của dân tộc ngày càng trở nên phong phú, ngày
càng hoàn thiện.
Với hàng vạn đơn vị từ và đơn vị tơng đơng, tiếng Việt đã trở thành một
chỉnh thể gồm nhiều hệ thống có liên quan chặt chẽ với nhau. Các hệ thống từ
(hay các lớp từ) đã phản ánh độ phong phú của vốn từ tiếng Việt, đồng thời
phản ánh sự sáng tạo của con ngời Việt trong quá trình học tập và sử dụng
tiếng Việt.
1.2 Trong số các lớp từ vựng của vốn từ tiếng Việt, chúng ta dễ dàng
nhận thấy vốn từ toàn dân là lớp từ có số lợng lớn nhất, chung nhất, và đợc sử
dụng đại chúng nhất. Bên cạnh vốn từ toàn dân còn có các lớp từ vựng khác
nh vốn từ địa phơng, vốn từ thuật ngữ , vốn từ lóng, vốn từ nghề nghiệp....
Trong các lớp từ đó, lớp từ chỉ nghề nghiệp vẫn là lớp từ còn ít đợc chú
ý. Do đó, tiến hành tìm hiểu vốn từ chỉ nghề nghiệp sẽ cho chúng ta thấy rõ
hơn không chỉ về đặc điểm của một lớp từ mà còn thấy sự đa dạng và phong
phú của vốn từ tiếng Việt.
1.3 Việt Nam là quốc gia nằm bên bờ biển Đông, có bờ biển dài hơn
3260 km. Đã từ rất lâu, biển và đại dơng không chỉ gắn bó với đời sống của
ngời dân mà còn có mối quan hệ mật thiết với sự trờng tồn của đất nớc. Chính
1


vì vậy, nghề cá là một trong những nghề nghiệp có tính chất truyền thống của
ngời dân Việt.


Khảo sát vốn từ chỉ nghề cá, khảo sát vốn từ của một trong những nghề
truyền thống để nhằm thấy đợc mối quan hệ giữa từ nghề nghiệp và từ toàn
dân; đồng thời thấy đợc những dấu ấn văn hoá trong các tên gọi và cách gọi tên
của nhng c dân làm nghề này.
1.4 Nghệ Tĩnh, mảnh đất từng đợc xem nh một Việt Nam thu nhỏ
không chỉ về điều kiện tự nhiên, lịch sử văn hoá mà cả ngôn ngữ. Phơng
ngữ Nghệ Tĩnh còn là đại diện tiêu biểu cho phơng ngữ Bắc Trung Bộ. Khảo
sát vốn từ chỉ nghề cá trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh, chúng tôi mong muốn thấy
đợc một vài nét về đặc điểm cấu tạo, sự hiện diện cũng nh những đặc trng về
mặt xã hội học của lớp từ này; chúng tôi những mong qua một hiện tợng ngôn
ngữ để hiểu thêm về đời sống tinh thần của con ngời và mảnh đất xứ Nghệ,
đồng thời thấy đợc sự phong phú cũng nh sự biến đổi của ngôn ngữ dân tộc
trong một khu vực cụ thể.
Trên đây là những lí do để chúng tôi thực hiện đề tài Khảo sát vốn
từ chỉ nghề cá trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh. Hi vọng, việc nghiên cứu một
lớp từ cụ thể ở một khu vực cụ thể sẽ gặp nhiều thuận lợi trong quá trình
điều tra, khảo sát và tìm hiểu. Từ đó có thể rút ra những kết luận xác đáng
về lớp từ này.
II . Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Cho đến nay việc nghiên cứu từ nghề nghiệp vẫn cha đợc quan tâm đúng
mức. Kết quả nghiên cứu về từ nghề nghiệp chủ yếu mới dừng lại ở các quan
niệm, định nghĩa của một số tác giả đa ra trong các giáo trình về từ vựng-ngữ
nghĩa hoăch dẫn luận ngôn ngữ. Chẳng hạn có thể tìm thấy các định nghĩa về
từ nghề nghiệp qua các giáo trình của:
- Nguyễn Văn Tu Từ và vốn từ Tiếng Việt hiện đại- NXB Đại học
và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội 1978.
2


- Đỗ Hữu Châu Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt- NXB Khoa học xã

hội, Hà Nội 1989.
- Hoàng Thị Châu- Tiếng Việt trên các miền đất nớc- NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội 1989.
- Nguyễn Thiện Giáp- Từ vựng học tiếng Việt- NXB Đại học và Trung
học chuyên nghiệp, Hà Nội 2002.
Những năm gần đây, vốn từ chỉ nghề nghiệp đợc nhiều ngời nghiên
cứu nh:
- Trần Thị Ngọc Lang- Nhóm từ có liên quan đến sông nớc trong phơng ngữ Nam Bộ- Phụ trơng ngôn ngữ , số 2, Hà Nội 1982.
- Phạm Hùng Việt- Về từ ngữ nghề gốm- Viện ngôn ngữ học, Hà Nội
1989.
- Nguyễn Nhã Bản, Hoàng Trọng Canh Văn hoá ngời Nghệ qua vốn
từ vựng nghề cá- Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam A, số 1, năm 1996.
- Lơng Vĩnh An- Vốn từ chỉ nghề cá ở tỉnh Quảng Nam và thành
phố Đà Nẵng- Luận văn Thạc sỹ, Đại học Vinh 1998.
- Võ Chí Quế Tên gọi các bộ phận của cái cày qua một số thổ ngữ
Thanh Hoá- Ngữ học trẻ 99, NXB Nghệ An 2000.
- Nguyễn Viết Nhị Vốn từ vựng chỉ nghề trồng lúa trong phơng
ngữ Nghệ Tĩnh- Luận văn Thạc sỹ , Đại học Vinh 2002.
- Phan Thị Mai Hoa Thế giới thực tại trong con mắt ngời Nghệ
Tĩnh qua tên gọi một số nhóm từ cụ thể- Khoá luận tốt nghiệp, Đại học Vinh
2002
Ngoài ra còn có một số bài viết của tiến sỹ Hoàng Trọng Canh nh Phơng thức định danh một số nhóm từ chỉ nghề cá và trồng lúa trong phơng
ngữ Nghệ Tĩnh, Hội thảo khoa học Ngữ học trẻ năm 2004. Hay bài viết
Thực tế nghề cá đợc phân cắt , chọn lựa qua tên gọi và cách gọi tên

3


trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh, Tạp chí khoa học Trờng đại học Vinh năm
2004

Nhìn chung các bài viết đã đi vào khảo sát tên gọi, nghiên cứ sụ phản
ánh thực tại của các từ, chỉ ra nét độc đáo của lớp từ nghề nghiệp trên từng địa
phơng cụ thể.
Nh vậy, việc nghiên cứu từ nghề nghiệp ngày càng đợc quan tâm, chú ý;
không chỉ về khái niệm chung mà ngày càng có nhiều những nghiên cứu cụ thể
về từ nghề nghiệp. Cũng đã có một số bài viết về từ chỉ nghề cá trong phơng
ngữ Nghệ Tĩnh, nhng Khảo sát vốn từ chỉ nghề cá trong ph ơng ngữ Nghệ
Tĩnh là đề tài đầu tiên có tính chất độc lập và tơng đối toàn diện.
Khảo sát từ nghề cá trên một phạm vi hẹp là phơng ngữ Nghệ Tĩnh, do
đó, những cứ liệu mà chúng tôi đa ra phân tích có thể còn bó hẹp; song nó đã
phần nào làm rõ đợc điều mà chúng tôi muốn nói, bởi vì, nh chúng tôi đã trình
bày ở trên, nghề cá là một nghề truyền thống lâu đời của ngời Nghệ và phơng
ngữ Nghệ Tĩnh cũng là phơng ngữ đại điện tiêu biểu nhất cho vùng phơng ngữ
Bắc Trung Bộ.
III . Đối tợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu.
Đối tợng và phạm vi nghiên cứu:
Với mục đích yêu cầu của luận văn là khảo sát và chỉ ra những đặc điểm
của lớp từ chỉ nghề cá trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh nên trong quá trình tiến
hành đề tài, chúng tôi đã dựa chủ yếu vào kết quả t liệu điền dã của một số địa
phơng nổi tiếng về nghề cá trên mảnh đất Nghệ Tĩnh nh: Quỳnh Lu, Diễn
Châu, Nghi Lộc (thuộc tỉnh Nghệ An), Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Nghi Xuân
(thuộc tỉnh Hà Tĩnh).
Ngoài ra, chúng tôi còn kết hợp nguồn t liệu trong cuốn Từ điển tiếng
địa phơng Nghệ Tĩnh của nhóm tác giả: Nguyễn Nhã Bản (chủ biên), Hoàng
4


Trọng Canh, Phan Mậu Cảnh, Nguyễn Hoài Nguyên ( NXB văn hoá thông tin,
1999). Đồng thời, để so sánh sự khác biệt trong cách gọi tên và tên gọi của từ
nghề nghiệp địa phơng Nghệ Tĩnh với từ nghề nghiệp toàn dân, chúng tôi đã

khảo sát đối chiếu từ trong cuốn Từ điển tiếng Việt Hoàng Phê (chủ
biên).
Khảo sát lớp từ vựng chỉ nghề cá trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh là đi vào
các nhóm từ cụ thể chỉ công cụ, sản phẩm và hoạt động sử dụng công cụ trong
quá trình sản xuất của nghề .
Mục đích nghiên cứu.
Khảo sát từ nghề nghiệp mà cụ thể là lớp từ chỉ nghề cá ở địa phơng
Nghệ Tĩnh là góp phần làm cho bức tranh về từ chỉ nghề nghiệp ở Nghệ Tĩnh
hiện lên đầy đủ. Qua đó thấy đợc những nét đặc điểm riêng của lớp từ này
trong phơng ngữ và dấu ấn văn hoá ẩn chìm trong nó.
Mặt khác, việc nghiên cứu vốn từ nghề nghiệp còn cho chúng ta thấy đợc vai trò đóng góp của lớp từ này trong sự đa dạng, phong phú của vốn từ địa
phơng nói riêng và trong tiếng Việt nói chung. Nh vậy, đề tài giúp chúng ta
thấy đợc mối quan hệ giữa từ nghề nghiệp và từ toàn dân; phơng ngữ và vai trò
của nó. Đề tài còn là một dẫn chứng cụ thể chứng minh cho mối quan hệ giữa
ngôn ngữ và văn hoá.
Ngoài những mục đích trên, đề tài còn hớng đến những mục đích cụ thể
sau:
+ Cung cấp t liệu về từ chỉ nghề trong phơng ngữ, điều mà lâu nay các
giáo trình đều ít nhắc đến.
+ Qua sự đối chiếu so sánh giữa lớp từ chỉ nghề nghiệp toàn dân và lớp
từ chỉ nghề nghiệp địa phơng Nghệ Tĩnh, qua sự so sánh những tên gọi khác
nhau của các vùng trong địa phơng để thấy đợc sự phong phú về vốn từ và về
cách liên tởng; từ đó để thấy cách t duy và tri nhận văn hoá của mỗi vùng là
5


không giống nhau. Cụ thể, đề tài giúp chúng ta thấy đợc lăng kính chủ quan và
sự phân cắt thực tại của con ngời trên mảnh đất này.

IV . Phơng pháp nghiên cứu.

Xuất phát từ mục đích, đối tợng nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng
những phơng pháp sau:
1.

Phơng pháp điền dã, điều tra, phỏng vấn
Chúng tôi trực tiếp điều tra ở một số địa phơng có nghề cá lâu đời,

chọn đối tợng để phỏng vấn là những ng dân cao tuổi có nhiều kinh nghiệm
trong nghề, cũng nh những cơ sở sản xuất các sản phẩm về cá nổi tiếng
phỏng vấn về tên gọi của các loại sản phẩm và lí do đặt tên .
2.

Phơng pháp thống kê, tập hợp, phân loại.

Thống kê, tập hợp vốn từ nghề nghiệp rồi phân loại chúng theo những
tiêu chí khác nhau, theo từ loại.
3.

Phơng pháp so sánh , đối chiếu:

Đối chiếu từ nghề nghiệp địa phơng với từ nghề nghiệp toàn dân; từ
nghề cá vùng này với từ nghề cá vùng khác; so sánh phân biệt từ nghề nghiệp
với từ toàn dân, từ địa phơng, thuật ngữ khoa học.
4.

Phơng pháp phân tích nghĩa

Qua phân loại, so sánh, đối chiếu, chúng tôi sẽ đi vào phân tích ngữ
nghĩa một số từ cũng nh hình thức cấu tạo của chúng để thấy đợc thế giới thực
tại đã đợc phản ánh qua lăng kính chủ quan của cộng đồng c dân làm nghề cá ở

Nghệ Tĩnh nh thế nào.

V . Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục; phần nội
dung của luận văn gồm có 3 chơng. Đó là:
6


Chơng I: Cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài.
Chơng II: Đặc điểm vốn từ chỉ nghề cá trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh.
Chơng III: Sắc thái văn hoá địa phơng Nghệ Tĩnh qua tên gọi và cách
gọi tên lớp từ chỉ nghề cá trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh.

7


Nội dung
Chơng I
Cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài.

1.

Ngôn ngữ toàn dân và phơng ngữ.

Ngôn ngữ là một hiện tợng xã hội đặc biệt: chế độ, hình thái xã hội có
thể thay đổi nhng ngôn ngữ vẫn vận động theo qui luật riêng của nó. Cùng với
sự vận động và phát triển của đời sống xã hội, ngôn ngữ cũng chuyển biến và
phát triển theo.
Con đờng hình thành ngôn ngữ dân tộc gắn liền với sự phát triển của lịch
sử xã hội. Ngôn ngữ dân tộc là sản phẩm của một thời đại lịch sử nhất định.

Thời đại hình thành thống nhất dân tộc, ngôn ngữ dân tộc cũng đợc thống nhất
theo. Tính thống nhất của tiếng Việt nằm trong qui luật chung của ngôn ngữ,
cho nên dù ở thế kỷ nào, trên vùng đất nào thuộc nớc Việt Nam thống nhất thì
ngôn ngữ đó vẫn là ngôn ngữ Việt.
Tiếng Việt thống nhất trong sự đa dạng; điều đó có nghĩa là ở mặt biểu
hiện, trong cácvùng địa lí dân c khác nhau, trên từng tầng lớp xã hội ngời
dùng, bên cạnh một cái mã chung, tiếng Việt có những biểu hiện khác nhau.
Ngôn ngữ địa phơng hay phơng ngữ vận động trong lòng ngôn ngữ dân
tộc Việt; các phơng ngữ nh những mảnh đất màu mỡ, muôn màu muôn vẻ
hình thành bức tranh ngôn ngữ toàn dân thống nhất phong phú đa sắc màu.
Khi nói đến tính thống nhất và đa dạng của ngôn ngữ toàn dân (ở đây là
tiếng Việt) cũng có nghĩa chúng ta thừa nhận sự tồn tại của phơng ngữ trong
lòng ngôn ngữ dân tộc. Do qui luật phát triển không đều trên các vùng lãnh
thổ, do những điều kiện địa lí văn hoá xã hội khác nhau, do những biến đổi liên
tục của ngôn ngữ cho nên phơng ngữ vẫn nằm trong lòng ngôn ngữ dân tộc.
Nếu không có sự phân bố tách biệt về mặt địa lí dân c thì sẽ không có
phơng ngữ, bởi sự ngăn cách về không gian địa lí làm cho giao tiếp giữa các

8


vùng diễn ra khó khăn, không thờng xuyên, không liên tục vì thế đã tạo ra
những thói quen sử dụng ngôn ngữ khác nhau.
Nhng nguyên nhân sâu xa tạo nên phơng ngữ chính là do qui luật phát
triển, biến đổi của ngôn ngữ. Sự vận động nội tại của ngôn ngữ tạo nên sự khác
biệt về cách sử dụng ngôn ngữ giữa các vùng địa lí dân c. Nơi thì sử dụng dạng
thức mới của ngôn ngữ, nơi thì vẫn duy trì cách sử dụng cũ. Dần dần đã tạo
nên độ chênh trong các sử dụng ngôn ngữ giữa các vùng, vì thế mà tạo nên sự
khác nhau ít nhiều về ngôn ngữ giữa các vùng.
Nói cách khác, nếu ngôn ngữ là một tập hợp những thói quen tập quán

nói năng thì sự tác động từ bên trong cấu trúc hệ thống ngôn ngữ làm cho ngôn
ngữ liên tục biến đổi và sự biến đổi đó đợc thể hiện ở mặt hành chức, ở hoạt
động giao tiếp, đã làm thay đổi thói quen ngôn ngữ, tạo ra sự khác biệt trong
ngôn ngữ giữa các vùng, giữa các tầng lớp trong xã hội.
Nh vậy, phơng ngữ là một biến thể của ngôn ngữ dân tộc trên một vùng
địa lý dân c hay tầng lớp xã hội nào đấy. Những biến thể, hay những khác biệt
ấy lại đợc ngời ở địa phơng đó quen dùng. Cho nên, tập hợp những từ ngữ có ít
nhiều khác biệt với ngôn ngữ toàn dân trên các phơng diện (ngữ âm, từ vựng,
ngữ pháp) lại đợc ngời của địa phơng đó quen dùng thì gọi là phơng ngữ.
Ngôn ngữ toàn dân và phơng ngữ vừa có tính thống nhất vừa có tính
khác biệt; trong đó tính thống nhất đóng vai trò chủ đạo làm cơ sở cho sự
thống nhất của ngôn ngữ quốc gia; tính khác biệt tạo nên chất riêng, nét độc
đáo của từng phơng ngữ, đồng thời là yếu tố tạo nên sự đa dạng cho ngôn ngữ
quốc gia.
Mối quan hệ giữa ngôn ngữ toàn dân với phơng ngữ là mối quan hệ giữa
cái chung với cái riêng; giữa cái bất biến thể và cái biến thể; giữa cái trừu tợng
và cái cụ thể.
Ngôn ngữ toàn dân là thống nhất nhng trong biểu hiện lại rất đa dạng.
Tính đa dạng của ngôn ngữ biểu hiện ở những sự khác nhau trên các bình diện

9


địa lí dân c, trên các tầng lớp xã hội khác nhau, trong các phong cách chức
năng khác nhau.
Vậy, phơng ngữ là một biểu hiện của tính đa dạng ngôn ngữ đó.
Xét theo bình diện địa lí dân c, tiếng Việt có nhiều vùng phơng ngữ khác
nhau. Trong đó phơng ngữ Nghệ Tĩnh là một trong những vùng còn bảo lu
nhiều yếu tố cổ của tiếng Việt. Sự khác biệt về ngữ âm, ngữ nghĩa giữa vốn từ
phơng ngữ Nghệ Tĩnh với vốn từ ngôn ngữ toàn dân và vốn từ các phơng ngữ

khác là khá rõ nét. Vì thế việc nghiên cứu phơng ngữ Nghệ Tĩnh nói chung, từ
nghề nghiệp trong phơng ngữ nói riêng có thể đóng góp phần cứ liệu cho việc
nghiên cứu lịch sử và vốn từ tiếng Việt.
2.

Vốn từ ngôn ngữ toàn dân và vốn từ phơng ngữ.

Khi nói đến ngôn ngữ dân tộc, hay nói đến một phơng ngữ nào đó không
thể không nói đến một bình diện vô cùng quan trọng của ngôn ngữ, đó là vốn
từ.
Vốn từ của một ngôn ngữ là một khối thống nhất toàn bộ từ, ngữ cố định
của một ngôn ngữ, đợc tổ chức theo một qui luật nhất định, nằm trong những
mối quan hệ hữu cơ với nhau.
Vốn từ của một ngôn ngữ bao chứa trong nó nhiều lớp từ vựng khác
nhau. Nói cách khác, nếu vốn từ là một hệ thống thì trong vốn từ của ngôn ngữ
toàn dân có nhiều tiểu hệ thống. Mỗi tiểu hệ thống nh vậy cũng đợc xem là vốn
từ nếu xét theo môt tiêu chí, quan niệm nhất định. Ví dụ nh xét về phạm vi sử
dụng, ranh giới địa lí thì chúng ta có vốn từ toàn dân, vốn từ địa phơng (vốn từ
phơng ngữ). Nếu xét theo tính chất xã hội, nghề nghiệp ta lại có vốn từ nghề
nghiệp, vốn từ thuật ngữ khoa học.v.v..
Trong vốn từ nói riêng, ngôn ngữ nói chung, từ là đơn vị hạt nhân của
vốn từ, là đơn vị cơ bản trung tâm của ngôn ngữ; là công cụ hoạt động lời nói;
là phần cấu trúc cấu tạo lời nói. Xét lời nói trên nhiều phơng diện khác nhau
nh: chức năng hành chức; trong quan hệ phản ánh với thực tại; về cấu trúc cấu
tạothì ở phơng diện nào từ cũng là đơn vị cơ bản nhất.
10


Trong ngôn ngữ, từ vừa là đơn vị thực tại, vừa là đơn vị tiềm ẩn. Không
có một đơn vị nào trong ngôn ngữ lại có thể đảm trách đợc nhiều chức năng

nh từ. Ngoài chức năng định danh là cơ bản, ở từ còn tiềm ẩn nhiều chức năng
khác. Trong cấu tạo, trong hoạt động lời nóitừ có thể biến hoá khôn l ờng với
những mức độ khác nhau, có thể đóng vai trò yếu tố có chức năng cấu tạo tơng
tự nh hình vị, hoặc có thể cùng với ngữ điệu mà trở thành câu thực hiện chức
năng thông báo.
Nghiên cứu nghĩa của từ nói riêng, ngữ nghĩa của vốn từ nói chung dù
với mục đích phơng hớng nào, có ý thức hay không có ý thức, ở cấp độ nào
cũng liên quan đến từ. Hiển nhiên việc nghiên cứu từ nói riêng, vốn từ nói
chung cũng gặp nhiều khó khăn, vì từ trong phơng ngữ có những quan hệ
chằng chéo đan xen, nó có thể vừa nằm trong vốn từ ngôn ngữ toàn dân, lại có
thể nằm trong vốn từ phơng ngữ. Vì vậy, có những từ và nhóm từ ta có thể xếp
chúng vào nhóm này và cũng có thể xếp chúng vào nhóm kia.
Nghĩa của mỗi từ là cụ thể nhng trong từng ngữ cảnh cụ thể lại khác
nhau; nhiều khi trong sử dụng, từ xuất hiện những sắc thái nghĩa mới khác với
ý nghĩa truyền thống. Hơn nữa khi nghiên cứu nghĩa của từ, ngữ nghĩa của vốn
từ ta sẽ thấy rất phức tạp. Nghiên cứu từ nghề nghiệp trong phơng ngữ nói
chung, ngời ta phải tiến hành đối chiếu từ trong vốn từ toàn dân và cả trong
vốn từ phơng ngữ. Do nhiều nguyên nhân mà ta thấy, sự tơng ứng về nghĩa của
từ trong phơng ngữ nói chung, từ chỉ nghề nói riêng với từ trong ngôn ngữ toàn
dân theo từng cặp một ít có sự sóng đôi toàn vẹn; mức độ đồng nhất và phân li
về nghĩa giữa từ ngôn ngữ toàn dân với từ trong phơng ngữ khá phức tạp.
Việc xem xét nghiên cứu vốn từ chỉ nghề của một phơng ngữ hay của
một ngôn ngữ là việc vô cùng phức tạp vì từ nghề nghiệp trong phơng ngữ
không chỉ là biến thể của ngôn ngữ toàn dân ở một địa phơng cụ thể và có sự
khác biệt với ngôn ngữ toàn dân cũng nh các phơng ngữ khác về ngữ âm, từ
vựng, ngữ pháp và còn có thể là biến thể của từ trong phơng ngữ đó. Sự biến
đổi của ngôn ngữ có tính lịch sử và các biến thể của ngôn ngữ chồng lớp lên
11



nhau theo thời gian. Từ nghề nghiệp nói riêng, phơng ngữ nói chung ngoài
những cái chung, cơ bản mang tính thống nhất với ngôn ngữ toàn dân, còn có
những nét dị biệt. Chính những khác biệt, không trùng khớp ấy giúp chúng ta
tìm hiểu kỹ hơn mối quan hệ giữa từ nghề nghiệp với vốn từ toàn dân và vốn từ
địa phơng. Đây là mối quan hệ đa chiều về không gian và thời gian của qui luật
phát triển biến đổi và tồn tại của ngôn ngữ. Khi đối sánh ngôn ngữ toàn dân với
phơng ngữ trong đó có lớp từ nghề nghiệp, ta thấy sự khác biệt đầu tiên chính
là ngữ âm. Sự khác biệt lớn thứ hai chính là ngữ nghĩa. Vốn từ của phơng ngữ
trong đó có vốn từ chỉ nghề với vốn từ của ngôn ngữ toàn dân, khác biệt nhau,
trớc hết là do sự phát triển của lịch sử ngữ âm từ vựng ngữ nghĩa nói riêng,
ngôn ngữ nói chung của tiếng Việt.
Từ trong vốn từ vựng ngôn ngữ toàn dân hoặc từ trong vốn từ của các phơng ngữ trong đó có lớp từ chỉ nghề khác nhau có thể rất đa dạng với những
mức độ phơng diện khác nhau. Có thể đó là sự khác nhau hoàn toàn (không có
quan hệ về âm và nghĩa) vì chúng có nguồn gốc, sự vay mợn, tiếp xúc và giao
thoa ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau. Cũng có thể sự khác nhau giữa các từ
trong từ vựng của phơng ngữ so với từ trong ngôn ngữ toàn dân chỉ là ở dung lợng ngữ nghĩa rộng hay hẹp, số lợng nghĩa nhiều hay ít.
Vốn từ vựng của ngôn ngữ toàn dân với vốn từ vựng của phơng ngữ,
ngoài cái mã chung giống nhau còn có những nét dị biệt; chính những nét khác
biệt ấy đã thể hiện rõ bản sắc văn hoá của c dân vùng phơng ngữ. Vốn từ phơng ngữ góp phần khu biệt địa phơng này với địa phơng khác trong một quốc
gia.
Việc nghiên cứu, chỉ ra mối quan hệ giữa vốn từ toàn dân với vốn từ phơng ngữ trong đó có lớp từ chỉ nghề giúp chúng ta hình dung đợc phần nào lịch
sử phát triển biến đổi của ngôn ngữ. Vốn từ vựng phơng ngữ nói chung, từ chỉ
nghề nói riêng góp phần vun đắp, xây dựng ngôn ngữ văn hoá ngày càng phát
triển.

12


3.


Vốn từ nghề nghiệp trong phơng ngữ và trong vốn từ toàn

3.1

Khái niệm vốn từ nghề nghiệp.

dân.
3.1.1 Khái niệm từ nghề nghiệp.
Theo giáo s Đỗ Hữu Châu, từ vựng nghề nghiệp bao gồm những đơn vị
từ vựng đợc sử dụng để phục vụ các hoạt động sản xuất và hành nghề của các
ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và các ngành lao động trí
óc(nghề thuốc, ngành văn th).[9, tr.234 ].
Nh vậy, từ nghề nghiệp chỉ sinh ra và tồn tại trong quá trình sản xuất của
nghề. Trong quá trình hoạt động, từ ngữ nghề nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố
do hoạt động sản xuất của nghề qui định. Nói cách khác, từ nghề nghiệp chỉ có
ý nghĩa trong môi trờng của nó.
Nguyễn Văn Tu trong giáo trình Từ vựng học tiếng Việt hiện đại cũng
đã so sánh Những từ ngữ nghề nghiệp khác thuật ngữ ở chỗ đợc chuyên dùng
để trao đổi miệng về chuyên môn chứ không phải dùng để viết. Từ nghề nghiệp
còn khác thuật ngữ ở chỗ chúng gợi cảm, gợi hình ảnh có nhiều sắc thái vui
đùa[23,tr.126].
Khi so sánh từ nghề nghiệp với thuật ngữ khoa học thì Nguyễn Văn Tu
đã nhấn mạnh phơng thức truyền miệng của từ nghề nghiệp, và cũng chính phơng thức truyền miệng này mà từ nghề nghiệp mang tính khẩu ngữ rõ nét; tác
giả còn đề cập đến tính chất gợi hình gợi cảm của từ nghề nghiệp. Mặt khác, từ
nghề nghiệp sản sinh là do yêu cầu của nghề, nh vậy nó cũng sẽ mất đi khi
nghề đó không còn tồn tại. Đó chính là tính lâm thời của từ nghề nghiệp. Xét
trên bình diện ngôn ngữ học, thì từ ngữ nghề nghiệp không có vốn ngôn ngữ
riêng. Khi một nghề nào đó ra đời, cần phải có từ ngữ để đặt tên cho những
công cụ, sản phẩm, quá trình trong nghề. Vốn từ đó, ngời ta lấy ngay trong
vốn từ toàn dân và vốn từ địa phơng để lâm thời gọi tên cho các đối tợng trong

nghề. Do vậy, ý nghĩa của từ nghề nghiệp chỉ tồn tại trong bối cảnh của nghề
nghiệp mà thôi.
13


Từ nghề nghiệp chỉ ra đời khi có một nghề mới ra đời; do nghề thủ công
tồn tại và phát triển trong một phạm vi hẹp nên tính xã hội của từ nghề nghiệp
bị hạn chế. Từ nghề nghiệp mang tính thực dụng rõ nét. Cũng chính vì thế mà
khả năng hoạt động của từ nghề nghiệp hạn chế, nó gần nh biệt lập trong phạm
vi hoạt động của nghề. Tuy nhiên cũng có một số nghề truyền thống, phạm vi
hoạt động rộng nh nghề trồng lúa, nghề cáthì tính biệt lập gần nh không có.
Do từ nghề nghiệp đợc lấy trong vốn từ toàn dân và vốn từ địa phơng nên
tính địa phơng thể hiện rõ nét trên hình thức ngữ âm của từ, sau đó là ngữ pháp
và từ vựng ngữ nghĩa.
Nh vậy, từ nghề nghiệp là các từ ngữ đặc trng cho cho ngôn ngữ của
các nhóm ngời thuộc cùng một nghề nghiệp hoặc cùng một lĩnh vực hoạt động
nào đó. [21,tr.389].
3.1.2 Khái niệm vốn từ nghề nghiệp.
Nh chúng tôi đã trình bày (ở mục 1.2), vốn từ là toàn bộ những từ ngữ cố
định của một ngôn ngữ, đợc tổ chức theo những quan hệ nhất định, nằm trong
những mối quan hệ hữu cơ với nhau.
Vậy vốn từ nghề nghiệp là toàn bộ những từ ngữ của những ngời làm
một nghề nào đấy trong xã hội dùng phục vụ cho hoạt động sản xuất hành
nghề của nghề đó.
3.2

Vốn từ nghề nghiệp trong phơng ngữ và trong vốn từ toàn dân.

Từ toàn dân là lớp từ vựng cơ bản nhất, quan trọng nhất cuả mỗi ngôn
ngữ; từ vựng toàn dân là cơ sở cho sự thống nhất ngôn ngữ dân tộc, là bộ phận

nòng cốt của từ vựng văn học. Từ vựng toàn dân biểu thị những sự vật, hiện tợng, những khái niệm quan trọng và cần thiết nhất trong đời sống. Đa số các từ
thuộc vốn từ toàn dân là những từ trung hoà về mặt phong cách.
Quan hệ giữa từ nghề nghiệp và từ toàn dân là quan hệ giao thoa, đan
xen trong qui luật phát triển vận động của ngôn ngữ. Từ nghề nghiệp không có
từ đồng nghĩa tơng ứng trong ngôn ngữ toàn dân; nó là tên gọi duy nhất của
hiện tợng thực tế. Từ nghề nghiệp thờng đợc dùng trong khẩu ngữ của những
14


ngời cùng nghề nghiệp, nó cũng đợc sử dụng trong vốn từ của ngôn ngữ văn
học.
Khi nói đến từ đầu tút không phải ai cũng hiểu đợc nếu ngời đó không
sống trong làng nghề dệt vải.Đầu tút có nghĩa là đầu của một tấm vải, nơi bắt
đầu dệt những sợi đầu tiên. Do thực hiện bằng thao tác thủ công nên bao giờ
cũng cha đều sợi dù ngời dệt đã thạo nghề, vì thế mà tấm vải ở phía đầu tút bao
giờ cũng tha và mỏng.
Mua vải thì mua đầu giàn
Đừng mua đầu tút mà oan trự tiền (đồng tiền).
Câu ca dao trên chính là kinh nghiệm của các bà, các chị khi đi chợ mua
vải.
Sở dĩ có hiện tợng trên là do từ nghề nghiệp không có từ đồng nghĩa
trong ngôn ngữ toàn dân. Từ nghề nghiệp có ý biểu vật cụ thể trong ngành
nghề; nó là tên gọi duy nhất của nghề nghiệp trong thực tế. Từ nghề nghiệp
không đồng nhất với từ toàn dân nhng có một bộ phận từ nghề nghiệp có thể dễ
dàng trở thành ngôn ngữ toàn dân, đó là khi những công cụ sản xuất, những
khái niệm riêng của nghề đã trở nên phổ biến rộng rãi.
Tuy rằng từ nghề nghiệp là lớp từ riêng của một nghề nhng lớp từ đó có
thể đợc phổ biến rộng rãi trong xã hội phụ thuộc vào mức độ và đặc điểm của
nghề. Trong xã hội Việt nam, có những nghề đặc biệt, có tính chất hạn chế về
phạm vi, khu vực hoạt động thì từ nghề nghiệp thuộc các nghề này có phạm vi

hoạt động rất hạn chế. Ví dụ: nghề đúc đồng, nghề sơn mài, nghề gốm, nghề
làm giấyLớp từ nghề nghiệp của những nghề này thì chỉ có ng ời trong nghề
mới hiểu đợc.
Cũng nh thế, đối với những nghề có tính chất lâu đời, mức độ phổ biến
rộng rãi nh nghề trồng lúa, nghề cá thì một bộ phận lớn những từ nghề nghiệp
đã trở thành ngôn ngữ toàn dân.
Với một đất nớc thuộc nền văn minh lúa nớc nh Việt Nam, nơi mà tỷ lệ
c dân trồng lúa chiếm số đông, địa bàn dân c làm nghề lại phân bố rộng từ Bắc
15


đến Nam, từ miền ngợc xuống miền xuôi nên có một số lợng đáng kể những từ
thuộc nghề trồng lúa đã trở nên quen thuộc với mọi ngời và đã trở thành lớp từ
toàn dân.
Chẳng hạn, những từ của nghề trồng lúa nh là: cuốc, cày, bừa, mạ, lúa,
gặt, xay thóc, giã gạođã trở thành từ toàn dân; những từ này ngày nay không
hề xa lạ với những ngời làm ngành nghề khác trong xã hội, chúng đợc dùng
một cách tự nhiên. Đây cũng là một biểu hiện nói lên mối quan hệ khăng khít
giữ vốn từ toàn dân và vốn từ nghề nghiệp.
Tuy vậy, nghề nào cũng có lớp từ nghề nghiệp riêng, nhng mức độ phổ
biến của các từ lại không nh nhau nên có những từ ngữ chỉ riêng ngời trong
nghề mới hiểu và dùng. Ví dụ ở trong từ nghề cá, ngoài những từ quá quen
thuộc với mọi ngời nh: thuyền, lới, đánh cá, thả câu là những từ rất xa lạ với
những ngời ngoài nghề nh: rùng, rẹo, rê, đáyNh vậy trong lớp từ nghề
nghiệp có những từ đợc dùng trong ngôn ngữ toàn dân nhng cũng có những từ
chỉ riêng ngời trong nghề mới hiểu.
Nói một cách khác, từ nghề nghiệp là một trong những nơi cung cấp
thêm vốn từ cho từ toàn dân.
Bất cứ nghề nghiệp nào cũng nằm trong một khu vực địa lí nhất định, và
nó gắn liền với với phơng ngữ của khu vực đó. Mối quan hệ giữa từ nghề

nghiệp và phơng ngữ diễn ra tự nhiên trong đời sống hàng ngày. Mặc dù không
tách biệt khỏi phơng ngữ, song từ nghề nghiệp cũng không hoàn toàn trùng
khít với từ phơng ngữ.
Quan hệ giữa từ nghề nghiệp với từ phơng ngữ là quan hệ tác động qua
lại, đan xen phức tạp. Có những từ nghề nghiệp trùng với từ phơng ngữ, cũng
có những từ nghề nghiệp chỉ chịu ảnh hởng của cách cấu tạo từ phơng ngữ. C
dân của từng địa phơng có thể có những từ riêng để chỉ những đặc điểm riêng
về nghề. Nh lớp từ chỉ nghề trồng lúa trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh. Chẳng hạn:
ló má, bắc má, toóc, cơn toóc Những từ này là những từ nghề nghiệp nh ng
lại mang đặc điểm phơng ngữ về âm và nghĩa. Lại có những từ nghề nghiệp mà
16


phạm vi sử dụng của chúng rất hẹp, chỉ có những ngời trong ngành nghề đó
mới hiểu, thậm chí chỉ một vùng một làng nào đó mới hiểu: vè, que vè, cày

Nh vậy, đặt trong mối quan hệ với phơng ngữ, ngôn ngữ toàn dân, từ
nghề nghiệp vừa có những đặc điểm riêng nhng cũng vừa mang những đặc
điểm chung của lớp từ địa phơng và từ toàn dân. Đi vào khảo sát lớp từ chỉ
nghề cá trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh trên cơ sở các khái niệm đa ra chúng tôi
sẽ chủ yếu miêu tả và đặt nó trong quan hệ với phơng ngữ và từ toàn dân để
xét.
3.3

Vốn từ chỉ nghề cá trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh.

3.3.1 Sơ lợc về nghề cá ở Nghệ Tĩnh.
Nghệ Tĩnh là tên gọi chung cho một mảnh đất thuộc Bắc Trung Bộ, hiện
nay là hai tỉnh : Nghệ An và Hà Tĩnh. Và trong luận văn này chúng tôi dùng
cụm từ Nghệ Tĩnh để chỉ một khu vực địa lý bao gồm hai tỉnh : Nghệ An, Hà

Tĩnh.
Nghệ Tĩnh, bắc giáp Thanh Hoá, nam giáp Quảng Bình, phía tây là nớc
bạn Lào và phía đông là biển. Cũng nh các tỉnh duyên hải miền Trung khác,
Nghệ Tĩnh có một đờng bờ biển tơng đối dài.
Về mặt địa hình của Nghệ Tĩnh hội đủ 3 yếu tố: rừng núi, đồng bằng và
biển. Ba yếu tố này hoà hợp lẫn nhau, bổ sung cho nhau, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc phát triển kinh tế-xã hội, trong đó biển là một trong những thế
mạnh quan trọng. Với 230 km bờ biển, và một ng tròng đánh bắt rộng lớn thì
biển là một tiềm năng tự nhiên to lớn cho sự phát triển của mảnh đất này.
Hàng năm ng dân khai thác đợc hàng trăm ngàn tấn tôm cá và các loại
hải sản khác. C dân làm nghề biển tập trung đông nhất ở các xã ven biển, ven
cửa sông. T liệu trong luận văn này là do chúng tôi đã tiến hành khảo sát ở 6
huyện, những nơi có truyền thống và nổi tiếng về nghề cá ở Nghệ Tĩnh. Đó là
các huyện : Quỳnh Lu, Diễn Châu, Nghi Lộc (thuộc tỉnh Nghệ An), Nghi
Xuân, Thạch Hà, Cẩm Xuyên (thuộc tỉnh Hà Tĩnh). Ngoài ra chúng tôi còn
17


điền dã tìm hiểu từ ngữ chỉ nghề cá của c dân đánh cá nớc ngọt ở các làng
nghề.
Tuy phải đối mặt thờng xuyên với thiên nhiên khắc nghiệt: nắng thì nắng
đến bể trốc, ma thì lút mặt, lại còn có cả gió Làonh ng con ngời Nghệ
Tĩnh với truyền thống chung lng đấu cật đã đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, gắn
bó với nhau trong tình làng nghĩa nớc. Khi cần thì xả thân vì nghĩa cả để gìn
giữ quê hơng đất nớc.
Biết bao nhiêu thế hệ ngời Nghệ đã qua nhng họ đã để lại cho mảnh đất
này biết bao tài sản văn hoá tinh thần và văn hoá vật chất vô giá. Nớc chảy đá
mòn, thời gian đã làm biến mất cũng nh thay đổi rất nhiều giá trị nhng giá trị
tinh thần của con ngời qua các thế hệ thì dờng nh là vĩnh cửu, không có thứ bụi
thời gian nào có thể phủ lấp hay xoá nhoà đợc.

Tiến hành Khảo sát vốn từ chỉ nghề cá trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh
chúng tôi những muốn góp một phần sức lực bé nhỏ của mình trong việc gìn
giữ tiếng nói của cha ông, tổ tiên và phần nào lí giải, hé mở cái mạch văn hoá
của những con ngời mộc mạc, chịu thơng chịu khó nơi mảnh đất khắc nghiệt
này.
3.3.2 Vốn từ chỉ nghề cá trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh.
Nghề cá, một nghề đánh bắt thuỷ, hải sản bao gồm cá, tôm, cua, nghêu,
sò, ốc, hếnphát triển khá sớm ở Nghệ Tĩnh. Cũng nh nhiều địa phơng khác
trong cả nớc, nghề đánh bắt tôm cá không chỉ dành riêng cho nhũng ngời làm
nghề cá, tức là những ngời chuyên nghề ng, mà cả những ngời làm nghề khác
nh làm nông nghiệp, lâm nghiệp cũng tham gia vào việc đánh bắt. Cách đánh
bắt cá tôm cũng vô cùng phong phú và đa dạng. Từ đánh bắt bằng các phơng
tiện máy móc hiện đại đến đánh bắt bằng phơng pháp thủ công nhất, sơ khai
nhất: đánh bắt cá bằng tay. Có thể tát cạn nớc ở trong vũng, trong ao, dùng tay
bắt cá trong các hang hốc của ghềnh đá; cũng có thể đánh bắt cá ở đại dơng
rộng lớn. Có thể đánh bắt các loại nhỏ li ti nh con tép, con moi , song cũng có
thể đánh bắt cả những con ngừ, con mập nặng hàng tạ Địa bàn đánh bắt của
18


những ngời làm nghề hết sức rộng lớn, ở đâu có nớc thì ở đó có cá: Cá sông, cá
hồ, cá biển, cá khe, cá suốiHàng trăm loại cá tôm với hàng trăm tên gọi,
hàng trăm cách chế biến, hàng trăm món ăn khác nhaunên việc tìm kiếm
một cách đầy đủ các từ có liên quan là việc vô cùng khó khăn, nếu nh không
muốn nói là không thể. Đó là cha kể đến việc dù ở trong cùng một phơng ngữ
nhng một đối tợng lại có rất nhiều tên gọi khác nhau. Ví dụ nh: Cùng là con cá
bâu có vùng gọi là cá ngật ngáng nhng có vùng lại gọi là cá cạch cạch.
Điều này chứng tỏ rằng, việc tìm kiếm và khảo sát tất cả những từ liên
quan đến nghề cá là điều không dễ; chúng tôi chỉ cố gắng tìm kiếm và khảo sát
những từ ngữ mang tính thông dụng thuộc phơng ngữ Nghệ Tĩnh.

Phơng pháp chủ yếu của chúng tôi là tai nghe, mắt thấy, tuy vậy, có
nhiều đối tợng lại đợc tiếp cận một cách gián tiếp qua sự miêu tả cuả nhân dân
nên rất khó để xác định độ chính xác. Vì vậy, đây chỉ là những kết quả bớc
đầu, cần phải có thời gian và sự hỗ trợ nhiều hơn nữa mới hi vọng tập hợp,
miêu tả từ chỉ nghề cá ở Nghệ Tĩnh chính xác và đầy đủ.
Sau đây là kết quả khảo sát bớc đầu về vốn từ vựng chỉ nghề cá trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh.
Tổng số từ điều tra thống kê đợc là: 570 từ.
Trong đó số từ dùng gọi tên các loại cá là 388 từ. Bao gồm từ chỉ tên các
loại cá sông, cá biển, tôm, cua, mực. Số lợng từ nh trên, theo chúng tôi, cha
nhiều nh thực tế các loại cá tồn tại trong sông, biển, ao, hồTuy nhiên, số l ợng từ mà chúng tôi điều tra đợc đã phản ánh khá đầy đủ các loại cá phổ biến,
các loại cá có giá trị kinh tế, các loại cá phục vụ đời sống hàng ngày cũng nh
xuất khẩu thu ngoại tệ.
Trong hàng loạt những từ chỉ nghề cá liên quan mà ai cũng biết nh cá
thu, cá rôthì cũng có những loại cá không phải ai cũng biết nh cá cu cò, cá
triệng
Số từ chỉ tên các phơng tiện, dụng cụ đánh bắt, các quá trình, hiện tợng
liên quanlà 182 từ. Số lợng từ này theo chúng tôi là còn rất ít. Tuy nhiên đối
19


tợng mà chúng tôi muốn phản ánh ở đây là đối tợng có tính chất truyền thống.
Ví dụ, khi miêu tả các phơng tiện di chuyển trên mặt nớc, chúng tôi chỉ miêu
tả thuyền bè truyền thống, không đi vào điều tra, miêu tả cấu tạo tàu thuyền
hiện đại.
Việc tìm hiểu, nghiên cứu vốn từ vựng chỉ nghề cá trong phơng ngữ giúp
chúng ta hiểu thêm về vốn ngôn ngữ toàn dân, đồng thời hiểu thêm về đặc trng
tâm lí, bản sắc văn hoá của ngời Việt. Những từ chỉ nghề cá trong ngôn ngữ
không chỉ là những kí hiệu ngôn ngữ, cấu trúc ngôn ngữ đơn thuần nữa mà khi
các đơn vị từ vựng ấy trở thành một thành tố trong ngôn ngữ để biểu hiện văn
hoá thì nó là nơi lu giữ những yếu tố đặc trng nhất của văn hoá dân tộc. Từ việc

nhìn khái quát chung về vốn từ vựng chỉ nghề cá trong phơng ngữ, chúng ta có
cơ sở để định hớng nghiên cứu về vốn từ vựng chỉ nghề cá, thấy đợc mối quan
hệ giữa vốn từ vựng chỉ nghề cá trong phơng ngữ với vốn từ vựng chỉ nghề cá
trong ngôn ngữ toàn dân, về đặc điểm cấu tạongữ nghĩa, cách thức định
danh, gọi tên của lớp từ này.

Chơng II
Đặc điểm vốn từ chỉ nghề cá trong phơng ngữ Nghệ
Tĩnh.

Ngôn ngữ là một bộ phận không thể tách rời của kết cấu văn hoá. Sự liên
quan hữu cơ giữa ngôn ngữ và các khía cạnh của văn hoá gần gũi tới mức:
20


không có một bộ phận nào thuộc văn hoá của một cộng đồng ngời cụ thể lại đợc nghiên cứu tách rời khỏi các biểu tợng ngôn ngữ trong hoạt động của
chúng.
Trong thực tế hoạt động, ngôn ngữ chi phối lại cơ chế, kiến trúc văn hoá
trên nhiều mặt và thông qua nhiều cấp độ phức tạp.
Từ nghề nghiệp là một thành phần trong vốn từ vựng của ngôn ngữ, nó
cũng mang trong mình chức năng phản ánh thực tại khách quan (thế giới khách
quan). Thực tại khi đợc phản ánh vào trong ngôn ngữ, trong ý nghĩa của từ là
đã đợc nhìn nhận qua lăng kính chủ quan của con ngời, cấu trúc hoá bởi ngôn
ngữ con ngời. Cho nên qua phân tích từ ngữ chúng ta không những biết từ gọi
cái gì mà còn biết cách gọi tên của từ nh thế nào.
Đi vào khảo sát lớp từ nghề nghiệp chỉ nghề cá trong phơng ngữ Nghệ
Tĩnh, chúng tôi chú trọng tìm hiểu đặc điểm ngữ nghĩa và đặc điểm cấu tạo của
chúng, qua đó thấy đợc độ phong phú từ vựng, tính đa dạng về thành phần số lợng từ cũng nh nét độc đáo trong cách gọi tên của từ nghề nghiệp trong phơng
ngữ Nghệ Tĩnh.
1.


Vốn từ vựng chỉ nghề cá ở Nghệ Tĩnh- xét về phơng diện phản ánh.
Khảo sát lớp từ chỉ nghề cá trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh chúng tôi đã

thống kê đợc một lợng từ ngữ xác định, tổng số từ chỉ nghề cá khảo sát đợc là
570 từ. Căn cứ theo nội dung phản ánh hiện thực mà từ chỉ nghề cá phản ánh,
chúng tôi đã phân chia vốn từ thu đợc thành các lớp từ cụ thể. Từ chỉ nghề cá
trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh tập trung phản ánh một số phạm vi hiện thực chủ
yếu nh: đối tợng đánh bắt; phơng tiện, công cụ đánh bắt, sản xuất; sản phẩm
đánh bắt; các quá trình hiện tọng liên quan. Trong đó, lớp từ chỉ đối tợng đánh
bắt chiếm tới 68% tổng số từ chỉ nghề cá trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh. Số còn
lại thuộc về các mảng hiện thực phản ánh khác.
Nh vậy, có thể thấy từ chỉ nghề có nội dung phản ánh rất hẹp. Hay nói
cách khác, các nội dung, các mảng hiện thực mà từ chỉ nghề phản ánh là những
sự vật, quá trình, hoạt động liên quan và gắn bó trực tiếp với nghề nghiệp mà từ
21


phản ánh. Hầu nh không có từ chỉ thái độ tình cảm nên tính chất định danh thể
hiện rất rõ trong từ nghề nghiệp, từ nghề nghiệp không mang sắc thái biểu
cảm.
Mặc dù những nội dung phản ánh rất hẹp song với số lợng từ chỉ nghề đã
thu thập đợc cho chúng ta thấy tính chất đa dạng, phong phú của từ chỉ nghề,
nói cách khác cho chúng ta thấy khả năng khái quát hiện thực khách quan của
bộ phận dân c trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh. Ví dụ tiêu biểu nhất, cùng phản
ánh một bộ phận điều khiển của chiếc nốc gỗ, c dân Nghệ Tĩnh đã có tới bốn
tên gọi khác nhau: là lái, tà lái, trèo lái, chèo lái. Trong đó có thể chia làm hai
cặp từ biến âm là lái-tà lái và trèo lái-chèo lái.
Nội dung phản ánh của từ chỉ nghề rất hẹp, nhng nó lại có một số lợng
từ lớn; điều đó chứng tỏ rằng nghề cá đã có một lịch sử lâu đời và có vai trò

quan trọng trong đời sống c dân Nghệ Tĩnh. Ngoài những từ chỉ đối tợng đánh
bắt tơng đối cố định thì những từ chỉ kinh nghiệm, thao tác đánh bắt, sản phẩm
đánh bắt, hay phơng tiện, công cụ đánh bắt luôn luôn đợc bổ sung. Và cứ thế,
số lợng từ mới đã không ngừng tăng lên, nhiều thêm theo thời gian.
2.Vốn từ vựng của nghề cá ở Nghệ Tĩnh xét về phơng diện cấu tạo.
Trong số lợng 570 đơn vị từ ngữ mà chúng tôi bớc đầu thu thập đợc, số
từ đơn chiếm 10,7 %( 61 từ) trong bảng từ vựng chỉ nghề cá của phơng ngữ
Nghệ Tĩnh. Số từ còn lại là từ ghép chiếm số lợng lớn. Trong đó kiểu ghép
chính- phụ (ghép phân nghĩa) chiếm số lợng cao hơn; kiểu ghép đẳng lập (ghép
hợp nghĩa) có số lợng từ ít hơn.
2.1 Từ đơn.
Số lợng các từ đơn trong từ vựng chỉ nghề cá ở Nghệ Tĩnh tuy ít ( chiếm
10,7%) nhng nó có mặt hầu hết ở các nội dung phản ánh hiện thực. Đó là
những từ chỉ đối tợng đánh bắt của nghề nh: dam, rạm, quác, moi, tépĐó là
những từ chỉ phơng tiện dụng cụ đánh bắt, sản xuất nh: nốc, thùng, phồm, náo,
lù, guốcĐó còn là những từ chỉ thao tác đánh bắt nh: trặc, vạt, nậu
22


Tóm lại, số lợng từ đơn trong từ vựng chỉ nghề cá ở Nghệ Tĩnh ít. Đại bộ
phận các từ đơn chỉ nghề cá trong ngôn ngữ là những từ đợc dùng rộng rãi
quen thuộc với c dân làm nghề cá ở Nghệ Tĩnh nên có thể xem đó là từ phơng
ngữ Nghệ Tĩnh.
2.2 Từ ghép.
Qua kết quả khảo sát số lợng từ ghép trong vốn từ vựng chỉ nghề cá
trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh mà chúng tôi thống kê đợc, có một điều đặc biệt là
số lợng từ ghép hợp nghĩa (từ ghép đẳng lập) chiếm một tỷ lệ rất thấp so với từ
ghép phân nghĩa (từ ghép chính phụ). Số lợng từ ghép hợp nghĩa chỉ có 8 từ,
chiếm 1,6% tổng số từ ghép thu thập đợc. Điều đó nói lên rằng, từ chỉ nghề
chủ yếu là những từ định danh cụ thể, cá thể hoá từng sự vật, hoạt động, đặc

điểm của nghề. Trong khi đó số từ ghép phân nghĩa thu thập đợc là 501 từ.
Những từ ghép phân nghĩa ở đây cũng không phải là những từ quen thuộc với
mọi ngời nh: Trèo lái, ép khẩu, sần sạp, là lái, tà lái, hậu đạo.
Theo quan điểm của giáo s Hồ Lê và các nhà nghiên cứu về cấu tạo từ
tiếng Việt thì cấu trúc từ ghép chính phụ trong tiếng Việt có rất nhiều kiểu nh:
Danh từ +danh từ
Danh từ +động từ
Danh từ +tính từ
Động từ + danh từ
Động từ + động từ
Tính từ + danh từ
Khi đối chiếu những kiểu ghép trên, chúng tôi thấy rằng: hầu hết những
từ ghép trong vốn từ chỉ nghề cá mà chúng tôi điều tra đợc là những từ ghép
chính phụ (ghép phân nghĩa) có kết cấu dạng danh từ + danh từ và danh từ +
tính từ . Đặc biệt dạng ghép danh từ + tính từ rất phổ biến. Chẳng hạn:
- Từ ghép danh + danh:
Cá + bò
Cua + bể
23


Tôm + sắt
Nốc + vạn
- Từ ghép danh + tính
Tôm + bạc
Nốc + sáng
Nốc + nậy
Cá thèn + đỏ
Trong những từ ghép chính phụ vừa nói ở trên, ở thành phần phụ có loại
có lí do và có loại không có lí do (từ ghép võ đoán). Loại từ ghép có lý do, các

yếu tố cấu tạo từ có thể giải thích đợc. Ví dụ:
Cá bò khờ : Cá bò, bơi chậm, lại ăn nổi trên mặt nớc, rất dễ bắt
nên gọi là khờ (khờ khạo).
Nốc thúng: Thuyền có hình cái thúng.
Cá lá: Cá có thân hình giống chiếc lá.
Cá cu cò: Một loại cá có màu sắc sặc sỡ.
Trong loại từ ghép không có lý do, các yếu tố phụ không giải thích đợc.
Ví dụ:
Cá thu áu : yếu tố áu không giải thích đợc.
Cá thởng : Yếu tố thởng không giải thích đợc.
Cá vì : Yếu tố vì không giải thích đợc.
Cá cạch cạch : Yếu tố cạch cạch không giải thích đợc.
Về số lợng âm tiết trong kết cấu chính phụ, chúng tôi thống kê đợc nh
sau:
Loại có 4 âm tiết có 28 từ, chiếm 5,9% vốn từ ghép chính phụ trong từ
vựng chỉ nghề cá ở Nghệ Tĩnh. Chẳng hạn:
Cá chim hiên đen
Cá cạch cạch trắng
Cá chuồn chuồn bay
24


Cá bơn lỡi trâu
Loại có 3 âm tiết có 177 từ, chiếm 35,3% vốn từ ghép chính phụ trong từ
vựng chỉ nghề cá ở phơng ngữ Nghệ Tĩnh. Ví dụ:
Cá ác mó
Cá bã trầu
Cá bâu ngáng
Cá bò giấy.
Số còn lại là loại từ ghép có 2 âm tiết.

Dù 2, 3 hay 4 âm tiết thì những từ ghép này có dạng cấu tạo giống nh
một cụm danh từ. Sau từ trung tâm có thể là danh từ chỉ loại hoặc một danh từ,
một động từ, một tính từ hạn định chỉ tính chất, đặc điểm của đối t ợng đợc
biểu hiện.
Ví dụ:
Cá + cam bù + vàng
Cá + cơm + troọc
Cá + chai
Cá + nóc + hoa.
Yếu tố hạn định đứng sau danh từ trung tâm có tác dụng hạn định nghĩa,
phân biệt nghĩa một cách cụ thể để định danh một cách rõ ràng tên gọi của các
đối tợng đợc đề cập, không dừng lại ở việc gọi tên một cách chung chung.
Nói cách khác, vai trò tạo nên nghĩa cụ thể chính do yếu tố phụ; đây
cũng chính là yếu tố thể hiện cách nhìn nhận, cách phân cách, phản ánh hiện
thực của chủ nhân sáng tạo và sử dụng ngôn ngữ.
Ví dụ: riêng từ chỉ phơng tiện nốc xét từ ghép phân nghĩa chúng tôi thấy có
những trờng hợp sau: 1. Nốc câu (thuyền dùng đi câu mực). 2. Nốc dạ cào
(thuyền dùng lới dạ, đánh cá xa bờ). 3. Nốc đèn (thuyền dùng đèn, đánh cá
đêm). 4. Nốc đáy (thuyền của ngời đánh cá sông). 5. Nốc góc (thuyền neo góc
của thuyền lớn đánh cá đèn). 6. Nốc gỗ (thuyền làm bằng gỗ). 7. Nốc nan
25


×