Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Hướng dẫn dạy học hiểu văn bản sử thi trong chương trình ngữ văn 10 THPT luận văn tốt nghiệp đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.95 KB, 86 trang )

Trờng đại học vinh
Khoa ngữ văn
--------------

Nguyễn thị quyên

Hớng dẫn dạy đọc hiểu văn
bản sử thi trong ch ơng trình
ngữ văn 10 thpt

Khóa luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: phơng pháp dạy học

\

Vinh 2011
Trờng đại học vinh
Khoa ngữ văn
--------------

Hớng dẫn dạy đọc hiểu văn
bản sử thi trong ch ơng trình


2

ngữ văn 10 thpt
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: phơng pháp dạy học
Giỏo viờn hng dn: TS. Lờ Th H Quang
Sinh viờn thc hin:



Nguyn Th Quyờn

Lp:

48A Vn

MSSV:

0756017068

\

Vinh - 2011

Li cm n
Trong quỏ trỡnh hon thnh khúa lun ny, ngoi s c gng n lc
ca bn thõn, phi k n s giỳp nhit tỡnh ca cỏc thy cụ giỏo, s ng
viờn khuyn khớch t bn bố ngi thõn. Chỳng tụi xin chõn thnh gi li cm
n ti cỏc thy cụ giỏo trong khoa Ng vn, trong t phng phỏp v lớ lun
vn hc, bn bố v ngi thõn, c bit ti cụ giỏo Lờ Th H Quang ngi
trc tip hng dn chỳng tụi thc hin ti ny.
Tụi xin chõn thnh cm n!
Vinh, ngy 01 thỏng 5 nm 2011
Tỏc gi
Nguyn Th Quyờn


3


BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT
THPT

:

Trung học phổ thông

THCS

:

Trung học cơ sở

SGK

:

Sách giáo khoa

SGV

:

Sách giáo viên

GV

:

Giáo viên


HS

:

Học sinh

NXB

:

Nhà xuất bản

CNTT

:

Công nghệ thông tin

VB

:

Văn bản

Tr.

:

Trang


Cách chú thích tài liệu trích dẫn: Bao gồm thứ tự của tài liệu trong
thư mục Tài liệu tham khảo và thứ tự trang chứa trích dẫn. Ví dụ: kí hiệu
[27, tr. 25] nghĩa là số thứ tự của tài liệu trong thư mục Tài liệu tham khảo
là 27, nhận định được trích dẫn nằm ở trang 25 của tài liệu này.


4


5

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu............................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................5
4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu........................................................... 5
5. Cấu trúc khoá luận .......................................................................................6
NỘI DUNG CHÍNH........................................................................................7
Chương 1: KHÁI NIỆM SỬ THI VÀ HỆ THỐNG CÁC ĐƠN VỊ BÀI
HỌC SỬ THI TRONG PHẦN ĐỌC - HIỂU CỦA SGK NGỮ VĂN 10
THPT................................................................................................................7
1.1. Giới thuyết chung về sử thi....................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm sử thi .....................................................................................7
1.1.2. Đặc trưng của thể loại sử thi................................................................. 9
1.2. Hệ thống các đơn vị bài học sử thi trong chương trình và phần trợ giúp,
hướng dẫn học sinh đọc - hiểu các văn bản đó trong SGK Ngữ văn 10 THPT
.........................................................................................................................16
1.2.1. Đặc điểm các đơn vị bài học sử thi trong SGK Văn học 10 (chỉnh lí

hợp nhất 2000) và SGK Ngữ văn 10 hiện hành .............................................16
1.2.2. Đặc điểm phần trợ giúp, hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản sử thi
trong SGK Ngữ văn 10 hiện hành ..................................................................20
1.3. Thực trạng dạy và học văn bản sử thi hiện nay trong nhà trường THPT
.........................................................................................................................25
Chương 2: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG DẠY ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN SỬ
THI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 THPT ..............................31
2.1. Dạy đọc - hiểu sử thi theo đặc trưng thể loại .........................................31
2.2. Dạy đọc - hiểu sử thi theo hướng tích hợp...............................................40
2.3. Dạy đọc - hiểu sử thi theo hướng tích cực hoá vai trò người học ..........45
Chương 3: THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM ......................................55
Giáo án Chiến thắng Mtao Mxây ...................................................................55
Giáo án Uy-lít-xơ trở về .................................................................................68


6
KẾT LUẬN.....................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................79
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong chương trình THPT, môn Ngữ văn được xem là môn học
chính, có vai trò quan trọng trong chiến lược đào tạo con người. Trong
những năm gần đây, các nhà nghiên cứu khoa học, nhà giáo dục đã có nhiều
tìm tòi về phương diện lí thuyết cũng như thực hành ứng dụng và đã thu
được những kết quả đáng ghi nhận mang lại một diện mạo mới cho việc dạy
học môn văn trong nhà trường. Song, việc đổi mới dạy học Ngữ văn trong
nhà trường không phải đã được thực hiện một cách đồng bộ và triệt để. Vấn
đề về phương pháp vẫn còn nhiều khoảng trống, cần tiếp tục nghiên cứu bổ
sung. Một trong những khoảng trống ấy là vấn đề đọc - hiểu văn bản sử thi
trong nhà trường phổ thông hiện nay.

1.2. Nếu các thể loại văn học dân gian như truyền thuyết, truyện cổ tích,
truyện cười, tục ngữ, ca dao đã có mặt ở cấp Tiểu học, THCS thì thể loại sử
thi phải đến chương trình phổ thông (cụ thể là trong chương trình Ngữ văn
10 THPT) mới được đưa vào dạy học. Là loại hình văn học dân gian ra đời
khi xã hội đã thoát thai bầy đàn nguyên thuỷ, sử thi có cách tư duy và xây
dựng nhân vật khác với các loại hình văn học dân gian ra đời sau này. Chúng
ta không thể đánh đồng việc đọc - hiểu các văn bản sử thi cũng như những
thể loại tự sự của văn học dân gian khác.
Mặt khác hiện nay, do sự đổi mới nội dung chương trình SGK, nên
phương pháp dạy học văn cũng phải thay đổi. Chương trình Ngữ văn hiện
hành, tổ chức sắp xếp các văn bản thành các cụm thể loại, tạo nên những
điểm khác biệt thấy rõ so với chương trình và SGK cũ. Bên cạnh đó, chương
trình còn được biên soạn theo hướng tích hợp. Trước những điều kiện mới,
việc hướng dẫn dạy đọc - hiểu văn bản sử thi có ý nghĩa tháo gỡ những


7
vướng mắc và giúp cho giáo viên, học sinh đỡ lúng túng, bỡ ngỡ khi dạy học
theo chương trình đổi mới.
1.3. Thị trường sách tham khảo hiện nay vốn rất đa dạng và phong phú
về chủng loại nhưng không phải cuốn sách nào cũng có chất lượng. Nguồn
tài liệu chuyên sâu về dạy đọc - hiểu văn bản sử thi còn rất ít và có nhiều bất
cập. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy chưa có cuốn tài liệu nào nghiên cứu
một cách có hệ thống về dạy đọc - hiểu văn bản sử thi trong chương trình
Ngữ văn 10 ở trường THPT.
Là một giáo viên dạy văn trong tương lai, chúng tôi ý thức được tính
chất khó khăn, phức tạp của hoạt động giảng dạy bộ môn văn trong nhà
trường nói chung và đọc - hiểu văn bản sử thi trong chương trình Ngữ văn
10 nói riêng. Từ đó, chúng tôi nỗ lực cố gắng trong việc tìm tòi và tích luỹ
cho mình một nguồn kiến thức phương pháp vững chắc để hướng dẫn học

sinh khám phá văn bản và chiếm lĩnh nó. Với hi vọng, sẽ góp những ý kiến
của bản thân giúp giáo viên và học sinh có những cơ sở tiến hành việc đọc hiểu các văn bản sử thi một cách có hiệu quả nhất. Qua đây, chúng tôi cũng
mong muốn góp một phần, dù rất nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy
học Ngữ văn và tạo nên hứng thú cho học sinh khi học môn học này.
Xuất phát từ những lí do trên, thúc đẩy chúng tôi quyết định nghiên cứu
đề tài Hướng dẫn dạy đọc - hiểu văn bản sử thi trong chương trình Ngữ
văn 10 THPT.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Có thể nói, sử thi là một vấn đề không mới mẻ, mà đã được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm. Họ tiến hành nghiên cứu và đề xuất trong các công
trình khoa học của mình. Đặc biệt, vừa qua Viện Văn hoá dân gian đã cho
xuất bản 75 tập sử thi của các dân tộc ít người, trong đó Đăm Săn giữ vị trí
hàng đầu – đây sẽ là nguồn tư liệu quý việc nghiên cứu, tìm hiểu sử thi nói
chung cũng như sử thi các dân tộc ít người nói riêng.


8
Tuy sử thi là một vấn đề không mới, nhưng dạy đọc - hiểu sử thi là một
vấn đề còn nhiều bỏ ngỏ. Bởi, từ trước đến nay chưa có một công trình
nghiên cứu nào trực tiếp bàn về vấn đề này. Song, đâu đó trong những tác
phẩm, những công trình của các nhà nghiên cứu khi viết về phương pháp dạy
học, ta vẫn thấy có đề cập đến phương pháp dạy học đọc - hiểu sử thi nhưng
còn chung chung.
Đi sâu vào lĩnh vực phương pháp có Phương pháp dạy học của Phan
Trọng Luận. Do mục đích nghiên cứu của giáo trình chỉ đưa ra những vấn đề
lý thuyết, mà chưa đưa ra những biện pháp cụ thể, chuyên biệt cho một bộ
phận văn học hay một thể loại nào, nên vấn đề đọc - hiểu sử thi cũng chưa
được đề cập đến, mà chỉ nêu chung chung trong phương pháp dạy học tác
phẩm văn chương trong nhà trường.
Trong công trình Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy – nghiên cứu văn

học dân gian của Hoàng Tiến Tựu, tác giả đã dành một số lượng đáng kể khi
đề cập đến vấn đề vận dụng các thuộc tính cơ bản của văn học dân gian vào
việc giảng dạy, nghiên cứu. Theo ông, “việc tìm hiểu, nhận thức thuộc tính
và đặc điểm của văn học dân gian chẳng những là mục đích mà còn là
phương tiện của những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy văn học
dân gian” [27, tr. 25]. Ngoài ra, ông còn chú ý đến vấn đề phân loại, phân kì,
phân vùng văn học dân gian và mối quan hệ của chúng đối với việc xây dựng
phương pháp nghiên cứu, giảng dạy văn học dân gian. Việc nghiên cứu
giảng dạy văn bản sử thi chỉ mới được đề cập chung chung trong phần vấn
đề giảng dạy truyện dân gian chứ chưa đi sâu tìm hiểu như tục ngữ, ca dao.
Như vậy, ở công trình này tác giả mới dừng lại ở những vấn đề chung khi
giảng dạy và nghiên cứu văn học dân gian, đây mới chỉ là những cơ sở khi
nghiên cứu văn bản sử thi.
Tác giả Nguyễn Viết Chữ trong Dạy học tác phẩm văn chương theo
loại thể cũng đã bàn đến vấn đề dạy học sử thi. Tác giả đã cố gắng đưa ra
những phương pháp và biện pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại


9
thể. Việc dạy học văn bản sử thi cũng chỉ mới được nói đến, khi ông bàn về
công việc dạy học các tác phẩm tự sự dân gian với tư cách một thể loại của
nó. Vì thế, nó cũng không được nói nhiều, bàn kĩ. Theo ông, “do đặc tính
tổng hợp của sử thi như vậy cho nên trong quá trình dạy học phải hình thành
tích truyện, chú ý văn phong trữ tình và tập trung khai thác những đoạn giàu
kịch tính. Tăng cường sử dụng loại câu hỏi hình dung tượng tưởng và câu
hỏi hiện trong đó câu hỏi chi tiết và phân tích lí giải được đặc biệt chú ý.
Thật ra, trong trường ca ngôn từ rất điêu luyện, vì vậy phải kết hợp kể sáng
tạo với đọc diễn cảm (chủ yếu trong trường ca Đăm Săn)” [16, tr. 18]. Với
công trình này, tác giả mới chỉ dừng lại ở những “lưu ý”, “chú ý”, “gợi mở”
mang tính chất mở đầu về phương pháp dạy đọc - hiểu sử thi. Trong cuốn

Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể do Trần Thanh Đạm chủ
biên cũng đã nói được những vấn đề cơ bản trong dạy học sử thi nhưng chưa
toàn diện.
Gần đây, trong cuốn Kỷ yếu hội thảo khoa học về vấn đề dạy học Ngữ
văn trong trường PT theo SGK mới (tổng hợp các bài viết về vấn đề dạy học
văn theo SGK mới trong hội thảo khoa học tại Nghệ An) đã có nhiều bài viết
đề cập đến vấn đề dạy học tác phẩm văn học trong nhà trường THPT theo
tinh thần đổi mới. Các bài viết đã vận dụng rất nhiều phương pháp dạy học
hiện đại để tổ chức cho học sinh đọc - hiểu tác phẩm văn học theo loại thể.
Tuy nhiên, do giới hạn công trình (chỉ dừng lại ở một bài nghiên cứu) các bài
viết chủ yếu đi vào hướng dẫn học sinh đọc - hiểu các tác phẩm văn học
trong SGK mà chưa có cái nhìn hệ thống và vấn đế đọc hiểu sử thi chưa
được quan tâm nhiều. Bên cạnh đó, trong cuốn Tài liệu bồi dưỡng giáo viên
thực hiện chương trình SGK lớp 10 THPT cũng đã nêu lên một số điểm mới
trong phần văn học dân gian cùng với một số phương pháp và hướng khai
thác chủ yếu. Như vậy, trong những công trình này vấn đề đọc - hiểu sử thi
đã được đề cập, tuy nhiên cũng chỉ mới gợi mở so sánh mà chưa đi được vào


10
những bài học cụ thể trong chương trình. Vì thế vẫn chưa có một cái nhìn
thật sáng rõ về vấn đề này.
Nói về văn bản sử thi, có nhiều công trình nghiên cứu của Hoàng Ngọc
Hiến, Đào Huy Từ, Chu Xuân Diên... Tuy là những công trình nghiên cứu
không thuộc lĩnh vực phương pháp dạy văn bản sử thi những đã cung cấp
những kiến thức, cung cấp một cách nhìn về vấn đề sử thi để giúp chúng tôi
hiểu hơn về đặc trưng thể loại, bám sát văn bản hơn, từ đó đề xuất những
cách dạy phù hợp với đặc trưng thi pháp.
Hiện nay, phương pháp dạy học văn đang là vấn đề được quan tâm, đổi
mới, là nhu cầu, đòi hỏi của hoạt động dạy học trong nhà trường. Cho tới nay

chưa có một công trình nào nghiên cứu trực tiếp và đề xuất phương pháp
hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản sử thi trong chương trình Ngữ văn 10
THPT như hướng nghiên cứu của đề tài này, mà chỉ mới được đề cập trong
một số công trình đơn lẻ, chưa mang tính hệ thống. Vì thế, khi chọn đề tài
này chúng tôi mong muốn sẽ góp một phần nhỏ nhằm gợi mở, định hướng
cho một giải pháp hiệu quả, nâng cao chất lượng trong giờ đọc - hiểu văn
bản nói chung và đọc - hiểu văn bản sử thi trong chương trình Ngữ văn 10
THPT nói riêng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong khoá luận này, chúng tôi thực hiện những nhiệm vụ sau:
3.1. Tìm hiểu các đặc trưng của thể loại sử thi
3.2. Khảo sát, so sánh các tác phẩm sử thi trong chương trình SGK Ngữ
văn 10 (ban cơ bản và ban nâng cao) hiện hành với sách Văn học 10 (chỉnh lí
hợp nhất 2000). Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong dạy học đọc hiểu văn bản sử thi.
3.3. Đề xuất những giải pháp hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản sử
thi trong SGK Ngữ văn 10 THPT
3.4. Thiết kế giáo án thể nghiệm
4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu


11
4.1. Phạm vi nghiên cứu
Sử thi có thể nghiên cứu từ nhiều góc độ, nhiều hướng. Nhưng ở trong
khoá luận này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu văn bản sử thi được đưa
vào chương trình dạy học trong SGK Ngữ văn 10 THPT.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu, trong quá trình thực hiện khoá
luận chúng tôi đã vận dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp khảo sát thống kê

- Phương pháp so sánh thống kê
- Phương pháp thiết kế thể nghiệm
5. Cấu trúc khoá luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của khoá luận gồm 3
chương:
Chương 1: Giới thuyết khái niệm sử thi và hệ thống các đơn vị bài học
sử thi trong chương Ngữ văn 10 THPT
Chương 2: Những định hướng dạy học sử thi trong chương trình Ngữ
văn 10 THPT
Chương 3: Thiết kế giáo án thể nghiệm


12

CHƯƠNG I
GIỚI THUYẾT KHÁI NIỆM SỬ THI VÀ HỆ THỐNG
CÁC ĐƠN VỊ BÀI HỌC SỬ THI TRONG CHƯƠNG TRÌNH
NGỮ VĂN 10 THPT
1.1. Giới thuyết chung về sử thi
1.1.1. Khái niệm sử thi
Trong loại tác phẩm tự sự, bên cạnh các thể loại như: truyện thơ, trường
ca, tiểu thuyết, truyện ngắn,… có một thể loại “một đi không trở lại với loài
người” (không trở lại cái hình thức mang ý thức thần thoại gắn liền với giai
đoạn phát triển ấu thơ của loài người) đó là - sử thi.
Vậy “sử thi” là gì?
Nếu chiết tự khái niệm: “sử” - lịch sử, “thi” – thơ thì chúng ta có thể
hiểu “sử thi” là lịch sử được kể lại bằng thơ.
Song vấn đề lại không đơn giản như vậy. Đến nay, đã có hàng trăm
cách định nghĩa khác nhau về nó. Ở Việt Nam, thể loại sử thi được các nhà
nghiên cứu quan tâm bắt đầu vào những năm 60, 70 của thế kỷ XX. Đó là

giáo sư Đinh Gia Khánh trong công trình nghiên cứu về Văn học dân gian,
giáo sư Phan Đăng Nhật trong bài viết nhằm xác định thể loại của tác phẩm
Đẻ đất đẻ nước… đã có những luận điểm quan trọng về sử thi. Ở trong nhiều
công trình lí luận văn học và các từ điển thuật ngữ văn học đều có bàn đến
khái niệm sử thi.
Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi trong Từ điển thuật ngữ văn học khẳng
định: Sử thi là “thể loại tác phẩm tự sự dài (thường là thơ) xuất hiện rất sớm


13
trong lịch sử văn học của các dân tộc nhằm ca ngợi sự nghiệp anh hùng có
tính toàn dân và có ý nghĩa trọng đại đối với dân tộc trong buổi bình minh
của lịch sử” [24, tr. 285].
Theo 150 Thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân biên soạn, sử thi (theo
tiếng Hi Lạp cổ là epós) từ xa xưa đã tồn tại trong hai phạm vi rộng và hẹp
của nó. Trong nghĩa rộng, epós để chỉ tự sự như một trong ba loại hình văn
học (theo sơ đồ phân loại có từ Arixtôt bao gồm: tự sự, trữ tình và kịch).
Trong nghĩa hẹp, epós để “chỉ một hoặc một nhóm thể loại trong tự sự, đó là
sử thi anh hùng, tức là những thiên tự sự kể về quá khứ anh hùng, hàm chứa
những bức tranh rộng và hoàn chỉnh về đời sống nhân dân và về những anh
hùng, dũng sĩ đại diện cho một thế giới sử thi nào đó, thống nhất, hài hoà. Sử
thi anh hùng tồn tại cả dưới dạng truyền miệng và lẫn dưới dạng được ghi
chép thành sách, số đông những bản chép các thiên sử thi anh hùng tiêu biểu
đều có ngọn nguồn dân gian, bản thân các đặc điểm của thể loại này cũng
hình thành ở cấp độ dân gian” [22, tr. 1572].
Phương Lựu, Trần Đình Sử trong Lí luận văn học cũng định nghĩa: Sử
thi là “thể loại tự sự, thể hiện tập trung cho loại chủ đề lịch sử dân tộc…
miêu tả những sự kiện quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với đời sống tinh
thần và vận mệnh của dân tộc và nhân dân” [23 , tr. 380]
Trong SGK Ngữ văn 10 lại định nghĩa “Sử thi là tác phẩm tự sự dân

gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình
tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn
diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại” [9, tr. 17]
Như vậy, cho đến nay đã có rất nhiều cách hiểu về “sử thi”. Từ sự tham
khảo c ác nguồn tài liệu, chúng tôi trình bày những cách hiểu của mình về
khái niệm “sử thi” như sau: Sử thi là thuật ngữ lí luậnvăn học dùng để chỉ
những tác phẩm theo thể loại tự sự dân gian ra đời từ rất sớm trong lịch sử
văn học dân tộc, có nội dung hàm chứa những bức tranh rộng lớn và hoàn
chỉnh về đời sống nhân dân với nhân vật trung tâm là những anh hùng, dũng


14
sĩ đại diện cho một thế giới nào đó. Có thể hiểu, sử thi là thể loại huyền
thoại, là phương thức cảm nhận thế giới rất đặc trưng cho “tư duy nguyên
thuỷ”. Đó là hình thái biểu hiện một cách tập trung và khách quan thế giới
quan của người nguyên thuỷ. Các yếu tố tri thức và xúc cảm, lý trí và tín
ngưỡng, hiện thực và tưởng tượng, cái có thật và cái hoang đường… hoà
quyện vào nhau, diễn tả thế giới quan của cả một cộng đồng người, một dân
tộc. Do đó, sử thi có sức trường tồn, được truyền từ đời này qua đời khác, dù
chỉ được thông qua truyền miệng (sử thi sống). Rõ ràng, sử thi có giá trị văn
hoá cao về nhiều mặt, vừa là nguồn sử liệu quan trọng trong nghiên cứu lịch
sử, vừa phản ánh mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên, phản
ánh đời sống xã hội của các cư dân, góp phần tạo dựng bản sắc văn hoá giữa
các cộng đồng người, giữa các dân tộc với nhau.
1.1.2. Đặc trưng của thể loại sử thi
Muốn nắm được đặc trưng thể loại, trước hết chúng ta phải hiểu được
thời điểm xuất hiện, tư duy của sử thi và hiểu thế giới quan của con người cổ
đại. Ở thể loại sử thi có thể chia làm hai tiểu loại nhỏ: sử thi anh hùng và sử
thi thần thoại. Nếu sử thi thần thoại kể về nguồn gốc và sự hình thành vũ trụ,
con người và xã hội thì sử thi anh hùng kể về chiến công và sự nghiệp của

người anh hùng đối với toàn thể cộng đồng. Trong khoá luận này, chúng tôi
chỉ có điều kiện tìm hiểu sử thi anh hùng - thể loại mà ba đoạn trích được
đưa vào trong chương trình giảng dạy.
1.1.2.1. Về thời điểm ra đời của sử thi
Sử thi xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn học của các dân tộc. Nói như
Gớt thì đây là “quá khứ tuyệt đối” - một quá khứ oai hùng và kì ảo - một quá
khứ tách biệt với hiện tại (của người kể và người nghe anh hùng ca). Nó gắn
liền với thời đại - chế độ “dân chủ quân sự” khi mà chế độ thị tộc tan rã,
trước khi nhà nước xuất hiện. Vẻ đẹp đặc thù của nó thể hiện trong tính hài
hoà đặc biệt vốn liên quan đến các mối quan hệ chưa chín muồi lắm. Lúc này
đã có sự xuất hiện của kim loại và nó đóng vai trò quan trọng trong đời sống


15
cộng đồng. Trong xã hội đã có sự phân hoá về kinh tế, tầng lớp quý tộc tự
tách ra khỏi đời sống cộng đồng. Đây là giai đoạn chiến tranh xảy ra thường
xuyên. Đó là chiến tranh giữa các dân tộc, chiến tranh giữ đất, cướp người
đẹp, trả thù… Thời kì mà cộng đồng đã bừng tỉnh, sống một cuộc sống
không phẳng lặng. Thời kì anh hùng cộng đồng, anh hùng lao động, sống
chiến đấu chống lại kẻ thù. Sức mạnh và danh dự của thủ lĩnh cũng chính là
sức mạnh, danh dự của cộng đồng. Nếu sử thi Đăm Săn phản ánh xã hội và
con người Tây Nguyên thời kì chế độ công xã đang tan rã, thì sử thi Ô-đi-xê
phản ánh thời kì người Hi Lạp khám phá chinh phục biển cả ngoài xứ sở của
mình, cũng là thời kì học sắp từ giã chế độ công xã thị tộc bước vào chế độ
chiếm hữu nô lệ với sự xuất hiện của hình thái gia đình trong hôn nhân một
vợ một chồng. Trong khi, sử thi Rama lại phản ánh quá trình của người Ary-a da trắng từ miền Bắc Ấn tràn xuống đồng hoá, chinh phục những người
Đra-vi-đa da màu Nam Ấn và đảo Lan-ka, đồng thời thể hiện cuộc chiến
tranh giữa thiện và ác, chính nghĩa và phi nghĩa.
1.1.2.2. Về phương diện đề tài, chủ đề cơ bản của sử thi.
Sử thi biểu hiện toàn bộ đời sống văn hoá, lịch sử cộng đồng, thể hiện

quá trình vận động của tộc người qua các giai đoạn khác nhau. Nó chứa
đựng nội dung xã hội rộng lớn và phong phú thời quá khứ của cộng đồng,
dân tộc. Nếu Rama là thiên anh hùng ca vĩ đại của người Ấn thì Iliát lại là
bản anh hùng ca chiến trận. Anh hùng ca Iliát phản ánh một hiện tượng
thường xảy ra trong đời sống của chế độ công xã thị tộc đang trên đường tan
rã, đó là những cuộc chiến tranh bộ lạc nhằm cướp bóc của cải vật chất.
Cũng lấy trong cuộc chiến tranh thành Troa nhưng Ô-đi-xê lại là bản anh
hùng ca thuộc đề tài “trở về”, tái hiện một giai đoạn cao trong quá trình tan
rã của chế độ công xã thị tộc – đó là thời kỳ những người Hi Lạp bước vào
cuộc sống hoà bình có khát vọng chinh phục thế giới xung quanh, thời kỳ
hình thành gia đình một vợ một chồng với chế độ phụ quyền và quyền tư hữu
tài sản. “Đó là những sự kiện quá khứ, đã lùi vào dĩ vãng nhưng trong ý thức


16
của nhân dân và dân tộc chúng vẫn giữ mối liên hệ mật thiết với đời sống
hiên tại, vẫn được xem là niềm tự hào vẻ vang hay bài học lớn lao của dân
tộc” [23, tr. 380]. Vì vậy, đặc trưng chủ yếu của sử thi là biểu hiện của ý
thức cộng đồng của nhân dân, dân tộc đối với quá khứ vẻ vang của mình.
Nói cụ thể hơn, nội dung của các sử thi anh hùng là các sự kiện trọng đại, có
ý nghĩa quyết định đối với đời sống tinh thần và vận mệnh của dân tộc và
nhân dân. Là các sự kiện có ý nghĩa toàn dân. Cả tiểu thuyết và sử thi đều
phản ánh đời sống xã hội rộng lớn. Nhưng nếu tiểu thuyết miêu tả cuộc sống
hiện tại, thì sử thi lại thể hiện quá khứ anh hùng dân tộc mà cơ sở là kí ức
của cộng đồng truyền thống. Vì vậy, đối tượng của tiểu thuyết là con người
hiện tại thì đối tượng của sử thi là những nhân vật của quá khứ được kính
trọng và tôn thờ.
1.1.2.3. Về đặc trưng của nhân vật sử thi
Sử thi nảy sinh và tồn tại trong đời sống các tộc người không chỉ với tư
cách là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là một pho sách lịch sử, một cuốn

bách khoa của toàn dân tộc đó. Sử thi luôn xây dựng các hình tượng anh
hùng vĩ đại, mang nhiều phẩm chất cao đẹp của cộng đồng và đạt được
những chiến công kì vĩ, đem lại uy danh, sự giàu có cho cả cộng đồng. Sử thi
đã trang bị cho nó tất cả sức mạnh của “tâm lí tập thể”. Đó là những anh
hùng, tráng sĩ tiêu biểu cho sức mạnh thể chất và tinh thần, cho ý chí và trí
thông minh, lòng dũng cảm của cả cộng đồng. Họ đại diện cho sức mạnh
hùng hậu của toàn thể nhân dân. Đó là người anh hùng nhân dân. Trong Iliát,
Hécto là hoá thân của khí phách anh hùng, của tinh thần hi sinh quên mình
cao cả, là trụ cột chủ yếu để duy trì thành Troa sắp sụp đổ. A giắc là hoá thân
của sức mạnh, lòng dũng cảm và tinh thần chiến đấu quả cảm. Còn Ô-đi-xê
kết tinh cho trí tuệ nhân dân trong đời sống chính trị và sinh hoạt hàng ngày.
Trong Rama, anh hùng Rama là con người lí tưởng của đạo Hinđu và đẳng
cấp quý tộc, tượng trưng cho những dũng sĩ tài trí, anh minh, đức độ, có lòng
yêu tha thiết, phù hợp với nguyện vọng yêu cầu của nhân dân. Như vậy nhân


17
vật trung tâm phải thể hiện tổng hợp, đầy đủ và hài hoà cho toàn bộ sức
mạnh của nhân dân. Aisin trong Iliát theo Biêlinxki thì “từ đầu đến chân đều
ngời lên một niềm vinh quang chói lọi, vì chàng không đại diện cho bản
thân, mà là đại diện cho nhân dân, được miêu tả như một đại diện của nhân
dân”. Asin là người anh hùng của khối liên minh các bộ lạc Hi Lạp thể hiện
sức mạnh tinh thần – lòng dũng cảm và vật chất của toàn quân Hi Lạp. Đó là
những người anh hùng của chủ nghĩa anh hùng tập thể thời kỳ công xã thị
tộc.
Nhân vật trung tâm của anh hùng ca bao giờ cũng là con người “hoàn
tất và toàn vẹn”. Đăm Săn là một nhân vật của anh hùng ca – là con người
của sự hoàn thiện, hoàn mỹ. Phẩm giá của chàng có tất cả ở các mặt - sức
mạnh cũng như tài năng, đạo đức cũng như ngoại hình đều tương xứng với
vị thế của một tù trưởng giàu mạnh. Đăm Săn có sức mạnh phi thường. Sức

mạnh được hun đúc lên từ khí thiêng núi rừng Tây Nguyên, từ dòng huyết
gia đình. Đăm Săn tài giỏi trong hành động “anh hùng quân sự” (đánh thắng
Mtao Mơxây, Gưr - những tù trưởng gian hùng) cũng như trong hành động
“anh hùng văn hoá” (dạy cho dân làng làm rẫy, đốn cây…) ngay cả trong trò
chơi, Đăm Săn cũng xuất sắc hơn người. Đăm Săn lại đẹp - từ trang phục
đến dáng điệu, từ thân hình đến tướng mạo. Lòng dũng cảm là phẩm chất
đạo đức cốt yếu của người anh hùng trong anh hùng ca - ở Đăm Săn có tính
chất tuyệt đối “Đăm Săn hùng cường ngay từ trong lòng mẹ”. Trong suốt
cuộc đời nhân vật, phẩm chất hùng cường bộc lộ trong mọi tình thế: dẫu là
lùng bắt voi giữ hay đốt chặt cây thần, dẫu là giao tranh với kẻ địch gian
hùng hay là sấn sổ tấn công trời,… thì phẩm chất này luôn bộc lộ mạnh mẽ
và sáng ngời. Cùng với Asin của Hi Lạp, Rama của Ấn Độ, Đăm Săn của
Việt Nam cũng góp phần khẳng định đặc điểm của người anh hùng sử thi.
Đây là những anh hùng lí tưởng, anh hùng của sự toàn vẹn, toàn mĩ mà sức
mạnh của họ gắn liền với “cuống nhau của cộng đồng”, tất cả những hành


18
động của họ nhằm phục vụ cộng đồng. Sự thống nhất giữa anh hùng và cộng
đồng là một nét không thể thiếu được ở nhân vật anh hùng sử thi.
Hình tượng người anh hùng trong sử thi chính là hình mẫu về ước muốn
của cộng đồng. Nhân vật anh hùng có một quá khứ tuyệt đối, một nhân vật lí
tưởng hoàn tất, toàn vẹn về mọi mặt. Vì thế, cách xây dựng nhân vật anh
hùng trong sử thi khác với nhân vật truyện cổ tích (nguồn gốc xuất thân,
thường có số phận, địa vị thấp kém, bị thua thiệt, khinh rẻ trong gia đình và
xã hội). Nhân vật sử thi anh hùng ngay từ khi xuất hiện đã có một địa vị khác
hẳn. Là con cháu của thần linh như Rama, Asin…, con cháu của những tù
trưởng, thủ lĩnh trước đây như Đăm Săn, Xinh Nhã,… Nhân vật anh hùng
đẹp toàn diện. Sức mạnh của nhân vật trong sử thi là người có sức mạnh phi
thường. Nhân vật anh hùng lúc nào cũng xuất hiện trên một môi trường “tinh

thần đặc biệt” - xuất hiện trên nền cộng đồng, xuất hiện trên nền địa lý,
phong tục, tập quán của cộng đồng, xuât hiện trên nhiểu mối quan hệ: với kẻ
thù, với người đẹp, với cộng đồng. Ở mối quan hệ nào thì nó cũng bộc lộ
một tính cách, phẩm chất, vẻ đẹp… phi thường. Chính vì thế, nhân vật sử thi
thường nhất quán từ đầu đến cuối tác phẩm, không như nhân vật tiểu thuyết
là con người nếm trải, cảm nhận, tư duy,chịu đau khổ dằn vặt của đời. Nhân
vật sử thi là nhân vật hành động, nhân vật chức năng.
Có thể nói, đặc điểm của nhân vật anh hùng ca là tầm cỡ dân tộc. Cái
đẹp của họ là vẻ đẹp dân tộc. Cái giàu mạnh của họ là sự giàu mạnh dân tộc,
cá tính của họ cũng là cá tính dân tộc.
1.1.2.4. Về nghệ thuật sử thi
Trước hết xét về quy mô, đây là những tác phẩm có dung lượng lớn, đồ
sộ. Sử thi Rama của Ấn Độ dài đến 24.000 câu thơ đôi, sử thi Mahabharata
dài 110.000 câu thơ đôi. Sử thi Ô-đi-xê của người Hi Lạp cũng đồ sộ không
kém, gồm 12.110 câu thơ, sử thi Iliát dài đến 15.683 câu thơ. Ngay cả đến sử
thi Đẻ đất đẻ nước của người Mường, bản sưu tầm ở Hoà Bình dài 3887 câu
thơ, bản sưu tầm ở Thanh Hoá dài 8503 câu thơ. Với quy mô lớn cùng việc


19
sử dụng những ngôn ngữ có vần nhịp, sử thi đã xây dựng những hình tượng
nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về những biến cố lớn lao, diễn ra
trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại. Câu chuyện về người anh
hùng nhưng được kể lại bằng thơ với giọng điệu hết sức trang trọng, hào
hùng, hoành tráng, phơi phới bay bổng với tác dụng cổ vũ và động viên. Là
một thể loại tự sự dân gian, sử thi có tính nguyên hợp, trong đó bao gồm cả
các yếu tố nghệ thuật của ngôn ngữ văn xuôi, ngôn ngữ thơ ca âm nhạc và cả
ngôn ngữ sân khấu. Nó tạo nên một sự hài hoà, gắn bó hữu cơ với nhau, tạo
nên giá trị độc đáo “không thể nào bắt chước” được của các bản sử thi anh
hùng. Một trong những nét nổi bật gây ấn tượng sâu sắc với độc giả khi tiếp

xúc với sử thi, đó là biện pháp phóng đại, cách ví von, so sánh, rất giàu hình
ảnh tràn ngập trong khắp tác phẩm.
Phóng đại trong so sánh, trong miêu tả, trong cảm nhận, trong đánh
giá… Chẳng hạn khi miêu tả thiên nhiên và người anh hùng chúng ta nhận
thấy, thiên nhiên để cho người anh hùng xuất hiện thường là một thiên nhiên
kì vỹ: một khu rừng rậm, một con suối lớn, một cách đồng thẳng cánh cò
bay,… Hình ảnh trước người anh hùng đối kháng thường được miêu tả dưới
bút pháp tô đậm, phóng đại. Biện pháp này phục vụ mục đích sử thi nhằm
miêu tả không gian hào hùng, sự tích anh hùng của người anh hùng, để dựng
lên một môi trường tinh thần đặc biệt cho người anh hùng xuất hiện. Trong
sử thi tất cả là phải tuyệt đối.
Sử thi hay sử dụng nhiều sự vật quen thuộc, có sẵn trong tự nhiên,
thường gặp trong đời sống dùng để so sánh, ví von. Trong sử thi Đăm Săn
cũng nói về vẻ đẹp của con người, nhưng khi miêu tả chàng trai thì “Anh đi
trên đường cái thoăn thoắt như con rắn prao huê. Anh đi trong đám cỏ tranh
nhanh như rắn prao hơmat… Mỗi khi anh giẫm mạnh vào ngạch cửa làm sàn
nhà rung rinh bảy lần…” Đó là vẻ đẹp nhanh nhẹn, khoẻ khắn của chàng trai.
Khi miêu tả cô gái, sử thi lại dùng những lời sau: “Nàng đi đủng đỉnh, thân
mình uyển chuyển như cảnh cây Blô sai quả, mềm dẻo như những cành trên


20
ngọn cây, gió đưa đi đưa lại… nàng đi như chim phụng bay, như diều lượn
trên không, như nước chảy dưới suối…” Còn những âm thanh, vốn là những
cái vô hình, cũng được các tác giả sử thi vật thể hoá nó, tạo cho người đọc,
người nghe có cảm giác như mắt đang nhìn thấy âm thanh đang hoạt động,
tác động đến mọi vật. Chúng ta hãy xem một đoạn miêu tả tiếng chiêng:
“Hãy đánh lên tất cả cho ở dưới vỡ toác các cây đòn ngạch, cho ở trên gãy
nát các cây xà ngang, cho tiếng chiêng vang vọng khắp đó đây, khiến voi, tê
giác rong rừng quên không cho con bú, éch nhái dưới gầm sàn, kì nhông

ngoài bãi phải ngừng kêu…” [9, tr. 34]. Đó còn là lối thể hiện “tâm lí sử thi”
của nhân vật. Không đi vào đời sống tâm lí cụ thể, không đi vào phân tích
mổ xẻ mà thường được miêu tả rất ngắn gọn. Tâm lí nhân vật thường hiện
lên trong suốt, nhất phiến. Đăm Săn từ đầu đến cuối là người anh hùng tù
trưởng hùng mạnh. Rama là con người của danh dự cộng động, hành động
suy nghĩ của một con người dành cho cộng đồng. Chính ví thế, tâm lí chủ
yếu biểu hiện qua lời nói, hành động, dáng điệu, cử chỉ,… nghĩa là những gì
có thể “ngoại hoá”, cách kể chuyện thì tỉ mỉ với lối miêu tả tỉ mỉ, chi tiết,
dùng nhiều so sánh sinh động. Ta thấy ngay trong sử thi Đăm Săn, tâm trạng
nhân vật được bộc lộ qua một hành động cụ thể, ngôn ngữ đối thoại của nhân
vật cũng như ngôn ngữ miêu tả của người kể chuyện thường mộc mạc, dân
dã… Trong sử thi Ô-đi-xê, tâm trạng nhân vật nhiều khi được gợi qua một
dáng điệu, cử chỉ, một thái độ, cách ứng xử; ngôn ngữ đối thoại của nhân vật
mạng tính lôgích chặt chẽ với những đoạn trích hoàn chỉnh; ngôn ngữ kể tả
của người kể chuyện là những “lời có cánh” bay bổng, trang trọng, cao nhã,
dùng nhiều định ngữ, so sánh mở rộng. Còn trong sử thi Rama, tâm trạng
nhân vật nhiều khi được gợi qua một giáng điệu, cử chỉ, một thái độ, cách
ứng xử; qua đó gợi lên những rung động giằng xé trong nội tâm nhân vật,
những sự kìm nén, che dấu cảm xúc thực bên trong, ngôn ngữ đối thoại của
nhân vật có xu hướng thuyết giải đạo đức, ngôn ngữ kể và tả của người kể
chuyện trau chuốt, sử dụng nhiều so sánh…


21
Viết về quá khứ, về những người đã khuất, khoảng cách giữa người kể
với nhân vật trong sử thi luôn luôn giữ một khoảng cách không thể vượt qua
- người ta vẫn gọi đó là “khoảng cách sử thi”. Nó khác hoàn toàn với tiểu
thuyết. Trong tiểu thuyết, sự xóa bỏ khoảng cách giữa người kể chuyện và
nhân vật trong cảm nhận, miêu tả con người cho phép nhà văn dùng kinh
nghiệm cá nhân để lí giải nhân vật, nhìn nhân vật một cách suồng sã, gần

gũi, mà không lí tưởng hóa như sử thi. Chính điều này cũng tạo nên nét khác
biệt trong mô tả thể giới của sử thi với tiểu thuyết nói riêng và các thể loại
khác nói chung. Tất cả đã tạo nên đặc trưng riêng của nghệ thuật sử thi.
1.2. Hệ thống các đơn vị bài học sử thi trong chương trình và phần
trợ giúp, hướng dẫn học sinh đọc - hiểu các văn bản đó trong SGK Ngữ
văn 10 THPT
Chương trình Ngữ văn 10 THPT hiện hành bao gồm cả chương trình
chuẩn và nâng cao được thiết kế và biên soạn theo tinh thần đổi mới thực sự
khoa học sư phạm và thực tiễn. Các văn bản sử thi trong chương trình sắp
xếp có nhiều thay đổi theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực trong học
tập. Trong khoá luận này, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát các văn bản sử thi
trong SGK Văn học 10 (chỉnh lí hợp nhất năm 2000) và bộ SGK Ngữ văn 10
hiện hành (gồm cả bộ cơ bản và bộ nâng cao) trên cơ sở so sánh đối chiếu để
thấy được sự đổi mới trong chương trình góp phần nâng cao hiệu quả giáo
dục theo hướng hiện đại và định hướng cho việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản sử thi sau này.
1.2.1. Đặc điểm các đơn vị bài học sử thi trong chương trình SGK Văn
học 10 (chỉnh lí hợp nhất 2000) và SGK Ngữ văn 10 hiện hành
Về các văn bản sử thi được đưa vào dạy học trong chương trình THPT
từ trước đến nay, chúng tôi đã tiến hành khảo sát sơ lược và thống kê được
kết quả cụ thể như sau:
Thứ tự

Văn học 10

Ngữ văn 10

Ngữ văn 10

(Chỉnh lí hợp nhất)


(bộ cơ bản)

(bộ nâng cao)


22
Đi bắt nữ thần mặt trời
1

Chiến

thắng

(trích sử thi Đăm Săn - sử Mxây
thi Êđê)

Mxây

(trích sử thi Đăm Săn (trích sử thi Đăm
- sử thi Êđê)

2

Mtao Chiến thắng Mtao

Đẻ đất đẻ nước (đọc thêm)

Săn - sử thi Êđê)
Đẻ đất đẻ nước


(trích sử thi Đẻ đất đẻ

(đọc thêm)

nước - sử thi Mường)

(trích sử thi Đẻ
đất đẻ nước - sử
thi Mường)

Uy-lít-xơ trở về
3

xê - sử thi Hi Lạp)

Rama buộc tội

Rama buộc tội

(đọc thêm)
(trích sử thi Ô-đi-xê - sử

(trích Ra-ma-ya-na - sử thi (trích Ra-ma-ya-na - (trích Ra-ma-yaẤn Độ)
Hồ Pampa (đọc thêm)

6

sử thi Hi Lạp)
Ca-líp-xô


thi Hi Lạp)
Rama buộc tội
5

Uy-lít-xơ trở về

(trích sử thi Ô-đi-xê - sử (trích sử thi Ô-đi-xê - (trích sử thi Ô-đithi Hi Lạp)
Uy-lít-xơ và

4

Uy-lít-xơ trở về

sử thi Ấn Độ)

na - sử thi Ấn Độ)

(trích Ra-ma-ya-na - sử thi
Ấn Độ)
Ở đây, chúng tôi chỉ nêu ra những nét cơ bản để thấy SGK Ngữ văn 10

hiện hành đã có sự thay đổi rõ nét và toàn diện so với chương trình SGK
Văn học 10 (chỉnh lí hợp nhất năm 2000) cả về nội dung và kết cấu chương
trình. Trước hết về mặt số lượng, trong SGK Văn học 10 trước đây đưa rất
nhiều bài đọc thêm thuộc các đoạn trích khác trong tác phẩm, ví dụ như sử
thi Ô-đi-xê có thêm đoạn trích Uy-lít-xơ và Ca-líp-xô, sử thi Ramayana có
thêm đoạn trích Hồ Pampa. Còn trong SGK Ngữ văn 10 hiện hành, số lượng


23

văn bản đã giảm đi những đoạn trích đọc thêm, cụ thể SGK Ngữ văn 10 (bộ
cơ bản) không có đoạn trích Đẻ đất đẻ nước, đoạn trích Uy-lít-xơ và Ca-lípxô và đoạn trích Hồ Pampa, SGK Ngữ văn 10 chỉ có đoạn trích Đẻ đất đẻ
nước. Nếu đoạn trích của sử thi Ô-đi-xê, sử thi Ramaya đưa vào chương
trình và SGK mới vẫn giữ nguyên thì ở sử thi Đăm Săn đã có sự thay đổi. Ở
SGK Văn học 10 đưa vào đoạn trích Đi bắt nữ thần mặt trời còn ở SGK Ngữ
văn 10 hiện hành là một đoạn trích khác Chiến thắng Mtao Mxây - đoạn trích
tiêu biểu nhất thể hiện đặc trưng thể loại và giá trị tác phẩm. Đây sẽ là một
điều kiện thuận lợi cho giáo viên dạy học theo hướng tích hợp.
Về cách tổ chức, sắp xếp các văn bản, SGK Văn học 10 (chỉnh lí hợp
nhất) các văn bản được bố trí, sắp xếp theo bộ phận văn học. Cụ thể, SGK
Văn học 10 chia làm hai tập, tập 1 là những đoạn trích, tác phẩm văn học
Việt Nam, tập 2 là văn học nước ngoài. Vì thế, sử thi Đăm Săn nằm ở tập 1
được học trong học kì 1; còn sử thi Ô-đi-xê và Sử thi Ramayana nằm ở tập 2
mãi đến học kì 2 học sinh mới được học. Cách tổ chức, sắp xếp này chưa
hợp lí, không tạo ra được sự hỗ trợ, gắn kết giữa các phân môn Làm văn,
Tiếng việt nói chung (mỗi phần được biên soạn thành một cuốn sách riêng,
độc lập) giữa các đoạn trích nói riêng. Nó không phát huy được tính hứng
thú tích cực cho học sinh, cũng như rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu văn bản
theo đặc trưng thể loại. Do đó chương trình cũ không phù hợp với yêu cầu
dạy học mới, thay đổi nó là một việc làm cần thiết, tất yếu và hợp lí nhằm
tạo ra sự chuyển hướng trong dạy học.
Cách sắp xếp các văn bản ở SGK Ngữ văn 10 hiện hành có sự thay đổi
so với SGK Văn học 10 (chỉnh lí hợp nhất). Ở đó, các văn bản được biên
soạn và sắp xếp phù hợp với xu thế dạy học hiện đại, tăng khả năng tích hợp
trong dạy học. Các văn bản được sắp xếp theo đặc trưng thể loại nghĩa là các
văn bản nào cùng thuộc một thể loại thì được bố trí thành cụm để thuận tiện
cho việc hướng dẫn đọc - hiểu văn bản. Đồng thời ba phân môn Văn, Làm
văn, Tiếng Việt được biên soạn thành một cuốn chung mang tên Ngữ văn



24
trong đó các văn bản đọc - hiểu được bố trí xen kẽ với các bài Tiếng Việt và
Làm văn. Điều này tạo nên sự liên kết, liên thông, tác động qua lại giữa các
phân môn. Mặt khác, việc bố trí xen kẽ các văn bản sử thi trong nước với các
văn bản sử thi nước ngoài gần nhau nên học sinh có điều kiện tiếp xúc, đối
chiếu giữa văn học trong nước với văn học nước khác, giúp các em hình
thành những kĩ năng cơ bản khi đọc - hiểu văn bản sử thi.
Sử thi là một thể loại tiêu biểu của văn học dân gian. Đây là một thể
loại đưa vào dạy học trong nhà trường THPT chưa nhiều, nhưng phần nào nó
đã cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thể loại. Từ đó nâng cao, mở
rộng vốn hiểu biết chung về văn học cho học sinh. Đồng thời, các văn bản sử
thi được lựa chọn đưa vào trong chương trình dạy đều là những tác phẩm
tiêu biểu, nổi tiếng; là những tác phẩm mẫu mực, đỉnh cao của sử thi thế
giới; được nhắc đến nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sử thi
Đăm Săn được công bố nhiều trên các tạp chí và gần đây nhất là hội thảo sử
thi Tây Nguyên. Một số tác phẩm như Iliát, Ôđixê chuyển thể thành phim
được trình chiếu trên các phương tiện thông tin đại chúng, học sinh có thể đã
được xem. Cho nên, việc học tập các văn bản này sẽ thuận lợi hơn rất nhiều,
hiệu quả học tập sẽ cao hơn.
Hơn nữa trong thời gian gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học,
việc biên soạn lại SGK, thay đổi cơ cấu chương trình đã tạo ra được những
bước chuyển biến tích cực trong dạy học. Các nhà khoa học giáo dục đã
nghiên cứu và đưa ra những phương pháp dạy học mới phù hợp hơn với học
sinh. Chính những đổi mới này cũng là một thuận lợi cho hoạt động dạy học
nói chung và dạy học sử thi nói riêng.
Trên đây là những nhận xét chủ quan mà chúng tôi rút ra được khi tiến
hành so sánh đối chiếu về hệ thống các văn bản sử thi được đưa vào dạy học
trong hai chương trình SGK Ngữ văn 10 và SGK Văn học 10. Tuy nhiên để
có cái nhìn tổng quát và toàn diện hơn về sự đổi mới tích cực trong chương
trình SGK mới, trong việc biên soạn dạy học các văn bản sử thi so với



25
chương trình cũ. Chúng ta cần phải so sánh đối chiếu trên một số phương
diện khác nữa.

1.2.2. Đặc điểm phần trợ giúp, hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản
sử thi trong SGK Ngữ văn 10 hiện hành
Trong cấu trúc của một bài đọc - hiểu, ngoài phần trích dẫn nguyên văn
bản dịch các đoạn trích, SGK còn đề ra các mục, các phần trợ giúp, hướng
dẫn học sinh tiếp cận các văn bản đó. Ở đây do giới hạn của đề tài, chúng tôi
sẽ chỉ khảo sát cụ thể các phần trợ giúp, hướng dẫn học sinh đọc - hiểu các
văn bản sử thi trong tương quan so sánh, đối chiếu SGK Văn học 10 (chỉnh lí
hợp nhất) và SGK Ngữ văn 10 (cả bộ cơ bản và bộ nâng cao) vớ tinh thần
nêu lên những nét mới, những điểm tích cực của bộ SGK hiện hành.
Trước hết, chúng ta thấy dưới đề mục của mỗi bài học ở SGK Ngữ văn
10 có thêm phần Kết quả cần đạt nhằm định hướng cho học sinh những mục
tiêu cần đạt khi tiếp cận bài học. Mục tiêu đó dẫn dắt học sinh trong quá
trình chuẩn bị ở nhà cũng như học tập trên lớp. Đối với các văn bản đọc hiểu, phần Kết quả cần đạt thường tách thành hai ý lớn định hướng cho học
sinh nắm được những vấn đề cơ bản về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
Ví dụ, khi đọc - hiểu đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây thì Kết quả cần đạt
về mặt nội dung là nhận thức được lẽ sống và niềm vui của người anh hùng
sử thi chỉ có được trong cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và sự thịnh
vượng cho cộng đồng; về mặt nghệ thuật nắm được cách xây dựng nhân vật,
nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ của sử thi anh hùng. Phần này trình
bày ngắn gọn những yêu cầu về nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản, tinh
thần, thái độ của học sinh cần đạt được sau khi đọc - hiểu văn bản, đây là
một bước tiến bộ của SGK Ngữ văn mới. Phần này tương ứng với phần Mục
tiêu bài học trong sách giáo viên. Nếu phần mục tiêu bài học trong sách giáo
viên là định hướng cơ bản đầu tiên cho giáo viên khi chuẩn bị giáo án và tiến



×