Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Cuộc vận động duy tân ở bắc trung kỳ thập niên đầu thế kỷ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 119 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

nguyễn thị thủy

cuộc vận động duy tân ở bắc trung kỳ
thập niên đầu thế kỷ xx

Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử


2

Vinh - 2010


B GIO DC V O TO
TRNG I HC VINH

nguyễn thị thủy

cuộc vận động duy tân ở bắc trung kỳ
thập niên đầu thế kỷ xx

CHUYấN NGNH: LCH S VIT NAM
M S: 60.22.54

LUN VN THC S KHOA HC LCH S

Ngi hng dn khoa hc:


TS. TRN V TI


4

VINH - 2010


Lời cảm ơn
Trải qua một quá trình làm việc khẩn trơng và nghiêm túc, tôi đã hoàn
thành luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ của mình. Nhân đây tôi xin chân thành bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo - Tiến sĩ Trần Vũ Tài đã tận tình hớng
dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Trọng Văn, TS. Trần Văn
Thức, PGS. TS. Nguyễn Quang Hồng đã có những góp ý qúy báu, cũng
nh sự động viên, khích lệ tôi trong quá trình lựa chọn và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Lịch sử
Việt Nam, khoa Lịch sử, khoa Sau Đại học, Trờng Đại học Vinh; Th viện Tổng
hợp Nghệ An, Th viện Quốc gia Hà Nội, Th viện khoa Sử - Trờng ĐH KHXH

& NV Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình su tầm tài liệu phục vụ
cho đề tài.
Tuy nhiên, do khả năng và trình độ của bản thân có hạn, thêm vào đó
là sự hạn chế của nguồn t liệu nên trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề
tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận đợc ý kiến đóng góp,
chỉ bảo của các thầy cô giáo và các anh chị, các bạn đồng nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn !
Vinh, tháng 12 năm 2010
Tác giả

Nguyễn Thị Thủy


Môc lôc
Trang
Vinh - 2010

2

VINH - 2010

4
......................................................................................................5

MỞ ĐẦU

8

1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................................8
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .........................................................................................9
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ............................................................12
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu...............................................................13
5. Đóng góp của luận văn ............................................................................................14
6. Bố cục luận văn.........................................................................................................14
NỘI DUNG

15

ĐIỀU


LỊCH

KIỆN

SỬ

DẪN

ĐẾN

CUỘC

VẬN

ĐỘNG

DUY

TÂN

Ở BẮC TRUNG KỲ........................................................................15
1.1. Thể chế chính trị và những nhân tố kinh tế - xã hội mới xuất hiện ở Bắc Trung kỳ 15
1.2. Trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản qua Tân thư, Tân văn.......................................24
1.3. Nhận thức mới của tầng lớp Nho sĩ ở Bắc Trung kỳ..............................................30
CÁC HOẠT ĐỘNG DUY TÂN Ở BẮC TRUNG KỲ THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XX 35
2.1. Duy tân trên lĩnh vực đấu tranh chính trị ...............................................................35
2.1.1. Đề cao vai trò người dân.................................................................................35
2.1.2. Đề xướng đường lối cứu nước mới.................................................................40
2.1.3. Đấu tranh đòi cải cách thể chế chính trị...........................................................45
2.2. Cuộc vận động chấn hưng kinh tế..........................................................................53

2.2.1. Tư tưởng đổi mới kinh tế.................................................................................53
2.2.2. Các hoạt động chấn hưng kinh tế....................................................................56
2.3. Cuộc vận động duy tân trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục.......................................58


7
2.3.1. Cuộc vận động tuyên truyền xây dựng nếp sống mới......................................58
2.3.2. Những chuyển biến trong lĩnh vực giáo dục ...................................................64
Ý NGHĨA CUỘC VẬN ĐỘNG DUY TÂN Ở BẮC TRUNG KỲ................................76
3.1. Làm thay đổi nhận thức của người dân.................................................................76
3.2. Góp phần làm chuyển biến kinh tế - xã hội............................................................81
3.3. Làm phong phú phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX..............................................85
KẾT LUẬN

95

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................100

PHỤ LỤC


8

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Ý nghĩa khoa học
Giai đoạn lịch sử thập niên đầu thế kỉ XX đã trở thành một gạch nối
quan trọng giữa hai thế kỷ chính bởi tính chất đặc biệt của nó - giai đoạn
"giao thời" đã để lại dấu ấn sâu sắc trong tiến trình phát triển của lịch sử dân
tộc. Trong giai đoạn này, các phong trào Đông Kinh nghĩa thục, Đông du,

Duy Tân… nổi lên như một hiện tượng độc đáo, đẹp đẽ thể hiện một bước
phát triển mới về chất trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc.
Tuy nhiên, tùy theo khả năng, đặc điểm tình hình của từng địa phương
mà các phong trào đó biểu lộ phong phú, đa dạng dưới những sắc thái khác
nhau. Cuộc vận động duy tân ở Bắc Trung kỳ diễn ra trong hoàn cảnh chính
trị, kinh tế với những ưu nhược điểm riêng, với tài năng và cá tính của lãnh tụ
địa phương mà phát triển với những nét sáng tạo, độc đáo riêng thống nhất
trong một mục tiêu cuối cùng là giành độc lập dân tộc, đánh đổ ách ngoại
xâm. Nghiên cứu đề tài này chính là nhằm làm sáng rõ hơn mối quan hệ giữa
nét độc đáo, đặc thù trong quy luật vận động chung, góp phần hoàn chỉnh diện
mạo của một đường lối cứu nước mới trong bối cảnh lịch sử trong nước và
khu vực có nhiều biến đổi quan trọng, mang tính bước ngoặt.
Trên thực tế, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách tương
đối đầy đủ và hệ thống về cuộc vận động duy tân ở Bắc Trung kỳ thập niên
đầu thế kỉ XX. Người ta mới chỉ nhận thấy rải rác trong các tác phẩm,các
công trình nghiên cứu về phong trào yêu nước ở giai đoạn này những sự kiện
đơn thuần, lẻ tẻ, chưa có tính hệ thống khi đề cập đến những hoạt động mang
tính cách đổi mới, cách tân trong các tỉnh ở Bắc Trung kỳ. Trên cơ sở nguồn
tài liệu mà chúng tôi thu thập được, dù còn nhiều hạn chế nhưng đề tài bước


9
đầu đã tạo dựng được diện mạo của cuộc vận động duy tân ở Bắc Trung kỳ
trong khả năng cho phép của bản thân.
1.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu những chủ trương cải cách của công cuộc vận động duy tân
ở Bắc Trung kỳ thập niên đầu thế kỉ XX cho ta một cái nhìn liên hệ ngay đối
với công cuộc cải cách, đổi mới hiện nay ở Bắc Trung kỳ nói riêng và cả nước
nói chung. Đó chính là bài học "ôn cố tri tân", học xưa để biết nay trên cơ sở
những bài học kinh nghiệm từ trong quá khứ để định hướng phát triển trong

tương lai.
Ngoài ra, nghiên cứu đề tài này còn góp phần bổ sung nguồn tư liệu
cho việc nghiên cứu lịch sử địa phương đồng thời giáo dục truyền thống yêu
nước, lòng tự hào dân tộc, xây dựng một ý thức vươn lên không ngừng trong
mọi hoàn cảnh cho thế hệ trẻ ngày hôm nay.
Xuất phát từ những ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên đây, tôi đã mạnh
dạn chọn đề tài “Cuộc vận động duy tân ở Bắc Trung kỳ thập niên đầu thế
kỉ XX” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước tới nay, nội dung chúng tôi nghiên cứu đã được đề cập từ
nhiều góc độ chuyên sâu khác nhau nhưng nhìn chung vẫn còn tản mạn, thiếu
tính hệ thống.
Trước hết là trong các công trình phản ánh về phong trào yêu nước ở Việt
Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX như phong trào Đông du, Đông Kinh nghĩa
thục, Duy Tân, phong trào kháng thuế ở Trung kỳ… Viết về phong trào
Đông du có các tác phẩm: 157 nhân vật xuất dương trong phong trào Đông
du (Nguyễn Thúc Chuyên), Phan Bội Châu và phong trào Đông du (nhiều tác
giả - năm 2005), Việt Nam 100 năm phong trào Đông du và hợp tác Việt Nhật (nhiều tác giả - năm 2009)…; Về phong trào Duy Tân có các tác phẩm:


10
Phong trào Duy Tân Bắc - Trung - Nam (Sơn Nam), Phong trào Duy Tân
(Nguyễn Văn Xuân), Phong trào Duy Tân - Các khuôn mặt tiêu biểu (Nguyễn
Q.Thắng)…; Về Đông Kinh nghĩa thục có các tác phẩm: Đông Kinh nghĩa
thục và phong trào cải cách văn hóa đầu thế kỉ XX (Chương Thâu), Hội thảo
100 năm Đông Kinh nghĩa thục tổ chức tại ĐH KHXH & NV - ĐH Quốc Gia
Hà Nội, các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành…; Về phong trào kháng
thuế ở Trung kỳ có các tác phẩm: Phong trào kháng thuế ở miền Trung qua
các châu bản triều Duy Tân (Nguyễn Thế Anh), Vụ chống thuế ở Trung kỳ
năm 1908 (Huỳnh Thúc Kháng)… Nhìn chung, trong những công trình này,

dường như các tác giả chỉ tập trung nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển
của các phong trào ở trên địa bàn trung tâm của nó. Song, chúng tôi cũng tìm
thấy từ trong những tác phẩm này nguồn tư liệu tương đối quan trọng khi đề
cập đến mục đích, chủ trương, biện pháp tiến hành cải cách trên các lĩnh vực
chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của cuộc vận động duy tân ở Bắc Trung
kỳ trong những điều kiện lịch sử mới. Đó chính là sự định hướng có ý nghĩa
quan trọng cho chúng tôi trong công tác tìm hiểu, nghiên cứu về cuộc vận
động duy tân ở Bắc Trung kỳ thập niên đầu thế kỉ XX.
Đáng chú ý là các công trình phản ánh trực tiếp công cuộc vận động duy
tân ở Bắc Trung kỳ được tiến hành dưới sự lãnh đạo của tầng lớp trí thức Nho
học tiến bộ, trong đó đại diện tiêu biểu nhất là Phan Bội Châu - "linh hồn" của
phong trào yêu nước hồi đầu thế kỉ. Tên tuổi của ông được nhắc đến trong rất
nhiều công trình nghiên cứu cũng như các cuộc hội thảo khoa học khi bàn đến
những hoạt động yêu nước mà ông là người khởi xướng, tiêu biểu như: Phan
Bội Châu và xã hội Việt Nam ở thời đại ông (G. Boudarel), Nghiên cứu Phan
Bội Châu, Phan Bội Châu trong dòng thời đại (Chương Thâu), Phan Bội
Châu và một giai đoạn lịch sử chống Pháp của nhân dân Việt Nam (Tôn
Quang Phiệt), Phong trào dân tộc Việt Nam và quan hệ của nó với Nhật Bản


11
và châu Á: Tư tưởng Phan Bội Châu về cách mạng và thế giới, tập 1 và tập 2
(Shiraishi Masaya)… Từ trong quá trình hoạt động cách mạng đó của Cụ,
chúng tôi có cơ sở để tìm hiểu những vấn đề liên quan đến các phương diện
chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục… trên dải đất Bắc Trung kỳ thập niên đầu
thế kỉ XX.
Bên cạnh đó, trong các công trình nghiên cứu về lịch sử địa phương các
tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh đã phản ánh ít nhiều nội dung mà chúng tôi nghiên
cứu. Viết về lịch sử Thanh Hóa đáng chú ý có các công trình sau: Thành phố
Thanh Hóa (1804 - 1947), tập 1 (Đinh Xuân Lâm - Lê Đức Nghi); Lịch sử

Thanh Hóa (1802 - 1930), tập IV (Ban NC và BS lịch sử Thanh Hóa) hay trên
Tạp chí Xưa nay (số 341, năm 2009) có các bài viết: Trách nhiệm lịch sử của
sĩ phu Thanh Hóa (Đào Hùng), Thanh Hóa trong phong trào chống thuế ở
Trung kỳ năm 1908 (Đinh Xuân Lâm), Sĩ phu Thanh Hóa trong phong trào
chống thuế (Chương Thâu)… Viết về lịch sử Nghệ Tĩnh có các công trình:
Lịch sử Nghệ Tĩnh, tập 1, Nghệ Tĩnh với phong trào cách mạng giải phóng
dân tộc 30 năm đầu thế kỉ XX (Đinh Trần Dương), Kinh tế Nghệ An từ 1885
đến 1945 (Nguyễn Quang Hồng)… Nhìn chung, trong các công trình lịch sử
địa phương kể trên đã đề cập tới tình hình kinh tế - xã hội khu vực Bắc Trung
Kỳ trong thập niên đầu thế kỷ XX, tuy nhiên mức độ phản ánh còn mờ nhạt.
Ngoài ra, trong các tác phẩm, luận văn tốt nghiệp đại học, thạc sĩ đề cập
đến phong trào yêu nước của các địa phương khác cùng thời kỳ đã giúp chúng
tôi có cơ sở để đưa ra những nhận định, đánh giá một cách khách quan về đặc
điểm độc đáo, mang tính đặc thù của cuộc vận động vận động ở Bắc Trung kỳ
những năm đầu thế kỉ XX như Bùi Định (1985): Tìm hiểu các phong trào yêu
nước chống Pháp của nhân dân tỉnh Quảng Nghĩa (1885 -1945), Huỳnh Thị
Ngọc Tuyết (1980): Bước đầu tìm hiểu về phong trào Đông du ở miền Nam
đầu thế kỉ XX, Nguyễn Thiên Tường (1980): Bước đầu tìm hiểu về phong trào


12
Duy Tân vùng Nam Ngãi đầu thế kỉ XX - Luận văn Tốt nghiệp Đại học Tổng
Hợp Hà Nội (Tư liệu khoa Sử - ĐH KHXH & NV Hà Nội), Dương Thị Thanh
Hải (2002): Phong trào yêu nước chống Pháp ở Thanh Hóa 30 năm đầu thế
kỉ XX - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, ĐH Vinh…
Mặc dù khối lượng tài liệu tương đối phong phú nhưng chưa có công
trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về cuộc vận động duy tân ở Bắc
Trung kỳ thập niên đầu thế kỉ XX. Trên cơ sở kế thừa những thành quả của
các nhà nghiên cứu đi trước đồng thời dựa trên cơ sở nguồn tài liệu được bổ
sung, trong khả năng của bản thân, chúng tôi cố gắng khái quát một bức tranh

toàn cảnh về công cuộc duy tân ở Bắc Trung Kỳ thập niên đầu thế kỷ XX.
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cuộc vận động duy tân ở Bắc Trung
Kỳ thập niên đầu thế kỷ XX, trong đó chúng tôi xác định các nhiệm vụ nghiên
cứu cụ thể như sau:
- Nghiên cứu những tác động của điều kiện lịch sử mới ở Bắc Trung kỳ
đầu thế kỉ XX chính là tiền đề nảy sinh cuộc vận động duy tân ở Bắc Trung kỳ.
- Tập trung làm rõ hơn diện mạo cụ thể của cuộc vận động duy tân
trong thập niên đầu thế kỉ XX ở Bắc Trung kỳ trên các phương diện chính trị,
kinh tế, văn hóa - giáo dục.
- Nêu lên tác động của cuộc vận động duy tân ở Bắc Trung kỳ thập
niên đầu thế kỉ XX đối với tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, đặc biệt là
đối với phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. Qua đó, có những nhìn nhận và
đánh giá một cách khách quan, đúng đắn về vai trò, vị trí của tầng lớp trí thức
Nho học tiến bộ ở Bắc Trung kỳ trong phong trào yêu nước thập niên đầu thế kỉ
XX. Trong đó, nổi bật lên vai trò của Phan Bội Châu - vị "lãnh tụ" của cuộc vận
động duy tân ở Bắc Trung kỳ trong bối cảnh lịch sử - xã hội đầy biến động.


13
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Luận văn chủ yếu trình bày cuộc vận động duy tân ở
Bắc Trung kỳ trong khoảng thập niên đầu của thế kỉ XX.
- Về không gian: Luận văn trình bày cuộc vận động duy tân trong phạm
vi 3 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh trong mối quan hệ khăng khít với
nhau, với các khu vực trong cả nước và với lịch sử dân tộc.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Luận văn được hoàn thành trên cơ sở khai thác nhiều nguồn tư liệu

khác nhau, bao gồm:
- Tài liệu nghiên cứu: gồm những công trình nghiên cứu của các nhà sử
học như Trần Văn Giàu, Chương Thâu, Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Q.Thắng…
- Các Hội thảo khoa học về phong trào Đông du, phong trào Đông Kinh
nghĩa thục, Phong trào kháng thuế năm 1908…
- Các bài viết trên các Tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Nghiên cứu
lịch sử, Tạp chí Xưa nay…
- Các luận văn thạc sĩ, luận văn tốt nghiệp đại học mà chúng tôi khai
thác được trong kho tư liệu khoa Sử, trường ĐH KHXH & NV Hà Nội; thư
viện Đại học Vinh.
Trên cơ sở tổng hợp các nguồn tư liệu trên, chúng tôi sẽ hệ thống lại
nhằm làm nổi bật cuộc vận động duy tân ở Bắc Trung kỳ trong bối cảnh lịch
sử xã hội "giao thời", chuyển giao giữa hai thời đại.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng hai phương pháp nghiên
cứu cơ bản là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgich đồng thời kết hợp
với phương pháp so sánh, tổng hợp, thống kê… để có thể đi đến những nhận
định khoa học cụ thể, xác thực.


14
5. Đóng góp của luận văn
- Trước hết, luận văn đã bước đầu tạo dựng lại diện mạo cụ thể của
cuộc vận động duy tân Bắc Trung kỳ trong khoảng thập niên đầu của thế kỉ XX.
- Trên cơ sở đó, luận văn góp phần chỉ rõ mối liên hệ giữa cuộc vận
động duy tân ở Bắc Trung kỳ với các địa phương, khu vực khác trong cả nước
để thấy được dòng chảy liên tục của lịch sử dân tộc.
- Góp thêm một cách nhìn nhận, đánh giá lại vai trò cũng như những
cống hiến của tầng lớp sĩ phu thức thời ở Bắc Trung kỳ thập niên đầu thế kỉ.
- Ngoài ra, luận văn còn góp phần bổ sung nguồn tư liệu cho việc

nghiên cứu lịch sử địa phương Thanh - Nghệ - Tĩnh và lịch sử dân tộc giai
đoạn thập niên đầu thế kỉ XX.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1. Điều kiện lịch sử dẫn đến cuộc vận động duy tân ở Bắc
Trung kỳ.
Chương 2. Các hoạt động duy tân ở Bắc Trung kỳ thập niên đầu thế
kỉ XX.
Chương 3. Ý nghĩa của cuộc vận động duy tân ở Bắc Trung kỳ.


15

NỘI DUNG
Chương 1

ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ DẪN ĐẾN CUỘC VẬN ĐỘNG DUY TÂN
Ở BẮC TRUNG KỲ
1.1. Thể chế chính trị và những nhân tố kinh tế - xã hội mới xuất hiện ở
Bắc Trung kỳ
Ngày 31/8/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà
Nẵng, cả một dân tộc đang chìm sâu trong giấc mộng phong kiến triền miên
từ mấy nghìn năm nay chợt giật mình thảng thốt. Chính sự kiện này đã tạo
nên bước ngoặt quan trọng trong lịch sử nước nhà. Một trang sử mới được mở
ra. Việt Nam bước vào thời kỳ Cận đại bằng chính tiếng súng đại bác của chủ
nghĩa thực dân phương Tây.
Sau khi cơ bản hoàn thành công cuộc bình định về quân sự, bọn tư bản
Pháp liền bắt tay ngay vào chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất
(1897 - 1914) trên đất nước ta. Về mặt khách quan, quá trình này đã làm xuất

hiện trong lòng nước ta những nhân tố kinh tế - xã hội mới và đó cũng chính
là "cơ sở nội tại của giai đoạn mới trong sự phát triển tư tưởng và đấu tranh tư
tưởng" [13; 17].
Bắc Trung kỳ được xem là một bộ phận trên lãnh thổ nước ta cũng nằm
trong quy luật chung đó. Bên cạnh những nét tương đồng, ở Bắc Trung kỳ
cũng có những điểm khác biệt cơ bản so với các vùng khác trong cả nước,
quy định nội dung, đặc điểm, tính chất của công cuộc vận động duy tân đất
nước trong những thập niên đầu thế kỉ XX.
Các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh cách không xa Kinh thành Huế - vốn là
trung tâm chính trị của cả nước dưới thời Nguyễn, nhưng cũng phải mất gần
27 năm, kể từ ngày chúng nổ súng xâm lược nước ta (1858), thực dân Pháp


16
mới có thể đặt chân đến vùng đất này (Nghệ Tĩnh: 7/1885, Thanh Hóa:
11/1885). Không phải bọn thực dân không nhận thấy đây là vùng đất giàu
lâm, hải sản và có vị trí chiến lược quan trọng để tìm cách nhảy vào từ sớm.
Song, ngay khi chúng vừa nổ súng vào cửa bể Đà Nẵng, phong trào kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân cả nước, trong đó có nhân
dân Thanh - Nghệ - Tĩnh đã góp phần làm chậm bước tiến hung hãn của kẻ
thù. Đặc biệt, đối với Nghệ Tĩnh - mảnh đất vốn mang trong mình truyền
thống đấu tranh chống ngoại xâm hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ
nước, có lẽ cũng khiến bọn thực dân có ý dè dặt hơn trong từng bước tiến.
Trong giai đoạn đầu, để che đậy hành động xâm lược, bọn thực dân đã tích
cực sử dụng việc "truyền giáo" làm màn che để đi sâu chia rẽ lương giáo, phá
hoại khối đoàn kết toàn dân. Nhưng ngược lại với ý đồ đen tối đó, từng bước
xâm lăng quân sự cũng như âm mưu sử dụng tôn giáo của chúng đều bị nhân
dân vạch mặt và phản kháng một cách kịch liệt. Hành động đứng lên của nhân
dân Nghệ Tĩnh năm Giáp Tuất 1874 là một đòn giáng mạnh vào bè lũ cướp
nước và bán nước, góp phần cản bước tiến của quân đội viễn chinh Pháp, để

mãi tới năm 1885 chúng mới đặt được chân lên vùng đất này. Cũng khi ấy thì
ở chính quốc đang vấp phải khó khăn cả ở trong nước lẫn ở chiến trường Việt
Nam. Bởi vậy, âm mưu của chúng là muốn chiếm Thanh - Nghệ - Tĩnh bằng
con đường "không đổ máu".
Thực hiện âm mưu đó, sau khi dùng vũ lực buộc triều đình Huế ký Hòa
ước ngày 25/8/1883, chúng đã xảo trá đưa vùng đất Thanh - Nghệ - Tĩnh vào
khu vực "bảo hộ" của chúng. Theo Hiệp ước này thì tỉnh Bình Thuận bị
chúng đưa vào phần đất thuộc địa Nam kỳ của Pháp. Còn 3 tỉnh: Thanh Nghệ - Tĩnh phía bắc thì bị chúng đưa vào khu vực Bắc kỳ. Phần đất thuộc
quyền cai trị của triều đình được chúng gọi là đất Trung kỳ chỉ còn lại từ
Quảng Bình đến Khánh Hòa. Cả phần Trung kỳ và Bắc kỳ gộp lại thành


17
"Vương quốc An Nam" do "hoàng đế An Nam" trị vì nhưng lại đặt dưới sự
"bảo hộ" của Pháp.
Sự tráo trở của thực dân Pháp trong việc ký kết Hiệp ước Quý Mùi một lẫn
nữa đã gây nên lòng căm phẫn trong nhân dân ta, đặc biệt là trong giới sĩ phu
Trung kỳ mà đa số là dân Thanh - Nghệ - Tĩnh đang làm việc tại Huế. Hiểu
điều đó và muốn xoa dịu tình hình căng thẳng, ngày 6/6/1884, chúng đã ký
điều ước bổ sung, sửa đổi một số điều khoản của Hiệp ước 1883, trong đó có
việc trả vùng đất Thanh - Nghệ - Tĩnh về cho triều đình Huế cai trị. Nhưng
hành động "mị dân" đó của chúng vẫn không sao ngăn cản được phong trào
kháng chiến mạnh mẽ chống xâm lược của nhân dân ta. Và trong phong trào
Cần Vương sôi nổi của cả nước, địa bàn Thanh - Nghệ - Tĩnh đã trở thành
trung tâm, là "ngọn cờ tiêu biểu". Tuy nhiên, phong trào chống thực dân Pháp
xâm lược của nhân dân ta những năm cuối thế kỉ XIX cuối cùng cũng bị thực
dân Pháp đàn áp khốc liệt và đi đến thất bại. Tới những năm 1895 - 1897,
thực dân Pháp về cơ bản đã đặt được ách cai trị lên đất nước ta.
Để nắm được Trung kỳ nói chung và Bắc Trung kỳ nói riêng, thực dân
Pháp đã tiến hành một loạt các biện pháp sau đây:

- Tổ chức lại bộ máy hành chính trên phạm vi 14 tỉnh Trung kỳ, bổ
nhiệm các quan Công sứ (Résident), Phó sứ (Résident adjoint) ở các tỉnh;
thành lập Toà Công sứ ở các tỉnh (Résident Pro vinciale) và tăng cường quyền
lực cho các Công sứ, Phó sứ cũng như quyền lực của Toà Khâm sứ Trung kỳ
(Résident Supênure de L'Annam) nhằm hạn chế đến mức tối đa quyền lực của
triều đình Huế và bộ máy quan lại ở các tỉnh.
- Khâm sứ Trung kỳ nhanh chóng chấp nhận đề nghị của vua Thành
Thái và Cơ mật viện triều đình Huế về việc thành lập 6 trung tâm đô thị:
Thanh Hóa, Vinh, Huế, Hội An, Quy Nhơn và Phan Thiết. Đến 30/8/1889,
Toàn quyền Đông Dương - Paul Doumer ký Nghị định chuẩn y việc thành lập


18
6 trung tâm đô thị ở Trung kỳ. Nghị định này đã góp phần mở đường cho các
tập đoàn tư bản Pháp đầu tư vào khu vực Bắc Trung kỳ.
- 30/10/1897, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định quy định lại chế độ
lao dịch đối với dân đinh Trung kỳ. Theo Nghị định này, mỗi dân đinh ở
Trung kỳ hằng năm phải đi lao dịch 30 ngày và được chia cụ thể: 10 ngày làm
việc làng, 10 ngày bắt buộc phải chuộc bằng tiền với mức 0đ10/ 1ngày, 10
ngày còn lại thì tự do chuộc cả hay chuộc một nửa cũng với giá 0đ10/ 1ngày.
Nghị định này quả thật là một gánh nặng đối với dân đinh Trung kỳ nói
chung, trong đó có cư dân Bắc Trung kỳ. "Quá trình bần cùng hóa diễn ra
nhanh chóng ở làng xã, trật tự làng xã bắt đầu bị đảo lộn bởi những Nghị định
của Toàn quyền Đông Dương" [16; 43].
- 31/7/1898, Tổng thống Pháp ra Sắc lệnh thành lập Ngân sách Trung
kỳ. Với Sắc lệnh này, Ngân khố của triều đình Huế bị bãi bỏ. Kể từ 1/1/1899,
thực dân Pháp nắm toàn quyền thu các loại thuế ở Trung kỳ, cấp phát luôn
lương bổng cho vua quan nhà Nguyễn.
Từ cuối thế kỉ XIX sang đầu thế kỉ XX, Tổng thống Pháp và Toàn
quyền Đông Dương đã ký nhiều Sắc lệnh với nội dung là hạn chế đến mức tối

đa quyền lực của vua quan triều Nguyễn, mở đường cho quá trình thâu tóm
mọi quyền lực về kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội ở Đông Dương nói
chung và Bắc Trung kỳ nói riêng. Đây là một bước chuẩn bị toàn diện, bài
bản cho các tập đoàn tư bản Pháp đổ vốn đầu tư vào Đông Dương để thực thi
công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất mà Toàn quyền Paul Doumer là
người có nhiều hoạt động tích cực nhằm cổ động giới tư bản tài chính và công
nghiệp đầu tư vào Đông Dương.
Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất được coi như một chính
sách khá toàn diện của thực dân Pháp để độc chiếm thị trường Đông Dương.
Tư bản Pháp tiến hành đẩy mạnh khai thác trên các lĩnh vực nông - công -


19
thương nghiệp - giao thông vận tải - tài chính - ngân hàng. Những hoạt động
đó đã chi phối toàn bộ các hoạt động kinh tế của Pháp ở Đông Dương.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý rằng không phải đợi đến lúc nào
"bình định" xong thì thực dân Pháp mới bắt đầu khai thác. Hễ xâm chiếm
được một bước thì Pháp lo khai thác một bước, đó là một cách "lấy chiến
tranh nuôi chiến tranh". Sẽ không có gì là ngạc nhiên khi tư bản Pháp ngay từ
năm 1861 đã tiến hành đầu tư xây dựng vùng đất Nam kỳ lục tỉnh với một
quy mô và tốc độ chóng mặt. Năm 1861, người Pháp lập xưởng sửa chữa tàu
thủy Ba Son. Cũng trong năm ấy, bọn chúng bắt đầu công cuộc xây dựng
thành phố Sài Gòn mà theo dự án Coffyn thì đó là một thành phố hành chính
và thành phố công thương nghiệp, bao gồm từ 50 đến 60 vạn dân cư. Kết quả
là "chỉ 14 năm (1861 - 1875) từ trấn thành Gia Định thuộc làn sóng văn minh
nông nghiệp, Sài Gòn đã chuyển biến hẳn theo làn sóng văn minh thứ hai văn minh công nghiệp, tới mức trong diễn văn đọc tại trường Thông ngôn
(Collège des interprètes) - 1875, Trương Vĩnh Ký viết: (…) "Vào thế kỷ
trước, xứ này hầu như không được biết đến. Thuở ban đầu, xứ này được tổ
chức thành làng, tiếp đó trở thành nơi trú đóng của vua chúa, rồi làm kinh đô
lâm thời. Nay thì đã được chỉnh đốn và điểm tô để trở thành thủ phủ của lục

tỉnh và là một trong những thành phố đẹp nhất của Viễn Đông" [47; 87]. Tiếp
đó, năm 1862, bọn tư bản đưa một chi nhánh của nhà in Impéniale từ Pháp
sang Sài Gòn. Rồi để trang bị cho bến cảng Sài Gòn, trong năm 1864, Pháp
cho xây dựng một cầu tàu dài 1800m và nhập một số máy móc, ca nô, xà lan
sắt. Nhờ đó, Sài Gòn dần dần trở thành nơi thu hút và sữa chữa phần lớn
thuyền bè của Pháp hoạt động ở Viễn Đông. Do nắm được ưu thế của một
nước nông nghiệp nên ngay sau khi chiếm xong Nam kỳ, tư bản Pháp tiến
hành đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến nông sản và cơ sở công nghiệp chế
biến: năm 1874, lập hãng rượu bia ở khu vực Sài Gòn, Chợ Lớn; năm 1875,


20
chúng lập nhà máy cưa; năm 1876, xây dựng nhà máy kéo sợi; cho đến năm
1895, riêng ở vùng Nam kỳ đã có đến 200 xưởng xay xát gạo với các quy mô
lớn nhỏ khác nhau, chuyên chế biến gạo xuất khẩu. Bên cạnh các xưởng thủ
công, vào những năm cuối thế kỉ XIX, ở Sài Gòn đã xuất hiện 2 nhà máy xay
xát gạo chạy bằng hơi nước. Có thể nói, ngay từ những thập kỉ cuối thế kỉ
XIX, diện mạo vùng đất Nam kỳ đã hoàn toàn đổi khác. Điều này được giải
thích bởi lý do Nam kỳ là vùng lãnh thổ mà bọn thực dân Pháp chinh phục
được trước tiên trên đất nước ta, được đánh dấu bởi việc kí kết Hiệp ước
Nhâm Tuất (1862) và Giáp Tuất (1874).
Sau khi chiếm xong Nam kỳ lục tỉnh, bọn chúng ngay lập tức hành
quân kéo ra đánh chiếm Bắc kỳ lần thứ nhất (1873 - 1874) và lần 2 (1882
-1884). Triều đình Huế ngày càng dấn sâu vào con đường "thỏa hiệp" với
thực dân Pháp được thể hiện rõ nét qua việc ký kết Điều ước Quý Mùi
(25/8/1883) và Giáp Thân (6/6/1884). Về cơ bản, từ nay Việt Nam đã mất
quyền tự chủ trên phạm vi toàn quốc, triều đình Huế đã chính thức thừa nhận
sự "bảo hộ" của nước Pháp, mọi công việc chính trị, kinh tế, ngoại giao của
Việt Nam đều nằm trong tay người Pháp. Theo đó, bọn tư bản Pháp đã ngay
lập tức cho thực thi kế hoạch đầu tư, khai thác vùng đất Bắc kỳ. Cơ sở khai

mỏ được thành lập sớm nhất là Công ty than Bắc kỳ (SFCT) ra đời vào ngày
4/4/1888, đặt trụ sở tại Paris. Công ty quản lý và tổ chức hoạt động khai mỏ
trên diện tích 21.932 ha, với số vốn ban đầu là 4 triệu Fr. Tiếp đó, các mỏ
than ở Hòn Gai cũng lần lượt được thành lập. Tính đến cuối thế kỉ XIX, số
lượng than khai thác trên lãnh thổ Đông Dương, chủ yếu ở Việt Nam đã lên
tới hàng trăm ngàn tấn. Rõ ràng, ngành công nghiệp khai mỏ được hình
thành từ rất sớm và có vị trí quan trọng trong nền kinh tế thuộc địa ở Việt
Nam. Đặc biệt, đến năm 1891, Pháp đã lập nhà máy dệt tại Hà Nội. Đây là
cơ sở dệt bằng máy móc đầu tiên xuất hiện ở Bắc kỳ với 170 công nhân. Một


21
vài công ty cơ khí phục vụ công việc làm cầu, sửa và đóng tàu nhỏ, tiêu biểu
như công ty Mácty Apđuđi (Marty Abdudie) cũng đã ra đời. Năm 1893, nhà
máy điện Hải Phòng và đến năm 1895, nhà máy điện Hà Nội lần lượt được
xây dựng và bắt đầu đi vào hoạt động.
Mặt khác, trong thời điểm lịch sử những năm cuối thế kỉ XIX, ở Nam
kỳ và Bắc kỳ đã được tiến hành đầu tư xây dựng một mạng lưới giao thông
đồng bộ, hiện đại và hết sức tiện lợi so với trước kia, đặc biệt là hệ thống
đường sắt lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam. Hai tuyến đường sắt được khởi
công xây dựng sớm nhất là tuyến Sài Gòn - Mĩ Tho và Hà Nội - Đồng Đăng.
Ngay cả trên dải đất Trung kỳ thì tình hình đầu tư, khai thác của bọn
thực dân cũng khác nhau. Quảng Nam với hai cửa bể cực kỳ quan trọng là
Hội An và cửa Hàn (Đà Nẵng), trong đó Hội An đóng vai trò là hải cảng số
một của Đàng Trong,là nơi giao thông quốc tế, chiếm một địa vị đặc biệt
trong thương nghiệp Viễn Đông. Đến đầu thế kỉ XX, nổi bật lên trên nền kinh
tế địa phương là nghề làm đường, nghề dệt và trồng quế. Chính những nguồn
lợi này đã tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế hàng hóa, thúc đẩy sự hình
thành giai cấp tư sản dân tộc. Đồng thời, lúc bấy giờ bọn thực dân cũng đã bắt
đầu tiến hành khai mỏ vàng ở Bồng Miêu, mỏ than ở Nông Sơn, hệ thống

đường sắt Đông Hà - Đà Nẵng được xây dựng trong những năm 1902 - 1908,
dài 171km.
Dõi theo bước chân hung hãn của bọn thực dân cướp nước, chúng ta
được biết mãi tới năm 1885 chúng mới đặt chân đến vùng đất Thanh - Nghệ Tĩnh. Đây không phải là một vùng đất xa xôi, hẻo lánh để quân thù phải gặp
trở lực trên con đường chinh phục điều kiện tự nhiên. Cái trở lực lớn nhất ở
đây khiến chúng phải dè chừng chính là tinh thần quyết chiến, truyền thống
đấu tranh vũ trang chống ngoại xâm. Tâm lý "bất ổn" ấy đã có tác động không
nhỏ đến chương trình đầu tư, khai thác tài nguyên ở vùng đất này. Trong khi


22
Nam kỳ và Bắc kỳ được bọn tư bản Pháp tập trung đầu tư vốn, xây dựng và
triển khai kế hoạch khai thác một cách nhanh chóng thì không khí ở đây vẫn
tĩnh lặng, tất cả đều nằm trong một trạng thái "im lìm". Cho đến năm 1897,
khi tình hình chính trị đã dần đi vào ổn định, lại được nhà nước bảo trợ, bọn
tư bản Pháp mới trở nên mạnh tay hơn trong việc kinh doanh. Thực dân Pháp
bắt đầu đẩy mạnh vơ vét, bóc lột đối với Thanh - Nghệ - Tĩnh đã làm cho đời
sống người lao động ở đây khổ cực, điêu đứng. Vừa xong nạn đốt phá, tiêu
hủy các làng có người tham gia "phong trào Văn thân" (1874), mảnh đất Nghệ
Tĩnh lại phải gánh chịu tiếp theo một cuộc "bình định" hơn 12 năm (1885
-1896) với sự truy lùng, chém giết, đốt phá. Tiếng súng của 10 năm "bình
định" vừa ngớt, người dân ở đây lại tiếp tục rơi vào bàn tay bóc lột của bọn
thực dân, mại bản, phong kiến tay sai. Sự gia tăng bóc lột về thuế khóa, sưu
dịch của bọn thực dân và phong kiến, những năm mất mùa, hạn lụt, dịch bệnh
đã làm cho nền kinh tế xơ xác, tiêu điều, ngừng trệ mặc dù người dân nơi đây
rất cần cù trong lao động.
Có thể nói, so với Nam kỳ và Bắc kỳ, ở Bắc Trung kỳ hướng đầu tư
xây dựng trong công cuộc khai thác của tư bản Pháp có phần đơn điệu hơn và
với một quy mô nhỏ, tốc độ chậm chạp. Hầu hết các cơ sở công nghiệp ở Bắc
Trung kỳ đều là những cơ sở công nghiệp phục vụ. Tuy không chú ý đến công

nghiệp cơ khí, xây dựng, nông nghiệp nhưng bọn thực dân cũng chú ý phát
triển một số cơ sở công nghiệp phục vụ cho việc khai thác, xuất khẩu nông
lâm sản nhằm bòn rút sức lực và tài nguyên của dân bản xứ. Từ trước năm
1897, ở Bắc Trung kỳ hầu như chưa có xí nghiệp nào. Mãi đến năm 1905, tư
bản Pháp mới gọi cổ phần thành lập nhà máy cưa xẻ và chế biến diêm Hàm
Rồng (một chi nhánh của công ty vải sợi Nam Định). Đến năm 1909, nhà máy
chuyên sản xuất diêm với số công nhân khoảng 500 người. Ở Vinh - Bến
Thủy, nhà máy diêm bắt đầu được xây dựng năm 1907 nhưng phải đến năm


23
1922 mới bắt đầu có sản phẩm để bán. Nhìn chung, hiệu quả kinh tế mà tư
bản Pháp thu được từ sản xuất công nghiệp thấp hơn nhiều so với các vùng
khác trong cả nước. Song song với việc xây dựng một số nhà máy ở Bắc
Trung kỳ, thời gian này bọn thực dân cũng cho thăm dò một số mỏ khoáng
sản. Thế nhưng tất cả mới chỉ dừng lại ở mức thăm dò vì xét thấy vốn đầu tư
ban đầu quá lớn.
Trong khoảng thời gian những năm đầu thế kỉ XX (tính cho đến hết Chiến
tranh Thế giới thứ nhất), ngành công nghiệp ở Bắc Trung kỳ hầu như chưa có
gì. Một số nhà máy vội vã mọc lên chủ yếu để phục vụ các nhu cầu sinh hoạt
của bọn thống trị, cho việc xuất khẩu các tài nguyên thiên nhiên mà chúng vơ
vét được. Xét cho cùng, những cơ sở công nghiệp này không có tác dụng gì
đối với nền sản xuất nông nghiệp - vốn là nền kinh tế cơ bản của vùng đất này
và nó cũng chẳng có tác dụng gì đối với việc nâng cao đời sống cho người
dân lao động. Trên thực tế, nó chỉ có lợi cho bọn thống trị và tay sai trong
việc bóc lột, đàn áp các phong trào cách mạng, bòn rút nguồn tài nguyên thiên
nhiên sẵn có ở nơi đây. Bởi vậy, có thể nói một mặt, công cuộc khai thác
thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã góp phần đẩy mối mâu thuẫn
dân tộc và giai cấp trở nên kịch kiệt thêm một bước. Tuy nhiên, cũng phải
đợi đến giai đoạn sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất thì tình hình mới có

những biến chuyển mạnh mẽ hơn trước để dẫn đến phong trào đấu tranh kịch
liệt của tầng lớp công - nông như sử sách đã từng ghi nhận. Mặt khác, nó đã
phá vỡ nền kinh tế cũ kĩ, lạc hậu và du nhập vào nước ta nền kinh tế mới,
bước đầu đã làm thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội khu vực nói riêng và cả
nước nói chung.
Trong khi đó, đời sống văn hóa - giáo dục của nhân dân Thanh - Nghệ Tĩnh cũng vô cùng lạc hậu. Mục đích giáo dục của bọn thực dân là nhằm nô
dịch, đồng hóa nhân dân ta. Bên cạnh việc duy trì sử dụng nền giáo dục phong


24
kiến lạc hậu, bọn chúng cho mở nhỏ giọt một số trường nhằm đào tạo một số
tay sai cho bộ máy thống trị của chúng. Vì thế, những năm đầu thế kỉ, việc
dạy Hán học vẫn được giữ lại và phát triển bên cạnh một số trường tiểu học
Pháp - Việt. Điều đó đã có tác động sâu sắc đến nhận thức của tầng lớp trí
thức Nho sĩ và chính họ sẽ là lực lượng "châm ngòi nổ" cho một làn sóng đấu
tranh yêu nước mang màu sắc mới vào đầu thế kỉ XX.
1.2. Trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản qua Tân thư, Tân văn
Tân thư, Tân văn là một danh từ khá bao quát để chỉ các sách báo chứa
đựng nội dung kiến thức mới. Tân thư, Tân văn mang lại cho các nhà Nho
những kiến thức mới về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, phần lớn dịch
ra chữ Hán từ các sách báo phương Tây hoặc dịch qua sách Nhật, có khi chỉ
dịch tóm tắt lấy những nội dung chính, cốt lõi, mục đích là để giới thiệu văn
minh Thái Tây mà bắt chước, đổi mới.
Như chúng ta đã biết, một trong những yêu cầu cấp bách của cách
mạng Việt Nam lúc này là phải đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục nền độc
lập dân tộc. Điều mà cách mạng Việt Nam đang cần và đang thiếu chính là
con đường giải phóng dân tộc. Vấn đề đặt ra là "phải đi theo ngõ nào, quay
sang hướng nào để có thể chuyển bại thành thắng; ngõ cũ, hướng cũ đã bế tắc
rồi" [13; 16]. Đối với các nhà Nho yêu nước hồi đầu thế kỉ, đã từng bị Nho
giáo "bưng tai bịt mắt" đã thấy được đến một chừng mực nào đó sự lạc hậu

của nhà trường Nho giáo và đang khao khát giải thích nhiều vấn đề có liên
quan đến sự nghiệp giải phóng dân tộc. Chính vì vậy mà Tân thư có một sức
hút mãnh liệt. Niềm say mê Tân thư còn được kích thích thêm bởi tấm gương
duy tân của nước Nhật "đồng chủng, đồng văn" và bởi các sự kiện trên thế
giới như cuộc chính biến Mậu Tuất năm 1898 ở Trung Quốc, cuộc chiến tranh
Nhật - Nga (1905), cách mạng Tân Hợi (1911)... Các nhà Nho Việt Nam yêu
nước đầu thế kỷ đã say mê Tân thư, Tân văn không phải là để thoả mãn lòng


25
ham thích cái mới lạ mà là để tìm phương sách giải quyết vấn đề dân tộc. Họ
đã vận dụng các học thuyết mà mình tiếp thu được từ Tân thư, Tân văn vào sự
nghiệp cứu nước. Tân thư, Tân văn là một tập hợp những tư tưởng mang tính
ứng dụng thực tiễn trong một vận hội cụ thể của lịch sử. Ở Việt Nam, tính
thực tiễn được coi như một truyền thống, giá trị thực tiễn sẽ sàng lọc những
tiếp nhận văn hóa và hệ quả tất yếu là những thành quả tiếp nhận thấm đượm
tinh thần thực tiễn.
Có thể nói, chủ thể tiếp nhận, sáng tạo, tổ chức và truyền bá Tân thư,
Tân văn chính là tầng lớp trí thức Nho học tiến bộ - một bộ phận ưu tú nhất
trong nhân dân. Vốn xuất thân từ môi trường Nho học, họ đều mang trong
mình lòng yêu nước thương nòi. Đứng trước vận mệnh của dân tộc, họ sục sôi
nhiệt huyết, tìm mọi cách hoạt động để giành độc lập, tự do. Chính "khả năng
tự phê phán rạch ròi" đã giúp họ tiếp cận cái mới (dù điều kiện khó khăn) và
thực sự năng động trong tổ chức phong trào. Con người "hữu trách, tư nhiệm"
của Nho giáo bừng lên tiếp bước cha anh, đạp lên chông gai của các cương
vực mới mẻ, dũng cảm và khôn khéo đương đầu với thực tại súng gươm. Họ
tiếp thu tư tưởng mới qua sách báo từ bên ngoài vào nhưng không thụ động,
mà có sự lựa chọn, sàng lọc, chỉ tiếp nhận những điểm phù hợp và có lợi cho
cách mạng Việt Nam. Tất cả đều diễn ra trên nền tảng của chủ nghĩa yêu nước
Việt Nam tuy mãnh liệt nhưng rất sáng suốt và thận trọng. Đó là chủ trương

chung của các sĩ phu yêu nước tiến bộ hồi đầu thế kỉ, việc tiếp nhận Tân học
luôn luôn nhạy bén với cái mới đồng thời vẫn có sự kế thừa những cái hay cái
đúng của đạo đức luân lý cũ để vận dụng vào hoàn cảnh nước nhà lúc bấy
giờ:
"Từ đây phải nhận cho tinh,
Học Tây, học Hán có rành mới hay".


×