Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Giáo dục trung học phổ thông ở thành phố hồ chí minh từ năm 1996 đến năm 2010 luận văn thạc sĩ lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.08 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
------------------

TRẦN KHẮC HUY

GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

TP. HỒ CHÍ MINH – 2012

4


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
------------------

TRẦN KHẮC HUY

GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.54
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ


Cán bộ hướng dẫn khoa học:
TS. TRẦN VĂN THỨC

TP. HỒ CHÍ MINH – 2012

5


LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được hoàn thành là kết quả cố gắng và nỗ lực của bản
thân dưới những kiến thức mà tôi đã được dạy và truyền đạt từ Quý Thầy
(Cô) Khoa Sau đại học, Khoa Lịch sử trường Đại học Vinh. Nhân đây, tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến thầy hướng dẫn: TS. Trần Văn
Thức, người trực tiếp hướng dẫn, động viên, đóng góp nhiều ý kiến quý báu
trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy (Cô) giảng dạy lớp Cao
học chuyên Ngành Lịch sử Việt Nam trường ĐH Vinh đã nhiệt tình truyền
đạt những kiến thức và kinh nghiệm trong những năm qua.
Xin chân thành cám ơn các Phòng (Ban) chuyên môn nghiệp vụ Sở
Giáo dục và Đào tạo thành phố; Hiệu trưởng các trường THPT, các Thư
viện, những nơi tôi đến liên hệ tìm tư liệu, cùng sự quan tâm động viên của
lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh, đồng nghiệp và
gia đình .
Một lần nữa cho phép tôi được tỏ lòng biết ơn chân thành và gửi lời
chúc tốt đẹp nhất đến tất cả mọi người đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
này.

Tác giả
TRẦN KHẮC HUY


6


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................7
2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................9
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.....................................................................9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................14
5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................14
6. Đóng góp của luận văn........................................................................15
7. Kết cấu của luận văn............................................................................15

NỘI DUNG
Chương 1: Khái quát tình hình giáo dục Trung học phổ thông ơ
thành phố Hồ Chí Minh trước năm 1996
1.1. Thành phố Hồ Chí Minh – vùng đất, con người và truyền thống
văn hóa - giáo dục
1.1.1. Điều kiện tự nhiên..................................................................16
1.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội.......................................................23
1.1.3. Truyền thống văn hóa – giáo dục...........................................26
1.2. Khái quát tình hình Giáo dục Trung học phổ thông ở thành phố
Hồ Chí Minh trước năm 1996
1.2.1. Giai đoạn 1975 – 1986 ..........................................................30
1.2.2. Giai đoạn 1986 – 1995 ..........................................................33
Tiểu kết chương 1.............................................................................35

7



Chương 2: Sự phát triển của giáo dục Trung học phổ thông ơ
thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1996 đến năm 2010.
2.1. Chủ trương, chính sách của các cấp bộ Đảng và chính quyền
2.1.1. Chủ trương của Đảng, Nhà nước và chính sách của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về phát triển Giáo dục Trung học phổ thông..........................37
2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ và chính sách của chính quyền thành
phố Hồ Chí Minh.............................................................................................47
2.1.3. Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh triển khai
chủ trương, chính sách phát triển Giáo dục Trung học phổ thông...................51
2.2. Tình hình phát triển giáo dục Trung học phổ thông ở thành phố
Hồ Chí Minh giai đoạn 1996 – 2010.
2.2.1. Hoạt động của các trường Công lập.....................................54
2.2.2. Hoạt động của các trường Ngoài Công lập..........................76
Tiểu kết chương 2.............................................................................84
Chương 3: Một số nhận xét đánh giá về giáo dục Trung học phổ
thông ơ thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1996 – 2010.
3.1. Về quy mô.........................................................................................88
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
3.2. Về chất lượng giáo dục toàn diện .....................................................89
3.3. Về chất lượng đội ngũ giáo viên.......................................................93
3.4. Về công tác xã hội hóa giáo dục.......................................................97
3.5. Những vấn đề đặt ra đối với giáo dục THPT ở thành phố Hồ Chí
Minh trong thời gian tới.................................................................................102
3.6. Một số kiến nghị giải pháp..............................................................104
KẾT LUẬN...................................................................................................108

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................113

8


PHỤ LỤC......................................................................................................120

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Việt Nam vốn là một nước có truyền thống hiếu học, khoa bảng từ lâu
đời. Những chính sách giáo dục đúng đắn nhằm đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài đã giúp cho lịch sử Việt Nam suốt hàng nghìn năm qua luôn có được
một sự phát triển bền vững. Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang
hướng tới xây dựng, phát triển một nền kinh tế tri thức thì vai trò của ngành
giáo dục càng trở nên quan trọng. Việt Nam luôn đề cao công tác phát triển
giáo dục, xem đó là yếu tố tiên quyết đối với sự phát triển của quốc gia.
Những chủ trương, đường lối chỉ đạo đúng đắn của Đảng và các chính sách
phát triển phù hợp của Nhà nước đã tạo nên những thành tựu không nhỏ trong
công tác giáo dục của Việt Nam trong nhiều năm qua. Điều này được thể hiện
một cách đồng bộ, toàn diện ở tất cả các khu vực, các tỉnh thành trong cả
nước, nổi bật nhất là tại các trung tâm kinh tế - văn hóa – chính trị của quốc
gia như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh...
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII năm 1996 với quan
điểm giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, trong hơn 15 năm qua, Đảng bộ
và Chính quyền các cấp cùng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã nỗ lực
chăm lo sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Thời gian qua, ngành giáo dục và đào
tạo thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những thành tựu nổi bật như xây
dựng và củng cố mạng lưới trường lớp khang trang cho mọi con em nhân dân,
thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học, Trung học cơ sở và bậc Trung học phổ
thông theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VIII.

Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đơn vị đi đầu trong cả nước về công tác
phổ cập giáo dục các cấp, nhất là bức tranh về giáo dục Trung học phổ thông.

9


Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh nói chung và giáo dục
Trung học phổ thông nói riêng đã phát huy được truyền thống năng động sáng
tạo của thành phố, vận dụng sát hợp chủ trương đổi mới nội dung chương
trình giáo dục và phương pháp dạy học của Trung ương vào địa phương bước
đầu đã có những chuyển biến tích cực, tạo tiền đề quan trọng nâng cao chất
lượng giáo dục trong xu thế chủ động hội nhập và phát triển của thành phố và
đất nước.
Chọn đề tài “Giáo dục Trung học phổ thông ở thành phố Hồ Chí
Minh từ năm 1996 đến năm 2010”, tác giả muốn làm sáng tỏ thêm sự lãnh
đạo sáng suốt của Đảng ta với quan điểm coi trọng công tác Giáo dục và Đào
tạo và đặt tiêu chí Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu trong việc đào
tạo con người xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, qua việc thực hiện đề tài này,
chúng tôi cũng muốn làm rõ vai trò của Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy
ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trong việc đưa ngành Giáo dục và Đào
tạo vượt qua những khó khăn thách thức nhằm thực hiện tốt chỉ đạo của Đảng
tại Nghị quyết TW 2 (khóa VIII) và đặc biệt là làm rõ những tham mưu của
Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh trong công tác đổi mới và
phát triển ngành giáo dục thành phố đáp ứng với yêu cầu trong tình hình mới.
Bên cạnh đó, thông qua đề tài này, tác giả mong muốn cho mọi người
trong xã hội và đội ngũ giáo viên trong toàn ngành trước hết là cán bộ quản lý
giáo dục các cấp hiểu đúng, nhất trí cao và quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo
của Nghị quyết TW 2 khóa VIII của Đảng vào tổ chức thực hiện từng vấn đề
của ngành. Tiếp tục làm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên của
ngành hiểu đúng các nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi

dưỡng nhân tài trên cơ sở giáo dục nhân cách. Thông qua đó để mỗi nhà giáo
đều xác định rõ tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực, vấn đề
phát triển giáo dục phù hợp với yêu cầu khả năng đáp ứng của kinh tế xã hội
thành phố, gắn liền với khả năng quản lý của nhà nước để giữ vững và nâng
cao chất lượng giáo dục.

10


Với những lý do nêu trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề “Giáo dục
Trung học phổ thông ở thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1996 đến năm 2010”
làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu những thành tựu và hạn chế
của giáo dục trung học thành phố Hồ Chí Minh từ khi có Nghị quyết TW 2
(khóa VIII) đến 2010 (tức từ năm 1996 đến năm 2010). Nghiên cứu còn góp
phần làm sáng tỏ nhận thức những quan điểm, chính sách của Đảng bộ, chính
quyền và những nỗ lực vươn lên của đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân
viên, học sinh thành phố Hồ Chí Minh nhằm phát huy những giá trị tích cực
về truyền thống hiếu học của dân tộc ta nói chung và thành phố Hồ Chí Minh
nói riêng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học, bậc học. Từ
đó rút ra một số định hướng làm nền tảng cho công tác quản lý của nhà nước
nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đối với hoạt động giáo dục ở
các cấp học, bậc học phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hóa – xã
hội thành phố Hồ Chí Minh trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sau năm 1975, công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế được tiến
hành nhằm đưa cả nước tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa, bảo vệ thành
quả của cách mạng Việt Nam. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo được đặc biệt coi
trọng nhất là từ sau Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã mở đầu công

cuộc đổi mới của đất nước ta với sự chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế bao cấp
sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của
nhà nước. Vì thế, từ thực trạng giáo dục được Đại hội VI đánh giá, đến Đại
hội VII, Đảng ta đã xác định: “ Mục tiêu giáo dục đào tạo nhằm nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động tri
thức và có tay nghề, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ
nghĩa xã hội. Nhà trường đào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn diện và có năng
lực chuyên môn sâu, có ý thức và khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh tế

11


hàng hóa nhiều thành phần” (Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII) và “Lấy
việc phát huy nguồn nhân lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển
nhanh và bền vững” (Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII). Cho đến nay, đã
có nhiều công trình nghiên cứu về ngành giáo dục được tiến hành trong phạm
vi cả nước dưới nhiều khía cạnh khác nhau như:
Tác phẩm “Phát triển giáo dục phát triển con người phục vụ phát triển
xã hội - kinh tế" của Phạm Minh Hạc (chủ biên) năm 1996 (Nxb. Khoa học xã
hội, Hà Nội) có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu nền giáo dục

Việt Nam với các cuộc cải cách giáo dục lần 1 (1945), lần 2 (1950), lần
3 (1981); từ đó làm nổi bật những thành tựu nền giáo dục Việt Nam
trong 10 năm đổi mới giáo dục (1986 – 1996) cho thấy được cách nhìn
mới, quan niệm mới mang các tính chất dân tộc, nhân văn, khoa học để
giáo dục nên con người nhân văn, duy lý khoa học, có nhân cách văn
hóa đậm đà bản sắc dân tộc và hiện đại.
Trong “Lịch sử giáo dục Việt Nam” của Bùi Minh Hiền, năm 2004
(Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội) đã khái quát ngắn gọn tình hình giáo dục Việt
Nam từ thời phong kiến đến các giai đoạn trong thời kỳ Pháp thuộc, giai đoạn

giáo dục Việt Nam trong những năm đầu tiên sau Cách mạng Tháng tám, thời
kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp đến khi giải phóng đất nước với những
gian khổ trong thời kỳ đầu xây dựng đất nước và cho đến khi giáo dục Việt
Nam bước vào giai đoạn cải cách và đổi mới. Đây là tác phẩm có giá trị tư
liệu cao trong việc nghiên cứu lịch sử giáo dục Việt Nam qua các thời kỳ lịch
sử và rút ra định hướng phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI.
Cuốn "Bàn về công tác giáo dục" (In lần 2, Nxb. Sự thật, Hà Nội,
1975), tập hợp các bài viết của Hồ Chí Minh từ năm 1945-1969 đã thể hiện
những quan điểm của Hồ Chủ tịch về giáo dục. Người đã vạch rõ giáo dục
phải phục vụ đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước, gắn liền với sản xuất
và đời sống của nhân dân, học phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với

12


thực tế. Đây là tác phẩm có giá trị lý luận cao, có giá trị định hướng cho công
tác giáo dục Việt Nam trong các thời kỳ.
Tác phẩm “Giáo dục Việt Nam hướng đến tương lai – vấn đề và giải
pháp” của PGS.TS. Đặng Quốc Bảo và ThS Nguyễn Đắc Hưng (Nxb. Chính
trị Quốc gia, 2004) góp phần quán triệt quan điểm và chủ trương của Đảng,
Nhà nước ta về phát triển giáo dục và đào tạo trên cơ sở phân tích những thời
cơ và thuận lợi, khó khăn và thách thức trong bối cảnh toàn cầu hóa, kinh tế
tri thức, cuốn sách đã phác họa bức tranh toàn cảnh về tình hình giáo dục và
đào tạo của nước ta hiện nay và những vấn đề đặt ra trong những năm tới; đưa
ra một số giải pháp thực hiện chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo thời kỳ
2001 – 2010. Đây là nguồn tài liệu có giá trị tham khảo.
Công trình nghiên cứu của GS.TS Nguyễn Đình Hướng về “Việt Nam
hướng tới nền giáo dục hiện đại” (Nxb Giáo dục Việt Nam, 2009) có nội
dung phong phú, tác giả đã xâu chuỗi, kết nối những mốc son lịch sử nền giáo
dục Việt Nam từ thời dựng nước và giữ nước cho đến nay. Ngoài ra, tác giả

còn dầy công lựa chọn, chắt lọc từng đề mục, từng sự kiện nối tiếp nhau để
nêu lên thực trạng nền giáo dục trong các thời kỳ lịch sử và yêu cầu phát triển
giáo dục trong giai đoạn công nghiệp hóa. Công trình nghiên cứu trên có giá
trị tham khảo.
Cuốn "Công tác giáo dục và người thầy giáo xã hội chủ nghĩa" của
Thủ tướng Phạm Văn Đồng (Nxb Sự thật, Năm 1970) đã đánh giá cao
chương trình giáo dục phổ thông phải đảm bảo những cái cơ bản, toàn diện
và phải cân đối; và vai trò của người thầy giáo xã hội chủ nghĩa, đó là đội
ngũ cán bộ của chúng ta đang rèn luyện trong nhà trường phải vừa đỏ vừa
chuyên, đỏ để mà chuyên, chuyên để mà đỏ. Đây là tài liệu có giá trị tham
khảo nhằm định hướng cho đội ngũ cán bộ giáo viên trong thời kỳ mới.
Nói về giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh, trong tác phẩm “Giáo dục
thành phố Hồ Chí Minh – 50 năm đấu tranh xây dựng và phát triển 1945 1995” do TS Hồ Thiệu Hùng (chủ biên) phát hành năm 2009 (NXB Giáo dục

13


Việt Nam) đã viết về giáo dục thành phố Hồ Chí Minh trong một giai đoạn
trải dài nửa thế kỷ (1945-1995). Đây là sản phẩm của quá trình nghiên cứu
miệt mài của tác giả và nhóm biên soạn, là công trình nghiên cứu, là tài liệu
quý, thậm chí có những tư liệu trở nên vô giá đối với thế hệ sau.
Tác phẩm “30 năm giáo dục và đào tạo thành phố Hồ Chí Minh”của
TS Huỳnh Công Minh (chủ biên), do Báo Giáo dục TP.HCM và NXB Tổng
hợp TP.HCM phát hành năm 2005 là công trình chào mừng 30 năm giải
phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (1975-2005). Công trình này
đã khái quát lại toàn bộ sự phát triển, lớn mạnh ngành giáo dục thành phố
trong 30 năm cũng như ghi nhận công sức đóng góp của những người đi trước
qua các nhiệm kỳ công tác đã vượt qua bao khó khăn, thách thức từ những
ngày đầu giải phóng để đưa ngành giáo dục thành phố phát triển đi lên về quy
mô lẫn chất lượng đào tạo. Đồng thời, từ những vấn đề có tính lý luận và thực

tiễn giáo dục thành phố, công trình nghiên cứu đã đúc rút những bài học kinh
nghiệm quý báu cho hôm nay và mai sau.
Cuốn “35 năm Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh – Những
đỉnh cao phát triển”của ThS Tạ Văn Doanh (chủ biên) (Nxb Tổng hợp TP.
Hồ Chí Minh, 2010) là công trình chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long
– Hà Nội (1010-2010), 35 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất
đất nước (1975-2010), chào mừng Đại hội Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh
lần thứ IX và tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần XI. Đây là ấn phẩm nhằm
phác họa bức tranh chung về tình hình, thành tựu của giáo dục đào tạo thành
phố trong những năm qua và có những định hướng cho chiến lược phát triển
ngành trong thời gian tới. Tài liệu mang tính chất tham khảo.
Tài liệu “Tổng kết 10 năm xây dựng nền giáo dục XHCN của thành phố
(1975 - 1985” do Sở Giáo dục và Đào tạo phát hành năm 1985 đã đánh giá
thành quả 10 năm xây dựng sự nghiệp giáo dục thành phố, qua đó khẳng định
các chủ trương biện pháp và bước đi đúng đắn của ngành, đồng thời thấy rõ
những thiếu sót, tồn tại cần khắc phục, rút ra những bài học kinh nghiệm trên

14


chặng đường lịch sử đầu tiên xây dựng nền giáo dục XHCN của thành phố Hồ
Chí Minh. Qua tổng kết 1 năm, đội ngũ cán bộ giáo viên thành phố sẽ vững
vàng hơn trong việc chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ kế hoạch giáo dục ở giai
đoạn sau.
Qua nghiên cứu tài liệu, chúng tôi nhận thấy các nội dung đề cập tới
Giáo dục - đào tạo của Thành phố Hồ Chí Minh nói chung, bậc đào tạo Trung
học phổ thông nói riêng đã được thể hiện phần nào trong các công trình phản
ánh về lịch sử phát triển giáo dục đào tạo của Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy
nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một đề tài, một chuyên khảo nào chuyên
nghiên cứu, đi sâu phân tích thực trạng về Giáo dục Trung học phổ thông ở

Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn đổi mới, đặc biệt là giai đoạn đẩy
mạnh sự nghiệp Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước (từ 1996 đến 2010).
Chính vì vậy, chúng tôi chủ yếu sử dụng nguồn tài liệu gốc lưu trữ tại Sở
Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh qua báo cáo hàng năm và tổng
kết các giai đoạn trong thời gian 1996 – 2010 để làm sáng tỏ thực trạng
“Giáo dục Trung học phổ thông ở thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1996 đến
năm 2010” trong khả năng cho phép.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Như tên đề tài chỉ rõ, đối tượng nghiên cứu chính luận văn là “Giáo
dục Trung học phổ thông ở thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1996 đến năm
2010”. Đề tài đi sâu vào nghiên cứu hoạt động giáo dục ở cấp học bậc trung
học phổ thông và những thành tựu mà ngành giáo dục đào tạo thành phố đã
đạt được trong giai đoạn này.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Từ năm 1996 đến năm 2010 (lấy mốc từ khi Nghị quyết
TW 2 khóa VIII của Đảng ra đời với quan điểm “Giáo dục và Đào tạo là
Quốc sách hàng đầu”).

15


Về nội dung: Nghiên cứu giáo dục bậc trung học phổ thông tại Thành
phố Hồ Chí Minh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề mà đề tài đã đặt ra, chúng tôi dựa vào chủ
nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, những quan điểm của Đảng
và Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo làm cơ sở phương pháp luận cho việc
nghiên cứu.
Đây là một đề tài lịch sử nên phương pháp lịch sử và phương pháp

logic được đặc biệt coi trọng. Luận văn dựa trên cơ sở những tài liệu lịch sử,
những sự kiện lịch sử để phân tích, xử lý, hệ thống hoá, khái quát hoá vấn đề.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp khác như: Phương
pháp so sánh đối chiếu, phương pháp thống kê, điền dã... nhằm hỗ trợ cho hai
phương pháp chủ yếu trên.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn phục dựng một cách có hệ thống và toàn diện về sự phát
triển của Giáo dục Trung học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh trong giai
đoạn 1996 – 2010.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc biên soạn tài liệu
về công tác giáo dục và đào tạo tại thành phố Hồ Chí Minh trong từng giai
đoạn hình thành và phát triển nhất là bậc giáo dục trung học.
Luận văn cung cấp một hệ thống danh mục tài liệu tham khảo có liên
quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài cho những ai quan tâm, tìm hiểu.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của luận văn được trình bày trong ba chương:
Chương 1. Khái quát tình hình Giáo dục Trung học phổ thông ở thành
phố Hồ Chí Minh trước năm 1996.

16


Chương 2. Sự phát triển của Giáo dục Trung học phổ thông ở thành
phố Hồ Chí Minh từ năm 1996 đến năm 2010.
Chương 3. Một số nhận xét đánh giá về giáo dục Trung học phổ thông
ở thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1996 – 2010






17


NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỚC NĂM
1996.
1.1. Thành phố Hồ Chí Minh – vùng đất, con người và truyền thống
1.1.1. Điều kiện tự nhiên.
Vị trí địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10o 10’ – 10o 38 vĩ
độ Bắc và 106o 22’ – 106o 54’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương,
Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía Đông
Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền
Giang [61 tr 25].
Thành phố Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ,
nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ
Ðông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Trung tâm thành phố
cách bờ biển Đông 50 km đường chim bay. Đây là đầu mối giao thông nối
liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế. Với hệ thống cảng và sân bay
lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn/năm, sân
bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành
phố 7km.
Ðịa hình
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông
Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần
từ Bắc xuống Nam và từ Ðông sang Tây. Nó có thể chia thành 3 tiểu vùng địa
hình:

Vùng cao nằm ở phía Bắc - Ðông Bắc và một phần Tây Bắc (thuộc bắc
huyện Củ Chi, đông bắc quận Thủ Ðức và quận 9), với dạng địa hình lượn

18


sóng, độ cao trung bình 10-25 m và xen kẽ có những đồi gò độ cao, cao nhất
tới 32m, như đồi Long Bình (quận 9).
Vùng thấp trũng ở phía Nam-Tây Nam và Ðông Nam thành phố (thuộc
các quận 9, 8, 7 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ). Vùng này có
độ cao trung bình trên dưới 1m và cao nhất 2m, thấp nhất 0,5m.
Vùng trung bình, phân bố ở khu vực Trung tâm Thành phố, gồm phần
lớn nội thành cũ, một phần các quận 2, Thủ Ðức, toàn bộ quận 12 và huyện
Hóc Môn. Vùng này có độ cao trung bình 5-10m.
Nhìn chung, địa hình Thành phố Hồ Chí Minh không phức tạp, song
cũng khá đa dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt.
Khí hậu, thời tiết
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo.
Cũng như các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu - thời tiết TPHCM
là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động
chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11,
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Theo tài liệu quan trắc nhiều năm
của trạm Tân Sơn Nhất, qua các yếu tố khí tượng chủ yếu; cho thấy những
đặc trưng khí hậu Thành Phố Hồ Chí Minh như sau:
Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm. Số giờ
nắng trung bình/tháng 160-270 giờ. Nhiệt độ không khí trung bình 270C.
Nhiệt độ cao tuyệt đối 400C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,80C. Tháng có nhiệt
độ trung bình cao nhất là tháng 4 (28,80C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp
nhất là khoảng giữa tháng 12 và tháng 1 (25,70C). Hàng năm có tới trên 330
ngày có nhiệt độ trung bình 25-280C. Ðiều kiện nhiệt độ và ánh sáng thuận

lợi cho sự phát triển các chủng loại cây trồng và vật nuôi đạt năng suất sinh
học cao; đồng thời đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ chứa trong các
chất thải, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường đô thị

19


Lượng mưa cao, bình quân/năm 1.949 mm. Năm cao nhất 2.718 mm
(1908) và năm nhỏ nhất 1.392 mm (1958). Số ngày mưa trung bình/năm là
159 ngày. Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 11; trong đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa
cao nhất. Các tháng 1,2,3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể. Trên phạm vi
không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, có khuynh hướng tăng
dần theo trục Tây Nam - Ðông Bắc. Ðại bộ phận các quận nội thành và các
huyện phía Bắc thường có lượng mưa cao hơn các quận huyện phía Nam và
Tây Nam.
Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm 79,5%; bình quân mùa
mưa 80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô 74,5% và mức
thấp tuyệt đối xuống tới 20%.
Về gió, Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính
và chủ yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc. Gió Tây -Tây Nam
từ Ấn Ðộ Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10,
tốc độ trung bình 3,6m/s và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình
4,5 m/s. Gió Bắc- Ðông Bắc từ biển Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ
tháng 11 đến tháng 2, tốc độ trung bình 2,4 m/s. Ngoài ra có gió tín phong,
hướng Nam - Ðông Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 tốc độ trung bình 3,7
m/s. Về cơ bản TPHCM thuộc vùng không có gió bão. Năm 1997, do biến
động bởi hiện tượng El-Nino gây nên cơn bão số 5, chỉ một phần huyện Cần
Giờ bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ.


20


Ðịa chất, đất đai
Ðất đai Thành phố Hồ Chí Minh được hình thành trên hai hướng trầm
tích Pleistocen và trầm tích Holocen.
Trầm tích Pleistocen (trầm tích phù sa cổ): chiếm hầu hết phần phía Bắc,
Tây Bắc và Ðông Bắc thành phố, gồm phần lớn các huyện Củ Chi, Hóc môn,
Bắc Bình Chánh, quận Thủ Ðức, Bắc-Ðông Bắc quận 9 và đại bộ phận khu
vực nội thành cũ.
Ðiểm chung của tướng trầm tích này, thường là địa hình đồi gò hoặc
lượn sóng, cao từ 20-25m và xuống tới 3-4m, mặt nghiêng về hướng Ðông
Nam. Dưới tác động tổng hợp của nhiều yếu tố tự nhiên như sinh vật, khí hậu,
thời gian và hoạt động của con người, qua quá trình xói mòn và rửa trôi...,
trầm tích phù sa cổ đã phát triển thành nhóm đất mang những đặc trưng riêng.
Nhóm đất xám, với qui mô hơn 45.000 ha, tức chiếm tỷ lệ 23,4% diện tích đất
thành phố.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, đất xám có ba loại: đất xám cao, có nơi bị bạc
màu; đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và đất xám gley; trong đó, hai loại đầu
chiếm phần lớn diện tích. Ðất xám nói chung có thành phần cơ giới chủ yếu là
cát pha đến thịt nhẹ, khả năng giữ nước kém; mực nước ngầm tùy nơi và tùy
mùa biến động sâu từ 1-2m đến 15m. Ðất chua, độ pH khoảng 4,0-5,0. Ðất
xám tuy nghèo dinh dưỡng, nhưng đất có tầng dày, nên thích hợp cho sự phát
triển của nhiều loại cây trồng nông lâm nghiệp, có khả năng cho năng suất và
hiệu qủa kinh tế cao, nếu áp dụng biện pháp luân canh, thâm canh tốt. Nền đất
xám, phù hợp đối với sử dụng bố trí các công trình xây dựng cơ bản.
Trầm tích Holoxen (trầm tích phù sa trẻ): tại thành phố Hồ Chí Minh,
trầm tích này có nhiều nguồn gốc-ven biển, vũng vịnh, sông biển, aluvi lòng
sông và bãi bồi... nên đã hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa
có diện tích 15.100 ha (7,8%), nhóm đất phèn 40.800 ha (21,2%) và đất phèn

mặn 45.500 ha (23,6). Ngoài ra có một diện tích nhỏ khoảng hơn 400 ha

21


(0,2%) là "giồng" cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở
vùng đồi gò.
Nguồn nước và thủy văn
Về nguồn nước, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn,
thành phố Hồ Chí minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng….
Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang (Ðà Lạt) và hợp lưu
bởi nhiều sông khác, như sông La Ngà, sông Bé, nên có lưu vực lớn, khoảng
45.000 km2. Nó có lưu lượng bình quân 20-500 m3/s và lưu lượng cao nhất
trong mùa lũ lên tới 10.000 m3/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m 3 nước và là
nguồn nước ngọt chính của thành phố Hồ Chí Minh. Sông Sài Gòn bắt nguồn
từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến thành phố với chiều dài 200
km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Hệ thống các chi lưu của
sông Sài Gòn rất nhiều và có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m3/s.
Bề rộng của sông Sài Gòn tại Thành phố thay đổi từ 225m đến 370m và
độ sâu tới 20m. Sông Ðồng Nai nối thông qua sông Sài Gòn ở phần nội thành
mở rộng, bởi hệ thống kênh Rạch Chiếc. Sông Nhà Bè hình thành từ chỗ hợp
lưu của sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn, các trung tâm thành phố khoảng
5km về phía Ðông Nam. Nó chảy ra biển Ðông bằng hai ngả chính - ngả Soài
Rạp dài 59km, bề rộng trung bình 2km, lòng sông cạn, tốc độ dòng chảy
chậm; ngả Lòng Tàu đổ ra vịnh Gành Rái, dài 56km, bề rộng trung bình
0,5km, lòng sông sâu, là đường thủy chính cho tàu bè ra vào bến cảng Sài
Gòn.
Ngoài trục các sông chính kể trên ra, thành phố còn có mạng lưới kênh rạch
chằng chịt, như ở hệ thống sông Sài Gòn có các rạch Láng The, Bàu Nông, rạch
Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé,

Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi và ở phần phía Nam Thành phố thuộc địa
bàn các huyện Nhà Bè, Cần Giờ mật độ kênh rạch dày đặc; cùng với hệ thống
kênh cấp 3-4 của kênh Ðông - Củ Chi và các kênh đào An Hạ, kênh Xáng, Bình

22


Chánh đã giúp cho việc tưới tiêu kết quả, giao lưu thuận lợi và đang dần dần
từng bước thực hiện các dự án giải tỏa, nạo vét kênh rạch, chỉnh trang ven bờ, tô
điểm vẻ đẹp cảnh quan sông nước, phát huy lợi thế hiếm có đối với một đô thị
lớn.
Nước ngầm ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhìn chung khá phong phú tập
trung ở vùng nửa phần phía Bắc-trên trầm tích Pleistocen; càng xuống phía
Nam (Nam Bình Chánh, quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ) - trên trầm tích Holocen,
nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.
Ðại bộ phận khu vực nội thành cũ có nguồn nước ngầm rất đáng kể,
nhưng chất lượng nước không tốt lắm. Tuy nhiên, trong khu vực này, nước
ngầm vẫn thường được khai thác ở ba tầng chủ yếu: 0-20m, 60-90m và 170200m. Khu vực các quận huyện 12, Hóc môn và Củ Chi có trữ lượng nước
ngầm rất dồi dào, chất lượng nước rất tốt, thường được khai thác ở tầng 6090m. Ðây là nguồn nước bổ sung quan trọng của thành phố
Về thủy văn, hầu hết các sông rạch Thành phố Hồ Chí Minh đều chịu
ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông. Mỗi ngày, nước lên xuống
hai lần, theo đó thủy triều thâm nhập sâu vào các kênh rạch trong thành phố,
gây nên tác động không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu
thoát nước ở khu vực nội thành.
Mực nước triều bình quân cao nhất là 1,10m. Tháng có mực nước cao
nhất là tháng 10-11, thấp nhất là các tháng 6-7. Về mùa khô, lưu lượng của
nguồn các sông nhỏ, độ mặn 4% có thể xâm nhập trên sông Sài Gòn đến quá
Lái Thiêu, có năm đến tận Thủ Dầu Một và trên sông Ðồng Nai đến Long
Ðại. Mùa mưa lưu lượng của nguồn lớn, nên mặn bị đẩy lùi ra xa hơn và độ
mặn bị pha loãng đi nhiều.

Từ khi có các công trình thủy điện Trị An và thủy lợi Dầu Tiếng ở
thượng nguồn, chế độ chảy tự nhiên chuyển sang chế độ chảy điều tiết qua
tuốc bin, đập tràn và cống đóng-xả, nên môi trường vùng hạ du từ Bắc Nhà

23


Bè chịu ảnh hưởng của nguồn, nói chung đã được cải thiện theo chiều hướng
ngọt hóa. Dòng chảy vào mùa kiệt tăng lên, đặc biệt trong các tháng từ tháng
2 đến tháng 5 tăng 3-6 lần so với tự nhiên.
Vào mùa mưa, lượng nước được điều tiết giữ lại trên hồ, làm giảm thiểu
khả năng úng lụt đối với những vùng trũng thấp; nhưng ngược lại, nước mặn
lại xâm nhập vào sâu hơn. Tuy nhiên, nhìn chung, đã mở rộng được diện tích
cây trồng bằng việc tăng vụ mùa canh tác. Ngoài ra, việc phát triển các hệ
thống kênh mương, đã có tác dụng nâng cao mực nước ngầm trên tầng mặt
lên 2-3m, tăng thêm nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt
của thành phố.
Thảm thực vật
Trên cơ sở các yếu tố cơ bản của điều kiện tự nhiên ở thành phố Hồ Chí
Minh, như đã trình bày; người ta đã khái quát hóa thành ba kiểu sinh thái
cảnh: kiểu lập địa - tương ứng với nó là ba hệ sinh thái thảm thực vật rừng
tiêu biểu; rừng nhiệt đới ẩm mưa mùa, rừng úng phèn và rừng ngập mặn.
Các thảm thực vật rừng nguyên sinh, hiện tại hầu như không còn; song
sự tìm hiểu nó sẽ giúp ích cho việc đánh giá tiềm năng điều kiện lập địa, xác
định phương hướng phục hồi và xây dựng các thảm thực vật đạt hiệu quả
mong muốn, nhất là về cảnh quan, môi trường sinh thái ở một thành phố đông
dân cư của vùng nhiệt đới.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có diện tích là 2.095,239 km2, với số
dân gồm 7.549.341 người. (Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê ngày

1/4/2011). Các dân tộc cư trú trên địa bàn gồm Việt, Hoa, Khơme, Chăm…vv
Đơn vị hành chính hiện nay gồm 24 quận, huyện (19 quận, 5 huyện, 322
phường xã).
Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam.
Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 8,34% dân số của Việt Nam nhưng chiếm

24


tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án
nước ngoài. Vào năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 4.344.000 lao động,
trong đó 139 nghìn người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn đang tham gia
làm việc. Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.800
USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước, 1168 USD/năm. Tổng
GDP cả năm 2010 đạt 418.053 tỷ đồng (tính theo gía thực tế khoảng 20,902
tỷ USD), tốc độ tăng trưởng đạt 11.8%.
Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai
thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch,
tài chính... Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%,
ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần
còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và
thủy sản chỉ chiếm 1,2%.
Tính đến giữa năm 2006, 3 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp Thành
phố Hồ Chí Minh đã thu hút được 1.092 dự án đầu tư, trong đó có 452 dự án
có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 1,9 tỉ USD và 19,5 nghìn tỉ
VND. Thành phố cũng đứng đầu Việt Nam tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài với 2.530 dự án FDI, tổng vốn 16,6 tỷ USD vào cuối năm 2007.
Riêng trong năm 2007, thành phố thu hút hơn 400 dự án với gần 3 tỷ USD.
Trong bảng xếp hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam

năm 2011, thành phố Hồ Chí Minh xếp ở vị trí thứ 20/63 tỉnh thành.
Về thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống trung tâm mua
sắm, siêu thị, chợ đa dạng. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương
mại từ xa xưa của thành phố, hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng. Những
thập niên gần đây, nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện như Saigon
Trade Centre, Diamond Plaza... Mức tiêu thụ của Thành phố Hồ Chí Minh
cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đô
Hà Nội. Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, có mã giao dịch

25


là VN-Index, được thành lập vào tháng 7 năm 1998. Tính đến ngày 31 tháng
12 năm 2007, toàn thị trường đã có 507 loại chứng khoán được niêm yết,
trong đó có 138 cổ phiếu với tổng giá trị vốn hóa đạt 365 nghìn tỷ đồng.
Tuy vậy, nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh vẫn phải đối mặt với
nhiều khó khăn. Toàn thành phố chỉ có 10% cơ sở công nghiệp có trình độ
công nghệ hiện đại. Trong đó, có 21/212 cơ sở ngành dệt may, 4/40 cơ sở
ngành da giày, 6/68 cơ sở ngành hóa chất, 14/144 cơ sở chế biến thực phẩm,
18/96 cơ sở cao su nhựa, 5/46 cơ sở chế tạo máy... có trình độ công nghệ, kỹ
thuật sản xuất tiên tiến. Cơ sở hạ tầng của thành phố lạc hậu, quá tải, chỉ giá
tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành chính phức tạp... cũng gây khó khăn cho
nền kinh tế. Ngành công nghiệp thành phố hiện đang hướng tới các lĩnh vực
cao, đem lại hiệu quả kinh tế hơn.
Việc triển khai thực hiện 12 chương trình và công trình trọng điểm đã có
bước khởi động đồng loạt khá tích cực ở nhiều mức độ khác nhau. Một số
chương trình đã đi vào vận hành khá tốt, một số chương trình, công trình khác
đã khởi động và đang tiếp tục triển khai nhanh hơn, tạo tiền đề thuận lợi khi
bước vào kế hoạch năm 2002. Công viên phần mềm Quang Trung đã đi vào
hoạt động giai đoạn I với 35 doanh nghiệp và đang chuẩn bị giai đoạn II với

hơn 50 doanh nghiệp tham gia.
Thành phố Hồ Chí Minh luôn quan tâm đầu tư các chương trình xã
hội như chương trình xoá đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm đã thực hiện
đạt kế hoạch đề ra hàng năm, thực hiện tốt các hoạt động đền ơn đáp nghĩa,
xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương bảo đảm cho người có công với
nước cải thiện được mức sống. Chương trình xoá đói giảm nghèo đã xây
dựng được tiêu chí mới (6 triệu đồng/người/năm) và tổ chức khảo sát số
lượng hộ nghèo. Chính sách đền ơn đáp nghĩa và chăm lo cho người nghèo,
người già yếu neo đơn là 2 chủ trương lớn được tập trung thực hiện.
Kế hoạch giới thiệu việc làm cho 220.000 người; trong đó tạo được
80.000 chỗ làm mới, dự kiến đạt kế hoạch đề ra. Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc

26


làm đã phê duyệt 131 dự án với số tiền 17,654 tỷ đồng cho 1.557 hộ vay và
tạo việc làm cho 3.300 lao động.
Đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho 15 phường-xã nghèo trọng
điểm (66,59 tỷ đồng); cơ bản hoàn thành chỉ tiêu xây dựng các công trình hạ
tầng thiết yếu (điện, đường, trường, trạm xá, nước sinh hoạt, chợ). Đã xây
dựng thêm 91 căn nhà tình nghĩa, 826 nhà tình thương, sửa chữa 564 căn nhà
cho diện chính sách có công, tặng quà cho 67.056 thương binh, gia đình liệt
sĩ.
Chương trình 3 giảm được tiếp tục thực hiện có kết quả và được đông
đảo nhân dân đồng tình ủng hộ. Ðặc biệt, thành phố đã tập trung giải quyết tệ
nạn ma túy, các cơ sở chữa trị, giáo dục đã tiếp nhận gần 10.000 đối tượng.
Các Trung tâm, đơn vị đang tập trung quản lý, cai nghiện và giáo dục 31.376
đối tượng. Đang tích cực thực hiện đề án tổ chức, quản lý, giáo dục, dạy nghề
và giải quyết việc làm sau cai nghiện; ban hành các chính sách ưu đãi đầu
tư để giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện; tăng cường đầu tư xây

dựng cơ sở vật chất để thực hiện đề án. Tính đến nay, đã giải quyết cho
10.452 học viên và 5.391 người sau cai nghiện có việc làm. Các đợt truy quét
cao điểm chống tội phạm có tổ chức theo kiểu xã hội đen vào cuối năm đã đạt
được thắng lợi bước đầu, tạo niềm tin trong nhân dân; Trung ương và thành
phố sẽ tiếp tục truy quét kiên trì, đồng bộ, liên tục và quyết liệt hơn nữa.
Thành phố đã triển khai, đẩy mạnh hoạt động y tế trên cả hai lĩnh vực:
Chăm sóc sức khoẻ ban đầu, năng cao chất lượng khám chữa bệnh và phát
triển y tế chuyên sâu ; các chương trình chăm sóc sức khoẻ trên địa bàn thành
phố hoạt động ổn định, đảm bảo việc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng cho nhân
dân (bình quân 6,78 triệu lượt người khám chữa bệnh/năm). Tiếp tục duy trì
hoạt động các chương trình sức khoẻ như phòng chống ung thư, bệnh tim
mạch, bệnh tiểu đường, tai nạn thương tích, chương trình chăm sóc sức khoẻ
ban đầu về mắt cho học sinh ; đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong việc tăng

27


cường đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng các cơ sở y tế, đặc biệt là cơ sở
khám và chữa bệnh, các trung tâm y tế chuyên sâu, v.v...
1.1.3. Truyền thống văn hóa – giáo dục.
1.1.3.1. Truyền thống văn hóa
Đặc trưng văn hoá của vùng đất này là sự kết hợp hài hòa giữa truyền
thống dân tộc với những nét văn hoá phương Bắc, phương Tây, góp phần hình
thành lối sống, tính cách con người Sài Gòn. Đó là những con người thẳng
thắn, bộc trực, phóng khoáng, có bản lĩnh, năng động, dám nghĩ, dám làm.
Đất Sài Gòn - Gia Định là nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hóa, là "cơ
cấu kiến trúc" Việt - Hoa - Châu Âu. Vì trên 300 năm trước, Bến Nghé – Sài
Gòn xưa là nơi tiếp nhận các nguồn lưu dân từ Trung, Bắc đến lập nghiệp, rồi
các di dân người Hoa vào định cư ở Biên Hòa, Mỹ Tho cùng hội tụ với dân cư
bản địa. Sau đó, Sài Gòn trở thành một trong những trung tâm của cả nước

đón nhận những ảnh hưởng của văn hóa Pháp, Mỹ qua các giai đoạn thăng
trầm của đất nước. Tính giao thoa hội tụ đã biến Sài Gòn thành một phức thể
văn hóa. Điều này được thể hiện thông qua phong tục tập quán, cách thức ăn
uống, trang phục, sinh hoạt ma chay, cưới hỏi, tôn giáo tín ngưỡng; tinh thần
đoàn kết dân tộc, năng động sáng tạo; kiên cường bất khuất, lòng yêu nước, ý
chí tự lực tự cường; tinh thần tương thân tương ái; tính chất hòa đồng, nhạy
cảm, dễ tiếp cận và hòa nhập; cá tính bộc trực, thẳng thắn, trọng nghĩa khinh
tài... vốn là truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của dân tộc và con người Thành
phố.
Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là trung tâm văn hóa mà
còn là trung tâm báo chí - xuất bản của đồng bằng sông Cửu Long và của cả
nước. Thành phố này là nơi phổ biến chữ quốc ngữ đầu tiên, là nơi ra báo đầu
tiên bằng chữ quốc ngữ (Tờ “Gia Định báo”) của cả nước. Sự ra đời và phát
triển phong phú của sách, báo, trường đào tạo chuyên ngành, của đội ngũ văn
nghệ sĩ, của các hoạt động và giao lưu văn hóa, văn học, nghệ thuật... đã tạo
cho Sài Gòn từ lâu là một thành phố có ảnh hưởng lớn về văn hóa.

28


×