Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Bước đầu tìm hiểu văn hoá nhật bản và những ảnh hưởng của nó đối với nước này từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến na

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.49 KB, 61 trang )

bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh
Khoa lịch sử
----------------------------

Nguyễn thị cẩm tú

bớc đầu tìm hiểu văn hoá nhật bản và
những ảnh hởng của nó đối với nớc này
từ sau chiến tranh thế giới thứ hai
đến nay
khóa luận tốt nghiệp đại học
chuyên ngành: lịch sử thế giới

Vinh 2006

lời cảm ơn
Sau một thời gian thu thập, nghiên cứu xử lý tài liệu, tôi đã hoàn
thành đề tài khoá luận tốt nghiệp: "Bớc đầu tìm hiểu văn hóa Nhật Bản và
những ảnh hởng của nó đối với nớc này từ sau chiến tranh thế giới thứ hai
đến nay". Để có đợc kết quả to lớn nh vậy tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành và lời cảm ơn sâu sắc nhất đến:

1


-Ban chủ nhiệm khoa cùng các thầy cô giáo của khoa Lịch sử trờng
Đại học Vinh.
-Các cơ quan đã giúp tôi tập trung đợc cơ số tài liệu phong phú và có
chất lợng nh: Viện Đông Bắc á, Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, Th viện
Quốc gia Hà Nội, Th viện Đại học Vinh


-Gia đình, bạn bè đã quan tâm, động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều
trong suốt quá trình làm khóa luận.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Công KhanhTrởng khoa Lịch Sử là ngời đã trực tiếp hớng dẫn tôi. Sự tận tình giúp đỡ,
chỉ bảo cũng nh những ý kiến quý báu của thầy đã định hớng cho đề tài
của tôi và giúp tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp của mình.
Vinh, tháng 5/2006.
Tác giả.

2


Mục lục
bảng quy ớc viết tắt
A.
Mở đầu.
1.
2.
3.
4.
5.

lí do chọn đề tài.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề..
Đối tợng và phạm vi nghiên cứu...
Nguồn tài liệu và phơng pháp nghiên cứu
Bố cục khóa luận ....
b.
nội dung.
Chơng 1: Những nhân tố quy định sự hình thành và phát triển của
văn hóa Nhật Bản.

1.1. Sự tách biệt về địa lý và điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên.
1.2. Con ngời, dân tộc và xã hội Nhật Bản.
1.3. Sự thâm nhập của văn hóa Trung Hoa và phơng Tây.
Chơng 2: Biểu hiện và đặc điểm của văn hóa Nhật Bản.
2.1. Một nền văn hóa độc đáo, giàu bản sắc dân tộc.
2.2. Một nền văn hóa phong phú, đa dạng và phát triển toàn diện.
2.3. Văn hóa với con ngời là trung tâm.
2.4. Tính thích ứng và thực dụng cao.
Chơng 3: ảnh hởng của văn hóa đối với Nhật Bản.
3.1. ảnh hởng của văn hóa đối với cơ cấu tổ chức xã hội.
3.2. ảnh hởng của văn hóa đối với phát triển kinh tế.
3.3. Văn hóa - nguồn gốc của chế độ quản lý lao động.
3.4. ảnh hởng của văn hóa đối với chính sách đối ngoại
3.5. ảnh hởng quốc tế của văn hóa Nhật Bản
3.6. Thách thức và triển vọng của văn hóa Nhật Bản.
C.
kết luận.
Tài liệu tham khảo
PHầN PHụ LụC

3

Trang
4
5
6
6
7
8
8

14
18
22
22
34
42
45
48
48
51
54
56
59
62
67
70


Bảng quy ớc viết tắt
APEC: Tổ chức kinh tế châu á Thái Bình Dơng
ASEM: Diễn đàn cấp cao á - Âu
CNTB: Chủ nghĩa t bản
PTTH: Phổ thông trung học
TBCN: t bản chủ nghĩa
THCS: Trung học cơ sở
WTO: Tổ chức thơng mại thế giới

4



A - Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
Từ xa xa ngời ta đã khao khát đợc nghe về những miền đất và những
dân tộc khác lạ, nh những câu chuyện của chàng thuỷ thủ Ximbát trong
"Nghìn lẻ một đêm". Ngày nay hầu nh mọi ngóc ngách trên thế giới này đều
đã đợc khám phá, nhng niềm khao khát đợc hiểu biết những dân tộc khác,
những miền đất khác vẫn không hề giảm đi bởi ở mỗi một con ngời luôn chất
chứa trong tâm hồn mình những mơ ớc đợc "trở thành những nhà thám hiểm,
đặt chân lên Australia, Italia, Brazin...tận mắt nhìn thấy những con ngời thú vị
và nền văn hóa độc đáo của họ.
Nhật Bản là một quốc gia công nghiệp phát triển gắn liền với những cái
tên nổi tiếng nh: Sony, Mitsubisi, Panasonic...Việc dốc toàn bộ sức lực của
mình để giành đợc vị trí số một là một mục tiêu có ý nghĩa nhất đối với họ.
Nhật Bản trở thành tiêu điểm thu hút sự đầu t, quan tâm nghiên cứu của các
nhà khoa học trong và ngoài nớc. Có nhiều ý kiến đánh giá, nhìn nhận Nhật
Bản ở các khía cạnh khác nhau song đều rút ra đợc một kết luận thống nhất
chứng minh sự "toả sáng" của Nhật Bản đó là Nhật Bản đi lên bằng "tinh thần
Nhật Bản và kỹ thuật phơng Tây".
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thành công và "thần kỳ" của Nhật
Bản, nhng có thể tìm thấy đợc ở sự nhất trí cao trong việc đánh giá đó là một
nền văn hóa bản địa. Và sự phát triển của nó đã góp phần quan trọng có tính
chất quyết định vào việc tạo ra những thành tựu cũng nh thách thức của CNTB
Nhật Bản hiện đại trớc những biến đổi vô cùng to lớn ở trong nớc và trên thế
giới. Nhờ đó, ngời Nhật có thể xây dựng lại Hiroshima và Nagasaki từ đống
tro tàn mà hai quả bom nguyên tử của Mỹ đã ném xuống năm 1945.
Việc nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa Nhật Bản, đặc biệt là nền văn hóa từ
sau đại chiến thế giới thứ hai trở thành một vấn đề mang tính chất thời sự nóng
hổi kích thích sự khám phá của giới sử học nói chung. Hiểu về Nhật Bản, tìm
về những giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hóa Nhật Bản để cảm nhận đợc
đất nớc, con ngời cũng nh đời sống tâm hồn tình cảm của ngời dân Nhật từ đó

liên hệ đến bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam là một điều hết sức tâm
huyết của tôi.
Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn: "Bớc đầu tìm hiểu văn hóa
Nhật Bản và những ảnh hởng của nó đối với nớc này từ sau chiến tranh
thế giới thứ hai đến nay" làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình dới

5


sự hớng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Công Khanh - Trởng khoa Lịch sử trờng Đại
học Vinh.
Lựa chọn đề tài này tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc
phân tích, giới thiệu những nét độc đáo của nền văn hóa Nhật Bản và ảnh hởng
của nó cho tất cả những ai quan tâm và yêu mến nền văn hóa của nớc này, từ
đó củng cố thêm cho bản thân mình những nguồn tri thức mới mẻ, vốn kiến
thức văn hóa quan trọng và mở mang tầm hiểu biết của mình.
Do khả năng tiếp cận nguồn t liệu phong phú còn hạn chế, hiểu biết về
ngoại ngữ còn ít, lại bớc đầu tập dợt nghiên cứu khoa học...cho nên không
tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự giúp đỡ, góp ý của thầy cô và các
bạn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai mối quan tâm đến Nhật Bản dờng nh trở
thành một trào lu trên thế giới thu hút khá nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều lĩnh
vực với những đề tài hấp dẫn, có giá trị. Mỗi đề tài thể hiện những góc độ
khác nhau:
Cuốn "Lịch sử văn hóa Nhật Bản" tập 1- 2 của G.B Samsom, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội 1990 đã nói đến quá trình du nhập và phát triển của
văn hóa Trung Hoa ở Nhật Bản.
Cuốn "Xã hội Nhật Bản" của Chie NaoKane đợc dịch ra tiếng Việt đã
phác hoạ một bức tranh tổng thể về xã hội Nhật Bản sau chiến tranh, mô tả sự

thay đổi về cơ cấu xã hội và về bản thân con ngời Nhật Bản.
Ngoài ra, để tìm hiểu văn hóa Nhật Bản và ảnh hởng của nó, tôi đã tìm
đọc một số tạp chí và công trình khoa học từ Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
của các tác giả:
Đề tài cấp viện của TS. Hồ Hoàng Hoa (1999): "Bớc đầu tìm hiểu
những nét khái quát về quá trình phát triển và những đặc điểm chung của văn
hóa Nhật Bản qua các thời kỳ xã hội", trong đó tôi đặc biệt quan tâm đến giai
đoạn văn hóa Nhật Bản thời hiện đại (từ 1945 đến nay).
Cung Hữu Khánh với đề tài cấp viện: Chính sách của Chính phủ Nhật
Bản trong việc bảo vệ văn hóa truyền thống thời hiện đại (2002). Công trình
khoa học này nổi lên hai vấn đề: Khả năng kết hợp truyền thống và hiện đại;
văn hóa truyền thống Nhật trong bối cảnh thế giới mới.
Có thể nói các công trình nghiên cứu trên đã đặt ra nhiều vấn đề khoa
học lý thú, hấp dẫn, lôi cuốn ngời đọc, có giá trị dẫn dắt, định hớng cho các
nhà khoa học trẻ tuổi ở các thế hệ sau có thể đi vào những đề tài cụ thể hơn,
6


phong phú và mang nhiều màu sắc hơn. Đây cũng là cơ sở lý luận để tôi chọn
đề tài trên.
3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tợng nghiên cứu: Văn hóa Nhật Bản và những ảnh hởng của nó
đối với nớc này từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Bằng sự nỗ lực và cố gắng hết sức của mình, tôi
muốn đa vào khóa luận của mình cả một bức tranh văn hóa tổng thể trong đó
là những phác họa cụ thể, rõ ràng. Song do nguồn tài liệu cũng nh quy định bố
cục của một khóa luận khoa học nên tôi tìm hiểu văn hóa Nhật Bản ở trên
những lĩnh vực trọng tâm, cụ thể, khai thác từng đặc điểm chính của nó và đ a
vào một số dẫn chứng sinh động minh họa cho đề tài. Về những ảnh hởng, tôi
chỉ tập trung vào năm ảnh hởng then chốt mà văn hóa chi phối nhiều nhất.

Nh vậy đứng về mặt thời gian thì đề tài chỉ nghiên cứu văn hóa và ảnh
hởng của nó từ sau chiến tranh thế giới hai đến nay. Còn phạm trù không gian
đó là: Văn hóa Nhật Bản.
4. Nguồn tài liệu và phơng pháp nghiên cứu.
Thực hiện đề tài này, tôi đã thu thập cho công trình khoa học của mình
các tài liệu cơ bản từ những trung tâm cung cấp thông tin tin cậy và uy tín nh:
tài liệu của Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, Viện Đông Bắc á, Th viện Quốc
gia Hà Nội, Đại sứ quán Nhật Bản, Th viện Đại học Vinh,...
Để khai thác đề tài trên, tôi đã sử dụng nhiều phơng pháp khoa học
khác nhau trong cùng một phơng pháp nghiên cứu chung. Đó chính là phơng
pháp lôgic lịch sử kết hợp với phơng pháp phân tích, tổng hợp đánh giá để xử
lý tài liệu, hệ thống hóa các kiến thức có liên quan về kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hộicủa Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
5. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của đề tài này có bố cục gồm 3 chơng:
Chơng 1: Những nhân tố quy định sự thành và phát triển của văn hóa
Nhật Bản.
1.1. Sự tách biệt về địa lý và điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên.
1.2. Con ngời, dân tộc và xã hội Nhật Bản.
1.3. Sự thâm nhập của văn hóa Trung Hoa và phơng Tây.
Chơng 2: Biểu hiện và đặc điểm của văn hóa Nhật Bản.
2.1. Một nền văn hóa độc đáo, giàu bản sắc dân tộc.
2.2. Một nền văn hóa phong phú, đa dạng và phát triển toàn diện.
7


2.3. Văn hóa với con ngời là trung tâm.
2.4. Tính thích ứng và thực dụng cao.
Chơng 3: ảnh hởng của văn hóa đối với Nhật Bản.

3.1. ảnh hởng của văn hóa đối với cơ cấu tổ chức xã hội.
3.2. ảnh hởng của văn hóa đối với phát triển kinh tế.
3.3. Văn hóa - nguồn gốc của chế độ quản lý lao động.
3.4. ảnh hởng của văn hóa đối với chính sách đối ngoại
3.5. ảnh hởng quốc tế của văn hóa Nhật Bản
3.6. Thách thức và triển vọng của văn hóa Nhật Bản.

8


B- Nội dung
Chơng 1
những nhân tố quy định sự hình thành và phát
triển của văn hóa Nhật Bản.
1.1. Sự tách biệt về địa lý và điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên.
Nhật Bản là một quốc đảo nằm ở bờ Đông của lục địa châu á. Nhiều tài liệu
khoa học đã xác nhận một thực tế rằng: Cách đây hàng triệu năm về trớc, từ
đáy đại dơng sâu thẳm, những vụ nổ núi lửa cực kỳ ghê gớm đã nâng lên khỏi
mặt biển một dãy quần đảo hình cánh cung ôm lấy lục địa châu á từ vĩ độ
20025phút đến 45033phút Bắc. Đó chính là Nhật Bản với 4.000 hòn đảo lớn
nhỏ nối tiếp nhau trải theo một vòng cung hẹp dài 3.800 km2. Tổng diện tích
của Nhật Bản là 377.815km2 - lớn hơn của Anh một chút, song chỉ bằng 1/9
của ấn Độ và 1/25 của Mỹ, chiếm gần bằng 0,3% tổng diện tích toàn thế giới.
Đảo và núi của quần đảo Nhật Bản đã tạo thành một quần thể hình
trăng lỡi liềm ngoài bờ biển phía Đông châu á. Bốn đảo lớn nhất tạo thành
phần căn bản của nớc Nhật và là trung tâm của đời sống đất nớc, trong đó
Honshu (Bản Châu) là hòn đảo nằm ở giữa chiếm 60% toàn thể diện tích.
Ngọn núi cao nhất - núi Phú Sỹ cao 3.776 m, con sông dài nhất - sông Shisano
dài 370km và hồ nớc lớn nhất, đẹp nhất - hồ Biwa đều nằm trên đảo Honshu.
Phía Nam Honshu là đảo Shikoku (Tứ Quốc) với 18.000 km 2 - đảo nhỏ

nhất trong số bốn đảo chính. "Mặc dù nằm ngay cạnh Honshu, nhng Shikoku
chỉ là một anh chàng quê mùa cục mịch nếu so với ngời làng giềng năng động
và phát triển của mình [7; 11].
Nằm ở cực Nam Honshu là đảo Kyushu (Cửu Châu) có diện tích
37.000km2 đợc mệnh danh là "vùng đất của ánh nắng". ở Nhật Bản, Kyushu
là hòn đảo nằm gần Hàn Quốc nhất và chịu nhiều ảnh hởng của nền văn hóa
Trung Hoa.
Hành trình xuống phía Bắc ta bắt gặp một hòn đảo đợc coi là Alaska của
Nhật Bản đó là Hokkaido (Bắc Hải Đảo) chiếm 78.000km2 .
Trong số hàng ngàn đảo nhỏ thì Okinawa đóng vai trò quan trọng nhất
và lớn nhất, nằm giữa đờng kéo dài từ mõm phía cực Tây của đảo Honshu tới
đảo Đài Loan. Okinawa tuy thuộc Nhật Bản nhng trớc kia do ở khá xa phần
đất chính nên đã phát triển một thứ văn hóa riêng cũng nh một số đặc điểm
riêng khác biệt với nếp sống của bốn đảo lớn. Sự giao nhau của bốn tầng kiến

9


tạo phức tạp đã tạo nên một quần đảo đặc biệt, trong đó sự hoạt động của núi
lửa và động đất nhiều hơn bất cứ nơi nào trên thế giới.
Tính biệt lập, tách biệt của Nhật Bản trong điều kiện địa lý tự nhiên đã
ảnh hởng đến sự phát triển của văn hóa nớc này. Khoảng cách giữa Nhật Bản
và Trung Quốc kéo dài trên 700km, việc đi lại hết sức khó khăn. Hay điểm
gần nhất so với lục địa châu á là Kyushu đến bán đảo TriềuTiên là 200km.
Chính vì thế việc giao lu với các nớc Đông á không mấy thuận lợi. Điều đó
cũng có nghĩa là những ảnh hởng của văn hóa Trung Hoa - một trong những
cái nôi của nền văn minh nhân loại đã không tác động một cách trực tiếp và
mạnh mẽ nh các nớc khác.
Quần đảo Nhật Bản (Nippon) giữ mối liên lạc với lục địa châu á qua ba
con đờng: Đờng phía Bắc từ Đông Xibia đến Hokkaigo qua Sakhalin; đờng

phía Đông từ bán đảo Triều Tiên đến Honshu; và con đờng phía Nam từ đất
Trung Hoa đến đảo Kyushu, qua Đài Loan và quần đảo Ryukyu. Từ ba con đờng này Nhật Bản có mối giao lu văn hóa, kinh tế với thế giới từ lâu đời.
Việc tạo ra mối giao lu với các nớc khác chịu nhiều cản trở bởi bao bọc
xung quanh Nhật Bản là cả một vùng biển cả mênh mông rộng lớn. Chính
biển là nhân tố biến Nhật Bản trở thành một hòn đảo biệt lập. Nhng dù sao
tính chất "đảo" là một hoàn cảnh địa lý đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho
việc gìn giữ, bảo vệ độc lập, đặc biệt cho tính thống nhất và thuần nhất của
nền văn minh dân tộc. Hay nh nhận xét của một nhà xã hội học thì nó khiến
cho tâm lý của ngời Nhật có khuynh hớng "hớng nội".
Sự tách biệt địa lý của Nhật Bản không chỉ đối với bên ngoài mà ngay
trên chính hòn đảo này.
Cơ cấu địa hình phức tạp, đa dạng, hiểm trở với 75% diện tích là núi tạo
thành một dãy dài chạy dọc theo vùng quần đảo, chia nó thành hai nửa, nửa
"mặt" hớng ra phía Thái Bình Dơng, nửa "lng" hớng ra phía biển Nhật Bản.
Phía Thái Bình Dơng là những ngọn núi dốc có độ cao từ 1.500m đến 3.000m
với các thung lũng và đèo cao. Điều này đã làm cho Nhật Bản có một hình
thái đặc biệt trong đó rất ít ngời sống xa biển cả hoặc núi cao mà thờng
khoanh lại ở những vùng đồng bằng nhỏ cách biệt. Bản thân sự phân bố địa
hình ở Nhật Bản, đặc biệt hệ thống sông ngòi nhỏ đã là nhân tố khuyến khích
xu hớng hợp tác cùng ra quyết định ở trong nhóm nhỏ. Chính điều đó đã góp
phần tạo ra nét đặc trng văn hóa riêng của Nhật Bản. Do không nằm ở tâm
điểm giao lu của thơng mại thế giới nên sự tách biệt đó đã làm cho Nhật Bản
không đợc hởng trực tiếp ánh sáng văn minh của thời tiền hiện đại.
10


Sự khác biệt về địa hình đã tạo ra sự chia cắt nhiều vùng, nhiều địa phơng cũng là nhân tố tạo nên đặc điểm riêng của đất nớc này. Nhìn một cách
tổng quan toàn bộ địa hình Nhật Bản đã tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp và
hùng vĩ. Núi rừng trùng trùng điệp điệp, sờn đá cheo leo, khe lũng hiểm trở,
hồ nớc trong veo đầy nớc của tuyết tan trên núi đổ xuống với những thác nớc

cao trắng xoá...Thế nhng đằng sau bức tranh "ngoạn mục", đầy ấn tợng là
những nét khắc nghiệt và dữ dội của một vùng đất đầy núi lửa, động đất, sóng
thần, bão lụt, hạn hán.
Có tới 10% núi lửa "còn sống" trên thế giới nằm tại Nhật Bản - một nớc
ở vị trí cực kỳ bất ổn định của vỏ Trái Đất. Tính một cách cụ thể ngời ta tổng
hợp đợc hiện Nhật Bản còn có 67 núi lửa đang hoạt động. Núi Phú Sỹ, ngọn
núi cao nhất Nhật Bản là một ngọn núi đã ngủ từ năm 1707 với độ cao 3776m
so với mặt biển. Ngời Nhật Bản gọi nó là "Fujiyama - san" hay "núi rợu trờng
sinh" - biểu tợng tinh thần của ngời Nhật.
Hàng năm có khoảng 1500 trận động đất xảy ra với cờng độ từ 4 - 6 độ
Ríchte kèm theo những chấn động nhẹ xẩy ra hàng ngày. "Trận nổi tiếng nhất
trong thế kỷ XX là trận động đất Kanto vào năm 1923, trong đó 130.000 ngời
đã bị thiệt mạng. Còn những trận động đất dới đáy biển thờng làm cho bờ biển
Nhật Bản bị những đợt sóng thần rất nguy hiểm" [2; 40].
Đất đai ở Nhật Bản nghèo chất dinh dỡng, không thích hợp cho phát
triển nông nghiệp. Đất canh tác chỉ chiếm khoảng 1/6 diện tích toàn quốc.
Vùng đất phì nhiêu nhất chỉ có ở một số đồng bằng giàu phù sa nằm ở phía
Đông mạn bờ Thái Bình Dơng (đồng bằng Kanto, Kinai...). Nhng ngay ở
những vùng đất này cũng bị những trận ma cùng gió mùa cuốn trôi... Do vậy
đất trồng trọt đã ít lại càng trở nên nghèo chất hữu cơ.
Dù rằng bằng bàn tay cần cù, bằng trí tuệ sáng tạo của mình hàng ngàn
năm nay ngời Nhật đã cải tạo, biến những mảnh đất khô cằn ở xứ sở của mình
một cách có kết quả nhng có thể thấy đây thực sự là một thách thức to lớn đối
với họ. Vậy sự biệt lập cũng nh sự khắc nghiệt của tự nhiên đã tác động nh thế
nào đến sự hình thành và phát triển của văn hóa Nhật Bản? Điều này đợc biểu
hiện ở một số khía cạnh sau:
1.1.1. Sự biệt lập và khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên đã tạo nên nét riêng
hiếm có của văn hóa Nhật Bản.
Sự tồn tại lâu đời của một dân tộc trong điều kiện tách biệt với thế giới
và bản thân sự biệt lập tơng đối giữa các khu vực trên lãnh thổ đất nớc đã tạo

nên nét bản sắc riêng đợc quy định trong cuộc sống của ngời dân Nhật. Chẳng
hạn vùng Chugoku phía Bắc gọi là San in nghĩa là "mặt râm của núi"; phía
11


Nam gọi là San y nghĩa là "mặt nắng của núi" do sự khác biệt thời tiết của hai
bên. Yếu tố này vừa có ý nghĩa tạo nên nét độc đáo, đặc sắc vừa làm cho nền
văn hóa Nhật Bản trở nên phong phú và đa dạng. Thực tế cũng cho thấy do
ảnh hởng khác biệt của khí hậu, địa hình, sông ngòi ở mỗi vùng khác nhau mà
kéo theo đó cách thức sản xuất, thời vụ, giống cây trồng đợc sử dụng không
giống nhau. Ví dụ nh vùng Chubu thích hợp trồng rau, trên cao trồng quýt,
trà ... Vùng Kinki trồng rau, nuôi bò sữa, nuôi gia cầm, trồng lúa.
Sự khác nhau trên cũng là nhân tố tạo nên sự khác biệt ở các mức độ
khác nhau về thói quen, lối sống, quan niệm. Tất cả đều có thể nhận ra thông
qua những tập tục lễ hội mang nặng dấu ấn riêng của vùng và địa phơng.
Ngoài những lễ hội chung của cả nớc nh: Lễ hội năm mới, Tanabata, Lễ hội bé
trai... ở các vùng khác nhau đều có lễ hội truyền thống riêng nh lễ hội Gion ở
Kyoto, lễ hội Tenjin ở Osaka... Sự biệt lập và luôn phải chống chọi với thiên
nhiên khắc nghiệt qua hàng ngàn năm đã tạo nên một dân tộc với những con
ngời có sức chịu đựng và vơn lên mạnh mẽ. "Những ngọn núi luôn là cái nền
giúp định hớng tính cách của ngời Nhật, truyền cho họ tính kiên cờng chịu
đựng với nghịch cảnh" [7; 13]. Chính trong cuộc chiến đấu quyết liệt với thiên
nhiên đó đã hun đúc cho họ một tâm hồn lạc quan, tự tin và luôn tìm tòi học
hỏi để đi lên. Bản năng cộng đồng đã đợc nuôi dỡng, khơi dậy và tạo nên một
sức mạnh chung quý báu trong công cuộc chinh phục thiên nhiên. Đó cũng là
nhân tố làm cho văn hóa Nhật Bản trở nên phong phú đa dạng. Hơn thế, bản
thân điều kiện tự nhiên biệt lập, khắc nghiệt một mặt mang lại những khó
khăn, mất mát, mặt khác những phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ là nguồn cảm
hứng vô tận cho các giá trị văn hóa nảy sinh và sáng tạo.
Những con sông đợc nuôi dỡng từ nguồn nớc ma và tuyết ở Nhật Bản

lao ầm ầm nh những ngọn thác xuống biển. "Hồ" luôn là một sự quyến rũ, mê
hoặc đối với ngời Nhật. Vẽ tĩnh lặng của những hồ nớc giống nh những cái
biển nhỏ trong đất liền đã lôi cuốn tâm trí của ngời dân vùng đảo và núi này:
"Mặt nớc êm đềm, tĩnh mịch bất ngờ hiện ra trong khung cảnh gồ ghề, cứng
cõi của những ngọn núi xung quanh" [7; 16]. Hồ Biwa trên đảo Honsho là hồ
lớn nhất và đẹp nhất đợc ngời Nhật sùng bái với ý nghĩa lịch sử và văn hóa của
nó. Tất cả những vẻ đẹp mê hồn đó đã đi vào dòng thơ ca, hội họa và trở thành
nguồn cảm hứng bất tận tạo nên những tác phẩm nghệ thuật kiệt xuất có giá
trị mãi mãi với thời gian. Đặc biệt ngời Nhật đã tìm thấy sự hài hòa đồng điệu
với thiên nhiên, lấy thiên nhiên làm nguồn cảm hứng nuôi dỡng tâm hồn, thích
nghi nó, sùng bái nó và cải tạo nó.
12


1.1.2. Sự tách biệt và khắc nghiệt về địa lý là một lý do rất quan trọng để
các dòng văn hóa không tác động và dễ dàng thâm nhập trực tiếp vào Nhật
Bản.
Văn hóa Trung Hoa và văn hóa phơng Tây là hai dòng văn hóa chính
thâm nhập lên đất nớc Nhật Bản và tồn tại đợc trên mảnh đất này khi đã qua
sự sàng lọc trớc đó và bằng cách thẩm thấu chứ không phải trực tiếp nh một số
nớc trong vùng. Vì lẽ đó, mặc dù có rất nhiều yếu tố, nhiều giá trị thuộc về cốt
lõi của văn hóa từ bên ngoài, văn hóa ngoại lai song khi bớc vào Nhật nó đã
nhanh chóng bản địa hóa, sàng lọc, nhào nặn và lựa chọn những yếu tố thích
hợp để thích nghi với điều kiện mới của đất nớc. Không những thế, ngay cả
ngời Nhật khi đợc tiếp xúc, học hỏi và tiệm cận với những giá trị bên ngoài họ
không phải rập khuôn, xô bồ mà họ biết chọn lọc cái hay, cái đẹp, cái tinh tuý
và phù hợp, có lợi đối với con ngời mình, dân tộc mình bằng cái nhìn và cảm
quan nhạy bén, tinh tế của ngời Nhật. Những giá trị văn hóa đẹp đẽ đó đã đợc
Nhật Bản kết nối với văn hóa bản địa một cách có dự định và kỹ càng để tạo
nên một nền văn hóa phong phú, đa dạng mang nhiều nét đặc sắc của Nhật

Bản.
1.1.3. Sự biệt lập, tách biệt của vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tạo điều
kiện thuận lợi cho sự ổn định và hòa bình của đất nớc.
Hiếm thấy một dân tộc nào ở châu á có đợc những khoảng thời gian hòa
bình dài lâu nh Nhật Bản quốc. Đây chính là một môi trờng vô cùng thuận lợi
để ngời Nhật kiểm định mình và là dịp để văn hóa có điều kiện phát triển, tiếp
thu ảnh hởng từ bên ngoài. Tất nhiên ngời Nhật không chịu biệt lập và duy trì,
củng cố sự biệt lập đó một cách máy móc, xơ cứng với bên ngoài. Điều đáng
chú ý khi chúng ta tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản là: Các dòng văn hóa ngoại
nhập khi vào một dân tộc đặc biệt này thì tự bản thân nó đã biến hóa, cải biên
cho phù hợp với đất nớc và con ngời ở đây để đợc dễ dàng truyền bá, chấp
nhận tồn tại, phát triển.
Không phải các giá trị của văn hóa nớc ngoài khi vào Nhật Bản đều
nhanh chóng khẳng định cho mình một chỗ đứng mà nó muốn đợc tiếp nhận,
chào đón và sử dụng thì phải trải qua một sự sàng lọc khắt khe, sự lựa chọn
"nghiêm túc" của ngời Nhật. Việc Thiên chúa giáo vào Nhật Bản là một ví dụ
điển hình. Từ khi xâm nhập, chấp nhận, tẩy chay rồi cuối cùng đợc tồn tại là
một quá trình không bằng phẳng để có đợc một Thiên chúa giáo mang đậm
dấu ấn Nhật Bản và phát triển đến tận ngày nay.
Sự cải biến cơ cấu tổ chức, mô hình Thiên chúa giáo nh việc không bắt
buộc phải có nhà thờ đã làm cho tôn giáo này có nhiều nét khác biệt với
13


những quy định chính thống của giáo hội. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai
đến nay, Thiên chúa giáo ở Nhật Bản "chung sống hòa bình", hòa trộn với các
tôn giáo khác để góp phần tạo nên cuộc sống tâm linh phong phú .
Phải thừa nhận thêm một điều rằng chính sự biệt lập, sự khắc nghiệt của
thiên nhiên đã ảnh hởng rất lớn đến ý thức dân tộc và ý thức văn hóa xét ở
khía cạnh giảm sự lan toả và ảnh hởng của nó ra bên ngoài. Sự biệt lập ấy là

một lý do tạo nên tính hớng nội nhiều hơn ở Nhật.

1.2. Con ngời, dân tộc và xã hội Nhật Bản.
Nếu nh sự tách biệt về điều kiện tự nhiên khắc nghiệt là nhân tố khách
quan tác động trực tiếp đến sự hình thành, phát triển của văn hóa Nhật Bản thì
con ngời, dân tộc và xã hội là chủ thể quyết định đến nền văn hóa nớc này.
"Dới góc độ văn hóa, con ngời một mặt sáng tạo ra văn hóa (nghĩa vụ), mặt
khác con ngời là đối tợng của văn hóa (quyền lợi)" [18; 13]. Con ngời vừa là
chủ thể sáng tạo vừa là sản phẩm và đồng thời là đại biểu mang giá trị văn hóa
do chính họ sáng tạo ra.
Về nguồn gốc ngời Nhật cho đến nay vẫn đang gây nên nhiều cuộc
tranh cãi bởi lẽ khi có nhiều giả thiết trái ngợc nhau đã đợc đề ra nhng cha có
một giả thiết nào đủ sức để lý giải, chứng minh một cách thoả đáng những dữ
kiện khoa học đã tích luỹ.
Có ý kiến cho rằng tổ tiên xa xa của ngời Nhật là từ phía Bắc lục địa
châu á xuống, ý kiến khác lại coi ngời Nhật tồn tại trên hòn đảo này là do có
một bộ phận từ các miền duyên hải Nam á lên. "Tuy vậy có một điều rõ ràng
là trớc khi những ngời di c đến đây thì đã có một tộc ngời gọi là Ainu sinh
sống tại Nhật Bản" [7; 53]. "Theo giới Nhật học Xô viết, sắc dân Ainu là nền
tảng cổ xa nhất của toàn bộ c dân Nhật đơng đại. Cách sống chính của sắc dân
này là săn bắt muông thú, tôm cá và hái lợm hoa quả..." [17; 7]. Họ là những
ngời còn lại thuộc thổ dân Capcadơ, ngoài ra còn có dân tộc Buakumin hiện
còn khoảng 3 triệu ngời, "họ là con cháu của những ngời bị loại ra khỏi đẳng
cấp xã hội thời phong kiến". ở Nhật Bản còn có khoảng 600 nghìn ngời Triều
Tiên "đa phần di c sang trong những năm thế chiến II" [17; 8], ngoài ra có trên
dới 40 nghìn ngời Nhật gốc Hoa. "Số nhân khẩu Âu - Mỹ thờng trú tại Nhật
chiếm một tỷ lệ hết sức ít ỏi trong cơ cấu c dân Nhật Bản" [17; 8]. Hiện nay
dân số Nhật Bản trên 127 triệu ngời, là một trong những nớc có mật độ dân c
cao nhất thế giới. Ngày nay ngời ta tin rằng tổ tiên của ngời Nhật là những ngời đã làm nên đồ gốm Jomon, họ có mặt trên quần đảo ít nhất từ năm 5000 tr-


14


ớc công nguyên và theo dòng thời gian họ pha trộn với các giống ngời khác,
phát triển qua lịch sử thành dân tộc Nhật Bản ngày nay.
Sự đa dạng của dòng ngời đến Nhật Bản không chỉ làm cho dân c đông
đúc hơn mà còn kéo theo đó làm phong phú thêm nền văn hóa của Nhật Bản
sau này.
Nghiên cứu về lịch sử Nhật Bản các nhà khảo cổ học cho rằng: Khoảng
thiên niên kỷ thứ VI trớc công nguyên, Nhật Bản đã có một xã hội nguyên
thuỷ săn bắt, đánh cá và hái lợm phát triển. Theo thần thoại Nhật Bản trong Cổ
sự ký viết vào đầu thế kỷ thứ VIII: Thuở ban sơ, vũ trụ cha có hình thù, có 800
vị thần linh sống trên "Cánh đồng trời", từ đó nhìn xuống chỉ thấy bóng tối, sơng mù... Hai vị thần trẻ tuổi là chàng Izanagi và nàng Izanami đợc giao
nhiệm vụ "làm cho mặt đất đi theo đời sống mà sinh sôi nảy nở". Họ bớc qua
Thiên Phù Kiều là chiếc cầu nối trời và đất, "quậy sóng" cho kết đọng lại
thành đảo Onogoro. Họ bắt tay dựng trụ trời và xây dựng nhà trên quê hơng
mới. Rồi hai vị thần quên mình là thần linh, sống nh con ngời, kết hôn với
nhau, sinh con đẻ cái. Trong lúc Izanagi đang rửa mặt thì bỗng nhiên từ mắt
trái sinh ra Thần Mặt Trời (Amaterasu), mắt phải sinh ra Thần Mặt Trăng
(Tsukiyom), mũi sinh ra Thần Bão (Susanoo). Sau đó nữ Thần Mặt Trời phái
con cháu xuống mặt đất chinh phục các vùng và lập nên nhà nớc Nhật Bản vào
năm 660 trớc công nguyên. Nhiều sử sách chép lại vào thế kỷ V, VI Yamato một bộ lạc miền Trung Nhật Bản đã thống trị đợc hầu hết các bộ lạc khác và
lớn mạnh thành một quốc gia mà lịch sử gọi là Nihon hay Nippon (nghĩa là
xứ mặt trời mọc). Mặc dầu có nhiều giả thuyết khác nhau nhng phải khẳng
định rằng dân tộc Nhật Bản đợc hình thành sớm và về cơ bản có đợc sự đồng
nhất sắc tộc. Nhật Bản đã cố kết với nhau cùng chống chọi lại sự khắc nghiệt
của thiên nhiên. ít có dân tộc nào trên thế giới quần c trên một quần đảo với
địa hình phức tạp bị chia cắt bởi hàng ngàn hòn đảo mà lại có sự đồng nhất tập
trung nh Nhật Bản. Chính đặc điểm đó đã tạo nên nét độc đáo trong văn hóa
với những lễ hội đầy bản sắc, mang đậm tinh thần dân tộc, tính tập thể.

Là một dân tộc mà tất cả c dân đều có chung một ngôn ngữ thống nhất là
tiếng Nhật. Ngôn ngữ này hiện là quốc ngữ của 119 triệu ngời Nhật sinh sống
trên quần đảo Phù Tang [17; 16]. Có lẽ đây là một trờng hợp nếu không
muốn nói là độc nhất vô nhị trên thế giới.
Việc khám phá những đặc tính đích thực của ngời Nhật là một đề tài có
tính thời sự ở trong và ngoài nớc. Ngời ta có thể tìm thấy ở họ sự cần cù chịu

15


khó, yêu lao động và luôn có ý thức vơn lên nh sự sừng sững và hùng vĩ của
ngọn núi Phú Sỹ - một biểu tợng của tính cách và tâm hồn Nhật Bản.
Hơn thế nữa ngời Nhật luôn biết tôn trọng thứ bậc và có tính thẩm mĩ
cao. Theo nhà văn Tetsuzo Tanikawa, tình cảm thẩm mĩ là nền tảng của bản
sắc dân tộc Nhật. Trong cuốn Ngời Nhật của V.Pronikov - I.Ladanov thì bản
sắc dân tộc Nhật Bản gồm những đặc trng nổi bật sau: Đối với toàn thể cộng
đồng là yêu lao động, tình cảm thẩm mĩ phát triển, yêu thiên nhiên, trung
thành với truyền thống, thích vay mợn, coi dân tộc mình là trung tâm. Đối với
tập thể nhóm: tính kỉ luật cao, chu toàn bổn phận. Đối với nếp sống thờng nhật
của từng cá nhân: lịch lãm, chu tất và chỉnh tề, hiếu học.
Những đặc tính cơ bản trên đã giúp cả cộng đồng Nhật đứng vững trên
mảnh đất khắc nghiệt này và hòa trộn tài tình trong mọi hoạt động tập thể tạo
nên sức mạnh chống lại mọi thế lực đặc biệt, phát triển đất nớc và tạo cho
mình một bản sắc văn hóa không trộn lẫn vào đâu đợc.
Quá trình phát triển kinh tế, xã hội ởNhật Bản trải qua nhiều giai đoạn,
kéo theo nó đặc điểm văn hóa cũng mang những nét đặc trng của các giai
đoạn đó. Ngời ta biết đến văn hóa Jomon trong buổi đầu thời đại đá mới, hay
văn hóa Yayoi, văn hóa Yamato ở những thế kỷ tiếp theo. Trong sự biến đổi
của kinh tế xã hội, việc thay đổi sự trị vì, cát cứ của các tầng lớp khác nhau
cũng nh cơ cấu xã hội Nhật Bảnlà nhân tố trực tiếp ảnh hởng đến sự hình

thành và phát triển văn hóa Nhật Bản trong tiến trình đi lên của đất nớc nói
chung, văn hóa nói riêng.
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nớc, ngời Nhật đã phấn đấu
không mệt mỏi để tạo nên một nền văn hóa đậm đà bản sắc, đợc lu giữ, bồi
đắp và phát triển đến tận ngày nay. Nét tiêu biểu của ngời dân Nhật là trân
trọng nếp sống đã hình thành với t cách một di sản văn hóa, chú trọng chẳng
những ở mặt nội dung, cách ứng xử mà cả trong hình thức thể hiện, cốt cách,
t phong. Nhờ vậy nên hình thức ứng xử vẫn không hề bị mai một theo năm
tháng.
Nhờ địa thế đảo quốc và mức độ thuần chủng cao của c dân, Nhật Bản đã có
thể dễ dàng đồng hóa và cải biến dần những ảnh hởng văn hóa ngoại lai luôn
tới tấp dội vào, biến chúng thành những nhân tố tích cực.
Sự phân chia đẳng cấp trong xã hội trở thành một trong những nhân tố
quyết định để có văn hóa thị dân và văn hóa quý tộc phát triển. Sự phân biệt khắt
khe đó trong xã hội đã buộc mỗi một ngời phải giữ đúng cơng vị của mình và đ-

16


ợc sự thừa nhận của xã hội. Điều này đợc áp dụng cho cả thần dân và hoàng đế.
Cho đến nay trong tâm thức của ngời Nhật vẫn luôn tồn tại điều đó.
Xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ đợc tổ chức khá chặt chẽ: Bên dới Shogun
và gia đình hoàng đế là các Samurai hoặc chiến binh, tiếp đó là nông dân, thợ
thủ công và cuối cùng là thơng nhân. Trật tự này sau đó đã thay đổi, nhất là
khi đất nớc mở cửa hội nhập với bên ngoài. Khi thuơng nhân và các nhà t bản
có đợc vị trí nhất định tong xã hội thì chính họ cũngđã tạo ra môi trờng văn
hóa độc đáo của mình và của xã hội, nhất là ở thành phố. Sự thay đổi thứ bậc
của họ trong xã hội với các tầng lớp khác (nhất là với võ sỹ) hoàn toàn không
phải là sự đối đầu, triệt tiêu lẫn nhau mà đôi khi là sự dung hòa giữa các thế
lực. Sự cấu kết này ở một mặt nào đó đã tạo nên nét ứng xử văn hóa độc đáo

trong quan hệ giữa chính phủ và giới kinh doanh, tiếp tục tồn tại cho đến tận
ngày nay. Rõ ràng, mỗi sự thay đổi về mặt tổ chức, cơ cấu xã hội đã góp phần
thúc đẩy sự thay đổi văn hóa và các giá trị của nó. Các giá trị đó không chỉ kế
thừa, chọn lọc những tinh túy của quá khứ mà còn nâng nó lên những giá trị
cao hơn, phù hợp với thực tế hơn.
Sẽ là phiến diện nếu khi nói đến các nhân tố quy định sự hình thành và
phát triển của văn hóa Nhật Bản mà không đề cập đến những nhân tố tự nhiên,
xã hội, con ngờivới t cách là những nguồn gốc khách quan và chủ quan thúc
đẩy Nhật Bản phát triển cả trớc và nay.

1.3. Sự thâm nhập của văn hóa Trung Hoa và phơng Tây
Nếu nh sự tách biệt về địa lý, điều kiện tự nhiên, con ngời, dân tộc và xã
hội đã tạo nên một nền văn hóa bản địa đặc sắc thì sự xâm nhập của nền văn
hóa Trung Hoa và phơng Tây đã góp phần làm phong phú, khởi sắc văn hóa nớc này. ở đây sự xâm nhập, truyền bá của nó không chỉ nguyên mẫu đơn
thuần mà đã đợc chọn lọc, đợc bản địa hóa một cách khéo léo để làm nên nét
độc đáo của văn hóa Nhật Bản. Ngoài những giá trị văn hóa lục địa xâm nhập
vào do quá trình di c từ bên ngoài vào đây thì văn hóa Trung Hoa đã có một
thời kỳ có ảnh hởng không nhỏ đến sự hình thành và phát triển văn hóa Phù
Tang. Mặc dầu có nhiều ý kiến khác nhau về thời điểm tiếp xúc của Nhật Bản
với nền văn hóa Trung Hoa song có thể khẳng định rằng thời điểm tiếp xúc đó
là khá sớm. Có ngời cho rằng sự tiếp xúc ấy diễn ra từ thế kỷ I trớc công
nguyên, ảnh hỏng mạnh mẽ từ thế kỷ V, thế kỷ VI, gắn với quá trình truyền
đạo, truyền bá văn hóa của các học giả Trung Hoa ở Nhật Bản. Đến khoảng
thế kỷ VII, VIII Nhật Bản đã cử nhiều đoàn sang Trung Quốc học hỏi và
chuyển tải thành công khoa học, văn hóa nghệ thuật vào Nhật Bản. Theo nhận
17


xét của tác giả Edwin Oreischauer thì: Kết quả chính trị tức thời của cả đoàn
đi sứ này cũng nh tầm quan trọng của nó về kinh tế của chúng không lớn lắm

nhng có tầm quan trọng về văn hóa rất lớn [4; 27].
Ngoài việc du nhập Khổng giáo, Phật giáo thì chữ Hán đã đợc ngời Nhật
biết đến vào giữa thế kỷ thứ V nhng còn rất chậm. Phải đến thế kỷ VI thì quá
trình tiếp thu văn minh Trung Hoa mới đợc đẩy mạnh.
Khi học hỏi, tiếp nhận những tri thức văn hóa Trung Hoa, Nhật Bản gặp
trở ngại là không có chữ viết. Do vậy để có thể chuyển tải những tri thức này
Nhật Bản đã phải mợn chữ Trung Hoa trong nhiều thời kỳ.
Chữ viết đem đến cho ngời Nhật cả một nền văn hóa mới, một bầu trời trí
tuệ phong phú, đa dạng. Nhu cầu học chữ Hán đợc kích thích đến đam mê và
việc biết chữ Hán, thuộc một vài đoạn trong Tứ th, Ngũ kinh nh là một tiêu
chí để đợc mọi ngời kính trọng. Nhng tiếng Nhật khác tiếng Hán vì nó là một
ngôn ngữ chắp dính, các âm tiết đều mở, không có thanh điệu, các từ đợc sắp
xếp theo trật tự từ riêng đến chung. Từ vựng nghèo nàn, các câu văn rờm rà đợc nối bằng những tiểu từ, cha có chữ viết. Do đó lúc đầu ngời Nhật viết văn
Hán bằng bút lông và hình thành cách đọc kiểu Hán - Nhật.
Trong mối quan hệ buổi sơ kỳ, Trung Hoa ở địa vị xuất khẩu văn hóa
còn Nhật Bản thì nhập khẩu văn hóa với phơng châm cần cái gì thì nhập cái
đó. Và dù ngời Trung Quốc, ngời Nhật hay ngời Triều Tiên là những ngời đầu
tiên truyền bá chữ Hán, Nho học thì đều có thể nhận thấy nền văn minh, văn
hóa Trung Hoa là một trong những nguồn gốc và là nhân tố quyết định sự hình
thành văn hóa Nhật Bản. Có thể nhận ra điều đó trong các loại hình vay mợn
từ chữ viết, hội họa, kiến trúc thậm chí cả chính trị, tôn giáo. Song điều đáng
nói là ở chỗ tất cả đã đợc trộn lẫn và bản địa hóa một cách tinh tế đến mức
khó có thể phân biệt đợc với nguồn gốc ban đầu. Có đợc sự tiếp nhận trôi chảy
nh thế là do: Từ xa xa đến thời hiện đại, ngời Nhật Bản thờng xem nền văn
minh Trung Hoa là một nền văn minh thế giới chứ không phải là nền văn minh
của quốc gia khác và đã tin tởng sâu sắc rằng nền văn minh riêng của mình
chỉ giữ địa vị bổ sung. Có lẽ với cách tiếp cận đó mà họ có thể tiếp thu một
cách nhanh chóng những giá trị bên ngoài, hòa đồng với các giá trị bên trong
và làm phong phú hơn văn hóa Nhật Bản.
Nếu nh văn hóa Trung Hoa thâm nhập vào Nhật Bản khá sớm và suôn sẻ,

hòa bình thì văn hóa phơng Tây không hoàn toàn nh vậy. Sau khi tìm đờng đến
ÂuSơ (1498) ngời Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đến Nhật Bản vào nửa sau thế
kỷ đó. Hai ảnh hởng lớn quan trọng nhất mà họ đem đến cho ngời Nhật đó là
18


cách dùng súng ống và đạo Kitô. Việc dùng súng ống rút ngắn thời gian thống
nhất nớc Nhật xuống còn 50 năm. Sự xâm nhập và phát triển của Cơ đốc giáo
ở Nhật Bản có thể chia thành ba giai đoạn trùng hợp với ba bớc ngoặt quan
trọng trong quan hệ giữa Nhật Bản với phơng Tây. Nếu sự khởi đầu xâm nhập
của phơng Tây có vẻ thuận lợi và đợc tiếp nhận nhờ sự tò mò, hiếu kì hơn là
xuất phát từ yêu cầu của phía Nhật Bản thì ở giai đoạn sau đó là sự phản ứng
chối bỏ mang tính chất tự vệ. Tiếp theo đó đã mở ra một giai đoạn mới-giai
đoạn phát triển Cơ đốc giáo ở Nhật Bản xét ở khía cạnh văn hóa và biểu hiện
bằng sự du nhập lối sống hiện đại, chủ nghĩa cá nhân của phơng Tây vào đời
sống xã hội nớc này. Điều cần nhấn mạnh là: cũng nh văn hóa Trung Hoa, văn
hóa phơng Tây khi vào Nhật Bản không còn nguyên vẹn mà đã đợc bản địa
hóa một cách khéo léo.
Nh vậy quyết định đến sự hình thành và phát triển của văn hóa Nhật Bản
bao gồm các yếu tố bên ngoài (ảnh hởng của văn hóa Trung Hoa và phơng
Tây) và cả yếu tố bên trong (con ngời, xã hội). Nói cách khác đó là yếu tố
khách quan và chủ quan. Sự thâm nhập, phát triển của văn hóa cũng không
hoàn toàn suôn sẻ mà đây chính là quá trình đấu tranh, chọn lọc có kế thừa, có
phát triển, trộn lẫn hài hòa để tạo nên một sắc thái riêng của văn hóa Nhật
Bản.
Khi trình bày những nhân tố quy định sự hình thành và phát triển của
văn hóa Nhật Bản tôi cố gắng đa ra một số nhân tố quan trọng chủ yếu trên
nhằm chứng minh nét độc đáo, riêng biệt của văn hóa nớc này. Tuy nhiên khi
nói về Nhật Bản ở những lĩnh vực nh thế thì một câu hỏi đặt ra đó là: Trên thế
giới có nhiều khu vực, nhiều quốc gia cũng có những yếu tố tơng tự nh vậy, tại

sao không có những đặc tính văn hóa riêng nh Nhật Bản?
Trả lời vấn đề nêu trên chúng tôi lý giải rằng: Để hiểu văn hóa một nớc,
một vùng đòi hỏi phải bao quát một cách tổng thể các yếu tố, trong đó đặc
biệt chú ý đến con ngời và xã hội nớc đó. Vì thế mức độ và sự khác biệt sẽ rất
lớn, thậm chí là riêng biệt khi mà đặc tính dân tộc và con ngời là khác nhau.
Đây là cách tiếp cận và nhìn nhận đầy đủ nhất để lý giải về truyền thống bản
sắc và văn hóa Nhật Bản trớc đây và hiện nay.
Từ khi bớc ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai cho đến nay Nhật
Bản luôn luôn đứng trớc những thời cơ và vận hội mới. ảnh hởng của dòng
văn hóa Trung Hoa cũng nh văn hóa phơng Tây vào đất nớc mặt trời mọc
không vì thế mà gián đoạn. Lúc này, sự lan tỏa từ bên ngoài vào biểu hiện
ở những hình thức khác nhau. Theo dòng chảy của thời gian, Nhật Bản liên tục
19


tiếp thu những tinh hoa văn hóa từ bên ngoài dội vào để làm cho văn hóa nớc
mình một mặt vẫn giữ đợc bản sắc riêng, mặt khác tiên tiến và hiện đại hơn.

Chơng 2
Biểu hiện và đặc điểm của văn hóa Nhật Bản.
Sự đan xen bền chặt lâu đời của văn hóa Nhật Bản đã làm nên một nền
văn hóa riêng biệt có một không hai trong lịch sử nhân loại là một đặc trng
không thể trộn lẫn vào đâu đợc của nền văn hóa Nhật Bản. Và có lẽ không dễ
gì phân chia một cách rạch ròi các biểu hiện và đặc điểm của nó. Tuy nhiên để
hiểu rõ bản chất văn hóa nớc này thông qua các biểu hiện và những đặc điểm
cụ thể chúng ta có thể mổ xẻ, phân tích nó ở các khía cạnh khác nhau. Trong
quá trình tìm hiểu từng đặc điểm một ta có thể bắt gặp những dẫn chứng cụ
thể sinh động.

2.1. Một nền văn hóa độc đáo, giàu bản sắc dân tộc.

2.1.1. Trớc hết đó là một nền văn hóa hòa trộn của những dòng văn hóa
khác nhau nhng vẫn giữ lại trong nó cái cốt cách, bản chất không thể pha
lẫn vào đâu đợc.
Quá trình du nhập văn hóa Trung Hoa trớc đây cũng nh văn hóa phơng
Tây về sau này là một quá trình tiếp nhận vừa trực tiếp vừa gián tiếp cái ngoại
sinh. Nhật Bản vay mợn nhng sự vay mợn, tiếp thu ấy trên cơ sở chọn lọc
những tinh hoa và giữ nguyên nét độc đáo của văn hóa dân tộc mình. Biểu
hiện của sự tiếp thu ấy ở các lĩnh vực: chữ viết, học thuyết, cơ cấu tổ chức xã
hội, chế độ chính trị, văn học, mĩ thuật, kiến trúcđặc biệt là kĩ thuật và kinh
tế sau này.
Việc vay mợn chữ Hán là một minh chứng điển hình cho việc ngời Nhật
học hỏi Trung Hoa. Trong quá trình học hỏi đó Nhật Bản gặp phải một trở
ngại rất lớn đó là không có chữ viết. Do vậy để có thể chuyển tải những tri
20


thức này đến với từng con ngời, lớp ngời, nói rộng ra là với toàn xã hội thì
Nhật Bản đã phải mợn chữ Trung Hoa trong suốt một thời gian dài. Ngời Nhật
đã sử dụng chữ Hán nh một công cụ ghi âm một số từ ngữ trong tiếng Nhật để
diễn đạt những điều cần nói, muốn nói cũng nh trong hoạt động giao tiếp hàng
ngày. ở đây ngời ta lợi dụng hình thể và âm đọc chữ Hán để ghi những đơn vị
từ, ngữ giống hoặc gần giống trong ngôn ngữ Nhật Bản. Cách vay mợn chữ
Hán nh thế gọi là âm độc. Nhng do trong một số trờng hợp sử dụng âm
độc cha đợc thuận tiện lắm nên ngời Nhật đã sáng tạo ra một loại chữ để
nhằm cải tạo chữ Hán, thứ chữ đó gọi là huấn độc. Nh vậy ngời Nhật đã
khéo léo vay mợn chữ Hán và dần dần thoát ly ra khỏi khuôn mẫu đó rồi tạo
lập ra một thứ ngôn ngữ riêng cho dân tộc mình. Nhờ sự vay mợn này mà nền
học vấn nói chung của Nhật đã có những bớc tiến bộ đáng kể. Họ đã học tập
các kiến thức cơ bản, sơ đẳng về y học, lịch sử, thiên văn hoc, triết lý Khổng
giáo, Phật giáo. Có những thời kỳ sự tiếp xúc với Trung Hoa gặp nhiều trở

ngại thì văn hóa Nhật Bản đã chuyển đổi linh hoạt, thích ứng với những sắc
thái riêng của mình và phát triển trên tất cả các mặt. Nhờ thế, trong quá trình
đồng hóa, chuyển hóa này những gì đợc đa từ ngoài vào đã dần dần mang đậm
sắc thái riêng đợc nuôi dỡng và phát triển bằng thực lực, bằng sức mạnh nội
tại từ bên trong của Nhật Bản. Vì vậy sẽ không ngạc nhiên khi chữ viết của
Nhật đợc phát triển mạnh mẽ từ thời Hean để rồi trải qua bao thăng trầm lịch
sử (chẳng hạn nh Nhật Bản là một nhân vật chính trong đại chiến thế giới
thứ hai) song thứ ngôn ngữ đó vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng và là
linh hồn, cốt lõi của tiếng Nhật.
Không chỉ vay mợn tiếng Trung Hoa, Nhật Bản còn vay mợn cả tiếng
của ngời Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anhmà chủ yếu là các danh từ .
Sự đan xen của các quan hệ vay mợn từ các quốc gia hay khu vực khác
nhau đã làm cho việc xác định nguồn gốc ngôn ngữ Nhật Bản khó rạch ròi.
Song, dù phức tạp hay ai đó cho rằng ấy là thứ ngôn ngữ khó sử dụng nhất
trên thế giới thì bản thân nó cũng đã tự mình làm nên một nền văn hóa phát
triển rực rỡ góp phần vào sự hng thịnh và thần kỳ của đất nớc. Điều này tạo
ra sự độc đáo, giàu bản sắc dân tộc của văn hóa Nhật Bản.
Thực tế cho chúng ta thấy đợc rằng nhiều t tởng Nho giáo, Phật giáo khi
bớc vào xã hội Nhật Bản đã đợc dân tộc hóa theo nhu cầu, khả năng hiểu
của mỗi ngời, mỗi tầng lớp giai cấp và rộng ra là cả xã hội. Ví dụ nh ngời ta
không hạn chế Phú và Quý mà còn chủ trơng phải dùng để có Phú, Quý. Nhng
ở đây Phú, Quý đợc giải thích là công ích, tức là lợi ích quốc gia (cái mà ngời
21


Nhật lấy làm môi giới để thống nhất lợi ích với nhau). Ngoài ra thì ngời Nhật
còn chuyển tải hóa, bản địa hóa nhiều t tởng Nho giáo một cách linh hoạt,
sinh động và khéo léo cho phù hợp với thực tế. Sự kết hợp tinh thần võ sỹ đạo
với phơng thức kinh doanh t bản chủ nghĩa là một ví dụ cụ thể. Nhiều ngời
cho rằng lý luận sĩ hồn thơng tài (kinh doanh theo tinh thần võ sỹ đạo) cao

hơn nhiều so với lý luận hòa hồn dơng tài (tinh thần và kĩ thuật công nghệ).
Nh vậy việc truyền thống hóa nhiều t tởng chủ yếu của Nho giáo lại
xuất phát từ chính nhu cầu, khát vọng và lợi ích tinh thần của ngời dân cũng
nh của cả quốc gia Nhật. Có lẽ vì thế mà những t tởng này dễ đi vào lòng ngời,
đợc ngời dân Nhật Bản thừa nhận và có sức sống bền chặt với thời gian nhờ
những giá trị thực tế mà nó mang lại.
Khi nghiên cứu văn hóa xứ mặt trời mọc thì nết nổi bật cần phải đề
cập đến đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa cái truyền thống và cái hiện đại, cũ và
mới, xa và nay. Nhật Bản là một trong những nớc mà vốn cổ truyền, bản sắc
văn hóa từ bao đời nay đợc giữ gìn, bảo quản hết sức chu đáo, thận trọng.
Mặc dù bị tác động, lôi cuốn bởi những dòng văn hóa ngoại lai và các t
tởng mới mẻ từ bên ngoài dội vào nhng cái cốt lõi bên trong, cái đẹp đẽ nhất,
tinh túy nhất trờng tồn hàng ngàn năm không hề bị mai một, bị lung lay trớc
những biến động lớn lao của đất nớc. Trái lại, bằng sự ham hiểu biết, tính
năng động, sáng tạo, đặc biệt là ý thức vơn lên đã giúp ngời Nhật tìm tòi phát
hiện, khám phá ra cái mới, cái hiện đại để rồi từ đó cùng với cái nguyên sơ
đẹp đẽ ban đầu và những yếu tố truyền thống kết hợp chặt chẽ, trộn lẫn vào
nhau để tạo nên một hình thái phát triển mới cao hơn.
Đến với Nhật Bản, tìm về những nét đẹp văn hóa đầy ấn tợng ở mảnh đất
động đất và núi lửa, hớng tâm hồn mình theo dòng chảy của văn hóa nơi
đây, du khách có thể cảm nhận ngay đợc cả một vùng văn hóa đặc sắc với
nhiều cảm xúc đan xen. Từ trầm trồ thán phục, bất ngờ ngạc nhiên, ngời ta lại
sững sờ và thốt lên trớc vẽ đẹp cổ kính của Nhật Bản ngay trong các công
trình văn hóa vật chất lẫn văn hóa tinh thần đợc lu giữ bởi những trái tim yêu
Tổ quốc. Hầu nh trên đất Nhật Bản đến đâu ta cũng đều bắt gặp những công
trình kiến trúc, đền chùa, lăng tẩm đợc xây dựng cách đây nhiều thế kỷ đến
nay vẫn còn nguyên lối kiến trúc cổ xa. Chẳng hạn nh dinh thự cổ kính
Shimabara ( ở phía bắc tỉnh Nagasaki), đền Kiyômidu (ở Kyoto), Nagoya cổ,
hay chùa Horyuji ở Nara đợc ví nh tấm thảm của trời là kiến trúc cổ xa nhất
ở Nhật. Bên cạnh đó đất nớc này còn là nơi tiếp thu cái mới, cái hiện đại khá

nhanh chóng. Bởi vậy chúng ta có thể dễ dàng chiêm ngỡng cái cổ xa và cả
22


những thành quả mới của khoa học kỹ thuật, những đô thị với kiểu kiến trúc
hiện đại không thua kém bất cứ nơi nào trên thế giới. Do chỉ có 3% diện tích
lãnh thổ đợc sử dụng để định c nên hầu hết dân số đều sống ở thành phố với
những ngôi nhà chọc trời, những tuyến đờng xe lửa, đờng cao tốc chồng chéo
nhau. Nhng giữa cái hiện đại ấy vẫn còn tồn tại những dấu vết của một Nhật
Bản xa cũ [8].
Tuy nhiên có một vấn đề đặt ra đó là: Làm thế nào để các cơ sở văn
hóa-nơi tôn thờ, lu giữ sự linh thiêng của tâm linh không bị vật chất hóa dới
tác động của kinh tế thị trờng bởi các cơ sở văn hóa cần phải đợc bảo vệ lại là
nơi thu hút du khách trong và ngoài nớc. Thấy đợc yêu cầu đó ngời Nhật đã
giải quyết vấn đề này một cách khéo léo tránh việc các di sản văn hóa quý giá
của dân tộc bị cuốn vào cơn lốc của kinh tế thị trờng.
2.1.2 Nét độc đáo và giàu bản sắc văn hóa thể hiện rất rõ ở việc giữ gìn
phong tục tập quán cổ truyền.
Ngày nay mặc dầu xã hội có nhiều biến đổi to lớn theo hớng hiện đại
hóa, song ngời Nhật vẫn luôn tự hào với các nghệ thuật truyền thống từ xa xa
tồn tại đến bây giờ nh: Kịch No, Kabuki, cho đến Trà đạo, Bonsai (cây cảnh)
Tất cả đều đợc giữ gìn và không bị phai mờ đi trong dòng chảy của thời gian.
Điều đáng nói ở đây là sự kết hợp một cách tinh tế giữa cái truyền thống và
cái hiện đại độc đáo để tiếp tục giữ gìn và phát triển trực tiếp cái bản sắc độc
đáo của mình:
2.1.2.1. Kịch No
Đây là loại hình cổ xa nhất còn giữ lại ở Nhật Bản. Vào thập kỷ 1980 có
năm ban kịch No và một số nhóm địa phơng biểu diễn vài trăm vở kịch thời
trung cổ cho đông đảo khán giả quần chúng xem. Trong một vở kịch No, ngời
ta múa và kể về những nhân vật chính, đồng thời có một ban nhạc hát về câu

chuyện, kèm với âm nhạc của tiếng trốngvà tiếng sáo-những thứ nhạc cụ độc
đáo ở Nhật. Về hóa trang thì đã có những mặt nạ tiêu chuẩn cùng với y phục
lộng lẫy. Đối lập với những thứ đó là sân khấu trống trải, mộc mạc chỉ có
những cây thông làm hậu cảnh. Nội dung của kịch No là những câu chuyện cổ
tích hay những sự kiện lịch sử, pha trộn với những ý tởng của Phật giáo. Một
màn hài hớc đợc biểu diễn trong lúc nghỉ giải lao nhằm tạo ra không khí chờ
đợi đoán trớc những tình tiết của vở kịch. Trong thập kỷ 1980, một vở kịch No
về lĩnh vực Cơ đốc giáo đã đợc một giáo s Đại học Sophia viết và công diễn tại
Vatican cho Đức hoàng John Pau II xem. Nhà hát kịch No quốc gia đã làm
23


hồi sinh, làm sống lại sự thích thú và niềm đam mê trong lòng mỗi ngời dân
nơi đây.
2.1.2.2. Kịch Kabuki
Ba ký sự tạo nên từ Kabuki có nghĩa là hát, múa và sự khéo léo (ca vũ
kỹ) [7; 130].
Kabuki đạt tới cực thịnh vào thế kỷ XVIII. Đây là thể loại kịch mê-lô
hoành tráng. Không giống nh trong kịch No nơi tấm phông chỉ vẽ có một cây
thông, Kabuki có những đạo cụ phức tạp, nh những tấm màn thay nhau thả
xuống và một sân khấu quay tròn [7; 131].
Cốt truyện của Kabuki xoay quanh các đề tài ngời dân cố vơn lên tầng
lớp cao hơn, ngời thay hình đổi dạng, đàn bà biến thành đàn ông, những cuộc
đấu kiếm khó tin, những cặp tình nhân thề nguyện sát cánh cùng nhau
Ngày nay Kabuki đợc yêu thích hơn bất cứ một loại sân khấu cổ truyền
nào khác. Trong những năm gần đây các vở kịch mới và tác phẩm mới đợc
trình diễn và danh tiếng của nhà hát Kabuki đã lan ra cả nớc ngoài. Năm 1990
Kabuki đợc trình diễn ở 7 nớc ngoài Nhật Bản: Pháp, Đức, Hồng Kông,
Philippin, Xinhgapo, Đài Loan, Mỹ. Nếu đợc đặt chân lên Nhật Bản xin mời
bạn hãy một lần đến với loại kịch hấp dẫn này.

Ngoài kịch No, Kabuki thì trong nghệ thuật sân khấu của Nhật Bản còn
có cả Bunraku - một loại hình múa rối có nguồn gốc ở Osaka, hay Gagaku một loại hình âm nhạc cung đình. Có thể nói rằng, Gagaku - mối liên hệ sống
về nghệ thuật Nhật Bản cổ truyền không những chỉ là một kho tàng tuyệt vời
mà còn là một di sản vô giá của nghệ thuật cổ truyền châu á.
Mặc dầu trải qua nhiều giai đoạn thử thách của lịch sử, liên tục chịu tác
động của văn hóa từ bên ngoài vào, chứng kiến sự hng thịnh của mỗi loại hình
nghệ thuật khác nhau nhng Kabuki vẫn chứng tỏ đợc sức mạnh dẻo dai và vai
trò quan trọng cuả mình để chấn hng và phát huy đợc sự hâm mộ của
đông đảo khán giả ngày nay.
2.1.2.3. Kimono
Nếu nh Việt Nam chúng ta tự hào trong tà áo dài truyền thống thì ngời
Nhật Bản hãnh diện có Kimono. Không khác gi núi Phú Sỹ, hoa Anh đào, vật
SumoKimono đợc xem là đặc trng nói lên đợc tâm hồn, tình cảm và là nét
đẹp văn hóa đất nớc Phù Tang.
Khi mặc, ngời ta quấn Kimono quanh ngời rồi buộc ngang lng bằng một
băng vải rộng gọi là Obi. Ngày nay để tìm những ngời mặc Kimono ở Nhật
trong những ngày thờng rất hiếm hoi, chỉ trừ những ngời luôn gắn liền với văn
hóa truyền thống nh: Cắm hoa, trà đạo
24


Đến Nhật Bản vào những dịp lễ chúng ta sẽ thấy ngời Nhật, nhất là
những ngời có tuổi và phụ nữ vẫn thích mặc những bộ quần áo truyền thống,
đặc biệt là Kimono. Vào dịp năm mới, ngày lễ thành nhân cũng nh một
ngày lễ quan trọng nào đó trong năm có rất nhiều phụ nữ, cả già lẫn trẻ mặc
những bộ Kimono có hoa văn và màu sắc đẹp đẽ. Khi đi dự đám cới hoặc
những nghi lễ long trọng, nhiều gia đình thờng mặc Kimono màu đen có gắn
phù hiệu riêng của dòng họ [16; 75]. Nam giới còn mặc quần ống
rộng( Hakama) và áo khoác rộng (Haori) bên ngoài Kimono. Các hoa văn trên
bộ Kimono đợc ngời Nhật rất chú trọng và phải thích hợp với các mùa khi mặc

nó. Kimono thờng đợc may bằng lụa rất đắt tiền, các hoa văn thêu hoặc vẽ
trang trí thờng bằng tay nên giá một bộ Kimono rất đắt. Có lẽ bởi vì thế mà
ngời Nhật giữ gìn nó rất cẩn thận, có ngời còn truyền lại cho con cháu mình
qua nhiều thế hệ. Khi mặc Kimono ngời ta đi một loại guốc cao gọi là Geta
hoặc một loại dép làm bằng vải hay bằng da, đế thấp, có quai xỏ vào giữa
ngón chân cái và ngón chân trỏ gọi là Zori. Tất dùng để đi là một loại tất đặc
biệt có xẻ giữa ngón chân cáivà ngón thứ hai, gọi là Tabi. Ngoài ra còn có một
loại Kimono đơn giản hơn đợc mặc vào mùa hè, may bằng vải bông gọi là
Yukata.
Ai đến với Nhật Bản cũng đều có ao ớc đợc một lần khoác bộ Kimono
nổi tiếng - một trong những niềm tự hào to lớn của văn hóa nớc này. Cho dù
ngày nay với sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của ngành thời trang Nhật
Bản, nhiều mốt mới đang xâm nhập vào trong cách ăn mặc của con ngời với
những phong cách hiện đại hơn, mới mẻ hơn, nhng Kimono vẫn luôn luôn đợc
trân trọng, giữ gìn từ đời này sang đời khác, vẫn là hình ảnh chung cho cả nền
văn hóa và cho cả quốc gia dân tộc này.
2.1.2.4. Cắm hoa nghệ thuật (Ikebana).
Có lẽ trên thế giới chỉ có ngời Nhật yêu hoa, yêu trà đến mức tôn chúng
lên thành một tôn giáo: Hoa đạo, Trà đạo.
Cũng chỉ có ở Nhật ngời ta tổ chức những chuyến xe lửa chở khách nhàn
du đi nghe chim sơn ca hót lúc nửa đêm, xem hoa anh đào nở, ngắm lớp tuyết
đầu mùa rơi xuống các triền núi. Thật là một nét đẹp văn hóa hiếm có trong
lối sống và trong cảm xúc tâm hồn của con ngời Nhật Bản.
Riêng về hoa, ngời Nhật đã có nghệ thuật cắm hoa từ rất lâu, nó có
nguồn gốc từ nghi lễ dâng hoa ở thế kỷ thứ VI rồi dần dần phát triển trở thành
một nghệ thuật với nhiều nghi thức và trờng phái khác nhau. Hoa đạo khác với
cắm hoa thông thờng ở chỗ nó đem lại sự nhận thức về mối liên quan giữa
25



×