Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Bước đầu tìm hiểu một số chỉ tiêu nông hoá đất trồng bưởi phúc trạch ở huyện hương khê hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265 KB, 51 trang )

Trờng Đại học vinh
Khoa sinh học
-------------------------------

nguyễn thị chinh

Bớc đầu tìm hiểu một số chỉ tiêu nông hoá
đất trồng bởi phúc trạch ở huyện
hơng khê - hà tĩnh

Luận văn tốt nghiệp cử nhân s phạm - ngành sinh học

Ngời hớng dẫn: Hoàng Văn Sơn

Vinh, tháng 5 năm 2002


đặt vấn đề
Nớc ta là một nớc nông nghiệp, với mật độ dân số khoảng trên 200 ngời/km2,
có tới 70% lao động xã hội tham gia vào sản xuất nông nghiệp, vào loại mật
độ cao nhất trong tất cả các nớc làm nông nghiệp trên thế giới[18]. Song các
sản phẩm của nông nghiệp đã và đang góp phần cải thiện đời sống nông dân,
phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng.
Và nh vậy vai trò của ngành nông nghiệp đối với xã hội, nuôi sống con ngời là
không thể thay thế. Do đó nông nghiệp luôn giữ vị trí cơ bản của đất nớc. Nhu
cầu xã hội ngày càng tăng đối với các sản phẩm nông nghiệp, nên bắt buộc
nền sản xuất nông nghiệp nớc nhà phải phát triển cả về số lợng cũng nh chất lợng.
Nông nghiệp muốn phát triển cần có sự đóng góp của nhiều lĩnh vực, trong đó
nông hoá thổ nhỡng đóng vai trò hết sức quan trọng. Bởi nh chúng ta đã biết
đất vốn là t liệu sản xuất độc đáo, một đối tợng lao động đặc biệt, là điều kiện
có trớc của sản xuất nông nghiệp. Nhng một điều thật đáng tiếc đã và đang


xảy ra hiện nay, do các hệ thống canh tác cha hợp lý đã dẫn tới tình trạng
không những năng xuất chất lợng cây trồng không tăng mà còn làm cho đất
ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng [3,4]. Một trong những lý do cơ bản dẫn
đến tình trạng trên là do cha có những nghiên cứu về đất cụ thể cho từng vùng.
Để phát huy đợc tiềm năng của đất, đồng thời nuôi dỡng đợc đất cần phải có
sự nghiên cứu từng loại đất làm cơ sở cho hệ thống canh tác đất hợp lý.
Hơn nữa, trong những năm gần đây nhu cầu tiêu thụ đối với các sản phẩm hoa
quả tăng lên đáng kể. Do cuộc sống ngày càng đợc cải thiện, nhu cầu về chất
lợng các sản phẩm tiêu dùng nói chung và đối với sản phẩm hoa quả nói riêng
ngày càng đòi hỏi cao hơn. Nhận rõ đợc điều đó và nhằm tăng thêm thu nhập
cho ngời nông dân UBND tỉnh Hà Tĩnh đã đầu t, chỉ đạo thực hiện việc nhân
rộng địa bàn đối với các cây ăn quả đặc sản của địa phơng, trong đó có cây B2


ởi Phúc Trạch [13]. Bởi Phúc Trạch trớc đây đợc trồng chủ yếu ở vùng phù sa
của sông Ngàn Sâu, thuộc địa bàn 4 xã Lộc Yên, Hơng Đô, Phúc Trạch và Hơng Trạch, thuộc huyện Hơng Khê. Cho đến nay cây Bởi Phúc Trạch đã đợc
nhân sang các xã và các huyện lân cận trong tỉnh Hà Tĩnh. Nhng kết quả cho
thấy năng xuất và chất lợng Bởi ở các xã này không bằng ở 4 xã trên. Khi đa
cây bởi vào cơ cấu cây trồng, mới chỉ căn cứ vào điều kiện khí hậu, địa hình
sinh thái. Trong khi đó đất trồng là một yếu tố quyết định năng suất và chất lợng cây trồng thì cha hề có một số liệu điều tra nghiên cứu nào về thành phần
dinh dỡng của vùng đất này.
Chính vì những lí do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với tiêu đề:
"Bớc đầu tìm hiểu một số chỉ tiêu nông hoá đất trồng Bởi Phúc Trạch ở
huyện Hơng Khê - Hà Tĩnh "
Do thời gian và phơng tiện nghiên cứu còn hạn chế nên trong phạm vi đề tài
này chúng tôi đề cập về một số chỉ tiêu dinh dỡng nh: lân, độ chua, mùn, đạm,
can xi và magiê trao đổi. Từ đó tạo cơ sở vững chắc để xác định phơng hớng
phân vùng quy hoạch cơ cấu cây trồng nói chung và cho việc mở rộng diện
tích cây bởi Phúc Trạch nói riêng một cách hợp lí nhằm góp phần vào phát
triển kinh tế nông thôn.

Mặt khác, thông qua đề tài này, giúp tôi có điều kiện học tập, tiếp cận và làm
quen với phơng pháp nghiên cứu khoa học.

3


Chơng i: Tổng quan tài liệu
I. Tầm quan trọng của các chỉ tiêu nghiên cứu:
Đất nh là cơ thể sống, có khả năng sử dụng các chất thải, thúc đẩy sự sinh trởng, dự trữ và làm sạch nớc, tác động nh là một nguồn sống cơ bản cho mọi
vật sống. Đất có khả năng chứa, trao đổi, di chuyển một số chất dinh dỡng và
có khả năng điều hoà các chất dinh dỡng. Tuỳ theo loại đất và chế độ canh tác
khối lợng chất dinh dỡng trong đất khác nhau. Nh vậy, đất có chức năng cung
cấp các chất dinh dỡng cho sự sinh trởng phát triển của cây trồng: mùn, độ
chua, lân, đạm, các cation kim loại, kiềm thổ Ca ++ Mg++ ... [5,11,17] có vai trò
quan trọng đối với cây trồng vì vậy nó thờng xuyên đợc phân tích trong các
phòng thí nghiệm nông hoá thổ nhỡng. Vậy tầm quan trọng của các thành
phần dinh dỡng đó đợc thể hiện nh thế nào?
1. Đạm:
Nitơ (đạm) có trong thành phần các prôtêin, chất diệp lục, axít nuclêic, các
hợp chất hữu cơ cấu tạo nên tế bào thực vật. Vì vậy, nó có ý nghĩa quan trọng
bậc nhất đối với đời sống thực vật. Các dạng nitơ cung cấp cho thực vật thông
qua đất do nguồn nitơ hữu cơ từ xác động vật, thực vật, và vi sinh vật đợc phân
giải và tích luỹ lại; từ nguồn nitơ đợc cố định từ khí quyển bởi vi khuẩn và tảo;
từ nguồn phân bón nhân tạo; và từ nớc ma. Đạm trong đất chủ yếu tồn tại ở
dạng hữu cơ (95 % - 99 %) chỉ một phần rất nhỏ ở dạng vô cơ ( NH +4 và NO-3
khoảng 1 - 5% ). Cây trồng nói riêng và thực vật nói chung chỉ sử dụng đợc
chúng dới dạng khoáng ( NH +4 và NO-3), đây là dạng nitơ dễ tiêu trong đất
[5,17].
Nên muốn đánh giá sự đảm bảo thức ăn cho cây trồng trong những thời điểm
nào đó, cần phải tiến hành xác định đạm dễ tiêu trong đất.


4


Song hàm lợng NH +4 và NO-3 là thấp, luôn biến động và lại thờng xuyên đợc
bổ sung do quá trình khoáng hoá (đạm hữu cơ trong mùn axít amin
amin amôn).
Do đó, mặc dù đạm tổng ít có ý nghĩa đối với dinh dỡng trực tiếp đối cho cây
trồng, nhng chỉ tiêu này thờng xuyên đợc phân tích để đánh giá độ phì nhiêu
tiềm tàng của đất.
2. Lân:
Phốtpho là nguyên tố quan trọng thứ hai sau đạm, đối với sự sinh trởng và
phát triển của cây trồng. Nó tham gia vào nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng
(Nucleoprotin, Polyphotphat ...) và tham gia hầu hết quá trình trao đổi chất
của cây. Do vậy, có thể nói rằng phốtpho đóng vai trò quyết định, quy định
chiều hớng, cờng độ các quá trình sinh trởng phát triển của cơ thể thực vật và
cuối cùng là năng suất của chúng. Vì vai trò của lân quan trọng nh vậy nên khi
thiếu lân cây có những biểu hiện rõ rệt về hình thái bề ngoài cũng nh năng
suất thu hoạch kém. Đối với cây ăn quả, khi thiếu lân thì tỉ lệ đậu quả kém,
quả chín chậm, trong quả có hàm lợng axít cao.
Trung bình lân có trong vỏ quả đất vào khoảng 0,08% nguồn lân chủ yếu là từ
Aphatít, phốtphorít do phong hoá mà ra. Lân trong đất vừa có dạng vô cơ, vừa
có dạng hữu cơ. Các hợp chất lân hữu cơ chiếm 40% so với tổng số, lân ở
dạng này cây không sử dụng đợc mà phải trải qua quá trình khoáng hoá thì
cây mới có thể sử dụng đợc. Ngay cả lân vô cơ cây chỉ sử dụng ở dạng hoà tan
trong dung dịch và một phần phốtpho khó tan hơn. Nh vậy, lân dễ tiêu trong
đất bao gồm những dạng hoà tan trong nớc, trong axit hoặc bazơ yếu, có thể
cung cấp ngay cho thực vật. Vì vậy, đây là chỉ tiêu đợc phân tích để đánh giá
khả năng cung cấp trực tiếp nguồn dinh dỡng phốtpho của đất cho cây trồng.
Nhng lân tổng số trong đất ở dạng vô cơ hay hữu cơ cũng là nguồn dự trữ để

cung cấp lân dễ tiêu cho thực vật [5,17].
5


3. Mùn:
Mùn là thành phần quan trọng của đất là kết quả do sự phân huỷ xác động vật,
thực vật của vi sinh vật, mùn thờng xuyên tác động vào sự hình thành, phát
triển duy trì và cải tạo, độ phì nhiêu của đất nh:
Mùn có vai trò tích cực quan trọng trong quá trình phong hoá và tạo thành
đất: Các axít nói chung và axít mùn nói riêng đã phân giải các khoáng vật
chủ yếu nh nhóm silicát, alumin silicát. Một trong những đặc tính của axít
hữu cơ là có tính chelát hoá, hoà tan các khoáng vật [16].
Mùn có vai trò tạo thành phẫu diện và cấu trúc của đất. Mùn tham gia biến
đổi đá và khoáng, đồng thời di chuyển các thành phần tạo nên phẩu diện
đất đặc biệt là tầng tích tụ làm cho đất tơi xốp.
Mùn chứa phần lớn các catiôn trao đổi nh Ca++, Mg++, Fe2+,... hoặc kết hợp
với khoáng sét là những vật liên kết rất tốt tạo nên độ bền cấu trúc đất
trồng, nên chống đợc hiện tợng rửa trôi, xói mòn và làm tăng khả năng giữ
nớc cho đất.
Mùn có vai trò quan trọng quyết định tính chất hoá học của đất: Mùn có
trong đất nhiều sẽ giúp cho đất có khả năng trao đổi và hấp thụ ion cao,
làm cho đất có tính chịu phân cao. Đất có hàm lợng mùn cao sẽ có tính
đệm cao, chống chịu những thay đổi đột ngột về độ pH của đất, đảm bảo
cho các phản ứng hoá học và các phản ứng ôxi hoá - khử xảy ra bình thờng không gây hại cho cây trồng.
Mùn là kho dữ trữ thức ăn cung cấp từ từ thờng xuyên cho cây trồng bởi
vì : Hợp chất mùn chứa nhiều yếu tố dinh dỡng (đạm, Ca, K, P,...) khi phân
giải chúng cung cấp thức ăn cho cây trồng. Đặc biệt đạm trong đất chủ yếu
tồn tại dới dạng hợp chất hữu cơ mùn (nitơ chiếm 5 -10% trong thành phần
của mùn). Ngoài ra trong quá trình phân giải mùn tạo ra rất nhiều CO 2 rất
6



cần thiết cho cây trồng khi quang hợp đồng thời CO2 có tác dụng hoà tan
dinh dỡng khoáng tạo điều kiện cho cây dễ hấp thụ [15].
Mùn còn là thức ăn, môi trờng của quần thể vi sinh vật: Đất giàu mùn sẽ có
quần thể vi sinh vật phong phú dẫn đến quá trình phân giải và tổng hợp do
vi sinh vật đợc diễn ra nhanh mạnh hơn làm cho đất có độ phì nhiêu cao
hơn tạo điều kiện cho cây cối phát triễn tốt. Hơn nữa trong mùn có axit
humic là chất kích thích sinh trởng và là một kháng sinh chống chịu bệnh
của cây trồng [9,15].
Nh vậy, mùn là yếu tố làm cho đất có độ tơi xốp, tạo điều kiện thuận lợi cho
cây trồng sinh trởng và phát triển.
4. Can xi và Magiê trao đổi.
Ca++ và Mg++ là hai nguyên tố kiềm thổ cần thiết về mặt dinh dỡng cho thực
vật, nó tham gia vào các hoạt động sinh lý, sinh hoá của tế bào cũng nh tham
gia vào thành phần cấu tạo của tế bào thực vật [7].
Mặt khác, Ca++ và Mg++ là hai cation chiếm u thế trong thành phần cation
kiềm trao đổi của đất. Hàm lợng của chúng ảnh hởng đến phản ứng dung dịch
đất và sinh trởng cây. Bởi nó đợc xem là chất đệm tham gia vào qúa trình
kiềm hoá khi mà đất phải chống lại sự suy thoái do việc bón nhiều phân vô cơ.
Từ kết quả phân tích Ca++ và Mg++ trao đổi có thể suy ra dung tích hấp thu và
độ no kiềm của đất. Đó là những chỉ tiêu đánh giá mức độ phù hợp và độ no
kiềm khi bón phân nhằm cung cấp dinh dỡng cho cây trồng kết hợp với cải tạo
đất.
5. Độ chua trong đất
Mặc dù độ chua không phải là thành phần dinh dỡng của đất cung cấp cho cây
trồng, song nó lại là chi tiêu lý hoá nói lên chế độ pH của đất. Nếu bón phân
không cân đối và không chú ý đến khâu cải tạo độ pH của đất, thì đó sẽ là
7



nguyên nhân làm cho đất bị bạc màu và dẫn đến sự thoái hoá của đất, làm cho
năng suất cây trồng bị giảm sút.
Độ chua trao đổi phản ánh nhu cầu bức thiết của việc bón vôi. Để tính toán
chính xác lợng vôi cần để trung hoà độ chua của đất một cách phù hợp hơn
ngời ta phải căn cứ vào độ chua thuỷ phân [15].
Hiện nay, các hệ thống canh tác không hợp lý với việc sử dụng đất theo dạng
thâm canh, tăng vụ, đã vợt quá mức khả năng tự phục hồi của đất, nên hiện tợng đất bị chua hoá hay phèn hoá đang diễn ra khá phổ biến ở Việt Nam.

II. Tình hình nghiên cứu các chỉ tiêu trong đất.
1. Trên thế giới:
Những hiểu biết về đất cho phép con ngời sử dụng rộng rãi trong nhiệm vụ kế
hoạch hoá, phân vùng kinh tế nông nghiệp, hoạch định các chính sách cải tạo
đất và áp dụng các hệ thống canh tác ở tầm vĩ mô. Chính vì vậy, việc nghiên
cứu đất là vấn đề cần đợc quan tâm của mọi quốc gia trên thế giới. Trong đó,
nghiên cứu các thành phần dinh dỡng đất là quan trọng nhất góp phần thúc
đẩy nền kinh tế nông nghiệp phát triển. Nhận thức đợc điều đó, con ngời từ
lúc chuyển phơng thức sống hái lợm hoang dã sang trồng trọt và chăn nuôi
cũng là lúc bắt đầu chú ý đến đặc tính của đất trồng, đó cũng là nguồn gốc
phát triển đầu tiên của khoa học thổ nhỡng.
Đất đã đợc nghiên cứu từ lâu nhng nó đợc nghiên cứu theo từng chuyên môn
riêng rẽ và với những mục đích khác nhau và tất cả đều xem: đất nh một hỗn
hợp giữa những nham thạch bị phá vỡ và những xác chất hữu cơ do sự phân
giải cây cối hoặc súc vật sinh ra, tức là một vật thể không sống".
Trên thế giới đất đợc nghiên cứu sớm nhất ở Trung Quốc. Từ ba ngìn năm trớc Công nguyên đời Hán Thành Đế đã có sách nói về vai trò của việc bón
phân cho đất. Sau đó vào năm 1800 trớc Công nguyên có thủ tục bón ruộng
8


bằng cách dùng cỏ, đây chính là nguồn gốc của việc bón phân xanh ngày nay.

Đến năm 500 trớc Công nguyên trong cuốn "Tề dân yếu thuật " đã trình bày
phơng pháp sử dụng các loại dâu làm phân bón [5,17].
Vào thế kỷ XII (đời Tống) trong cuốn nông th Trần Bát đã phát hiện đợc sự
liên hệ giữa đất và cây trồng. Ông là một trong những nhà nông hoá đầu tiên
của Trung Quốc và chính ông đã đa ra nhận định nếu bón phân đúng lúc bồi
dỡng đợc chất dinh dỡng cho cây làm cây tốt năng suất cao hơn [1, 2, 5, 17].
Tác dụng của bùn ao và khô dầu cũng đợc nêu lên từ thế kỷ XIII, trong cuốn
Nông trang tập yếu của Quang Phơng (đời Nguyên). Đồng thời ông cũng
giới thiệu cách dùng đá vôi, lông chim để làm phân bón.
Từ năm 1563, Bernard Paliray đã có nhận xét về vai trò của khoáng chất trong
dinh dỡng của cây trồng.
Năm 1699, Wood Wart dùng các thứ nớc sông, nớc suối tới cho đất để trồng
thí nghiệm cây Bạc hà, kết quả nớc có cho đất làm cho cây mọc tốt hơn so với
đối chứng. Từ đó cho phép ông kết luận rằng: Không phải chỉ có nớc tạo nên
cơ thể thực vật mà còn cần chất trong đất.
Cuối thế kỷ XVIII, thuyết chất mùn do Albrecht Thaer (1783) đề ra đợc nhiều
ngời hởng ứng. Thuyết này cho rằng cây chỉ hấp thụ từ đất các chất mùn và nớc từ đó mà xây dựng nên cơ thể của mình. Trong lịch sử nghiên cứu cũng đã
có nhiều quan điểm phiến diện kéo dài đến thể kỷ thứ 19, họ cho rằng phân
khoáng của đất chỉ có quan trọng về phơng diện lý tính chứ không cần thiết
cho sự dinh dỡng của cây trồng. Do đó để có cái nhìn toàn diện chúng ta
không chỉ tìm trong đất có những chất gì mà phải nghiên cứu sự vận động vật
chất hay nói cách khác là chúng ta phải xem đất là một vật thể sống.
Năm 1804 De Saussure nêu lên rằng các chất khoáng trong thực vật không
phải là ngẫu nhiên, thờng khác nhau tuỳ theo đất và đợc phân bố khác nhau
trong cơ thể thực vật và thực vật hút các chất khoáng theo tỉ lệ khác nhau [5].
9


Năm 1823, nhà bác học Đức Tus Vonlibig mới xây dựng xong lí luận về dinh
dỡng khoáng của thực vật nêu ra những nguyên lí của sự dinh dỡng khoáng.

Ông nêu rõ tất cả các cây đều hút các thức ăn vô cơ, cây sống nhờ: H 2S03, H20,
NH +4 , Ca++, H3PO4, Mg++, Fe2+,... quan niệm của ông nêu lên đợc vai trò của
chất khoáng. Khi đem phân tích tro của thực vật ông đã đi đến kết luận: Cây
lấy các nguyên tố trong đất do đó phải bù đắp các nguyên tố này lại khi muốn
khôi phục lại độ phì nhiêu của đất, đây là một nhận xét hoàn toàn đúng đợc áp
dụng vào thực tiễn canh tác nông nghiệp [5].
Tại Nga trong thế kỉ XIX, với nhiều công trình nghiên cứu của ông Đocutraep
(1846-1903) khoa học thổ nhỡng chính thức ra đời muộn hơn so với các ngành
khoa học khác, song ngành khoa học này đã sớm phát triển sớm nhanh chóng
với nhiều chuyên ngành, với chất lợng mới đáp ứng nhu cầu của thực tiễn sản
xuất và cuộc sống. Trong điều kiện đó nông hoá học đợc tách riêng thành một
ngành nghiên cứu sự dinh dỡng của cây trồng hoàn cảnh dinh dỡng khồng
đồng đều và luôn biến chuyển trong môi trờng rất phức tạp cả về mặt lý tính,
hoá tính và sinh học, môi trờng đó là đất hay đại thể đối tợng nghiên cứu của
nông hoá là khả năng cung cấp chất dinh dỡng cho cây trồng của đất, nhu cầu
dinh dỡng của cây và phơng pháp giải quyết những nhu cầu đó đối với các loại
cây trồng trên từng loại đất. Trên đối tợng nghiên cứu đó đã có nhiều công
trình nghiên cứu thu đợc kết quả có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn sản
xuất nông nghiệp nh:
Đầu thế kỷ XX, ngời Mỹ đã chú ý đến công tác phân hạng đất nhằm mục đích
sử dụng hợp lý đất đai. Họ đã xây dựng một hệ thống đánh giá phân hạng đất
có tên là Hệ thống phân loại khả năng đất đai do cơ quan bảo vệ đất thuộc
Bộ Nông nghiệp Mỹ soạn thảo, hiện nay đợc sử dụng rộng rải ở nhiều nớc.
Năm 1954, một số nhà khoa học đã nghiên cứu các loại đất ở Liên Xô cũ về
các chỉ tiêu độ chua trao đổi và tỷ lệ mùn... trên các vùng đất khác nhau qua
đó thấy rõ mối quan hệ giữa các chỉ tiêu này.
10


Năm 1956, Setacôp tiếp tục nghiên cứu mối liên quan giữa các chỉ tiêu đạm

tổng số và mùn trong các lớp đất cày của các loại đất (đất hạt dẻ, đát xám, đất
đỏ...). Năm 1978, các tác giả Trung quốc đã tiến hành phân tích P 2O5, mùn, độ
chua trên đất feralit, granit, đất đỏ đá vôi, đất sét ở Giang Tây, Vân Nam... để
đánh giá độ phì nhiêu của đất [5].
2. Tình hình nghiên cứu đất ở Việt Nam
Từ xa, qua kinh nghiệm cổ truyền những kiến thức về khoa học thổ nhỡng đã
đợc nhân dân ta đúc kết trong dân gian:
Biện pháp kỹ thuật làm đất: Làm ải, sục bùn, phơi khô.
Phân loại đất: Đất đồi, đất phù sa, đất mặn, đất sét, đất cát...
Từ thế kỷ thứ II sau Công nguyên, Thái thú Tích Quang đã truyền đạt một số
thủ tục làm đất, bón phân [1, 2].
Thế kỷ XV, một số kiến thức về khoa học nông học đã đợc tìm thấy trong tài
liệu D địa chí. Sau này có nhiều tài liệu của Lê Quý Đôn, Nguyễn Nghiễm,
Văn An có đề cập đến khí hậu, đất nớc và cây trồng [5].
Có thể xác định lịch sử nghiên cứu về đất ở Việt Nam trong lịch sử cận đại đ ợc chia thành hai thời kỳ: trớc cách mạng Tháng 8 và sau cách mạng Tháng 8.
Trớc cách mạng tháng 8: Việc nghiên cứu về đất do ngời Pháp chủ trì nh:
Carter, Cartanhon E.M., Aurich R.F., Frouton Henray Y., Route có sự phối
hợp với các nhà khoa học Việt Nam: Hồ Đắc Vi, Lâm Văn Vãng, Đoàn Bá
Phơng, Trần Trọng Khôi... Nhng đất Việt nam đợc nghiên cứu rất ít, mà chủ
yếu các nghiên cứu chỉ tập trung vào công tác thăm dò và khai thác để lập các
đồn điền, quản lý và phân loại đất trồng để thu thuế nông nghiệp.
Sau cách mạng tháng 8, việc phát triển các nghiên cứu về đất gắn liền với sự
hình thành và phát triển của các cơ quan nghiên cứu về đất của Việt Nam.
11


Năm 1955, Viện Khảo cứu Nông lâm Trung ơng đợc thành lập. Năm 1956,
chuyên gia Liên xô Fridland cùng với cán bộ thổ nhỡng Việt Nam tiến hành
công tác điều tra thổ nhỡng toàn Miền Bắc, sau đó Fridland đã bảo vệ luận án
tiến sĩ tại Matcơva vào năm 1963 với công trình đất và vỏ phong hoá nhiệt đới

ẩm ở Việt Nam. Thời kỳ này đội ngũ cán bộ nghiên cứu thổ nhỡng Việt Nam
bắt đầu trởng thành [5, 17].
Tại Miền Nam, chuyên gia thổ nhỡng của FAO, Noormaun F.R. cũng đã xây
dựng đợc bản đồ thổ nhỡng tỷ lệ 1: 1000.000 [5].
Đến năm 1960, Viện khoa học nông nghiệp tiến hành nghiên cứu đất bạc màu,
tìm hiểu những đặc tính chính về lý - hoá- sinh học của đất, nghiên cứu các
biện pháp cải tạo tăng năng suất cây trồng và nâng cao độ phì cho đất.
Năm 1962, Pagel nghiên cứu quá trình hình thành phân loại và một số loại đất
Việt Nam.
Năm 1963, Vũ Ngọc Tuyên, Trần Khải, Phạm Gia Tu đã tổng kết tài liệu
nghiên cứu các loại đất chính ở Miền Bắc Việt Nam từ năm 1959 - 1961. Một
số tác giả khác cũng đi sâu về một số loại đất đặc biệt nh đất bạc màu, đất phù
sa Sông Hồng, đất đỏ bazan, đất mặn ven biển. Đây là những tài liệu cơ sở để
nhà nớc xây dựng quy hoạch phát triển nông nghiệp trong thời kỳ này [5].
Vào năm 1968, viện Khoa học nông nghiệp đợc tách thành nhiều viện nghiên
cứu về nông nghiệp. Trong đó Viện thổ nhỡng nông hoá, bắt đầu cho việc
nghiên cứu thổ nhỡng một cách có hệ thống hơn.
Các tác giả Nguyễn Vi- Trần Khải biên soạn cuốn Nghiên cứu khoa học đất
vùng Bắc Việt Nam, xuất bản năm 1978, phản ánh những kết quả nghiên cứu
về hoá học đất vùng Bắc Việt Nam từ năm 1963 - 1975. Những kết quả thu đợc cho phép nêu lên mối quan hệ biện chứng giữa hoá tính và lý tính, cơ chế
tác động từng nhân tố cụ thể của độ phì nhiêu, biện pháp nâng cao độ phì
nhiêu thực tế... [21]
12


Năm 1983, Phan Liêu đã phân tích hàm lợng mùn và nghiên cứu chiều hớng
biến hoá của chất hữu cơ trong đất cát biển [20].
Tháng 1/1999 hai tác giả Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên đã công bố công
trình Đất đồi núi Việt Nam thoái hoá và phục hồi. Đây là công trình tập hợp
một số kết quả nghiên cứu lâu năm của hai tác giả về quá trình thoái hoá, về

các biện pháp phục hồi đất vùng đồi núi Việt Nam. Các tác giả đã nghiên cứu
đến các chỉ tiêu dinh dỡng, đến đặc trng của từng loại đất. Công trình có ý
nghĩa to lớn, làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách và giải pháp phục
hồi các loại đất thoái hoá ở miền Bắc Việt Nam [16].
Hiện nay ở Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung dân số thì tăng
nhanh mà trong khi đó diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp. Do đó, để
đáp ứng đợc nhu cầu lơng thực, thực phẩm ngày càng cao cả về số lợng và
chất lợng thì phải có biện pháp tăng năng suất cây trồng đồng thời vẫn giữ đợc
độ phì nhiêu của đất. Bởi vậy, có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về
tính chất lý hoá đất, khả năng cung cấp chất dinh dỡng của đất cho cây trồng,
biện pháp cải tạo đất... Song vì điều kiện tài liệu về nông hoá thổ nhỡng trong
phạm vi th viện trờng còn thiếu thốn nên chúng tôi mới chỉ tiếp cận vấn đề đợc những nét chính để có cái nhìn toàn diện cơ bản về tình hình nghiên cứu
các thành phần dinh dỡng trong đất ở nớc ta cũng nh trên thế giới.
Mặc dù đến nay, bản đồ thổ nhỡng cả nớc tỷ lệ 1: 1000.000 đã hoàn chỉnh,
thống nhất các tiêu chuẩn và tên gọi trong phân hạng đất. Một số đặc điểm
của các loại đất đã đợc nghiên cứu sâu, toàn diện làm cơ sở khoa học xác định
các biện pháp cải tạo, bố trí cơ cấu cây trồng và xây dựng chế độ bón phân,
phân vùng kinh tế. Nhng với tỷ lệ đó còn quá rộng, cha thể cụ thể cho từng
huyện, từng xã đợc.
Nghiên cứu về hoá học đất tại vùng Nghệ Tĩnh có các công trình nghiên cứu
sau: Lê Văn Chiến về mô hình cơ bản phản ánh năng suất độ phì thực tế trên
đất trồng lúa Nghệ Tĩnh, trong nghiên cứu của mình, tác giả đã sử dụng mô
13


hình toán học để đánh giá năng suất đất trên đất trồng lúa [6]. Lê Trọng Cúc
và cộng sự, Hoàng Văn Sơn, Hoàng Thị Lan Anh, Trần Thị Bình đã có các
nghiên cứu về khả năng phục hồi dinh dỡng đất đồi núi sau canh tác nơng rẫy,
trong giai đoạn bỏ hoá tại một số huyện miền núi Nghệ An [1, 2, 4]. Một
nghiên cứu khác của Lê Đình Định về phân bón cho cây trồng cạn trên đất

bazan chua tại Phủ Quỳ Nghệ An [8]. Đây là công trình nghiên cứu về đất
trồng cây ăn quả tại Phủ Quỳ Nghệ An, song trọng tâm chú ý của nghiên cứu
tập trung vào xem xét các chế độ phân bón khác nhau.
Riêng đối với đất Hà Tĩnh, là một tỉnh mới đợc tách ra nên việc điều tra đất
đai mới chỉ dừng lại ở việc quy hoạch tổng thể phân bố và sử dụng đất đai để
làm căn cứ quản lý trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Còn công tác điều
tra về thành phần dinh dỡng của đất trên từng địa phơng cụ thể thì hầu nh cha
có một công trình nghiên cứu nào.

Chơng II:
Đối tợng và phơng pháp nghiên cứu
I. đối tợng nghiên cứu và thời gian tiến hành .
Đối tợng nghiên cứu là đất trồng Bởi Phúc Trạch ở một số xã thuộc huyện Hơng Khê - tỉnh Hà Tĩnh: i) Xã Phúc trạch, ii) Xã Hơng Đô, iii) Xã Hơng
14


Trạch, iv) Xã Lộc Yên, v) Xã Hơng Thọ, vi) vùng ngoài, gồm các xã Hà Linh
và Gia Phố.
Trên các mẫu thu đợc, chúng tôi tiến hành phân tích các chỉ tiêu sau: 1) Độ
chua trao đổi của đất, 2) Độ chua thuỷ phân, 3) Hàm lợng mùn trong đất, 4)
Đạm dễ tiêu dạng amon, 5) Đạm tổng số, 6) Lân dễ tiêu, 7) Lân tổng số, 8)
Canxi và Magiê trao đổi
Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 8/2001 bắt đầu thu mẫu và phân tích
đến tháng 1/2002 tại phòng thí nghiệm Nông hoá thổ nhỡng - khoa sinh học
Đại học Vinh. Xử lý số liệu và viết báo cáo từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2002.

II. Phơng pháp thu mẫu và phân tích.
1. Chuẩn bị mẫu đất
Chuẩn bị mẫu là khâu cơ bản, quan trọng đầu tiên trong phân tích đất. Công
tác này phải đạt hai yêu cầu sau:

Mẫu phải có tính đại diện cao cho vùng nghiên cứu.
Mẫu phải đợc nghiền nhỏ đến độ mịn thích hợp tuỳ thuộc vào yêu cầu phân
tích.

1.1. Phơng pháp thu mẫu
Tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu mà lựa cho cách lấy mẫu thích hợp. Mục
đích của đề tài này là nghiên cứu về nông hoá học, phân tích thành phần dinh
dỡng đất nên mẫu đợc lấy theo phơng pháp lấy mẫu hỗn hợp.

15


Nguyên tắc: Lấy các mẫu riêng biệt ở nhiều đại điểm khác nhau trên một
vùng cùng có một quá trình hình thành và cùng điều kiện canh tác (thờng lấy
từ 5 đến 7 điểm). Trộn đều các mẫu của các điểm lại với nhau và lấy mẫu
trung bình.
Cách lấy mẫu hỗn hợp:
Lấy các mẫu riêng biệt: Tuỳ theo hình dáng khu đất cần lấy mẫu mà bố trí
các điểm lấy mẫu (5 - 7 điểm) phân bố đồng đều trên toàn diện tích. Mỗi
điểm lấy khoảng hai trăm gam đất bỏ dồn vào một túi lớn.
Trộn và lấy mẫu hỗn hợp : Các mẫu riêng biệt đợc băm nhỏ và trộn đều
trên giấy hoặc nilông . Sau đó dàn mỏng rồi chia làm bốn phần theo đờng
chéo lấy hai phần đối diện nhau trộn lại đợc mẫu hỗn hợp . Lợng đất của
mẫu hỗn hợp lấy khoảng 0,5 - 1 kg, cho vào túi vải.
Ghi phiếu mẫu
Khi lấy mẫu đã loại trừ các vị trí cá biệt không đại diện nh: chỗ bón phân hoặc
vôi tích tụ, nhiều rễ cây, hố sâu...
1.2. Xử lý mẫu:
Mẫu đất lấy về để nơi khô ráo, làm nhỏ, nhặt hết rễ và các xác thực vật, rải
đều trên khay men, phơi khô trong nhà.

Sau vài ngày đất khô cho đất vào cối sứ dã nhỏ, rây qua rây 1mm. Phải dã
và rây hết số đất đó. Rồi cho đất vào túi nilông kín có nghi nhãn. Riêng đất
để phân tích mùn đạm phải nghiền nhỏ hơn và dung đữa thuỷ tinh xát nóng
bằng miếng dạ rồi rà trên lớp đất rải mỏng để lấy hết các xấc thực vật còn
sót lại, sau đó rây qua rây 0.25mm, để riêng.
2. Phơng pháp phân tích [10, 11, 14, 19]

16


Qua quá trình nghiên cứu các phơng pháp phân tích thành phần dinh dỡng đất
đã đợc công nhận và đợc dùng rộng rãi ở Việt Nam, nh các phơng pháp trong
Giáo trình thực tập thổ nhỡng (1979) của Đỗ Băng, Cao Liêm, Đào Châu
Thu, Nguyễn Mời; Phơng pháp phân tích đất và cây trồng (1983) của Lê
Văn Tiềm, Trần Công Tấu; Phơng pháp phân tích đất nớc phân bón cây
trồng (2000) do Lê Văn Khoa chủ biên. Các phơng pháp phân tích đợc sử
dụng là những phơng pháp tối u nhất phù hợp với điều kiện thiết bị của phòng
thí nghiệm cho phép, cụ thể là:
2.1. Xác định nitơ dễ tiêu dạng amon (NH+4) theo phơng pháp so màu quang
điện - Nessler.
Nguyên lý: Phần lớn đạm amon ở trong đất đều ở dạng trao đổi nên phải dùng
một dung dịch muối để đẩy nó ra, thông thờng là dung dịch KCl. Amon bị đẩy
ra đợc xác định bằng phơng pháp so màu với thuốc thử Nessler tạo thành phức
màu vàng nâu
NH+4 + 2 K2(HgI4) + 4 KOH NH2HgOI + 7 KI + 3 H2 O + K+
(Vàng nâu)
Trên cơ sở đo mật độ quang của dung dịch, rồi xác định đạm dễ tiêu dạng
NH4+ có trong dung dịch nghiên cứu theo phơng pháp đồ thị.
Trong phơng pháp này độ đậm nhạt của màu vàng tỷ lệ thuận lợi với lợng
NH4+ có trong dung dịch .

2.2. Xác định đạm tổng số theo phơng pháp Kendan (Kjeldahl - 1883).
Phơng pháp Kendan ra đời từ năm 1883 và đợc sử dụng rộng rãi trong thực
tiễn, cho đến nay nó vẫn là phơng pháp chuẩn để xác định đạm tổng số.
Nguyên lý:

17


+ Dùng axit H2SO4 đặc để công phá kết hợp với chất xúc tác axit pecloric
(HClO4), cấc chất hữu cơ sẽ bị phân huỷ và giải phóng đạm dới dạng NH3 theo
phản ứng :
CH2NH2COOH + 3 H2SO4 2 CO2 + (NH4)2SO4 + 4 H2O
+ Cất đạm trên bộ chng đạm Kendan:
Dùng dung dịch NaOH đậm đặc đẩy NH3 ra khỏi (NH4)2SO4 theo phản ứng :
(NH4)2 SO4 + 2 NaOH Na2SO4 + 2NH3 + 2 H2O
NH3 thoát ra đợc giữ lại bằng axit boric.
H3BO3 + 3NH4OH (NH4)3BO3 + 3 H2O
+Amon borat này sau khi chng xong đợc chuẩn độ bằng dung dịch H 2SO4
0,02N tiêu chuẩn.
(NH4)3BO3 + 3H2SO4 3(NH4)2SO4 + 2H2BO3
* Hàm lợng đạm đợc tính trực tiếp từ thể tích H 2SO4 tiêu chuẩn, do đó đơn
giản hơn phơng pháp dùng H2SO4 tiêu chuẩn làm chất hấp thụ và nồng độ
H3BO3 không cần pha chính xác.
- Cách tính :
N% =

14.N.a.100
n

Trong đó : a- số ml H2SO4 tiêu chuẩn đã dùng

N- nồng độ đơng lợng của H2SO4 tiêu chuẩn.
n - Số mg đã lấy phân tích .
2.3. Xác định lân tổng số theo phơng pháp Lê Văn Tiềm (1996)
18


- Nguyên lý:
+ Dùng H2S04 đậm đặc (d = 1,84 ) với sự có mặt của axít Pecloric (HCl0 4) làm
xúc tác và có nhiệt độ cao tác động vào đất để di chuyển toàn bộ lân tổng số
trong đất ở dạng hợp chất hữu cơ và vô cơ khó tan thành dạng dễ tan .
+ Sau đó dùng molipdat amon có chất khử là SnCl2.
+ Dựa trên sự kết hợp giữa ion phốtphát và molipdat trong môi trờng axít tạo
thành hetepoliaxitphotphatmoliptic khi thêm chất khử SnCl 2 thì hetepoliaxit bị
biến đổi, molipden hoá trị 6 biến thành hoá trị 5 và tạo thành màu xanh
molipden cờng độ màu xanh tỷ lệ với hàm lợng lân trong dung dịch.
+ Từ đó xác định lân tổng số bằng phơng pháp so màu với dung dịch lân tiêu
chuẩn để định lợng P2O5 tổng số trong dung dung dịch đất cần nghiên cứu.
+ Chú ý khử sắt bằng Na2SO3 tránh cản trở đến sự hiệu màu xanh của
photphatmolipdat và có thêm axit ascobic để tăng độ bền màu.
2.4. Phân tích lân dễ tiêu theo phơng pháp ONIANI (1964)
Nguyên lý :
+ Theo phơng pháp này, sử dụng H2SO4 0,1N làm chất chiết rút photpho dễ
tiêu trong đất theo tỷ lệ 1 đất/ 25 axit.
+ Sau đó dùng phơng pháp hiện màu xanh molipden và so màu để định lợng
photpho.
Hiện nay phơng pháp Oniani đang đợc áp dụng phổ biến ở nớc ta.
2.5. Phân tích mùn theo phơng pháp TIURIN (1931)
Tiến hành theo phơng pháp này nhanh chóng và tơng đối chính xác, vì thế
hiện nay đợc sử dụng phổ biến trong trong các phòng thí nghiệm phân tích
đất.

19


Nguyên lý của phơng pháp:
+ Dùng hỗn hợp chất oxi hoá mạnh là: H 2SO4 + K2Cr2O7 (1:1) lấy d, để oxi hoá
cacbon trong mùn tới CO2 bay ra theo phản ứng:
K2Cr2O7 + H2SO4 + 3 C K2SO4 + 2 Cr2 (SO4)3 + 3 CO2 + H2O.
+ Sau đó lợng K2Cr2O7 còn d đợc chuẩn độ bằng muối Morh (FeSO 4.
(NH4)2SO4.6H2O):
K2Cr2O7 + 7H2SO4+ 6FeSO4.(NH4)2 SO4 Cr2 (SO4)3 + Fe2 (SO4)3 +
(NH4)2SO4 +K2SO4 + 7H2O.
+ Từ lợng K2Cr2O7 dùng oxi hoá C, tính đợc lợng C. Từ C suy ra mùn bằng
cách nhân với hệ số 1,724.
- Cách tính :
% Mùn =

( V1 V2 )N.0,003.1,724
.100
C

Trong đó : V1- tích muối Morh dùng để chuẩn độ thí nghiệm trắng.
V2 -Thể tích muối Morh dùng để chuẩn độ
N - Nồng độ muối Morh (0,01N)
C - Trọng lợng đất (0,2g)
0,003- 1mili đơng lợng K2Cr2O7 oxi hoá đợc 0,003g (C)
2.6. Phân tích độ chua trao đổi theo phơng pháp Xôkôlôp (1939)
- Nguyên lý :
+Khi dung dịch muối trung tính nh KCl, NaCl tác động vào đất thì ion K + sẽ
đẩy H+, AL3+ trao đổi ra khỏi tầng hấp phụ của keo đất, chuyển ion H +, AL3+
Vào dung dịch :

20


[ K Đ]

H+
Al3+

+ n KCl [ K Đ] 4 K + HCl + AlCl3 + (n-4) KCl.
+

+ AlCl thuỷ phân cũng sinh ra a xít
+ Dùng dung dịch NaOH 0,02 N chuẩn độ biết đợc tổng số độ chua trao đổi.
NaOH + HCl NaCl + H2O.
- Cách tính : Độ chua trao đổi (XmE) đợc tính theo mili đơng lợng gam trong
100g đất.
X mE =

V .N .150.100
50.30

Trong đó : V - Thể tích NaOH dùng để chuẩn độ.
N - Nồng độ đơng lợng của NaOH (0,02N)
30 - Số gam đất để phân tích
150 - ml KCl 1 N
50 - ml dịch lọc để chuẩn độ.
2.7. Xác định độ chua thuỷ phân theo phơng pháp Kappen.
Nguyên lý :
+Dùng một muối kiềm mạnh axit yếu (thờng là CH3COONa) để trao đổi H+ và
Al3+ từ keo đất .


[K Đ ]

H+
Al 3+

+ 4CH 3 COONa [K Đ]4 Na + +CH 3 COOH +(CH 3 COO) 3 Al

+ Ngoài tác dụng trao đổi của Na +, ion CH3C00 - có khả năng liên kết với H+
và Al3+ làm tăng cờng quá trình trao đổi, do vậy kết quả trao đổi triệt để hơn .
+ Quả trình thuỷ phân của (CH3C00)3Al làm tăng H+ trong dung dịch:
21


(CH3C00)3 + HOH CH3C00H +Al(OH)3
+ Chuẩn độ trực tiếp lợng H+ tạo thành bằng dung dịch NaOH sẽ xác định đợc
độ chua thuỷ phân.
- Cách tính : Độ chua thuỷ phân đợc tính bằng mily đơng lợng H+ có trong
100 g đất.
H=

V..1,75x100x100
(mgdl 100 g đất )
50.40

N: Nồng độ đơng lợng của Na0H (0,05)
V: Thể tích Na0H dùng để chuẩn độ.
1,75: Hệ số Kappen
50: Thể tích dịch lọc để chuẩn độ
40: Trọng lợng đất phân tích

2.8 . Xác định canxi và magiê trao đổi trong đất bằng trilonB
(Chỉ thị Cromgen đen)
-Nguyên lý: Ca2+, Mg2+ trao đổi trong đất đợc dùng chất chiết rút thích hợp
( thờng là các muối trung tính nh KCl, NaCl) trao đổi :

[ K Đ]

Ca 2 +
Mg 2 +

+ nKCl [ K Đ] 4K + + CaCl 2 + MgCl 2 + ( n 4)KCl

Sau đó Ca2+, Mg2+ đợc chuẩn độ bằng trilon, từ đó xác định đợc hàm lợng của
chúng trong đất.
- Cách tính :
mE =

V.N.200.100
50.5
22


N - Nồng độ đơng lợng của dung dịch Trilon B
V - Thể tích Trilon B đã dùng để chuẩn độ
3- Xử lý số liệu:
- Dùng phơng pháp toán thống kê để xử lý số liệu nghiên cứu.
X=

+ Trung bình:


+ Độ lệch chuẩn:

1 n
xi
n i =1

1 n
= ( xi X ) 2
n i =1

Chơng iii: Kết quả nghiên cứu
I. Điều kiện khí hậu, đất đai của vùng trồng bởi
Phúc Trạch ở Huyện Hơng Khê.
23


Tài liệu khí tợng Hơng Khê cho biết nhiệt độ trung bình năm 24,1 0C, lợng ma
trong năm 2575 mm, độ ẩm trung bình 85%, tổng số ngày ma trong năm là
124 ngày. Nh vậy, với trung bình các chỉ số khí tợng ở Nghệ Tĩnh , Hơng Khê
ma nhiều, tập trung và nóng.
Qua điều tra chúng tôi nhận thấy, đất trồng bởi ở phía hai bên sông Ngàn Sâu
và ở vào vị trí gần thợng nguồn - Nó có địa hình dốc và chia cắt bởi các núi từ
dãy núi Trờng Sơn chìa ra và đổ dài theo hớng từ Tây sang Đông tiến về phía
biển. Đó cũng là địa giới tự nhiên của hai tỉnh Quảng Bình - Hà Tĩnh và Hà
Tĩnh với nớc bạn Lào. Dòng sông đã già nên uốn nếp quanh co xuyên qua các
núi đá vôi có chứa nhiều đá photphat xen lẫn. Quy luật dòng chảy và bồi tụ do
phù sa thể hiện quá rõ nét và có liên quan đến sự phát triển cuả cây và chất l ợng quả bởi đợc trồng ở các xã trong huyện.
Nhìn chung đất trồng bởi là đất phù sa đợc bồi hàng năm hoặc ít đợc bồi. Có
nơi gần nh là đất phù sa không đợc bồi hàng mấy chục năm qua. Tầng đất có
nơi dày (từ 4 - 5m đến hàng chục m) nh phần diện tích phía đông, dọc theo

sông của các xã trên, cũng có nơi tầng đất đã phân định thậm chí đã bị feralit
hoá nh vùng phía tây của Hơng Đô và Phúc Trạch. Vùng trồng Bởi Phúc Trạch
trọng điểm (tập trung trong 4 xã : Phúc Trạch, Hơng Trạch, Hơng Đô, và Lộc
Yên) đều nằm trong vùng có ba loại đất trên. Đó là những đất tơng đối tốt xét
trên yếu tố dinh dỡng đại lợng (NPK), phản ứng đất hơi chua, thành phần cơ
giới cát pha, tầng đất sâu phù hợp với nhiều loại cây ăn quả.
Đề tài này là một phần trong đề tài cấp bộ Hiện trạng một số cây ăn quả có
múi trên đất Nghệ An do TS. Hoàng Văn Mại làm chủ nhiệm đề tài. Do yêu
cầu của chủ nhiệm đề tài, chúng tôi tập trung nghiên cứu đất các xã vùng
trọng điểm trồng Bởi Phúc Trạch và một số xã khác. Cụ thể nh sau:
1) Vùng trồng bởi trọng điểm: đó là các xã Lộc Yên, Hơng Đô, Phúc Trạch
và Hơng Trạch. Các xã này đã có truyền thống trồng bởi lâu đời. Cây bởi
đợc xem là Cây Bởi tổ đã chết vào năm 1998, có tuổi thọ hơn 80 năm. Hiện
24


nay, trong 4 xã trên đang có nhiều cây có tuổi thọ từ 15 năm đến 40 năm
vẫn cho nhiều quả và chất lợng vẫn rất tốt.
Đặc điểm về phân vùng đất của 4 xã này có đặc điểm chung nh sau: Vùng
đất phù sa ven sông Ngàn Sâu đợc bồi đắp phù sa thờng xuyên hay không
thờng xuyên, và đây là trung tâm trồng bởi của huyện. Vùng phía tây của
các xã này thuộc đất đồi núi hay bồi tụ do đất núi, nơi đây trồng bởi cho
chất lợng kém hơn so với vùng ven sông.
Đặc điểm thứ hai có ảnh hởng rất lớn đến sự phân vùng tự nhiên của cây bởi, đó là ảnh hởng của mỏ Phốtphát tại xã Phúc Trạch. Theo nh nhận xét
của ngời dân địa phơng, các sản phẩm rửa trôi của mỏ này đã làm cho quả
bởi ở đây ngon hơn hẳn nơi khác. Cũng theo nhận xét của ngời dân, trong
vòng bán kính khoảng 3km kể từ mỏ là nơi có bởi ngon nhất.
Hai đặc điểm chính trên cũng là lý do dẫn đến việc bố trí lấy mẫu để tìm ra
sự khác biệt về yếu tố dinh dỡng giữa các vùng khác nhau trong vùng trọng
điểm.

2) Vùng ngoài là các mẫu đất đợc lấy ở hai xã Hà Linh và Gia Phố. Đây là
các xã phía hạ lu sông Ngàn Sâu, từ vùng trồng bởi trọng điểm đi xuôi theo
sông khoảng từ 5km đến 10 km. Tại vùng này gần đây cũng đã trồng bởi
khá nhiều do chủ trơng phát triển cây này của Uỷ ban nhân dân và Huyện
Uỷ huyện Hơng Khê.
3) Xã Hơng Thọ, là một xã cách vùng bởi trọng điểm khoảng 30km về phía
Tây Bắc. Xã này trớc đây thuộc huyện Hơng Khê, nay thuộc huyện Vũ
Quang, và là nơi đã trồng nhiều Bởi Phúc Trạch, và đã trồng đợc nhiều
năm, cây phát triển tốt, theo đánh giá của ngời dân ở đây, bởi cho quả có
chất lợng đạt khoảng 80-85% so với bởi của vùng trọng điểm. Tại đây, ngời dân cũng đã biết cách đi lấy đất ở mỏ phốtphát về bón cho cây hoặc bón
thêm phân lân. Theo những ngời trồng bởi có kinh nghiệm ở đây thì làm
25


×