Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Hình ảnh con người trong cánh đồng bất tận của nguyễn ngọc tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.63 KB, 75 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nền văn học đương đại Việt Nam xuất hiện hàng loạt các cây bút
trẻ. Đặc biệt trong lĩnh vực truyện ngắn, nhiều cây bút nữ đã góp phần quan
trọng làm cho văn đàn sôi nổi, nóng lên, hấp dẫn hơn nhờ sự đa hương sắc
của tác phẩm gắn với tên tuổi nhiều thế hệ: Phan Thị Vàng Anh, Y Ban, Vo
Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Lê Minh Khuê, Thùy Linh... Trong đó phải
kể đến Nguyễn Ngọc Tư nổi lên như một cây bút xuất sắc. Là nhà văn trẻ
nhưng Nguyễn Ngọc Tư sớm khẳng định được mình bằng nhiều tập truyện
ngắn hay, chứa đựng nhiều giá trị nghệ thuật. Đặc biệt là đến tập truyện Cánh
đồng bất tận được in trên báo Văn nghệ số ra ngày 13/08/2005, Nguyễn Ngọc
Tư thực sự gây được tiếng vang và trở thành sự kiện văn học tiêu biểu của
năm đó.
1.2. Về hình ảnh con người trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhất
là trong Cánh đồng bất tận có nhiều nét độc đáo và mới lạ. Tìm hiểu những
đặc điểm của hình ảnh con người và những nghệ thuật xây dựng hình ảnh con
người trong Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta sẽ lý giải được
sự hấp dẫn, mới mẻ của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
1.3. Nguyễn Ngọc Tư xứng đáng là gương mặt tiêu biểu của văn học
đương đại. Cho đến nay, việc nghiên cứu, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm của
Nguyễn Ngọc Tư - đặc biệt là nghiên cứu về hình ảnh con người trong sáng
tác của chị còn rất ít. Tất cả mới chỉ dừng lại ở những bài viết có tính chất
khảo sát, nhận diện. Nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tư, khám phá những hình ảnh
con người trong Cánh đồng bất tận của chị, chúng tôi muốn góp phần nhỏ bé
của mình vào việc khắc phục tình trạng trên. Đồng thời đây cũng là dịp để
chúng ta thấy ro hơn tài năng sáng tạo cùng đóng góp của tác giả cho văn học
Việt Nam đương đại.


2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Ngọc Tư thực sự xuất hiện và được chú ý trên văn đàn từ


năm 2000, sau khi đạt giải nhất “Văn học tuổi 20 lần thứ hai” của nhà xuất
bản Trẻ, Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi trẻ. Từ đó đến
nay tác giả đã cho ra đời nhiều tác phẩm và gây được tiếng vang đối với bạn
đọc.
Nguyễn Ngọc Tư sáng tác cả truyện ngắn và tạp văn. Tuy nhiên lĩnh
vực truyện ngắn vẫn được người đọc chú ý hơn cả. Cho đến nay, do nhiều lẽ,
những bài bình luận nghiên cứu về truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư chưa
nhiều. Riêng về hình ảnh con người trong cánh đồng bất tận của Nguyễn
Ngọc Tư dường như ít có công trình nào đề cập đến. Nghiên cứu tác phẩm
của Nguyễn Ngọc Tư và những vấn đề liên quan đến nhà văn này, chúng tôi
nhận thấy có nhiều bài đăng trên báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Văn Nghệ, Tạp
chí Nghiên cứu văn học văn nghệ Đồng bằng sông Cửu Long và các trang
web,...
Báo Văn nghệ số 39, ngày 24/09/2005, tác giả Hoàng Thiên Nga với
bài viết: Đọc Nguyễn Ngọc Tư qua Cánh đồng bất tận, tác giả cho rằng “điều
đáng nói là truyện quá hay và độc giả nào cũng thèm, cũng tha thiết cần cái sự
hay ấy”. Hoàng Thiên Nga đánh giá cao tài năng và phẩm chất nhà văn
Nguyễn Ngọc Tư. Ngòi bút của nhà văn dường như có một ma lực mạnh mẽ
vô cùng, câu văn ngắn gọn, không gian rộng, cách chuyển cảnh dứt khoát,
lạnh lùng... để lại phía sau tầng lớp ngữ nghĩa ẩn đầy dư vị. Tác giả đã nêu
những ý kiến, cảm xúc khá chân thành của mình về truyện ngắn trong đó tác
giả có đề cập đến “các nhân vật trong truyện đầy tính thiện nhưng cái vòng
luẩn quẩn của đói nghèo, dốt nát, lam lũ và điều kiện sống nghèo túng, ngột
ngạt, xô đẩy, người này là nạn nhân của người kia”.
Nhà văn Nguyên Ngọc trong bài Còn có rất nhiều người cầm bút có
tư cách trên trang web: , ngày 02/01/2005 đã đưa ra


rất nhiều lời khen cho Nguyễn Ngọc Tư: “Mấy năm nay chúng ta đều rất thích
Nguyễn Ngọc Tư. Cô ấy như một cái cây tự nhiên mọc lên giữa rừng tràm

hay rừng đước Nam Bộ vậy, tươi tắn lạ thường, đem đến cho văn học một
luồng gió mát rượi tinh tế và chân chất, đặc biệt Nam Bộ một cách như
không, chẳng cần chút cố gắng nào cả như các tác giả Nam Bộ đi trước”.
Cũng trên mạng Evan của báo điện tử vnexpress Trần Phỏng Diều có
bài Thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đã đi tìm những
hiện tượng văn học “trở đi trở lại như một ám ảnh khôn nguôi trong sáng tác
của Nguyễn Ngọc Tư: hình tượng người nghệ sỹ, hình tượng nông dân, hình
tượng dòng sông”.
Bài viết Cánh đồng bất tận bức tranh quê buồn tím ngắt của Trần
Văn Sĩ đăng trên báo Văn nghệ, số 15 ngày 15/04/2006, cho rằng trong Cánh
đồng bất tận không hề có nhân vật chính diện hay phản diện. Thật khó để nói
rằng để nói rằng ai tốt ai xấu, đâu là nhân vật chính diện hay đâu là nhân vật
phản diện, trong thế giới nhân vật của Cánh đồng bất tận. Trong mỗi con
người cái ác, cái thiện luôn đan xen nhau. Nguyễn Ngọc Tư thật tài khi sử
dụng ngôn ngữ văn học để có thể diễn tả được điều ấy, đó là điều giúp
Nguyễn Ngọc Tư thành công. Thế giới nhân vật trong truyện của nhà văn rất
gần với đời thường, ta gặp đâu đó rất nhiều trong cuộc sống, tự nhiên, sống
động lạ thường. So sánh Cánh đồng bất tận với Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Cu
lao tràm của Nguyễn Mạnh Tuấn, Trần Văn Sĩ cho rằng tất cả đều mang một
nỗi buồn thê thảm day dứt. Song ở Cánh đồng bất tận còn buồn thê thảm hơn,
tuy nhiên nỗi buồn ở đây không làm cho con người bi quan mà ở đó con
người luôn cháy bỏng khao khát được sống, được làm người. Thật vậy, trong
sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư không gò bó hay theo một khuôn mẫu nào,
từng câu chuyện hết sức chân thành, tự nhiên như rừng đước Nam Bộ. Tác giả
bài báo khẳng định: “màu tím ngắt không phải là màu sắc của hội họa, mà là
màu của thơ văn, màu sắc của nỗi buồn cô đơn, hiu quạnh, não nề... trong


Cánh đồng bất tận. Cảm nhận được màu sắc của nỗi buồn trong Cánh đồng
bất tận ở cung bậc nào, tùy thuộc vào độ rung cảm của người đọc”. Trần Văn

Sĩ cũng cho rằng truyện của Nguyễn Ngọc Tư khai thác ngôn từ địa phương
tài tình, có duyên lạ. Trong từng hơi văn đặc sệt ngôn ngữ “nhà quê” Nam Bộ,
tuy vậy văn chương của Nguyễn Ngọc Tư không rườm rà, cầu kì, trái lại rất
có duyên như chính con người tác giả.
Ngoài ra còn có một số bài viết ý kiến đóng góp của nhiều tác giả và
bạn đọc khác.
Tuy nhiên trong các bài viết kể trên các tác giả chỉ mới đề cập một
cách chung nhất về Nguyễn Ngọc Tư chứ chưa đề cập một cách toàn diện về
hình ảnh con người trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, chưa có tác giả nào
đi sâu tìm hiểu hình ảnh con người trong Cánh đồng bất tận của Nguyễn
Ngọc Tư. Ở khóa luận này, chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu: Hình ảnh con người
trong Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư một cách toàn diện và có hệ
thống trên cơ sở tiếp thu những tài liệu trước đó.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Như tên đề tài đã nêu, đối tượng nghiên cứu của khóa luận là: “Hình
ảnh con người trong Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư”.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Do khuôn khổ đề tài có hạn khi nghiên cứu hình ảnh con người trong
Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi sẽ khảo sát, phân tích
mười bốn truyện ngắn trong tập Cánh đồng bất tận (Tập truyện - Nxb Trẻ,
2005).
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài này hướng tới ba nhiệm vụ:
4.1. Tìm hiểu nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trong bối
cảnh truyện ngắn Việt Nam đương đại.


4.2. Tìm hiểu đặc điểm hình ảnh con người trong Cánh đồng bất tận
của Nguyễn Ngọc Tư.

4.3. Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng hình ảnh con người trong Cánh
đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu cơ bản của khóa luận là:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp thống kê - phân loại
- Phương pháp so sánh - đối chiếu
6. Cấu trúc khóa luận
Tương ứng với những nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, ngoài phần Mơ
đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, khóa luận được chia thành ba chương:
Chương 1. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trong bối cảnh truyện
ngắn Việt Nam đương đại
Chương 2. Đặc điểm của hình ảnh con người trong Cánh đồng bất
tận của Nguyễn Ngọc Tư
Chương 3. Nghệ thuật xây dựng hình ảnh con người trong Cánh
đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư


Chương 1
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ
TRONG BỐI CẢNH TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
1.1. Thành tựu của truyện ngắn Việt Nam đương đại
1.1.1. Khái niệm truyện ngắn
Thuật ngữ truyện ngắn (Tiếng Anh: short story, tiếng Pháp: Novella)
đến nay đều được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Thuật ngữ truyện ngắn có
nguồn gốc từ tiếng Italia (truyện ngắn Novella). Về truyện ngắn có rất nhiều
khái niệm khác nhau. Trong Từ điển văn học định nghĩa: “truyện ngắn là hình
thức tự sự cỡ nhỏ thường được viết bằng văn xuôi, đề cập hết các phương
diện của đời sống con người và xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là sự giới
hạn về dung lượng, tác phẩm truyện ngắn thích hợp với người tiếp nhận (độc

giả) đọc nó liền một mạch không nghỉ. Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa
truyện ngắn như sau: “Là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại truyện
ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống, đời tư, thế sự hay sử thi,
nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền
một mạch, đọc một hơi không nghỉ”. Tuy nhiên, mức độ dài ngắn chưa phải
là đặc điểm chủ yếu để phân biệt truyện ngắn với các tác phẩm tự sự khác.
Trong văn học hiện đại có nhiều tác phẩm ngắn nhưng thực chất là những
truyện dài viết ngắn lại. Truyện ngắn thời trung đại cũng rất ngắn nhưng gần
với truyện vừa. Các hình thức truyện kể dân gian rất ngắn gọn như truyện cổ
tích, truyện cười, giai thoại… lại càng không phải là truyện ngắn. Truyện
ngắn hiện đại là một kiểu tư duy mới, một cách nhìn cuộc đời, một cách nắm
bắt cuộc sống rất riêng mang tính chất thể loại. Cho nên truyện ngắn xuất hiện
tương đối muộn trong lịch sử văn học.
Cùng quan điểm trên, sách Lý luận văn học ghi nhận: “Truyện ngắn là
hình thức của tự sự. Khuôn khổ ngắn, nhiều khi làm cho truyện ngắn có vẻ
gần gũi với các hình thức truyện kể dân gian như truyện cổ, giai thoại, truyện


vừa hoặc gần với những bài kí ngắn. nhưng thực ra không phải. Nó gần với
tiểu thuyết hơn cả bởi là hình thức tự sự tái hiện cuộc sống đương thời. Nội
dung thể loại truyện ngắn có thể rất khác nhau: đời tư, thế sự hay sử thi nhưng
cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn có thể kể về cả cuộc đời, hay một
đoạn đời, một sự kiện hay một “chốc lát” trong cuộc sống của nhân vật.
nhưng cái nhìn của truyện ngắn không phải ở hệ thống sự kiện mà ở cái nhìn
tự sự đối vối cuộc đời. Truyện ngắn nói chung không phải là “truyện” của nó
“ngắn” mà vì cách nắm bắt cuộc sống của thể loại…
Mỗi người có một cách diễn đạt, định nghĩa về truyện ngắn. Nhưng tất
cả đều gặp nhau ở điểm chung của truyện ngắn như:
Truyện ngắn là một thể tài tự sự cỡ nhỏ, nhỏ có nghĩa là từ vài trang
đến vài ba chục trang, một câu chuyện được kể nghệ thuật nhưng không được

phép dài dòng, câu chuyện có sức ám ảnh, tạo nên ấn tượng duy nhất, mạnh
mẽ đồng thời tạo liên tưởng ở người đọc.
Tính quy định về dung lượng và cốt truyện của truyện ngắn tập trung
vào một vài biến cố, mặt nào đời sống, các sự kiện tập trung trong một không
gian nhất định.
Một truyện ngắn thường được làm sáng tỏ, thể hiện một trạng thái, tâm
thế con người thời đại.
Chi tiết và lời văn là những yếu tố đóng vai trò quan trọng, đặc biệt chi
tiết trong truyện ngắn nó có tính biểu tượng.
Còn rất nhiều những định nghĩa về truyện ngắn, song chỉ qua một vài
định nghĩa tiêu biểu như đã nêu đều nhằm bổ sung, hỗ trợ cho nhau để làm
nổi bật những đặc trưng, những thành tựu chủ yếu của truyện ngắn. Đó cũng
là cơ sở giúp người đọc cảm nhận truyện ngắn dễ dàng hơn.
1.1.2. Thành tựu của truyện ngắn Việt Nam đương đại
Từ năm 1986 đến nay, văn học phát triển song song với những chuyển
biến của đất nước. Các nhà văn mang trong mình quan điểm sáng tác mới,
ngôn ngữ văn học được hiện đại hóa cho phù hợp với sự phát triển của thời


đại. Con người xuất hiện trong tác phẩm đều có cái nhìn chính diện hơn, sâu
rộng hơn, tri thức luôn hướng tới những điều lớn lao và tốt đẹp cho xã hội.
Không khí dân chủ trong đời sống xã hội đã tạo điều kiện cho văn học phát
triển mạnh mẽ và toàn diện. Các thể loại văn học phát triển khá đồng đều như
thơ, truyện ngắn, kí, phóng sự, kịch, tiểu thuyết. Riêng truyện ngắn đã có
nhiều bước ngoặt đột phá và đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Truyện ngắn không phải là thể loại duy nhất, song đây là thể loại tập
trung nhiều yếu tố của một nền văn học đang đổi mới. Truyện ngắn phát triển
ồ ạt về số lượng, mạnh mẽ về chất lượng. Tất cả những bề bộn, đa chiều của
cuộc sống đều được đưa vào truyện ngắn một cách cụ thể, sinh động. Do đặc
trưng của một thể loại nhỏ nên truyện ngắn linh động uyển chuyển có thể luồn

sâu được vào mọi ngo ngách tâm hồn con người, cũng có thể đi vào tận cùng
của cuộc sống, xoáy sâu vào tâm linh con người. Bởi vậy truyện ngắn phát
triển vượt bậc, tạo nên diện mạo phong phú, độc đáo cho nền văn học nước
nhà. Xét trong hệ thống chung của loại hình văn xuôi, truyện ngắn đã có
những thay đổi đáng kể ở các mặt sau:
1.1.2.1. Đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người
Quan niệm nghệ thuật về con người là cách hình dung, lí giải, nhận
thức của nhà văn về con người trong tác phẩm. Mỗi nhà văn khi sáng tạo tác
phẩm của mình nghĩa là viết theo sự hình dung của tác giả về con người và
thể hiện trong tác phẩm văn học. Mọi sự đổi mới của văn học chỉ thực sự bắt
đầu khi có sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người. Văn học sau 1975
có sự đổi mới rất ro rệt trong quan niệm nghệ thuật về con người. Truyện
ngắn đã phát huy được khả năng tiếp cận và phản ánh hiện thực con người
trong giai đoạn mới một cách nhanh nhạy và sắc bén.
Từ con người sử thi chuyển sang con người đời tư cá nhân phức tạp, bí
ẩn. Con người sử thi trong văn học trước 1975 là con người thuộc về cộng
đồng với những khuôn đúc, những vị thế lịch sử, xã hội quy định. Sau 1975,


đặc biệt là sau 1986, trong sáng tác văn học con người cá nhân đã được điều
chỉnh một cách hợp lí, được nhìn nhận một cách đúng đắn và sâu sắc. Con
người được nhìn từ khía cạnh đời tư, cá nhân vì thế con người trở lên phong
phú, phức tạp, bí ẩn thậm chí trở lên kì lạ, vô cùng, vô tận. Hình ảnh con
người được mở rộng, đào sâu, thêm nhiều tầng nghĩa mới mà văn học trước
đó bỏ qua, lờ đi đó là những bi kịch.
Như vậy, truyện ngắn sau 1986 đã có sự đổi mới trong cách nhìn về
con người. Con người trong truyện ngắn hôm nay được khắc học đa chiều, đa
diện hơn vừa có cái đẹp đẽ, cao thượng vừa có cái đời thường trần thế nhưng
luôn khao khát cái đẹp và hướng tới cái thiện.
1.1.2.2. Đổi mới phương thức trần thuật

Truyện ngắn thuộc loại hình tự sự nên nghệ thuật tự sự là một trong
những yếu tố quan trọng trong phương thức biểu hiện. Nó còn là yếu tố cơ
bản để thực hiện cá tính sáng tạo của tác giả. Ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ
người kể chuyện tạo nên giá trị nghệ thuật của tác phẩm tự sự. Các nhà văn
chú trọng phát triển các khía cạnh truyền đạt giọng điệu cái tôi của mình trong
tác phẩm khiến hình thức kể chuyện ở ngôi thứ nhất xuất hiện ngày càng
nhiều.
Kể ở ngôi thứ nhất, nhân vật người kể chuyện xưng tôi, kể chuyện về
bản thân hay về người khác nhưng không bộc lộ ro là tác giả. Nhân vật người
kể chuyện xưng tôi giữ vai trò quyết định đối với toàn bộ cấu trúc của văn
bản. “Tôi là” nhân vật xuyên suốt còn những nhân vật khác chỉ được miêu tả
từ nhiều điểm nhìn của người kể chuyện. Các nhà văn đương đại không tạo ra
lời văn mà ở đó tác giả quán xuyến mọi lời nhân vật mà tổ chức các tiếng nói
theo những quan điểm khác nhau, đối lập nhau, tồn tại bên cạnh nhau, nhà
văn không bình luận gì.
Bên cạnh đó truyện ngắn sau 1975 có sự gia tăng của ngôn ngữ đối
thoại. Ngôn ngữ đối thoại được cá thể hóa sâu sắc, qua ngôn ngữ đối thoại các


trạng thái biểu hiện tâm lí của con người có chiều sâu và hiện thực cuộc sống
được cụ thể hóa sinh động hơn.
Cùng với thủ pháp đối thoại, thủ pháp độc thoại nội tâm cũng đã đóng
góp vai trò chủ yếu trong cách thức diễn đạt, giúp người đọc khám phá mạch
ngầm văn bản. Độc thoại nội tâm góp phần cơi nới khuôn khổ truyện ngắn, đi
sâu vào bản thể con người, với những hồi tưởng, tự bạch, dòng ý thức… đã
giúp con người bộc lộ chính mình ở khía cạnh con người vô thức, con người
tâm linh.
Cùng với loại hình nghệ thuật khác, truyện ngắn Việt Nam sau 1986 đã
vận động và phát triển theo quy luật tất yếu của văn học, đáp ứng kịp thời sự
chuyển đổi của xã hội và con người trong thời kì đổi mới.

Truyện ngắn đã có những cách tân và thu được những thành tựu đáng
kể về nội dung cũng như hình thức biểu hiện. Trong quá trình đổi mới của nền
văn xuôi đương đại, với ngòi bút và tâm huyết của mình, các cây bút đã thể
hiện một hệ thống quan niệm nghệ thuật mới mẻ về hiện thực cuộc sống cũng
như con người tạo nên sự phong phú và đa dạng cho văn xuôi nói chung và
truyện ngắn nói riêng.
Như vậy, truyện ngắn Việt Nam thời đổi mới cùng với một số thể loại
khác như tiểu thuyết, kịch… đã đặt “viên gạch đầu tiên” có ý nghĩa lớn cho
văn học Việt Nam hơn hai mươi năm qua, nó tiếp tục phát triển và từng bước
có những cách tân, đổi thay thông những năm gần đây. Truyện ngắn trở thành
thể loại được nhiều người ưu ái chọn lựa khi sáng tác. Điều đó làm cho truyện
ngắn phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Nhiều nhà văn, đã tỏ
ra rất “say mê” ở thể loại này mà đặc biệt là các cây bút nữ. Họ viết thật tự
nhiên và càng viết càng say mê. Điều đáng nói là trong khi đi sâu vào đời
sống con người, các chị lại bộc lộ những nét nữ tính vừa táo bạo, quyết liệt
song vẫn mềm mại, trong sáng lạ thường.


Nguyễn Ngọc Tư là một trong số những nhà văn như thế. Nguyễn Ngọc
Tư nổi lên như một hiện tượng lạ trong văn học nước nhà ở những năm đầu
của thế kỉ kỉ 20. Là nhà văn trẻ nhưng Nguyễn Ngọc Tư có phong cách viết
độc đáo. Để hiểu thêm về chị cũng như điểm độc đáo trong việc xây dựng
hình ảnh con người trong các tập truyện ngắn của chị, đặc biệt là Cánh đồng
bất tận, chúng tôi sẽ trình bày ro hơn ở những phần tiếp theo của luận văn.
1.2. Sự xuất hiện đầy ấn tượng của các tác giả nữ
Trong những năm vừa qua, nhiều cây bút trẻ nhất là những cây bút trẻ
nữ có sự bứt phá mạnh trong cách thể hiện từ đề tài đến bút pháp, tạo cho
mình một phong cách riêng. Đáng chú ý là tên tuổi của một số nhà văn nữ
như: Phạm Thị Hoài, Vo Thị Hảo, Phan Thị Vàng Anh, Đỗ Hoàng Diệu,
Nguyễn Thị Thu Huệ… trong đó nổi bật hơn cả là sự xuất hiện của Nguyễn

Ngọc Tư đã đem lại cho văn họ đương đại Việt Nam một luồng gió mới.
Trong thời kì đổi mới đề tài đời tư, đời thường được các nhà văn khai
thác và gặt hái được nhiều thành công. Năm 2004, với truyện ngắn Bóng đè
của nữ tác giả còn rất trẻ Đỗ Hoàng Diệu đã tạo ra một cuộc tranh luận vô
cùng sôi nổi trên văn đàn văn học Việt Nam đương đại. Với truyện ngắn
Bóng đè, Đỗ Hoàng Diệu đã rất thành công khi xây dựng một ẩn dụ sâu sắc
trong một câu chuyện đầy tính dục. Với lối viết đầy táo bạo nhưng sự táo bạo
này nó trở lên thích hợp với việc thể hiện chủ đề tác phẩm. Trong câu chuyện
của Đỗ Hoàng Diệu, nhà văn thường mượn người phụ nữ và chuyện tình dục
như một bộ mã để gửi đi một thông điệp của mình cho cuộc sống. Những
người phụ nữ trong chuyện của tác giả còn rất trẻ, họ là những người khát
khao sống, khát khao được yêu nhưng vấn đề nhà văn đặt ra lớn hơn nhiều
vấn đề người phụ nữ và tình dục kia. Đó là quyền sống đúng nghĩa một con
người…
Tiếp sau hiện tượng Đỗ Hoàng Diệu - Bóng đè, năm 2005 nhà văn trẻ
Nguyễn Ngọc Tư thực sự ấn tượng trên văn đàn với truyện ngắn Cánh đồng


bất tận mang lại nhiều luồng gió mới cho văn học đương đại Việt Nam. Nếu
như những cây bút trẻ khác cùng thời thường theo xu hướng đua đòi trong bút
pháp mới để mô tả xã hội tân thời với lối sống thành thị pha lẫn chút phương
Tây để tự làm mới mình thì văn Nguyễn Ngọc Tư không cần những thứ ấy.
Cái mới trong văn Nguyễn Ngọc Tư là cái cũ, cái lạ trong sáng tác, nhà văn
tài “khuân vác” những sinh hoạt đời thường lên trang viết rất đỗi gần gũi, thân
quen nhưng vẫn cuốn hút độc giả. Tố chất hồn hậu, bao dung là điểm mạnh
của nhà văn. Điều đó giúp Nguyễn Ngọc Tư dần hình thành được phong cách
riêng “một đặc sản Miền Nam” của đất nước trong nền văn học Việt Nam
đương đại.
1.3. Nguyễn Ngọc Tư - một cây bút nữ nổi bật
1.3.1. Nguyễn Ngọc Tư - vài nét về tiểu sử

Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976, quê ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
Vốn xuất thân trong một gia đình lao động bình thường có truyền thống cách
mạng, từ thế hệ nội, ngoại, ba mẹ Nguyễn Ngọc Tư đều là bộ đội trong chiến
tranh chống Mỹ. Gia đình Nguyễn Ngọc Tư có ba anh chị em, Nguyễn Ngọc
Tư là con út nên cả nhà thường gọi là Bé Tư. Ông Nguyễn Thái Thuận, cha đẻ
Nguyễn Ngọc Tư là người hay làm thơ, viết báo, có lẽ vì thế mà máu văn
chương, nghiệp báo chí đã ngấm sâu trong máu thịt Ngyễn Ngọc Tư.
Không những thế, quê hương Cà Mau nhiều sông, lắm rạch, phong
cảnh hữu tình với những cánh đồng thẳng cánh cò bay, những rừng tràm ngào
ngạt, sự hữu tình ấy của cảnh sắc quê hương đã góp một phần quan trọng
trong sự hình thành văn phong Nguyễn Ngọc Tư. Bên cạnh đó Cà Mau còn
mang đậm bản sắc văn hóa Miền Tây sông nước. Những câu hò, những câu
vọng cổ khoan thai theo nhịp mái chèo cũng đã thổi hồn vào trong văn của
Nguyễn Ngọc Tư đầy lãng mạn và thú vị.
Tuổi thơ Nguyễn Ngọc Tư không may mắn như các bạn cùng trang lứa
vì hoàn cảnh gia đình (ông ngoại bị bệnh nặng, kinh tế gia đình khó khăn lại


neo người), Tư phải nghỉ học giữa chừng phải ở nhà chăm sóc ngoại và làm
việc nhà giúp mẹ. Vất vả phải vào đời sớm nhưng bù lại cho Tư có cái nhìn
đằm sâu hơn với con người, với cuộc đời, phải chăng dó là lý do để sau này
Tư viết nhiều, viết hay về số phận những con người nghèo khổ?
Ở Nguyễn Ngọc Tư, con người văn chương và con người đời thường
là một. Nhà văn sáng tạo cho độc giả nhiều trang viết độc đáo, mới lạ và đầy
tài hoa. Dưới ngòi bút của nhà văn mọi thứ đều sống động, lạ thường. Người
đọc cứ ngỡ như đã gặp họ đâu đó ngoài đời. Văn của Nguyễn Ngọc Tư có
duyên lạ cứ hút lấy người đọc bởi vẻ đằm thắm đậm đà trong từng câu chữ.
Chính vì vậy, chị sớm gặt hái đươc nhiều giải thưởng văn học, được Ban
Chấp hành Hội Văn học Việt Nam lần thứ VI khóa VII họp ngày 13/10/2006
quyết định trao tặng giải thưởng “Hiện tượng văn học” trong năm 2005 cho

truyện ngắn Cánh đồng bất tận và gần đây nhất được giải thưởng văn học trẻ
ASEAN. Nguyễn Ngọc Tư xứng đáng là “nữ hoàng” văn chương của miền
Tây Nam Bộ trong nền văn học Việt Nam đương đại.
1.3.2. Hành trình sáng tạo của Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư thành công trên rất nhiều thể loại: ký, tạp bút nhưng
thành công nhất trong thể loại truyện ngắn. Trong khoảng mười năm sáng
tác, nhà văn đã cho ra đời một khối lượng tác phẩm đáng kể.
Nguyễn Ngọc Tư trước hết được biết đến với tập truyện ngắn Ngọn đèn
không tắt, tác phẩm đoạt giải nhất cuộc vận động sáng tác văn học tuổi 20.
Lần 1 năm 2000, giải B -Hội Nhà Văn Việt Nam năm 2001, tặng thưởng dành
cho tác giả trẻ - Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật năm
2000.
Ngoài ra bạn đọc còn biết đến Nguyễn Ngọc Tư với bảy cuốn sách
khác như: Ông Ngoại (Tập truyện thiếu nhi - NXB trẻ), Biển người mênh
mông (Tập truyện - NXB Kim Đồng, 2003), Giao thừa (Tập Truyện - NXB
trẻ, 2003), Nước chảy mây trôi (Tập truyện và kí - NXB Văn nghệ, Tp.Hồ Chí


Minh, 2004), Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Tập truyện - NXB Văn hóa Sài
Gòn, 2005), Cánh đồng bất tận -Những truyện hay và mới nhất (Tập truyện NXB Trẻ, 2006), Sống chậm thời @ (in chung với Lê Thiếu Nhơn - NXB Trẻ,
2006). Trong các tập truyện, bút kí và tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư thì Cánh
đồng bất tận là tập truyện nổi bật nhất. Cánh đồng bất tận ra đời thực sự
khuấy động văn đàn Việt Nam đương đại. Chưa bao giờ có quyển sách nào
bán chạy như vậy trong những năm gần đây. Mọi người tìm mua, tìm đọc
Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư. Nhưng điều quan trọng là đến tập
truyện Cánh đồng bất tận, đặc biệt ở truyện ngắn Cánh đồng bất tận, Nguyễn
Ngọc Tư thực sự “lột xác”, phong cách tác giả ngày càng ro nét hơn.
Tập truyện gồm có 14 truyện ngắn (trong đó có 8 truyện đã được in
chung trong các tập Giao thừa, Nước chảy mây trôi và Truyện ngắn Nguyễn
Ngọc Tư), Cánh đồng bất tận xuất hiện đã gây biết bao sự ngỡ ngàng cho bạn

đọc cũng như giới nghiên cứu phê bình văn học. Câu chuyện vừa man dại vừa
khốc liệt vẫn là bối cảnh không gian Nam Bộ chằng chịt kênh rạch nhưng nhà
văn đã đưa người đọc đến một thế giới khác - thế giới khốc liệt của con
người.
Với những tập truyện này, Nguyễn Ngọc Tư đã nhận được nhiều phần
thưởng cao quý. Năm 2003, Nguyễn Ngọc Tư được bình chọn là một trong
mười nhà văn trẻ xuất sắc, tiêu biểu của năm 2002.
Năm 2006, với truyện ngắn Cánh đồng bất tận Nguyễn Ngọc Tư đã
nhận giải thưởng Hội nhà văn 2006. Mới đây tập truyện ngắn mang tên Cánh
đồng bất tận và Cuối mua nhan sắc do Hội Nhà văn đề cử đã được dịch sang
tiếng Anh và nhận giải thưởng văn học quốc tế ASEAN tại Thái Lan 2008.
Cánh đồng bất tận gồm mười bốn truyện: Cải ơi, Hiu hiu gió bấc, Huệ
lấy chồng, Cái nhìn khắc khoải, Nhà cổ, Mối tình năm cũ, Cuối mua nhan
sắc, Biển người mênh mông, Nhớ sông, Dòng nhớ, Duyên phận so le, Một trái
tim khô, Cánh đồng bất tận.


Tác giả sử dụng cốt truyện mà từ đầu đến cuối đều là những khổ đau,
những hằn học, sự phản bội và dày đặc những cuộc trả thù. Ở cánh đồng đó
chỉ có đói nghèo, dốt nát và bất hạnh. Con người phải đón nhận tất cả những
gì của sự trả giá. Đọc xong câu chuyện vẫn có cái gì đó khó diễn đạt bằng lời,
đó là sự vấn vương, đó là tình thương đối với hai đứa trẻ. Cho nên Cánh đồng
bất tận là tác phẩm văn chương mang đậm tính hiện thực pha lẫn gam màu
huyền thoại. Hay nói cánh khác đó là cái nhìn về phía trước của con người
sống tận đáy cùng xã hội, những con người luôn bị định mệnh trói chặt với
đầy đau thương mất mát, từ trong đau thương ấy có một hạt mầm vẫn cố gắng
vươn lên thắp sáng tình yêu thương tràn đầy nhựa sống đang gieo vào lòng
đất. Phải chăng đó là bức thông điệp mà Nguyễn Ngọc Tư muốn gửi gắm
vào trong đó làm cho Cánh đồng bất tận mang vẻ đẹp nhân văn lung linh.
Thế giới nhân vật trong tập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn

Ngọc Tư không đông đúc. Chị tập trung thể hiện cuộc sống của người nông
dân vùng sông nước Nam Bộ và cuộc sống người nghệ sĩ. Đi sâu vào khai
thác cuộc sống của họ Nguyễn Ngọc Tư phát hiện ra đó là cuộc sống nghèo
xơ xác, cuộc đời lênh đênh, vất vả nhưng họ có một tâm hồn tuyệt đẹp, hiền
lành, chất phác và sâu đậm tình người. Những con người nơi đây họ sống chủ
yếu với nhau bằng cái tình hay sự đùm bọc, chia sẻ. Còn người nghệ sĩ trong
các tác phẩm Nguyễn Ngọc Tư là những con người có cuộc đời nhiều bất
hạnh, số phận hẩm hiu, nay đây mai đó. Tuy vậy, họ luôn có lòng say mê, yêu
nghề dù cho phải trả giá đắt họ vẫn luôn nguyện dâng hiến cuộc đời cho nghệ
thuật.
Nhìn chung với giọng văn dung dị, giàu hình ảnh, ít trau chuốt, Nguyễn
Ngọc Tư bao giờ cũng có chừng mực khi diễn tả về hạnh phúc, nỗi đau và bất
hạnh của con người. Chị nhìn cuộc sống xung quanh bằng tấm lòng khoan
dung, độ lượng. Dường như chị cho rằng chẳng có ai hạnh phúc trọn vẹn và
cũng không có đau khổ đến tận cùng. Vì vậy xây dựng những nhân vật dù là ở


hoàn cảnh nào, cả khi chị tập trung vào miêu tả người nông dân, người nghệ
sĩ thì chị cũng đứng ở góc nhìn nhân văn nhất để diễn tả nỗi đau. Và dù trong
hoàn cảnh số phận nào chị cũng dẫn dắt người đọc tìm đến vẻ đẹp ẩn chứa
trong tâm hồn con người - phóng khoáng và nhân hậu, thẳng thắn và trung
thực, hết mình trong đời sống... Số phận cột họ vào mảnh đất này và họ sống
chết với nó một cách dung dị, cương trực. Nguyễn Ngọc Tư đã lột tả tất cả
những điều ấy một cách tự nhiên, tài hoa, để lại trong lòng người đọc những
dư âm khó có thể xoá nhòa.
Có ý kiến cho rằng Vũ Trọng Phụng với Số đỏ, Nguyễn Huy Thiệp với
một số truyện ngắn Phẩm tiết, Con gái thủy thần, Vàng lửa,... Bảo Ninh với
Nỗi buồn chiến tranh và Nguyễn Ngọc Tư với Cánh đồng bất tận đưa văn học
Việt Nam “ra biển lớn”, hội nhập vào không gian văn học thế giới. Từ đó ta
thấy đóng góp tiêu biểu của Nguyễn Ngọc Tư không chi cho văn học Nam Bộ

nói riêng mà còn cho cả nền văn học Việt Nam đương đại nói chung.
Tiểu kết chương 1
Ở chương 1 của khóa luận, chúng tôi đã trình bày truyện ngắn Nguyễn
Ngọc Tư trong bối cảnh truyện ngắn Việt Nam đương đại. Tìm hiểu về thành
tựu của truyện ngắn Việt Nam đương đại trong các lĩnh vực: sự đổi mới trong
quan niệm nghệ thuật về con người và đổi mới phương thức trần thuật. Cũng
trong thành tựu của truyện ngắn có sự xuất hiện đầy ấn tượng của các tác giả
nữ trong đó Nguyễn Ngọc Tư là cây bút nữ nổi bật nhất. Nguyễn Ngọc Tư
thành công trên nhiều thể loại: ký, tạp bút nhưng thành công nhất là thể loại
truyện ngắn. Trong các tập truyện của Nguyễn Ngọc Tư thì Cánh đồng bất
tận là một tập truyện nổi bật nhất.



Chương 2
ĐẶC ĐIỂM CỦA HÌNH ẢNH CON NGƯỜI
TRONG CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN
Trước Nguyễn Ngọc Tư đã có nhiều tác giả viết về đồng bằng Nam Bộ:
Bình Nguyên Sơn Lộc, Sơn Nam, Ngọc Linh… Nguyễn Ngọc Tư cũng viết
về những con người ấy, cảnh vật ấy nhưng chị có cách tiếp cận khác, không
lớn lao mà rất đỗi đời thường. Mười bốn truyện ngắn trong tập Cánh đồng
bất tận đa phần dừng lại ở tình cảnh những gia đình nghèo, đề cập đến số
phận buồn của những con người nhỏ bé, những người nông dân chân chất với
những ước mơ và sống một cuộc sống hết sức bình dị, đời thường rất đáng
cảm thông và trân trọng. Nhưng cũng chính cuộc sống nghèo khổ, cơ cực ấy
đã đẩy người nông dân hiền lành chất phác kia gặp không ít những bất hạnh,
trắc trở trong cuộc đời. Đã có rất nhiều nhân vật của chị gặp phải hoàn cảnh
éo le, cuộc sống không cho chị có quyền được lựa chọn một con đường hạnh
phúc mà chỉ có đường buông xuôi theo số phận, mặc cho dòng đời đưa đẩy.
Kết thúc tác phẩm là một số phận buồn, đau thương, bất hạnh, gợi lên trong

lòng người đọc nhiều xót xa thương cảm.
2.1. Con người bất hạnh, đau khổ, tuyệt vọng
2.1.1. Do nghèo khổ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiều bất hạnh cho con người trong
đó sự nghèo khổ là nguyên nhân đầu tiên. Chính cuộc sống thường nhật với
bao vất vả lo toan và gánh nặng cuộc sống cơm áo mà phần lớn là những
nhân vật của chị phải chịu sự bất hạnh.
Đọc truyện Nhớ sông nhiều người phải rơi nước mắt vì cảnh gia đình
ông Chín: “gia đình ông Chín sống hẳn trên ghe. Cảnh của ông cũng buồn
lắm, nhà nghèo, ra riêng gia đình chỉ cho hai công đất. Năm Giang ba tuổi,
Giang lên sởi, ông Chín bán đất cứu con. Số tiền còn dư lại, ông mua chiếc


ghe nhỏ đi bán hàng bông. Cả nhà dắt díu nhau lênh đênh trên sông nước”
[16; 114]. Cảm động nhất là đoạn nói về tình cảnh trong quá khứ khi mỗi lần
ghe ông ghé lại, đứa trẻ con ông lại chạy lên bờ như điên dại, và lúc ấy, nó
như tìm lại được khoảng trời tuổi thơ đầy mơ ước và điều này hẳn khiến vợ
chồng ông đau xót quá tâm sự: “Có lúc vừa ghé lại bờ chưa kịp buộc dây vô
gốc mắm, do quẩn chân lâu ngày Giang đã chạy lên bờ, chạy cuống chạy
cuồng như vui, như điên trên đất. Má Giang rớt nước mắt: “con nó thiệt
thòi…” ông Chín an ủi vì miếng ăn mà mình ơi” [23; 114]. Sau khi người mẹ
chết đuối, một thứ hạnh phúc bất diệt gắn bó ba cha con với nhau, vợ với
chồng, người với đất, người với nước, người sống với người chết. Sau này khi
vợ chết, không hoàn toàn vì miếng ăn mà cả nhà ông Chín trôi dạt hết dòng
sông này đến con kênh kia. Ở đáy con sông nào đó còn là nơi gửi găm xương
thịt của người đàn bà xấu số - má Giang” [16; 114].
Truyện ngắn Cải ơi lại đề cập đến tình cảnh của ông già Năm Nhỏ
phải chịu tiếng oan là “giết con” khi nhỏ Cải (con riêng của vợ) làm mất đôi
trâu, sợ đòn, bỏ trốn. Cuộc hành trình lặn lội đi tìm đứa con với nhiều
“phương kế” của ông, của một người cha dượng để mong tìm được con Cải

có nhiều chi tiết đậm tình người rất xúc động. Những chi tiết này là cuộc sống
sinh hoạt đời thường, bình dị, giàu chất Nam Bộ và cũng thấm đượm tình
người: “ông già Năm Nhỏ lặng đi tự hỏi bây giờ ông lão lên ti vi, con Cải có
nhận ra không? Câu trả lời là có, ông đã dắt con nhỏ đi hái xoài chín trong
vườn hoang, đã chặt chuối làm bè dạy cho nó lội, thả trâu, chơi diều, ông đã
cong con nhỏ đi tắt mấy vạt đồng đến khám bệnh chỗ ông bác sĩ già mỗi khi
nó nhức đầu, sổ mũi…” [16; 13].
Ta có thể kể đến “người mẹ” trong truyện ngắn Cánh đồng bất tận với
bi kịch về gia đình. Vì nhà nghèo không có tiền mua những tấm vải đủ màu
sắc, khi nắm túi áo thấy nó xẹp lép, nhìn lại bị lúa thấy nó đã vơi đi hai phần
đành nuốt nước miếng trong nỗi thèm khát. Và kết cục là người mẹ ấy đã ra


đi, phản bội chồng và từ bỏ các con theo người đàn ông bán vải. Hai đứa trẻ
buổi trưa ngủ lọt trong bồ lúa đã chứng kiến cảnh bất ngờ, ghê sợ hành động
bán thân của người mẹ. Người mẹ đó chết lặng và bỏ đi bởi làm sao có thể
chịu đựng được, không tủi hổ được khi chính những đứa con thân yêu của
mình nhìn thấy cảnh mình và người đàn ông khác. Người phụ nữ ra đi một
cách lẳng lặng, “chẳng suy nghĩ đắn đo, không một chút trù trừ, chỉ rũ mình
cái rột, sạch trơn” [16; 172]. Cuộc đời người mẹ cũng chỉ tạm bợ, trôi dạt, chỉ
quá giang một khúc sông, một đoạn trong đường đời rồi đi.
Nhân vật “chị” trong Cánh đồng bất tận cũng cùng chung số phận với
nhiều người phụ nữ khác. Chị từng bán thân ở thành phố nhưng đến lúc “thân
tàn ma dại” đói rã ở thành phố chị phải về nông thôn. Chị bị xã hội thành thị
bỏ rơi, gạt ra ngoài. Thế nhưng công việc kiếm kế sinh nhai đó cũng đâu dễ
dàng “ăn trên mồ hôi nước mắt của họ lâu lâu bị đánh cũng đáng” [16; 161] khi
chị phải trả giá bằng một trận đòn hết sức dã man, bị đánh thừa sống thiếu chết.
“Muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo, muốn nghèo nuôi vịt” dân
gian nói thế. Nuôi cá giàu thế nào, nuôi heo khá ra sao, chưa biết. Nhưng ro
ràng không ai muốn nghèo. Vì thế nuôi vịt chạy đồng là một việc bất đắc dĩ

của những người cùng đinh, những người đi suốt cánh đồng bất tận mà vẫn
nghèo. Nuôi vịt không những nghèo mà còn cơ cực, cái cơ cực bám từ đầu
dang nắng đến tận những móng chân đóng phèn của con người ở vùng sông
nước Nam Bộ này. Đó là cuộc sống trôi dạt của ông lão trong Cái nhìn khắc
khoải với nghề nuôi vịt chạy đồng: “Hôm nay ở đồng Rạch Mũi, ngày mai ở
nhà Phấn Ngọn, xa nữa lại đến Cái Bát không chừng. Ông đậu ghe, dựng lều,
lùa vịt lên những cánh đồng vừa mới gặt xong, ngó chừng sang những cánh
đồng lúa mới vừa chín tới và suy nghĩ một vạt đồng khác lúa vừa no đòng
đòng. Đời của ông là một cuộc đời lang bạt, một cuộc sống trên đồng khơi”
[23; 50]. Hay ba cha con trong Cánh đồng bất tận cũng nuôi vịt chạy đồng và
cuộc sống lênh đênh trôi dạt khắp nơi trên những cánh đồng.


2.1.2. Do hoàn cảnh, số phận
Vẫn là chuyện của những dòng sông, những vùng đất dọc ngang kênh
rạch, cuộc sống của người dân Nam Bộ nhưng với Cánh đồng bất tận Nguyễn
Ngọc Tư đã đưa người đọc đến một thế giới khác hoàn toàn khác - một thế
giới khắc nghiệt và tàn khốc. Ở đó có người phụ nữ nghèo đến mức một
mảnh vải đẹp là cả một giấc mơ và phải đánh đổi bằng cả thân xác của mình.
Ở đó có hai đứa trẻ suốt đời theo cha rong ruổi qua những cánh đồng, chúng
lạc long, cô đơn đến mức quên cả cách giao tiếp với con người. Ở đó có
người chồng hận thù vợ bỏ theo trai đến mức phá hỏng cuộc đời của chính
những đứa con ruột thịt và cả những người đàn bà khác bằng hận thù…
Cuộc sống dường như chảy không ngừng, như cánh đồng bất tận như
dòng sông cuộc đời, cánh đồng cuộc đời ấy không phải cũng lúc nào cũng
phẳng lặng mà đầy rẫy những chông gai, bùn lầy, cám dỗ. Trong hoàn cảnh
ấy, cũng có lúc người ta không thể chiến thắng bản thân mình, không thể
thoát khỏi những cám dỗ đời thường và bị hoàn cảnh số phận đưa đẩy, ngã
gục.
Đọc truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư ta thấy hiện lên đa phần là những

con người với đầy đủ phẩm chất tốt đẹp: chịu thương chịu khó, hiền lành,
chất phác, yêu tin mãnh liệt và sống có hoài bão, ước mơ. Thế nhưng cuộc
sống thường không như những gì ta mong đợi, những con người này vẫn bị
cuộc đời với bao khắc nghiệt, thử thách, cám dỗ cuốn phăng đi nhiều lúc
không nhận ra chính mình nữa. Cũng bởi thế con người dường như bị trượt
trên dốc dài của sự sa ngã, hết lần này đến lần khác mà đến khi tỉnh ngộ thì đã
quá muộn. Đó phải chăng là những con người không làm chủ được số phận
mà nhà văn Nguyễn Ngọc Tư muốn khắc họa lên.
Cuộc sống thiếu thốn nghèo khó đã có lúc làm con người ta đánh mất
bản thân mình, chạy theo những xa hoa, phù phiếm trước mặt. Người mẹ của
chị em Nương Điền là người đàn bà như vậy. Bị ánh sáng lấp lánh của những


mảnh vải lạ mắt, của bồ lúa còn đầy đã dẫn đến hành động bán thân của
người mẹ, cuối cùng chị cũng đã ra đi vì không dám trở về với gia đình và
những đứa con thân yêu của mình.
Nhân vật “chị” trong Cánh đồng bất tận cũng không thoát ra khỏi sức
cám dỗ của đồng tiền và trở thành cô gái “làm đĩ” kiếm tiền. Người đàn bà
“làm đĩ” trong truyện ngắn Cánh đồng bất tận bị hành hung một cách dã
man. Chị vượt thoát, chạy xuống chiếc ghe của ba cha con sống trên thuyền,
làm nghề chăn vịt, đang đỗ trên bến. Chị bị đánh, “bị người ta đổ keo dán sắt
vào cửa mình”, nguyên nhân tác giả để nhân vật tự lý giải: “tôi hỏi chị làm gì
mà bị đánh. Chị cười, “làm đĩ”. Câu trả lời của chị ngắn gọn, thản nhiên
nhưng sao chua xót đến vậy? Bởi cái nghề mà chị làm chưa bao giờ nhận
được sự cảm thông từ xã hội. Chị cũng giống nhiều người đàn bà khác trong
xã hội di ăn chơi đua đòi, do hoàn cảnh đẩy đưa khiến họ tự đánh mất mình
và tự biến mình thành hàng hóa để trao đổi, mua bán. Nhưng chính chị cũng
đã rút ra bài học “ăn trên mồ hôi nước mắt của họ lâu bị đánh cũng đáng”
theo doi cuộc đời chị sẽ thấy “chị cũng giống như họ, chớm tàn tạ, đói rã ruột
ở thị thành mới chạy xuống quê, cất cái quán nhỏ, giả đò buôn bán bánh kẹo

lặt vặt thực chất là làm nghề” [16; 161]. “Cứ mỗi mùa gặt, họ lại dập dìu trên
đê, lượn lờ quanh lều của những thợ gặt, những người đàn ông giữ lúa và bọn
nuôi vịt chạy đồng… đêm đến, sau các đụn lúa, họ thả tiếng cười chút chít,
tiếng thở mở man… lên trời,… sáng sau, họ xiêu xiêu biến mất, đem theo mớ
tiền công ít ỏi suốt một ngày làm việc quần quật của đám đàn ông” [16; 160 161]. “Chị sống nhờ bằng món tiền họ cắm câu đêm đêm, bằng tiền bán lúa,
dừa khô hay những buồng chuối chín. Cũng có lúc thu hoạch bất ngờ khi chị
mồi chài một người đàn ông vào trò chơi giường chiếu suốt hai ngày đêm, và
chị được một triệu hai. Đó là vốn vay xóa đói giảm nghèo,… với tám trăm
ngàn còn lại trong túi, hẳn người đàn ông ấy não nề biết bao, oán chị biết bao
khi thấy vợ con nheo nhóc, bu quanh nồi khoai luộc trong nhập nhoạng nắng


chiều” [16; 161]. Có thể thấy, tác giả của Cánh đồng bất tận đã đào sâu vào
nỗi khổ và xoáy thẳng vào những mê muội, cám dỗ tầm thường của con
người. Đây không phải là đề tài mới nhưng cách xây dựng những điều ấy
mang nét riêng của Nguyễn Ngọc Tư.
2.1.3. Do sự tin yêu
Con người trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư không chỉ chịu nhiều
bất hạnh đau khổ bởi những gánh nặng cơm áo hay do hoàn cảnh, số phận xô
đẩy mà chính là lòng tin yêu vô hạn ẩn chứa nơi tâm hồn khiến cuộc đời họ
nhiều mất mát đau thương, tâm hồn nhiều chai sạn cằn khô hơn. Tình yêu và
niềm tin là hai nét phẩm chất nổi bật của con người Nam Bộ. Họ yêu ai là yêu
trọn đời, họ tin ai là tin đến quên đường về. Chính bởi sự tin yêu trong họ quá
lớn mà khi tình yêu không được như mong muốn thì tâm hồn họ phải chịu
một nỗi đau khó có thể lành lại được. Bởi thế tình yêu như con dao hai lưỡi
mà rất dễ đẩy con người tới thất vọng, tổn thương không gì bù đắp được.
Tiêu biểu cho tính cách này là truyện ngắn Cái nhìn khắc khoải, nhân
vật cô Út trong truyện đã yêu và đặt niềm tin mãnh liệt vào một anh thợ gặt
mà cô không hề biết gốc gác ở đâu. Anh ta làm ít, nhậu nhiều, nợ lần chồng
chất, chị phải nai lưng ra trả nợ. Nợ nhiều quá, người ta xiết nợ, anh bỏ chị

mà trốn đi. Vậy mà chị không hề thù hận anh, chị vẫn đi tìm anh, lang thang
hết nơi này đến nơi khác, làm đủ mọi việc vừa để nghe tin tức của anh, biết
anh đang ở đâu là chị liền tìm đến ngay. Không hận thù, không oán trách, chỉ
có tình yêu thương là vô hạn ở người phụ nữ đậm chất Nam Bộ này.
Cũng như cô Út, ông Chín trong Cuối mua nhan sắc say mê theo đuổi
tình yêu - hình bóng người yêu. Và cũng bởi sự say mê ấy mà cuộc đời ông
cũng lặn lội năm bẩy đường xuôi ngược dù xuất thân là một chàng công tử
Bạc Liêu giàu có, từ bỏ cuộc sống no đủ, giàu sang, không phải làm gì cả, cả
nhà chiều chuộng để đi theo một gánh hát “lụi hụi kéo màn, dựng cảnh ăn
cơm quán, ngủ sàn diễn”. Dẫu vậy, từ bỏ tất cả chỉ mong được đi bên người


mà mình thương yêu nhưng đến cuối đời ông Chín vẫn là người cô đơn, yêu
mà không được đáp lại “mình sống làm gì tới từng này tuổi mà không hiểu
được nhau, Hồng ơi là Hồng”.
Không say mê theo đuổi tình yêu - hình bóng người yêu nhưng Đào
Hồng lại say mê ca hát, theo đuổi nghiệp xướng ca. Đào Hồng là đại diện cho
hình tượng người nghệ sỹ sẵn sàng hi sinh cuộc đời mình, bỏ lại mẹ già, con
thơ để sống trọn vẹn với nghề, với kiếp cầm ca. Cuộc đời bà gắn bó với
nghiệp ca hát và nghiệp ca hát đã mang đến cho cuộc đời bà biết bao cay
đắng, tủi nhục. Tuổi thanh xuân của bà qua đi cơ cực, cay đắng trên sàn diễn.
Chiến tranh nổ ra, gánh hát tan rã, cô phải ôm con bỏ trốn. Vì mê hát, vì chiến
tranh bà phải gửi con cho người khác nuôi, khi quay lại tìm thì con không
thèm nhìn mặt bà. Từ giã sân khấu, người nghệ sỹ gánh chè lưu lạc khắp các
nẻo đường kiếm kế sinh nhai. Ông già Chín tìm được bà về, hai người trú ngụ
tại hội gọi là “buổi chiều”. Bà ốm như trái bầu khô chỉ còn nhờ vào chút chờ
đợi mong manh của tình yêu thời son trẻ làm cái vỏ cứng cáp ở bên ngoài vì
cái vỏ ấy cũng mục vì người xưa gặp rồi không quay trở lại. Năm mươi năm,
cuộc đời bà đã trải qua bao thăng trầm, vất vả bởi nghiệp xướng ca, từ giã coi
đời cũng bằng những lời ca.

Ước mơ trở thành ca sỹ nổi tiếng, nhân vật Thàn trong Cải ơi đã bỏ nhà
ra đi. Thàn phải sống vất vưởng, có nhà mà không dám về mặc dù rất thương
cha. Đoàn ca múa nhạc giải tán, Thàn không dám về mà bám trụ lại ngã ba
Sương cùng ông Năm Nhỏ sắm một chiếc xe kẹo kéo có dàn nhạc sống xập
xình. Giọng ca nhừa nhựa, buồn buồn của Thàn leo lắt nơi “chợ rau, chợ cá”,
cuộc sống cầm cự lay lắt, tương lai mù mịt.
Nhân vật Phi trong Biển người mênh mông cũng có chung mơ ước số
kiếp như Thàn. Vì niềm vui, say mê Phi bỏ học theo đoàn ca hát sự nghiệp
người nghệ sỹ phụ thuộc vào thời tiết, mùa nắng thì đi nông thôn, mùa mưa
thì ở lại thị xã. Buồn và chán Phi đi hát rong ở mấy quán nhậu, nhà hàng,


chạy show đám ma, đám cưới… chỉ thiếu điều ôm cái thùng kẹo kéo ra ngoài
đầu chợ vừa hát vừa rao như Thàn. Phi cảm thấy thật ê chề, tủi cực. Hành
trình thực hiện ước mơ trở thành người nghệ sỹ ca hát ngày càng lụi dần
trong cơn say cho đến tận ngày mai.
2.1.4. Do cô đơn
Bản chất con người là vận động không ngừng vượt lên trên giới hạn
của chính nó. Nhưng như M.Lotman quan niệm: “Khi anh đi trên con đường
này thì đồng thời anh đã đánh mất những con đường khác”. Bị đóng khung
trong những giới hạn con người luôn khao khát vượt qua nhưng con người là
một thực thể phức tạp đầy bí ẩn. Mỗi con người lại ở trong những giới hạn
khác nhau nên khao khát của họ rất khác nhau trong con đường vươn tới sự
hoàn hảo của mỗi người bởi vậy không ai giống ai vì thế con người cô đơn.
Không phải đến Nguyễn Ngọc Tư thì con người cô đơn mới xuất hiện
trong văn học. Con người nhỏ bé cô đơn đã xuất hiện trong văn học phương
tây từ trong các sáng tác của Sêkhốp, Puskin, Gôgôn,… trong văn học Việt
Nam thời trung đại với các sáng tác của Nguyễn Du, Đặng Trần Côn, Đoàn
Thị Điểm,… Tuy nhiên, quan niệm về con người cô đơn trong mỗi thời đại,
mỗi quốc gia dân tộc có sự khác nhau. Trong mỗi nhà văn cũng vậy. Với

Nguyễn Ngọc Tư cô đơn chính là nguyên nhân gây nên bất hạnh, đau khổ,
tuyệt vọng.
Người cha trong Cánh đồng bất tận tiêu biểu cho tính cách con người
cô đơn, đau khổ ấy. Từ một người cha hiền lành, chịu thương chịu khó bỗng
trở nên lạnh lùng, tàn nhẫn khi gánh chịu nỗi đau của người đàn ông bị phụ
bạc. Khởi đầu là sự khó chịu, ghét những gì liên quan đến người vợ. Người
đàn ông đó đã đốt hết tất cả đồ đạc của vợ, ngôi nhà gắn với hình ảnh của
vợ… và ra đi. Dần dần nỗi đau đó phát triển thành ý muốn tiêu diệt những gì
có thể nhắc nhở đến vợ. Trước hết là việc đánh đập đứa con gái vì nó giống
mẹ. Sau đó nỗi đau đó được nâng lên thành nỗi hận phổ quát: hận tất cả đàn


×